« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ THỊ SINH HỌC TẢO CÁT CHO CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ, gia đình cùng bạn bè để hoàn thành luận văn của mình.
- Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô giảng dạy và hướng dẫn thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian qua.
- Trịnh Quang Huy – Bộ môn Công nghệ môi trường – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành luận văn này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn dự án “Numerical modelling on the mechanism of effluent leads from integrated farming system in tropical region” hợp tác giữa trường đại học Kyushu (Nhật Bản) và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp kỹ thuật, phương tiện và kinh phí để thực hiện nghiên cứu này.
- Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên, các nghiên cứu viên thực tập và làm việc tại phòng Thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Môi trường, đặc biệt cảm ơn CN.
- Hà Thị Thu Thủy và KS.
- Cuối cùng tôi muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, em gái, tập thể lớp Cao học Công nghệ Môi trường 2009, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO I.
- Method with coexistence index”, The Japanese Journal of Diatomology, 10, pp.
- Saprophilous and saproxenous taxa”, The Japanese Journal of Diatomology, 10, pp.
- (2004), “An overview of algal monitoring and research in the US Geological Survey's National Water Quality Assessment (NAWQA) Program”, Diatom, 20, pp.
- Canadian Council of Ministers of the Environment, Canadian Water Quality Guidelines for Protection of Aquatic life (2010), CCME Water Quality Index version 1.1: User's manual, National Water Quality Monitoring Office, National Water Research Institute Environment Canada.
- Canadian Council of Ministers of the Environment, Canadian Water Quality Guidelines for Protection of Aquatic life (2010), CCME Water Quality Index version 1.1: Technical Report, National Water Quality Monitoring Office, National Water Research Institute Environment Canada.
- (1979), “A new approach to water quality estimating using diatoms”, Nova Hedwigia, 64, pp.
- (1991), “A test of method for assessing water quality based on diatoms”, Internationale Vereinigung fuer Theoretische und Angewandte Limnologie, Verhandlungen IVTLAP, 24 (4), pp.
- McBride (2005), Using statistical method for Water quality managerment, A John Wiley and Sons, Inc.
- (1998), “Use of the trophic diatom index to monitor eutrophication in river”, Water Research, 32 (1), pp.
- Kelly M.G., Whitton B.A (1995), “The trophic diatom index: a new index for monitoring eutrophication in river”, Journal of Applied Phycology, 7 (4), pp.
- (1998), “Recommendations for the routine sampling of diatoms for the water quality assessments in Europe”, Journal of Applied Phycology, 10, pp.
- Kentucky Division of Water (Metzmeier L The diatom Pollution Tolerance Index: Assigning Tolerance Values”, Use of a diatom bioassessment index for water quality assessment in Kentucky, Watershed Protection Development Review, USA.
- (1979), “Pollution tolerance of Diatoms as a criterion for water quality estimation”, Nova Hedwigia, 64, pp.
- (1996), “Using diatoms as Indicators of Ecological condition in Lotic Systems: A Regional Assessment”, Journal of the North American Benthological Society, 15, pp.
- (1968), “The relative sensitivity of diatoms, snails and fish to twenty common constituents of industrial wastes”, The Progressive fish culturist, 30 (3), pp.
- (1977), “Ecology of freshwater diatoms and diatom communities”, The Biology of Diatoms, pp.
- Round F.E A Review and Methods for the Use of Epilithic diatom for Detecting and Monitoring Changes in River Water quality”, Methods for the Examination of Waters and Associated Materials, H.MSO, London.
- The Japanese Journal of Diatomology, 11, pp.
- (1991), Use of Algae for Monitoring Rivers, Proceeding of the international symposium Dusseldrof.
- Lê Văn Khoa (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo dục.
- Chế Đình Lý (2006), “Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông”, Science and Technology Development, Environment and Resources, 9.
- Đỗ Thủy Nguyên (2007), “Xác định mối quan hệ giữa một số thông số đánh giá chất lượng nước mặt và mức độ đa dạng động vật phù du ở hồ Bảy Mẫu”, Proceeding of the Hybrid Rice and Agro ecosystem, Japan Society for the Promotion of Science.
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên (2002), Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.
- Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam-Triển vọng và thách thức, NXB Nông nghiệp.
- www.vncold.vn/modules/cms/upload/10/TuLieu/B2.../Bai2_p.pdf (2009), Lê Kim Tuyền, Giới thiệu chung về hệ thống lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình.
- http://www.thiennhien.net tao-cat-co-the-han-che-hien-tuong-nong-len-toan-cau/Theo ScienceDaily, Tảo cát có thể hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của nghiên cứu Thủy vực phục vụ mục đích thủy lợi là một thành phần môi trường tương đối nhạy cảm tại các vùng nông thôn: đa số các hệ thống kênh mương thủy lợi nằm ở địa hình trũng, thời gian lưu nước trong năm dài nên dễ dàng chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt và các nguồn nước chảy tràn từ các khu vực lân cận.
- Ở nước ta, không chỉ chất lượng nước của một số kênh mương thủy lợi làm nhiệm vụ tiêu nước không đảm bảo mà ngay cả các kênh mương cấp nước cho mục đích thủy lợi hiện nay cũng có nhiều dấu hiệu nhiễm bẩn nặng nề.
- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các thủy vực làm cho tảo và các loại thực vật thủy sinh khác phát triển mạnh được biết đến với khái niệm “phú dưỡng” tiếp đó là hàng loạt các vấn đề môi trường như suy giảm độ trong, phá huỷ cảnh quan, phá huỷ hệ sinh thái (HST) thuỷ sinh, cản trở sử dụng… Tình trạng ô nhiễm nước mặt ngày càng trở lên rõ nét đặc biệt là các vùng đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, hầu hết các kênh mương, ao, hồ chịu ảnh hưởng từ các khu dân cư đều có nguy cơ trở thành những bể chứa nước thải.
- Hoạt động nông nghiệp và chất lượng nước mặt có sự tương tác qua lại rất chặt chẽ: Một mặt thủy vực bị nhiễm bẩn do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, mặt khác chính quá trình phú dưỡng các thủy vực gây tác động không nhỏ đến năng suất và chất lượng nông sản.
- Đánh giá chất lượng nước thủy lợi cần một chương trình quan trắc lâu dài, số lượng mẫu và bộ thông số cần theo dõi rất lớn do đó quá trình quan trắc này đòi hỏi tiêu tốn một lượng lớn không chỉ kinh phí mà còn nhân lực và thời gian.
- Nhưng đa số các đánh giá trước đây đều chỉ phản ánh chất lượng môi trường thông qua các thông số thủy động học, vật lý và hóa học.
- Điều đó chưa đủ để thể hiện hết bản chất của quá trình phú dưỡng, bởi nó chưa phản ánh toàn bộ mối quan hệ qua lại giữa chất lượng môi trường và sinh vật tại đó.
- Trong môi trường sống, mỗi đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxi cũng như khả năng “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 2 chống chịu ở một lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống và do đó sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống.
- Sự hiện diện và đặc trưng của các loại sinh vật này biểu thị một tình trạng của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó [54].
- Đối với mục đích đánh giá chất lượng nước, hiện nay có khá nhiều loài sinh vật chỉ thị đã được phát hiện và ứng dụng thành công ở nhiều vùng trên thế giới.
- Các đối tượng sinh vật thủy sinh thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chỉ thị sinh học là động vật nổi, động vật đáy, cá và các nhóm tảo trong đó có tảo cát sống bám.
- Mỗi loài sinh vật chỉ thị có đặc điểm thích ứng và phân bố khác nhau tuỳ điều kiện tự nhiên môi trường sống và đặc tính chống chịu của chúng, nên một đối tượng có khả năng làm sinh vật chỉ thị ở vùng này thì chưa chắc đã thích hợp làm sinh vật chỉ thị tại vùng khác.
- Khó khăn trước mắt khi ứng dụng sinh vật chỉ thị tại Việt Nam cũng như nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới là ở chỗ các hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thuỷ vực theo chỉ thị sinh học đều là những dẫn liệu được nghiên cứu ở các thuỷ vực vùng ôn đới, hoàn toàn khác với điều kiện tự nhiên cũng như đặc tính sinh học của các thuỷ vực ở nước ta.
- Bên cạnh đó, đánh giá phản ứng của sinh vật đối với điều kiện môi trường biến động liên tục của các hệ thống thủy lợi là một quá trình khó khăn và phức tạp, bởi vì nghiên cứu trên một nhóm sinh vật đơn lẻ ở một thời điểm cụ thể không thể phản ánh hết bản chất của quá trình phú dưỡng.
- Do đó, nghiên cứu chỉ thị sinh học đòi hỏi phải thực hiện trên một thời gian dài, mật độ quan trắc đủ lớn.
- Nhằm xây dựng một bộ chỉ thị sinh học sử dụng tảo cát để đánh giá chất lượng nước vùng nông thôn, thì yếu tố tiên quyết là phải xác định được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường (Đó cũng là bản chất của chỉ thị sinh học).
- Yêu cầu này đặt ra thách thức to lớn đối với nghiên cứu chỉ thị sinh học tảo cát nói riêng và quan trắc sinh học nói chung, trước hết đó là đánh giá được phản ứng của khu hệ sinh vật với điều kiện môi trường luôn luôn biến động.
- “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 3 2.
- Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu 2.1.
- Mục đích của nghiên cứu − Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước phục vụ mục đích nông nghiệp đến thành phần và mật độ khu hệ tảo cát sống bám.
- Đề xuất xây dựng bộ chỉ thị tảo cát cho chất lượng nước hệ thống thủy vực phục vụ mục đích nông nghiệp.
- Yêu cầu của nghiên cứu − Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước thông qua các thông số lý – hóa học và chỉ số chất lượng nước.
- Đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học khu hệ tảo cát sống bám tại một số hệ thống thủy lợi điển hình và ảnh hưởng của chất lượng nước tới yếu tố môi trường này.
- Xác định được mối quan hệ giữa chất lượng nước và đa dạng sinh học trên cơ sở đó đề xuất xây dựng bộ chỉ thị tảo cát cho chất lượng nước hệ thống thủy vực phục vụ mục đích nông nghiệp.
- “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Chương 1.
- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.
- Các vấn đề môi trường nước kênh mương phục vụ mục đích thủy lợi 1.1.1.
- Hiện trạng quá trình nhiễm bẩn chất lượng nước kênh mương thủy lợi Thủy lợi được hiểu là việc sử dụng nước để tưới cho các vùng đất khô nhằm hỗ trợ cho cây trồng phát triển hoặc cung cấp nước tưới cho cây trồng vào những thời điểm có lượng mưa không đủ cung cấp.
- Nghiên cứu thủy lợi thường gắn với nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống cấp, thoát nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo để cấp và tiêu nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vưc cụ thể bao gồm các công trình sông đào, kênh mương, cống, đập… Trong đó cần nhấn mạnh vai trò của các hệ thống kênh mương và sông đào đã có mặt trong nền văn minh của loài người từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên [60].
- Các hệ thống kênh mương thủy lợi này đóng một vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nông nghiệp từ thời kỳ đầu đến các giai đoạn thịnh vượng như ngày nay ở cả các vùng có nhiều ưu đãi về tài nguyên nước và vùng hạn chế hơn về tiềm năng này.
- Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được biết đến với điều kiện địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ được bồi đắp thường xuyên bởi phù sa của hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc nên tài nguyên nước mặt phục vụ mục đích nông nghiệp tương đối phong phú.
- ĐBSH có 14 hệ thống thủy nông được xây dựng trên sông Hồng và 16 hệ thống trên sông Thái Bình [62] có thể kể đến: hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, hệ thống thủy lợi Bắc Đuống, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, An Kim Hải… Chất lượng nước nói chung của cả hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hiện nay vẫn ở mức chấp nhận được cho mục đích cấp công nghiệp và nông nghiệp, tuy nhiên tại cửa xả của nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
- Nước sông Hồng chứa nhiều phù sa lơ lửng, tổng chất rắn bình quân năm xấp xỉ 1000g/m3 gây nhiều trở ngại cho việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp (lắng cặn bùn cát trong hệ thống kênh mương).
- Trong các phân lưu của sông Hồng tại địa phận Hà Nội, các hệ thống sông quan trọng là sông Đuống và sông Nhuệ làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho thành “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 5 phố và cấp nước cho các hoạt động sản xuất, chủ yếu là nông nghiệp ở ven đô.
- Hệ thống kênh sông tiêu nước nội thành bao gồm sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ… và cuối cùng đổ vào sông Nhuệ tại cống Thanh Liệt và cống Hoà Bình [62].
- Do đó, chất lượng nước các hệ thống thủy nông cấp nước cho vùng sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong nội thị.
- Các con sông trong thành phố Hà Nội hàng ngày phải tiếp nhận khoảng m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp [62].
- Phân phối dòng chảy trong năm của hệ thống sông Hồng – Thái Bình Tỷ lệ nước Hệ thống Sông Mùa lũ Mùa kiệt Sông Đuống Sông Luộc Sông Trà Lý Sông Đào Nam Định Sông Hồng (100%) Sông Ninh Cơ Sông Kinh Thày 51% Sông Gùa 39% Sông Rạng 9,6% Sông Thái Bình (100%)Sông Lạch Tray 5,6% Nguồn: Lê Kim Tuyền Hệ thống thứ hai là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải – một trong 9 hệ thống thủy lợi lớn nhất ở vùng Bắc Bộ, có nhiệm vụ tưới tiêu cho gần 135.000 ha thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần diện tích phía Bắc của Hà Nội, đồng thời tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất của các làng nghề.
- Cùng với quá trình hiện đại hóa và phát triển dân số ở khu vực nông thôn, nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống Bắc Hưng Hải ngày càng đa dạng và nhiều nơi đã bị ô nhiễm đến mức báo động.
- Số liệu quan trắc chất lượng nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải tại 40 điểm quan trắc, hàm lượng các chất ô nhiễm lớn hơn so với mẫu nước tại cống Xuân Quan (đầu nguồn vào hệ thống).
- Tại “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 6 sông Cầu Bây, 25/40 vị trí quan trắc trong hệ thống đều phát hiện thấy hàm lượng NO2- là sản phẩm của quá trình phân hủy hữu cơ chứa đạm vượt tiêu chuẩn nước dùng cho nông nghiệp.
- Trạm bơm Bình Hàn và trạm bơm An Vũ có hàm lượng các chất hữu cơ tính theo COD vượt tiêu chuẩn cấp nước cho nông nghiệp.
- Hầu hết các vị trí trong hệ thống đều có hàm lượng Coliform tổng số cao hơn nhiều lần so với TCCP.
- Biến động chất lượng nước theo thời gian rõ rệt nhất trong hai mùa mưa và khô do sự gia tăng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt trong khi không có nước cấp thêm từ đầu nguồn.
- Như vậy, nguồn tài nguyên nước mặt của khu vực nông thôn ĐBSH tương đối lớn, nhưng chất lượng thì đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do tác động của những hoạt động sản xuất phát triển kinh tế của con người.
- Sự suy giảm chất lượng nước mặt đó, mà tiêu biểu là sự suy giảm chất lượng nước trong các hệ thống sông phục vụ mục đích tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp đã gây ra những tác động trở lại không nhỏ đến sản xuất, môi sinh và sức khỏe con người.
- Nguyên nhân, cơ chế và hậu quả quá trình phú dưỡng kênh mương Phú dưỡng là một vấn đề môi trường phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất trong khi quan điểm của các nhà khoa học về bản chất, nguyên nhân và cơ chế của phú dưỡng cũng có nhiều điểm khác biệt, những khác biệt này mang tính quốc gia hoặc khu vực.
- Khái niệm nghèo dinh dưỡng (oligotrophic) và phú dưỡng (eutrophic) được sử dụng đầu tiên vào đầu thế kỉ XX để chỉ mức độ dinh dưỡng của các bãi than bùn.
- Trước đây phú dưỡng chỉ được sử dụng đối với các đối tượng nước đứng như hồ, hồ chứa, cửa sông, ven biển, tuy nhiên ngày nay phú dưỡng được công nhận đã xảy ra cả với những thủy vực nước chảy chậm (sông, kênh mương.
- Các đối tượng có khả năng bị phú dưỡng là những thủy vực tiếp nhận một lượng lớn dinh dưỡng tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật (tảo nổi, tảo bám và cây ngập nước).
- Phú dưỡng là sự làm giàu quá mức bởi dinh dưỡng vô cơ và dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật [13].
- Với “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp” Nguyễn Thị Thu Hà Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khóa: 2009 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội 7 một cách hiểu khác, phú dưỡng có thể là một quá trình tự nhiên trong các hồ, đầm khi bị lấp đầy theo thời gian do tổng hợp các hoạt động địa lý, hóa học, sinh học… Theo quan điểm này, phú dưỡng là sự già hóa và lấp đầy các thủy vực, và hình thành đầm lầy hay HST trên cạn trong diễn thế sinh thái.
- Cách tiếp cận của các nhà sinh thái học Đức được coi là quan điểm khách quan nhất về cơ chế phú dưỡng của các thủy vực nước ngọt.
- Để hiểu biết tốt hơn về nguyên nhân phú dưỡng trong HST nước ngọt thì cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm “giàu dinh dưỡng” (tại đó có thể phân loại nước theo tình trạng dinh dưỡng, phú dưỡng theo nghĩa hẹp) và “phú dưỡng” (nhận thấy có các vấn đề về chất lượng nước dẫn tới các sự cố về sinh thái như nước đục, mùi khó chịu, mật độ tảo cao, phú dưỡng theo nghĩa rộng).
- Như vậy, có thể coi nước giàu dinh dưỡng là tiền phú dưỡng, là điều kiện cần cho quá trình phú dưỡng.
- Nói cách khác hiện tượng phú dưỡng được hiểu đơn giản là hậu quả của dư thừa dinh dưỡng (theo Likens, 1972.
- Trên thế giới hiện nay có rất nhiều đầm, hồ đang kêu cứu vì tình trạng phú dưỡng do ảnh hưởng của các nguồn thải khác nhau.
- Phú dưỡng được công nhận một cách rộng rãi là hiện tượng ô nhiễm ở các hồ châu Âu và Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ 20.
- Kết quả nghiên cứu từ thập niên 80 cho thấy đã có 54% số hồ ở châu Á là phú dưỡng, ở châu Âu là 53%, Bắc Mĩ 48% và Nam Mĩ 41% [21].
- Các nghiên cứu cụ thể về tình trạng phú dưỡng ở Việt Nam đặc biệt ít phong phú do thiếu tiêu chuẩn xác định mức độ phú dưỡng.
- Ở nước ta tài liệu của mạng Quan trắc môi trường quốc gia cũng cho thấy chất lượng nước của bốn hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Cấm, sông Hương và sông Sài Gòn đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng, điều này cũng xảy ra đối với các thủy vực khác nằm trong lưu vực của chúng.
- Một số nghiên cứu khác về hồ chứa, hồ đô thị đã đề cập đến nhiễm bẩn, giàu dinh dưỡng trong nước nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá các thông số dinh dưỡng đơn lẻ, nhưng chưa mô tả nguyên nhân cũng như cơ chế phú dưỡng xảy ra đối với các đối tượng này.
- Mức độ phú dưỡng nghiêm trọng hơn đối với các hồ đô thị một mặt do chúng phải tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của khu dân cư, mặt khác chúng là các hồ kín và ít có lưu thông với các hệ thống thủy vực khác

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt