« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược phát triển cho Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2010 NGUYỄN THANH QUANG Người hướng dẫn Luận văn: PHAN THỊ THUẬN Hà Nội, 2010 Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 1 - LỜI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi.
- TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thanh Quang Khóa: Cao học Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 2 - MỞ ĐẦU ---oAo.
- Với vai trò, tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược kinh doanh, tôi đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020” để nghiên cứu, với hy vọng luận văn sẽ phần nào đóng góp vào thực tế xây dựng và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí nơi tôi đang làm việc.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 3 - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược.
- Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh để đưa ra các chiến lược cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.
- Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chiến lược về hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chương 2: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược.
- Chương 3: Hình thành chiến lược kinh doanh cho PVEP đến năm 2020.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 4 - CHƯƠNG I ---oAo.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 5 - 1.1 - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.1 - Khái niệm: Thuật ngữ “chiến lược” đầu tiên được dùng trong lĩnh vực quân sự, với ý nghĩa là sách lược, mưu lược dùng trong chiến tranh.
- Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến chiến lược kinh doanh của mình.
- Có nhiều trường phái nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinh doanh do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Michael Porter cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
- Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”.
- Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B.Quinn cho rằng: “Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể thống nhất kết dính lại với nhau”.
- Theo William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
- Mặc dù có nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng chiến lược kinh doanh luôn được gắn với môi trường, được cụ thể hóa thành nội dung chính sau đây.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 6.
- Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh.
- Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục tiêu của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong môi trường biến động mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- 1.1.2 - Mục tiêu của chiến lược kinh doanh: Từ những khái niệm trên có thể thấy mục tiêu của chiến lược kinh doanh là xây dựng tiềm năng thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
- Duy trì và phát triển tiềm năng thành công trong tương lai là mục tiêu của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.
- 1.1.3 - Những yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ, đảm bảo an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải dự báo được xu thế phát triển và phải có tính linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của môi trường để tạo ra ưu thế lâu dài.
- Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi, phù hợp thực tế của doanh nghiệp và lợi ích của mọi người trong doanh nghiệp.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 7.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh như quá trình liên tục từ việc xây dựng chiến lược đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài thường là 5 năm, hay 10 năm.
- Chiến lược không đồng nghĩa với các giải pháp tình thế nhằm ứng phó với các khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
- Chiến lược định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, cho phép doanh nghiệp năng động hơn, chủ động tạo ra những thay đổi (chứ không chỉ là phản ứng lại) để cải thiện vị trí của mình trong tương lai.
- 1.1.4 - Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn thấy những cơ hội và thách thức trong kinh doanh từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo được những rủi ro ở hiện tại và trong tương lai từ đó doanh nghiệp chủ động đối phó với những tình huống xấu.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị sử dụng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp một cách hiệu quả và phân bổ chúng một cách hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, phát huy được tính năng động để đạt được mục tiêu chung.
- 1.1.5 - Các tính chất của chiến lược Chiến lược kinh doanh là sự tương hợp của 3 yếu tố đặc trưng: 3E Chiến lược kinh doanh và sự tương hợp của 3 yếu tố (3E): Doanh nghiệp – Môi trường – Chủ Doanh nghiệp được mô tả ở hình 1.1.
- E2: Enrironment (môi trường):Môi trường ngành, môi trường vĩ mô, môi Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 8 - trường quốc tế.
- Ngoài ra còn có mối quan hệ với các bên hữu quan, những tác nhân có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời lợi ích của họ cũng bị chi phối bởi chiến lược phát triển của doanh nghiệp như ngân hàng, cổ đông và các đối tác kinh doanh.
- P” của chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh là mưu lược, sự mềm mại trong kinh doanh.
- Trong chiến lược kinh doanh mang tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực.
- E2- Môi trường (Cơ hội và đe dọa) E1- Doanh nghiệp (Điểm mạnh Và điểm yếu) E3- Lãnh đạo (mong muốn, giá trị, Niềm tin) E1- Enterprise E2- Environnement E3- Entrepreneur Hình 1.1: Chiến lược doanh nghiệp là sự tương hợp của 3E Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 9.
- Position (Vị thế): Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là việc xác định vị trí của doanh nghiệp trong tương lai, xác định vị thế trong môi trường kinh doanh và luôn phải được so sánh với đối thủ.
- Perspective (Triển vọng): Chiến lược kinh doanh vẽ ra viễn cảnh mà doanh nghiệp đạt được trong tương lai.
- Chiến lược có tính kế hoạch vì chiến lược là những dự định, những toan tính mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai.
- Chiến lược có tính mưu lược vì chiến lược mang tính sáng tạo, nghệ thuật.
- Chiến lược mang tính sáng tạo nhưng đôi khi cũng có khuôn mẫu nhất định.
- Chiến lược kinh doanh có mục đích xây dựng vị trí của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh nói lên triển vọng của doanh nghiệp vì chiến lược vẽ ra viễn cảnh, tiêu điểm nhằm hướng sự hoạt động của doanh nghiệp và các bộ phận của nó để đạt được mục đích.
- 1.1.5.3 - Tính thống nhất giữa 3 vấn đề chiến lược kinh doanh: kinh doanh, kỹ thuật và quản lý.
- Vấn đề quản lý: Là việc hình thành cơ cấu, bộ máy quản lý sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh.
- 1.1.5.4 - Chiến lược kinh doanh là sự thống nhất 6 chiến lược chức năng.
- Chiến lược marketing: Là tập hợp các chính sách nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, được thể hiện qua 4P: Product, Price, Place, Promotion và chia thị trường thành phân khúc để phục vụ tốt hơn.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 10.
- Chiến lược tài chính: Nhằm xác định nhu cầu về nguồn vốn để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chiến lược sản xuất: Nhằm xác lập cơ cấu mặt hàng, sản phẩm đối với từng loại thị trường, thiết lập hệ thống sản xuất nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu trên thị trường.
- Chiến lược công nghệ: Nhằm nghiên cứu vòng đời công nghệ, sự tiến bộ của khoa học công nghệ để đưa ra chính sách đổi mới phát triển sản phẩm hoặc lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp.
- Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp như phân bổ nguồn tài nguyên, quyết định nên phát triển, duy trì, tham gia hay loại bỏ lĩnh vực kinh doanh nào.
- 1.1.6.2 - Chiến lược ở các đơn vị thành viên của Tổng Công ty.
- Chủ yếu là các chiến lược cạnh tranh, quyết định phòng thủ hay tấn công, cạnh tranh bằng giá thấp, bằng khác biệt của sản phẩm và dịch vụ hoặc tạo ra một khúc thị trường riêng.
- 1.1.6.3 - Chiến lược chức năng.
- Bao gồm chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược marketing, hệ thống thông tin, chiến lược nghiên cứu và phát triển.
- Chiến lược của doanh nghiệp là tập hợp các quyết định ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến vị trí của nó trong môi trường và vai trò của doanh nghiệp trong việc kiểm soát môi trường.
- Chiến lược của doanh nghiệp bao gồm nhiều Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 12 - chiến lược chức năng mà P.Y Barreyre (1976) đã đưa ra 6 chiến lược chức năng trong đó chiến lược sản xuất và thương mại đóng vai trò trung tâm, là cơ sở để xây dựng các chiến lược chức năng khác.
- Chiến lược thương mại: Là tập hợp các chính sách dài hạn nhằm xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược tài chính: Là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu tài chính để theo đuổi các mục tiêu thương mại với những điều kiện đặt ra bởi thị trường vốn.
- Chiến lược sản xuất: Là tập hợp các chính sách nhằm xác định loại sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm từng loại và phân bổ phương tiện hay các nguồn sản xuất một cách có hiệu quả sản phẩm cung cấp cho thị trường.
- Chiến lược xã hội: Là tập hợp các chính sách xác lập hành vi của doanh nghiệp đối với thị trường lao động, với môi trường kinh tế xã hội, văn hóa.
- Chiến lược đổi mới công nghệ: Là tập hợp các chính sách nhằm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới và hoàn thiện các sản phẩm hiện hành cũng như các phương pháp công nghệ đang sử dụng.
- Chiến lược mua sắm và hậu cần: Là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp “mua tốt” và sử dụng hợp lý các nguồn vật chất từ khâu mua sắm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Chiến lược cấp Tổng Công ty, chiến lược ở cấp các đơn vị thành viên và chiến lược chức năng liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh của một doanh nghiệp.
- Các chiến lược này tác động qua lại với nhau.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC.
- 1.2.1.2 - Chiến lược trong từng lĩnh vực.
- Chiến lược sản phẩm : Xác định phương hướng phát triển sản phẩm mới về cơ cấu và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chiến lược giá cả : Là vận dụng giá cả cho phù hợp với thị trường với doanh nghiệp như giữ vững giá, giảm giá khi ít khách hay giá linh hoạt.
- Chiến lược phân phối : Xác định phương hướng duy trì hay mở rộng kênh phân phối của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Chiến lược nhân sự : Xác định phương hướng phát triển nguồn nhân lực về tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, sử dụng và đãi ngộ nhân sự.
- Chiến lược đầu tư : Xác định phương hướng đầu tư của doanh nghiệp như đầu tư các dự án, xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm tài sản và đầu tư công nghệ kỹ thuật mới.
- Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh gồm Chiến lược tăng trưởng tập trung : Đây là loại hình chiến lược phát triển doanh nghiệp bằng cách tập trung nguồn lực để phát triển một hoặc một vài SBU (Strategic Business Unit) hoặc SBF (Strategic Business Fied) mà doanh nghiệp tự chủ về công nghệ và có nhiều ưu thế về nguồn lực và vị thế cạnh tranh.
- Tuy nhiên chiến Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang 14 - lược tăng trưởng tập trung có độ rủi ro cao.
- Một số hình thức trong chiến lược tăng trưởng tập trung.
- Chiến lược thâm nhập thị trường : Khai thác thị trường hiện có của doanh nghiệp bằng cách lấy thị phần của đối thủ cạnh tranh hoặc làm cho dung lượng thị trường tăng dần lên.
- Phát triển thị trường : Là chiến lược tăng quy mô bằng cách tìm kiếm những mảng thị trường mới.
- 1.2.2.2 - Chiến lược tăng trưởng hội nhập : Đây là loại hình chiến lược phát triển doanh nghiệp bằng cách tăng cường sự kiểm soát hoặc nắm quyền sở hữu của một hoặc một số doanh nghiệp khác.
- Tùy theo hướng phát triển mà người ta phân biệt các hình thức chiến lược tăng trưởng hội nhập như sau.
- Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chi phí thực hiện đầu tư chiến lược lớn, bộ máy cồng kềnh, dễ xảy ra xung đột nội bộ hoặc đặc biệt là về văn hóa doanh nghiệp.
- Chiến lược tăng trưởng hội nhập ngang : Là tăng cường sự kiểm soát và nắm quyền sở hữu của một số đối thủ cạnh tranh nhờ đó tăng nhanh về quy mô, dễ dàng thâm nhập thị trường mới.
- Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020 Nguyễn Thanh Quang - Trang Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa : Đây là một loại hình chiến lược phát triển doanh nghiệp bằng cách thâm nhập vào một đơn vị kinh doanh hoặc một lĩnh vực kinh doanh mới, bao gồm.
- Quan điểm của chiến lược là hiệu quả của vốn đầu tư nên chiến lược này chủ yếu là tìm kiếm những ngành nghề có khả năng sinh lời cao.
- Chiến lược đa dạng hóa thích ứng: Thường thấy đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn về phương diện chiến lược nhưng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường không cao.
- Mục tiêu của chiến lược thường là duy trì lĩnh vực hoạt động và tìm cách nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động đó.
- Trong trường hợp này, người ta vẫn thấy các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hóa bằng cách thâm nhập vào các SBU hoặc SBF nhưng với mục đích là tìm kiếm sự yểm trợ và sự cộng hưởng đối với lĩnh vực kinh doanh cũ.
- Chiến lược đa dạng hóa tái phát triển: Thường sử dụng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kém hấp dẫn nhưng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó cao.
- Chiến lược đa dạng hóa sống còn: Thường thấy đối với một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh không hấp dẫn, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp yếu nên khả năng sống còn, khả năng tồn tại của doanh nghiệp mong manh.
- Vì vậy, tìm kiếm một lĩnh vực hoạt động mới hoặc một đơn vị kinh doanh chiến lược mới là điều kiện sống còn đối với doanh nghiệp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt