« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Dự án xây dựng chỉ số PCI là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
- Đến nay qua hơn 4 năm nghiên cứu và ban hành các chỉ số PCI từng năm (từ 2005 đến 2009), chỉ số PCI đã phần nào cho thấy những ảnh hưởng và vai trò nhất định của mình đối với nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
- Tuy nhiên, đối với đa số người dân Việt Nam ngay cả ở khu vực Hà Nội – là một trong những nơi cập nhật và nắm bắt thông tin nhanh nhất trong cả nước, vẫn chưa hiểu rõ về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và câu hỏi thường được đặt ra là: “Tại sao kinh tế Hà Nội phát triển như vậy (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh) mà Chỉ số PCI lại chỉ ở mức trung bình?” hay “Làm cách nào để cải thiện một cách rõ rệt chỉ số PCI của Hà Nội trên bảng xếp hạng hàng năm.
- Vì vậy, để trả lời cho những câu hỏi trên và mong muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về PCI kể từ khi ra đời đến nay (từ tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội”.
- 2b) Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung vào việc đề ra các giải pháp để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Các báo cáo PCI từ các năm và rút ra những chỉ số thành phần PCI của thành phố Hà Nội còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi chỉ số PCI của Hà Nội từ năm .
- c) Những nội dung chính và đóng góp mới của luận văn: Luận văn chủ yếu tập trung vào phân tích các chỉ số thành phần trong chỉ số PCI hàng năm của Hà Nội.
- Đồng thời, đưa ra những so sánh giữa Hà Nội và một số tỉnh, thành phố ở nhóm dẫn đầu và nhóm cuối trong bảng xếp hạng PCI kết hợp nêu một số thực trạng về kinh tế xã hội trong thời gian PCI bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam để đề ra những giải pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI của Hà Nội trong thời gian tới.
- Đóng góp mới của luận văn: Tập trung đi sâu vào phân tích từng chỉ số thành phần giúp người đọc có một cái nhìn rõ nét và toàn diện hơn về những bất cập của chính quyền Hà Nội theo đánh giá từ phía các doanh nghiệp.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và so sánh giữa các số liệu lấy từ báo cáo PCI hàng năm của Việt Nam.
- e) Kết luận: Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, vị trí cũng như vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng được khẳng định.
- Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo “Nhận diện mô hình và con đường phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam” diễn ra vào Năm 2008 có 65.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới và năm 2009 là 85.000.
- Dự kiến 3năm 2010 khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 48% GDP, tăng 2% so với năm 2009.
- Do đó, việc xây dựng và phát triển chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI.
- một chỉ số cho thấy cảm nhận của các DNTN đối với cách điều hành, quản lý của chính quyền địa phương nơi họ hoạt động kinh doanh là vô cùng phù hợp.
- Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển rất lớn đối với khu vực kinh tế tư nhân.
- Nhận thức được vai trò của các DNTN, chính quyền Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy hoạt động của khối kinh tế này.
- Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh - thành phố khác, vị trí trên bảng xếp hạng PCI hàng năm đã cho thấy chính quyền Hà Nội còn khá nhiều việc phải làm.
- Nghiên cứu này đã tập trung phân tích sơ bộ từng chỉ số thành phần PCI qua các năm của Hà Nội đồng thời đánh giá, so sánh giữa Hà Nội với các địa phương khác về các tiêu chí của từng chỉ số thành phần.
- Qua đó rút ra những giải pháp cơ bản để cải thiện chỉ số PCI của Hà Nội trong thời gian tới.
- Tuy nhiên, theo báo cáo PCI 2009, trước mắt Hà Nội cần tập trung vào nhóm giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần có điểm số thấp hơn so với các mặt bằng chung cả nước, cụ thể là.
- Nhóm chỉ số có trọng số cao: Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh.
- Nhóm chỉ số có trọng số trung bình: Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước.
- Nhóm chỉ số có trọng số thấp: Chi phí không chính thức.
- 4Cùng với việc cải thiện điểm số của 05 chỉ số thành phần trên, vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng PCI sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới.
- Tuy nhiên, mục đích chính của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đó là làm sao tạo ra một thước đo cảm nhận của khối DNTN đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương chứ không phải mục đích so sánh một cách hình thức giữa địa phương này và địa phương khác.
- Thông qua việc cải thiện chỉ số PCI từ các giải pháp trong nghiên cứu này, chính quyền Hà Nội sẽ có cơ hội nhìn thẳng vào những bất cập còn tồn tại để kiên quyết hơn nữa, quyết tâm hơn nữa giải quyết những khó khăn, trăn trở của các DNTN trên địa bàn.
- Từ đó, khối DNTN sẽ yên tâm, vững tin vào Đảng và Nhà nước để tập trung trong hoạt động kinh doanh, gián tiếp đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt