Academia.eduAcademia.edu
Khái quát về chính sách Tên chính sách: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng Mục đích: Khuyến khích tiêu thụ nông sản qua ký kết hợp đồng mang tính pháp lý. Nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia trong hợp đồng tiêu thụ . Mục tiêu công bố Ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng. Trước mắt, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu : gạo , thủy sản, chè , cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt,.. Các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước thông qua chế biến công nghiệp : bong, mía, thuốc lá, cây rừng, công nghiệp chế biến gỗ, sữa, muối. Một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất như : về đất đai, đầu tư, tín dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, thị trường và xúc tiến thương mại. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng. Những thỏa thuận, ràng buộc giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong hợp đồng mà các bên tham gia phải thực hiện khi hợp đồng được ký kết. Mục tiêu ngầm định Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất ổn định đầu ra của nông sản, Nhằm tập trung sản xuất phát triển bền vững cho nông sản cũng như thương hiệu cho nông sản Ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích cũng như những chế tài mà các bên tham gia hợp đồng phải chấp nhận khi phá vỡ hợp đồng. Phân tích tác nhân dẫn đến chính sách ( có thể là bối cảnh) Những nông sản được sản xuất ở những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi phải có sự gắn kết chặc chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ. yêu cầu hội nhập sâu vào quốc tế, thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng là hướng chủ đạo của nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Chính vì thế, việc thúc đẩy, mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản không chỉ có nhu cầu từ phía nông dân, cơ sở sản xuất mà còn từ doanh nghiệp. Nông sản Việt muốn tiêu thụ tốt chắc chắc phải có sự liên kết 4 nhà, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là đầu tàu. Nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ thông thoáng và khung pháp lý ổn định hơn nữa để thu hút doanh nghiệp đầu tư bài bản vào chuỗi giá trị nông nghiệp trong thời gian dài. Vẫn còn tình trạng tỷ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ qua liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các thành phần kinh tế khác còn thấp, chưa phát triển sâu rộng ở các địa phương, ngành hàng và sản phẩm. Phân tích triết lý, cơ sở khoa học của chính sách. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể từ đó mở rộng phương thức tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng với hợp tác xã và doanh nghiệp; phát hiện kịp thời những vướng mắt của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình thực thi phương thức này; chỉ đạo chung và hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình liên kết ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin thị trường; sản xuất tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông tiêu thụ nông sản được triển khai ưu tiên và hôc trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Có kế hoạch từng bước mở rộng phương thức ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa để năm 2005 ít nhất 30% , đến 2010 có trên 2010 có trên 50% sản lượng nông sản hàng hóa của một số ngành hàng sản xuất hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Hoạt động /nội dung quy định bởi chính sách. Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa ký giữa doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa; Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa; Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa; Liên kết sản xuất hộ nông dân được sử dụng giá trị sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh , liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Hợp đồng tiêu thụ nông hàng hóa phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật. Ban hành một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất:Về đất đai; đầu tư; tín dung; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; thị trường và xúc tiến thương mại. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các qui định luật pháp về hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên người sản xuất cũng như doanh nghiệp không thực hiện đúng những qui định đã thỏa thuận trong hợp đồng thì phải chịu những các biện pháp xử lý: bồi thường toàn bộ thiệt hại, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ quyền kinh doanh đối với doanh nghiêp, phải thanh toán những khoản nợ lại cho doanh nghiệp. Phân tích phương tiện thực hiện chính sách (vật chất, phi vật chất). Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng Bộ thương mại có trách nhiệm hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Bộ tài chính rà soát các chính sách thuế cho phù hợp đối với các bên ký kết hợp đồng; xây dựng cơ chế chính sách lập Qũy bảo hiểm ngành hàng trình Chính phủ quyết định; hướng dẫn các chính sách về tài chính có liên quan. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Qũy Hỗ trợ phát triển hướng dẫn tổ chức chỉ đạo việc cho các doanh nghiệp, người sản xuất vay vốn được qui định trong Quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước về giá của Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định giá sàn nông sản hàng hóa. Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò, vị trí của ngành mình hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Phân tích các thiết chế ( thành văn, bất thành văn) Thành văn. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng, những ràng buộc, qui định trong hợp đồng giữa các bên tham gia đảm bảo tuân thủ hợp đồng không bị phá vỡ, những chế tài khi một trong hai bên tham gia phá vỡ hợp đồng. Công tác kiểm tra, rà soát khắc phục những vướng mắt gặp phải trong thực thi hợp đồng. Đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ nông dân cũng như doanh nghiệp đảm bảo người sản xuất có lợi nhuận, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Bất thành văn. Quá trình ký kết hợp đồng đòi hỏi phải giữ chữ tín giữa các bên để hợp đồng được thực thi và đảm bảo tính bền vững đẩy mạnh hình thức sản xuất - chế biến – tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nông dân. Phân tích các tác động của chính sách. Tác động trực tiếp: + Dương tính: Cơ quan nhà nước triển khai thực hiện hợp đồng: quan tâm đến công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân sản xuất. Doanh nghiệp: nhiều doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tương đối tốt việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân, đảm bảo chất lượng, phẩm cấp đồng đều để chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Nông dân: thông qua tiêu thụ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ. Đặc biệt tạo động lực cho các hộ nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập. + Âm tính: Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao, đất sản xuất của hầu hết các hộ nông dân còn manh mún, phân tán nên khó khăn trong việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, đặt biệt chiến lược về thị trường nên chưa gắn được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với người sản xuất và vùng nguyên liệu; chưa đặt lợi ích, chậm đổi mới công nghệ nên năng lực cạnh tranh , năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế thiếu mạng lưới thu gom nông sản đến người nông dân dẫn tới việc thực hiện liên kết với nông dân còn nhiều khó khăn. Trình độ sản xuất, quản lý của người nông dân vẫn mang tính tiểu nông, chưa đáp ứng kịp kiến thức theo yêu cầu sản xuất hàng tiềm lực kinh tế của hộ nông dân còn thấp, thiếu thông tin thị trường, các kiến thức về pháp luật, trong khi đó thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức của nông dân. Ngoại biên: + Dương tính: Phát triển chuổi giá trị nông sản. Tăng cường mối quan hệ hợp tác “4 nhà”. Tăng cường sự tin tưởng của người dân vào chủ trương chính sách của nhà nước. + Âm tính: Cần phải tốn chi phí hoạt động, chi phí hành chánh và luật pháp. Cần phải tốn chi phí đầu tư, tập huấn kỹ thuật, chi phí cho cơ sơ hạ tầng. Phân tích phân hóa xã hội do chính sách. Công tác chỉ đạo xây dựng và nâng cấp cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân chưa được quan tâm đúng mức. Ở nhiều nơi chưa có hợp tác xã, tổ hợp tác, nơi có thì chưa hoàn thiện và vai trò của nông dân trong tieu thụ sản phẩm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên hoặc thực hiện còn rất yếu và mờ nhạt. Công tác kiểm tra giám sát việc thực thi phát luật, chính sách liên quan đến tiêu thụ nông sản có nơi can thiệp quá sâu làm hạn chế sự năng động sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh, có nơi buông lỏng hoặc đùng đẩy trách nhiệm làm hạn chế tín ưu việt, tính khoa học của hình thức liên kết. Đến nay, đất sản xuất của hầu hết các hộ nông dân còn manh mún, phân tán khó khăn trong việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phân tích phản ứng của xã hội do chính sách. Bước đầu xác lập mối quan hệ bền chặt giữa sản xuất và chế biến, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Nông dân thông qua hợp đồng sản xuất, tiêu thu đã yêu tâm đầu tư sản xuất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất sản lượng. Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cũng giúp người nông dân thay đổi cách thức làm ăn, thấy được sự cần thiết và tự nguyện hợp tác với nhau. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng với nông dân thông qua các tổ chức hợp tác để giảm thiểu các chi phí quản lý. Từ đó hình thành các tổ chức hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã), liên doanh liên kết góp vốn cổ phần của nông dân trong các doanh nghiệp. Hình thức tiêu thụ nông sản qua hợp đồng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi giữa doanh nghiệp và người sản xuất có sự ràng buộc, gắn kết và bình đẳng về lợi ích kinh tế; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Phân tích kiến tạo xã hội do chính sách ( tích cực, tiêu cực, tái kiến tạo xã hội). Tích cực: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền,quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa. Góp phần tạo đầu ra cho cho sản xuất, thương hiệu cho nông sản, liên kết sản xuất đến tiêu thụ. Cần áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu) các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp. Tiêu cực: Nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước thực thi nhiệm vụ liên quan về chủ trương tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng của Chính phủ chưa đầy đủ. Nhiều cơ chế chính sách trong Quyết định 80 không còn phù hợp với các quy định hiện hành sao khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Công tác triển khai thực hiện còn yếu kém. Tái kiến tạo xã hội: Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp và vùng nguyên liệu phải đi trước một bước. Các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản kết hợp đầu tư ứng trước cho nông dân về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân snar xuất đúng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Hợp động sản xuất, tiêu thụ phải thực sự đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại… Có sự chỉ đạo, vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp cơ sở trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản. Xây dựng và tăng cường năng lực quản lý và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã , tổ hợp tác của nông dân, thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.