« Home « Kết quả tìm kiếm

KINH NGHIỆM CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- KINH NGHIỆM CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM GS.TS.
- Hoàng Thế Anh Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Mở đầu Sau gần 30 năm xây dựng CNXH theo mô hình kinh tế kế hoạch truyền thống, thực hiện “đóng cửa, nửa đóng cửa” với thế giới, tuy đạt được một số thành tựu, nhưng đất nước Trung Quốc và bản thân ĐCS Trung Quốc cũng đã phải trả giá đắt.
- Sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa đất nước Trung Quốc lâm vào khủng hoảng toàn diện: Kinh tế trì trệ đứng bên bờ sụp đổ, chính trị - xã hội hỗn loạn.
- Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 (cuối năm 1978) ĐCS Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa với tinh thần “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”.
- Nhờ vậy, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục, sức mạnh tổng hợp quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế được nâng cao.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng là ĐCS Trung Quốc - với tư cách đảng cầm quyền, đã mạnh dạn cải cách thể chế, bao gồm thể chế kinh tế và các lĩnh vực tương ứng khác, để lại những bài học kinh nghiệm mà các nước đang phát triển khác, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam có thể tham khảo.
- Khái quát về tiến trình cải cách thể chế của Trung Quốc Có thể nói, cải cách mở cửa là một sự nghiệp chưa có tiền lệ và cũng chưa được đề cập nhiều trong các trước tác kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- 499 Vì vậy, Trung Quốc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, còn được ví một cách hình ảnh là “dò đá qua sông”.
- Nhìn lại tiến trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 (1978) đến nay có thể chia làm 4 giai đoạn: 1.
- Giai đoạn 1978-1991 Đây là giai đoạn cải cách được tiến hành vẫn trong khuôn khổ của thế chế kinh tế kế hoạch truyền thống, mở đầu từ nông thôn bằng việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình.
- từ năm 1984 mở rộng sang cải cách ở thành phố bằng việc “phóng quyền nhượng lợi” cho doanh nghiệp và cơ sở hay còn gọi là phân quyền cho cấp dưới và quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp… Đồng thời, Trung Quốc mạnh dạn cho phép thành lập các đặc khu kinh tế ven biển với công năng là những “phòng thí nghiệm cải cách” và “cửa sổ nhìn ra thế giới”.
- Những đặc khu này với “3 đặc thù” (chính sách đặc thù, cơ chế đặc thù và con đường phát triển đặc thù), đã thực sự là nơi thử nghiệm những cải cách theo hướng thị trường và là nơi thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
- Giai đoạn 1992-2000 Đại hội 14 ĐCS Trung Quốc trên cơ sở nhận thức mới cho rằng “kế hoạch” hay “thị trường” chỉ là “thủ đoạn”, nên đã chính thức nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN.
- Hội nghị Trung ương 3 khóa 14 được tổ chức vào năm 1993 đã ra Quyết định về bước đầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, rồi vào năm 1994 ngay sau đó Trung Quốc đã thực hiện cải cách lĩnh vực tài chính ngân hàng bằng việc chủ động phá giá đồng Nhân dân tệ - tạo đà cho Trung Quốc mở rộng xuất khẩu và nhất là góp phần quan trọng tránh được tác động của khủng hoảng tài chính 1997-1998 ở Đông Á.
- Sau khi đã xác định mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, Đại hội 15 ĐCS Trung Quốc (1997) đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp trị XHCN, với lý giải rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế pháp trị, phải được quản lý bằng pháp luật.
- Còn chế độ cổ phần được coi là hình thức tổ chức vốn có hiệu quả nhất của doanh nghiệp hiện đại, Trung Quốc cần thí điểm thực hiện sau đó mở rộng ra toàn quốc.
- Cùng thời gian này, lĩnh vực mở cửa của Trung Quốc đã được mở rộng hơn từ ven biển (các đặc khu kinh tế) sang ven sông (các thành phố mở cửa) và ven biên giới (các khu hợp tác kinh tế biên giới), hình thành cái gọi là cục diện mở cửa “ba vùng ven” toàn diện hơn, lớp lang rõ ràng hơn.
- Giai đoạn 2001-2011 Cùng với nhân loại, Trung Quốc bước vào thế kỷ 21 khi đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
- Đại hội 16 ĐCS Trung Quốc (2002) đã chính thức xác nhận “ba đại diện” thành tư tưởng chỉ đạo lâu dài, cho phép các phần tử tiên tiến trong các giai tầng xã hội mới, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân vào Đảng.
- Nhằm thích ứng với tình hình mới sau khi gia nhập WTO mà thực chất là Chính phủ gia nhập, Trung Quốc đã kiên quyết loại bỏ, sửa đổi 114Đạihội 17 ĐCS Trung Quốc (năm 2007) đã bổ sung, viết thành tăng cường sức sống, sức khống chế, sức ảnh hưởng.
- Giai đoạn 2012-2020 Đây là giai đoạn cải cách mở cửa bước vào “vùng nước sâu”, “giai đoạn công kiên”, “trên núi có hổ dữ”, giống như thuyền ở giữa dòng nước, sóng cũng to và gió cũng lớn.
- 502 Từ đó đặt vấn đề Đảng cần phải tập trung “nắm chắc quy luật phát triển, sáng tạo lý luận phát triển, đột phá vào những vấn đề khó trong phát triển, đi sâu thực hiện các chiến lược khoa giáo hưng quốc, nhân tài cường quốc và phát triển bền vững, nhanh chóng hoàn thiện phương thức phát triển, cơ chế thể chế phù hợp với yêu cầu phát triển khoa học, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất… Đặc biệt, Đại hội 18 tiếp tục nhấn mạnh thực trạng đất nước Trung Quốc - theo đó: Tình hình cơ bản đất nước vẫn lâu dài ở trong giai đoạn đầu của CNXH là không thay đổi.
- mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, tức mâu thuẫn giữa nhu cầu vật chất văn hóa ngày càng tăng của nhân dân với sản xuất xã hội lạc hậu là không thay đổi… Trong bất cứ tình huống nào cũng cần phải ghi nhớ nắm vững “quốc tình lớn nhất” giai đoạn đầu của CNXH này, khi thúc đẩy cải cách phát triển bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải ghi nhớ nắm chắc thực tế lớn nhất này.
- Muốn thực hiện mục tiêu mới này, văn kiện đặt vấn đề Đảng cần phải có “dũng khí chính trị và trí tuệ lớn hơn, không bỏ lỡ thời cơ đi sâu cải cách những lĩnh vực quan trọng”.
- Tóm lại, quá trình cải cách mở cửa cũng là quá trình chuyển đổi một nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch truyền thống sang kinh tế thị trường XHCN, từ đóng cửa, nửa đóng cửa sang mở cửa hội nhập và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế.
- Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, trong đó có việc đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới và thương mại thứ hai thế giới, v.v… nhưng Trung Quốc cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và vấn đề.
- Một số nhận thức về cải cách thể chế thể hiện trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc được tiến hành cuối tháng 11-2013 trong bối cảnh Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi chuyển giao thế hệ lãnh đạo - theo đó thế hệ lãnh đạo thứ 5 do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là đại biểu, gồm những người có tuổi đời trẻ hơn, trình độ văn hóa cao hơn và có trải nghiệm thực tiễn hơn.
- Bản “Quyết định một số vấn đề quan trọng đi sâu cải cách toàn diện của Trung ương ĐCS Trung Quốc” (dưới đây gọi tắt là Quyết định) được Hội nghị thông qua có mục tiêu tạo động lực và định hướng mới cho toàn bộ tiến trình cải cách tiếp theo, vừa nhấn mạnh tính hệ thống của tiến trình cải cách, vừa chủ trương đi sâu giải quyết một số vấn đề ách tắc như quan hệ giữa nhà nước và thị trường, đất đai, doanh nghiệp nhà nước, tài chính, thuế v.v… Toát lên từ toàn bộ văn kiện là yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ cải cách - phát triển - ổn định khi tiến trình cải cách của Trung Quốc bước vào “giai đoạn công kiên và vùng nước sâu”.115 Để giải quyết được mối quan hệ này, Hội nghị xác định “gan phải lớn, bước đi phải vững, tăng cường kết hợp giữa thiết kế từ trên đỉnh và dò đá qua sông, thúc đẩy chỉnh thể và đột phá trọng điểm”.
- Đồng thời ĐCS Trung Quốc đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo đi sâu cải cách toàn diện do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm Trưởng ban và Thủ tướng Lý Khắc Cường làm Phó ban để thiết kế, điều phối tổng thể cải cách trong giai đoạn hiện nay.
- Từ khóa chính của bản Quyết định là cải cách phản ánh mục tiêu xuyên suốt văn kiện, trong đó thể chế là khâu đột phá chính (cụm từ cải cách lặp lại 137 lần, cụm từ thể chế lặp lại 176 lần trong toàn bộ 60 nội dung của bản Quyết định).
- Trong đó có việc đi sâu cải cách 6 loại thể chế lớn, đó là thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và xây dựng Đảng.
- Đồng thời, bản Quyết định cũng đề cập đến vấn đề cải cách thể chế quản lý tài sản quốc hữu, thể chế lữu thông thương mại trong nước, thể chế khoa học kỹ thuật, thể chế hành chính, thể chế đầu tư, thể chế thuế tài chính, thể chế tư pháp, thể chế lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thể chế quản lý văn hóa, sáng tạo thể chế quản trị xã hội v.v… Ở đây, bài viết chỉ đi sâu phân tích hai lĩnh vực cải cách chính là kinh tế và chính trị.
- 115Đặng Xuân Thanh, Hoàng Thế Anh, “Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc: Một số điểm nhấn thúc đẩy cải cách mở cửa trong giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12 năm 2013, tr.
- Về cải cách thể chế kinh tế Trọng tâm cải cách của Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 là cải cách kinh tế, Hội nghị đã khẳng định: “Cải cách kinh tế là trọng điểm của đi sâu cải cách toàn diện”.
- Trong cải cách kinh tế, hạt nhân là xử lý mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường.
- Hơn 30 năm cải cách ở Trung Quốc vừa qua cho thấy tuy cơ chế thị trường ngày càng đóng vai trò rõ rệt trong việc phân bổ các nguồn lực, nhưng chưa hề đóng vai trò mang tính quyết định.
- Thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường quyền tài sản, thị trường nhà doanh nghiệp chưa kiện toàn, giá cả các yếu tố sản xuất bị bóp méo, không phản ánh được một cách chuẩn xác quan hệ cung cầu, quyền hạn của chính phủ trực tiếp phân bổ nguồn lực quá lớn v.v… Những vấn đề này đã làm cản trở sức sống của thị trường và sự phát triển của sức sản xuất.117 116Báo cáo Đại hội 14 ĐCS Trung Quốc đề ra mục tiêu cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, đề ra phải để cho thị trường đóng vai trò mang tính cơ sở trong việc phân bổ nguồn lực, cho thấy rõ vai trò của cơ chế thị trường trong việc phân bổ nguồn lực chiếm vị trí chủ đạo, cơ chế kế hoạch trong việc phân bổ nguồn lực giảm xuống vị trí thứ yếu.
- Chuyên gia học giả trường Đảng Trung ương, “Giải thích sâu sắc một số vấn đề trọng đại của việc đi sâu cải cách mở cửa”, Nhà xuất bản trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, 2013, tr.26.
- Hội nghị chủ trương hoàn thiện cơ chế giá cả chủ yếu do thị trường quyết định, cải cách giá điện, nước sạch, dầu, khí đốt, giao thông, thông tin, đất đai, nông sản.
- Cải cách thể chế trao quyền kinh doanh đối với vốn (tư bản) nhà nước, thành lập một số công ty sử dụng vốn nhà nước, ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện cải tổ thành công ty đầu tư vốn nhà nước, nâng tỷ lệ đóng góp lợi tức của vốn ngân sách vào ngân sách đến năm 2020 lên 30% để chi cho vấn đề dân sinh.
- 507 Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu tích cực phát triển thành phần kinh tế sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp với nguồn vốn phi công hữu giữ cổ phần chi phối, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia cổ phần vào các dự án đầu tư của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia cải cách doanh nghiệp nhà nước.
- 119 Theo Báo cáo Công tác Chính phủ Trung Quốc năm 2014, trong năm nay Trung Quốc sẽ đặt ra các biện pháp cho phép vốn phi quốc hữu tham gia vào các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung ương, trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, dầu mỏ, điện lực, viễn thông, khai phát tài nguyên, sự nghiệp công cộng, nhường một số dự án đầu tư cho vốn phi quốc hữu.120 Về quan hệ giữa thị trường và chính phủ, theo thuyết minh của Tập Cận Bình, thể chế kinh tế của Trung Quốc là thể chế kinh tế thị trường XHCN, nên vẫn phải kiên trì phát huy tính ưu việt của chế độ XHCN, phát huy vai trò tích cực của Đảng và Chính phủ.
- Trong đó chú trọng đến việc đi sâu cải cách thể chế hành chính, sáng tạo phương thức quản lý hành chính, tăng cường uy tín và năng lực thực hiện nhiệm vụ của chính phủ, xây dựng chính phủ pháp trị và phục vụ.
- Đặc biệt là cải cách hành chính theo hướng tối ưu hóa cơ cấu, quy trình, tinh giản bộ máy, phân cấp, trao quyền để chính quyền có thể tập trung vào các chức năng then chốt là hoạch định chiến lược/chính sách, điều tiết vĩ mô, giám sát thị trường, quản lý xã hội, cung cấp dịch vụ công, bảo vệ môi trường v.v… Điều đáng chú ý là Hội nghị đề xuất khởi động vòng cải cách mới về thể chế tài chính công, đặc biệt là chính sách thuế và tài chính, nhằm thông qua tái cơ cấu về tài lực để điều chỉnh lại phân bổ quyền lực giữa Trung ương và địa phương (khắc phục tình trạng gia tăng nhóm lợi ích địa phương), tăng cường sự ổn định và bền vững của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.121 Trong đó nhấn mạnh đến cải cách chế độ quản lý dự toán, hoàn thiện chế độ thu thuế, xây dựng chế độ hành chính tương ứng với trách nhiệm.
- Tuy nhiên, điểm nhấn là tập trung vào việc thúc đẩy xây dựng thể chế mới kinh tế theo mô hình mở cửa, tập trung vào các loại thể chế như: Một là, cải cách thể chế phê duyệt đầu tư ra nước ngoài, giảm bớt trình tự phê chuẩn, rút ngắn thời gian phê chuẩn, nâng cao hiệu quả và mức độ minh bạch của việc phê chuẩn.
- Ba là, cải cách thể chế quản lý cho phép tham gia vào thị trường, giám sát quản lý hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch.
- 2.Về cải cách thể chế chính trị Nếu so với lĩnh vực kinh tế, thì rõ ràng cải cách thể chế chính trị không phải là chủ đề chính của Hội nghị.
- Mặc dù văn kiện đề cập tới hầu hết các vấn đề chính trị cơ bản như đẩy mạnh nền chính trị dân chủ XHCN, tăng cường Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường vai trò của Quốc hội, mặt trận, hiệu lực của Hiến pháp và Pháp luật, kiện toàn quyền lực tư pháp, nhưng trình bày quá khái quát, không có điểm đột phá mới.122 Tuy nhiên, bản Quyết định cũng đã nhấn mạnh đến việc đi sâu cải cách thể chế tư pháp, đẩy nhanh xây dựng chế độ tư pháp XHCN công bằng, hiệu quả cao và quyền uy, bảo vệ quyền lợi nhân dân, để quần chúng nhân dân trong mỗi vụ án tư pháp đều cảm thấy công bằng chính nghĩa.
- Đi sâu cải cách thể chế chấp pháp hành chính.
- Trong đó thực hiện một số cải cách và đưa ra các quy định đáng chú ý, thể hiện sự nỗ lực chống tham nhũng của ĐCS Trung Quốc, cụ thể như: Kiện toàn chế độ dự toán, đối chiếu và kiểm toán ngân sách, khống chế chi các khoản kinh phí công và xây dựng văn phòng, trụ sở.
- Cải cách cơ chế đánh giá thành tích chính trị của quan chức.
- Tóm lại, hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc đã đáp ứng được yêu cầu tình hình mới, nhiệm vụ mới của Trung Quốc.
- Bản Quyết định được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc đã thể hiện tìm tòi và mong muốn có những đột phá về mặt thể chế trên nhiều cấp độ, trong đó một số nhận thức mới được 511 nêu ra đan xem với những tư duy cũ, trọng điểm nhận thức mới là về mặt kinh tế.
- Tuy nhiên, cải cách đi vào chiều sâu như Quyết định nhấn mạnh, sẽ động chạm đến các tập đoàn lợi ích, nên rào cản và trở lực sẽ nhiều.
- Một số gợi mở đối với Việt Nam Là quốc gia láng giềng có những điểm tương đồng với Trung Quốc, vì vậy - những kinh nghiệm (cả thành công và chưa thành công) trong cải cách mở cửa của Trung Quốc, đều có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam.
- Về mặt nhận thức Một là, giải phóng tư tưởng, không ngừng sáng tạo về lý luận và mạnh dạn cải cách trong thực tiễn.
- Như đã nêu ở trên, đối với các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam, thực hiện cải cách mở cửa hay đổi mới, hội nhập quốc tế là một sự nghiệp hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ.
- Vì vậy, ĐCS ở hai nước - với tư cách đảng cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp cải cách và đổi mới cần phải giải phóng tư tưởng, không ngừng sáng tạo về lý luận và mạnh dạn cải cách trong thực tiễn.
- Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, quá trình lãnh đạo cải cách mở cửa cũng là quá trình ĐCS Trung Quốc tìm tòi, và đã tìm ra được “Ba cái một”, bao gồm: Một ngọn cờ - CNXH đặc sắc là ngọn cờ (tức phương tiện) đoàn kết nhân dân các dân tộc cùng phấn đấu.
- hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc (gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng Ba đại diện, quan điểm phát triển khoa học.
- con đường xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc gồm 5 con đường nhỏ (công nghiệp hóa kiểu mới, đô thị hóa, thông tin hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và tự chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc).
- 512 Hai là, nhấn mạnh “đặc sắc Trung Quốc” hay điều kiện đặc thù của đất nước nhưng vẫn coi trọng và nắm vững quy luật.
- Như đã nêu ở trên, quá trình lãnh đạo cải cách mở cửa cũng là quá trình ĐCS Trung Quốc có những sáng tạo về lý luận, đồng thời dùng lý luận đó để chỉ đạo thực tiễn mới, hình thành nên cái gọi là “đặc sắc Trung Quốc”.
- Nhưng cùng với tiến trình cải cách ngày càng đi vào chiều sâu, nếu quá nhấn mạnh tính đặc thù, thì những lý luận đó cũng sẽ vấp phải những lực cản, thậm chí không thể chỉ đạo giải đáp được mọi vấn đề mà thực tiễn mới đặt ra.
- Vì vậy, sau khi gia nhập và trở thành thành viên chính thức của WTO, ĐCS Trung Quốc đã ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tính quy luật trong phát triển, bao gồm quy luật hiện đại hóa của xã hội loài người, thậm chí cả quy luật cầm quyền của các chính đảng (vô sản và tư sản) trên thế giới.
- Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 khi đặt vấn đề phát huy vai trò quyết định của thị trường trong phân bổ nguồn lực, cũng được xuất phát từ quan điểm cho rằng: Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy luật chung của kinh tế thị trường, Trung Quốc muốn kiên trì thể chế kinh tế thị trường XHCN cũng phải tuân theo quy luật này.
- Ba là, Đảng Cộng sản với tư cách đảng cầm quyền, lãnh đạo cải cách mở cửa nhất định phải có dũng khí chính trị và kết tinh trí tuệ.
- Như đã nêu ở trên, cải cách mở cửa là một sự nghiệp hoàn toàn mới, được ví như một cuộc cách mạng.
- Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, quá trình cầm quyền lâu dài (65 năm) cũng là quá trình hệ thống chính trị của Đảng ngày càng bị hành chính hóa, quan liêu hóa và xa dân.
- Chính vì lẽ đó, văn kiện của ĐCS Trung Quốc đã gọi giai đoạn cải cách hiện nay là “giai đoạn công kiên”, với hàm ý rằng: Các tập đoàn lợi ích trong Đảng và xã hội đã hình thành và thâm căn cố đế.
- Các biện pháp cải cách phải đủ mạnh mới có thể đột phá được các tập đoàn lợi ích giống như bức tường thành này.
- Về mặt giải pháp Từ những bài học về nhận thức nêu trên, chúng tôi cho rằng, ĐCS Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa cũng có những kinh nghiệm nhất định trong việc định ra những giải pháp phù hợp mà Việt Nam có thể tham khảo.
- Một là, các biện pháp cải cách phải có tính đồng bộ và phối hợp.
- Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, thời kỳ đầu, cải cách được tiến hành theo phương châm “dò đá qua sông”, ĐCS Trung Quốc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
- Các biện pháp cải cách đều được thực hiện theo một lộ trình thống nhất, có tính đồng bộ và phối hợp với nhau.
- Cải cách bắt đầu từ nông thôn, sau đó mở rộng ra thành thị.
- Ngoài ra, các biện pháp cải cách còn được thực hiện có sự phối hợp, thời kỳ đầu là giữa kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Hai là, trong hàng loạt các biện pháp cải cách khác nhau, cần lựa chọn đúng trọng điểm và hạt nhân của cải cách.
- Như đã nêu ở trên, cải cách là một cuộc cách mạng.
- Các biện pháp cải cách được đưa ra thường rất nhiều, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tuy nhiên, Đảng Cộng sản với tư cách như người thiết kế công trình hệ thống, cần xác định từ đó lựa chọn đúng đắn lĩnh vực trọng điểm và hạt nhân cải cách.
- Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, giai đoạn đầu cải cách, ĐCS Trung Quốc xác định lấy cải cách nông thôn làm trọng điểm và hạt nhân là thực hiện khoán sản lượng đến hộ gia đình.
- Còn hiện nay khi cải cách mở cửa đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng ĐCS Trung Quốc trong hội nghị Trung ương 3 khóa 18 vẫn xác định “cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm” và vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường.
- Như vậy, Đảng vẫn nắm được quyền chủ động và kiểm soát toàn bộ tiến trình cải cách mở cửa, trong đó có việc việc thiết kế từ trên đỉnh và thành lập Ban chỉ đạo đi sâu cải cách toàn diện như đã nêu trên.
- Ba là, để sự nghiệp cải cách mở cửa thành công, Đảng phải coi trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cốt cán cầm quyền có trình độ cao.
- Sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam đều do Đảng Cộng sản của hai nước khởi xướng và lãnh đạo.
- Đảng muốn lãnh đạo cải cách hay đổi mới thành công, khâu then chốt là đội ngũ cốt cán cầm quyền.
- Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, 515 mặc dù ngay từ năm 1993 Hội nghị Trung ương 3 Đại hội 14 của ĐCS Trung Quốc đã ban hành bản Quyết định về xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, nhưng 10 năm sau - năm 2003 kết quả cuộc điều tra xã hội học cho thấy có tới 65% cán bộ từ cấp huyện trở lên không hiểu kinh tế thị trường XHCN là thế nào.
- Vì vậy, sau Đại hội 16, ĐCS Trung Quốc đã dành hẳn một hội nghị Trung ương - tức hội nghị Trung ương 4, để thảo luận nghiên cứu và thông qua Nghị quyết về nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, gồm 4 nội dung, trong đó nội dung đầu tiên là nâng cao năng lực điều hành kinh tế thị trường XHCN.
- Còn văn kiện Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc gần đây, trong 6 nhóm giải pháp về xây dựng Đảng, đã dành hẳn một nhóm giải pháp nói về “đi sâu cải cách chế độ nhân sự cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán cầm quyền có tố chất cao”.
- Để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ cốt cán cầm quyền có trình độ cao, ĐCS Trung Quốc đã có nhiều chủ trương chính sách và biện pháp khác nhau, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế bình xét đánh giá cán bộ, kiện toàn thể chế quản lý cán bộ, hoàn thiện chế độ công chức, tăng cường và cải tiến công tác đào tạo bồi dưỡng qua đó nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ cầm quyền v.v… Kết luận Cải cách mở cửa ở Trung Quốc qua 35 năm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và mâu thuẫn.
- Trong bài phát biểu Kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung Quốc Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc lúc đó là 516 Hồ Cẩm Đào đã rút ra nhận xét cho rằng: Mấu chốt giải quyết mọi vấn đề của cải cách mở cửa ở Trung Quốc là Đảng.
- Vì vậy, những kinh nghiệm rút ra từ cải cách thể chế của Trung Quốc trong 35 năm cải cách mở cửa, có giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam.
- Việc trao đổi kinh nghiệm giữa hai Đảng, hai nước trong quản lý đất nước và xây dựng Đảng, trong đó có cải cách và đổi mới thể chế là rất cần thiết và quan trọng, góp phần làm phong phú nội dung của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
- Báo cáo của Hồ Cẩm Đào tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Nhà xuất bản Nhân dân, Bắc Kinh, 2012.
- “Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện”, Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh, 2013.
- Tập Cận Bình, Thuyết minh về “Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện”, http://news.xinhuanet.com/politics c_118164294.htm 4.
- Sách phụ đạo về “Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện”, Nhà xuất bản Nhân dân, Bắc Kinh, 2013.
- Chuyên gia học giả trường Đảng Trung ương, “Giải thích sâu sắc một số vấn đề trọng đại của việc đi sâu cải cách mở cửa”, Nhà xuất bản trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2013.
- Đặng Xuân Thanh, Hoàng Thế Anh, “Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc: Một số điểm nhấn thúc đẩy cải cách mở cửa trong giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12 năm 2013, tr