« Home « Kết quả tìm kiếm

NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


Tóm tắt Xem thử

- Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm các phần sau.
- Mục tiêu của chính sách - Đối tượng áp dụng cúa chính sách.
- Các nội dung chủ yếu của chính sách - Việc tổ chức thực hiện chính sách.
- Việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách 2.
- Phân loại chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.1.
- Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính sách: A, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia - Đây là những qui định, chế độ do Nhà nước ban hành nhằm nâng cao năng lực về mọi mặt kỹ năng, kiến thức và tinh thần và cơ cấu nguồn nhân lực để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào quá trinh phát triển quốc gia.
- B, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương - Là những chính sách do cơ quản quản lý ở địa phương ban hành nhằm tổ chức, thực hiện, quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.
- C, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành - Là những chính sách do các Bộ ban hành nhằm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành cả về mặt số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.
- D, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp - Là những chính sách của doanh nghiệp nhằm tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp để họ có thể làm việc có hiệu quả hơn trong công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức kỹ năng cho những công việc ở vị trí cao hơn trong tương lai.
- Trong thời kỳ hiện này, nước ta ban hành những chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho nhưng nhóm đối tượng đặc thù sau.
- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính Nhà nước.
- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ - Chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ các doanh nhân - Chính sách đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trình độ cao 2.3.
- Phân loại theo qui trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực A, Chính sách thu hút trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Đó là các chính sách nhằm tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút, khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn lành nghề, kỹ năng.
- Các chính sách đó bao gồm chính sách về đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
- Các Chính sách ưu tiên đối với đối tượng chính sách, gia đình khó khăn như cộng điểm ưu tiên, miễn giảm học phí tạo điều kiện cho họ được học tập.
- Ngoài ra còn có chế độ học bổng đối với những học sinh đạt kết quả cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên sinh viên học tập.
- Còn có chính sách tổ chức quản lý quỹ tín dụng cho sinh viên… B,Chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Đây là các chính sách nhằm tổ chức, tiến hành và quản lý quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm chính sách về kinh phí cho quá trình đào tạo và phát triển, chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng và cao về chất lượng, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng viển.
- chính sách về thiết kế nội dung và phương pháp dạy học.
- C, Chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Đây là những chính sách sắp xếp, bố trí, sử dụng những người đã được đào tạo một cách hợp lý để có thể phát huy những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề, năng lực của họ thực hiện công việc phù hợp với năng lực trình độ của họ.
- Phân tích thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
- 3.1 Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
- Chính vì vậy trong khi tuyển sinh Bộ giáo dục và đào tạo có chế độ ưu tiên về điểm cho những thí sinh thuộc những vùng có điều kiện khó khăn để nhằm đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực khó khăn có cơ hội học đại học.
- Chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh đại học cho các thí sinh ở các khu vực khó khăn là một trong những chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện cho những thí sinh ở các khu vực mà cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn có thể thi đỗ và theo học ở các trường đại học, cao đẳng.
- B, Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn.
- Để nhằm giảm bớt khó khăn về mặt kinh tế, cũng như thể hiện sự biết biết ơn của nhà nước đối với những người có công với cách mạng, hiện nay nhà nước ta có chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có để họ điều kiện theo học ở các trường đại học và cao đẳng.
- Chính sách miễn học phí là chính sách mà đối tượng của chính sách sẽ được miễn phí tòan phần về học phí.
- Chế độ miễn học phí còn được áp dụng đối với các sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa, những người bản thân bị thương tật, có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên và có xác nhận của hội đồng y khoa.
- Đối tượng được hưởng chính sách miễn học phí còn gồm những sinh viên có cả cha mẹ thường trú tại hải đảo hoặc vùng sâu, vùng cao từ 3 năm trở lên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính vì vậy khi có thể thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đã là một sự cố gắng rất lớn từ phía các sinh viên này.
- Nếu như không có chế độ miễn học phí đối với các đối tượng này với mức tiền học phí là 180000 đồng/sinh viên/ tháng như hiện nay và có thể tăng lên trong tương lai thì chắc chắn những sinh viên này sẽ phải thôi học.
- Nhờ có chính sách này mà đã khuyến khích được các đối tượng này cố gắng học tập, nâng cao trình độ để sau này có thể cải thiện tình trạng khó khăn của gia đình.
- Nhà nước còn có chế độ miễn học phí cho sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo nhằm thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường sẽ phục vụ cho ngành giáo dục, từng bước tăng số lượng giáo viên.
- Bên cạnh chính sách miễn học phí, Nhà nước còn có chính sách giảm 50% học phí cho các đối tượng sinh viên là con của thương binh.
- Trong khi đó hàng năm có rất nhiều thí sinh thuộc diện đối tượng chính sách dự thi đại học và cao đẳng nhưng không đỗ vào các trường công lập mà theo học ở các trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn rất nhiều so với các trường công lập ( ví dụ như đại học dân lập Văn Lang mức cao nhất là 4.400.000 đ) dẫn đến tình trạng không ít sinh viên học trong tư thế cầm cự chờ đợi đợt thi sau.
- Sinh viên là người dân tộc ít người, liên tục ở vùng cao (KV3) hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao (KV3) ít nhất lên 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại trường).
- sinh viên lên người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, không có người đỡ đầu chính thức, người trợ cấp thường xuyên.
- Sinh viên là gười tàn tật theo quy định của nhà nước lênngười gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền xác định.
- Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập, gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo phải xuất trình giấy tờ thuộc hộ xóa đói giảm nghèo do Sở LĐ - TB và XH cấp) Theo chế độ này thì hàng tháng mối sinh viên sẽ được hưởng mức trợ cấp xã hội là 140.000 đồng.
- Chế độ này nhằm góp phần giảm phần nào khó khăn về mặt kinh tế, giúp cho sinh viên có một khoản tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, để có thể có điều kiện học tập.
- Đồng thời để khuyến khích sinh viên học tập thì ngoài mức trợ cấp xã hội hàng tháng những sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hộ nếu kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên còn được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí học bổng với các mức là: bằng 140% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại xuất sắc.
- Như vậy, mục đích của chế độ trợ cấp xã hội là hỗ trợ phần nào về kinh tế cho sinh viên có điều kiện khó khăn có thể theo học ở các bậc đại học và cao đẳng, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.
- D, Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có kết quả học tập tốt - Chính sách học bổng khuyến khích được cấp cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt để nhằm khuyến khích thúc đẩy, động viên sinh viên cố gắng phấn đấu học tập.
- Hiện nay, học bổng khuyến khích học tập hiện có 3 mức và được áp dụng cho 3 loại đối tượng đó là “mức 120.000đ/ tháng đối với sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện từ 7,0 đến cận 8,0.
- Với mức học phí đại học trong các trường công lập hiện nay là 180.000đ/ tháng như hiện nay thì chỉ có những sinh viên đạt loại xuất sắc mới được hưởng mức học bổng cao hơn mức học phí hàng năm, nhưng mức cao hơn này cũng chỉ rất nhỏ không đủ để trang trải bớt những chi phí học tập cho sinh viên, mặt khác số lượng sinh viên đạt kết quả xuất sắc và được hưỏng mức học bổng này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số sinh viên được hưởng loại học bổng này.
- Còn những sinh viên đạt loại khá và giỏi thì mức học bổng chỉ vừa bằng mức học phí phải đóng hàng tháng hoặc ít hơn.
- Một vấn đề nữa đối với chính sách này đó là học bổng hiện nay chủ yếu được cấp dựa vào kết quả học tập của sinh viên.
- Do đó vấn đề đặt ra là những sinh viên con nhà giàu thường có đủ điều kiện để học tập, nên kết quả học tập thường cao hơn những sinh viên có điều kiện khó khăn ngoài thời gian học tập còn phải tham gia làm thêm nhiều công việc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và chi phí học tập cho nên điều kiện học tập và kết quả học tập đạt được không thể bằng những sinh viên có điều kiện học tập.
- Chính vì vây, các học bổng này thường do các sinh viên con nhà giàu có đủ điều kiện học tập chiếm hết.
- Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng là những sinh viên giỏi công lập được Nhà nước cấp học bổng, còn sinh viên giỏi trong các trường ngoài công lập lại không được trong khi họ cũng học giỏi.
- E, Thành lập quỹ tín dụng sinh viên nhằm hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập.
- Quỹ tín dụng sinh viên được thành lập năm 1995 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên có điều kiện khó khăn được vay vốn học tập.
- Hàng năm, nhiều trường đại học chứng nhận cho khoảng 5% sinh viên là sinh viên nghèo vay vốn Nhà nước để đảm bảo điều kiện học tập.
- Nếu tất cả số sinh viên này được vay với mức 3 triệu đồng/năm thì mỗi năm Nhà nước cần chi cho sinh viên vay khoảng 100 tỷ đồng và sẽ tạo điều kiện học tập đến cho khoảng 40 nghìn sinh viên.
- Như vậy, quỹ tín dụng sinh viên đã phải cho vay vượt quá nguồn vốn thực có là 4,6 tỷ đồng.
- Như vậy nêu trong thời gian tới, nhà nước không có những biện pháp nhằm thu hút và bổ sung vốn cho quỹ thì sẽ có hàng chục nghìn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước có thể phải thôi học vì không có tiền để trang trải cho chi phí học tập.
- 3.2Thực trạng chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
- Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Để tổ chức quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì cần phải có kinh phí để thực hiên.
- Hàng năm tỷ lệ % ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo liên tục tăng lên qua các năm.
- Tuy tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng năm cấp cho giáo dục đào tạo có tăng nhưng với số lượng trường đại học cao đẳng ngày càng tăng lên như hiện nay thì lượng vốn ngân sách nhà nước cấp cho mỗi trường hầu như tăng không đáng kể, trong khi đó hầu hết số vốn ngân sách nhà nước này được dùng để chi trả lương cho giáo viên khoảng 85% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, nên phần đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo còn rất hạn chế.
- Tuy nhiên với mức học phí hiện nay mà mỗi sinh viên phải đóng là 1,8 triệu đồng/ năm là còn rất thấp so với mức chi phí đầu tư bình quân cho một sinh viên trường đại học công lập là khoảng 9 triệu đồng / năm, phần còn lại là do Nhà nước bao cấp.
- Với mức đầu tư do ngân sách nhà nước cấp và mức thu từ học phí hiện này thì các trường đại học vẫn luôn trong tình trạng thiếu kinh phí, và phải co kéo giữa cac khoản thu chi để đủ được chi phí đào tạo.
- Do đó để có thể tăng nguồn kinh phí cho đào tạo thì một phương án đề ra và đang được xem xét hiện nay là điều chình tăng học phí nhằm khai thác nguồn lực sẵn có của người dân để đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nhưng một vấn đề đặt ra là nếu tăng học phí sẽ dẫn đến tình trạng rất nhiều sinh viên có điều kiện khó khăn sẽ phải thôi học vì không có đủ khả năng tài chính để theo học.
- Đồng thời ngân sách cho giáo dục đào tạo ( ở các trường đại học công lập hiện nay vẫn theo cách cấp phát thường niên theo như dự tóan của các trường được tính dựa trên cơ sở đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm.
- Các đơn vị đào tạo đại học hàng năm lập dự toán như một cái máy mà không có tính sáng tạo, tự chủ, tính tự quyết.
- Chính vì vậy để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đào tạo cần có những biện pháp cải tiến về phương thức cấp phát.
- Số lượng các trường đại học và cao đẳng và sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo.
- Để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng nên có rất nhiều trường đại học cao đẳng được thành lập tăng nên với rất nhiều chuyên ngành mở ra.
- Đồng thời ngày càng có nhiều trường, các cơ sở đào tạo ngoài công lập khác nhau được thành lập.
- Tuy nhiên, do sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các trường đại học và cao đẳng, việc đưa các trường cao đẳng lên đại học và mở nhiều đại học dân lập trong khi chưa chuẩn bị đủ điều kiện cần thiết, đồng thời chưa đổi mới về cơ chế quản lý chất lượng các trường này nên đã dẫn đến chất lượng đào tạo của các trường này không được tốt, và xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực nghiêm trọng diễn ra trong một thời gian dài trong một số trường dân lập ví dụ như có một trường ở tỉnh nọ chưa có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu được phép tuyển sinh ngay một lúc đến chín ngành đào tạo, kể cả những ngành kỹ thuật.
- Điều này dẫn tới hạn chế số lượng sinh viên ở các vùng kinh tế khó khăn có khả năng theo học.
- Hiện nay ngày càng có nhiều ngành đào tạo được mở ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng tồn tại tình trạng mất cơ cấu về ngành nghề đào tạo.
- Theo số liệu điều tra “trong 50 năm qua chúng ta đã đào tạo được hơn 1 triệu cán bộ các ngành khoa học, kỹ thuật có trình độ đại học với cơ cấu là: sư phạm chiếm 33,3%.
- Với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay mà chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành nông nghiệp thì cơ cấu trên là bất hợp lý.” Như vậy trong thời gian tới cần có những sự điều chỉnh trong việc quản lý sự thành lập và chất lượng của các trường đại học, cần có những biện pháp giải quyết sự mất cân đối về các ngành nghề đào tạo.
- Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam.
- Số lượng cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở Việt Nam: Hiện nay, cùng với sự tăng lên của nhu cầu học tập nhằm nâng cao kiến thức trình độ để đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì quy mô đào tạo được mở rộng rất nhanh với nhiều trường đại học và cao đẳng được thành lập với nhiều chuyên ngành đào tạo ra đời , đồng nghĩa với nó thì nhu cầu về đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng cũng tăng lên.
- Nhưng trên thực tế hiện nay ở nước ta đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng cò đang thiếu trầm trọng nhất là đối với những chuyên ngành đào tạo mới.
- Với số lượng cán bộ giảng viên đại học như trên thì tỷ lệ sinh viên/ giảng viên trung bình là 28 sinh viên/ giảng viên, đặc biệt ở một số lĩnh vực kinh tế, dịch vụ là gần 40 sinh viên/ giảng viên trong khi tỷ lệ này hợp lý chỉ là trung bình 15- 20 sinh viên / giảng viên.
- Thực trạng đó là do trong khi qui mô đào tạo ngày càng tăng nhưng biên chế lại không tăng, vì vậy ở nước ta một giảng viên đại học phải giảng dạy quá nhiều giờ có trường hợp lên tới 800-1.000 giờ/năm (ở nước ngoài khoảng 300-400 giờ/năm) không còn thời gian tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, không có thời gian để cập nhật kiến thức mới.
- Đặc biệt là sự thiếu hụt những giảng viên đầu ngành đã được đào tạo một cách có hệ thống ở nước ngoài, có kinh nghiệm sư phạm là những người thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp nhà nước thì đều đã tuổi cao và đã nghỉ hưu trong khi chưa có đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi kế cận.
- Mặt khác hiện nay biên chế giảng viên của các trường do Bộ chủ quản quyết định nên việc các trường muốn nhận thêm giáo viên để đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô đào tạo của trường thường gặp nhiều khó khăn và thường phải đợi Bộ giao chỉ tiêu.
- Do đó chính sách về chỉ tiêu cán bộ giảng viên của các trường do Bộ chủ quản giao cho các trường đã trở nên không phù hợp với nhu cầu của các trường, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng qui mô đào tạo ngày càng tăng lên hiện nay.
- Nếu không có các biện pháp đổi mới cách thức tuyển dụng đội ngũ giảng viên nhằm từng bước đáp ứng đủ số lượng giảng viên đại học, cao đẳng, giảm tỉ lệ sinh viên/ giảng viên xuống còn 20 sinh viên / giảng viên.
- 2.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng của nước ta.
- Bên cạnh việc thiếu giảng viên thì chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học vẫn chưa cao.
- Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng trên đó là hiện nay nước ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên, nên để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì những giảng viên này thường phải giảng dạy rất nhiều giờ nên không có thời gian để học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới.
- Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên đại học, thì nghiên cứu khoa học giúp cho họ nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật liên tục kiến thức, làm giàu kho tàng kiến thức của minh để có thể truyền dạy lại cho sinh viên đạt hiệu quả hơn.
- Như vậy, hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở nước ta vẫn chưa cao, cần có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ này.
- Nội dung chương trình đào tạo và tình trạng thiếu giáo trình ở nhiều môn học Nội dung chương trình đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và giáo trình là một công cụ để chuyển các kiến thức đó đến cho sinh viên thông qua việc nghiên cứu giáo trình.
- Tuy nhiên hiện nay chương trình đào tạo và vấn đề giáo trình ở nước ta còn nhiều bất cập.
- Đa số các trường vẫn đang trong tình trạng thiếu giáo trình, có nhiều môn học sinh viên không có giáo trình để nghiên cứu.
- Nội dung chương trình đào tạo của ta hiện nay còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn, chương trình học tập quá tải, chiếm hết thời gian phát huy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên gây ra tâm lý chán học, sợ học .
- Cụ thể là chương trình đào tạo đại học bốn năm ở các nước phương Tây gồm 125 đến 130 tín chỉ, trong khi đó chương trình đào tạo đại học hệ bốn năm ở nước ta trung bình khoảng 250 đơn vị học trình ( tương đương tín chỉ), trong khi kiến thức tiếp thu lại ít hơn.
- Điều đó dẫn đến giá sách hiện tại tương đối cao so túi tiền của sinh viên.
- Phương pháp dạy và học ở bậc đại học.
- Phương pháp dạy học ở bậc đại học phải nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tư duy độc lập của sinh viên, người thầy sẽ giúp sinh viên giảng cho sinh viên những phần bản chất nhất khó nhất trong giáo trình còn lại là sinh viên tự nghiên cứu.
- Nhưng hiện nay ở nước ta phương pháp được sử dụng phổ biến trong các trường đại học chủ yếu là thầy giảng, học sinh ngồi nghe và ghi chép, với số lượng giờ lên lớp không dài khuyến khích được tính chủ động tích cực của sinh viên, chính vì vậy làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Sinh viên ít được Mặc dù hiện nay phương pháp dạy học ở nước ta đã có những đổi mới nhưng còn diễn ra chậm.
- Vì vậy, trong thời gian tới cần phải đẩy nhanh việc đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học theo hướng phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo của sinh viên.