« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước của khu vực làng nghề sản xuất tinh bột của huyện Hoài Đức - Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT Hiện nay môi trường nước của hầu hết các làng nghề tại Hà Nội đều đang bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó đặc biệt là chất hữu cơ và kim loại nặng.
- Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do hầu hết các làng nghề của Hà Nội ngày càng tăng về quy mô và sản phẩm, khu sản xuất nằm xen kẽ với khu dân cư, công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu là sản xuất thủ công, không có các hệ thống xử lý chất thải mà đều xả trực tiếp ra môi trường.
- Tuy nhiên, do phát triển tự phát, đồng thời nhận thức về môi trường của người dân chưa cao và các cơ sở sản xuất nằm sát nhà dân nên hoạt động của làng nghề đã phát sinh các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng.
- Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác như trồng trọt chăn nuôi.
- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của huyện Hoài Đức sản phẩm chính là miến, bánh da…với công nghệ lạc hậu đã thải một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra môi trường.
- Mặc dù huyện Hoài Đức nói chung và 3 xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai nói riêng đã có những chính sách và các biện pháp xử lý chất thải cải thiện chất lượng môi trường nước.
- Nhưng hầu hết các giải pháp đều không có hiệu quả dẫn đến môi trường làng nghề ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng đến mức báo động.
- Nước thải không qua xử lý này không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân sản xuất mà còn ảnh hưởng đến môi trường lân cận.
- Vậy vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắn với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đề xuất quy hoạch không gian sản xuất 2.
- Giải pháp giáo dục môi trường 3.
- Giải pháp quản lý môi trường 4.
- Giải pháp sản xuất sạch hơn 5.
- Giảm thiểu nước thải tại khu sản xuất 6.
- Xử lý nước thải bằng biogas, hồ sinh học Các giải pháp đưa ra đều khả thi với chi phí có thể chấp nhân được đặc biệt trong đó có biện pháp không phải đầu tư tiền, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả kinh tế cũng như là giảm thiểu phát thải ra môi trường.
- Các giải pháp này tuy mang lại hiệu quả nhất định nhưng nếu thực hiện không đồng bộ thì khó mang lại hiệu quả cải thiện môi trường rõ rệt.
- Do đó để cải thiện chất lượng môi trường làng nghề cần sự phối hợp của chính quyền địa phương và các hộ sản xuất đồng thời cần có sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan về kinh tế cũng như kỹ thuật.
- Tuy nhiên hiện nay vấn đề quản lý môi trường làng nghề còn gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu là do các nguyên nhân: 1.
- Các văn bản quy phạm pháp luật BVMT làng nghề còn thiếu và chưa đủ dẫn đến áp dụng đối với từng loại làng nghề nhiều khi không phù hợp 2.
- Chức năng về BVMT làng nghề của các cấp quản lý (Bộ, ngành và địa phương) chưa rõ ràng, sự kết hợp giữa các cấp quản lý còn nhiều hạn chế 3.
- Công tác quy hoạch các khu/cụm công nghiệp tập trung cho làng nghề còn nhiều khó khăn 4.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề còn yếu và chưa phát huy hiệu quả 5.
- Nhân lực, tài chính và công nghệ cho BVMT làng nghề không đáp ứng được nhu cầu.
- Đầu tư cho BVMT làng nghề chưa tương xứng 6.
- Chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong BVMT làng nghề Những nguyên nhân trên dẫn đến môi trường làng nghề nói chung và làng nghề Hoài Đức nói riêng vẫn chưa được cải thiện.
- Trong thời gian tới những yêu cầu về chất lượng môi trường càng được chú trọng đòi hỏi phải có những giải pháp xử lý nôi nhiễm cải thiện môi trường làng nghề tiến đến xây dựng các làng nghề sạch thân thiện với môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt