« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua môn học dinh dưỡng bằng phần mềm EMP - Test tại Trường Đại học điều dưỡng Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN ANH TIẾN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI PHỤC VỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA MÔN HỌC DINH DƯỠNG BẰNG PHẦN MỀM EMP – TEST TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – CNTT Hà Nội – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN ANH TIẾN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI PHỤC VỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA MÔN HỌC DINH DƯỠNG BẰNG PHẦN MỀM EMP – TEST TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – CNTT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS CAO TUẤN DŨNG Hà Nội – Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Cao Tuấn Dũng.
- Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn thạc sỹ này là hoàn toàn trung thực.
- Tác giả luận văn Nguyễn Anh Tiến 1LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Cao Tuấn Dũng viện Công nghệ thông tin - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.
- Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Ban giám hiệu Nhà trường cùng các Giảng viên nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
- Cảm ơn các thầy cô trong Khoa sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến thức để hoàn thành Luận văn, thể lớp cao học 10ALL SPKT - CNTT giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra.
- Sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá qua cách nhìn chuyên gia nước ngoài.
- 17 CHƯƠNG II:VAI TRÒ ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC XÂY DỰNG – TỔ CHỨC KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KQ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.
- Ứng dụng tin học trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Mục đích và chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học.
- Mục đích với sinh viên.
- Chức năng kiểm tra.
- Quan hệ của đánh giá kết quả học tập với quá trình dạy - học.
- Các loại hình đánh giá.
- 22 3.1.1.Đánh giá hình thành.
- Đánh giá tổng kết.
- Đánh giá theo tiêu chí.
- Lĩnh vực đánh giá.
- 23 3.3 Các tiêu chí đánh giá.
- Trắc nghiệm khách quan.
- 32 CHƯƠNG III:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMP – TEST ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.
- Tiêu chí lựa chọn phần mềm.
- Mô hình hoạt động của phần mềm Emp – Test.
- Khái quát các chức năng của phần mềm Emp – Test.
- Thao tác cần thiết khi sử dụng phần mềm Emp – Test.
- Ứng dụng chương trình Test trong kiểm tra kết quả học tập.
- 51 6.2.Làm bài kiểm tra chính thức trên máy nối mạng.
- Kiểm tra trược tiếp trên máy đơn.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Cách thức tiến hành kiểm tra.
- Kết quả thực nghiệm.
- 70 4Những chữ viết tắt ĐH: Đại học GV: Giảng viên SV: Sinh viên HS: Học sinh KTĐG: Kiểm tra đánh giá TNKQ: Trắc nghiệm khách quan TNTL: Trắc nghiệm tự luận 5DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Hệ thống các hình thức kiểm tra.
- Bảng so sánh giữa phần mềm Emp – Test và các phần mềm.
- Kết quả kiểm tra với loại đề 40 câu.
- Kết quả kiểm tra với loại đề 50 câu.
- Kết quả kiểm tra với loại đề 60 câu.
- Kết quả so sánh các hình thức tổ chức kiểm tra.
- Trang 62 DANH MỤC SƠ ĐỒ MINH HỌA Hình 1: Mô hình hoạt động của phần mềm EMP – TEST.
- Trang 36 Hình 2: Màn hình soạn thảo câu hỏi của phần mềm.
- Trang 46 Hình 4: Chọn bộ nguồn câu hỏi để tạo đề kiểm tra.
- Trang 48 Hình 6: Lưu đề kiểm tra.
- Lý do chọn đề tài: Trong nền giáo dục nước ta hiện nay có rất nhiều hình thức thi kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh – Sinh viên, tuy nhiên các nội dung và phương pháp còn nhiều bất cập.
- Trong nghị quyết hội nghị lần 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới “ Ngoài việc tăng cường nguồn nhân lực cho giáo dục đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao thì việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học là điều cấp thiết.
- Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”, trong đó cần có những “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học”.
- Thực hiện theo chủ chương về phát triển giáo dục đào tạo, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã chú trọng tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho tất cả các ngành học, qua các môn học, cấp học từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học...trong toàn trường.
- Nhà trường xác định rằng để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường thì không còn con đường nào khác là phải thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng tại tất cả các khâu của quá trình đào tạo trong đó có khâu kiểm tra đánh giá.
- Trong những năm vừa qua các học phần lý thuyết trong chương trình đào tạo của Nhà trường ở các cấp học thường xuyên được tổ chức cải tiến theo hướng cập nhật với những nội dung đào tạo mới, phương pháp đào tạo mới cũng như ứng dụng các phương tiện đào tạo hiện đại trong dạy và học.
- Tuy vậy, công tác kiểm tra đánh giá học phần này chủ yếu vẫn được tiến hành theo cách truyền thống như: SV khi thi hết môn phải mất khoảng thời gian để ôn luyện, tổ chức thi trên giảng đường, làm bài và trả bài trên giấy, bố chí cán bộ coi thi, chấm thi ...Có thể thấy rằng với cách tổ chức thi, kiểm tra như trên, nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các 7khâu như: mất nhiều thời gian ra để, nhiều thời gian cho chấm thi lý thuyết vì giảng viên phải chấm thủ công, tổng hợp.
- Việc tổ chức thi như vậy làm cho các giảng viên rất khó tính toán các chỉ số phục vụ cho công tác đánh giá sinh viên như: số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, nhất là khi cần thực hiện việc so sánh giữa các lớp, giữa các khóa học...vì vậy, các giảng viên chỉ tính điểm để trả nhà trường là coi như hoàn thành nhiệm vụ, không sử dụng kết quả thi, kiểm tra trong công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên để rút kinh nghiệm công tác dạy và học học phần các môn học khác nhau.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá là một trong những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục trong những năm gần đây.
- Cùng với sự phát triển của khoa học hình thức trắc nghiệm nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đánh đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhằm tra đánh giá một cách toàn diện ở các khâu: Biên soạn ngân hàng câu hỏi thi, biên soạn đề thi, tổ chức thi trên máy tính qua mạng, chấm thi trắc nghiệm, quản lý kết quả thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua một số môn học trong Nhà trường rồi từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác.
- Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đáp ứng được yêu cầu về thu nhận thông tin, phản hồi một cách chi tiết ở từng phần và mức độ kiến thức khác nhau trong một thời lượng nhất định, có thể sử dụng để hướng dẫn giải quyết các vấn đề ở khâu tự học, củng cố, nâng cao…, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình rất có hiệu quả.
- Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, có rất nhiều phần mềm được phát triển để đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, như có giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp, có thể biết kết quả từng câu sau khi đã trả lời câu đó, thậm chí cho biết đáp án đúng, có giải thích.
- Mặt khác, một số phần mềm này cho phép xuất thành dạng web động, thứ tự các câu hỏi và cả thứ tự các câu lựa chọn có thể thay đổi tự động, có thể chèn hình ảnh vào nội dung câu hỏi, cho phép một số tuỳ biến như: thời gian cho phép suy 8nghĩ cho từng câu, số lần sửa lại đáp án cho từng câu...Tuy nhiên, những phần mềm đó được viết bằng phiên bản tiếng Anh nên khó sử dụng đối với người Việt, mặt khác chúng ta phải mất một khoản chi phí tương đối đắt cho việc mua bản quyền phần mềm.
- Bộ giáo dục đã cung cấp một số phần mềm mã nguồn mở miễn phí cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam là phần mềm moodle.
- Tuy nhiên, một trong những khó khăn cho giáo viên trong việc ra đề thi là phải kết nối Internet và sử dụng Moodle để ra đề, phần mềm không tự động lấy từ ngân hàng câu hỏi được, công đoạn này bắt buộc giáo viên phải lựa chọn thủ công.
- Việc tạo nhiều đề thi từ cùng một tập câu hỏi nên độ khác biệt giữa các đề thi là không cao, ngoài ra khi sử dụng phần mềm phải được cài đặt trên máy chủ có cấu hình cao.
- Trong một bài báo có nói về chủ đề “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan làm phương tiện dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học” được xuất bản vào năm 2009, tác giả Nguyễn Hoàng Bảo Khanh đã đề cập đến việc sử dụng phần mềm ra đề tự động để biên soạn các đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với các ưu điểm chủ yếu là có khả năng biên soạn đề khách quan, dễ ràng tạo ra nhiều phiên bản đề thi từ một đề thi gốc và dễ ràng tổ chức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số trường đại học ở Việt Nam.
- Chính vì vậy, việc áp dụng TNKQ vào môn học Dinh dưỡng tại bộ môn Y tế cộng đồng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là hoàn toàn khả thi.
- Emp- Test là một phần mềm miễn phí với nhiều tính năng ưu việt như xây dựng ngân hàng câu hỏi, lập đề thi, tổ chức thi trên máy tính đơn, máy tính nối mạng, chấm thi, phân tích và lưu trữ kết quả.
- 9Qua kết quả điều tra về cơ sở vật chất tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tôi nhận thấy khả năng áp dụng hình thức kiểm tra trực tiếp trên máy tính là có cơ sở thực hiện được.
- Vì những lý do cơ bản trên đây tôi đã lựa chọn đề tài : “Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua môn học Dinh dưỡng bằng phần mềm Emp – Test tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” 3.
- Mục đích nghiên cứu Ứng dụng phần mềm tin học Emp – Test trong việc đổi mới phương pháp học tập của HS – SV tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Trên cơ sở kết quả thực nghiệm với các giải pháp được đề xuất, luận văn sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm để nhân rộng áp dụng cho các đơn vị khác trong đơn vị.
- Đối tượng nghiên cứu Điều kiện cơ sở của Nhà trường để ứng dụng triển khai phần mềm Xây dựng ngân hàng câu hỏi, lập đề thi, tổ chức thi qua mang LAN Bước đầu thực nghiệm sư phạm tại phòng thực hành Tin học của Nhà trường qua bài kiểm tra hết môn Dinh dưỡng trên máy tính bằng phần mềm Emp - Test.
- Ứng dụng trực tiếp thi trên máy tính bằng phần mềm Emp – Test để hoàn thành quy trình KTĐG kết quả học tập của HS - SV Đại học chính quy khoá 6.
- Khách thể nghiên cứu Sau khi thực nghiệm rồi từ đó đánh giá kết quả học tập của HS – SV qua môn học Dinh dưỡng tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 6.
- Phương pháp nghiên cứu 6.1.
- Nghiên cứu nội dung môn học Dinh dưỡng tại BM YTCĐ, kế hoạch, chương trình đào tạo tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Nghiên cứu các văn kiện, tài liệu của Đảng,Chính phủ, Nhà nước và Bộ GD-ĐT liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10Phỏng vấn, trao đổi, lấy ý kiến của một số nhà nghiên cứu giáo dục, chuyên gia trong lĩnh vực KTĐG, thầy cô giáo ở các cơ sở đào tạo liên quan khác.
- Lý thuyết phần mềm Emp - Test 6.2.
- Phương pháp điều tra: Thái độ của giảng viên và sinh viên khi tiếp cận phần mềm Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra mới ở các bộ môn tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện nay.
- Thực nghiệm sư phạm Tổ chức thi trực tiếp trên máy qua môn học Dinh dưỡng trong thời gian 45 phút với số câu là 50 dành cho gần 400 SV đối tượng là Đại học chính quy khoá 6 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, từ đó đề xuất quy trình tổ chức thực hiện biện pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS - SV trong toàn trường.
- Giả thuyết khoa học Sau khi áp dụng thành công cho môn học Dinh dưỡng tôi hướng đến xây dựng các bộ đề chuẩn cho các bộ khác đề từ đó có quy trình tổ chức thi kiểm tra trên máy đạt chất lượng tốt hơn, minh bạch hơn.
- Mục đích chính của đề tài Phần mềm Emp – Test lần đầu tiên được áp dụng tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nhằm đổi mới phương pháp dạy học tại đơn vị chúng tôi trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS - SV trực tiếp trên máy tính ở môn học Dinh dưỡng nói chung và từ đó áp dụng cho các môn khác nói riêng.
- Sau khi áp dụng phần mềm Emp – Test thấy được thái độ tích cực cũng như tiêu cực của Giảng viên về phương pháp giảng dạy mới này so với phương pháp truyền thống.
- Cấu trúc luận văn 11CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận để áp dụng hệ thống đánh giá trắc nghiệm trong đào tạo CHƯƠNG II: Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, tổ chức kiểm tra trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của Học sinh - Sinh viên CHƯƠNG III: Ứng dụng phần mềm Emp – Test đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên qua môn học Dinh dưỡng.
- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng và cần thiết trong quá trình đào tạo sinh viên đang học tập tại mỗi nhà trường.
- Thông qua đánh giá, nhà quản lý giáo dục, giảng viên biết được họ đang làm tốt cái gì và cần thay đổi cái gì để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn.
- Kết quả học tập giúp cho sinh viên hiểu được họ đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ nào.
- Ngoài ra kết quả này còn thể hiện khả năng và chất lượng đào tạo của một trường, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
- Như vậy muốn biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của một người học, điểm học tập là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó.
- Điều đó cho thấy điểm của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng.
- Nếu các điểm số cho thấy kết quả cuối cùng không phản ánh đúng được năng lực thực sự của người học sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với công tác giáo dục, đào tạo và việc sử dụng nhân lực trong xã hội hiện nay.
- Để phát huy nguồn lực con người phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.Với tinh thần đó trong những năm gần đây giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới, từ phương pháp dạy học truyền thống mang tính thụ động đã dần nhường chỗ cho phương pháp giảng dạy tích cực, độc lập, phát huy tiềm năng sáng tạo của người học.
- Điều này dẫn đến một số hạn chế như tình trạng HS học tủ, kiến thức không được hệ thống một cách toàn diện, kết quả chấm bài còn thiếu chính xác… Để góp phần khắc phục thực trạng trên, gần đây trong dạy học nói chung, người ta đã chú ý nhiều đến phương pháp kiểm tra bằng TNKQ.
- Đây là một bước đổi mới đáng kể trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt nam.
- Trong những năm gần đây, từ khi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập vào năm 2003, công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên được chú trọng nhiều hơn, việc ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan được triển khai rộng rãi trong tuyển sinh đại học, cao đẳng (đầu vào) và các đề thi học kỳ, thi tốt nghiệp (đầu ra).
- Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) ban hành quyết định 25/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.
- Theo đó, các trường đại học và cao đẳng thực hiện đào tạo theo quy trình mềm dẻo, kết hợp niên chế với học phần.
- Đây có thể được xem là bước khởi đầu cho chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Công tác kiểm tra đánh giá học lực của sinh viên cũng được chú trọng và hoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi này.
- Để phát huy nguồn lực con người phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia thì giáo dục, đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
- Với tinh thần đó trong những năm gần đây giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới, từ phương pháp dạy học truyền thống mang tính thụ động đã dần nhường chỗ cho phương pháp giảng dạy tích cực, độc lập, phát huy tiềm năng sáng tạo của người học.
- Tuy nhiên để thực hiện quá trình dạy học theo hướng hoạt động hoá, người học thật không dễ dàng mà phải có sự phối hợp của nhiều thành tố mang tính sư phạm ở tất cả các khâu của quá trình dạy học trong đó có khâu kiểm tra đánh giá (KTĐG) vì chúng có quan hệ bổ trợ lẫn nhau.
- Để góp phần khắc phục thực trạng trên, gần đây trong dạy các cơ sở đào tạo đã chú ý nhiều đến phương pháp kiểm tra bằng TNKQ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt