You are on page 1of 10

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/334304481

DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Book · July 2012

CITATIONS READS

0 292

1 author:

Thi-Hoai-Chau Le
Ho Chi Minh City Pedagogical University
25 PUBLICATIONS   24 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Enseignement des mathématiques dans l'approche de l'intégration View project

All content following this page was uploaded by Thi-Hoai-Chau Le on 08 July 2019.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


MỤC LỤC

Phần 1
TỔNG QUAN VỀ XÁC SUẤT – THỐNG KÊ
Chương 1
Phân tích lịch sử : Quan hệ giữa Xác suất và Thống kê ....
1.1. Xác suất là gì ? .................................................................
1.2. Thống kê toán là gì ? ........................................................
1.3. Nguồn gốc của Thống kê .................................................
1.4. Những ý đồ ngoại suy đầu tiên ................................................
1.5. Cuộc tranh luận về tính đại diện (1895 – 1925) .................
1.6. Lịch sử hình thành khái niệm xác suất ..................................
1.7. Sự xuất hiện của lý thuyết thống kê toán học :
chọn mẫu, ước lượng và kiểm định ................................................
1.8. Kết luận rút ra từ phân tích lịch sử .........................................
Chương 2
Về khái niệm xác suất ...........................................................
2.1. Tiếp cận cổ điển ...............................................................
2.2. Tiếp cận hình học .............................................................
2.3. Tiếp cận thống kê .............................................................
2.4. Tiếp cận tiên đề ................................................................
2.5. Một ứng dụng của xác suất : phương pháp Monte-Carlo .
Chương 3
Biểu diễn và phân tích dữ liệu thống kê ..............................
3.1. Biểu diễn dữ liệu thống kê ........................................................
3.2. Phân tích dữ liệu thống kê .........................................................
Phần 2
DẠY HỌC XÁC SUẤT – THỐNG KÊ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chương 4
Mục đích dạy học Xác xuất – Thống kê ..............................
4.1. Mục đích của dạy học toán .......................................................
4.2. Mục đích của dạy học Xác suất – Thống kê ........................
Chương 5
Dạy học các khái niệm cơ bản ..............................................
5.1. Những chướng ngại, khó khăn trong
dạy học khái niệm xác suất ...............................................................
5.2. Dạy học khái niệm xác suất ......................................................
5.3. Dạy học biểu diễn và phân tích số liệu ..................................
Chương 6
Một số tình huống dạy học ...................................................
6.1. Tình huống 1: Dạy học khái niệm xác suất ..........................
6.2. Tình huống 2 : “Bổ sung nghĩa thống kê”
cho khái niệm xác suất ......................................................................
6.3. Tình huống 3 : Dạy học Thống kê
(biểu diễn và phân tích mẫu số liệu) ...............................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................
Phụ lục 1:
Giả lập phép thử ngẫu nhiên trong môi trường bảng
tính ..........................................................................................
Phụ lục 2:
Vài vấn đề về Xác suất – Thống kê ......................................
1. Nghịch lý Simpson : thuốc nào tốt hơn ....................................
2. Biểu đồ “nói dối” ................................................................
3. Một cách trình bày biểu đồ không đúng ...................................
5

Lời giới thiệu

Việc điều hành một tổ chức xã hội, dù là công ty nhỏ hay toàn
đất nước, luôn đòi hỏi người lãnh đạo phải biết dự báo trước
để đưa ra quyết định. Dự báo ấy thường được hình thành trên
cơ sở phân tích những kết quả thống kê qua điều tra, và người
lãnh đạo phải ý thức được độ rủi ro của quyết định có căn cứ
là dự báo đó. Ta nhìn thấy ở đây sự tác động của lý thuyết
Xác suất – Thống kê : phân tích dữ liệu, suy diễn từ kết quả
điều tra trên mẫu với một độ tin cậy nào đó. Những kiến thức
này cũng cần thiết khi một công dân muốn có cái nhìn phê
phán tích cực về những phân tích của nhà quản lý hoặc báo
chí. Trong khoa học, ví dụ như y học, nghiên cứu hiệu quả
của một loại thuốc chữa bệnh cũng phải được xem xét trên cơ
sở thể nghiệm nó với một lớp cá thể đủ lớn, sau đó dùng các
kiến thức về Xác suất – Thống kê để phân tích. Có thể nói
Xác suất – Thống kê cần thiết cho hầu hết mọi lĩnh vực của
khoa học và cuộc sống.
Chính vì vai trò quan trọng của Xác suất – Thống kê mà
từ lâu một số nội dung của khoa học này đã được nhiều nước
trên thế giới đưa vào chương trình môn toán dạy từ bậc phổ
thông.
Thế nhưng, việc dạy học Xác suất – Thống kê ở Việt
Nam dường như lại đang bị coi nhẹ. Thực tế cho thấy nhiều
giáo viên còn lúng túng trong thực hành giảng dạy, thậm chí
có những quan niệm sai lầm về mục đích dạy học Xác suất -
Thống kê. Các kiến thức về Xác suất và Thống kê được giảng
dạy hoàn toàn tách rời. Hơn thế, dường như việc dạy học chỉ
6

giới thiệu cho học sinh nhũng kiến thức hình thức chứ không
phải là giúp họ làm chủ các kiến thức này để có thể sử dụng
chúng trong cuộc sống.
Những ghi nhận trên là lý do khiến Xác suất – Thống kê
dạy ở bậc phổ thông được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho
cuốn sách này.
Mục đích của cuốn sách không phải là trình bày một số
kiến thức cơ sở của các lý thuyết Xác suất và Thống kê toán
học. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy những nội dung đó trong
các giáo trình Xác suất – Thống kê dùng ở bậc cao đẳng, đại
học. Khi viết phần này, quan điểm của tác giả là biết các khái
niệm, định lý, công thức của một lý thuyết toán học chưa đủ
để hiểu lý thuyết đó (theo nghĩa có thể sử dụng được nó vào
việc giải quyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau),
lại càng chưa đủ để có thể dạy học lý thuyết đó cho người
khác. Vấn đề là phải nắm được lý do dẫn đến sự hình thành
những khái niệm cơ sở của lý thuyết ấy, các dạng thức tồn tại
có thể của chúng, mối liên hệ giữa các nội dung trong nội tại
lý thuyết và mối liên hệ của nó với những lý thuyết khác gần
gũi.
Theo quan điểm này, tác giả đã cấu tạo cuốn sách thành
hai phần. Phần thứ nhất gồm ba chương, được viết với mong
muốn giúp độc giả trước hết có một cái nhìn tổng quan về các
lý thuyết Xác suất và Thống kê toán, sau đó là nắm được đặc
trưng khoa học luận của những nội dung cơ bản thuộc hai lý
thuyết này. Cụ thể, Chương 1 hướng đến mục đích làm rõ mối
quan hệ mật thiết giữa hai lý thuyết. Điều đó được thực hiện
thông qua việc phân tích lịch sử hình thành các khái niệm nền
tảng và ba bài toán cơ bản của Thống kê toán. Chương 2 trình
bày các cách tiếp cận khái niệm xác suất của một biến cố để
làm rõ ý nghĩa của nó. Chương 3 đề cập đến một số khái niệm
cơ bản của Thống kê mô tả. Phần này không đòi hỏi kiến thức
7

gì đặc biệt về toán, học sinh phổ thông đọc cũng có thể hiểu
được phần lớn.
Chương 4, 5, 6 thuộc phần thứ hai, tập trung vào vấn đề
dạy học Xác suất - Thống kê ở trường phổ thông theo định
hướng gắn toán học với thực tiễn, thực hiện nguyên tắc liên
môn trong dạy học, và tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh.
Chương 4 trao đổi về mục đích dạy học Xác suất - Thống
kê. Trong chương này, tác giả bàn rộng ra vấn đề mục đích
của dạy học toán nói chung, với lưu ý rằng biết mô hình hóa
toán học các tình huống thực tế được xem là yếu tố cơ bản của
năng lực hiểu biết toán – năng lực đã và đang được chương
trình đánh giá quốc tế PISA (Programme for International
Student Assessment) khảo sát ở nhiều nước trên thế giới nhằm
mục đích cải thiện chất lượng đào tạo. Cùng với Chương 5,
bạn đọc sẽ tìm hiểu những khó khăn của việc dạy học khái
niệm Xác suất và một vài vấn đề khác của thực hành dạy học,
như giả lập, như những lưu ý về các biểu đồ. Chương cuối
cùng, chương 6, giới thiệu một số tình huống dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh với mục
đích giúp họ hiểu được ý nghĩa của tri thức, qua đó góp phần
bồi dưỡng năng lực hiểu biết toán cho họ.
Một cách khái quát, cuốn sách nhắm đến việc mang lại
cho giáo viên một số hiểu biết cơ bản để có thể thực hiện một
quan điểm đang được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là việc
dạy học phải thỏa mãn hơn phương diện khoa học luận và tôn
trọng hơn quy trình nhận thức của học sinh.
Do khuôn khổ có hạn nên cuốn sách không thể đề cập đến
nhiều tri thức quan trọng khác của Xác suất – Thống kê. Tuy
nhiên, phần lớn những tri thức dạy ở trường phổ thông đều đã
được xem xét.
8

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn
Trần Túy An, Vũ Như Thư Hương trong việc thiết kế hai tình
huống dạy học khái niệm xác suất và tiến hành thực nghiệm ở
trường phổ thông. Đặc biệt, tiến sĩ Vũ Như Thư Hương đã
giúp đỡ nhiều cho việc biên soạn cuốn sách này.
Dạy học Xác suất – Thống kê là một chủ đề mới mẻ nên
tác giả mong nhận được và chân thành cảm ơn mọi ý kiến
đóng góp của bạn đọc gần xa.

TÁC GIẢ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ
MINH
280 An Dương Vương, Phường 4, Q.5, TP.HCM
ĐT: (08) 38 301 303 - Fax: (08) 39 381 382
Email: nxb@hcmup.edu.vn
http:// nxb.hcmup.edu.vn
_____________________________________________

Chịu trách nhiệm xuất bản


Giám đốc - Tổng biên tập
PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG

Biên tập
TS. LÊ THÁI BẢO THIÊN TRUNG

Thẩm định nội dung


TS. VŨ NHƯ THƯ HƯƠNG

Sửa bản in
ThS. PHAN DUY NHẤT

Trình bày bìa


TS. VŨ NHƯ THƯ HƯƠNG

DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ


Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI CHÂU

In 500 cuốn, khổ 16 x 24cm tại Cty TNHH MTV In Kinh Tế,
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí
Minh
Giấy ĐKKHXB số: 683-2012/CXB/01-71/ÐHSPTPHCM;
QĐXB số: 370/QÐ-NXBÐHSP; cấp ngày 25/06/2012;
In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2012

View publication stats

You might also like