« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tuyển chọn loài thực vật có khả năng hấp thu Pb, Zn trong đất trên địa bàn xã Chỉ Đạo, Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn loài thực vật có khả năng hấp thu Pb, Zn trong đất trên địa bàn xã Chỉ Đạo, Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên.” Tác giả luận văn: ĐINH TIẾN DŨNG Khóa: 2009 Người hướng dẫn 1: TS.
- Trịnh Quang Huy Người hướng dẫn 2: NGND.GS.TS Đặng Kim Chi Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đất bằng thực vật đang là công nghệ được ưa chuộng hiện nay vì các đặc tính: Đơn giản, chi phí thấp, tạo cảnh quan đẹp.
- Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá về công nghệ này tuy nhiên thực tế lại rất ít các nghiên cứu đi sâu về việc lựa chọn loài thực vật xử lý môi trường, các nghiên cứu hiện nay thông thường chỉ dừng lại ở việc ứng dụng một số loài thực vật đã biết, hoặc đã được các nghiên cứu công bố để tiến hành kiểm nghiệm lại mà chưa có sự nghiên cứu sâu đến mức độ tác động của nồng độ ô nhiễm kim loại nặng đến sự phân bố của các loài thực vật, khả năng tích lũy tối đa của cây.
- Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn loài thực vật có khả năng hấp thu Pb, Zn trong đất trên địa bàn xã Chỉ Đạo, Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên.” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích Xác định được một số loài thực vật bản địa có khả năng tích lũy Pb, Zn tại khu vực xã Đại Đồng và xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
- Kiểm chứng khả năng hấp thụ Pb và Zn của các loài thực vật đã được xác định bằng dung dịch thủy canh lây nhiễm Pb, Zn trong điều kiện nhà lưới - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng thực vật: Thực vật bản địa tại khu vực đất bị nhiễm bẩn kim loại nặng trên địa bàn xã Đại Đồng và Chỉ Đạo - Văn Lâm – Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các loài thực vật bản địa có khả năng tích lũy Pb, Zn kiểm chứng khả năng tích lũy trong điều kiện nhà lưới.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nội dung nghiên cứu chính: Đánh giá mức độ đa dạng, ưu thế loài, tìm ra loài thực vật có khả năng tích lũy Pb, Zn trên địa bàn khu vực nghiên cứu Đánh giá khả năng hấp thu Pb và Zn của các loài thực vật trong môi trường thủy canh dưới điều kiện nhà lưới.
- Đóng góp mới: Đánh giá được mối tương quan giữa nồng độ Pb, Zn trong đất với sự phân bố các loài thực vật, mức độ đa dạng, ưu thế loài của vùng bị ô nhiễm.
- Xác định được loài thực vật bản địa siêu tích lũy Pb, Zn Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá đa dạng sinh học, phân loại thực vật, bố trí thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới, các phương pháp phân tích hóa học.
- d) Kết luận Luận văn đã nghiên cứu ảnh hưởng của của nồng độ Pb, Zn trong đất đến sự phân bố loài, độ đa dạng và độ ưu thế, đồng thời xác định được một nhóm các loài chiếm ưu thế trên vùng đất ô nhiễm Pb, Zn.
- Tác giả đã tiến hành kiểm nghiệm khả năng tích lũy Pb, Zn đối với 2 loài Ngổ dại (Enhydra fluctuans Lour) và Thài Lài (Commelina coelestis), Đánh giá được nồng độ tích lũy của các loài thực vật này và đưa đến kết luận.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt