« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh tế quốc tế AEC


Tóm tắt Xem thử

- MÔN HỌC : KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG HAI CHIỀU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) HÌNH THÀNH GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Lộc SVTH: Phạm Thị Hằng – NS001 Nguyễn Thị Thanh Huyền - NS001 Tóm tắt: Năm 2015 được xem là năm dấu ấn của các hiệp định thương mại tự do.
- Vào cuối năm 2015 này thì cộng đồng kinh tế AEC dự kiến sẽ hình thành.
- Bài viết này sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh từ đó thông qua mô hình SWOT để đưa ra những điểm mạnh điểm yếu của nguồn lao động Việt Nam hiện nay.
- Qua bài viết chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị là nên tập trung vào giáo dục đào tạo nguồn lao động chất lượng cao và phân bổ nguồn lao động theo chiều rộng và chiều sâu một cách hợp lí.
- Nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn lao động ở Việt Nam đang phải đối diện như: thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao mặc dù lượng sinh viên tốt nghiệp đại học , thạc sĩ, cao học lại thất nghiệp.
- Thị trường lao động lại rơi vào tình trạng thiếu thợ nhiều thầy, người lao động cần phải làm gì để không rơi vào tình trạng thất nghiệp cũng như các chính sách chính phủ nên ban hành nhằm làm giảm tình trạng này.
- Vì một quốc gia muốn đưa nền kinh tế phát triển thì ngoài các yếu tố vốn, kĩ thuật-công nghệ, tài nguyên thiên nhiên thì con người đóng vai trò quan trọng nhất.
- Trong khi nhiều nước phát triển đang đứn trước nỗi lo thiếu lực lượng lao động do“ cơ cấu dân số già” thì Việt Nam một nước đang bước vào “thời kì cơ cấu dân số vàng” với nguồn lao động “ trẻ, khỏe và rẻ” lại đang khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành khi Việt Nam không còn là sân nhà của chúng ta mà là của tất cả các nước ASEAN và ASEAN sẽ là sân nhà của chúng ta AEC hình thành sẽ mang tới rất nhiều cơ hội và thách thức cho lao động Việt Nam.
- Việc hiểu rõ về lao động Việt Nam, cũng như những tác động của AEC tới lao động khi được hình thành sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn 2 chiều về lao động để việc sử dụng lao động một cách hiệu quả.
- Bài tiểu luận này, chúng tôi bày tỏ quan điểm của mình về tác động hai chiều của việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean(AEC) đối với người lao động Việt.
- Chúng tôi chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 1980-2013 dựa trên những báo cáo về số liệu, các bảng biểu, biểu đồ, phương pháp SWOT chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra những giải pháp phát triển lao động Việt Nam cùng những nhận định riêng.
- Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN có hay không tác động đến cơ hội việc làm của người lao động Việt.
- Làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh cho nguồn lao động Việt Nam.
- Lao động Việt Nam có thật sự rẻ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện.
- Kim là một nữ lao động hợp đồng tại Việt Nam, gần đây cô có nghe về cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC.
- kế hoạch của các chính phủ ASEAN tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất Đông Nam Á vào năm 2015 thông qua việc khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động tay nghề giữa các quốc gia.
- Cô rất hứng khởi cuối cùng AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN.
- Tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là tất cả mọi người đều được hưởng lợi như nhau, nhiều khả năng AEC chỉ giúp một nhóm nhỏ trở nên giàu có hơn làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 90% lao động đang đứng trước nguy cơ đóng cửa.
- Những công việc ngắn hạn, thuê ngoài và thợ phụ có khả năng tăng lên nhiều nhất không chỉ vậy để cạnh tranh chính phủ phải chấp nhận một cuộc đua xuống đáy : hạ thấp thuế cho các công ty, chính sách an sinh xã hội , lao động không còn phù hợp đẩy người lao động rơi vào tình trạng còn tồi tệ hơn trước, cơ hội của Kim về việc làm dài hạn mức lương cao hơn sẽ nhanh chóng giảm đi.
- (nguồn Friedrich-Ebert-Stiftung và ASETUC trình bày tăng trưởng kinh tế có lợi cho tất cả mọi người) Vậy cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là gì? Trước hết ta cần hiểu thế nào là liên kết kinh tế-liên hiệp quan thuế.
- Liên kết kinh tế quốc tế mà trước hết là theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền kinh tế thế giới.
- Thị trường chung (Common Market) là một trong những hình thức liên kết kinh tế quốc tế, nó có những đặc trưng như sau.
- Cho phép di chuyển tự do lao động và tư bản giữa các nước thành viên.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN.
- Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
- Năm 2007, một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh lại cam kết này, đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
- Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý rút ngắn tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua Kế hoạch hành động AEC và thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
- Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN.
- Các chuyên gia và lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại điện tử.
- AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.
- Khi tham gia AEC Việt Nam có lợi thế về mặt nào.
- Lợi thế so sánh về lao động So với các nước phát triển thì lao động ở các nước đang phát triển có giá rẻ đồng nghĩa với trình độ tay nghề không cao.
- Do đó ở các nước này lao động có lợi thế so sánh hơn là trình độ tay nghề.
- Nói cách khác các nước phát triển hơn sẽ có lợi thế so sánh về trình độ lao động (hay năng suất lao động), còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về lao động (chi phí lao động ban đầu).
- Ở Việt Nam nguồn lao động dồi dào được coi là một lợi thế.
- Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày dân số Việt Nam hiện vào khoảng 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới.
- Và với 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 60 tuổi) (năm 2008), Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng” tức là cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động.
- Rõ ràng Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” về lực lượng lao động trẻ trong giai đoạn phát triển .
- Không những thế chúng ta còn có nguồn lao động giá rẻ.
- Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn xếp trong top những quốc gia có mức tiền lương thấp nhất khu vực.
- Mặc dù đã được cải thiện qua từng năm, nhưng so với các nước, tiền lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Bangkok (Thái Lan), Minila ( Philipin) và chỉ bằng 42% lương công nhân ở Thẩm Quyến ( Trung Quốc).
- December 30, 2010 Country/City Daily Minium Monthly Wages Wages Cambodia 1.67 50 Vietnam Indonesia/Jakar ta China/Shangha i Thailand/Bang kok Malaysia South Korea Japan Australia nguồn:ASEAN wages) Do đó, Việt Nam với thời kỳ dân số vàng đang có lợi thế rất lớn về nguồn lao động, tuy nguồn lao động này là lao động giá rẻ.
- Khi AEC được hình thành, các lao động này sẽ được tận dụng một cách tối đa.
- Có thể di chuyển tự do, lao động được tiếp cận dễ dàng hơn với trình độ tay nghề cao của các nước khác trong khu vực để nâng cao năng suất lao động Việt Nam, từ đó biến lao động dồi dào của Việt Nam trở thành lợi thế giúp nền kinh tế cất cánh, nâng cao mức sống của người lao động cũng như hạn chế thất nghiệp.
- Một thực tế đang tồn tại trong thị trường lao động chúng ta đó là chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Vấn đề này được rất nhiều chuyên viên kinh tế đề cập tới từ nhiều năm nay nhưng đã có bao nhiêu người lao động chú trọng đến vấn đề này.
- Các bạn có từng nghĩ tại sao mức lương của lao động Việt Nam lại thấp như vậy.
- Có thể nói năng suất lao động là yếu tố quyết định trong tình huống này.
- Nghịch lý của lao động giá rẻ, “rẻ” nhưng không rẻ Sự thiếu hụt lao động tay nghề cao.
- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp , nhà tuyển dụng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Huế… và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở cả miền Bắc lẫn miền Nam đều đang trong tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
- Phần lớn những doanh nghiệp này thuộc về những ngành thâm dụng lao động như may mặc, giày da….
- Vì vậy các doanh nghiệp đang bắt đầu chuyển sang các ngành sử dụng ít lao động phổ thông hơn, đặc biệt là các ngành công nghệ cao.
- Do nguồn lao động phổ thông khan hiếm nên để thu hút họ vào làm việc, các DN phải trả mức lương ngày càng tăng.
- Ngoài ra, các khoản chi phí đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật cho những ngành chất lượng cao cũng làm tăng mức giá của người lao động.
- Năng suất lao động thấp, trình độ người lao động thấp Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
- Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm.
- Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Xin-ga-po gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).
- Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Ma-lai-xi-a và 2/5 Thái Lan.
- Một nhược điểm nữa đó là trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập.
- Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh).
- Tỉ lệ dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ giáo dục bậc trung Nhật Bản Sing-ga-po Phi-lip-pin Việt Nam Điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn chưa đạt được như mong muốn.
- Tỉ lệ của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhiều và ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- (Nguồn: Việt Nam: số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.
- Các nước khác:Unesco ) Thử hỏi với những nguyên nhân trên thì làm sao nguồn nhân lực Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong ASEAN.
- Nếu như ở Thái Lan Hầu như ai cũng nói được tiếng Anh, dù ít hay nhiều, từ người bán đồ ăn trên phố tới những tài xế xe tuk tuk thì một người tốt nghiệp Đại Học ở Việt Nam chưa hẳn là đã nói được Tiếng Anh.
