Academia.eduAcademia.edu
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1 DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. MỤC TIÊU CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Một số nét về sản xuất nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Nhiều loại nông sản có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và giữ những vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới như điều, hồ tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai; gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6;…. - Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45,0 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra 50% sản lượng và 90% lượng lúa hàng hóa. Hàng năm cả nước xuất khẩu 6,08,0 triệu tấn gạo. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5-3,5 tỷ USD. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, thu gần 2,955 tỷ USD. - Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô bình quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so năm 2013. Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc (Sơn La) và Nam Bộ. Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng khác. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn. Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 4,79 triệu tấn ngô, với kim ngạch 1,224 tỷ USD. - Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt 9,4-10,4 triệu tấn. Chỉ có 30% sản lượng sắn thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, v.v..., 70% còn lại được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 3,39 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,42 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sắn đạt 1,626 triệu tấn, với kim ngạch 397,8 triệu USD. - Sản xuất đậu tương: Hiện có 25/63 tỉnh trong cả nước trồng đậu tương, chủ yếu ở phía Bắc (65% diện tích). Sản lượng khoảng 300 ngàn tấn/năm. Cũng như ngô, nhìn chung sản lượng đậu tương chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhất là làm thức ăn chăn nuôi. Trong năm qua, nhập khẩu đậu tương là 1,55 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu là 889,63 triệu USD. - Sản xuất khoa lang: Hiện tại khoai lang được trồng chủ yếu ở một số địa phương như Tây Nguyên (Lâm Đồng), Nam bộ (Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An,..) để xuất khẩu. Sản lượng năm 2014 khoảng trên 2,2 triệu tấn. - Sản xuất cà phê: Diện tích gần 600 ngàn ha, sản lượng 1,36 triệu tấn. Cơ cấu: cà phê vối 93%, chè 6% còn lại là cà phê mít, cà phê Moca,…. Hiện tại phần lớn diện tích cà phê vối đã già cỗi, cần phải tái canh nên sản lượng có những biến động trong thời gian tới. Năm 2014 lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu là 3,558 tỷ USD. - Sản xuất chè: Diện tích hơn 135 ngàn ha, sản lượng 984 ngàn tấn búp tươi. Có nhiều giống chè mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Vân Du,… Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Lượng chè xuất khẩu năm 2014 đạt 132,7 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 228,54 triệu USD. - Sản xuất điều: Diện tích gần 305 ngàn ha, sản lượng 279-280 ngàn tấn/năm, chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 300 ngàn tấn sản phẩm điều. Năm 2014 đã xuất khẩu 302,9 ngàn tấn điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,995 tỷ USD. - Sản xuất hồ tiêu: Diện tích gần 60 ngàn ha, sản lượng gần 120 ngàn tấn/năm. Năm 2013 đã xuất khẩu 132,64 ngàn tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu 888,99 triệu USD. - Sản xuất mía: Diện tích khoảng trên 300 ngàn ha. Sản lượng 19 triệu tấn mía cây/năm. 2 - Sản xuất ca cao: Ca cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Diện tích: 22.100 ha, tập trung ở Bến Tre (7.342 ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha), Tiền Giang (2.587 ha), DăkLăk (2.554 ha), Bình Phước (1.310 ha), Vĩnh Long (1.244 ha). - Sản xuất rau, quả Diện tích rau hơn 830 ngàn ha, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ. Với điều kiện thuận lợi Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau các loại, trong đó có gần 30 loại rau chủ lực, chiếm tới 80% diện tích và sản lượng. Những chủng loại rau chính gồm cà chua, ớt, dưa chuột, mướp đắng, đậu Hà Lan, đậu đũa, cải các loại và hành tỏi. Sản lượng khoảng 14,8 triệu tấn/năm. Diện tích cây ăn quả là hơn 800 ngàn ha, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Sản lượng đạt khoảng 8,0 triệu tấn/năm. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt mức 1,49 tỷ USD. - Thủy sản: Sản lượng thủy sản đạt 5,5-6,5 triệu tấn năm, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,6-2,7 triệu tấn/năm và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,3-3,6 triệu tấn/năm. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 660 nghìn tấn (tăng 20,4% so cùng kỳ năm trước). Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) đạt 188 nghìn tỷ đồng (tăng 6,5%), giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,83 tỷ USD (tăng 16,5%) so với 2013. - Chăn nuôi Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn tăng 2,7%. Trứng và sữa tươi tăng lần lượt là 3,8% và 15,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 14,7 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu năm 2014 đạt mức 3,252 tỷ USD, tăng 5,7% so năm 2013. Tổng đàn bò vào khoảng trên 5,2 triệu con và không có biến động nhiều so năm 2013. Riêng bò sữa phát triển mạnh, đạt mức 227.625 con. Sản lượng thịt bò tăng khoảng 4,2% so năm 2013. Tổng đàn lợn tăng khoảng 1,5-2,0% so năm 2013, đạt mức trên 26,5 triệu con. Sản lượng thịt lơn hơi tăng 2,2,% so năm 2013. Đàn gia cầm đạt mức trên 315 triệu con, tăng 4,9% so năm 2013. Cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn, hộ chuyên nghiệp. Xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình liên kết trong sản xuất, như mô hình chăn nuôi gia công, HTX và các chuỗi sản xuất khép kín thịt, trứng sạch tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… - Sản xuất cao su: Diện tích 955,7 ngàn ha. Năng suất khoảng 1.740 kg/ha. Sản lượng trên 1,1 triệu tấn mủ khô. Cao su được trồng chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Hàng năm xuất khẩu khoảng gần 1,0 triệu tấn cao su, với kim ngạch khoảng 2,0- 2,5 tỷ USD. Năm 2014 khối lượng cao su xuất khẩu đạt 1,66 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,78 tỷ USD. - Chế biến gỗ: Ngành lâm nghiệp đang có những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ rừng tốt, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Nhờ vậy, năm 2014 độ che phủ rừng đạt 41,5%, giá trị sản xuất đạt 23,9 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt mức cao kỷ lục (7,09%). Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt mức rất cao (3,9% vượt 1,0% so năm 2013). Năng lực chế biến gỗ hiện đạt mức 25 triệu m3 gỗ/năm với nhiều loại mặt hàng có chất lượng cao, phù hợp với thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở thị trường của trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 3,4 tỷ USD năm 2010 lên 6,2 tỷ USD năm 2014. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ củaViệt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. 1.2. Một số hạn chế, thách thức đòi hỏi phải tái cơ cấu 1.2.1. Quy mô sản xuất hạn chế Nhìn chung, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có quy mô sản xuất nhỏ, lẻ. Đơn vị sản xuất vẫn là hộ gia đình với diện tích sản xuất nhỏ, trung bình khoảng 0,25ha/người. Tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5ha cả nước là 67,38%. Trong đó, đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46%, miền núi phía Bắc là 63,9%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 79,54%, Tây Nguyên là 24,08%. Đông Nam Bộ là 35,48%, Đồng bằng sông Cửu Long là 47,96%. Có đến 34,7 số hộ có quy mô sản xuất dưới 0,2 ha. Trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các 3 hộ nông dân khoảng 4,7km. Chính vì vậy, việc sản xuất nông sản hàng hóa phục vụ chế biến công nghiệp và xuất khẩu còn hạn chế. Thường thì nhiều loại nông sản không đủ khối lượng cũng như chất lượng (độ đồng đều, độ chín, độ tươi, độ ngọt, độ chua,...) phù hợp với công suất và yêu cầu chế biến của nhà máy công nghiệp hay của những đơn hàng xuất khẩu lớn. Ngay đối với gạo xuất khẩu là loại nông sản có diện tích gieo trồng tương đối tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long song để có được một lượng lớn gạo (vài trăm ngàn tấn) có cùng loại giống, cùng kích cỡ hạt trong một thời gian ngắn cũng không phải là việc dễ làm. Các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh nông sản của Việt Nam cũng thường là nhỏ và rất nhỏ theo tiêu chí phân loại của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Do có quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp này thường sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, chế biến ra các sản phẩm đơn giản, đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, nhưng lại rất hạn chế trong việc đầu tư thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ. Điều đáng nói là đa phần các doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước hạn chế cả về năng lực công nghệ, sản phẩm lẫn về trách nhiệm xã hội và môi trường Điều rất được coi trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước phát triển như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,.... 1.2.2. Mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giảm dần Tốc độ gia tăng giá trị bình quân nông sản giảm từ 4,42% (giai đoạn 1996-2000), 3,83% (giai đoạn 2001-2005) xuống còn 3,55% vào các năm 2006, 2007; hiện nay chỉ dưới 3%. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các nguồn lực chính của nông nghiệp bị suy giảm, bao gồm: đất đai, lao động và đầu tư, trong khi khoa học công nghệ chậm phát huy tác dụng; thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất. 1.2.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 57% giá trị sản lượng nông nghiệp). Giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác bình quân mới đạt khoảng 30 triệu đồng/ha, một số vùng như vùng Tây bắc chỉ đạt 10,9 triệu đồng/ha. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đạt ngưỡng về năng suất, như lúa (6 tấn/ha), cà phê (2,5 tấn/ha)..., việc tăng trưởng theo số lượng là khó cải thiện. Mặc dù vậy, diện tích và sản lượng nông sản hàng hóa chưa cao, chưa thuận lợi cho phát triển chế biến quy mô lớn, hiện đại. 12.4. Tổn thất sau thu hoạch lớn Mặc dù cơ giới hóa nông nghiệp có mức tăng trưởng nhanh trong vòng 5 năm qua, nhất là trong lĩnh vực canh tác và thu hoạch lúa, song tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng đối với nhiều loại nông sản, thủy sản còn rất lớn như rau quả, đánh bắt hải sản trên 20%; lúa gạo, ngô 11-13%; đường mía 15%;... Có thể nói Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với phần lớn các loại nông sản lớn nhất trong khu vực và trên thế giới. 1.2.5. Doanh nghiệp, dịch vụ nông thôn chậm phát triển Từ khi có Luật Doanh nghiệp, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đã tăng đáng kể, từ 4.574 cơ sở năm 2001 lên 11.238 năm 2005 (không kể 745 nghìn cơ sở sản xuất cá thể). Tuy nhiên, kết cấu kinh tế ở nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Doanh nghiệp ở nông thôn, kể cả doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh nông nghiệp, đều có quy mô nhỏ. Nhìn chung công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, tay nghề lao động yếu, những bất lợi về kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này rất yếu. Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào nông thôn rất thấp. Đầu tư của tư nhân trong nước vào khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15% tổng số đầu tư mới hàng năm, FDI cũng chỉ chiếm dưới 5%. Do doanh nghiệp công nghiệp nông thôn chủ yếu gồm các cơ sở có quy mô dưới 200 lao động nên hàng năm mới thu hút được 22 vạn lao động, đưa tổng số lao động khu vực này là 2,227 triệu người (bằng 52% lao động toàn ngành công nghiệp). Đây cũng là tình trạng chung đối với doanh nghiệp nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Tới cuối năm 2007, có 1.244 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và 2.074 doanh nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn, chỉ chiếm 2,1% tổng số doanh nghiệp, chủ yếu vẫn đóng ở các thị trấn, thị tứ hoặc vùng ven đô thị. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được tiến hành tích cực nhưng chủ yếu mới tập trung vào các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ. Các tập đoàn và tổng công ty mới chuyển một phần sang hoạt động theo hình thức mẹ - con. Các nông, lâm trường chưa có chuyển biến hiệu quả. Cả nước hiện có 314 nông trường và 368 lâm trường quản lý trên 5,5 triệu ha đất nhưng chỉ thu hút được trên 200 nghìn lao động. Hoạt động của 4 nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn kém hiệu quả, 27% doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, số nợ phải trả chiếm đến 57% tổng doanh thu. Trong tình hình lao động nông thôn và số thanh niên đến tuổi lao động cần việc làm vẫn tiếp tục tăng thêm hàng năm ở nông thôn (khoảng hơn 1 triệu người), việc doanh nghiệp nông thôn và đầu tư về nông thôn tăng trưởng chậm tạo nên sức ép to lớn về việc làm và thu nhập của cư dân nông thôn. Trong giai đoạn 2001 - 2006, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm 10,4%, trong đó chuyển sang làm công nghiệp - xây dựng là 5,1%, làm dịch vụ là 4,4%. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm 55,7% so với tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước và mới sử dụng 83% thời gian. Trong kết cấu kinh tế hộ nông thôn, so với năm 2001, năm 2006 tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 80,9% xuống còn 70,9%, tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,8% lên 10%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 10,6% lên 14,8%. Tỷ trọng cả hai nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,4%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn diễn ra khá chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trong cả nước. Vì vậy, thu nhập và điều kiện sống của cư dân nông thôn không được cải thiện so với mức bình quân chung cả nước. Thêm vào đó, đang xuất hiện sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Trong khi tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng tăng từ 18% năm 2001 lên 33% năm 2006; ở Đông Nam Bộ từ 33% lên tương ứng 43% thì ở Tây Bắc chỉ tăng từ 6% lên 8%, còn ở Tây Nguyên từ 7% lên 10%. 1.2.6. Bộ máy tổ chức ngành nông nghiệp nông thôn còn yếu Bộ máy quản lý nông nghiệp ở Trung ương và cấp tỉnh thì lớn nhưng ở cấp huyện và cấp xã thì mỏng khó đủ sức giải quyết các vấn đề đang đặt ra. Mặt khác đội ngũ cán bộ hưởng lương và trợ cấp ngân sách có xu hướng tăng thêm, nhưng phần đông là cán bộ làm cho các tổ chức chính trị - xã hội. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế, 48,7% cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn; 48,7% chưa qua đào tạo về lý luận chính trị; 55,5% chưa được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước. Tình trạng hành chính hóa các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng một mặt làm cồng kềnh bộ máy nhà nước, tăng thêm gánh nặng về ngân sách, gây khó khăn cho việc cải thiện tiền lương của cán bộ, mặt khác làm mất đi tính sáng tạo tự chủ vốn có của cộng đồng làng xã, kéo dài sự phân tán của hơn 10 triệu hộ tiểu nông. Sự giảm sút vai trò quản lý tự chủ của các tổ chức và sinh hoạt cộng đồng ở thôn bản vốn rất mạnh mẽ trước đây dẫn đến tình trạng phá hoại tài nguyên tự nhiên, tệ nạn xã hội, xói mòn văn hoá cổ truyền, lan truyền các tôn giáo xa lạ ở nông thôn. 1.2.7. Đối mặt với những quy định khắt khe của thị trường thế giới Càng hội nhập sâu vào nên kinh tế thế giới, hàng nông sản Việt Nam càng phải đối mặt với các vấn đề mới đặt ra như: rào cản kỹ thuật trong thương mại (tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...); sự trợ cấp trong sản xuất nông sản ở các nước phát triển. Hàng nông sản của các nước phát triển thì được trợ cấp cho sản xuất, trợ cấp cho xuất khẩu mỗi năm tới hàng nghìn tỷ USD, trong khi hàng nông sản của Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển khác không được trợ cấp hoặc bị cắt giảm khi gia nhập WTO;... Đồng thời nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối mặt với những vụ kiện chống phá giá diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, nhất là đối với những sản phẩm có thế mạnh như tôm, cá tra,... 1.3. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững 1.3.1. Mục tiêu và giải pháp của Đề án tái cơ cấu Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã chỉ rõ trong quá trình tái cơ cấu này, ngành chế biến nông sản phải “Ưu tiên phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; phấn đấu mỗi ngành hàng có mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong vòng 10 năm”. Thực hiện định hướng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 phê duyệt Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”. Mục tiêu hướng tới của Đề án này là “Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông lâm thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm GTGT cao, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại và giảm tổn thất sau thu hoạch (cả số lượng và chất 5 lượng), nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP)”. “Đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay” và cụ thể là “Gạo tăng 20%; cà phê tăng 13%; chè tăng 30%; thủy sản tăng 20 %; cao su tăng 20%; muối tăng 20%; đồ gỗ tăng trên 20%, giảm 50% lượng nguyên liệu đưa vào chế biến dăm gỗ”; “Đến 2020, tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay”. Để đạt được mục tiêu này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp là (i) tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu chế biến - tiêu thụ và (ii) chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Hộp 1: Mục tiêu của Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020 Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,33,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ. Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thôn. Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai. Giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,54%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường. (Chiến lược phát triển nông nghiệp nâng thôn giai đoạn 2011-2020) 1.3.2. Một số lĩnh vực chế biến nông sản ưu tiên phát triển trong giai đoạn tái cơ cấu ngành 1.3.2.1. Lúa gạo - Thay đổi cơ cấu giống lúa, sử dụng giống chất lượng cao có xác nhận; thay đổi cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao. Đến năm 2020, tăng tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng cao lên 70% sản lượng gạo xuất khẩu; - Áp dụng công nghệ chế biến hiện đại tạo các sản phẩm có GTGT cao và thực hiện đúng quy trình xay xát, nâng cao chất lượng sản phẩm gạo, đến năm 2020 tỷ lệ gạo thu hồi trong xay xát đạt trên 68%, tỷ lệ hạt bạc bụng không lớn hơn 4%, hạt hư hỏng không quá 0,2%. 1.3.2.2. Cà phê 6 - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ cà phê hòa tan, cà phê rang xay lên 25% vào năm 2020. - Nâng cao chất lượng chế biến cà phê nhân xuất khẩu. 1.3.2.3. Chè - Khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến ướt quy mô lớn, gắn với xử lý nước, hạn chế ô nhiễm môi trường, thực hành chế biến ướt cà phê thóc quy mô hộ, nâng tỷ lệ cà phê chế biến ướt lên 30% vào năm 2020. - Đảm bảo trên 80% sản lượng chè được chế biến đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu của thị trường. - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để đạt tỷ lệ 45% là chè xanh, chè đặc sản và 55% là chè đen, đồng thời phát triển các sản phẩm chè chế biến sâu gắn với thương hiệu và cung cấp đến người sử dụng sau cùng, tỷ trọng đạt trên 20% tổng sản lượng chè chế biến. 1.3.2.4. Thủy sản - Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến, tập trung sản xuất các sản phẩm có GTGT phù hợp với thị hiếu từng thị trường. Nâng tỷ trọng sản phẩm GTGT lên 60-70% so với tổng sản lượng thủy sản chế biến. Tập trung chế biến các sản phẩm thủy sản GTGT cao như: Tôm (PTO, Sushi, Nobashi, Tempura, Butterfly PTO,…); Cá ngừ (sashimi, đóng hộp, xông khói,…); cá tra (file bao gói nhỏ, bao bột, chả viên, khô cá tra tẩm gia vị,…); cá biển (surimi, khô tẩm gia vị ăn liền, đồ hộp,…); nhuyễn thể (Sushi, sashimi, bánh nhân bạch tuộc, thực phẩm chức năng từ hàu,...). - Từ nay đến 2020 hạn chế đầu tư mới các cơ sở chế biến thủy sản sản xuất ra sản phẩm sơ chế vì đã dư thừa 40% công suất, chỉ khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến ra các sản phẩm GTGT. - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chế biến, bảo quản thủy sản như: Công nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp ngủ đông, bao gói MAP, .... Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC-food, Halal,... đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Hộp 2: Định hướng phát triển công nghiệp chế biến Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt (hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa thủ tục, miễn giảm thuế doanh nghiệp ở mức cao nhất,...) để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển công nghiệp chế biến. Đặc biệt khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao, mở ra hướng mới về phát triển thị trường. Hình thành một số đề án phát triển để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề cho một số khu công nghiệp chế biến tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tăng đáng kể tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản trong cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.Trước hết, phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà Việt Nam có lợi thế sản xuất, có nguyên liệu và thu hút nhiều lao động (chế biến gỗ, hạt điều, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ,...) kết hợp với tổ chức sản xuất nguyên liệu, quy hoạch các vùng nguyên liệu chuyên canh có cơ sở hạ tầng và hình thức tổ chức sản xuất gắn bó với nhà máy chế biến hoặc các kênh nhập khẩu nguyên liệu ổn định để đảm bảo quy mô sản xuất lâu dài. Phát triển từ sơ chế đến chế biến sâu đối với những ngành hàng cho đến nay vẫn xuất khẩu nguyên liệu thô (lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, chè,…). Nghiên cứu khả năng đầu tư những ngành công nghiệp chế biến có giá trị cao mà Việt Nam có tiềm năng phát triển và có thị trường (rau quả, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, dược phẩm, đồ uống…). (Chiến lược phát triển nông nghiệp nâng thôn giai đoạn 2011-2020) 1.3.2.5. Chế biến thịt 7 - Đến năm 2020, cơ cấu các loại thịt được chuyển dịch theo hướng: thịt lợn hơi xuất chuồng giảm còn 62%, tăng tỷ trọng thịt gia cầm lên 28% và thịt trâu, bò lên 10%. - Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hội, hiệp hội ngành hàng; chú trọng việc xây dựng các thương hiệu. - Đối với ngành hàng thịt lợn, đến năm 2020 phấn đấu xuất khẩu 1,0 triệu tấn thịt lợn hơi. - Đối với ngành hàng trứng vịt muối và thịt vịt đến năm 2020 xuất khẩu 1 - 2 tỷ quả trứng muối và 70-100 ngàn tấn thịt vịt. 1.3.2.6. Cao su - Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm mủ cao su sơ chế: Đến năm 2020, cơ cấu sản phẩm như sau: Mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 20%; SVR CV50, 60 khoảng 25%; mủ kem 20%; mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR 20 chiếm khoảng 35% để nâng cao giá trị xuất khẩu và đưa tỷ trọng sử dụng sản phẩm cao su thiên nhiên sơ chế trong nước lên tối thiểu 30%. - Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cao su sơ chế thành các sản phẩm cao su công nghiệp (săm lốp ô tô, xe máy; găng tay y tế; đệm mút...), nâng tỷ lệ cao su chế biến sử dụng nguyên liệu trong nước từ 17% hiện nay lên 30% vào năm 2020. - Ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư thay thế khoảng 30-40% thiết bị sấy theo công nghệ sấy từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay bằng thiết bị sấy theo công nghệ sấy bằng sóng cao tần, đảm bảo khoảng 30-35% sản lượng cao su thiên nhiên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) được dán nhãn Cac-bon Foot Print (ISO 14067). 1.3.2.7. Chế biến gỗ - Cơ cấu lại sản phẩm chế biến gỗ, giảm tối đa xuất khẩu dăm gỗ sang chế biến các sản phẩm phù hợp với quy mô nguyên liệu từng vùng. Trong đó, đến năm 2020 giảm tỷ lệ sản phẩm dăm gỗ, ván bóc từ 22% xuống 6%, gỗ ghép thanh tăng lên 12%; sản phẩm ngoại thất là 25%; ván dăm 7%; MDF 26%; sản phẩm gỗ mỹ nghệ, nội thất là 24% - Khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất ván sợi MDF có công suất từ 120.000 m3/năm trở lên. - Đối với những vùng gỗ rừng trồng phân tán, gỗ rừng trồng vùng xa xôi, khó khăn: khuyến khích sản xuất ván gỗ dăm, gia công bóng bề mặt và đồ mộc cấp thấp phục vụ nhu cầu trong vùng. 2. DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 2.1. Chuỗi giá trị nông sản Có thể nói thị trường kể cả nội tiêu và xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản thiết yếu và có thế mạnh của Việt Nam đang ngày càng rộng mở, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như giá trị sản phẩm đang ngày một tăng cao, tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, mở rộng, các thị trường tiêu thụ nông sản cũng đang trở nên ngày một khó tính hơn, có yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm, về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn đối với người tiêu dùng và môi trường. Đặc biệt trên các thị trường xuất khẩu, nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức như việc phải vượt qua các rào cản kỹ thuật, các rào cản thương mại đã và đang được dựng lên ở những thị trường lớn, các vụ kiện chống bán phá giá,… Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản cũng đang đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các bên liên quan trong chuỗi sản xuất nhằm giữ vững uy tín thương hiệu, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã trở thành một giải pháp quan trọng, một xu thế tất yếu, mang tính quyết định đến khả năng cạnh tranh của nông sản, nhất là đối với các thị trường nhập khẩu của các nước phát triển. Một trong những đặc thù trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện nay là sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao nên khả năng tiêu thụ hàng hóa vẫn chủ yếu dựa theo tập quán, tự cung, tự cấp, thiếu hẳn các chiến lược phát triển lâu dài và thường chỉ chạy theo những mối lợi trước mắt mà bỏ qua nhưng cơ hội phát triển ở qui mô sản xuất hàng hóa, mang tính chiến lược. Chính vì vậy, mối liên kết giữa các bên liên quan trong cả quá trình từ sản xuất nông nghiệp đến người tiêu dùng, từ trang trại đến bàn ăn, giữa người sản xuất nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến và với người xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm… thường khó hình thành, hoặc đã hình thành 8 nhưng còn lỏng lẻo nên nông sản hàng hóa nói chung thường có giá trị gia tăng thấp. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều dưới dạng nguyên liệu thô và đều có giá bán thấp hơn giá bán trung bình của thế giới, chẳng hạn như giá chè trong 10 năm qua chỉ bằng 52,7% giá chè thế giới, giá gạo thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan 10 - 30USD… Điều quan trọng là cho đến nay, chúng ta chưa có được sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa khâu sản xuất nông sản với các khâu khác như chế biến và tiêu thụ chúng. Điệp khúc “được mùa mất giá”, giá nguyên liệu cho chế biến công nghiệp lên xuống thất thường khiến cho việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu không ổn định vẫn diễn ra thường xuyên với tần suất ngày càng dầy hơn. Con đường tất yếu để ổn định sản xuất, chế biến và qua đó ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm chính là việc liên kết các khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong một chuỗi liên kết hữu cơ. Tạo ra được chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thiết thực thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời sẽ tạo ra những lợi thế rất lớn cho nông sản Việt Nam. Trước hết, tham gia vào chuỗi liên kết ổn định, chặt chẽ, nhất là giữa các khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản, các mặt hàng nông sản sẽ tăng giá trị gia tăng do tăng được khả năng đầu tư khoa học công nghệ trong cả khâu sản xuất lẫn khâu chế biến. Các doanh nghiệp chế biến nông sản sẽ ổn định được sản xuất do ổn định được nguồn cung cấp nguyên liệu, do có được nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ ngày càng ổn định hơn, uy tín, chất lượng nông sản vì vậy cũng được cải thiện và nâng cao. Thực tế cho thấy với khoảng gần 90% số nông sản xuất khẩu của chúng ta hiện nay là sản phẩm thô thì chẳng những chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên nông nghiệp to lớn do không thu được phần giá trị gia tăng của nông sản thông qua chế biến, mà còn không tạo ra sức cạnh tranh cần có cho nông sản trên thị trường tiêu thụ, cũng như không có cơ hội tạo ra công ăn, việc làm cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân đã và đang chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, cần có sinh kế hữu hiệu một khi họ phải mất đi một phần tư liệu sản xuất. Thứ hai, từ việc hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, các nguồn lực tiềm năng sẽ được phát hiện và phát huy hiệu quả tạo ra nguồn sức mạnh vật chất cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào các mối liên kết ổn định và chặt chẽ, người nông dân sẽ hoạch định được kế hoạch sản xuất của mình một cách lâu dài và có nhiều cơ hội trong việc hợp tác với nhau tạo ra các nguồn nông sản có sản lượng lớn, mang tính hàng hóa cao. Đồng thời, chất lượng nông sản sẽ được nâng cao do được thu hoạch đúng thời điểm, thời gian tàng trữ sau thu hoạch ngắn, … làm tăng lợi ích cho cả xã hội và người sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng nhờ đó mà có điều kiện để được thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ ba, khi tham gia vào chuỗi liên kết, lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi sẽ được ổn định và hài hòa hơn, đồng thời hạn chế được những rủi ro vốn luôn tiềm ẩn trong các quá trình sản xuất nông nghiệp. Tham gia vào chuỗi liên kết, một mặt, người nông dân do có đầu ra của sản phẩm ổn định nên có thể yên tâm sản xuất, không còn lo lắng về giá cả lên xuống, bấp bênh; doanh nghiệp chế biến do có đủ nguyên liệu, ổn định được sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên có nhiều cơ hội để đầu tư mở rộng sản xuất và cải thiện chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm do mình tạo ra. Mặt khác, nhà nước đảm bảo thực hiện được mục tiêu đảm bảo lợi nhuận 30% trở lên đối vơi người nông dân, hạn chế được tình trạng “được mùa rớt giá”. Thậm chí thương lái, người thu mua nông sản khi tham gia vào chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm nếu tuân thủ những quy định chung cũng sẽ được đảm bảo lợi ích một cách hài hòa với các thành phần khác. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là thông qua việc thiết lập được các chuỗi liên kết, cung ứng có hiệu quả thì chẳng những uy tín, thương hiệu của các nhà sản xuất, chế biến nông sản được nâng cao mà uy tín và thương hiệu của nông sản Việt Nam cũng sẽ được nâng cao cả trên thị trường thế giới lẫn trong mắt người tiêu dùng nội địa. 2.2. Vai trò của doanh nghiệp chế biến nông sản Tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền là một trong những nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo 9 hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013. Nói cách khác, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phải xây dựng, quản lý và phát huy được các liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm của các ngành hàng. Trong chuỗi liên kết này, các doanh nghiệp chế biến nông sản đóng vai trò như một tác nhân chủ yếu, đầu mối, một mắt xích quan trọng nhất để hình thành và duy trì hoạt động bền vững của chuỗi. So với các tác nhân khác trong chuỗi, các doanh nghiệp chế biến nông sản là những đơn vị có tổ chức chặt chẽ và hoạt động mang tính công nghiệp hơn cả. Họ cũng là tác nhân duy nhất sở hữu một khối lượng lớn người lao động được đào tạo, huấn luyện để làm việc mang tính chuyên nghiệp cao; các công nghệ và dây chuyền chế biến nông sản hiện đại; đồng thời cũng sở hữu một khối lượng tài sản lớn, có thể đảm đương được những nhiệm vụ đòi hỏi phải huy động những nguồn lực đủ mạnh để duy trì hoạt động của cả chuỗi. Các doanh nghiệp chế biến cũng là nơi tạo ra giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, là nơi tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cũng như các hoạt động phụ trợ phát triển. Hộp 3: Một số nội dung cơ bản của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền… Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. - Tái cơ cấu trong chăn nuôi: Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. - Tái cơ cấu đối với thủy sản: Có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị và chương trình bảo hiểm nông nghiệp; khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát xã hội vào nuôi trồng và chế biến thủy sản. - Phát triển công nghiệp chế biến: Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; phấn đấu mỗi ngành hàng có mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong vòng 10 năm. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp chế biến cũng thường đảm nhiệm cả nhiệm vụ kinh doanh, phân phối, xuất khẩu nông sản nên có khả năng tìm hiểu, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, những biến động thị trường,… để từ đó nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời huy động các ngưồn lực xã hội và trong chuỗi thiết kế các sản phẩm mới nhằm ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản. Trong một số trường hợp khi các doanh nghiệp chế biến nông sản không đảm đương nhiệm vụ kinh doanh, xuất khẩu nông sản (như trường hợp xuất khẩu gạo hiện nay) thì khó có thể tìm được tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo trong liên kết và đương nhiên, có thể liên kết sẽ khó có thể hình thành và phát triển bền vững được. Trong trường hợp này, giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và đơn vị xuất khẩu nông sản cần phải có mối liên kết gần, chặt chẽ để có thể cùng đảm nhiệm vai trò chủ trì, đầu mối hoạt động của chuỗi. Chính vì vậy, trong chuỗi liên kết sản xuất nông sản đang hướng tới, tác nhân đầu mối, chủ trì của chuỗi - các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản không chỉ đóng vai trò phối hợp, duy trì hoạt động của các tác nhân trong chuỗi một cách phù hợp, nhịp nhàng, theo một thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu tối đa là nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm làm ra, mà quan trọng hơn cả là đạt được mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao 10 thương hiệu, uy tín và tính cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam, qua đó đạt được lợi nhuận cao nhất có thể của chuỗi, cũng như của mỗi tác nhân trong chuối liên kết. Và do đó “nhạc trưởng” này sẽ tạo ra một chuỗi liên kết hoạt động thực sự có hiệu quả và bền vững. Hơn thế nữa, với mô hình chuỗi liên kết này, nhà nước sẽ có địa chỉ cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất của chuỗi thông qua hệ thống chính sách và các tổ chức hỗ trợ của mình; người nông dân sẽ ý thức được hơn về vị thế của mình, có điều kiện tiếp cận những điều kiện sản xuất tốt hơn để làm ra các loại nông sản có giá trị cao hơn, trước hết là phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp chế biến và sau đó là phù hợp nhu cầu thị trường. Thương lái hay người thu gom nông sản sẽ có cơ hội được tổ chức lại, đóng góp vào phần giá trị gia tăng của nông sản và không còn bị coi thường trong con mắt của một số người nữa. Các nhà khoa học (các viện nghiên cứu, trường đại học,…) vừa có thể dễ dàng nhận được các đơn đặt hàng cụ thể, vừa có những địa chỉ tin cậy để áp dụng các kết quả nghiên cứu, thành tựu đã đạt được của mình. Kết quả hoạt động khoa học của họ sẽ được thực tế dễ dàng công nhận, đem lại lợi ích cho sản xuất. Nhưng điều quan trọng hơn là thông qua liên kết chuỗi, nhà khoa học nhận được những lợi ích kinh tế do đóng góp của họ đem lại một cách xứng đáng 3. THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN 3.1. Số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản Hiện tại, chỉ tính riêng cho 12 ngành hàng chủ yếu là lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều, đường mía, rau quả, hồ tiêu, thịt, thủy sản, thức ăn chăn nuôi và chế biến gỗ thì cả nước có khoảng 6.610 doanh nghiệp và hàng ngàn hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản. Trong đó, chế biến lúa gạo có 582 doanh nghiệp, chiếm 8,8% tổng số doanh nghiệp cả nước; chế biến cà phê có 239 doanh nghiệp (3,6%); chế biến cao su là 147 doanh nghiệp (2,2%); chế biến chè: 257 doanh nghiệp (3,9%); chế biến điều: 328 doanh nghiệp (5,0%); chế biến đường mía: 38 doanh nghiệp (0,57%); rau quả: 145 doanh nghiệp (2,2%); Hồ tiêu: 17 doanh nghiệp (0,3%); chế biến thịt: 51 doanh nghiệp (0,8%); Chế biến thủy sản: 864 doanh nghiệp (13,1%); chế biến thức ăn chăn nuôi: 338 doanh nghiệp (5,1%) và chế biến gỗ: 3.604 doanh nghiệp (54,5%). Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản. Những địa phương có ít ngành hàng có doanh nghiệp chế biến (2 ngành hàng) là Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Đà Nẵng. Có 4 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương có nhiều doanh nghiệp chế biến nhiều loại mặt hàng nông, lâm, thủy sản (10-11 ngành hàng). Có 18 tỉnh, thành phố trong cả nước có trên 100 doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản mỗi địa phương. Có 15 tỉnh, thành phố có từ 50 đến 99 doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động. Các tỉnh còn lại đều có từ trên 10 doanh nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản. Tỉnh có số lượng doan nghiệp chế biến nông sản ít nhất là Cao Bằng (12 doanh nghiệp). Điều đáng nói là có đến 88,89% số tỉnh, thành phố có trên 100 doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động là ở khu vực phía Nam. Chỉ có 2 tỉnh, thành phố ở phía Bắc có trên 100 doanh nghiệp chế biến nông sản là Hà Nội (289 doanh nghiệp) và Bắc Ninh (102 doanh nghiệp). Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản phân theo ngành hàng TT Ngành hàng chế biến nông sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lúa gạo Cà phê Cao su Chè Điều Đường mía Rau quả Hồ tiêu Thức ăn chăn nuôi Chế biến Thịt Chế biến thủy sản Chế biến gỗ Tổng số 11 Số lượng doanh nghiệp Tổng số Tỷ lệ % 582 8,80 239 3,62 147 2,22 257 3,89 328 4,96 38 0,57 145 2,19 17 0,26 338 5,11 51 0,77 864 13,07 3.604 54,52 6.610 100,00 (Nguồn: Dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất - Viện QH và Thiết kế nông nghiệp, 2013) Đa phần các doanh nghiệp chế biến nông sản là các doanh nghiệp dân doanh (85,3% tổng số doanh nghiệp được điều tra). Số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tương đối thấp, tương ứng là 4,1% và 10,6%. Chế biến cao su là ngành có nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhất. Số doanh nghiệp có sở hữu nhà nước chiếm 21,77% tổng số doanh nghiệp chế biến trong ngành. Ngành chế biến cà phê và chế biến chè có doanh nghiệp chế biến thuộc sở hữu nhà nước xấp xỉ nhau, chiếm 10,88% và 10,51% tổng số doanh nghiệp chế biến trong ngành theo thứ tự. Trong khi đó, ngành chế biến hồ tiêu hầu như không có doanh nghiệp nhà nước nào tham gia trong lĩnh vực chế biến. Điều này cho thấy hiện có 3 ngành hàng chế biến nông sản là chế biến cao su, cà phê và chè đang được nhà nước quan tâm đầu tư hơn các ngành chế biến khác. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư mạnh vào các ngành chế biến rau quả, chế biến hồ tiêu và chế biến thức ăn chăn nuôi. Do vậy số lượng các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực này cao hơn hẳn các lĩnh vực chế biến nông sản khác. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI so với tổng số doanh nghiệp chế biến trong từng ngành chế biến rau quả, hồ tiêu và thức ăn chăn nuôi tương ứng là 26,21%, 23,53% và 19,53%. Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến cà phê, chè, đường mía và chế biến gỗ dao động trong khoảng 10% đến 13,18%. Mặc dù chế biến lúa gạo và chế biến thủy sản nhận được nhiều về chính sách đầu tư, phát triển và tiêu thụ nhưng số lượng doanh nghiệp chế biến dân doanh lại có số lượng áp đảo. Có đến gần 94% tổng số doanh nghiệp trong ngành chế biến lúa gạo và 92,13% tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản là doanh nghiệp dân doanh. Ngành chế biến điều và chế biến thịt cũng có số lượng doanh nghiệp dân doanh rất cao (97,26% và 90,2% tổng số doanh nghiệp trong từng ngành). Ngành chế biến có tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh thấp nhất là chế biến rau, quả. Chỉ có gần 70% tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực này là doanh nghiệp dân doanh. Các số liệu cho thấy hiện tại các doanh nghiệp có sở hữu ngoài nhà nước đang chiếm tỷ lệ áp đảo trong lĩnh vực chế biến nông sản nói chung. Đây cũng là xu thế phát triển tất yếu của sản xuất hiện nay. Bảng 2. Số lượng doanh nghiệp chế biến NLTS phân theo hình thức sở hữu TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ngành hàng chế biến nông sản Lúa gạo Cà phê Cao su Chè Điều Đường mía Rau quả Hồ tiêu Thức ăn chăn nuôi Chế biến Thịt Chế biến thủy sản Chế biến gỗ Tổng số Số doanh nghiệp 582 239 147 257 328 38 145 17 338 51 864 3.604 6.610 Nhà nước Số Tỷ lệ lượng (%) 21 3,61 26 10,88 32 21,77 27 10,51 5 1,52 1 2,63 6 4,14 0 0,00 14 4,14 3 5,88 32 3,70 105 2,91 272 4,1 Hình thức sở hữu FDI Dân doanh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) 14 547 2.41 93,99 24 189 10,04 79,08 4 111 2,72 75,51 30 200 11,67 77,82 4 319 1.,2 97,26 5 32 13,16 84,21 38 101 26,21 69,66 4 13 23,53 76,47 66 258 19,53 76,33 2 46 3,92 90,20 36 796 4,17 92,13 475 3024 13,18 83,91 702 10,6 5636 85,3 (Nguồn: Dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất - Viện QH và Thiết kế nông nghiệp, 2013) Hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động. Bình quân số lao động cho một doanh nghiệp chế biến nông sản chỉ là 154 người. Doanh nghiệp chế biến cao su và đường mía có số lao động bình quân cao nhất (496 và 464 người/doanh nghiệp). Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến lúa gạo và chế biến chè sử dụng ít lao động nhất (62 và 81 người/doanh nghiệp). Các doanh nghiệp chế biến trong những ngành 12 hàng khác đều chỉ sử dụng khoảng 130 - 160 lao động mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng khoảng 280 lao động/doanh nghiệp. Lao động trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến gạo chế biến được khối lượng sản phẩm cao nhất, tương ứng là 267,5 và 201 tấn sản phẩm/năm đối với mỗi lao động. Các lao động ngành chế biến chè, điều và thủy sản tạo ra khối lượng thấp nhất, dưới 10 tấn sản phẩm /năm. Trong khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực còn lại đều tạo ra khối lượng sản phẩm dao động trong khoảng 12,6 -73,5 tấn SP/năm. Bảng 3. Tổng công suất thiết kế và số lượng lao động trong các doanh nghiệp chế biến nông sản TT Ngành hàng chế biến nông sản 1 Lúa gạo 2 3 Cà phê Cao su 4 Chè 5 Điều Đường mía Rau quả Hồ tiêu Thức ăn chăn nuôi Chế biến Thịt Chế biến thủy sản Chế biến gỗ Tổng cộng 6 7 8 9 10 11 12 Công suất thiết kế Đơn vị tính tấn lúa/năm tấn/năm tấn/năm tấn búp tươi/ngày tấn/năm tấn mía/ngày tấn/năm tấn/năm tấn/năm tấn/năm tấn/năm m3 gỗ/năm Công suất 17.270.000 Lao động Số lượng Bình (người) quân (người/d . nghiệp) 35.896 62 Sản phẩm Khối lượng SP theo (tấn LĐ SP/năm) (tấn SP/ LĐ/năm) 8.100.000 201,0 1.469.948 1.175.370 5.204 26.780 72.839 20.764 112 496 81 1.245.870 913.866 170.000 46,5 12,6 9,6 278.594 129.900 54.842 17.631 167 464 236.564 1.295.878 4,3 73,5 826.630 116.300 18.908.780 18.598 2.279 51.749 128 134 153 464.157 65.595 13.814.078 25,0 28,8 267,5 195.661 8.432 165 147.974 17,6 2.882.115 241.417 279 1.834.375 7,6 25.452.386 469.675 130 18.995.931 40,4 1.020.875 154 (Nguồn: Dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất-Viện QH và Thiết kế nông nghiệp, 2013) 3.2. Giá trị của các doanh nghiệp chế biến nông sản Tổng giá trị của các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản cả nước đạt trên 791.841 tỷ đồng. Có 4 ngành hàng có giá trị chế biến của các doanh nghiệp đạt trên 100 ngàn tỷ đồng. Đó là ngành thủy sản đạt trên 147.241 tỷ đồng (bằng 18,59% giá trị chế biến nông, lâm, thủy sản cả nước), ngành chế biến gỗ đạt trên 141.521 tỷ đồng (bằng 17,87%), ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đạt trên 135.024 tỷ đồng (bằng 17,05%) và ngành chế biến lúa gạo đạt trên 114.783 tỷ đồng (bằng 14,5%). Tổng giá trị chế biến của 4 mặt hàng này đạt trên 538.570 tỷ đồng (bằng 68% tổng giá trị chế biến của cả 12 ngành hàng nêu trên). Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến của nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu vào 04 mặt hàng nông sản chủ yếu là chế biến thủy sản, chế biến gỗ, chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến lúa gạo mà chưa thực sự chú ý đầu tư vào những nông sản có nhiều tiềm năng khác. Nói cách khác, các doanh nghiệp chế biến nông sản vẫn sản xuất theo cái mình có mà chưa sản xuất theo nhu cầu, định hướng của thị trường và của xu thế sản xuất trong khu vực. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến nông sản vẫn sản xuất một cách đơn điệu. Nhiều nhóm hàng, nhất là các nhóm hàng cây công nghiệp như chè, điều, hồ tiêu,… chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng giá trị chế biến toàn ngành. Đa phần nhóm hàng chế biến cây công nghiệp chỉ 13 chiếm dới 5% trong tỷ trọng chế biến nông sản chung cả nước. Chế biến thịt cũng là một ngành chế biến hết sức nhỏ cả về số lượng doanh nghiệp lẫn giá trị chế biến. Giá trị chế biến thịt chỉ chiếm 0,62% giá trị chế biến nông sản cả nước. Trong khi kỳ vọng vào ngành chế biến này là khá cao. Các doanh nghiệp chế biến nông sản, nhìn chung vẫn hướng đến xuất khẩu là chủ yếu. Có đến 62,6% tổng giá trị chế biến được dành cho thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến điều, cao su, hồ tiêu, cà phê và thủy sản chủ yếu sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Mỗi ngành đều sử dụng trên 85% giá trị chế biến của mình dành cho xuất khẩu. Ngược lại có những ngành chế biến lại chỉ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội tiêu như ngành chế biến mía đường, hay ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng đến 95% và 98,9% theo thứ tự giá trị chế biến dành cho thị trường nội địa. Rõ ràng là có sự mất cân đối trong tiêu thụ sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp chế biến nông sản trong thời điểm hiện nay. Các ngành chế biến quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn như lúa gao, các cây công nghiệp, rau quả, thủy sản, chế biến gỗ,… hầu như chỉ quan tâm đến thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa. Thậm chí một số mặt hàng còn tập trung chủ yếu vào một hoặc hai thị trường lớn với thị phần trên 50% mà chưa chú ý khai thác các thị trường khác. Điều này có thể sẽ tạo ra những rủi ro không đáng có nếu có sự biến động của thị trường nước ngoài hoặc trong trường hợp có những bất ổn về tài chính, về quan hệ,… giữa các nước đang chiếm thị phần tiêu thụ lớn đối với nông sản Việt Nam. Bảng 4. Giá trị chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các các doanh nghiệp chế biến nông sản năm 2012 14 Giá trị chế biến (triệu đồng) TT Ngành hàng Cả nước Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ so với cả nước (%) 791.841.119 Giá trị tiêu thụ sản phẩm Phân theo sở hữu (triệu đồng) DN có vốn nhà nước DN có vốn nước ngoài DN vốn ngoài nhà nước 100,0 63.993.713 191.649.289 536.198.116 Xuất khẩu Giá trị (1.000 USD) 239.43.680 Nội tiêu Giá trị Tỷ lệ so với (triệu đồng) tổng GT (%) 62,6 300.469.940 1 Lúa gạo 114.783.240 14,50 12.885.722 1.492.182 100.405.336 3.672.800 66,1 39.490.840 2 Cà phê 88.579.294 11,19 10.098.030 17.715.878 60.765.386 3.672.800 85,3 13.286.894 3 Cao su 67.155.416 8,48 20.146.585 537.374 46.471.457 2.859.838 87,6 8.528.737 4 Chè 7.800.995 0,99 1.138.945 1.201.353 5.460.697 198.038 56,5 31.96.695 5 Điều 31.288.616 3,95 1.595.719 3.973.654 25.719.243 1.427.863 93.5 2.077.424 6 Mía đường 19.422.770 2,45 466.146 3.093.000 15.863.624 4.873 0,5 19.322.874 7 Rau quả 24.912.000 3,15 398.592 10.263.744 14.249.664 827.000 68,6 7.958.289 8 Hồ tiêu 9.175.513 1,16 0 2.477.388 6.698.125 387.217 86,8 1.237.565 9 Thức ăn chăn nuôi 135.024.488 17,05 2.700.490 81.014.693 51.309.305 10 Thịt 4.935.872 0,62 1.263.583 809.483 2.862.806 62.790 26,8 3.608.469 11 Thủy sản 147.241.231 18,59 6.184.132 10.895.850 130.161.248 6.088.500 85,1 22.426.981 12 Gỗ 141.521.684 17,87 7.115.769 58.174.690 76.231.225 4.670.000 68,2 45.786.684 72.000 Tỷ lệ so với tổng GT (%) 37,4 33,9 14,7 12,4 43,5 6,5 99,5 31,4 13,2 1,1 133.548.488 Giá trị bình quân đối với lao động (triệu đ/người/nă m) 775,6 3.200,1 3.307,7 922,0 375,7 570,5 1.101,6 1.339,5 4.026,1 2.609,2 98,9 73,2 14,9 31,8 585,4 609,9 301,3 (Nguồn: Dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất-Viện QH và Thiết kế nông nghiệp, 2013) 15 Điều cần nhấn mạnh là mặc dù các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ chiếm 10,6% về số lượng doanh nghiệp, nhưng lại chiếm đến 24,2% giá trị chế biến nông sản cả nước. Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh nội địa chiếm đến 89,4% về số lượng doanh nghiệp, song lại chỉ làm ra có 75,8% giá trị chế biến. Riêng 85,3% tổng số doanh nghiệp chế biến là doanh nghiệp dân doanh nội địa làm ra có 67,72% giá trị chế biến. Thậm chí có thể nói rằng quy mô, năng lực của các doanh nghiệp chế biến nông sản dân doanh ở một số lĩnh vực chế biến nông sản đôi khi còn thấp hơn năng lực của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc khối dân doanh, thực sự nhỏ bé, khó có thể đáp ứng được vai trò của mình trong quá trình tái cơ cấu ngành nếu không có những sự đột phá từ chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp chế biến, cũng như từ sư nỗ lực vươn lên từ chính các doanh nghiệp chế biến này. Bình quân mỗi lao động trong các doanh nghiệp chế biến nông sản tạo ra giá trị là 776,5 triệu đồng/năm. Giá trị này cao nhất thuộc về các doanh nghiệp chế biến hạt tiêu (4.026,1 triệu VND/người/năm) và thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp chế biến gỗ (301,3 triệu VND/người/năm). 3.3. Thực trạng doanh nghiệp chế biến nông sản ở một số lĩnh vực 3.3.1. Chế biến lúa gạo Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo quy mô công nghiệp chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 558 doanh nghiệp (chiếm 95,9% tổng số doanh nghiệp chế biến lúa gao quy mô công nghiệp cả nước). Quy mô các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ. Chỉ có 18 doanh nghiệp (chiếm 3,1% số doanh nghiệp) có công suất trên 100.000 tấn lúa/năm. Các doanh nghiệp còn lại có công suất dưới 10.000 tấn lúa/năm (dưới 15 tấn lúa/ca) là những doanh nghiệp nhỏ, nằm rải rác khắp nước, thường chỉ sử dụng 01 máy xay xát liên hợp. Bình quân các doanh nghiệp sử dụng 69,6% công suất thiết kế của dây chuyền chế biến. Đây là một tỷ lệ không cao đối với một ngành chế biến khá sôi động hiện nay. Trong đó, các doanh nghiệp ở phía Bắc sử dụng chỉ 53,6% công suất thiết kế của nhà máy chế biến khi xây dựng và các doanh nghiệp ở phía Nam sử dụng đến 70,1% công suất thiết kế. Tỷ lệ sử dụng dây chuyền chế biến trong các doanh nghiệp nhà nước là 82,7%, trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 26,3% và ở các doanh nghiệp dân doanh là 69,8%. Tổng sản lượng chế biến công nghiệp đạt 13.500.000 tấn quy gạo, chiếm khoảng 5560% sản lượng chế biến cả nước. Sản phẩm chế biến quy mô công nghiệp chủ yếu (66,1% giá trị sản phẩm) để xuất khẩu. Doanh nghiệp vốn nhà nước và vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng là 3,6% và 2,4%). Các doanh nghiệp dân doanh chiếm đa số (94%). Bình quân lao động được các doanh nghiệp sử dụng là 62 người, doanh nghiệp nhà nước sử dụng 403 người, doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 66 người, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 48 người. Khối lượng sản phẩm bình quân do một lao động tạo ra (năng suất lao động) là 335 tấn SP/người/năm. Trong đó, giá trị này ở các doanh nghiệp nhà nước là 158,3 tấn SP/người/năm; ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 161 tấn SP/người/năm và ở các doanh nghiệp dân doanh là 397 tấn SP/người/năm. Tương ứng với đó là giá trị chế biến bình quân chung cho mỗi lao động là 3.200 triệu đồng/người/năm. Cao nhất là các lao động ở các doanh nghiệp chế biến lúa gạo dân doanh với mức là 3.793 triệu đồng/người/năm. Các doanh nghiệp nhà nước và FDI tương đương nhau trong khoảng 1.522 - 1.600 triệu đồng/người/năm. Rõ ràng là các doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực chế biến lúa gạo đã có cách tổ chức sản xuất hợp lý hơn và tạo ra được năng suất lao động cao hơn cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp có vốn nước ngoài. 3.3.2. Chế biến cà phê Các doanh nghiệp chế biến cà phê quy mô công nghiệp, chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ (43,1%) và Tây Nguyên (36,4%). Các địa phương có từ 10 doanh nghiệp chế biến cà phê trở lên là Đắc Lắc, Tp. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương. Hiện tại cả nước có 45 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân quy mô lớn (công suất thiết kế từ 20.000 tấn/năm đến 50.000 tấn/năm) tập trung ở 7 tập đoàn và công ty lớn, với tổng công suất thiết kế chiếm 71,9% công suất thiết kế cả nước. Doanh nghiệp có vốn nhà nước và vốn nước 16 ngoài chiếm tỷ lệ tương đối thấp (tương ứng là 11,0% và 10,0%). Các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao (79,0%). Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân của các doanh nghiệp là 84,4%. Trong đó các doanh nghiệp ở Tây nguyên là 88,0%, ở Đông Nam Bộ là 78,3%, ở các tỉnh miền Bắc là 0,8%, ở miền Trung là 31,1% và ở đồng bằng sông Cửu Long là 79,3%. Các doanh nghiệp chế biến cà phê thuộc sở hữu nhà nước sử dụng 48,3% công suất thiết kế của dây chuyền chế biến. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế khá thấp (35,3%). Trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước lại sử dụng tối đa các thiết bị hiện có. Các doanh nghiệp dân doanh thường sử dụng gần gấp đôi (182,0%) công suất thiết kế của dây chuyền chế biến ban đầu. Đây là một đặc điểm tương đối khác biệt của các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam hiện nay. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 96,0% sản lượng cà phê cả nước. Lượng cà phê còn lại được chế biến bởi các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, mức độ chế biến mới chỉ đến phần tạo ra cà phê nhân. Tỷ lệ doanh nghiệp, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu như cà phê bột, cà phê hòa tan,… còn khá khiêm tốn. Sản lượng sản phẩm chế biến sâu hàng năm chỉ đạt khoảng 20.000 tấn cà phê bột và 68.000 tấn cà phê hòa tan. Mặc dù vậy tổng công suất dây chuyền thiết bị chế biến sâu đối với cà phê hiện đang cao hơn nhu cầu rất nhiều. Vấn đề hiện tại là sử dụng các loại dây chuyền chế biến này như thế nào để tránh hao phí vô hình tài sản đã đầu tư của các doanh nghiệp chế biến lĩnh vực này. Các doanh nghiệp chế biến mà chính xác hơn là sơ chế cà phê hiện nay đang hướng mạnh đến thị trường xuất khẩu với 85% tổng giá trị chế biến hiện tại. Bình quân các doanh nghiệp chế biến cà phê sử dụng 112 người/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước sử dụng 319 lao động, doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng 324 người, trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ sử dụng 57 người. Năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp chế biến cà phê là 46,5 tấn SP/người/năm. Năng suất này của các doanh nghiệp nhà nước chỉ là 17,1 tấn SP/người/năm, khối doanh nghiệp vốn nước ngoài là 32,0 tấn SP/người/năm. Các doanh nghiệp dân doanh có năng suất lao động khá cao, 79,7 tấn SP/người/năm. Vì vậy, giá trị chế biến bình quân của mỗi lao động trong ngành chế biến này là 3.308 triệu đồng/người/năm, trong các doanh nghiệp nhà nước 1.216 triệu đồng/người/năm, trong các doanh nghiệp vốn nước ngoài 2.281 triệu đồng/người/năm và trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 5.672 triệu đồng /người/năm. 3.3.3. Chế biến chè Các doanh nghiệp chế biến chè, tập trung chủ yếu ở Trung du - miền núi phía Bắc (79,4%), Miền Trung và Tây Nguyên, mà chủ yếu là ở Lâm Đồng với 15,6% tổng số doanh nghiệp chế biến chè cả nước. Đa phần (45,9%) các doanh nghiệp nhà máy chế biến chè là các doanh nghiệp nhỏ với công suất chế biến dưới 10 tấn búp tươi/ngày. Chỉ có 3,1% tổng số doanh nghiệp chế biến có quy mô lớn, chế biến được trên 100 tấn búp tươi/ngày. Các doanh nghiệp còn lại có công suất chế biến dao động trong khoảng 10 - 99 tấn búp tươi/ngày. Doanh nghiệp vốn nhà nước và vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng là 10,5% và 11,7%). Các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ đa số (77,8%). Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân của các doanh nghiệp chế biến là 70%. Trong đó, khu vực Trung du - miền núi phía Bắc là 74%; Miền Trung và Tây Nguyên là 71,9%. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nhà nước là 69,3%, ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 60,8% và trong các doanh nghiệp dân doanh là 72,6%. Chế biến công nghiệp sản xuất ra 170.000 tấn sản phẩm/năm, chiếm khoảng 86% sản lượng chè cả nước. Lượng chè còn lại được chế biến bởi các cơ sở nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình. Tổng giá trị sản phẩm chế biến do các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ (năm 2012) đạt 7.252.515 triệu đồng, trong đó xuất khẩu là 198.038.000 USD tương đương 4.055.820 triệu đồng, chiếm 55,9% giá trị tiêu thụ sản phẩm. Bình quân doanh nghiệp chế biến chè sử dụng 81 lao động/doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp nhà nước sử dụng 176 người/doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng 187 người/doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ sử dụng có 52 người/doanh nghiệp. Năng suất lao động bình quân trong các doanh nghiệp chế biến chè là 9,6 tấn SP/người/năm. Trong khi năng suất này ở các doanh nghiệp dân doanh đạt khá cao (13,6 17 tấn SP/người/năm) thì ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần còn lại rất thấp (chỉ khoảng 4,7-5,4 tấn/người/năm). Chính vì vậy mỗi lao động trong các doanh nghiệp dân doanh lĩnh vực này có thể tạo ra giá trị chế biến là 525,8 triệu đồng/người/năm thì các doanh nghiệp khác chỉ làm ra 214-239 triệu đồng/người/năm. 3.3.4. Chế biến hạt điều Các doanh nghiệp chế biến hạt điều quy mô công nghiệp tập trung trên địa bàn của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các tỉnh có trên 10 doanh nghiệp chế biến điều là Phú Yên, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An. Doanh nghiệp vốn nhà nước và vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng là 1,5 % và 1,3%). Các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ đa số (97,2%). Có 56,1% số doanh nghiệp chế biến có công suất từ 100 tấn/năm đến 500 tấn/năm. Còn lại là các doanh nghiệp có công suất chế biến trên 500 tấn/năm. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân chung là 84,9%, cao nhất là các doanh nghiệp của tỉnh Khánh Hòa, có khả năng sử dụng đến 96,0% công suất thiết kế của dây chuyền chế biến. Việc sử dụng dây chuyền sản xuất cũng có điểm khác biệt khá lớn. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này sử dụng đến 83,3% công suất thiết kế của các dây chuyền chế biến được lắp đặt thì các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng 80,9% công suất thiết kế và các doanh nghiệp dân doanh lại chỉ sử dụng được có 48% công suất thiết kế của nhà máy chế biến. Mặc dù vậy, vẫn có thể coi đây là một ngành chế biến mang nặng tính thủ công, năng suất lao động không cao. Bình quân mỗi lao động chế biến chỉ làm ra 570,5 triệu đồng/năm. Các doanh nghiệp dân doanh dù chỉ sử dụng có 48% công suất thiết kế của dây chuyền chế biến, nhưng lại làm ra giá trị sản phẩm là 566,2 5 triệu đồng/người/năm, cao hơn giá trị tạo ra của lao động trong các doanh nghiệp nhà nước (550,35 triệu đồng/người/năm) và thấp hơn giá trị của lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (610,0 5 triệu đồng/người/năm). Đây là điểm khác biệt rất cần được chú ý của ngành chế biến này so với các ngành chế biến nông sản khác. Tổng giá trị sản phẩm chế biến do các doanh nghiệp chế biến điều tiêu thụ đạt 31.288.616 triệu đồng. Sản phẩm chế biến chủ yếu là xuất khẩu với kim ngạch đạt khoảng 1.427.863.000 USD (năm 2012) tương đương 29.271.192 triệu đồng, chiếm 93,5% tổng giá trị sản phẩm chế biến. Bình quân lao động của các doanh nghiệp chế biến hạt điều là 167 người/doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước sử dụng 580 người/doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng 1.628 người/doanh nghiệp, doanh nghiệp dân doanh chỉ sử dụng 142 người/doanh nghiệp. Trung bình, mỗi lao động ngành chế biến điều tạo ra 4,3 tấn SP/người/năm. Điểm khác biệt cơ bản nữa của ngành này là năng suất lao động của các doanh nghiệp nhà nước khá cao (6,7 tấn SP/năm). Có thể nói là năng suất này cao hơn hẳn năng suất lao động của các doanh nghiệp vốn nước ngoài (3,63 tấn SP/người/năm) và ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước (4,26 tấn SP/người/năm). 3.3.5. Chế biến rau quả Các doanh nghiệp chế biến rau quả quy mô công nghiệp, tập trung ở 28 tỉnh, thành phố. Các tỉnh phía Bắc có 71 doanh nghiệp (49%), miền Trung có 18 doanh nghiệp (12,4%), miền Nam có 56 doanh nghiệp (38,6%). Những địa phương có từ 10 doanh nghiệp trở lên là: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nhà nước là 50,0%, ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 53,7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 58,0%; ở khu vực miền Bắc là 33,0%, ở miền Trung là 96,8%, ở miền Đông Nam Bộ là 81,1% và ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 53,1%. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả quy mô công nghiệp (năm 2012) sản xuất 464.157 tấn sản phẩm mỗi năm, bao gồm chủ yếu là đồ hộp và các sản phẩm tương tự chiếm 68% tổng sản lượng chế biến, chuối sấy (12%), nước giải khát (10%), sản phẩm IQF (8,0%) và gia vị (2,0%). Sản phẩm rau quả chế biến công nghiệp chủ yếu vẫn hướng đến thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hiện đang có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Năm 2012 kim ngạch này chỉ ở mức 162.382.000 USD, nhưng năm 2014 đã đạt gần 1,5 tỷ USD. Trong lĩnh vực chế biến rau quả, các doanh nghiệp vốn nhà nước chiếm tỷ lệ thấp (4,1%), chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh (69,7% tổng số doanh nghiệp hiện có). 18 Số lượng lao động của các doanh nghiệp chế biến rau quả trung bình khoảng 128 người/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều lao động hơn cả (161 người doanh nghiệp), doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ sử dụng 92 người/doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp dân doanh khác lại sử dụng khoảng 140 người/doanh nghiệp. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp chế biến rau, quả có vốn nước ngoài khá cao, khoảng 53,4 tấn SP/người/năm và tương ứng với giá trị chế biến là 2.935,0 triệu đồng/người/năm. Trong khi năng suất lao động của các doanh nghiệp nhà nước chỉ là 7,7 tấn SP/người (412,0 triệu đồng/người/năm) và ở các doanh nghiệp dân doanh là 19,0 tấn SP/người/năm (1.008,2 triệu đồng/người/năm). Điều này dẫn đến năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp chế biến rau quả chỉ là 7,6 tấn SP/người/năm, tương ứng với giá trị chế biến là 610,0 triệu đồng/người/năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến rau quả của nước ngoài có thể có dây chuyền chế biến có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hơn các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác. 3.3.6. Chế biến hạt tiêu Các doanh nghiệp chế biến hạt tiêu quy mô công nghiệp, phân bố tại 6 tỉnh/thành phố trong cả nước. Tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhất là Bình dương (7 doanh nghiệp) sau đó là Gia Lai và Đồng Nai (mỗi tỉnh 3 doanh nghiệp). Điểm đặc biệt là không có bất cứ một doanh nghiệp nhà nước nào trong lĩnh vực chế biến hạt tiêu. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng chỉ chiếm 23,5%, còn doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 76,5%. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%, cao nhất là các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai (77,5%), thấp nhất là Phú Yên (23,3%); doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng khoảng 74,6% và các doanh nghiệp dân doanh sử dụng 51,7% công suất thiết kế của dây chuyền chế biến được lắp đặt. Chế biến công nghiệp cho 65.595 tấn sản phẩm, chiếm khoảng 58,2% sản lượng hạt tiêu cả nước. Trong đó, sản phẩm tiêu đen là chủ yếu, chiếm 80% cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm tiêu trắng chiếm 15% sản lượng chế biến. Còn sản phẩm tiêu bột chỉ chiếm 5,0% tổng lượng sản phẩm chế biến. Tổng giá trị sản phẩm chế biến do các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ năm 2012 đạt 9.175.513 triệu đồng, trong đó xuất khẩu là 387.217.000 USD tương đương 7.937.948 triệu đồng, chiếm 86,5%. Số lượng lao động của các doanh nghiệp chế biến hạt tiêu là 134 người/doanh nghiệp và không có sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 140 người/doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 132 người/doanh nghiệp. Đồng thời cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về năng suất lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bình quân mỗi lao động trong các doanh nghiệp chế biến hạt tiêu sản xuất ra 28,8 tấn SP/người/năm, tương ứng với 4.026,1 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến hạt tiêu nước ngoài cao hơn chút ít với 31,7 tấn SP/người/năm và 4.424,0 triệu đồng/người/năm. Trong khi các doanh nghiệp trong nước có năng suất lao động là 27,8 tấn SP/người/năm, tương ứng 3.896, triệu đồng/người/năm. 3.3.7. Chế biến thịt Cũng như các ngành chế biến nông sản khác, số lượng các doanh nghiệp chế biến thịt có quy mô nhỏ khá nhiều và tồn tại ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Rất khó thống kê được về số lượng cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ này. Các doanh nghiệp chế biến thịt quy mô công nghiệp (có công suất từ 500 tấn SP/năm trở lên) tập trung trên địa bàn của 18 tỉnh, thành phố cả nước. Miền Bắc có 23 doanh nghiệp (45,1%), miền Trung chỉ có 01 doanh nghiệp và miền Nam có 27 doanh nghiệp (52,9%). Doanh nghiệp chế biến thịt có công suất thiết kế lớn nhất (23.000 tấn SP/năm) được xây dựng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong số các doanh nghiệp chế biến thịt được khảo sát, doanh nghiệp vốn nhà nước và vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ (tương ứng là 5,9% và 3,9%). Trong khi các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước lại chiếm tỷ lệ cao (90,2%). Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân của các doanh nghiệp chế biến thịt là 75,6%. Trong đó các doanh nghiệp ở miền Bắc sử dụng 48,9% công suất thiết kế; miền Trung là 37,0% và ở miền Nam thì các dây chuyền chế biến thịt được sử dụng khá triệt để. Các doanh nghiệp ở phía Nam đều sử dụng đến 93,4% công suất dây chuyền chế biến được thiết kế cho các hoạt động thực tế của mình. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể nào trong 19 việc sử dụng dây chuyền chế biến được thiết kế, lắp đặt giữa các loại hình doanh nghiệp chế biến thịt. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước sử dụng 72,8% công suất thiết kế thì các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh cũng chỉ sử dụng tương ứng là 73,4% và 75,6% công suất thiết kế. Các doanh nghiệp chế biến thịt được khảo sát (năm 2012) sản xuất được khoảng 147.974 tấn sản phẩm mỗi năm, tạo ra giá trị chế biến là 4.935.872 triệu đồng, trong đó xuất khẩu là 62.790.000 USD chiếm 26,9% tổng giá trị chế biến tạo ra. Các doanh nghiệp chế biến thịt sử dụng trung bình khoảng 165 người/doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước sử dụng đến 756 người/doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ sử dụng 562 người/doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp dân doanh sử dụng khá ít lao động, với chỉ 110 người/doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao động trong các doanh nghiệp chế biến thịt không khác nhau nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp. Mỗi lao động trong doanh nghiệp chế biến thịt chế biến được khoảng 17,6 tấn SP/năm, tương ứng với giá trị chế biến là 585,4 triệu đồng/người/năm. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến thịt có vốn nước ngoài chế biến được 21.6 tấn SP/người/năm và tạo ra giá trị là 720,8 triệu đồng/người/năm. Số liệu tương ứng của các doanh nghiệp nhà nước và dân doanh tương ứng là 16,7 tấn SP/người/năm, 557,14 triệu đồng /người/năm và 17,03 tấn SP/người/năm, 568,02 triệu đồng/người/năm. 3.3.8. Chế biến thủy sản Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn của 38 tỉnh, thành phố. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ sản phẩm thủy sản được chế biến cao nhất (72,0%). Các tỉnh có tỷ lệ sản phẩm thủy sản chế biến cao là: Đồng tháp (10,3 %), An Giang (9,9%), Cà Mau và Kiên Giang (9,0% mỗi tỉnh), Cần Thơ (7,2%). Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp, tương ứng là 3,6% và 4,2% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Có đến 92,2% tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân của các doanh nghiệp là 65%. Trong khi các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ chỉ sử dụng khoảng 50,0% công suất chế biến được thiết kế thì tỷ lệ này ở các doanh nghiệp thuộc vùng Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là 69%, Đông Nam Bộ là 75% và Đồng bằng sông Cửu Long là 64%. Các doanh nghiệp nhà nước sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến khá hạn chế với chỉ 41,8% công suất thiết kế. Các doanh nghiệp chế biến thuộc các loại hình sở hữu khác sử dụng 64,7 - 67,6% công suất thiết kế cho các hoạt động thực tế của mình. Cũng có thể nói, ngành chế biến thủy sản đã đầu tư khá nhiều trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến. Trong tương lai, vấn đề không phải là đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến mà là tận dụng công suất chế biến hiện có, đồng thời hiện đại hóa dây chuyền chế biến để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chế biến công nghiệp (năm 2012) tạo ra khoảng 1.834.375 tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm chế biến thủy sản hầu hết (80,7% giá trị chế biến) phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Bảng 5. Cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến năm 2012 TT 1 2 3 4 5 Sản phẩm chế biến Sản phẩm đông lạnh Hàng khô Đồ hộp Thủy sản khác Nước mắm Tổng Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) 425 49,2 70 8,1 47 5,4 82 9,6 240 27,7 864 100 Sản lượng Khối lượng Tỷ lệ (%) 1.273.682 tấn 69,4 171.284 tấn 9,3 31.939 tấn 1,8 178.212 tấn 9,7 179.258, lít 9,8 1.834.375 100 (Nguồn: Dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất - Viện QH và Thiết kế nông nghiệp, 2013) Mặt hàng thủy sản đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,2% số doanh nghiệp được khảo sát và 69,5% tổng sản lượng chế biến tạo ra. Các doanh nghiệp sản xuất thủy sản đông lạnh chủ yếu tập trung ở Trung Bộ - duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là khu vực có sản lượng thủy sản lớn nhất, chiếm 57% sản lượng cả 20 nước. Đây cũng là khu vực có hoạt động chế biến thủy sôi động nhất cả nước với những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như cá tra, tôm,… Nếu như trước đây hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều tập trung sản xuất đồ hộp các loại với những sản phẩm có uy tín khá cao như Đồ hộp thủy sản Hạ Long,… thì hiện nay đồ hộp thủy sản là sản phẩm chế biến có số lượng doanh nghiệp chế biến và khối lượng sản phẩm chế biến chiếm tỷ lệ thấp nhất. Chỉ có 5,4% tổng số doanh nghiệp được điều tra chế biến lại sản phẩm này và làm ra 1,7% tổng sản lượng thủy sản chế biến cả nước. Doanh nghiệp sản xuất đồ hộp: 5,4%, tập trung ở Đông Nam Bộ. Nước mắm là sản phẩm chế biến chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu chế biến thủy sản hiện nay với 27,7% tổng doanh nghiệp và 9,8% sản lượng chế biến hàng năm. Các doanh nghiệp sản xuất nước mắm (27,8% tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản), tập trung ở Trung Bộ - duyên hải Miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long (Kiên Giang). Có khá nhiều sản phẩm nước mắm của Việt Nam tạo dựng được thương hiệu có uy tín không chỉ tại thị trường nội địa mà còn cả ở thị trường ngoài nước, nhất là thị trường châu Âu vốn khá xa lạ với sản phẩm chế biến truyền thống của khu vực Đông Nam Á mà chủ yếu chỉ có ở Việt Nam và Thái Lan như nước mắm Phú Quốc, Nha Trang, Cát Hải, Thanh Hương,… Các doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng một số lượng lao động khá cao. Trung bình mỗi doanh nghiệp chế biến ở lĩnh vực này sử dụng khoảng 280 lao động. Số lượng lao động được sử dụng phụ thuộc vào loại hình sở hữu. Các doanh nghiệp dân doanh nhìn chung sử dụng ít lao động hơn, với chỉ 272 người/doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài sử dụng nhiều lao động với số lượng tương ứng là 347 người và 389 người mỗi doanh nghiệp. Năng suất lao động bình quân trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là 7,6 tấn SP/người/năm, tương ứng với giá trị chế biến là 610 triệu đồng/người/năm (năm 2012). Năng suất lao động của các doanh nghiệp nhà nước khá thấp với 5,6 tấn SP/người/năm và 556,7 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó năng suất lao động của các doanh nghiệp vốn nước ngoài lại khá cao, tương ứng là 8,9 tấn SP/người/năm và 778,3 triệu đồng/người/năm. Các doanh nghiệp dân doanh của Việt Nam cũng có năng suất lao động khá ấn tượng. Mỗi lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản ngoài nhà nước làm ra khoảng 7,6 tấn SP/người/năm hay 601,5 triệu đồng/người/năm. Có thể nói chế biến thủy sản là một trong những lĩnh vực chế biến có nhiều thế mạnh của Việt Nam. Các sản phẩm chế biến mang tính đặc thù cao, vừa có nhiều sản phẩm truyền thống, lại vừa có những sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện đại, toàn cầu. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản được tổ chức tốt, đầu tư nhiều loại dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải thiện và nâng cao. Mặc dù vậy, đa phần các doanh nghiệp chế biến trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu hướng đến thị trường xuất khẩu, trong khi vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp nên sản xuất vẫn chưa thực sự bền vững. Hiện tại, việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản chế biến tại thị trường trong nước vẫn còn là một vấn đề lớn cần được quan tâm giải quyết. 3.3.9. Chế biến đường mía Hiện tai, cả nước có 38 doanh nghiệp chế biến mía đường hoạt động, tập trung ở 25 tỉnh/thành phố. Trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Nam (39,5%) và miền Trung (34,2%). Sau quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp chế biến đường mía thuộc khối dân doanh chiếm đa số với 84,2% tổng số doanh nghiệp chế biến hiện có. Doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện còn rất ít, chỉ chiếm 2,6% tổng số doanh nghiệp. Còn lại khoảng 13,2% là các doanh nghiệp chế biến có vốn nước ngoài. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân của các doanh nghiệp miền Trung là 73,1%, tương đương với bình quân chung cả nước. Các doanh nghiệp miền Bắc sử dụng chỉ 67,6% công suất thiết kế, còn các doanh nghiệp ở miền Nam có tỷ lệ này là 78,1 %. Do hạn chế về mùa vụ, chất lượng mía,… nên chế biến công nghiệp mới sử dụng được khoảng 78,0% sản lượng mía cả nước. Lượng mía còn lại do các doanh nghiệp nhỏ chế biến. Tổng giá trị sản phẩm chế biến công nghiệp (năm 2012) đạt 19.422.770 triệu VNĐ, chủ yếu (99,5% sản lượng) phục vụ cho thị trường nội địa. Bình quân lao động của các doanh nghiệp chế biến mía đường là 464 người. Doanh nghiệp có vốn nhà nước sử dụng 492 người/doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng nhiều lao động hơn (643 người/doanh nghiêp), nhưng đa phần các doanh nghiệp dân doanh chỉ sử dụng khoảng 435 người/doanh nghiệp. 21 Năng suất lao động trung bình của các doanh nghiệp chế biến đường mía là 73,5 tấn SP/người/năm, tương đương với giá trị chế biến là 1.101,6 triệu đồng/người/năm và không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các loại hình sở hữu doanh nghiệp. Nhìn chung, chế biến đường mía là ngành chế biến nông sản khá nhỏ bé, hiện đang được bảo hộ nhiều nên hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Hàng năm ngành này luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu mua mía cây cho nông dân; hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm thiếu và yếu, giá cả bấp bênh, thiếu ổn định và rất khó chóng đỡ với sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, kể cả đường nhập lậu từ các nước trong khu vực, cũng như đường do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất ở nước ngoài. 3.3.10. Chế biến thức ăn chăn nuôi Thực hiện tái cơ cấu ngành, lĩnh vực chăn nuôi ngày càng được phát triển, do vậy, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất. Cả nước hiện có 338 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô công nghiệp tập trung trên địa bàn 42 tỉnh, thành phố của cả nước. Một số địa phương có nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (từ 20 doanh nghiệp trở lên) là Tp. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 4,1% tổng số doanh nghiệp của lĩnh vực này. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 19,5% tổng doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi cả nước. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 73,1%, nhưng có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng trong cả nước. Trong khi các doanh nghiệp ở Trung du, miền núi phía Bắc chỉ sử dụng có 33,2% công suất thiết kế thì các doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ lại sử dụng đến 100% hoặc hơn công suất dây chuyền chế biến hiện có. Các doanh nghiệp FDI sử dụng đến 88,0% công suất thiết kế, trong khi doanh nghiệp dân doanh sử dụng 64%, còn doanh nghiệp nhà nước thì khá thê thảm với chỉ 33,8% công suất thiết kế được sử dụng. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi được xây dựng mới, nhưng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi do nhà nước quản lý, được xây dựng trước đây lại đang hoạt động cầm chừng hoặc phá sản do hoạt động kém hiệu quả. Sản lượng chế biến công nghiệp (năm 2012) đạt 13.814.078 tấn sản phẩm, chiếm khoảng 81,3% sản lượng TACN cả nước. Lượng còn lại được chế biến bởi các doanh nghiệp nhỏ. Tổng giá trị sản phẩm chế biến đạt 135.024.488 triệu đồng. Sản phẩm tạo ra chủ yếu (98,9%) phục vụ cho ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, khá nhiều nguyên liệu dành cho chế biến đang phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu. Các doanh nghiệp chế biến TACN sử dụng bình quân khoảng 153 người/doanh nghiệp. Không có sự khác biệt nào giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh về số lượng lao động. Mỗi doanh nghiệp ở loại hình này thường sử dụng 80-86 người. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài lại sử dụng khá nhiều lao động. Mỗi doanh nghiệp ở loại hình này sử dụng đến 454 người. Điều này có thể là do quy mô của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài khá lớn (công suất thiết kế của mỗi doanh nghiệp FDI khoảng 142,5 ngàn tấn SP/năm) và thực tế hoạt động cũng tốt hơn các doanh nghiệp còn lại. Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 19,5% tổng số doanh nghiệp, nhưng lại chế biến được 60,0% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước. Mặc dù vậy, có thể nói rằng đây là một ngành chế biến nông sản có khả năng cơ giới hóa không cao, chủ yếu vẫn sử lao động trong chế biến. Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp là 267,0 tấn SP/người/năm, tương ứng với giá trị chế biến là 2.609,2 triệu VNĐ/người/năm và không có khác biệt đáng kể nào giữa các loại hình sở hữu doanh nghiệp. 3.3.11. Chế biến cao su Chế biến cao su chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Trong số 147 doanh nghiệp chế biến cao su có quy mô chế biến từ 1.000 tấn SP/năm trở lên, khu vực này hiện có 106 doanh nghiệp, chiếm 72,1% số doanh nghiệp chế biến cao su cả nước. Tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến cao su là Bình Phước với 42 doanh nghiệp (chiếm 28,6%) và Bình Dương với 44 doanh nghiệp (chiếm 29,9%). Các doanh nghiệp có quy mô từ 5.000 tấn SP/năm đến 10.000 tấn SP/năm chiếm 64,0% tổng số doanh nghiêp. Phần còn lại (36%) là các doanh nghiệp có công suất chế biến trên 10.000 tấn SP/năm. Doanh nghiệp vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (3,0%), đồng thời cũng chỉ sản xuất ra có 0,8% sản lượng chế biến (7.300 tấn/năm). Các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ đa số (75%). 22 Tổng công suất thiết kế của các doanh nghiệp chế biến vào khoảng 1.174.000 tấn SP/năm, cao hơn sản lượng cao su hiện có của cả nước. Cơ cấu sản phẩm hiện tại chủ yếu là cao su mủ cốm (84,7%). Các loại sản phẩm khác chiếm tỷ lệ không cao (cao su xông khói chiếm 4,2%, cao su HH và Creps khoảng 11,1%). Cũng có thể nói hiện tại ở nước ta, các sản phẩm cao su hiện nay vẫn chỉ là sản phẩm sơ chế. Các sản phẩm chế biến sâu, có gia trị gia tăng cao như săm, lốp xe, cao su dùng trong y tế, trong thể thao, trong công nghiệp,… chỉ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể. Năm 2012 chế biến công nghiệp cho 913.866 tấn sản phẩm, đạt giá trị 67.155.416 triệu đồng. Hầu hết sản phẩm cao su chế biến (87,3%) chỉ ở dạng sơ chế, dành để xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến cao su trung bình sử dụng 495 người/doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp dân doanh hoặc FDI chỉ sử dụng 167-196 người/doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nhà nước lại sử dụng đến 1.575 người/doanh nghiệp. Do vậy, năng suất lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là khá thấp, chỉ 5,5 tấn SP/người/năm, tương ứng 399,7 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động của các doanh nghiệp dân doanh cao hơn hẳn của các doanh nghiệp nhà nước và bình quân chung của ngành. Năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI là đạt mức 10,8 tấn SP/người/năm và 792,6 triệu đồng/người/năm, còn năng suất lao động của các doanh nghiệp dân doanh trong nước là 29,0 tấn SP/người/năm và 2.136 triệu đồng/người/năm. Mức độ sử dụng dây chuyền chế biến trong ngành chưa cao, đạt mức bình quân chung là 77,8% công suất thiết kế. Điều đáng nói là các doanh nghiệp nhà nước chỉ sử dụng hết có 36,9% công suất thiết kế, trong khi doanh nghiệp dân doanh sử dụng cao gấp 1,5 lần công suất thiết kế của các cơ sở chế biến, còn các doanh nghiệp FDI tỷ lệ này là 76,8%. Nếu tính theo không gian thì nhìn chung các doanh nghiệp cả nước mới chỉ sử dụng được 77,8% công suất thiết kế. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ là 70,7%, ở Nam Trung Bộ là 49,4%, ở Tây Nguyên là 100,0% và ở Đông Nam Bộ là 74,6%. 3.3.12. Chế biến gỗ Đa phần các doanh nghiệp chế biến gỗ của nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đến 47% tổng số các doanh nghiệp có công suất thiết kế sử dụng dưới 500 m3 gỗ tròn/năm. Có 21,67% tổng số doanh nghiệp có công suất thiết kế sử dụng trên 10.000 m3 gỗ nguyên liệu một năm. Các doanh nghiệp này hầu hết là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp sản xuất trong hệ thống phân phối sản phẩm của nước ngoài (IKEA chẳng hạn), các tập đoàn chế biến gỗ trong nước (như Trường Thành, Đức Long…) hoặc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ và các doanh nghiệp chế biến ván nhân tạo (MDF, ván dăm…). Có 11,51% doanh nghiệp có quy mô thiết kế từ 1.000-10.000 m3 gỗ nguyên liệu một năm. Đa phần là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, được thiết kế và thành lập từ trước với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Các doanh nghiệp có quy mô thiết kế 500-1.000 m3 nguyên liệu một năm chiếm 19,78% tổng số doanh nghiệp chế biến cả nước. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ (56,1%) sản xuất các dạng sản phẩm đa dạng như gỗ xẻ, dăm gỗ, gỗ mỹ nghệ… Chỉ có 8,6% tổng số doanh nghiệp chế biến tham gia chế biến ván nhân tạo như MDF, ván dán, ván dăm, gỗ ghép thanh… mặc dù đây là ngành chế biến có nhiều tiềm năng phát triển do tận dụng được nguồn nguyên liệu là gỗ rừng trồng và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Có thể do là lĩnh vực chế biến mới nên cần có thời gian để các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Có 18,1% doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất và 13,7% tổng số doanh nghiệp đang chế biến đồ gỗ ngoại thất. Đây là các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh và có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Nếu tính cả các cơ sở chế biến chưa đăng ký kinh doanh thì số lượng các cơ sở chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất còn cao hơn nhiều. Bình quân lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ là 130,3 người. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước có số lao động bình quân cao nhất (429,9 người/doanh nghiêp), Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng số lao động tương đối thấp (khoảng 306,2 người/doanh nghiệp) và các doanh nghiệp tư nhân trong nước sử dụng khoảng 92,3 người trong mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn hơn nên dù có sử dụng công nghệ hiện đại, nhưng vẫn sử dụng khá nhiều lao động hơn các doanh nghiệp dân doanh trong nước. Đa phần các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động do quy mô doanh nghiệp thường nhỏ. Hiệu suất sử dụng lao động bình quân chung của các doanh nghiệp là 40,44 m3 SP/người/năm (quy đổi), trong đó, doanh nghiệp nhà nước là 21,26 m3 SP/người/năm, doanh 23 nghiệp có vốn nước ngoài là 46,96 m3 SP/người/năm và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 40,15 m3 SP/người. Bình quân chung giá trị chế biến tính cho 01 lao động là 301,32 triệu đồng/người/năm, doanh nghiệp nhà nước là 157,62 triệu đồng/người/năm, doanh nghiệp vốn nước ngoài là 380 triệu đồng/người/năm và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 273,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân chung là 74,6%, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 66,4%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 80,%, còn doanh nghiệp ngoài nhà nước là 72,4%. 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Một là, nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nông sản. Kết quả điều tra về thực trạng cá doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam ở phần trên cũng cho thấy hầu như các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc sở hữu nhà nước đều có hiệu quả hoạt động không cao. Các doanh nghiệp này một mặt sở hữu những dây chuyền, thiết bị chế biến lạc hậu vừa phải sử dụng nhiều lao động, lại vừa tạo ra sản phẩm có giá thành cao và chất lượng thấp, không ổn định. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước còn là những doanh nghiệp trình độ quản trị kém, chậm đổi mới cả về công nghệ, thiết bị chế biến, mẫu mã sản phẩm, cũng như khó tiếp cận các nguồn vốn phục vụ sản xuất. Chính vì vậy, cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp chế biến nông sản phải được coi là định hướng chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hai là, tập trung mọi nguồn lực phát triển các doanh nghiệp chế biến những loại nông sản có nhiều lợi thế cạnh tranh, lợi thế vùng, miền và có giá trị gia tăng cao như chế biến lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản,… tạo ra những điểm nhấn làm tiền đề để kêu gọi đầu tư và phát triển các ngành chế biến nông sản khác. Phấn đấu đến sau năm 2020 hình thành một nền công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, sản xuất được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường trong và ngoài nước, tận dụng các thế mạnh nông sản trong nước để chế biến, góp phần ổn định việc tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Cho đến năm 2014, mặc dù chế biến nông sản góp phần không nhỏ trong việc xuất khẩu nông sản, đưa kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản lên mức ấn tượng là 30,8 tỷ USD, song phần lớn sản phẩm nông sản xuất khẩu đều là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế. Nhiều sản phẩm mang đặc thù Việt Nam hoặc của những vùng, miền nổi tiếng của nước ta như thanh long, vải, nhãn,… vẫn chưa có nhiều cơ hội để xuất hiện tại những thị trường tiềm năng, có sức mua lớn. Việc tập trung mọi nguồn lực để phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn hiện nay không chỉ là mục tiêu của quá trình tái cơ cấu ngành mà còn là áp lực của quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 có thể tạo ra cơ hội phát triển ngành chế biến nông sản của Việt Nam, nhưng cũng có thể biến ngành nông nghiệp nước ta thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến trong khu vực nếu tự chúng ta không có những chuyển biến phù hợp. Ba là, cần thực hiện đầu tư mới và chuyển đổi các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện có từ chỉ thực hiện sơ chế, chế biến những cái mình có sang thực hiện chế biến tinh, chế biến sâu tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị gia tăng cao, vừa phù hợp thị hiếu thị trường và nâng cao hiệu quả chế biến. Đây chính là mục tiêu và cũng là nội dung của quá trình tái cơ cấu ngành trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản hiện nay. Bốn là, chú trọng kết hợp mọi nguồn lực, mọi cơ hội đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho chế biến nông, lâm, thủy sản. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp thực hiện chế biến sâu, các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao đều có tỷ trọng thành phần phi nông sản khá cao. Thậm chí nhiều sản phẩm nông sản chế biến càng có giá trị gia tăng cao thì tỷ trọng nông sản càng thấp. Nói cách khác, sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ trong chế biến nông sản chẳng những làm thay đổi diện mạo hình thức và nội dung của sản phẩm nông sản chế biến mà còn mang lại giá trị và tính cạnh tranh cao hơn cho các loại sản phẩm này. Trong khi đó, hiện nay công nghiệp hỗ trợ trong ngành chế biến nông, lâm, thủy sản của chúng ta nói chung hầu như đang ở giai đoạn sơ khai. Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực này vừa tạo ra nhiều việc làm, vừa tạo ra cơ hội để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và tạo ra cơ hội để nâng ngày càng cao giá trị gia tăng trong mỗi loại nông sản chế biến. 24 Năm là, đẩy mạnh phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch vừa để tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản, vừa để thực hiện mục tiêu “giảm 50% tổn thất sau thu hoạch so với hiện nay của các loại nông sản” đã được đề ra, vừa tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng phù hợp phục vụ cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong tương lai. 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NHÀNG NÔNG NGHIỆP 5.1. Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến tiêu thụ Rà soát và xây dựng các chính sách để thực hiện triệt để việc tổ chức sản xuất theo chuối giá trị. Trước mắt triển khai ở một số loại nông sản có nhu cầu xã hội cao và có nhiều khả năng thực hiện như sản xuất, chế biến lúa gạo, chế biến và tiêu thụ cá tra,... Hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu”, những doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện làm hạt nhân, trung tâm của chuỗi liên kết và doanh nghiệp vệ tinh làm nhân tố thực hiện sản xuất của toàn ngành theo chuỗi. Đối với những doanh nghiệp này cần tập trung hỗ trợ đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thật sự có năng lực và hiệu quả. áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, SSOP, ISO... trong chế biến, nhằm kiểm soát tốt chất lượng và ATTP. Thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất tiến tiến, thông qua các hoạt động như: các dự án khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến, xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân; hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO,… cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu, ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp chế biến,... 5.2. Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm Nghiên cứu và triển khai xây dựng các chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô. Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nông sản xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt ATTP, cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện xử lý triệt để các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo quy chuẩn kỹ thuật về ATTP đã ban hành và thiếu xử lý ô nhiễm môi trường trong chế biến. Có chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chế biến nông sản có giá trị gia tăng cao làm cơ sở để đẩy mạnh hoạt động chế biến nông sản theo hướng này. Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản cả trong các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành và trong các doanh nghiệp chế biến. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, nhất là áp dụng các công nghệ bảo quản, chế biến nông sản tiên tiến từ nước ngoài. Thành lập các đơn vị nghiên cứu các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, tạo ra tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khẩn trương xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở để quản lý nhà nước và tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp chế biến nông sản và khuyến khích hơn nữa việc đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nông sản. Có cơ chế, chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh việc xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. 5.3. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông sản Rà soát thủ tục hành chính, đồng thời công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trong việc đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. Chủ động, bố 25 trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành hàng chế biến nông sản. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp, cho quá trình đổi mới doanh nghiệp, thiết kế chế tạo sản phẩm mới và trong tiêu thụ nông sản chế biến./. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 2. Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững. 3. Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản thông qua chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai doạn 2011-2020, ban hành kèm theo văn bản 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009. 5. Báo cáo tổng hợp dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất, Phê duyệt tại Quyết định số 2298/QĐ-CB-NS ngày 30/12/2014. 6. Nguyễn Mạnh Dũng, Xây dựng mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 19/2012, năm 2012, trang 3-12 7. Nguyễn Mạnh Dũng, Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến gỗ. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=29882 27