« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xử lý nước thải ngành thuộc da


Tóm tắt Xem thử

- Trang 1 / 5 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải ngành thuộc da Tác giả luận văn: Nguyễn Việt Hùng Khóa Người hướng dẫn: PGS.
- Do đó, ngành thuộc da Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.
- Mặc dù có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường trong đó có nước thải đang trở thành yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, cản trở sự phát triển của ngành.
- Nước thải ngành thuộc da có hàm lượng chất ô nhiễm rất lớn, gấp hàng chục cho đến hàng trăm lần so với quy chuẩn cho phép - QCVN 24:2009/BTNMT.
- Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu tại Việt Nam xem xét giải quyết vấn đề này rất khiêm tốn.
- Một số doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống nhưng nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu.
- Doanh nghiệp luôn mong muốn có thể xác định được nguyên nhân và cải thiện hiệu quả xử lý, đảm bảo vấn đề môi trường.
- Tại một số nước trên thế giới, nghiên cứu về xử lý nước thải thuộc da đã được quan tâm từ lâu và ngày càng hoàn thiện.
- Với mong muốn giải đáp một phần các câu hỏi trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước thải ngành thuộc da”.
- Trang 2 / 5 b) Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu xử lý nước thải ngành thuộc da.
- Nội dung nghiên cứu.
- Khảo sát đặc trưng nước thải thuộc da.
- Nghiên cứu khử sulfua trong nước thải công đoạn tẩy lông ngâm vôi.
- Nghiên cứu khử Crom trong nước thải công đoạn thuộc Crom.
- Nghiên cứu xử lý nước thải thuộc da đến đạt tiêu chuẩn thải (QCVN 24:2009/BTNMT, cột B).
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: nước thải của quá trình thuộc da.
- Nước thải nghiên cứu được lấy tại Xưởng thực nghiệm thuộc da – Viện Nghiên cứu Da Giầy trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010.
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Da Giầy.
- Bảng đặc trưng nước thải nghiên cứu Thông số Đơn vị NT1 NT2 NT3 pH COD mg/L BOD5 mg/ L.
- NT1: Nước thải từ công đoạn tẩy lông ngâm vôi.
- NT2: Nước thải từ công đoạn thuộc Crom.
- NT3: Nước thải dòng thải chung.
- Trang 3 / 5 c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả  Nghiên cứu khử sulfua: Nghiên cứu hiệu quả xử lý của một số phương pháp khử sulfua trong nước thải từ công đoạn tẩy lông ngâm vôi: phương pháp kết tủa bằng muối sắt (bao gồm cả muối sắt (II) và sắt (III.
- phương pháp oxy hóa bằng oxy không khí khi có và không có xúc tác MnSO4.
- Phương pháp kết tủa bằng muối sắt: do nước thải tẩy lông ngâm vôi có hàm lượng sulfua rất cao mg/L) nên phương pháp kết tủa bằng muối sắt là không khả thi về mặt kỹ thuật - Phương pháp oxy hóa dùng oxy của không khí: ngay cả khi hàm lượng sulfua khá lớn (656 mg/L), chỉ sau 3,5 giờ cấp khí liên tục với tỷ lệ 0,9 L/L nước thải.phút, sulfua đã được khử hoàn toàn.
- Điều này mở ra khả năng áp dụng giải pháp khử sulfua bằng oxy không khí khi hàm lượng sulfua trong nước thải không quá lớn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở hàm lượng MnSO4.H2O là 250 mg/L và lưu lượng khí là 0,45 L/L nước thải.phút trong 7 giờ hay ở hàm lượng 300 mg/L MnSO4.H2O và lưu lượng khí là 0,9 L/L nước thải.phút trong 2 giờ, sulfua được khử hoàn toàn.
- Nghiên cứu khử Crom: Phương pháp kết tủa hóa học được áp dụng trong nghiên cứu khử Crom trong nước thải thuộc Crom.
- Các tác nhân kết tủa được sử dụng là: NaOH, NaOH kết hợp với A101, Ca(OH)2, Ca(OH)2 kết hợp với A101, MgO và hỗn hợp MgO/Ca(OH)2 (tỷ lệ ¼).
- Kết quả nghiên cứu lựa chọn các tác nhân kết tủa cho thấy.
- Do hàm lượng Crom quá cao (4.097 mg/L) nên NaOH, NaOH kết hợp với A101 và Ca(OH)2 có thể kết tủa được Crom nhưng bông keo tụ xốp, tỷ trọng nhỏ nên rất khó lắng.
- Vì vậy, việc tách bùn ra khỏi nước sau xử lý rất khó khăn.
- Trang 4 / 5 - Các tác nhân kết tủa Crom có hiệu quả gồm: MgO, Ca(OH)2 kết hợp với A101 và hỗn hợp MgO/Ca(OH)2 (tỷ lệ ¼).
- Kết quả nghiên cứu hiệu quả kết tủa Crom của MgO, Ca(OH)2 kết hợp với A101 và hỗn hợp MgO/Ca(OH)2 (tỷ lệ ¼) cho thấy.
- Hiệu quả khử Crom của MgO cao: dung tích bùn tạo ra là nhỏ nhất (chiếm 14,75% thể tích nước thải), để kết tủa hoàn toàn 1 g Crom III trong nước thải cần 2,4 g MgO Ca(OH)2 kết hợp với chất trợ keo tụ A101 cũng cho kết quả khả quan.
- Với hàm lượng Ca(OH)2 là 10 g/L, Crom trong nước thải ở nồng độ Crom III = 4.097 mg/L được kết tủa hoàn toàn.
- Chất trợ keo tụ A101 giúp tăng khả năng lắng của bùn, liều lượng A101 sử dụng cho 1 m3 nước thải là 2,5 g.
- Nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý sinh học nước thải dòng chung Kết quả thí nghiệm bước đầu cho thấy: sau 24 giờ sục khí liên tục, hiệu suất khử COD ở mức trung bình, đạt 65 – 70%, tải trọng riêng trung bình đạt 1,1 – 1,2 g COD/g bùn.ngày, chỉ số SVI đạt 30 – 35 mL/g bùn, tốc độ tăng sinh khối nhỏ hơn 10%, ở mức chấp nhận được.
- Khả năng xử lý sinh học hiếu khí không cao do trong nước thải dòng chung của quá trình thuộc da chứa nhiều chất ức chế hoạt động của vi sinh vật: sulfua (16 – 40 mg/L), Crom (55 – 80 mg/L) và clorua mg/L).
- Cần tiếp tục nghiên cứu cải thiện chất lượng bùn để có hiệu quả xử lý cao hơn, đảm bảo yêu cầu của hệ thống.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thực nghiệm.
- Trên cơ sở kết quả phân tích các thông số trước và sau khi xử lý để đánh giá hiệu quả xử lý và khả năng áp dụng.
- Trang 5 / 5 e) Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp kết tủa sulfua bằng muối sắt không khả thi về kỹ thuật.
- Phương pháp oxy hóa sulfua bằng oxy không khí, xúc tác MnSO4 cho hiệu quả tốt.
- Thậm chí, với nồng độ sulfua thí nghiệm, khi liều lượng không khí đủ lớn thì không nhất thiết phải sử dụng xúc tác mà vẫn đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp khử Crom bằng MgO cho hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng vôi kết hợp với A101 cũng cho kết quả khả quan.
- Liều lượng MgO hoặc vôi để khử 1L nước thải Crom là 0,9 – 1g.
- Bùn hoạt tính hiếu khí phát triển từ nước thải thuộc da có năng lực oxy hóa thấp, không đủ khả năng xử lý.
- Do đó, cần nghiên cứu phân lập chủng vi sinh vật có năng lực oxy hóa cao, có khả năng thích nghi với nước thải thuộc da.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt