Academia.eduAcademia.edu
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Sửu(1) - Ngô Thị Châu Giang(2) Đ ồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế cư trú tập trung theo cộng đồng xã, thôn, bản, nằm ven dãy Trường Sơn. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên đời sống của đồng bào nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước cùng với sự hợp lực chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát triển mô hình kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số một cách tích cực, đồng bộ và hiệu quả để lãnh đạo địa phương xây dựng cuộc sống mới. Từ khóa: Thực trạng và giải pháp; mô hình kinh tế; vùng dân tộc thiểu số; mô hình kinh tế vùng dân tộc thiểu số; tỉnh Thừa Thiên Huế. Một trong những phương thức phát triển kinh tế - nền tảng vật chất của đời sống xã hội, dân sinh - là xây dựng các mô hình kinh tế. Mô hình kinh tế phát triển khi nó phù hợp với thực tiễn vùng miền và thị trường kinh tế. Chỉ từ mô hình kinh tế mới tạo ra hàng hóa tập trung và thường xuyên để đáp ứng hài hòa cung và cầu của cuộc sống. Dĩ nhiên, cùng một mô hình kinh tế nhưng ở mỗi vùng miền, mỗi khu vực có cách triển khai, cách thực hiện không hoàn toàn giống nhau do tùy thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và thị hiếu người tiêu dùng. cả hệ thống chính trị các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, qua đó, tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này. Đồng thời giúp người dân từng bước vươn lên trong cuộc sống, ổn định và phát triển bền vững. Hòa nhịp với sự phát triển của cả nước nói chung, của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTMN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã, đang xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng ở những mức độ nhất định phù hợp với điều kiện Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng tự nhiên, môi trường, khí hậu, phong tục tập bào dân tộc thiểu số (DTTS) cư trú tập trung theo quán của đồng bào. Quan tâm đến vấn đề sinh cộng đồng xã, thôn, bản, nằm ven dãy Trường kế của người DTTS, mà quan trọng hơn hết là Sơn chủ yếu ở 2 huyện miền núi Nam Đông, A thực hiện chức năng tham mưu, nhiệm vụ quản Lưới và một số ít ở 3 huyện, thị xã: Hương Trà, lý nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc Phú Lộc, Phong Điền, với 10.884 hộ, dân số là tỉnh đã có chuyến khảo sát về mô hình sản xuất, 48.568 người (chiếm 35,8% dân số toàn tỉnh), kinh doanh của hộ DTTS theo Kế hoạch số 25/ gồm các tộc người: Tà Ôi, Pa Kô, Bru, Vân Kiều, KH-BDT, ngày 09/7/2016. Mục đích của việc Pa Hy, Cơ Tu, ngoài ra còn có bộ phận nhỏ các khảo sát là để đánh giá và chọn được mô hình dân tộc khác. Với điều kiện đặc thù của vùng đất sản xuất tiêu biểu, có giá trị kinh tế điển hình ở khó khăn, xa xôi, tập quán canh tác lạc hậu, nhiều từng vùng, khu vực khác nhau phù hợp với điều hủ tục vẫn còn nặng nề,… khiến đời sống của kiện sản xuất, đất đai, địa hình và tập quán truyền đồng bào nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. thống của đồng bào các DTTS. Trên cơ sở đó, Trước thực trạng ấy, những năm gần đây, nhờ sự phổ biến nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước cùng với sự daonh tiêu biểu, hiệu quả; làm mô hình điểm cho hợp lực chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện của nhân dân tham quan, học tập phương thức sản Ngày nhận bài: 28/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 25/5/2017 (1) Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế; e-mail: nguyenthisuu@cema.gov.vn (2) Ủy ban Dân tộc; e-mail: chaugiang184@gmail.com Số 18 - Tháng 6 năm 2017 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc xuất mới,… Điều này có hiệu quả thiết thực cho doanh hoặc buôn bán khác) và nghề truyền thống việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững vùng (dệt thổ cẩm, là chổi đót, làm rượu cần, vật dụng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời qua sinh hoạt). Kết quả tổng hợp mô hình như sau: đó đề xuất các giải pháp xây dựng và nâng cấp về Tên mô hình mô hình, cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp các địa Buôn Nghề Trồng Chăn bán, Tiểu mục kinh truyền phương có cơ sở định hướng phát triển sản xuất trọt nuôi doanh thống (hộ) (hộ) lâu dài, bền vững, giúp hộ gia đình định hình và (hộ) (hộ) xác lập được phương án sản xuất phù hợp với Tổng 185 236 50 08 đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng, khu vực mang 1.1. Rừng 112 kinh tế lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của đòng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến bộ mới, đồng bào các DTTS bước đầu đã tiếp cận với thị trường, đã chú trọng tạo đất sản xuất, lập vườn, trồng rừng kinh tế. Lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế vườn, rừng được tỉnh quan tâm đầu tư rất lớn và xem đây là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả; triển khai mạnh mẽ hoạt động khuyến nông, lâm thông qua hình thức “cầm tay chỉ việc”, xóa nhà tạm, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ cây, con giống; phát triển nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả, thúc đẩy trồng cây công nghiệp cà phê, cao su, hồ tiêu,… đã thúc đẩy toàn vùng ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Đáng mừng là nhận thức của đồng bào DTTS dần thay đổi, nhất là bước đầu đã tiếp cận được với thị trường, chú trọng tạo đất sản xuất, lập vườn, trồng rừng kinh tế, chuyển phương thức chăn thả sang chăn nuôi chuồng trại nhằm kiểm soát dịch bệnh. 1.2. Cao su 1.3. Chuối 1.4. Cam 1.5. Sắn cao sản 1.6. Cà phê 2.1. Bò 2.2. Lợn 2.3. Dê 2.4. Gà 40 09 02 20 02 2.5. Nuôi khác 76 87 28 39 06 3.1. Các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày 37 3.2. Các mặt hàng do người dân làm ra 01 3.3. Kinh doanh nhiều người 02 3.4. Kinh doanh khác 3.5. Buôn keo 4.1. Dệt thổ cẩm 4.2. Vật dụng sinh hoạt 4.3. Làm chổi đót 4.4. Làm rượu cần 06 04 02 01 Trên cơ sở cung cấp của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn liên quan và thực tế khảo sát của 01 cán bộ Ban Dân tộc tỉnh, tổng số hộ có mô hình 04 kinh tế, có thu nhập từ trên 10 triệu đồng/hộ/năm là 163 hộ với tổng 479 mô hình. Trong đó, huyện Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh năm 2016 A Lưới có 122 hộ, huyện Nam Đông có 28 hộ, Kết quả tổng hợp thu nhập hộ từ các mô huyện Phú Lộc có 7 hộ, huyện Phong Điền có 5 hình kinh tế như sau: hộ và thị xã Hương Trà có 3 hộ. Các mô hình kinh tế được khảo sát liên quan đến lĩnh vực trồng trọt (rừng kinh tế, cao su, chuối, cam, sắn cao sản và cà phê); chăn nuôi (bò, lợn, dê, gà, cá, vịt, trâu, nhím, thỏ...); buôn bán kinh doanh (mặt hàng sinh hoạt thường nhật, các mặt hàng do người dân sản xuất, kinh Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Mức thu nhập (triệu đồng/năm) 91 triệu - 100 triệu 81 triệu – 90 triệu 71 triệu - 80 triệu 61 triệu - 70 triệu 51 triệu - 60 triệu 40 triệu - 50 triệu Hơn 10 triệu Trồng trọt (hộ) 05 03 03 02 19 12 10 Tên mô hình Chăn Buôn nuôi bán, kinh (hộ) doanh (hộ) 05 04 05 01 02 02 05 04 37 25 22 05 13 08 Nghề truyền thống (hộ) 01 0 01 0 0 02 04 Tổng 15 09 08 11 81 40 35 Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh năm 2016 105 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Trong số những hộ có thu nhập từ 61 triệu trở lên, đáng chú ý có các hộ chăn nuôi: Nguyễn Văn Chức ở bản Bò Hòn, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà; Trần Xuân Hưng, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông; Trần Xuân Đai ở xã Hồng Trung; Hồ Văn Phủ, xã Hồng Thái, huyện A Lưới, mỗi đàn bò có từ 15 đến 30 con. Các hộ gia đình như: Hồ Văn Thuộc, thôn Kan Te, huyện A Lưới: Nguyễn Văn Sỹ, Hồ Văn Ấn, Trần Xuân Bí, huyện Nam Đông, mỗi đàn bò số lượng từ trên 15 con. Các hộ gia đình chăn nuôi lợn: Nguyễn Thị Him xã Hồng Vân, Lê Minh Nhi xã Hồng Bắc, Trần Văn Dát xã Hồng Trung, huyện A Lưới, với số lượng từ 100 đến 200 con lợn nhà (hoặc lợn rừng). Các hộ trồng rừng cao su và rừng kinh tế chủ yếu tập trung vào huyện Nam Đông, xã Hồng Tiến thuộc thị xã Hương Trà, xã Phong Mỹ thuộc huyện Phong Điền và một số ít ở xã Hương Nguyên, xã A Roàng thuộc huyện A Lưới. Từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư, xây dựng của cả hệ thống chính trị và chính người hưởng lợi, diện mạo vùng DTMN của tỉnh từng bước đổi thay: Hạ tầng cơ sở cơ bản được đáp ứng; phát triển sản xuất theo hướng thâm canh; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 12,66%. Nhiều xã DTMN đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, huyện Nam Đông đã trở thành huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Việc hình thành vùng sản xuất nông lâm sản hàng hóa đã khơi dậy tinh thần tự lực, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của đồng bào. Hạ tầng cơ sở khang trang, đồng thời chuyển hướng đầu tư hạ tầng giao thông vào các khu sản xuất gắn với bảo vệ tốt rừng tự nhiên. “Điện, đường, trường, trạm, nước hợp vệ sinh, hạ tầng thông tin và nhà ở dân cư” cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt trên tất cả các xã vùng DTTS. Hệ thống công cụ và phương tiện thông tin đa dạng, phong phú đã hỗ trợ đắc lực hoạt động truyền thông, kịp thời đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các nhu cầu cập nhật thông tin về phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa, xã hội,... của người dân, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn,… Tuy nhiên, công cuộc xây dựng cuộc sống mới của người dân miền núi vẫn còn những khó khăn, thách thức. Kinh tế phát triển chậm và chưa 106 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN thực sự bền vững; chất lượng giáo dục, y tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững,.. nhiều hộ đông thành viên, khi phân chia bình quân đầu người trong hộ, thì số hộ đảm bảo thu nhập từ trung bình trở lên rất ít (chỉ có 32 hộ), còn lại ở ngưỡng thoát nghèo, cận nghèo và nghèo. Mặt khác, cách thức quản lý, vận hành các mô hình kinh tế của nhiều hộ còn chưa theo quy trình kỹ thuật cần thiết để tăng năng suất tối đa cây trồng, vật nuôi. Thêm nữa, hạ tầng cơ sở thiết yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm các khoản chi phí (vận chuyển, khai thác,...) nhiều địa bàn chưa đáp ứng kịp,... Quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, chính sự nỗ lực của bản thân đồng bào trong học tập, lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no cho mình là nhân tố quyết định. Từ những thực trạng đã nêu trên, để mô hình kinh tế người DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thật sự phát triển, đạt hiệu quả, mang lại thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào, cần triển khai, thực hiện các giải pháp trọng tâm sau: - Thứ nhất, Quy hoạch mô hình kinh tế gắn với quy hoạch nông thôn mới. Trong bộ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí về thu nhập, hạ tầng cơ sở nhất là hạ tầng sản xuất, thủy lợi, hợp tác xã cần được quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển một cách tương xứng, phù hợp. - Thứ hai, Điều tra và phân loại mô hình kinh tế hiện thời của người DTTS gắn với đặc điểm địa lý, văn hóa truyền thống của mỗi DTTS theo hướng chuyên sâu, đặc thù và toàn diện. - Thứ ba, Cải cách mô hình và quản lý mô hình (vốn, hạ tầng, hướng dẫn và giám sát thực hiện mô hình) trên cơ sở tích hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương, cơ sở. Việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế người DTTS đúng, trúng mục tiêu - phát triển bền vững vùng DTMN góp phần phát triển bền vững toàn diện quốc gia là một nhiệm vụ vừa mang tính sách lược vừa mang tính chiến lược. Trong thời gian tới, ngoài việc tập trung quản lý nguồn vốn dự án, chương trình thật sự hiệu quả, Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Ban dân tộc tỉnh sẽ nghiên cứu thêm nhiều mô hình phát triển tế hiệu quả để tham mưu cho tỉnh nhằm giúp cho vùng DTMN giảm nghèo một cách căn cơ và bền vững hơn. Tài liệu tham khảo [1] Kế hoạch số 25/KH-BDT, ngày 09/7/2016, của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế; [2] Kế hoạch Triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào KINH NGHIỆM THỰC TIỄN dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. [3] Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; THE CURRENT SITUATION AND THE SOLUTION OF THE DEVELOPMENT OF THE ECONOMIC MODELS IN THE COUNTRY OF THUA THIEN HUE Abstract: Ethnic minorities in Thua Thien Hue Province are concentrated in communities, hamlets, and villages, located on the edge of the Truong Son Range, due to unfavorable geographic location and natural conditions. That makes this province get into a lot of difficulties. Faced with that situation, in recent years, the deep concern of the Party and the State, together with the coordination of the direction, implementation and organization of the political system at all levels, Thua Thien Hue province has had many solutions to develop economic models in ethnic minority areas in a positive, synchronous and effective way for local leaders to build new lives. Keywords: Current situation and solutions; the economic model; ethnic minority areas; economic model of ethnic minority areas; Thua Thien Hue province. Số 18 - Tháng 6 năm 2017 107