- Những điều này không phải người lao động Việt không biết mà chính sự ù lì, ỷ lại, suy nghĩ hạn hẹp mà họ vẫn chưa nhận ra được vấn đề sẽ đến với họ trong tương lai chưa chú trọng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của bản than.
- Hàng trăm trường trung cấp cao đẳng, đại học hình thành nhưng lại đào tạo ra những người lao động “ có tiếng mà không có miếng”.
- Nếu như nguồn nhân lực Việt Nam không cải thiện sẽ dẫn tới rất nhiều bất cập như: thất nghiệp gia tăng, các vấn đề an sinh-xã hội không được đảm bảo.
- Dưới đây dựa vào mô hình SWOT chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình chuyển đổi, khắc phục những điểm hạn chế cũng như tận dụng các lợi thế của Việt Nam hiện nay.
- O T  Chính phủ có nhiều Trong xu thế hội nhập chính sách hỗ trợ, tạo toàn cầu, sức ép về sự điều kiện thuận lợi cho gia nhập lực lượng lao các nhà đầu tư động từ các nước  Chính trị ổn định ASEAN là rất lớn  Duy trì được nền hòa Tác động xấu của các bình lâu dài cuộc khủng hoảng kinh  Con người Việt Nam tế trong khu vực và trên thân thiện thế giới S + Nâng cao chất + Tập trung nguồn  Nguồn lao động dồi dào lượng giáo dục.
- nhân lực phát triển các  Cần cù, chăm chỉ trong + Tận dụng hết các ngành kinh tế chiến công việc nguồn lao động dư thừa lược để ổn định nền  Có tinh thần cầu tiến trong các lĩnh vực.
- kinh tế và tăng khả  Có khả năng tiếp thu + Cử nghiên cứu năng cạnh tranh.
- cái mới sinh đi học tập kinh + Phát triển đội ngũ nghiệm và khoa học quán lý có trình độ để của các nước .
- W + Nâng cao tỷ lệ lao + Hạn chế những  Đa số là lao động phổ động có tay nghề.
- ngành sử dụng lao động thông + Chủ động phổ phổ thông nhưng hoạt  Trình độ văn hóa còn biến những kiến thức động kém hiệu quả và thấp và kỹ năng mới cho dễ bị cạnh tranh.
- Năng suất lao động người lao động.
- Phát triển các thấp + Tạo điều kiện cho ngành dịch vụ sẵn có sử sinh viên ứng dụng dụng ít vốn nhưng giải kiến thức vào thực tế quyết được nhiều lao động Cuối cùng là một số định hướng phát triển thị trường lao động trong thời gian tới của Chính phủ: Thứ nhất, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong nước và trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Thứ hai, bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển mạnh thị trường lao động chính thức, đặc biệt chú trọng phát triển doanh nghiệp trong các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ lao động trong khu vực phi chính thức để giảm sự chia cắt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các nhóm người lao động kỹ năng và không kỹ năng.
- Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế và nhu cầu học tập suốt đời của người dân, chuẩn hóa chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thứ tư, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và thúc đẩy dịch chuyển lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và tổ chức cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả.
- Thứ năm, tăng cường an sinh xã hội cho người lao động trong khi làm việc và chuyển đổi việc làm.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài viết này chúng tôi tìm được những điểm mạnh và điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam có thể gặp phải khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành.
- Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ khi AEC hình thành có thể giúp nền kinh tế Việt Nam cất cánh giảm tình trạng thất nghiệp.
- Tuy nhiên những cơ hội việc làm dài hạn với mức lương ổn định sẽ giảm đi nếu người lao động không chủ động nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo công nhân kĩ thuật cao.
- Chúng tôi cũng xin đưa ra một số chính sách khuyến nghị sau đây: nâng cao yêu cầu về ngoại ngữ đối với sinh viên ở cáo bậc đào tạo, cử các nghiên cứu sinh đi học tập kinh nghiệm và khoa học của các nước, chuẩn hóa tiêu chuẩn đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự phân bổ lại nguồn nhân lực theo từng vùng, từng khu vực ( từ TP Hồ Chí Minh xuống Bình Dương , Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu), nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Nhằm thực hiện tốt hơn những mục tiêu đó thì các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu cách chuyển dịch lao động giữa các vùng, các khu vực, biện pháp nâng cao sự hiểu biết của người lao động về hội nhập kinh tế quốc tế.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Kinh tế quốc tế.
- Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005) Giáo Trình Kinh tế Quốc tế, Tái bản lần 3, NXB Giáo Dục.
- Tổng cục điều tra dân số Việt Nam  WDI (World Development Indicator – The World Bank