« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nhóm 5 nước Đông Nam Á bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam được đánh giá là những nền kinh tế mới nổi có những nét tương đồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 5,4% trong thời kỳ 1985-2013.
- Cũng trong thời kỳ này, bình quân chi tiêu chính phủ trong nhóm chiếm tỷ trọng khoảng 21% trên GDP.
- Nghiên cứu cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế cho thấy, trong khi chi thường xuyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thì chi cho đầu tư phát triển có tác động tiêu cực.
- Điều này phản ánh chi thường xuyên của chính phủ có hiệu quả thúc đẩy tăng trường kinh tế trong khi đầu tư công là không có hiệu quả, và do vậy làm kìm hãm tốc độ tăng trường kinh tế.
- Do vậy, cắt giảm hay tái đầu tư công để nâng cao hiệu quả của đầu tư công đến tăng trường kinh tế là cần thiết.
- Khái quát về chi tiêu chính phủ Chi tiêu chính phủ là một thành tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế.
- Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào quy mô chi tiêu của chính phủ mà còn phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động chi tiêu chính phủ.
- Trong cơ cấu chi tiêu của chính phủ, các thành phần có tác động cũng như tầm ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế.
- Xác định được tính hiệu quả của các thành phần chi tiêu chính phủ sẽ có ý nghĩa rất lớn bởi lẽ: thứ nhất, trong giới hạn ngân sách chính phủ vẫn có thể cải thiện tăng trưởng kinh tế bằng cách phân bổ lại cơ cấu chi tiêu theo hướng gia tăng tỷ trọng các thành phần chi tiêu có hiệu quả.
- và thứ hai, trong tình huống cắt giảm ngân sách chi tiêu, chính phủ cũng xác định được những thành phần nào cần được cắt giảm đầu tiên.
- Theo Quỹ Tiền tệ Thế giói, cơ cấu chi tiêu chính phủ được phân thành hai loại: phân loại kinh tế và phân loại chức năng (Government Finance Statistics Manual 2014).
- Cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế dựa trên thể loại hay đặc tính kinh tế của chi tiêu chính phủ.
- Cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại chức năng dựa trên mục đích hay chức năng mà chi tiêu chính phủ hướng tới.
- 1 Theo phân loại kinh tế, cơ cấu chi tiêu chính phủ bao gồm những hạng mục phản ánh những thể loại chi tiêu cho các hoạt động phục vụ cho hai trách nhiệm kinh tế lớn của chính phủ là cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường cho cộng đồng.
- Cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế có thế được trình bày dưới hai nhóm chi tiêu là chi thương xuyên và chi đầu tư phát triển.
- (1) Chi thường xuyên bao gồm các hạng mục: Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ: tất cả các khoản thanh toán của chính phủ để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ bao gồm lương và tiền công cho người lao động, những khoản đóng góp xã hội vào chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và mua sắm hàng hóa và dịch vụ khác.
- Trợ cấp và các chuyển giao hiện tại khác: tất cả các khoản thanh toán không hoàn trả của chính phủ cho những mục đích hiện tại, nghĩa là những khoản thanh toán mà không nhận được lại hàng hóa và dịch vụ.
- (2) Chi đầu tư phát triển là chi tiêu cho mua sắm và hình thành hàng hóa vốn bao gồm những thanh toán cho mua tài sản vốn cố định, cổ phiếu chiến lược hay khẩn cấp, đất đai và tài sản vô hình, chuyển giao vốn.
- Mua cổ phiếu: thanh toán cho việc mua sắm cổ phiếu chiến lược hay khẩn cấp bởi các tổ chức điều tiết thị trường của chính phủ và những cổ phiếu cho hàng hóa đặc biệt quan trọng đối với quốc gia.
- 2 Chuyển giao vốn: thanh toán không hoàn lại của chính phủ cho phép ngừng thụ hưởng mua tài sản vốn, bồi thường cho những thiệt hại hoặc tàn phá tai số vốn hoặc gia tăng tài sản tài chính của họ.
- Theo phân loại chức năng, cơ cấu chi tiêu chính phủ bao gồm 10 hạng mục cung cấp thông tin về mục đích mà những khoản chi tiêu được thực hiện.
- Cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại chức năng cung cấp một cách phân loại chi tiết theo các chức năng hay các mục tiêu kinh tế - xã hội mà chính phủ theo đuổi thông qua các thể loại chi tiêu khác nhau.
- Tất cả các chi tiêu cho một chức năng nào đó được tập hợp trong một hạng mục của cơ cấu chi tiêu bất kể các chi tiêu này được thực hiện như thế nào.
- Quan điểm lý luận và thực tiễn về tác động của cơ chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ đến trưởng kinh tế là xác định tính hiệu quả của các thành phần chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.
- Những mô hình tăng kinh tế ban đầu nhận diện khá đơn giản giữa chi tiêu chính phủ có hiệu quả và không có hiệu quả: đó là chi tiêu cho đầu tư công được coi là chi tiêu không hiệu quả (Willi, năm 2011).
- Chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ, trong khi có khả năng cung cấp lợi ích cho các hộ gia đình, lại làm cản trở tăng trưởng kinh tế vì thuế cao hơn để tài trợ tiêu dùng của chính phủ sẽ làm giảm lợi tức và động cơ đầu tư.
- Nghiên cứu của Grier và Tullok (năm 1987) và Barro (năm 1991) xác nhận mối quan hệ nghịch giữa quy mô chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ và tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngược lại, chi tiêu cho đầu tư của chính phủ như cung cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng tạo dựng môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu của Easterly và Rebelo (năm 1995) cũng cho thấy, đầu tư công vào giao thông và truyền thông ở những nước đang phát triển dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn.
- Tuy nhiên, hạng mục nào của chi tiêu chính phủ được phân loại là chi tiêu cho tiêu dùng hay chi tiêu cho đầu tư lại là vấn đề tranh luận.
- Trong khi nghiên 3 cứu của Kormendi và Meguire (năm 1989), Griei và Tullok (năm 1987) và Summers và Heston (năm 1988) xác định chi tiêu cho quốc phòng và giáo dục là chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ và không có hiệu quả, thì Barro (năm 1991) lại cho rằng đây là chi tiêu cho đầu tư của chính phủ làm tăng trữ lượng vốn nhân lực và do vậy là chi tiêu có hiệu quả.
- Barro và Salai Martin (năm 1995) cho rằng, tính hiệu quả của thành phần chi tiêu chính phủ được xác định bởi khả năng tác động của nó đến hiệu quả của khu vực tư nhân.
- Theo đó thành phần chi tiêu hiệu quả là những chi tiêu chính phủ có tác động đến hiệu quả của khu vực tư nhân bao gồm dịch vụ công, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công, giáo dục, y tế, nhà ở, phát triển và dịch vụ công, bảo vệ môi trường.
- Thành phần chi tiêu không hiệu quả là những chi tiêu chính phủ có tác động đến phúc lợi của người tiêu dùng song không làm thay đổi hiệu quả của khu vực tư nhân bao gồm văn hóa, giải trí và tôn giáo, bảo trợ xã hội, hoạt động kinh tế.
- Theo Devarajan (năm 1996), tính hiệu quả của thành phần chi tiêu chính phủ nằm ở sự đóng góp cùa nó đến tăng trường kinh tế.
- Theo đó, tính hiệu quả của mỗi thành phần được xác định bởi tác động của tỷ trọng thành phần chi tiêu này trên tổng chi tiêu chính phủ đến tăng trường kinh tế.
- Thành phần chi tiêu chính phủ được xem là có hiệu quả khi tỷ trọng chi tiêu cho thành phần này trên tổng chi tiêu chính phủ có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế.
- Hay nói cách khác, sự gia tăng trong tỷ trọng thành phần chi tiêu này làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Thành phần chi tiêu chính phủ được xem là không có hiệu quả khi tỷ trọng chi tiêu của nó trên tổng chi tiêu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế hay sự gia tăng trong tỷ trọng thành phần chi tiêu này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Nurudeen và Usman (năm 2010) xác định tính hiệu quả của thành phần chi tiêu chính phủ thông qua tác động của quy mô thành phần chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.
- Nếu sự gia tăng trong quy mô thành phần chi tiêu chính phủ đem lại sự gia tăng trong tốc độ tăng trường kinh tế, thì khi đó thành phần chi tiêu chính phủ được xem là có hiệu quả.
- Ngược lại thành phần chi tiêu chính phủ được xem là không có hiệu quả khi sự gia tăng trong quy mô thành phần chi tiêu chính phủ dẫn đến sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- 4 Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế được thực hiện Tất đa dạng, từ phạm vi từng nước đến nhóm các nước và phân tích được thực hiện trên cả hai thể loại cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế và theo phân loại chức năng.
- Theo hướng đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế, các nghiên cứu cho kết quả hỗn hợp.
- Devarajan (năm 1996) nghiên cứu nhóm 43 nước đang phát triển trong thời kỳ 1970-1990 và nghiên cứu của Ghosh và Gregoriou (năm 2008) cho nhóm 15 nước đang phát triển thời kỳ 1972-1999 cho thấy, chi cho đầu tư phát triển có tác động tiêu cực trong khi chi thường xuyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Trong khi đó, Bose và Osbom (năm 2007) khi nghiên cứu nhóm 30 nước đang phát triển thời kỳ 1972-1980 lại tìm thấy chi cho đầu tư phát triển cỏ tác động tích cực trong khi chi thường xuyên không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu của Chamorro-Narvaez (năm 2012) cho nhóm 12 nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh thời kỳ 1975-2000 lại khẳng định, cả chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên đều không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
- Theo hướng đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại chức năng, nhóm các thành phần chi tiêu của chính phủ thường được lựa chọn xem xét như chi tiêu cho giáo dục, y tế, giao thông và truyền thông, kết cấu hạ tầng, trật tự xã hội và quốc phòng.
- Đối với tính hiệu quả của từng thành phần chi tiêu chính phủ, các kết quả cũng không đồng nhất.
- Ví dụ, chi tiêu cho giáo dục được xác định là thành phần chi tiêu có hiệu quả với tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong những nghiên cứu của Bose và Osbom (năm 2007), Parekh (năm 2008), Yu, Fan và Saurkar (năm 2009), Dada (năm 2013), Gemmell, Kneller và Sanz (năm 2014).
- Trong khi đó, nghiên cứu của Belgrave và Craigvvell (năm 1995), Nurudeen và Usman (năm 2010) cho thấy, chi tiêu cho giáo dục là không có hiệu quả với tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Devarajan, Svvaroop và Zou (năm 1996) và Dinca (năm 2013) lại cho rằng, chi tiêu cho giáo dục không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
- Đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế cho nhóm các nước ASEAN-5 Trong thời kỳ nhóm ASEAN-5 bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 5 5,4%.
- Trong cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân cao hơn chi đầu tư phát triển, tương ứng với tỷ lệ 76,4% và 23,6% trên tổng chi tiêu chính phủ.
- Số liệu cho cơ cấu chi tiêu chính phủ với hai thành phần chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (tính theo giá cố định) được lấy từ các Chỉ số Chính cho châu Á và Thái Bình Dương (Ngân hàng Phát triển châu Á).
- Những đặc thù riêng của mỗi nước như vị trí địa lý, đặc điểm nhân khẩu học của dân số (phân bổ độ tuổi, trình độ giáo dục, văn hóa và tập quán), chính sách tăng trưởng, chính sách tài khóa, độ mở cửa của nền kinh tế là khác nhau.
- 2013 Trong đó lnGDP là logarit của GDP, lnCU là logarit của chi thường xuyên, lnCA là logarit của chi đầu tư phát triển và u là sai số.
- Biến αi bao gồm các nhân tố không quan sát được có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và do vậy phản ánh tác động đặc thù theo nước.
- Nó có thể là tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên.
- Hai mô hình tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect) được thử nghiệm và kiểm định Hausman cho thây mô hình tác động CỐ định là thích hợp hơn.
- Bảng 1: Tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Biến phụ thuộc: InGDP Biến giải thích Hệ số t-statistic p-value LNCU LNCA CONSTANT Số liệu quan sát: 132.
- F statistic = 702 Có thể thấy được từ bảng kết quả hồi quy tất cả các hệ số của biến giải thích đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.Tác động của hai thành phần chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế là khác nhau.
- Cụ thể, chi thường xuyên của chính phủ có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế:1% tăng trong chi thường xuyên dẫn đến 0,82% tăng trong GDP.
- Trong khi đó chi đầu tư phát triển có tác động tiêu cực đến tăng trường kinh tế: 1% tăng trong chi đầu tư phát triển gây ra sự sụt giảm 0,02% trong GDP.
- Điều này hàm ý trong khi các hoạt động thuộc chi thường xuyên của chính phủ đem lại hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế thì đầu tư công là kém hiệu quả.
- Tổng chi tiêu chính phủ là số xác định và chính phủ cần phải phân bổ một cách hiệu quả giữa các thành phần chi tiêu.
- Phân bổ ngân sách được xem là hiệu quả khi nguồn lực tập trung vào những thành phần chi tiêu có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế.
- Do cơ cấu chi tiêu chính phủ bộc lộ những tác động khác nhau của hai thành phần chi tiêu chính phủ đến tăng trường kinh tế, nên điều này cho thây có cơ hội tăng tính hiệu quả chi tiêu chính phủ bằng cách cơ cấu lại ngân sách chi tiêu của chính phủ theo hướng ưu tiên.
- Tuy nhiên, việc cắt giảm chi cho đầu tư phát triển cũng cần được thực hiện cẩn trọng bởi không phải tất cả các dự án đầu tư công đều không có hiệu quả đến tăng trường kinh tế.
- Tái cơ cấu đầu tư, lựa chọn đầu tư nhằm chọn ra những dự án đầu tư phù hợp và loại 7 bỏ những dự án kém hiệu quả và lãng phí, và quản lý đầu tư công là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
- Kết luận Tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm.
- Trong bối cảnh các nền kinh tế phải đối mặt với vấn đề cắt giảm ngân sách chính phủ thì việc xác định tính hiệu quả của từng thành phần chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết.
- Nhóm các nước ASEAN-5 thời kỳ 1985-2013 trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, trong đó chi tiêu chính phủ có vai trò quan trọng.
- Trong cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế chi thường xuyên có tác động tích cực trong khi chi cho đầu tư phát triển có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Điều này cảnh báo hiệu quả đầu tư công trong nhóm các nước này và qua đó chính phủ cần xem xét cắt giảm hay tái đầu tư công để nâng cao hiệu quả của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế.
- Cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại chức năng 1.
- Viện trợ kinh tế nước ngoài 1.3.
- Dịch vụ công 1.4.
- Vấn đề kinh tế 4.1.
- Vấn đề lao động, thương mại và kinh tế chung 4.2.
- Vấn đề kinh tế R&D 4.9.
- Vấn đề kinh tế (không được phân loại khác) 5 Bảo vệ môi trường 5.1.
- Phát triển nhà ở 6.2.
- Phát triển cộng đồng 6.3