You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC


---------***--------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN

TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH MỞ RỘNG

Họ và tên sinh viên : Phạm Thúy Anh


Mã sinh viên : 1806020007
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Lớp cao học khóa : 25B

Hà Nội, tháng 09 năm 2019

Tiểu luận môn quản trị dự án 1


Tiểu luận môn quản trị dự án 2
LỜI MỞ ĐẦU

Với nhu cầu sử dụng điện cao hơn bao giờ hết như hiện nay, yêu cầu đòi hỏi giải
quyết được bài toán về nguồn điện cho toàn quốc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Dự
báo đến năm 2020 nhu cầu điện năng là 330:362 tỷ kWh và năm 2030 là 695:834 tỷ kWh.
Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành từ 2011-2030 lên đến 123,8 tỷ USD. Rõ ràng, để thực
hiện một quy hoạch quá lớn với nhu cầu vốn lên tới 5 tỷ USD/năm, ngoài các giải pháp
đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực, tạo cơ chế huy động vốn
đầu tư phát triển, thì cần phải tăng giá điện bù đắp chi phí vốn và tái đầu tư cho ngành
điện. Bên cạnh đó, cần phải tăng giá mua điện đầu vào để thu hút các nguồn vốn đầu tư
bên ngoài ngành. Theo lộ trình tới năm 2020, giá điện Việt Nam sẽ đạt 8:9 UScents/kWh.
Cộng thêm đó là Chính Phủ đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các đơn vị đầu
tư nguồn điện, như giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dựng đất, ưu đãi về
vay vốn đầu tư …Từ nhận định đó tôi lựa chọn dự án: đầu tư xây dựng nhà máy thủy
điện Hòa Bình mở rộng.

Với đề tài này, trong sự giới hạn của bài tiểu luận, tôi chỉ tìm hiểu về dự án, các
lý do lựa chọn dự án, lập dự án đầu tư trên cơ sở tài liệu tham khảo và các đánh giá chủ
quan về tính khả thi cũng như lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại.

Tiểu luận môn quản trị dự án 3


Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 Tổng quan
1.1.1. Tên dự án: Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
1.1.2. Địa điểm xây dựng
Nhà máy được xây dựng tại cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước;
nhà máy thuộc phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án
Mục tiêu xây dựng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo
điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy
điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện. Bên cạnh đó, dự án được xây dựng nhằm nâng cao
khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ
thống điện quốc gia; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài
tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ 8.596,203 tỷ đồng để xây dựng với 2 tổ máy có tổng công
suất lắp máy là 480 MW, nhà máy thủy điện kiểu hở. Điện lượng trung bình hàng năm 479
triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy
điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

1.1.4. Sơ bộ thiết bị công nghệ


Sơ bộ thiết bị công nghệ chính của nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng gồm:
- Thiết bị cơ khí thủy lực (bao gồm 2 tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ 3 pha
trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2 x 240 MW) và các thiết bị phụ đồng bộ
- Thiết bị cơ khí thủy công (bao gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống
áp lực và các thiết bị phụ khác)

Tiểu luận môn quản trị dự án 4


- Trạm phân phối điện (sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở
cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV).

1.2. Cơ sở pháp lý lập Báo cáo

Việc lập Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây:
 Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
về việc ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.
 Quyết định số 389/QĐ-TTg 2018 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy
điện Hòa Bình mở rộng.

1.3. Các Văn bản pháp luật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng để lập Báo cáo
Các Văn bản pháp luật, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn sau đây đã được tuân thủ và
áp dụng để lập Báo cáo Đầu tư XDCT:
(1) Luật tài nguyên nước ( số 08/1998/QH10 ngày 20/5/1998 );
(2) Luật Xây dựng ( số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 );
(3) Luật Bảo vệ Môi trường ( số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 );
(4) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07-02-2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-
CP ngày 29-9-2006 của Chính phủ về Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công
trình;
(5) Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
(6) Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN -285: 2002 Công trình Thủy lợi -
Các quy định chủ yếu về thiết kế;
(7) Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 171- 2006 Thành phần, nội dung lập Báo cáo Đầu
tư, Dự án Đầu tư và Báo cáo Kinh tế kỹ thuật các Dự án Thủy lợi;

Tiểu luận môn quản trị dự án 5


(8) Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 4-2003 Thành phần, nội dung , khối lượng điều
tra , khảo sát và tính toán khí tượng thuỷ văn các giai đoạn lập Dự án và Thiết
kế công trình thuỷ lợi;
(9) Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/06/2007 của Bộ Công nghiệp ban hành
quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung
giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

1.4. Phân tích lựa chọn ngành


Theo thống kê của Tập đoàn điện lực Việt Nam thì thủy điện thì thủy điện Việt
Nam đang chiếm 40% tổng công suất phát của hệ thống điện Việt Nam. Tuy nhiên trong
năm 2010 mức đóng góp vào sản lượng điện quốc gia chỉ khoảng 20% do tình hình khô
hạn kéo dài.

1.4.1. Đặc điểm chung ngành thủy điện


- Ngành thủy điện là ngành đầu tư mang tính dài hạn, hoạt động sản xuất ổn định,
tính cạnh tranh thấp, cung không đủ cầu. Đây là ngành sản xuất không có chi phí nhiên
liệu, chi phí nhân công thấp hơn so với các ngành nhiệt điện. Tuy nhiên, chi phí đầu tư
ban đầu lớn, thời gian xây dựng lâu dài, sản lượng phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
- Ngành thủy điện còn mang tính độc quyền cao, áp lực về giá bán đầu ra luôn là
một khó khăn với các công ty thủy điện. Hiện tại trên thị trường chỉ có một đơn vị mua
duy nhất là Công ty mua bán điện.

1.4.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển ngành


Nhà cung cấp: Đối với thủy điện nguồn nguyên liệu đầu vào là nước do đó
gần như nó chỉ chịu tác động của thời tiết. Và nó không làm phát sinh chi phí, tuy nhiên
nó tác động nhiều đến sản lượng.

Tiểu luận môn quản trị dự án 6


Khách hàng: về mặt cung cầu thì thủy điện thì dự báo nhu cầu dùng điện
ngày càng tăng cao, cung vẫn không đủ cầu. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một khách hàng
mua duy nhất của các công ty thủy điện là EVN.
Cạnh tranh nội bộ ngành: về mặt thực tế gần như không có sự canh tranh
trong nội bộ ngành điện, vì hiện tại cung không đủ cầu, hơn nữa tất cả lượng điện sản
xuất đều bán cho EVN và chịu sự chi phối của EVN.
Sản phẩm thay thế: Xét trên khía cạnh là sản phẩm cuối cùng thì không có
sản phẩm nào có thể thay thế điện năng. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh là những công ty
cung cấp điện, các doanh nghiệp thủy điện sẽ phải đối mặt với sự tham gia của nhiệt điện,
phong điện và các nguồn năng lượng thay thế khác.
Đối thủ tiềm ẩn: trên thực tế ngành điện có rất nhiều hấp dẫn, cung không
đủ cầu lại được sự ưu đãi về thuế và các chính sách hỗ trợ đầu tư. Tuy nhiên giá bán thấp,
thủ tục pháp lý phức tạp luôn là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị
trường điện. Theo dự đoán, hiện tại Việt Nam đang triển khai thị trường điện canh tranh,
do đó trong tương lai có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào phát triển
xây dựng các nhà máy điện.

1.5. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng


1.5.1. Tốc độ phát triển kinh tế
Dự báo phát triển kinh tế từ 2001 đến 2020 dựa trên xu thế phát triển của giai
đoạn trước năm 2000 và có xét tới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực. Số
liệu sau đây được lấy từ tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 5, nguồn
cung cấp lấy từ Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH và ĐT.
Dự báo phát triển kinh tế thời kỳ 2001-2020 theo 3 kịch bản thấp, cơ sở và cao.
Các kịch bản phát triển kinh tế
Kịch bản Thấp Cơ sở Cao
Năm 2001- 2011- 2021- 2001- 2011- 2021- 2001- 2011- 2021-

Tiểu luận môn quản trị dự án 7


Các ngành 2010 2020 2030 2010 2020 2030 2010 2020 2030
GDP 6,2 7,0 7,0 7,6 7,2 7,0 8,5 8,5 8,0
Công nghiệp + Xây 8,0 8,5 8,5 10.0 8,2 7,5 11,0 10,0 8,5
dựng
Nông nghiệp 3,3 3,0 2,5 3,0 3,0 2,5 3,5 3,0 2,5
Dịch vụ 5,5 6,5 6,0 7,2 7,3 7,3 8,0 8,4 8,3

1.5.2. Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện toàn quốc
Tính toán cân bằng công suất và năng lượng đã thực hiện với các dự báo về nhu
cầu phụ tải trong Quy hoạch điện VII.
Theo Quy hoạch điện VII thì trong các giai đoạn 2015 và 2020 hệ thống điện toàn
quốc sẽ phải phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu điện năng của phụ tải. Và cũng trong
Tổng sơ đồ điện VI trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về dự kiến kế hoạch phát triển
nguồn điện cho thấy từ nay đến năm 2025 ta phải xây dựng gần 100 nguồn điện với tổng
công suất nguồn khoảng 70,815 MW để sản xuất 432 đến 447 tỷ kWh.
Dự báo phát triển kinh tế từ 2006 đến 2025 dựa trên xu thế phát triển của giai
đoạn trước năm 2000 - 2005 và có xét tới xu hướng phát triển sau khủng hoảng tài chính
khu vực. Số liệu sau đây được lấy từ Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn
VII. Dự báo phát triển kinh tế thời kỳ 2006 - 2025 theo 3 kịch bản tăng chậm, tăng cơ sở
và tăng nhanh.

Tiểu luận môn quản trị dự án 8


Dự báo nhu cầu phụ tải điện theo kịch bản tăng trưởng 10%
Năm 2005 2010 2015 2020 2025
Hạng mục GWh % GWh % GWh % GWh % GWh %

Kịch bản cơ sở-10%


Nông lâm nghiệp & Thuỷ sản 574 1.26 1296 1.21 2164 0.97 3010 0.78 4093 0.66
Công nghiệp & xây dựng 21302 46.71 52775 49.45 111313 49.90 196361 50.86 317739 51.52
Thương nghiệp & khách sạn nhà
hàng 2162 4.74 6380 5.98 13340 5.98 24283 6.29 40131 6.51
Quản lý & tiêu dùng dân cư 19831 43.49 40588 38.03 80774 36.21 127352 32.98 188562 30.57
Các hoạt động khác 1734 3.80 5685 5.33 15481 6.94 35097 9.09 66220 10.74
Điện thương phẩm 45603 100 106724 100 223072 100.0 386104 100 616745 100
Tổn thất truyền tải & phân phối 12.0 10.8 9.6 8.5 7.5
Tự dùng 2.7 3.0 3.6 4.0 4.2
Điện sản xuất 53462 123810 256995 441262 698466
Công suất (MW) 9255 21012 42590 71450 110741
Bình quân đầu người (kWh/người) 548 1216 2398 3946 5991

Nguồn:Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn VII

Tiểu luận môn quản trị dự án 9


Cơ cấu tiêu thụ điện thương phẩm theo 3 miền
Miền Bắc 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025
Công nghiệp & XD 7662 8405
Quản lí & Tiêu dùng DC 8483 9407
Thương mại, KS & Nh.H 620 699
Nông, Lâm, Ngư nghiệp 339 343
Khác 700 699
Tổng TP 17805 19553 22912 27758 34257 41108 86683 150944 242372
Điện nhận 20639 22528 26347 32089 39244 47004 98480 170447 271270
Pmax 3886 4233 5016 6067 7369 8766 17761 29706 46219
Miền Trung
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025
Công nghiệp & XD 1573 1694
Quản lí & Tiêu dùng DC 2416 2771
Thương mại, KS & Nh.H 192 248
Nông, Lâm, Ngư nghiệp 54 60
Khác 207 206
Tổng TP 4442 4879 5836 7144 8851 10859 23306 42301 72410
Điện nhận 5194 5665 6758 8253 10199 12483 26541 47767 81043

Tiểu luận môn quản trị dự án 10


Pmax 979 1056 1212 1475 1816 2214 4626 8139 13506
Miền Nam
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025
Công nghiệp & XD 12068 14395
Quản lí & Tiêu dùng DC 8931 9943
Thương mại, KS & Nh.H 1350 1527
Nông, Lâm, Ngư nghiệp 180 162
Khác 826 954
Tổng TP 23355 27081 31952 37974 45631 54757 113082 192859 301963
Điện nhận 27571 31716 37301 44190 52931 63317 129109 217778 337965
Pmax 4539 5007 6127 7232 8629 10284 20583 34528 52490
Nguồn:Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn VII

Tiểu luận môn quản trị dự án 11


+ Cũng theo Quy hoạch điện VII trong giai đoạn 2015 đến 2020 phụ tải điện ngày đêm của
hệ thống điện toàn quốc có dạng 2 đỉnh vào 12 giờ và 19 giờ, trong đó đỉnh 12 giờ cao hơn.
Theo phụ tải max các tháng trong năm thì phụ tải tháng 11 và 12 là cao nhất.

1.6. Chương trình phát triển nguồn điện cả nước


Để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng ngành điện Việt Nam đã đang xây dựng
và có kế hoạch xây dựng tiếp các nhà máy điện ở cả 3 khu vực Bắc, Trung và Nam.
Theo Tổng sơ đồ VII đã hiệu chỉnh về dự kiến kế hoạch phát triển nguồn điện cho
thấy từ nay đến 2020 ta phải xây dựng 32.784 MW. Đây là một khối lượng đầu tư lớn.
Hiện nay do nhu cầu điện phát triển nhanh , để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngành điện
phải cố gắng rất lớn. Ngoài ngành điện các ngành kinh tế khác ngoài ngành điện cũng đang
tham gia đầu tư xây đựng các nhà máy điện gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện, tính đến năm
2020 tổng công suất của các cơ sở kinh tế ngoài ngành điện lên tới trên 4000MW. Trong
tương lai còn khuyến khích các doanh nghiệp ngoài ngành điện có điều kiện có thể đầu tư
nhiều hơn mới đáp ứng được nhu cầu điện tăng nhanh.
1.6.1. Chi phí cho chương trình phát triển nguồn điện
Theo Tổng sơ đồ VII trình Nhà nước về dự kiến kế hoạch phát triển nguồn điện cho
thấy từ nay đến 2025 ta phải xây dựng 77676,7 MW. Đây là một khối lượng đầu tư lớn.
Để xây dựng được nguồn điện này cần đầu tư lượng tiền khá lớn: 1262980 tỷ VNĐ
- Nguồn điện cần đầu tư 821.790 tỷ VNĐ tương đương 52 tỷ USD.
- Lưới điện cần đầu tư 441.189 tỷVNĐ tường đương 27.9 tỷ USD.
(Các số liệu sử dụng trong chương I lấy từ Báo cáo hiệu chỉnh Tổng sơ đồ VI phát
triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng đến năm 2025 đã trình
chính phủ phê duyệt).
1.6.2. Các nhà máy điện dự kiến xây dựng trong tương lai
Theo báo cáo của EVN dự báo trong tương lai đến năm 2020 ta phải xây dựng hàng
chục công trình nguồn điện ,trong đó thuỷ điện trên 30 cái. Bằng mọi nguồn đầu tư trong
và ngoài ngành điện. Cụ thể đươc dự kiến dưới đây:

Tiểu luận môn quản trị dự án 12


Ngoài những công trình đã dự kiến theo EVN cho đến nay đã có một số thay đổi do
các nhà máy thuỷ điện nhỏ phát triển rất mạnh và tiến độ xây dựng các nhà máy điện vừa
và lớn cũng không thực hiện theo tiến độ dự kiến. Vì vậy thực tế xây dựng cho đến nay
không hoàn toàn phù hợp với kế hoạch đề ra.

1.7. Quy hoạch bậc thang các công trình thủy điện trên sông Đà

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ độ cao 2.440m
của vùng núi Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là con sông có thủy điện lớn
nhất đất nước. Đến nay, bậc thang sông Đà đã xây dựng và vận hành các nhà máy thủy
điện như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quang và Bản Chát. Đây đều là những nhà
máy thủy điện có đập cao (xấp xỉ 100m), các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và
Lai Châu còn có vùng hồ rộng, dung tích chứa lớn.

Trên dòng chính sông Đà hợp lý nhất là xây dựng: Công trình Thủy điện Hòa Bình
tại bậc thang dưới, xây dựng trước với mực nước dâng bình thường (MNDBT) 215m và
công trình Thủy điện Tạ Bú (Sơn La) với MNDBT 260m, sẽ được xây dựng sau khi Thủy
điện Hòa Bình bắt đầu tích nước tạo đường thủy để vận chuyển thiết bị và vật liệu xây
dựng.

Trữ năng kinh tế tối đa của dòng chính và các nhánh lớn nêu ra trong báo cáo tổng
quan là 30 tỷ kWh. Con số này là con số lớn (cực đại) do Nhóm tác giả lập báo cáo chọn
mức nước dâng bậc 3 trên dòng chính là 310m (cao hơn mức nước khả thi là 275m). Để
quyết định chủ trương đầu tư (tiền khả thi) và dự án đầu tư (dự án khả thi) của công trình
Thủy điện Sơn La, Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) đã yêu cầu Công ty Tư vấn
Xây dựng điện 1 tổ chức nghiên cứu, rà soát bậc thang thủy điện sông Đà.

Công tác nghiên cứu thiết kế thẩm định kéo dài từ năm 1996 đến năm 2002 đã bổ
sung hoàn chỉnh nhiều lần tới khi Quốc hội thông qua (Nghị quyết số 13/2002/QH11 tại
kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XI) và Chính phủ phê duyệt (văn bản số 1320/CP-CN ngày
22/10/2002).

Tiểu luận môn quản trị dự án 13


Chương 2
QUY MÔ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

2.1. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Công trình Thủy điện Hòa Bình do Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây giúp đỡ
xây dựng. Thủy điện Hòa Bình là bậc thang dưới cùng thuộc hệ thống các bậc thang thủy
điện trên Sông Đà. Công trình bao gồm 8 tổ máy, tổng công xuất lắp đặt là 1.920MW.
Công trình được thiết kế đa mục tiêu, trong đó vừa trị thủy sông Đà, chống lũ giảm
nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; vừa sản xuất điện
năng cung cấp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của
nhân dân. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, Thủy điện Hòa Bình từng được mệnh
danh là “Công trình thế kỷ” của đất nước.
Ngày 6.11.1979, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công.
Sau hơn 15 năm thi công, với những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, kỹ sư, tư vấn thiết
kế và chuyên gia Liên Xô, đến ngày 20.12.1994, Nhà máy được khánh thành. Ngày
24.5.2016, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đạt mốc sản lượng 200 tỉ kWh điện cung cấp
cho hệ thống điện quốc gia. Đây là mốc sản lượng mà đến nay chưa có nhà máy thủy điện
nào ở Việt Nam đạt được. Có nhiều năm sản lượng vượt thiết kế như các năm: 2007, 2008,
2012, 2017 luôn đạt 9 - 10 tỉ kWh. Đến hết tháng 4.2018 đạt trên 220 tỉ kWh.
Với dung tích hồ chức gần 10 tỉ mét khối nước, dung tích chống lũ (khi chưa có
Thủy điện Sơn La) là 5,6 tỉ mét khối, Thủy điện Hòa bình đã tham gia tích cực và có hiệu
quả trong việc chống lũ, đảm bảo an toàn cho Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội. Từ
khi công trình đưa vào khai thác đến nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ không còn xảy ra ngập
lụt hoặc bị đe dọa ngập lụt. Hạ tầng cơ sở, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa giáo
dục… được đảm bảo an toàn; sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân vùng ven hạ lưu
sông Đà, sông Hồng được cải thiện theo hướng ổn định hơn.

Tiểu luận môn quản trị dự án 14


Thủy điện Hòa Bình giữ vai trò chính cùng các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
xả nước tăng cường cấp đủ nước phục vụ đổ ải và gieo cấy vụ đông xuân vùng Đồng bằng
Bắc Bộ. Lượng xả từ hồ Hòa Bình chiếm 75-80% tổng lượng xả từ các hồ. Với sự điều tiết
này, dòng chảy về mùa khô được cải thiện, cơ sở phía hạ lưu dễ dàng hơn trong việc lấy
nước để sử dụng cho nhu cầu sản xuất. Sau khi công trình thủy điện Hòa Bình đưa vào vận
hành, giao thông đường Thủy tuyến sông Đà đã được cải thiện rõ rệt, thuyền bè đi lại dễ
dàng hơn.
Ngoài ra, Thủy điện Hòa Bình đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội ở địa phương. Công trình Thuỷ điện Hòa Bình làm thay đổi cơ bản và toàn diện
bộ mặt của tỉnh Hòa Bình nói chung, TP.Hòa Bình nói riêng. Hằng năm, nhà máy đóng
góp nguồn kinh phí (các loại thuế) rất lớn vào ngân sách tỉnh Hòa bình, chiếm khoảng 40-
50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình. Đáng chú ý, nhờ công trình thủy điện cắt được
trận lũ lịch sử ngày 18.8.1996 với lưu lượng đỉnh 22.650m3/s mà đê Đà Giang không bị
vỡ, tránh thảm họa ngập lụt và những thiệt hại lớn do lũ gây ra.

2.2. Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng


Nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng của công trình thủy điện lớn, ngày 11/4, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định sô 389/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án
Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm
chủ đầu tư, gồm 2 tổ máy với công suát lắp đặt 480 MW, điện lượng trung bình hàng năm
479 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của Nhà
máy hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWH/năm.
Công trình Thủy điện Hòa Bình hiện tại có tổng công suất 1.920 MW được hoàn
thành xây dựng từ năm 1994. Tổng lượng nước dành cho phát điện khoảng 80% lượng
nước đến, lượng xả chiếm khoảng 19%. Sản lượng điện bình quân từ năm 1999 đến 2015
đạt 8,595 tỷ kWh/năm, số giờ vận hành bình quân là 5.470 giờ/năm, cao so với các dự án
thủy điện khác đang vận hành trong toàn hệ thống.

Tiểu luận môn quản trị dự án 15


Sau khi mở rộng NMTĐ Hòa Bình có tổng công suất 2400 MW, sản lượng bình
quân sẽ đạt 10,986 tỷ kWh/năm, số giờ vận hành 4.577 giờ/năm. Như vậy giá trị lượng
điện trung bình gia tăng khoảng 479 triệu kWh/năm. Ngoài ra dự án NMTĐ Hòa Bình mở
rộng còn chuyển đổi khoảng 264,4 triệu kWh/năm điện năng phát trong giờ bình thường
và thấp điểm sang giờ cao điểm vào mùa khô. Việc mở rộng NMTĐ Hòa Bình tăng thêm
480 MW sẽ hạn chế lượng nước xả thừa để khai thác tối ưu sử dụng nước vào mục đích
phát điện, tăng thêm sản lượng điện trung bình và tăng khả năng huy động công suất, điện
lượng trong giờ cao điểm (khoảng 264,4 triệu kWh/năm), chuyển đổi từ phát điện giờ thấp
điểm, giờ bình thường sang phát điện giờ cao điểm, giảm chi phí của hệ thống điện.
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm
chủ đầu tư, thuộc loại công trình công nghiệp điện, nhóm A, được tính toán, thiết kế và
kiểm tra tương ứng cấp đặc biệt. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến trên 8.596 tỷ đồng,
đầu tư xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất lắp máy 480 MW, tổng hiệu ích năng lượng
743,4 x 10 6 kWh. Dự kiến thời gian thi công trong vòng 4 năm, dự kiến phát điện vào năm
2023.
Thiết kế sơ bộ giữ nguyên hạng mục công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu, nghiên
cứu thiết kế xây dựng tuyến năng lượng mới, bao gồm các hạng mục chính như:
- Cửa lấy nước
- Đường hầm dẫn nước
- Nhà máy thủy điện kiểu hở
- Kênh xả sau nhà máy xả nước trả lại sông Đà
- Trạm phân phối của nhà máy
- Hệ thống đấu nối dự án với hệ thống điện quốc gia.
- Các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư không nhiều
phức tạp.
Tổng diện tích sử dụng xây dựng dự án khoảng 150 ha. Mặt bằng dự án ít làm ảnh
hưởng đến các hộ dân, có 28 hộ dân/143 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 6 hộ/25 nhân
khẩu phải di chuyển để tái định cư. Theo tính toán dự án ít có tác động đến môi trường so
với các dự án thủy điện khác. Kết quả tính toán thủy năng khi mở rộng quy mô công suất

Tiểu luận môn quản trị dự án 16


NMTĐ Hòa Bình không làm ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Đà
phía thượng lưu. Sau khi đi vào vận hành sẽ nâng cao năng lực cấp nước cho hạ du thêm
khoảng 600 m 3/s.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Việc mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình tăng
thêm 480 MW, được xem xét trên phượng diện vận hành hệ thống điện là cần thiết, có hiệu
quả đối với hệ thống điện, phù hợp với Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được phê duyệt.
Bộ Công thương đã thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, lấy ý kiện các
bộ, ngành và địa phương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương
đầu tư dự án.
Theo Quyết định của Thủ tướng, dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng có
tổng mức đầu tư sơ bộ gần 8.600 tỷ đồng. Triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa
công trình vào vận hành năm 2022-2023.

Tiểu luận môn quản trị dự án 17


Chương 3
TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI

Dự án này chỉ có nhiệm vụ phát điện, vì vậy hiệu ích của dự án là sản lượng điện và
công suất của nó tham gia vào hệ thống điện . Do đó phần này sẽ tính toán lại thuỷ năng ,
kinh tế để xác định hiệu ích chung của dự án.

3.1. Tính toán xác định các thông số thuỷ năng phương án chọn.
Tính thuỷ năng phương án chọn sử dụng đầu vào sau đây :
3.1.1. Tính thuỷ năng phương án kiến nghị chọn:
Qua tính toán kinh tế đã lựa chọn được phương án tổng thể các thông số của đầu
mối. Trên cơ sở các thông số đã được lựa chọn đã tính toán thủy năng trong điều kiện làm
việc trong bậc thang thuỷ điện trên sông Đà, dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng
đang nghiên cứu để xác định hiệu ích năng lượng của dự án với các thông số:
+ Phương án
- MNDBT = 134.00m
- MNC = 133.00m
- Nlm = 15.00 MW
- Số tổ máy: 2
+ Tài liệu dòng chảy sử dụng trong tính thuỷ năng phương án chọn là chuỗi dòng
chảy trung bình tháng của 29 năm để tính thuỷ năng theo phương pháp điều chỉnh dòng
chảy trung bình tháng trong hệ thống bậc thang
+ Tổn thất nước được tính theo như sau :
- Tổn thất lưu lượng qua tuyến áp lực là 0,1 l/s/m .
- Tổn thất lưu lượng do bốc hơi theo báo cáo thuỷ văn
- Tổn thất lưu lượng thấm qua đáy và thành hồ lấy bằng 0.3% lượng nước có
trong hồ trong thời đoạn tính toán ( 1 tháng )

Tiểu luận môn quản trị dự án 18


+ Tổn thất cột nước được tính theo đường quan hệ giữa lưu lượng phát điện và tổn
thất cột nước của phương án chọn.
Tổn thất cột nước

Tổn thất cột nước tính từ cửa lấy nuớc đến NMTĐ

Q (m3/s) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 23.63 25.00 30.00


Hw (m) 0.00 0.611 0.679 0.794 0.954 1.099 1.160 1.411
+ Hệ số công suất A được tính theo tổ máy chọn . Thuỷ điện Hòa Bình có cột nước
cao trên 20m nên đã chọn tuốc bin tâm trục, cột nước thấp nên hiệu suất tưong đối cao.
Theo thông số tổ máy thì
Hiệu suất tính toán của tuốc bin = 92.0%
Hiệu suất tính toán của máy phát = 97.0%
Hệ số hiệu suất trung bình của tổ máy A= 9.81 x T x P
A=9,81x97.00x0.92,50 = 8,80
3.1.2. Kết quả tính thuỷ năng:
- Các thông số của hồ chứa , nhà máy thuỷ điện và hiệu ích năng lượng trung bình
của chuỗi 29 năm thuỷ văn
-Đặc trưng chế độ làm việc trong năm của nhà máy thuỷ điện
Thông số thuỷ năng phương án chọn

THÔNG SỐ ĐƠN VỊ HÒA BÌNH MỞ RỘNG GHI CHÚ

MND m 134.00
MNC m 133.00
Vtbộ 106m3 6.08
Vhi 106m3 0.84
Vch 106m3 5.24
Qmax m3/s 73.160
Hmax m 26.830
Hmin m 23.110

Tiểu luận môn quản trị dự án 19


Htb m 25.410
Htt m 23.300
Nlm mw 15.000
Ndb mw 2.800
Emua 106kWh 479 triệu kWh E 3 tháng 7,8 và 9
Ekho 106kWh 264.4 triệu kWh E 9 tháng 10 đến 6
HsdNlm h 3798.1
Qxa m3/s 4.750
Qo m3/s 34.860
Zday m 106.50
Fmh Km2 0.87

Nhận xét: Nhà máy thuỷ điện với 2 tổ máy công suất lắp máy 15.00MW; công suất
đảm bảo là 2,80MW, sản lượng điện thu được hàng năm trung bình 31.80 triệu kWh; Số
giờ làm việc theo công suất lắp máy trung bình năm là 3800 giờ.
Khả năng phát công suất theo các năm đặc trưng.
Kết quả tính thuỷ năng xác định được khả năng cung cấp điện cho hệ thống điện về
công suất trung bình tháng và công suất khả dụng của các năm tần suất 50% và 85%
Đặc trưng chế độ làm việc năm
Đơn vị MW
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Ntb 14.5 15.0
9.44 7.77 4.00 3.01 3.01 3.04 3.12 3.16 4.60 7.31
50.0% 9 0
Nkd 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0
15.00 15.00 15.00 15.0 15.00 15.0
50.0% 0 0 0 0 0 0
Ntb 10.1
3.29 6.03 3.85 3.00 3.00 3.00 3.01 3.02 3.06 3.04 4.34
85.0% 2

Tiểu luận môn quản trị dự án 20


Nkd 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0 15.0
15.00 15.00 15.00 15.0 15.00 15.0
85.0% 0 0 0 0 0 0
Kết quả trên cho thấy khả năng cung cấp công suất của dự án là tốt vì ngay cả năm
đảm bảo với tần suất 85% các tháng trong năm nhà máy thuỷ điện đều có công suất khả
dụng bằng công suất lắp máy. Đây chính là lợi thế của dự án .

3.2. Tính toán xác định các chỉ tiêu kinh tế.
Sau khi chọn được thông số của hồ chứa và NMTĐ đã tính toán đầy đủ các chi phí
của phương án chọn nên vốn đầu tư ban đầu theo thông số chọn của Hòa Bình mở rộng
được xác định sơ bộ là 8.600 tỷ VNĐ
Để đánh giá hiệu ích kinh tế của dự án dưới đây sẽ phân tích theo Quyêt định của Bộ
Công Nghiệp Số 2014 /QĐ-BCN ngày 13 tháng 6 năm 2007 tính hiệu ích của dự án theo
giá trị năng lượng mùa khô có thể lấy là 5.0 USC/kWh và năng lượng mùa mưa là 4.5
USC/kWh nằm trong khung giá trong QĐ2014. Theo phương án tính giá trị năng lượng
theo mùa thì dự án này có lợi thế rất lớn vì năng lượng mùa lũ mà trong QĐ của BCN là
tổng điện năng của 3 tháng 7,8 và 9 là các tháng mùa kiệt của khu vực này. Năng lượng
mùa khô gồm tổng điện năng của các tháng còn lại bao gồm cả các tháng mùa lũ của
miền Trung ( tháng X , XI , XII ) nên được tính với giá bán cao .
Thời gian phân tích là 40 năm , tuổi thọ của thiết bị là 20 năm, chi phí thay tế thiết
bị bằng 85% chi phí mua ban đầu.
Kết quả phân tích kinh tế cho thấy:
- Với giá trị điện tính theo mùa khô và mùa mưa dự án khả thi khi không xẩy ra 1
rủi ro.
- Với kết quả trên cho thấy dự án có lợi ích kinh tế tương đối khả quan.
Tóm lại:
Đây là một dự án thuỷ điện có những chỉ tiêu kinh tế, tài chính tốt. Do vậy, hiệu
quả đầu tư cho Dự án là cao.
Ngoài ra, việc xây dựng công trình thuỷ điện Hòa Bình không những phục vụ cho
việc khai thác thuỷ năng có giá thành thấp, quản lý khai thác thuận lợi (cùng 1 chủ đầu tư)
Tiểu luận môn quản trị dự án 21
mà còn cải tạo cảnh quan du lịch, cải thiện môi trường sinh thái khu vực, góp phần quan
trọng cải thiện và nâng cao đời sống, văn hóa của người dân

Tiểu luận môn quản trị dự án 22


KẾT LUẬN
Với tất cả các dữ liệu và phân tích ở trên, có thể đi đến kết luận việc đầu tư dự án
thủy điện Krông H’năng 2 với nhưng thông số như vậy là khả thi.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, lạm phát gia tăng, lãi suất tỷ giá,
tỷ giá đang ở mức cao, việc đầu tư dự án trong thời điểm bây giờ nhà đầu tư sẽ còn có thể
gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong qúa trình tính toán và phân tích tài chính, lợi ích kinh tế
và xã hội của dự án tôi đã sử dụng các thông số đầu vào phù hợp với thời điểm hiện tại và
đã tính đến một số rủi ro tài chính. Nếu so với các dự án trong các lĩnh vực đầu tư khác
như Tài chính, bất động sản … thì lợi nhuận thu được một năm có vẻ không thu hút các
nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu nhìn góc độ đầu tư lâu dài và xét đến tính rủi ro của dự án so
với các lĩnh vực khác thì mức lợi nhuận trên là hoàn toàn hợp lý, bởi hệ số rủi ro trong đầu
tư thủy điện được xem là bằng 0%.

Với tất cả những tài liệu tìm hiểu được, trong giới hạn kiến thức có thể, tôi đã tiến
hành lựa chọn dự án, phân tích đánh giá các chỉ tiêu và đưa ra kết luận như trên. Theo quan
điểm của tôi việc đầu tư xây dựng dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng với các thông số như
trên là khả thi và đáp ứng được kỳ vọng lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Tiểu luận môn quản trị dự án 23


DANH MỤC THAM KHẢO
1. https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/quyet-dinh-389-qd-ttg-2018-phe-duyet-dau-tu-du-
an-nha-may-thuy-dien-hoa-binh-mo-rong-161746-d1.html
2. https://vnexpress.net/kinh-doanh/8-600-ty-dong-dau-tu-mo-rong-nha-may-thuy-dien-
hoa-binh-3736050.html
3. http://baohoabinh.com.vn/12/114990/Trien-khai-du-an-thuy-dien-Hoa-Binh-mo-rong-
cong-suat-480-MW.htm
4. https://www.evn.com.vn/
5. http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_m%C3%A1y_th%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%B
B%87n_H%C3%B2a_B%C3%ACnh

Tiểu luận môn quản trị dự án 24

You might also like