« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- Đào Thị Hương Giang NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO MỘT KHU CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý môi trường LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Trịnh Thành Hà Nội - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu, tạp chí cũng như hội nghị nào.
- Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện Đào Thị Hương Giang MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 1 I.1.
- Tổng quan về quy hoạch môi trường trên thế giới 1 I.1.1.
- Khái niệm và vai trò của quy hoạch môi trường 1 I.1.2.
- Nội dung cơ bản trong quy hoạch môi trường I.1.3.
- Kinh nghiệm về quy hoạch môi trường trên thế giới 2 3 I.2.
- Tổng quan về quy hoạch môi trường ở Việt Nam 8 I.2.1.
- Tình hình nghiên cứu về QHMT ở Việt Nam 11 I.2.3.
- Quy hoạch khu công nghiệp 14 I.2.5.
- Những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu 17 Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG QHMT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO MỘT KCN 19 II.1.
- Phương pháp chỉ số môi trường 19 2.1.2.
- Đánh giá điều kiện và tác động môi trường 27 2.2.2.
- Xác định mục tiêu môi trường 29 2.2.3.
- Thiết kế quy hoạch 29 2.2.4.
- Quản lý quy hoạch 30 II.3.
- Tác động của QHMT tới sự phát triển của một vùng, một địa phương 30 Chương 3 - ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG QHMT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO MỘT KCN 35 III.1.
- Quy trình xây dựng QHMT 35 III.2.
- Áp dụng thử nghiệm quy trình đề xuất xây dựng QHMT KCN Khí điện đạm Cà Mau 40 3.2.1.
- Thiết lập nhóm những người làm quy hoạch 40 3.2.2.
- Phát triển những nét tổng thể cho tương lai 40 3.2.2.1.
- Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long 3.2.2.3.
- Nhận định sơ bộ các vấn đề về môi trường 45 3.2.2.6.
- Phát triển những nét tổng thể cho tương lai 49 3.2.3.
- Cơ sở hạ tầng cần thiết phải xây dựng 51 3.2.3.4.
- Các vấn đề môi trường tiềm năng 52 3.2.4.
- Xây dựng các giải pháp khả thi 54 3.2.4.1.
- Các vấn đề về môi trường 80 3.2.5.3.
- Thực hiện quy hoạch môi trường 84 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình dân số và phân bố lao động của 02 Ấp thuộc khu vực dự án 47 Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm của các tác nhân ô nhiễm do quá trình đốt dầu DO và FO 57 Bảng 3.3: Nồng độ mặt đất trung bình cao nhất của các chất ô nhiễm theo phương án 1 và 2 (nhà máy Điện) 58 Bảng 3.4: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các phương án nước làm mát nhà máy Điện 64 Bảng 3.5: Ước tính tải lượng và hàm lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ các ống khói và đuốc đốt nhà máy Đạm 71 Bảng 3.6: Mức độ phân bố các hạng mục ngoài hàng rào hai nhà máy 73 Bảng 3.7: Phân chia tỷ lệ các hạng mục chung hai nhà máy 73 Bảng 3.8: Thứ tự ưu tiên để thực hiện 82 Bảng 3.9: Kế hoạch thực hiện QHMT 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình lập quy hoạch lồng ghép kinh tế và môi trường ở cấp độ vùng 6 Hình 2.1: Các bước xây dựng chỉ số môi trường 21 Hình 3.1: Quy trình tổng quát xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN 35 Hình 3.2: Khu vực bố trí KCN khí điện đạm Cà Mau 78 Hình 3.3: Mặt bằng khu vực dự kiến bố trí KCN khí điện đạm Cà Mau 79 MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi trường ngày càng tăng.
- Việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới.
- Nhiều luật và nghị định của Chính phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi trường trong các quyết định của họ.
- Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh vực mới đó là Quy hoạch môi trường.
- Ở Việt Nam lĩnh vực này đã được đề cập thông qua nhiều văn bản: Luật Bảo vệ môi trường 1993 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương.
- Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường" (Điều 3, Chương I).
- Chỉ thị số 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2000 đến 2010 nêu rõ: "Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với QHMT".
- tiếp theo đó là Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 34 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- hay chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) đều chỉ ra rằng cần phải lồng ghép vấn đề QHMT vào trong các quy hoạch phát triển KT-XH, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
- Để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, việc nghiên cứu xây dựng QHMT được xác định là điều cần thiết.
- Trong các bản quy hoạch được xây dựng, các hoạt động môi trường mới chỉ được lồng ghép vào nội dung mang tính QHMT, chưa có một bản QHMT thực sự nào được thực hiện.
- thậm chí các vấn đề về môi trường thực tế chỉ được đưa ra xem xét cuối cùng, sau các lợi ích về kinh tế, nhằm minh chứng cho các nội dung của quy hoạch là đúng định hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, dẫn đến rất nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, trong đó quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam là một ví dụ.
- Bên cạnh các đóng góp tích cực, công tác quy hoạch các KCN đã phát sinh nhiều vấn đề mới như: (1) Lãng phí nguồn lực: nguồn lực, trước hết là đất đai, nguồn lực vật chất hữu hạn và cực kỳ quan trọng của một quốc gia.
- Trong xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa và phát triển các KCN làm cho quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng ngày càng thu hẹp.
- (2) thiếu đồng nhất giữa quy hoạch ngành với quy hoạch lãnh thổ.
- Cuộc chạy đua thành lập các KCN với mục đích là có KCN và hy vọng hưởng lợi từ các KCN đang làm mất đi quy hoạch tổng thể, không gắn quy hoạch KCN với quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh thổ quốc gia, chưa xem xét đầy đủ tất cả các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
- để giải quyết tối ưu bài toán quy hoạch.
- Tình hình đầu tư phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên đã không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt làm hiệu quả hoạt động các KCN bị giảm sút.
- (3) chưa thống nhất quan điểm phát triển kinh tế và vấn đề xã hội.
- Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thu hồi đất, không có đất canh tác, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân.
- (4) chưa kết hợp quy hoạch KCN và quy hoạch đô thị.
- Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường gây ách tắc giao thông, cung cấp nhà ở, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trường học cho người lao động và con em họ, hoặc được bố trí quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Qua đó cho thấy, để bảo đảm vừa đạt hiệu quả về kinh tế, vừa bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có những công cụ quản lý mang tính tổng thể ở tầm vĩ mô.
- QHMT được xem là một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Đánh giá một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tồn tại trên là do thiếu phương pháp khoa học trong quá tình triển khai xây dựng QHMT, cụ thể là quy trình xây dựng QHMT.
- Từ cách đặt vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp” là hết sức quan trọng và cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường cho các KCN.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết, luận văn sẽ đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả các KCN.
- Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm: 1.
- Đánh giá tổng quan về hiện trạng QHMT trên thế giới và tại Việt Nam từ đó rút ra những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
- Đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN.
- Áp dụng thử nghiệm quy trình, xây dựng QHMT KCN Khí điện đạm Cà Mau.
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: KCN.
- Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: a.
- Nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở tổng quan kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học trước đây và các tài liệu liên quan đến QHMT trên thế giới và tại Việt Nam nhằm đánh giá những kết quả và tồn tại về phương pháp luận QHMT, từ đó tác giả đã định hướng nghiên cứu cho luận văn là nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Từ cơ sở khoa học của quy trình nghiên cứu luận văn đã áp dụng thử nghiệm lập QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho KCN Khí điện đạm Cà Mau.
- Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu và đề xuất ra một quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN được xem là hạt nhân phát triển cho vùng được nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất được quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH mang nét đặc thù của một nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ở Việt Nam.
- Quy trình đề xuất đã được áp dụng thử nghiệm cho KCN Khí điện đạm Cà Mau cho thấy ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao.
- Việc xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường theo quy trình đề xuất như vậy sẽ giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao do các vấn đề về môi trường đã được đưa ra xcm xét từ các khâu lên ý tưởng hình thành KCN, xác định các mục tiêu hình thành KCN, đưa ra các giải pháp đầu tư xây dựng KCN và đặc biệt sản phẩm đầu ra của quy trình là xây dựng được một kế hoạch hành động về môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của các KCN trong tương lai.
- Quy trình này có thể áp dụng rộng rãi cho các KCN, CCN trên địa bàn cả nước.
- Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm các phần chính sau.
- Mở đầu: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương 1: Tổng quan về QHMT - Chương 2: Cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN - Chương 3: Đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN - Kết luận DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACC : Bình ngưng làm mát trực tiếp bằng không khí ADB : Ngân hàng phát triển châu Á BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường KĐĐCM : Khí điện đạm Cà Mau DA : Dự án ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM : Đánh giá tác động môi trường EPA : Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc GIS : Hệ thống thông tin địa lý KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KT-XH : Kinh tế - xã hội PA : Phương án PCCC : Phóng cháy chữa cháy PM3 : Tuyến đường ống dẫn khí PM3 PTTHKT-MT : Phát triển tổng hợp kinh tế - môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QHMT : Quy hoạch môi trường QLMT : Quản lý môi trường TBK : Tuabin khí TBK CTHH : Tuabin khí chu trình hỗn hợp PVN : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân UNCRD : Trung tâm phối hợp quốc gia về phát triển vùng, Nhật Bản WB : Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACC : Bình ngưng làm mát trực tiếp bằng không khí ADB : Ngân hàng phát triển châu Á BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường KĐĐCM : Khí điện đạm Cà Mau DA : Dự án ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM : Đánh giá tác động môi trường EPA : Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc GIS : Hệ thống thông tin địa lý KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KT-XH : Kinh tế - xã hội PA : Phương án PCCC : Phóng cháy chữa cháy PM3 : Tuyến đường ống dẫn khí PM3 PTTHKT-MT : Phát triển tổng hợp kinh tế - môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QHMT : Quy hoạch môi trường QLMT : Quản lý môi trường TBK : Tuabin khí TBK CTHH : Tuabin khí chu trình hỗn hợp PVN : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân UNCRD : Trung tâm phối hợp quốc gia về phát triển vùng, Nhật Bản WB : Ngân hàng thế giới Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp 1 HV: Đào Thị Hương Giang GVHD: TS.
- Trịnh Thành CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG I.1.
- TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TRÊN THỀ GIỚI 1.1.1.
- Khái niệm và vai trò của quy hoạch môi trường a.
- Khái niệm quy hoạch môi trường Thuật ngữ QHMT ra đời vào những năm 70 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ trước.
- Trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) QHMT được định nghĩa là "sự xác định các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó" [22].
- Ngoài ra FAO cũng cho rằng: “QHMT là tất cả các hoạt động quy hoạch với mục tiêu bảo vệ và củng cố các giá trị môi trường hoặc tài nguyên” [22].
- Qua đó cho thấy mục tiêu của QHMT là hướng tới sự phát triển bền vững, điều hoà mối quan hệ giữa phát triển KTXH và môi trường tài nguyên, bảo đảm cho việc phát triển kinh tế xã hội không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tài nguyên.
- QHMT không phải là quy hoạch độc lập với quy hoạch phát triển kinh tế hay quy hoạch ngành mà phải được thực hiện lồng ghép hoàn toàn với các dạng quy hoạch này.
- QHMT vẫn hướng đến hiệu quả kinh tế nhưng phải bảo đảm các vấn đề về môi trường.
- Do vậy có thể hiểu QHMT là quá trình sáng tạo và/hoặc thực hiện các chương trình, chính sách và các tiêu chuẩn có tính đến tác động của phát triển của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai đến môi trường tự nhiên.
- Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp 2 HV: Đào Thị Hương Giang GVHD: TS.
- Vai trò của QHMT Để QHMT đi vào thực tế, trở thành công cụ để quản lý tài nguyên môi trường.
- Trước hết chúng ta cần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này đối với các thành phần quản lý khác.
- nhận thức việc bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để phát triển KT - XH và không thể tách rời.
- QHMT cần phải được làm trước hoặc làm càng sớm càng tốt, song song với các quy hoạch chuyên ngành khác.
- Với quan điểm phát triển bền vững, QHMT được thực hiện để: 1.
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thái (tự nhiên và nhân văn) trên lãnh thổ của mình dưới quan điểm của các nhà môi trường học, từ đó đưa ra các định hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát triển.
- Giúp các quy hoạch chuyên ngành tìm kiếm được phương án hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
- loại trừ các rủi ro về sự cố môi trường và đề ra các giải pháp xử lý.
- Những giải pháp trong QHMT nhắm tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ phát triển kinh tế.
- Nội dung cơ bản trong QHMT Để đạt được mục tiêu như đã nêu ở trên, quá trình xây dựng QHMT đòi hỏi phải bao hàm các nội dung cơ bản sau đây: 1.
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên, môi trường và tình hình kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch.
- Dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội và xu thế diễn biến tài nguyên - môi trường tại vùng quy hoạch.
- Trong nội dung này, có 2 khả năng xảy ra với vùng quy hoạch: (1) vùng đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt