« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng chỉ thị sinh học tảo cát cho chất lượng nước phục vụ nông nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ a) Lý do chọn đề tài Đánh giá chất lượng nước thủy lợi cần một chương trình quan trắc lớn trong khi chưa phản ánh mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường vô sinh trong quá trình phú dưỡng.
- Trên thế giới có nhiều dẫn liệu nghiên cứu tảo cát sống bám nhưng đa phần đều thuộc vùng ôn đới không thích hợp với nước ta, do đó nghiên cứu được thực hiện để xác định mức độ phù hợp của chỉ thị sinh học tảo cát với điều kiện hệ thống kênh mương thủy lợi.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước phục vụ mục đích nông nghiệp đến thành phần và mật độ khu hệ tảo cát sống bám.
- Đề xuất xây dựng bộ chỉ thị tảo cát cho chất lượng nước thủy vực phục vụ mục đích nông nghiệp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: chất lượng nước và cấu trúc khu hệ tảo cát sống bám tại một số hệ thống kênh mương thủy lợi điển hình địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đa dạng và phong phú của tảo cát được đánh giá theo mùa trong phạm vi 1 năm.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Các nội dung chính của nghiên cứu là: Đánh giá hiện trạng và áp lực đối với chất lượng nước các hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn Gia Lâm.
- Xác định mức độ và biến động đa dạng và phong phú khu hệ tảo cát sống bám tại một số các hệ thống thủy vực điển hình.
- Đánh giá mối quan hệ giữa thành phần và mật độ khu hệ tảo cát sống bám với chất lượng nước tại các hệ thống thủy vực điển hình.
- Xác định nhóm loài chỉ thị cho quá trình suy giảm chất lượng nước hệ thống kênh mương.
- d) Phương pháp nghiên cứu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước các hệ thống kênh mương thủy lợi Thu thập số liệu thứ cấp: cơ sở hạ tầng, quản lý và chất lượng nước Phương pháp lấy mẫu nước: theo tuần từ 2/2010 đến 2/1011 ở 2 hệ thống mương Phương pháp phân tích: nhiệt độ, DO, Eh, pH, NH4+, NO3-, PO43-, BOD5, COD Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả: sử dụng QCVN 08 – 2008 Sử dụng chỉ số để mô phỏng chất lượng nước: sử dụng CCME WQI Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tảo cát sống bám Phương pháp lấy mẫu tảo cát sống bám: bằng các bẫy tảo bám tại độ sâu 20 cm 2 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu tảo cát sống bám theo APHA mục C và D Đánh giá tảo cát dựa vào các chỉ số đa dạng và chỉ số cấu trúc: H – Shannon-Weaner, D – Simpson, D – Margalef, D – Odum, D – Menhinick, E – Pielou và C – Simpson, Tỷ lệ C/P, DAIpo, PTI, TDI theo Kelly và Van Dam, SDI, ODI.
- Đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng nước với đa dạng sinh học tảo sử dụng phương pháp kiểm định sự tương quan theo phân phối Student e) Kết luận Chất lượng nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi ở huyện Gia Lâm đang có dấu hiệu suy giảm.
- Trong đó, chất lượng nước các thủy vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước thải chăn nuôi, sinh hoạt, nước chảy tràn hoặc nước từ các khu vực canh tác trong đó hữu cơ và dinh dưỡng hòa tan là nguyên nhân chủ yếu.
- Chất lượng nước của các kênh mương thủy lợi điển hình thể hiện thông qua các thông số đơn lẻ hay chỉ số tổng hợp đều chỉ ra mức độ ô nhiễm trung bình đến nghiêm trọng và cho thấy chất lượng nước xấu nhất tại các mương nhận nước thải chăn nuôi và sinh hoạt, tốt hơn nếu chỉ nhận nước thải canh tác.
- Với 131 loài tảo cát xuất hiện, trên địa bàn Gia Lâm trong thời gian 1 năm nhận thấy có những biến động đáng kể về cấu trúc khu hệ và đa dạng nằm ở mức trung bình đến cao.
- Đa dạng sinh học cao nhất về mùa Xuân, Hè và những thời điểm thấp nhất thường rơi vào mùa Thu, Đông do đó khá phù hợp với biến động chất lượng nước theo thời gian và đối tượng nghiên cứu.
- Mô phỏng chất lượng nước thông qua các chỉ số đa dạng và chỉ số ô nhiễm dựa vào cấu trúc khu hệ tảo cát được đánh giá là khá tốt với các chỉ số đã lựa chọn, đặc biệt cao đối với các chỉ số H - Shannon-Weaner, D - Odum, C - Simpson, Số lượng loài, C/P, TDI-K, DAIpo, SDI và ODI cho thấy chúng là các chỉ số phù hợp với đối tượng nghiên cứu này.
- Với độ tin cậy 90% đến 95% các loài chống chịu ô nhiễm tốt đến rất tốt sẽ ưu thế khi chất lượng nước xấu đến rất xấu là Achnanthes hungarica, Cyclotella meneghiniana, Navicula minima, N.
- braunii… Các loài trên, ở những mức độ khác nhau là những loài có tiềm năng làm chỉ thị sinh học cho chất lượng nước các hệ thống kênh mương thủy lợi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt