Academia.eduAcademia.edu
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ---------- Văn hóa Việt Nam Giảng viên: Cô Trần Thị Hương Nhóm: Đinh Hoài Thu – TT40B Võ Thị Phương Anh – TT40B Đặng Thị Thảo Phương – TT40B Đinh Thị Thùy Linh – TT40A Nguyễn Lan Anh – TT40A Nguyễn Hồng Vân – TT40A Nguyễn Xuân Phương – TT40A Nguyễn Quỳnh Hương – TT40A Trương Hải Anh – TT40A Nguyễn Hoàng Việt – TT40A Hà Nội, tháng 4 - 2016 Mục lục Lời mở đầu 1 Hệ giá trị của văn hóa Việt Nam 2 1. Khái niệm văn hóa 2 2. Hệ giá trị 2 2.1. Khái niệm 2 2.2. Hệ giá trị của văn hóa Việt Nam 3 Đặc trưng văn hóa Việt Nam 5 1. Văn hóa tinh thần 5 1.1. Tôn giáo tín ngưỡng 5 1.2. Phong tục tập quán 6 1.3. Hệ tư tưởng 8 1.4. Ngôn ngữ 9 1.5. Văn học 10 1.6. Nghệ thuật 11 2. Văn hóa vật chất của người Việt Nam 11 2.1. Ẩm thực 11 2.2. Mặc (trang phục, trang điểm) 13 2.3. Nhà ở 13 2.4. Sự đi lại 15 Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam 16 1. Quan điểm về ngoại giao văn hóa của Việt Nam 16 2. Mục tiêu 16 3. Ưu điểm và hạn chế 17 Kinh nghiệm của các nước và đề xuất cho Việt Nam 19 1. Kinh nghiệm của các nước 19 1.1. Nhật Bản 19 1.2. Hoa Kỳ 20 1.3. Hàn Quốc 21 2. Đánh giá và đề xuất 21 2.1. Đánh giá 21 2.2. Đề xuất 22 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25 Trả lời câu hỏi 26 Lời mở đầu Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia trải qua hàng ngàn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Qua lịch sử của một dân tộc giàu truyền thống như vậy thì đi cùng với đó là một nền văn hoá phong phú và đậm đà bản sắc của dân tộc. Ngoại giao văn hóa là một trong những thành tố chính trong quan hệ ngoại giao của thế kỷ 21, bởi lẽ Ngoại giao văn hóa có khả năng giảiquyeetit những thách thức lớn của thời đại chúng ta theo hướng bền vững đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và xung đột. Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, từ đó đưa ra những bước đi phù hợp để quảng bá văn hóa nước ta ra bên ngoài là việc làm cần thiết ngay lúc này. Hệ giá trị của văn hóa Việt Nam 1. Khái niệm văn hóa Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm toàn bộ đời sống con người. Tuy nhiên, theo định nghĩa đã được UNESCO công nhận thì: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. 2. Hệ giá trị 2.1. Khái niệm Giá trị là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay tất cả những thứ được con người xem là có ý nghĩa nhất định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của con người, xã hội. Nó bao hàm cả mặt chủ quan lẫn khách quan, gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau. Bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình, sự biến, tồn tại khách quan, nhưng nếu không có sự đánh giá của con người, không được con người xem là có ý nghĩa đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của họ thì các sự vật, hiện tượng, quá trình, sự biến đó không có giá trị. Giá trị là phần cốt lõi, trục chính, căn bản của văn hóa, nhưng không thể quan niệm rằng nó là một hình thái tinh thần. Giá trị nằm ngay trong bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình. Ở Việt Nam, thuật ngữ giá trị thường dùng để chỉ phẩm chất, phẩm giá, đức tính (giá trị đạo đức). Nhiều nhà khoa học Việt Nam quan niệm giá trị là tính có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể. Giá trị gắn liền với cái tốt, cái hay, cái đúng, cái đẹp nhưng không nên và cũng không thể "đạo đức hóa" toàn bộ các giá trị. Bởi lẻ, chỉ riêng cái tốt đã là thuộc tính của rất nhiều các giá trị khác nhau chứ không đơn thuần là thuộc tính riêng của đạo đức. Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy. Hệ giá trị là một tập hợp các phạm trù giá trị khác nhau, được cấu trúc theo những thứ bậc khác nhau, và có mối liên hệ có tính lịch sử cụ thể với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Nó có tính tương đối: phát triển nội tại và có khả năng chuyển hóa sang một hệ thống khác, nhằm thích ứng với điều kiện và môi trường lịch sử - xã hội. Giáo sư Trần Văn Giầu đã nêu 7 giá trị mang tính tổng quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa”. Nghị quyết Trung ương 5 nêu những đức tính nổi bật của bản sắc Việt Nam, cũng có thể hiểu đó là các giá trị của con người Việt Nam, đó là: “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Hạt nhân của mỗi nền văn hóa là hệ thống giá trị. Có thể coi hệ thống giá trị là chỉ số đánh giá trình độ và tính chất đã đạt được của một nền văn hóa. 2.2. Hệ giá trị của văn hóa Việt Nam Bản sắc văn hoá đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, sức sống của dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó, nổi bật là 4 hệ giá trị cơ bản của văn hóa: - Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc - Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc - Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý - Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... 2.2.1. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc Lòng yêu nước là phẩm chất hàng đầu, là giá trị thiêng liêng nhất trong bảng giá trị của văn hoá Việt Nam. Yêu nước là chuẩn mực giá trị, là lẽ sống và đạo đức bởi đối với người Việt Nam, ý thức dân tộc phát triển từ rất sớm. Yêu nước gắn liền với yêu nhà, Tổ quốc là đại gia đình bởi các dân tộc Việt Nam đều là “con một cha, nhà một nóc” có chung ngày giỗ Tổ Hùng Vương, chung dòng máu lạc Hồng. Đây là cội nguồn của lòng yêu nước được coi là giá trị thiêng liêng và là sức mạnh cố kết cộng đồng để giữ gìn bản sắc dân tộc trong văn hoá Việt Nam. 2.2.2. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc Từ lòng yêu nước đã kết tinh thành sức mạnh và giá trị của văn hoá Việt Nam, người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Những giá trị này không tách rời mà luôn gắn kết, hoà quyện chặt chẽ. Người Việt Nam sẵn sàng hy sinh tình nhà vì nợ nước, coi trọng tình làng nghĩa xóm, coi Tổ quốc là đại gia đình cần phải bảo vệ bằng cả tính mạng. 2.2.3. Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý Lòng nhân ái khoan dung của người Việt Nam là “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” luôn lấy dân làm gốc, văn hoá Việt Nam là nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc cũng bởi “đất nước này là đất nước nhân dân - đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại”. Tư tưởng lấy dân làm gốc là cội nguồn của lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý trong văn hoá Việt Nam. 2.2.4. Cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống Văn hoá ra đời trong lao động, trở thành động lực và mục tiêu phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Con người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam mà trước hết bản sắc văn hoá của dân tộc lại thể hiện qua diện mạo, tư chất, tính cách, năng lực sáng tạo của chủ thể văn hoá, đó là con người. Bản sắc dân tộc thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong cách sản xuất, cách tư duy, trong ứng xử với tự nhiên, với xã hội... Sự cần cù sáng tạo trong lao động và tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống chính là biểu hiện của thái độ quí trọng lao động, của tinh thần tự lực tự cường, của ý chí và khí phách dân tộc. Đặc trưng văn hóa Việt Nam 1. Văn hóa tinh thần 1.1. Tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao đài. Những tôn giáo độc thần như: Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo) ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín ngưỡng bản địa. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm ở Việt Nam, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc. Dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố âm – đất – mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn thực; hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tồn của giống nòi, sự bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ. Truyền thống này được thể hiện rõ nét trong tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển từ tín ngưỡng bản địa thờ Nữ thần và Mẫu thần với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tới thế kỷ 17 – 18, khi mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần. Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong quá trình Nam tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Trong kho tàng Văn hóa dân gian, tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. Phồn nghĩa là nhiều, thực là biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật. Quan niệm về tín ngưỡng phồn thực vốn có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp, với ước vọng cầu được mưa thuận gió hòa, cơm no áo ấm từ ngàn đời của cư dân. Tín ngưỡng phồn thực bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm – dương, đất – trời, non – nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Những người có công với gia đình, làng nước luôn được thần thánh hóa trong tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Con người Việt Nam vốn có lòng yêu nước, trọn tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy. Truyền thống ấy được thể hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và được ghi nhận rõ nét trong hệt thống đền, miếu, lăng, phủ,… ở nước ta. Từ xưa, ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng xóm và quốc gia. Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ – những người đã khuất. Làng xóm có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗi làng có phong tục, lối sống riêng. Trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người. Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được người Việt Nam tôn vinh, sùng kính. 1.2. Phong tục tập quán Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta. Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ. Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng... Hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này còn có lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Về lễ tang thời xưa, trình tự diễn ra như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm “từ đất sinh ra lại trở về với đât”). Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đua thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế. Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Sau mộ năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang. Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen. Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Phật đản.v.v. Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Trần, phủ Dày,(xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)... 1.3. Hệ tư tưởng Lịch sử tư tưởng Việt Nam có hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Đó là: từ khi nước ta tiếp xúc với phương Tây, du nhập tư tưởng phương Tây tức là từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Đó là thời đại mới. Tư tưởng Việt Nam tiếp cận và hoà dòng vào tư tưởng đồng đại của thế giới. Và, đoạn trước đó, khi nước ta còn nằm trong văn hoá có tính chất khu vực – vùng Đông Á và Đông Nam Á – tư tưởng nước ta có những nét chung của tư tưởng cả khu vực đó. Trong một thời gian dài ước tính từ thế kỷ II sau công nguyên cho đến đầu thế kỷ này, ở nước ta có sự tồn tại song song của Tam giáo, du nhập từ Trung Quốc vào. Tam giáo có thay thế nhau giữ vai trò hàng đầu nhưng thực tế là kết hợp với nhau, thẩm thấu vào nhau, chia phạm vi với nhau, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh Tam giáo là sự tồn tại của cách suy nghĩ dân gian để dấu vết lại trong các truyện kể và kết tinh trong tục ngữ. Cũng cần nói đến học thuyết Âm dương, Ngũ hành, cách phân tích Thời, Thế... cũng là những tư tưởng du nhập từ Trung Quốc và cũng tồn tại không hoàn toàn độc lập với Nho giáo. Tư tưởng đó ảnh hưởng lớn đến các khoa học, giả khoa học và cách suy nghĩ, tính toán trong cuộc sống. Sự kết hợp phức tạp giữa Nho, Phật, Đạo, giữa Tam giáo với cách suy nghĩ dân gian, giữa những thứ đó với Âm dương, Ngũ hành để tìm cách quan niệm thế giới, quan niệm con người, cuộc sống, quan niệm sự vận động, sự đổi thay lịch sử... đó mới đúng là cách tư duy Việt Nam. Có một hệ tư tưởng tồn tại trong lịch sử Việt Nam nhưng không có triết học Việt Nam. Người Việt Nam có một cách nghĩ và cách nghĩ đó có khác Trung Quốc. Người Việt Nam có ý thức rõ ràng về thực tế của mình, cởi mở, dễ tiếp nhận cái khác mình, giỏi bắt chước và biết ứng dụng linh hoạt. Cho nên họ đã chuyển từ Đông Nam Á sang Đông Á về mặt văn hoá, đã vay mượn rất nhiều ở tư tưởng Trung Quốc nhưng ở đâu cũng có sự lược bỏ, lược bỏ những chỗ khắt khe, tế toái. Lược bỏ cũng có nghĩa là đơn giản hoá, sơ lược hoá. Thế kỷ 19, phong kiến trong nước suy tàn, văn minh Trung Hoa suy thoái, thì văn hóa phương Tây bắt đầu xâm nhập Việt Nam theo nòng súng thực dân. Giai cấp công nhân hình thành vào đầu thế kỉ 20 theo chương trình khai thác thuộc địa. Sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân là một hoàn cảnh đặc biệt để các nhà nho Duy Tân đầu thế kỷ suy nghĩ về vận mệnh đất nước theo hướng giải phóng dân tộc và hiện đại hóa đất nước. Xét theo một ý nghĩa nào đó, chính chủ nghĩa thực dân đóng vai trò “kích thích” (theo lối phản diện) để giới sĩ phu Duy Tân đặt ra những vấn đề vừa cấp bách vừa căn bản của đất nước trong cả thế kỷ XX. Phong trào Duy Tân với hai nội dung cơ bản (yêu nước và canh tân xã hội để có độc lập dân tộc và xã hội văn minh) là di sản do các vị tiền bối ở đầu thế kỷ XX để lại cho những kẻ hậu sinh trong thế kỷ này, cho chúng ta hôm nay. Khi Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, việc truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam bắt đầu tiến hành thông qua báo chí và các tổ chức cách mạng được ông thành lập sau đó. Những biến đổi trên trường quốc tế cũng tác động hết sức mạnh mẽ tới những biến đổi tư tưởng và xã hội ở Việt Nam. Cho đến đầu những năm 20, trên thực tế chưa có sự phân hóa tư tưởng theo “giai cấp”, hay nói đúng hơn, theo “hệ tư tưởng giai cấp”. Sự phân hóa chủ yếu hồi đó là ở phương thức giành độc lập dân tộc và thay đổi xã hội, giữa bạo lực và phi bạo lực. Vào những năm 20, chủ nghĩa cộng sản (mà lúc đầu là chủ nghĩa Lenin và sau đó là chủ nghĩa Marx-Lenin) được gieo trên một mảnh đất khá thuận lợi của những phong trào yêu nước và cách mạng trong nước. Không phải tất cả những người yêu nước và cách mạng đều theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng rõ ràng nó đã chiếm được trí tuệ và trái tim của một bộ phận đáng kể trong số đó để dần dần trở thành một lực lượng chính trị chủ đạo. Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy lưỡng hợp, một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước (vì nước mất nhà tan, lụt thì lút cả làng). Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử. Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. 1.4. Ngôn ngữ Về nguồn gốc tiếng Việt, có giả thuyết cho rằng tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khmer của ngữ hệ Đông Nam Á, sau chuyển biến thành tiếng Việt – Mường (hay tiếng Việt cổ) rồi tách ra. Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được chứng minh có gốc Môn-Khmer và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với tiếng Mường. Trước đó, trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, nhưng đó cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán – Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Thế kỷ XIII, chữ Nôm ra đời và được sử dụng rộng rãi. Đến thời kỳ Pháp thuộc, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao; và đến nay vẫn tồn tại khá nhiều từ gốc Pháp trong ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Thời gian sau đó chữ quốc ngữ xuất hiện. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes và một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ XVII. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. 1.5. Văn học Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian (truyền miệng) và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao... với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam. Một số tác phẩm nổi bật: Truyền thuyết Thánh Gióng, Cổ tích Sọ Dừa… Văn học viết ra đời từ khoảng thế kỉ X. Cho đến đầu thế kỉ XX cũng có hai bộ phận song song tồn tại: chữ Hán (có thơ, văn xuôi, thể hiện tâm hồn, hiện thực Việt Nam nên vẫn là văn chương Việt Nam) và chữ Nôm (hầu như chỉ có thơ, lưu truyền lại nhiều tác phẩm lớn). Từ những năm 20 của thế kỉ XX, văn học viết chủ yếu sáng tác bằng tiếng Việt qua chữ quốc ngữ, có sự cách tân sâu sắc về các hình thức thể loại như tiểu thuyết, thơ mới, truyện ngắn, kịch... và sự đa dạng về xu hướng nghệ thuật, đồng thời phát triển với tốc độ nhanh, nhất là sau Cách mạng tháng Tám đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng về cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân. Có thể coi Việt Nam là một dân tộc sính thơ, bởi bất cứ ai trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể làm thi sĩ. Nội dung chủ yếu trong văn học Việt Nam là lòng yêu nước bất khuất chống ngoại xâm ở mọi thời kỳ, và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua thân phận người phụ nữ. Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là mảng đề tài quan trọng. Các thi hào dân tộc lớn đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng ra toàn diện cuộc sống, đi vào đời thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con người. Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung óan ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)... Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan. Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao... Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Tiếc rằng hiện nay chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và thời đại. 1.6. Nghệ thuật Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy. Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ XX, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ. Nghệ thuật thanh sắc Việt Nam nói chung đều mang tính biểu trưng, biểu cảm, dùng thủ pháp ước lệ, giầu chất trữ tình. Sân khấu truyền thống giao lưu mật thiết với người xem và tổng hợp các loại hình ca múa nhạc. Múa Việt Nam ít động tác mạnh mẽ mà đường nét uốn lượn mềm mại, chân khép kín, múa tay là chính. Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh. 2. Văn hóa vật chất của người Việt Nam 2.1. Ẩm thực Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống… Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có thực mới vực được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa cà. Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. Trong bữa ăn cả truyền thống và hiện đại người Việt đều chú ý tới các yếu tố để không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn đảm bảo hài hòa Âm Dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng Âm Dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Thứ nhất, bảo đảm hài hòa Âm Dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng Âm Dương , người Việt phân biệt năm mức Âm Dương của thức ăn theo Ngũ Hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ). Thứ hai, bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình Âm Dương , thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình Âm Dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Thứ ba, bảo đảm sự quân bình Âm Dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho… Bên cạnh những nét chung đó thì mỗi một vùng miền lại có những nét đặc trưng ẩm thực riêng: Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món. Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía… Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui… Ẩm thực các dân tộc thiểu số: Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ… 2.2. Mặc (trang phục, trang điểm) Sau ăn uống tới mặc trang phục. Nhưng mặc là để đối phó, trước hết với khí hậu thời tiết, sau nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ và phù hợp với công việc. Trang phục Việt Nam, trước hết, thích hợp với khí hậu, thời tiết và nghề nông nghiệp. Sau nữa, theo quan điểm thẩm mỹ, người Việt ưa ăn mặc bình dị, kín đáo (không thích sắc màu sặc sỡ và hở hang)... Sử dụng chất liệu thực vật nhẹ thoáng. Tơ tằm là loại đặc biệt nửa thực vật nửa động vật (con sâu tằm chế biến lá dâu thành sợi tơ). Tơ tằm dệt nên rất nhiều loại vải từđơn giản đến quí giá: tơ, lụa, lượt, là, the, nhiễu, đoạn,sồi, đũi, lĩnh, thao,(nón quai thao) nái, địa,...đến gấm vóc. Ngoài tơ tằm, còn dùng các loại cây thông thường khác như sợi gai, sợi đay, sợi bông và tơ chuối (đặc biệt, tơ chuối mịn màng, nhẹ, mặc mùa nóng rất mát mặc dù dễ rách) . Phụ nữ mặc váy, áo, và yếm. Nam giới đóng khố hoặc mặc quần đùi (xà lỏn). Chiếc áo lâu bền nhất đến nay còn lại là áo cánh (cách gọi miền Bắc hoặc áo bà ba 9 nam bộ). Áo lễ hội của phụ nữ là chiếc áo dài có hai loại tứ thân và năm thân, cài khuy bên trái. Riêng nam giới về sau cài khuy bên phải (áo cánh lệch tà) theo ảnh hưởng phần nào của Trung Quốc. Sang thế kỉ 20, chiếc áo dài phụ nữ được cải tiến một bước nữa và trở thành kiểu áo đặc sắc vừa truyền thống vừa hiện đại mà vẫn được coi là biểu tượng văn hóa Việt Nam. Nam giới cũng mặc áo dài khi trang trọng (cúng lễ, hội hè và những công việc nghiêm trang như ở công sở nơi dạy học). Ngày nay Âu phục đã hầu như thay thế hẳn loại áo dài nam giới. Nhìn chung, trang phục nữ giới giữ theo truyền thống lâu bền hơn nam giới. 2.3. Nhà ở Đối với nông nghiệp thì ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với thời tiết nóng lạnh, nắng mưa, gió bão. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ 1 cuộc sống định cư ổn định: "Có an cư thì mới có lạc nghiệp" hay "thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần". Do ngôi nhà chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống nên nhà được đồng nhất với gia đình. Ngôi nhà ở Việt Nam có những đặc điểm sau: Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò..) thường lấy thuyền, bè là nhà ở gọi là nhà thuyền, nhà bè, nhiều gia đình gọi là xóm chài và làng chài. Tuy vậy nhưng họ vẫn có nhà trên sàn trên mặt nước để ứng phó với việc ngập lụt và khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao thêm vào đó là hình mái cong. Mái cong ngoài ý nghĩa là con thuyền thì ko có tác dụng thực tế gì, tạo dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hòa mình vào thiên nhiên. Để đối phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng. Kiến trúc mở tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, cái cao của ngôi nhà VN bao gồm 2 yêu cầu : sàn và nền cao so với mặt đất và mái cao so với sàn/ nền. Nhà cao mà cửa ko cao mà phải rộng, của ko cao để tránh ảnh nắng chiếu xiên vào còn cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng. Biện pháp quan trong ko kém là chọn hướng nhà, chọn đất, tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam "Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam". Nhưng tùy thuộc vào địa hình địa vật xung quanh vào sự có mặt của núi rừng, của sông, của con đường... "Phong" và "Thủy" là 2 yếu tô quan trọng nhất, thuật phong thủy được xây dựng trên âm dương ngũ hành do vậy mà nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió và hướng nước để âm dương được điều hòa là tốt nhất. Tuy nhiên trong việc "chọn nơi mà ở" thì người Việt còn có tính cộng đồng mà ko thể quên làng "Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền". Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và linh hoạt. Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi nhà là bộ phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko gian 3 chiều: theo chiều đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng, mộng là cách ghép theo nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ lõm vào có hình dáng và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác. Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc. Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sàn với vách riêng và mái cong hình thuyền. Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như phương tây. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu tiên cho bộ bàn ghế tiếp khách là ko ngoại lệ. Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi nhà bao giờ cũng là số lẻ. Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ động và linh hoạt. Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy nguyên lý âm dương và ý muốn hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam 1 cách trọn vẹn. 2.4. Sự đi lại Trước đây, hoạt động đi lại của người dân nông nghiệp Việt Nam trong một phạm vi ngắn, từ nhà ra ruộng đồng, gò bãi. Do đó, chủ yếu chỉ dùng sức người mà vận chuyển trong sản xuất và sinh hoạt. Giao thông đường bộ Việt Nam rất kém phát triển. Trên những con đường nhỏ, chỉ có sức đôi chân (đi bộ, lội bộ) hiếm khi có xe trâu bò, ngựa, voi. Quan lại, nhà giàu đi bằng kiệu, cáng. Về sau có xe tay, rồi đến xe đạp, xích lô. Giao thông đường thủy phát triển mạnh hơn nhưng cũng chỉ có phương tiện thô sơ trên sông ngòi chằng chịt, ít có tàu chạy biển. Hình ảnh con thuyền và sông nước in đậm dấu ấn trong đời sống tinh thần người Việt Nam, vừa gần gũi thân thiết vừa lãng mạn bay bổng. Hàng trăm câu tục ngữ, ca dao, dân ca truyện cổ gắn liền với sông nước, đôi bờ, đầu sông, cuối sông, đò ngang, đò dọc. Những sáng tác văn học - nghệ thuật dân tộc ưa thích, đề tài, bối cảnh sông nước... Đặc biệt người Nam bộ gọi cả việc đi bộ là “lội bộ”. Khi người chết, cũng theo tín ngưỡng dân gian, còn đi chuyến đò cuối cùng qua “chín suối”. Khi hát cầu kinh trong đám tang, các bà vãi hát bài “chèo đò” đưa tiễn linh hồn. Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam 1. Quan điểm về ngoại giao văn hóa của Việt Nam Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại. Ngoại giao văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng, không có tổ chức bộ máy riêng mà là hoạt động và nhiệm vụ chung của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các địa phương, mọi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Hoạt động ngoại giao văn hóa dựa trên các quan điểm được nêu rõ tại Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, sửa đổi năm 2011): “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”. Sự phát triển của nền văn hóa của đất nước là nền tảng cho hoạt động quảng bá văn hóa của Việt Nam đối với thế giới nói chung và cho hoạt động ngoại giao văn hóa nói riêng và việc triển khai ngoại giao văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện và khả năng đáp ứng kinh tế của đất nước. 2. Mục tiêu Ngoại giao văn hóa Việt Nam hướng tới hai mục tiêu, đó là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao và phát triển văn hóa quốc gia. Trong đó, mục tiêu tạo thuận lợi cho ngoại giao nhằm mục đích góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Ngoại giao văn hóa góp phần phục vụ, thực hiện các mục tiêu và chiến lược chính trị đối ngoại nói chung của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, với đặc thù và thế mạnh của mình, ngoại giao văn hóa tạo ra các “kênh hoạt động” chuyên biệt để đạt tới các mục tiêu trên. Về khía cạnh an ninh, trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết và hiểu biết “tích cực” để tạo lập môi trường thân thiện, thuận lợi cho hoạt động ngoại giao, bảo đảm cho mối quan hệ tốt đẹp. Về kinh tế - xã hội, ngoại giao văn hóa là một cách quảng bá hình ảnh quốc gia, bộ mặt nền kinh tế, kèm theo đó là tiếp thị các sản phẩm của nền kinh tế, dịch vụ kinh tế, văn hóa. Đối với mục tiêu cụ thể, ngoại giao văn hóa góp phần nâng cao sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam. Đồng thời, các hoạt động ngoại giao văn hóa góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Thông qua giao lưu văn hóa, các kênh thông tin văn hóa đối ngoại, như báo chí, phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo khoa học,... ngoại giao văn hóa góp phần tạo dựng lòng tin cho việc xây dựng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam với các nước trong cộng đồng quốc tế. 3. Ưu điểm và hạn chế Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới thể hiện qua những thành tựu đặc biệt đóng góp vào thành công chung của ngoại giao Việt Nam. Trước hết, ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, góp phần quảng bá văn hóa và tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, tạo dựng lòng tin cho việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài. Những sự kiện văn hóa thường được gắn liền với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt, những thành tựu của công cuộc đổi mới, môi trường chính trị ổn định, đất nước hòa bình, con người thân thiện, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống đặc sắc,... là những hình ảnh thường xuyên được thông tin, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể kể đến như vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam đã được phát huy trong việc tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, không chỉ tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN, mà còn giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Trên cương vị thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO (2009 - 2013), Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc ký kết Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và UNESCO. Năm 2013, Việt Nam là một trong 22 nước ứng cử và được bầu vào Ủy ban Liên chính phủ Công ước 1972 (nhiệm kỳ 2013 - 2017). Ngoài ra, Tuần văn hóa Việt Nam, Ngày văn hóa Việt Nam,... đã trở thành hoạt động ngoại giao văn hóa quan trọng của Việt Nam tại nhiều nước. Thứ hai, hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam góp phần tích cực vận động, mang lại niềm tự hào về các danh hiệu văn hóa thế giới. Chẳng hạn như, trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Tổng giám đốc UNESCO đã trao giấy chứng nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, góp phần giới thiệu hình ảnh một Thủ đô giàu truyền thống văn hóa ra thế giới. Hà Nội cũng trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới được UNESCO công nhận 3 di sản trong cùng một năm. Cũng trong năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới vườn quốc gia toàn cầu GNN. Như vậy, hiện nay ở Việt Nam đã có 19 di sản thế giới, trong đó có 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 8 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tư liệu và 1 di sản địa chất toàn cầu. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn là cơ hội để cộng đồng quốc tế chia sẻ và thưởng thức các giá trị văn hóa - tinh thần của Việt Nam. Thứ ba, thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của Việt Nam, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên hợp quốc và UNESCO vào các chương trình hành động quốc gia, như xây dựng xã hội học tập, xã hội thông tin, giáo dục cho mọi người,... So với một số nước trong khu vực, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam cũng còn những hạn chế nhất định, như sự đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã đến với người dân Việt Nam trong nhiều thập niên qua, nhưng ở nơi này, nơi khác trên thế giới chỉ biết đến Việt Nam là một đất nước “anh hùng trong chiến đấu” nhưng vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, mà chưa thực sự biết đến vị thế mới của một quốc gia đang “đổi mới từng ngày”, có ý thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến thân thiện, an toàn với nhiều chính sách cởi mở, thông thoáng đối với các nhà đầu tư. Trong khi đó, hành lang pháp lý về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những quy định trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, biểu hiện trên thực tế là sự xuống cấp của một số công trình văn hóa hoặc việc tiếp thu tràn lan văn hóa ngoại. Công tác quảng bá, tuyên truyền hình ảnh đất nước chưa được triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu rộng và tiềm lực “xuất khẩu văn hóa Việt” ra nước ngoài còn hạn chế. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của vị thế, sức mạnh quốc gia của Việt Nam đến với các nước chưa mang lại nhiều hiệu quả như kỳ vọng. Kinh nghiệm của các nước và đề xuất cho Việt Nam 1. Kinh nghiệm của các nước 1.1. Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia rất thành công với các hoạt động ngoại giao văn hóa, tạo dựng và phát huy ảnh hưởng của Nhật Bản ra khắp thế giới thay cho sức mạnh quân sự, nổi bật là thành tựu đưa nước Nhật ra thế giới với hình ảnh quốc gia của hoa anh đào, núi Phú Sĩ và truyền thống văn hóa lâu đời. Để làm được điều đó, Nhật Bản đã rất coi trọng đầu tư vào việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa. Các công cụ truyền bá chủ chốt là sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học và nghệ thuật sân khấu như truyện tranh, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh,… Sách lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng không quên lực ảnh hưởng truyền bá đối ngoại của loại văn hóa đời sống như văn hóa khoa học và văn hóa thời trang. Nhật Bản đã mở hàng trăm trung tâm văn hóa Nhật Bản, trung tâm dạy tiếng Nhật, cho người nước ngoài, tại Nhật và tại rất nhiều quốc gia trên thế giới; tài trợ cho sinh viên Nhật ra nước ngoài du học; tăng cường quảng bá các sản phẩm văn hóa Nhật ra thế giới như truyện tranh, hoạt hình anime (hoạt hình được sản xuất theo phong cách vẽ riêng của Nhật Bản), búp bê Hello Kitty…; tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống như trà đạo, hoa anh đào, võ thuật. Bên cạnh đó, ẩm thực Nhật Bản với cách chế biến đặc trưng như sushi, sashimi cũng được truyền bá rộng rãi trên thế giới, chỉ riêng ở Việt Nam cũng có đến hàng trăm nhà hàng ẩm thực Nhật Bản. Ngoài các hoạt động quảng bá bên ngoài, Chỉnh phủ Nhật Bản cũng không ngừng tranh thủ các đối tượng nước ngoài, đặc biệt là các đoàn ngoại giao. Mỗi khi có dịp lễ hội, Hoàng gia Nhật thường tổ chức các hoạt động giới thiệu hoa anh đào cho các đoàn ngoại giao tại Nhật Bản. Với lịch sử hấp thu văn hóa ngoại lai, trong quốc sách văn hóa, Nhật hấp thu chủ thể văn hóa khác nhau trong lĩnh vực khác nhau để làm nguồn hoạt lực kích thích văn hóa Nhật Bản. Khi đề xuất quan niệm hấp thu, Nhật Bản đã để điểm đặt lực của ngoại giao văn hóa vào “hấp thu có tính sáng tạo” đồng thời muốn làm cho Nhật Bản trở thành “căn cứ sáng tạo văn hóa” tràn đầy sức sống. Các phương thức thúc đẩy hấp thu văn hóa là tích cực tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài và đưa vào hạng mục “loại hình nhập cư”, cung cấp điều kiện cư trú thích đáng cho người nước ngoài; thúc đẩy giao lưu nhân tài tạo cơ hội cho họ cư trú, nghiên cứu và dùng thể chế linh hoạt thu dùng nhân tài quốc tế. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc kêu gọi các nước cùng bảo vệ các giá trị văn hóa chung của nhân loại, với mục tiêu nâng cao lòng tôn sùng và cộng sinh. Nhật Bản chủ trương việc trao đổi văn hoá trên thế giới không nên dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn hoá, mà tất cả các nền văn hoá nên được xem như là những tài sản đặc biệt của con người, tất cả những gì là văn hoá thì phải cùng nhau bảo vệ. Do đó một định hướng về chính sách trao đổi văn hoá của Nhật là tập trung nhấn mạnh vào tầm quan trọng của di sản văn hoá nhân loại, việc trao đổi văn hoá quốc tế chính là để làm giàu cho văn hoá nhân loại. Hiện nay, một hình thức trao đổi văn hoá đang nổi lên ở Nhật Bản là khuyến khích các hoạt động chung, mang tính đa dân tộc. Thay vì đưa các nghệ sĩ Nhật Bản ra nước ngoài biểu diễn, thì những nỗ lực như cùng sản xuất những bộ phim, những buổi trình diễn nghệ thuật… Công tác xã hội hóa các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản cũng được đẩy mạnh với việc đa dạng hóa các thành phần ngoại giao văn hóa, bao gồm cả các doanh nhân lớn, các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước ngoài và cộng đồng người Nhật trong và ngoài nước. 1.2. Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng rất thành công các công cụ của ngoại giao văn hóa, đó là văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng. Các giá trị Mỹ được các ngước khác thán phục, bắt chước, đi theo con đường của Mỹ để cố đạt đến trình độ phồn thịnh và mở cửa của Mỹ. Một điểm nổi bật trong nền ngoại giao văn hóa Mỹ đó là bên cạnh các tác nhân nhà nước còn có sự hiện diện rất đáng kể của các tác nhân đến từ khu vực doanh nghiệp phi nhà nước. Bộ phận này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát tán các giá trị Mỹ ra khắp toàn cầu, khi theo đuổi các mục tiêu và các hoạt động vì lợi ích của riêng mình. Các sản phẩm truyền thông và văn hóa Mỹ có được tầm với toàn cầu là nhờ sức đẩy của lợi nhuận và các quy luật cạnh tranh kinh tế. Các vật mang văn hóa đại chúng chính là hàng tiêu dùng được sản xuất hang loạt. Mỹ hiện nay không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Mỹ luôn giữa vai trò là người đi đầu trong việc chế tạo, sản xuất, tại chính, xử lý và phát tán các tri phức hữ quan. Có thể thấy rõ trong các trường hợp nhạp Pop, McDonald, MTV và Hollywood… Phim ảnh, tạp chí, âm nhạc, TV và các công ty thương mại là các kênh phát tán văn hóa Mỹ ra toàn thế giới. Không chỉ là nước xuất khẩu văn hóa đại chúng mạnh nhất thế giới, Mỹ còn chiếm vị trí chủ đạo trong truyền thông đại chúng với cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến, đội ngũ chuyên gia đông đảo và chuyên nghiệp. Mỹ đi đầu trong tất cả các lĩnh vực truyền thông như sách, báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Hiện nay, Mỹ khống chế sản xuất và chế tác 75% chương trình truyền hình toàn cầu. Nhờ các tổ hợp truyền thông mà sự khuếch tán hàng hóa, thông điệp văn hóa của Mỹ trở nên xa hơn và rộng hơn. Điện ảnh Hollywood và nhạc Pop của Mỹ đã đạt tới tầm với toàn cầu. Ngành công nghiệp giải trí của Mỹ đã phát tán các giá trị mỹ thông qua các ấn phẩm văn hóa ra toàn thế giới. 1.3. Hàn Quốc Về công nghiệp điện ảnh: tiếp thu tinh hoa điện ảnh thế giới để sáng tạo ra một phong cách làm phim riêng. Do nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước đã chán ngán dòng phim xã hội đen, phim chính luận khô khan,…Hàn Quốc tung ra những bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và các giá trị gia đình châu Á, song họ lại rất chú trọng đến ngoại hình của diễn viên, cảnh quay đẹp, nhạc phim hay, có sức cạnh tranh với phim nước ngoài, đã biến Liên hoan phim Pusan trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á. Truyền thông được coi là một phương tiện quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra toàn cầu, trở thành một ngành kinh tế truyền thông mũi nhọn. Hàn Quốc có rất nhiều hãng truyền hình tư nhân, cạnh tranh quyết liệt với Đài truyền hình TƯ KBS của Chính phủ. Các thông tin truyền tải trên các hãng này không bao giờ lấy lại của nhau, nhưng nội dung đều nhằm mục tiêu quảng bá ra thế giới hình ảnh văn hóa, đất nước và con người Hàn Quốc - vừa truyền thống, vừa hiện đại . Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển, như âm nhạc, gam-show, talk-show,… với hình ảnh các ca sĩ, diễn viên đẹp - nhờ công nghệ lăng xê - tạo ra các thần tượng, góp phần Hàn hóa thanh thiếu niên nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam. Thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bỏ xa nhiều đối thủ, như Nhật Bản, mang lại lợi nhuận lớn với các thương hiệu như De Bon, E 100, Double Rich,… Về du lịch, do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc, du khách đổ sang Hàn Quốc ngày càng nhiều, để được thăm các cảnh đẹp trong phim, thăm các trường quay, các danh thắng,…Trong năm 2011, Hàn Quốc thu hút được 8,8 triệu du khách nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc . 2. Đánh giá và đề xuất 2.1. Đánh giá Các kinh nghiệm quốc tế từ các nước đã nêu trong phần trên đều có đặc điểm chung là sử dụng hiệu quả các hình thức quảng bá văn hóa, cả đặc trưng và đại chúng. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đại chúng đều được sử dụng một cách hiệu quả để phát tán các thông điệp văn hóa từ trong nước ra ngoài thế giới. Truyền thông và văn hóa trước hết cần phải trở thành những ngành công nghiệp, và đo đó, cần phải đi theo tiến trình xã hội hóa để có thể bước vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sức lan tỏa của một nền văn hóa không chỉ phụ thuộc vào các phương tiện giúp nó khuếch tán; mà quan trọng hơn cả là còn phụ thuộc vào tỷ trọng văn minh (các giá trị duy lý, nhân văn, sang tạo và lợi ích) mà nền văn hóa đó chuyển tải vào trong các sản phẩm của nó khi đưa ra bên ngoài. Xét trường hợp Việt Nam hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa cũng chưa đáng kể. Một cách quảng bá văn hóa được nhiều nước hiện nay làm rất tốt là quảng bá hình ảnh đất nước qua phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực… nhưng Việt Nam lại chưa tận dụng tốt điều này. Tuy nhiên, văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa. 2.2. Đề xuất Trước hết, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của các hoạt động ngoại giao văn hóa trong từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện được mục tiêu này, thì công tác giáo dục tư tưởng, ý thức văn hóa dân tộc, các giá trị sống tử tế cho mỗi người dân Việt Nam trong và ngoài nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì việc nâng cao dân trí cũng rất thiết yếu trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam còn thua kém các nước về kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật. Thứ hai, việc đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Về di sản thiên nhiên: Việt Nam đã có nhiều phong cảnh và danh thắng được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên hàng đầu của nhân loại như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, bãi đá cổ Sapa; nước ta có nhiều bãi biển đẹp (như Ngũ Hành Sơn, NhaTrang), có du lịch sinh thái sông rạch, miệt vườn Nam bộ độc đáo… Về văn hóa, chúng ta được thừa hưởng của cha ông một nền văn hóa đa dân tộc, phong phú về thể loại (cả dân gian lẫn bác học, cả văn chương, hội họa, kiến trúc, lẫn ca múa nhạc) trong đó một số đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại (như kiến trúc cố đô Huế, Tháp Chàm, di tích thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc, cồng chiêng, rối nước, quan họ,…). Nhưng được công nhận cần tiếp tục được nâng cao, phát triển, đem ra quảng bá với thế giới, làm cho bạn bè hiểu biết và tìm đến với nền văn hóa độc đáo của Việt Nam. Văn hóa ẩm thực Việt Nam vốn có sức hấp dẫn với du khách do khẩu vị Việt Nam gắn liền với sản vật nông nghiệp nhiệt đới, giúp cho các món ăn Việt Nam bổ dưỡng mà nhẹ nhàng, thanh lịch, có hương vị và màu sắc riêng. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa phát huy được tối đa lợi thế này, do đó cần đẩy mạnh hơn nữa việc đưa món ăn Việt vào các nhà hàng trên khắp thế giới, tổ chức các lễ hội ẩm thực… Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, chủ yếu được thể hiện ở con người Việt Nam với truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm, ở sự hài hòa cá nhân-gia đình-Tổ quốc, ở sự thân thiện, cởi mở, có tinh thần bao dung hòa hợp, không hẹp hòi, kỳ thị với những cái còn xa lạ đối với mình,… Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, chúng ta ko chỉ cần quảng bá những giá trị truyền thống đó mà cần quảng bá những giá trị con người khác như hiện đại, thông minh, nhạy bén, tử tế… Về việc quảng bá du lịch, hiện nay vẫn do từng địa phương đảm nhiệm, chủ yếu như một ngành kinh tế, một nguồn thu cho ngân sách địa phương, chứ chưa thực sự coi du lịch như một ngành văn hóa, có chức năng hàng đầu là quảng bá những giá trị của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới; vì vậy nó vẫn đang diễn ra một cách manh mún, sơ sài, nghèo nàn, thiếu một sự phối hợp, liên thông giữa các ngành với nhau. Du lịch, bản chất nó là văn hóa, gắn liền với vẻ đẹp cảnh quan, di tích lịch sử, với các lễ hội, festival ca múa nhạc mang màu sắc địa phương, du lịch làng nghề với các sản phẩm văn hóa biểu tượng cho mỗi vùng miền,…nên cần được liên kết thành các tour, với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương mới thu hút được du khách đến và ở lại trong nhiều ngày. Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh con người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết nên có, cần có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngoài (nụ cười thân thiện, lòng hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ, y phục, cách ứng xử, giao tiếp,…phải tỏ ra là người dân của một nước văn hóa). Thứ ba, cần tăng cường sức mạnh mềm của ngoại giao công chúng để giúp nhân dân thế giới cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam. Nội dung của ngoại giao công chúng còn được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học, các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho du học sinh, các cuộc trao đổi, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,… Trong các cuộc giao lưu, tiếp xúc với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công chúng họ thu được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy hơn. Việt Nam, tùy theo khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, vào giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cho quân đội tham gia cứu trợ, cứu nạn trên Biển Đông hay tham gia các lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ, v.v..Thông qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều trong con mắt của thế giới. Kết luận Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Để có thể đạt được các thành công trong ngoại giao văn hóa, mỗi nước cần sử dụng hiệu quả các công cụ đó là truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng, tuy nhiên đối với mỗi quốc gia, việc làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu một cách hiệu quả lại không hề đơn giản. Việt Nam cần phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội một cách kỹ lưỡng để có thể áp dụng hiệu quả các kinh nghiệm quốc tế về ngoại giao văn hóa, để xây dựng một hình ảnh Việt Nam đẹp đẽ và vị thế lớn mạnh trong mắt bạn bè quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt - GS.TS. Dương Phú Hiệp 2. Giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam (1980) - Trần Văn Giàu 3. Nghị quyết Hội nghị TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa 8 năm 1998 4. Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam - GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm 5. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập - Ngô Đức Thịnh 6. Bản sắc văn hóa Việt Nam – Phan Ngọc 7. Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm Trả lời câu hỏi Câu 1: Vì sao trống đồng lại đại diện cho tín ngưỡng phồn thực? Trả lời: Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: - Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo. - Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo. - Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. - Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem thêm Con cóc là cậu ông trời). Câu 2: Trà đạo của Việt Nam và Nhật Bản khác nhau như thế nào? Làm thế nào để có thể tôn vinh được văn hóa trà đạo của Việt Nam ra nước ngoài? Trả lời: Văn hóa trà Việt chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng chúng ta vẫn có những nét riêng của mình và dần trở thành một nét văn hóa thưởng trà. Đó là cách uống trà bình dị, gần gũi, mộc mạc những cũng rất tinh tế, phù hợp với bản sắc văn hóa của mình. Cái bình dị, mộc mạc đó là ngồi nhâm nhi một ly trà xanh giải khát dưới mái hiên nhà trong những buổi trưa hè nắng nóng hay ấm áp trong những đêm đông giá rét. Cái đạo trong trong trà đạo Nhật Bản lấy thiền làm gốc, chính là giá trị tinh thần qua bốn chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịch; nghệ thuật này đã đạt đến đỉnh cao trở thành một nét văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật thưởng trà. Không khắt khe phức tạp, cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, trong trà đạo Việt, chữ đạo được hiểu là con đường, là phong cách uống trà của người Việt. Thưởng thức một chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt. Trong văn hóa ứng xử của người Việt, người nhỏ pha trà mời người lớn, gia chủ pha trà mời khi khách đến chơi. Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự. Vì sự khác biệt như thế, nhóm cho rằng không nên dùng từ “trà đạo” cho văn hóa uống trà của người Việt. Thêm vào đó, để tìm được một người bạn trà, biết thưởng thức nghệ thuật của trà, văn hóa uống trà rất khó, nên các cụ ngày xưa đã đưa nghệ thuật uống trà vào hàng chiếu trên của các bậc thi sĩ. Chính vì sự ít phổ biến như vậy, nên việc đưa được nét độc đáo của nghệ thuật thưởng trà của người Việt đến với các nước trên thế giới là rất khó. Vì thế, đầu tiên chúng ta cần phải tìm ra biện pháp tốt hơn trong việc phổ biến nghệ thuật thưởng trà đến với người dân trong nước. Nhân dân trong nước phải biết và phải hiểu về trà Việt trước thì việc đưa trà Việt trở thành một nét đặc trưng văn hóa thu hút người nước ngoài mới trở nên dễ dàng hơn. Câu 3: Người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam thông qua áo dài và phở. Nếu được chọn hai thứ khác thì nhóm chọn thứ gì? Vì sao? Trả lời: Nhóm sẽ lựa chọn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cụ thể, di sản văn hóa vật thể là Vịnh Hạ Long và giá trị văn hóa phi vật thể là quan họ Bắc Ninh. Do đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, nên các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể này có thể nhanh chóng được biết đến bởi du khách nước ngoài. Đồng thời, các biện pháp được áp dụng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa này trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Câu 4: Khái quát lại các hệ giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Trả lời: Bản sắc văn hoá đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, sức sống của dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó, nổi bật là 4 hệ giá trị cơ bản của văn hóa: - Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc - Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc - Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý - Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Câu 5: 80% dân số Việt Nam không theo đạo, vì thế Việt Nam được coi là một đất nước vô thần. Điều này có gây ảnh hưởng gì đến việc hợp tác với các nước có niềm tin tôn giáo mãnh liệt hay không? Trả lời: Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Việc 80% dân số Việt Nam không theo đạo có thể gây khó khăn ban đầu cho việc hợp tác về văn hóa với các quốc gia có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Tuy nhiên, cũng vì không theo đạo nên người Việt có lợi thế đó là giữ được sự trung lập của mình, không bị niềm tin tôn giáo ảnh hưởng đến các quyết định hợp tác của mình. Câu 6: Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam gần đây có chuyển biến như thế nào? Hạn chế của nó là gì? Trả lời: - Ưu điểm: + Trước hết, ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, góp phần quảng bá văn hóa và tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, tạo dựng lòng tin cho việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài. Những sự kiện văn hóa thường được gắn liền với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao. Có thể kể đến như vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam đã được phát huy trong việc tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, không chỉ tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN, mà còn giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Ngoài ra, Tuần văn hóa Việt Nam, Ngày văn hóa Việt Nam,... đã trở thành hoạt động ngoại giao văn hóa quan trọng của Việt Nam tại nhiều nước. + Thứ hai, hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam góp phần tích cực vận động, mang lại niềm tự hào về các danh hiệu văn hóa thế giới. Chẳng hạn như, trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Tổng giám đốc UNESCO đã trao giấy chứng nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, góp phần giới thiệu hình ảnh một Thủ đô giàu truyền thống văn hóa ra thế giới. + Thứ ba, thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của Việt Nam, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên hợp quốc và UNESCO vào các chương trình hành động quốc gia, như xây dựng xã hội học tập, xã hội thông tin, giáo dục cho mọi người,... - Hạn chế: + Hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam cũng còn những hạn chế nhất định, như sự đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. + Hành lang pháp lý về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những quy định trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, biểu hiện trên thực tế là sự xuống cấp của một số công trình văn hóa hoặc việc tiếp thu tràn lan văn hóa ngoại. + Công tác quảng bá, tuyên truyền hình ảnh đất nước chưa được triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu rộng và tiềm lực “xuất khẩu văn hóa Việt” ra nước ngoài còn hạn chế. Bản đánh giá cá nhân Đặng Thị Thảo Phương – TT40B Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tham gia tìm tài liệu Lên ý tưởng cho bài thuyết trình Thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9,3 Bản đánh giá cá nhân Đinh Hoài Thu – TT40B Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tham gia tìm tài liệu Tổng hợp tài liệu và chỉnh sửa tiểu luận Lên ý tưởng cho bài thuyết trình Tham gia vào bài thuyết trình, trả lời câu hỏi Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9,5 Bản đánh giá cá nhân Đinh Thị Thùy Linh – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Làm tiểu luận và thuyết trình: làm tiểu luận phần ngoại giao văn hóa Việt Nam, tham gia biểu diễn, tìm video và lên kịch bản. Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10) : 9 Bản đánh giá cá nhân Nguyễn Hoàng Việt – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Hậu cần Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 5 Bản đánh giá cá nhân Nguyễn Hồng Vân – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tra cứu và chuẩn bị tài liệu, đóng vai nhân vật nữ chính. Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9 Bản đánh giá cá nhân Nguyễn Lan Anh – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tra cứu và chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị đồ dùng và chạy việc khi diễn kịch thuyết trình, đóng vai 1 trong 2 bác sỹ khi diễn kịch. Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9 Bản đánh giá cá nhân Nguyễn Quỳnh Hương – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Làm tiểu luận và tham gia vào quá trình chuẩn bị, biểu diễn trên lớp. Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9 Bản đánh giá cá nhân Nguyễn Xuân Phương – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tra cứu, tìm tài liệu Lên ý tưởng kịch bản Viết kịch bản Diễn viên Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9,5 Bản đánh giá cá nhân Trương Hải Anh – TT40A Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Tra cứu, tìm tài liệu Làm tiểu luận Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10): 9. Bản đánh giá cá nhân Võ Phương Anh – TT40B Vai trò chính của bạn trong quá trình làm việc là gì? Làm tiểu luận và thuyết trình Bạn có tham gia tìm tài liệu cho nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia đọc và phân loại, xử lý tài liệu không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm slides thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia các công việc khác không? (làm clips, photo tài liệu …) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia làm chương trình biểu diễn/ game show của nhóm không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia thuyết trình không? Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn có tham gia trả lời câu hỏi không? (cả trên lớp và ở nhà qua phiếu câu hỏi) Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia Bạn tự đánh giá năng lực và sự tham gia của mình trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm (trên thang điểm 10) : 9 Bản đánh giá của nhóm Phân công công việc trong nhóm Đinh Thị Thùy Linh: Làm tiểu luân + Thuyết trình Đinh Hoài Thu: Làm tiểu luận + Tổng hợp và Sửa tiểu luận + chuẩn bị nội dung thuyết trình. Nguyễn Xuân Phương: Làm tiểu luận + Làm slide + Thuyết trình Nguyễn Hải Anh: Làm tiểu luận + chuẩn bị tài liệu Nguyễn Lan Anh: Làm tiểu luận + chuẩn bị tài liệu Nguyễn Quỳnh Hương: Làm tiểu luận + thuyết trình Võ Phương Anh: Làm tiểu luận + thuyết trình Đặng Thảo Phương: Làm tiểu luận + thuyết trình Nguyễn Hồng Vân: Làm tiểu luận + thuyết trình Nguyễn Hoàng Việt: Hậu cần Bảng điểm đánh giá của nhóm Điểm thành viên chấm chéo Linh Thu Lan Anh Xuân Phương Thảo Phương Phương Anh Hải Anh Hương Vân Việt Linh 9.5 9.3 9.5 9.3 9 9.3 9.3 9.3 5 Thu 9.3 9.3 9.5 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 5 Lan Anh 9.5 9.5 9.5 9 9.5 9 9.5 9.5 5 Xuân Phương 9.5 9.5 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 5 Thảo Phương 9.3 9.5 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 5 Phương Anh 9.5 9.5 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 9.3 5 Hải Anh 9.4 9.5 9.4 9.5 9.4 9.3 9.4 9.4 5 Hương 9.6 9.6 9.3 9.6 9.5 9.3 9.3 9.3 5 Vân 9.6 9.6 9.6 9.5 9.4 9.4 9.4 9.5 5 Việt 9.5 9.5 9.5 9.5 9.3 9 9.3 9.5 9.5 TBC 9.5 9.5 9.4 9.5 9.3 9.3 9.3 9.4 9.4 5 Tổng hợp điểm cá nhân tự đánh giá Tên Linh Thu Lan Anh Xuân Phương Thảo Phương Phương Anh Hải Anh Hương Vân Việt Điểm 9 9.5 9 9.5 9.3 9 9 9 9 5 Điểm cuối cùng (điểm trung bình của nhóm và cá nhân) Tên Linh Thu Lan Anh Xuân Phương Thảo Phương Phương Anh Hải Anh Hương Vân Việt Điểm 9.3 9.5 9.2 9.5 9.3 9.2 9.2 9.2 9.2 5 40 40