Academia.eduAcademia.edu
ĐÁNH GIÁ NGÀNH CAO SU 2017 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Latex : được gọi là mủ nước của cao su thiên nhiên SVR(Standard Vietnamese Rubber): Cao su tiêu chuẩn Việt Nam TSC(Total Solid Content): Hàm lượng chất khô DRC(Dry Rubber Content): Hàm lượng cao su khô Để xác định TSC dùng chảo để đun cao su sau đó cân khối lượng khô dùng bảng quy đổi TSC- DRC để xác định % DRC + Tính kết quả TSC%mg/ma 100 % mg: Khối lượng sau khi nướng chín. ma: Khối lượng mẫu thử QUY TRÌNH SẢN XUẤT CAO SU SVR TỪ MỦ NƯỚC Tiếp nhận mủ nước Lấy mẫu và xả mủ nước Pha loãng mủ Đánh đông Cân và kiểm tra mủ nước Gia công cơ Bơm cốm và xếp mủ Sấy mủ Phân hạng và cân Ép bành Dán nhãn và bao gói Xếp kiện và lưu kho Đặc điểm: Sản lượng 1,7 tấn /ha/1 năm = 1.700 kg x 35.000 đồng = 59.500.000 đồng /ha/ 1 năm 5-7 năm mới thu hoạch được, thời gian khai thác 25 năm Vốn đầu tư 130 triệu đồng/ 1 ha 1 năm thu hoạch được 8 tháng Giá bán VN luôn thấp hơn giá bán của các nước khác. 68% cao su được dùng để sản xuất săm, lốp các loại 13,5 % dây đai, băng tải 9,5 % bóng bay, găng tay phẩu thuật 5,5% giày dép …v..v Mủ cao su được chia thành nhiều loại: Mủ nước cao su thiên nhiên( Latex). Mủ chén, mủ đất… Trong đó mủ nước là mủ tốt nhất, người ta cho NH3 vào để chống đông. Mủ chén, mủ đất, mủ võ được gộp chung gọi là mủ tạp Ở VN có 3 loại Công nghệ: Công nghệ chế biến mủ ly tâm ( mủ nước ) Công nghệ chế biến mủ cốm ( mủ tạp – đông ) Công nghệ chế biến mủ tơ ( RSS ) Mủ nước có khoảng 30% hàm lượng cao su khô ( DRC ), 65% nước, còn lại là các chất phi cao su. Sau khi chế biến sẽ đạt 60 % DRC Mủ tạp -đông sau khi thành phẩm sẽ có hàm lượng 25 % DRC Mủ tờ ít có tại VN Cao su sơ chế loại mủ cốm là cao su tự nhiên đã định chuẩn kỹ thuật, có dạng khối, ký hiệu là SVR, gồm những loại cao su thiên nhiên như SVR 10, SVR 20, SVR L, SVR CV, SVR GP, SVR 3L, SVR 5 và mủ Skim block( 6% DRC) Tháng 2/2017 Giá chào bán VND/Kg US Cents/Kg SVR CV 56,833.27 252.20 SVR L 54,986.19 244.00 SVR 5 49,849.34 221.21 SVR GP 49,696.32 220.53 SVR 10 49,346.58 218.98 SVR 20 49,248.21 218.54 TRC Có 2 nhà máy chế biến mủ cốm(SVR) và 2 dây chuyền chế biến mủ Latex; Tỷ trọng 50/50 Tham khảo giá cao su của  các năm trước, giá cao su thường đạt đỉnh ở giai đoạn tháng 2 – tháng 3, do việc cây cao su rụng lá làm giảm sút nguồn cung. Theo đó, trong những tháng đầu năm giá cao su thường có mức phục hồi tương đối tốt, cụ thể: khoảng 31% (năm 2012); 13.3% ( năm 2014) và 35.6% (năm 2015). Ở các năm trước, giá cao su sau khi cây cao su bắt đầu về thu hoạch đều giảm mạnh và chạm đáy ở khoảng tháng 9 – tháng 11, là mùa thu hoạch của cây cao su. Mức chênh lệch từ vùng đỉnh đến vùng đáy của giá cao su ở các năm trước trung bình là 29% trong giai đoạn 2012 - 2015. Do vậy, diễn biến giá cao su còn phải được theo dõi thêm trong thời gian tới để xác định mặt bằng giá so với 2015. Riêng trong 2016, giá cao su đã phục hồi mạnh hơn và lâu hơn đáng kể so với năm trước, với mức tăng 74.3% và thời gian tăng kéo dài từ tháng 2 – tháng 5. Giá cao su bán ra của có độ trễ so với giá cao su thế giới. So sánh giá cao su bán ra của TRC và DPR với giá latex của Malaysia, giá cao su bán ra trung bình trong nước thường tạo đỉnh (hoặc đáy) khoảng 2-3 tháng trễ hơn so với diễn biến giá cao su trung bình của thế giới. Sản lượng cao su sản xuất hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ANRPC), tổ chức đóng góp tới 92% sản lượng cao su toàn cầu, đã sản xuất 7,952 triệu tấn cao su trong 9T2016, cân bằng với mức sản lượng cùng kỳ năm ngoái. Tổ chức này dự báo sản lượng sản xuất của cả năm 2016 sẽ đạt 11,092 triệu tấn, tăng 0.5% yoy Cao su đã bước vào thời kỳ tăng giá sau khi ba nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới Thái Lan, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia chính thức cắt giảm xuất khẩu cao su thiên nhiên tổng cộng 615.000 tấn trong sáu tháng, bắt đầu từ tháng 3. Thái Lan, Indonesia và Malaysia nắm giữ khoảng 67% nguồn cung cao su toàn cầu. Việc ba nước này hợp tác cắt giảm xuất khẩu đã tác động tích cực đối với thị trường cao su. Ngoài việc cắt giảm xuất khẩu, Thái Lan cũng nhất trí mua cao su của nông dân với giá cao hơn giá của thị trường. Theo các số liệu sơ bộ, cung cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2016 đạt 11,975 triệu tấn, thấp hơn 655.000 tấn so với nhu cầu. Trong đó, sản lượng của các nước thành viên ANRPC ước khoảng 10,769 triệu tấn, giảm 2,5% so với năm trước. Tuy nhiên, ANRPC cho rằng có một số yếu tố cản trở đà tăng giá mạnh trong năm nay, đó là khả năng nguồn cung sẽ tăng nhiều hơn dự báo nếu giá tăng mạnh. Ngoài ra, lo ngại về những thay đổi chính sách sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ cũng sẽ hạn chế giá cao su tăng. Những hàng rào thương mại hay biện pháp bảo hộ có thể tác động bất lợi tới giá cao su và các hàng hoá khác. Giá dầu mỏ cũng vẫn là một ẩn số lớn. Nếu giá dầu giảm trở lại, giá cao su tổng hợp sẽ giảm theo ANRPC là tổ chức của một số chính phủ, được thành lập năm 1970, hiện có 11 thành viên là chính phủ các nước Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. 11 nước này chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2015. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này vừa phê chuẩn các gói hỗ trợ nông dân trong những vùng gặp lũ, với tổng trị giá 35,43 tỷ Baht (1 tỷ USD). Những đợt mưa lớn bắt đầu từ tháng 12/2016 đã gây ra lũ lụt khắp miền Nam Thái Lan khiến sản lượng cao su trong năm 2017 giảm 7,6%. Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. Gần 2/3 diện tích trồng cao su của Thái Lan nằm ở miền Nam Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan cho biết có đủ cao su dự trữ để đảm bảo không xảy ra gián đoạn trong các đơn hàng đã lên lịch xuất khẩu, bất kể những trận lũ lớn diễn ra tại các vùng sản xuất chính của nước này. Đồng Yên tăng giá  Cao su giảm giá Dầu tăng giá  Cao su lên giá Mủ cao su của TRC đạt 65% và không phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất săm lốp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lưu ý khả năng các doanh nghiệp gia tăng thu nhập cho công nhân trước diễn biến thuận lợi của giá cao su