« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và phân hạng các yếu tố tác động đến sự di chuyển của một tố chất ô nhiễm điển hình trong môi trường đất từ nguồn ô nhiễm cố định


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình MỞ ĐẦU I.
- Đặt vấn đề Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng hiện nay đang trở nên cấp bách và đáng chú ý hơn bao giờ hết.
- Xã hội càng phát triển, dân số thế giới càng tăng thì những ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của con người càng mạnh mẽ và bất thường.
- Những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người vừa do thiên nhiên (bản chất quá trình hình thành địa chất, các vấn đề liên quan đến vũ trụ.
- tác động, vừa do bản thân con người tạo ra (các chất thải sinh hoạt, các quá trình khai thác, các khu công nghiệp, các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.
- Mặt khác, giữa môi trường nước, môi trường không khí, biển cùng với môi trường đất có một sự liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là giữa môi trường nước và môi trường đất.
- Vì vậy ô nhiễm một trong các môi trường thành phần, đặc biệt là một trong hai môi trường đất và nước sẽ làm ô nhiễm cả hai.
- Ở nước ta những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
- Theo báo cáo diễn biến môi trường năm 2004 tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước khoảng 12,8 triệu tấn/năm, đô thị chiếm 50%, và ước tính đến năm 2010 sẽ là 20 triệu tấn/năm, trong đó 63% từ đô thị.
- Số liệu thống kê mới đây của các cơ quan môi trường cho thấy: tổng lượng rác thải sinh hoạt trong thành phố Hà Nội mỗi ngày trung bình khoảng 5.000 tấn, thành phố Hồ Chí Minh thải ra trung bình khoảng 7.000 tấn.
- việc xử lý rác chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 1 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem đi chôn lấp.
- Cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nước, đất và không khí xung quanh khu vực.
- Vì vậy việc “Nghiên cứu và phân hạng các yếu tố tác động đến sự di chuyển của một chất ô nhiễm điển hình trong môi trường đất từ nguồn ô nhiễm cố định” là hết sức cần thiết cho việc bảo vệ môi trường đất và đưa ra các giải pháp chống ô nhiễm đất duy trì tính năng sản xuất lâu dài của đất, đây cũng là một trong những chiến lược quan trọng trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của chất ô nhiễm (Kim loại nặng) trong môi trường đất từ nguồn cố định (bãi rác), trên cơ sở đó bước đầu nghiên cứu và phân hạng cấp độ tác động của các yếu tố này đến quá trình di chuyển của chất ô nhiễm trong môi trường đất từ nguồn cố định nhằm đưa ra bộ tiêu chí đánh giá đất ô nhiễm một cách hợp lý.
- Mục tiêu của đề tài - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của chất ô nhiễm trong môi trường đất.
- Bước đầu nghiên cứu và phân hạng cấp độ tác động của các yếu tố này đến quá trình di chuyển của chất ô nhiễm trong môi trường đất nhằm đưa ra bộ tiêu chí đánh giá ô nhiễm đất một cách hợp lý.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 2 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình 2.
- Ý nghĩa của đề tài - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của chất ô nhiễm trong môi trường đất từ đó giúp nhà quản lý kiểm soát được quá trình ô nhiễm xảy ra trong môi trường đất.
- Bước đầu nghiên cứu đưa ra được bộ tiêu chí đánh giá ô nhiễm đất từ việc phân hạng cấp độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của chất ô nhiễm trong môi trường đất.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 3 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.1.
- Hiện trạng ô nhiễm đất trên thế giới Theo các nhà khoa học trên thế giới thì trong tất cả các loại ô nhiễm: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai là vấn đề đáng báo động.
- Hiện nay việc sử dụng nông dược và phân hóa học gây ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm mà còn thông qua lương thực, rau quả,… ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe người và động vật.
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất nói chung rất nhiều nhưng trước nhất và quan trọng nhất phải nói là do việc thải bỏ không hợp lý những chất thải dưới dạng đặc hay lỏng từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt…, làm cho mặt đất bị nhiễm bẩn, thậm chí hủy hoại cả môi trường đất, làm cho đất không còn khả năng sản xuất.
- Rác nói riêng và chất thải nói chung là những thành phần chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất.
- Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa gạo ở khu vực này vì vậy mà hàm lượng Cd trong lúa được trồng ở vùng này cao hơn gấp 10 lần so với lúa trồng ở khu vực khác.
- Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước thải thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm, Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 4 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình gây hại tới sức khoẻ nông dân.
- Hiện nay, những hoạt động của tự nhiên cùng tác động mạnh mẽ của con người đã và đang làm cho môi trường đất Việt Nam đứng trước thực trạng của sự ô nhiễm nặng nề.
- Nguồn gây ô nhiễm đất chính ở Việt Nam là các chất thải không qua xử lý tại các vùng dân cư, đô thị và khu công nghiệp, giao thông, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý và một phần do chiến tranh để lại.
- Tuy nhiên, về quy mô, vùng bị ô nhiễm không lớn, chỉ xảy ra ở ven các thành phố lớn, khu công nghiệp và những nơi gia công kim loại không có công nghệ xử lý chất thải độc hại và những nơi chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý, không có sự quản lý chặt chẽ.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, kim loại nặng được tìm thấy trong nước và bùn thải ra từ các khu dân cư và khu công nghiệp.
- Nước thải không qua xử lý từ các hệ thống sông ngòi thường bị chảy tràn hoặc được sử dụng làm nước tưới trên các khu vực đất nông nghiệp.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 5 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Hàm lượng Cu trong đất dưới TCVN, nhưng gần bằng hoặc cao hơn chút ít so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Hà Lan 1997.
- Tại một số khu vực cụ thể, hàm lượng kim loại nặng rất cao (mẫu TH2- Thanh Trì, Hà Nội).
- Ảnh hưởng của nước thải tới sự tích luỹ kim loại nặng trong đất mặt Nông độ nguyên tố (mg/kg) Địa điểm theo dõi và nguồn ô nhiễm Cu Zn Pb Cd Hg Thanh Tri, Hanoi (1) TH1: rác công nghiệp (Văn Điển) TH2: rác sinh hoạt TO1: rác sinh hoạt QT: rác sinh hoạt Nha Be- HCM C.
- Maqsud Sử dụng bùn thải: là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất hiện nay đang được quan tâm.
- Chất ô nhiễm thường được tích đọng trong bùn với hàm lượng khá lớn.
- Việc sử dụng bùn từ các hệ thống tiếp nhận nước thải trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ô nhiêm môi trường đất.
- Xác định hàm lượng kim loại nặng trong bùn đã được thực hiện bởi một số tác giả tại thành phố Hà Nội, số liệu ở Bảng 1.2 cho thấy hàm lượng của một số nguyên tố kim loại nặng trong khoảng từ giá trị nền cho đến vượt giá trị cho phép.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 6 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Bảng 1.2.
- Hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải ở Việt nam Hàm luợng tổng số, (mg kg-1) Nguồn ô nhiễm Địa điểm Cd Zn Pb Cu Chất thải sinh hoạt và công nghiệp Sông Tô lịch Chất thải công nghiệp Hanel Chất thải sinh hoạt và công nghiệp Thanh trì – Hà nội TCVN Nguồn: [11] Lê Văn Khoa, 1999 Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất đến từ các hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống (tái chế kim loại).
- Tính trung bình hàng ngày có khoảng 100 m3 nước thải thải ra môi trường.
- Phế thải từ các làng nghề truyền thống thường chứa đựng nhiều kim loại nặng, thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương và đất nông nghiệp xung quanh.
- Số liệu ở Bảng 1.3 cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong bùn thải là rất cao, vượt quá giá trị cho phép của TCVN 7209-2002.
- Hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong bùn thải tại các làng nghề tái chế KLN, (mg/kg) Cd Zn Cu Pb Địa điểm Đất Bùn thải Đất Bùn thải Đất Bùn thải Đất Bùn thảiVăn môn Yên phong TCVN Nguồn: [8] Phạm Quang Hà, 2002 Sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật: hiện nay, hàng năm cả nước sử dụng tới hơn 30.000 tấn/năm hoá chất bảo vệ thực vật các loại, trong đó có Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 7 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình khoảng 45 hợp chất với nhiều thương hiệu khác nhau.
- Một số loại được sử dụng phổ biến là Aldrin, Diedrin, Iteptachlo, Lindan, Endrin, Wofatox, Monito, Bassa, Methamidophos, Parathion, Methyl.
- Một vấn đề nổi cộm là sự tồn đọng của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường.
- Sử dụng quá liều lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến tích đọng trong đất.
- Phân bón hoá học sử dụng ở Việt Nam nhiều nhất là urê, suphát amôn, NPK, supe lân.
- Hiện nay môi trường đất đang chịu sứ ép lớn của việc sử dụng phân bón hoá học.
- Hàng năm cả nước sử dụng khoảng 3 triệu tấn phân bón.
- Nhiều kế quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất, phần còn lại bị rửa trôi theo nước hoặc năm lại trong đất gây ô nhiễm môi trường đất.
- Giao thông: hoạt động giao thông cũng gây nên nhiêm bẩn môi trường đất, đặc biệt tại các khu vực ven các đường quốc lộ do sự đốt cháy nhiên liệu nhiên liệu của các phương tiện cơ giới.
- Các chất ô nhiễm bị rò rỉ từ kho, bãi lưu giữ và ngấm, thấm vào môi trường đất thông qua nhiều con đường: ngấm trực tiếp, theo nước mặt chảy tràn, theo nước ngầm, từ môi trường không khí, v.v.
- Một khi có mặt trong môi trường đất, các chất ô nhiễm sẽ di chuyển trong đó để đi xuống các tầng đất sâu hơn, đi vào trong nước ngầm và theo dòng nước ngầm khuếch tán ra xa hơn, tích tụ trong bùn lắng hoặc trầm tích của các lớp nước mặt hoặc đi vào dòng nước mặt.
- Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi chất ô nhiễm được giữ lại hoàn toàn trong các lớp bùn lắng - trầm tích, rửa sạch bởi các dòng nước ngầm hoặc ngấm xuống gần tầng đá gốc của khu vực hay đi vào và tích tụ trong hệ sinh thái Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 8 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình khu vực, bao gồm cả thực vật và động vật theo quá trình tích tụ sinh học.
- Tích tụ sinh học có thể được định nghĩa là quá trình mà cơ thể sống tích tụ chất ô nhiễm trực tiếp từ môi trường đất, nước, không khí (đối với thực vật) và gián tiếp qua chuỗi thức ăn (động vật).
- Theo đó, chất ô nhiễm sẽ đi vào trong cơ thể con người và được tích tụ (do không bị hoặc ít bị chuyển hóa thành các dạng khác) đến một mức nào đó thì bắt đầu gây hại cho con người.
- Trong nhiều trường hợp, chất ô nhiễm có thể vừa là chất thiết yếu cho cơ thể để tồn tại và phát triển, lại vừa là chất có tiềm năng độc hại tùy thuộc vào liều lượng của nó trong cơ thể.
- Nhóm kim loại nặng - Nhóm hợp chất hữu cơ (Hoá chất bảo vệ thực vật.
- Kim loại nặng I.2.1.1.
- Khái niệm kim loại nặng Kim loại nặng là những nguyên tố kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5 lần tỷ trọng của nước.
- Các nguyên tố kim loại nặng có thể kể đến như : Pb, Fe, Cu, Cd, Cr.
- Chúng có thời gian lưu trong môi trường rất lâu, có nguy cơ tăng tính độc và độ bền vững cao tuỳ vào điều kiện của môi trường, nó gây độc đối với con người và hệ sinh thái ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào nồng độ song thường biểu hiện tác động trong khoảng hẹp về nồng độ, ranh giới giữa mức đủ và độc là rất hẹp (theo Bowen, 1996).
- Quá trình phong hoá Kim loại vết tích tụ trong đất tại các khu vực khác nhau do quá trình phong hoá tại chỗ của các khoáng vật.
- Thông thường hàm lượng kim loại vết hình thành Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 9 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình trong đá macma lớn hơn trong các đá nguyên sinh, Mn, Cr, Co, Ni, Cu và Zn tồn tại với hàm lượng cao trong một số loại đá được trình bày trong Bảng 1.4.
- Đá macma và biến chất là nguồn chứa nhiều kim loại vết nhất trong tự nhiên và là nguồn cung cấp kim loại cho đất.
- Vai trò quan trọng của các đá thứ sinh là khoáng vật mẹ trong quá trình hình thành đất chiếm đến 75% bề mặt trái đất.
- Khả năng trao đổi của kim loại vết với cây trồng và hệ sinh thái quay vòng phụ thuộc vào trạng thái phong hoá của đá.
- Đá cát kết bao gồm nhiều khoáng vật khó bị phong hoá do vậy chỉ cung cấp một lượng nhỏ nhất các kim loại vết trong đất.
- Một vài loại khoáng dễ bị phong hoá từ các đá macma và metamorphic, bao gồm olivine, hornblende, augite, cung cấp một lượng khá lớn các kim loại Mn, Co, Ni, Cu, Zn cho đất (Bảng 1.4).
- Nhiều kim loại vết chủ yếu tìm thấy trong quặng sunfit.
- Cd và Zn là các kim loại có mối quan hệ địa hoá gần gũi.
- Các kim loại vết thế chỗ đồng hình trong mạng lưới khoáng silicat và khoáng khác trong trường hợp các cation kim loại khác nhau có cùng bán kính ion.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 10 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Bảng 1.4.
- Hoạt động của con người Kim loại ban đầu một phần được sinh ra từ các quá trình hoạt động địa hoá của khoáng vật mẹ và đi vào đất thông qua các quá trình phong hoá hoá học, kim loại độc sinh ra từ các hoạt động của con người có từ rất nhiều nguồn.
- Các chỉ thị trước tiên là sự tăng hàm lượng chất nhiễm bẩn gây ra bởi con người được xác định bằng cách tính toán các chỉ số liên quan đến tiềm năng ô nhiễm.
- Nikiforova và Smirnova (1975) đã tính “chỉ số công nghệ” là tỉ lệ giữa hoạt động khai khoáng hàng năm trên nồng độ trung bình của các kim loại vết trên bề mặt trái đất.
- Những tính toán tập trung vào các hoạt động khai khoáng được coi như là nguồn có thể vận chuyển các chất nhiễm bẩn chủ yếu vào đất, tuy nhiên chúng ta có thể nhận định có ít nhất 5 nhóm chính liên quan đến sự vận chuyển các kim loại vết vào trong hệ thống đất - cây trồng liên quan đến các hoạt động sản xuất của con người như sau.
- Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 11 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Bảng 1.5.
- Nguồn của các kim loại độc trong môi trường (a) (b) (c) (d) (e) (f) 1.
- Khai khoáng quặng chứa kim loại Đào, xới và cặn thải - nhiễm bẩn thông qua phong hoá, xói mòn do gió (As, Cd, Hg, Pb) Cặn thải khếch tán do sông - trầm tích trên đất do lũ, nạo vét sông.
- Nông nghiệp Phân bón (As, Cd, Mn, U, V và Zn trong một số phân phốt phát) Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 12 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình (b) (c) (d) (e) (f) Phân chuồng (As, và Cu trong phân lợn và gia cầm, Mn và Zn trong phân chồng trại Vôi (As, Pb) Hoá chất bảo vệ thực vật (Cu, Mn và Zn trong thuốc trừ nấm, As và Pb sử dụng cho cây ăn quả) Nước tưới (Cd, Pb, Se) Ăn mòn kim loại (mạ kẽm, đồ dùng bằng kim loại) (Fe, Pb, Zn) (a) (b) (c) (d) 5.
- Rác thải Bùn cặn (Cd, Cr, Cu, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, V, Zn) Rửa trôi từ đất (As, Cd, Fe, Pb) Phế thải (Cd, Cr, Cu, Pb, Zn) Đốt rác, bụi than (Cu, Pb) Campbell và các cộng sự (1983) so sánh lượng kim loại vết bị phát tán bởi tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con người vào không khí cho thấy tốc độ phát thải bởi con người lớn hơn các quá trình tự nhiên 15 lần - Cd, >100 lần - Pb, 13 lần - Cu, và 21 lần - Zn.
- Những gì đang diễn ra với lượng lớn kim loại đi vào trong môi trường với các ion kim loại khác nhau, các dạng khác nhau và các phức của chúng làm nhiễm bẩn đất và hệ sinh thái.
- Do vậy, hoặc chất nhiễm bẩn sẽ trở thành dạng có khả năng gây độc trong môi trường hoặc không.
- Sự có mặt của chúng trong môi trường đất phụ thuộc nhiều vào: (1) tính chất lý đất và điều kiện hoá học như, độ chua, khả năng giữ nước, keo đất, oxít Mn-Fe, vật chất hữu cơ, tạo điều kiện cho các phản ứng bề mặt và quá trình hấp phụ.
- (2) đất và các khu vực giữ nước không chỉ ảnh hưởng đến sự hoà tan chất nhiễm bẩn tại chỗ mà còn vận chuyển chất ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác.
- Và (3) thành phần sinh vật đất và cây trồng trong hệ sinh thái có thể hấp thụ và quay vòng kim loại.
- Không khí Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 13 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Dòng vào của các kim loại từ không khí tồn tại chủ yếu ở dạng hạt vật chất như trầm tích khô, trầm tích ẩm (rửa từ quá trình kết tủa) hoặc vùi lấp trầm tích.
- Rất nhiều bằng chứng của việc vận chuyển các chất ô nhiễm trong một thời gian dài, đặc biệt các loại ion từ kết tủa axít đã được chỉ ra trong những nghiên cứu trong 10 năm trở lại đây.
- Các nghiên cứu cho thấy kim loại có thể bị vân chuyển khá xa bằng con đường không khí, nhưng thường thấy nhất là các khu vực lân cận nguồn thải, tập trung quanh các khu công nghiệp.
- Nhiễm bẩn kim loại xung quanh các khu vực luyện kim có thể bao trùm một diện tích rộng.
- Sự vận chuyển kim loại bằng không khí dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ và làm tăng giá trị nền của kim loại vết trong đất.
- Đường vào tự nhiện của kim loại vết từ không khí liên quan đến hoạt động núi lửa, các nguyên tố chủ yếu sản sinh ra là Hg, Pb và Ni (Bảng 1.6).
- Một lượng lớn kim loại bị vận chuyển trong không khí có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất của con người, từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, khai khoáng, luyện kim.
- Khoảng 21% Cd đi vào đất thông qua trầm tích không khí do các hoạt động khai khoáng (Nriagu và Pacyma, 1988).
- Khoảng nồng độ thông thường của các kim loại vết trong không khí tại các khu vực núi lửa (mg m-3) Nguyên tố Châu Âu Bắc Mỹ Núi lửa Hawaii Cr Mn Co Ni Cu Zn Cd Hg Pb Nguồn: Bowen (1979) Ngành Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 14 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoàng Văn Trình Khoảng 28,6% Hg đi vào đất từ không khí nguồn gốc chủ yếu là các hoạt động liên quan đến núi lửa và thông qua các quá trình hoá sinh xảy ra trong nước và đất.
- Pb và các kim loại khác đi vào đất khoảng 6.6%.
- Tổng lượng Pb trầm tích từ không khí và từ các khu vực nông thôn nằm trong khoảng từ 3,1-31 mg m-1/năm và 27-140 mg m-2/năm từ các khu vực đô thị và công nghiệp (Lindberg và Harris,1989).
- Hàm lượng Pb bên cạnh đường quốc lộ cao hơn các khu vực khác do sử dụng xăng chứa chì, trên toàn cầu lượng chì phát thải được Pacyna (1986) dự báo là khoảng 170 x 109 mg/năm, hoặc 45% của tất cảc các nguồn phát thải Pb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt