« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sử dụng bèo cái (Pistia strationtes L) và rau muống (Ipomoea aquatica Forsk) trong xử lý nước phú dưỡng


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu sử dụng Bèo Cái (Pistia stratiotes L) và Rau Muống (Ipomoea aquatica Forsk) trong xử lý nước phú dưỡng.
- NCVCC Trần Văn Tựa a) Lý do chọn đề tài Sự thâm nhập các chất hữu cơ, N và P từ nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân gây phú dưỡng (eutrophycation) các thuỷ vực nước ngọt.
- Phú dưỡng dẫn đến “nở hoa nước” do vi tảo bao gồm vi khuẩn lam (VKL) độc phát triển mạnh, làm mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng nước.
- Trong xử lý nước phú dưỡng nhất là với các thuỷ vực lớn, công nghệ sinh thái (CNST) nói chung và CNST sử dụng thực vật thuỷ sinh (TVTS) có nhiều ưu điểm, rất thân thiện môi trường, được các nhà nghiên cứu nhiều nước rất quan tâm.
- Nguồn nước mặt nội địa của Việt Nam nhất là các hồ và hồ chứa đang bị phú dưỡng ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự bùng phát vi tảo trong đó có VKL độc đã được phát hiện như loài Microcystis aeruginosa.
- Một vài nghiên cứu sử dụng CNST với TVTS như bèo tây, bèo cải, sậy…trong xử lý nước thải ô nhiễm hữu ở Việt Nam bước đầu đã cho kết quả khả quan.
- Tuy nhiên, ứng dụng CNST sử dụng TVTS trong xử lý nước phú dưỡng, bảo tồn hệ sinh thái hồ còn rất hạn chế.
- Chúng tôi trình bày dưới đây kết quả nghiên cứu ở qui mô chậu vại và Pilot về khả năng loại bỏ một số yếu tố phú dưỡng môi trường nước của một số TVTS điển hình của Việt Nam là Bèo Cái và Rau Muống.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn tập trung đánh giá khả năng sinh trưởng và loại bỏ nitơ và phospho vi tảo và Vi khuẩn Lam trong môi trường nước phú dưỡng của cây Rau Muống và Ngổ dại.
- Nhằm tạo cơ sở cho việc áp dụng và triển khai mô hình công nghệ sinh thái vào xử lý thực tế.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nghiên cứu ảnh hưởng pH đến sự sinh trưởng của Bèo Cái và Rau Muống.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu N, P của Bèo Cái và Rau Muống tại các nồng độ khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Hiệu quả xử lý một số yếu tố phú dưỡng từ nước ao tự nhiên của Bèo Cái và Rau Muống ở qui mô pilot.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm chậu vại: Các đối tượng nghiên cứu được nuôi trong các chậu có thể tích 5÷8 lít (chứa 2÷4 lít môi trường).
- Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần, thời gian cho mỗi thí nghiệm là 15 ngày.
- Trong đó, nồng độ thí nghiệm N-NH và 25 mg/L.
- pH: 5 dải pH thí nghiệm là .
- Thí nghiệm quy mô Pilot: Hệ thống xử lý quy mô pilot gồm 2 mương (song song với nhau), được xây bằng gạch, mỗi bể có kích thước: dài x rộng x sâu tương ứng: 4,6 m x 0,8 m x 0,2 m, có ngăn trung gian (dài 0,2 m) nhận nước vào mương, mức nước trong mương 10 cm.
- Nước phú dưỡng từ ao bơm liên tục, qua bể rồi vào mương với các lưu lượng khác nhau.
- Trong khoảng pH thí nghiệm từ 5÷9, giới hạn sinh trưởng của Bèo Cái hẹp hơn so với Rau Muống.
- Tuy nhiên cả hai đối tượng thí nghiệm trên đều cho tăng trưởng cao ở giá trị pH axít yếu đến trung tính (6÷7).
- Khả năng loại bỏ các thông số gây phú dưỡng (N-NH4+, N-NO3- và PO43-) của Bèo Cái và Rau Muống trong thí nghiệm chậu vại là khá tốt.
- Hiệu quả loại bỏ của các thí nghiệm có cây luôn cao hơn so với ĐC không cây từ 20÷40%.
- Sinh trưởng của Bèo Cái và Rau Muống trong các thí nghiệm chậu vai có xu hướng tỉ lệ thuận với nồng độ dinh dưỡng thí nghiệm.
- Tuy nhiên, trong cùng một điều kiện thí nghiệm, sinh trưởng của Bèo Cái thường cao hơn Rau Muống từ 2÷4 lần.
- Hiệu suất loại bỏ Chl a, TSS, TN, TP khá tốt dao động trong khoảng 30÷70%.
- Trong đó hiệu suất xử lý tốt nhất đạt được ở thông số Chl a và TSS (50÷80.
- Trog cùng một tải lượng, khả năng loại bỏ của Bèo Cái cao hơn Rau Muống từ 11÷27%.
- So sánh hiệu quả loại bỏ của hai tải lượng 100 l/m2.ngày và 200 l/m2.ngày cho thấy tải lượng thấp có xu hướng loại bỏ tốt hơn tải lượng cao.
- Tuy nhiên, sự chênh lệch về hiệu xuất giưa 2 tải lượng dao động khá lớn do phụ thuộc vào nồng độ đầu vào và hiệu quả loại bỏ của từng thông số.
- So với Bèo Cái khả năng loại bỏ vi tảo và VKL của mương Rau Muống cao hơn tướng ứng khoảng 26% và 7%.
- Tính toán với ĐC không cây cho thấy hiệu quả xử lý luôn thấp hơn có cây từ 5÷6 lần với Rau Muống và 3÷50 lần với Bèo Cái.
- Hiệu quả loại bỏ Coliform cũng khá tốt khi hàm lượng Coliform đầu ra thấp hơn tiêu chuẩn A1 của QCVN 80:2008 áp dụng cho nước mặt.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt