« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặng Văn Kỳ Mối quan hệ giữa chiến lược và đạo đức kinh doanh


Tóm tắt Xem thử

- CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Sinh viên: ĐẶNG VĂN KỲ Giảng Viên: TS.
- LƯU THỊ MINH NGỌC BÀI TẬP CÁ NHÂN Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và đạo đức kinh doanh Ky Dang Van [email protected] Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và đạo đức kinh doanh 1.
- Quan điểm về chiến lược - Chiến lược là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong tổ chức - Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (5;10 năm.
- và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Quan điểm về đạo đức kinh doanh - Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Các nguyên tắc về đạo đức kinh doanh và sự ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp - Xác định mục tiêu kinh doanh là đạt tới sự thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng.
- Lợi ích cộng đồng ở đây phải được tính đến cả về trước mắt và lâu dài.
- Vì vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và mở rộng kinh doanh phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng trên cả phương diện lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái cho cộng đồng.
- Việc tuân thủ nguyên tắc này cũng có nghĩa là người kinh doanh không vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Trong kinh doanh phải luôn giữ chữ tín.
- Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Trên cơ sở đó, nhà doanh nghiệp sẽ hiểu được vai trò quan trọng của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình.
- Sự trung thực trong kinh doanh.
- Đó chính là vấn đề xây dựng thương hiệu trong kinh doanh mà thiếu đạo đức kinh doanh – một trong những chuẩn mực của nó là tính trung thực – thì không thể nào có được.
- Trên cơ sở thực hiện nguyên tắc này sẽ làm cho nhà doanh nghiệp tự ý thức được vấn đề thực hiện đạo đức kinh doanh là vấn đề sống còn của thương hiệu doanh nghiệp lẫn sản phẩm của họ.
- Kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với các quy định và các văn bản dưới luật được nhà nước và xã hội quy định.
- Trong kinh doanh phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội.
- Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách lâu dài.
- Chính tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, như buôn lậu, làm hàng giả, phá vỡ môi trường sinh thái và xã hội,… Tức là, ở mức độ nhất định thì tuân thủ nguyên tắc này cũng là tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Vì đây cũng chính là phương thức quảng bá và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp, là thể hiện đạo đức kinh doanh của người kinh doanh đối với cộng đồng phù hợp với truyền thống người Việt Nam.
- Là chủ doanh nghiệp phải có hành xử đối với những cộng sự, những người làm trong đơn vị kinh doanh của mình một sự biết ơn, công bằng và sòng phẳng.
- Nói cách khác là tạo ra tình người trong quan hệ với đồng nghiệp và người dưới quyền trong hoạt động kinh doanh và trong cả việc phân chia lợi nhuận và trả lương.
- Đây cũng có thể coi là một trong những thủ thuật trong quản lý kinh doanh có lãi của doanh nghiệp, vừa là tạo ra sự đồng thuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của mình thông qua cung cách làm ăn.
- Quan hệ của doanh nghiệp với toàn xã hội và với các doanh nghiệp khác trên tinh thần cùng phát triển.
- Mỗi doanh nghiệp phải tự coi mình như một bộ phận hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế, là một thành viên trong cả cộng đồng xã hội.
- Đây là giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài doanh nghiệp.
- Nghĩa là doanh nghiệp phải tuân thủ những gì cả về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và luật pháp kinh doanh mà xã hội đã và đang có.
- Quan hệ của cá nhân người chủ kinh doanh với các doanh nghiệp khác và với các nhân viên trong doanh nghiệp của mình trên tinh thần tôn trọng, công khai, minh bạch, sòng phẳng.
- Đây là giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng mỗi doanh nghiệp theo hướng phát huy tối đa nội lực và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp qua phương thức quản lý hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng và duy trì đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp - Quan điểm về đạo đức kinh doanh không có 1 chuẩn tắc, cũng không có 1 quan điểm chung và đúng cho tất cả các doanh nghiệp.
- Mỗi doanh nghiệp cần tự xây dựng quan điểm riêng cho mình về đạo đức kinh doanh và lựa chọn những nguyên tắc trọng yếu để xây dựng nền tảng và theo đuổi thực hiện.
- Ví dụ, một công ty sản xuất than đang gây ô nhiễm không khí do khói bụi gây ra, nếu muốn giảm ô nhiễm thì sản lượng sẽ giảm và doanh nghiệp lại tốn thêm chi phí làm sạch.
- Vậy, liệu các quản lý có đủ đạo đức để cân nhắc bảo vệ môi trường trong trường hợp này không? Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều công ty vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm những chuẩn mực đạo đức thường có, bởi đơn giản đối với đa phần nhà kinh doanh thì lợi nhuận là ưu tiên được đặt lên hàng đầu.
- Phân biệt đối xử, con ông cháu cha, cạnh tranh không lành mạnh,lạm dụng của công, không đảm bảo an toàn lao động, v..v…là những vi phạm thường gặp trong chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh hiện nay.
- Vì thế, việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng không kém gì các hoạt động khác.
- Doanh nghiệp cần thiết lập một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả, truyền đạt nó và xem xét, đánh giá kiểm tra việc thực hiện.
- Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm túc và trở thành một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp thì nó sẽ có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong doanh nghiệp và xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp trong mắt chính những con người trong doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Liên hệ thực tế về đạo đức và sự ảnh hưởng của nó tới chiến lược tại công ty Phát triển ứng dụng công nghệ toàn cầu Hyperlogy - Công ty Hyperlogy thành lập năm 2003, và hoạt động chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin - Tầm nhìn o Hyperlogy mong muốn trở thành một công ty giàu mạnh, liên tục cải tiến, sáng tạo, tầm nhìn toàn cầu, hành động của công ty lớn nhưng cơ cấu nhỏ gọn, linh hoạt và năng động như một công ty nhỏ, góp sức xây dựng đất nước, mang lại cuộc sống thịnh vượng cho mọi thành viên.
- Sứ mệnh o Sứ mệnh của chúng tôi là hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được năng lực tiềm ẩn và nâng khách hàng lên một tầm cao mới dựa trên sáng tạo công nghệ.
- hành động có trách nhiệm đối với khách hàng, cổ đông, đối tác, đồng nghiệp và xã hội.
- Chiến lược kinh doanh cốt yếu o Phát triển sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và phát triển bền vững - Quan điểm về đạo đức kinh doanh o Đặt sự trung thực và uy tín, trách nhiệm với khách hàng lên hàng đầu: Luôn trung thực với khách hàng trong mọi góc độ, từ chất lượng, giá trị sản phẩm, thực tế triển khai.
- Luôn đặt lợi ích khách hàng cân bằng với lợi ích doanh nghiệp.
- Không vì lợi ích trước mắt mà bán sản phẩm dịch vụ không chất lượng.
- o Luôn luôn có trách nhiệm với cộng đồng: Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, tham gia các hoạt động vì xã hội: Từ thiện, tình nguyện, phát triển tài năng trẻ… o Luôn luôn tổ chức truyền thông cho nhân viên, hiểu được nền tảng đạo đức kinh doanh và thực hiện duy trì các hoạt động kết nối, đánh giá và kiểm tra để không phát sinh sự vị phạm về chuẩn mực đạo đức kinhdoanh.
- Chiến lược của công ty luôn gắn liền với đạo đức kinh doanh, lấy đạo đức kinh doanh là nền tảng cho việc phát triển bền vững và lâu dài.
- Gắn liền lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội với lợi ích của doanh nghiệp, lấy sự phát triển của khách hàng của xã hội là nền tảng cho việc phát triển của doanh nghiệp.