« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam MỤC LỤC I.
- Khái quát về mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Các mô hình tăng trưởng kinh tế điển hình.
- 5 e) Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A.
- Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- 10 c) Khủng hoảng kinh tế thế giới và những hệ luỵ.
- Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .
- Quan điểm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
- Giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta giai đoạn .
- 22 1 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam I.
- Khái quát về mô hình tăng trưởng kinh tế 1.
- Khái niệm Để nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng mô hình hay học thuyết.
- Giữa mô hình kinh tế và số liệu thực tế có mối quan hệ chặt chẽ, các số liệu tương tác với mô hình theo hai hướng: số liệu giúp lượng hoá các quan hệ mà mô hình lý thuyết quan tâm.
- Vậy, mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đường, hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số, các nhân tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội.
- Các mô hình tăng trưởng kinh tế điển hình a) Mô hình cổ điển Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này có những nội dung căn bản sau: Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.
- Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận 2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiền công.
- b) Mô hình của Các Mác Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật.
- Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gồm ba nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân.
- Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng hoá: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
- Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự thống nhất biện 3 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị.
- Muốn giải thoát khỏi khủng hoảng, nhà nước phải có những biện pháp kích cầu nền kinh tế.
- Như vậy, Mác đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước trong điều tiết cung cầu kinh tế.
- c) Mô hình tân cổ điển Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời.
- Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau: Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vốn.
- Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế.
- Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhà kinh tế học là Harod nguời Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem xét mối quan hệ tăng trưởng với các nhu cầu về vốn g = s/k = i/k 5 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng s: tỉ lệ tiết kiệm i: tỉ lệ đầu tư k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản - đầu ra Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn) e) Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A.
- Samuelson - hỗn hợp Sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy của Keynes, quá nhấn mạnh tới vai trò bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế bàn tay vô hình, tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng.
- Các nhà kinh tế học của trường phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp.
- Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau, vì thế, đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, nội dung cơ bản của nó là: Giống mô hình của Keynes, quan niệm sự cân bằng của kinh tế xác định tại giao AS và AD.
- Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại cho rằng, tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ.
- Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod - Domar về vai trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưỏng kinh tế.
- Chính vì thế, nhiều người cho rằng mô hình kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes.
- Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1.
- Thời kỳ trước đổi mới Trước đổi mới, mô hình kinh tế ở Việt Nam là mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với những đặc điểm chủ yếu là: 6 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới.
- Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”.
- Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
- Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
- 7 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam + Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn.
- Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- xây dựng nền kinh tế khép kín.
- Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Thời kỳ sau đổi mới Trong 25 năm từ thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, mô hình tăng trưởng kinh tế đã có nhiều thay đổi quan trọng phù hợp với các điều kiện trong nước và quốc tế.
- Có thể khái quát bởi ba mô hình tăng trưởng theo thời gian như sau: a) Giai đoạn Đại hội VI của Đảng năm 1986, khởi xướng công cuộc đổi mới, đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần và qua từng kỳ đại hội sau đó, tư tưởng này đã có những phát triển.
- 8 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn này là khắc phục khủng hoảng của mô hình kế hoạch hóa tập trung.
- Đặc điểm quốc tế của giai đoạn này là hệ thống các nước XHCN bị tan rã, nước ta bị cô lập về kinh tế do chính sách cấm vận của Mỹ.
- Trong khi đó ở trong nước, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mối quan hệ toàn diện trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế), do sự hỗ trợ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu sụt giảm mạnh nên nền kinh tế gặp khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, lạm phát tăng cao cộng với việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô chậm được đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế.
- Trong thời kỳ này, mục tiêu của mô hình tăng trưởng kinh tế là: đáp ứng các yêu cầu ổn định đời sống nhân dân, ổn định kinh tế, ổn định chính trị đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
- Đột phá về tư duy chính trị, tư duy kinh tế để xóa bỏ các ràng buộc về thể chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Chỉ trong vòng 5 năm đã ổn định được kinh tế vĩ mô, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
- Tăng trưởng kinh tế đã góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị và bảo vệ CNXH.
- 9 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam b) Giai đoạn Mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn này là: tận dụng thời cơ hướng tới xuất khẩu.
- Trong giai đoạn này, tình hình quốc tế có đặc điểm là thế giới 2 cực bị phá vỡ, mô hình đa cực chưa hình thành, kinh tế khu vực rơi vào khủng hoảng tài chính tiền tệ (bắt đầu từ Thái Lan năm 1997).
- 10 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Bối cảnh này, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thoát khỏi đáy suy thoái.
- Tăng trưởng kinh tế thụt lùi Giai đoạn Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%.
- Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm.
- "Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng thấp như trên", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
- 11 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Hình 2.
- Biểu đồ vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Vốn đầu tư toàn xã hội teo tóp "Đừng hy vọng giảm đầu tư mà vẫn tăng trưởng cao", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nhận định.
- Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trưởng dựa vào đầu tư.
- Trong hoàn cảnh này, để giúp kinh tế thoát khỏi sự phát triển "làng nhàng", nhiều chuyên gia khuyến nghị Chính phủ nên có gói kích cầu khoảng tỷ đồng để kích thích tăng trưởng.
- Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.
- Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 13 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2011, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm.
- 14 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Hình 6.
- Biểu đồ thu hút và giải ngân vốn FDI của Việt Nam đơn vị: nghìn tỉ đồng) Thu hút vốn nước ngoài khó khăn 15 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rất rõ rệt.
- "Việt Nam từng là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của Đông Nam Á, nhưng từ năm 2009, đầu tư đã suy giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu", chuyên gia trong ngành kế hoạch đầu tư nhận định.
- Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Lựa chọn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta có tầm quan trọng hàng đầu để sớm vượt ra khỏi tình trạng một nước có mức thu nhập trung bình thấp, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững.
- Để thực hiện việc lựa chọn và chuyển đổi đó cần phải hiểu rõ các mô hình tăng trưởng kinh tế, thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay, phương hướng và giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới.
- Quan điểm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế là sự phản ánh khái quát những đặc tính chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng giai đoạn nhất định.
- Các yếu tố đóng góp tạo nên tăng trưởng kinh tế gồm lao động, tư bản (vốn) và các yếu tố tăng năng suất lao động.
- Tùy theo mức đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế, đã hình thành nên các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau: tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng theo chiều sâu và tăng trưởng kết hợp theo chiều rộng với theo chiều sâu.
- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất chỉ bằng tăng các yếu tố đầu vào: vốn, lao động và tiêu hao vật chất mà không kèm theo tiến bộ công nghệ.
- Nhưng con đường tăng trưởng như vậy có nhiều hạn chế là trì trệ và về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nhịp độ tăng năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch 16 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm, chất lượng của từng sản phẩm nói riêng và cả nền sản xuất nói chung ngày càng kém đi, tới một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện bế tắc xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư trở nên kém phát triển.
- Thoát khỏi tình thế đó chỉ có con đường tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng chủ yếu là nâng cao hiệu quả của tất cả các yếu tố truyền thống trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật, còn được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity).
- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có tính đặc thù và ưu điểm là: Tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò chính trong quá trình tăng trưởng.
- Việc nâng cao mức sống của con người trong điều kiện tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu không chỉ thể hiện ở tăng phúc lợi vật chất, mà còn ở tăng chất lượng các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế.
- Tăng trưởng kinh tế được tính là thuộc mô hình này hay mô hình kia phụ thuộc vào mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tổng mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
- Trong tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, sự tăng đơn thuần khối lượng các yếu tố sản xuất (lao động, vốn) tạo ra trên 50% tổng số sản phẩm tăng thêm.
- Còn trong mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu thì trên 50% tổng số sản phẩm tăng thêm là do TFP mang lại.
- Tuy nhiên, trong thực tế không thể phân biệt rạch ròi phương thức tăng trưởng theo chiều rộng hay theo chiều sâu, mà chúng thường được kết hợp theo một tỷ lệ nào đó, có thể gọi đó là mô hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng với tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
- Mô hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu vừa chú ý tới số lượng các yếu tố tăng trưởng, nhưng quan trọng hơn là vừa chú trọng nâng cao chất lượng và phối hợp giữa chúng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học 17 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - công nghệ, làm cho yếu tố TFP đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Đại hội XI của Đảng đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là 31- 32% và năm 2020 là 35%.
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.
- 18 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại.
- Giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta giai đoạn Để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo hướng nâng cao nhanh chóng mức đóng góp của yếu tố TFP vào tăng GDP, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
- Ở Việt Nam, đây là khu vực đầu tư đang có hiệu quả cao gấp đôi so với khu vực kinh tế nhà nước.
- Giảm tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vì hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp và có xu hướng giảm.
- 19 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Để khuyến khích tích lũy vốn đầu tư ở khu vực dân doanh thì chính sách tài chính quốc gia cần được đổi mới theo hướng: Chính sách thu phải đảm bảo nâng cao tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho khu vực dân doanh bằng cách giảm tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước.
- Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa.
- Kết luận Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
- Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng 20 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trưởng mang tính hai mặt.
- Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
- Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- 21 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đức Kiên.
- Mô hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp .
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội