« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp 2.
- Lý do chọn đề tài Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi trường ngày càng tăng.
- Việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới.
- Nhiều luật và nghị định của Chính Phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi trường trong các quyết định của họ.
- Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh vực mới đó là Quy hoạch môi trường (QHMT).
- Ở Việt Nam lĩnh vực này đã được đề cập thông qua nhiều văn bản: Luật Bảo vệ môi trường 1993, Chỉ thị số 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2000 đến 2010.
- Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- hay chiến lược BVMT đến năm 2010 và Định hướng chiến PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
- Song thực tế cho thấy vấn đề QHMT ở Việt Nam vẫn chưa được xem xét và đề cập đúng mức độ, vai trò của nó.
- Trong các bản quy hoạch được xây dựng, các hoạt động môi trường mới chỉ được lồng ghép vào nội dung mang tính QHMT, chưa có một bản QHMT thực sự nào được thực hiện.
- thậm chí các vấn đề về môi trường thực tế chỉ được đưa ra xem xét cuối cùng, sau các lợi ích về kinh tế, nhằm minh chứng cho các nội dung của quy hoạch là đúng định hướng BVMT và PTBV, dẫn đến rất nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, trong đó quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam là một ví dụ.
- QHMT được xem là một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Đánh giá một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tồn tại trên là do thiếu phương pháp khoa học trong quá tình triển khai xây dựng QHMT, cụ thể là quy trình xây dựng QHMT.
- Từ cách đặt vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN” là hết sức quan trọng và cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và vấn đề BVMT cho các KCN, CCN.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu a.
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất quy trình xây dựng QHMT và QLCLMT cho một KCN, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả các KCN.
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng QHMT và QLCLMT.
- Phạm vi nghiên cứu: KCN, CCN 3.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Qua nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện QHMT ở Việt nam cho thấy quy trình xây dựng QHMT chưa được quy định và thực hiện thống nhất.
- Tổng quan về QHMT: trong đó đưa ra các khái niệm về QHMT, kinh nghiệm về QHMT trên thế giới, tổng quan về hiện trạng QHMT tại Việt Nam từ đó rút ra những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
- Cơ sở lý thuyết phục vụ đề xuất quy trình xây dựng QHMT và QLCLMT cho một KCN.
- Đề xuất quy trình xây dựng QHMT và QLCLMT cho một KCN: trên cơ sở quy trình đề xuất, áp dụng thử nghiệm lập QHMT và QLCLMT cho CCN Khí điện đạm Cà Mau.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở tổng quan kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học trước đây và các tài liệu liên quan đến QHMT trên thế giới và tại Việt Nam nhằm đánh giá những kết quả và tồn tại về phương pháp luận QHMT, tác giả đã định hướng nghiên cứu là nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng QHMT và QLCLMT cho một KCN.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Từ cơ sở khoa học của quy trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng thử nghiệm lập QHMT và QLCLMT cho CCN Khí điện đạm Cà Mau.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, tác giả đã đề xuất quy trình xây dựng QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN dựa trên quy trình xây dựng QHMT do Cục Bảo vệ môi trường liên bang Mỹ đề xuất năm 1994, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mang nét đặc thù của một nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH như ở Việt Nam.
- Nhằm làm rõ quy trình đề xuất, tác giả đã triển khai thử nghiệm lập QHMT cho CCN Khí điện đạm Cà Mau.
- Quy trình đề xuất này có thể áp dụng cho các KCN, CCN, thậm chí cho các vùng và các địa phương khác trên cả nước.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt