« Home « Kết quả tìm kiếm

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Tóm tắt Xem thử

- Điểm mạnh: Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ - giảng viên, đầu tư trang thiết bị tốt nhất cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, Nhà trường còn quan tâm tới việc cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao cho hàng chục ngàn sinh viên từ khắp mọi miền trong cả nước.
- HSSV của trường được trang bị về ngoại ngữ và tin học cũng như các kiến thức bổ trợ như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, phương pháp tự học, phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Với mối quan hệ gần gũi với công nghiệp, sinh viên luôn có cơ hội thực hành tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận mắt chứng kiến các công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất, rèn luyện các kỹ năng thực tiễn và môi trường làm việc hiện đại.
- Giảng viên đa số dạy tận tình, tâm huyết và gần gũi sinh viên.
- Điểm yếu: Đôi khi giáo viên còn đến trễ, cách giảng bài chưa thuyết phục thiếu sức thu hút, đôi khi tạo áp lực quá đối với sinh viên trong quá trình giảng dạy.
- Phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị.
- Điểm yếu: Máy móc trong phòng thực hành thường không sử dụng được toàn bộ, nhiều máy bị hư , nhiều phòng có máy lạnh nhưng không sử dụng được, nhà X có rất nhiều phòng học rất nóng, sinh viên không thể tập trung học được, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, thang máy thường xuyên bị hư, quá tải gây hoang mang cho sinh viên.
- Điểm mạnh: phục vụ nhiều món ăn đa dạng cho sinh viên lựa chọn.
- Chương trình học: Em thấy chương trình học còn nghiêng về lí thuyết nhiều và ít được thực hành thực tế, em nghĩ nếu được thực hành nhiều sinh viên sẽ dễ hiểu hơn và kết quả học tập sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Chúng ta phải làm sao để kích thích được tính tự giác của sinh viên trong quá trình học tập.
- Muốn làm được như vậy trước hết nội dung giảng dạy phải phù hợp với tính đặc thù của đối tượng giảng dạy.
- Vì vậy, cần rà soát lại một cách hệ thống toàn bộ nội dung giảng dạy của từng môn học.
- Bởi đối với sinh viên là những người trực tiếp làm việc ở cơ sở, lăn lộn trong công tác nên có hiểu biết kinh nghiệm thực tiễn.
- Thế nhưng trong nội dung giảng dạy ở trường ta còn nhiều những môn học, những bài giảng chỉ mang tính lý luận chung chung chưa thực sự gắn với thực tiễn, giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
- Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc quản lý chất lượng sinh viên chưa được như mong muốn.
- Để khắc phục được điều này đòi hỏi bản thân người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa sâu, vừa rộng, có phương pháp giảng dạy tốt và nhất thiết người giảng viên phải am hiểu sâu sắc thực tiễn thì mới có thể gắn lý luận với thực tiễn, như thế bài giảng của mình mới thuyết phục được người học, gợi niềm say mê hứng thú cho người học - người học mới thật sự cảm thấy việc học tập, nghiên cứu lý luận ở trường là thật sự bổ ích vì những kiến thức học được ở trường có thể ứng dụng được vào quá trình công tác của mình.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy không đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương pháp nào hoàn toàn mới mẻ, đặc thù mà chính là việc chúng ta nghiên cứu các phương pháp sẵn có, trên nền tảng phương châm giáo dục lấy người học làm trung tâm để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất.
- Giảng viên các khoa, bộ môn cần phối hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau trong dạy học như diễn giảng, kết hợp với nêu vấn đề, sử dụng tình huống và các phương tiện khoa học kỹ thuật hỗ trợ.
- Không tuyệt đối hoá phương pháp nào để tránh giảng dạy đơn điệu một phương pháp, nhất là chỉ sử dụng phương pháp diễn dịch, giải thích hoặc lạm dụng phương tiện khoa học, kỹ thuật một cách thái quá dẫn đến sự nhàm chán.
- Việc sử dụng phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin là cần thiết trong đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên cần phải hiểu rằng Quản trị doanh nghiệp không phải cứ sử dụng phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin trong dạy học là đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Cần khai thác triệt để các phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ giảng dạy như sử dụng máy tính để mô hình hóa giáo án, xây dựng biểu đồ, sơ đồ.
- điều cơ bản là làm tăng khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên mới là mục tiêu của đổi mới phương pháp giảng dạy - Tăng cường giảng dạy theo những tình huống có vấn đề, buộc sinh viên phải động não tìm ra phương án để giải quyết các tình huống đó.
- Quan tâm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tự học và chú ý kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên.
- Giảng viên thực sự chỉ là người hướng dẫn để sinh viên tư duy, học tập - Tăng cường hoạt động đối thoại, hỏi đáp giữa giảng viên và sinh viên trong giảng dạy nhằm khơi dậy tư duy nghiên cứu, tìm tòi và khả năng tự học của sinh viên.
- Hiện nay nhà trường đã tổ chức nối mạng nội bộ đến từng phòng học, phòng ở của sinh viên.
- Cho nên, mỗi giảng viên và các khoa, bộ môn cần khai thác triệt để mạng nội bộ để tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp chuyên môn giữa thầy và trò.
- Cần xây dựng các hộp thư của Tổ bộ môn, của từng giảng viên để thầy trò trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc và đối thoại với sinh viên về chuyên môn.
- Hàng ngày, trực ban đơn vị và các tổ của khoa, bộ môn phải thường xuyên mở hộp thư để báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền nghiên cứu, giải đáp và đáp ứng yêu cầu của sinh viên.
- Bảo đảm mạng nội bộ thực sự là phương tiện, cầu nối giữa giảng viên và sinh viên.