Academia.eduAcademia.edu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27-31; 53 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI NGHỆ AN Nguyễn Thị Kim Nhung - Lương Thị Thành Vinh Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 14/03/2018: ngày sửa chữa: 16/03/2018; ngày duyệt đăng: 05/04/2018. Abstract: The result of the analysis at nine high schools in Nghe An province shows seven factors affecting the vocational orientation of high school students in this province. These factors consist of the student’s direction themselves; their families’ orientation; the trends of socio-economic development; the professional guidance at universities and vocational schools; peer’s choices and communication. Among these factors, orientation from family and the students themselves is the most important one. Based on the analysis of these factors, the article proposes some solutions to guide high school students in the process of choosing career. Keywords: Students, vocational trend, college, university, vocational schools. 1. Mở đầu Để phát triển và xây dựng nền kinh tế của đất nước, chất lượng nguồn nhân lực phải được xem là yếu tố then chốt để phát huy mọi tiềm lực của đất nước. Nếu chúng ta không chiếm lĩnh được tri thức, không sáng tạo và tích cực ứng dụng công nghệ mới vào các ngành sản xuất thì không thể thành công được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt trong bối cảnh, Việt Nam đang tích cực gia nhập sâu vào thị trường của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người dân, đặc biệt là việc định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Nghệ An là một trong những tỉnh đông dân của vùng Bắc Trung bộ, nơi có truyền thống hiếu học và học giỏi, hàng năm có khoảng 20.000 học sinh (HS) trúng tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), đứng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, tư tưởng học lên ĐH để thoát nghèo đã dẫn tới việc lựa chọn nghề chưa hợp lí, dẫn đến thực tế “Thừa thầy, thiếu thợ”. Việc giúp HS có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay, HS trung học phổ thông (THPT) có rất nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp: học tiếp lên ĐH, CĐ; học nghề; đi làm; du học... Vậy họ đã lựa chọn nghề nghiệp như thế nào, trong quá trình lựa chọn ngành nghề, HS THPT đã chịu tác động bởi những yếu tố cơ bản nào, mức độ tác động đến đâu. Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến ĐHNN của HS THPT sẽ giúp cho việc xác định đâu là yếu tố có tính chất quyết định đến ĐHNN của HS, từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện tốt nhất 27 cho HS THPT tỉnh Nghệ An trong lựa chọn hướng đi tương lai của mình. 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1.1. Một số khái niệm: - Nghề nghiệp: Nghề nghiệp là nghề làm để sinh sống và để phục vụ xã hội [1; tr 676]; - ĐHNN: + Định hướng: là xác định phương hướng chung [1; tr 325]; + ĐHNN: là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học với các thông tin, kinh nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết. 2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu Dựa vào các yếu tố đặc trưng của HS Việt Nam, chúng tôi đề xuất 7 nhóm yếu tố chính đã được đưa vào xem xét với 35 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến ĐHNN của HS. Từ đó, đề xuất 7 giả thuyết liên quan đến ĐHNN. 2.1.2.1. Sự lựa chọn của bản thân có ảnh hưởng quyết định đến định hướng nghề nghiệp Yếu tố tự thân cá nhân HS được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến ĐHNN của HS. Trong nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người học, có 5 yếu tố được đưa vào để xem xét mức độ tác động đến ĐHNN của người học, bao gồm: học lực; sức khỏe; đạo đức; năng lực, sở trường; và ước mơ, lí tưởng. Trong các yếu tố đó, yếu tố học lực được dự kiến là có ảnh hưởng rõ nhất đến ĐHNN của người học. Giả thuyết H1: Lực học của HS càng cao, HS càng có xu hướng quan tâm và tự quyết định đến ĐHNN của mình. 2.1.2.2. Tác động của gia đình đến định hướng nghề nghiệp Trong việc lựa chọn ĐHNN cho bản thân, HS phổ thông thường bị tác động mạnh từ bố mẹ, anh chị em VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27-31; 53 trong gia đình. Sự ảnh hưởng này thường thể hiện ở những khía cạnh sau: Cha mẹ càng quan tâm đến con cái càng có xu hướng can thiệp vào sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Trình độ của cha mẹ càng cao thì mức độ quan tâm và tác động đến định hướng nghề của con càng mạnh, nghề nghiệp của bố mẹ cũng tác động đến sự lựa chọn nghề của con cái, tình trạng kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người học. Xét trong bối cảnh giáo dục của tỉnh Nghệ An, một mảnh đất giàu truyền thống hiếu học thì yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn nghề nghiệp và định hướng con đường học vấn của các bạn trẻ. Giả thuyết H2: Sự quan tâm của bố mẹ càng nhiều và trình độ của bố mẹ càng cao thì mức độ tác động đến ĐHNN của con cái càng mạnh. 2.1.2.3. Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội đến định hướng nghề nghiệp Xu hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến ĐHNN của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những yếu tố tất yếu góp phần tạo ra sự phân luồng trong ĐHNN cho người học. Giới trẻ càng ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước và thường có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đang có sức nóng với nhiều cơ hội công việc và sự hứa hẹn cao về lương, thưởng. Đây là một thực tế tất yếu dẫn đến việc, có những ngành thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực, trong khi có những ngành không được giới trẻ quan tâm tìm hiểu. Giả thuyết H3: Xu hướng phát triển KT-XH có ảnh hưởng quan trọng đến ĐHNN của người học. HS phổ thông có xu hướng tìm kiếm công việc ở những nơi có nền KT-XH phát triển với nhiều cơ hội rộng mở. 2.1.2.4. Tư vấn hướng nghiệp của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đến định hướng nghề nghiệp Công tác quảng bá tuyển sinh, các hoạt động tư vấn của các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến ĐHNN của HS phổ thông. Các hoạt động quảng bá càng nhiều, thường xuyên, và hình thức tổ chức càng đa dạng sẽ càng tăng sức hấp dẫn trong lựa chọn nghề của người học. Sự hứa hẹn về môi trường học tập tốt, học phí ưu đãi, cơ hội sau khi ra trường có việc làm hấp dẫn cũng tác động đến sự lựa chọn ngành, nghề của HS phổ thông. Giả thuyết H4: Các trường ĐH, CĐ, TCCN càng đẩy mạnh hoạt động tư vấn tuyển sinh càng có ảnh hưởng đối với ĐHNN của người học. 2.1.2.5. Định hướng của nhà trường đến định hướng nghề nghiệp Đối với HS phổ thông, ĐHNN của nhà trường đóng một vai trò không nhỏ đối với sự lựa chọn hướng đi tương 28 lai của các bạn. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, hướng nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của người học, mức độ thường xuyên của các hoạt động hướng nghiệp cũng như sự đa dạng của các hình thức hướng nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ĐHNN cho các bạn HS phổ thông. Giả thuyết H5: Nhà trường càng quan tâm và càng tổ chức được nhiều các hoạt động tư vấn hướng nghiệp thì càng có vai trò quan trọng trong ĐHNN đối với người học. 2.1.2.6. Sự tác động của bạn bè đến định hướng nghề nghiệp Trong môi trường phổ thông, các bạn trẻ thường chơi với nhau thành một nhóm nhỏ dựa trên sự đồng điệu về lứa tuổi, sở thích, quan điểm ở trường học hoặc gần nơi cư trú. Các bạn thường thảo luận với nhau khi đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Do đó, có nhiều HS có xu hướng chọn ngành nghề giống với bạn thân của mình hoặc nghe theo lời khuyên của các bạn. Giả thuyết H6: Bạn bè có tác động đáng kể đến ĐHNN của người học. 2.1.2.7. Hoạt động truyền thông đến định hướng nghề nghiệp Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng internet, trẻ em có nhiều cơ hội để tiếp cận với thông tin về nghề nghiệp qua đài, báo, ti vi, mạng. Vai trò của truyền thông ngày càng lớn nó cung cấp những kinh nghiệm xã hội, những xu hướng phát triển kinh tế, cũng như những xu hướng lựa chọn nghề nghiệp làm mẫu hình để các bạn trẻ tham khảo và ĐHNN tương lai của mình. Các phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng, với các hình thức truyền tin hấp dẫn, nhanh chóng, cập nhật đã tác động không nhỏ đến HS trong quá trình tìm kiếm thông tin cho các quyết định tương lai. Giả thuyết H7: Hoạt động truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng đối với ĐHNN của HS phổ thông. 2.2. Quy trình nghiên cứu Đề xuất quy trình 7 bước: 1) Mục tiêu điều tra là các nhân tố ảnh hưởng đến ĐHNN, đối tượng điều tra là HS THPT; 2) Xây dựng mẫu phiếu điều tra, xác định khu vực điều tra là các trường THPT trên địa bàn Nghệ An, số lượng phiếu điều tra là 400 phiếu; 3) Điều tra thử để kiểm định chất lượng bảng hỏi, sau đó điều chỉnh để có bảng hỏi chuẩn; 4) Điều tra chính thức. Để thực hiện bước 2, 3 và 4 cần sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học... Kết quả điều tra được xử lí bằng phần mềm SPSS; 5) Phân tích kết quả điều tra; 6) Xác định vai trò các yếu tố ĐHNN, đánh giá tác động của các yếu tố bằng phần mềm GIS; 7) Đề xuất các giải pháp. 2.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với phần mềm SPSS 20. Việc lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen, tức là để VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27-31; 53 đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố có tổng cộng 30 biến quan sát (các câu hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 150. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng phiếu thu thập được cũng như để tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, số mẫu được chọn để đưa vào phân tích là 317. Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các biến số có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa từ 5-10%. Các phân tích trên được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Nguồn cung cấp dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ số liệu của tổng cục thống kê, của Sở GD-ĐT Nghệ An. Đối với số liệu sơ cấp, bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến đối tượng phỏng vấn 12 trường phổ thông tại các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh đại diện cho các khu vực nông thôn, thành thị; miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Tỉ lệ hồi đáp trực tiếp là 70,2% tương ứng có 317 phản hồi có giá trị trên số lượng gửi là 450. 2.4. Kết quả phân tích thống kê 2.4.1. Thống kê mô tả Trong số 317 bảng khảo sát có giá trị, đối tượng trả lời phỏng vấn là 93 HS ở miền núi (29,4%) gồm các Trường THPT Kì Sơn, THPT Quỳ Hợp, THPT Tây Hiếu; 51 HS ở trung du (16,1%) gồm Trường THPT Anh Sơn 2, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 4; 173 HS ở đồng bằng, ven biển (54,6%) gồm Trường THPT Hà Huy Tập, THPT Hoàng Mai, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT DTNT 2. Trong đó, khu vực thành thị có 85 HS (26,8%), khu vực nông thôn có 232 HS (73,2%). Theo thành phần dân tộc: HS dân tộc Kinh 236 em (74,4 %), 43 HS dân tộc Thái (13,6%), 19 HS dân tộc H’mông (6,0%), 9 HS dân tộc Thổ (2,8%), 8 HS dân tộc Khơ mú (2,5%), 2 HS dân tộc Thanh (0,6%). Trong tổng số 317 kết quả, có 189 nữ (59,6%) và 128 nam (40,4%) tham gia trả lời phỏng vấn. Theo kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì phần lớn các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc với ý nghĩa ở mức chấp nhận (p < 0.01 hoặc p < 0.05) và có mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với biến phụ thuộc quyết định chọn trường đại học lớn hơn 0.3. Kết quả này chứng tỏ mức độ phù hợp của các nhóm yếu tố 29 này với công tác phân tích nhân tố sẽ được thực hiện ở phần tiếp theo. 2.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Mô hình nghiên cứu ban đầu có 7 nhóm định lượng (với 30 yếu tố) kì vọng ảnh hưởng lên quyết định lựa chọn nghề nghiệp của HS. Tuy nhiên, khi đưa vào đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm biến tác động của bạn bè đến ĐHNN của người học (bao gồm 2 yếu tố) không có ý nghĩa về mặt thống kê nên được loại bỏ khỏi phân tích nhân tố và mô hình hồi quy tiếp theo. Qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho từng nhóm nhân tố, có thể rút ra được 4 nhóm nhân tố có thang đo đạt độ tin cậy và có thể đưa vào để phân tích nhân tố và phân tích hồi quy là nhân tố cá nhân người học, nhân tố gia đình, nhân tố hoạt động hướng nghiệp của nhà trường và nhân tố truyền thông. Tuy nhiên, trong nhóm nhân tố hoạt động hướng nghiệp của nhà trường thì biến tác động của nhà trường đến ĐHNN bị loại do hệ số tương quan biến tổng dưới 3 (0.007) và hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha khi có biến tham gia (0.900 > 0.795). Do đó, nhóm nhân tố hoạt động hướng nghiệp của nhà trường chỉ còn lại 4 biến để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Nhóm nhân tố hoạt động hướng nghiệp của các trường ĐH, CĐ và TCCN có 2 biến bị loại do không đáp ứng yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha khi biến bị loại lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha khi biến chưa bị loại, do đó nhóm nhân tố này chỉ còn 2 biến đạt yêu cầu nên không đủ điều kiện để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Riêng nhóm biến xu hướng phát triển KT-XH được người học đánh giá cao thứ 3 về mức độ ảnh hưởng tới việc ĐHNN của người học, nhưng có 1 biến không đạt yêu cầu nên toàn bộ nhóm biến này bị loại khỏi phân tích nhân tố khám phá (vì nhóm này chỉ có 3 biến). Như vậy, qua kiểm định độ tin cậy của thang đo thì còn lại 4 nhóm nhân tố được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, với tổng số 17 thang đo. 2.4.3. Phân tích nhân tố Với 4 nhóm nhân tố độc lập và 1 nhóm nhân tố phụ thuộc cùng 20 thang đo được rút ra sau khi kiểm định thang đo sẽ được tiếp tục đưa vào để phân tích nhân tố nhằm đánh giá mức độ hội tụ của các thang đo trong mỗi nhóm nhân tố, từ đó rút ra được các đặc điểm lớn của từng yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của HS THPT. - Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập. Do biến tác động của nhà trường đến ĐHNN của người học bị loại ở bước kiểm định thang đo, nên biến này sẽ không được đưa vào để phân tích, kiểm định về sau: + Ở lần phân tích thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-MeyerOlkin) đạt 0.819, nên việc phân tích nhân tố được chấp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27-31; 53 nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.005, phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Aigenvalue = 1.820 > 1 và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 78.441 > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 4 nhân tố được trích cô đọng được 78% biến thiên các biến quan sát. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 17 biến quan sát được gom thành 4 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5. Tuy nhiên, biến mức độ tác động của bố mẹ đến ĐHNN lại được xếp vào nhóm nhân tố cá nhân HS u biến tác động của ước mơ lí tưởng của nhóm nhân tố cá nhân người học được xếp vào nhóm gia đình trong ma trận xoay nên 2 biến này sẽ bị loại khi phân tích nhân tố lần 2 và phân tích hồi quy. + Ở lần phân tích thứ hai, hệ số KMO (Kaiser-MeyerOlkin) đạt 0.802, nên việc phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.005, phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Aigenvalue = 1.435 > 1 và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 80.963 > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 4 nhân tố được trích cô đọng được 80% biến thiên các biến quan sát. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 15 biến quan sát được gom thành 4 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5. - Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc. Sau khi thực hiện phân tích 3 biến thuộc nhóm biến phụ thuộc về tầm quan trọng của việc ĐHNN, hệ số KMO (KaiserMeyer-Olkin) đạt 0.603, nên việc phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.005, phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Aigenvalue = 2.720 > 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 90.657 > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, nhân tố phụ thuộc được trích cô đọng được 90% biến thiên các biến quan sát. 2.4.4. Phân tích tương quan Sig tương quan Pearson các biến độc lập cá nhân người học, gia đình nhỏ hơn 0.05; biến nhà trường và hoạt động truyền thông lớn hơn 0.05. Như vậy, chỉ có 2 biến cá nhân người học và gia đình là có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc ĐHNN của HS phổ thông tỉnh Nghệ An. Hai biến tương quan có mối quan hệ khá mạnh với ĐHNN; trong đó biến cá nhân người học có tương quan mạnh nhất (hệ số r = 0.940), và biến gia đình cũng có tương quan khá mạnh (hệ số r = 0.593). Hai biến Cá nhân và gia đình có mối tương quan khá mạnh với nhau (r = 0.560), như vậy, cần phải kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy giữa hai biến này với biến phụ thuộc. 2.4.5. Hồi quy đa biến 30 Với mô hình ban đầu có 7 nhóm nhân tố được đưa vào để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới ĐHNN của người học. Tuy nhiên, trải qua kiểm định thang đo, phân tích nhân tố và phân tích tương quan, chỉ còn 2 nhân tố có vai trò quan trọng nhất đối với ĐHNN của người học đó là nhân tố cá nhân người học và nhân tố gia đình. Do đó, mô hình hồi quy sẽ được rút gọn lại với 2 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Tuy nhiên trong mô hình này, hai biến giới tính và vùng miền sẽ được tham gia vào để đánh giá sự khác biệt của 2 nhóm nhân tố gia đình và cá nhân người học tới ĐHNN của họ theo giới tính và theo khu vực của tỉnh Nghệ An. Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.889 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 88,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 11,1% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số DurbinWatson = 1.593, nằm trong khoảng 1.5-2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Sig kiểm định F bằng 0.00 nhỏ hơn 0.05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến đều không nhỏ hơn 0.05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Các hệ số hổi quy đều lớn hơn 0. Như vậy, 2 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là biến cá nhân (0.885) lớn hơn biến gia đình (0.97). Qua đây có thể thấy, các yếu tố thuộc bản thân cá nhân người học có ảnh hưởng quan trọng nhất đến ĐHNN của người học. Giá trị Mean = - 6.22E-15 gần bằng 0, độ lệch là 0.997 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Các điểm phân biệt trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Phần dư chuẩn đó phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm. Như vậy, với 7 giả thuyết từ H1-H7 đã được đặt ra từ ban đầu ở phần giả thuyết nghiên cứu, có 2 giả thuyết được chấp nhận trong điều kiện khảo sát ở tỉnh Nghệ An tương ứng với các biến cá nhân người học và gia đình. 5 biến bị loại vì không đạt các tiêu chuẩn thang đo, phân tích nhân tố khám phá hay không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy. 2.4.6. Thảo luận kết quả Qua khảo sát có thể nhận thấy hai nhân tố bản thân cá nhân người học và gia đình là những yếu tố quyết định VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27-31; 53 tới ĐHNN của HS hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề của người học phần lớn không xuất phát từ sở trường, năng lực hay ước mơ, lí tưởng của người học mà chủ yếu là do nhận thức của người học về sự tác động của học lực đến lựa chọn nghề cũng như ảnh hưởng của kinh tế gia đình đến lựa chọn nghề. Mặt khác trong nhận thức giá trị nghề của HS phổ thông thì có đến 43,5% HS cho rằng nghề là để kiếm tiền; 29,7% cho rằng nghề để ổn định cuộc sống. Chỉ có 9,1% HS cho rằng nghề để thỏa mãn ước mơ lí tưởng; 6,6% HS cho rằng nghề để thể hiện tài năng, còn lại là các giá trị khác. Như vậy, có thể thấy còn nhiều bất cập hạn chế trong năng lực ĐHNN của người học. Một chỉ số đánh giá năng lực định hướng của HS cho thấy có 95% HS được hỏi có xác định mục tiêu. Tuy nhiên chỉ có 14,5% kiên định với mục tiêu; 36,6% ít thay đổi mục tiêu và 34,4% hay thay đổi mục tiêu. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình (sự quan tâm của bố, mẹ) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ĐHNN của người học. Tuy nhiên theo khảo sát hơn 87,1% bố mẹ có trình độ học vấn từ lớp 9 trở xuống; 8,8% bố mẹ có trình độ THPT; 1% bố mẹ có trình độ CĐ; 2,5% bố mẹ có trình độ ĐH; 0,6% có trình độ sau ĐH. Có thể thấy trình độ học vấn của bố mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và tư vấn nghề nghiệp cho con cái. Có đến 71% bố mẹ không bao giờ dạy con học; 65% bố mẹ không kiểm tra bài vở của con; 64,7 % bố mẹ rất ít khi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Phần lớn bố mẹ chỉ nhắc nhở con học và cho con học thêm. Lí do chủ yếu mà bố mẹ ít quan tâm đến việc học là do chương trình học khác trước, bố mẹ trình độ hạn chế và bố mẹ làm việc vất vả ít có thời gian dành cho con cái. Đối với ĐHNN của con chỉ có 5,3 % bố mẹ không quan tâm; 17% bố mẹ quan tâm nhưng không can thiệp; 52,1% có tư vấn phân tích nhưng không can thiệp; 22,1% can thiệp vào ĐHNN của con và 3,5% quyết định nghề nghiệp tương lai của con. Khi phân tích tương quan giữa mức độ can thiệp của bố mẹ với trình độ nghề nghiệp của bố mẹ, có thể nhận thấy trình độ của bố mẹ càng cao thì mức độ can thiệp vào ĐHNN của con càng lớn. 3. Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của HS THPT tỉnh Nghệ An với 7 nhân tố đại diện. Theo kết quả khảo sát, đánh giá của người học trong việc xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với ĐHNN của mình, yếu tố cá nhân người học có vị trí dẫn đầu (7,26 điểm); thứ 2 là yếu tố gia đình (5,52); thứ 3 là yếu tố xu hướng phát triển KTXH (5,46); thứ 4 là yếu tố nhà trường (4,57); thứ 5 là yếu tố hoạt động hướng nghiệp của các trường ĐH, CĐ, TCCN; thứ 6 là hoạt động truyền thông và cuối cùng là yếu tố bạn bè. Tuy nhiên, khi đưa các yếu tố vào để kiểm 31 định thang đo, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy thì chỉ còn lại 2 nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất tới ĐHNN của người học là nhân tố cá nhân người học và nhân tố gia đình; trong đó, nhân tố cá nhân người học giữ vai trò quyết định. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh đã giải thích được 88,9% cho tổng thể về mối liên hệ của 2 nhân tố cá nhân người học và gia đình với biến ĐHNN, đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến giữa 2 nhân tố này với biến phụ thuộc. Dựa trên kết quả nghiên cứu, trong 7 giả thuyết liên quan đến ĐHNN, giả thuyết H1 và H2 đã được khẳng định, các giả thuyết còn lại đều bị phủ định. Tuy nhiên, trên thực tế, giả thuyết H5 là yếu tố Nhà trường THPT mặc dù bị phủ định do hiệu quả ĐHNN chưa cao dưới góc độ nhận xét của người học. Nhưng đây là một yếu tố khá quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến ĐHNN của người học. Từ đó, một số kiến nghị đề xuất được đề ra căn cứ vào 2 nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình cũng như nâng cao hiệu quả của nhân tố nhà trường THPT trong ĐHNN cho người học: - Nhân tố cá nhân người học: Ý thức cao trong việc chọn ngành, nghề tương lai ngay từ khi bắt đầu bước vào THPT. Nhận thức được tầm quan trọng của sự định hướng ngành, nghề để có kế hoạch tự bồi dưỡng, tích cực trong học tập nhằm hình thành những kiến thức, năng lực liên quan đến ngành, nghề mà mình đã lựa chọn. HS phải có thói quen tự đánh giá bản thân, tích cực tìm hiểu những thông tin về ngành, nghề về nhu cầu thị trường lao động của xã hội để có một nền tảng kiến thức vững chắc làm cơ sở cho sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tránh được những sai lầm trong quá trình chọn ngành, nghề. Sẵn sàng hợp tác với thầy cô, gia đình trong quá trình lựa chọn nghề, mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những khó khăn của bản thân trong quá trình chọn ngành, nghề với thầy cô, với cha mẹ và với các nhà tham vấn để họ kịp thời trợ giúp các em tháo gỡ những khó khăn đó, có như vậy mới tạo được hứng thú, củng cố niềm tin trong học tập cũng như trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai. - Nhân tố gia đình: Gia đình cần phải có quan niệm, cách nhìn nhận đúng đắn về giá trị nghề nghiệp trong xã hội hiện nay. Và khi gia đình đánh giá được đúng bản chất của nghề nghiệp thì việc cần quan tâm tiếp theo là gia đình phải tìm hiểu về những nhu cầu, sở thích, nguyện vọng bên cạnh đó là không quên đánh giá khả năng, thế mạnh, năng lực của con mình... Trên các cơ sở hiểu biết đó gia đình sẽ tư vấn, trao đổi, góp ý cho con có được một sự lựa chọn đúng đắn nhất. Bên cạnh đó gia đình cũng nên tìm hiểu xem nghề nghiệp mà con mình chọn lựa có phù hợp với xu hướng và sự đòi hỏi về nguồn .............................................................(Xem tiếp trang 53) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 49-53 3. Kết luận Mỗi người đều sở hữu một tài năng thiên bẩm riêng. Tuýp NT là người thực tế, thích làm việc độc lập, có ưu điểm là sắp xếp công việc khoa học, tuân thủ quy tắc, khả năng ngôn ngữ tốt nhưng lại chủ quan, cứng nhắc, kém linh hoạt; thích hợp với những công việc mang tính cụ thể, rõ ràng. Tuýp NP là người mơ mộng, thích làm việc tập thể, có ưu điểm là sáng tạo, mềm dẻo, ghi nhớ hình ảnh tốt nhưng lại làm việc theo ý thích không theo kế hoạch; thích hợp với những phần việc cần sự đột phá và ý tưởng sáng tạo. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập theo nhóm thì mỗi nhóm nên có đủ các KTT. Khi làm việc độc lập, những người thuộc tuýp NT nên cẩn thận ghi chép lại những ý tưởng của mình và nên chọn thi đề “đóng”; ngược lại, người tuýp NP nên viết ra phương hướng hành động, tuân thủ những quy định về thời gian và nên chọn thi đề “mở”. Tài liệu tham khảo [1] Cynthia Ulrich Tobias (2016). Mỗi đứa trẻ một cách học. NXB Lao động - Xã hội. [2] Rita Dunn - Jeffrey S. Beaudry - Angela Klavas (1989). Survey of research on learning styles. The Association for supervision and curriculum development. [3] Nguyễn Văn Hạnh (2014). Dạy học theo phong cách học tập. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2, tr 71-75. [4] Bùi Văn Huệ (1996). Về bản chất của năng lực trí tuệ. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9, tr 11-12. [6] Lê Thị Bích Ngọc (2009). Kinh nghiệm chia nhóm hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo lí thuyết trí thông minh đa dạng. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 222, tr 21-23. [7] Phan Văn Nhân (2013). Dạy học theo thuyết đa trí tuệ. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 98, tr 9-11. [8] Trần Văn Trung (2017). Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động nhóm theo hướng tiếp cận thuyết đa trí tuệ. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 138, tr 28-30. [9] Đoàn Văn Điều (2016). Tương quan giữa bán cầu não chiếm ưu thế - kiểu học tập với kết quả học tập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 1 (79), tr 16-24. [10] Nguyễn Quang Mai (chủ biên, 2004). Sinh lí học động vật và người. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [11] Nguyễn Chí Tăng (2018). Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạy môn Giáo dục kĩ năng sống ở trường cao đẳng và đại học. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 02, tr 18-21. 53 [12] Phan Trọng Ngọ (chủ biên, 2001). Tâm lí học trí tuệ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG... (Tiếp theo trang 31) nhân lực của xã hội hay không. Và nhất định là không được áp đặt và lựa chọn nghề nghiệp cho con cái. Không gây áp lực cho con cái về việc thi ĐH hay học nghề. Tạo tâm lí thoải mái, cởi mở ở gia đình để cho con cái sẵn sàng chia sẻ, giải quyết thắc mắc về nghề nghiệp. - Đối với nhà trường: Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Cải tiến hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bộ môn giáo dục hướng nghiệp nhằm thúc đẩy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. Xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp để phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp HS định hướng và lựa chọn nghề. HS cần được trang bị những kiến thức về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp, các yêu cầu của nghề đối với người lao động. Ngoài ra, cần lồng ghép hướng nghiệp vào các môn học và hoạt động ngoại khoá. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Phê (2010). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. [2] Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2015). Kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đến năm 2020. [3] Phạm Tất Dong (2005). Giáo dục hướng nghiệp (sách giáo viên lớp 9). NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Ngọc Bích (1979). Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Hà Nội. [5] Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, Vol. 52(5), pp. 490-505. [6] Marvin J. Burns (2006). Factors influencing the college choice of African-American students admitted to the college of agriculture, food and natural resources. A Thesis presented to the Faculty of the Graduate School. University of Missouri, Columbia. [7] Hossler, D. - Gallagher K. (1987). Studying college choice: A three-phase model and implications for policy makers. College and University, Vol. 2, pp. 207-21. [8] J. F. Hair - R. E. Anderson - R. L. Tatham - William C. Black (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall International, Inc.