« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nghiên cứu làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải.
- Huỳnh Trung Hải Nội dung tóm tắt: Trong những năm gần đây nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì các thiết bị điện, điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại, điều hòa, tủ lạnh… ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
- Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bỏ đi, trở thành chất thải (gọi là chất thải điện tử).
- Ngày nay chất thải điện tử đang được coi là một hiểm họa mới đối với nhân loại.
- Bởi vì chất thải điện tử chứa nhiều chất nguy hại như vật liệu kim loại nặng trong đó có chì, cadimi, thủy ngân hay các chất hữu cơ như polychlorinatted biphenyls… Bên cạnh đó loại chất thải này cũng chứa nhiều kim loại màu và kim loại quý như đồng, vàng, bạc, Indium, Ziricon, v.v… Như vậy, chất thải điện tử không những được coi là nguồn gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể xem xét như một nguồn tài nguyên quan trọng của những loại nguyên liệu không tái tạo.
- Hiện nay, việc kiểm soát các loại chất thải này nhằm thu hồi tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên không tái tạo cũng như bảo vệ môi trường đã được phát triển tương đối ổn định tại các nước phát triển.
- Việc tái chế, tái sử dụng chất thải điện tử ở Việt Nam mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ, phân tán với công nghệ - kỹ thuật cũng như thiết bị lạc hậu, nên làm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu về loại chất thải này, tuy nhiên các nghiên cứu còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống.
- Trước thực trạng và lợi ích nêu trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu đầy đủ công nghệ thu hồi kim loại trong bản mạch điện tử thải.
- Chính vì vậy, đề tài này tập trung nghiên cứu làm giàu kim loại trong bảng mạch điện tử thải là công đoạn đầu của hệ thống tái chế với hai phương pháp là tuyển dựa vào trọng lực (tuyển khí) và tuyển điện.
- Sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải” có thể rút ra một số kết luận sau: 1.
- Chất thải điện tử là một trong những loại chất thải rắn tăng nhanh nhất thế giới, đang tăng với tỷ lệ 3-5% mỗi năm, nó tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại chất thải rắn khác.
- Hiện nay trên thế giới chưa có một quy định thống nhất để quản lý dòng chất thải này nhưng xu thế chung là tái chế.
- Quá trình nghiền, sàng làm giàu được hàm lượng tổng kim loại tăng từ 38,5% đến 41,6% ở mẫu F1, 61% ở mẫu F2, 58,8% ở mẫu F3, 43,2% ở mẫu F4 và cũng làm tăng hàm lượng đồng từ 19,71% lên đến 35,58%.
- Khi tốc độ khí tăng hiệu suất tách nhựa và hàm lượng tổng kim loại trong pha nặng tăng nhưng hiệu suất thu hồi tổng kim loại lại giảm.
- Ở điều kiện tối ưu khi tuyển hàm lượng tổng kim loại trong pha nặng đạt 80%, hàm lượng đồng trong pha nặng của các mẫu sau khi tuyển đạt từ .
- Khi điện thế tăng từ 10 ÷ 27,5KV sự phân bố khối lượng, phân bố kim loại và hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách tăng.
- Kích thước của vật liệu mang tuyển điện giảm sự phân bố khối lượng, phân bố tổng kim loại và hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách giảm.
- Ở điện thế tối ưu khi tuyển xác định được khoảng thu hồi kim loại từ vị trí 12 ÷ 26cm với mẫu F1, 12 ÷ 26cm với mẫu F2, 14 ÷ 26cm với mẫu F3, 14 ÷ 22cm với mẫu F4, 16 ÷ 18cm với mẫu F5 và 18 ÷ 20cm với mẫu F6.
- Nhìn chung khoảng thu hồi kim loại hẹp dần theo kích thước hạt.
- Ở điện thế tối ưu hàm lượng tổng kim loại trong sản phẩm thu được khi tuyển đạt khoảng gần 80%, hàm lượng đồng của các mẫu thu được khi tuyển là từ .
- Kết quả nghiên cứu cũng mở ra định hướng quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện quy trình tái chế thu hồi riêng từng kim loại quý, kim loại có hàm lượng cao và có giá trị như đồng.
- Kết quả thu được của luận văn cho thấy có thể áp dụng phương pháp tuyển khí và tuyển điện để làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải với quy trình hệ thống làm việc đơn giản, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, khả năng áp dụng thực tế của hai phương pháp này cho quá trình tiền xử lý trong hệ thống tái chế thu hồi kim loại trong bản mạch điện tử thải là hoàn toàn khả thi.
- Với kết quả này có thể sử dụng nghiên cứu chế tạo thiết bị tuyển khí và tuyển điện.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt