Academia.eduAcademia.edu
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  PHẠM THỊ TƢỜNG VÂN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Ngọc Dũng 2. PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch HÀ NỘI – 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Phạm Thị Tƣờng Vân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH ........................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu về mô hình Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nƣớc ......... 5 1.1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý, giám sát tài chính trong Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nƣớc ................................................................................... 9 1.1.3. Tổng hợp các kết quả chính của các công trình nghiên cứu..................... 17 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 18 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG ......................................... 18 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH ..................................................... 22 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH...................................................... 22 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính ............................................ 22 2.1.2. Phân loại Tập đoàn Tài chính ................................................................. 26 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH .................................................................................................................................. 30 2.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ........ 30 2.2.2. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ........ 33 2.2.3. Tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính............ 57 2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính.................................................................................................. 60 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iv 2.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .............................................................................. 64 2.3.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia ....................................................................................................... 65 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................ 77 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 79 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ..................................... 80 3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .......................... 80 3.1.1. Sự hình thành Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam ....................................... 80 3.1.2. Đặc trƣng của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam ....................................... 82 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam ............................... 86 3.1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam....... 91 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ............................................................................ 95 3.2.1. Quá trình xây dựng khung pháp lý về quản lý tài chính đối với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam.............................................................................................. 95 3.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam........................................................................................................... 98 3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam ........................................................................................................ 101 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM............................................ 144 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc................................................................................... 144 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 146 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................... 166 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................... 167 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 v 4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ........................................................... 167 4.1.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam..... 167 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam...................................................................................... 171 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ............................................................ 173 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ....................................................................................................................... 173 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ....................................................................................................................... 177 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân chia lợi nhuận của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ........................................................................... 179 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ...... 181 4.2.5. Hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ..... 188 4.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ .......................................................................... 198 4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ............................................................ 208 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4....................................................................................... 213 KẾT LUẬN ................................................................................................... 214 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank ABC APE BKS BIDV BSP BOC CNH – HĐH CSH CBRC CCB CIECB CIRC CSRC CITIC CTCK DNNN DNBH ĐCSTQ ĐHĐCĐ ĐTCB ĐTCV ECB FSA FSMC FCD HĐQT ICBC KH KT-XH LATS Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Cơ quan quản lý phần vốn góp Nhà nƣớc Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Trung ƣơng Philipines Ngân hàng Trung Quốc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Chủ sở hữu Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Ngân hàng tín dụng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Ủy ban điều tiết bảo hiểm Trung Quốc Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc Tập đoàn Đầu tƣ và Tín thác Quốc tế Công ty chứng khoán Doanh nghiệp Nhà nƣớc Doanh nghiệp Bảo hiểm Đảng Cộng sản Trung Quốc Đại hội đồng cổ đông Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp Viện Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu Cơ quan dịch vụ tài chính Hội đồng quản lý hệ thống tài chính Cơ quan lập pháp Châu Âu Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc Kế hoạch Kinh tế - xã hội Luận án tiến sĩ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vii MAS M&A NHTM NCRC NDRC NSNN PBC PBOC PTGĐ QLTC QL&GSBH ROA ROE SXKD SAFE SASAC SCIC TĐKT TĐTC TNHH TGĐ TTCK UBGSTCQG UBCK Vietinbank Vietcombank VAMC XHCN Ngân hàng Trung ƣơng Singapore Mua bán, sáp nhập Ngân hàng thƣơng mại Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia Ủy ban cải cách Ngân sách Nhà nƣớc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc Phó Tổng giám đốc Quản lý tài chính Quản lý và giám sát bảo hiểm Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng Tài sản Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu Sản xuất kinh doanh Tổng cục Quản lý ngoại hối Nhà nƣớc Ủy ban quản lý, giám sát tài sản Nhà nƣớc Trung Quốc Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc Tập đoàn Kinh tế Tập đoàn Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Tổng Giám đốc Thị trƣờng Chứng khoán Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ủy ban Chứng khoán Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Công ty Quản lý tài sản Xã hội chủ nghĩa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Các loại hình NHTM và số lƣợng..................................................... 92 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bình quân của một số TĐTC ................ 95 Bảng 3.3. mức vốn điều lệ trong các công ty con của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt 111 Bảng 3.4. Chỉ số CAR của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt so với các TĐTC – Ngân hàng lớn . 117 Bảng 3.5. Huy động vốn vay của các TĐTC – BH Bảo Việt so với NHTMCP Nhà nƣớc . 123 Bảng 3.6. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt ..... 131 Bảng 3.7. Thù lao của thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt ............................................................................. 139 Bảng 3.8. Tình hình tăng vốn Điều lệ của các NHTM Nhà nƣớc......................... 147 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN .. 181 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chi tiết hóa cấp 3, cấp 4 ............................................ 182 Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của DNNN Trung ƣơng ....................................................................................... 183 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình của Tập đoàn Tài chính ..................................................... 28 Sơ đồ 2.2. Mô hình một chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần chi phối ................... 52 Sơ đồ 2.3. Mô hình có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tƣ ................................. 53 Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính ......................................... 88 Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức quản lý tài chính tổng thể của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Tài chính ......................................................................................... 101 Đồ thị 3.1. Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận, các quỹ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt 115 Đồ thị 3.2. Mức tăng các khoản phải trả ngắn hạn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt.. 125 Đồ thị 3.3. Tình hình đầu tƣ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt ................................ 129 Đồ thị 3.4. Khả năng thanh toán, Tỷ lệ an toàn vốn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt .. 133 Hình 3.1. Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia ..................................... 156 Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC............. 194 (thành lập một công ty đầu tƣ riêng trong lĩnh vực tài chính) ...................... 194 Sơ đồ 4.2: Mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC ............ 195 (mở rộng lĩnh vực đầu tƣ và vai trò, chức năng của SCIC hiện tại) ............. 195 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý tƣởng hình thành và phát triển Tập đoàn Tài chính (TĐTC) ở Việt Nam đƣợc bắt đầu đồng thời với ý tƣởng phát triển tổng công ty lớn thành tập đoàn kinh tế (TĐKT) từ Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ. Cho đến Nghị quyết Trung ƣơng ba Khóa IX, chủ trƣơng hình thành và phát triển TĐKT đã chính thức đƣợc đƣa ra “hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các tổng công ty Nhà nƣớc, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành TĐTC với mô hình thí điểm TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt theo Quyết định số 310/2005/QĐTTg ngày 28/11/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt. Trong giai đoạn tái cơ cấu các Tổ chức tín dụngViệt Nam, các TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã xuất hiện và có xu hƣớng phát triển mạnh. Trong đó, tiên phong là các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) cổ phần Nhà nƣớc. Để quản lý tài chính (QLTC) đối với các TĐKT, Nhà nƣớc đã ban hành cơ chế QLTC. Trong quá trình thực hiện, cơ chế này đã góp phần tách bạch chức năng quản lý của chủ sở hữu, quản lý Nhà nƣớc và tăng cƣờng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN), các TĐKT. Đồng thời đảm bảo phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các TĐKT đƣợc bảo toàn và phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT theo hƣớng quản trị doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, cùng với những đổi thay của môi trƣờng kinh doanh, những đổi thay của chính các TĐTC, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC đang tỏ ra không phù hợp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 Để góp phần thúc đẩy các TĐTC phát triển và hƣớng tới mục tiêu QLTC có hiệu quả của Nhà nƣớc đối với TĐTC, hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC là đòi hỏi tất yếu. Góp phần đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, đề tài luận án “Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam” đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu trên, những nhiệm vụ sau cần được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Luận án: - Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC. - Tổng hợp kinh nghiệm của một số nƣớc về hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC trong những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu đối với TĐTC do Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó nghiên cứu chủ yếu với trƣờng hợp là TĐTC Bảo hiểm Bảo Việt (có so sánh với một số NHTM cổ phần Nhà nƣớc) để minh họa. - Đề tài đƣợc nghiên cứu trên phƣơng diện Nhà nƣớc, xem xét các quy định về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với các nội dung quản lý huy động vốn, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 quản lý sử dụng vốn, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, giám sát tài chính; mô hình tổ chức quản lý của Nhà nƣớc. Cơ chế QLTC trong nội bộ tập đoàn không phải là đối tƣợng nghiên cứu trong Luận án; các TĐTC khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. - Thời gian: nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2006 – 2016), trong đó số liệu lấy tập trung trong giai đoạn 05 năm (2012 – 2016). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong quá trình thực hiện luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: phƣơng pháp khái quát hóa, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chuyên gia, để thu thập thông tin, tổng hợp thông tin và đánh giá các nội dung về QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC; đặc biệt phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ chế QLTC của Nhà nƣớc làm phong phú thêm lý thuyết về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu là sự mở đƣờng để vận dụng thành công, đúng đắn lí luận về cơ chế QLTC vào thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với các TĐTC ở Việt Nam hoạt động và phát triển, đồng thời đảm bảo đƣợc các mục tiêu của Nhà nƣớc. 7. Kết cấu của luận án: gồm 04 Chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính. Chƣơng 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 1.1.1. Các nghiên cứu về mô hình Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nƣớc Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về TĐTC, trong đó tập trung vào các loại mô hình TĐTC đặc trƣng theo từng khu vực nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, Châu Á (điển hình nhƣ Nhật, Trung Quốc,…): - Năm 1990, Richard J. Herring thông qua nghiên cứu The Corporate Structure of Financial Conglomerates [136] đã đi xem xét các vấn đề chính sách của Chính phủ liên quan đến cấu trúc tổ chức thích hợp của một TĐTC cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản cùng với các dịch vụ tài chính khác. Nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề cơ chế hoạt động của ngân hàng ở Mỹ phải đƣợc đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các TĐTC. - Năm 1995, Merton trong “A Functional Perspective of Financial Intermediation” [128] đã đƣa ra lý thuyết về sự hình thành TĐTC. Ông nói rằng các trung gian tài chính thực hiện chức năng phân bổ và triển khai các nguồn lực kinh tế. Theo thời gian, phƣơng thức và tổ chức thực hiện các chức năng này có thể thay để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, những thay đổi rõ nét nhất là sự phát triển lý thuyết tài chính, đổi mới tài chính, đổi mới công nghệ và tự do hóa cả trong và ngoài biên giới (Allen và Santomero, 1999 và Borio and Filosa, 1994). - Năm 2000, Skipper đƣa ra ba cấu trúc cho các TĐTC trong nghiên cứu “Financial Services Integration Worldwide: Promises and Pitfalls” [137]. Đầu tiên là mô hình ngân hàng đa năng sở hữu các công ty con cung cấp dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. Ngân hàng toàn cầu đảm nhận cả hoạt động NHTM và hoạt động chứng khoán. Mô hình thứ hai là mô Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 hình công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc ngân hàng và sở hữu các công ty con có vốn hóa riêng biệt hoạt động trong các dịch vụ tài chính khác nhau. Mô hình thứ ba là cấu trúc công ty cổ phần, trong đó hoạt động của một công ty mẹ nắm giữ giới hạn cổ phần. Mô hình ngân hàng đa năng phổ biến ở châu Âu, trong khi mô hình công ty cổ phần phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản. - Năm 2008, Li Guo trong nghiên cứu “Financial Conglomerates in China: Legality, Model and Concerns” [131] đã đề cập đến khung pháp lý và mô hình TĐTC ở Trung Quốc trong quá trình cổ phần hóa ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà nƣớc của Trung Quốc. Vấn đề nổi bật trong nghiên cứu này về TĐTC là nguyên tắc quy định trong các Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm và Luật Ngân hàng thƣơng mại của Trung Quốc. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh một trong ba lĩnh vực tài chính không đƣợc phép đầu tƣ sang hai lĩnh vực còn lại, nhƣng lại cho phép các doanh nghiệp phi tài chính có thể đầu tƣ vào các lĩnh vực này. Bên cạnh khung pháp lý quy định về hoạt động của TĐTC, nghiên cứu cũng làm rõ hai mô hình TĐTC thông dụng là mô hình TĐTC đa năng (Universal Banking) và mô hình TĐTC Holding (The Financial Holding Company), cũng nhƣ phân tích các ƣu, nhƣợc điểm khi áp dụng hai mô hình này vào các TĐTC ở Trung Quốc. Từ đó, nghiên cứu đƣa ra khuyến nghị việc áp dụng mô hình phù hợp trong từng giai đoạn: giai đoạn đầu nên áp dụng mô hình holding, dần dần tiến tới áp dụng theo mô hình TĐTC đa năng trong giai đoạn tái cơ cấu và chuyển đổi các NHTM Nhà nƣớc sang hoạt động theo hình thức tƣ nhân. - Năm 2008, Kuhara Masaharu nghiên cứu “US and European Financial Conglomerate Organizations and their Implications for Japan and Other Large Diversified Financial Firms in Asia” [124] đã trình bày về các mô hình TĐTC truyền thống của Châu Âu và Mỹ, theo đó chủ yếu gồm có 3 mô hình chính là mô hình ngân hàng đa năng, mô hình holding mà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 công ty mẹ đầu tƣ vốn vào các công ty con và mô hình công ty mẹ kinh doanh một trong những ngành chính là ngân hàng, chứng khoán hoặc bảo hiểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý hiệu quả là rất quan trọng đối với một TĐTC do tính chất phức tạp của hoạt động và quy mô lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy việc áp dụng một mô hình quản lý TĐTC của Mỹ hoặc Châu Âu vào Nhật hay các nƣớc Châu Á khác là không phù hợp mặc dù mô hình đó đang hoạt động tốt ở Mỹ. Điều này là do có sự khác biệt trong môi trƣờng cạnh tranh và các quy định pháp lý, khả năng lãnh đạo, quản lý. Do đó cần phải có ứng dụng phù hợp và linh hoạt. Một số nghiên cứu phân tích các xu hƣớng phát triển trong vài ba thập kỷ gần đây nhƣ việc phát triển nhanh các định chế tài chính/ngân hàng đa năng, các nƣớc đang phát triển ngày càng mở cửa thị trƣờng tài chính, luồng vốn chuyển dịch ngƣợc từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển …. (chẳng hạn nghiên cứu của Beim David O. Và Charles W. Calomiris (2001); Fabozzi Frank J. Và Franco Modigliani (2003) [105]; Eichengreen, Barry (2004),...). Các nghiên cứu trong nƣớc thời gian qua tập trung nhiều vào nghiên cứu về mô hình TĐKT Nhà nƣớc ở Việt Nam nhằm đánh giá lại việc thí điểm thành lập các TĐKT Nhà nƣớc trong giai đoạn trƣớc đó, cũng là thời điểm Việt Nam mới tiếp cận với mô hình hoạt động của TĐKT không lâu nên vẫn còn trong giai đoạn mới mẻ cần nghiên cứu. Mô hình TĐTC ở Việt Nam cũng mới chỉ đƣợc nhắc đến thông qua các nghiên cứu cụ thể đối với các NHTM cổ phần theo xu hƣớng mong muốn chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐTC, hoặc các trƣờng hợp doanh nghiệp kinh doanh hai trong 3 lĩnh vực tài chính. Cụ thể: - Năm 2007, Đề tài luận án “Phân tích mô hình và cấu trúc Tập đoàn Tài chính – ngân hàng, ứng dụng vào ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức” [16] của Hoàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 Xuân Thành đã đi phân tích các yêu tố chủ yếu của mô hình TĐTC – ngân hàng và cấu trúc tổ chức của mô hình tập đoàn, để áp dụng cho BIDV trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức. - Năm 2008, LATS của Nguyễn Đức Hƣởng, Học viện Ngân hàng “Chuyển ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành tập đoàn tài chính” [29] đã đi nghiên cứu cụ thể việc chuyển đổi mô hình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề cơ bản về TĐTC và nghiên cứu mô hình điển hình mang tính phổ biến mà các TĐTC thế giới hiện nay đang áp dụng. Phân tích đánh giá thực trạng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhƣ những điều kiện để chuyển đổi. Trên cơ sở đó, Luận án khẳng định sự cần thiết phải chuyển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành TĐTC trong tƣơng lai, đồng thời đƣa ra hệ thống giải pháp chủ yếu để chuyển đổi theo hƣớng nền kinh tế đổi mới của Việt Nam. - Năm 2008, LVThS của Trần Ái Phƣơng “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hƣớng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam”[74]. Mặc dù luận văn đi vào nghiên cứu về giải pháp M&A đối với ngân hàng nhƣng cũng đã thể hiện một xu hƣớng hình thành TĐTC ngân hàng ở Việt Nam từ thời điểm đó, thông qua hình thức M&A. - Năm 2012, LATS của Ngô Văn Tuấn đề cập đến chuyển đổi các NHTM cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sang hoạt động theo mô hình TĐTC trong Luận án “Xây dựng Tập đoàn Tài chính ngân hàng từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh”[28]. Trong đó, nội dung của luận án tập trung vào các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nhân sự, năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin và tính pháp lý để các NHTM cổ phần trên địa bàn Thành phố có thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 1.1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý, giám sát tài chính trong Tập đoàn Tài chính trong và ngoài nƣớc Thứ nhất, trên thế giới các vấn đề về QLTC liên quan tới TĐTC đã được nghiên cứu tương đối nhiều dưới các giác độ khác nhau với các mức độ chuyên sâu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung chủ yếu về giám sát tài chính đối với TĐTC. - Năm 1995, “The supervision of financial conglomerates” [139], của Tripartite Group, tập trung nghiên cứu các vấn đề giám sát tài chính đặt ra cho TĐTC hoạt động chủ yếu ít nhất trong hai lĩnh vực tài chính khác nhau mà không nói đến các vấn đề giám sát phát sinh trong trƣờng hợp tập đoàn hỗn hợp, cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính. Báo cáo đƣa ra việc giám sát hợp nhất và giám sát đơn lẻ theo ba lĩnh vực chính: giám sát liên quan đến an toàn vốn đối với công ty mẹ; giám sát trách nhiệm của các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn; quyền hạn trong giám sát xét trong cấu trúc tập đoàn nhằm thu thập thông tin về cơ cấu quản lý, pháp lý, hạn chế sự ảnh hƣởng của cấu trúc tập đoàn đến hoạt động giám sát. Báo cáo kết luận cần thiết phải có sự phối hợp sâu trong giám sát giữa ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Cần kết hợp giữa giám sát hợp nhất ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với giám sát đơn lẻ trong từng lĩnh vực. - Năm 1997, Howell E. Jackson [116] cho thấy việc điều tiết của TĐTC dạng Holding rất đa dạng và đƣợc quản lý bởi một số văn bản pháp lý, trong đó tập trung vào 5 vấn đề: 1) đảm bảo khả năng thanh toán; 2) ngăn chặn sự phá vỡ hệ thống; 3) ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ sự cạnh tranh trong tín dụng và thị trƣờng vốn; 4) định mức về tái phân phối; và 5) sử dụng quy chế tài chính thông qua hệ thống pháp lý để nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, nhƣ các quy định hạn chế sở hữu nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp trong nƣớc hoặc mở rộng phạm vi của ngân hàng đô thị tại khu vực nông thôn. Nghiên cứu “The Regulation of Financial Holding Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 Companies – Entry for New Palgrave Dictionary of Law and Economics” cũng đƣa ra một số quy định đối với TĐTC nhƣ quy định về khả năng thanh toán; hạn chế một số hoạt động giữa công ty mẹ trong Tập đoàn và các công ty con; những vấn đề về cạnh tranh. - Năm 1998, Christine A. Tate [96] đã trình bày tổng quan tình hình phát triển các doanh nghiệp theo mô hình TĐTC ở Mỹ và thực trạng các quy định pháp lý có thể sẽ không theo kịp mức độ phát triển của TĐTC, điều này đã gây ra nhiều tranh luận về hệ thống tài chính hiện đại trong bài viết “Financial Conglomerates: New World, New Challenges for Supervisors”. Theo đó, các TĐTC sẽ cần phải có cách để điều hòa đƣợc vấn đề này. Trong đó, bài viết tập trung vào một số vấn đề nhƣ: cần định nghĩa vai trò hỗ trợ, nâng đỡ của cơ quan giám sát (Cục dự trữ liên bang); vấn đề về an toàn vốn của TĐTC; vấn đề về áp dụng tiêu chuẩn vốn của ngân hàng cho tất cả các công ty con trong mô hình công ty mẹ - công ty con; sự phức tạp trong đánh giá về vốn giữa các ngành; việc quy định chức năng giám sát. Tuy nhiên, bài viết cũng nhấn mạnh hiện đại hóa tài chính - cụ thể là giám sát hoạt động của TĐTC là cần thiết và sẽ phải làm sớm. - Năm 2002, Half Cameron đã kết luận trong nghiên cứu của mình “Evolving Trends in the Supervision of Financial Conglomerates” [114] rằng thẩm quyền chi phối cấu trúc TĐTC phụ thuộc vào từng quốc gia, bao gồm Luật và khung pháp lý hiện hành đối với các định chế tài chính. - Năm 2002, Milo Melanie đã nghiên cứu về mô hình giám sát của Philippines trong “Financial Services Intergration and Consolidated Supervision: Some issues to Consider for the Philippines” [129]. Các TĐTC chiếm ƣu thế trong nƣớc đặc biệt với sự xuất hiện của ngân hàng toàn cầu vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý quy định đối với dịch vụ tài chính trong nƣớc vẫn dựa trên phƣơng pháp tiếp cận truyền thống. Trách nhiệm giám sát đƣợc chia sẻ bởi ba cơ quan giám sát đƣợc ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 trung ƣơng Philippines ủy thác giám sát đối với các ngân hàng. Phƣơng thức này không giải quyết đƣợc triệt để rủi ro của các tập đoàn. Một mặt, có thể có các công ty không đƣợc giám sát hiệu quả. Mặt khác, việc chia sẻ trách nhiệm giám sát giữa nhiều cơ quan có thể dẫn đến không phân định đƣợc trách nhiệm cuối cùng trong quá trình giám sát. Một số các nghiên cứu khác cũng có cách tiếp cận về giám sát tài chính với mức độ chuyên sâu khác nhau qua kinh nghiệm các nƣớc trong giai đoạn từ 2002 đến 2007, nhƣ: Naoyuki Yoshino, Koichi Suzuki, Kazutomo Abe, Masatoshi Kuhara (2007) (các nƣớc Đông Á), Melanie S. Milo (2007), Gruson Michael (2004) (về EU); Cho Yoon Je (2002) (về Hàn Quốc),… - Năm 2003, Fabozzi và cộng sự trong cuốn “Foundations of Financial Markets and Institutions” [105] xuất bản lần thứ 4 đã mô tả các hoạt động đầu tƣ tài chính, hoạt động tài trợ và kiểm soát rủi ro tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi loại QLTC đều nhằm hạn chế rủi ro cho ngƣời đi vay, ngân hàng và nhà đầu tƣ, cũng nhƣ trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc quản lý tài sản khi liên tục có sự biến động về lãi suất, giá tài sản, các ràng buộc pháp lý, tình hình cạnh tranh quốc tế và các cơ hội. Cuốn sách dành một dung lƣợng lớn để phân tích phƣơng thức QLTC và trách nhiệm của các tổ chức tài chính cũng nhƣ các công cụ để hỗ trợ việc quản lý. Với cách tiếp cận từ thực trạng các tổ chức tài chính, cuốn sách đƣa ra khuyến nghị cần có sự thay đổi về thể chế và môi trƣờng của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ các định chế tài chính. - Năm 2003, nhóm các tác giả Richard J. Herring và Robert E. Litan đã đƣa ra nhận định về hoạt động của TĐTC tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Xu hƣớng giám sát TĐTC ở các quốc gia sẽ tập trung tại một cơ quan duy nhất (thƣờng là Ngân hàng Trung ƣơng) trong khi các doanh nghiệp khác vẫn chịu sự giám sát tài chính theo chuyên ngành trong tác phẩm “Financial Conglomerates: The Future of Finance?”[135]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 - Năm 2005, Graeme Thompson and Brian Gray trong nghiên cứu “Supervising Financial Institutions and Conglomerates” [113] đã đi xem xét một số vấn đề gắn với rủi ro và quản lý vốn đứng trên quan điểm của ngƣời giám sát tài chính, đối với trƣờng hợp các TĐTC thực hiện đầu tƣ trong các lĩnh vực phi tài chính cũng nhƣ rủi ro trong vấn đề quản lý vốn. Bài viết cũng đƣa ra một số gợi ý và định hƣớng tập trung vào quản lý vốn lƣu động; quy định pháp lý trong quản lý vốn thông qua các công cụ giám sát và kỹ thuật giám sát, do một cơ quan giám sát thực hiện. - Năm 2011, trong nghiên cứu về “Regulation of Financial Conglomerates in China: From De Facto to De Jure” [107], Fan Liao đã nghiên cứu chi tiết về TĐTC ở Trung Quốc. Nghiên cứu đã làm rõ những khái niệm về TĐTC, sự phát triển chung của TĐTC ở Trung Quốc, các loại TĐTC, và một số loại TĐTC chính ở Trung Quốc. Bên cạnh phần lý luận về TĐTC, nghiên cứu cũng đi vào tìm hiểu về thực trạng khung pháp lý và cấu trúc quy chế của TĐTC, đầu tƣ vốn vào các lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm. Trong phần cấu trúc TĐTC, nghiên cứu cho thấy cơ cấu tài chính của TĐTC đang đƣợc quản lý hoàn toàn độc lập thông qua các văn bản quy phạm chuyên ngành, với các cơ quan quản lý khác nhau. Cơ chế này đƣợc thực hiện từ những năm 1990. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc chƣa có cơ chế riêng cho TĐTC, đặc biệt trong giám sát TĐTC. Thậm chí, hoạt động theo mô hình TĐTC còn bị cấm trong quy định trong các Luật Ngân hàng Thƣơng mại, Luật Bảo hiểm (1995) và Luật Chứng khoán (1998). Nghiên cứu cũng khẳng định: những hạn chế trong các quy định pháp lý cần phải đƣợc sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung để có thể quản lý, giám sát mọi hoạt động của TĐTC. - Năm 2014, “Consolidated Supervision of Banks and Financial Conglomerates: A handbook for Financial Regulators and Supervisors” của Victor Ekpu [143] là cuốn cẩm nang hƣớng dẫn trong thành lập, quản lý, giám sát, điều tiết các ngân hàng và các TĐTC trên cơ sở hợp nhất để quản lý. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 Cẩm nang nhấn mạnh đến vấn đề định lƣợng về quy chế tài chính quốc tế, giám sát của các ngân hàng và các TĐTC. Cuốn cẩm nang cũng đƣa ra một số trƣờng hợp nghiên cứu, một số ví dụ từ các nhóm tài chính và khu vực pháp lý đƣợc quy định ở các nƣớc. - Năm 2015, trong nghiên cứu “Interconnectedness of Financial Conglomerates”, Gael Hauton và Jean Cyprien Hesam [109] đã xem xét mối liên kết tự nguyện trong hoạt động giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng và sự hình thành các TĐTC, đồng thời đi xem xét sự khác biệt giữa một doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành bảo hiểm, ngân hàng thuần túy với doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thuộc TĐTC. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với các rủi ro nhỏ, TĐTC sẽ mang lại mức độ an toàn cao hơn; nhƣng với các rủi ro lớn mang tính dây truyền sẽ mang đến sự đổ vỡ nghiêm trọng cho TĐTC. Do đó, việc giám sát và QLTC đối với TĐTC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng tập trung vào các vấn đề về nguyên tắc, phƣơng pháp, công cụ quản lý, giám sát TĐTC, bao gồm: (1) công cụ giám sát trong các quy định của Liên minh Châu Âu về giám sát an toàn vốn hay sự đủ vốn của Tập đoàn; giám sát việc hạn chế các khoảng trống pháp lý; giám sát giới hạn tín dụng ở cấp độ tập đoàn đối với TĐTC. Một số nghiên cứu tiêu biểu của Andrew Kuritzke và cộng sự (2003), Gruson Maichael (2004), Gortos Christos (2010) và Yoo, Y.Emilie (2010). (2) Với cách tiếp cận ở góc độ quản lý, giám sát tập trung vào công ty mẹ các nghiên cứu tập trung phân tích sâu việc quản lý các hoạt động đa dạng hóa kinh doanh, tiêu biểu nhƣ nghiên cứu của Piero Michel và Cộng sự (2006), Heppelmann và Cộng sự (2008), Erlinda S. Echanis (2009),… Các nguyên tắc, quy định về giám sát tuân thủ của các định chế tài chính theo Hiệp ƣớc Basel (Basel I (1998), Basel II (2004) và Basel III (2010) về chuẩn mực an toàn hoạt động theo CAMELS đƣợc các tác giả, các tổ chức Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 nhƣ IMF (nghiên cứu năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009), IMF và World Bank (2005) nghiên cứu. Thứ hai, các nghiên cứu trong nước tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu cơ chế QLTC đối với TĐKT, Tổng công ty Nhà nước và những nghiên cứu về cơ chế QLTC đối với các loại hình doanh nghiệp có liên quan trong giai đoạn tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN. Trong đó, các nghiên cứu đều tập trung vào các nội dung của cơ chế QLTC bao gồm: quản lý huy động vốn, quản lý sử dụng vốn, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận và giám sát. Nghiên cứu đứng trên các góc độ khác nhau, nhƣ: - Từ góc độ quản lý của Nhà nƣớc, tiếp tục thời kỳ đổi mới nền kinh tế hoạt động theo kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trƣơng của Đảng. Trong giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời với cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới các DNNN, chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp mới ở Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn chuyển đổi cải cách, các vấn đề về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc cần phải đƣợc hoàn thiện và xây dựng cơ chế quản lý cho loại hình doanh nghiệp mới, đặc biệt là mô hình TĐKT. Các tác giả Phạm Quang Trung (2000) [55], Bùi Văn Vần (2002) [3], PGS.TS. Thái Bá Cẩn (2003) [66], PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam (2004), Trịnh Thanh Huyền (2004) [82], Phùng Thế Tính (2008) [56], Ngô Văn Khoa (2009), Nguyễn Đăng Quế (2009) [39],… đã nghiên cứu vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học cho Việt Nam đến việc đánh giá thực trạng cơ chế QLTC hiện tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện theo mô hình mới, cũng nhƣ đi nghiên cứu cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với mô hình TĐKT khi vận dụng vào Việt Nam. - Giai đoạn tái cơ cấu DNNN tập trung vào các TĐKT, Tổng công ty Nhà nƣớc, các nghiên cứu tập trung vào hoàn thiện cơ chế QLTC để nâng cao năng lực cạnh tranh của các TĐKT Nhà nƣớc (nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 2012), hay nghiên cứu chuyên sâu hơn về vốn của Nhà nƣớc trong các doanh nghiệp theo quan điểm chuyển từ quản lý tài sản, theo hình thức mệnh lệnh, tuân thủ sang quản lý vốn trên cơ sở nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tạo tính chủ động trong các quyết định kinh doanh của ngƣời quản lý doanh nghiệp. Các nghiên cứu theo hƣớng này có Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Trần Xuân Long (2014), PGS.TS. Bùi Văn Vần & ThS. Đặng Quyết Tiến (2015) [10],… - Một xu hƣớng nghiên cứu khác về cơ chế QLTC từ phía các doanh nghiệp khi các DNNN lớn, các Tổng công ty Nhà nƣớc chuẩn bị thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình TĐKT Nhà nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Cơ chế QLTC theo mô hình TĐKT đối với từng doanh nghiệp cụ thể đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn này, cụ thể nhƣ Nguyễn Văn Tấn (2003) [38] nghiên cứu cho Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam; Nguyễn Quốc Trị (2006) nghiên cứu đối với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Vũ Hà Cƣờng (2006) nghiên cứu cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam;… Thứ ba, các nghiên cứu về cơ chế QLTC đối với TĐTC ở trong nước mới chỉ được thực hiện trong một vài năm gần đây, cụ thể: - Các nghiên cứu tập trung nhiều vào giám sát tài chính trong hệ thống giám sát và nói riêng cho TĐTC trong thời gian qua nhƣ: đi đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2009); tập trung phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giám sát các TĐTC và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Đỗ Kim Hảo, 2010); phân tích các rủi ro của các định chế tài chính trung gian, đồng thời chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống giám sát của Việt Nam (Nguyễn Kim Anh, 2010); Nghiên cứu của Tô Ngọc Hƣng và cộng sự (2010) về lý luận và thực tiễn trong và ngoài nƣớc đối với hệ thống giám sát tài chính, trong đó mô hình giám sát hệ thống tài chính là trọng tâm. Vấn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 đề nghiên cứu về giám sát TĐTC cũng đƣợc nhắc đến nhƣng có giới hạn trong nghiên cứu này. - Đứng trên giác độ cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm, năm 2011, ThS. Phạm Đình Trọng nghiên cứu một hình thức của TĐTC kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong đề tài cấp Bộ “Phƣơng thức giám sát tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm”[51]. Đề tài đã đề cập đến khái niệm TĐTC có kinh doanh bảo hiểm với những đặc trƣng riêng về vốn, dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoạt động đầu tƣ, tái bảo hiểm. Từ việc nêu ra phƣơng thức giám sát TĐTC, đề tài cũng nêu đƣợc những nguyên tắc cơ bản trong giám sát TĐTC của OECD, Basel. Trong nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đề cập đến công tác quản lý Nhà nƣớc (ban hành chính sách, cấp phép, quản lý giám sát, thanh tra) đối với thị trƣờng tài chính Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động giám sát thị trƣờng tài chính và dự báo những rủi ro đối với hoạt động đa năng của các tập đoàn nói chung và đối với tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm nói riêng để kiến nghị một số giải pháp nhƣ: hoàn thiện phƣơng thức giám sát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cƣờng năng lực giám sát của cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhằm quản lý giám sát các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm. - Nghiên cứu gần đây nhất về giám sát tổng thể TĐTC trên phƣơng diện kinh nghiệm các nƣớc, năm 2015, Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoàng Văn Thành “Giám sát Tập đoàn Tài chính, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” [17] đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý ban đầu cho giám sát các TĐTC ở Việt Nam. Đề tài đã tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTC theo 3 nhóm: Quản trị; Sự lành mạnh về tài chính (tình trạng đủ vốn, hệ thống quản lý rủi ro về tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng,..); và tự tƣơng đƣơng của Giám sát Tập đoàn của các Tổ chức giám sát nƣớc ngoài. Dựa trên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 kinh nghiệm của các nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra, cùng với thực trạng Việt Nam, tác giả đã đề xuất các kiến nghị về chính sách đối với Nhà nƣớc, giải pháp để cải cách công tác giám sát các TĐTC có hiệu quả. 1.1.3. Tổng hợp các kết quả chính của các công trình nghiên cứu Những công trình nêu trên cho thấy giữa nghiên cứu trong nƣớc và nghiên cứu ở nƣớc ngoài có sự khác biệt khá rõ rệt về thời gian và đối tƣợng nghiên cứu. - Sự hình thành và phát triển của TĐTC đã đƣợc nghiên cứu từ lâu, các tác giả cũng chỉ ra xu hƣớng hình thành và phát triển TĐTC của các nƣớc đều trải qua một quá trình mà xuất phát từ nhu cầu của các bên cần hợp lại thông qua M&A để hình thành TĐTC. Rất ít các quốc gia có sự tồn tại phần vốn Nhà nƣớc trong các TĐTC, do đó vấn đề QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC chủ yếu là giám sát tài chính theo các nguyên tắc của Basel, và vấn đề quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. - Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam về cơ chế QLTC trong nội bộ TĐKT phi tài chính. Một xu hƣớng nghiên cứu sâu hơn về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc là tập trung vào cơ chế giám sát và mô hình tổ chức bộ máy do Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu DNNN trong đó có các TĐKT, Tổng công ty. Đối với trƣờng hợp TĐTC nói chung, mới chỉ có một nghiên cứu gần nhất (2015) nhƣng chủ yếu đi nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc về giám sát tài chính đối với TĐTC. Một nghiên cứu về cơ chế QLTC của Tổng công ty Bảo hiểm khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh (2006) và một nghiên cứu có liên quan đến phƣơng thức giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm (2011). Nhƣ vậy có thể nhận thấy một khoảng trống nghiên cứu lớn về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu Nghiên cứu toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào thực hiện. Những vấn đề về đặc trƣng của TĐTC ở Việt Nam, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc, các chỉ tiêu phản ánh nội dung của cơ chế QLTC,… đƣợc hiểu trong bối cảnh của Việt Nam thế nào. Đó là những vấn đề chƣa có một nghiên cứu nào đề cập đến đối với trƣờng hợp TĐTC ở Việt Nam. Để giải làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu cần đƣợc giải quyết trong đề tài luận án nhƣ sau: 1. Khái niệm và đặc trƣng của TĐTC (TĐTC là gì? TĐTC có đặc trƣng gì?) 2. Cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Những nội dung chủ yếu của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC là gì?) 3. Tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thiện của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC là gì? 4. Nhân tố nào tác động tới cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC? 5. Cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam nhƣ thế nào? 6. Nguyên nhân nào dẫn đến tính thiếu hoàn thiện của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam? 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp so sánh để xây dựng các luận chứng logic; phƣơng pháp quan sát khoa học, phƣơng pháp điều tra để xây dựng các luận chứng ngoài logic. Phƣơng pháp diễn dịch: dựa trên lý thuyết, tổng quan nghiên cứu. Mục đích của việc áp dụng phƣơng pháp diễn dịch là xây dựng các giải pháp hoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC thông qua làm rõ cơ sở lý luận trong chƣơng 2 và nghiên cứu thực trạng trong chƣơng 3. Phƣơng pháp quy nạp: dựa trên ba bƣớc tƣ duy gồm quan sát thực trạng cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC; bƣớc tiếp theo là quan sát cụ thể đối với trƣờng hợp TĐTC-Bảo hiểm Bảo Việt; từ đó đi đến bƣớc thứ 3 là tổng quát hóa các vấn đề thực trạng thông qua đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân. Phƣơng pháp so sánh: tiến hành so sánh thông tin của các nƣớc, các nghiên cứu trên thế giới với tình hình Việt Nam, so sánh những dữ liệu có tính chất tƣơng đồng, rút ra những kết luận sau khi thực hiện phân tích, so sánh. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin trong thu thập thông tin thứ cấp. Nghiên cứu các tài liệu tại bàn; các văn bản quy phạm liên quan đến cơ chế quản lý vốn của Nhà nƣớc; kế thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc đó; các báo cáo thƣờng niên của TĐTC; số liệu của các Bộ, ngành có liên quan; các thông tin công khai,… Phƣơng pháp điều tra: sử dụng phƣơng pháp chuyên gia trong thu thập thông tin sơ cấp. Trên cơ sở xây dựng một số nội dung để thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia, các nhà quản lý đã và đang thực hiện các nhiệm vụ quản lý về tài chính tại các TĐTC, bao gồm: - Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại và email (tùy thuộc thời gian và khoản cách về mặt địa lý) với Ông Lê Hải Phong, Nguyên thành viên HĐQT, Kế toán trƣởng TĐTC-BH Bảo Việt; Email: lehaiphong@gmail.com - Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia tài chính – ngân hàng trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của NHNN và Bộ Tài chính, chuyên gia trong một số NHTM cổ phần lớn và chuyên gia kinh tế độc lập, … - Một số nội dung đƣợc sử dụng để trao đổi, cụ thể nhƣ sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 + Mô hình hoạt động hiện nay của doanh nghiệp: Với nội dung này, đa số các chuyên gia đều cho rằng TĐTC lớn của Việt Nam hiện nay đều hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và theo hai hình thức: công ty mẹ nắm vốn thực hiện đầu tƣ, công ty mẹ tham gia hoạt động trong ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn. + Cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Với nội dung này, qua trao đổi, các chuyên gia nhận định các TĐTC lớn đều có cơ cấu vốn chủ sở hữu với tỷ lệ vốn chủ sở hữu là Nhà nƣớc nắm quyền chi phối. + Cơ sở pháp lý thực hiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp hiện tại, thẩm quyền ban hành, phê duyệt quy chế quản trị của doanh nghiệp: Với nội dung này ý kiến thu nhận đƣợc đều cho rằng, phần lớn các TĐTC lớn ở Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đa số đã thực hiện niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Do đó, căn cứ trên các văn bản quy định của Nhà nƣớc, Hội đồng quản trị của TĐTC xây dựng điều lệ, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản trị doanh nghiệp của TĐTC. Trong quá trình xây dựng, có phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan để nhận đƣợc sự tƣ vấn và thống nhất các tiêu chí, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định, chính sách của Nhà nƣớc. + Vấn đề về ngƣời đại diện vốn: các chuyên gia cho rằng còn nhiều vấn đề về ngƣời đại diện vốn, đặc biệt đối với các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của ngƣời đại diện. Các quy định về ngƣời đại diện chƣa mang lại sự chủ động của ngƣời đại diện, đặc biệt về quyền đƣợc báo cáo thƣờng xuyên các thông tin hoạt động của TĐTC để phân tích, đánh giá và báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu Nhà nƣớc. + Vấn đề về cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn: vốn điều lệ, đầu tƣ của doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp; Cơ chế giám sát; mô hình tổ chức QLTC của Nhà nƣớc (tập trung vào quy định của Nhà nƣớc): Những vấn đề cụ thể liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của TĐTC đƣợc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 cho rằng không nhiều tác động đến TĐTC, tuy nhiên các quy định về trả cổ tức bằng tiền mặt là vấn đề các TĐTC không mong đợi, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang cần tăng vốn để đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn vốn, khả năng thanh toán khi thực hiện Basel II và tiến đến Basel III. + Những đề xuất, kiến nghị của các chuyên gia trong hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC: Tập trung chủ yếu vào vấn đề giám sát, không chỉ đối với các TĐTC mà Nhà nƣớc nắm quyền chi phối mà cả các TĐTC mà tỷ lệ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc dƣới 50%; các vấn đề về mô hình quản lý vốn Nhà nƣớc; Bên cạnh đó là kiến nghị hoàn thiện một số các quy định trong hệ thống chính sách về cơ chế quản lý tài chính hiện hành.. ./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính  Khái niệm về Tập đoàn Tài chính TĐTC đƣợc hình thành từ một nhóm các doanh nghiệp, kết hợp lại với nhau, có sự quản lý chung và hoạt động trong lĩnh vực tài chính. TĐTC ra đời từ hệ quả của quá trình phát triển kinh tế toàn cầu do tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, toàn cầu hóa và tự do hóa quy trình xây dựng các quy định, chính sách. Trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế đã nỗ lực để đƣa ra khái niệm về TĐTC, trong đó khái niệm của Diễn đàn chung của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán IOSCO và Hiệp hội quốc tế của các nhà quản lý bảo hiểm IAIS đƣợc thừa nhận rộng rãi: “TĐTC là một nhóm các doanh nghiệp có sự quản lý chung, hoạt động chính và chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, và phải cung cấp ít nhất hai trong ba nghiệp vụ ngành tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” [130]. Nhóm G10 (gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức và Thụy Sĩ) đƣa ra định nghĩa: “TĐTC là một nhóm các công ty dƣới sự kiểm soát chung, các hoạt động đặc quyền hay các hoạt động chiếm ƣu thế của nhóm cung cấp ít nhất hai lĩnh vực tài chính khác nhau là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” [112]. Theo hƣớng dẫn của Nghị viện và Hội đồng châu Âu, TĐTC đƣợc hiểu một cách cụ thể và chi tiết. Một nhóm công ty đƣợc coi là TĐTC phải đáp ứng 3 điều kiện: - Đại diện của nhóm công ty phải là một doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 - Hoạt động tài chính là chủ đạo (gồm một lĩnh vực tài chính theo quy định và một trong hai lĩnh vực tài chính còn lại. Ví dụ: TĐTC có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm, mặt khác phải có hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hoặc chứng khoán); - Trong trƣờng hợp đại diện của tập đoàn không thuộc lĩnh vực tài chính thì các hoạt động của đại diện phải chiếm phần lớn trong các hoạt động tài chính (chiếm ít nhất 40% tổng tài sản của tập đoàn) [99]. Ủy ban Châu Âu đề xuất một định nghĩa cụ thể hơn bao gồm 2 bƣớc: - Một nhóm các công ty có trên 50% hoạt động của nhóm là hoạt động tài chính; - Tỷ lệ của lĩnh vực ngân hàng (bao gồm cả hoạt động chứng khoán) và của lĩnh vực bảo hiểm chiếm 10% - 90% trên tổng số các hoạt động tài chính. Thêm vào đó, trong trƣờng hợp nhóm các công ty hoạt động phi tài chính nhƣng tỷ lệ vốn cho hoạt động tài chính trên 6 tỷ Euro thì cũng đƣợc coi là TĐTC. Định nghĩa này bao hàm một phạm vi khá linh hoạt [117]. Ở Hà Lan, quan niệm về TĐTC đơn thuần là sự kết hợp của các ngân hàng và bảo hiểm mà không cần có các điều kiện, quy định cụ thể. Ở Mỹ, quan niệm TĐTC là “Financial holding company”, đơn thuần chỉ là một tổ chức trong đó một công ty đƣợc nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính. TĐTC ở Mỹ không quy định bắt buộc phải hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con mà còn là công ty thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh nhƣ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Luật Tài chính của Nhật quy định về TĐTC cũng tƣơng đối giống với quy định về TĐTC ở Mỹ. Luật Tập đoàn Tài chính của Áo quy định : TĐTC có các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Trong đó, ít nhất một công ty hoạt động trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Công ty mẹ hoặc công ty nắm vốn là công ty đứng đầu tập đoàn. Ở Việt Nam chƣa có một khái niệm hay quy định cụ thể nào về TĐTC, mặc dù hiện tại đã có nhiều NHTM, công ty bảo hiểm hoạt động theo mô hình TĐTC nếu căn cứ theo khái niệm của các nƣớc về TĐTC. Do đó, qua nghiên cứu quan niệm của các tổ chức, các quốc gia về TĐTC, chúng tôi đồng thuận với các quan điểm chung về khái niệm TĐTC: là một nhóm các công ty hoạt động chính và chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, tham gia ít nhất hai trong ba lĩnh vực tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Trong đó, phải có ít nhất một nghiệp vụ tài chính đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của TĐTC. TĐTC ra đời là tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế nhân loại theo xu hƣớng ngày càng hiện đại. TĐTC đƣợc kỳ vọng đóng vai trò quan trọng, làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn và công ty thành viên. Thông qua sức mạnh tài chính, TĐTC là giải pháp chiến lƣợc để bảo vệ sản xuất trong nƣớc chống lại sự thâm nhập của các công ty khổng lồ trên thế giới. TĐTC còn là một trong những công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sức mạnh kinh tế quốc gia, mang lại nguồn lợi nhuận cho Nhà nƣớc, góp phần tăng thu NSNN.  Đặc điểm Tập đoàn Tài chính Dựa trên khái niệm về TĐTC đƣợc nêu ở trên, theo chúng tôi TĐTC có những đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, TĐTC hình thành trên phương thức tự nguyện hoặc bắt buộc, thông qua sáp nhập, hợp nhất, theo nhu cầu đổi mới hoặc mở rộng về công nghệ, vốn, thị trƣờng dịch vụ,… nhằm tăng năng lực cạnh tranh theo xu hƣớng phát triển của kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh mới. TĐTC không có tƣ cách pháp nhân, công ty mẹ và công ty thành viên bình đẳng với nhau trƣớc pháp luật, đƣợc thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 Thứ hai, TĐTC có cấu trúc dạng tổ hợp nhiều công ty. Các công ty thành viên chịu sự chi phối của một công ty lớn nhất, đó là công ty mẹ. Công ty mẹ nắm cổ phần của các công ty thành viên và tạo thành một cấu trúc giống nhƣ các vệ tinh xoay quanh hạt nhân. Thứ ba, TĐTC có các hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư chứng khoán là lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Công ty đại diện của TĐTC hoạt động chính ở một trong ba ngành thuộc lĩnh vực tài chính, tên của Tập đoàn thƣờng gắn với hoạt động của công ty đại diện và thể hiện ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn. Ngoài ra, các TĐKT phi tài chính nhƣng có hoạt động trong lĩnh vực tài chính và hoạt động tài chính chiếm phần lớn hoặc tạo ra nguồn thu lớn cho tập đoàn cũng có thể đƣợc coi là một TĐTC. Hiện nay, TĐTC không chỉ bó hẹp phạm vi hoạt động trong một quốc gia, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, hình thành các TĐTC đa quốc gia. Thứ tư, TĐTC cũng là một thực thể đa sở hữu, nhiều chủ sở hữu hoặc sở hữu gia đình, hoặc cũng có thể chỉ là một chủ ở công ty mẹ. Vốn sở hữu đƣợc hình thành từ nhiều nguồn, nhiều phƣơng thức, có thể từ Nhà nƣớc, từ cá nhân, từ một gia đình và hình thành nên các cách thức quản trị doanh nghiệp khác nhau. Thứ năm, TĐTC thường được tổ chức theo 3 mô hình bao gồm: TĐTC đa năng; mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ kinh doanh chính và mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ nắm vốn. Việc áp dụng các mô hình tùy thuộc vào điều kiện của từng nƣớc, từng khu vực. Thứ sáu, liên kết trong TĐTC chủ yếu là liên kết vốn, thƣờng có xu hƣớng đầu tƣ chéo trong nội bộ Tập đoàn. Vốn của công ty này đƣợc huy động đầu tƣ vào công ty khác và ngƣợc lại, giúp cho các công ty liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Tuy nhiên ở nhiều nƣớc, tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông cá nhân thƣờng nhỏ, cổ đông pháp nhân chiếm tỷ lệ cổ phần lớn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 Bên cạnh đó, do quá trình quốc tế hóa và cạnh tranh gay gắt, các TĐTC đã và đang phải cải tổ cơ cấu của tập đoàn và tăng cƣờng kiểm soát nội bộ. Xu hƣớng tăng cƣờng liên kết và thống nhất về chiến lƣợc diễn ra phổ biến ở TĐTC. Các TĐTC tập trung vào (1) tăng cƣờng vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ; (2) phối hợp chiến lƣợc kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng, và ở mọi phƣơng diện. Phối hợp chiến lƣợc khu vực hóa với toàn cầu hóa, chiến lƣợc mũi nhọn với đa dạng hóa. Thứ bảy, TĐTC thường có nguy cơ rủi ro cao, mang tính dây truyền, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và người dân. Rủi ro đƣợc hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với TĐTC, sự kết hợp trong kinh doanh giữa các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các rủi ro riêng của từng ngành sẽ cộng gộp mức độ rủi ro cho cả hệ thống tập đoàn, tạo ra nhiều thách thức trong quản lý. Cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC vừa đảm bảo khung pháp lý, các điều kiện kinh doanh của TĐTC đồng thời vừa đảm bảo an toàn về tài chính cho TĐTC cũng nhƣ an toàn, ổn định cho thị trƣờng tài chính. Do vậy, lĩnh vực kinh doanh của TĐTC là kinh doanh có điều kiện, phải có cơ chế quản lý, giám sát riêng mang tính đặc thù. 2.1.2. Phân loại Tập đoàn Tài chính Có nhiều cách để phân loại các TĐTC nhƣ phân loại ngang, dọc, phân loại theo tính chất, phân loại theo lĩnh vực kinh doanh, phân loại theo sở hữu, và phân loại theo phạm vi lãnh thổ,…. Thứ nhất, theo lĩnh vực kinh doanh chính, TĐTC chia làm 3 loại: TĐTC – Ngân hàng; TĐTC – Bảo hiểm và TĐTC – Chứng khoán. Trong đó, TĐTC – Ngân hàng sẽ có một NHTM hoặc một công ty là công ty mẹ đầu tƣ vốn vào các công ty thành viên đƣợc thành lập dƣới các hình thức pháp lý khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác có liên quan chặt chẽ và phục vụ trực tiếp cho hoạt động Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 27 ngân hàng. TĐTC – Bảo hiểm, TĐTC – Chứng khoán cũng có các quan hệ tƣơng tự nhƣ TĐTC – Ngân hàng. Phổ biến hiện nay có hai loại TĐTC là TĐTC – Ngân hàng và TĐTC – Bảo hiểm. Thứ hai, theo cấu trúc, TĐTC thường được tổ chức ở 3 mô hình chính như sau [115]: - Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) thƣờng là những TĐTC lớn hoạt động trực tiếp trên cả ba lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Mô hình này đƣợc đánh giá là có nhiều rủi ro do không có sự quản lý tách biệt ở mức cần thiết đối với các hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Vì vậy, rủi ro từ hoạt động của lĩnh vực này có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng trong các lĩnh vực khác. Loại hình ngân hàng đa năng phổ biến nhiều ở châu Âu. - Mô hình nhóm công ty mẹ – con vận hành (operational holding company). Một thể chế tài chính (ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm) đóng vai trò là công ty mẹ trực tiếp sở hữu các công ty con, công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của thị trƣờng tài chính. Mô hình này đƣợc đánh giá là ít rủi ro hơn so với mô hình ngân hàng đa năng vì ít nhiều đã có sự phân định tƣơng đối giữa các hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Tuy vậy, công ty mẹ vẫn có tác động nhất định đến hoạt động của các công ty con và nguy cơ xung đột lợi ích là cao. Mô hình này đƣợc thừa nhận tại Mỹ và Nhật Bản. - Mô hình nhóm công ty mẹ – con đầu tƣ (financial holding company FHC). Công ty mẹ không trực tiếp kinh doanh mà chỉ nắm giữ vốn của các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực tài chính. Công ty mẹ không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các công ty con mà chỉ thực hiện điều chuyển, phân bổ vốn một cách hiệu quả nhất trong tập đoàn, xây dựng thƣơng hiệu, xây dựng chiến lƣợc phát triển chung. Mô hình này là dạng phổ biến tại Mỹ và Nhật Bản. (Sơ đồ 2.1) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 Sơ đồ 2.1. Mô hình của Tập đoàn Tài chính Công ty mẹ nắm vốn đầu tƣ Ngân hàng đa năng Các hoạt động NHTM và các hoạt động Ngân hàng đầu tƣ Hoạt động bảo hiểm Công ty mẹ Dịch vụ tài chính khác Hoạt động NHTM Hoạt động bảo hiểm Hoạt động NHĐT Dịch vụ tài chính khác Công ty mẹ- con vận hành Các hoạt động NHTM Hoạt động NHĐT Hoạt động bảo hiểm Dịch vụ tài chính khác Thứ ba, theo phương thức thành lập, TĐTC được hình thành thông qua bốn phương thức: - TĐTC phát triển tự thân: Doanh nghiệp phát triển tuần tự, tự phát triển, tập trung tích lũy vốn và đầu tƣ chi phối các doanh nghiệp khác thông qua các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, thôn tính, mua cổ phần, góp vốn. - Liên kết tự phát giữa các doanh nghiệp để hình thành các TĐTC: các doanh nghiệp độc lập tự nguyện liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn có tiềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này tiếp tục sử dụng tiềm lực đó để mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, thôn tính các doanh nghiệp khác để phát triển tập đoàn, hoặc có thể thành lập mới từ những bộ phận của công ty mẹ trên cơ sở mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 - Nhà nƣớc đứng ra thành lập các TĐTC thông qua việc Nhà nƣớc cấp vốn ban đầu dƣới dạng đầu tƣ trực tiếp xây dựng hoặc góp cổ phần lớn nhất, hoặc tái cấu trúc các DNNN. - Kết hợp giữa liên kết tự phát và tác động của Nhà nƣớc để hình thành các TĐTC bằng cách tạo cơ chế để doanh nghiệp tự tích lũy vốn: không đánh thuế thu nhập cho phần lợi nhuận hoạt động, cho phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất hình thành các tập đoàn lớn,… Thứ tư, theo tính chất sở hữu tại công ty mẹ, TĐTC bao gồm 2 loại: - Sở hữu một chủ: TĐTC thƣờng đƣợc hình thành từ một công ty gia đình, từ một cá nhân, qua quá trình tích lũy, đầu tƣ, phát triển đã hình thành nên TĐTC; hoặc là một tổ chức nhƣ trƣờng hợp Nhà nƣớc đầu tƣ 100% vốn vào công ty mẹ hình thành TĐTC. Tên gọi của TĐTC có thể gắn với sở hữu một chủ: TĐTC tƣ nhân; TĐTC Nhà nƣớc;… - Sở hữu nhiều chủ: TĐTC đƣợc hình thành bởi nhiều chủ sở hữu cùng đầu tƣ mà thành, hình thức hoạt động chủ yếu dƣới dạng công ty cổ phần. Chủ sở hữu có thể gồm các cá nhân, tổ chức, nhà nƣớc cùng tham gia đầu tƣ, góp vốn vào công ty mẹ. Thứ năm, theo phạm vi lãnh thổ hoạt động, TĐTC trong nƣớc (bao gồm các TĐTC có các nhà đầu tƣ trong nƣớc thành lập nên), TĐTC nƣớc ngoài (gồm các TĐTC do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký thành lập và hoạt động tại lãnh thổ của một quốc gia khác) và TĐTC đa quốc gia (các TĐTC có quy mô lớn, hoạt động mạnh và đầu tƣ ở nhiều quốc gia trên thế giới, mạng lƣới và phạm vi hoạt động rất rộng). Tóm lại, mặc dù hình thức tổ chức và bản chất liên kết của các TĐTC rất đa dạng, nhƣng các TĐTC đều dựa vào mối quan hệ cốt lõi là quan hệ công ty mẹ - công ty con. Cụ thể nhƣ sau: - Công ty mẹ là công ty có quyền kiểm soát công ty khác thông qua sở hữu toàn bộ vốn tự có hoặc nắm giữ cổ phần chi phối Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 - Công ty con là công ty do công ty mẹ đầu tƣ toàn bộ vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. - Công ty liên kết là công ty do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chƣa đạt mức chi phối. Trong nội bộ TĐTC, công ty mẹ và các công ty con có mối liên kết chặt chẽ, phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau về mặt chiến lƣợc tài chính, tín dụng; giữa các công ty con có những quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ nhằm phục vụ mục tiêu chung của TĐTC. 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 2.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Để hiểu về cơ chế QLTC, trƣớc hết cần xem xét từ "cơ chế". “Cơ chế” gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy móc [77]. Theo từ điển Tiếng Việt, cơ chế là cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đƣờng hƣớng cơ sở theo đó mà thực hiện [36]. Trong Tiếng Pháp, Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Trong Tiếng Anh “Mechanism” nghĩa là “a method or procedure”, “method” đƣợc hiểu là phƣơng pháp hay cách thức làm, “procedure” nghĩa là qui trình. Nhƣ vậy, “Cơ chế đƣợc dùng để chỉ một kết cấu chặt chẽ về mặt tổ chức của nhiều bộ phận khác nhau, có qui trình, qui tắc để vận hành toàn bộ kết cấu ấy- đó là tổng thể các phƣơng thức, cách thức và công cụ mà qua đó ngƣời ta thực hiện đƣợc các hoạt động của mình nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định” [52]. Trong hệ thống quản lý nói chung, khái niệm “cơ chế quản lý” đƣợc xem là “tổng thể các hình thức và phƣơng pháp tác động lên một hệ thống quản lý; đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại và hoạt động phù hợp với các qui luật có liên quan, nhằm thực hiện những lợi ích của con ngƣời” [15]. Xem xét trong phạm vi các vấn đề về kinh tế, “Cơ chế kinh tế dƣới dạng chung nhất có thể coi nhƣ một phƣơng thức tổ chức nền sản xuất xã hội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 với tất cả các hình thức và phƣơng pháp vốn có với các kích thích kinh tế và các tiêu chuẩn pháp luật”[130]. “Cơ chế kinh tế là những chính sách và phƣơng pháp quản lý, những hình thức cụ thể của quan hệ sản xuất nhƣ hệ thống kế hoạch, hệ thống đòn bẩy kinh tế (hạch toán kinh tế, giá cả, lợi nhuận, tiền lƣơng, tín dụng…) và những hình thức cụ thể về tổ chức (hệ thống sản xuất, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý...)” [87]. Kết hợp giữa các yếu tố cơ chế, quản lý và kinh tế sẽ tạo ra một khái niệm về cơ chế quản lý kinh tế “là toàn bộ các công cụ và phƣơng pháp quản lý đƣợc Nhà nƣớc sử dụng kết hợp với nhau một cách đồng bộ trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế để tác động tới nền KTQD, hƣớng các hoạt động kinh tế vào những mục tiêu đã đƣợc xác định trong đƣờng lối kinh tế”[13]. Qua xem xét các khái niệm, cơ chế quản lý kinh tế chính bao hàm các nội dung là sự cấu thành của các quan hệ kinh tế - tổ chức kinh doanh – một bộ phận của hệ thống quan hệ sản xuất xã hội; có cơ sở hình thành từ hệ thống các quy luật kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế phối hợp các lợi ích kinh tế mà trong đó Nhà nƣớc là chủ thể đặt ra các hình thức, phƣơng pháp, công cụ, đòn bẩy và các nhân tố kích thích, trên cơ sở nhận thức các quy luật kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế phải đáp ứng đƣợc yêu cầu xử lý thông tin giữa hai tầng quản lý vi mô và vĩ mô, do đó nó phải luôn đƣợc hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Nếu cơ chế quản lý kinh tế đƣợc xem là vấn đề quan trọng hàng đầu và luôn luôn đổi mới cho phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn, thì cơ chế QLTC là bộ phận không thể tách rời, có quan hệ mật thiết và tác động tƣơng hỗ đối với các yếu tố cấu thành, cũng nhƣ đối với toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế [90]. Với ý nghĩa là những vấn đề tổ chức bên trong của tài chính, cơ chế QLTC có quan hệ hữu cơ và tác động một cách tích cực tới việc thực hiện có kết quả chính sách tài chính. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 Nhƣ vậy, có thể hiểu cơ chế QLTC là cách thức tổ chức, điều hòa, phối hợp, vận hành các quan hệ tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Hoạt động tài chính có thể diễn ra ở phạm vi quốc gia hoặc diễn ra trong một thực thể nào đó, đồng thời cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động tài chính cũng có thể đƣợc tiến hành từ phía nhà nƣớc hoặc từ một thực thể (doanh nghiệp). Nhƣng dù ở cấp độ nào thì cơ chế QLTC trong các TĐTC là sự thể hiện cách thức tổ chức điều hành hoạt động tài chính do nhà nƣớc thực hiện hoặc do TĐTC thực hiện. Cho dù việc tổ chức điều hành hoạt động tài chính do TĐTC thực hiện thì cũng không thể thoát ly đƣợc sự can thiệp của Nhà nƣớc. Do vậy, chúng tôi quan niệm cơ chế QLTC của nhà nƣớc đối với TĐTC là một hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp và tổ chức quản lý của Nhà nước đối với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Tài chính trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Cơ chế QLTC là sản phẩm của sự vận dụng có ý thức của con ngƣời trong việc sử dụng các chức năng của tài chính. Do vậy, cơ chế QLTC không phải là một đại lƣợng bất biến mà nó luôn đƣợc bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với những thay đổi của môi trƣờng và điều kiện kinh doanh cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của đất nƣớc, cũng nhƣ những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc đối với khu vực doanh nghiệp nói chung và TĐTC nói riêng. Cơ chế QLTC có những đặc trƣng cơ bản sau: - Tính hệ thống: Cơ chế QLTC không phải là tập hợp rời rạc, thực hiện riêng biệt các phƣơng pháp, biện pháp quản lý (gọi chung là công cụ quản lý); mà là sự phối hợp chặt chẽ các công cụ này trong một chỉnh thể thống nhất mang tính hệ thống. Trong đó, có công cụ phát huy tác dụng trong việc điều tiết, điều chỉnh; có công cụ đóng vai trò đòn bẩy trong việc khuyến khích đối tƣợng đi theo định hƣớng của chủ thể quản lý. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 - Tính mục đích: Cơ chế QLTC phải nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhất định của chủ thể quản lý. Nếu nhƣ trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, cơ chế QLTC là cơ chế trực tiếp, đơn thuần “cấp phát và giao nộp”. Nhà nƣớc can thiệp trực tiếp vào quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng nhƣ vào sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp, vai trò tự chủ tài chính của cơ sở không đƣợc phát huy. Trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, cơ chế QLTC đã chuyển sang quản lý gián tiếp, phát huy quyền tự chủ tài chính của cơ sở, do đó sẽ thực hiện cơ chế giám sát tài chính của chủ sở hữu và giám sát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. - Tính năng động: Là sản phẩm của chủ thể quản lý, là một bộ phận hợp thành và chịu sự chi phối của cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế QLTC còn tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế và có tác động trở lại đối với cơ chế quản lý kinh tế. Tùy theo đặc điểm tình hình và đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, mà cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế QLTC cũng cần có sự thay đổi để thích ứng với nó. 2.2.2. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC là việc Nhà nƣớc sử dụng công cụ tài chính, luật pháp, cơ chế, chính sách, … tác động, điều chỉnh các hoạt động và quan hệ tài chính nhằm hƣớng các TĐTC phát huy triệt để tính độc lập, tự chủ khai thác mọi nguồn lực trong cạnh tranh trên thị trƣờng để phát triển theo định hƣớng của chiến lƣợc, kế hoạch nhà nƣớc trong từng thời kì. Do vậy, Nhà nƣớc chính là chủ thể quản lý còn TĐTC là khách thể quản lý. Nhà nƣớc bằng quyền lực của mình trực tiếp ban hành cũng nhƣ kiểm tra việc thực hiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tài chính TĐTC nhƣ thanh tra tài chính, xử lý các tranh chấp về tài chính của TĐTC hoặc xử lí tài chính khi TĐTC gặp rủi ro. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 Trong nền kinh tế thị trƣờng, các hoạt động và quan hệ tài chính TĐTC ngoài việc chịu tác động của luật pháp còn chịu sự chi phối của các yếu tố của thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng tài chính. Do vậy Nhà nƣớc thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô tác động vào thị trƣờng tài chính. Thông qua thị trƣờng tài chính điều chỉnh, chi phối tình hình tài chính của TĐTC. Các công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nƣớc thông qua phƣơng thức này gồm: Chính sách giá, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách đầu tƣ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế… Ở các nƣớc phát triển nơi mà các TĐTC tƣ nhân phát triển mạnh, Nhà nƣớc chủ yếu thực hiện chức năng quản lý vĩ mô. Tuy nhiên đối với những nƣớc đang phát triển, để định hƣớng, để giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nƣớc, Nhà nƣớc đầu tƣ vốn để hình thành các TĐTC Nhà nƣớc. Tuy nhiên, cần phân định rõ ràng Nhà nƣớc lúc này chỉ là một cổ đông (có thể là cổ đông lớn, cổ đông sáng lập). Sự chi phối của Nhà nƣớc đối với hoạt động tài chính của TĐTC lúc này phải trên cơ sở tỷ lệ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc và điều lệ hoạt động của TĐTC. Việc tách bạch vai trò quản lý hành chính của Nhà nƣớc với vai trò chủ sở hữu là rất quan trọng. Do những đặc trƣng của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC rất rộng và phức tạp, để đảm bảo việc nghiên cứu luận án có chiều sâu, chúng tôi chỉ tập trung vào 04 vấn đề cơ bản để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: Cơ chế quản lý huy động vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận và cơ chế giám sát tài chính. Với đề tài luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu cơ chế QLTC của Nhà nƣớc, phần cơ chế QLTC trong TĐTC sẽ đƣợc đề cập ở một mức độ nhất định dƣới góc độ kết quả thực hiện các quy định về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đến TĐTC. 2.2.2.1. Cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Vốn là điều kiện tiên quyết đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các TĐTC nói riêng. Nhu cầu về vốn luôn là vấn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 đề bức thiết đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tận dụng lợi thế về quy mô, hạ giá thành. Cơ chế huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tập đoàn. Nếu hoạt động huy động vốn và cơ chế tạo vốn không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tài chính của từng doanh nghiệp thành viên thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn trong ngắn hạn và dài hạn. Nhà nƣớc quy định cơ chế huy động vốn trong các TĐTC phụ thuộc các yếu tố kinh tế, xã hội trong những giai đoạn nhất định. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao, bền vững; thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày một cao, tạo ra nguồn lực tài chính dồi dào, Nhà nƣớc sẽ điều chỉnh nới lỏng các quy định để việc huy động nguồn lực tài chính của TĐTC đƣợc thuận lợi. Hoạt động huy động vốn của các TĐTC không chỉ có ảnh hƣởng đến việc tạo ra nguồn lực tài chính nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh tranh mà còn ảnh hƣởng đến sự vận động nguồn lực trong xã hội, do đó trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý nhà nƣớc, không một nhà nƣớc nào không có quy định về quá trình huy động vốn của các chủ thể trong xã hội, TĐTC là một trong những chủ thể đó. Cơ chế QLTC của Nhà nƣớc có thể thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và thực thi cơ chế huy động vốn trong các TĐTC, ngƣợc lại cũng có thể ràng buộc nhất định đối với hoạt động huy động vốn của các TĐTC tùy theo quan điểm quản lý của Nhà nƣớc, mục tiêu điều hành, diễn biến và sự vận động nguồn lực tài chính trong xã hội ở mỗi giai đoạn cụ thể. Cơ chế huy động vốn bao gồm mục tiêu huy động, phƣơng thức huy động, kênh huy động, lãi suất huy động. Đặc điểm của cơ chế huy động vốn trong các TĐTC mang dấu ấn của mô hình kinh tế và tính chất sở hữu của TĐTC. Trong mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nƣớc quy định cơ chế huy động vốn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc theo tính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 chất cấp phát từ nguồn NSNN, thực hiện theo mệnh lệnh của Nhà nƣớc, đó là phƣơng pháp huy động vốn gần nhƣ duy nhất. Trong mô hình kinh tế hỗn hợp có sự điều tiết của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc quy định các doanh nghiệp đƣợc đa dạng hóa các phƣơng thức và các kênh huy động vốn, gắn kết giữa nhu cầu huy động, đặc trƣng của loại doanh nghiệp với việc đảm bảo quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Cơ chế huy động vốn trong các TĐTC sẽ vừa dựa trên nhu cầu vốn của các TĐTC vừa theo hàn thử biểu của kinh tế thị trƣờng và sự điều hành quản lý của Nhà nƣớc. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của TĐTC nói riêng thành nhiều loại khác nhau, thông thƣờng trong công tác quản lý thƣờng sử dụng một số loại nhƣ: dựa vào quan hệ sở hữu vốn (vốn chủ sở hữu và nợ phải trả hay còn gọi là vốn vay), dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn (vốn tạm thời và vốn thƣờng xuyên), dựa vào phạm vi huy động vốn (vốn bên trong và vốn bên ngoài) [32, tr. 303-311]. Trong đó, cơ chế huy động vốn phổ biến trong nền kinh tế thị trƣờng đƣợc quy định chủ yếu dƣới hai dạng: Vốn chủ sở hữu (vốn đầu tƣ ban đầu của chủ sở hữu, vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, tăng vốn cổ phần, tăng số lƣợng cổ đông mới,...) và vốn vay (ngắn hạn, dài hạn; thông qua các phƣơng thức phát hành trái phiếu; huy động qua các kênh tín dụng; liên doanh, liên kết; tiền gửi của khách hàng,...). Cơ chế quản lý huy động vốn của TĐTC gồm các nội dung chủ yếu sau:  Vốn chủ sở hữu  Tỷ lệ tham gia của các Bên trong cơ cấu vốn chủ sở hữu Do quan hệ sở hữu về vốn quyết định trực tiếp địa vị của các bên trong quản lý điều hành TĐTC, vì vậy tùy theo độ mở “rộng” hay “hẹp” trong cơ chế chính sách của mỗi nƣớc, mà tỷ lệ góp vốn của các bên trong cơ cấu vốn để tiến hành hoạt động của một doanh nghiệp nói chung hay một TĐTC nói riêng cũng khác nhau. Tỷ lệ này đƣợc xác định dựa trên vốn điều lệ đƣợc ghi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 trong Điều lệ của TĐTC. Có quốc gia giới hạn mức khống chế tối đa với tỷ lệ vốn, hoặc đƣa ra các điều kiện ràng buộc trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ muốn đạt đƣợc tỷ lệ vốn góp cao. Có quốc gia chỉ giới hạn tỷ lệ vốn góp của các bên trong TĐTC. Tỷ lệ vốn góp của các bên trong TĐTC tự thỏa thuận và định đoạt. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu mức độ kiểm soát của Nhà nƣớc với hoạt động của TĐTC, trong các văn bản quy phạm chuyên ngành có những quy định về tỷ lệ vốn góp khác nhau.  Hình thức huy động vốn Nhà nƣớc quy định TĐTC đƣợc phép huy động vốn chủ sở hữu với các hình thức chủ yếu: Góp vốn ban đầu (thƣờng đƣợc gọi là vốn cổ phần trong công ty cổ phần) [33, tr.547], lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới. Giá trị phần vốn góp ban đầu có thể thông qua nội tệ, ngoại tệ, bản quyền sở hữu, quy trình công nghệ,...nhằm đảm bảo số vốn điều lệ theo quy định, tối thiểu bằng với số vốn pháp định để đáp ứng đủ điều kiện khi thành lập. Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu nhƣng chƣa đƣợc phân chia mà giữ lại cho mục đích tái đầu tƣ. Việc phát hành cổ phiếu mới sẽ làm thay đổi vốn chủ sở hữu công ty. Ngƣời nắm giữ cổ phiếu là ngƣời hƣởng lợi cuối cùng trong vấn đề phân chia lợi nhuận hay tài sản. Tuy nhiên, họ có thể giao bán, chuyển nhƣợng cổ phiếu trên thị trƣờng. Việc phát hành cổ phiếu có thể ảnh hƣởng đến quyền kiểm soát, quản lý của TĐTC khi tỷ lệ cổ phiếu và cổ đông lớn có tính áp đảo; mặt khác chi phí phát hành bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phát hành đƣợc hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế nên có lợi cho TĐTC trên phƣơng diện thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, việc trả lãi đối với cổ phiếu là lấy từ lợi nhuận sau thuế nên không có lợi cho TĐTC xét trên phƣơng diện thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc. Nhà nƣớc ban hành các quy định về điều kiện đối với TĐTC huy động vốn qua phát hành cổ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 phiếu và quy định về quyền lợi, trách nhiệm giữa TĐTC và các cổ đông trong phạm vi cổ phần đầu tƣ. Các TĐTC phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về điều kiện vốn điều lệ, kiểm soát giá trị phần vốn góp của các cổ đông, để đảm bảo tính thanh khoản, hạn chế rủi ro. Nhà nƣớc ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.  Vốn vay TĐTC đƣợc phép huy động vốn thông qua vay nợ. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, bên trong và bên ngoài bao gồm: huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua huy động tiền gửi, nguồn vốn từ các TCTD và NHNN; huy động từ phát hành trái phiếu, tín phiếu; các nguồn khác,...  Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội, nguồn vốn từ TCTD và NHNN Nhà nƣớc cho phép vốn vay đƣợc chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của TĐTC (đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng), do đó, vốn vay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của TĐTC, thông thƣờng gồm các loại cơ bản sau: - Vốn đi vay từ các NHTM, NHNN, các TCTD khác trong và ngoài nƣớc nhằm bổ sung vào vốn hoạt động khi TĐTC – ngân hàng hết vốn khả dụng trong thời gian ngắn. - Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng. - Huy động từ các tầng lớp dân cƣ thông qua các hình thức gửi tiết kiệm để dự phòng cho những nhu cầu chi dùng trong tƣơng lai; huy động từ khách hàng thông qua cung cấp các gói dịch vụ bảo hiểm rủi ro. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và từ dân cƣ đóng vai trò chủ chốt và chiếm phần lớn do TĐTC – ngân hàng có thể sử dụng đƣợc các khoản tiền gửi có tính ổn định, chi phí thấp hơn so với phát hành trái Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 phiếu, kỳ phiếu. Đối với công ty con trong TĐTC hoạt động ở các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán hay các lĩnh vực khác thì nguồn tín dụng ngân hàng cũng là một kênh quan trọng với chi phí rẻ.  Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, tín phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Nhƣ vậy, trái phiếu là giấy tờ ghi nợ hay là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với ngƣời sở hữu trái phiếu. Nhà nƣớc cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn với các điều kiện về mệnh giá, lãi suất và thời hạn xác định. Do đặc điểm của TĐTC, trái phiếu TĐTC thƣờng có uy tín cao, là đối tƣợng của các nhà đầu tƣ tổ chức. Tính hấp dẫn của trái phiếu TĐTC xuất phát từ quan hệ cuả TĐTC với các đối tác, đặc biệt là các trung gian tài chính. Các quan hệ truyền thống này xuất phát từ chính hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa lãnh thổ của các TĐTC. Quy định của Nhà nƣớc cũng cho phép Tập đoàn có thể phát hành các loại trái phiếu khác nhau, theo các phƣơng thức phát hành khác nhau, từ phát hành ra công chúng cho đến chào bán riêng lẻ, từ tự phát hành cho đến phát hành thông qua đại lý, bảo lãnh phát hành. Việc lựa chọn các loại hình trái phiếu và phƣơng thức phát hành trái phiếu phụ thuộc vào tính chất sử dụng vốn điều kiện phát hành và đặc biệt, phụ thuộc vào chi phí vốn và rủi ro, bao gồm rủi ro phá sản doanh nghiệp và rủi ro không huy động đủ vốn. Nhà nƣớc hình thành thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp với các quy định cụ thể, chi tiết để thị trƣờng hoạt động, tạo một kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và cho TĐTC nói riêng. Đối với phát hành tín phiếu để huy động vốn trên thị trƣờng tiền tệ. Đây là một nguồn vốn ngắn hạn bù đắp thiếu hụt tiền tạm thời của doanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 nghiệp nói chung. TĐTC lớn có uy tín và xếp hạng tín dụng cao có thể sử dụng hình thức này để huy động vốn tạm thời. Tuy nhiên đây không phải trƣờng hợp đƣợc lựa chọn nhiều do chi phí huy động vốn thƣờng cao hơn so với lãi suất ngân hàng.  Các nguồn khác Bên cạnh các nguồn vốn vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín phiếu, doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ TĐTC có thể sử dụng các nguồn huy động ngắn hạn khác trong một khoảng thời gian dƣới một năm. Nhìn vào bảng cân đối tài sản, nguồn vốn vay ngắn hạn thƣờng bao gồm: phải trả ngƣời bán, các khoản ứng trƣớc của ngƣời mua, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc, khoản phải trả ngƣời lao động và các khoản phải trả khác.  Quyền của các bên trong quản lý sử dụng vốn của TĐTC Theo thông lệ quốc tế, quyền của các bên trong việc tham gia quản lý, sử dụng vốn, cũng nhƣ trong tổ chức điều hành hoạt động của TĐTC tƣơng ứng với tỷ lệ vốn góp của các bên trong TĐTC. Tuy nhiên, trong một giai đoạn nhất định, một số quốc gia có thể đƣa ra các quy định riêng biệt nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông (thƣờng là đối với phần vốn của Nhà nƣớc); trong đó, quyền trong quản lý, sử dụng vốn không tƣơng ứng với tỷ lệ vốn góp của các bên trong TĐTC.  Cơ cấu vốn của tập đoàn Cơ cấu vốn của TĐTC là mối tƣơng quan tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn không xem xét đến nợ ngắn hạn vì nợ ngắn hạn mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hƣởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của TĐTC. Các khoản nợ ngắn hạn hầu nhƣ chỉ đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn của TĐTC, không bị tác động nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài TĐTC. Hơn nữa chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 Cơ cấu vốn của TĐTC mang những đặc trƣng cơ bản sau: Vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, đƣợc cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thƣờng xuyên trong TĐTC. Đây là số vốn chủ yếu đƣợc dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tƣ dài hạn của TĐTC. Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của TĐTC. Do đó, Nhà nƣớc ban hành các quy định liên quan đến tỷ lệ vốn ngắn hạn, vốn dài hạn trong tổng vốn vay cũng nhƣ tỷ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của TĐTC. 2.2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Nội dung của cơ chế quản lý sử dụng vốn bao gồm các cơ chế quản lý, bảo toàn vốn, bảo toàn tài sản và cơ chế sử dụng để phát triển nguồn vốn và tài sản của TĐTC. Cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc đối với TĐTC bao hàm nhiều vấn đề khác nhau với nội dung khá phức tạp vì các nguồn vốn huy động của TĐTC có phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ hay không là phụ thuộc vào cơ chế quản lý sử dụng chúng. Trong phạm vi của luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý của chủ sở hữu đến hoạt động đầu tƣ của TĐTC và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ của TĐTC vào các lĩnh vực khác, liên doanh với các chủ sở hữu khác. - Xét theo cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc đối với TĐTC: các TĐTC mà Nhà nƣớc sở hữu chịu sự quản lý của Nhà nƣớc bằng cơ chế QLTC do nhà nƣớc ban hành, nội dung chủ yếu gồm: nhà nƣớc điều tiết các quyền quyết định quan trọng liên quan tới vốn và tài sản quan trọng có thể thay đổi mục tiêu hoạt động của TĐTC; quy định điều kiện để TĐTC có thể góp vốn, tài sản vào liên doanh với chủ sở hữu khác; quy định các tiêu chuẩn, định mức quan trọng làm cơ sở để quản lý vốn của TĐTC và bảo đảm quyền tự chủ của TĐTC; ban hành các chính sách thuế, và mức thuế suất để tác động đến việc xác định lợi nhuận của TĐTC; ban hành các chế độ về kế toán Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 tài chính để theo dõi và quản lý việc sử dụng vốn của TĐTC cũng nhƣ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô khác để tác động vào TĐTC. Đối với TĐTC, cơ chế QLTC đƣợc thực hiện theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho TĐTC nhƣ: đƣợc sử dụng linh hoạt số vốn đầu tƣ và đƣợc quyền thay đổi cơ cấu tài sản cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của TĐTC; đƣợc cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhƣợng bán tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của TĐTC. - Xét theo cơ chế quản lý sử dụng vốn của chủ sở hữu: các cổ đông trong TĐTC đƣợc phép dùng quyền biểu quyết của mình để đƣa ra những quyết sách về những vấn đề cốt yếu của tập đoàn. Qua đó, chủ sở hữu có thể can thiệp vào quyền quản lý tài sản của tập đoàn (công ty mẹ, công ty con) ở một chừng mực nhất định nhằm giữ vững định hƣớng phát triển của TĐTC. Đối với TĐTC Nhà nƣớc, do đặc điểm sở hữu Nhà nƣớc đối với vốn, tài sản của các TĐTC Nhà nƣớc nên cơ chế quản lý vốn, tài sản có những nét mang tính đặc thù của sở hữu Nhà nƣớc, đó là vừa đảm bảo quyền quản lý, kiểm soát của Nhà nƣớc đối với phần vốn của Nhà nƣớc, vừa phải phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo của các TĐTC Nhà nƣớc trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ. Xử lý mối quan hệ này đòi hỏi phải xử lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, tài sản trong các TĐTC Nhà nƣớc; xác lập và thực hiện quyền hạn của cơ quan đại diện sở hữu Nhà nƣớc với quyền hạn của các TĐTC trong việc quản lý sử dụng vốn. Để giải quyết mối quan hệ này cần dựa trên quan điểm lấy hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong các TĐTC Nhà nƣớc làm trọng. Nói đến cơ chế quản lý sử dụng vốn, tài sản trong các TĐTC Nhà nƣớc là nói đến 3 vấn đề: phân cấp quản lý (giao quyền và trách nhiệm), kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn, tài sản trong TĐTC Nhà nƣớc. - Xét cơ chế quản lý tài sản trong quan hệ nội bộ của TĐTC: Nhà nƣớc ban hành quy định mẫu, căn cứ trên văn bản mẫu, TĐTC xây dựng cơ chế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 quản lý tài sản trong nội bộ TĐTC, bao gồm hệ thống các văn bản quy định, các nguyên tắc của TĐTC phù hợp với quy định pháp luật. Cơ chế quản lý tài sản đối với TĐTC đề cập đến các vấn đề nhƣ: mối quan hệ phân cấp về việc cấp vốn cho các doanh nghiệp là thành viên của TĐTC, cơ chế quản lý và phát huy hiệu quả kinh doanh đƣợc thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh), cơ chế phân cấp đầu tƣ, cơ chế thực hiện góp liên doanh hay đầu tƣ vào doanh nghiệp khác,… trong đó, đặc biệt chú trọng đến cơ chế hoạt động cho công ty mẹ trong TĐTC nhằm khơi thông các nguồn vốn, giúp toàn bộ TĐTC phát huy hiệu quả của nguồn vốn huy động. HĐQT của TĐTC đƣợc quyền quyết định chính sách và các biện pháp lớn về tài sản của Tập đoàn. Bản thân TĐTC đƣợc cho phép điều chuyển một số tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên, huy động nguồn quỹ của TĐTC và các doanh nghiệp thành viên để đầu tƣ, phát triển tài sản. Đây chính là những nét đặc thù trong cơ chế quản lý tài sản đối với TĐTC. Tuy nhiên, hiện nay các TĐTC cũng thực hiện quản lý sử dụng vốn của TĐTC trong quan hệ nội bộ trên cơ sở không can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp thành viên. Tóm lại, cơ chế quản lý đầu tƣ cần đƣợc lƣu ý nhất trong cơ chế quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Nếu cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc hoàn hảo thì TĐTC sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro về vốn khi đầu tƣ, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho TĐTC. Nhà nƣớc quy định áp dụng cơ chế đầu tƣ và quan hệ hợp đồng kinh tế trong tất cả các mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ – công ty mẹ của TĐTC, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trong TĐTC. Công ty con sử dụng vốn, công nghệ, thƣơng hiệu của công ty mẹ đều đƣợc thể hiện qua các hợp đồng kinh tế và trong đó các công ty con phải thanh toán các khoản chi phí để đƣợc sử dụng; Công ty mẹ sử dụng vốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 của nhà đầu tƣ phải thanh toán các khoản chi phí để đƣợc sử dụng cho nhà đầu tƣ. 2.2.2.3. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của Nhà nƣớc là cơ chế điều hành quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận do Nhà nƣớc quy định tùy theo tính chất sở hữu của TĐTC. Đối với TĐTC thuộc sở hữu nhà nƣớc thì cơ chế quản lý doanh thu, chi phí phân phối lợi nhuận do Nhà nƣớc quyết định, nhƣng nội hàm của cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đều hàm chứa các vấn đề sau:  Cơ chế quản lý chi phí: Cơ chế quản lý chi phí là một nội dung hết sức quan trọng trong cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Đây là yếu tố có liên quan trực tiếp đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập chịu thuế của cả Tập đoàn, do vậy có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của các chủ sở hữu trong TĐTC. Khác với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp nói chung và TĐTC nói riêng đƣợc phép tự giải quyết các vấn đề sử dụng vốn tối ƣu (với chi phí thấp nhất). Việc quản lý chi phí đối với TĐTC đƣợc phép quản lý chi phí thông qua các cơ chế quản lý chi phí do TĐTC ban hành, dựa trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc về quản lý chi phí và căn cứ vào đặc thù kinh doanh của TĐTC. Việc quản lý chi phí đối với TĐTC cũng phụ thuộc nhiều vào cơ chế tổ chức hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ mức độ sở hữu chi phối lẫn nhau trong TĐTC. Quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay của TĐTC nói riêng bao gồm: chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tƣ đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lƣơng hay tiền công và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh các hoạt động tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán của TĐTC trong một thời kỳ nhất định. Chi phí tài chính là chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tƣ vốn, huy động vốn, hoạt động tài chính khác của TĐTC trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí trả lãi tiền vay vốn kinh doanh trong kỳ; chi phí liên quan đến tiến hành cho các tổ chức hay doanh nghiệp khác vay vốn, các chi phí khác có tính chất bất thƣờng, chi phí về thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ,… Nhà nƣớc quy định việc tính toán, phân bổ các loại chi phí và hạch toán chi phí của TĐTC. Chi phí tiền lƣơng cho ngƣời quản lý là một nội dung quan trọng trong cơ cấu chi phí của TĐTC. Việc hạch toán chi phí tiền lƣơng ngƣời quản lý liên quan đến quản trị doanh nghiệp, ngƣời đại diện vốn. Nhà nƣớc có các quy định khung đối với cơ chế trả lƣơng cho thành viên quản lý của TĐTC: thành viên của HĐQT, Ban kiểm soát, ngƣời đại diện vốn theo mức độ tham gia điều hành, quản trị doanh nghiệp hoặc kiêm nhiệm. Trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc, TĐTC thực hiện xây dựng thang bảng lƣơng, thù lao cho thành viên quản lý trong tập đoàn.  Cơ chế quản lý doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu là khâu đƣợc thực hiện sau quá trình cung cấp sản phẩm (tuy nhiên đối với TĐTC có kinh doanh bảo hiểm thì lại áp dụng quy trình ngƣợc, doanh thu là khâu đƣợc thực hiện trƣớc khi phát sinh chi phí, cung cấp dịch vụ bảo hiểm). Nó giúp cho TĐTC thu hồi vốn, xác định đƣợc kết quả và tái kinh doanh ở chu kỳ tiếp theo. Khi doanh thu của TĐTC tăng cũng có nghĩa là TĐTC đã có chỗ đứng trên thị trƣờng, đã chiếm lĩnh đƣợc thị phần, thu đƣợc lợi nhuận, tạo đƣợc vị thế và uy tín của mình trên thị trƣờng. Doanh thu còn là nguồn tài chính giúp TĐTC trang trải các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh của TĐTC đƣợc diễn ra liên tục và tạo ra lợi nhuận, tăng tích tụ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 tập trung cho TĐTC. Cũng nhƣ các doanh nghiệp, TĐTC đƣợc phép tính doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động đầu tƣ tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Tuy nhiên, do tính chất sở hữu đa dạng và phức tạp về hình thức liên kết trong TĐTC nên Nhà nƣớc sẽ có các quy định hạch toán kế toán riêng. Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, hạch toán tập trung doanh thu. Đối với các đơn vị hạch toán độc lập thì việc quản lý doanh thu thƣờng hƣớng theo mục đích quản trị, tổng hợp số liệu thông qua hợp nhất để có một chiến lƣợc tổng thể chung của TĐTC. Tƣơng tự nhƣ với chi phí, doanh thu của TĐTC bao gồm doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính, bao gồm: doanh thu từ lãi cho vay, doanh thu phí bảo hiểm, thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia, doanh thu từ các khoản đầu tƣ nhƣ chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tƣ, các khoản đầu tƣ dài hạn khác,…. Nhà nƣớc ban hành các chính sách kế toán liên quan đến các hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng để quản lý doanh thu của TĐTC.  Cơ chế phân phối lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của TĐTC, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà TĐTC bỏ ra để đạt đƣợc thu nhập đó. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của TĐTC, quyết định sự tồn tại và phát triển của tập đoàn. Một trong những mục tiêu hàng đầu của TĐTC là lợi nhuận, và là đích cuối cùng mà TĐTC phải vƣơn tới nhằm đảm bảo sự sinh tồn phát triển và thịnh vƣợng của mình. Mặt khác, lợi nhuận là nguồn lực tài chính quan trọng đảm bảo doanh nghiệp tăng trƣởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời là nguồn thu quan trọng của NSNN, là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động. Là kết quả từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của TĐTC, nên lợi nhuận cũng bao gồm lợi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 nhuận từ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Việc phân phối lợi nhuận trong TĐTC không phải là việc phân chia theo số học một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn, giữa TĐTC với Nhà nƣớc và ngƣời lao động. Nhìn chung, Nhà nƣớc quy định lợi nhuận đƣợc phân phối theo hƣớng chủ yếu nhƣ sau: Bù đắp phần bị lỗ của năm trƣớc (nếu có) theo quy định của luật Thuế TNDN; Nộp thuế TNDN; Phần lợi nhuận sau thuế còn lại căn cứ vào quy định của Nhà nƣớc, TĐTC thực hiện việc phân phối để trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển. Tập đoàn giữ lại một phần để tái đầu tƣ, trích các quỹ khen thƣởng, phúc lợi để động viên, khuyến khích ngƣời lao động, trích quỹ thƣởng Ban điều hành của Tập đoàn do có thành tích điều hành tập đoàn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Phù hợp với cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, Nhà nƣớc quy định TĐTC đƣợc phép phân phối lợi nhuận nhƣ sau: + Cơ chế lợi nhuận theo hình thức tập trung: TĐTC đƣợc phép quản lý và hạch toán tập trung lợi nhuận, tức là xác định và tổ chức hạch toán lợi nhuận tập trung cho toàn bộ TĐTC, sau đó mới thực hiện phân phối lợi nhuận cho các đơn vị thành viên, trƣờng hợp này thƣờng áp dụng đối với những tập đoàn mà tính chất sản phẩm của các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết với nhau, các doanh nghiệp thành viên có mối liên hệ chặt chẽ. + Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức phân tán: TĐTC đƣợc phép quản lý lợi nhuận theo hƣớng các doanh nghiệp thành viên đƣợc tự xác định lợi nhuận, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. TĐTC chỉ đóng vai trò điều tiết chung về thị trƣờng chính hay thực hiện xây dựng các mục tiêu phát triển chiến lƣợc. + Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp: TĐTC đƣợc phép vận dụng cả hai hình thức trên tạo ra cơ chế quản lý lợi nhuận vừa tập trung Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 vừa phân tán. Một số doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chỉ phụ thuộc một cách tƣơng đối vào sự kiểm soát của TĐTC về quan hệ lợi nhuận kinh doanh; Một số doanh nghiệp thành viên chịu sự quản lý theo nguyên tắc TĐTC quản lý và hạch toán tập trung toàn bộ hoặc một phần lợi nhuận. Song song với nó là các doanh nghiệp thành viên này cũng đƣợc phép tiến hành quản lý và hạch toán phần lợi nhuận còn lại của mình và thực hiện phân phối kết quả bằng phần lợi nhuận đó. Theo đó, trong mô hình công ty mẹ - công ty con phổ biến hiện nay, kết quả tài chính của các công ty thành viên đƣợc tập trung tại công ty mẹ, theo quy định sau: - Đối với công ty con là công ty do công ty mẹ đầu tƣ 100% vốn điều lệ (công ty TNHH 1 TV): công ty con nộp lợi nhuận cho công ty mẹ theo chỉ tiêu do công ty mẹ giao, dựa trên cơ sở tỷ lệ phần trăm nhân (x) vốn chủ sở hữu. - Đối với công ty con là công ty do công ty mẹ đầu tƣ dƣới 100% vốn điều lệ (công ty cổ phần): cổ tức đƣợc chia theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Đối với công ty liên kết: cổ tức đƣợc chia theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Tóm lại, vấn đề phân phối lợi nhuận đối với TĐTC là hoạt động tài chính quan trọng. Khác với các DNNN, đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc phân phối sử dụng lợi nhuận còn lại hoàn toàn do chủ sở hữu của doanh nghiệp tự quyết định, trên cơ sở định hƣớng của Nhà nƣớc đối với việc sử dụng số lợi nhuận còn lại. HĐQT của TĐTC đƣợc phép tự quyết định mức trích từ lợi nhuận còn lại trích lập quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác theo quy định; số còn lại đƣợc chia cho các bên tham gia đầu tƣ dựa vào tỷ lệ góp vốn của các bên. Hay nói một cách khác, quyền sở hữu vốn trong doanh nghiệp là nền tảng quyết định nội dung phân phối lợi nhuận còn lại. Về nguyên tắc, chủ sở hữu đầu tƣ vốn vào kinh doanh, sau khi trang trải đầy đủ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 các chi phí và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật thì đƣợc hƣởng toàn bộ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn lại đƣợc sử dụng một phần để chia lãi cổ phần cho các cổ đông, phần còn lại là lợi nhuận không chia, đƣợc sử dụng để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và sử dụng một phần làm quỹ khuyến khích vật chất cho ngƣời lao động dƣới các hình thức lập các quỹ khen thƣởng, phúc lợi. 2.2.2.4. Cơ chế giám sát tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Cơ chế giám sát hoạt động tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC đƣợc thể hiện trƣớc hết bằng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát đƣợc thiết lập một cách chi tiết, đầy đủ, cụ thể từ khâu lập, tổng hợp, phân tích so sánh và đánh giá theo một trình tự rõ ràng minh bạch, giúp cho các nhà quản lý phân tích toàn diện chính xác các hoạt động của TĐTC. Hệ thống thông tin quản lý giám sát đƣợc tin học hóa cao đảm bảo tối mật và kịp thời trong quá trình điều hành. Nhờ hệ thống thông tin giám sát và các hƣớng dẫn cụ thể, các cấp quản lý cao cấp của TĐTC có thể điều hành chỉ đạo và quyết định những biện pháp kinh doanh kịp thời, hiệu quả. Việc nghiên cứu cơ chế giám sát tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC đƣợc xem xét trên hai giác độ: Nhà nƣớc giám sát tài chính đối với TĐTC bằng cơ chế QLTC và TĐTC đƣợc phép xây dựng cơ chế kiểm soát trong nội bộ theo từng dạng mô hình TĐTC cũng nhƣ quan hệ sở hữu trong TĐTC.  Nhà nƣớc giám sát tài chính đối với TĐTC Nhà nƣớc giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và với TĐTC nói riêng thông qua cơ chế QLTC. Bên cạnh cơ chế QLTC, Nhà nƣớc còn thực hiện ban hành các quy định về Luật kế toán, điều lệ tổ chức kế toán, Luật Kiểm toán,…việc ban hành chế độ hạch toán kế toán là một công cụ giúp Nhà nƣớc kiểm soát TĐTC. Thông tin hạch toán kế toán của TĐTC đƣợc cung cấp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để phục vụ cho việc ra quyết định. Đối với Nhà nƣớc, thông qua các cơ quan quản lý Nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 nƣớc, sử dụng các số liệu tài chính kế toán trên cơ sở phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính mà Nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc, tình hình chấp hành cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đối với TĐTC và kiểm soát tình trạng hoạt động của TĐTC. Nhờ những thông tin mang tính kiểm soát quản trị mà Nhà nƣớc có thể điều chỉnh hoặc tác động bằng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi đối với TĐTC. Hàng năm, Nhà nƣớc quy định TĐTC phải công bố công khai báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của TĐTC đối với các đối tƣợng liên quan. Việc công khai báo cáo tài chính không chỉ cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà còn nhằm mục đích giúp các nhà đầu tƣ, ngƣời lao động biết đƣợc tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức thu nhập và các quyền lợi khác, giúp giám sát bộ máy lãnh đạo của TĐTC, tạo niềm tin cho ngƣời lao động và nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc căn cứ các báo cáo nhận đƣợc, thực hiện đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TĐTC để có biện pháp tăng cƣờng quản lý; Các nhà đầu tƣ căn cứ báo cáo, nghiên cứu và đƣa ra quyết định đầu tƣ vào TĐTC; Các chủ nợ có thể đánh giá khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn của TĐTC. Tùy từng đối tƣợng và mục đích của việc cung cấp thông tin mà TĐTC đƣợc công khai thông tin tài chính của mình ở một mức độ thích hợp. Các phƣơng thức giám sát tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC phổ biến gồm 4 loại sau (Phụ lục 1): - Giám sát theo thể chế là loại mô hình quản lý giám sát truyền thống. Tƣ cách pháp nhân của thể chế tài chính sẽ quyết định cơ quan giám sát. Mô hình này có nhƣợc điểm không thống nhất đƣợc việc áp dụng quy định của các cơ quan giám sát khác nhau cho cùng một thể chế; Khó phối hợp quản lý giám sát, đặc biệt trong trƣờng hợp TĐTC đa ngành. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 - Giám sát theo chức năng là việc công tác quản lý, giám sát tài chính đƣợc quyết định bởi hoạt động kinh doanh của thể chế tài chính chứ không đƣợc quyết định bởi tƣ cách pháp nhân. Mỗi một loại hình kinh doanh sẽ có cơ quan giám sát tƣơng ứng. Những lợi thế mà mô hình mang lại gồm (1) áp dụng quy tắc thống nhất với cùng một loại hoạt động kinh doanh không liên quan đến hoạt động của thực thể; (2) mô hình cho phép xác định và giám sát một cách đầy đủ các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, giống nhƣ mô hình thể chế, mô hình này cũng hạn chế (1) trong việc phân loại cụ thể sản phẩm dịch vụ tài chính với trách nhiệm của cơ quan giám sát, trong khi những sản phẩm phái sinh, liên kết xuất hiện ngày càng nhiều; (2) việc phối hợp giữa nhiều cơ quan giám sát dẫn đến mất thời gian, công sức và có những khoảng trống không đƣợc giám sát. - Giám sát hợp nhất là mô hình có một cơ quan giám sát duy nhất thực hiện công tác giám sát toàn bộ 3 lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm. Thực tế, đây là mô hình phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống tài chính với lợi thế chi phí hoạt động thấp. Mô hình giám sát hợp nhất chia làm 2 loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất một phần. Mô hình giám sát hợp nhất chỉ gồm một cơ quan giám sát, thực hiện giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính và thị trƣờng vốn. Còn trong mô hình giám sát hợp nhất từng phần, cơ quan giám sát thực hiện giám sát 2 trên 3 lĩnh vực [73]. - Giám sát lưỡng đỉnh hoạt động dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu và có sự phân biệt trong cơ quan giám sát: một cơ quan chuyên về giám sát độ an toàn và khả năng tài chính, một cơ quan giám sát đạo đức kinh doanh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Mô hình này nhằm khắc phục những yếu điểm của mô hình kết hợp khi chỉ có duy nhất một nhà quản lý giám sát. Mô hình này thừa kế đƣợc những điểm mạnh của mô hình giám sát kết hợp và mở rộng phạm vi giám sát đến việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.  Giám sát tài chính của chủ sở hữu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 Nhà nƣớc quy định các cổ đông (chủ sở hữu) thông qua đại diện của mình tại HĐQT để thực hiện kiểm soát tài chính đối với tập đoàn bằng quyền biểu quyết thông qua hoặc không thông qua những vấn đề lớn, quan trọng của tập đoàn nhƣ: đề án chiến lƣợc phát triển của tập đoàn; phƣơng án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; phƣơng án phân phối lợi nhuận còn lại của tập đoàn; phƣơng án bố trí nhân sự cấp cao của tập đoàn; các kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm do TGĐ trình; kiểm tra, giám sát TGĐ trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc; thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Cơ sở pháp lý làm nền tảng để thực hiện giám sát tài chính là quyền tài sản (sở hữu vốn điều lệ) của cổ đông đối với TĐTC (công ty mẹ). Cấu trúc sở hữu có 2 hình thức cơ bản: - Có một chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần chi phối: theo hình thức này, chủ sở hữu sẽ nắm 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ để chi phối hoạt động của TĐTC thông qua công ty mẹ. Thông thƣờng, Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối hoặc toàn quyền quyết định đối với hoạt động của TĐTC (Sơ đồ 2.2). Sơ đồ 2.2. Mô hình một chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần chi phối Nhà nƣớc nắm 100% vốn điều lệ/ nắm cổ phần chi phối (cq đại diện CSH) Công ty mẹ của TĐTC - Có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tƣ: theo hình thức này, sẽ có nhiều cổ đông là Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân tham gia. Tỷ lệ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc không nắm quyền chi phối hoặc không tham gia đầu tƣ. Cổ đông có quyền giám sát tài chính trên phạm vi vốn góp. Đây là mô hình đa dạng và phức tạp của TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53 Sơ đồ 2.3. Mô hình có nhiều chủ sở hữu tham gia đầu tƣ Cổ đông (CQ đại diện CSH Nhà nƣớc đầu tƣ) Cổ đông (DNNN đầu tƣ) Cổ đông (tổ chức/DN nƣớc ngoài) Cổ đông (Cá nhân) Công ty mẹ của TĐTC  Cơ chế giám sát tài chính trong nội bộ TĐTC TĐTC đƣợc phép thực hiện giám sát tài chính trong nội bộ thông qua mức độ sở hữu trong tập đoàn. Mức độ sở hữu quyết định tính chất chi phối của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, tức là thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối các doanh nghiệp thành viên, TĐTC giám sát các doanh nghiệp thành viên bằng các chính sách và biện pháp quản lý phù hợp. Trên thực tế, các TĐTC thƣờng chia các doanh nghiệp thành viên của mình thành nhiều loại khác nhau để thuận tiện cho việc giám sát tùy thuộc vào vị trí hay tầm quan trọng và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp thành viên, nhằm hƣớng đến các doanh nghiệp thành viên thực hiện các mục tiêu chung của TĐTC, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp thành viên chủ chốt của TĐTC, chống lại sự thôn tính của các TĐTC khác. Tóm lại, để đảm bảo việc QLTC của TĐTC có tính thống nhất chung, phát huy đƣợc tự chủ tài chính và nâng cao hiệu quả cho TĐTC, giảm thiểu các rủi ro cho cả hệ thống nền kinh tế, Nhà nƣớc xây dựng một cơ chế QLTC phù hợp với đặc thù của mỗi TĐTC, không cứng nhắc vì đặc trƣng của TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực bảo hiểm có những điểm riêng, theo yêu cầu luật pháp của Nhà nƣớc tạo môi trƣờng kinh doanh cho TĐTC, giúp cho TĐTC nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng tích tục tập trung, nâng cao nguồn lực để tồn tại phát triển và cạnh tranh thành công, đủ sức chống đỡ các rủi ro của ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54  Một số các chỉ tiêu thực hiện giám sát tài chính của Nhà nƣớc gồm: - Chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tƣ của TĐTC vào các hoạt động, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (tài chính và phi tài chính). - Chỉ tiêu về huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ dài hạn của TĐTC gồm: tính khả thi của các phƣơng án huy động vốn dài hạn; tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tƣ và KH kinh doanh dài hạn; tình hình và tiến độ thực hiện các KH huy động vốn cũng nhƣ tiến độ triển khai các dự án đầu tƣ, các KH kinh doanh dài hạn,… - Chỉ tiêu về bảo toàn và phát triển số vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ vào TĐTC (công ty mẹ) gồm: quy định về số vốn và tỷ lệ vốn Nhà nƣớc ban đầu vào doanh nghiệp; số vốn và tỷ lệ vốn Nhà nƣớc hiện tại ở doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trƣởng vốn Nhà nƣớc;… - Chỉ tiêu về hiệu suất và hiệu quả hoạt động của TĐTC: mức đạt đƣợc của các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn (đặc biệt là các chỉ tiêu ROE, ROA), mức đóng góp vào NSNN từ các TĐTC; hiệu quả đạt đƣợc khi thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của TĐTC;… - Chỉ tiêu về tình hình tài chính của TĐTC (mức độ lành mạnh và an toàn về tài chính; đánh giá rủi ro tài chính) và các biện pháp quản trị rủi ro tài chính của TĐTC đã và đang áp dụng. Các chỉ tiêu này theo quy định riêng của mỗi lĩnh vực: + Các chỉ tiêu giám sát về đảm bảo an toàn vốn trong lĩnh vực ngân hàng gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ khả năng chi trả (tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày), tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi. + Các chỉ tiêu giám sát về khả năng thanh toán trong lĩnh vực bảo hiểm: biên khả năng thanh toán tối thiểu, biên khả năng thanh toán. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 + Các chỉ tiêu giám sát về an toàn tài chính trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tƣ: tỷ lệ vốn khả dụng, giá trị rủi ro thị trƣờng,… Đối với nội bộ TĐTC: để đáp ứng các yêu cầu giám sát tài chính của Nhà nƣớc (bao gồm chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nƣớc), bản thân TĐTC sẽ phải tổ chức hệ thống quản lý, giám sát tài chính nội bộ (thông qua Ban kiểm soát nội bộ) để chủ động giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản của TĐTC cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của tập đoàn. Trong đó, các chỉ tiêu giám sát gồm: + Tình hình chấp hành quy định về quản lý, sử dụng vốn và tài sản TĐTC của các cá nhân và bộ phận trong tập đoàn. + Hoạt động quản trị TĐTC: Tính đúng đắn, hợp lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đƣa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh + Tình trạng tài chính của TĐTC: cơ cấu vốn – nguồn vốn, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, trích lập dự phòng, tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập sử dụng các quỹ trong TĐTC, tình hình quản trị rủi ro, hiệu quả hoạt động của TĐTC. + Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, gửi ngƣời đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc trƣớc khi trình lên cơ quan đại diện chủ sở hữu, và các cơ quan quản lý chuyên ngành. 2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Có nhiều tiêu chí đánh giá tính hữu dụng của cơ chế QLTC đối với các TĐTC. Tuy nhiên, ở tầm khái quát, để có thể đánh giá tính hữu dụng, tính hiệu quả của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC bằng các tiêu chí sau:  Bảo toàn vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ và phát triển nguồn lực tài chính, giá trị tài sản của TĐTC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 Bảo toàn vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ, phát triển nguồn lực tài chính và giá trị tài sản của TĐTC vừa là mục tiêu vừa là phƣơng tiện để phát triển TĐTC của Nhà nƣớc. Một cơ chế QLTC của Nhà nƣớc hữu dụng đạt hiệu quả phải là một cơ chế có tác dụng bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nƣớc, vận dụng linh hoạt nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phải đảm bảo sự phát triển nguồn lực tài chính trong các TĐTC để nâng cao năng lực tài chính, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các TĐTC.  Bảo đảm chế ngự đƣợc những rủi ro về hoạt động tài chính của các TĐTC Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là trong cơ chế thị trƣờng, hoạt động tài chính trong các TĐTC không phải lúc nào cũng thuận lợi mà ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC phải đƣa ra những quy định về dự phòng, về đảm bảo an toàn tài chính tối thiểu, về đảm bảo tính thanh khoản và xử lý các rủi ro về tài chính, đồng thời các quy định phải phù hợp với thông lệ quốc tế và theo kịp sự phát triển của TĐTC trong thời kỳ hội nhập.  Đảm bảo cho các TĐTC chủ động trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính đạt hiệu quả cao, đồng thời có tác dụng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của TĐTC. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tài chính trong các TĐTC là cơ sở để mở rộng và tăng quy mô hoạt động của các TĐTC. Một cơ chế QLTC của Nhà nƣớc hiệu quả khi vừa khuyến khích vừa tạo ra áp lực để các TĐTC hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật. Đồng thời có thể kiểm tra, giám sát thuận tiện, kịp thời, và chặt chẽ mọi hoạt động của TĐTC.  Hỗ trợ, thúc đẩy các TĐTC nâng cao năng lực cạnh tranh Đây là tiêu chí quan trọng của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Trong điều kiện cạnh tranh nhƣ hiện nay, năng lực cạnh tranh đảm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 bảo sự tồn tại và phát triển của các TĐTC, giúp cho các TĐTC mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt có đủ khả năng để hội nhập, hoạt động kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu chí này không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho TĐTC mà còn mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia, góp phần tăng thu NSNN và đảm bảo nền tài chính vững mạnh. 2.2.3. Tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Tổ chức QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC có tính quyết định trong hiệu quả của hoạt động quản lý. Mặc dù tùy thuộc thể chế chính trị và mô hình kinh tế của mỗi quốc gia sẽ có bộ máy QLTC đối với TĐTC có vốn Nhà nƣớc khác nhau, nhƣng nhìn chung tập trung theo 03 mô hình: - Mô hình phân tán: việc quản lý, giám sát tài chính đối với TĐTC có vốn Nhà nƣớc đƣợc giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu là các bộ quản lý ngành, và tiếp tục đƣợc phân cấp cho cá nhân làm đại diện chủ sở hữu tại TĐTC. Theo đó, hoạt động quản lý, giám sát phân ra làm nhiều tầng lớp, do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân làm đại diện quản lý, giám sát tài chính trên phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ. Ƣu điểm của mô hình phân tán là (i) các Bộ quản lý ngành có chuyên môn cao theo từng lĩnh vực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát cũng nhƣ đề ra các chính sách có liên quan và (ii) có đầu mối là các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu đối với từng TĐTC. Nhƣợc điểm rõ nhất của mô hình là (i) khó khăn trong tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng khác của Nhà nƣớc dẫn đến mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và chức năng hoạch định chính sách, trách nhiệm sở hữu và trách nhiệm giải trình phân tán; (ii) khó xác định đối tƣợng điều hành doanh nghiệp vì dễ nhầm lẫn về chức năng, nhiệm vụ của Bộ quản lý ngành và HĐQT do mức độ can thiệp sâu, rộng của Bộ quản lý ngành vào các hoạt động kinh doanh của tập đoàn; (iii) thiếu sự giám sát tập trung đối với tập Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 đoàn dẫn đến làm tăng cơ hội sử dụng tài sản Nhà nƣớc sai mục đích và không hiệu quả. - Mô hình kép: bên cạnh việc Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với TĐTC còn có một Bộ tổng hợp (thƣờng là Bộ Tài chính) tham gia phối hợp các Bộ chủ quản do tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp, của TĐTC trong nền kinh tế cũng nhƣ đối với các mục tiêu tài chính khác. Hai Bộ sẽ cùng chịu trách nhiệm, Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ về phê duyệt nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp, tập đoàn, các khoản trợ cấp, các giao dịch tài chính lớn hàng năm và giám sát các hoạt động tài chính của tập đoàn. Bộ trƣởng Bộ Tài chính trên cơ sở tham khảo hoặc chủ động phối hợp với các bộ quản lý ngành sẽ chịu trách nhiệm về các chức năng đặc biệt của chủ sở hữu nhƣ Bổ nhiệm thành viên HĐQT, thực hiện báo cáo tổng hợp về khu vực này. Mô hình này cũng góp phần nâng cao vai trò cũng nhƣ quyền lực của Bộ Tài chính. Ƣu điểm của mô hình: (i) giảm xung đột lợi ích khi vai trò của các Bộ trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đƣợc quy định rõ hơn, (ii) có thể thực hiện giám sát về mục tiêu, định hƣớng, chiến lƣợc và kế hoạch (từ Bộ Quản lý ngành) và về tài chính (từ Bộ Tài chính). Nhƣợc điểm của mô hình: (i) khi xảy ra bất đồng giữa hai Bộ có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của TĐTC; (ii) Vai trò của Bộ Tài chính chỉ tập trung vào thực hiện giám sát, quản lý, định hƣớng về lĩnh vực tài chính trong khi các chức năng, nhiệm vụ khác vẫn theo hƣớng phân tán (ii) các ngành có sự hiện diện của tập đoàn có vốn Nhà nƣớc có thể đƣợc ƣu đãi hơn so với các ngành chỉ có khu vực tƣ nhân, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các thành phần tham gia trong nền kinh tế. - Mô hình tập trung: Chức năng đại diện chủ sở hữu đƣợc tập trung vào một đơn vị hoặc tổ chức độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ. Theo mô hình tập trung, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giám sát đối với Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 cổ phần Nhà nƣớc tại TĐTC, chịu trách nhiệm thực hiện tất cả những chức năng của chủ sở hữu, không thực hiện chức năng hoạch định chính sách của các bộ quản lý ngành và hoạt động của tập đoàn. Ƣu điểm của mô hình này là (i) sự phân tách rõ ràng các chức năng của các cơ quan trong Chính phủ; (ii) tập trung các chức năng chủ sở hữu ở một cơ quan tạo sự thống nhất và nhất quán của hệ thống chính sách về chủ sở hữu Nhà nƣớc; (iii) tập trung sử dụng tốt các nguồn lực để đánh giá các báo cáo tài chính về sở hữu Nhà nƣớc, tiêu chuẩn đối với các báo cáo khá cao trong tiến trình tập trung hóa chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc; và (iv) việc tập trung chức năng chủ sở hữu cho phép tập trung năng lực và tập hợp các chuyên gia trong các lĩnh vực nhƣ tài chính... Hạn chế của mô hình tập trung là (i) khó khăn trong việc tập trung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý và ở nhiều lĩnh vực khác nhau; (ii) sự chuyển giao nguồn lực từ các Bộ cho cơ quan khác một cách miễn cƣỡng, có thể dẫn tới hiệu quả không cao trong phối hợp triển khai thực hiện mô hình tập trung; (iii) giải quyết các vấn đề của cơ quan tập trung thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu (vị trí, mức độ tự chủ) và mối quan hệ giữa cơ quan này với các Bộ quản lý ngành. Mặc dù mỗi mô hình có những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau, nhƣng xu hƣớng chung hiện nay các quốc gia chuyển sang mô hình tập trung để thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nƣớc trong các tập đoàn có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ. Mô hình này đƣợc đánh giá là ƣu việt nhất trong các mô hình với mục tiêu (1) tách bạch rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu và chức năng hoạch định chính sách, quản lý Nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích, (2) tăng cƣờng tính chuyên nghiệp trong thực hiện vai trò sở hữu Nhà nƣớc; (3) thúc đẩy sự gắn kết và nhất quán trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và trong việc thực hiện vai trò sở hữu của Nhà nƣớc ở tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn có vốn Nhà nƣớc; (4) bảo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 toàn đƣợc tài sản Nhà nƣớc; (5) tăng cƣờng tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm của tập đoàn thông qua tăng cƣờng giám sát. 2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính 2.2.4.1. Nhân tố chủ quan Cơ chế QLTC của TĐTC phải chịu tác động từ các yếu tố chủ quan từ phía Nhà nƣớc nhƣ sau:  Chủ trƣơng, chính sách phát triển của Nhà nƣớc với sự hình thành và phát triển của TĐTC Nhà nƣớc thực hiện chủ trƣơng khuyến khích mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu thì hoạt động tài chính trong TĐTC phải xử lý nhiều mối quan hệ, không chỉ các mối quan hệ tài chính trong hoạt động chính của các TĐTC (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm), mà còn nhiều mối quan hệ tài chính khác, mở rộng ra nhiều ngành khác nhƣ bất động sản, các ngành phi tài chính. Mức độ mở rộng càng lớn bao nhiêu thì các quy định của nhà nƣớc càng phải nhiều bấy nhiêu để giải quyết đƣợc các mối quan hệ phức tạp đó, mà vẫn đảm bảo việc bảo toàn vốn và phát triển vốn của Nhà nƣớc và của TĐTC.  Vai trò điều tiết của Nhà nƣớc thông qua khung khổ pháp luật Theo Adam Smith, Nhà Kinh tế chính trị học Tƣ sản cổ điển Anh ở Thế kỷ XVIII thì không có một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng “hoàn hảo” hoàn toàn do sự chi phối của “bàn tay vô hình”, trái lại, chúng đều vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động kinh tế của xã hội nhằm phát huy những ƣu điểm và khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng. Đối với hoạt động của các TĐTC, Nhà nƣớc có vai trò điều tiết thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách với vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tập đoàn thể hiện qua việc tạo lập, duy trì và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 thúc đẩy môi trƣờng KT-XH cần thiết cho tập đoàn hoạt động, là ngƣời định hƣớng đúng các xu hƣớng phát triển làm tiền đề cho các quyết định của tập đoàn theo các kế hoạch vĩ mô của Nhà nƣớc và kiểm soát hoạt động đối với các TĐTC theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc có tác động trực tiếp đến cơ chế QLTC của TĐTC, nó có tác dụng quy định khung pháp lý cho việc xác lập cơ chế QLTC của tập đoàn.  Cơ cấu tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc Cơ cấu tổ chức bộ máy QLTC của Nhà nƣớc có tác động ảnh hƣởng trực tiếp, quyết định tới việc xác lập cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Nhà nƣớc không thể ban hành cơ chế quản lý cụ thể chung cho mọi tập đoàn, mọi loại hình doanh nghiệp mà chỉ có thể ban hành một số quy định khung để làm cơ sở cho các tập đoàn xây dựng cơ chế QLTC đối với tập đoàn mình. Tuy nhiên, khung pháp lý đó cũng không thể quy định chung, mà cần phải gắn với cơ cấu tổ chức bộ máy, theo chức năng, nhiệm vụ, đối tƣợng và nguyên tắc quản lý mà Nhà nƣớc đề ra. Do đó, với mỗi thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu, quan điểm, tình hình chính trị, KT-XH, sẽ có mô hình bộ máy riêng và từ đó sẽ hình thành nên khung pháp lý về cơ chế QLTC riêng của Nhà nƣớc đối với đối tƣợng điều chỉnh.  Khoa học và công nghệ Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng đối với cả quản lý nhà nƣớc và hoạt động của TĐTC. Hoạt động quản lý tài chính nói chung và hoạt động liên quan đến huy động, sử dụng vốn của tập đoàn nói riêng đòi hỏi phải đƣợc thƣờng xuyên theo dõi, ghi chép, tính toán và xử lý các nội dung kinh tế, tài chính phát sinh thƣờng xuyên, liên tục. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc ghi chép, tính toán, xử lý và truyền đƣa thông tin đƣợc thực hiện thông qua các công cụ tính toán và trợ giúp của công nghệ hiện đại. Vì vậy, nếu các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, TĐTC và các doanh nghiệp thành viên sử dụng hệ thống trang thiết bị tính toán, hỗ trợ hiện đại áp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 dụng cho công việc của mình thì việc thực hiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC sẽ thuận lợi và tốt hơn so với hạn chế ứng dụng công nghệ hiện đại.  Năng lực cán bộ QLTC đối với TĐTC là một hoạt động phức tạp. Cùng với xu hƣớng phát triển của xã hội, với việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết, đòi hỏi cán bộ quản lý, hoạch định chính sách và ngƣời đại diện phải có trình độ và chuyên môn sâu trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; chuyên môn về quản trị tài chính doanh nghiệp và kiến thức về công nghệ thông tin,… để nhằm đáp ứng nhu cầu QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC có mô hình hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc về tài chính và quản trị rủi ro, đáp ứng các cam kết về hội nhập. 2.2.4.2. Nhân tố khách quan  Toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa hợp tác Toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa, hợp tác cạnh tranh cũng là nhân tố tác động không nhỏ đến việc thiết lập, thực thi cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC. Toàn cầu hóa, hội nhập là xu hƣớng khách quan của thời đại trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Là một thực thể của nền kinh tế, hoạt động của các TĐTC chịu sự chi phối của xu hƣớng đó. Xu hƣớng hội nhập, mở cửa, hợp tác, cạnh tranh đặt các TĐTC trƣớc những cơ hội lớn, nhƣng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn trong việc triển khai thực hiện chiến lƣợc hoạt động của mình. Do đó, để đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tránh tối đa những rủi ro cho các TĐTC cũng nhƣ nền kinh tế, Nhà nƣớc phải kịp thời có những quy định phù hợp, theo kịp thời đại và tiệm cận với quy định, nguyên tắc của quốc tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63  Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của Tập đoàn Tài chính Cũng giống nhƣ Nhà nƣớc, cơ cấu tổ chức của một TĐTC cũng có tác động trực tiếp đến quy chế QLTC của nó. Trên cơ sở khung pháp lý quy định chung, đôi khi chỉ quy định mục tiêu và giám sát các TĐTC (Đài Loan), hoặc không có khung pháp luật riêng về TĐTC (Thái Lan, Malaysia, Việt Nam), TĐTC sẽ phải tự xây dựng cho mình một cơ chế QLTC phù hợp để nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.  Hình thức sở hữu của Tập đoàn Tài chính Trong hoạt động của TĐTC, quyền quyết định những vấn đề quan trọng nói chung thuộc về chủ sở hữu tập đoàn, trong đó bao gồm cả vấn đề về cơ chế QLTC. Trên thực tế có hai hình thức sở hữu đối với tập đoàn: - Tập đoàn đơn sở hữu: một số hình thức, biện pháp và công cụ huy động vốn của tập đoàn sẽ bị hạn chế do quan điểm của chủ sở hữu không muốn chia sẻ quyền kiểm soát. Do bị giới hạn một số hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế khả năng huy động vốn cho phát triển tập đoàn. - Tập đoàn đa sở hữu: thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, tập đoàn sẽ có điều kiện huy động đƣợc nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, với hình thức huy động vốn này, tập đoàn dễ bị các tập đoàn khác thôn tính thông qua việc mua lại đa số cổ phần của tập đoàn.  Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Tài chính Để nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐTC, điều kiện cần là phải mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng hoạt động, cung cấp cho xã hội những giá trị mới. Mở rộng quy mô của TĐTC là phải nâng cao đƣợc số lƣợng về vốn, tài sản, thị phần, số lƣợng các công ty thành viên. Để tăng quy mô đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, song điều quan trọng nhất là phải thiết lập và sử dụng một cơ chế QLTC trong nội bộ tập đoàn một cách thích hợp. Một cơ chế QLTC thích hợp không những góp phần huy động đƣợc nhiều nguồn lực tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 chính từ nhiều kênh mà còn phân bổ nguồn lực tài chính đến những hoạt động cần thiết, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp thành viên cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của cả TĐTC. Tác động này đƣợc thể hiện thông qua việc sử dụng cơ chế huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong nội bộ TĐTC, cơ chế phân phối lợi nhuận của TĐTC. Do đó, các quy định về QLTC của Nhà nƣớc chính là cơ sở, là nền tảng để cho các TĐTC vận dụng trong xây dựng quy chế của Tập đoàn, cũng nhƣ tạo thuận lợi cho tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngƣợc lại, các quy chế tài chính của Nhà nƣớc xây dựng mà hỗ trợ đƣợc doanh nghiệp nói chung, TĐTC nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đã thực hiện đƣợc mục tiêu của Nhà nƣớc.  Hệ thống thông tin tài chính của Tập đoàn Tài chính Cơ chế QLTC của một doanh nghiệp không tồn tại và hoạt động riêng lẻ. Một doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh cần phải biết kết hợp hài hòa giữa nhiều cơ chế QLTC, quản lý tài sản, cơ chế phân chia lợi nhuận… Việc kết hợp hài hòa giữa những cơ chế hoạt động này đòi hỏi phải có một hệ thống tông tin khá hoàn chỉnh. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình một nguồn dữ liệu tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thông thông tin liên quan đến tài chính. Hệ thống thông tin này vừa phải đƣợc cập nhật và mở rộng đồng thời cũng phải đƣợc đảm bảo các yêu cầu về mức độ chi tiết của dữ liệu. Thời gian tập hợp dữ liệu ngắn, độ chính xác cao thì mới có thể phục vụ cho yêu cầu QLTC của doanh nghiệp một cách cao nhất. 2.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã diễn ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã lan rộng ra các nền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái toàn cầu với những diễn biến phức tạp. Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu. Thị trƣờng chứng khoán toàn cầu suy giảm mạnh, đặc biệt ở các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (giảm hơn 70%). Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới bị ảnh hƣởng nặng nề, các ngân hàng bị đổ vỡ, sáp nhập, giải thể hoặc quốc hữu hóa tăng nhanh chóng. Lãi suất biến động mạnh do các điều kiện trên thị trƣờng tài chính thế giới ở trong giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhất so với nhiều thập kỷ trƣớc đó, buộc các NHTW các nƣớc phải thực hiện nới lỏng bằng cách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái kinh tế và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Do đó, để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của các TĐTC, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trƣớc những tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng mạnh và lan rộng trên toàn thế giới do xu hƣớng hội nhập kinh tế, quốc tế. Các quốc gia từ lâu đã xây dựng những cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở nƣớc mình, đặc biệt chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo an toàn vốn, tính thanh khoản vốn. 2.3.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia  Cơ chế huy động vốn Khung pháp lý của Chính phủ các nƣớc đều quy định về cơ chế quản lý vốn đối với TĐTC. Trong đó, vốn điều lệ đƣợc một số nƣớc quy định cụ thể và chặt chẽ. Pháp quy định trong Luật Ngân hàng các tổ chức tín dụng cần phải có vốn điều lệ tối thiểu là 5 triệu Euro. Đối với các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, cơ chế huy động vốn đƣợc áp dụng theo nguyên tắc: huy động vốn từ khu vực tƣ nhân, tránh dựa vào khu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 vực công. Trong khi ở Trung Quốc thì ngƣợc lại, vốn Nhà nƣớc chiếm phần lớn trong các TĐTC.  Cơ chế quản lý sử dụng vốn Philippines: Quy định về tỷ lệ đầu tƣ của công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết đƣợc quy định riêng. Theo đó, quy định của Chính phủ Philippines yêu cầu công ty con trong TĐTC phải đƣợc công ty mẹ đầu tƣ chiếm 51% vốn điều lệ trở lên, đối với công ty liên kết, công ty mẹ phải đầu tƣ từ 5% vốn điều lệ trở lên. Đài Loan: Tƣơng tự nhƣ ở Hoa Kỳ, Đài Loan đã ban hành Đạo luật về Tập đoàn tài chính (Financial Holding Company Act) vào năm 2001 để hỗ trợ việc tập trung vốn trong khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính và tăng cƣờng sức cạnh tranh khi Đài Loan gia nhập WTO. Đạo luật nói trên cho phép một tập đoàn có thể đầu tƣ và sở hữu 100% vốn của tất cả các ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Theo đó, các tập đoàn của Đài Loan đều đầu tƣ tất cả nguồn lực tài chính của mình để sở hữu 100% các đơn vị thành viên, bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các tiêu chí an toàn vốn trong quản lý TĐTC: Đài Loan cũng đã công bố quy định về đảm bảo an toàn vốn cho các tập đoàn tài chính – ngân hàng dựa trên các nguyên tắc đánh giá tách bạch từng chi nhánh của ngân hàng. Quy định của OECD đối với TĐTC: Các yêu cầu về vốn và khả năng quản lý: để có thể đƣợc chấp thuận trở thành một FHC, ngân hàng phải chứng thực với FED rằng tất cả các chi nhánh phụ của ngân hàng đều đảm bảo an toàn vốn và đƣợc quản lý tốt. Yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng: một FHC chỉ đƣợc công nhận khi tất cả các chi nhánh phụ phải đƣợc đánh giá ở mức đạt yêu cầu trở lên về tài trợ vốn cho cộng đồng (các hộ gia đình có thu nhập thấp và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 cộng đồng thiểu số) theo quy định tại Đạo luật Tái đầu tƣ Cộng đồng (CRA) đƣợc Quốc hội Mỹ thông qua năm 1977. Những yêu cầu trong việc quản lý tập đoàn tài chính: cho dù có sự hiện diện của cấu trúc tập đoàn tài chính, các quy định pháp lý vẫn yêu cầu đơn vị thành viên là ngân hàng phải: Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của riêng ngân hàng; Có HĐQT riêng và; Tuân thủ những điều kiện kinh doanh (tỷ lệ an toàn vốn, quy tắc cho vay, quản lý rủi ro và các phƣơng thức hạch toán kế toán theo thông lệ). Cơ quan lập pháp châu Âu (FCD) đã ban hành Chỉ thị về TĐTC năm 2002, đƣa ra các yêu cầu về vốn ở cấp tập đoàn, nhằm hạn chế việc một nguồn vốn đƣợc sử dụng nhiều lần bởi các thực thể khác nhau trong tập đoàn. Các ngân hàng có quy mô lớn với tổng tài sản trên 30 tỷ Euro và đƣợc chính quyền quốc gia thành viên coi là quan trọng đối với nền kinh tế chịu sự giám sát của ngân hàng trung ƣơng châu Âu (ECB).  Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận Trong cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, chủ yếu các nƣớc đều quan tâm đến việc ban hành các quy định về chi trả cổ tức hàng năm cho phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các TĐTC. Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về tài chính (Bộ Tài chính) có thẩm quyền quyết định tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt về NSNN đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ. Việc quy định theo hai xu hƣớng: (1) quy định cứng một tỷ lệ theo tỷ trọng vốn đầu tƣ; (2) quy định mềm theo tỷ lệ hàng năm. Cụ thể: Tại Pháp và Ma-rốc, việc phân phối lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ vốn Nhà nƣớc đƣợc quy định hàng năm và theo từng doanh nghiệp do Bộ trƣởng Bộ Tài chính và Bộ Ngân sách – Tái cơ cấu xác định các tỷ lệ trích nộp. Tỷ lệ này là nhƣ nhau cho mọi doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp cổ tức đƣợc trả dƣới dạng cổ phiếu sẽ đƣợc để lại doanh nghiệp tái đầu tƣ, làm tăng tỷ lệ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Tỷ lệ phân chia Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 68 lợi nhuận tại Pháp hàng năm không cố định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và tỷ lệ phần vốn Nhà nƣớc nắm giữ. Thụy Điển phân chia lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ góp vốn tuy nhiên chỉ phân chia từ 30-70% lợi nhuận sau thuế cho cổ đông tùy theo chính sách cổ tức của từng công ty, số còn lại đƣợc để lại tái đầu tƣ. Phần lợi nhuận nhà nƣớc đƣợc hƣởng đƣợc thu về NSNN [145]. Ba Lan thực hiện quy định mềm đối với hoạt động đầu tƣ vốn Nhà nƣớc. Tỷ lệ này có thể thay đổi hàng năm và thông thƣờng Chính phủ vẫn dành lại một phần để tái đầu tƣ vào doanh nghiệp. Bộ Ngân khố quyết định mức cổ tức mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và bối cảnh kinh tế xã hội. Điều 79, Luật Công ty của Chile quy định: Trừ trƣờng hợp thống nhất của các cổ đông có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông, các công ty niêm yết hàng năm chia cổ tức bằng tiền mặt ít nhất 30% lợi nhuận ròng cho năm tài chính tƣơng ứng với số cổ phần của từng cổ đông hoặc theo tỷ lệ vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp trong các văn bản dƣới luật nếu có cổ phần ƣu đãi. Tuy nhiên, đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp đƣợc tái đầu tƣ cho doanh nghiệp mà không thu về NSNN [146]. Trung Quốc: Các khoản thu nhập trong bản dự toán kinh doanh vốn nhà nƣớc [148] bao gồm 6 phần thu nhập, trong đó có Lợi nhuận cổ phiếu, cổ tức, là phần doanh nghiệp cổ phần khống chế nhà nƣớc phân cổ tức, lợi nhuận cổ phiếu. Về tỷ lệ lợi nhuận phải nộp đƣợc phân thành 4 mức là 20%, 15%, 10%, 5% lợi nhuận sau thuế đƣợc thu về Ngân sách Nhà nƣớc, phần lớn lợi nhuận đƣợc để lại doanh nghiệp để tái đầu tƣ, nhằm phát triển doanh nghiệp. Tỷ lệ phân phối lợi nhuận nhƣ sau: Nộp thuế TNDN: 25%; Trả cổ tức cho cổ đông thiểu số: 25%; Trích quỹ, bù đắp lỗ lũy kế hoặc để tăng vốn: 25%; Lợi nhuận trả cho các cổ đông lớn: 25%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 Malaysia, không có quy định cụ thể về mức chia cổ tức, do đó việc phân chia lợi nhuận tùy thuộc vào từng công ty. Việc này gây khó khăn cho chính phủ trong việc xác định phần cổ tức nhận đƣợc từ hoạt động đầu tƣ vốn. Phần Lan áp dụng chính sách cổ tức mềm đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc. Việc quy định tỷ lệ, trả bằng tiền hay cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn để tái đầu tƣ ….Cổ tức trả cho phần vốn góp của nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc sự quản lý và chịu trách nhiệm của Ban chỉ đạo sở hữu nhà nƣớc (the State Ownership Steering Department). Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc New Zealand năm 1986 (State – Owned Enterprises Act 1986) không có quy định cụ thể về tỷ lệ chi trả cổ tức trong các doanh nghiệp nhà nƣớc. Chính sách cổ tức [141] sẽ do HĐQT của doanh nghiệp quyết định dựa trên tỷ lệ góp vốn, lợi nhuận và nhu cầu vốn đầu tƣ. Chính sách cổ tức cần đảm bảo: (1) Cân bằng giữa cổ tức cho cổ đông và lợi nhuận để lại tái đầu tƣ cho năm tiếp theo; (2) Thể hiện đƣợc sự nhất quán và cải thiện trong những năm đã qua. Bộ trƣởng Tài chính có thể gửi thông báo bằng văn bản cho HĐQT để xác định số tiền cần phải trả cho cổ đông Nhà nƣớc tại bất kỳ doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc nào (điều 13b).  Cơ chế giám sát tài chính - Phương thức giám sát: Nhìn chung các nƣớc thực hiện 2 phƣơng thức chính trong giám sát tài chính i) Giám sát của các chủ thể; ii) Giám sát thông qua hệ thống báo cáo. +Đối với giám sát của các chủ thể: Ở cấp quản lý việc thực hiện giám sát thông qua một cơ quan do Quốc hội/ Chính phủ thành lập, hình thành 4 nhóm chủ thể giám sát với mục tiêu giám sát khác nhau: Cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện giám sát về quản trị doanh nghiệp, công khai và minh bạch hoạt động đầu tƣ; Chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp thực hiện giám sát tính hiệu quả trong đầu tƣ, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động đầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 tƣ cũng nhƣ tính bền vững của doanh nghiệp; Hội đồng quản trị thực hiện giám sát việc tạo ra giá trị cho chủ sở hữu, quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro; Đội ngũ quản lý doanh nghiệp thực hiện giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm tạo ra giá trị cho chủ sở hữu. Cụ thể: Chính phủ Đức thực hiện giám sát thông qua việc cử ngƣời vào Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ. Đồng thời, Bộ chủ quản/ Bộ chuyên ngành cũng cử các thành viên nằm trong bộ phận kiểm soát của các doanh nghiệp này. Chính phủ Thụy Điển phân chia cho từng bộ ngành quyền giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ thuộc Bộ. Hàng năm các Bộ phải có báo cáo lên Chính phủ. Ma rốc, Luật số 69-00 năm 2004, Điều 20 quy định Bộ trƣởng Bộ Tài chính đại diện cho Chính phủ thực hiện giám sát vốn đầu tƣ Nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến vai trò quản lý đối với doanh nghiệp đƣợc giao cho Vụ Doanh nghiệp công và tƣ nhân hóa thuộc Bộ Tài chính thực hiện giám sát thông qua hoạt động kiểm toán. Chính phủ Malaysia thành lập Ủy ban Putrajaya, trong đó đứng đầu là Bộ trƣởng Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chính và Văn phòng Thủ tƣớng Chính phủ để thực hiện giám sát đầu tƣ vốn Nhà nƣớc nhằm đảm bảo mục tiêu của Chính phủ đề ra cho từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo đến Bộ trƣởng Bộ Tài chính và Bộ trƣởng có nhiệm vụ báo cáo lên Thủ tƣớng Chính phủ. Trung Quốc: Chính phủ và các cơ quan Bộ có liên quan thực hiện giám sát hoạt động của Công ty TNHH Đầu tƣ Hồi Kim Trung [147] ƣơng nhằm xem xét vai trò của Công ty với tƣ cách là cổ đông lớn của các định chế tài chính Trung Quốc ở trong nƣớc. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng có Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 liên quan có quyền đƣợc cung cấp đầy đủ các kế hoạch và hoạt động của Công ty TNHH Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng. Đối với công ty con do Công ty TNHH Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng đầu tƣ vốn, Công ty cử ngƣời đại diện phần vốn đầu tƣ tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty. Các công ty con bên cạnh gửi các báo cáo theo quy định cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ gửi đồng thời cho Công ty TNHH Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng để thực hiện quản lý, giám sát tài chính. Cơ chế quản lý, giám sát tài chính của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành đƣợc thực hiện thông qua giám sát qua báo cáo bắt buộc và báo cáo kiểm toán độc lập kết hợp với giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ nhằm phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của quốc tế (nhƣ Basel III). +Đối với giám sát thông qua báo cáo: Các nƣớc thực hiện việc giám sát hoạt động đầu tƣ vốn thông qua báo cáo của các doanh nghiệp và có sự phân cấp trong vai trò, trách nhiệm rõ rệt: Các báo cáo của doanh nghiệp theo định kỳ đƣợc gửi cho các cơ quan giám sát hoặc Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Bộ trƣởng hoặc các cơ quan giám sát sẽ trình báo cáo giám sát lên Chính phủ/ Quốc hội để xem xét. New Zealand điều 15 của Luật DNNN về báo cáo thƣờng niên và cổ tức quy định: trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc năm tài chính (năm tài chính ở New Zealand bắt đầu từ 30/6 năm trƣớc đến 30/6 năm sau) HĐQT của các DNNN phải cung cấp cho các Bộ trƣởng (Bộ trƣởng Bộ tài chính và Bộ trƣởng Bộ quản lý ngành) các báo cáo hoạt động (công ty mẹ, công ty con), báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán có đầy đủ các thông tin cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNN. Trung Quốc: Các TĐTC phải thực hiện báo cáo kiểm toán độc lập hàng năm về các tiêu chí tài chính (báo cáo tài chính, tài sản, mức độ đủ vốn, kiểm soát nội bộ và tuân thủ pháp luật) theo quy định của Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ƣơng (PBOC) và Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung quốc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 (CBRC) và gửi báo cáo về cho PBOC và CBRC. Các TĐTC có thể phải thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của CBRC. Ngoài ra, liên quan đến niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, các TĐTC phải nộp báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS) và Chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CAS), đƣợc Công ty kế toán quốc gia kiểm toán. Việc kiểm toán nội bộ trong TĐTC cũng đƣợc yêu cầu thực hiện, đồng thời gửi kết quả cho CBRC, PBOC. Đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, TĐTC cũng phải gửi báo cáo tài chính và hoạt động định kỳ cho Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) và Ủy ban Điều tiết bảo hiểm Trung Quốc (CIRC). Các cơ quan này có thể kiểm tra trực tiếp và yêu cầu báo cáo bổ sung. Giám sát tài chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành là giám sát phối hợp và chia sẻ thông tin giám sát giữa các tổ chức tài chính. - Hệ thống chỉ số giám sát thống nhất gồm các chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng để theo dõi, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp gồm doanh thu, lợi nhuận, EBITDA (Thu nhập trƣớc thuế, trả lãi và khấu hao), cổ tức nhà nƣớc đƣợc nhận từ doanh nghiệp, nợ/EBITDA và nợ/vốn chủ sở hữu. Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính, một số nƣớc, bao gồm cả các nƣớc đang phát triển, các nƣớc Đông Nam Á (Philippines, Indonesia, Singapore) có xu hƣớng xây dựng bộ chỉ số phi tài chính (lao động, tiền lƣơng, quản trị doanh nghiệp…) để thực hiện giám sát hiệu quả hoạt động đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc vào các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm công ích. Tại Pháp, hệ thống báo cáo hàng quý gồm các chỉ tiêu đƣợc dùng để theo dõi, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp gồm: doanh thu, lợi nhuận, EBITDA (thu nhập trƣớc thuế, trả lãi và khấu hao), cổ tức Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ cho Cơ quan quản lý phần vốn góp Nhà nƣớc (APE). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 Liên Bang Nga không can thiệp vào các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà chỉ thực hiện giám sát các giao dịch, thƣơng vụ lớn để có thể xử lý theo pháp luật khi có sai phạm. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc thực hiện trên 4 chỉ tiêu gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn; hệ số nợ phải trả trên lợi nhuận trƣớc thuế (hệ số an toàn là 2-4 lần); doanh thu và lợi nhuận thuần. Trung Quốc: TĐTC phải báo cáo các chỉ số quan trọng theo yêu cầu cho CBRC định kỳ tháng, quý, năm về chất lƣợng tài sản, tình trạng đủ vốn, tình hình cho vay, thu nhập, thanh khoản, kiểm soát nội bộ, quyền sở hữu,…  Mô hình tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Tài chính ở một số quốc gia  Singapore Quy trình quản lý, giám sát đối với TĐTC của Singapore có sự phân tách rõ ràng giữa các cấp. Temasek là DNNN (chịu sự quản lý của Bộ Tài chính đối với phần vốn Nhà nƣớc sở hữu) thực hiện chức năng đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc. Temasek đƣợc quyền quyết định danh mục đầu tƣ của mình cả ở trong và ngoài nƣớc vào những lĩnh vực, ngành nghề không bị cấm [150]. Theo đó, đối với các NHTM hay TĐTC của Singapore, Temasek có thể tham gia đầu tƣ. Theo Luật Doanh nghiệp Singapore quy định, Temasek với vai trò là một cổ đông sẽ chịu trách nhiệm trên phần vốn đầu tƣ vào TĐTC nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nƣớc. Cho đến hiện tại, Temasek vẫn tham gia đầu tƣ vào TĐTC ngân hàng DBS - là một tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia, trong đó Temasek góp 284.145.301 cổ phần (chiếm 11,46%). Bộ Tài chính không thực hiện quản lý hoạt động của Tập đoàn DBS thông qua sở hữu. Chính phủ Singapore cũng phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ về quản lý Nhà nƣớc và quản lý của chủ sở hữu. Theo đó, việc quản lý, giám sát về nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính (ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 74 đƣợc thông qua Ngân hàng Trung ƣơng Singapore (MAS). MAS đƣợc thành lập nhằm thực hiện các chức năng (a) điều hành chính sách tiền tệ, phát hành tiền, giám sát hệ thống thanh toán, và phục vụ với tƣ cách là ngân hàng và cơ quan tài chính của Chính phủ; (b) giám sát liên kết các dịch vụ tài chính và theo dõi sự ổn định tài chính; (c) quản lý dự trữ ngoại hối chính thức của Singapore; và (d) phát triển Singapore với tƣ cách là trung tâm tài chính quốc tế. Luật Ngân hàng sửa đổi năm 2007 đã tăng cƣờng thêm vai trò của MAS trong các nghị quyết về ngân hàng; và mở rộng phạm vi điều tiết của MAS đối với tất cả các cơ quan phát hành thẻ tín dụng hƣớng tới thị trƣờng Singapore, chứ không chỉ với các ngân hàng và các định chế tài chính. Bên cạnh đó, hoạt động của MAS còn đƣợc mở rộng tại các luật quy định về các nhà tƣ vấn tài chính 2001, hay Luật bảo hiểm tiền gửi 2005. Bộ Tài chính có vai trò hạn chế trong việc điều tiết các ngân hàng và các định chế tài chính về mặt nghiệp vụ ngân hàng, vì tất cả quyền hạn giám sát đƣợc giao cho MAS. Tuy nhiên, về mặt tài chính, Bộ Tài chính có vai trò quản lý, giám sát các nguồn lực tài chính của MAS.  Trung Quốc Giống nhƣ Singapore, Trung Quốc chia làm hai mô hình tổ chức bộ máy QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC, bao gồm: mô hình QLTC của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với TĐTC và mô hình QLTC của Công ty TNHH đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc đầu tƣ vào các TĐTC. Thứ nhất: Đối với mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Do các TĐTC đƣợc thành lập và hoạt động thuộc nhiều thành phần kinh tế (nhà nƣớc, tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài) nên khung khổ điều tiết và giám sát tài chính của Trung Quốc tƣơng đối khác biệt so với các nƣớc chỉ tồn tại mô hình TĐTC tƣ nhân. Hệ thống giám sát tài chính của Trung Quốc bao gồm POBC và ba cơ quan giám sát song song hoạt động theo mô hình Ủy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 ban – cơ quan hành chính của Nhà nƣớc (CBRC; CIRC, và CSRC). Các Ủy ban này trực tiếp giám sát các vấn đề nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Đồng thời có sự phối hợp tham gia của 2 cơ quan Tổng cục Quản lý ngoại hối Nhà nƣớc (SAFE) và Bộ Tài chính. Chức năng của các cơ quan này nhƣ sau: - POBC: soạn thảo và thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm hạn chế rủi ro tài chính và duy trì ổn định tài chính. Các nhiệm vụ chính gồm ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm, chính sách tiền tệ, phát hành tiền và quản lý lƣu thông tiền, điều tiết việc cho vay liên ngân hàng và các thị trƣờng trái phiếu liên ngân hàng. - CBRC: giám sát và điều tiết khu vực ngân hàng, bao gồm cả việc giám sát ngân hàng, công ty quản lý tài sản tài chính, công ty ủy thác và đầu tƣ, và các định chế tài chính khác. CBRC có chức năng phê chuẩn thành lập các định chế ngân hàng mới, ban hành các quy định và quy tắc thận trọng cũng nhƣ thực hiện thanh tra, giám sát. CBRC có trách nhiệm phát hiện rủi ro trong khu vực ngân hàng và thiết lập “hệ thống cảnh báo sớm”. - CSRC: theo quy định trong Điều 71 Luật về Luật Pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 15 tháng 3 năm 2000: Cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát và điều tiết thị trƣờng chứng khoán, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tƣ và giảm rủi ro thị trƣờng. - CIRC: Giám sát thị trƣờng bảo hiểm, soạn thảo chính sách, luật và các quy định có liên quan đến giám sát và điều tiết bảo hiểm, chiến lƣợc và kế hoạch ngành bảo hiểm; theo dõi và phê chuẩn thành lập các công ty bảo hiểm; giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; thanh tra kiểm tra đột xuất. - SAFE: Có trách nhiệm ban hành các quy định và phê chuẩn hoạt động ngoại hối của các định chế tài chính trong nƣớc và nƣớc ngoài. - Bộ Tài chính: có trách nhiệm phối hợp trong giám sát tài chính với các cơ quan là các định chế giám sát. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 Thứ hai: Mô hình và cơ chế quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu với TĐTC Mặc dù đã có một hệ thống các văn bản quy phạm đƣợc ban hành và sửa đổi liên quan đến cơ chế quản lý, giám sát tài chính theo chức năng của cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhƣng với số lƣợng các TĐTC có vốn nhà nƣớc đầu tƣ khá nhiều, chiếm tới 70% vốn của ngành ngân hàng, Chính phủ Trung Quốc nhận thấy cần phải quản lý, giám sát các TĐT đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các TĐTC. Do đó, Chính phủ đã cho thành lập Công ty TNHH đầu tƣ tài chính Hồi Kim Trung ƣơng vào năm 2003 theo Luật Công ty của Trung Quốc, đƣợc ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhƣ một nhà đầu tƣ, thay mặt Nhà nƣớc đầu tƣ vào các DNNN lớn trong lĩnh vực tài chính. Từ năm 2007, Công ty Hồi Kim thuộc sự giám sát của Bộ Tài chính (trƣớc đây thuộc giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc), là công ty con của Công ty cổ phần đầu tƣ Trung Quốc (CIC) nhƣng thừa hành chỉ thị của Chính phủ và hoạt động tách biệt với hoạt động đầu tƣ của CIC [148]. Do đƣợc giao nhiệm vụ đầu tƣ cổ phần vào các DNNN lớn trong lĩnh vực tài chính, nên Công ty TNHH đầu tƣ tài chính Hồi Kim Trung ƣơng trong phạm vi vốn góp sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu bảo toàn và tăng giá trị vốn Nhà nƣớc, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Tập đoàn mà công ty đầu tƣ vốn. Đến cuối tháng 6/2016, Công ty TNHH đầu tƣ tài chính Hồi Kim Trung ƣơng đƣợc chuyển giao và nắm giữ cổ phần của nhà nƣớc đầu tƣ vào nhóm bốn ngân hàng nhà nƣớc lớn (Big Four) và các TĐTC: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, TĐTC Everbright, Công ty TNHH bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc,…(Phụ lục 2) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 77 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua nghiên cứu sâu kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC có vốn Nhà nƣớc, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích trong việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam trong tƣơng lai, phù hợp với đặc thù của Việt Nam. - Thứ nhất, các TĐTC dù thuộc sở hữu của thành phần kinh tế nào cũng cần phải được quản lý, giám sát tài chính nhằm đảm bảo tính an toàn của thị trƣờng tài chính, tránh các rủi ro, đổ vỡ hệ thống. - Thứ hai, thực hiện QLTC trên phương diện quản lý Nhà nước theo tính chất chuyên ngành trong các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cần đƣợc áp dụng chung cho tất cả các TĐTC nhằm đảm bảo tính tuân thủ về luật pháp và các chính sách ban hành phù hợp, kịp thời. Mô hình quản lý, giám sát tài chính tùy thuộc vào đặc điểm, mục tiêu của từng quốc gia. Đối với Việt Nam có thể vận dụng theo mô hình giám sát tài chính theo chức năng, tránh xuất hiện các khoảng trống pháp lý hoặc xung đột. - Thứ ba, đối với TĐTC có vốn Nhà nước đầu tư, cần thiết phải có cơ chế QLTC của chủ sở hữu vốn Nhà nước để đảm bảo mục tiêu lợi ích kinh tế của Nhà nƣớc, điều tiết vốn của Nhà nƣớc trong đầu tƣ, kinh doanh hiệu quả, thực hiện các mục tiêu của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc. Phƣơng thức giám sát, mức độ giám sát về tài chính tùy theo tỷ lệ cổ phần Nhà nƣớc đầu tƣ và tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các TĐTC. - Thứ tƣ, xây dựng mô hình cơ quan thực hiện QLTC của Nhà nước trên khía cạnh chủ sở hữu Nhà nước với TĐTC. Mô hình thích hợp là mô hình công ty đầu tƣ vốn, với nhiệm vụ đầu tƣ, quản lý vốn Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính, thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Chính phủ quyết Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 định thành lập và chỉ đạo các hoạt động của công ty đầu tƣ vốn nhằm mục tiêu phát triển, làm lớn mạnh các định chế tài chính có vốn Nhà nƣớc. - Thứ năm, chú trọng xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp nguyên tắc cơ bản của quốc tế để QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC trong phạm vi quốc gia và cơ chế phối hợp giám sát tài chính trong phạm vi quốc tế. - Thứ sáu, một hệ thống các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn vốn của TĐTC trong hoạt động kinh doanh là cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐTC rất quan trọng để phục vụ cho việc giám sát tài chính của các chủ thể đối với TĐTC. Hệ thống các chỉ tiêu cần bao gồm cả chỉ tiêu định lƣợng và chỉ tiêu định tính. - Thứ bảy, giám sát thông qua hệ thống báo cáo vẫn là phương thức giám sát quan trọng đối với các chủ thể quản lý. Số lƣợng báo cáo ở mức độ vừa đủ và và thống nhất về nội dung chung cho các đối tƣợng quan tâm. - Thứ tám, mô hình QLTC của Nhà nước Trung Quốc hiện tại là mô hình đan xen giữa quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu của nhiều chủ thể quản lý, là mô hình phức tạp, do tồn tại nhiều loại hình TĐTC của các chủ thể kinh tế khác nhau, hoạt động trên phạm vi rộng, đầu tƣ đan chéo. Tuy nhiên, hình thái của cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với DNNN nói chung, TĐTC nói riêng ở Trung Quốc có khá nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam hiện tại nên cần đƣợc chú trọng nghiên cứu, tập trung xem xét các điểm thành công và hạn chế, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai xây dựng khung pháp lý quản lý, giám sát TĐTC phù hợp với từng đối tƣợng và đón đầu xu hƣớng hình thành TĐTC – tất yếu sẽ diễn ra ở Việt Nam. Tiến đến hoàn thiện khung pháp lý thông qua Luật hóa việc giám sát TĐTC trong tƣơng lai./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về TĐKT, TĐTC ở các nƣớc, chúng tôi đƣa ra khái niệm về TĐTC: là một TĐKT hoạt động chính và chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, tham gia ít nhất hai trong ba lĩnh vực tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Trong đó, phải có ít nhất một nghiệp vụ tài chính đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của TĐTC. Đặc điểm của TĐTC gồm: đƣợc hình hành trên phƣơng thức tự nguyện hoặc bắt buộc, có cấu trúc đa dạng tổ hợp, hoạt động kinh doanh đa ngành nhƣng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính. TĐTC đa dạng về hình thức sở hữu với mô hình tổ chức chủ yếu là mô hình TĐTC đa năng, công ty mẹ - công ty con kinh doanh, công ty mẹ - công ty con nắm vốn thông qua liên kết vốn. Hoạt động của TĐTC thƣờng có nguy cơ rủi ro cao, mang tính dây truyền, ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế và ngƣời dân. Cách phân loại chủ yếu và thông dụng của TĐTC là mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình này chi phối việc sở hữu trong TĐTC và quyết định cách thức quản lý, giám sát. Cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC là một tổng thể các phƣơng pháp, hình thức và công cụ của Nhà nƣớc đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của TĐTC trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định. Trên cơ sở khái niệm này, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC bao gồm các nội dung về cơ chế quản lý huy động vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, cơ chế giám sát tài chính với hệ thống các chỉ tiêu tài chính, an toàn tài chính, tổ chức QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC. Đồng thời Chƣơng 2 cũng đã đƣa ra đƣợc 4 tiêu chí đánh giá hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc và chỉ ra các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC. Thêm vào đó, kinh nghiệm các nƣớc cho thấy mô hình QLTC của Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với các TĐTC./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1.1. Sự hình thành Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy (Khóa VII) của Đảng khẳng định “Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn với mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới”. Theo đó, chủ trƣơng về thành lập tổng công ty theo hƣớng tập đoàn kinh doanh đã từng bƣớc triển khai bằng những biện pháp cụ thể. Ngày 7/3/1994, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh (Tổng công ty 91). Quyết định này nêu rõ mục tiêu của việc thí điểm để tạo điều kiện thúc đẩy tích vụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các đơn vị đƣợc lựa chọn làm thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh là một số tổng công ty, công ty lớn có mối liên hệ với nhau theo ngành hoặc vùng lãnh thổ, không phân biệt doanh nghiệp do Trung ƣơng hay địa phƣơng quản lý, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trƣờng trong nƣớc và có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra nƣớc ngoài. Đây là văn bản đầu tiên xác lập các tiêu chí về tập đoàn, nhƣng chƣa đề cập đúng bản chất và đặc thù về mô hình, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế, dẫn đế các tổng công ty chƣa thể phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế. Trƣớc thực tế đó, Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) đã xác định nhiệm vụ “Tổng kết mô hình tổng công ty nhà nƣớc, trên cơ sở đó phƣơng án xây dựng các tổng công ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, thực sự là xƣơng sống của nền kinh tế…” [5, tr. 71]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 Sau gần 10 năm thực hiện, vấn đề phát triển tổng công ty thành TĐKT lại đƣợc đặt ra và đƣợc nhấn mạnh. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chủ trƣơng “Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nƣớc, có sự tham gia của các thành phần kinh tế” [6, tr.644]. Cụ thể hóa chủ trƣơng này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa IX) đã đƣa ra định hƣớng “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nƣớc, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nƣớc, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu, triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành một số tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả nhƣ: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng”[ 7,tr.21]. Điều này lại tiếp tục đƣợc khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI “Đẩy mạnh đổi mới cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nƣớc, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nƣớc giữ vai trò chi phối cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc để doanh nghiệp nhà nƣớc thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nƣớc”[8]. Đây là cơ sở quan trọng định hƣớng cho việc hình thành và phát triển các TĐKT, trong đó có TĐTC. Năm 2007, việc thực hiện chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc đánh dấu sự hình thành của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt theo Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg ngày 28/11/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt. TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt đã thực hiện thành công IPO; Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt – Công ty Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 Mẹ đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100111761, giấy chứng nhận này đăng ký thay đổi lần thứ 8 vào ngày 12/8/2015. TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ đầu tƣ thành lập các công ty con kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hiện tại, TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt có 08 công ty con và các công ty liên kết. Trong đó có 03 công ty con 100% vốn hoạt động bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và quản lý Quỹ, các công ty con còn lại có vốn của công ty mẹ đầu tƣ từ 51% trở lên. Kể từ khi thành lập cho đến nay, TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt vẫn là TĐTC duy nhất của Việt Nam đƣợc công nhận. 3.1.2. Đặc trƣng của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Mặc dù chính thức trong thực tế mới chỉ có một TĐTC, nhƣng hoạt động kinh doanh của các NHTM đang dần đi theo xu hƣớng này, trong tƣơng lai gần sẽ tiến đến hình thành TĐTC. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu TĐTC và các mô hình hoạt động “mang hình dáng” của TĐTC hiện nay ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc nắm quyền chi phối đang hoạt động theo mô hình TĐTC và TĐTC hiện nay ở Việt Nam đƣợc gọi chung là TĐTC. Từ đó, luận án có thể rút ra một số các đặc điểm riêng đối với TĐTC ở Việt Nam, cụ thể: Thứ nhất: TĐTC ở Việt Nam được hình thành theo phương thức Nhà nước ra quyết định thành lập và phương thức hoạt động theo mô hình TĐTC. Nhà nƣớc tiến hành đồng thời việc cổ phần hóa toàn bộ tổng công ty Nhà nƣớc và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên; Trong đó Nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối ở công ty mẹ. Điển hình cho phƣơng thức này là Chính phủ ra quyết định thành lập TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt, tiền thân là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Phƣơng thức thứ hai là các NHTM hoạt động theo mô hình TĐTC và có xu hƣớng trở thành các TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 Thứ hai, TĐTC ở Việt Nam chủ yếu hoạt động theo hai mô hình công ty mẹ nắm vốn và công ty mẹ hoạt động kinh doanh chính. Mặc dù đều là mô hình công ty mẹ - công ty con nhƣng phƣơng thức hoạt động của công ty mẹ khác nhau. Với mô hình công ty mẹ nắm vốn, chủ yếu là TĐTC trong lĩnh vực bảo hiểm (TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt); Với mô hình ty mẹ hoạt động kinh doanh chính và thực hiện đầu tƣ vào công ty thành viên chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, công ty mẹ đầu tƣ vào công ty con, công ty thành viên trên 50% vốn điều lệ. Thứ ba, TĐTC ở Việt Nam đa dạng về thành phần kinh tế, trong đó có TĐTC Nhà nước, TĐTC tư nhân và TĐTC nước ngoài. Đối với thành phần kinh tế Nhà nƣớc, TĐTC Nhà nƣớc chủ yếu đƣợc chuyển đổi từ các DNNN trong quá trình cổ phần hóa. Các TĐTC thuộc thành phần này gồm có TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt; 04 NHTM lớn (NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - BIDV, NHTM cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam- VCB; NHTM Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank (100% vốn Nhà nƣớc); NHTM cổ phần Công thƣơng – Vietinbank). Đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc, mô hình các TĐTC ở Việt Nam bao gồm: NHTM cổ phần Á Châu (ACB), NHTM cổ phần Quân đội (MB), NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu (EIB),… Đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm các TĐTC nƣớc ngoài nhƣ: Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ AIA, Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ Prudential,… Thứ tư, TĐTC có vốn Nhà nước thì Nhà nước là cổ đông lớn nhất. Trong các TĐTC, vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ thƣờng trên 50% vốn điều lệ trong công ty mẹ và nắm quyền chi phối. TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt là tập đoàn đầu tiên và cho đến nay là duy nhất mà công ty mẹ đƣợc thành lập theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT Nhà nƣớc. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, trƣớc giai đoạn cổ phần hóa, các NHTM Nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 84 nƣớc thƣờng chiếm 100% vốn Nhà nƣớc đầu tƣ, sau giai đoạn cổ phần hóa bắt đầu từ năm 2006, tỷ lệ vốn Nhà nƣớc góp giảm xuống nhƣng vẫn đủ điều kiện nắm quyền chi phối, trừ Agribank vẫn giữ 100% vốn Nhà nƣớc. Trong đó, “Nhà nƣớc” đƣợc hiểu về mặt tổ chức sẽ gồm nhiều cơ quan và bộ máy quản lý, đƣợc phân cấp Trung ƣơng và Địa phƣơng; ở mỗi cấp lại đƣợc phân tách thành nhiều đơn vị tùy theo sự phân công, phân cấp quản lý. Quyền chủ sở hữu mà đại diện là Chính phủ lại tiếp tục đƣợc ủy quyền, phân cấp cho các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đại diện chủ sở hữu để quản lý, giám sát đối với việc sử dụng vốn – tài sản của Nhà nƣớc đầu tƣ. Đặc điểm về tính phân tán trong thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nƣớc phản ánh tình trạng chƣa rõ ràng trong quản lý, chƣa tách bạch đƣợc vai trò, trách nhiệm giữa quản lý Nhà nƣớc và quản lý của chủ sở hữu. Thứ năm, các TĐTC ở Việt Nam liên kết chủ yếu thông qua quan hệ đầu tư vốn, theo cấu trúc dọc. Đối với TĐTC có vốn Nhà nƣớc, tỷ lệ đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc thƣờng đủ để nắm quyền chi phối các hoạt động của Công ty mẹ. Theo đó, chủ sở hữu có cơ chế kiểm soát và thu nhận lợi ích kinh tế từ khoản đầu tƣ trực tiếp vào công ty mẹ. Công ty mẹ lại thực hiện đầu tƣ một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp con, nên việc kiểm soát và thu nhận lợi ích kinh tế của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua công ty mẹ, và giảm dần theo mức độ đầu tƣ nắm vốn của công ty mẹ và số cấp doanh nghiệp kế tiếp. Thứ sáu, Liên kết trong nội bộ TĐTC thông qua tỷ lệ đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ thông qua việc nắm giữ quyền chi phối (từ 65% vốn điều lệ theo Luật Doanh nghiệp 2014) có vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lƣợc phát triển của các công ty con nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển chung của cả TĐTC. Quyền sở hữu đem lại cho công ty mẹ khả năng chi phối đối với công ty con thông qua việc quyết định về tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động, bổ nhiệm nhân sự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 chủ chốt, cũng nhƣ các vấn đề khác. Để quản lý, các TĐTC ban hành quy chế quản lý ngƣời đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ TĐTC [69], theo đó: Đối với các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ: TĐTC quyết định các vấn đề theo quy định của Luật Doanh nghiệp đƣợc cụ thể hóa trong điều lệ, quy chế QLTC của TĐTC, theo điều lệ và quy chế tài chính của công ty con do công ty mẹ ra quyết định phê duyệt. Công ty mẹ quản lý và định hƣớng chiến lƣợc hoạt động của công ty con. Đối với các công ty con do công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối: Công ty mẹ thực hiện quyền cổ đông theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty con, định hƣớng hoạt động của công ty con thông qua ngƣời đại diện phần vốn. Đối với các công ty liên kết và công ty khác: công ty mẹ thực hiện quyền chủ sở hữu trên phần góp vốn vào các công ty liên kết thông qua ngƣời đại diện phần vốn. Tuy không chi phối các công ty này, nhƣng thông qua ngƣời đại diện phần vốn, ở các mức độ khác nhau, công ty mẹ hƣớng các hoạt động của các công ty này theo chiến lƣợc và định hƣớng chung của TĐTC. Thứ bảy, TĐTC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, trong đó xu hƣớng tập trung vào ngân hàng (các NHTM có vốn Nhà nƣớc) và bảo hiểm (TĐTC – Bảo hiểm - Bảo Việt). Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua các TĐKT Nhà nƣớc đầu tƣ ngoài ngành vào 5 lĩnh vực nhạy cảm, trong đó có ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Tuy nhiên, thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN, tập trung vào các TĐKT, Tổng công ty Nhà nƣớc, Chính phủ đã yêu cầu các TĐKT Nhà nƣớc phải thoái vốn ngoài ngành khỏi 05 lĩnh vực nhạy cảm. Do đó xu hƣớng sẽ chỉ tồn tại các TĐTC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính và TĐTC nƣớc ngoài. Thứ tám, TĐTC hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhƣ các TĐTC trên thế giới, hiệu quả tài chính là mục tiêu hàng đầu của các TĐTC mà chủ sở Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 hữu kỳ vọng khi đầu tƣ và đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ vào TĐTC. Đối với chủ sở hữu là Nhà nƣớc cũng không là ngoại lệ. Đây là một điểm khác biệt của các TĐTC so với đặc điểm chung của các TĐKT Nhà nƣớc ở Việt Nam, thƣờng hƣớng đến nhiều mục tiêu ngoài mục tiêu hiệu quả tài chính, nhƣ: ổn định chính trị, đảm bảo an ninh kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng, miền… Thứ chín, TĐTC chịu rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Cũng giống nhƣ các TĐTC trên thế giới, các TĐTC ở Việt Nam cũng sẽ mang những đặc điểm về rủi ro cao so với các rủi ro riêng lẻ của từng ngành. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vừa qua, mặc dù không có nhiều tác động mạnh đến các TĐTC của Việt Nam nhƣng với tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế nhanh, sâu và rộng nhƣ hiện nay của Việt Nam, các cam kết về tự do hóa thị trƣờng tài chính dự báo những tác động lớn đến TĐTC Việt Nam là không tránh khỏi nếu có khủng hoảng tài chính xảy ra. Do đó, để đảm bảo các TĐTC hoạt động hiệu quả, giảm thiểu đƣợc rủi ro trong toàn hệ thống, đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc, trong đó chú trọng đến quản lý rủi ro là vấn đề quan trọng và cần thiết. Tóm lại, những phân tích trên đây cho thấy trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập nhƣ hiện nay, việc nhận thức và xác định đúng các đặc điểm của TĐTC của Việt Nam là cần thiết. Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc định hƣớng phát triển TĐTC hƣớng đến mở rộng phạm vi sang các nƣớc, cũng nhƣ việc xây dựng chính sách, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đầu tƣ tại các TĐTC phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Do đặc điểm của TĐTC là một nhóm các công ty có tƣ cách pháp nhân hợp lại cùng hoạt động theo một mục tiêu chung, cộng với mô hình chủ yếu của TĐTC ở Việt Nam là hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 nên trong luận án, chúng tôi chủ yếu đi xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty mẹ trong TĐTC. Công ty mẹ hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, có cơ cấu tổ chức quản lý áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, TĐTC có thể chọn một trong hai mô hình [46]: Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trƣờng hợp công ty cổ phần có dƣới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dƣới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Thứ hai, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó, ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Thông thƣờng các TĐTC lớn hoặc TĐTC có vốn Nhà nƣớc sẽ thực hiện theo mô hình thứ 2, các TĐTC tƣ nhân, quy mô nhỏ sẽ lựa chọn theo mô hình thứ nhất. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, Nhà nƣớc quy định cơ cấu tổ chức quản lý đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc). Cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).[47] Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm gồm HĐQT (Hội đồng thành viên), Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc [21] Nhƣ vậy, căn cứ vào quy định trong các văn bản Luật chung và Luật chuyên ngành, cơ cấu tổ chức của TĐTC ở Việt Nam, công ty mẹ của tập đoàn đƣợc tổ chức theo mô hình của công ty cổ phần nhƣ sau (Sơ đồ 3.1): Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Dƣới 11 TV, cổ đông tổ chức < 50% tổng số cổ phần -> có thể có hoặc không có HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHÕNG BAN KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH CÁC PHÒNG, BAN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC PHÒNG, BAN QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Các công ty liên kết trong lĩnh vực tc, phi tc Các công ty con trong lĩnh vực NH, CK, BH Nguồn: Tác giả tổng hợp Trong đó, quyền hạn, nhiệm vụ và vai trò của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của TĐTC sẽ đƣợc thực hiện theo những quy định chung trong Luật Doanh nghiệp và các quy định chi tiết trong các Luật chuyên ngành: - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của doanh nghiệp. ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hƣớng phát triển của Tập đoàn; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần [46, Điều 135]; quyết định về cơ cấu nhân sự, nhiệm vụ, tiền thù lao của thành viên HĐQT và Kiểm soát viên; quyết định về số lƣợng cổ phần mới phát hành; quyết định về chia tách, sáp nhập, đầu tƣ của Tập đoàn. Quy định này trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 chi tiết hơn với 18 điểm quy định. Trong đó quyết định về đầu tƣ, mua, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 89 bán tài sản của doanh nghiệp có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ (khác so với quy định tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trong Luật Doanh nghiệp 2014). Các loại hình công ty đầu tƣ chứng khoán trong Luật Chứng khoán 2006 có cơ cấu tổ chức áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. - Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quyết định cao nhất của doanh nghiệp. ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hƣớng phát triển của Tập đoàn; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần [46, Điều 149]; quyết định về cơ cấu nhân sự, nhiệm vụ, tiền thù lao của thành viên HĐQT và Kiểm soát viên; quyết định về số lƣợng cổ phần mới phát hành; quyết định về chia tách, sáp nhập, đầu tƣ của Tập đoàn; kiểm tra, giám sát các vấn đề trong thẩm quyền của HĐQT. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của HĐQT trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 với 25 điểm, nhiều hơn so với 16 điểm quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Trong đó, HĐQT của TCTD có trách nhiệm thông qua các hợp đồng của TCTD với công ty con, công ty liên kết, với các thành viên trong cơ cấu tổ chức của TCTD có giá trị đến 20% vốn điều lệ của TCTD. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chung về trách nhiệm của HĐQT thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong BCTC gần nhất của công ty. HĐQT phải có từ 05 – 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. HĐQT phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là ngƣời điều hành tổ chức tín dụng. Cá nhân có liên quan hoặc những ngƣời đại diện vốn góp của một cổ đông là tổ chức đƣợc tham gia HĐQT nhƣng không vƣợt quá 1/3 tổng số thành viên HĐQT, trừ trƣờng hợp đại diện vốn Nhà nƣớc. [47, Điều 62]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 - Ban Giám đốc (Tổng giám đốc hoặc Giám đốc): Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các công việc theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đƣợc quy định trong Điều lệ; thực hiện trách nhiệm thành viên HĐQT theo quy định tại Quy chế hoạt động của HĐQT. Song song với việc hình thành các Ủy ban giúp việc thuộc HĐQT, mô hình tổ chức đƣợc xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các Khối chức năng.[46, Điều 157]. TGĐ có quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng và đệ trình các kế hoạch kinh doanh hàng năm của TĐ, trình lên HĐQT; tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh đã đƣợc thông qua; Quyết định những vấn đề không cần có nghị quyết của ĐHĐCĐ hay HĐQT (thay mặt kí kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động SXKD thƣờng xuyên); tƣ vấn cho HĐQT về số lƣợng cán bộ quản lý để tuyển dụng, bổ nhiệm, cũng nhƣ mức tiền lƣơng, thù lao;...tất cả những vấn đề liên quan đến nhân sự, phát triển hoạt động kinh doanh của tập đoàn. - Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra có nhiệm vụ thực hiện giám sát HĐQT, GĐ hoặc TGĐ trong việc quản lý, điều hành Tập đoàn; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn; Thẩm định các báo cáo (báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT,...) theo định kỳ sáu tháng, hàng năm; kiểm tra các ghi chép kế toán và các tài liệu khác, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Tập đoàn. Số lƣợng kiểm soát viên có 3-5 thành viên, nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Mặc dù Ban kiểm soát chịu sự quản lý của bộ phận, phòng ban chức năng của Tập đoàn, nhƣng phải có nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán theo quy định[46]. (Phụ lục 3) Xem xét thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức tại các TĐTC nói chung cho thấy: hầu hết các TĐTC có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ, TĐTC lớn đều thực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 hiện theo mô hình 2. Các TĐTC – Ngân hàng thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010. TĐTC – Bảo hiểm thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. (Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5) 3.1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam TĐTC ở Việt Nam chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, theo đó xét theo lĩnh vực Việt Nam có hai loại TĐTC là TĐTC – Ngân hàng và TĐTC – Bảo hiểm. Kể từ giai đoạn cổ phần hóa cho đến nay, các TĐTC ở Việt Nam đều hoạt động ngày càng phát triển và lớn mạnh. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các TĐTC ở Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với các TĐTC – ngân hàng. Thêm vào đó, để ổn định và phát triển bền vững hệ thống Ngân hàng với doanh số huy động và cho vay tăng lên, thị phần mở rộng, năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp đƣợc cải thiện, Nhà nƣớc đã thực hiện tái cấu trúc các NHTM và doanh nghiệp bảo hiểm. Tình hình hoạt động kinh doanh của TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam sau giai đoạn tái cấu trúc nhƣ sau: - Số lượng các ngân hàng giảm, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, quy mô vốn của một số ngân hàng tăng lên, thanh khoản đảm bảo, uy tín được cải thiện, góp phần định hình rõ nét các TĐTC – Ngân hàng và TĐTC – Bảo hiểm. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng NHTM và chức năng NHTW đến cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc, hệ thống ngân hàng hai cấp đã đƣợc hình thành với sự tách bạch chức năng NHTW và NHTM. Số lƣợng các TCTD tăng lên nhanh chóng từ chỗ ban đầu chỉ có 04 NHTM Nhà nƣớc với quy mô tài chính và dịch vụ nhỏ bé đã phát triển rất nhanh về số lƣợng, gồm: 01 Ngân hàng phát triển, 01 Ngân hàng chính sách xã hội, 05 NHTM Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn hoặc cổ phần chi phối, 37 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 NHTM cổ phần, 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 05 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và 05 Ngân hàng liên doanh, 17 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng, hơn 1.085 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 01 tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, các TCTD Việt Nam đóng vai trò chi phối với thị phần tín dụng 90,7% toàn hệ thống và với tài sản có chiếm 88,92% toàn hệ thống. Với sự đa dạng nhƣ trên, một mặt đáp ứng đa dạng nhu cầu của xã hội về ngân hàng, nhƣng mặt khác quy mô vốn dàn trải, không tập trung dẫn đến các TCTD đều yếu về năng lực. Năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các NHTM. Sau gần 3 năm thực hiện, một số NHTM yếu kém đã đƣợc sáp nhập với nhau hoặc sáp nhập với NHTM lớn, một số NHTM đƣợc NHNN mua với giá 0 NVĐ và nhận nợ thay, chuyển sang mô hình Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó giao VCB và Vietinbank quản lý, điều hành. Tính đến 2016, số lƣợng các NHTM có yếu tố nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng lên trong khi số lƣợng các NHTM cổ phần Nhà nƣớc và NHTM cổ phần có xu hƣớng giảm do thực hiện Đề án của NHNN (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Các loại hình NHTM và số lƣợng Loại hình NH 2012 2013 2014 2015 2016 NHCP NN có cố phần chi phối 5 5 5 4 3 NH TNHH 1 TV - - 1 3 4 NHTM cổ phần 34 34 33 28 28 NHTM liên doanh 4 4 4 3 2 Chi nhánh NHTM nƣớc ngoài 50 48 47 50 51 NHTM 100% vốn nƣớc ngoài 5 5 5 5 8 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên NHNN, website NHNN các năm Đối với TĐTC – Bảo hiểm, quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp bảo hiểm theo Quyết định số 1826/QĐ-TTG ngày 06/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đã đƣợc thực hiện đồng bộ và toàn diện, đạt đƣợc kết quả tích cực. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 93 Năm 2015, đã có 45/61 doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc phân loại thành 04 nhóm tƣơng ứng 04 mức độ đảm bảo khả năng thanh toán từ mức đảm bảo đến mức mất khả năng, trong đó có 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 09 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc nhóm 1; 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc nhóm 2; 01 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc nhóm 3, không có doanh nghiệp nào thuộc nhóm 4. Tóm lại, việc tái cơ cấu NHTM và doanh nghiệp bảo hiểm mang đến sự thay đổi lớn đối với NHTM và bảo hiểm, cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, doanh nghiệp trong các TĐTC cũng từng bƣớc nâng cao năng lực kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định và bền vững, ngày càng định hình rõ nét mô hình TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. - Nợ xấu của NHTM mặc dù đã đạt được kết quả đáng kể nhưng chưa được xử lý triệt để. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà đã tích tụ từ nhiều năm trƣớc, và có xu hƣớng gia tăng từ năm 2007. Nợ xấu bắt đầu đƣợc quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011. Nếu nhƣ năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chỉ 2,52% (chƣa tính nợ của Vinashin) thì đến 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng chiếm 3,3% tổng dƣ nợ. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới hệ thống NHTM ở 03 phƣơng diện: Một là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; Hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; Ba là, rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Tính trong giai đoạn 2008 – 2011( kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu), tốc độ tăng trƣởng nợ xấu ở mức 51%, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân (26,56%). Đến năm 2012, nợ xấu bùng nổ. Do đó, nợ xấu đƣợc quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn ở tầm quốc gia. Tính đến tháng 8/2016, nợ xấu của toàn hệ thống là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dƣ nợ. Nếu tính cả nợ xấu TCTD bán cho Công ty Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 Mua bán nợ quốc gia (VAMC) sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ thì tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2016 là 5,84 %. Tóm lại, trong 5 năm tính từ tháng 9/2012, việc xử lý nợ xấu đã đạt đƣợc kết quả đáng kể; một phần lớn đƣợc bán sang VAMC, nhƣng phần lớn hơn đã đƣợc các TCTD tự xử lý với lƣợng lớn từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro. Tính từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý đƣợc 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó phần bán cho VAMC là 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; các TCTD tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%. Tuy nhiên, với phần nợ xấu chuyển sang VAMC vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm do thị trƣờng mua bán nợ xấu còn chƣa phát triển, thiếu tính cạnh tranh và còn vƣớng mắc trong hành lang pháp lý. - Hiệu quả kinh doanh của các TĐTC – Ngân hàng chưa đảm bảo trong khi hiệu quả hoạt động của TĐTC – Bảo hiểm có sự ổn định và phát triển tốt. Hầu hết các TĐTC đã có sự gia tăng đột biến trong tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận giai đoạn trƣớc 2012, và giảm tăng trƣởng doanh thu trong giai đoạn từ sau 2012 đến nay. Điều đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay theo xu hƣớng giảm, một phần do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay đến hạn, dẫn đến danh mục khoản vay bị suy giảm, nợ xấu gia tăng. Các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2016 đều thấp hơn giai đoạn 2008 – 2012. Đặc biệt khối NHTM cổ phần, có chỉ số hiệu quả hoạt động thấp hơn nhiều so với khối NHTM Nhà nƣớc. Nhƣng ở một số ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao trong giai đoạn 2012 - 2015, đặc biệt 3 NHTM cổ phần Nhà nƣớc chi phối (Bảng 3.2). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bình quân của một số TĐTC Đơn vị tính: % 2012 2013 2014 2015 2016* ROA Nhóm TĐTC – NHTMCP NN 0,79% 0,67% 0,59% 0,63% 0,47% Nhóm TĐTC – NHTMCP ngoài NN 0,49% 0,31% 0,46% 0,36% 0,26% TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 3,1% 2,2% 2,8% 8,2% 8,1% ROE Nhóm TĐTC – NHTMCP NN 10,34% 7,93% 8,2% 10,62% 8,24% Nhóm TĐTC – NHTMCP ngoài NN 5,10% 3,6% 5,6% 4,43% 3,49% TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 11,8% 10,2% 10,9% 8,5% 8,4% * Số liệu dựa trên báo cáo tài chính Quý III/2016 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN Đối với TĐTC – Bảo hiểm, mặc dù tăng trƣởng doanh thu có giảm nhƣng tăng trƣởng lợi nhuận vẫn đƣợc duy trì. Trong đó, tăng trƣởng lợi nhuận của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt vẫn đƣợc duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2012-2016. Nhƣ vậy, nếu dựa vào tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận có thể nói là TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt là thành công nhất trong số các TĐTC vì đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu – lợi nhuận dƣơng trong suốt giai đoạn. Ngƣợc lại, TĐTC – ngân hàng đã không thành công trong chiến lƣợc kinh doanh của mình. 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.2.1. Quá trình xây dựng khung pháp lý về quản lý tài chính đối với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Đối với TĐTC, cho đến nay Nhà nƣớc chƣa ban hành riêng qui định về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc mà chỉ có cơ chế QLTC các TĐKT Nhà nƣớc và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 tổng công ty Nhà nƣớc. Trƣớc khi Luật DNNN hết hiệu lực từ ngày 01/7/2010, cơ chế QLTC đối với các TĐKT Nhà nƣớc chủ yếu dựa vào Luật DNNN năm 2003, cơ chế QLTC của DNNN và quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác ban hành theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2009/NĐ-CP. Nhà nƣớc không qui định riêng về cơ chế QLTC đối với TĐKT Nhà nƣớc. Việc cơ chế QLTC đối với TĐKT Nhà nƣớc tiến hành thông qua QLTC đối với công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết phù hợp với hình thức và địa vị pháp lí của các doanh nghiệp này. Nhà nƣớc qui định QLTC công ty mẹ tƣơng tự nhƣ quản lý các DNNN khác, bao gồm các vấn đề nhƣ: xác định khái niệm vốn nhà nƣớc, phạm vi quản lý của Nhà nƣớc; quản lý vốn điều lệ, phê duyệt mức vốn điều lệ ban đầu, tăng, giảm vốn điều lệ; qui định việc giao vốn cho doanh nghiệp, việc huy động vốn của doanh nghiệp (gồm ngƣỡng hay mức vay, thẩm quyền của của bộ máy quản lý doanh nghiệp trong vay vốn); quản lý việc đầu tƣ vốn ra ngoài doanh nghiệp (gồm thẩm quyền, nghĩa vụ, các hình thức đầu tƣ); quản lý việc sử dụng vốn, quỹ; quản lý và sử dụng tài sản; quản lý doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, v.v. Trƣớc 01/7/2010, đối với các tập đoàn mà công ty mẹ đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Nhà nƣớc QLTC theo Nghị định 95/2006/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên và thông tƣ số 24/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn Nghị định 95/2006/NĐ-CP. Sau khi Luật DNNN hết hiệu lực, để các DNNN chuyển sang hoạt động chung theo Luật Doanh nghiệp cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Nhƣ vậy, việc Nhà nƣớc QLTC các TĐKT Nhà nƣớc chủ yếu dựa vào Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và thông tƣ số 117/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu để thực hiện Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Theo đó, công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên Nhà nƣớc có cơ chế QLTC đƣợc quy định riêng; các công ty con, công ty liên kết (là các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên), Nhà nƣớc quy định giống nhƣ cách thức quản lý vốn nhà nƣớc ở doanh nghiệp khác. Đến Nghị định 71/2013/NĐ-CP, Nhà nƣớc chuyển từ quy định về sở hữu tài sản của Nhà nƣớc trong doanh nghiệp sang quy định về đầu tƣ vốn Nhà nƣớc trong doanh nghiệp, do đó cơ chế QLTC công ty mẹ của TĐKT Nhà nƣớc đã đƣợc quy định riêng. Sau thời điểm 01/7/2014 – thời điểm Luật Doanh nghiệp đƣợc sửa đổi, DNNN là những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc. Một lần nữa, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với công ty mẹ TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu đƣợc quy định lại, áp dụng theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Nhà nƣớc quy định việc đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp, tách bạch với QLTC đối với DNNN và quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nghị định này đã thay thế cho toàn bộ các quy định trƣớc đây về QLTC của Nhà nƣớc, phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Những vấn đề trong cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với công ty mẹ TNHH một thành viên Nhà nƣớc tập trung vào các nội dung nhƣ: quản lý vốn điều lệ (vốn điều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ); việc huy động vốn của doanh nghiệp; quản lý việc đầu tƣ vốn ra ngoài công ty (gồm thẩm quyền, nghĩa vụ, các hình thức đầu tƣ ra ngoài DN; thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua của chủ sở hữu); quản lý việc sử dụng vốn, quỹ; quản lý và sử dụng tài sản; quản lý doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, v.v. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 Đối với cơ chế QLTC của Nhà nƣớc có vốn đầu tƣ tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, các quy định trong Nghị định 91/2015/NĐ-CP bao gồm: các quy định liên quan đến quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện vốn Nhà nƣớc (quyết định theo thẩm quyền việc đầu tƣ tăng vốn của Nhà nƣớc; giám sát việc thu hồi vốn đầu tƣ, thu lợi nhuận, cổ tức đƣợc chia; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nƣớc; và các quyền, trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan); Các quy định liên quan đến ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc; Quy định về chuyển nhƣợng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ; Thu tiền chuyển nhƣợng vốn, lợi nhuận, cổ tức đƣợc chia... Bên cạnh các quy định chung liên quan đến quản lý phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ, các quy định liên quan về QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC đƣợc chi tiết theo Luật chuyên ngành: Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hƣớng dẫn Luật, Luật Chứng khoán và các Luật Chứng khoán sửa đổi và các văn bản hƣớng dẫn Luật, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn Luật. Trong đó, các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp trong từng chuyên ngành, quy định về mức vốn điều lệ, khả năng thanh toán, các quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản; quy định về đầu tƣ, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận; công tác quản trị của doanh nghiệp, giám sát của Nhà nƣớc,...đƣợc quy định chi tiết theo đặc trƣng riêng của từng lĩnh vực. 3.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Tổ chức QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam hiện nay thực hiện theo mô hình phân tán. Các quy định liên quan đến quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành đƣợc quản lý theo phƣơng thức thể chế, có nghĩa là các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ quản lý các doanh nghiệp theo lĩnh vực doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 99 Theo mô hình quản lý phân tán: Nhà nƣớc giao cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền của cổ đông tổ chức. Trong các TĐTC hiện nay nhƣ TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt, Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu cho hơn 70% vốn Chủ sở hữu của Nhà nƣớc trong Tập đoàn; NHTM cổ phần BIDV có NHNN là đại diện chủ sở hữu cho 95% vốn của Nhà nƣớc trong Ngân hàng. NHTM cổ phần VCB có NHNN là đại diện chủ sở hữu cho 90,72% vốn của Nhà nƣớc trong Ngân hàng. NHTM cổ phần Vietinbank có NHNN là đại diện chủ sở hữu cho 64,46% vốn của Nhà nƣớc trong Ngân hàng, đồng thời NHNN là đại diện chủ sở hữu cho 100% vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào Agribank,… Với phƣơng thức quản lý theo thể chế, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện quản lý hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. NHNN có nhiệm vụ ban hành các chính sách điều chỉnh các hoạt động QLTC liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, đầu tƣ; Bộ Tài chính có nhiệm vụ ban hành các chính sách điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nƣớc về tài chính chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực hoạt động, đồng thời ban hành các chính sách điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán. Trong vai trò quản lý chung về tài chính, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tham gia trong quá trình quản lý của các Bộ, ngành; Đồng thời có ý kiến tƣ vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến tài chính. Theo đó, những doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ do Ngân hàng quản lý; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ do Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính quản lý. Phƣơng thức quản lý này chỉ quản lý theo hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Vị trí và chức năng của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong NHNN là tham mƣu giúp NHNN thực hiện quản lý các TCTD,.. thực hiện Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của NHNN; tham mƣu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật…[58]. Bên cạnh thực hiện chức năng thanh tra, giám sát chuyên ngành, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng còn là đơn vị đầu mối chung trong quan hệ công tác, thông tin báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc bên ngoài về thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc tại các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý[57]. Trong Bộ Tài chính, Cục QL&GSBH là đơn vị có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nƣớc; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật [59]. UBCKNN thực hiện quản lý, giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng khoán [60]. Cục Tài chính Doanh nghiệp là đơn vị thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trƣởng Bộ Tài chính[61]. Nhƣ vậy, do mô hình quản lý vốn của Nhà nƣớc thực hiện phân tán nên Bộ Tài chính và NHNN sẽ vừa thực hiện vai trò Chủ sở hữu vừa thực hiện vai trò quản lý Nhà nƣớc trong các lĩnh vực chuyên ngành (Hình 3.2). Trong đó, nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp và quản lý nhà nƣớc có thể do một đơn vị trong Bộ, ngành thực hiện (NHNN) hoặc có thể do nhiều đơn vị thực hiện theo chức năng (Bộ Tài chính). (Sơ đồ 3.2) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức quản lý tài chính tổng thể của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Tài chính Cq thanh tra, giám sát NH Cục TCDN NHTMCP TĐBV CTCK CTBH NHTM CP NHTM CP CTCK UBCK NN CTBH Cục QL, GS BH Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam 3.2.3.1. Thực trạng cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Nƣớc ta đang đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH trong xu hƣớng hội nhập quốc tế nên nhu cầu để phát triển các doanh nghiệp lớn, trong đó có TĐTC là điều cần thiết. Mỗi TĐTC cần vốn để tăng quy mô, mở rộng kinh doanh, đổi mới công nghệ, đầu tƣ và giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Việc tăng vốn điều lệ cũng nhằm tăng độ bền vững của doanh nghiệp trong tập đoàn và cho cả TĐTC, thiết lập sự tin tƣởng; đảm bảo tiêu chí an toàn trong hoạt động khi TĐTC tăng quy mô hoạt động; tăng hạn mức vay vốn ngân hàng; tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của toàn bộ tập đoàn, đồng thời có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên trong Tập đoàn. Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu trên, TĐTC đƣợc phép huy động huy động qua các kênh khác nhau nhƣng phải đáp ứng quy định của Nhà nƣớc về vốn điều lệ để hoạt động. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102  Vốn chủ sở hữu Trong các TĐTC ở Việt Nam, cơ cấu vốn chủ sở hữu của các Tập đoàn chủ yếu đƣợc hình thành từ vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia và phát hành cổ phiếu mới. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tƣ đƣợc tính trên tổng vốn điều lệ ghi trong Điều lệ của Tập đoàn.  Vốn Nhà nước đầu tư vào Tập đoàn Tài chính Vốn góp ban đầu đƣợc hình thành chủ yếu từ nguồn Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ vào công ty mẹ của TĐTC và nguồn huy động từ các cổ đông phổ thông khác. Theo quy chế tài chính của TĐKT Nhà nƣớc, Tổng công ty Nhà nƣớc ban hành theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP thì các nguồn vốn đầu tƣ để thành lập doanh nghiệp đƣợc xác định là vốn điều lệ do Nhà nƣớc đầu tƣ. Theo đó, các công ty mẹ trong tập đoàn hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên (đƣợc gọi là DNNN) sẽ đƣợc cấp vốn điều lệ ban đầu. Đối với DNNN thành lập mới, mức vốn điều lệ đƣợc xác định theo nguyên tắc sau: - Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của đoanh nghiệp đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp - Phù hợp với phƣơng án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật. Trình tự thủ tục đầu tƣ theo ba trƣờng hợp: (1) DNNN đƣợc đầu tƣ thành lập mới không có dự án đầu tƣ xây dựng công trình hình thành tài sản cố định; (2) DNNN đƣợc đầu tƣ thành lập mới trên cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tƣ xây dựng công trình đã hoàn thành; (3) DNNN thành lập mới để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 103 thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng công trình hình thành tài sản cố định của DNNN. Đối với trƣờng hợp công ty cổ phần, ngoài phần vốn góp ban đầu của Nhà nƣớc đầu tƣ từ khi còn là các DNNN, phần vốn góp còn đƣợc quy định thông qua đầu tƣ bổ sung vốn Nhà nƣớc để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nƣớc tại công ty cổ phần. Các trƣờng hợp đƣợc huy động bổ sung vốn từ ngân sách Nhà nƣớc theo quy định gồm [50, Điều 16]. - Không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ Việt Nam và nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội - Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Theo đó, các ngành, lĩnh vực doanh nghiệp có thể đƣợc đầu tƣ vốn bổ sung tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, vận tải đƣờng biển, quốc tế; vận tải đƣờng sắt, vận chuyển hàng không; sản xuất, lƣu giữ giống cây trồng, vật nuôi; cung cấp cơ sở hạ tầng, viễn thông; khai thác khoáng sản; chế biến dầu mỏ;... và không có lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Theo quy định riêng trong lĩnh vực ngân hàng, việc huy động vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc quy định cụ thể đối với trƣờng hợp TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên,... Đối với TCTD là công ty cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần Nhà nƣớc tại TCTD CPH không bị giới hạn; chỉ giới hạn không đƣợc sở hữu vƣợt quá 15% vốn điều lệ của TCTD đối với các cổ đông là tổ chức nói chung. Tỷ lệ sở hữu quy định bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đƣợc cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phiếu tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của TCTD; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ [47]. Đối với phần vốn đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc, Nhà nƣớc quy định các Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc. Cơ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 quan đại diện chủ sở hữu cử ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào TĐTC để quản lý phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ tại TĐTC [23]. Các quy định về quy chế hoạt động của ngƣời đại diện đƣợc quy định đầy đủ, cụ thể về quyền, trách nhiệm của ngƣời đại diện đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ trên 50% vốn điều lệ và dƣới 50% vốn điều lệ [69] áp dụng chung cho các trƣờng hợp đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN ban hành quy chế về ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc tại TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý, không quy định theo tỷ lệ nắm quyền chi phối [64]. Chính phủ ban hành quyết định quản lý ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ [23] trong đó xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời đại diện vốn. Mặc dù có nhiều quy định nhƣng mức độ thống nhất giữa các quy định trong các văn bản về ngƣời đại diện còn chƣa cao. Cụ thể: - Xem xét về quy định quyền của ngƣời đại diện: Trong quy định về mức độ nắm quyền chi phối đƣợc quy định đối với công ty cổ phần thì phải cần đến 65% vốn điều lệ mới đƣợc chi phối những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy định về quyền của ngƣời đại diện ở cả văn bản quy định chung với ngƣời đại diện của Bộ Tài chính và Quy chế của NHNN vừa ban hành không có phân định quyền theo tỷ lệ này mà chỉ quy định đối với phần vốn từ 51% trở lên. Điều này sẽ dẫn đến ngƣời đại diện lúng túng khi xem xét các vấn đề để báo cáo chủ sở hữu quyết định, hoặc sẽ rơi vào tình trạng lạm quyền, không đúng quy định. - Xem xét về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ngƣời đại diện: Quyết định của Chính phủ phân loại ngƣời đại diện theo 03 mức độ hoàn thành nhiệm vụ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, ngƣời đại diện đƣợc cho là hoàn thành nhiệm vụ khi hoàn thành 70% nhiệm vụ trở lên; không hoàn thành nhiệm vụ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 khi hoàn thành dƣới 70% nhiệm vụ đƣợc giao. Các tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời đại diện bao gồm [23, Điều 13]. + Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ đƣợc giao theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lƣợng công việc; + Luôn gƣơng mẫu, chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cƣơng, kỷ luật; nội quy, quy chế của tập đoàn, tổng công ty, công ty; + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực. Đây là những tiêu chí đánh giá định tính, không thể định lƣợng đƣợc, dẫn đến đánh giá không đảm bảo tính chính xác. Điều này phản ánh thực trạng tất cả ngƣời đại diện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao vì các yếu tố khác đã bị loại trừ hoặc là do các nguyên nhân khách quan không tính đến. Việc xem xét 70% mức độ hoàn thành các tiêu chí là một quy định khó để thực hiện vì không thể có căn cứ rõ ràng đạt mấy tiêu chí là đủ 70% và bao nhiêu là không đủ 70% để cho là không hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó, nếu áp dụng quy định theo thông tƣ của Bộ Tài chính đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên kế hoạch của ngƣời đại diện tự đề xuất sẽ có cơ sở, căn cứ hơn [69]. - Còn lẫn giữa chức năng của ngƣời đại diện vốn và chức năng quản lý Nhà nƣớc. Quy định ngƣời đại diện phối hợp với NHNN theo dõi, đối chiếu, xác nhận nợ, đôn đốc nợ, đôn đốc thanh toán các khoản nợ... trong quy chế ngƣời đại diện của NHNN ban hành [64] không phù hợp với ngƣời đại diện. Ngoài ra, theo cơ chế QLTC hiện hành, quyền, trách nhiệm của ngƣời đại diện đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ tại công ty cổ phần đƣợc quy định phải chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nhƣ vậy có tác dụng tích cực một phần thúc đẩy ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc phải có trách nhiệm với nhiệm vụ đƣợc giao, nắm sát đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của TĐTC, là cầu nối giữa chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc với TĐTC giúp cho chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình hoạt động của TĐTC để ra quyết định đầu tƣ vốn Nhà nƣớc. Các TĐTC có vốn Nhà nƣớc đƣợc chuyển đổi từ cổ phần hóa DNNN, do đó tỷ lệ vốn Nhà nƣớc trong các TĐTC đều nắm quyền chi phối. Vốn sở hữu của Nhà nƣớc tại công ty mẹ của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt (là Tập đoàn Bảo Việt) tại thời điểm thành lập TĐTC và hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số 0100111761, đăng ký lần đầu ngày 15/10/2007 là 4.443 tỷ đồng (77,54%) – Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu gồm tiền mặt cùng vốn góp và tài sản khác của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (VIC) đƣợc bàn giao lại cho Tập đoàn theo quy định của pháp luật. Cổ đông nƣớc ngoài là Tập đoàn Bảo hiểm HSBC góp 573 tỷ đồng (10%) bằng tiền mặt theo Hợp đồng mua cổ phần đã ký giữa Bộ Tài chính, VIC và HSBC ngày 13/9/2007. Cổ đông là TĐKT Vinashin góp 204 tỷ đồng (3,56%) bằng tiền mặt theo Hợp đồng đầu tƣ đã ký giữa Vinashin và VIC ngày 13/9/2007. Các cổ đông khác góp 510 tỷ đồng (8,9%) bằng tiền mặt. Tính cho đến giữa năm 2016, vốn Điều lệ là hơn 6.804 nghìn tỷ đồng Việt Nam, tăng 18,7% sau gần 10 năm. Trong quá trình vận hành kinh doanh, TĐTC có trách nhiệm duy trì vốn chủ sở hữu đáp ứng nguyên tắc không thấp hơn mức vốn pháp định, đảm bảo biên khả năng thanh toán của TĐTC, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nƣớc, giá trị của số vốn nhận từ NSNN ở TĐTC đều duy trì đƣợc và có sự tăng trƣởng qua các năm. Ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc trong TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt đƣợc Bộ Tài chính ủy quyền đại diện là thành viên HĐQT, căn cứ theo Quy chế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 quản trị của Tập đoàn, nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% - 30% số cổ phần có quyền biểu quyết trong vòng 06 tháng đƣợc đề cử 2 ứng viên; từ 30% - 50% đƣợc đề cử 03 ứng viên; từ 50% - dƣới 65% đƣợc đề cử 04 ứng viên; từ 65% trở lên đƣợc đề cử 05 ứng viên. Do đó, với trên 70% cổ phần, Bộ Tài chính đã đề cử đƣợc 06 ngƣời đại diện vốn vào HĐQT ở các vị trí: Chủ tịch HĐQT (25,82%); Thành viên HĐQT/ TGĐ (16,37%); 04 thành viên HĐQT (7,18%/ngƣời).  Quy định về mức vốn điều lệ của Tập đoàn Tài chính Để giải quyết tình trạng vốn ảo, Nhà nƣớc quy định công ty cổ phần đƣợc giảm vốn điều lệ, theo đó, công ty cổ phần, nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định nhƣ đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì đƣợc quyền đăng ký điều chỉnh giảm vốn bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trƣờng hợp này, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông chƣa thanh toán hoặc chƣa thanh toán đủ vốn điều lệ đã đăng ký góp, số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tƣơng ứng với tổng giá trị phần vốn góp, mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn cam kết góp. Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần cũng có thể điều chỉnh giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của Công ty. Nhà nƣớc cũng quy định rõ và rút ngắn về thời hạn các cổ đông cam kết góp vốn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty, đồng thời quy định rút ngắn thời hạn góp vốn đối với chủ sở hữu[46]. Mặc dù quy định chung cho các doanh nghiệp đã bỏ phần vốn pháp định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tạo sự thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp. Nhƣng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Nhà nƣớc vẫn có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ, vốn pháp định. Quy định về mức vốn điều lệ phải có để đƣợc hoạt động kinh doanh tùy thuộc mỗi loại hình dịch vụ.  Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đƣợc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và đƣợc ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. “Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định. Theo đó đối với hoạt động kinh doanh[48, Điều 94]. + Kinh doanh phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hƣu trí: 800 tỷ đồng + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hƣu trí: 1000 tỷ đồng + Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng  Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD do Chính phủ quy định, các TCTD phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn đƣợc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Mức vốn pháp định đƣợc quy định đối với NHTM Nhà nƣớc năm 2008, 2010 và 2011 là 3000 tỷ đồng; Mức vốn pháp định quy định đối với NHTM cổ phần năm 2008 là 1000 tỷ đồng, tăng lên 3000 tỷ đồng năm 2010 và 2011 [85]. Quy định về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp và đƣợc xác định theo nguyên tắc[67]: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 - TCTD tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp khi: Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật; Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh. - Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp đƣợc xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn đƣợc cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chƣa phân phối (lỗ lũy kế chƣa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ thƣởng ban điều hành). Trong NHTM, vốn điều lệ là vốn đã đƣợc chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã đƣợc các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và đƣợc ghi trong Điều lệ ngân hàng. Vốn điều lệ của ngân hàng có thể đƣợc tăng từ các nguồn sau: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ thặng dƣ vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; Phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ; Chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông; vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm; các nguồn khác theo quy định của pháp luật [68, Điều 29].  Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán Quy định về mức vốn pháp định của Nhà nƣớc đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhƣ sau[49]: - Mức vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán là: + Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam + Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam + Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam + Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam - Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh doanh cần cấp phép hoạt động, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tƣơng ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 - Vốn pháp định của công ty quản lý quỹ là 25 tỷ đồng Việt Nam - Góp vốn phải thực hiện bằng đồng Việt Nam - Cá nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán: a) Là cá nhân không thuộc các trƣờng hợp không đƣợc quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; b) Chỉ đƣợc sử dụng vốn của chính mình và chứng minh đủ năng lực tài chính. - Tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán: a) Có tƣ cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trƣờng hợp không đƣợc quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp; b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trƣớc và không có lỗ lũy kế; c) Chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trƣờng hợp là NHTM, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có tình hình tài chính lành mạnh (không đang ở trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác) để đƣợc tham gia góp vốn, đầu tƣ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trƣờng hợp là các tổ chức kinh tế khác: a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm liên tục liền trƣớc năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; b) Sau khi trừ đi tài sản dài hạn, phần còn lại của vốn chủ sở hữu tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp; c) Vốn lƣu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp. - Đối với công ty đầu tƣ chứng khoán, mức vốn tối thiểu đƣợc quy định để hoạt động là 50 tỷ đồng Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 111 Trong thời gian qua, để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh và phát triển, đảm bảo an toàn, Nhà nƣớc đã ngày càng hoàn thiện các quy định về mức vốn điều lệ, mức vốn pháp định để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các quy định cũ, tiến đến phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế, nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Theo quy định mới của Nhà nƣớc, mức vốn điều lệ đã đƣợc quy định chi tiết theo nghiệp vụ kinh doanh và dựa trên nguyên tắc vốn điều lệ phải đáp ứng đủ số nghiệp vụ kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Các quy định theo chuyên ngành đã gần hơn với đặc thù của từng lĩnh vực, cung cấp các quy định riêng, đặc thù cho các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đồng thời Nhà nƣớc cũng quy định tăng mức vốn điều lệ nhằm phù hợp với xu hƣớng tăng quy mô vốn của các TĐTC. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp các doanh nghiệp là công ty con của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt đã thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động về mức vốn điều lệ và thƣờng có vốn điều lệ lớn hơn nhiều so với mức vốn pháp định mà Nhà nƣớc quy định. (Bảng 3.3) Bảng 3.3. mức vốn điều lệ trong các công ty con của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt Đơn vị tính: tỷ đồng VĐL VĐL ban đầu đến 2015 theo vb hiện hành TĐ Bảo Việt (công ty mẹ) 5.034 6.800 TCT Bảo hiểm Bảo Việt 1.000 2.000 Công ty Bảo Việt Nhân thọ 1.500 2.500 1.000 + 1.500 NHTMCP Bảo Việt 1.500 3.000 3.000 0 CTCP Chứng khoán Bảo Việt 450 723 300 +423 Công ty Vốn pháp định Chênh lệch Không quy định Nguồn: Tổng hợp từ BCTN, Bản cáo bạch của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 Tuy nhiên trong quá trình triển khai các quy định, bên cạnh những TĐTC lớn, có quy mô vốn lớn và khả năng tăng vốn điều lệ dễ dàng cũng tồn tại nhiều các TĐTC quy mô nhỏ, có khoảng cách lớn về mức vốn điều lệ với TĐTC lớn. Các TĐTC này thƣờng gặp khó khăn hơn so với các TĐTC lớn khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ để đáp ứng các điều kiện về mức vốn điều lệ theo quy định của Nhà nƣớc.  Tỷ lệ tham gia của các bên trong vốn điều lệ Nhà nƣớc không quy định bắt buộc tỷ lệ đầu tƣ của mỗi bên, nhƣng quy định về quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp đối với các quyết định của TĐTC. Theo đó, đối với công ty mẹ có quyền chi phối trong công ty con khi có tỷ lệ vốn góp trên 50%. Để nắm quyền chi phối các vấn đề quan trọng, Nhà nƣớc quy định 65% đối với công ty cổ phần và 75% đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên[46]. Trong trƣờng hợp Nhà nƣớc đầu tƣ vốn vào Tập đoàn, Nhà nƣớc quy định tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà nƣớc ở nhiều văn bản, cụ thể: + Đối với tỷ lệ nắm giữ vốn của công ty mẹ trong Tập đoàn quy định Nhà nƣớc phải nắm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ Tập đoàn, và tối thiểu 65% vốn điều lệ của công ty mẹ Tổng công ty Nhà nƣớc [22]. + Đối với quy định theo ngành nghề, lĩnh vực: tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 4 mức: 100%, từ 75% trở lên, từ 65% đến dƣới 75% và từ trên 50% đến dƣới 65% [62]. + Quy định việc đầu tƣ vốn vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, Nhà nƣớc quy định tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 2 loại: nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp [50]. Bên cạnh đó, quy định trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm lại quy định chi tiết tỷ lệ các TCTD có thể đƣợc phép đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 Có thể nói, các quy định về tỷ lệ tham gia của các bên trong vốn điều lệ gắn với quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp, đƣợc quy định ở nhiều văn bản, mỗi văn bản tùy theo mục đích khác nhau lại có cách quy định tỷ lệ tham gia khác nhau. Điều này dẫn đến khó xác định mức độ về quyền chi phối của các bên tham gia trong doanh nghiệp để thỏa mãn hết các quy định nhƣ trên. Văn bản Luật nào sẽ là cơ bản để doanh nghiệp áp dụng mà không bị vi phạm. Ví dụ: xem xét trƣờng hợp TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt, hiện tại tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đang nắm giữ trên 70% vốn điều lệ, tuy nhiên xét về danh mục các ngành nghề, lĩnh vực Nhà nƣớc nắm giữ vốn theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg (hết hiệu lực tháng 02/2017), hoặc xét theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại mới giai đoạn 2016 – 2020, thì Tập đoàn không thuộc nhóm Nhà nƣớc cần giữ trên 65% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính). Xét theo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp thì thuộc nhóm nắm giữ để duy trì tỷ lệ cổ phần vốn góp tại doanh nghiệp. Xét theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP lại không đủ điều kiện thuộc nhóm Nhà nƣớc nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ tại công ty mẹ của Tập đoàn. Xét theo quy định về tỷ lệ nắm quyền chi phối các vấn đề quan trọng của công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp 2014 thì thỏa mãn do tỷ lệ trên 65%. Nhƣ vậy, rất khó có thể xác định ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc có thẩm quyền đến đâu khi tham gia quyết định các vấn đề kinh doanh của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt.  Vốn từ nguồn lợi nhuận để lại Vốn từ nguồn lợi nhuận để lại của các TĐTC đƣợc hình thành chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế của các công ty con, lợi nhuận đƣợc chia từ các công ty liên kết, lợi nhuận từ công ty mẹ của TĐTC đem lại, từ các quỹ, lợi nhuận đƣợc chia của chủ sở hữu để lại. Đây là lƣợng vốn mà TĐTC bổ sung qua các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 năm vào cuối mỗi niên độ kế toán, nguồn vốn này đƣợc TĐTC sử dụng vào việc đầu tƣ kinh doanh, tăng vốn điều lệ cho các công ty thành viên cũng nhƣ cho toàn bộ TĐTC, hoặc mở rộng đầu tƣ vào các dự án lớn,... với ƣu điểm là không mất nhiều thủ tục, nhanh chóng, an toàn và chi phí vốn thấp. Xu hƣớng tự bổ sung từ nguồn lợi nhuận chƣa phân phối, từ các quỹ dự trữ bắt buộc, các quỹ dự phòng tài chính có xu hƣớng tăng lên, thay cho các khoản vay ngắn hạn từ NHNN. Quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính,… đƣợc trích lập với mục đích bổ sung vốn điều lệ và đảm bảo khả năng thanh toán cho TĐTC hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán. Quỹ dự trữ bắt buộc đƣợc trích lập bằng 5% lợi nhuận sau thuế mỗi kỳ kế toán và số dƣ tối đa là 10% vốn điều lệ [24]. Theo quy định đối với các TCTD, vốn chủ sở hữu là cơ sở để xác định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động TCTD. Nhà nƣớc quy định các TCTD phải duy trì các giới hạn, tỷ lệ an toàn đƣợc quy định. Trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ số quan trọng để phản ánh mức đủ vốn của TCTD trên cơ sở giá trị vốn chủ sở hữu và mức độ rủi ro trong hoạt động. Theo đó, mỗi TCTD sẽ phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất đều là 9%. Theo quy định đối với các công ty chứng khoán thì vốn chủ sở hữu đƣợc tính là có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày [84]. Việc tăng vốn chủ sở hữu là một trong những giải pháp để đảm bảo năng lực tài chính của các TĐTC, trong đó tăng vốn từ nguồn lợi nhuận tạo ra là một giải pháp thuận lợi để sử dụng khi chƣa thực hiện đƣợc các giải pháp khác. Trong giai đoạn 2013 – 2014, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, toàn bộ cổ tức của NHTM Nhà nƣớc không đƣợc sử dụng để gia tăng năng lực tài chính của ngân hàng mà phải chuyển nộp về NSNN. Tiếp tục trong giai đoạn 2015 – 2016, toàn bộ cổ tức của cổ đông Nhà nƣớc phải Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 chuyển về NSNN theo Thông tƣ 61/2016/TT-BTC, đang cản trở đến việc tăng vốn của các TĐTC thông qua phƣơng thức này để đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, định hạng tín nhiệm và đảm bảo an toàn vốn. Về cơ bản, hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống các TCTD hiện nay cao hơn mức tối thiểu 8% đƣợc quy định tại Luật các TCTD năm 2010 và 9% đƣợc quy định tại Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN, nhƣng CAR của các NHTM đã suy giảm còn 9,4% gần chạm ngƣỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN (trong khi năm 2011 đạt 10,8%). Nếu áp dụng việc tính vốn theo thông lệ quốc tế (Basel II, Basel III) thì tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng sẽ thấp hơn nữa, nhiều ngân hàng sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tỷ lệ CAR tối thiểu theo quy định, trong khi mức bình quân của ASEAN hiện tại là 10,3% [75]. Vấn đề này là do cách tính CAR theo Thông tƣ 36/2014/TTNHNN, mẫu số CAR mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng trong khi Basel II đã tính đến rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động. Ví dụ đối với TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt, việc tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận chƣa phân phối và các Quỹ đang ngày càng chiếm ƣu thế so với các hình thức khác (Đồ thị 3.1). Đồ thị 3.1. Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận, các quỹ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt 3500 3000 Không thay đổi trong 5 năm 2500 2000 Thặng dƣ vốn cổ phần 1500 Lợi nhuận chƣa phân phối, Quỹ dự trƣc bắt buộc bảo hiểm, Quỹ đầu tƣ phát triển có xu hƣớng tăng 1000 LN chƣa phân phối Quỹ chênh lệch tỷ giá Quỹ dự trữ bắt buộc hoạt động bảo hiểm Quỹ dđầu tƣ phát triển và dự phòng tài chính 500 Quỹ khác 0 2012 2013 2014 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2016 116 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Trong giai đoạn 2012 – 2016, (Hình vẽ 3.3), thặng dƣ vốn cổ phần và vốn góp của chủ sở hữu không thay đổi. Lợi nhuận chƣa phân phối và các Quỹ dự phòng của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt đều có xu hƣớng tăng, đây là những nguồn vốn tự bổ sung vốn chủ sở hữu. Ví dụ nhƣ: Năm 2014, Bảo Việt Nhân thọ và Bảo hiểm Bảo Việt đã trích 5% lợi nhuận sau thuế vào quỹ dự trữ bảo hiểm bắt buộc. BVSC và BVF hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ đã sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng năm để trích lập các quỹ theo quy định tại Thông tƣ số 146/2014/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2014 với mức trích lập 5% và tối đa 10% vốn điều lệ vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ. Năm 2015, Tập đoàn trích 3% lợi nhuận sau thuế 2014 cho Quỹ khen thƣởng; trích 5% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ khen thƣởng phúc lợi; trích 10% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ đầu tƣ phát triển;... Năm 2016, theo Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông năm 2016, Tập đoàn trích 5,8% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ Khen thƣởng Phúc lợi (ngoài phần đã trích tại các công ty con), trích 1% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ phục vụ Hoạt động An sinh Xã hội và trích 15% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ Đầu tƣ Phát triển. Trong đó, tốc độ tăng của lợi nhuận chƣa phân phối trong TĐTC là cao nhất, đây chính là một nguồn tăng vốn tự có để nâng cao năng lực của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt thuận lợi và phù hợp để sử dụng trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Xem xét tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2016, hệ số này (đƣợc quy đổi tính cho cả tập đoàn) đƣợc giữ bình quân 23% và có xu hƣớng giảm. Nếu so với các TĐTC lớn trong lĩnh vực ngân hàng thì TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt cao hơn nhiều (NHTM cổ phần Nhà nƣớc có CAR trong khoảng từ 9% - 11%. Nếu so với quy định trong Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN (trên 9%) và quy định theo Basel I (8%) thì CAR của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt và của TĐTC của Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 Nam nói chung đều cao hơn. Tuy nhiên, nếu tính đầy đủ CAR theo quy định của Basel II thì tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30%[76]. (Bảng 3.4) Bảng 3.4. Chỉ số CAR của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt so với các TĐTC – Ngân hàng lớn CAR 2012 2013 2014 NHÓM NGÂN HÀNG 2015 2016 13% 12,84% Vietcombank 14,63% 13,3% 11,61% 11,04% 11,13% Vietinbank 10,33% 13,2% 10,4% 10,6% 10,33% BIDV >9% >9% ≥ 9% 9,4% 10% 42% 37% NA* NA* NA* NHÓM BẢO HIỂM BVH (NHTMCP Bảo Việt) *: năm 2014, 2015 và 2016 trong Báo cáo thường niên của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt không tích hợp thông tin của NHTMCP Bảo Việt do tỷ lệ vốn đầu tư của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt dưới 50% vốn điều lệ (49,25%). Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các TĐTC  Phát hành cổ phiếu mới Xuất phát từ vai trò của việc huy động vốn, nhu cầu tập trung và tích tụ vốn lớn của TĐTC, đặc biệt sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán trong thời gian qua. Đồng thời các TĐTC lớn ở Việt Nam hiện nay đã đƣợc cổ phần hóa nên xu hƣớng phát hành cổ phiếu để huy động vốn đƣợc ƣa chuộng vì ƣu điểm làm tăng vốn đầu tƣ dài hạn cho các TĐTC. Đồng thời khi vốn đầu tƣ dài hạn tăng theo cách này có nghĩa là vốn chủ sở hữu của TĐTC tăng lên và với một lƣợng vốn chủ sở hữu lớn hơn, mức độ tín nhiệm của TĐTC cũng đƣợc đánh giá cao, đồng nghĩa với việc TĐTC có thể dễ dàng huy động thêm vốn từ các kênh khác. Việc tăng vốn từ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tƣ hiện hữu, thu hút thêm nhà đầu tƣ và lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài là giải pháp không dễ thực hiện ngay trong ngắn hạn và sự thành công của giải pháp còn phụ thuộc vào hai Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 yếu tố là mức độ quan tâm của nhà đầu tƣ và điều kiện thị trƣờng. Hiện nay cả hai yếu tố này đều không thuận lợi cho các TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với yếu tố thứ nhất, tâm lý chung hiện nay của hầu hết các nhà đầu tƣ đều đánh giá việc đầu tƣ vào các NHTM cổ phần Nhà nƣớc là khá rủi ro do năng lực tài chính hạn chế. Đối với yếu tố thứ hai, nguồn vốn đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán chƣa thực sự tốt, việc thu hút nguồn vốn từ nƣớc ngoài cũng khó khăn do xu hƣớng chung dòng vốn đầu tƣ quốc tế đang có xu hƣớng quay trở lại các nƣớc phát triển (ví dụ nhƣ Mỹ), và ngay cả khi lựa chọn đƣợc nhà đầu tƣ để tăng vốn thì các NHTM cổ phần Nhà nƣớc vẫn còn gặp phải nhiều rào cản. Trƣờng hợp TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt, giai đoạn 2011 – 2016, số vốn góp của cổ đông và thặng dƣ vốn cổ phần không có sự thay đổi trong cả giai đoạn.  Vốn vay Theo quy định của Nhà nƣớc, nguồn vốn vay của doanh nghiệp bao gồm nguồn vay vốn từ các TCTD, huy động từ các cá nhân, tổ chức, phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay khác,... để phục vụ nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, việc huy động vốn không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. TĐTC cũng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều hình thức để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Là loại hình kinh doanh đặc biệt: sản phẩm tiền mặt và các loại giấy tờ có giá nhƣ tiền mặt, do đó nhu cầu vốn của TĐTC là rất lớn để phục vụ cho việc đảm bảo năng lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tích tụ tập trung sức mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, cạnh tranh với các TĐTC trên thế giới trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay. Nhà nƣớc quy định cơ chế huy động vốn cụ thể cho các DNNN, đối với loại hình công ty cổ phần là công ty mẹ của Tập đoàn, quy định về huy động vốn thực hiện theo Quy chế tài chính của Tập đoàn (đƣợc thiết lập dựa trên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 quy chế tài chính mẫu, hoặc đƣợc Bộ chủ quản thông qua). Trong trƣờng hợp vốn Nhà nƣớc đầu tƣ nắm cổ phần chi phối, theo các quy định trƣớc đây (khi chƣa thay đổi về khái niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp 2014), để đầu tƣ, mua sắm TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, ngoài các nguồn vay thông thƣờng đƣợc quy định, các doanh nghiệp đƣợc quyền vay vốn trực tiếp nƣớc ngoài theo phƣơng thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nƣớc ngoài. Tổng mức vốn huy động để phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu đƣợc ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc năm đƣợc quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào SXKD tại doanh nghiệp [50]. Đối với các NHTM, Chính phủ quy định các hình thức huy động vốn thông qua tiền gửi của khách hàng (các tổ chức và dân cƣ); vốn đi vay thông qua phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài) theo quy định trong Thông tƣ số 34/2013/TT-NHNN, Thông tƣ số 16/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 34/2013/TT-NHNN về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nƣớc của các TCTD và Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; vay các tổ chức tín dụng (NHNN, Bộ Tài chính, NHTM và các TCTD khác).  Hình thức huy động qua tiền gửi khách hàng Hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác là một trong những hình thức huy động vốn của NHTM đƣợc quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010. Trong đó quyền nhận tiền gửi tiết kiệm đƣợc quy định “Ngân hàng thƣơng mại đƣợc nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân, theo các điều khoản khác nhau, chỉ có những ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngoại hối mới đƣợc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, và việc nhận tiền gửi này phải phù hợp với quy định pháp luật Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 hiện hành của chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà nƣớc về quản lí ngoại hối Ngân hàng thƣơng mại nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam và các cá nhân nƣớc ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân ngƣời cƣ trú” [65]. Trong giai đoạn 2011 – đến nay, nhờ chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc đƣợc điều hành linh hoạt theo hƣớng nới lỏng thận trọng, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tăng trƣởng huy động cuối năm 2015 đạt 13,59% so với cùng kỳ năm trƣớc (Năm 2011 tăng trƣởng 12,39%; Năm 2012: 17,87%; Năm 2013: 19,78%; Năm 2014: 15,15%), giảm so với các năm trƣớc nhƣng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu của ngƣời sử dụng và yêu cầu của nền kinh tế. Tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM cổ phần trong năm 2015 tăng so với các nhóm còn lại, trong đó tỷ trọng các khoản huy động từ tiền gửi luôn chiếm lớn nhất trong cơ cấu các khoản vay và tăng hàng năm. Đối với các TĐTC, huy động qua hình thức này trong các NHTM của tập đoàn luôn ở mức cao, thƣờng chiếm thị phần huy động lớn so với các tổ chức khác (Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của Baovietbank – công ty liên kết của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt năm 2016 tăng 35% so với năm 2015; Khoản tiền gửi khách hàng luôn chiếm tỷ trọng 60-70% trong tổng nợ phải trả). Trong đó, tỷ trọng tiền gửi của hộ kinh doanh cá nhân luôn lớn nhất (Ví dụ: BIDV năm 2015 và 2016 gần 55%), tiếp đến là các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tƣ nhân (BIDV năm 2015 là 26,84% và 2016 là 24,38%). Tuy nhiên, nguồn huy động chủ yếu mang tính ngắn hạn, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ, sự điều hành của NHNN theo từng năm để nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đồng thời cũng phụ thuộc vào thị phần tín dụng của từng NHTM.  Hình thức huy động qua vay vốn của NHNN và các TCTD khác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 NHNN với vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng để cứu cho các NHTM khi gặp khó khăn về vốn. Theo quy định, NHTM đƣợc vay vốn ngắn hạn hoặc để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình từ NHNN dƣới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 2010 thông qua cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá và các hình thức khác. Trong giai đoạn 2011 – 2015, NHNN đã thực hiện nhiều đợt hỗ trợ các NHTM về thanh khoản thông qua tái cấp vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp nhƣ gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội của ngân hàng đối với khách hàng, kết thúc vào 1/6/2016 [70]. NHTM cổ phần Bảo Việt của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt trong số 19 NHTM cổ phần, trong đó có 05 NHTM cổ phần Nhà nƣớc là BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank và MHB đƣợc NHNN cho phép hỗ trợ gói 30.000 tỷ. Hay quy định cơ chế tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC theo Thông tƣ số 18/2015/TT-NHNN nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu,... Bên cạnh những hỗ trợ kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN thông qua cho vay tái cấp vốn, vẫn còn tồn tại sự không thống nhất trong các văn bản quy phạm nhƣ: Quy định của Luật các tổ chức tín dụng về cho vay tái cấp vốn nhằm cung cấp vốn ngắn hạn và phƣơng tiện thanh toán cho TCTD, gây khó khăn cho những trƣờng hợp cần vốn dài hạn thông qua cho vay tái cấp vốn của NHNN để tái cơ cấu các TCTD yếu kém,... Hình thức huy động vốn từ các TCTD khác (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và vay của các TCTD khác) cũng là một hình thức thuận tiện, đƣợc pháp luật quy định. Tuy nhiên, chi phí huy động vốn từ các TCTD thƣờng cao hơn so với vay từ NHNN nên cũng không đƣợc sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Khoản huy động từ các TCTD của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt ổn định trong năm 2011 và 2012, tăng lên trong năm 2014. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thƣờng đƣợc TĐTC Bảo hiểm - Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 Bảo Việt thực hiện trong năm 2011 và 2012. Từ 2013 đến nay, xu hƣớng huy động vốn từ vay nợ đƣợc tập đoàn thực hiện cả vay ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ tăng theo từng năm, tuy nhiên nợ ngắn hạn ngân hàng và vay thấu chi ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vay dài hạn.  Hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đƣợc quy định áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ và phải đảm bảo nguyên tắc phát hành: (1) tự vay tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn; (2) công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ; (3) không phát hành trái phiếu ra thị trƣờng quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam; (4) duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tƣ của dự án trong trƣờng hợp phát hành để đầu tƣ cho dự án; (5) trƣờng hợp phát hành trái phiếu ra thị trƣờng quốc tế, cần tuân thủ cả quy định vay và trả nợ nƣớc ngoài [25]. Theo đó, khung pháp lý cho kênh huy động vốn mới của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ của TĐTC nói riêng đã tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Khuyến khích các TĐTC tham gia huy động vốn trên thị trƣờng để phục vụ mục tiêu đầu tƣ phát triển của mình, kể cả mục tiêu tăng quy mô vốn tự có, thay thế cho phƣơng thức tăng vốn tự có từ lợi nhuận chƣa phân phối của TĐTC. Đồng thời xác lập các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ mua bán trái phiếu nhằm gắn trách nhiệm huy động vốn của TĐTC với mục tiêu sử dụng và nghĩa vụ hoàn trả (nợ gốc và lãi). Tăng tính đa dạng của công cụ đầu tƣ, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng vốn trong nƣớc. Đồng thời giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế các rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính. Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho các TĐTC khi mà hiện tại tỷ lệ vốn ngắn hạn trong các doanh nghiệp của TĐTC thƣờng chiếm phần lớn lại mang đi đầu tƣ dài hạn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 Tuy nhiên, thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp hiện tại còn đang rất manh mún, quy mô thị trƣờng nhỏ, mới đạt tƣơng đƣơng khoảng 2,5% GDP. Cấu trúc thị trƣờng hầu nhƣ chƣa đƣợc định hình. Giao dịch trên thị trƣờng sơ cấp còn hạn chế và hầu nhƣ không ghi nhận đƣợc ở trên thị trƣờng thứ cấp, thiếu thông tin cho các nhà đầu tƣ. Một số điều kiện căn bản nhƣ tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức định giá trái phiếu còn thiếu để phát triển thị trƣờng. Hiện tại, nhà đầu tƣ tham gia chính trên thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua chủ yếu là các NHTM. Hệ thống pháp lý chƣa thực sự phù hợp, chƣa khuyến khích sự phát triển của thị trƣờng. Xem xét tình hình huy động vốn vay của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt cho thấy tình hình huy động vốn vay của Tập đoàn không phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ phải trả và huy động tiền gửi. Trong đó, các TĐTC – Ngân hàng thì tỷ lệ huy động vốn vay chủ yếu vẫn tập trung ở tiền gửi của các tổ chức và dân cƣ. (Bảng 3.5) Bảng 3.5. Huy động vốn vay của các TĐTC – BH Bảo Việt so với NHTMCP Nhà nƣớc Đơn vị tính: tỷ đồng 2012 2013 2014 2015 2016 NHÓM NGÂN HÀNG Vietcombank 414.488 468.994 576.996 674.395*** 600.737 Vietinbank 460.082 511.670 595.096 711.785 870.163 BIDV 331.116 407.560 488.860 658.701** 798.000 10.973* 4.741 NHÓM BẢO HIỂM BVH 3.837 17.258 6.141 * : Năm 2015, 2016 tăng chủ yếu ở hoạt động repo; Năm 2014 không hợp nhất nguồn vốn của Ngân hàng Bảo Việt vào nguồn vốn toàn Tập đoàn sau khi tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt tại Ngân hàng Bảo Việt giảm xuống 49,52% sau đợt phát hành tăng vốn của Ngân hàng Bảo Việt vào ngày 24/9/2014=> không tính tiền gửi khách hàng. **: Tăng chủ yếu từ tiền gửi khách hàng (28,2%) ***: Tăng 16,88% Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các TĐTC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124  Hình thức huy động vốn khác Bên cạnh những hình thức huy động vốn nhƣ trên, còn có các hình thức huy động vốn khác nhƣ vay của ngƣời lao động trong tập đoàn, các khoản phải trả ngƣời bán, phải trả ngƣời mua ngắn hạn,... Đây là các khoản vay ngắn hạn mà TĐTC có thể sử dụng tạm thời. + Vay của ngƣời lao động: có ƣu điểm là huy động nhanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của TĐTC. Nhƣng vốn huy động qua phƣơng thức này thƣờng không lớn, chỉ là một tác nhân nhỏ giúp cho các TĐTC trong quá trình hoạt động kinh doanh. + Phải trả ngƣời bán ngắn hạn trong TĐTC gồm: phải trả hoạt động bảo hiểm, phải trả hoạt động tài chính, phải trả ngƣời bán và nhà cung cấp dịch vụ. Các khoản phải trả ngƣời mua gồm tạm ứng từ khách hàng để giao dịch chứng khoán, phí bảo hiểm tạm thu,... Ví dụ trƣờng hợp của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt, trong giai đoạn 2011 – 2015, khoản phải trả ngƣời bán chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các khoản phải trả ngắn hạn, đứng thứ hai là các khoản phải trả ngƣời lao động. Tuy nhiên, xem xét về mức tăng trong 5 năm thì các khoản vay ngắn hạn lại có mức tăng đột biến trong năm 2015, tuy có giảm trong năm 2016 nhƣng vẫn cao hơn nhiều so với ba năm đầu của giai đoạn. Các khoản phải trả ngƣời bán chủ yếu là các khoản phải trả cho hoạt động bảo hiểm. Điều này là hợp lý do TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt là TĐTC có lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành bảo hiểm. Điều này cũng tƣơng tự phù hợp với các TĐTC là các NHTM cổ phần Nhà nƣớc có lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành ngân hàng. (Đồ thị 3.2) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 Đồ thị 3.2. Mức tăng các khoản phải trả ngắn hạn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Đơn vị tính: % 900 800 700 600 2012 2013 2014 2016 2015 Linear (2014) Linear (2015) Linear (2016) 500 400 300 200 100 0 Phải trả người bán ngắn hạn người mua Thuế và các trả tiền trước khoản phải ngắn hạn nộp NN Phải trả người lao động Chi phí phải trả ngắn hạn Doanh thu Vay ngắn hạn Quỹ khen chưa thực thưởng, phúc hiện ngắn lợi hạn Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ các BCTC hợp nhất của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Tóm lại, về cơ chế quản lý vốn của TĐTC ở Việt Nam thời gian qua, việc tạo lập và huy động vốn đóng vai trò quan trọng để tạo ra nguồn vốn phục vụ cho các TĐTC hoạt động, tăng tích tụ và tập trung, mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng khi trong giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp gồm tái cơ cấu DNNN tập trung vào các TĐKT Nhà nƣớc, Tổng công ty Nhà nƣớc; tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm; và tái cơ cấu các TCTD mà chủ yếu ở các NHTM theo Đề án 254 của Chính phủ. Việc huy động vốn, tăng vốn cho các NHTM Nhà nƣớc đem lại nhiều lợi ích để đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu “Ngành ngân hàng sẽ tăng cƣờng áp dụng các chuẩn mực an toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế với mục tiêu các TCTD phải có đủ vốn tự có để bù đắp rủi ro tín dụng, thị trƣờng, tác nghiệp theo tiêu chuẩn Basel II đến cuối năm 2015” và đáp ứng đƣợc tình hình hội nhập. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 3.2.3.2. Thực trạng cơ chế quản lý đầu tư và sử dụng tài sản của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính  Cơ chế đầu tƣ vốn Đối với các TĐTC ở Việt Nam, hoạt động đầu tƣ là hoạt động quan trọng, là một kênh mang lại nguồn lợi nhuận bên cạnh những hoạt động kinh doanh chính. Doanh nghiệp đƣợc quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp, trong đó bao gồm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp. Đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn vào phát triển vốn đầu tƣ. Các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc không đƣợc đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính và bất động sản. Doanh nghiệp không đƣợc sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mƣợn, nhận giữ hộ,... để đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp[50]. Các hình thức đầu tƣ vốn ra ngoài doanh nghiệp có thể thông qua góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới. Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty TNHH, mua công trái, trái phiếu. Công ty mẹ không đƣợc góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh [46; 47; 48; 49; 50]. Trƣờng hợp là công ty mẹ của TĐTC nhƣng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính không có quy định về quản lý đầu tƣ ra ngoài tập đoàn, mà hoạt động theo Điều lệ của tập đoàn quy định. Trong đó, hoạt động đầu tƣ ra ngoài cần phải đƣợc lên kế hoạch và thông qua phê duyệt của ĐHĐCĐ, đối với các khoản đầu tƣ ngoài kế hoạch mà vƣợt kế hoạch và ngân sách 10% thì HĐQT có quyền quyết định. Mọi quy định trong Điều lệ và quy chế tài chính, quy chế quản trị của TĐTC phải phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014. Tài sản góp vốn thành lập đƣợc các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 cổ đông, thành viên sáng lập định giá theo “nguyên tắc nhất trí” hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện. Nhà nƣớc quy định cơ chế quản lý đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm có sự khác biệt với các quy định chung cho doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc. Đối với NHTM trong TĐTC, việc góp vốn, mua cổ phần chỉ đƣợc sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần. NHTM phải tuân thủ các quy định cụ thể, chặt chẽ khi đầu tƣ vào từng lĩnh vực tài chính. NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; cho thuê tài chính; bảo hiểm. NHTM đƣợc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng,... NHTM và công ty con đƣợc mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác với điều kiện và trong giới hạn của NHNN quy định. NHTM đƣợc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối có quy định giới hạn về tỷ lệ góp vốn ...Đồng thời, tất cả các hoạt động trên đều phải đƣợc sự chấp thuận trƣớc bằng văn bản của NHNN. Đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp thuộc TĐTC trong lĩnh vực bảo hiểm, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc: (1) nguồn vốn đƣợc dùng để đầu tƣ gồm: vốn chủ sở hữu, vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật; (2) Hoạt động đầu tƣ phải: (i) tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tƣ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản; (ii) không đƣợc đi vay để đầu tƣ trực tiếp hoặc ủy thác đầu tƣ vào chứng khoán, bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác; (iii) không đƣợc phép đầu tƣ trở lại dƣới mọi hình thức cho các cổ đông góp vốn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 đông là TCTD; (iv) không đƣợc đầu tƣ quá 30% nguồn vốn đầu tƣ vào các công ty con trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau; (v) nhận ủy thác phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp phép. + Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm: đƣợc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu) và đầu tƣ vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào một số lĩnh vực: mua trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ, gửi tiền tại TCTD, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản theo Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. + Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực trên nhƣng tỷ lệ quy định cao hơn: mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; góp vốn vào doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Nhìn chung, tùy thuộc vào đặc điểm của từng chuyên ngành, tùy thuộc mức độ rủi ro của từng chuyên ngành, TĐTC đƣợc phép đầu tƣ vốn ra ngoài vào các lĩnh vực khác nhau với mức độ khác nhau. Các quy định này phù hợp khi áp dụng riêng cho từng doanh nghiệp đầu tƣ độc lập trong từng lĩnh vực. (Đồ thị 3.3) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 Đồ thị 3.3. Tình hình đầu tƣ của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt Đơn vị tính: tỷ đồng 40000 35000 2012 2013 2014 2015 30000 25000 2016 20000 15000 10000 5000 0 Tiền gửi Cổ phiếu Trái phiếu Đầu tư vào công ty TSCĐ, BĐS đầu tư con, công ty liên kết Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Với nguyên tắc đầu tƣ an toàn, hiệu quả, TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt đã có cơ cấu danh mục đầu tƣ phù hợp với xu hƣớng điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc theo từng năm. Năm 2012, TĐTC đã giảm tỷ trọng đầu tƣ vào các công cụ rủi ro nhƣ cổ phiếu; tăng cƣờng quản trị rủi ro. Năm 2015 và 2016, các khoản đầu tƣ trái phiếu tăng mạnh tƣơng ứng 11.385 tỷ đồng (62,6%) và 6.941 tỷ đồng (23,5%), tập trung chủ yếu tại BVL (gần 10.000 tỷ đồng năm 2015). Năm 2016, đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn và đầu tƣ trái phiếu chính phủ dài hạn tăng mạnh. Đây là kênh đầu tƣ an toàn, phù hợp với trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ Bảo Việt, đảm bảo an toàn cho quyền lợi khách hàng đồng thời cũng có lợi suất đầu tƣ cao, ổn định. Tiền gửi tăng 31% so với năm 2015 ở cả ngắn hạn và dài hạn. Đầu tƣ cổ phiếu giảm 25% so với 2015.  Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản Tập đoàn Tài chính Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong cơ chế QLTC của Nhà nƣớc quy định cho các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 doanh nghiệp, TĐKT Nhà nƣớc nói chung và TĐTC nói riêng. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nƣớc đối với TĐTC đƣợc quy định thông qua các văn bản quy phạm của Nhà nƣớc ban hành về Quy chế QLTC, quản lý vốn Nhà nƣớc đối với các TĐKT NN, DNNN [50; 26;71]. Áp dụng các quy định quản lý tài sản trong TĐTC nói riêng cũng nhƣ các doanh nghiệp khác cho thấy đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của TĐTC, góp phần tăng năng suất và tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho hoạt động kinh doanh. Ví dụ trong TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt, hiệu suất sử dụng TSCĐ của Tập đoàn dao động trong khoảng từ 5,72 – 7,19 và tăng mạnh lên 14,97 trong năm 2016. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ đang có chiều hƣớng tốt lên. Nguyên nhân có thể lý giải là do đầu tƣ vào TSCĐ hữu hình trong năm có nhiều biến động, tập trung vào xây dựng nhà cửa và đầu tƣ máy móc thiết bị, nhƣng đồng thời cũng thanh lý một số máy móc thiết bị cũ. TSCĐ vô hình tăng chủ yếu ở phần mềm máy tính, nói cách khác là Tập đoàn tập trung cho đầu tƣ đổi mới cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và đầu tƣ, nâng cấp công nghệ mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Doanh thu của Tập đoàn có xu hƣớng tăng dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cũng tăng theo. Mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế tiếp tục giảm nhẹ (giảm 4,7%) so với năm 2015 là do chi phí đầu tƣ vào TSCĐ trong năm tăng, nên tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu của Tập đoàn giảm nhẹ trong năm 2016. Tuy nhiên, mức tỷ suất lợi nhuận này vẫn đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông (10%/ năm). (Bảng 3.6) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 Bảng 3.6. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 2012 2013 2014 2015 2016 1. Nguyên giá TSCĐ 1.939 2.681 2.677 2.893 1.715 2. Vốn chủ sở hữu 12.114 12.125 12.817 13.198 13.686 3. Doanh thu 16.007 17.080 19.050 20.789 25.675 4. Lợi nhuận trước thuế 1.862 1.654 1.627 1.469 1.399 5. Nợ phải thu 20.616 23.412 44.794 55.185 67.847 6. Nợ phải trả 32.045 40.877 34.751 45.354 59.309 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (3/1) 8,26 6,37 7,12 7,19 14,97 8. Hiệu suất sử dụng vốn CSH (3/2) 1,32 1,41 1,49 1,58 1,87 9. Tỷ suất LN/ Vốn CSH (4/2) (%) 15,37 13,64 12,69 11,13 10,22 10. Tỷ suất LNST/ Vốn CSH (%) 12 10 11 9 9 11. Tỷ suất LN/ Doanh thu (4/3) (%) 11,63 9,68 8,54 7,07 5,44 12. Tỷ suất LNST/ Doanh thu (%) 9 7 7 6 5 13. Hệ số nợ phải thu/ Vốn CSH 1,70 1,93 3,49 4,18 4,96 14. Hệ số nợ phải trả/ Vốn CSH 2,65 3,37 2,71 3,44 4,33 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt  Cơ chế đảm bảo an toàn trong hoạt động Đối với TĐTC hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với mức độ rủi ro cao. Một đơn vị thành viên trong toàn TĐTC gặp rủi ro có thể dẫn đến đổ vỡ cả hệ thống. Vì vậy, để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động, Nhà nƣớc ban hành các quy định hạn chế rủi ro theo đặc thù riêng của từng lĩnh vực. Trong hoạt động ngân hàng, Nhà nƣớc quy định các trƣờng hợp không cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 mua cổ phần và quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn, dự phòng rủi ro, quy định trong kinh doanh bất động sản, đầu tƣ chứng khoán. Chi tiết đƣợc quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010. Tuy nhiên, trƣớc Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực, căn cứ trên các quy định của Luật các tổ chức tín dụng 1997, NHNN đã ban hành Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010 để quy định chi tiết các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD. Thông tƣ này hết hiệu lực 1/2/2015, hiện nay đƣợc thay thế bằng Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN với quy định chi tiết, cụ thể hơn cho từng trƣờng hợp, từng chỉ tiêu. Trong hoạt động bảo hiểm, các quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quy định về biên khả năng thanh toán tối thiểu, biên khả năng thanh toán đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm đối với sức khỏe đƣợc quy định chi tiết trong Nghị định 73/2016/NĐ-CP thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BTC ngày 26/2/2015 hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm... Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và quản lý quỹ, các quy định về an toàn tài chính bao gồm vốn khả dụng (chỉ tiêu về vốn khả dụng), các khoản giảm trừ, các khoản tăng thêm và các giá trị rủi ro, trong đó có giá trị rủi ro thị trƣờng (hệ số rủi ro thị trƣờng) theo quy định trong Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTC ngày 23/10/2013. Thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn trong giai đoạn 2012 – 2016, TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt đã luôn tuân thủ các chỉ tiêu về an toàn vốn đối với các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn của các doanh nghiệp thành viên kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng đều đƣợc chú ý để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, cho chính doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó và cho toàn Tập đoàn. (Đồ thị 3.4) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 Đồ thị 3.4. Khả năng thanh toán, Tỷ lệ an toàn vốn của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 900 2012 800 2013 700 2014 600 2015 500 2016 400 Quy định 300 200 100 0 BVGI BVL BVSC BVF BVB (CAR) Từ năm 2014, tỷ lệ đầu tƣ vào NHTMCP Bảo Việt thay đổi, phƣơng pháp báo cáo hợp nhất thay đổi. Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Đến 31/12/2016, tỷ lệ biên khả năng thanh toán của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Công ty Bảo Việt Nhân thọ đạt mức quy định của Bộ Tài chính (100%). Công ty Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt có hệ số an toàn vốn/ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng vƣợt xa so với quy định: Chứng khoán Bảo Việt đạt 678% (năm 2015 là 735%) và Quản lý Quỹ đạt 338% (năm 2015 là 505%) so với mức yêu cầu của Bộ Tài chính là 180%. 3.2.3.3. Thực trạng cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính  Cơ chế quản lý chi phí, doanh thu  Cơ chế quản lý chi phí Theo cơ chế hiện hành, các khoản chi có liên quan đến việc hình thành thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế của TĐTC đƣợc xác định gồm các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ: khấu hao và chi phí sửa chữa TSCĐ cho hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ; Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, công cụ lao động,…; tiền lƣơng, tiền công và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 khoản phụ cấp, trợ cấp; chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; chi bảo vệ môi trƣờng;… Trong lĩnh vực bảo hiểm, quy định của Nhà nƣớc về chi phí gồm: chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Chi tiết từng khoản chi phí đƣợc quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các chi phí liên quan đến môi giới, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác. Chi phí của NHTM gồm ba phần: Chi phí hoạt động kinh doanh; chi phí quản lý; các khoản chi khác thực hiện theo quy định về hạch toán kế toán đối với các TCTD, NHTM hiện hành. Đối với chi phí tiền lƣơng, Nhà nƣớc quy định về cơ chế trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động và ngƣời quản lý công ty. Theo đó, căn cứ vào Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, các khoản tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động và ngƣời quản lý chuyên trách trong TĐTC đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN, đối với ngƣời quản lý kiêm nhiệm đƣợc trả thù lao. TĐTC đƣợc phép xây dựng quy chế trả lƣơng, thù lao của TĐTC đối với ngƣời lao động và ngƣời quản lý trong Tập đoàn. Quy chế trả lƣơng, thù lao đƣợc quy định gắn với mức độ đóng góp và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành của ngƣời quản lý, đảm bảo quy định của pháp luật, công khai, minh bạch [27].  Cơ chế quản lý doanh thu Theo quy chế tài chính của TĐTC hiện hành, doanh thu của TĐTC là số tiền phải thu theo hóa đơn, chứng từ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, và các hoạt động khác đƣợc ghi trong quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh của TĐTC. Chi tiết từng khoản doanh thu thực hiện theo các quy định của pháp luật. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 Đối với TĐTC kinh doanh bảo hiểm, theo quy định về chế độ kế toán, các khoản đƣợc ghi nhận doanh thu gồm: phí bảo hiểm (tổng phí bảo hiểm định kỳ trên sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm gộp cho hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, tổng phí nhƣợng tái bảo hiểm, phí bảo hiểm chƣa đƣợc hƣởng, phí bảo hiểm đƣợc nhận, hoa hồng và tiền bồi thƣờng đã trả hoặc trả trên hợp đồng nhận tái bảo hiệm đƣợc ghi nhận); phí từ việc thực hiện dịch vụ (phí quản lý quỹ, phí giao dịch, phí thƣởng, phí môi giới, phí bảo lãnh phát hành...); lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán (chênh lệch giữa giá bán và giá vốn trung bình của chứng khoán bán); Tiền lãi (khi tiền lãi phát sinh trên cơ sở dồn tích theo lãi suất thực); doanh thu cổ tức; doanh thu cho thuê; Bán bất động sản. Đối với các TĐTC kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, theo quy định của Nhà nƣớc về các chính sách kế toán, doanh thu gồm thu nhập lãi và chi phí lãi theo phƣơng pháp dự thu đối với lãi của dƣ nợ đƣợc phân loại vào Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn. Lãi chƣa thu phát sinh từ các khoản cho vay đƣợc phân loại từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 đƣợc ghi nhận khi thực thu lãi; Thu nhập phí, hoa hồng và thu nhập cổ tức; ghi nhận cổ tức dƣới dạng cổ phiếu (Theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định các khoản đƣợc chia bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, thặng dƣ vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của các CTCP không đƣợc ghi nhận doanh thu mà ghi tăng số lƣợng cổ phiếu mà TĐTC đầu tƣ nắm giữ). Doanh thu của TĐTC đƣợc hợp nhất từ doanh thu của các công ty con, công ty liên kết, doanh thu phát sinh tại công ty mẹ từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ của công ty mẹ. Đối với các công ty có cổ phần của công ty mẹ đầu tƣ thì quản lý lợi nhuận đƣợc chia từ các công ty này đƣợc xác định là thu nhập hoạt động tài chính của TĐTC. Quản lý doanh thu theo quy định hợp nhất báo cáo tài chính và báo cáo tài chính đơn lẻ theo quy định pháp luật về kế toán. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 136 Có thể nói, các quy định về cơ chế quản lý doanh thu, chi phí của TĐTC luôn đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp và đa dạng và tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế. Việc giới hạn các chi phí đƣợc chấp nhận khi xác định thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp nói chung và các chi phí theo lĩnh vực kinh doanh đặc thù nhƣ TĐTC nói riêng là vấn đề tất yếu trong cơ chế chính sách quản lý chi phí kinh doanh của mỗi quốc gia. Đó là điều cần thiết nhằm theo dõi và giám sát việc hạch toán đúng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của từng thời kỳ, là cơ sở xác định chính xác thuế TNDN phải nộp; đảm bảo công bằng xã hội và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu vốn. Doanh thu và chi phí luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nên đây lại là một điểm các doanh nghiệp thƣờng sử dụng để khai tăng chi phí phát sinh nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp.  Cơ chế phân phối lợi nhuận Lợi nhuận trong các TĐTC là kết quả tài chính về hoạt động kinh doanh của TĐTC. Theo quy định chung, lợi nhuận của TĐTC đƣợc phân phối nhƣ sau: - Dùng để bù đắp lỗ của năm trƣớc theo quy định của Luật thuế TNDN. Sau khi bù đắp lỗ năm trƣớc và nộp thuế TNDN, lợi nhuận còn lại đƣợc dùng để - Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định trong hợp đồng (nếu có) - Bù đắp các khoản lỗ năm trƣớc hết thời hạn trừ vào lợi nhuận trƣớc thuế - Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp - Trích quỹ khen thƣởng, phúc lợi cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp - Trích quỹ thƣởng ngƣời quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 Trƣờng hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tƣ phát triển mà không đủ để trích các mục tiếp theo thì TĐTC đƣợc giảm trừ phần lợi nhuận trích từ quỹ đầu tƣ phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ cho các quỹ tiếp theo nhƣng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tƣ phát triển trong năm tài chính. - Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập sẽ đƣợc quy định dùng để chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu phụ thuộc vào quyết định của ĐHĐCĐ của TĐTC. Cổ đông Nhà nƣớc có quy định riêng đối với phần thu lợi nhuận, cổ tức đƣợc chia từ phần vốn đầu tƣ nhƣ sau: ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo chia lợi nhuận, cổ tức có trách nhiệm đề nghị TĐTC nộp phần lợi nhuận, cổ tức đƣợc chia về NSNN. TĐTC có trách nhiệm nộp tiền về NSNN trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị của ngƣời đại diện. - Tỷ lệ trích vào các Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi: quy định tối đa 03 tháng tiền lƣơng bình quân thực hiện của ngƣời lao động và thay đổi mức trích căn cứ theo mức độ hoành thành kế hoạch về lợi nhuận. Trong trƣờng hợp lợi nhuận thực hiện vƣợt kế hoạch thì trích thêm 20% phần lợi nhuận thực hiện vƣợt kế hoạch; trong trƣờng hợp lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì bằng mức bình quân tối đa nhân với tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận kế hoạch. - Quỹ thƣởng ngƣời quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên: tối đa 1,5 tháng tiền lƣơng bình quân thực hiện của ngƣời quản lý công ty chuyên trách khi lợi nhuận thực hiện đạt hoặc vƣợt kế hoạch; tối đa 01 tháng tiền lƣơng bình quân thực hiện nếu không đạt kế hoạch. Đối với quy định về phân phối lợi nhuận trong lĩnh vực ngân hàng, việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp là công ty cổ phần không quy định việc trích lập các Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, quỹ thƣởng mà chỉ bao gồm: trích 05% vào quỹ bổ sung vốn điều lệ, trích 10% vào quỹ dự phòng tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 chính, tối đa không vƣợt quá 25% vốn điều lệ. Việc phân chia lợi nhuận còn lại do doanh nghiệp tự quyết định. Trong đó TCTD là NHTM cổ phần do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc tại ngân hàng phải lấy ý kiến NHNN và thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Áp dụng các quy định chung của Nhà nƣớc về cơ chế phân phối lợi nhuận cho các TĐKT, trong Điều lệ của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt quy định phân phối lợi nhuận, cổ tức về cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhƣng cũng có những đặc điểm riêng nhƣ sau: - Tập đoàn sẽ trả cổ tức sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ thuế, tài chính theo pháp luật, trích các quỹ và vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn ngay sau khi trả cổ tức. ĐHĐCĐ có thẩm quyền quyết định mức chi trả cổ tức; HĐQT thực thi quyết định và có thể đề nghị ĐHĐCĐ thông qua thanh toán toàn bộ hoặc một phần. Thực hiện trả cổ tức bằng đồng Việt Nam. Đối với quy định phân bổ vào các Quỹ của TĐTC nhƣ sau: - Quỹ Đầu tƣ phát triển: tổng mức trích không quá 25% vốn điều lệ của Tập đoàn, việc trích và sử dụng quỹ tuân thủ theo quy định của TĐTC và pháp luật có liên quan. - Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ: không vƣợt quá 05% lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn và đƣợc trích cho đến khi quỹ dự trữ bằng 10% vốn Điều lệ của Tập đoàn. - Các Quỹ khác theo quy định của pháp luật. Với mô hình công ty mẹ đầu tƣ vốn, không thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu, nên các quy định về phân phối lợi nhuận của công ty con đƣợc thực hiện tuân thủ các quy định QLTC chuyên ngành và lấy ý kiến thống nhất trong TĐTC. Đối với phân phối lợi nhuận của công ty mẹ, hiện tại không có quy định nào áp dụng với mô hình này, TĐTC tự xây dựng quy chế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 riêng để quản lý phù hợp với tình hình hoạt động của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt. Trong giai đoạn 2012 – 2016, lợi nhuận sau khi thực hiện hết các quy định bắt buộc, phần lợi nhuận còn lại đƣợc chia cho các cổ đông, đối với các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành, ngoài chế độ thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát không chuyên trách, các thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát cũng nhận đƣợc quỹ tiền thƣởng lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế TNDN của Tập đoàn căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm trƣớc đã đƣợc ĐHĐCĐ thông qua. Việc chi trả thù lao hàng tháng cho các thành viên tuân thủ theo định mức quy định tại Quyết định của HĐQT về việc Ban hành Quy định về chế độ thù lao, tiền thƣởng và chi phí hoạt động đối với các thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát Tập đoàn. (Bảng 3.7) Bảng 3.7. Thù lao của thành viên HĐQT, TGĐ và thành viên Ban Kiểm soát của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt 2012 2013 Tỷ lệ 2014 Tỷ lệ 2015 Tỷ lệ 2016 Tỷ lệ Tỷ lệ Nội Đã chi thù Đã chi thù Đã chi thù Đã chi thù Đã chi thù dung (Triệu lao/ (Triệu lao/ (Triệu lao/ (Triệu lao/ (Triệu lao/ đồng) LNST đồng) LNST đồng) LNST đồng) LNST đồng) LNST (%) (%) (%) (%) (%) Thù lao 1.130,6 0,104 957,3 0,087 864,2 0,077 886,21 0,09 1.532,57 0,14 294,3 0,027 296,6 0,027 281,1 0,025 217,87 0,02 247,2 0,02 HĐQT Thù lao BKS Cộng 1.424,9 1.253,9 1145,2 1.104 1.779,77 Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN, TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Nhìn chung cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận so với trƣớc đây đã đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch hơn, bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích giữa Nhà nƣớc, TĐTC và ngƣời lao động, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài của TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 Với cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận hiện hành đã hƣớng đến áp dụng theo Luật Doanh nghiệp đối với TĐTC có công ty mẹ hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, ngày càng cho thấy Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ TĐTC nói riêng. Điều này đã góp phần thúc đẩy các TĐTC tích cực trong kinh doanh, tăng doanh thu và giảm chi phí. Trong năm 2011 – 2016, TĐTC ở Việt Nam dù ở thành phần kinh tế nào cũng đạt đƣợc các kết quả kinh doanh khả quan. Do đó, lợi nhuận cũng tăng theo mặc dù TĐTC phải hoạt động trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát cao, giá cả đầu vào biến động xu hƣớng tăng, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều bất ổn. 3.2.3.4. Thực trạng cơ chế giám sát tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính Mục đích cơ bản của giám sát tài chính là bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong các doanh nghiệp, các TĐKT Nhà nƣớc. Giám sát tài chính có thể thực hiện từ phía cơ quan QLTC của Nhà nƣớc, từ phía các doanh nghiệp và từ phía chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành: - Nội dung giám sát tài chính bao gồm: giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản, dƣ nợ; giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát tình hình kinh doanh, hiệu quả, xếp hạng doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp; thực hiện chính sách chế độ đối với ngƣời lao động, ngƣời quản lý, điều hành trong đó chú trọng đến giám sát chi phí tiền lƣơng, thu nhập. Đối với giám sát chuyên ngành bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, các nội dung đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện tiệm cận với thông lệ quốc tế (Basel I) nhƣ: Chuyển đổi quyền sở hữu lớn; Các sáp nhập cơ bản; An toàn vốn; Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn; Rủi ro thanh khoản; Kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Các nội dung giám sát đã không chỉ tập trung vào các tiêu chí “truyền thống” nhƣ vốn tự có giới hạn tín dụng, chất lƣợng tín dụng mà đã đƣợc mở Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 rộng cho các yếu tố định tính nhƣ theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản, xem xét mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng đã đƣợc tính toán dựa trên thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý vĩ mô phân loại ngân hàng đánh giá so sánh nhóm ngân hàng cùng loại và toàn hệ thống ngân hàng. Các quy định xếp loại NHTM cổ phần mới đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMELS nhằm đƣa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể. - Phƣơng thức giám sát: quy định về giám sát tài chính hiện tại áp dụng theo 05 phƣơng thức giám sát: giám sát trƣớc, giám sát trong, giám sát sau, giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp. Hiện tại, các phƣơng thức giám sát này đƣợc các TĐTC áp dụng theo quy định của Nhà nƣớc theo chuyên ngành. Tuy nhiên hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện phƣơng thức giám sát sau, giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo. Ví dụ trƣờng hợp TĐTC Bảo hiểmBảo Việt và BIDV đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nên phải có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định 01 năm/ 01 lần cho UBCKNN, các báo cáo nghiệp vụ nộp hàng tháng bằng cả bản mềm và bản cứng về cho Bộ Tài chính. Ngoài ra, trong năm tài chính, Nhà nƣớc áp dụng giám sát không thƣờng xuyên thông qua thanh tra, kiểm toán đã đƣợc quy định trong Luật Kiểm toán và các quy định của thanh tra đối với giám sát các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc nắm giữ dƣới 50% vốn điều lệ lại không thuộc quy định thanh tra, giám sát của Thanh tra và Kiểm toán. - Hình thức giám sát: Chủ yếu thông qua báo cáo và kiểm tra tại chỗ. Trong đó báo cáo bằng văn bản chiếm chủ yếu. Các báo cáo bao gồm 03 loại: báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và báo cáo chuyên ngành, với các nội dung đƣợc quy định theo chuyên ngành. Báo cáo tài chính cần phải có kiểm toán độc lập xác nhận, trong đó chú trọng đến một số nội dung đƣợc quy định Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 riêng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó. Ví dụ: Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, kiểm toán phải chú ý xác nhận các nội dung về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các khoản đầu tƣ, TSCĐ và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. (Văn bản hợp nhất số 07/VBHNBTC). + Báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán + Báo cáo thống kê và báo cáo chuyên ngành: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ phải nộp 09 báo cáo chính và 04 báo cáo phụ; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải nộp 11 báo cáo chính và 07 báo cáo trích lập; doanh nghiệp tái bảo hiểm phải nộp 05 báo cáo chính và 02 báo cáo phụ; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp 03 báo cáo. + Báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh để phục vụ cho công tác thống kê và phân tích thị trƣờng. - Đơn vị nhận báo cáo: gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc, chủ sở hữu và UBCKNN đối với các doanh nghiệp niêm yết. + Chủ sở hữu (đại diện là NHNN và Bộ Tài chính): nhận các báo cáo thông tin phục vụ giám sát, Báo cáo thông tin phục vụ giám sát (Nội dung thông tin cần thu thập bao gồm: thông tin chung của TĐTC; Tình hình SXKD; Tình hình quản lý và sử dụng vốn và tài sản; Tình hình dƣ nợ; Tình hình chấp hành chế độ chính sách pháp luật; Báo cáo tài chính); Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp hạng doanh nghiệp; Báo cáo tình hình quản trị của doanh nghiệp; báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ; Báo cáo khác của kiểm soát viên chuyên ngành, kiểm soát viên tài chính; Báo cáo kết quả thực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 hiện các khuyến nghị và chỉ đạo của chủ sở hữu; giải trình của TĐTC với các chỉ tiêu đánh giá đã đạt, chƣa đạt, nguyên nhân, kế hoạch hành động. + UBCKNN: TĐTC niêm yết cần thực hiện các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, Báo cáo tài chính có kiểm toán gửi UBCKNN theo quy định của Luật Chứng khoán + Cơ quan quản lý chuyên ngành (NHNN và Bộ Tài chính: UBCKNN và Cục QL&GSBH, Cục TCDN – cơ quan quản lý về tài chính),… nhận các báo cáo chuyên ngành, báo cáo bổ sung theo yêu cầu. - Thời gian nộp báo cáo: tháng (trong vòng 15 ngày), quý (trong vòng 30 ngày) và năm (trong vòng 90 ngày). - Số lần nộp mỗi loại báo cáo: báo cáo tài chính (quý, năm); báo cáo thống kê và báo cáo chuyên ngành (tháng, quý, năm). - Mức độ giám sát tài chính: chủ sở hữu đƣa ra các chỉ đạo, cảnh báo và điều chỉnh kế hoạch giám sát phù hợp với từng TĐTC sau khi xem xét kết quả đánh giá và rà soát tình hình của TĐTC (Khuyến nghị các biện pháp xử lý hoặc tăng tần suất giám sát gián tiếp hoặc có kế hoạch giám sát đặc biệt khác). Cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện quản lý nhằm đảm bảo mức độ an toàn, đánh giá tình hình thực hiện quy định của pháp luật và phục vụ công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. - Công bố, công khai thông tin: Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp toàn bộ nội dung báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của TĐTC kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập. Công bố công khai trên báo Trung ƣơng và báo địa phƣơng nơi TĐTC đóng trụ sở chính trong 03 số báo liên tiếp các thông tin bao gồm: Báo cáo thƣờng niên (Mẫu số 01-CBTT) và Báo cáo tài chính tóm tắt (Mẫu số 02-CBTT) theo quy định. Khi công bố công khai phải kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập. Ngoài ra, doanh nghiệp từ quyết định công bố công khai thông tin dƣới hình thức phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 nƣớc; họp báo; trên đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng và địa phƣơng. Ví dụ TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán nên việc công bố thông tin đƣợc thực hiện công khai, minh bạch. Các báo cáo bao gồm: Báo cáo Tài chính hợp nhất (theo Quý, Năm), Báo cáo quản trị (Năm), Báo cáo thƣờng niên (Năm), Báo cáo tài chính của Công ty mẹ (theo Quý, Năm), và các văn bản quy phạm nội bộ của TĐTC đều đƣợc công khai trên trang điện tử của TĐTC. Đồng thời TĐTC phải nộp báo cáo cho UBCKNN theo quy định của Luật Chứng khoán. Các báo cáo tài chính phải đƣợc lập theo quy định về chuẩn mực kế toán và các quy định về lập báo cáo tài chính của công ty chứng khoán theo Thông tƣ số 334/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 210/2014/TT-BTC. Đối với chủ sở hữu: Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải công khai Kết quả đánh giá, xếp loại tập đoàn, Báo cáo giám sát tài chính của tập đoàn. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc Qua nghiên cứu tổng hợp nội hàm của quy chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các quy định chung hiện nay, kết hợp với tìm hiểu thực tế áp dụng tại TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt – là TĐTC duy nhất đƣợc quy định về mặt pháp lý hiện nay – và các NHTM cổ phần Nhà nƣớc trong giai đoạn 2012 – 2016 cho thấy về cơ bản các tiêu chí đƣợc đặt ra trong quá trình xây dựng và ban hành cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam trong thời gian qua đã phần nào đƣợc đáp ứng. TĐTC đã đƣợc trao quyền tự chủ hơn, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh, đƣợc tiếp cận các nguồn lực huy động vốn đa dạng, hoạt động đầu tƣ đƣợc mở rộng. Tất cả những kết quả mà TĐTC đạt đƣợc trong thời gian qua, thông qua việc tuân thủ các quy định về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC là do: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 - Về cơ chế quản lý huy động vốn: Cơ chế QLTC bƣớc đầu đã xác định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, tài sản trong các TĐTC. Nhờ đó, đã giảm bớt mức độ can thiệp trong các hoạt động của TĐTC có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ nắm cổ phần chi phối. Cơ chế QLTC hiện hành với nhiều cải cách, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình hoạt động phức tạp, đa dạng của TĐTC bƣớc đầu đã mang lại sự chủ động cho TĐTC trong việc huy động vốn, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn trong bối cảnh hiện tại. Các TĐTC đã chủ động, linh hoạt sử dụng các phƣơng pháp, các kênh huy động vốn đa dạng. - Về cơ chế quản lý sử dụng vốn: Với những quy định về đầu tƣ ra ngoài lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ đạo, bƣớc đầu đã hạn chế đƣợc phần nào tình trạng đầu tƣ tràn lan, theo phong trào của các TĐTC lớn. Đã phần nào bảo toàn đƣợc vốn, giảm rủi ro cho Tập đoàn và cho cả hệ thống kinh tế. Đặc biệt những đầu tƣ vào lĩnh vực Bất động sản,…Cơ bản so với quy chế QLTC trƣớc đây, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc đã phần nào đƣợc xác định rõ ràng hơn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng sở hữu vốn Nhà nƣớc trong TĐTC. - Về cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận: Cơ chế tiền lƣơng đã bƣớc đầu xem xét đến việc trả lƣơng gắn với hiệu quả hoạt động. Thông qua cơ chế phân phối lợi nhuận, nhìn chung những quy định đã rõ ràng, minh bạch hơn giữa quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động, đội ngũ quản lý điều hành của TĐTC, khuyến khích ngƣời lao động, ngƣời quản lý, điều hành tích cực hơn. Các TĐTC có công ty mẹ đƣợc hoạt động theo hình thức chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp theo Luật Doanh nghiệp, đƣợc tự xây dựng, ban hành các Quy chế tài chính của riêng Tập đoàn. Các Bộ, ngành chỉ thực hiện phối hợp hoặc tƣ vấn, thông qua các Quy chế tài chính của tập đoàn để thống nhất trong quản lý Nhà nƣớc, đã mang tính chủ động cho các TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 - Về giám sát tài chính: Khuôn khổ pháp lý về giám sát tài chính đối với TĐTC đã đƣợc bổ sung, sửa đổi liên tục, tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất từ Luật tới Nghị định và các Thông tƣ hƣớng dẫn. Nội dung giám sát tài chính đã toàn diện hơn. Nội dung giám sát chuyên ngành từng bƣớc đƣợc đổi mới để theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các yêu cầu của thông lệ quốc tế. Trách nhiệm giải trình đã phần nào đƣợc quy định rõ, nội dung quản lý đã có sự phân tách giữa DNNN và giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc, bao gồm cả TĐTC. - Kỷ luật về báo cáo tài chính chế độ kế toán kiểm toán đã bƣớc đầu đƣợc tăng cƣờng và đƣợc thể chế hoá; trong đó dần nâng cao kỷ luật thị trƣờng về công khai, minh bạch cũng nhƣ chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật, nhất là nâng mức xử phạt vi phạm hành chính lên tội phạm hình sự. - Về tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc: Bộ máy tổ chức quản lý đang trong giai đoạn đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Cơ chế phối hợp trong thực hiện quyền của chủ sở hữu Nhà nƣớc đƣợc quy định phân cấp với sự tham gia của nhiều bên, tách bạch nhiệm vụ từ Thủ tƣớng Chính phủ đến Bộ, ngành đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính, cũng nhƣ vai trò của ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc tại TĐTC trong từng nội dung hoạt động. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả trong việc xây dựng và ban hành cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Tuy nhiên, so với các tiêu chí mà Nhà nƣớc đề ra, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 3.3.2.1. Hạn chế  Chƣa đảm bảo đƣợc mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào Tập đoàn Tài chính Cùng với cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn trƣớc, trong giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu các TCTD, trong đó tập trung vào các NHTM. Mặc dù số lƣợng các NHTM trong hệ thống các TCTD giảm đi, nhƣng số vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc vào các NHTM lại tăng lên. Tại thời điểm 31/12/2011, vốn của Nhà nƣớc trong 05 NHTM Nhà nƣớc khoảng 72.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 đã tăng lên 113.268 tỷ đồng, bao gồm Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn ở 03 NHTM mua 0 đồng. Nhƣ vậy, tổng số vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các NHTM Nhà nƣớc tăng 1,6 lần sau 04 năm. Mặc dù số vốn điều lệ của các NHTM tăng lên, tỷ lệ vốn Nhà nƣớc giảm đi nhƣng tỷ lệ giảm không đáng kể, trong khi vốn Nhà nƣớc tăng thêm 10.000 tỷ tính trên toàn bộ tài sản của NHTM yếu kém, rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, là khoản vốn không mang lại hiệu quả. (Bảng 3.8) Bảng 3.8. Tình hình tăng vốn Điều lệ của các NHTM Nhà nƣớc NHTM Nhà nước 2011 Chênh lệch 2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vietcombank 18114 90.72 20550 77.11 2436 -13.61 Vietinbank 16245 80.31 24000 64.46 7755 -15.85 BIDV 12947 100 30000 95.28 17053 -4.72 Agribank 21687 100 28722 100 7035 0 MHB (NHTMCP phát triển nhà ĐB SCL) 3074 100 Ocean Bank (NHTMCP Đại Dương) 4000 100 4000 100 G.P Bank (NHTMCP Dầu khí toàn cầu) 3018 100 3018 100 VNCB (NHTMCP xây dựng VN) 3000 100 3000 100 Tổng cộng 72.067 113.290 41.223 Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của các NHTM Trong khi đó, tình hình nợ xấu trong giai đoạn này tăng mạnh do các nguyên nhân từ chính sách tiền tệ thắt chặt; doanh nghiệp hoạt động kinh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản; và một phần do nợ xấu đƣợc tích tụ từ nhiều năm trƣớc. Điều đó cho thấy, vốn Nhà nƣớc đầu tƣ trong các NHTM thời gian qua chƣa tạo ra hiệu quả tƣơng xứng. Cùng với việc tái cơ cấu các NHTM thông qua sáp nhập các NHTM yếu kém và NHNN phải mua lại các NHTM rơi vào diện kiểm soát đặc biệt để tái cơ cấu, tránh đổ vỡ cho cả hệ thống; đã cho thấy vốn mục tiêu bảo toàn vốn của Nhà nƣớc chƣa thực sự đạt đƣợc, các NHTM Nhà nƣớc chƣa phát triển đƣợc phần vốn Nhà nƣớc bền vững, Nhà nƣớc vẫn nhƣ là “cứu cánh” cho các NHTM khi gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.  Đảm bảo an toàn về vốn của Tập đoàn Tài chính còn gặp nhiều vƣớng mắc Theo các quy định trong cơ chế QLTC của Nhà nƣớc về huy động vốn, mặc dù Nhà nƣớc quy định các TĐTC đƣợc phép huy động đa dạng ở nhiều kênh, đặc biệt là những kênh huy động vốn trung và dài hạn nhƣ trái phiếu doanh nghiệp giúp cho TĐTC có đƣợc cơ cấu nguồn vốn vững mạnh, đảm bảo để hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính. Tuy nhiên, thực tế các kênh huy động vốn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của TĐTC, thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng trái phiếu vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện về khung pháp lý cho thị trƣờng hoạt động hoàn hảo. Do đó, các TĐTC cả trong lĩnh vực Ngân hàng và Bảo hiểm đều có xu hƣớng tăng vốn điều lệ từ phần lợi nhuận chƣa phân phối. Đây là kênh tăng vốn điều lệ khả thi cho các TĐTC để giảm áp lực về tăng vốn điều lệ để đảm bảo đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định của các văn bản chuyên ngành. Tuy nhiên, giữa các văn bản quy định liên quan vẫn còn những vƣớng mắc, không tạo đƣợc cơ chế hoạt động nhuần nhuyễn để hỗ trợ cho TĐTC đảm bảo tuân thủ tốt các quy định pháp luật và phát triển thuận lợi. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149  Rủi ro tài chính của các Tập đoàn Tài chính chƣa thực sự đƣợc giải quyết Các quy định của Nhà nƣớc trong giai đoạn tái cơ cấu các NHTM vừa qua đã phần nào xử lý đƣợc nợ xấu, giúp các NHTM nói chung và các TĐTC nói riêng đảm bảo an toàn hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong toàn hệ thống các NHTM đến cuối năm 2016 ở mức 12,84%, tiếp tục giảm so với năm 2015 (13%), trong đó nhóm có tỷ lệ CAR cao nhất là các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài, CAR thấp nhất là nhóm NHTM cổ phần Nhà nƣớc với tỷ lệ 9,92%. Nhóm NHTM cổ phần có CAR 11,8%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng lên mức 34,51%, cao hơn so với năm 2015 (31%), trong đó nhóm NHTM cổ phần Nhà nƣớc là 37,32% và nhóm NHTM cổ phần ở mức 39,93%[19]. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tăng cao đã làm cho chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của toàn hệ thống NHTM giảm. Các NHTM xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho VAMC về hình thức và trên sổ sách kế toán cho thấy các vấn đề về rủi ro tài chính của NHTM nói chung và TĐTC nói riêng đang từng bƣớc đƣợc xử lý có hiệu quả. Tuy nhiên, về bản chất các khoản nợ vẫn tồn tại và tiềm ẩn nhiều rủi ro thể hiện qua sự tăng cao trong chi phí dự phòng rủi ro; Điều đó cũng cho thấy bản thân các NHTM chƣa thật sự yên tâm với các khoản nợ xấu và vấn đề an toàn tài chính của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các quy định của Nhà nƣớc xử lý các vấn đề nợ xấu, các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn và lành mạnh hóa tài chính cho các TĐTC chƣa đạt đƣợc mục tiêu mà Nhà nƣớc đề ra.  Các Tập đoàn Tài chính chƣa tận dụng đƣợc tính chủ động trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính mang lại hiệu quả; hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính của Nhà nƣớc chƣa thực sự hiệu quả. Nhà nƣớc ban hành cơ chế quản lý huy động và sử dụng vốn ở dạng khung nhằm tạo sự chủ động cho các TĐTC trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả. Tuy nhiên, các TĐTC vẫn chƣa thể tận Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 dụng đƣợc hết những hỗ trợ này của Nhà nƣớc. Thực tế hiện nay ngoài nguồn hình thành vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động khác chủ yếu vẫn là vốn vay ngân hàng, vốn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm phần lớn, tỷ trọng nợ phải trả ngắn hạn/ tổng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao đến 90% dẫn đến tình trạng TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng thƣờng phải sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn, điều này mang lại rủi ro cao cho toàn bộ TĐTC. Vấn đề về giám sát chƣa thực sự chặt chẽ, còn mang tính hình thức và cồng kềnh. Cơ chế hiện hành quy định đối với các TĐKT Nhà nƣớc nói chung, các TĐTC nói riêng khi công bố thông tin chỉ công bố một báo cáo tài chính chung cho Tập đoàn. Tuy nhiên, bản chất của Tập đoàn là một nhóm các công ty hợp lại với nhau cùng thực hiện một mục tiêu chung, do đó các TĐTC lúng túng trong việc lựa chọn các tiêu chí, vấn đề để công khai ra công chúng. Đối với trƣờng hợp công ty niêm yết, quy định việc công bố thông tin phải nhập số liệu trên bảng điện tử, tuy nhiên hiện tại không có mẫu quy định riêng cho từng loại doanh nghiệp niêm yết, hoặc mẫu riêng theo ngành, lĩnh vực. Do đó, để thực hiện đƣợc quy định này, giữa Sở giao dịch chứng khoán và TĐTC phải chủ động phối hợp để thiết kế riêng, dẫn đến mất thời gian, chi phí tốn kém và không có sự đồng bộ, thống nhất. Hệ quả là các thông tin, số liệu chuỗi không đầy đủ để cung cấp cho các đối tƣợng cần theo dõi, phân tích, đánh giá hay có nền tảng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng tiêu chí.  Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Tài chính chƣa đạt nhƣ kỳ vọng và thiếu bền vững. Năng lực cạnh tranh của TĐTC đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động tài chính và các chỉ tiêu về tiềm lực tài chính. Mặc dù xem xét các TĐTC – Ngân hàng là các NHTM cổ phần Nhà nƣớc lớn đều cho thấy đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, hiệu quả hoạt động ngày càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực, quy mô hệ thống tài chính ở Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, năng lực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 cung ứng vốn còn hạn chế, đặc biệt còn phụ thuộc nhiều vào khu vực ngân hàng. Một số vấn đề về nợ xấu vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt, tập trung ở các TCTD yếu kém dẫn đến mặt bằng lãi suất chƣa giảm. Điều đó có tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của TĐTC Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng tài chính còn yếu kém của các TĐTC, vốn chủ sở hữu chƣa có nhiều cải thiện, trong khi tỷ lệ tài sản có rủi ro quy đổi tăng dẫn đến CAR ngày càng tiệm cận với mức quy định tối thiểu 9%. Trong trƣờng hợp áp dụng theo Basel II, tỷ lệ này có thể còn giảm xuống dƣới 8%. Trong khi Basel III hiện tại đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng với mức an toàn vốn quy định là 13% (bao gồm cả rủi ro biến động kinh tế vĩ mô và rủi ro chéo khi các NHTM hoạt động theo mô hình TĐTC). Nếu so sánh với các nƣớc, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam là thấp hơn nhiều và khoảng cách ngày càng xa (Trung Quốc (11,8%), Ấn Độ (13,6%), Indonesia (17,6%), Malaysia (16,4%), Thái Lan (15,5%)). Nhìn tổng thể cho thấy mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho TĐTC thông qua hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. 3.3.2.2. Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan Qua việc đánh giá các tiêu chí hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC cho thấy hầu hết các mục tiêu đặt ra đều chƣa đạt đƣợc nhƣ mong đợi. Nguyên nhân chủ quan của những vấn đề tồn tại này chủ yếu nhất vẫn nằm ở khung khổ pháp lý về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC và các văn bản có liên quan chƣa thực sự hoàn thiện, còn nhiều bất cập, vƣớng mắc và thiếu tính đồng bộ trong quy định cũng nhƣ triển khai thực hiện. Cụ thể:  Cơ chế quản lý huy động vốn còn nhiều quy định chƣa thật sự phù hợp Một là, vốn pháp định của các doanh nghiệp bảo hiểm đang được quy định ở mức cao so với thông lệ quốc tế nhưng chưa đáp ứng theo quy mô hoạt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 động và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định chung về mức vốn pháp định có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ để đáp ứng điều kiện đƣợc thành lập hoạt động, nhƣng lại chƣa đủ đối với các TĐTC có quy mô hoạt động lớn, mức độ rủi ro cao. Hai là, các quy định về mức vốn điều lệ chưa quy định đa dạng cho nhiều mô hình TĐTC mà mới chỉ theo đặc điểm của chuyên ngành. Do đó đối với các TĐTC hoạt động theo mô hình công ty công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ tham gia hoạt động kinh doanh chính có thể áp dụng đƣợc mức vốn điều lệ theo quy định. Nhƣng đối với TĐTC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ đầu tƣ (trƣờng hợp TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt) thì lại không có quy định về mức vốn điều lệ, trong khi để quản lý toàn bộ hoạt động của TĐTC đa dạng và phức tạp thì công ty mẹ cần phải đủ số vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn cho toàn Tập đoàn. Ba là, các quy định về tỷ lệ góp vốn điều lệ để thực hiện quyền chi phối của chủ sở hữu còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định liên quan: (1) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ của công ty mẹ đối với công ty con để đảm bảo quyền chi phối; (2) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ để có quyền thông qua quyết định của doanh nghiệp; (3) Tỉ lệ vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp và (4) Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc đối với vốn điều lệ của công ty mẹ TĐKT, TCT nhà nƣớc. Bốn là, hạn chế trong quy định về người đại diện vốn Nhà nước, bao gồm: - Quyền của ngƣời đại diện chƣa phù hợp với quy định về tỷ lệ góp vốn điều lệ mà đang quy định chung các quyền, theo đó, giữa ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp và ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc (không quy định tỷ lệ nắm cổ phần chi phối trong Quyết định 678/2017/QĐ-NHNN) “có nghĩa vụ xây dựng, ban hành và gửi NHNN các văn bản, quy chế về: Tổ chức và hoạt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 động HĐQT, Ban điều hành, phân cấp nhiệm vụ, quy chế quản lý nợ, quy chế chi tiêu nội bộ”; đối với các quy định trong các văn bản có liên quan về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà nƣớc. - Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với ngƣời đại diện về thời gian trả lời các báo cáo, xin ý kiến của ngƣời đại diện chƣa có sự thống nhất giữa các văn bản. Bộ Tài chính có hƣớng dẫn về thời hạn chủ sở hữu phải trả lời khi ngƣời đại diện xin ý kiến thì NHNN trong quy chế ngƣời đại diện lại không quy định vấn đề này, trong khi quy định chi tiết các nội dung ngƣời đại diện phải thực hiện. - Quyền đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin của ngƣời đại diện cũng không đƣợc quy định thống nhất. Quy định này chỉ đƣợc thấy trong văn bản của Bộ Tài chính: “ Doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các Hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tƣ, tình hình tài chính, những nội dung khác (nếu có) cho Ngƣời đại diện khi đƣợc yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp”, trong khi quy chế của NHNN chƣa đề cập. Nhƣ vậy, quyền của ngƣời đại diện còn thiếu tính thống nhất trong quy định, điều này làm giảm hiệu quả trong thực hiện vai trò của ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc. - Quy định chịu trách nhiệm đối với ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc bên cạnh việc ràng buộc và làm tăng tính trách nhiệm thì vẫn mang ý nghĩa tƣợng trƣng hơn là hiện thực. Vì thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của TĐTC nói riêng có những yếu tố khách quan và chủ quan, rất khó để xác định lỗi trong cơ chế nhân sự hiện tại. Tất cả cho thấy việc đánh giá còn mang tính chất “tình thế” và hình thức hơn là tính chất pháp lý bền vững, tính khả thi và hiệu quả còn hạn chế. - Quy định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ngƣời đại diện còn chung chung, chƣa có các tiêu chí định lƣợng cụ thể, khó Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 đánh giá. Dẫn đến bản thân ngƣời đại diện khi tự đánh giá cũng khó để đánh giá trung thực, khách quan về kết quả hoạt động của mình. Năm là, các kênh huy động vốn trung và dài hạn chưa được hoàn thiện và phát huy được hiệu quả. Tuy đã có chủ trƣơng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, nhƣng các quy định cụ thể về huy động vốn chƣa hoàn thiện dẫn đến thực tế hiện nay ngoài nguồn hình thành vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động khác chủ yếu vẫn là vốn vay ngân hàng, vốn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm phần lớn, dễ mang lại rủi ro cao cho toàn bộ TĐTC.  Cơ chế quản lý sử dụng vốn còn thiếu sự đồng bộ, các quy định về nguyên tắc quản trị rủi ro chƣa theo kịp thông lệ quốc tế Một là, giữa các quy định chuyên ngành còn thiếu sự đồng bộ trong quy định về quyền được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Ví dụ: theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định, một NHTM có thể thành lập công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm để hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đƣợc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, không đƣợc đầu tƣ vào bất động sản. Ngƣợc lại trong Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đầu tƣ đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà không giới hạn lĩnh vực đầu tƣ, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tƣ vào ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Nhƣ vậy, cùng là kinh doanh theo luật số lớn, mức độ chịu rủi ro cao có tính tƣơng đồng nhƣng quy định trong Luật các tổ chức tín dụng lại chặt hơn so với quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Điều này sẽ dẫn đến xu hƣớng kinh doanh hỗn hợp nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm (ví dụ trƣờng hợp bankcarssurance) phổ biến đối với TĐTC – ngân hàng, và xu hƣớng thành lập các công ty con, công ty liên kết trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phổ biến đối với TĐTC – Bảo hiểm. Nhƣ vậy, hoạt động QLTC đối với các mô hình TĐTC này sẽ gặp nhiều khó khăn, tạo nhiều khoảng trống không thuộc chức năng quản lý của ngành nào. Nguy cơ rủi ro có thể sẽ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 lớn, hoặc hạn chế sự phát triển, hoặc mở rộng kinh doanh không cân đối trong các mô hình TĐTC trong tƣơng lai. Hai là, không thống nhất trong quy định về mẫu số tính toán. Quy định về giới hạn tỷ lệ trong đầu tƣ vốn của NHTM đầu tƣ mua cổ phiếu, cổ phần, thành lập công ty con hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm giữa các văng bản Luật các Tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm chƣa có sự thống nhất. Quy định của Luật các Tổ chức tín dụng yêu cầu tỷ lệ vốn đầu tƣ phải tính trên phần vốn điều lệ trong khi quy định đầu tƣ của Luật kinh doanh bảo hiểm yêu cầu tỷ lệ vốn đầu tƣ tính trên phần vốn chủ sở hữu. Điều này làm cho TĐTC khó khăn hơn trong việc theo dõi các khoản đầu tƣ. Ba là, quy định về tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất chưa phù hợp. Trong quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất áp dụng cho các TCTD có công ty con phải chấp hành bên cạnh việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đơn lẻ. Tuy nhiên chƣa có hƣớng dẫn cụ thể việc hợp nhất tỷ lệ này trong trƣờng hợp TCTD có công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm. Bên cạnh đó, đối với mô hình TĐTC mà công ty mẹ tham gia hoạt động kinh doanh chính là ngân hàng sẽ có thể áp dụng, nhƣng không có quy định cho mô hình TĐTC mà công ty mẹ đầu tƣ vốn vào các công ty con. Bốn là, việc áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro theo Basel II, Basel III còn chậm được thực hiện. Quy định về an toàn vốn còn chưa áp dụng đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. So với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới (Hình 3.1), việc áp dụng tiêu chuẩn Basel đối với hệ thống ngân hàng còn khá chậm. Trong khi khá nhiều các quốc gia đã hoàn thành Basel 2, tiến tới Basel 2.5 và Basel 3 thì các NHTM Việt Nam mới cơ bản đạt đƣợc các chuẩn mực của Basel 1. Từ 2014, NHNN giao thí điểm 10 ngân hàng (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB và ACB - là các ngân hàng lớn nhất trong hệ thống) áp dụng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 phƣơng pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nƣớc. Hình 3.1. Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia Nguồn: BVS (2016), Báo cáo đánh giá triển vọng ngành ngân hàng năm 2016  Cơ chế phân phối lợi nhuận chƣa thống nhất trong quy định về tỷ lệ trích lập quỹ; vấn đề về trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời đại diện, trả cổ tức chƣa phù hợp với tình hình hiện tại của các Tập đoàn Tài chính - Quy định về tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi không thống nhất giữa các văn bản. Quy định về phân phối lợi nhuận đối với trƣờng hợp Doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ nắm cổ phần chi phối (theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 là từ 65%) không có quy định tỷ lệ trích quỹ khen thƣởng, phúc lợi, Quỹ thƣởng của ngƣời quản lý, kiểm soát viên mà chỉ quy định đối với trƣờng hợp DNNN. Trong khi quy định về trích lập các quỹ đƣợc Bộ Lao động & Thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn áp dụng đối với các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc từ 51%. Điều này bên cạnh việc mang tính chủ động cho các công ty cổ phần, TĐTC cũng tạo ra những khe hở của pháp luật. Ví dụ việc trích lập quỹ khen thƣởng phúc lợi ở một số ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong lợi nhuận để lại dẫn đến lỗ trong ngân hàng. Việc trích lập quá nhiều có thể ảnh hƣởng đến cổ đông vì thu đƣợc cổ tức thấp, có thể làm hạn chế tăng cổ đông mới trong tƣơng lai. Tuy nhiên hiện tại các NHTM cổ phần Nhà nƣớc lại áp dụng điều này, một phần do áp lực tăng vốn để đảm bảo thực hiện lộ trình áp dụng thí điểm Basel II giai đoạn 2016 - 2018. - Quy định về trả lương, thưởng cho người đại diện phần vốn Nhà nước chưa được quy định cụ thể và thống nhất. Quy chế của NHNN quy định “Ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc hƣởng tiền lƣơng, phụ cấp trách nhiệm, tiền thƣởng và các quyền lợi khác do doanh nghiệp chi trả”. Trong đó, vận dụng hạn mức trả lƣơng theo Nghị định số 53/2016/NĐCP đối với chức danh quản lý, chuyên trách trong Tập đoàn mà Nhà nƣớc nắm giữ từ 51% vốn điều lệ, nhƣng chƣa có quy định cụ thể đối với ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc dƣới 51% vốn điều lệ. Quy định về ngƣời đại diện chuyên trách, hoặc kiêm nhiệm để làm cơ sở tính vào chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN hay chia từ lợi nhuận cũng chƣa đƣợc xác định trong Quy chế của NHNN. + Cơ chế trả cổ tức bằng tiền mặt đối với cổ phần của Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Thông tƣ 61/2016/TT-BTC quy định phải chuyển toàn bộ cổ tức của cổ đông nhà nƣớc về NSNN. Thêm vào đó, đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thƣơng mại cổ phần do nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại ngân hàng phải lấy ý kiến NHNN và thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Mặc dù Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định trong Nghị quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nƣớc năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức đƣợc chia cho phần vốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 nhà nƣớc của các công ty cổ phần có vốn góp do Bộ, ngành, địa phƣơng đại diện chủ sở hữu; quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng là NHTM cổ phần do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc tại ngân hàng phải lấy ý kiến NHNN và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông” theo Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và theo quy định trong Luật số Quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nhƣng cũng vẫn phần nào tạo áp lực cho các TĐTC trong việc tăng vốn để áp dụng theo Basel II. Do đó, các NHTM có vốn Nhà nƣớc đã phải gián tiếp huy động từ các nguồn khác thông qua trích quỹ khen thƣởng phúc lợi với tỷ lệ cao để khuyến khích ngƣời lao động làm việc, từ đó tăng các chỉ tiêu kinh doanh.  Các vấn đề về giám sát tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính còn cần phải đƣợc chú trọng hoàn thiện Thứ nhất, tiêu chí để đánh giá được quy định trong cơ chế QLTC vẫn chưa thể hiện được sự riêng biệt và phù hợp với từng đối tượng được quản lý. Chƣa áp dụng các kết quả của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới (ví dụ nhƣ S&P). Các tiêu chí mới chú trọng đến định lƣợng mà chƣa chú trọng đến tiêu chí định tính, dẫn đến việc đánh giá, xếp loại hiệu quả hoạt động của TĐTC còn mang tính cảm tính, không có sự khác biệt nên chƣa phản ánh chính xác tình hình của TĐTC. Tiêu chí “xanh” liên quan đến môi trƣờng chƣa đƣợc quy định bắt buộc trong các báo cáo. Các chỉ tiêu chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính thể hiện kết quả, không mang tính cảnh báo sớm nên không phát huy tính hiệu quả của giám sát. Việc tính toán các chỉ tiêu giám sát hiện vẫn còn thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công nên độ chính xác thấp và một số chỉ tiêu chƣa tính toán đƣợc do thiếu thông tin và mức độ tin cậy chƣa cao. Đến nay vẫn chƣa có quy định chung về cách thức giám sát cho cả hệ thống tài chính. Việc quản lý, giám sát tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 159 chính vẫn chƣa bao quát đƣợc tất cả các lĩnh vực hoạt động của các TĐKT, nhất là các TĐTC (cả chính thức và phi chính thức) trong nƣớc. Thứ hai, số lượng các báo cáo yêu cầu TĐTC phải nộp định kỳ quá lớn, đặc biệt các báo cáo chuyên ngành. Đối với báo cáo tài chính, các chỉ tiêu yêu cầu báo cáo đang đƣợc quy định chung cho mọi đối tƣợng sử dụng mà chƣa có sự phân cấp phù hợp dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu thông tin. Mặc dù có các quy định về giám sát khá hiện đại và hội nhập nhƣng thực tế các kết quả giám sát chƣa gắn với các quyết định liên quan đến đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào lĩnh vực tài chính. Thứ ba, phương thức giám sát còn chủ yếu thực hiện giám sát sau, giám sát gián tiếp thông qua báo cáo, do đó chƣa kịp thời nhận định những rủi ro để có những cảnh báo kịp thời cho TĐTC. Trong khi mục tiêu của việc giám sát tài chính là để phát hiện kịp thời và cảnh báo đƣợc những rủi ro xảy ra, đƣa ra giải pháp giảm thiểu rủi ro cho Tập đoàn. Giám sát trƣớc đối với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển của TĐTC là quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp và khả thi của kế hoạch. Thứ tƣ, quyền của người đại diện về việc được cung cấp thông tin để thực hiện giám sát và báo cáo giám sát cho chủ sở hữu còn yếu. Thông qua trao đổi với TĐTC cho thấy ngƣời đại diện chƣa đƣợc thực hiện đúng và đủ vai trò, quyền hạn và chức năng trong giám sát, thu thập thông tin để thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu giao. Ngƣời đại diện hiện tại mới chỉ đơn thuần thực hiện vai trò báo cáo trung gian giữa TĐTC và chủ sở hữu, trong khi để làm tốt công tác giám sát, việc đƣợc tham gia vào thẩm định, đánh giá và đƣợc cung cấp số liệu, thông tin của TĐTC theo yêu cầu là cần thiết. Chƣa phát huy đƣợc vai trò của ngƣời đại diện trong trƣờng hợp giám sát trong, giám sát liên tục. Thứ năm, các báo cáo tài chính hợp nhất, các báo cáo thường niên, báo cáo quản trị của các TĐTC để công bố, công khai thông tin hoạt động Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 160 của TĐTC chưa theo chuẩn mực nhất định. Mỗi TĐTC có mẫu báo cáo riêng, các thông tin đƣa ra thiếu sự thống nhất dẫn đến khó so sánh về tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên của các TĐTC. Thứ sáu, cơ chế phối hợp trong QLTC giữa chủ sở hữu và các Bộ ngành liên quan chưa được quy định cụ thể để đảm bảo tính toàn diện. Cơ quan chủ quản vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực chuyên ngành, vừa thực hiện vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, không hiệu quả. Kết quả đánh giá cũng không thể đƣợc phản ánh chính xác. Với xu hƣớng tách bạch giữa quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc và quản lý Nhà nƣớc, NHNN và Bộ Tài chính là hai cơ quan phải thực hiện nhiều vai trò, trọng trách, trong khi tính chất và mức độ rủi ro đối với hoạt động của TĐTC là rất nghiêm trọng. Do việc gia tăng các hoạt động đổi mới tài chính và công nghệ thông tin, các bộ phận của thị trƣờng tài chính ngày càng đan xen nhau chặt chẽ; ranh giới giữa thị trƣờng tiền tệ và TTCK truyền thống trong một nƣớc hay giữa thị trƣờng vốn nội địa với thị trƣờng vốn quốc tế đang bị mờ dần; hoạt động của các tổ chức tài chính đặc biệt là các TĐTC ngày càng trở nên đa năng và các công cụ tài chính ngày càng phong phú và phức tạp. Việc giám sát thiếu tính phối hợp và thống nhất sẽ mang lại rủi ro cho phần vốn Nhà nƣớc và các bộ phận thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Thứ bảy, năng lực giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa tương xứng quy mô và mức độ phức tạp của các TĐTC được giao, trong khi phải chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng về việc quản lý, giám sát tài chính TĐTC. Tính hiệu quả của công tác giám sát tài chính chƣa cao, chƣa trở thành một công cụ giúp Chính phủ thực hiện tốt công tác quản trị vốn Nhà nƣớc đã đầu tƣ tại TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161  Tổ chức quản lý tài chính của Nhà nƣớc còn nhiều hạn chế Một là, mô hình phân tán dẫn đến những nhược điểm trong QLTC của chủ sở hữu và quản lý nhà nước về tài chính. Nhƣợc điểm rõ nhất của mô hình là khó khăn trong tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng khác của Nhà nƣớc dẫn đến mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và chức năng hoạch định chính sách, trách nhiệm sở hữu và trách nhiệm giải trình phân tán. Do trong mô hình này các Bộ, ngành vừa là ngƣời thực hiện chức năng nhiệm vụ điều phối hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, lại vừa cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích và thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc dẫn đến các hoạt động của doanh nghiệp không tuân theo quy luật cạnh tranh của thị trƣờng. Thiếu sự giám sát tập trung đối với doanh nghiệp dẫn đến làm tăng cơ hội sử dụng tài sản Nhà nƣớc sai mục đích và không hiệu quả. Mức độ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong công tác giám sát còn chƣa cao. Bên cạnh đó mô hình quản lý phân tán còn làm cho TĐTC phải thực hiện nhiều báo cáo cho nhiều cơ quan quản lý, dẫn tới khối lƣợng công việc mà TĐTC phải thực hiện để phục vụ công tác giám sát của Nhà nƣớc còn lớn, làm mất thời gian và là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ trong việc nộp báo cáo. Hai là, tổ chức QLTC chuyên ngành theo thể chế hiện tại khó giám sát một cách hữu hiệu các rủi ro sở hữu chéo do thiếu minh bạch công khai, đặc biệt thiếu sự phối kết hợp liên thông trong giám sát toàn bộ thị trƣờng tài chính do các cơ quan giám sát hoạt động một cách độc lập theo lĩnh vực của mình. Hiện tại vẫn chƣa có một cơ quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ thẩm quyền và năng lực bộ máy để có thể cảnh báo ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các loại rủi ro của hệ thống tài chính. Ba là, nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý đối với TĐTC dẫn tới hiệu quả giám sát không cao. Cục QL&GSBH (quản lý giám sát các doanh nghiệp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 162 bảo hiểm), NHNN (quản lý, giám sát các ngân hàng), UBCKNN (quản lý, giám sát các công ty chứng khoán). Các cơ quan giám sát (NHNN, UBCKNN và Cục QL&GSBH) vừa thực hiện chức năng cấp phép, ban hành cơ chế chính sách vừa thực hiện chức năng hƣớng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế chính sách, đồng thời kiêm nhiệm vai trò kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động của các định chế tài chính. Điều này dẫn tới xung đột về lợi ích khiến hiệu quả và hiệu lực giám sát không cao. Việc cung cấp thông tin giám sát cho UBGSTCQG chƣa có sự khác biệt so với các đối tƣợng khác dẫn đến hiệu quả giám sát tổng hợp của UBGSTCQG chƣa cao. Có thể nói, việc quản lý giám sát tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC của Việt Nam hiện nay tƣơng đối phân tán, vừa dễ dẫn đến chồng chéo vừa dễ tạo “lỗ hổng” trong việc quản lý giám sát. Trong tƣơng lai, khi ngày càng xuất hiện nhiều các TĐTC, không chỉ có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ mà còn có các TĐTC tƣ nhân, TĐTC đa quốc gia tham gia vào thị trƣờng Việt Nam, mô hình quản lý, giám sát tài chính nhƣ hiện tại thực sự khó phù hợp do hạn chế về khả năng đánh giá rủi ro toàn diện đối với hoạt động đa năng của các TĐTC.  Các nguyên nhân chủ quan khác Thứ nhất, năng lực cán bộ cơ quan quản lý chưa có kiến thức tổng hợp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm để xây dựng quy chế tài chính và thực hiện quản lý, giám sát. Mặc dù về cơ bản đội ngũ cán bộ trong các Bộ, ngành đều đƣợc đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, đã đáp ứng yêu cầu quản lý, tuy nhiên do tính chất đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng-bảo hiểm nên đòi hỏi cán bộ quản lý, giám sát phải có kiến thức tổng hợp về lĩnh vực này, kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng phân tích. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ quản lý giám sát vẫn còn thiếu về số lƣợng và chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay, ở Việt Nam có 03 chuyên gia giám sát ngân hàng/một tổ chức giám sát. Con số này ở các nƣớc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 163 nhƣ sau: Nga: 02-04, Malaysia: 04-07, Ấn Độ: 05-06, Hàn Quốc: 05-07, Philippines: 07, Thái Lan: 08-12. Trong lĩnh vực bảo hiểm thì ở Việt Nam, một chuyên gia giám sát/một vài doanh nghiệp bảo hiểm trong khi con số này ở Malaysia là 03-04 chuyên gia/một doanh nghiệp, tại Anh là 02 chuyên gia... cho thấy số lƣợng cán bộ còn thiếu rất nhiều, nên chƣa thể bao quát toàn bộ hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm [44,Tr.91]. Thứ hai, trình độ công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và công khai thông tin. Đến nay công nghệ thu thập, xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa còn lạc hậu; trong khi đó hiệu quả hoạt động giám sát tài chính lại phụ thuộc nhiều về khả năng thu thập thông tin nhất là có đƣợc một hệ thống thông tin quản lý có khả năng cập nhật thông tin từ cơ sở đến cơ quan giám sát một cách nhanh chóng và chính xác. Việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, báo cáo kết nối giữa chủ sở hữu, các bộ ngành có liên quan và TĐTC chƣa đƣợc triển khai. Do đó, để giải quyết khối lƣợng các loại báo cáo cung cấp cho chủ sở hữu, cho cơ quan quản lý, cho các đối tƣợng có liên quan là một thách thức lớn cho TĐTC trong việc đảm bảo thời gian theo quy định. Thứ ba, Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Bộ ngành có liên quan trong việc ban hành các quy định về QLTC của Nhà nước đối với TĐTC chưa thực sự chặt chẽ, dẫn đến các văn bản quy định, hƣớng dẫn về cùng một nội dung, một đối tƣợng nhƣng ở các Bộ, ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau thiếu tính thống nhất. Trong bối cảnh hoạt động của TĐTC ngày càng đa dạng, phức tạp, mang tính hỗn hợp, việc thiếu thống nhất trong các văn bản quy phạm, hƣớng dẫn sẽ gây khó khăn cho TĐTC để áp dụng, cũng nhƣ gây khó khăn trong công tác điều hành, quản lý Nhà nƣớc.  Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, mô hình hoạt động của TĐTC ở Việt Nam hiện nay trên thực tế mới chỉ có 01 TĐTC trong lĩnh vực bảo hiểm, trong khi các doanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 164 nghiệp đang hoạt động theo mô hình TĐTC lại tồn tại nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với các NHTM cổ phần Nhà nƣớc, hiện tại có BIDV, VCB, Vietinbank; NHTM Nhà nƣớc có Agribank; NHTM cổ phần ngoài Nhà nƣớc gồm MB, SHB, SCB, ... đều đang tiến đến trở thành các TĐTC trong tƣơng lai. Thứ hai, hình thức sở hữu của TĐTC là đa sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu, tuy nhiên sở hữu Nhà nƣớc chiếm phần lớn trong các TĐTC lớn. TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt có vốn Nhà nƣớc trên 70%; BIDV có vốn Nhà nƣớc trên 95%; VCB có vốn Nhà nƣớc trên 65%, Vietinbank có vốn Nhà nƣớc trên 92%; và Agribank có vốn Nhà nƣớc 100% (theo kế hoạch sẽ phải cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 – 2020),... Do đó, mọi quyết định liên quan đến hoạt động của TĐTC, đặc biệt là cơ chế phân chia cổ tức cũng chịu tác động của chủ sở hữu Nhà nƣớc và cơ quan QLTC Nhà nƣớc. Tuy nhiên, các TĐTC này không bị thôn tính bởi các TĐTC khác. Thứ ba, mô hình QLTC của TĐTC theo mô hình quản lý mẫu của Nhà nƣớc. Việc quản lý theo mô hình dọc, từ cấp Công ty mẹ đến công ty cấp 1, công ty cấp 2. Do đó QLTC sẽ dựa trên tỷ lệ vốn đầu tƣ để xác định quyền hạn tƣơng ứng đối với các công ty thành viên. Thứ tư, hệ thống thông tin tài chính trong các TĐTC mặc dù có nhiều cải thiện, nâng cấp nhƣng vẫn chƣa đảm bảo mức độ minh bạch, đủ thông tin và các dữ liệu chuẩn xác để thực hiện quản lý, cũng nhƣ đảm bảo để triển khai thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II. Thứ năm, năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung và TĐTC ở Việt Nam nói riêng chƣa cao. Quy mô của các NHTM ngoài Nhà nƣớc thƣờng nhỏ, tiềm lực vốn yếu, khó đảm bảo các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Đối với các TĐTC, mặc dù có quy mô lớn hơn nhƣng chủ yếu là vốn Nhà nƣớc chiếm phần lớn do chuyển từ DNNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, so với các TĐTC trên thế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 165 giới thì các TĐTC lớn vẫn thực sự nhỏ bé về quy mô và hạn chế về năng lực, không đủ khả năng và tiềm lực tài chính để tham gia đầu tƣ ra toàn cầu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, áp lực xử lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro lớn dẫn đến tình hình tài chính của các NHTM nói chung, TĐTC nói riêng gặp khó khăn, hiệu quả kinh doanh chƣa cao. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 166 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Khái quát sự hình thành TĐTC ở Việt Nam, đặc trƣng của TĐTC ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức của TĐTC và hoạt động kinh doanh chủ yếu của TĐTC ở Việt Nam là những nội dung quan trọng cần phải tính đến trong quá trình xem xét các quy định về QLTC của Nhà nƣớc ban hành áp dụng đối với trƣờng hợp của TĐTC ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam cho thấy bên cạnh những ƣu điểm còn có một số nhƣợc điểm nhất định. Cơ chế quản lý vốn còn những vấn đề liên quan đến vốn pháp định, quy định trách nhiệm đối với ngƣời đại diện vốn, các kênh huy động vốn trung và dài hạn chƣa hiệu quả. Cơ chế đầu tƣ, sử dụng tài sản còn thiếu sự đồng bộ giữa các quy định chuyên ngành, không thống nhất trong quy định về mẫu số tính toán, tỷ lệ an toàn vốn đƣợc quy định chƣa phù hợp, áp dụng các nguyên tắc Basel về an toàn vốn còn chậm. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận còn vƣớng mắc về quy định tỷ lệ trích lập quỹ. Cơ chế giám sát tài chính còn hạn chế về tiêu chí đánh giá, giám sát, phƣơng thức giám sát, các báo cáo giám sát cũng nhƣ cơ chế phối hợp trong quản lý, giám sát. Về tổ chức bộ máy quản lý còn hạn chế trong việc quản lý phân tán. Nguyên nhân chủ quan là do khung pháp lý về QLTC của Nhà nƣớc còn một số vấn đề cần hoàn thiện, mô hình QLTC của Nhà nƣớc cần phải thay đổi cho phù hợp. Cải thiện về năng lực của cán bộ quản lý và nâng cao trình độ công nghệ để phục vụ cho hoạt động QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC. Ngoài ra, một phần hạn chế trong việc áp dụng các quy chế QLTC của Nhà nƣớc là do năng lực, mô hình tổ chức hoạt động, hệ thống thông tin, dữ liệu của TĐTC ở Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 167 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 4.1.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam  Thực hiện yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực về tài chính Trong bối cảnh Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN, ASEAN + 3, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và G20; tích cực triển khai xây dựng phƣơng án đàm phán các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA bƣớc vào giai đoạn cuối cùng nhƣ FTA Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EU (EVFTA), FTA với Hàn Quốc và Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan vừa đƣợc ký kết; đồng thời Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) cũng đang đƣợc ASEAN và các nƣớc đối tác thúc đẩy,... Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam có những cam kết quan trọng với các tổ chức đa phƣơng trong lĩnh vực tài chính, tín dụng. Thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết theo lộ trình đƣợc các bên chấp thuận thực sự là áp lực lớn trong cải cách hệ thống Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Thứ nhất, sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam cam kết tuân thủ Thỏa thuận khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đƣợc đƣa ra ngày 15/12/1995 tại Bangkok Thái Lan. Thứ hai ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 tại Washington theo đó Việt Nam phải tuân thủ nhiều điều kiện và điều khoản liên quan đến cơ chế quản lý và điều hành thị trƣờng tài chính. Đơn cử nhƣ việc loại bỏ mọi rào cản với giao dịch đồng nội tệ (đồng Việt Nam) vào năm 2008. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 168 Thứ ba, với tƣ cách là thành viên WTO Việt Nam phải tuân thủ lộ trình tự do hóa khu vực tài chính ngân hàng và phi ngân hàng xóa bỏ trợ cấp với DNNN bao gồm cả NHTM Nhà nƣớc. Ngoài những cam kết rất có ảnh hƣởng này còn phải kể đến các điều kiện nhận vốn vay theo lịch trình của WB, IMF, ADB, nhóm các nƣớc tài trợ (nhƣng đại diện của các nƣớc tài trợ cho Việt Nam) phái đoàn của liên minh Châu Âu, các kế hoạch song phƣơng với Nhật Bản… Thứ tƣ, hiện nay khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức đƣợc thành lập từ 2015, Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc ASEAN phải tiến hành cam kết xây dựng lộ trình hội nhập tài chính gồm: tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trƣờng vốn xây dựng hệ thống thanh toán chung. Các sáng kiến đa phƣơng hóa Chiang Mai (CMIM) nhằm tăng cƣờng khả năng phòng ngừa và hỗ trợ giải quyết khủng hoảng; sáng kiến thị trƣờng trái phiếu châu Á (ABMI) với mục tiêu phát triển thị trƣờng trái phiếu của các nƣớc châu Á và hƣớng tới một thị trƣờng trái phiếu khu vực thuận lợi hơn cho cả nhà phát hành và nhà đầu tƣ,... đã đƣợc thực hiện. Lộ trình hội nhập tài chính AEC cũng đã đƣợc vạch ra cho các giai đoạn 2015- 2020. Về cơ bản từ năm 2015 sẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân ngành tự do hóa dòng chảy của vốn đầu tƣ gián tiếp, tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính; Hài hòa hóa tiêu chuẩn thị trƣờng vốn tại ASEAN đối với các lĩnh vực có quy định về chứng khoán nợ yêu cầu công bố thông tin và các quy tắc phân bổ…. Với việc thực hiện lộ trình cam kết AEC trong lĩnh vực tài chính, thị trƣờng tài chính Việt Nam sẽ liên thông với thị trƣờng các nƣớc AEC, mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức đối với thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Các cơ hội cho thị trƣờng tài chính Việt Nam có thể kể đến là: (1) mở rộng cơ hội đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn; (2) các doanh nghiệp trong lĩnh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 169 vực ngân hàng bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần và tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến, hiện đại; (3) tự do hóa đầu tƣ và dòng vốn sẽ tạo thuận lợi để phát triển thị trƣờng tài chính ở bậc cao hơn. Tuy nhiên thị trƣờng tài chính Việt Nam dự báo cũng sẽ gặp phải các thách thức liên quan đến cạnh tranh, bất ổn thị trƣờng và giám sát rủi ro hệ thống khi thực hiện lộ trình cam kết AEC trong lĩnh vực tài chính.  Lộ trình tự do hóa tài chính của Việt Nam Tự do hóa tài chính ở Việt Nam đƣợc tiến hành sau tự do hóa thƣơng mại. Lộ trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam sẽ trải qua những bƣớc sau: Bƣớc 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng – điều kiện cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng trên thị trƣờng tài chính, cũng là cơ sở để hình thành các TĐTC. Bƣớc 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nƣớc. Khi tự do hóa lãi suất, cung cầu vốn trên thị trƣờng sẽ xác định lãi suất cân bằng và Ngân hàng nhà nƣớc chỉ can thiệp bằng công cụ điều hành theo định hƣớng. Bƣớc 3: Tự do hóa các giao dịch trên các tài khoản vãng lai xóa bỏ hoàn toàn cơ chế phân bổ quota và những rào cản khác trong giao dịch vãng lai. Bƣớc 4: Từng bƣớc tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn – quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế đối với các giao dịch này nhƣ xóa bỏ hoàn toàn những quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển vốn về nƣớc thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp trong nƣớc tự do tiếp cận nguồn vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đối với ngƣời dân việc tự do hóa nguồn vốn cho phép họ tham gia các hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài nhằm thu lợi nhuận. Các doanh nghiệp đƣợc phép đầu tƣ và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 170 sở hữu các công ty khác nhau, các dòng vốn đƣợc tự do di chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao.  Tăng cƣờng hiệu quả thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng, quyền chủ động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động ngày càng đƣợc đề cao. Việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm mục tiêu tăng vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến, thâm nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế. Đặc biệt với nhu cầu tăng vốn để tiến tới thực hiện Basel II, Basel 2,5 và Basel III nhƣ hiện nay, kênh đầu tƣ nƣớc ngoài cũng là một kênh quan trọng.  Tăng tích tụ tập trung, mở rộng quy mô hoạt động Đặc trƣng nổi bật nhất của TĐTC giống nhƣ TĐKT là quy mô lớn, phản ánh sự tích tụ và tập trung hóa kinh doanh cao độ trong tập đoàn đó. Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu và nhiều nhân tố khác thúc đẩy quá trình tập trung hóa tƣ bản chủ nghĩa. Biểu hiện đặc trƣng của quá trình này là sự phát triển, sự bành trƣớng thế lực của các Tập đoàn, hình thành các siêu Tập đoàn có phạm vi ảnh hƣởng trên toàn cầu.  Tăng khả năng cạnh tranh, là tiền đề để đầu tƣ ra nƣớc ngoài Thực tế cho thấy, TĐTC mở rộng quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, tăng quy mô để đảm bảo năng lực và an toàn tài chính. Việc hình thành và phát triển các TĐTC còn là tiền đề để hình thành các TĐTC đa quốc gia của Việt Nam với khả năng đầu tƣ vƣơn ra thế giới, mở rộng thị trƣờng để hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa nhƣ hiện nay, thành lập và phát triển các TĐTC trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm sẽ giúp cho thị trƣờng tài chính của Việt Nam phát triển mạnh và có cơ hội đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 171 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam Căn cứ vào thực trạng vận hành cơ chế QLTC của Nhà nƣớc trong những năm qua, căn cứ vào định hƣớng, mục tiêu phát triển TĐTC trong giai đoạn tới và căn cứ vào vai trò, vị trí của cơ chế QLTC đối với TĐTC, chúng tôi cho rằng trong giai đoạn tới vấn đề tiếp tục hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam phải quán triệt theo quan điểm cơ bản sau đây: Một là, khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đã và đang đƣợc triển khai thực hiện trong các TĐTC đƣợc thể hiện qua các văn bản quy phạm chuyên ngành và hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan nhƣ đã chỉ ra ở Chƣơng 3. Hai là, hình thành một cơ chế QLTC của Nhà nƣớc riêng có cho các TĐTC nhằm thúc đẩy việc hình thành các TĐTC. Thiết lập cơ chế QLTC cho các TĐTC nhà nƣớc và cơ chế QLTC cho các TĐTC không có sở hữu Nhà nƣớc. Về lâu dài cần hợp nhất một cơ chế QLTC chung cho cả hai hình thức sở hữu của TĐTC. Đây là một xu thế tất yếu bởi lẽ dần dần do xu hƣớng ngày càng giảm dần vốn của Nhà nƣớc trong các TĐKT nói chung và TĐTC nói riêng, tăng cƣờng vai trò của khu vực kinh tế tƣ nhân, phát triển các TĐKT có sở hữu hỗn hợp. Do đó, vốn sở hữu của Nhà nƣớc trong các TĐTC nhƣ hiện nay sẽ có tỷ trọng không đáng kể và lúc đó cần áp dụng một cơ chế QLTC là thích hợp. Ba là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế QLTC của Nhà nƣớc trong các TĐTC theo hƣớng nâng cao hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tài chính của TĐTC, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ nguồn vốn sở hữu của Nhà nƣớc trong các TĐTC. Bốn là, đổi mới mô hình QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC theo hƣớng tiến đến mô hình quản lý vốn của chủ sở hữu theo hƣớng tập trung vào một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 172 đầu mối, đồng thời chuyển đổi mô hình giám sát tài chính trong quản lý chuyên ngành từ quản lý theo thể chế sang quản lý theo chức năng chuyên ngành, hƣớng đến mô hình quản lý cao cấp hơn. Năm là, đổi mới cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC phải hƣớng đến tăng trƣởng xanh, phát triển bền vững, cơ chế QLTC của Nhà nƣớc hƣớng các TĐTC phát triển theo hƣớng TĐTC xanh. Chủ trƣơng của Đảng về vấn đề này đã đƣợc đề cập từ Hội nghị Trung ƣơng Khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”, trong đó trọng tâm đã khẳng định “thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trƣởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững”. Nhằm thực hiện đƣợc những quan điểm trên, theo chúng tôi trong quá trình hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với các TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Lấy hiệu quả tài chính làm nền tảng, coi trọng vấn đề bảo toàn và an toàn vốn. Hiệu quả QLTC trong các TĐTC đƣợc thể hiện thông qua hiệu quả của quá trình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các TĐTC trên thị trƣờng quốc tế, tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận. Lấy hiệu quả QLTC làm nền tảng để tìm kiếm các giải pháp thích hợp để bảo toàn vốn. Việc bảo toàn vốn một cách vững chắc chỉ có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Nghiên cứu nội hàm các quy chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC thời gian qua cho thấy tƣ tƣởng chủ đạo trong quy chế đó là lấy vấn đề bảo toàn vốn làm gốc, chƣa đạt đến vấn đề hiệu quả sử dụng đồng vốn. - Vấn đề hoàn thiện và đổi mới cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC phải đặt trên cơ sở xử lý hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước với TĐTC trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, giữa công ty mẹ với công ty con, công ty liên kết, giữa Tập đoàn với ngƣời lao động, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 173 lâu dài của TĐTC. Chúng tôi cho rằng, về tầm nhìn dài hạn trong hệ thống các lợi ích nên ƣu tiên đến lợi ích phát triển Tập đoàn trong quá trình đầu tƣ vốn, cũng nhƣ trong quá trình phân phối lợi nhuận để hình thành các quỹ chuyên dùng, tăng vốn cho TĐTC để thuận lợi khi tiệm cận với các nguyên tắc quản trị rủi ro của quốc tế. Khi lợi ích chung của cả Tập đoàn đƣợc xử lý tốt sẽ là điều kiện cơ bản để cải thiện lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của các công ty con và công ty liên kết, lợi ích của ngƣời lao động. - Vấn đề hoàn thiện và đổi mới cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC phải dựa trên cơ sở chắt lọc những hạt nhân hợp lý của cơ chế QLTC hiện hành, song phải có tầm nhìn đến xu hƣớng biến đổi của các TĐTC trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế QLTC trong các TĐTC phải bảo lƣu những quy định phù hợp với hiện tại và còn nguyên giá trị khi có thay đổi trong tƣơng lai, chỉ hoàn thiện những điểm đƣợc cho là bất hợp lý của cơ chế, song những giải pháp khắc phục cũng phải có tầm nhìn về những yếu tố có thể thay đổi trong tƣơng lai, hạn chế sửa đổi manh mún, mang tính giải pháp tình thế và sa đà quá nhiều vào ƣu đãi. - Bảo đảm cơ chế QLTC của Nhà nước trong các TĐTC không chỉ là yêu cầu khuyến khích mà còn tạo ra áp lực đối với TĐTC trong việc sử dụng vốn, tài sản hƣớng tới việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng. 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƢỚC VỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Để hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn của Nhà nƣớc với TĐTC cần khắc phục các vấn đề sau: Thứ nhất, Nhà nƣớc cần xem xét nghiên cứu việc quy định nhiều mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với quy mô hoạt động từng doanh nghiệp theo hƣớng đối với doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 174 nhỏ, quy định về mức vốn pháp định nên thấp hơn; doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn nên quy định mức vốn pháp định cao hơn, tránh đƣa ra các quy định cào bằng áp dụng cho mọi đối tƣợng. Thứ hai, bổ sung thêm các quy định về mức vốn điều lệ đối với mô hình TĐTC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ đầu tƣ vốn, không tham gia hoạt động kinh doanh chính. Loại hình này có thể bổ sung quy định theo hƣớng: Đối với công ty mẹ của TĐTC khi đăng ký thành lập phải đảm bảo đăng ký vốn Điều lệ đủ cho các lĩnh vực trong danh mục đăng ký kinh doanh và số doanh nghiệp thành viên hoạt động, căn cứ trên các quy định về vốn Điều lệ của pháp luật chuyên ngành. Thứ ba, cần thống nhất các quy định giữa các văn bản về tỷ lệ góp vốn điều lệ để thực hiện quyền chi phối của chủ sở hữu trong các văn bản Luật. Hƣớng quy định đối với vấn đề này nên đƣợc giải quyết nhƣ sau: - Thống nhất tỷ lệ vốn góp để nắm quyền chi phối các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, TĐTC nói riêng là từ 51%. Theo đó, quy định cụ thể đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên,... về tỷ lệ nắm quyền chi phối các quyết định quan trọng. Các vấn đề này đƣợc quy định trong Luật doanh nghiệp. - Đối với trƣờng hợp đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc vào công ty mẹ trong các Tập đoàn, bao gồm cả TĐTC, cần áp dụng theo quy định trong Luật Doanh nghiệp. Các quy định về tỷ lệ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc theo ngành nghề, lĩnh vực cũng cần theo quy định về loại hình doanh nghiệp hoạt động và quyền của cổ đông theo tỷ lệ cổ phần, loại cổ phần đƣợc quy định. Thứ tư, cần quy định thống nhất quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời đại diện giữa các văn bản quy phạm. Đứng trên phƣơng diện đại diện vốn của chủ sở hữu là Nhà nƣớc, dù đối với cơ quan đại diện vốn nào đƣợc Chính phủ phân công cũng cần có những quy định thống nhất về quyền, trách Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 175 nhiệm của ngƣời đại diện vốn (đối với cả cá nhân và tổ chức). Theo đó, cần hoàn thiện quy chế ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc theo hƣớng: - Quy định quyền và trách nhiệm của ngƣời đại diện trên cơ sở phù hợp với tỷ lệ vốn góp để nắm quyền chi phối đã đƣợc thống nhất theo giải pháp nêu ở trên. Mức độ ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc đƣợc quyền tham gia biểu quyết, quyết định hoặc thông qua cần đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng. - Ban hành đầy đủ, thống nhất các quy định về ngƣời đại diện theo tỷ lệ vốn góp bao gồm: quy chế ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp (100% vốn Nhà nƣớc), quy chế ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc nắm trên 50% vốn điều lệ (trong đó phân chia rõ quyền và trách nhiệm của ngƣời đại diện theo tỷ lệ nắm quyền chi phối đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên,...); Quy chế ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc nắm dƣới 50% vốn điều lệ (trong đó phân chia rõ quyền và trách nhiệm của ngƣời đại diện theo tỷ lệ góp vốn dƣới 26% và từ 26% vốn điều lệ trở lên). Việc xác định mức 26% vốn điều lệ là do: theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 hiện hành, các vấn đề trong Nghị quyết ĐHĐCĐ đƣợc thông qua khi có 51% số phiếu có quyền biểu quyết tham dự cuộc họp (trong lần thứ nhất) và 33% số phiếu có quyền biểu quyết tham dự cuộc họp lần thứ hai. Nhƣ vậy, với quy định 51% là nắm quyền chi phối thì chỉ cần 26,1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết trong cuộc họp ĐHĐCĐ đã hợp lệ. - Bổ sung và thống nhất về quy định ngƣời đại diện đƣợc quyền yêu cầu TĐTC cung cấp đầy đủ, thƣờng xuyên và trung thực các thông tin hoạt động của TĐTC để ngƣời đại diện có cơ sở báo cáo chủ sở hữu Nhà nƣớc kịp thời. - Bổ sung và thống nhất giữa các văn bản quy định của các Bộ, ngành trong quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu đối với việc trả lời các báo cáo xin ý kiến của ngƣời đại diện kịp thời, cụ thể là giữa 03 văn bản có giá trị pháp lý khác nhau: Nghị định 106/2015/NĐ-CP, Quyết định số 678/QĐ- Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 176 NHNN ngày 12/4/2017 và Thông tƣ số 21/2014/TT-BTC đều quy định về ngƣời đại diện. Theo đó, trong Quyết định số 678/QĐ-NHNN, cần bổ sung quy định cụ thể “chủ sở hữu có trách nhiệm trả lời các báo cáo xin ý kiến của ngƣời đại diện trong thời hạn .... ngày/ trƣớc .... ngày ĐHĐCĐ,...”. Thứ năm, hoàn thiện và phát triển các kênh huy động vốn trung và dài hạn cho TĐTC thông qua đẩy nhanh quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp hoạt động, phát triển thị trƣờng chứng khoán, tăng tính thông suốt trong vận hành liên thông giữa thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm. Cụ thể: - Hoàn thiện thị trƣờng Trái phiếu doanh nghiệp trên cơ sở phát triển thị trƣờng trái phiếu Chính phủ trở thành thị trƣờng chuẩn, làm nòng cốt để phát triển thị trƣờng trái phiếu. Cần sớm có lộ trình phát triển thị trƣờng trái phiếu giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Thực hiện đồng bộ về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp (sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp) để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, phát triển và mở rộng cơ sở nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, nâng cao tính công khai, minh bạch về thông tin trong quá trình huy động vốn thông qua khuyến khích sự hình thành và đi vào hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. - Đối với thị trƣờng chứng khoán, hƣớng tới phát triển bền vững và ổn định thông qua tăng cƣờng quản lý giám sát, tăng quy mô, nâng cấp thứ hạng của thị trƣờng, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng nguồn cung. Trong đó tập trung vào: đẩy mạnh cơ chế khuyến khích và thu hút các nhà đầu tƣ có tổ chức (xây dựng Quỹ bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp bảo hiểm). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và các hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn dài, chính sách hạn chế đầu tƣ vào hình thức gửi tiền tại các TCTD cần sớm đƣợc ban hành Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 177 để tăng cƣờng đầu tƣ vào trái phiếu, cổ phiếu. Đối với quỹ bảo hiểm xã hội, cơ chế khuyến khích đầu tƣ vào các tài sản tài chính theo hƣớng ban đầu chỉ tập trung vào Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh. Thứ sáu, Nhà nƣớc chú trọng hoàn thiện các cơ chế huy động vốn gắn với khuyến khích các TĐTC huy động vốn ở các thị trƣờng vốn xanh. Cụ thể nhƣ sau: + Ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và trong giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh) hƣớng đến các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên,...cho các TĐTC thông qua tạo lập cơ chế thuận lợi cho các TĐTC khi niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh, chứng chỉ đầu tƣ xanh ... khi huy động vốn. + Nghiên cứu, xây dựng các bộ chỉ số xanh để theo dõi, đánh giá và giao dịch trên thị trƣờng vốn; Ban hành quy chế hoặc hƣớng dẫn về quản trị rủi ro môi trƣờng xã hội cho các tổ chức thị trƣờng, cho các thành viên thị trƣờng là các định chế tài chính và các doanh nghiệp niêm yết. + Nhà nƣớc cần tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm của thị trƣờng vốn xanh bao gồm: Trái phiếu xanh (các trái phiếu của DN xanh, phát hành cho các dự án tín dụng xanh hoặc các sản phẩm tài chính, sản phẩm bảo hiểm xanh); Các chứng chỉ đầu tƣ xanh của các Quỹ đầu tƣ phát hành. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc cho các TĐTC triển khai hoạt động kinh doanh gắn với bảo vệ môi trƣờng. 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Mục tiêu đặt ra đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nƣớc trong TĐTC là đảm bảo vốn, tài sản phải đƣợc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 178 chế quản lý và sử dụng vốn do Nhà nƣớc quy định bằng các giải pháp sau đây: Một là, trên cơ sở Luật tổ chức Chính phủ 2015, tiếp tục xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nƣớc, làm rõ chức năng hoạch định chính sách của các Bộ, ngành, tách bạch chức năng quản lý vốn Nhà nƣớc với chức năng quản lý lĩnh vực. Tiếp tục hoàn thiện quy chế thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc trong TĐTC gắn với việc thu hẹp, tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố với các TĐTC mà tiến tới một cơ quan thống nhất thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc. Hai là, xác định lại mục tiêu chiến lƣợc, sứ mệnh của TĐTC trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, hƣớng tới mỗi TĐTC là một doanh nghiệp cạnh tranh toàn cầu trong ngành tài chính, và việc phân bổ nguồn lực chủ yếu hƣớng vào mục tiêu nêu trên. Ba là, việc gia tăng đầu tƣ là tiền đề để gia tăng vốn điều lệ, gia tăng tài sản mà công ty con quản lý, để từ đó quyền tự chủ trong quyết định đầu tƣ dựa vào chỉ tiêu vốn điều lệ thực (hay dựa vào vốn chủ sở hữu) để đầu tƣ. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện các hạn chế trong các văn bản quy định hiện hành: Một là, cần nghiên cứu, thống nhất các quy định giữa các văn bản chuyên ngành về lĩnh vực, giới hạn đƣợc đầu tƣ của TĐTC vào các lĩnh vực khác để tạo điều kiện cho TĐTC trong việc đầu tƣ vào quản lý, theo dõi hoạt động đầu tƣ, cũng nhƣ báo cáo tình hình đầu tƣ cho chủ sở hữu. Hai là, cần thống nhất sửa quy định về mẫu số tính toán khi tính tỷ lệ vốn đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực giữa văn bản luật ngân hàng và văn bản luật bảo hiểm. Việc thống nhất nên theo hƣớng quy định việc tính mẫu số theo vốn thực (Vốn chủ sở hữu thay cho Vốn Điều lệ). Nếu xác định tỷ lệ vốn đầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 179 tƣ trên vốn điều lệ, có thể dẫn đến tình trạng Vốn Điều lệ vẫn cao nhƣng vốn chủ sở hữu (vốn thực) có thể âm, mất an toàn trong đầu tƣ vốn. Trong trƣờng hợp sử dụng tính giới hạn trên mẫu số là Vốn chủ sở hữu, cũng cần chú ý loại trừ phần lợi nhuận chia cho cổ đông do phần này còn phụ thuộc vào quyết định của HĐQT. Có thể lấy một tỷ lệ dự kiến đối với phần lợi nhuận chia cho cổ đông (10%) trƣớc khi tính mức đƣợc đầu tƣ trên Vốn chủ sở hữu. Ba là, đối với tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đƣợc quy định trong Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN, cần sửa đổi theo hƣớng: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất của ngân hàng đƣợc xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhƣng tách riêng công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với NHTM. Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cần hƣớng đến xây dựng các chỉ tiêu theo Basel III, và xây dựng lộ trình thực hiện. Thứ tƣ, trên cơ sở thí điểm 10 NHTM lớn áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II, NHNN cần kịp thời có những tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện thí điểm tình hình áp dụng trên 10 NHTM này để xem xét những hạn chế, khó khăn của các NHTM trong quá trình áp dụng từ 2016 đến 2018. Căn cứ trên kết quả thí điểm của 10 NHTM tiến hành hoàn thiện các quy định về nguyên tắc quản trị rủi ro theo Basel II và có lộ trình áp dụng thực hiện trên toàn hệ thống. 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân chia lợi nhuận của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Có thể nói, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đối với TĐTC là cốt lõi của toàn bộ cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận của Nhà nƣớc đối với TĐTC liên quan đến hàng loạt các vấn đề kinh tế vĩ mô. Do đó, không thể hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Nhà nƣớc mà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 180 không đặt vấn đề hoàn thiện, đổi mới các công cụ vĩ mô của Nhà nƣớc. Cụ thể: - Các chính sách thuế liên quan đến vấn đề tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong TĐTC. Nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Nhà nƣớc, chúng tôi cho rằng chính sách thuế cần tiếp tục có những đổi mới theo các hƣớng sau: + Quy định các chính sách hỗ trợ về thuế TNDN, các chính sách thuế liên quan đối với các hoạt động kinh doanh của TĐTC có hƣớng đến các vấn đề bảo vệ môi trƣờng, ví dụ nhƣ tập trung phát triển tín dụng xanh, phát hành các trái phiếu xanh của các Quỹ đầu tƣ trong TĐTC, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm xanh... Nghiên cứu thiết lập hệ thống bao gồm các chính sách thuế, tín dụng và bảo hiểm để kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng. Theo đó, doanh nghiệp có hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng sẽ bị xử phạt thông qua công cụ thuế nhƣ tăng tỷ suất thuế TNDN, hoặc đƣa vào danh sách hạn chế đƣợc cho cho vay tín dụng từ các tổ chức tài chính và yêu cầu phải trả nợ vay cho các khoản đã vay trƣớc đó mặc dù chƣa đến hạn. NHNN ban hành hƣớng dẫn về tín dụng xanh với các nội dung hƣớng dẫn về chính sách cho vay, quản lý quy trình cho vay, công bố thông tin, làm kim chỉ nam cho các NHTM nói chung và TĐTC hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng xây dựng và cung cấp gói sản phẩm tín dụng xanh (kinh nghiệm của Trung Quốc) để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững (Phụ lục 6). + Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế theo hƣớng tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, tự khai, tự chịu trách nhiệm, góp phần giảm chi phí kê khai, nộp thuế của TĐTC theo tinh thần Nghị quyết 19 – 2017/NQ-CP và các Nghị quyết ở các năm tiếp theo. Khuyến khích triển khai nhanh hơn nữa hệ thống báo cáo, lƣu trữ điện tử, dần tiến đến Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 181 hạn chế tối đa hình thức báo cáo bằng văn bản để tiết kiệm đƣợc các chi phí về giấy, mực và tiết kiệm chi phí lƣu trữ, gián tiếp bảo vệ môi trƣờng. - Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá tình hình quản lý và sử dụng doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận trong các TĐTC là tiền đề cho quản lý và sử dụng, hƣớng đến bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐTC. 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính Thứ nhất, quy định thống nhất các chỉ tiêu cần báo cáo, công bố thông tin để các TĐTC có thể thực hiện nhanh chóng và đúng quy định, đúng thời hạn. Để phục vụ cho giải pháp này, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc trong xây dựng các chỉ tiêu giám sát cho từng tập đoàn, DNNN lớn [10]. Các chỉ tiêu giám sát là các chỉ tiêu thống kê, hạch toán, hệ thống chỉ tiêu bảo toàn và chỉ tiêu Giá trị gia tăng của tài sản Nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Trung Quốc đã cải tiến và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả một cách toàn diện trên các phƣơng diện: quản lý vốn, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của DNNN. Bộ tiêu chí này đƣợc Bộ Tài chính Trung Quốc ban hành từ năm 1999 và đƣợc sửa đổi, bổ sung bằng bộ tiêu chí hiện tại theo quy định năm 2002 [93]. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN bao gồm 2 nhóm lớn (Cấp 1) về tình hình quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ cho điểm với hai nhóm chỉ tiêu này là 30% - 70%. Các chỉ tiêu này phân thành 2 nhóm chỉ tiêu cấp 2 (Bảng 4.1): Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Điểm Chỉ tiêu cấp 1 Tình hình quản lý vốn Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu cấp 2 Điểm Huy động vốn 12 Quản lý vốn 18 Hiệu quả XH 40 30 70 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 182 Hiệu quả KT Tổng giá trị 30 100 Nguồn: Bộ Tài chính, Quy định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Các nhóm chỉ tiêu cấp 2 lại tiếp tục đƣợc chia nhỏ để cho điểm, thành chỉ tiêu cấp 3 và cấp 4. Cụ thể (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chi tiết hóa cấp 3, cấp 4 Chỉ tiêu cấp 2 Chỉ tiêu cấp 3 Chỉ tiêu cấp 4 Tính khoa học của mục tiêu chiến lược(2đ) Mục tiêu (6đ) Tính khả thi của mục tiêu kinh doanh(2đ) Tính hợp lý của mục tiêu tài vụ(2đ) Huy động vốn Quán triệt thực hiện chế độ quyết sách “3 trọng 1 đại”(3đ)(chú trọng (12đ) quản trị, chú trọng miễn nhiệm cán bộ chủ chốt, chú trọng đầu tư dự Quyết sách(6đ) án lớn, sử dụng vốn lớn) Kế toán trưởng tham gia vào các quyết định huy động vốn (3đ) Lập và chấp hành chế độ dự toán toàn diện và chế độ kiểm soát nội Xây dựng cơ bộ việc sử dụng vốn. (1đ) Ban hành và thực thi chế độ quản lý việc sử dụng vốn dùng cho các chế(2đ) hạng mục riêng(1đ) Tình hình giải ngân(7đ) Quản lý vốn Xử lý tài chính (18đ) (2đ) Sử dụng vốn hợp lý (5đ) Báo cáo tình hình sử dụng vốn (2đ) Tổng điểm Tỉ lệ giải ngân(4đ) Tỉ lệ hoàn thành đầu tư(3đ) Tính chính xác(1đ) Phân tích và quản lý sát sao vốn đầu tư(1đ) Sử dụng vốn(3đ) Chuyển dịch vốn(2đ) Tính kịp thời(1đ) Tính quy chuẩn và hoàn chỉnh (1đ) 30 Nguồn: Bộ Tài chính, Quy định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Ngoài ra, để đảm bảo giám sát có hiệu quả hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của DNNN, Trung Quốc đã bổ sung tiêu chí “Đánh giá tình hình hoạt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 183 động kinh doanh quốc tế của các DNNN trung ƣơng”. Các chỉ tiêu đánh giá cũng đƣợc chia nhỏ làm 3 cấp để cho điểm, bao gồm (Bảng 4.3): Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của DNNN Trung ƣơng Chỉ tiêu cấp 1 Kế hoạch kinh doanh nước ngoài Chỉ tiêu cấp 2 Điểm số Chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm 10 Quản lý dự án đầu tư Quyết sách dự án đầu tư ra nước ngoài, hệ thống quản lý ra nước ngoài kiểm soát rủi ro, đánh giá sau đầu tư, truy cứu trách nhiệm Hoạt động kinh doanh Tài sản ở nước ngoài của DN, Mức đầu tư trực tiếp nước ở nước ngoài ngoài, Đối phó với rủi ro, quy trình kinh doanh v.v Hiệu quả kinh doanh ở nước ngoài Thu nhập và Lợi nhuận của khoản đầu tư ra nước ngoài Tổng điểm 20 40 30 100 Nguồn: Bộ Tài chính, Quy định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng tôi đề xuất các giải pháp về các tiêu chí giám sát và báo cáo nhƣ sau:  Yêu cầu hoàn thiện các chỉ tiêu phục vụ cho báo cáo, giám sát tài chính của Nhà nước với TĐTC gồm: - Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính phải gắn với lĩnh vực, ngành nghề của các doanh nghiệp thành viên trong TĐTC và yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Theo đó, với các TĐTC các yêu cầu chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, để hƣớng đến tăng trƣởng bền vững, cần thiết xây dựng các chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhƣ tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lƣợng, và các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động xã hội. Ví dụ: Báo cáo thƣờng niên của các TĐTC nhƣ TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt đã quan tâm đến các tiêu chí hƣớng đến phát triển bền vững. - Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính phải phù hợp với hệ thống quản trị tài chính của doanh nghiệp; các chỉ tiêu giám sát tài chính cần đơn giản, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 184 đầy đủ, phục vụ đƣợc cho nhiều đối tƣợng nhƣ cơ quan đại diện chủ sở hữu, cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, và dễ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin. - Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính bao gồm các chỉ tiêu giám sát chung và các chỉ tiêu giám sát đặc thù. Trong đó các chỉ tiêu giám sát chung là các chỉ tiêu cơ bản nhất, thông dụng nhất, phản ảnh chung nhất tình hình hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu đặc thù phản ánh các nội dung riêng biệt của TĐTC trong hoạt động kinh doanh mà có tác động ảnh hƣởng trọng yếu đến kết quả hoạt động kinh doanh của TĐTC.  Các chỉ tiêu để giám sát chung gồm các nhóm chỉ tiêu sau: Tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc trong việc cho điểm và đánh giá tổng hợp nhóm chỉ tiêu chung, nhóm tác giả đƣa ra đề xuất xây dựng các nhóm chỉ tiêu và cho điểm. Các nhóm chỉ tiêu này đƣợc đánh giá theo tỷ lệ 100% tất cả các nhóm, trong đó các chỉ tiêu định lƣợng chiếm 80% và 20% còn lại cho các chỉ tiêu định tính.  Đối với chỉ tiêu định lƣợng (80%): gồm 10 nhóm chỉ tiêu (1) Tình hình sử dụng vốn : 18% (2) Các chỉ tiêu về lợi nhuận (giá trị): 38% - Lợi nhuận/ tài sản ròng: 25% - Lợi nhuận/ tổng tài sản: 13% (3) Tình hình khả năng thanh toán: 20% (4) Doanh thu: 24% Tổng: 100% (5) Các chỉ tiêu về bảo toàn vốn: 38% (6) Các chỉ tiêu về công nợ phải thu/phải trả: 20% (7) Năng lực phát triển của doanh nghiệp: 24% - Tốc độ tăng trƣởng vốn bình quân 3 năm gần nhất: 9% - Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu bình quân 3 năm gần nhất: 8% - Tỷ lệ vốn huy động: 7% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 185 (8) Tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn: 18% Tổng: 100% (9) Các chỉ tiêu về thu nộp ngân sách (10) Chỉ tiêu về thu nhập của ngƣời lao động, của ban điều hành.  Đối với chỉ tiêu định tính (20%): cách đánh giá đƣợc chia làm 5 cấp độ: Tuyệt vời (A), Tốt (B), Trung bình (C), Thấp (D) và Khác (E). Mỗi cấp độ tƣơng ứng với một tham số lần lƣợt là: 1; 0,8; 0,6; 0,4 và 0,2. Chấm điểm kết hợp giữa các chỉ tiêu định lƣợng và định tính để có kết quả đánh giá toàn diện, theo đó áp dụng công thức: Điểm số = điểm các chỉ tiêu định lƣợng x 80% + điểm các chỉ tiêu định tính x 20%. Kết quả đánh giá cuối cùng đƣợc phân theo 5 cấp tƣơng ứng: Tuyệt vời (A): từ 85 điểm trở lên Tốt (B): từ 70 – 85 điểm Trung bình (C): từ 50 – 70 điểm Thấp (D): từ 40 – 50 điểm Khác (E): dƣới 40 điểm 5 cấp lớn nhƣ trên lại tiếp tục đƣợc chia thành 10 cấp nhỏ hơn, trong đó mỗi dấu (+) tƣơng ứng với 5 điểm; 60 điểm trở lên đạt loại C; dƣới 60 điểm đạt loại C-; Loại thấp và khác đều đƣợc đánh giá là D và E. Cụ thể: Tuyệt vời: A++ A+ A Tốt: B+ B BTrung bình: C CThấp: D Khác: E  Các chỉ tiêu giám sát đặc thù (chỉ tiêu định tính và cả các chỉ tiêu định lượng): Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 186 Thƣờng để so sánh trong cùng chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã quy định trong các văn bản hiện hành. Do sự tồn tại của các chỉ tiêu đặc thù, mẫu biểu báo cáo của từng TĐTC sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu giám sát phù hợp với đặc thù của TĐTC đó. Tuy nhiên, việc xây dựng các chỉ tiêu đặc thù cần theo nguyên tắc: tiêu chuẩn đầu tiên là dựa vào lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn; hoặc trong trƣờng hợp ngành nghề kinh doanh chính không nổi bật thì có thể đánh giá theo nhóm ngành nghề. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống mẫu biểu báo cáo giám sát:  Các yêu cầu về hoàn thiện mẫu biểu giám sát: - Hệ thống báo cáo giám sát tài chính nhằm mục tiêu phục vụ công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc và phục vụ yêu cầu quản trị tài chính của TĐTC. Do đó, việc thiết kế hệ thống mẫu biểu cần đƣợc cải tiến theo hƣớng đáp ứng cùng lúc 3 đối tƣợng sử dụng trên. - Hệ thống mẫu biểu cần đầy đủ các chỉ tiêu giám sát tài chính chung và đặc thù, trong đó mối quan hệ các chỉ tiêu đặc thù cả về giá trị, số lƣợng là chỉ tiêu nền tảng, chỉ tiêu cơ sở để xác định các chỉ tiêu giá trị chung. Việc thiết lập hệ thống mẫu biểu nên xuất phát từ yêu cầu quản lý của TĐTC và theo hình chóp, trong đó đỉnh hình chóp là yêu cầu của cơ quan QLTC nhà nƣớc. - Hệ thống mẫu biểu phải đƣợc Việt hoá các chỉ tiêu, giải thích đầy đủ nội dung chi tiêu, phƣơng pháp tính và tính mã hoá để đƣa vào sử dụng qua hệ thống thông tin chung về quản lý TĐTC.  Hệ thống mẫu biểu áp dụng cho TĐTC: - Báo cáo giám sát từng khâu, từng quy trình trong TĐTC, giúp đƣa ra các phân tích cảnh báo cho từng bộ phận và Ban lãnh đạo TĐTC về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc tại TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 187 - Báo cáo giám sát theo từng nhóm sản phẩm nhằm so sánh, phân tích dự báo hƣớng phát triển sản phẩm, dịch vụ.  Hệ thống mẫu biểu áp dụng cho cơ quan đại diện chủ sở hữu: - Báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp: đƣa ra các phân tích cảnh báo cho TĐTC, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc tại TĐTC. - Báo cáo giám sát theo từng ngành giúp đƣa ra ý kiến tham vấn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc đánh giá tình hình của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. - Báo cáo giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐTC và ngƣời đại diện vốn để đánh giá, phân loại doanh nghiệp và trách nhiệm của ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc tại TĐTC.  Hệ thống mẫu biểu áp dụng cơ quan quản lý nhà nước về tài chính: - Báo cáo giám sát vĩ mô hoạt động đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào TĐTC, giúp xác định định hƣớng, mục tiêu đầu tƣ cũng nhƣ đƣa ra những chỉ đạo chiến lƣợc tầm quốc gia. - Báo cáo giám sát tài chính theo chuyên đề quản lý nhà nƣớc để cảnh báo rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của TĐTC. - Báo cáo giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các TĐTC NN theo từng ngành ngân hàng, bảo hiểm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thứ ba, việc lập, kiểm toán báo cáo tài chính của các TĐTC cũng nhƣ việc công bố báo cáo thƣờng niên của các TĐTC còn thiếu tính thống nhất. Để phục vụ cho việc phân tích tài chính, cần phải có những quy định cải tiến việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, ... của các TĐTC. Việc lập phải đảm bảo theo nguyên tắc: không đƣợc thêm, bớt các chỉ tiêu trên báo cáo. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng đƣa vào báo cáo phải thống nhất và có tính chuỗi, đƣợc công bố hàng năm, có đánh giá theo giai đoạn 5 năm. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn so sánh với quốc tế cần đƣợc nghiên cứu kỹ và nên có quy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 188 định điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng nhƣ khuôn khổ chính sách kế toán. Thứ tƣ, đẩy mạnh thực hiện báo cáo điện tử nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong công bố thông tin. Đây là một hƣớng cần khuyến khích để nhằm tiết kiệm tài nguyên, chi phí hƣớng đến thực hiện cơ chế báo cáo xanh, góp phần bảo vệ môi trƣờng. Điều kiện để thực hiện giải pháp này là cần có các quy định cụ thể và thống nhất về các tiêu chí, phù hợp với từng đối tƣợng để xây dựng các mẫu báo cáo riêng cho từng đối tƣợng. 4.2.5. Hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính  Xây dựng mô hình quản lý vốn của chủ sở hữu Nhà nƣớc Theo chủ trƣơng của Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII “sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các Bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp”, việc xây dựng một mô hình tập trung thay cho mô hình phân tán hiện hành không hiệu quả (là xu thế chung của các nƣớc xã hội chủ nghĩa) thực hiện quản lý, giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc là cần thiết. Theo đó, các TĐTC từ NHNN, Bộ Tài chính đƣợc điều chuyển để quản lý, giám sát tập trung. NHNN và Bộ Tài chính tách đƣợc chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc, để tập trung thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nƣớc. Cùng với việc chuyển đổi mô hình quản lý, giám sát tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu của trong các ngành phi tài chính, có thể hình thành một mô hình quản lý, giám sát tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể: Dựa trên cơ sở nghiên cứu mô hình QLTC Nhà nƣớc tập trung áp dụng cho doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc theo quan điểm hiện nay. Ở mô hình tập trung, chức năng đại diện chủ sở hữu đƣợc tập trung vào một đơn vị hoặc tổ chức độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ. Mô hình này Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 189 đƣợc sử dụng nhiều hơn trong những năm gần đây. Theo mô hình tập trung, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giám sát đối với các DNNN, sở hữu cổ phần tại DNNN, chịu trách nhiệm thực hiện tất cả những chức năng của chủ sở hữu, không thực hiện chức năng hoạch định chính sách của các bộ quản lý ngành và không tham gia vào hoạt động của DNNN. Mô hình này hiện tại có thể đƣợc đánh giá là ƣu việt nhất trong các mô hình với mục tiêu (1) tách bạch rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu và chức năng hoạch định chính sách, quản lý Nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích, (2) tăng cƣờng tính chuyên nghiệp trong thực hiện vai trò sở hữu Nhà nƣớc; (3) thúc đẩy sự gắn kết và nhất quán trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và trong việc thực hiện vai trò sở hữu của Nhà nƣớc ở tất cả các DNNN; (4) bảo toàn đƣợc tài sản Nhà nƣớc; (5) tăng cƣờng tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm của DNNN thông qua tăng cƣờng giám sát. Quan điểm áp dụng mô hình tập trung trong thực hiện quyền chủ sở hữu, tập trung vào giám sát tài chính hơn là đi sâu vào QLTC đang đƣợc đồng thuận ở Việt Nam. Tuy nhiên, lại có 02 quan điểm về lựa chọn loại cơ quan chuyên trách: một cơ quan ngang Bộ độc lập trực thuộc Chính phủ và một cơ quan hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. - Mô hình cơ quan ngang Bộ/ hay mô hình Ủy ban quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp. Đây là mô hình cơ quan hành chính Nhà nƣớc, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Mô hình này đang áp dụng tại một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Indonesia, Bỉ. Về lý thuyết, mô hình này có nhiều ƣu điểm, đạt đƣợc các mục tiêu về tách bạch sở hữu Nhà nƣớc và cơ quan quản lý, không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu chỉ thực hiện giám sát tài chính và tình hình của doanh nghiệp nhằm phát hiện và cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra, bảo toàn đƣợc vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, từ kinh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 190 nghiệm của SASAC (Trung Quốc) cho thấy trong thực tiễn Ủy ban quản lý tài sản Nhà nƣớc lại có nhiều bất cập, sau một thời gian thực hiện sẽ bị vô hiệu hóa giám sát, tăng tình trạng thao túng nội bộ, tham nhũng, tiêu cực, gây mất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế do tập trung quá nhiều quyền lực. Đồng thời vai trò của bộ quản lý ngành có thể bị giảm sút nếu không có cơ chế phối hợp rõ ràng. Nguyên nhân chính là do tập trung quá nhiều quyền lực vào một cơ quan, đặc biệt nguy cơ khi có sự góp mặt của các TĐTC có vốn Nhà nƣớc. Với trƣờng hợp cơ sở hạ tầng thể chế còn chƣa thực sự vững mạnh sẽ có thể sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp hơn so với mô hình phân tán hiện tại. - Mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc. Mô hình này đã đảm bảo đƣợc yêu cầu tách chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng chủ sở hữu; phân định rõ quyền quản trị công ty với quyền chủ sở hữu (cổ đông). Hoạt động của mô hình doanh nghiệp đơn thuần là hoạt động đầu tƣ, kinh doanh nên sẽ theo thông lệ của thị trƣờng và tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong kinh doanh. Nhiệm vụ của mô hình doanh nghiệp là rõ ràng: nhận vốn của Nhà nƣớc (thông qua Bộ Tài chính) để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng giá trị vốn của Nhà nƣớc. Do đó công ty này sẽ chịu trách nhiệm trên phần nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời tăng tính chủ động trong các quyết định đầu tƣ (về lĩnh vực đầu tƣ, tỷ lệ vốn đầu tƣ, tỷ lệ thoái vốn, nắm quyền chi phối hay không và dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế - phù hợp với xu hƣớng hiện nay trên thế giới). Xem xét từ kinh nghiệm của Temasek (Singapore) và Khazanah (Malaysia), Công ty TNHH Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng (Trung Quốc) cũng nhƣ một số nƣớc khác cho thấy đây là một mô hình kinh doanh hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Ƣu điểm của mô hình này là: (1) tách toàn diện chức năng quản lý, giám sát tài chính trên phƣơng diện chủ sở hữu vốn đầu tƣ với chức năng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 191 quản lý hành chính; (2) tăng tính chủ động trong quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định đề ra của cả phía doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh vốn và phía doanh nghiệp, cũng nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc; (3) Là mô hình lý tƣởng để Nhà nƣớc thoái dần vốn ra khỏi các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần tham gia đầu tƣ (Kinh nghiệm của Temasek cho thấy, tỷ lệ cổ phần Nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp ở tất cả các ngành, lĩnh vực đƣợc phép đầu tƣ tối đa 20%. Đây là tỷ lệ hợp lý để thu đƣợc lợi nhuận; giảm rủi ro cho phần vốn Nhà nƣớc do không phải chịu trách nhiệm quá lớn trên phần vốn góp; đảm bảo mục đích không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thuận lợi trong giám sát tài chính cho doanh nghiệp đầu tƣ vốn. Quan trọng hơn cả đối với công ty đầu tƣ, kinh doanh vốn là có thể chủ động quyết định trong mọi tình huống mà không cần phải xin ý kiến phê duyệt từ Bộ Tài chính hay Chính phủ). Phân tích việc áp dụng mô hình doanh nghiệp vào trƣờng hợp Việt Nam hiện nay cho thấy hoàn toàn phù hợp và giúp Chính phủ đạt đƣợc nhiều mục tiêu: + Thứ nhất, thực hiện đƣợc chủ trƣơng của Đại hội XII đề ra, không để các Bộ chủ quản thực hiện nhiều trọng trách, vừa đại diện chủ sở hữu, vừa thực hiện quản lý Nhà nƣớc không hiệu quả. Thu gọn đƣợc tất cả các DNNN, TĐKT Nhà nƣớc, Tổng công ty và TĐTC có vốn Nhà nƣớc tập trung về một mối, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh. + Phân tách toàn diện vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu và quản lý Nhà nƣớc trong, giúp hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ. Đồng thời tạo sự năng động, linh hoạt trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc theo kinh tế thị trƣờng. Tăng khả năng hòa nhập trong kinh doanh quốc tế. + Đối với các TĐTC là Bảo Việt và các NHTM cổ phần Nhà nƣớc lớn nhƣ BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank – đều có tỷ trọng vốn Nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 192 nƣớc đầu tƣ khá lớn hiện nay trong tƣơng lai sẽ trở thành các TĐTC lớn, hƣớng đến hoạt động đa quốc gia. Xem xét trong hai trƣờng hợp: Trường hợp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển các TĐTC này thành những Tập đoàn lớn mạnh, thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, việc quản lý tập trung sẽ dễ dàng cho Nhà nƣớc trong việc điều chuyển vốn đầu tƣ để hỗ trợ các TĐTC khi cần thiết (nhƣ quan điểm hiện nay của Trung Quốc) mà không ảnh hƣởng đến việc phát triển các TĐTC thuộc các thành phần kinh tế khác. Trường hợp Nhà nước không muốn can thiệp vào hoạt động của các TĐTC, để các TĐTC vận động và phát triển thông qua cơ chế M&A tự thân. Nhà nƣớc sẽ phải thoái dần vốn ở các TĐTC này, tiến đến chỉ nắm tỷ lệ nhỏ, hoặc rút khỏi TĐTC để cho các thành phần kinh tế khác tham gia. Lúc đó, hoạt động giám sát tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC sẽ chỉ tập trung vào giám sát hợp nhất chuyên ngành (phù hợp với xu thế của nhiều nƣớc hiện nay), nhƣng cũng cần phải có một lộ trình thực hiện. Vì vậy, chuyển đổi các TĐTC này sang cho một doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc để quản lý, giám sát sẽ phù hợp. Các phƣơng án để thực hiện mô hình doanh nghiệp đầu tƣ vốn Nhà nƣớc: Phương án 1: Thành lập một công ty đầu tƣ vốn Nhà nƣớc do Chính phủ thành lập, chỉ hoạt động trong lĩnh vực tài chính (theo kinh nghiệm của Trung Quốc). Theo phƣơng án 1, có ƣu điểm: + Phân tách các ngành, lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) để đảm bảo quản lý tập trung, có hiệu quả. + Có thể linh hoạt trong các quyết định đầu tƣ, điều chuyển vốn của Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính để thực hiện mục tiêu của Nhà nƣớc, nhằm thúc đẩy tái cơ cấu các NHTM trong thời gian tới. Hình thành các NHTM đủ mạnh để vƣơn ra đầu tƣ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 193 + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm riêng biệt góp phần tăng hiệu quả giám sát. + Học hỏi đƣợc kinh nghiệm thực tiễn từ Trung Quốc để xây dựng, triển khai và hạn chế những rủi ro. Hạn chế: + Có thể gặp những trở ngại ban đầu trong việc thành lập một doanh nghiệp có quy mô phù hợp, đủ tiềm lực, khả năng và đủ vốn, phƣơng thức kinh doanh hiện đại. + Đội ngũ nhân sự có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đủ điều kiện để làm ngƣời đại diện phần vốn góp Nhà nƣớc trong các TĐTC, để thực hiện hoạt động đầu tƣ, quản lý, giám sát các TĐTC. + Thách thức về thời gian, sự ủng hộ của xã hội, của các bộ ngành có liên quan để thành lập doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh vốn Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính trong điều kiện còn khó khăn về kinh tế. + Thách thức về xây dựng đề án, đánh giá tính khả khi, mức độ hiệu quả dự kiến và lộ trình thực hiện. + Xác định cơ quan quản lý, giám sát đối với công ty đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào các TĐTC cũng quan trọng, dễ gây mâu thuẫn giữa các Bộ, ngành (NHNN và Bộ Tài chính). Điều này đã xảy ra đối với trƣờng hợp Trung Quốc, nhƣng hiện tại Bộ Tài chính là cơ quan đƣợc Chính phủ chỉ định giám sát công ty đầu tƣ vốn (Sơ đồ 4.1) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 194 Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC (thành lập một công ty đầu tƣ riêng trong lĩnh vực tài chính) : Giám sát của CSH (đầu tƣ vốn) Chú thích: : Quản lý chuyên ngành Cơ quan đại diện vốn NN/ BTC (quản lý tài GS tài GSTC Quản lý NN Đại diện CSH Doanh nghiệp đầu tƣ, KD vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính Doanh nghiệp đầu tƣ, KD vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực phi tài chính (SCIC) TĐTC kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng (chuyển chức năng đại diện vốn về cơ quan đại diện vốn NN) TĐTC kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán (chuyển chức năng đại diện vốn về cơ quan đại diện vốn NN) TĐTC kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (chuyển chức năng đại diện vốn về cơ quan đại diện vốn NN) TĐTC kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (chuyển chức năng đại diện vốn về cơ quan đại diện vốn NN) NHNN (giám sát chuyên ngành theo lĩnh vực) UBCK (giám sát chuyên ngành theo lĩnh vực) Cục QL&GS BH (giám sát chuyên ngành theo lĩnh vực) Bộ, ngành (giám sát chuyên ngành theo lĩnh vực) Nguồn: Tác giả Phương án 2: Thành lập một công ty đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc, do Chính phủ thành lập, tham gia đầu tƣ và quản lý trong tất cả các ngành, nghề lĩnh vực (tài chính và phi tài chính). Theo phƣơng án 2 có ƣu điểm: Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế nhƣ hiện nay, Chính phủ có thể sử dụng SCIC để thực hiện mục tiêu phân tách chức năng sở hữu. Đây là một hƣớng thuận lợi do không phải hình thành thêm tổ chức mới, nên sẽ không làm tăng thêm biên chế của khu vực cơ quan Nhà nƣớc, tiết kiệm đƣợc nguồn lực, thời gian cho việc xây dựng mô hình, chuyển đổi mô hình, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính Nhà nƣớc đối với DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ nói chung và TĐTC nói riêng (Sơ đồ 4.2). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 195 Sơ đồ 4.2: Mô hình quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC (mở rộng lĩnh vực đầu tƣ và vai trò, chức năng của SCIC hiện tại) Chú thích: : Giám sát của CSH (đầu tƣ vốn) : Quản lý chuyên ngành Cơ quan đại diện vốn Nhà nƣớc/ BTC (quản lý tài chính) Doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh vốn nhà nƣớc TĐTC (chuyển từ Bộ TC, NHNN đại diện CSH về DN) NHNN – UBCKN, UBGSBH (giám sát chuyên ngành theo lĩnh vực) TĐKT, TCT, DNNN (chuyển từ các Bộ, ngành về) Bộ, ngành (quản lý chuyên ngành theo lĩnh vực) TĐKT, TCT, DNNN (đầu tƣ mới) Bộ, ngành (quản lý chuyên ngành theo lĩnh vực) Nguồn: Tác giả Tuy nhiên, việc sử dụng SCIC lại có những hạn chế sau: + Trong một số trƣờng hợp không phân tách đƣợc rõ ràng chủ sở hữu “cuối cùng”. Doanh nghiệp đƣợc độc lập thực hiện nhiệm vụ đầu tƣ nhƣng cũng có trƣờng hợp phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, vai trò chủ sở hữu của Nhà nƣớc sẽ có thể là gián tiếp nhƣng ở trƣờng hợp khác là trực tiếp. Theo đó, những quy định liên quan đến tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và phân phối lợi nhuận có thể thiếu chính xác. Để khắc phục nhƣợc điểm này, cần phải thực hiện một số điều kiện: (1) thống nhất trao nhiệm vụ cho doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh vốn chỉ thực hiện mục tiêu lợi nhuận và phân định rõ trách nhiệm trong quy chế giám sát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 196 tài chính; (2) không có cơ chế đặc biệt trong các chính sách quy định cho hoạt động của doanh nghiệp này; (3) giảm dần tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ trong các lĩnh vực không cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đặc biệt trong các ngành nhiều rủi ro; (4) tăng cƣờng vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đồng thời đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. + Đối với trƣờng hợp của Việt Nam, năng lực của SCIC hiện tại còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc so với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đảm nhận. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sẵn có trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh vốn, có thể củng cố dần năng lực của Tổng công ty và chuyển giao dần các nhiệm vụ về Tổng công ty theo lộ trình. Việc này vừa đảm bảo cân đối nguồn lực, ngân sách, và đáp ứng đƣợc nhiệm vụ, mục tiêu, không gây “sốc” so với chuyển giao toàn bộ một lần. Điều kiện để thực hiện là cần chia nhỏ các giai đoạn thực hiện chuyển đổi, gắn với các tiến trình cải cách DNNN (các TĐKT, Tổng công ty) đang thực hiện (giai đoạn 1); Thực hiện chuyển giao dần TĐTC, các DNNN, các TĐKT, Tổng công ty về SCIC theo phƣơng thức thí điểm và rút kinh nghiệm (giai đoạn 2). Tái cơ cấu phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ trong các DNNN, TĐTC, TĐKT, đồng thời triển khai đầu tƣ mới (giai đoạn cuối cùng). + Tuy nhiên, các TĐTC thông thƣờng ở các nƣớc là những tập đoàn lớn, lại chứa đựng nhiều rủi ro trong kinh doanh. Nếu tập trung toàn bộ các TĐKT phi tài chính và TĐTC vào cùng một doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ là SCIC thì khả năng rủi ro có thể sẽ tăng cao, lan rộng sang cả khối TĐKT do cùng một đầu mối đầu tƣ sẽ dễ dàng có sự đầu tƣ chéo. Do đó, khi gặp sự cố sẽ dẫn đến những rủi ro rất lớn không thể kiểm soát. Đồng thời, áp dụng chung một đơn vị đầu tƣ sẽ dễ dẫn đến tập trung quyền lực lớn. Qua đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, việc áp dụng theo phƣơng án 1 sẽ khả thi hơn so với phƣơng án 2 do xem xét cân nhắc giữa ƣu điểm, nhƣợc điểm và tiềm lực, tình hình của Việt Nam hiện tại khá phù hợp để áp dụng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 197 thành lập một mô hình quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ thông qua doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.  Các phƣơng thức giám sát tài chính đối với quản lý Nhà nƣớc Bƣớc tiếp theo sau khi chuyển đổi từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung đối với các TĐTC có vốn Nhà nƣớc đầu tƣ là hoàn thiện các phƣơng thức giám sát tài chính chuyên ngành. Việc giám sát tài chính về chuyên ngành đối với TĐTC trong giai đoạn hiện tại có thể duy trì phƣơng thức giám sát riêng lẻ để đảm bảo có thể thực hiện đƣợc. Do tính chất rủi ro cao cộng gộp từ ba lĩnh vực mà TĐTC có thể gặp phải, nên việc giám sát theo chuyên ngành là hết sức quan trọng. Vì thế, mặc dù không phải thuộc cơ chế quản lý, giám sát tài chính của Nhà nƣớc nhƣng việc giám sát chuyên ngành phải đƣợc chú trọng và đƣợc đề cập song hành. Giám sát từng định chế tài chính (nhất là công ty mẹ) là nhằm hạn chế các rủi ro mang tính đặc thù của từng định chế tài chính, qua đó, đảm bảo an toàn về tài sản cho khách hàng của định chế. Phƣơng thức thực hiện giám sát tài chính cần hƣớng đến là giám sát theo chức năng. Theo phƣơng thức này công tác quản lý, giám sát đƣợc quyết định bởi hoạt động kinh doanh của thể chế tài chính chứ không quyết định bởi tƣ cách pháp nhân. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có cơ quan giám sát tƣơng ứng. Ví dụ: đối với TĐTC kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm thì với loại hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng sẽ có cơ quan giám sát chức năng thuộc NHNN giám sát; loại hình chứng khoán thì sẽ có cơ quan giám sát chức năng thuộc Bộ Tài chính (UBCKNN); hoặc dịch vụ bảo hiểm sẽ có cơ quan giám sát về bảo hiểm thực hiện. Phƣơng thức này có ƣu điểm là các quy định sẽ đƣợc áp dụng thống nhất cho cùng một loại hình sản phẩm dịch vụ, đồng thời do đƣợc chuyên môn hóa nên các cơ quan giám sát có cơ hội thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 198 Khó khăn của phƣơng thức này là khó phân loại cụ thể sản phẩm dịch vụ tài chính thuộc trách nhiệm của cơ quan giám sát nào, trong khi đó sản phẩm phái sinh, liên kết xuất hiện ngày càng nhiều. Thêm vào đó, TĐTC có thể phải chịu sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý khác nhau, có thể gây lãng phí về thời gian và công sức cho TĐTC, và khó khăn trong việc phối kết hợp. Việc áp dụng phƣơng pháp phân tích đơn lẻ cũng có thể có nguy cơ tạo ra các khoảng trống không đƣợc giám sát (rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc). Để khắc phục tồn tại các khoảng trống trong giám sát giữa các giám sát đơn lẻ theo chức năng, về lâu dài có thể chuyển đổi sang phƣơng thức giám sát kết hợp. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc cũng cần phải có nhiều điều kiện, trong đó đáp ứng nền tảng về chính sách cơ chế cho phƣơng thức giám sát là cần phải đƣợc thực hiện trƣớc để có thể áp dụng. 4.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ 4.2.6.1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý tài chính của Nhà nước trong xây dựng chính sách và quản lý, giám sát Tập đoàn Tài chính - Về điều kiện nguồn nhân lực: Cần có sự quan tâm bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện công tác giám sát tài chính doanh nghiệp theo các cấp độ, mức độ khác về số lƣợng, chất lƣợng tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính doanh nghiệp. Cần coi đây là bộ phận quan trọng cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro tài chính, đổ vỡ của doanh nghiệp. - Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Cần phải phân loại chất lƣợng theo từng mức độ để có kế hoạch đào tạo lại. Có thể chia thành 03 cấp độ thành thạo chuyên môn nhƣ sau: + Cơ bản: hiểu biết sơ bộ, có kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực liên quan, nắm đƣợc quy trình và có thể thực hiện các công tác chuyên môn trong điều kiện đơn giản; cần có sự hƣớng dẫn và giám sát từ cấp trên. Đối tƣợng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 199 cấp độ này chủ yếu tại doanh nghiệp hay cấp chuyên viên tại cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nƣớc; + Thành thạo: Nắm rõ các kiến thức cơ bản và nâng cao về các lĩnh vực chuyên ngành; chủ động thực hiện các công việc hàng ngày và có khả năng điều chỉnh và quản lý công việc phù hợp với hoàn cảnh phát sinh ngoài dự kiến; có khả năng làm việc độc lập và đóng góp ý kiến trong công việc. Đối tƣợng này áp dụng chủ yếu tại cơ quan đại diện chủ sở hữu và cán bộ cấp phòng của cơ quan quản lý nhà nƣớc. + Chuyên gia: hiểu biết chuyên môn sâu sắc đƣợc coi là chuyên gia trong lĩnh vực của mình; có khả năng nắm bắt nhanh vấn đề cấp dƣới, có cách nhìn toàn diện và chuyên sâu với từng vấn đề trong công việc; có khả năng giám sát, hƣớng dẫn và đào tạo cấp dƣới; cung cấp tầm nhìn chiến lƣợc và ý kiến chuyên sâu để tham mƣu cho lãnh đạo. Chủ yếu bố trí tại cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp chuyên viên chính trở lên tại cơ quan quản lý nhà nƣớc. - Tăng cƣờng luân chuyển cán bộ chuyên ngành giữa các Bộ ngành có liên quan đến danh mục đầu tƣ của TĐTC để cử làm ngƣời đại diện phần vốn góp Nhà nƣớc trong TĐTC. 4.2.6.2. Tăng cường đầu tư công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và minh bạch thông tin tài chính Nhằm phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính an toàn, ổn định theo định hƣớng nêu tại các Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, ngoài việc tăng cƣờng năng lực quản lý Nhà nƣớc, cần đổi mới phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý quốc tế. Nhà nƣớc giám sát hoạt động của các định chế tài chính thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các định chế tài chính. Theo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 200 đó, các cơ quan quản lý, giám sát có thể khai thác đƣợc thông tin và dữ liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động giám sát. Cụ thể: - Đảm bảo dữ liệu đƣợc quản lý hiệu quả theo từng khu vực (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm). Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu về dịch vụ tài chính tập trung với các chế độ khai thác dữ liệu theo thẩm quyền khác nhau. - Yêu cầu về hệ thống thông tin sẽ phải là một hệ thống báo cáo tổng hợp, hỗ trợ ngƣời sử dụng dễ dàng thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép thực hiện các chức năng tổng hợp, phân tích dữ liệu thành các nguồn thông tin có giá trị, đồng thời hệ thống cũng đóng vai trò nhƣ một công cụ giúp tự động hoá các báo cáo và hỗ trợ hoạt động phân tích đa chiều. Theo đó hệ thống quản lý thông tin đang đƣợc thiết kế để đảm bảo các mục tiêu sau: + Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính doanh nghiệp trong công tác giám sát tài chính hiệu quả; + Chia sẻ thông tin nhanh chóng và thông suốt trên toàn hệ thống từ doanh nghiệp – cơ quan đại diện chủ sở hữu – cơ quan tài chính; + Cho phép thực hiện các phân tích sâu hơn và đa chiều; + Giảm số lƣợng báo cáo giấy không cần thiết; + Giải phóng nguồn lực và thời gian giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thời gian chuyên sâu hơn vào hoạt động phân tích do hệ thống đã giúp tự động hoá giải quyết các những công việc đơn giản và các công việc chiếm nhiều thời gian khác; + Chuẩn hoá các quy trình nội bộ để thu thập thông tin và số liệu; + Nâng cao chất lƣợng dự liệu: tính chính xác, tính kịp thời, đầy đủ và thống nhất; + Cung cấp đƣợc một kho dữ liệu tập trung trƣớc mắc đáp ứng cho mục tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp; trên cơ sở đó có thể tiếp tục nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 201 mở rộng kho dữ liệu đáp ứng mục tiêu trở thành kho dữ liệu tài chính quốc gia, cũng nhƣ các mục tiêu quản lý khác trong tƣơng lai. 4.2.6.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi thông tin Để phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhằm tăng cƣờng việc quản lý, giám sát toàn diện cả TĐTC, cần có một biên bản thỏa thuận hợp tác bao gồm các nội dung sau: - Thống nhất về thủ tục trao đổi thông tin thường xuyên và khẩn cấp giữa các cơ quan quản lý: Để việc cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả trong các trƣờng hợp khẩn cấp, mỗi cơ quan quản lý phải xác định thông tin cần thiết đối với cơ quan quản lý của mình. Những thông tin đƣợc chia sẻ bao gồm: cấu trúc của tập đoàn, việc cấp phép hoặc rút giấy phép của công ty thành viên thuộc tập đoàn, thay đổi Ban giám đốc của bất kỳ công ty nào thuộc tập đoàn, thay đổi trong tổ chức quản lý của tập đoàn, thay đổi hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, những tiến bộ đáng kể về vị trí của tập đoàn hoặc doanh nghiệp thuộc tập đoàn, các hoạt động đầu tƣ chủ yếu của tập đoàn, các liên kết tài chính chủ yếu của tập đoàn, chuyển giao rủi ro với các thể chế không thuộc thẩm quyền giám sát, những sự kiện có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của tập đoàn hoặc doanh nghiệp thuộc tập đoàn, những yếu tố tiềm ẩn rủi ro lan truyền, rủi ro hoạt động. - Cơ chế bảo mật thông tin chia sẻ giữa các cơ quan quản lý: Cơ quan quản lý điều phối đảm bảo thông tin cung cấp cho các cơ quan quản lý độc lập khác trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều, không trì hoãn cung cấp thông tin và cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Thông tin chia sẻ giữa các cơ quan chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích giám sát các tổ chức tài chính. 4.2.6.4. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình hình thành Tập đoàn Tài chính Trong “đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 202 tranh giai đoạn 2013 – 2020” theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng đề cập rõ mục tiêu và định hƣớng tái cơ cấu các TCTD. Theo đó, mục tiêu “là củng cố, tiếp tục phát triển và đến năm 2020 hình thành đƣợc một hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo phƣơng hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về quy mô, sở hữu, loại hình, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng; có năng lực cạnh tranh cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng của nền kinh tế.”. Đây chính là điều kiện tiền đề để hoàn thiện hệ thống mô hình QLTC của Nhà nước với TĐTC và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động của TĐTC cũng nhƣ xây dựng cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC trong thời gian tới. Trƣớc mắt, để hình thành các TĐTC ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc khuyến khích thực hiện mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các NHTM cổ phần là một hƣớng đi thích hợp và cần thiết, phù hợp với tiến trình cải cách toàn diện DNNN, các tổ chức tín dụng đã đƣợc thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 và tiếp tục trong giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, để các NHTM cổ phần có thể thực hiện thành công M&A, hình thành các TĐTC có năng lực tài chính lành mạnh, nhanh chóng hòa nhập thị trƣờng tài chính và phát triển, từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành cần phải có những hỗ trợ để có thể thực hiện M&A thành công trong quá trình trƣớc, trong và sau M&A. Cụ thể:  Về phía Chính phủ Thứ nhấ t , cần có hƣớng dẫn chi tiế t về thủ tu ̣c sau M&A các NHTM (nhƣ thu hồ i giấ y phép , chuyể n nhƣơ ̣ng cổ phầ n , …) nhằ m bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của các cổ đông đ ặc biệt các cổ đông thiểu số và cổ đông của Ngân hàng bị sáp nhập. Thông tƣ 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại Tổ chức tín dụng khá đầy đủ nhƣng vấn đề quyền lợi cổ đông chƣa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 203 đƣợc đề cập tới. Trong hoa ̣t đô ̣ng sáp nhâ ̣p , vố n cổ phầ n của ngân hàng còn lại sau sáp nhập tăng lên, đồ ng nghiã với tỷ lê ̣ sở hƣ̃u cổ phầ n của các cổ đông ngân hàng bi ̣sáp nhâ ̣p hoă ̣ c ngân hàng trƣớc sáp nh ập giảm đi , ảnh hƣởng trƣ̣c tiế p đến quyền của cổ đông tại các kỳ Đại hội đồng cổ đông . Để tiế p tu ̣c duy trì vai trò và bảo vê ̣ lơ ̣i ích của mình ta ̣i ngân hàng mới, cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập hoă ̣c ngân hàng trƣớc sáp nh ập phải chấ p nhâ ̣n các điề u kiê ̣n, yêu cầ u của ngân hàng mới . Đây sẽ là bất lợi lớn cho NHTM sau sáp nhập bởi sẽ tạo ra hiệu ứng bán cổ phiếu của các nhà đầu tƣ, gây ra khó khăn về mặt tài chính cho ngân hàng. Do vậy một văn bản quy phạm ở tầm Nghị định quy định về quyền lợi cổ đông và các nhà đầu tƣ có liên quan cũng nhƣ quyền lợi ngƣời lao động trong doanh nghiệp sau sáp nhập nói chung và NHTM nói riêng cần đƣợc nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Thứ hai, cầ n có cơ chế khuyế n khích các nhà đầ u tƣ nƣớc ngoài tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng M&A trong liñ h vƣ̣c ngân hàng , có thể cân nhắc nới rộng giới ha ̣n mua cổ phầ n cho các tổ chƣ́c nƣớc ngoài đố i với các NHTM trong nƣớc. Việc này sẽ thu hút nhiều quỹ đầu tƣ đến Việt Nam và giúp Chính phủ giải quyết tình trạng nợ xấu hiện tại, vì mặc dù VAMC đã đƣợc thành lập từ 2012 nhƣng thực tế chỉ có gần 5% các khoản nợ xấu chuyển đổi đƣợc giải quyết (Worldbank, tháng 7/2016). Để bảo vê ̣ các NHTM trong nƣớc, Chính phủ có thể kiểm soát ở tầm vĩ mô thông qua các ngân hàng chủ chốt với quy mô vố n và tài sản đủ lớn.  Về phía Ngân hàng Nhà nƣớc NHNN cần có những chính sách đặc thù dành riêng cho các NHTM sau M&A để hỗ trợ, đặc biệt trong việc xử lý các khoản nợ xấu đƣợc hình thành do M&A, cụ thể: - Đối với xử lý nợ xấu, NHNN có hỗ trợ đối với TĐTC sau M&A để khắc phục những khó khăn đó bằng cách: i) cho phép giữ nguyên nhóm nợ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 204 mà không phân loại lại hoặc ii) cho phép tính dự phòng rủi ro tín dụng theo khả năng tài chính của TĐTC trong khoảng thời gian từ 1-3 năm - Đối với khoản nợ rơi vào nợ nhóm 2 mà TĐTC sau M&A vẫn đánh giá có khả năng trả nợ thì khi TĐTC trình lên, NHNN nên xét duyệt cho TĐTC đƣợc tái đầu tƣ hoặc đảo nợ dự án đó với một tỷ lệ thích hợp để hỗ trợ tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng. Đồng thời, NHNN thực hiện giám sát các dự án đó để đảm bảo hỗ trợ của phía NHNN thực sự hiệu quả, tránh các hoạt động gian lận sai trái. - Hỗ trợ về cơ chế chính sách: NHNN có những hỗ trợ về cơ chế chính sách cho các TĐTC trong trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TĐTC. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng cao cũng sẽ ăn mòn lợi nhuận, làm bức tranh tài chính của TĐTC xấu đi. Do vậy, NHNN nên có cơ chế đặc biệt áp dụng cho từng trƣờng hợp M&A cụ thể, đồng thời đƣa ra lộ trình thời gian cho các TĐTC sau M&A đƣợc quyền áp dụng cơ chế đó, đặc biệt trong việc nới lỏng quy định trích lập dự phòng. - Về thời gian xét duyệt: NHNN cần xem xét nghiên cứu giảm thời gian, rút ngắn quy trình xét duyệt các khâu khi M&A. Việc M&A bị kéo dài thời gian do hồ sơ thủ tục (theo quy định trong Thông tƣ 36/2015/TT-NHNN phải cần tới khoảng 7-8 tháng) sẽ càng thêm gánh nặng chi phí cho ngân hàng nhận sáp nhập, có thể tạo cơ hội phát sinh các hành vi gian lận, gây thiệt hại cho NHTM sau M&A. Đối với trƣờng hợp NHTM trình lên NHNN xin hỗ trợ trong quá trình thực hiện, NHNN cần xem xét và giải quyết trong thời gian ngắn nhất, để những hỗ trợ của cơ quan quản lý đến với NHTM đƣợc kịp thời, có hiệu quả. - Tăng cƣờng tính minh bạch thông tin tài chính của các NHTM khi M&A. Để giải quyết tồn tại sự khác biệt giữa thông tin trên BCTC đã kiểm toán và thông tin công bố khác thƣờng gây rủi ro cho NHTM sau M&A, NHNN cần phải có các biện pháp để hỗ trợ. Đây cũng chính là một giải pháp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 205 gián tiếp giúp cho NHTM sau M&A giảm thiểu đƣợc rủi ro, chi phí tài chính và thời gian để giải quyết các khoản nợ xấu phát sinh. Cụ thể: + NHNN cần đƣa ra danh mục các công ty kiểm toán độc lập hàng năm để các NHTM lựa chọn. Dù tiêu chuẩn và yêu cầu đối với công ty kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC cho các NHTM đƣợc quy định rất chặt chẽ và chi tiết trong quy định tại Thông tƣ 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, nhƣng kết quả kiểm toán của các công ty đối với các NHTM có sự chênh lệch lớn. Do đó, ngoài các tiêu chí quy định tại Thông tƣ 39/2011/TT-NHNN, NHNN cần dựa vào Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính và Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện hàng năm để công khai một danh mục các công ty kiểm toán đạt yêu cầu làm cơ sở cho các NHTM lựa chọn. + Tăng cƣờng phối kết hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN khi soạn thảo các văn bản, các quy định về kế toán liên quan đến các NHTM tránh sự khác biệt trong quy định hoặc chồng chéo dẫn đến khó thực hiện. Đồng thời ban hành hệ thống các văn bản quy định liên quan đến kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán các NHTM theo hƣớng rút ngắn khoảng cách với các quy định quốc tế.  Về phía Bô ̣ Tài chính Thứ nhấ t , cân nhắ c miễn , giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các NHTM sau khi nhâ ̣n M&A với TCTD yế u kém . Các ngân hàng sau khi tiếp quản một TCTD kém mặc dù có sự tăng lên về số lƣợng chi nhánh , khách hàng, tổ ng tài sản và vố n chủ sở hƣ̃u , nhƣng sƣ̣ tăng lên này cũng không đáng kể bởi các doanh nghiệp này thƣờng là có quy mô nhỏ trong hệ thống . Ngƣơ ̣c lại, ngân hàng tiế p quản sẽ trƣ̣c tiế p phải gánh chiụ ảnh hƣởng tiêu cƣ̣c bởi các khoản lỗ của TCTD bị sáp nhập hoặc phải tăng trích lập dự phòng cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 206 nhƣ̃ng khoản nơ ̣ xấ u đƣơ ̣c tiế p nhâ ̣n nguyên tra ̣ng. Kinh nghiê ̣m quố c tế cho thấ y, kế t quả hoa ̣t đô ̣ng và các chỉ tiêu tài chiń h của ngân hàng sau thƣờng suy giảm trong nhƣ̃ng năm đầ u sau M&A M&A, thâ ̣m chí không đƣơ ̣c cải thiê ̣n trong mô ̣t khoảng thời gian dài (kinh nghiệm ngân hàng Oriental Commerce Bank của Ấn Đô )̣ . Do vâ ̣y, cầ n có sƣ̣ ƣu tiên tƣ̀ phía cơ quan quản lý về vấn đề thuế cho các NHTM nhâ ̣n sáp nhâ ̣p các TCTD yế u kém , hỗ trơ ̣ nhƣ̃ng ngân hàng này đa ̣t kế hoa ̣ch lơ ̣i nhuâ ̣n nhằ m củng cố hàng, đồ ng thời giảm tổ n thấ t cho nhƣ̃ng cổ uy tín của ngân đông gố c của ngân hàng này . Ngoài ra, Bộ Tài chính có thể xem xét miễn, giảm thuế cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trƣờng mua bán nợ. Việc miễn, giám thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia vào thị trƣờng mua bán nợ. Thứ hai , cầ n bổ sung quy đinh ̣ về công b ố thông tin của các NHTM. Theo quy định của thông tƣ 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính, ngân hàng phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán. Các báo cáo công bố thông tin định kỳ nêu trên phải đƣợc đăng tải trên website của từng ngân hàng và gửi cho UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán nơi niêm yết cổ phiếu để công bố ra công chúng. Tuy nhiên, các NHTM chƣa niêm yết không thuộc đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của quy định này nên không thực hiện công bố thông tin. Do đó, việc các khách hàng tìm kiếm thông tin, tìm hiểu tình hình tài chính của phần lớn các NHTM này là rất khó khăn hoặc thông tin không đƣợc công bố đầy đủ, kịp thời dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính không toàn diện, đầy đủ, chính xác. Ngoài ra, những nội dung quan trọng mà các chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ dân sự - kinh doanh thƣơng mại với ngân hàng quan tâm chƣa đƣợc quy định trong thông tin công bố nhƣ giá trị giao dịch, giá mua, thời hạn dự kiến hoàn thành giao dịch M&A, … cũng sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của khách hàng khi các thông tin trên không đƣợc cung cấp đầy đủ và kịp thời. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 207 Thứ ba, thúc đẩy hoàn thiện các chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) tiệm cận gần hơn với Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS). Đối với các TĐTC khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, còn một số nội dung khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán nhƣ: lợi nhuận ròng hợp nhất, vốn hợp nhất, những khác biệt trong cách thức đo lƣờng và ghi nhận thu nhập một số khoản: tài sản tài chính, dự phòng giảm giá trị, công ty liên kết, các khoản phải thu, TSCĐ hữu hình, tài sản vô hình, dự phòng bảo hiểm nhân thọ, dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ, thuế thu nhập. (Phụ lục 7). Điều này giúp TĐTC thuận lợi hơn trong việc thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất và công bố thông tin, giảm bớt đƣợc các công việc liên quan đến điều chỉnh số liệu cho phù hợp với đối tƣợng là nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. 4.2.6.5. Tăng cường năng lực cơ quan giám sát theo chuyên ngành tại Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Với phƣơng án hình thành cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nƣớc thông qua mô hình công ty đầu tƣ kinh doanh vốn Nhà nƣớc thực hiện chức năng đầu tƣ vốn của chủ sở hữu Nhà nƣớc vào doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính để thực hiện đƣợc việc tách bạch chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng đại diện chủ sở hữu, tăng cƣờng thúc đẩy đổi mới quản trị doanh nghiệp theo hƣớng hiện đại. Theo đó, TĐTC đƣợc chuyển từ NHNN và Bộ Tài chính về chịu sự quản lý, giám sát của công ty đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc. TĐTC lúc đó sẽ chịu sự giám sát của đại diện CSH vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp; đồng thời chịu sự giám sát chuyên ngành theo từng lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm từ phía NHNN, UBCKNN và Cục QL&GSBH (thuộc Bộ Tài chính). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 208 Bộ Tài chính với vai trò giám sát phần vốn Nhà nƣớc cấp cho doanh nghiệp đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc, đồng thời thực hiện quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với các doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện tốt vai trò của Bộ Tài chính và NHNN, cần thiết phải tính đến tăng cƣờng năng lực cơ quan giám sát theo chuyên ngành, thông qua: nâng cấp nguồn nhân lực; nâng cấp công nghệ; tăng cƣờng thông tin và trao đổi thông tin; tăng cƣờng phối hợp quản lý, giám sát về tài chính. 4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính là một việc làm cần thiết. Để thực hiện đƣợc những giải pháp nhƣ đã đƣợc phân tích và trình bày ở trên, về phía các TĐTC cũng cần phải thực hiện các vấn đề sau đây: Một là, nâng cấp công nghệ hiện đại trong xây dựng cơ sở dữ liệu của TĐTC. Tập trung nguồn lực để hoàn thiện các dự án công nghệ thông tin trọng điểm nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp của Tập đoàn. Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong TĐTC thông qua có kế hoạch tăng cƣờng triển khai chính sách chính sách đào tạo đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng phát triển khách hàng cho cán bộ nhân viên. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy QLTC trong TĐTC. Việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực quản trị tài chính trong TĐTC hƣớng đến vận dụng có hiệu quả các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt trong TĐTC là rất cần thiết. Ba là, tăng cƣờng cơ chế phối hợp hoạt động giữa Công ty Mẹ và các Công ty con Các đơn vị thành viên trong TĐTC phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận giữa các đơn vị độc lập về tƣ cách pháp nhân vì lợi ích của đơn vị và lợi ích chung của TĐTC. Tập đoàn quy định chính sách, định hƣớng phối hợp các lĩnh vực hoạt động trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 209 phạm vi toàn Tập đoàn nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, thế mạnh, nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của các đơn vị thành viên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động chung toàn Tập đoàn. Các doanh nghiệp có vốn góp của Tập đoàn đƣợc ƣu tiên sử dụng các dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn nhƣ: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán, hỗ trợ bán chéo sản phẩm, hoạt động đầu tƣ, dịch vụ quản lý và kinh doanh bất động sản, dịch vụ đào tạo, cho thuê tài chính và các dịch vụ khác trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận sử dụng dịch vụ nội bộ. Xây dựng mô hình quản trị tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý, quản trị điều hành, nâng cao hiệu quả quản trị của HĐQT đối với bộ máy điều hành; thực hiện chức năng quản trị vốn đầu tƣ của công ty mẹ tại các công ty con thông qua hệ thống các quy chế quản trị xuyên suốt toàn Tập đoàn về chiến lƣợc, đầu tƣ, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát và cơ chế bổ nhiệm và báo cáo của ngƣời đại diện vốn của Tập đoàn tại các công ty con do Tập đoàn đầu tƣ vốn. Công ty Mẹ thực hiện quyền chủ sở hữu của mình tại các công ty con qua hoạt động của ngƣời đại diện vốn nhằm chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc, phối hợp hoạt động kinh doanh, chuyên môn hóa trong toàn Tập đoàn. Bốn là, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng tăng trƣởng, kiểm soát nợ xấu, nâng cao năng lực của TĐTC, thông qua các giải pháp sau: - Cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong kiểm soát chất lƣợng nợ, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, thu hồi các khoản nợ xấu, khoản nợ bán cho VAMC, từ đó đẩy nhanh tốc độ tái tạo vốn kinh doanh. - Đẩy mạnh và triển khai đồng bộ công tác quản trị rủi ro trong TĐTC; chủ động nhận diện các rủi ro trọng yếu và kịp thời, có các giải pháp đảm bảo cơ cấu danh mục tín dụng an toàn, hiệu quả; nâng cao văn hóa rủi ro và phổ biến trong Tập đoàn, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ về quản lý rủi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 210 ro. Chú trọng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt với những rủi ro mới liên quan tới công nghệ. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trên phạm vi toàn Tập đoàn, nâng cao hiệu quả mô hình 3 vòng kiểm soát trong quản trị rủi ro (Vòng 1 và 1,5 (chi nhánh và các đơn vị trụ sở chính quản lý theo nghiệp vụ); Vòng 2 (các đơn vị thuộc khối quản lý rủi ro) và Vòng 3 (kiểm toán nội bộ)), trong đó tăng cƣờng nhận thức, văn hóa tuân thủ tại vòng 1. Hiện tại các NHTM cổ phần lớn đã triển khai áp dụng nhƣng cần đƣợc nhân rộng. Năm là, các TĐTC cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn “Mô hình xanh” trong quá trình phát triển. Trong đó, chú trọng sự kết hợp giữa các mục tiêu Tăng trƣởng + Môi trƣờng + Xã hội. Cụ thể (trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của TĐTC Bảo hiểm - Bảo Việt): - Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi – lĩnh vực dịch vụ tài chính với 90% danh mục đầu tƣ cổ phần, góp vốn tập trung vào các ngành kinh doanh là bảo hiểm, đầu tƣ và dịch vụ tài chính – những ngành nghề thân thiện với môi trƣờng. Đƣa ra các tiêu chí đánh giá về hoạt động đối với môi trƣờng của nhà cung cấp theo 3 mức gồm: đáp ứng hoàn toàn (5 điểm), có thể chấp nhận đƣợc (3 điểm); Không đáp ứng (2 điểm) trên cơ sở xem xét các tiêu chí đối với các hoạt động cộng đồng (nếu có) mà nhà cung cấp đã và đang thực hiện, đánh giá của nhà cung cấp đối với tác động có thể có từ hoạt động của doanh nghiệp tới môi trƣờng, cam kết của nhà cung cấp đối với các trách nhiệm về xã hội và môi trƣờng. - Gắn kết trách nhiệm của nhà cung cấp đối với vấn đề xã hội và môi trƣờng: đƣa yếu tố môi trƣờng và xã hội trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Theo đó, các yêu cầu đƣa ra trong giai đoạn mời thầu bao gồm các yêu cầu về báo cáo tình hình sử dụng lao động, các hoạt động công ích (nếu có), mô tả về kiểm soát nguyên vật liệu, sử dụng hiệu quả năng lƣợng và tài nguyên, thân thiện với môi trƣờng sử dụng trong dự án. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 211 - Trong phạm vi hẹp về môi trƣờng công sở: Các TĐTC xây dựng chiến lƣợc tăng trƣởng bền vững trƣớc hết tập trung vào xây dựng môi trƣờng trong sạch nơi làm việc nhằm tiết kiệm chi phí quản lý trong toàn Tập đoàn: + Bảo đảm hệ thống hồ sơ, tài liệu đƣợc sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, lƣu trữ một cách khoa học giúp cải thiện hiệu quả công việc, tránh đƣợc những lãng phí không cần thiết về giấy tờ, vật phẩm văn phòng tiêu thụ. Bên cạnh đó, tăng cƣờng sàng lọc, sắp xếp hồ sơ theo file điện tử, nhằm hạn chế tối đa lƣợng hồ sơ, giấy tờ bản cứng để giảm thiểu lƣợng giấy in, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chia sẻ dễ dàng trong nội bộ, góp phần nâng cao năng suất lao động. + Áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, nƣớc, làm sạch môi trƣờng không khí nơi làm việc, góp phần nâng cao sức khỏe cho ngƣời lao động trong Tập đoàn, sử dụng các chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trƣờng. - Trong hoạt động kinh doanh, cần chú trọng nghiện cứu và triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ xanh để cung cấp cho khách hàng, áp dụng công nghệ hiện đại trong các dịch vụ xanh nhƣ cung cấp các sản phẩm tín dụng xanh, sản phẩm bảo hiểm xanh, bảo hiểm năng lƣợng tái tạo. Cụ thể: + Đối với các sản phẩm bảo hiểm: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo hiểm năng lƣợng tái tạo để đáp ứng xu hƣớng sử dụng năng lƣợng tái tạo ngày càng tăng, giảm sự phụ thuộc vào năng lƣợng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch để hạn chế sự ấm lên toàn cầu gây ra biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và tác động lan rộng. Chính phủ nhiều nƣớc đang khuyến khích tăng trƣởng và phát triển các dự án năng lƣợng tái tạo, do đó việc cung cấp các loại bảo hiểm cho ngành năng lƣợng tái tạo ở nhiều quy mô (lớn, nhỏ, dự án cho cộng đồng) để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo, sẽ đặc biệt cần thiết ở Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm có thể là xem xét là tua bin gió, hệ thống nhiệt từ năng lƣợng mặt trời, chất thải từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 212 các hệ thống năng lƣợng, biogas... trong đó tập trung vào nhiều loại sản phẩm bảo hiểm rủi ro cho nhà sản xuất, thiết kế và khai thác. TĐTC xây dựng chiến dịch khuyến khích các doanh nghiệp thành viên trích tỷ lệ (có thể là 10%) từ phí bảo hiểm để lập quỹ hỗ trợ các dự án của cộng đồng về môi trƣờng, bảo tồn tài nguyên và tái tạo năng lƣợng. + Đối với các sản phẩm tín dụng: nghiên cứu xây dựng các ngân hàng xanh, trọng tâm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho các dự án về năng lƣợng tái tạo, công nghệ sạch. Đặc biệt với các TĐTC có vốn Nhà nƣớc, cần thiết phải xây dựng mô hình các NHTM cung cấp tín dụng xanh, cam kết cung cấp các hoạt động tín dụng đối với các dự án, lĩnh vực thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng và giảm phát thải. Thực hiện chính sách tín dụng xanh có thể mang lại lợi ích kinh tế cho cả TĐTC và cả xã hội. Một mặt mở rộng đƣợc hạn mức tín dụng, bảo vệ môi trƣờng, giảm số tiền cho vay tạo ra ô nhiễm, giảm thiểu sự lãng phí quá mức, giảm rủi ro môi trƣờng và giảm tỷ lệ cho vay không thực hiện đƣợc. Hơn nữa, việc thực hiện tín dụng xanh có thể mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận của TĐTC. Mặt khác, khách hàng, ngƣời dân và phƣơng tiện truyền thông sẽ chú ý nhiều hơn đến các TĐTC thực hiện tín dụng xanh, dẫn đến có lợi cho việc quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu, mở rộng cơ hội tiếp cận với các dự án quốc tế và cải tiến hiệu suất hoạt động của TĐTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 213 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Định hƣớng và mục tiêu phát tiển các TĐTC ở Việt Nam đƣợc nhận định dựa trên yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế kinh doanh toàn cầu, đáp ứng lộ trình tự do hóa tài chính của Việt Nam, tăng cƣờng hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng tích tụ mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh, là tiền đề đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trên cơ sở định hƣớng, quan điểm hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam dựa trên các quan điểm: nhằm khắc phục hạn chế của cơ chế QLTC của Nhà nƣớc hiện hành; hình thành một cơ chế QLTC của nhà nƣớc riêng có cho các TĐTC; đổi mới mạnh mẽ cơ chế QLTC của Nhà nƣớc trong các TĐTC theo hƣớng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới mô hình QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC tiến đến mô hình quản lý vốn của chủ sở hữu theo hƣớng tập trung, chuyển giám sát theo thể chế sang giám sát tài chính theo chức năng; đổi mới cơ chế QLTC hƣớng đến tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững. Theo đó, hệ thống các giải pháp chính đƣợc đƣa ra nhằm thực hiện quan điểm thứ nhất về hoàn thiện các văn bản quy phạm hiện hành về quản lý vốn, quản lý sử dụng vốn, quản lý chi phí doanh thu, phân phối lợi nhuận. Bƣớc tiếp theo là giải pháp đề xuất mô hình quản lý vốn của chủ sở hữu Nhà nƣớc theo hƣớng tập trung và giao cho một doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ, đồng thời là xây dựng mô hình giám sát theo chức năng trong quản lý chuyên ngành. Các giải pháp hỗ trợ tập trung vào nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự quản lý của Nhà nƣớc, nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến quy trình nộp báo cáo;... Điều kiện thực hiện giải pháp đƣợc đƣa ra đối với TĐTC tập trung vào nâng cao về hoạt động của TĐTC nhận thức sâu sắc "mô hình phát triển xanh", phát triển bền vững./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 214 KẾT LUẬN Có thể nói, sự phát triển của các TĐTC luôn song hành cùng các thành tựu kinh tế và những rủi ro tiềm tàng. Vấn đề QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Đổi mới cơ chế QLTC của Nhà nƣớc trong thời gian qua đã mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Trong bối cảnh thị trƣờng tài chính Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, việc xây dựng đƣợc một cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC để đảm bảo hoạt động an toàn, quản lý rủi ro tổng thể của tập đoàn là điều cần thiết. Muốn vậy, việc đầu tiên cần thực hiện là phải đƣa ra đƣợc một khái niệm về TĐTC ở Việt Nam. Từ đó, đi xem xét, đánh giá về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC đã hiệu quả đến mức độ nào. Thêm vào đó, bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu thị trƣờng chứng khoán và tái cơ cấu DNNN tiếp tục đƣợc triển khai. Chúng có mối quan hệ ràng buộc với nhau, đó là: TĐTC đƣợc coi nhƣ một dạng TĐKT, có vốn Nhà nƣớc nắm quyền chi phối trong các TĐTC nên cần phải đƣợc giám sát chặt chẽ. Việc thực hiện tái cơ cấu NHTM trong thời gian qua thúc đẩy hình thành các TĐTC ở các NHTM cổ phần, do đó càng cần phải có một TTCK phát triển. Với mối quan hệ nhƣ vậy, cộng với hệ thống quy định về cơ chế QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam thời gian qua chƣa hoàn thiện. Luận án đi đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nƣớc với TĐTC theo 03 nhóm chính: Một là, việc TĐTC đang đƣợc quản lý theo mô hình phân tán, NHNN và Bộ Tài chính vừa thực hiện vai trò quản lý Nhà nƣớc vừa thực hiện vai trò chủ sở hữu nên việc chồng lấn, không rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Do đó, đƣa toàn bộ các TĐTC từ về quản lý tập trung, giám sát tài chính dựa trên phần vốn chủ sở hữu, thông qua mô hình doanh nghiệp đầu tƣ, kinh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 215 doanh vốn Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính. Qua mô hình đó xây dựng cơ chế quản lý, giám sát tài chính phù hợp. Hai là, đối với cơ quan quản lý chuyên ngành, tiếp tục duy trì phƣơng thức giám sát riêng lẻ với các công cụ giám sát đặc trƣng của từng ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm theo mô hình giám sát theo chức năng. Về lâu dài tiến đến giám sát các TĐTC theo mô hình giám sát hợp nhất (một cơ quan giám sát) khắc phục các hạn chế của mô hình giám sát theo chức năng. Mô hình giám sát TĐTC này cần đƣợc đẩy mạnh khi các TĐTC đƣợc thoái vốn hoặc Nhà nƣớc chỉ nắm giữ một tỉ lệ nhỏ. Ba là, hoàn thiện các văn bản quy phạm hiện hành còn bất cập để tăng cƣờng hiệu quả QLTC của Nhà nƣớc đối với TĐTC, hƣớng đến tăng trƣởng xanh và bền vững. Các giải pháp hỗ trợ và các điều kiện hỗ trợ cần thực hiện cho các giải pháp trên bao gồm: hệ thống chỉ tiêu giám sát, báo cáo giám sát, yếu tố con ngƣời, công nghệ thông tin và phối hợp chia sẻ thông tin là quan trọng để hỗ trợ việc xây dựng mô hình QLTC của Nhà nƣớc cũng nhƣ cơ chế QLTC đối với TĐTC phù hợp, có lộ trình thực hiện./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Tƣờng Vân (2007), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong đầu tƣ tài chính”, Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, (12), tr.22-24. 2. Phạm Thị Tƣờng Vân (2011), “Cơ chế quản lý tài chính và cơ cấu lại khu vực DNNN – Một chặng đƣờng 10 năm nhìn lại”, Tài chính Việt Nam 2010 – Hướng tới ổn định bền vững, tr.221-235, Nxb Tài chính, 2011. 3. Phạm Thị Tƣờng Vân (2011), “Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn tài chính ở Việt Nam”, Tài chính doanh nghiệp (3), tr.23-25. 4. Phạm Thị Tƣờng Vân (2011), “Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Hội thảo khoa học Quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam, tr.5-12. 5. Phạm Thị Tƣờng Vân (2011), “Huy động vốn của doanh nghiệp bằng trái phiếu: thực trạng và giải pháp”, Tài chính, (3), tr.12-15, ISSN-005-06 6. Phạm Thị Tƣờng Vân (2010), “Phƣơng thức giám sát tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thành viên. 7. Phạm Thị Tƣờng Vân (2012), “Kinh nghiệm các nƣớc về quản lý, giám sát vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp”, Tài chính (9), tr.28-30, ISSN-005-06 8. Phạm Thị Tƣờng Vân (2014), “Đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tài chính Việt Nam 20132014 – Cải cách thể chế, tr.545-565, Nxb Tài chính, 2014 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 9. Phạm Thị Tƣờng Vân (2014), “Giải pháp quản lý, nguồn thu từ vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp”, Tài chính (10), tr.26-27, ISSN-005-06 10. Phạm Thị Tƣờng Vân (2015), “Huy động vốn của doanh nghiệp niêm yết bằng trái phiếu ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo khoa học Quản trị tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tr.124-131, Nxb Bách khoa, ISBN: 978-604-911-955-2 11. Phạm Thị Tƣờng Vân (2015), “Quy định về sử dụng nguồn thu từ vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (157), tr.6-9, ISSN 1859-4999 12. Phạm Thị Tƣờng Vân (2016), “Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2015”, Hội thảo khoa học Giám sát tài chính đối với DNNN và DN có vốn nhà nước ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp,tr.74-81, Nxb Tài chính, 2016 13. Phạm Thị Tƣờng Vân (2017), “Quản lý giám sát các tập đoàn tài chính tại Trung Quốc”, Tài chính (5), tr84 – 87, ISSN-005-06 14. Phạm Thị Tƣờng Vân (2017), “Bàn về khuôn khổ pháp lý quản lý tài chính của nhà nƣớc với mô hình Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam hiện nay”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (6), tr10 – 15, ISSN 1859-4999 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Bộ Tài chính (2012), Một số vấn đề quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, Hội thảo, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2013), Một số vấn đề về quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp theo chuyên ngành, Hội thảo, Hà Nội. 3. Bùi Văn Vần, Học viện Tài chính (2002): “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài ở Việt Nam”, LATS, Học viện Tài chính 4. CIEM (2012), Đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đâị diện chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với DNNN và phần vốn Nhà nƣớc tại Doanh nghiệp, Báo cáo dự án, Dự án “Tách chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nƣớc với chức năng quản lý hành chính Nhà nƣớc nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng và thực hiện cam kết WTO”, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 9. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp 10. ThS. Đặng Quyết Tiến và PGS.TS. Bùi Văn Vần (2016), “Giám sát tài chính của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Nhà nƣớc tại Việt Nam: hiện trạng và giải pháp hoàn thiện”, ĐTCB. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 11. Điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt, 2016, sửa đổi, bổ sung lần thứ 7 12. TS. Đỗ Thị Thục, TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ tại các TĐKT ở Việt Nam hiện nay”, ĐTCB. 13. GS. Đoàn Trọng Truyền, Một số vấn đề về quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay, Tr. 15. 14. Học viện Tài chính (2016), Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học, Hà Nội 15. Học viện Tài chính, Giáo trình Khoa học quản lý 16. Hoàng Xuân Thành (2007), "Phân tích mô hình và cấu trúc Tập đoàn Tài chính – ngân hàng, ứng dụng vào ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức", LATS. 17. Hoàng Văn Thành (2015), “Giám sát Tập đoàn Tài chính, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, ĐTCB 18. Hồ Cẩm Tú (2011), Cơ chế tài chính TĐKT Nhà nƣớc Việt Nam: “Xây mới” hay “cải tạo”, Hội thảo, Hà Nội. 19. Hồng Phúc (2017), "CAR hệ thống ngân hàng không cải thiện trong năm 2016", Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/157345/CAR-he-thong-ngan-hang-khong-caithien-trong-nam-2016.html [truy cập 2/2017] 20. Ngân hàng Thế giới (2010), Hội thảo cấp cao về chính sách – Việt Nam hƣớng tới thập niên mới và giai đoạn sau, Hội thảo, Hà Nội 21. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 hƣớng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 22. Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, Tổng công ty Nhà nƣớc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 23. Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ 24. Nghị định số 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với DN bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm 25. Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp 26. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp 27. Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 quy định về lao động, tiền lƣơng, thù lao, tiền thƣởng đối với công ty có vốn cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nƣớc. 28. Ngô Văn Tuấn (2012), “Xây dựng Tập đoàn Tài chính ngân hàng từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh”, LATS. 29. Nguyễn Đức Hƣởng (2008), "Chuyển ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành TĐTC", LATS. 30. Nguyễn Thị Hà Đông (2013), "Quản lý Nhà nƣớc đối với Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam", LATS 31. PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Châu (1999), “Cơ chế tài chính trong mô hình tổng công ty”, ĐTCB, TP. Hồ Chí Minh. 32. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2010), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nxb Tài chính, 2010 33. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê 2009. 34. TS. Nguyễn Tuấn Phƣơng (2012), “Giải pháp nâng cao năng lực giám sát hoạt động tài chính của DNNN sau cổ phần hóa”, ĐTCB, Hà Nội. 35. ThS. Nguyễn Thị Hải Bình (2014), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của một số TĐTC”, ĐTCV, Hà Nội. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 36. Nguyễn Nhƣ Ý,(1998) Đại từ điểm Tiếng Việt, Nxb VHTT, trang 464 37. TS. Nguyễn Bá Sơn (2000), Giáo trình khoa học quản lý, Hà nội 38. Nguyễn Văn Tấn (2003), “Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình Tập đoàn đối với Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam”, LATS., ĐHKTQD, Hà Nội 39. Nguyễn Đăng Quế (2009), “Quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với Tập đoàn Kinh tế ở Việt Nam”, LATS. 40. Nguyễn Khƣơng (2012), “Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và chiến lược phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 16‐22 41. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ và TS. Nghiêm Thị Thà (2012) , “Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nayThực trạng và giải pháp”, ĐTCB. 42. TS. Nguyễn Ngọc Anh, TS. Nguyễn Đức Nhật (2010), Thảo luận chính sách công nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam, Hội thảo cấp cao về chính sách “Việt Nam hướng tới thập niên mới vì giai đoạn xa hơn”, WB – Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 43. TS. Lê Thị Xuân (2011), Công tác quản lý và sử dụng vốn tại các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam, Hội thảo khoa học “Quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam”, Hà Nội, 2011. 44. TS. Lê Thị Thùy Vân (2013), “Xu hướng cải cách hệ thống giám sát tài chính trên thế giới”, Tạp chí tài chính, T10/2013 45. TS. Lê Xuân Sang (2013), “Giám sát tập đoàn tài chính: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam”,Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 46. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 47. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 48. Luật Kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10 và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 61/2010/QH12 49. Luật Chứng khoán 2006, Luật Chứng khoán 2010 50. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 51. ThS. Phạm Đình Trọng (2010), “Phƣơng thức giám sát tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm”, ĐTCB, Hà Nội. 52. TS. Phạm Tiến Đạt (2015), Xác định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức định giá ở Việt Nam, Sách chuyên khảo (tái bản có sửa chữa lần thứ nhất), Nxb Tài chính, ISBN: 978-604-79-1185-1 53. ThS. Phạm Thị Tƣờng Vân (2011), Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế Việt Nam, Hội thảo khoa học “Quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam”, Hà Nội, 2011 54. GS.TS. Phạm Quang Trung (2012), “Mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc của Việt Nam đến năm 2020”, Đề tài Độc lập cấp Nhà nƣớc, Hà Nội. 55. Phạm Quang Trung (2000), “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, LATS. 56. Phùng Thế Tính (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tổng công ty Nhà nƣớc theo mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, LATS. 57. Quyết định 678/QĐ-NHNN ngày 12/4/2017 về Ban hành quy chế ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp, ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại Tổ chức tín dụng , tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN Việt Nam quản lý 58. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 59. Quyết định số 1313/2014/QĐ-BTC ngày 11/6/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính 60. Quyết định 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính 61. Quyết định 2123/QĐ-BTC ngày 26/8/2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính Doanh nghiệp. 62. Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nƣớc 63. Quyết định 58/2016/QĐ-TTg tiêu chí phân loại DNNN 64. Quyết định 678/QĐ-NHNN ngày 12/4/2017 ban hành quy chế ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp, ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN Việt Nam quản lý 65. Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN quy chế về tiền gửi tiết kiệm 66. PGS.TS. Thái Bá Cẩn (2003), “Luận cứ xây dựng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển sang công ty TNHH một thành viên”, ĐTCB, Hà Nội. 67. Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành 68. Thông tƣ 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 cấp giấy phép và tổ chức hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 69. Thông tƣ số 21/2014/TT-BTC ban hành quy chế hoạt động của ngƣời đại diện theo ủy quyền đối với vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp 70. Thông tƣ số 11/2013/TT-NHNN cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 71. Thông tƣ số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 hƣớng dẫn Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp 72.TS. Trần Tiến Cƣờng (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải 73. Trần Kim Chung (2013), “Hệ thống giám sát tài chính: từ lý luận đến thực tiễn”; Tạp chí Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--traodoi/trao-doi-binh-luan/he-thong-giam-sat-tai-chinh-tu-ly-luan-den-thuc-tien34558.html [truy cập 6/2015] 74. Trần Ái Phƣơng (2008), "Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hƣớng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam", LVThS. 75. Trung tâm nghiên cứu BIDV (2016), "Báo cáo yêu cầu tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Nhà nước", http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-lon-lo-an-toan-von-toi-thieu20160615054242272.htm [truy cập 2/2017] 76. Tùng Lâm (2016), "Ngân hàng nào đang "an toàn" vốn nhất", Báo điện tử Trí thức trẻ, http://ttvn.vn/kinh-doanh/ngan-hang-nao-dang-an-toanvon-nhat-4201631271427903.htm [truy cập 4/2017] 77. Tạp chí cộng sản số 119-2006, Chế độ, cơ chế, chính sách kinh tế 78. Từ điển Cambridge : http://dictionary.cambridge.org/ 79. Từ điển Bách khoa Việt Nam 80. Từ điển Business English, Longman 81. Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, tháng 5/2003 82.Trịnh Thanh Huyền (2004), “Cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc”, ĐTCV, Hà Nội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 83. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Tập đoàn Tài chính, Báo cáo, http://nfsc.gov.vn/dinh-che-tai-chinh/tap-doan-tai-chinh [truy cập 12/2016] 84. Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTC năm 2013 thông tƣ hƣớng dẫn chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu kinh doanh chứng khoán 85. Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 Danh mục mức vốn pháp định của TCTD do NHNN ban hành 86. Vũ Hà Cƣờng (2006), “Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế”, LATS. 87. Vũ Anh Tuấn (2012), “Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đòan kinh tế Việt Nam”, LATS. 88. TS. Vũ Thành Tự Anh (2013), Mô hình tập đoàn kinh tế, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 89. TS. Vũ Nhữ Thăng (2014), Lựa chọn mô hình và vấn đề giám sát các tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, Tài chính Việt Nam 20132014, NXB Tài chính, trang 449-461. 90. Viện khoa học tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính-tín dụng, NXB tài chính Hà Nội. II. TIẾNG ANH 91. Andreas G. & Anastasion D. (2013), “Asessing the Efficiency of Commercial Banks Greece during the Financial Crisis: A linear Approach in Conjunction with Financial Analysis”, Journal of Money, Investment and Banking, ISSN 1450 – 228X, Issue 28 September, 2013, pp 31-46. 92. Asli M. Colpan, Takashi Hikino and James R. Lincoln (2010), Business groups in Turkey, Oxford Handbook of Business Groups, eds., Oxford U.P. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 93. Bộ Tài chính Trung Quốc (2002), Quy tắc đánh giá hiệu quả vốn Nhà nước (sửa đổi), http://www.jincao.com/fa/09/law09.28.htm [truy cập 2/2017] 94. Barbara Casu & Claudia Girardone (2004), “Financial Conglomeration: Efficiency, Productivity and Strategic Drive”, Journal , Volume 14, 2004 - Issue 10 95. Bank for International Settlements, Switzerland, (2012), Principles for the supervision of financial conglomerates. 96. Christine A. Tate, (1998), Financial Conglomerates: New World, New Challenges for Supervisors, Bank Accounting & Finance 97. Cathay (2005), Báo cáo khảo sát Tập đoàn tài chính Cathay Đài Loan, tài liệu hội thảo về tập đoàn tài chính - bảo hiểm của Cathay, Báo cáo, Hạ Long, 2005. 98. Changyuan Lin (2003), Financial Conglomerates in China, Working Paper No. 2003020011, Center for International Law Studies 99. COM(2010), Proposal for a Directive of the European Parliament and of the council – amending Directive 98/78/EC, 2002/87/EC and 2006/48/EC as regards the supplementary supervision of financial entities in a financial conglomerate – European Commission, Brussels, 16.8.2010, COM(2010) 433 final. 100. David & Yun dal Sung (2013), “understanding Korean Capitalism: Cheasbol and their Corporate Governance”, ESADEgeo Position Paper No.33 101. Eugeniu, Turleal (2011), “the “parent” company, part of the accounting entity group, in the current national and international legislative context”, 102. Edmund K.M. Chang (2002), “Storm Track Dynamics”, American Meteorological Society, Vol. 15 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 103. EC (2002), Directive 2002/87/EC 104. Ernst & Young (2005), Những câu hỏi thường gặp về tập đoàn kinh doanh. 105. Fabozzi et al. (2003), Foundations of Financial Markets and Institutions, 4th Edition, ISBN-13: 978-0136135319 106. Financial Stability Analysis Group of the People’s Bank of China, (2010),“China Financial Stability Report, 2010” 107.Fan Liao (2011), “Regulation of Financial Conglomerates in China: De Facto to De Jure”, European Business Organization Law Review, Volume 12, Issue 2, June 2011, pp. 267-313 108. Federal Reserve Bulletin (2012), “Legal Developments: Second Quarter”, 2012; Vol.98, No.7 109. Gael Hauton (2015), “Interconnectedness of Financial Conglomerates”, Statistics & Risk Modeling, Volume 33, Issue 3-4 (Dec 2016) 110. Granovetter, M. 1994. Business Groups. N. Smelser, R Swedberg (Der.). Handbook of Economic Sociology: 453-475. Princeton, NJ: Priceton University Pres. 111. Group 30 (2008), The structure of Financial Supervision Approaches and Challenges in a Global Marketplace, Working Group on Financial Supervision, ISBN: 1-56708-142-8 112. GROUP OF 10 (2001), Consolidation in the Financial Sector, Report, IMF 113. Graeme Thompson and Brian Gray (2005), Supervising Financial Institutions and Conglomerates, World Bank Policy Research, Working Paper 3553 114. Half Cameron (2002), Evolving Trends in the Supervision of Financial Conglomerates, Joint Forum, papers outline. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 115. Harold D. Skipper, Jr.,(2000), Rationales for Government Intervention into Insurance Markets ..., IL: Irwin McGraw-Hill. 2000l. p. 478. 11. Ibid.. p538. 12. H. Felix Kloman. 116. Howell E. Jackson (1997), The Regulation of Financial Holding Companies - Entry for New Palgrave Dictionary of Law and Economics, JEL Class G20, K23, L29 117. Iman van Lelyveld and Arnold Schilder (2002), Risk in financial conglomerates: management and supervision, Research Series Supervision no. 49, Paper prepared for the Joint US-Netherlands Roundtable on Financial Services Conglomerates Washington D.C., October 24-25, 2002 118. Isabel Sim et al. (2014), “The State as Shareholder: The Case of Singapore”, Chartered Institute of Management Accountants (CIMA) & Centre for Governance, Institutions and Organisations (CGIO), Singapore 119. Jin Sheng (2016), China's Financial Holding Companies: Mixed Operation and Separate Supervision, Working Paper, National University of Singapore. 120. Japan Financial Services Agency (2007), Guideline for Financial Conglomerates Supervision 121. Khanna và Yafeh (2005), “Business Groups and Risk Sharing around the World”, The Journal of Business, 2005, vol. 78, issue 1, pages 301-340 122. Khanna T. (2000), “Is Group Affiliation Profitable in Emerging Markets? An Analysis of Diversified Indian Business Groups”, The Journal of Finance, DOI: 10.1111/0022-1082.00229 123. Khanna T. and J. Rivkin (2001), “Estimating the Performance Effects of Business Groups in Emerging Markets”, Strategic Management Journal 22, no. 1 (January 2001): 45–74. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 124. Kuhara Masaharu (2008), US and European Financial Conglomerate Organizations and their Implications for Japan and Other Large Diversified Financial Firms in Asia, Working Paper, Ritsumeikan Asia Pacific University. 125. Nathaniel H Leff (1978), “Industrial Organization and Entrepreneurship in the Developing Countries: The Economic Groups”, Economic Development and Cultural Change, 1978, vol. 26, issue 4, pages 661-75 126. Nana Zhao (2012), “Analysis on Green Credit in China”, Advances in Applied Economics and Finance (AAEF), Vol. 3, No. 1, 2012, ISSN 2167-6348, Copyright © World Science Publisher, United States 127. Mike Wright et al. (2013), The Oxford Handbook of Corporate Governance, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-964200-7 128. Merton (1995), “A Functional Perspective of Financial Intermediation”, Financial Management, Vol. 24, No. 2, Silver Anniversary Commemoration (Summer,1995), pp. 23-41 129. Milo Melanie (2002), Financial Services Intergration and Consolidated Supervision: Some issues to Consider for the Philippines, Perspective Paper Series No.6, Philippines Institute for Development studies, ISBN 971-564-069-9 130. L.I. Abankin, Một số vấn đề lí luận, nguyên tắc, phương pháp quản lý kinh tế Xã hội chủ nghĩa, T495-593 131. Li Guo (2008), Financial Conglomerates in China: Legality, Model and Concerns, Paper for Cornell-PKU Conference, June 9-10, 2008, Ithaca 132. Luc Laeven &Ross Levine (2005), Is there a Diversification Discount in Financial Conglomerates?, NBER Working Paper No. 11499 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 133. Prof.Dr. Mohi-ud-Din Sangmi (2010), “Analyzing Financial Performance of Commercial Banks in India: Application of CAMEL Modeal”, Pak.J. Commercial Social Science, Vol.4, pp 40-50, 2010. 134. Quốc hội Trung Quốc (2009), Luật tài sản nhà nƣớc trong doanh nghiệp của Trung Quốc (Điều 59) - 中央国有资本经营预算编报试行办法, http://qys.mof.gov.cn/zhengwuxinxi/zhengcefabu/201110/t20111024_601491 .html [truy cập 2012] 135. Richard Herring & Jacopo Carmassi (2003), the theory of banking, Chapter 8 “The corporate structure of international financial conglomerates: Complexity and its implications for safety and soundness, Oxford University Press. 136. Richard J. Herring & Robert E. Litan (2003), Financial Conglomerates: The Future of Finance?, Policy Brief, Conference Report #14, The Brookings Institution 137. Skipper (2000), Financial Services Integration Worldwide: Promises and Pitfalls, OECD 138. Stanley D. Smith, “Measure and evaluating Performance of Banks”, European Journal of Accounting Auditing and Finance Research, Vol.2, No.6, pp. 162-177, August 2014, http://www.bus.ucf.edu/faculty/ssmith/page/Lecture-5-Measuring-andEvaluating-Bank-Performance.aspx [truy cập 7/2016] 139. Tripartite Group (1995), The Supervision of Financial Conglomerates, report, IOSCO, https://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD47.pdf [truy cập 12/2013] 140. The Treasury of New Zealand (2017), SOEs Disclosures, http://www.treasury.govt.nz/statesector/commercial/soedisclosures [truy cập 4/2017] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 141. The Treasury of New Zealand (2016), Commercial Operations and Portfolio, http://www.comu.govt.nz/resources/pdfs/monitoring- soes/msoe-22-r-findiv.pdf [truy cập 1/2017] 142. Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc - CBRC (2012), Green Credit Guidelines, http://www.cbrc.gov.cn/EngdocView.do?docID=3CE646AB629B46B9B533 B1D8D9FF8C4A [truy cập 3/2017] 143. Victor Ekpu (2014), Consolidated Supervision of Banks and Financial Conglomerates: A handbook for Financial Regulators and Supervisors, Mindset Resource Consulting, LLC, ISBN: 978-0-9929175-0-0 III. TRANG WEB: 144. http://www.sasac.gov.cn 145. http://www.government.se 146. http://www.streetauthority.com 147. http://www.huijin-inv.cn 148. http://www.cic.cn 149. http://www.worldbank.org 150. http://www.temasek.com.sg Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 PHỤ LỤC SỐ PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 TÊN PHỤ LỤC Một số phƣơng thức giám sát tài chính trên thế giới Tình hình đầu tƣ vốn của Công ty TNHH Hồi Kim Trung ƣơng Tổng hợp quy định cơ cấu tổ chức của TĐTC có công ty mẹ là công ty cổ phần theo các luật Tổng hợp mô hình cơ cấu tổ chức tại công ty mẹ của một số TĐTC ở Việt Nam Phụ lục 5 Cơ cấu tổ chức của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Phụ lục 6 Hƣớng dẫn Tín dụng Xanh Một số điểm khác nhau giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam Phụ lục 7 (VAS) và Chuẩn mực Quốc tế về báo cáo tài chính hợp nhất (IFRS) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI Giám sát TTTC nhằm ba mục tiêu: (i) đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của hệ thống tài chính và nền kinh tế; (ii) đảm bảo sự lành mạnh và an toàn của các thể chế tài chính; (iii) đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trƣờng, tính liêm chính của thị trƣờng và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Trên cơ sở 3 mục tiêu đó, bài viết đƣa ra 4 mô hình hệ thống giám sát tài chính dƣới đây: Mô hình hệ thống giám sát theo thể chế Trong mô hình giám sát theo đặc điểm thể chế, cấu trúc giám sát đƣợc phân chia theo mảng thị trƣờng, các cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát 3 lĩnh vực kinh tế lớn: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mô hình này còn gọi là “ba đỉnh”, mỗi đỉnh tƣợng trƣng cho một cơ quan giám sát một lĩnh vực kinh tế. Việc giám sát đƣợc tiến hành trên tất cả các mặt: ổn định hệ thống, giám sát thận trọng, đạo đức thị trƣờng và bảo vệ khách hàng (Sơ đồ 1). Theo mô hình thể chế, các quốc gia đều xây dựng những bộ luật riêng, điều chỉnh hoạt động kinh tế trong từng khu vực tài chính (Luật Ngân hàng, Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm) và Luật Giám sát điều chỉnh hoạt động cơ quan giám sát trong từng lĩnh vực (Luật Giám sát ngân hàng, Luật Giám sát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 chứng khoán, Luật Giám sát bảo hiểm). Mỗi bộ luật giám sát đều quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các cơ quan giám sát, mối quan hệ, tính tƣơng hỗ và độc lập giữa các cơ quan để tránh sự chồng chéo nhiệm vụ và lãng phí nguồn lực. Cơ chế vận hành của mô hình giám sát theo thể chế rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc của TTTC từng quốc gia, cũng nhƣ vấn đề về lịch sử, văn hóa, chính trị. Tuy nhiên, có một vài điểm chung là luôn tồn tại 3 cơ quan chuyên biệt giám sát 3 mảng của thị trƣờng. Mỗi cơ quan này có kỹ thuật, nghiệp vụ riêng và hoạt động dƣới quy định nguyên tắc, chuẩn mực khác nhau nhƣng luôn có tính nhất quán trong hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin. Điều này đƣợc quy định cụ thể và đƣợc đảm bảo bằng các văn bản pháp luật. Dƣới đây là một số hình thức phân phối giữa các chủ thể giám sát chuyên ngành cơ bản sau: (i) thành lập nhóm giúp việc chuyên trách mảng thị trƣờng tài chính của ngƣời đứng đầu đất nƣớc; (ii) giữa các cơ quan ký kết các bản ghi nhớ song phƣơng về chia sẻ thông tin và phối hợp hành động theo nguyên tắc tự nguyện; (iii) thiết lập ủy ban ổn định tài chính với vai trò là một chủ thể điều tiết hoạt động phối hợp giữa các thành viên là các cơ quan giám sát khác nhau; (iv) cơ cấu nhân sự chéo trong đó mỗi cơ quan giám sát sẽ cử đại diện của mình tham gia ban điều hành của các cơ quan giám sát còn lại. Những lợi thế của mô hình trên là: nhờ sự chuyên môn hóa nên các cơ quan giám sát nắm bắt sâu sắc các đặc điểm về hoạt động của đối tƣợng giám sát; việc giám sát sẽ diễn ra thƣờng xuyên hơn; cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, khung pháp lý cho hoạt động giám sát đƣợc tổ chức, quản lý nhất quán. Bên cạnh lợi thế, mô hình cũng tồn tại những bất lợi: Một là, cơ quan quản lý đƣợc thực hiện đồng thời quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý hoạt động giám sát nên làm giảm tính hiệu quả của hoạt động giám sát. Hai là, mô hình này gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý yêu cầu giám sát sản phẩm tài chính phức tạp, tích hợp nhiều tiện ích. Ba là, hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong giám sát thị trƣờng. Bốn là, hệ thống giám sát tài chính theo mô hình thể chế không tận dụng đƣợc hiệu quả theo quy mô trong việc giám sát thị trƣờng. Năm là, mô hình giám sát với đa cơ quan sẽ tốn kém hơn so với hệ thống giám sát tài chính hợp nhất hoặc bán hợp nhất. Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 Đây là mô hình giám sát các tổ chức tài chính đƣợc xác định dựa trên hoạt động kinh doanh mà không quan tâm tới hình thức pháp lý của tổ chức tài chính đó (Sơ đồ 2). Nếu một tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ trên nhiều lĩnh vực thì nó sẽ chịu sự giám sát từ nhiều cơ quan khác nhau. Ở mô hình này, tồn tại ít nhất một cơ quan giám sát đối với từng hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Những cơ quan này độc lập với nhau, thực hiện đồng thời nhiệm vụ giám sát và đảm bảo an toàn trong lĩnh vực phụ trách. Giữa các cơ quan này có mối liên hệ hợp tác với nhau và chịu sự chỉ đạo chung của cơ quan tƣ vấn quốc gia. Về cơ bản, cấu trúc hệ thống luật giám sát trong mô hình giám sát thể chế và mô hình giám sát theo chức năng không khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu là một định chế có thể chịu sự giám sát của các chủ thể giám sát với các bộ luật khác nhau. Cơ chế vận hành của hệ thống giám sát theo chức năng của mỗi quốc gia rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế cũng nhƣ văn hóa, chính trị đặc trƣng của nó. Tuy nhiên, có những đặc điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm trong việc giám sát của các cơ quan giám sát đối với các hoạt động: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Thứ ba, các cơ quan giám sát có toàn quyền trong thực thi giám sát lĩnh vực của mình, từ việc cấp phép tới hoạt động kỷ luật. Những lợi thế mà mô hình mang lại: (1) áp dụng quy tắc thống nhất với cùng một loại hoạt động kinh doanh không liên quan đến hoạt động của thực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 thể; (2) mô hình cho phép xác định và giám sát một cách đầy đủ các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Những bất lợi tồn tại là: (1) đôi khi khó phân định một hoạt động kinh doanh thuộc về cơ quan giám sát nào quản lý; (2) mô hình này thƣờng làm mất thời gian của các tổ chức tài chính do phải chịu sự giám sát của nhiều cơ quan giám sát. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan giám sát phải làm việc nỗ lực hơn; (3) sự thiếu thông tin giữa các cơ quan giám sát dẫn đến có những khoảng trống trong giám sát. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh Đây là mô hình dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu với sự phân chia chức năng của hai cơ quan: cơ quan giám sát an toàn và cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh (Sơ đồ 3). Hai cơ quan này tham gia giám sát trên tất cả các hoạt động: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và chịu sự chỉ đạo chung của cơ quan tƣ vấn cấp 1. Mỗi cơ quan này có thể thành lập các cơ quan tƣ vấn cấp 2 cho riêng mình. Cơ quan giám sát thận trọng đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính bằng việc đƣa ra các thủ tục hành chính và các chuẩn mực riêng. Cơ quan còn lại thực hiện giám sát các hoạt động cụ thể của các tổ chức tài chính, đảm bảo việc tiếp cận thị trƣờng, công bằng thị trƣờng và đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Hai cơ quan độc lập này có sự hợp tác chặt chẽ với nhau về chia sẻ thông tin, hợp tác, phối hợp thông qua các hiệp ƣớc, biên bản ghi nhớ... Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 Những lợi thế mà mô hình này mang lại: (1) cách ly các cơ quan giám sát thận trọng khỏi hƣớng vào ngƣời tiêu dùng một cách quá đáng; (2) mô hình đƣợc coi là phƣơng pháp tối ƣu trong việc đảm bảo minh bạch, toàn vẹn thị trƣờng. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất Là mô hình chỉ tồn tại một cơ quan giám sát duy nhất thực hiện công tác giám sát toàn bộ 3 lĩnh vực kinh tế là ngân hàng, tài chính và bảo hiểm. Thực tế, đây là mô hình phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống tài chính với lợi thế chi phí hoạt động thấp. Mô hình giám sát hợp nhất chia làm 2 loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất một phần. Mô hình giám sát hợp nhất chỉ gồm một cơ quan giám sát, thực hiện giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính và thị trƣờng vốn. Còn trong mô hình giám sát hợp nhất từng phần, cơ quan giám sát thực hiện giám sát 2 trên 3 lĩnh vực. Mô hình giám sát này mang tới những lợi ích: (1) ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách trong việc giám sát các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; (2) tạo ra một “sân chơi” thống nhất cho các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; (3) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát nhờ giảm chi phí trong hoạt động giám sát; (4) việc tách bạch chức năng giám sát với đơn vị tổ chức quản lý kinh doanh cũng nhƣ việc tách rời mục tiêu giám sát an toàn hệ thống ra khỏi mục tiêu giám sát an toàn từng tổ chức và giám sát hoạt động kinh doanh sẽ nâng cao tính khả thi và hiệu quả của cả 3 mục tiêu này. Tuy nhiên, mô hình này vẫn tồn tại một số bất lợi: (1) tính khả thi không cao khi thực hiện giám sát tất cả các cơ quan với cùng một phƣơng pháp mà không quan tâm tới các tổ chức này thuộc ngành nghề nào; (2) những mâu thuẫn về quan niệm, về văn hóa trong mô hình giám sát hợp nhất; (3) cơ quan giám sát hợp nhất trở nên độc quyền và thiếu linh hoạt. Tóm lại, mỗi mô hình giám sát đều có những ƣu, khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn mô hình giám sát nào phụ thuộc đặc điểm chính trị, văn hóa, cũng nhƣ đặc điểm kinh tế từng quốc gia và là vấn đề khó khăn của các nhà tạo lập chính sách. Nguồn: TS. Trần Kim Chung (2013), Hệ thống giám sát tài chính, từ lý luận đến thực tiễn. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doibinh-luan/he-thong-giam-sat-tai-chinh-tu-ly-luan-den-thuc-tien-34558.html [truy cập 4/2014] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 PHỤ LỤC 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH HỒI KIM TRUNG ƢƠNG (Tính đến cuối năm 2011 và đến tháng 6/2016) Tên DN Loại hình DN Lĩnh vực kinh doanh chính Thời điểm đầu tƣ Ngân hàng phát triển TQ NH Công thƣơng TQ1 NH Nông nghiệp TQ2 NH Trung Quốc CTCP NHTM 31/12/2007 Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim 31/12/2011 48,63% CTCP NHTM 22/4/2005 35,43% 34,71%* CTCP NHTM 29/10/2008 40,12% 40,03%* CTCP NHTM 30/12/2003 67,60% 64,02%* NH Xây dựng TQ Tập đoàn Everbright TQ NH Everbright TQ TĐ tái bảo hiểm TQ Cong ty đầu tƣ Jianyin TQ Công ty TNHH đầu tƣ tài chính Galaxy TQ Công ty Chứng khoán Shenyin và Wanguo (Shenwan Hongyuan) Công ty quản lý đầu tƣ Guotai Junan Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ TQ Tập đoàn tài chính quốc tế TQ CTCP NHTM 30/12/2003 57,13% 57,11%* CTCP Đầu tƣ CTCP NHTM 48,37% 55,7% (BTC: 44,3%) 21,96%* CTCP Bảo 11/4/2007 hiểm NH đầu 9/9/2004 tƣ NH đầu 14/7/2005 tƣ 84,91% 71,56% 100% 100% 78,57% 78,57% CTCP Chứng khoán 37,23% 25,03% CTCP Quản lý 14/10/2005 tài sản 21,28% 14,54% CTCP Bảo hiểm 23/11/2009 31,26% 31,34% CTCP Chứng khoán 24/8/2010 43,35% 28,45% DNNN TNHH 30/11/2007 21/9/2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim (đến 6/2016) 34,68% 24 Tên DN Công ty Chứng khoán TQ Công ty đầu tƣ chứng khoán TQ Công ty TNHH chứng khoán USB Tập đoàn Công nghiệp Everbright TQ Công ty quản lý tài sản Jianton Zhongxin TĐ Bảo hiểm Tín dụng & Xuất khẩu TĐTC Bình An Loại hình DN CTCP TNHH Lĩnh vực kinh doanh chính Thời điểm đầu tƣ Chứng khoán Chứng khoán Chứng khoán 2/11/2005 Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim 31/12/2011 40% Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim (đến 6/2016) 40%*** 28/9/2005 100% 100% 23/11/2011 14,01% NH đầu 30/11/2007 tƣ 100% TNHH Quản lý tài sản 70% TNHH Bảo hiểm 70% 73,63% Bảo 2,65%** hiểm *: Công ty Hồi Kim chuyển một số cổ phần cho công ty con ở 4 NHTM Nhà nƣớc lớn và Everbright cho công ty con là Công ty TNHH quản lý tài sản Hồi Kim Trung ƣơng (ngày 31/12/2015). **: Tính đến 31/12/2015. TĐTC Bình An có phần vốn của SASAC đầu tƣ lớn hơn so với Hồi Kim Trung ƣơng. ***: Là công ty thành lập năm 2005 do TĐTC- Chứng khoán CITIC (60% vốn điều lệ) và Công ty đầu tƣ Jianyin TQ (40% vốn điều lệ) liên doanh. Năm 2011, Công ty Jianyin Trung Quốc chuyển cổ phần về công ty mẹ là Công ty Hồi Kim Trung ƣơng (40%). Hiện tại, Công ty chứng khoán Trung Quốc có cả cổ phần của SASAC Bắc Kinh và của cả Công ty đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng. 1. Ngân hàng Công thƣơng có phần vốn Nhà nƣớc sở hữu 70,7% thông qua Hồi Kim (35,3%), Bộ Tài chính và CIC (35,4%) tính đến năm 2011. 2. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có phần vốn Nhà nƣớc sở hữu 83%. Trong đó Bộ Tài chính sở hữu 39%, Công ty Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng sở hữu 40%. CTCP Nguồn: Mike Wright et al. (2013); tổng hợp từ http://www.huijin-inv.cn/ (truy cập 31/12/2016); Federal Reserve Bulletin (2012) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 PHỤ LỤC 3 . TỔNG HỢP QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC CÓ CÔNG TY MẸ LÀ CTCP THEO CÁC LUẬT ĐHĐCĐ Ban Kiểm HĐQT Ban Giám đốc soát 10 quy định về 16 quy định về 12 quy định 9 quy định về nhiệm nhiệm vụ nhiệm vụ; 03-11 về nhiệm vụ; vụ; bổ nhiệm/ thuê; viên, 03 – 05 thành nhiệm kỳ 05 năm; thành Luật DN nhiệm kỳ 05 năm viên, (68/2014/QH13) nhiệm quy định chung các kỳ 05 năm tiêu điều chuẩn, kiện chức danh Trong đó: thẩm quyền đối với mua, bán, đầu tƣ tài sản Quyết định: TS Thông qua: TS có giá trị từ từ 35% tổng giá 35% tổng giá trị TS trị TS 18 quy định về 25 quy định về 10 quy định 14 nhiệm vụ quy định nhiệm vụ; 05-11 về nhiệm vụ; nhiệm thành viên; 01 ít Luật các TCTD TGĐ/ 03 GĐ; bổ nhiệm hoặc nhất thành viên độc thành (47/2010/QH12) vụ về viên; thuê; quy định chi lập; nhiệm kỳ 05 nhiệm kỳ 05 tiết các điều kiện, năm năm tiêu chuẩn chức danh Quyết định: TS HĐQT công ty có giá trị từ mẹ Thông qua Trong đó: thẩm quyền đối với mua, 20% trở lên so hoạt động trong với vốn điều lệ nội bộ: giá trị đến bán, đầu tƣ tài sản 20% vốn điều lệ Luật kinh doanh Không quy Không quy định định bảo hiểm Không quy Không quy định định (24/2000/QH10) Luật Chứng khoán (70/2006/QH11) Không định quy Không quy định Không quy Không quy định định Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản Luật Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 PHỤ LỤC 4 . TỔNG HỢP MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY MẸ CỦA MỘT SỐ TĐTC Ở VIỆT NAM Mô hình 1 Mô hình 2 TV đại diện vốn CSH Tầm nhìn chiến lƣợc Cổ đông Nhà nƣớc/ cổ đông tổ chức Nhóm TĐTC Nhà nƣớc BIDV VCB 10 TV, 01 TV KTGS độc lập BKS, Ban 7 TV, 1 TV Trở thành 1 trong 300 TĐTC lớn trên KTNB độc lập Thế giới BKS, Vietinbank Phòng KTNB Agribank* BVH** BMI** Phát triển mô hình tổ chức hoạt động BKS, Ban theo hƣớng TĐTC - ngân hàng hiện 95,28% đại 9 TV, 1 TV độc lập 77,11% Hƣớng tới trở thành một TĐTC ngân hàng hiện đại, đa năng, theo 64,46% chuẩn quốc tế. HĐTV 9 TV BKS, Ban 9 TV, 1 TV KTNB độc lập BKS, Ban 7 TV, 1 TV KTNB độc lập 100% 74,17% (SCIC: 3,26%) 50,7% (SCIC) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 Mô hình 1 Mô hình 2 TV đại diện vốn CSH Tầm nhìn chiến lƣợc Cổ đông Nhà nƣớc/ cổ đông tổ chức Nhóm TĐTC ngoài NN Ban KS, MB ACB SHB Ban KTNB 11 TV, 1 TV độc lập < 20% 2021: nằm trong top 5 NH hiệu quả nhất VN 84,62% (Viettel, VCB, SCIC, Tân Cảng SG, TCT trực thăng VN, Nhóm cổ đông lớn nƣớc ngoài Ban KS, 9TV, 1 TV Đến 2020, áp dụng các thông lệ quốc 13,04% (Standard Chartered Bank Hong Ban KTNB độc lập tế Kong Ltd; Dragon Financial Holdings Ltd.) Ban KS 5TV Trở thành TĐTC theo tiêu chuẩn quốc tế 37,22% (cổ đông tổ chức) *: Báo cáo thƣờng niên năm 2012; Agribank là trƣờng hợp duy nhất 100% vốn Nhà nƣớc đầu tƣ, công ty mẹ là công ty TNHH1TV, cơ cấu tổ chức có Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, TGĐ, các phó TGĐ và các Ban chuyên môn. **: Báo cáo thƣờng niên năm 2015 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các tập đoàn, NHTM, TCT Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 PHỤ LỤC 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC BẢO HIỂM - BẢO VIỆT Cơ cấu tổ chức của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt hiện hành bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ tập đoàn, Ban Kiểm soát, công ty mẹ (Tập đoàn Bảo Việt) và các công ty con, công ty liên kết, bộ máy tổ chức ở công ty mẹ và của các công ty con, công ty liên kết. Ban kiểm toán nội bộ Nguồn: Bản cáo bạch của Tập đoàn Bảo Việt Trong đó, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong tổ chức đƣợc quy định cụ thể trong Điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể: - ĐHĐCĐ: bao gồm tất các các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất. - HĐQT: là cơ quan quản lý Tập đoàn, có toàn quyền nhân danh Tập đoàn để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và/ hoặc quyết định các công việc khi đƣợc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 ĐHĐCĐ giao/ ủy quyền. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý Tập đoàn vì các quyền lợi tốt nhất cho tất cả các cổ đông. HĐQT có từ 07 đến 11 thành viên (hiện tại có 09 thành viên), tổng số thành viên độc lập tối thiểu chiếm 1/3 tổng số thành viên HĐQT (hiện tại có 01 thành viên độc lập, theo quy định trong Điều lệ thì số thành viên độc lập còn thiếu 02 thành viên). Các quyền và nghĩa vụ của HĐQT theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định khác của TĐTC đƣợc ghi trong điều lệ. Trong đó, HĐQT có quyền đƣợc quyết định đầu tƣ hoặc bán số tài sản có giá trị dƣới 35% tổng giá trị tài sản của Tập đoàn. - Hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý của Tập đoàn phải đảm bảo bộ máy quản lý chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trực thuộc sự lãnh đạo của HĐQT. Tập đoàn có TGĐ, các Phó TGĐ/ GĐ Khối/ Trung tâm/ Chi nhánh, một Kế toán trƣởng và các chức danh khác do HĐQT bổ nhiệm. + TGĐ: đƣợc HĐQT bổ nhiệm một thành viên trong HĐQT đảm nhận. TGĐ có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh, quyết định các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền. TGĐ làm việc có nhiệm kỳ 05 năm. + Thƣ ký tập đoàn: hỗ trợ HĐQT thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Ban kiểm soát: số lƣợng gồm 03-05 ngƣời (hiện tại có 03 thành viên), có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Tập đoàn, chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ giám sát HĐQT, TGĐ; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh; thẩm tra báo cáo;... Nguồn: Điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt, Báo cáo thường niên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 PHỤ LỤC 6 – HƢỚNG DẪN TÍN DỤNG XANH (của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, năm 2012) Chƣơng I. Các quy tắc chung 1. Hƣớng dẫn này đƣợc xây dựng trên cơ sở Quy chế Ngành Ngân hang, Luật Hành chính và Luật Ngân hàng Thƣơng mại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với mục đích thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh trong các tổ chức tài chính ngân hàng. 2. Hƣớng dẫn áp dụng cho ngân hàng chính sách, ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng hợp tác xã và các hiệp hội tín dụng nông thôn đƣợc thành lập trong lãnh thổ Trung Quốc (sau đây gọi là ngân hàng). 3. Ngân hàng phải coi việc thúc đẩy tín dụng xanh là chiến lƣợc phát triển của ngân hàng, hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo mô hình xanh, lƣợng khí thải carbon thấp và phát triển các sản phẩm tái sử dụng thông qua đổi mới kinh doanh, quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội, cải thiện hoạt động kinh doanh, cấu trúc tín dụng, cải thiện dịch vụ và góp phần chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế. 4. Ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, phát triển hệ thống quản lý rủi ro E & S, tăng cƣờng các chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan. Các rủi ro về E & S trong Hƣớng dẫn đề cập đến tác động tiềm ẩn và rủi ro mà môi trƣờng và cộng đồng gây ra cho khách hàng của ngân hàng và chuỗi cung ứng thông qua các hoạt động xây dựng, sản xuất và vận hành, bao gồm các vấn đề E & S nhƣ tiêu thụ năng lƣợng, ô nhiễm, tái định cƣ, bảo vệ hệ sinh thái, biến đổi khí hậu ... 5. Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) chịu trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng và quản lý rủi ro của E & S. Chƣơng II. Cơ cấu tổ chức, Vai trò và Trách nhiệm 6. Hội đồng Quản trị Ngân hàng sẽ xây dựng các khái niệm liên quan đến tín dụng xanh bao gồm khai thác và sử dụng tài nguyên có hiệu quả, bảo vệ môi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 trƣờng và phát triển bền vững, nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội toàn diện, cân bằng, bền vững và mang lại cho ngân hàng và toàn xã hội môi trƣờng phát triển bền vững. 7. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xác định chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng xanh của mình, thông qua các mục tiêu và báo cáo tín dụng xanh của ngân hàng do các nhà quản lý cấp cao, giám sát và đánh giá việc ngân hàng triển khai chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng xanh. 8. Ban quản lý cấp cao của ngân hàng, sau khi có quyết định của Hội đồng quản trị, xây dựng các mục tiêu về tín dụng xanh, thiết lập cơ chế và quy trình, làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền, kiểm soát nội bộ và đánh giá hiệu quả, báo cáo hàng năm về các hoạt động tín dụng xanh cho HĐQT và báo cáo với các nhà quản lý. 9. Quản lý cấp cao của ngân hàng sẽ xác định một ngƣời quản lý cấp cao và một bộ phận để phụ trách và quản lý công việc liên quan đến tín dụng xanh, đồng thời cung cấp các nguồn lực cần thiết. Nếu cần, có thể thành lập một ủy ban tín dụng xanh để phối hợp. Chƣơng III. Chính sách và tăng cƣờng năng lực hoạt động 10. Ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro tín dụng, xác định trọng tâm kinh doanh, các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ tín dụng xanh phù hợp với các văn bản luật và quy định về môi trƣờng quốc gia, hƣớng dẫn ngành và chính sách cụ thể. Đối với các ngành (i) thuộc loại hạn chế và chịu sự kiểm soát của quốc gia; Hoặc (ii) có rủi ro về E & S lớn, ngân hàng sẽ xây dựng các hƣớng dẫn về tín dụng cụ thể, thực hiện chính sách tín dụng đặc thù, linh hoạt và đƣa vào hệ thống kiểm soát rủi ro. 11. Ngân hàng phải xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá rủi ro E & S của khách hàng để đánh giá và phân loại các rủi ro. Kết quả đánh giá và phân loại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá khách hàng, phê duyệt tín dụng, quản lý danh mục đầu tƣ và ra quyết định. Ngoài ra, dựa trên các kết quả đó, các ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro khác nhau trong 3 nội dung kiểm soát của chu kỳ cho vay (xem xét thận trọng, đánh giá tín dụng và xem xét danh mục đầu tƣ) và định giá cho vay, xác định mục tiêu rủi ro và kế hoạch phân bổ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 Ngân hàng xem xét danh sách khách hàng có rủi ro E & S lớn. Các khách hàng này sẽ đƣợc yêu cầu xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động cho những rủi ro trọng yếu, xây dựng một cơ chế truyền thông hiệu quả và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 12. Ngân hàng tạo ra một cơ chế khuyến khích đổi mới tín dụng xanh. Ngân hàng sẽ thúc đẩy đổi mới trong quy trình kinh doanh tín dụng xanh, sản phẩm và dịch vụ xanh trên cơ sở kiểm soát rủi ro hiệu quả và khả năng tồn tại trong hoạt động kinh doanh. 13. Ngân hàng cải thiện hoạt động SXKD của mình, đƣa ra các hệ thống liên quan, nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về tín dụng xanh, chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy văn phòng xanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. 14. Ngân hàng tăng cƣờng năng lực xây dựng tín dụng xanh, phát triển, phân loại và thống kê kinh doanh tín dụng xanh, cải tiến hệ thống quản lý tín dụng liên quan, tăng cƣờng đào tạo tín dụng xanh, tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên môn. Nếu cần, ngân hàng có thể sử dụng bên thứ ba đủ tiêu chuẩn và độc lập để đánh giá rủi ro E & S hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để thực hiện các dịch vụ có hiệu quả. Chƣơng IV. Quản lý quy trình cho vay 15. Ngân hàng xác định phạm vi rủi ro của E & S dựa trên các lĩnh vực và đặc điểm của khách hàng hoặc các dự án của họ để đảm bảo đánh giá toàn diện và chi tiết. Nếu cần, ngân hàng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba đủ điều kiện và độc lập và các nhà quản lý có liên quan. 16. Tiến hành yêu cầu mức độ tuân thủ nghiêm ngặt đối với khách hàng. Ngân hàng phải lập danh sách các tài liệu về tuân thủ và danh sách đánh giá rủi ro tuân thủ về các khía cạnh E & S dựa trên các đặc điểm riêng của từng khách hàng, đảm bảo rằng các văn bản và giấy phép do khách hàng nộp hiệu quả và đầy đủ, khách hàng có đủ hiểu biết và năng lực giám sát, kiểm soát các rủi ro đƣợc xác định. 17. Tăng cƣờng quản lý tín dụng đƣợc phê duyệt. Ngân hàng xác định ủy quyền phê duyệt tín dụng và các thủ tục dựa trên tính chất và mức độ nghiêm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 trọng của các rủi ro về E & S mà khách hàng phải đối mặt. Không cung cấp tín dụng cho khách hàng có hoạt động không đảm bảo tính tuân thủ về môi trƣờng hoặc xã hội. 18. Cải tiến hợp đồng vay vốn để thúc giục khách hàng cải thiện công tác quản lý rủi ro E & S. Đối với các khách hàng có rủi ro về E & S lớn, hiệp định vay sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo Rủi ro về E & S, bao gồm các đại diện và bảo đảm của khách hàng về việc cải thiện quản lý rủi ro E & S, các điều khoản thiết kế để khách hàng phải chịu sự giám sát của bên cho vay, và cung cấp các biện pháp khắc phục cho ngân hàng nếu khách hàng có bất kỳ sự vi phạm nào về các vấn đề E & S. 19. Tăng cƣờng quản lý việc giải ngân vốn vay. Quản lý rủi ro E & S của khách hàng trở thành một cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định giải ngân. Trong suốt chu trình của dự án, bao gồm thiết kế dự án, chuẩn bị, xây dựng, hoàn thiện, vận hành và đóng cửa, việc đánh giá rủi ro E & S phải đƣợc kiểm tra một cách có hệ thống. Trong trƣờng hợp rủi ro tiềm ẩn lớn, ngân hàng có thể phong tỏa hoặc thậm chí chấm dứt việc giải ngân vốn. 20. Tăng cƣờng quản lý danh mục đầu tƣ. Ngân hàng cần xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý danh mục đầu tƣ cụ thể cho khách hàng có rủi ro E & S lớn. Ngân hàng nên theo sát các tác động từ các chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động của khách hàng, duy trì hoạt động giám sát và phân tích, điều chỉnh kịp thời để phân loại rủi ro tài sản, cho vay và bù đắp tổn thất. Ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ và trách nhiệm giải trình cho các rủi ro về E & S của khách hàng. Trong trƣờng hợp các vấn đề E & S lớn, ngân hàng nên thực hiện các biện pháp kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lý về các rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng gặp phải. 21. Ngân hàng tăng cƣờng quản lý rủi ro cho E & S cho các dự án đề xuất thực hiện ở nƣớc ngoài, bảo đảm các nhà tài trợ dự án phù hợp với các luật và quy định về môi trƣờng, đất đai, sức khoẻ và an toàn tại các quốc gia hoặc khu vực của dự án. Ngân hàng phải cam kết công khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thích hợp cho dự án ở nƣớc ngoài, đảm bảo dự án đƣợc đề xuất phù hợp thông lệ quốc tế. Chƣơng V. Quản lý nội bộ và công bố thông tin Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 22. Ngân hàng cần xác định các hoạt động tín dụng xanh là một bộ phận xem xét tuân thủ nội bộ, tổ chức kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên. Trong trƣờng hợp các vấn đề chính đƣợc xác định trong các đánh giá, ngân hàng phải tuân theo các quy định về trách nhiệm giải trình có liên quan. 23. Ngân hàng phải xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả tín dụng xanh, chính sách khuyến khích và xử phạt, đảm bảo các biện pháp khuyến khích đƣợc đƣa ra thực hiện và tín dụng xanh đƣợc thực hiện có hiệu quả. 24. Ngân hàng phải công bố chiến lƣợc và chính sách tín dụng xanh, tình hình thực hiện tín dụng xanh. Đối với các thông tin về tín dụng liên quan đến rủi ro E & S lớn, ngân hàng sẽ công bố thông tin theo yêu cầu của pháp luật và phải tuân theo sự giám sát của thị trƣờng và các bên liên quan. Nếu cần thiết, ngân hàng có thể mời bên thứ ba đủ điều kiện và độc lập tham gia đánh giá hoặc kiểm toán về việc ngân hàng thực hiện các trách nhiệm về E & S. Chƣơng VI. Giám sát và Kiểm tra 25. CBRC sẽ tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quản lý khác, thiết lập và cải tiến cơ chế chia sẻ thông tin dài hạn, cải tiến các dịch vụ thông tin, cung cấp cho ngân hàng các cập nhật kịp thời về rủi ro E & S liên quan. 26. CBRC tăng cƣờng giám sát và quản lý bên ngoài, thiết lập và cải thiện các chỉ số kiểm soát bên ngoài, tăng cƣờng giám sát và phân tích các rủi ro về E & S mà ngân hàng phải đối mặt, hƣớng dẫn kịp thời cho ngân hàng để tăng cƣờng quản lý rủi ro và điều chỉnh hƣớng đầu tƣ. Theo Hƣớng dẫn này, ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về hoạt động tín dụng xanh ít nhất hai lần một năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho CBRC. 27. Về kiểm tra tại chỗ, CBRC sẽ xem xét đầy đủ các rủi ro về E & S mà ngân hàng phải đối mặt, xác định phạm vi và yêu cầu kiểm tra. Các khu vực hoặc ngân hàng có rủi ro E & S lớn sẽ đƣợc thanh tra cụ thể và đƣợc yêu cầu thực hiện các biện pháp cải tiến dựa trên kết quả kiểm tra. 28. CBRC tăng cƣờng hƣớng dẫn cung cấp cho ngân hàng tự đánh giá về các hoạt động tín dụng xanh, đánh giá đầy đủ các kết quả tín dụng xanh của ngân hàng dựa trên giám sát bên ngoài và kiểm tra tại chỗ, đồng thời sử dụng kết Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 quả nhƣ là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, cấp phép, đánh giá hiệu quả quản lý theo các luật và quy định có liên quan. Chƣơng VII. Điều khoản bổ sung 29. Hƣớng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tín dụng, hợp tác xã nông thôn và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể tham khảo Hƣớng dẫn để thực hiện. Nguồn: Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc - CBRC (2012), Green Credit Guidelines, http://www.cbrc.gov.cn/EngdocView.do?docID=3CE646AB629B46B9B533B 1D8D9FF8C4A [truy cập 3/2017] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 PHỤ LỤC 7 : MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (IFRS) VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (Trong trƣờng hợp TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt) Khoản mục Tài sản tài chính VAS IFRS Các khoản đầu tƣ vào chứng khoán và các khoản đầu tƣ khác đƣợc ghi nhận theo nguyên giá. Các khoản đầu tƣ ngắn hạn là các chứng khoán niêm yết và các chứng khoán thanh khoản khác luôn sẵn sàng để bán và dự định nắm giữ ít hơn một năm. Các khoản đầu tƣ dài hạn bao gồm các cổ phiếu niêm yết và chƣa niêm yết (“OTC”), trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay và cho vay ủy thác, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tất cả đều đƣợc dự định nắm giữ hơn một năm. Dự phòng giảm giá cổ phiếu đƣợc ghi nhận nếu nhƣ giá mua vƣợt quá giá thị trƣờng tại thời điểm báo cáo. Tài sản tài chính theo FVTPL đƣợc ghi nhận ban đầu tại giá trị hợp lý. Các khoản đầu tƣ không thuộc nhóm tài sản tài sản tài chính đƣợc ghi nhận theo FVTPL đƣợc ghi nhận ban đầu tại giá trị hợp lý cộng với các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp. Ghi nhận giá trị tiếp theo của tài sản tài chính phụ thuộc vào phân loại tài sản, cụ thể nhƣ sau: (i) Tài sản tài chính ghi nhận theo FVTPL bao gồm các tài sản nắm giữ với mục đích kinh doanh và tài sản tài chính đƣợc chỉ định tại ngày ghi nhận ban đầu theo FVTPL. (ii) Tài sản tài chính sẵn sàng để bán: là các chứng khoán có mục đích nắm giữ vô thời hạn và có thể bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc do thay đổi điều kiện thị trƣờng. Sau ghi nhận ban đầu, tại mỗi lần khóa sổ, giá trị hợp lý đƣợc xác định lại, các khoản lãi lỗ sẽ đƣợc ghi nhận vào khoản mục Các thu nhập tổng hợp khác và lãi, lỗ lũy kế đƣợc trình bày riêng rẽ ở mục quỹ dự trữ giá trị hợp lý thuộc vốn chủ sở hữu cho đến khi khoản đầu tƣ đƣợc bán hoặc giảm giá trị. Khi các khoản đầu tƣ sẵn sàng để bán đƣợc bán, các thu nhập hoặc lỗ lũy kế đã đƣợc ghi nhận vào vốn chủ sở hữu trƣớc đây sẽ đƣợc ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. (iii) Các khoản cho vay và phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản phải trả đã đƣợc xác định trƣớc và không đƣợc báo giá trên thị trƣờng tích cực. Sau khi ghi nhận ban đầu, các khoản cho vay và phải thu đƣợc xác định giá trị theo giá trị phân bổ, sử dụng phƣơng pháp lãi suất thực tế. Lãi và lỗ đƣợc ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản đầu tƣ đƣợc dừng ghi nhận hoặc bị giảm giá trị, cũng nhƣ qua việc phân bổ giá trị. (iv) Các khoản đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn: là các tài sản phi phái sinh với các khoản lãi và thời gian đáo hạn cố định mà Tập đoàn có ý định và khả năng nắm giữ đến ngày đáo hạn. Sau khi ghi nhận ban đầu, các khoản đầu tƣ này đƣợc xác định giá trị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 Khoản mục VAS IFRS theo giá trị phân bổ tƣơng tự nhƣ các khoản cho vay và phải thu. Dự phòng giảm giá trị Công ty liên doanh, liên kết Các khoản phải thu TSCĐ hữu hình Dự phòng giảm giá cổ phiếu đƣợc ghi nhận nếu nhƣ chi phí mua vƣợt quá giá thị trƣờng tại ngày khóa sổ báo cáo Dự phòng đối với cho vay và phải thu đƣợc ghi nhận khi các khoản phải thu đã quá hạn trên 6 tháng hoặc chƣa đến hạn nhƣng có dấu hiệu tổn thất Các khoản đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu và không đánh giá suy giảm giá trị trên báo cáo tài chính hợp nhất Các khoản phải thu phản ánh theo giá trị phải thu đến hạn từ khách hàng và các con nợ khác và trừ đi dự phòng nợ khó đòi. Các khoản phải thu đƣợc xem xét trích lập dự phòng rủi ro theo tuổi nợ quá hạn của khoản nợ theo Thông tƣ số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 Tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Định giá lại hoặc ghi giảm khi có tổn thất là không đƣợc phép, trừ Dự phòng đƣợc ghi nhận đối với các tài sản tài chính đƣợc ghi nhận theo giá trị phân bổ và các tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Trong trƣờng hợp giá trị hợp lý của tài sản sẵn sàng để bán tăng lên: - lỗ dự phòng trƣớc đây của các công cụ nợ Sẵn sàng để bán (tài sản tiền tệ) đƣợc ghi hoàn nhập vào thu nhập. - Đối với các công cụ vốn Sẵn sàng để bán (các tài sản phi tiền tệ), các lỗ dự phòng trƣớc đây đƣợc ghi hoàn nhập vào vốn chủ sở hữu Các khoản đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất và đƣợc đánh giá tổn thất nếu có bằng chứng về suy giảm giá trị. Các khoản phải thu đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi các dự phòng nợ khó đòi. Giá trị ghi nhận này sẽ bị ghi giảm khi có bằng chứng về tổn thất. Tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và bất kỳ dự phòng giảm giá nào. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 Khoản mục VAS phi có quyết định riêng từ Bộ Tài chính. Các tài sản vô hình đƣợc ghi nhận theo Các tài nguyên giá trừ đi khấu sản vô hao lũy kế. Việc đánh hình giá lại hoặc ghi giảm do tổn thất là không đƣợc phép. Dự phòng đảm bảo cân Dự đối đƣợc trích dựa trên phòng lợi nhuận sau thuế của bảo hiểm Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ Nhân Thọ Quỹ dự phòng tổn thất nhƣng chƣa báo cáo tại Tổng Công ty Bảo hiểm Dự Bảo Việt đƣợc tính theo phòng công thức mà Bộ Tài bảo hiểm Chính ban hành. phi nhân Dự phòng dao động lớn thọ đƣợc trích dựa trên phí giữ lại và kinh nghiệm của lãnh đạo công ty Thuế thu nhập VAS 17 không quy định về các chênh lệch tạm thời và việc ghi nhận thuế hoãn lại liên quan đến hợp nhất kinh doanh, lợi thế thƣơng mại, các tài sản ghi nhận theo giá trị hợp lý và các khoản hỗ trợ từ chính phủ IFRS Tài sản vô hình đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và bất cứ tổn thất lũy kế nào. Nếu tài sản vô hình có thời hạn sử dụng vô thời hạn thì IAS 38 yêu cầu không tiến hành trích khấu hao cho tài sản. IFRS 4 không cho phép các khoản dự phòng cho các hợp đồng chƣa tồn tại tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (nhƣ dự phòng đảm bảo cân đối) Toàn bộ dự phòng đƣợc trích cho các ƣớc tính về tổn thất đã khiếu nại nhƣng chƣa giải quyết tại ngày khóa sổ và các tổn thất đã phát sinh nhƣng chƣa khiếu nại. IFRS 4 không cho phép các khoản dự phòng cho các hợp đồng chƣa tồn tại tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (nhƣ dự phòng giao động lớn) Các tài sản và nghĩa vụ thuế hoãn lại phát sinh từ các chênh lệch đƣợc khấu trừ hoặc chịu thuế là các chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản, nghĩa vụ vì mục đích báo cáo tài chính và mục đích tính thuế. Các tài sản thuế hoãn lại cũng phát sinh từ các các khoản lỗ thuế chƣa sử dụng hoặc các khoản khấu trừ chƣa sử dụng của thuế, nếu có. Giá trị của khoản thuế hoãn lại đƣợc ghi nhận dựa trên dự kiến về cách thức thực hiện hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các tài sản và nghĩa vụ, sử dụng các mức thuế đã ban hành hoặc có hiệu lực ban hành vào thời điểm khóa sổ Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399