« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng năng lượng


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN TRỌNG PHÚC Hà Nội - 2012 Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề - Lý do nghiên cứu đề tài : Trong thời kỳ toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tự hoàn thiện mình và tìm ra hướng đi riêng mới có thể tồn tại và phát triển.
- Xác định vấn đề nghiên cứu Bài toán cạnh tranh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nói riêng.
- Hạn chế trong năng lực và hiệu quả cạnh tranh là nguyên nhân chính làm giảm thị phần công ty.
- Lời giải hữu hiệu cho bài toán này là nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng” Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 2Kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao, cấp thiết phục vụ trực tiếp cho công ty.
- Những yếu tố chính nào quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng.
- Lợi thế cạnh tranh của công ty Năng Lượng là gì? Có bền vững không.
- Tính cấp thiết phải đưa ra giải pháp cạnh tranh hữu hiệu và khả năng ứng dụng của công ty hiện nay ra sao.
- Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp? 3.
- Hệ thống hóa và lượng hóa các yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng.
- Xác định năng lực chủ đạo, năng lực khác biệt và thế giới cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng.
- Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 3- Từ đó xây dựng ma trận SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm xác định năng lực chủ đạo, năng lực khác biệt, lợi thế cạnh tranh của công ty Năng Lượng.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng”.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng.
- Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ.
- Khái niệm về cạnh tranh.
- Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
- Ở đây, thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ trong lĩnh vực kinh tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.
- Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh đã được các học giả kinh tế của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm.
- Các nhà kinh tế học trường phái tư sản cổ điển cho rằng: Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng.
- Mục tiêu của cạnh tranh là giành được lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.
- Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
- Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém và thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế : 1.1.2.1.
- Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
- Bởi vậy, bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường cũng phải đối mặt với cạnh tranh và phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ như là: Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giảm giá, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nguồn nhân lực.
- Mặt khác, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển lâu dài và ổn định.
- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược khác nhau, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, áp dụng những công nghệ hiện đại để có thể đứng vững trên thị trường, thu được lợi nhuận cao.
- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Cạnh tranh là động lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển vì cạnh tranh loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đồng thời khẳng định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ sự độc quyền, sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Các hình thức cạnh tranh chủ yếu Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức như sau: 1.1.3.1.
- Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh.
- Hình thức cạnh tranh hoàn hảo khó tìm thấy hiện nay.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất, mà ở đó các doanh nghiệp có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường.
- Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 7tính độc quyền.
- Loại hình cạnh tranh này rất phổ biến hiện nay.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu.
- Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh chính trên vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp.
- Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỉ lệ thị phần.
- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, bởi thế, đã bước vào kinh doanh thì bắt buộc phải chấp nhận.
- Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt.
- Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hoá với Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 8qui luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp.
- Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho những doanh nghiệp nắm chắc “vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận “luật chơi” phát triển.
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ - Cạnh tranh trong nước.
- Cạnh tranh quốc tế.
- Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.
- Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính nhau.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay đồng minh các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất.
- Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận.
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1.
- Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng, nhưng lại có những nhận thức khác nhau về khái niệm Năng lực cạnh tranh.
- (2) khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc và năng lực cạnh tranh là “Khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên một thị trường tiêu thụ”.
- Theo Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại “Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh được hiểu theo ba cấp độ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, cấp ngành hay cấp quốc gia.
- Bên cạnh đó, cũng có quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành.
- Porter cho rằng, các doanh nghiệp là những chủ thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Chính vì vậy, nói về lợi thế cạnh tranh quốc gia là nói về những đặc trưng của quốc gia với tư cách là môi trường hoạt động cho phép các doanh nghiệp của quốc gia đó có thể thành công trên thị trường thế giới.
- Năng lực cạnh tranh quốc gia được đề cập trong báo cáo hàng năm của WEF, trong đó năng lực cạnh tranh được định nghĩa là năng lực của nền kinh tế trong việc đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao.
- Theo Westgren (1991), năng lực cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp là năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước.
- Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 10Tuy nhiên, trong phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp.
- Xuất phát điểm của năng lực cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh - nghĩa là khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ.
- Tuy nhiên không phải những gì doanh nghiệp hơn đối thủ đều là lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế cạnh tranh trước hết phải là yếu tố thành công cơ bản, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, đồng thời là điểm mạnh của doanh nghiệp và luôn so sánh với đối thủ.
- Vì thế điều sống còn đối với mỗi doanh nghiệp là phải hiểu rất rõ lợi thế cạnh tranh của mình là gì, bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh đó.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1.
- Khái niệm Lợi thế cạnh tranh (LTCT) là các yếu tố năng lực, nguồn lực mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách có kết quả và có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Để có lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải có chi phí trên một đơn vị sản phẩm là thấp hơn (LTCT về chi phí) hoặc là cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một khía cạnh nào đó để có thể đặt giá cao hơn so với đối thủ (LTCT về khác biệt sản phẩm) hoặc làm đồng thời cả hai cách trên.
- Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho doanh nghiệp một giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động tốt trên bốn phương diện cơ bản: Hiệu suất và hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng cho khách hàng nhanh hơn.
- Do đó, hiệu suất giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh về chi phí.
- Năng suất lao động cao đồng nghĩa với việc giảm bớt hao tổn thời gian lao động trên một đơn vị sản phẩm, do vậy mang lại lợi thế cạnh tranh về chi phí cho doanh nghiệp.
- Hiệu suất và hiệu quả đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Vì vậy, xác định đúng các mục tiêu chiến lược dài hạn, làm cho mọi người hiểu được các mục tiêu đó, qua đó hướng các nguồn lực và hoạt động của tổ chức vào việc đạt tới mục các tiêu chung với hiệu suất và hiệu quả cao nhất là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tác động của chất lượng sản phẩm đến lợi thế cạnh tranh mang tính hai mặt.
- Việc chú trọng đến chất lượng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh đang tăng nên một cách đáng kể trong thời gian gần đây.
- Thực tế hiện nay, đối với nhiều doanh nghiệp thì chất lượng không chỉ được xem là một cách tạo nên lợi thế cạnh tranh mà còn là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sống còn và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đổi mới có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Mặc dù không phải tất cả những gì đổi mới đều thành công, nhưng một khi đã thành công, sẽ trở thành một động lực chủ yếu của lợi thế cạnh tranh.
- Đó là vì những sự đổi mới thành công tạo ra cho doanh nghiệp những yếu tố độc nhất, những thứ mà đối thủ cạnh tranh không có (cho đến khi những thứ này bị đối thủ cạnh tranh bắt chước).
- Sự độc nhất này làm cho doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và có thể bán sản phẩm của mình với giá cao.
- Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 13Một yếu tố khác giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh là khả năng làm theo yêu cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách tập trung giảm thiểu thời gian đáp ứng khách hàng, tức là thời gian của quá trình phân phối hoặc tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ.
- Hình 1.1: Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Có thể nói bốn yếu tố trên là bốn yếu tố quan trọng trong việc tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực đặc biệt là điểm mạnh cho phép doanh nghiệp có được chất lượng, hiệu quả, khả năng đổi mới và đáp ứng khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Hữu hình Vô hình Nguồn lực Khả năng Năng lực đặc biệt Hiệu quả Đổi mới Lợi thế cạnh tranh -Chi phí thấp -Sự khác biệt Đáp ứng khách hàng Chất lượng Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Học viên: Bùi Tiến Cường Viện Kinh tế và quản lý 14- Nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là nguồn lực về tài chính, vật chất, nhân sự, công nghệ và các nguồn lực về tổ chức.
- Nhưng để có lợi thế cạnh tranh thì các nguồn lực và khả năng này phải được sử dụng có hiệu quả.
- Tóm lại, muốn có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp phải có các nguồn lực có giá trị và các kỹ năng cần thiết để khai thác và quản lý có hiệu quả các nguồn lực đó.
- Một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đó là khi tạo ra được lợi thế cạnh tranh rồi, thì lợi thế cạnh tranh đó kéo dài được bao lâu và làm thế nào để duy trì được các lợi thế đó một cách lâu dài.
- Vấn đề này phụ thuộc vào ba yếu tố: Hàng rào cản trở việc bắt chước, khả năng của các đối thủ cạnh tranh và sự năng động của môi trường ngành.
- Tuy nhiên, bất kỳ một năng lực nào của doanh nghiệp dù khó đến đâu cũng đều có thể bị đối thủ cạnh tranh tranh bắt chước, vấn đề quan trọng là thời gian.
- Do đó điều quan trọng đối với doanh nghiệp là thiết lập được cơ sở cho lợi thế cạnh tranh lâu bền và duy trì được lợi thế cạnh tranh đó.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt