« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hưng Yên


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Trịnh Thanh Tuấn CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HƯNG YÊN Chuyên sâu: Quản lý và Đào tạo nghề LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp giảng dạy NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.TRẦN VIỆT DŨNG HÀ NỘI - 2011 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Với tình cảm chân thành đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và trong quá trình hoàn thành luận văn.
- Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, cán bộ, viên chức và toàn thể các bạn đồng nghiệp Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- Mục đích nghiên cứu.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- 15 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Khái niệm về chất lượng.
- Chất lượng đào tạo.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán.
- Hiệu quả đào tạo.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Chương trình đào tạo.
- Các nguyên tắc đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề đối với học sinh và đối với cơ sở dạy nghề.
- Các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
- Kiểm định chất lượng đào tạo nghề.
- 39 Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường TCN Hưng Yên.
- Giới thiệu chung về trường TCN Hưng Yên.
- Quá trình hình thành và phát triển.
- Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường TCN Hưng Yên.
- Thực trạng về chất lượng đào tạo.
- Thực trạng đào tạo.
- Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- 60 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường TCN Hưng Yên.
- Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề tại trường TCN Hưng Yên.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường TCN Hưng Yên.
- Cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo.
- Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Xúc tiến công tác kiểm định chất lượng đào tạo nghề.
- 115 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CB Cán bộ 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 4 CTĐT Chương trình đào tạo 5 GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 6 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 ILO International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế) 10 KT - XH Kinh tế - xã hội 11 LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội 12 NVSP Nghiệp vụ sư phạm 13 QTĐT Quá trình đào tạo 14 SCN Sơ cấp nghề 15 SV Sinh viên 16 TCN Trung cấp nghề 17 UBND Ủy ban nhân dân 18 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liêp hợp quốc) 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ STT Tên bảng biểu, hình vẽ Trang 1 Hình 1.1.
- Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo 2 Hình 1.2.
- Sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo 3 Biểu đồ 2.1.
- Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng lao động trình độ TCN 6 Bảng 2.2.
- Trình độ chuyên môn của GV trường TCN Hưng Yên 9 Bảng 2.5.
- Trình độ NVSP của GV trường TCN Hưng Yên 10 Bảng 2.6.
- Trình độ ngoại ngữ của GV trường TCN Hưng Yên 11 Bảng 2.7.
- Đồng thời, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”.
- Để giữ vững và phát huy những thành tựu đạt được theo định hướng trên, trong những năm tới Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
- Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
- Vì vậy, mỗi quốc gia phải hình thành hệ thống đào tạo nghề thích 12hợp để đáp ứng nhu cầu đó.
- Nếu không có sự đột phá về đào tạo nghề thì nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế, thua kém các nước trong khu vực vì trình độ tay nghề và số lượng công nhân chất lượng cao của một số nước đang không ngừng tăng.
- Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.
- Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức và loại hình đào tạo.
- Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ toàn cầu hóa ngày càng cao.
- Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nhiệm vụ trên đặt ra cho công tác đào tạo nghề những trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, chiến lược của tỉnh Hưng Yên trong bước phát triển từ nay đến năm 2020 là coi trọng việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, tăng cường đầu tư cho 13công tác đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao động từ đó chú trọng hoàn thiện mạng lưới dạy nghề phù hợp với quy mô đào tạo của địa phương, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở nghề của Trung ương đóng trên địa bàn, đảm bảo sự liên thông giữa các trình độ dạy nghề và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trường Trung cấp nghề Hưng Yên có vị trí tại trung tâm thành phố Hưng Yên, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật Hưng Yên trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, được thành lập vào tháng 5/2001.
- Đến tháng 6/2008 được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Hưng Yên, được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề.
- Trên chặng đường 10 năm hoạt động, trường đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
- Tuy vậy, công tác đào tạo của Trường Trung cấp nghề Hưng Yên cũng còn rất nhiều điểm hạn chế, bất cập từ cơ sở vật chất đến trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy.
- Chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.
- Là một cán bộ đang công tác tại trường, bằng cả tâm huyết nghề nghiệp và sự tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nhà trường tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hưng Yên”.
- Với mong muốn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào chiến lược phát triển của nhà trường, đưa trường Trung cấp nghề Hưng Yên ngày càng phát triển, khẳng định được uy tín của nhà trường, sớm nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Hưng Yên - một trường trọng điểm về đào tạo nghề không chỉ của tỉnh Hưng Yên mà còn của cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận khoa học và thực trạng công tác đào tạo của trường, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.
- Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo hệ Trung cấp nghề tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Từ cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp nghề Hưng Yên, có thể xây dựng được một số giải pháp về công tác quản lý của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề của nhà trường phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường và xu hướng phát triển trong bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên trên cơ sở khảo sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, quá trình đào tạo, chất lượng đầu ra bằng cách kết hợp điều tra khảo sát tại một số doanh nghiệp có các học sinh đã tốt nghiệp của hệ Trung cấp nghề của nhà trường đang làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Trường TCN Hưng Yên đào tạo các hệ Sơ cấp nghề và Trung cấp nghề.
- Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu đánh giá và xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề.
- Điều tra khảo sát công tác đào tạo của Trường Trung cấp nghề Hưng Yên trong 05 năm gần đây .
- 15- Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chỉ tập trung vào một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi tác động của nhà trường, không đề cập đến các nhân tố vĩ mô tầm quốc gia.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra các kết luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- Mở đầu - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp nghề Hưng Yên.
- Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1.1.
- Khái niệm về chất lượng Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
- Việc phấn đấu nâng cao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ một cơ sở hoạt động nào.
- Vậy chất lượng là gì ? Thuật ngữ “chất lượng” có nhiều quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận và đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Theo Từ điển tiếng Việt thì “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc.
- “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001).
- Theo Philip B.Grosby: “Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định”.
- Theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Pháp NFX-50: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng”.
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.
- Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 và mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM) thì: “Chất lượng được định nghĩa là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt