« Home « Kết quả tìm kiếm

MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VA TRUNG QUỐC


Tóm tắt Xem thử

- MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: 1.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XX Xuất phát từ vị trí địa lý và sự tương quan về văn hóa lịch sử của hai nước thì có thể nói quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc được hình thành là một tất yếu khách quan.
- Trước đó, giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XX quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc tuy đã được hình thành nhưng chưa rõ nét và thực sự phát triển.
- Đồng thời, với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa cần thiết phục vụ cho sản xuất và chiến đấu trong giai đoạn này, nước ta cũng đã ký với Trung Quốc các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ trao đổi hàng hóa và nhận hàng viện trợ từ phía Trung Quốc.
- Thế nhưng chiến tranh kéo dài, nền kinh tế của hai nước chưa thực sự ổn định, điều này đã làm cho quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa phát triển mạnh được.
- Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị.
- Năm 2008, Việt Nam – Trung Quốc nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
- Gần đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị cấp cao Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 12, ngày tại thủ đô Bắc Kinh, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã hội đàm với đồng chí Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
- đi sâu trao đổi về các biện pháp triển khai thiết thực, hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tiếp tục thúc đẩy “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định và bền vững.
- Có thể nói Nhà nước ta luôn đẩy mạnh hợp tác giao thương với Trung Quốc cho dù hai bên có tranh chấp tại khu vực Biển Đông.
- Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
- Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
- Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.
- Dưới đây là bảng thống kê những mặt hàng mà nước ta chủ yếu nhập từ Trung Quốc và xuất sang Trung Quốc: HÀNG HÓA NHẬP KHẨU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHỦ YẾU TỪ TRUNG QUỐC CHỦ YẾU SANG TRUNG QUỐC Máy móc, thiết bị, thép, sản phẩm hóa Dầu thô, than đá và một số nông sản chất, thiết bị vận tải, nguyên phụ kiện nhiệt đới.
- Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy những năm gần đây kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nhiên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng.
- Năm 2009, riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80% tổng lượng nhập siêu của Việt Nam.
- Số liệu mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc (tỷ USD) Nă Tổng lượng nhập từ Tổng lượng xuất sang NHẬP SIÊU m Trung Quốc Trung Quốc Theo số liệu từ Tổng cục thống kê từ năm 2011 đến năm 2013, trong 10 nước nhập khẩu hàng lớn nhất từ Việt Nam thì Trung Quốc xếp thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản.
- Nhưng trong 10 nước xuất khẩu hàng lớn nhất vào Việt Nam thì Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng nhiều nhất vào nước ta.
- Có thể thấy Trung Quốc vẫn giữ vị trí đứng đầu trong quan hệ thương mại hai chiều của Việt Nam với tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2013 đạt 50,1 tỷ USD, tăng tỷ USD) so với năm 2012, trong đó xuất khẩu đạt 13,2 tỷ USD tăng 2,7% (342 triệu USD), nhập khẩu đạt 36,9 tỷ USD, tăng 27% (7,9 tỷ USD).
- Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng nhanh và là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với 23,7 tỷ USD, tăng tỷ USD) so với 2012.
- QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TỪ 1994 TỚI NAY Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỷ giá đồng Nhân dân tệ bắt đầu từ năm 1994 không được thả nổi theo cung – cầu thị trường mà được Trung Quốc kiểm soát một cách chặt chẽ.
- Sau quyết định trên, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển và ổn định, dự trữ ngoại hối cũng theo đó tăng đều qua các năm dẫn đến một tác động ngược trở lại là chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc ngày càng được nới lỏng.
- NĂM DỰ TRỮ NGOẠI HỔI TRUNG QUỐC (tỷ USD Tương tự như Ngân hàng nhà nước Việt Nam, để kiểm soát tỷ giá, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (FBOC) cũng sử dụng cơ chế tỷ giá kết hợp giá tham chiếu và biên độ tỷ giá.
- Theo đó, giao dịch ngoại tệ ở Trung Quốc được kiểm soát trong mức giá trần (giá tham chiếu + biên độ) và mức giá sàn (giá tham chiếu – biên độ).
- Mức thay đổi biên độ tỷ giá của Ngân hàng trung ương Thời gian Trung Quốc 21/5/2007 Từ 0.3% lên Từ 0.5% lên Từ 1% lên 2% Qua các năm, tỷ giá đồng Nhân dân tệ hầu như rất ít thay đổi dù biên độ được nới rộng bởi Ngân hàng Trung Quốc vẫn nắm quyền ấn định giá tham chiếu và việc nâng – hạ giá tham chiếu được thực hiện theo chính sách tiền tệ của quốc gia này chứ không theo nguyên tắc thị trường.
- Tuy nhiên, ngày 11/8 vừa qua, Trung Quốc đã bất ngờ hạ 1,9% tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ so với USD với mục đích hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
- Như vậy, chỉ trong 3 ngày vừa qua, Trung Quốc liên tục hạ tỷ giá tham chiếu NDT so với USD.
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TỚI NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ XUẤT NHÂP KHẨU VIỆT NAM Trung Quốc là một quốc gia lớn trên thế giới với nội lực kinh tế mạnh mẽ (nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa, GDP của Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD.
- Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao.
- Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân.
- Do vậy, bất cứ sự biến động nào trong nền kinh tế Trung Quốc cũng đều ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới nói chung và nhất là đối với Việt Nam nói riêng.
- Như đã đề cập ở trên, là nước láng giềng của Việt Nam, mỗi năm con số Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc đều rất lớn (7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc vào khoảng 3,4 tỷ USD, cả năm khoảng 5-6 tỷ USD), bởi vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng vô cùng lớn theo từng biến động của thị trường Trung Quốc.
- Gần đây nhất, việc Trung Quốc 3 lần phá giá liên tiếp đồng Nhân Dân Tệ (NDT) gây ra những tác động trực tiếp đến thị trường kinh tế Việt Nam, điển hình là việc xuất, nhập khẩu hàng hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn thách thức.
- Ngắn hạn “Hàng chục năm nay, Trung Quốc luôn nhất quán sử dụng chính sách đồng NDT yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
- Trong giai đoạn từ năm khi đồng USD mất giá nhiều nhất, đồng NDT neo chặt vào đồng USD nên kinh tế Trung Quốc rất thành công, xuất siêu lớn.
- Mỹ và nhiều nước EU từng khiếu nại Trung Quốc vì Bắc Kinh dùng chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu, lấy đi công ăn việc làm của nhiều quốc gia khác.
- Nhưng những năm gần đây, khi đồng USD lên giá kéo theo đồng NDT của Trung Quốc cũng lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới khiến xuất khẩu khó khăn.
- Trong tháng 7 vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc đã bị giảm 8%.
- Quyết định phá giá đồng nhân dân tệ vừa rồi của Trung Quốc hoàn toàn nằm trong chiến lược của họ nhưng đáng ra phải phá giá từ từ thì Trung Quốc lại phá giá sốc, gây chú ý toàn cầu, ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới” (Theo TS.
- Khi phá giá đồng NDT để thúc đẩy tăng trưởng, nghĩa là Trung Quốc chấp nhận bán rẻ hàng hoá, tốc độ tăng trưởng thu nhập GDP bình quân đầu người tăng chậm hơn nhưng bù lại, Trung Quốc giành được rất nhiều công ăn việc làm so với các quốc gia khác.
- Chính động thái phá giá đồng NDT đã giúp tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới, hồi phục xuất khẩu và làm sống động lại nền kinh tế Trung Quốc.
- Ngoài những thiệt hại mà giới chuyên môn đề cập xảy ra rất mạnh và sâu tới Việt Nam, thì việc Trung Quốc phá giá đồng NDT cũng mang lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là “lợi ích và thiệt hại, bên nào nặng, bên nào nhẹ?” Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam hàng tiêu dùng máy móc, thiết bị nguyên-vật liệu Doanh nghiệp nhập khẩu hưởng lợi tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thì nguyên – vật liệu chiếm 60%, máy móc và thiết bị 30%, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 10%.
- Khi đồng Nhân dân tệ hạ giá, các doanh nghiệp nước ta trong khu vực nhập khẩu, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc nó thể nói là “ăn nên làm ra”, ngày càng phát triền.
- Hơn thế nữa, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, điều mà chúng ta là công nghệ tiên tiến của các nước phát triển bởi hiện nay, so với thế giới, nước ta chậm lại 50 năm trong lĩnh vực công nghệ.
- Một khi máy móc thiết bị rẻ đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong việc tiếp cận với các công nghệ của thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng.
- Nguồn nguyên vật liệu giá rẻ và máy móc, thiết bị có được từ nhập khẩu ở Trung Quốc sẽ là đông lực thúc đẩy nền sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước phát triển theo.
- Doanh nghiệp xuất khẩu “chết” trước khi nhận được động lực.
- Việt Nam là một nước nông nghiệp, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, tuy nhiên số liệu từ Bộ NN-PTNT cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản 7 tháng năm 2015 ước đạt 16,9 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ 2014, mà nguyên nhân chính được cho là tỷ giá.
- Mặt hàng cá tra: Đồng rúp của Nga và đồng tiền của Brazil vốn mất giá liên tục thời gian qua khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chật vật đủ đường, thị trường Trung Quốc chính là cứu cánh cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi Nga và châu Âu bị khủng hoảng.
- Tuy nhiên việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT khiến cho các doanh nghiệp cá tra hiện đã khó khăn nay lại càng khó hơn.
- Thời gian qua, các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên rất nhiều.
- Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 8% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
- Khi Trung Quốc phá giá đồng NDT, phía doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh hợp đồng, thương lượng lại để giảm giá.
- khiến lượng xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, gây thua lỗ cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
- Cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trở nên gay gắt hơn khi các nước khác sẽ giảm giá đồng tiền.
- Tương lai, các doanh nghiệp thủy sản của Trung Quốc trước đây phải dừng nay có thể sẽ xuất khẩu trở lại, trở thành đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước trong đó có Việt Nam.
- Mặt hàng hoa quả: Về lý thuyết, khi Trung Quốc phá giá đồng NDT, giá hàng hóa nhập vào nước họ sẽ trở nên đắt đỏ.
- Việc này cũng giống như khi đồng tiền chung châu Âu mất giá, hàng loạt mặt hàng của Việt Nam xuất sang đó đều gặp khó khăn, hàng ùn ứ vì doanh nghiệp bỏ ngang.
- Vì vậy, hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể giảm mạnh cả về lượng và giá trong thời gian tới.
- Mặt hàng chè: Thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, tới 30% lượng chè xuất khẩu của các công ty.
- Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu chè sang thị trường này tương đối ổn định.
- Nhưng giờ Trung Quốc phá giá đồng NDT thì doanh nghiệp sẽ rất thua thiệt.
- Theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc phá giá đồng NDT 4,6% là tình hình đặc biệt, có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.
- Làm một bài toán nho nhỏ, với các hợp đồng nhập khẩu thanh toán bằng đồng USD, DN Trung Quốc sẽ phải thêm gần 4.6% để trả cho một đơn hàng với giá như cũ.
- Ví dụ, với loại hạt điều W320 bán cho Trung Quốc với giá 8.000 USD/tấn, trước đây doanh nghiệp Trung Quốc chỉ phải trả khoảng 48.930 NDT/tấn (tỉ giá cũ là 1 USD = 6,1162 NDT), nay sẽ phải trả đến 51.208 NDT/tấn (tỉ giá mới 1 USD = 6,4010 NDT).
- Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc sẽ phải lựa chọn hoặc tăng giá bán hoặc tìm cách giảm giá mua xuống để bù đắp chi phí.
- Tuy nhiên việc tăng giá bán trong trường hợp này lại không khả thi bởi hàng hóa ở chính quốc đang rẻ, tăng giá bán sẽ làm doanh nghiệp Trung Quốc mất khả năng cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác trong nước nên chỉ có thể đàm phán lại giá mua với doanh nghiệp bán – doanh nghiệp Việt Nam.
- Quá trình từ khi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hưởng lợi từ việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đến truyền động lực phát triền cho nên kinh tế nước nhà nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng không diễn ra đồng thời mà phải cần một khoảng thời gian nhất định.
- Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp xuất khẩu phải gồng mình chờ đợi trong khoảng thời gian đó.
- Các doanh nghiệp SME này có khả năng phá sản rất cao khi hàng xuất khẩu của Việt Nam mất khả năng cạnh tranh về giá với hàng hóa của chính Trung Quốc bởi tài chính và nhân lực của các doanh nghiệp SME khách quan mà nói là còn nhiều khó khăn và hạn chế.
- Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá bằng việc nới rộng biên độ để ứng phó tình hình.
- Trung Quốc 3 lần liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ với tổng mức phá giá lên đến 4,6% là một cú sốc lớn với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
- Đứng trước tình hình đó, để chủ động và linh hoạt trong ứng phó diễn biến thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ mức 1% lên 2% vào ngày 12/8.
- Động thái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho thấy sự nỗ lực trong việc ổn định thị trường tiền tệ Việt Nam và hơn hết là tạo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
- Dài hạn Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, nếu đứng ở góc nhìn trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam ngoài những thiệt hại vẫn tồn tại một số lợi ích, tác động tích cực nhất định.
- Như đã phân tích ở trên, Trung Quốc phá giá đồng nội tệ, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ càng khó khăn hơn.
- Vốn dĩ, Việt Nam là quốc gia nhập siêu lớn từ Trung Quốc (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 14,9 tỉ USD, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc là 43,7 tỉ USD), vì vậy, việc Trung Quốc phá giá đồng NDT khiến cho nhập siêu càng thêm lớn do hàng hóa Trung Quốc rẻ càng thêm rẻ, khiến cho cán cân thương mại càng lúc càng bị lệch đi, đồng thời cũng khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
- Khả năng thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
- “Cơn lũ” hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam Thực tế cho thấy hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam thường có chất lượng không đảm bảo.
- Bằng việc đánh mạnh vào tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam với các mặt hàng vốn rẻ, đẹp, nay lại thêm ưu thế về giá, các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam làm suy yếu sức cạnh tranh của mặt hàng trong nước, dễ dẫn đến hậu quả là hàng hóa Việt Nam thua chính trên “sân nhà” của mình.
- Có thể làm giảm GDP của Việt Nam Khi nhập khẩu tăng lên, GDP cũng sẽ bị giảm thấp xuống.
- Điều đó làm cho GDP Việt Nam giảm xuống.
- Hụt hơi trước các đối thủ Từ đầu năm đến nay, đồng USD tăng giá mạnh và một số nước sẵn sàng phá giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
- Không chỉ đứng trước nguy cơ gạo xuất khẩu sang Trung Quốc giảm giá vì đồng NDT yếu, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng trở nên kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác khi các nước này cũng giảm giá đồng nội tệ ngay sau khi Trung Quốc phá giá NDT.
- Đây vừa là các thị trường xuất khẩu lớn, vừa là các đối thủ xuất khẩu của Việt Nam.
- Hơn 90% DN thủy sản Việt Nam chọn USD là đồng tiền thanh toán cho các đơn hàng xuất khẩu.
- Bởi vậy, sự tăng giá của đồng USD so với nhiều đồng tiền khác tại các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như châu Âu, Nhật Bản, Nam Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến DN thủy sản.
- Trung Quốc và ASEAN là thị trường chiếm đến 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
- Ngược lại, giá xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ chịu cạnh tranh rất lớn khi Thái Lan, rất có thể là Indonesia và Ấn Độ sẽ tiếp tục phá giá đồng tiền của họ theo NDT.
- Khi đó, cùng mặt hàng nhưng giá bán của mặt hàng tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn vì khách hàng sẽ chọn nhà cung cấp có giá rẻ hơn.
- Bên cạnh đó, cần có những chính sách để hạn chế tình trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là hàng tiêu dùng thông qua các hàng rào thuế quan đối với hàng nhập chính thống.
- Tăng cường kiểm tra, xử phạt với những trường hợp hàng hóa xuất xứ Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Made in VietNam”.
- Vận động mạnh hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
- Về phía người dân Mỗi người dân phải tự ý thức được việc dùng hàng Việt Nam là yêu nước cũng như là sự đảm bảo cho chính bản than mình bởi hàng hóa Trung Quốc thông thường xuất qua Việt Nam là không đảm bảo chất lượng.
- Tích cực tham gia cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt để cùng chung tay bảo về doanh nghiệp Việt Nam cũng như nền sản xuất nước nhà.
- Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Wikipedia).
- Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, http://vietbao.vn/The-gioi/Thuc-day-quan-he-doi-tac-hop-tac-chien- luoc-toan-dien-Viet-Nam-Trung-Quoc Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn).
- Số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam