« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẶNG ĐỨC HUY Người hướng dẫn Luận văn: ĐỖ VĂN PHỨC Hà Nội, 2010 LỜI CAM ĐOAN Hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, sự chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp người trong xã hội, giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn.
- Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định góp phần không nhỏ vào chính sách giảm bớt khoảng cách giầu nghèo của tỉnh.
- Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội em đã chủ động đề nghị và được chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định.
- Trong quá trình làm luận văn em đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu, vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo.
- Người cam đoan Đặng Đức Duy MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO .
- Tín dụng phục vụ người nghèo.
- Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo mức độ chuẩn của tiêu chuẩn nghèo.
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo chất lượng xác minh đối tượng được vay vốn .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo chất lượng dịch vụ cho vay .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo sự trợ giúp sử dụng vốn vay .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo suất đầu tư cho vay hộ nghèo .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thông qua tỷ lệ nợ quá hạn .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tỷ lệ hộ thoát nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo.
- Các nhân tố ảnh hưởng và hướng giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ .
- Chất lượng của các đơn vị nhận ủy thác .
- Chất lượng của chủ trương chính sách hỗ trợ chung của nhà nước CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH .
- Nghèo đói và chính sách xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam .
- Chương trình giảm nghèo tỉnh Nam Định giai đoạn .
- Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định.
- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo chất lượng xác minh đối tượng cho vay .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo theo suất đầu tư cho vay vốn vay .
- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thông qua tỷ lệ số hộ nghèo vay vốn đã thoát nghèo.
- Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định chưa cao.
- Chất lượng đội ngũ nhân viên chưa phù hợp .
- Chất lượng đơn vị nhận uỷ thác còn hạn chế .
- Chất lượng chủ trương chính sách hỗ trợ chung chưa cao.
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH .
- Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2015.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Đinh.
- Nâng cao chất lượng của đơn vị nhận uỷ thác .
- Ước tính mức độ chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định sẽ đạt được nếu áp dụng các giải pháp đề xuất KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại HĐQT Hội đồng quản trị TK&VV Tiết kiệm và vay vốn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ Sơ đồ 1.1.
- Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Nam Định Bảng biểu Bảng 1.1.
- Dư nợ các chương trình cho vay của NHCSXH tỉnh Nam Định Bảng 2.3.
- Kết quả uỷ thác cho vay hộ nghèo qua 4 năm hoạt động Bảng 2.4.
- Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Nam Định Giai đoạn Bảng 2.5.
- Số hộ nghèo vay vốn nằm ngoài danh sách hộ nghèo của tỉnh Nam Định (Giai đoạn Bảng 2.6.
- Lũy kế số hộ nghèo vay vốn NHCSXH tỉnh Nam Định giai đoạn Bảng 2.9.
- Tỷ lệ sô hộ nghèo vay vốn đã thoát khỏi ngưỡng nghèo Biểu đồ 2.2.
- Luỹ kế số hộ nghèo vay vốn ngân hàng đã thoát nghèo giai đoạn Bảng 2.10 Bảng kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
- Chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo dự kiến đạt được khi thực hiện các giải pháp đề xuất LỜI NÓI ĐẦU 1.
- Ở Việt Nam, đói nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.
- Xoá đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ra đời theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chủ trương tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện nhiệm vụ cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo.
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định ra đời theo quyết định số 469/QĐ – HĐQT ngày của Hội đồng Quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
- Là ngân hàng mới ra đời trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định là một tổ chức tín dụng hoạt động có đặc thù riêng, đối tượng vay vốn chủ yếu là người nghèo, năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có, điều kiện làm ăn không thuận lợi, người vay không phải thế chấp tài sản.
- Lý do thứ nhất từ vị trí và vai trò của chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH: Với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, trong xã hội sẽ tạo khoảng cách giữa người giầu và người nghèo ngày càng lớn và điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh, chính trị của đất nước.
- Để góp phần giảm bớt khoảng cách đó việc chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH cũng có vai trò rất quan trọng.
- Lý do thứ hai từ thực trạng chất lượng đội tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định còn hạn chế: Thực tế NHCSXH 2tỉnh Nam Định mới được thành lập và đi vào hoạt động mới được gần 8 năm, với các cơ chế, chính sách chưa phù hợp thực tế, chưa đồng bộ, thay đổi thường xuyên.
- Lý do thứ ba từ yêu cầu chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo trong tương lai: Để vốn xoá đói, giảm nghèo đã được tập trung vào một kênh duy nhất là NHCSXH phân phối đến tay hộ nghèo và được người nghèo sử dụng hiệu quả, có hoàn trả để bảo toàn và quay vòng vốn, đảm bảo sự bền vững của ngân hàng là một trách nhiệm không đơn giản đối với NHCSXH.
- Trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng vào kinh tế thế giới của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do đó việc phải giảm bớt số hộ nghèo, giảm khoảng cách giầu nghèo trong xã hội.
- Lý do thứ tư từ công tác của bản thân học viên và chuyên ngành đào tạo: Từ thực tế đó, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định” được lựa chọn để nghiên cứu, mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định nói riêng và của NHCSXH Việt Nam nói chung.
- Lựa chọn và hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định trong thời gian qua cùng những nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
- Vấn đề chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định.
- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những vấn đề được các cấp lãnh đạo Nhà nước ta thực sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay khi mà khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng tăng.
- Trong phạm vi bản luận văn này tác giả chỉ tập trung đi vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
- Lần dầu tiên tiếp thu phương pháp mới để đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nam Định một cách bài bản, định lượng.
- Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp sát hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định.
- 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 1.1.
- Định nghĩa về nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không đuợc hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
- Vì vậy, chuẩn nghèo cũng thay đổi theo thời gian, địa điểm, và mỗi nước sử dụng chuẩn nghèo riêng phù hợp với trình độ phát triển, các chuẩn mực và giá trị của xã hội mình.
- Nghèo tương đối: Đo lường quy mô, theo đó một hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được coi là chuẩn nghèo của xã hội đó.
- Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường: Điều kiện tự nhiên và môi trường có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của dân cư và quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- kinh tế thị trường có thể chi phối mọi quan hệ chính trị, xã hội.
- phân hoá giàu nghèo ngày một lớn, công bằng xã hội bị vi phạm.
- Chính sách quản lý xã hội: Mỗi quốc gia đều phải có các chính sách phát triển kinh tế, chính sách quản lý xã hội.
- Nhưng ngược lại, các chính sách đó nếu không được phối hợp một cách đồng bộ hoặc được thực thi không tốt sẽ có tác động tiêu cực tới xã hội và khoảng cách giàu nghèo sẽ không những không được thu hẹp mà ngày càng tăng.
- Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất.
- là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội dẫn đến sự mất ổn định về xã hội.
- nghèo đói còn là nguyên nhân xảy ra các xung đột xã hội bởi sự chênh lệch giàu nghèo tạo ra sự phân tầng xã hội, đó là một trong những lý do trực tiếp dẫn đến các xung đột xã hội.
- Cơ hội đối với người nghèo là sự kết hợp giữa hai yếu tố: sở hữu tài sản (hoặc tiếp cận với tài sản) và thu nhập từ những tài sản đó.
- Khơi dậy nghị lực và óc sáng tạo của mỗi con người là cách giải quyết đối với đói nghèo.
- Tuy nhiên, để vốn này được chuyển tới đúng đối tượng là hộ nghèo không phải dễ dàng.
- Các hình thức tín dụng đối với người nghèo.
- Người nghèo được cung cấp tín dụng dưới các hình thức.
- Tín dụng thương mại của các tổ chức tín dụng hoạt động vì lợi nhuận (như ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân.
- Đây là hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
- Đặc điểm của hình thức này là các tổ chức tín dụng tự đảm bảo khả năng tài chính của mình, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
- Do vậy, để tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong cho vay, khách hàng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện do tổ chức tín dụng yều cầu như khả năng sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo.
- bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại thường có trụ sở và chi nhánh tại những địa bàn đông dân cư, đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng, chính những đặc điểm này làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo vì chỉ có một số ít hộ đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của các tổ chức đó, đối với những hộ nghèo, đói sinh sống tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa rất khó có thể vay vốn của các tổ chức này.
- Tín dụng của các tổ chức phi lợi nhuận được hình thành từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
- Đặc điểm của hình thức tín dụng này là cho người nghèo 9vay vốn nhằm thực hiện một vài mục tiêu chỉ định của dự án tài trợ, qui mô hoạt động nhỏ (địa bàn xã, huyện hoặc tỉnh), không bền vững về mặt tài chính do nguồn vốn chỉ được hình thành từ nguồn tài trợ mà không thực hiện huy động vốn.
- Ngoài ra, còn có loại tín dụng ngầm “chợ đen”, mà người nghèo thường là nạn nhân của việc vay nặng lãi.
- Tóm lại, các hình thức tín dụng trên không thể đáp ứng được nhu cầu vốn của người nghèo, khó có khả năng thực hiện được mục tiêu xoá đói, giảm nghèo toàn diện.
- Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi phải có một loại hình tín dụng với các tiêu chí cho vay không đáp ứng tiêu chí thương mại, cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.
- Do vậy, tín dụng chính sách ra đời.
- Tín dụng chính sách là hoạt động cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận cho tổ chức cấp tín dụng, nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính chị và xã hội của Nhà nước.
- Tuy nhiên, tín dụng chính sách bao gồm hai loại: Thứ nhất, là cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quan trọng.
- Đây là một chương trình kinh tế - xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới.
- Các Chính phủ đều cho rằng cần phải trợ giúp những người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể tự đảm bảo được cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt