Academia.eduAcademia.edu
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế Hệ thống kinh tế Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế là yếu tố quan trọng cho các doanh nghiệp đầu tư quốc tế. Cơ sở hạ tầng của hệ thống kinh tế có phát triển hay không phát triển đo là yếu tố cấu thành cho nhà đầu tư hay doanh nghiệp nên hay không nên đầu tư kinh doanh quốc tế và đầu tư như thế nào là đủ. Đầu tư vào đó thì có thể kinh doanh thu hồi vốn hay nhà đầu tư phải tính toán chi phí đầu tư vào đó nếu như đầu tư ít mà knh doanh được nhiều đương nhiên phải đầu tư. Tuy nhiên nếu mà cảm tháy cái hạn mức đầu tư của họ khác lsn so với tiềm năng kinh tê mà họ đạt dược thì hông nên đầu tư. Mức độ phát triển của nền kinh tế quốc tế Sử tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến mức đầu tư cũng như cách thức đầu tư, có nên đầu tư hay không khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó đang ở ngưỡng 10%/ năm hay nên đầu tư những quốc gia có mức tăng chỉ 1% đến 2%. Tuy nhiên sự so sánh về mức tăng trưởng kinh tế chỉ là cái nhìn tương quan mà doanh nghiệp phải nhắm tới đó là tổng GDP và nhu cầu, lợi ích của một nhóm cá nhân đủ đủ lớn để so thể đưa ra quyết định. Doanh nghiệp đó có thể đồng ý đầu tư vào những quốc gia có mức tăng trưởng 1- 2%/năm vì tổng GDP của nước đó gấp 50 lần quốc gia khác. Mức độ ổn định của nền kinh tế Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài. Một số ví dụ TS. Hà Văn Hội (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) có nói về môi trường kinh tế thế giới như sau: Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do như vậy, các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với những hoạt động kinh tế trong một thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giới). Ví dụ các công ty Mỹ rất quan tâm đến bước phát triển của EU trong việc đạt tới mục tiêu nhất thể hoá châu Âu, cũng như đến ảnh hưởng này với quan hệ mậu dịch EU-Mỹ. Họ cũng theo dõi sát tiến bộ của WTO trong việc mở rộng tự do hoá thương mại... bất kỳ những hành động nào cũng ảnh hưởng đến công ty rất mạnh. Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị trường thực và viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm quan trọng của thông tin kinh tế đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ở đầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm của nhân viên trong nước. Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài. Quản trị kinh doanh quốc tế GS.TS.NSƯT BÙI XUÂN PHONG biên soạn (học viện công nghệ bưu chính viễn thông) Ông có nói tới 5 yếu tố ảnh hưởng là: môi trường pháp luật; kinh tế; văn hóa, con người; chính trị; và cuối cùng là môi trường cạnh tranh