You are on page 1of 7

Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

SỐ THỨ TỰ 19: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

Câu 1: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách xử lý bệnh viêm
ruột thừa?

Câu 2: Trình bày các nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của gãy xương và cách
sơ cứu ban đầu?

TRẢ LỜI

Câu 1: Bệnh viêm ruột thừa:

- Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến viêm ruột thừa:

 Tắc lòng ruột thừa do một số nguyên nhân:

- Do sỏi phân ruột thừa, giun đũa, giun kim chui vào trong lòng ruột thừa.

- Hệ thống nang lympho trong lòng ruột thừa sưng to bít miệng ruột thừa
lại.

-Các chất niêm dịch trong lòng ruột thừa cô đặc tạo thành bọc niêm dịch-
ruột thừa.

- Co thắt ở gốc hoặc ở đáy ruột thừa.

- Ruột thừa bị gấp do dính hoặc dây chằng.

 Nhiễm trùng ruột thừa:

-Sau khi tắc, vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm.

- Do nhiễm trùng huyết, từ những ổ nhiễm trùng nơi khác(phổi, tai,


mũi,họng...) nhưng hiếm gặp.

- Khi viêm phúc mạc dịch trong ổ bụng được nuôi cấy sẽ thấy vi khuẩn Gr(-)
và Gr(+),...

 Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa do:

- Tắc lòng ruột thừa: Áp lực lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

máu nhỏ nuôi dưỡng thành ruột gây rối loạn tuần hoàn ruột thừa.

- Nhiễm trùng:

+ Độc tố của vi trùng Gr(-) gây tắc mạch

+ Tắc mạch tiên phát do nguyên nhân của viêm ruột thừa

+ Tắc mạch khu trú gây hoại tử khu trú ở thành ruột vùng tương ứng

+ Tắc mạch ở mạc treo hoặc mạch máu nhỏ trên toàn bộ ruột thừa gây hoại
tử toàn bộ niêm mạc ruột thừa.

- Triệu chứng:

a. Triệu chứng toàn thân: Sốt 38-38,50C, mạch nhanh > 90 lần/ phút,môi khô, lưỡi
bẩn.

b.Triệu chứng cơ năng

- Đau âm ỉ , liên tục , khu trú tại hố chậu phải. Đôi khi đau vùng thượng vị hoặc
quanh rốn, sau đó khu trú hố chậu phải.

- Nôn: có khi buồn nôn

- Rối loạn tiêu hóa

c. Triệu chứng thực thể

- Các điểm đau

 Điểm Mac Burney(+): điểm giữa của đường nối gai chậu trước trên phải với
rốn.
 Điểm Lanz(+): ở 1/3 phải va 1/3 giữa đường liên gai chậu trước trên.

- Vùng hố chậu phải có phản ứng thành bụng.

- Dấu hiệu Blumberg(+): ấn sâu từ từ vào hố chậu phải, thả ra nhanh thì bệnh
nhân đau nhiều hơn.

- Thăm trực tràng: ấn túi cùng bên phải bệnh nhân đau.
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

d. Triệu chứng cận lâm sàng

- Xét nghiệm tổng thể tích máu: số lượng bạch cầu tăng cao nhất là bạch cầu đa
nhân trung tính.

- Siêu âm bụng: thấy ruột thừa viêm thành dày.

- Biến chứng

 Viêm phúc mạc: Sau 24-48h bệnh nhân thấy đau tăng lên, đau lan ra khắp
bụng, nhiễm trùng tăng, bí trung đại tiện. Có phản ứng thành bụng.
 Áp xe ruột thừa: Ruột thừa vỡ ra được mạc nối lớn và tạng lân cận đến bao
quanh ổ mủ. Khám thấy có khối u, mềm, ấn đau. Sốt, bạch cầu tăng
 Đám quánh ruột thừa: Khi khám thấy hố chậu phải có một mãnh cứng, ranh
giới không rõ, ấn đau ít.

- Cách xử lý:

 Ở tuyến trước

- Không tiêm thuốc giảm đau

- Không tiêm vào vùng đau

- Không thụt tháo

- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà

- Chuyển lên tuyến trên càng sớm càng tốt

 Ở tuyến phẫu thuật

Mổ cấp cứu để cắt ruột thừa viêm

Câu 2: Gãy xương


Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

- Nguyên nhân

Cb. Nguyên nhân do bệnh lý

Viêm xương mạn tính, u xương, lao xương...

c. Nguyên nhân do mỏi

Là trạng thái của một xương gãy do các chấn thương nhẹ nhưng nhắc đi nhắc lại
nhiều lần gây ra sự quá sức đối với xương, lâu dần gây gãy xương.

- Triệu chứng

a. Triệu chứng toàn thân

- Nếu gãy xương lớn, xương phức tạp thường có sốc kèm theo.

- Nếu gãy xương nhỏ triệu chứng toàn thân bình thường.

b. Triệu chứng cơ năng

- Đau

- Sưng

- Bầm tím tại ổ gãy

- Mất hoặc giảm cơ năng

c. Triệu chứng thực thể

- Biến dạng của chi bị gãy( chi ngắn, gập góc,lệch trục)

- Tiếng lạo xạo xương

- Cử động bất thường

Sau chấn thương nếu thấy một hoặc nhiều trong các triệu chứng trên thì chắc chắn
có gãy xương

d. Triệu chứng cận lâm sàng

Chụp X- quang xương ở chỗ gãy: Chụp hai phim thẳng và nghiêng để phát hiện vị
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

trí và sự di lệch của hai đầu xương gãy.

- Biến chứng

a. Các biến chứng đe dọa tức thì đến tính mạng nạn nhân

- Choáng chấn thương do đau, mất máu

- Hội chứng tắc mạch máu do tủy xương

b. Các biến chứng làm ảnh hưởng đến vùng bị chấn thương

- Hội chứng chèn ép khoang: Tăng cao áp lực trong một hay nhiều khoang làm
giảm sự lưu thông máu qua khoang dẫn đến thiếu máu cục bộ.

- Tổn thương các mạch máu lớn chính

- Tổn thương thần kinh ngoại biên

- Gãy xương hở và nhiễm trùng

- Hội chứng rối loạn dinh dưỡng

- Cách sơ cứu ban đầu

- Không di chuyển người bị thương để tránh tình trạng càng nghiêm trọng

- Không nên cố cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần
áo theo đường chỉ (nếu phải cởi thì cởi bên lành trước).

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

- Cầm máu: áp dụng áp lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch
hoặc một mảnh quần áo sạch.

- Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương
bị dính lại. Nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Đệm các nẹp
có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

- Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau: Bọc băng trong một chiếc
khăn, mảnh vải rồi chườm lên da
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

Sơ cứu khi gãy xương chân:

-Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng
chân.

- Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương

- Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương

- Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân

- Không buộc quá chặt để lưu thông máu

Sơ cứu khi gãy xương tay

- Khi gãy xương cánh tay, để cánh tay bị gãy sát thân người nạn nhân, cẳng tay
vuông góc với 2 nẹp. Cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy.

- Khi gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay.
Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu.
Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay.

- Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn
nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào
giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay
và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Sơ cứu khi gãy xương cột sống:

- Nếu gãy xương vùng cổ: đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng và cố định nạn
nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân

- Nếu gãy xương cột sống vùng lưng: để nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu nạn nhân
thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để
chèn vào hai bên hông nạn nhân

-
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Dược 06B

You might also like