Academia.eduAcademia.edu
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH: CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM I. Giới thiệu Toyota Việt Nam: 1. Sơ lược về Công ty Toyota Việt Nam: Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995 (chính thức đi vào hoat động 10/1996), là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%). Công ty luôn nỗ lực cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai” và luôn phấn đấu để đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam, thông qua: Nỗ lực mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng Trở thành công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Đóng góp thiết thực cho sự phát triển nền công nghiệp Việt Nam Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Đào tạo nhân viên với chuẩn mực quốc tế đồng thời mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, lâu dài và bền vững ở Việt Nam Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng. Hiện tại, TMV luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc). Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường. Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước.Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi đã không ngừng xây dựng TMV ngày càng vững mạnh và nỗ lực đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam . Chính từ những cố gắng không ngừng đó mà thành công của chúng tôi đã được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Quốc tế ghi nhận: 1999 : Nhà sản xuất ô tô đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001 về thiết lập & áp dụng hệ thống quản lý môi trường. 2000 : Nhận Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về những thành tích và đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam 2005 : Nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng 2006 : Nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Bộ thương mại và 53 Thương vụ Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ xét chọn Ban lãnh đạo: Tổng giám đốc: Ông Yoshihisa Maruta Phó tổng giám đốc: Bà Đoàn Thị Yến Lĩnh vực hoạt động chính: Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô. Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô. Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất, các loạiphụ tùng ô tô để gia - công, đóng gói và xuất khẩu. Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảo dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota. Địa chỉ: Trụ sở chính: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Chi nhánh Hà Nội: tầng 8, tòa nhà Viglacera, số 1 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Chi nhánh tp HCM: tầng 9, tòa nhà Centre Point, số 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, tp HCM. Trung tâm Toyota Miền Nam: Số 32A, Đường Hữu Nghị, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, Bình Dương. 2. Sản phẩm của Công ty Toyota Việt Nam: Sản xuất và lắp rắp xe Toyota tại Việt Nam: CAMRY, COROLLA, ALTIS, VIOS, INNOVA, FORTUNER. Kinh doanh xe Toyota nhập khẩu: LAND CRUISER, HILUX, YARIS, LAND CRUISER PRADO, HIACE và TOYOTA 86. Kinh doanh xe Lexus nhập khẩu: LS 460L, GS 350, ES 350, LX 570, RX 350, GX 460, NX 200t. II. Ảnh hưởng của môi trường quản trị đến hoạt động của Công ty Toyota Việt Nam: 1. Môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế: Chu kỳ kinh tế: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, xe máy vẫn là phương tiện đi lại chính. Ô tô hầu như chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng cao cấp, có thu nhập cao, khả năng chi tiêu lớn. Mặt hàng ô tô thuộc nhóm chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế suất thuế nhập khẩu cao. Mức tiêu thụ ô tô qua các năm theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA): * Năm 2013: 110.519 xe (tăng 19% so với năm 2012) * Năm 2014: 157.800 (tăng 43% so với năm 2013) * Năm 2015: 144.674 (Số liệu đến hết tháng 9/2015, tăng 32% so với cùng kỳ 2014)  THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NHIỀU TIỀM NĂNG VÀ VẪN CHƯA BẢO HÒA. ĐÂY LÀ CƠ HỘI TỐT CHO TOYOTA TẠI VIỆT NAM. Lương, thu nhập: Chi phí nhân công rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, giá thành giảm, góp phần làm tăng lợi nhuận. Đây là lợi thế chung cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói chung, không riêng gì Toyota Lạm phát: * Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các năm không ổn định. Tuy nhiên từ năm 2012, nhà nước đẩy mạnh các chính sách kiềm chế lạm phát. Năm 2014, lạm phát thấp ở mức kỉ lục 1.84%. * Lạm phát được kiềm chế và giữ ở mức ổn định trong các năm qua tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Lãi suất ngân hàng: * Đối với Toyota: Lãi suất cho vay trong thời gian qua càng ngày càng giảm. Là cơ hội tốt để Toyota vay vốn để mở rộng sản xuất nếu có nhu cầu. * Đối với người tiêu dùng: Tuy nhiên đối với người tiêu dùng, việc tiếp cận vốn vay không đơn giản. Lãi suất cho vay đối với mua ô tô tiêu dùng cao. Đây là rào cản lớn đối với Toyota vì không phải người tiêu dùng nào cũng có thể chi 1 lần 1 khoản tiền lớn để mua ô tô. Môi trường quốc tế: Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa: Đây là khó khăn lớn nhất đối với Toyota Vietnam. Việc gia nhập các cộng đồng kinh tế, kí kết các hiệp định kinh tế sẽ tháo bảo hàng rào thuế quan, thuế nhập khẩu 0%. Xe ô tô nhập nguyên chiếc sẽ được Đây là khó khăn lớn nhất đối với Toyota Vietnam. Việc gia nhập các cộng đồng kinh tế, kí kết các hiệp định kinh tế sẽ tháo bảo hàng rào thuế quan, thuế nhập khẩu 0%. Xe ô tô nhập nguyên chiếc sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu. Có khả năng đây là dấu chấm hết cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Tháng 4/2015 Toyota đã ra ý định rút sản xuất ô tô khỏi Việt Nam. Tỷ giá hối đoái Do hầu hết linh kiện, thiết bị, phụ tùng, máy móc của ô tô sản xuất tại Việt Nam là nhập khẩu. Tỉ lệ nội địa hóa chưa cao – Tỉ lệ nội địa hóa cao nhất là Innova với 40%. Tỉ giá hối đoái biến động sẽ ảnh hưởng lớn đối với hoạt động nhập khẩu của Toyota. Vào đầu tháng 8, việc Trung Quốc phá giá đồng NDT đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ giá USD/VND, gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp VN bị phụ thuộc nhập khẩu. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ: * Ngành công nghiệp cơ khí chưa phát triển, gây khó khăn lớn cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam. * Toyota Việt Nam đã có sẵn các công nghệ ô tô từ Toyota Nhật Bản. Đây là cơ hội cho Toyota sử dụng tại Việt Nam. Khó khăn là ở vấn đề chi phí: Việc sử dụng công nghệ mới cho ô tô sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. * Nổi bật trong đó là công nghệ Hybrid sử dụng xăng – điện. Mức tiêu hao nhiên liệu công bố 25,4 km/lít. (Camry, Prius) Môi trường chính trị - pháp luật: Chính trị Môi trường chính trị tương đối ổn định trong thời gian qua giúp Toyota có cơ hội phát triển lâu dài tại Việt Nam. Pháp luật Luật phát Việt Nam còn chồng chéo nhiều, đôi khi không rõ rang. Chính sách thay đổi liên tục, các chính sách hỗ trợ công nghiệp ô tô không rõ ràng gây khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp ô tô. Một số chính sách trong thời gian gần đây: * Tăng giá xăng dầu * Siết chặt vay ngân hàng * Dự kiến giảm thuế nhập khẩu. * Dự kiến sửa đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt * Giảm thuế TNDN Môi trường văn hóa – xã hội: Dân số, dân tộc * Dân số đông (90.4 triệu người năm 2014) dẫn đến nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi phải cao cấp hơn. Tỉ lệ tiêu dùng trên thu nhập cao. Toyota có 1 lượng lớn đối tượng để hướng đến. * Nhu cầu đi lại của người dân phong phú. Các loại xe từ 7 chỗ ngồi trở lên được các doanh nghiệp vận tải ưa chuộng. Văn hóa * Chuộng hàng Nhật. * Thích có ô tô. * Đây là thuận lợi lớn đối với công ty ô tô có nguồn gốc từ Nhật Bản như Toyota. * Hạ tầng giao thông còn kém, lưu lượng xe máy cao, thường xuyên kẹt xe. Điều này làm nhiều người có khả năng mua ô tô nhưng vẫn e ngại. Gây khó khăn cho Toyota trong việc bán hàng. Nghề nghiệp: Lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn, khả năng mua ô tô cá nhân còn thấp. Hôn nhân và gia đình Một gia đình thường có từ 3 đến 4 người. Việc sử dụng ô tô để đi chung sẽ thuận tiện hơn. Môi trường thiên nhiên: * Nhiều tài nguyên thiên thiên hỗ trợ tuy nhiên ngành công nghiệp cơ khí chưa phát triển mạnh. * Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều có lợi cho ngành kinh doanh ô tô. * Thường xuyên xảy ra ngập lụt, đây là thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất ô tô. 2. Môi trường vi mô: Các yếu tố bên ngoài: Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Thế giới nhìn chung đối thủ cạnh tranh của Toyota gồm rất nhiều hãng xe như: Ford, GM, Huyndai, Honda, Mazda….. Riêng với thị trường xe trong nước nổi bật 2 dòng sản phẩm chính là xe thương mại và xe du lịch.Về dòng xe thương mại với các sản phẩm xe tải và xe buýt vẫn đang được kiểm soát bởi Trường Hải (THACO).Về dòng xe du lịch thì Toyota Việt Nam vẫn dẫn đầu nhưng chịu áp lực rất lớn từ Trường Hải (THACO). Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Với Toyota Việt Nam, các hãng ô tô nhập khẩu khác có tiềm năng cạnh tranh rất lớn. Sản phẩm thay thế: Hiện nay, ô tô vẫn là một mặt hàng khá xa xỉ đối với đại bộ phận dân số Việt Nam. Xe máy và các phương tiện khác là những sản phẩm thay thế rất tốt cho ô tô. Tuy nhiên, Toyota cũng như các hãng ô tô khác tại Việt Nam không chịu nhiều áp lực từ các sản phẩm thay thế do giá ô tô vẫn rất cao, lợi nhuận hoàn toàn được đảm bảo. Nhà cung ứng: Bên cạnh không ngừng kêu gọi các nhà cung ứng nội địa, Toyota Việt Nam luôn kêu gọi các nhà cung cấp của Toyota tại nước ngoài đầu tư tại Việt Nam để hương tới việc mở rộng và phát triển mạng lưới nhà cung cấp tại Việt Nam. Tính đến nay, Toyota Việt nam đã có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô, cung cấp 313 linh kiện cho cả sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Khách hàng: Các nhóm có quan hệ trực tiếp: Các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo theo cam kết APTA và WTO, khiến giá ô tô dự báo sẽ giảm mạnh do sự thâm nhập thị trường của nhiều hãng xe trong khu vực. Cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn thiếu đồng bộ với chất lượng chưa cao. Các yếu tố môi trường nội bộ: Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước. Toyota Việt Nam(TMV) không ngừng cải thiện chính sách phúc lợi của mình để ghi nhận những đóng góp của bạn, giúp bạn cảm nhận được sự hỗ trợ và chào đón trong môi trường làm việc lý tưởng. Chương trình phúc lợi của TMV gồm có: Chế độ lương cạnh tranh. Thưởng dựa trên kêt quả công việc. Chế độ xe đưa đón hàng ngày tới nơi làm việc (Hà Nội – Vĩnh Phúc). Hỗ trợ ăn trưa miễn phí. Hỗ trợ phí nghỉ lễ. Khám sức khỏe. Thưởng cái tiến. Chương trình bảo hiểm. Cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội đa dạng và các sự kiện thể thao đặc biệt – đó là cách tốt nhất để giao lưu kết bạn và chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời với gia đình mình Ngày hội gia đình, Tiệc cuối năm, Cuộc thi chạy Ekiden, Giải bóng đá,… Chương trình đào tạo: Toyota Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn Toyota toàn cầu để phát triển năng lực các cá nhân. Là nhân viên mới, bạn sẽ bắt đầu với các khóa đào tạo định hướng, các khóa học này sẽ giúp bạn hiểu rõ về công ty. Tiếp đó bạn sẽ tham gia các khóa đào tạo kỹ năng cơ bản tập trung vào phương pháp làm việc và kỹ năng xử lý vấn đề. Đối với các cấp quản lý, TMV tổ chức các khóa đào tạo giúp nâng cao kỹ năng quản lý và lập kế hoạch chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, một số các quản lý được tham dự các khóa đào tạo kỹ năng quản lý cấp cao. Bên cạnh các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn của Toyota, chúng tôi cũng tổ chức các khóa đào tào chuyên môn giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Chương trình luân chuyển công việc: Chính sách luân chuyển công việc tại Toyota Việt Nam giúp nhân viên có cơ hội khám phá con đường sự nghiệp và mở rộng kiến thức, kỹ năng của mình trong các lĩnh vực công việc khác nhau của công ty. Chúng tôi có các chương trình luân chuyển không chỉ giữa các bộ phận mà còn áp dụng giữa các chi nhánh trên toàn cầu (Chương trình ICT) để giúp nhân viên có được các kỹ năng đa dạng hơn Chương trình hướng dẫn công việc: Chúng tôi có các chương trình hướng dẫn công việc giúp thúc đẩy sự phát triển của nhân viên. Những nhân viên mới có cơ hội làm việc với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm để có thể hòa nhập nhanh với môi trường làm việc ở TMV và phát triển một cách chuyên nghiệp thông qua việc tương tác với người hướng dẫn... III. Ma trận SWOT: 1. Strength (Điểm mạnh): Yếu tố đầu tiên giúp  Toyota gây dựng được đó chính là chất lượng. Có thể nói, chất lượng mà những dòng xe Toyoata mang lại luôn luôn là số một. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên sự thành công khiến các phiên bản xe hơi mang tên Toyota từ bình dân như Toyota Vios, Altis  cho đến cao cấp như Toyota 86, Camry, Toyota Fortuner 2015 hay dòng xe dành cho gia đình như Innova,… vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên khi khách hàng có nhu cầu sắm xe, tậu xế. Nhật Bản luôn là quốc gia đề cao tính cầu và thương hiệu Toyota cũng không ngoại lệ,  do đó trong sản xuất người ta vẫn ưu tiên lựa chọn những nguyên vật liệu có chất lượng cao nhất, máy móc thiết bị tốt nhất, để có thể cung ứng ra thị trường những sản phẩm tốt nhất về chất lượng. Thiết kế ấn tượng, bắt kịp xu hướng thời đại chính là tố thứ 2 giúp các dòng xe Toyota tạo nên tên tuổi. So với tất cả những đối thủ “khét tiếng” thì thiết kế tổng thể từ nội thất đến ngoại thất của các dòng Toyota hoàn toàn không có điểm kém cạnh. Mỗi một dòng xế mang tên Toyota được chào bán ra thị trường đều có thiết kế ngoài ấn tượng, bắt mắt và nội thất thì không kém phần sang trọng, tiện nghi, hiện đại,…Bởi vậy, dù chọn dòng xe cao cấp hay xe bình dân thì người dùng vẫn không lo lắng về vấn đề “tụt hậu”. Giá bán xe ổn định và độ giữ giá chính là yếu tố quan trọng gúp Toyota tạo nên được lợi thế cạnh tranh. Các chuyên gia nhận định rằng, trong thời buổi kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì Toyota luôn biết nắm bắt xu thế thời đại để thừ đó thực hiện chính sách điều chỉnh giá để phù hợp nhất với thị trường tiêu dùng. Bởi lẽ đó, giá bán của các dòng xe mang thương hiệu xe hơi danh tiếng Nhật Bản dù là bình dân hay cao cấp như Toyota Camry 2015 luôn luôn được đánh giá là ưu đãi hơn so với đối thủ. Hơn nữa xét về mức độ giữ giá thì rõ ràng chưa có một thương hiệu nào có thể vượt qua mặt của hãng Toyota. Ngoài ra thì thị phần chính của toyota là Nhật Bản và Mỹ. Đây là hai thị trường tiềm năng vì người dân các nước này rất chuộng sử dụng xe ô tô. Chính phủ Nhật Bản dành cho công ty rất nhiều ưu đãi như một doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Nhật. 2. Weaknesses( Yếu điểm): Rất nhiều chuyên gia về xe đều đánh giá phần thiết kế của Toyota là hơi thô, không thời trang như các hãng xe lớn khác. Sản phẩm của Toyota đôi khi vẫn có lỗi kỹ thuật ( có thể kể tới vụ Toyota thu hồi xe do hỏng bàn đạp chân ga vào đầu năm 2010). Ngoài ra, là một hãng xe thâm nhập vào thị trường lớn như Mỹ, Toyota bị người dân Mỹ nhìn dưới con mắt là một hãng xe nhập khẩu của Nhật, điều này phần nào tạo nên rào cản vô hình cho người tiêu dùng ở Mỹ với hãng. 3. Opportunities (Cơ hội): Trong tình hình giá xăng dầu thế giới đang leo thang, khách hàng sử dụng xe có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm tiết kiệm xăng dầu hoặc nguồn năng lượng sạch, Toyota đang theo đuổi dự án chế tạo xe chạy bằng khí ga và hydro bằng cách áp dụng những thành tựu và kỹ thuật tân tiến của thế giới và kết quả của hoạt động R&D. Trong khi khách hàng đang tìm kiếm nguồn thay thế dầu thì đây quả là một dự án béo bở cho công ty. Hiện nay ở rất nhiều quốc gia nơi nhu cầu về xe là lớn nhưng nguồn cung vẫn còn hạn chế. Toyota có thể mở rộng thị trường ra các quốc gia này. Chế tạo thêm xe đáp ứng các yêu cầu của điều kiện, địa lý, mở rộng khách hàng mục tiêu ra các giới trẻ hiện đại cũng là những cơ hội giúp Toyota nâng cao thị phần của mình. 4. Threats (Thách thức): Một thách thức lớn cho Toyota khi vừa phải nâng cao chất lượng và giá thành phẩm để cạnh tranh với các hãng xe hiện hữu, vừa phải tìm cách để cạnh tranh với các đồi thủ tiềm năng. Bên cạnh đó, việc thay đổi tỉ giá giữa đồng USD và JPY cũng dẫn tới lợi nhuận của công ty bị sụt giảm, chi phí nguyên liệu thô tăng lên, gây khó khăn cho việc sản xuất. Sau đợt khủng hoảng kinh tế kéo dài này, chính phủ các nước dự báo là sẽ ban bố chính sách thắt chặt chi tiêu, dẫn tới doanh số của các hãng xe sẽ giảm. Chính phủ các nước cũng đang khuyến khích người dân thay vì sử dụng những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường như ô to, xe máy thì nên sử dụng những phương tiện công cộng để di chuyển như xe bus, tàu cao tốc. Bên cạnh đó việc thay đổi nhân khẩu học như các gia đình giờ chuộng sử dụng những mẩu xe lớn, sự thay đổi trong chính sách sử dụng xe của gia đình như sử dụng ít xe hơn trong việc đưa trẻ tới trường, các dịch vụ giao hàng tận nhà, cũng làm giảm cầu của các dòng xe giảm xuống đáng kể IV. Đánh giá chung: Với nền tảng của công ty mẹ trên thế giới, Toyota Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển tại Việt Nam. Họ đã áp dụng linh hoạt các chiến lược kinh doanh và có hiệu quả rõ rệt khi liên tục dẫn đầu thị phần tại Việt Nam. Cam kết nội địa hoá 30% trong vòng 10 năm Toyota đã đạt được với dòng xe Innova (hiện tại 35% và sẽ tăng lên gần 40% khi Toyota sản xuất Innova tại nhà máy TMV). Và điều này chỉ có được khi sản lượng xe Innova > 1,000 xe. Với các mẫu xe khác Toyota đang nghiên cứu tăng tỷ lệ nội địa hoá. Đây là hướng đi đúng vừa đúng theo quy định pháp luật và khuyến khích của thị trường Việt Nam. Chiến lược này đi cùng với chi phí thấp vì khi tăng tỷ lệ nội địa hóa, chi phí đầu vào giảm nên giá thành sẽ giảm, tiến tới phù hợp với túi tiền người dân Việt Nam, cạnh tranh đượ với các dòng xe hạng trung. Với mục tiêu dẫn đầu về thị phần, Toyota liên tục đưa các chiến lược bán hàng cho các hãng xe taxi, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ thuê xe, kết hợp với các hãng bảo hiểm cũng là một chiến lược đạt được nhiều kết quả đưa Toyota dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam.