« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học môn học mạch điện tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ theo hướng dạy học tích cực


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT DẠY HỌC MÔN HỌC MẠCH ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỖ THỊ LOAN PHƯỢNG Người hướng dẫn Luận văn: NGUYỄN MINH ĐƯỜNG Hà Nội, 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TSKH.
- Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu… Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Tác giả ĐỖ THỊ LOAN PHƯỢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CĐN : Cao Đẳng nghề CBQL : Cán bộ quản lý CĐ : Cao Đẳng CSVC : Cơ sở vật chất DH : Dạy học ĐH : Đại Học GV : Giáo Viên HS : Học sinh HTTN : Hợp tác theo nhóm HSSV : Học sinh sinh viên KTDH : Kỹ thuật dạy học KTCN : Kỹ thuật công nghiệp PPDH : Phương pháp dạy học PPMP : Phương pháp mô phỏng QTDH : Quá trình dạy học SGK : Sách giáo khoa VD : Ví dụ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học thụ động và phương pháp dạy học tích cực.
- 17 Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và mô hình dạy học tích cực.
- Thâm niên dạy học của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhận thức của CBQL, giáo viên về mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học.
- Thực trạng về mức độ sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.
- Nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy học tích cực.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu của trang thiết bị dạy học.
- 1 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC, MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Dạy học.
- Dạy học tích cực.
- Phương pháp dạy học.
- Kỹ thuật Dạy học.
- Các yếu tố của quá trình dạy học.
- Cơ sở lý luận về dạy học tích cực.
- Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của dạy học tích cực.
- Thuyết kiến tạo và dạy học tích cực.
- Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực.
- Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học thụ động và phương pháp dạy học tích cực.
- Một số phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp chương trình hoá.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
- Một số kỹ thuật dạy học tích cực.
- Một số điều kiện để vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học.
- Giáo viên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực… 32 1.6.2.
- Có những phương tiện kỹ thuật dạy học và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
- Học sinh cần được quán triệt về dạy học tích cực và tích cực tham gia vào quá trình dạy học.
- Cần lựa chọn và vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung và thời lượng các chủ đề của mônhọc.
- 33 Chương 2 - THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC MÔN MẠCH ĐIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ.
- Các điều kiện để dạy học môn Mạch ở trường Cao đẳng nghề PhúThọ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của trường.
- Thực trạng về vận dụng các phương pháp dạy học vào môn học mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và về dạy học tích cực.
- Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn học mạch điện hiện nay ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Khả năng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn học mạch điện hiện nay ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- 49 Chương 3 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN MẠCH ĐIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ.
- Những đặc thù của môn mạch điện phù hợp để vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
- Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn mạch điện.
- Một số nguyên tắc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực….
- Thiết kế một số bài giảng môn mạch điện để dạy học theo hướng tích cực.
- Kết quả dạy học thực nghiệm.
- Cơ sở khoa học Học sinh là chủ thể của quá trình dạy học.
- Dạy học tích cực nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập nhờ vậy nâng cao chất lượng dạy và học.
- Như vậy, tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh là một trạng thái hoạt động của học sinh được xuất hiện khi học sinh có mục đích học tập đúng đắn, rõ ràng, có nhu cầu học và cảm thấy hứng thú trong học tập [9].
- Do vậy, điều quan trọng trong dạy học là tuỳ thuộc vào nội dung và điều kiện dạy học, giáo viên cần áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học thích hợp để làm chuyển biến học sinh từ trạng thái thụ động học sang trạng thái chủ động, tích cực trong học tập.
- Như vậy, dạy học theo lối truyền thụ một chiều giữa giáo viên với học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách thụ động cần được đổi mới bằng việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại để tăng cường tính chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục cho rằng không chỉ vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại mới có thể phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh mà dạy học theo phương pháp truyền thống (diễn giảng) nếu biết vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại như kỹ thuật công não, kỹ thuật nêu câu hỏi phát vấn, kỹ thuật nêu mục tiêu và mở đầu bài học một cách hấp dẫn.
- Cơ sở thực tiễn Phương pháp dạy học đang là một trong những điểm yếu của nhà trường chúng ta, do vậy đổi mới phương pháp dạy học đang được nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
- Nghị quyết TW4 khoá VII đã xác định: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học… áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[7].
- Luật Giáo dục 2005 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm.
- Việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực chưa trở thành phong trào sâu rộng.
- Để rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo để nhà trường không ngừng phát triển và phấn đấu trở thành trường đại học trong tương lai thì việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề hết sức quan trọng Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học môn học mạch điện tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ theo hướng dạy học tích cực” 3.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào việc dạy học môn mạch điện nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Khách thể nghiên cứu Dạy học môn mạch điện tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Đối tượng nghiên cứu Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được vận dụng vào dạy học môn mạch điện.
- Giả thuyết khoa học Hiện nay việc chất lượng dạy học môn mạch điện tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ chưa đáp ứng dược yêu cầu thực tiễn, nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp dạy học chậm được đổi mới, GV đang dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền thống.
- Nếu vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ thì sẽ tăng cường được sự hứng thú và tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
- Phân tích đánh giá thực trạng về dạy học môn mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn, luận văn chỉ giới hạn vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học 2 bài giảng của môn mạch điện.
- Luận điểm cơ bản của luận văn - Người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
- 4- Để người học có thể tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, người dạy với tư cách là người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn người học cách học, phải vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp với nội dung, điều kiện và đối tượng dạy học.
- Đóng góp mới của tác giả - Tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về dạy học theo hướng dạy học tích cực - Đã phân tích được đặc điểm, quy trình thực hiện và ưu nhược điểm của một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
- Đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để thiết kế được 2 bài giảng và giáo án cho 2 bài học của môn Mạch điện.
- Đã thực nghiệm sư phạm các bài giảng này để minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra cũng như tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học môn Mạch điện theo hướng dạy học tích cực.
- Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luân văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây: 9.1.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá… các tài liệu các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các sách tâm lý học giáo dục học, công nghệ dạy học, các công trình nghiên cứu, các thông tin khoa học, nghị quyết của đảng, chủ trương chính sách của nhà nước, các tài liệu thực tế có liên qua đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về mức độ phù hợp giữa phương pháp dạy học hiện đang được áp dụng vào môn mạch điện và tính tích cực tiếp thu kiến thức của học sinh trong giờ giảng.
- Phương pháp toạ đàm để phỏng vấn sâu và trao đổi với một số giáo viên về tính cần thiết và khả năng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
- Phương pháp thực nghiệm để minh chứng cho tính khả thi của việc vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn mạch điện và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được nêu ra.
- 5Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC, MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 1.1.
- Nghiên cứu ở nước ngoài Có thể nói rằng thuật ngữ "dạy học tích cực" ra đời cách đây không lâu nhưng ý tưởng đó với những tên gọi khác nhau đã tồn tại trong dạy học từ rất sớm trong lịch sử giáo dục của loài người: Thời cổ đại.
- Ở phương Tây, Xô-Cơ-Rát (469-390 trước công nguyên) ở Hy Lạp dạy học nhằm mục đích phát hiện "chân lý", ông gợi cho người nghe dần dần tìm ra kết luận mà ông muốn dẫn người ta tới.
- Ông gọi phương pháp này là "phép đỡ đẻ" [5.
- Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 trước công nguyên), trong dạy học rất chú ý kích thích sự suy nghĩ của học sinh.
- Tuy nhiên tất cả những ý kiến trên mới chỉ là những tư tưởng ở dạng tiền đề mầm mống cho một cách thức dạy học mới, được phát biểu ở các góc độ khác nhau.
- Phải đợi đến những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, dạy học tích cực với tư cách là một khoa học về hệ thống phương pháp dạy học mới được hình thành nghiêm túc và cùng với thời gian, đến nay hệ thống lý luận ngày càng hoàn thiện, được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi, nhất là ở các nước phát triển [5].
- Nhìn lại quá trình phát triển, ta thấy dạy học tích cực đã trải qua những bước thăng trầm và có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản.
- Giai đoạn đầu: Dạy học tích cực khi mới hình thành về mặt lý luận.
- các nhà sử học N.Sukin Ở Anh, các đại biểu của nền giáo dục mới từ những năm 70 của thế kỷ 19 dùng phương pháp tìm tòi phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách lôi cuốn họ tham gia phân tích hiện tượng, làm những bài tập chưa từng làm chứa đựng những khó khăn nhất định.
- Trong giai đoạn này, ngoài những nhà giáo dục tâm huyết đã nhìn thấy khả năng to lớn, những đóng góp hữu ích của dạy học tích cực đối với hoạt động dạy và học trong các nhà trường, còn số đông các nhà giáo dục khác do bảo thủ đã quen dùng phương pháp dạy học truyền thống nên đã phê phán kịch liệt, vì bản thân dạy học tích cực có một số thiếu sót cơ bản là.
- 7+ Chỉ đảm bảo được tính tích cực hoá quá trình học tập nhưng không làm cho việc dạy học trở thành quá trình điều khiển được.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn hiện nay được tính từ những năm 60-70 của thế kỷ này trở lại đây, dạy học tích cực mới được khôi phục lại, không phải vì lý do chính trị, cũng không phải chuyện tân trang lại cho hợp thời, mà đơn giản vì một chân lý rất hiển nhiên.
- Khoa học là khoa học sức sống của phương pháp nằm ngay trong giá trị của bản thân phương pháp.
- Thuyết kiến tạo (Constructionalism) trong dạy học đã ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
- Với tư cách là một hệ thống phương pháp dạy học mới, đảm bảo cho con người phát triển toàn diện, có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, dạy học tích cực đã đáp ứng đúng được những yêu cầu mà thời đại đặt ra đối với giáo dục nói chung và đào tạo con người trong các nhà trường nói riêng, đặc biệt là khi nhân loại đang chuyển dần sang một nền kinh tế tri thức.
- Nghiên cứu và phát triển lý luận về dạy học tích cực phải kể đến công lao của các nhà tâm lý học và giáo dục học lớn nổi tiếng như: C.L.
- Amachiuskin (1972), V.O Kon (1968), T.Vkudriasep (1975), Jokn Deway, Rohn.Pdececco, I.A.Lecne, M.N.Xcatkin, X.F.Giucôp đã làm hoàn chỉnh thêm về mặt lý luận và nhất là bằng các thực nghiệm vận dụng thành công trên nhiều đối tượng môn học như Toán, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội… và ở nhiều cấp bậc học như học sinh phổ thông, đại học, dạy nghề… đã thực sự tạo ra một trào lưu mạnh mẽ về dạy học tích cực trên thế giới.
- Nghiên cứu ở trong nước Việc nghiên cứu giới thiệu, phổ biến lý luận dạy học tích cực - một thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới với bạn đọc việt nam, đã được làm từ nhiều năm do sự đóng góp của nhiều nhà sư phạm như: Đặng Danh Ánh [1], Lê Khánh Bằng [3], Nguyễn Minh Đường [8], Đậu Thị Hòa [11], Nguyễn Xuân Lạc [16], Lê Thanh Nhu [20], Nguyễn Kỳ [14], Nguyễn Cảnh Toàn [24], Dương Phúc 8Tý [26]…Các cơ quan chuyên môn như Viện khoa học giáo dục Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, các trường Đại học sư phạm… đều coi đây là một nội dung đưa vào chương trình nghiên cứu.
- Song song với công tác nghiên cứu lý luận, một số tác giả đã tổ chức thí điểm thực nghiệm và triển khai ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực ở một số lĩnh vực như: Xây dựng bài tập nêu vấn đề cho môn điện và vô tuyến kỹ thuật (Đặng Danh Ánh, luận án Phó tiến sĩ, Matxcơva năm 1977), Xây dựng bài tập nêu vấn đề cho môn cơ kỹ thuật (Nguyễn Lộc, Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, 1982)… Hầu hết các kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng các phương pháp dạy học tích cực theo nội dung chương trình học tập đã góp phần phát hiện, bồi dưỡng vun đắp phát triển tiềm lực sáng tạo, tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ của người học.
- Dạy học Dạy là hoạt động của giáo viên - người dạy, là sự truyền đạt kinh nghiệm đã được tích luỹ của một người đi trước cho thế hệ đi sau trong một tiến trình giáo dục.
- Dạy học là một thuật ngữ kép, bao gồm hai hoạt động là dạy và học.
- Mặt khác, dạy kiểu gì, bằng phương pháp nào thì học sẽ được tiến hành bằng cách đó, bằng phương pháp đó.
- Bởi vậy, dạy học là một quá trình tương tác thống nhất giữa người dạy và người học qua đó, các nhiệm vụ và mục đích của giáo dục được thực hiện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt