Academia.eduAcademia.edu
CHƯƠNG V : CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 5.1 Người môi giới chứng khoán - Giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung không phải trực tiếp do những người đầu tư và những người phát hành thực hiện, mà do những người trung gian mô giới thực hiện - Bảo vệ cho nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động trật tự, công bằng, liên tục - Tự doanh và hưởng hoa hổng ( nghề song song của môi giới chứng khoán ) - Không chịu trách nhiệm mọi hậu quả về sau đối với khách hàng 5.2 Đạo đức nghề nghiệp của người môi giới 1. Luôn đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và minh bạch trong hành nghề - Phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong mọi hành động của mình; - Cán bộ, nhân viên của SHS không được nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp của họ hoặc tới những người họ cùng làm việc; - Không được làm những công việc mà có cam kết nhận hay trả những khoản lợi ngoài những thu nhập thông thường; - Cán bộ, nhân viên của SHS không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho Công ty hay cá nhân và không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng; - Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo công bằng cho mọi khách hàng; - Không được phép đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc đầu tư ngoài việc cung cấp những thông tin thực tế liên quan đến việc đầu tư. Ngăn ngừa xung đột lợi ích: - Trong việc tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng, nếu có sự xung đột về lợi ích giữa Công ty với khách hàng hoặc giữa cá nhân nhân viên với khách hàng mà có thể tác động đến kết quả đầu tư của khách hàng thì cán bộ, nhân viên có liên quan phải công bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên cho khách hàng để khách hàng xem xét đầu tư. 2. Đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: - Ban lãnh đạo SHS có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cán bộ, nhân viên của Công ty phải thực hiện công việc được giao với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự cẩn trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần; - Cán bộ, nhân viên của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không được thể hiện là có những khả năng và kinh nghiệm mà bản thân không có; - Phải liên tục cập nhật những thay đổi trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán, kể cả việc ứng dụng công nghệ hay tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; - Hành động đúng mực, cẩn trọng phù hợp với các quy trình nghiệp vụ khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. 3. Tuân thủ tính bảo mật: - Cán bộ, nhân viên của SHS phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình làm việc. Không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. 4. Đảm bảo tư cách nghề nghiệp: Cán bộ, nhân viên của SHS có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc; phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. 5. Tính bền vững về tài chính - Ban lãnh đạo Công ty có trách nhiệm đảm bảo cho công ty có địa vị tài chính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinh doanh cũng như mọi rủ ro có thể phát sinh trong qúa trình hoạt động kinh doanh. - Các báo cáo tài chính của công ty phải đầy đủ, đúng với sự thật. 6. Đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành - Ban lãnh đạo Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội phải điều hành Công ty sao cho có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành và phải đặt lợi ích chung của toàn ngành bên cạnh lợi ích riêng của Công ty. 7. Quan hệ với các công ty đồng nghiệp Các cán bộ, nhân viên của SHS phải tránh những hành vi mang tính chất vu khống lẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ Công ty và với các đồng nghiệp làm việc trong các Công ty, tổ chức khác. 8. Mối quan hệ đối với các tổ chức quản lý : Các cán bộ, nhân viên của SHS, nhất là Ban lãnh đạo Công ty, phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý mình và phải cung cấp tất cả mọi thông tin, số liệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu theo đúng các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền. 9. Quảng cáo : Trong hoạt động tiếp thị và quảng bá về doanh nghiệp và công việc của mình, cán bộ, nhân viên của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không được: + Sử dụng các phương tiện có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh và danh tiếng nghề nghiệp; + Phóng đại về những công việc SHS có thể làm hoặc dịch vụ SHS có thể cung cấp, các bằng cấp hay kinh nghiệm của họ; và + Nói xấu hoặc đưa thông tin sai về công việc của doanh nghiệp và của người hoạt động kinh doanh chứng khoán khác. 10. Một số quy định áp dụng bổ sung cho cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ môi giới : - Tuân thủ nguyên tắc nhập lệnh giao dịch: theo đúng thứ tự thời gian nhận lệnh; - Không được tự ý sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; - Không được sử dụng tài khoản giao dịch của khách hàng để mua bán chứng khoán cho bản thân hoặc cho người khác; - Trong hoạt động tư vấn: không được tự quyết định thay cho khách hàng về các giao dịch chứng khoán; - Không dụ dỗ hoặc mời gọi khách hàng mua, bán chứng khoán liên tục để tạo cung, cầu giả hoặc vì mục đích khác; - Không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho chứng khoán của Công ty hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho một loại chứng khoán nào khác; - Không nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của khách hàng trong hoạt động giao dịch chứng khoán; - Không sửa các thông tin hoặc giả mạo chữ ký của khách hàng trên phiếu giao dịch. Các trường hợp nhận được lệnh mua, bán không hợp lệ của khách hàng phải trả lại cho khách hàng để sửa hoặc lập lại lệnh; - Không thông đồng với các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài để thực hiện các giao dịch mua bán hưởng chênh lệch; - Không được sử dụng thông tin nội bộ để hướng dẫn cho khách hàng; - Quy định riêng với các cán bộ môi giới chứng khoán đã niêm yết: Không sử dụng điện thoại di động cá nhân trong suốt thời gian giao dịch, theo quy định về thời gian giao dịch của Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán. 11. Một số quy định áp dụng bổ sung cho cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ tư vấn, phân tích đầu tư chứng khoán : - Sản phẩm phân tích phải cụ thể, tỉ mỉ và cẩn trọng, các kết quả phải được công bố rõ ràng, không dẫn đến việc dễ hiểu nhầm; - Trong các báo cáo kết quả phân tích phải phân tách một cách rõ ràng đâu là những thông tin số liệu thật, đâu là những ý kiến dự đoán của mình; - Nghiêm cấm trục lợi từ thông tin nội bộ, kể cả cho bản thân hay cho người khác; - Đảm bảo hoạt động phân tích, tư vấn mang tính độc lập và khách quan; - Không được sao chép hoặc sử dụng sản phẩm phân tích của người khác mà không ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng; - Bảo mật tuyệt đối các thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn, phân tích. Những giao dịch vi phạm đạo đức nghề nghiệp: -Giao dịch giả tạo: là hành vi lợi dụng các thông tin báo giá đặt mua cao nhất, đặt bán thấp nhất, để đưa ra các lệnh mua bán giả vờ, tạo ra 1 thị trường nóng cho 1 hoặc 1 số loại cổ phiếu nào đó. -Khớp lệnh giả tạo: là ý tưởng tạo ra 1 hiện trường nóng lên 1 loại cổ phiếu thông qua việc cho 1 khách hàng nào đó ra 1 lệnh mua và 1 khách hàng khác ra 1 lệnh bán về một cổ phiếu với giá khác biệt với giá thị trường => nhà môi giới tự khớp lệnh không có giao dịch ( không có thanh toán ) và báo cáo kết quả khớp lệnh đó cho những người đầu tư khác để kích giá lên hoặc để hạ giá xuống. -Mua bán đón đầu: là trường hợp trong đó người môi giới nhận được lệnh mua hay lệnh bán của khách hang tự mình thực hiện việc bán hoặc mua cho chính mình mà không chuyển lệnh đến thị trường. Luật pháp nghiêm cấm người môi giới và công ty chứng khoán không được mua bán đón đầu theo lệnh của khách hàng. -Liên doanh tài khoản kín: người môi giới không được có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp trong bất cư tài khoản liên doanh liên kết bí mật hay công khai phục vụ cho giao dịch hằng ngày với khách. -Tuyên truyền các thông tin sai lệch và lừa dối: nghiêm cấm người môi giới và công ty chứng khoán lợi dụng vị thế của mình đưa ra các thông tin không đúng sự thật tác động đến khách hàng, nhằm mục đích xui khiền. lừa dối khách hàng để họ thực hiện việc mua hay bán 1 loại chứng khoán nào đó. 5.3 Những hành vi thường bị cấm đối với người môi giới - Hành vi xúi giục hoặc lôi kéo KH: ở Mỹ, luật 1993 coi đây là tội phạm hình sự có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm và tiền phạt thì ko có giới hạn - hành vi mua bán dấm dúi: trong việc mua bán chứng khoán để tạo ra các giao dịch. Ở Mỹ, luật 1993, coi đây là tội phạm hình sự, có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm và tiền phạt thì không có giới hạn ( khi người môi giới muốn thực hiện một giao dịch cho cá nhân hoặc một CTCK khác ngoài CT mình phải có thông báo đến các lãnh đạo của CT mình, báo cáo chi tiết về giao dịch. CT có thể đồng ý hoặc không đồng ý, nếu đồng ý giao dịch phải thông qua CT, CT là người đại diện. Còn không đồng ý thì người môi giới ko đc thực hiện. Những hoạt động giao dịch mà người môi giới đại diện cho thành viên trong gia đình cũng phải báo cáo CT. - Giao dịch không công bằng: là những giao dịch mà KH ko có khả năng thanh toán, giao dịch đầu cơ ngắn hạn, giao dịch về các lệnh mà người ra lệnh không có thẩm quyền, giao dịch nội gián và các giao dịch có tính lừa đảo. - Giao dịch thoái quá và khuấy động: là những giao dịch nhằm nhận hoa hồng mà không nhằm đạt mục tiêu của KH, hoặc là những hành vi lạm dụng tín nhiệm và sự ủy thác của KH. GD khuấy động là những giao dịch tấp nập về một loại chứng khoán với khối lượng quá lớn. - Vay tiền và chứng khoán của KH: người môi giới thường bị cấm mượn tiền hay CK trên tài khoản KH trừ khi KH là ngân hàng, nhà KD môi giới chuyên nghiệp hay các tổ chức tài chính có thực hiện việc cho vay. - Cho KH vay tiền và CK: người môi giới cũng bị cấm việc cho KH vay tiền hay CK, quy định này không áp dụng cho các nghiệp vụ về giao dịch bán không và mua bảo chứng của các CTCK - Xuyên tạc: người môi giới không được phép xuyên tác về bản thân hay về các hoạt động quá khứ hay hiện tại của mình đối với KH về nội dung: trình độ, kinh nghiệm, các loại phí,.. Việc công bố không chính xác hay không công bố những sự kiên liên quan đến các vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc -“Cắp vặt” công trình nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức khác: người môi giới bị nghiêm cấm sử dụng các báo cáo nghiên cứu, phân tích do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mà không công bố hoặc chưa. Người môi giới có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo của cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện nhưng không được nhận những báo cáo đó là của mình. - Bảo đảm và dự phần phân chi thu nhập: người môi giới không đươc bảo đảm với KH về thu nhập hay thiệt hại trong đầu tư CK và cấm việc tham dự chi phần thu nhập( chia lợi nhuận) của KH trong đầu tư CK. - Giữ bí mật thông tin cho KH: mọi KH đều mong muốn và có quyền yêu cầu giữ bí mật cá nhân. Người môi giới không được tiết lộ TTCN về KH của mình và về các giáo dịch và tài khoản của KH mà không có sự đồng ý của KH.Thông tin này bao gồm TKCK, TKTM, TTCN và các giao dịch và ý định giao dịch của KH. Sự phát triển của ngành CNCK phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của KH do đó người môi giới phải hết sức quan tâm. 5.4 Hiệp hội những người môi giới CK Là một tổ chức nghề nghiệp của những người môi giới chứng khoán, do những người môi giới chứng khoán tự nguyên lập ra, giữ vai trò là người hướng dẫn chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp và giám sát hoạt động của người môi giới. Trên TG những người môi giới có giấy phếp hành nghề muốn hoạt động môi giới phải là hội viên của hiệp hội. Nếu một nhà một giới bị khai trừ ra khỏi hiệp hội thì đồng thời cũng có nghĩa là người môi giới đó không được hành nghề chứng khoán, CTCK không thu nhận họ 5.5 Khái niệm về CTCK Lịch sử hình thành và pt tt CK tg cho thấy thời tiền sử của các SGDCK các tổ chức môi giới CK hoạt động đơn đọc, chưa có TTGDTT họ vẫn làm được vai trò trung gian cho những người đầu tư CK. SGDCK chỉ là 1 sự tập hợp các CTCK hình thành những tổ chức thành viên để thuận tiện cho GD và QL. 5.6 Vai trò và chức năng của CTCK Vai trò HĐV: CTCK là một trong những trung gian tài chính có chức năng HĐV làm chiếc cầu nối và là kênh dẫn vốn chày từ 1 số bộ phận của nền KT dư vốn đến các bộ phận khác của nền KT đang thiếu vốn. Các CTCK thường đảm nhiệm vai trò này qua các HĐ bảo lãnh phát hành và môi giới CK Vai trò hình thành giá cả CK: trên thị trường sơ cấp khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành CK cho các TCPH CTCK thực hiện vai trò hình thành giá cr CK thông qua việc xác định và tư vấn cho TCPH mức giá phát hành hợp lý đối với CK trong đợt phát hành. Trên TT thứ cấp dù là thị trường đấu lệnh hay đấu giá CTCK luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình. Theo quy định của nhà nước, CTCK bắt buộc phải dành ra 1 tỉ lệ nhất định giao dịch của mình để mua CK vào khi CK trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá CK cao -Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán: Các nhà đầu tư luôn muốn được khả năng chuyển thành tiền mặt thành CK và ngược lại trong môi trường ổn định. Các CTCK đảm nhận được chức năng này. Nghiệp vụ đầu tư ở SGDCK và thị trường phi tập trung, 1 nhà đầu tư có thể hằng ngày chuyển đổi tiền mặt thành CK và ngược lại mà ko chịu bất cứ thiệt hại đáng kể nào. Có những yếu tố ảnh hưởng đến việc này như tin đồn về nền kinh tế nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế GD của thị trường. -Thực hiện tư vấn đầu tư: Các CTCK không chỉ thực hiện mệnh lệnh của KH mà còn tham gia vào dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua nghiên cứu thị trường rồi cung cấp thông tin cho các công ty và các cá nhân đầu tư -Tạo ra các sản phẩm mới: Trong mấy năm gần đây, CK đã pt với tốc độ rất nhanh do 1 số nguyên nhân, trong đó yếu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của KH đối với thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị các CTCK Chức năng: Khi thực hiện các chức năng của mình, các CTCK cũng tạo ra sản phẩm vì chúng hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy thác trong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và ko niêm yết; đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các cá nhân đầu tư, CTCP và CP 5.7 Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán Mô hình công ty chứng khoán đa năng : -Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau: Loại đa năng một phần: theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh  doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch  toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mô hình  này còn được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Anh. Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được phép trực tiếp kinh  doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như  các dịch vụ tài chính khác. Mô hình này còn được gọi là mô hình ngân hàng  kiểu Đức. 5.7.2 Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh: - Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công  ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các  ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.   - Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân  hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hoá sâu  trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này  được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới  nổi như Hàn Quốc, Thái Lan… - Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ  nên ngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh  vực tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty  mẹ, công ty con và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối  độc lập với nhau. 5.8.1 Nghiệp vụ chính 5.8.1.1 Môi giới chứng khoán 5.8.2 Nghiệp vụ tín dụng 5.8.2.1 Nghiệp vụ phụ trợ - Bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa  hồng, công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để  khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng  vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase). - Khách hàng ký quỹ một phần,,số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc vay cùng với lãi cho công ty  chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ phát  mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ. 5.8.2.2 Nghiệp vụ quản lý cổ tức