Academia.eduAcademia.edu
LỊCH SỬ VIỆT NAM START: hàng vạn năm trước công nguyên. Thời đại đồ đá: Lạng Sơn, Thanh Hóa (núi Đọ), ~20,000 năm trước. Thời đại đồ đồng đá: 4000~3500 năm trước, Phú Thọ Thời đại đồ đồng: 3000 năm trước, Vĩnh Phúc. Thời đại đồ sắt: 1200 năm TCN, văn hóa Đông Sơn. Nước xích quỷ: tộc Việt Cổ, quốc gia đầu tiên, ở Lĩnh Nam. Nước Văn Lang: người Lạc Việt, nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, Phú Thọ. Nước Âu Lạc: thế kỷ thứ III TCN, Thục Phán (An Dương Vương), đánh bại Hùng Vương 18, lập Âu Lạc. Bắc thuộc: 208 TCN, nhà Triệu chiếm Âu Lạc. Nhà Hán chiếm Nam Việt và sát nhập vào đế chế Hán. Đông Ngô, Nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương: lần lượt đô hộ VN. Năm 544, Lý Bí (Lý Nam Đế): lập Vạn Xuân. 550: Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) đuổi quân Lương. Nhà Đường: đô hộ ~300 năm. 905: Khúc Thừa Dụ bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt. Phong kiến độc lập: 939: Ngô Quyền xưng Vương sau trận Bạch Đằng trước quân Nam Hán. 968: Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, lập nhà Đinh, đặt tên nước Đại Cồ Việt. 980: Lê Hoàn lên vua, lập Tiền Lê. 1009: Lý Công Uẩ lên vua, lập nhà Lý. 1054: Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt. Trải qua các chế độ PK: Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê trung hung, Tây Sơn. Đàng ngoài – Đàng trong: 1592 – mở đầu thời kỳ Vua Lê chúa Trịnh. 1771: phong trào nổi dậy của Tây Sơn, chấm dứt chia đôi đất nước. 1802: Nguyễn Phúc Ánh, đánh bại Tây Sơn, vua đầu tiên của nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế. Pháp thuộc: 31/8/1858: Pháp tấn công Đà Nẵng, chiếm Sài Gòn. 1887: Pháp hoàn tất xâm lược. Phủ toàn quyền Đông Dương. 1941: Việt Minh thành lập và điều hành bởi Hồ Chí Minh. 1945: Nhật tấn công toàn bộ Đông Dương, nạn đói Ất Dậu (Bắc Kỳ và Trung Kỳ), ~ 2 triệu người chết. Tuyên bố độc lập: 1945: Nhật lật đổ chính phủ bảo hộ của Pháp. 14/8/1945: Nhật đầu hàng quân Đồng Minh (bao gồm cả Việt Minh). 2/9/1945: tại HN, HCM tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chiến tranh Đông Dương: 12/1946: chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp bùng nổ. 5/1954: trận Điện Biên Phủ, Pháp và Mỹ thất bại -> hiệp định Geneve (chia VN thành 2 vùng tập trung quân sự, ranh giới tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải). Bắc: HCM, Nam: Pháp, Mỹ hỗ trợ tài chính (Ngô Đình Diệm). Chiến tranh Việt Nam: 1976: thống nhất, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1978: làn sóng vượt biên ra nước ngoài do kinh tế khủng hoảng. Xung đột Campuchia, TQ: 1975-1978: xung đột với Khmer Đỏ (hậu thuẫn của TQ). 1979: lấy cớ VN lật đổ Khmer Đỏ, TQ tấn công các tỉnh biên giới phía bắc VN. 18/3/1979: TQ rút quân. 1986 đến nay: Cải cách “Đổi mới”: từ nhập khẩu và nhận viện trợ -> xuất khẩu. 2007: chính thức trở thành tv 150 của WTO. 2015: gia nhập AEC (cộng đồng kinh tế ASEAN). TÊN NƯỚC Thời Hồng Bàng Văn Lang: Thời Hùng Vương Âu Lạc: Thời An Dương Vương Thời Bắc thuộc (thuộc) Nam Việt: thời nhà Triệu, vương quốc Nam Việt gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, đại bộ phận tương đương Quảng Đông, Quảng Tây và một phần tương đương nam bộ Quý Châu hiện nay[36] (thuộc) Giao Chỉ bộ: Bắc thuộc thời Hán, bộ Giao Chỉ gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam (thuộc) Giao Châu: Bắc thuộc từ thời Đông Ngô đến thời Đường, Giao Châu bao gồm cả Quảng Đông Vạn Xuân: Giai đoạn độc lập ngắn dưới thời nhà Tiền Lý năm (542–602) An Nam đô hộ phủ: Bắc thuộc thời Đường (618–866) Tĩnh Hải quân: tiếp tục trong thời thuộc Đường qua thời Tự chủ tới hết thời nhà Ngô (866–967) Thời phong kiến độc lập Đại Cồ Việt: thời Nhà Đinh-nhà Tiền Lê và đầu thời Nhà Lý, từ 968–1054 Đại Việt: thời Nhà Lý-Nhà Trần, từ 1054–1400 Đại Ngu: thời Nhà Hồ, từ 1400–1407 Đại Việt: thời Nhà Hậu Lê-Nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn, từ 1428–1804 Việt Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1804–1839 Đại Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1839–1945 Thời Pháp thuộc (thuộc) Liên bang Đông Dương: nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan từ 1887 đến 1945. Giai đoạn từ năm 1945 đến nay Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 - tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, là bù nhìn của phát xít Nhật Bản Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976 Quốc gia Việt Nam: dựng lên bởi chính quyền thực dân Pháp, tồn tại từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại Việt Nam Cộng hòa: kế thừa từ Quốc gia Việt Nam, tồn tại từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976, tiếp quản miền Nam từ sau 30 tháng 4 năm 1975 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay, kế thừa trực tiếp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.