« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh tế toan cầu fnc2


Tóm tắt Xem thử

- Bối cảnh và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới 1.1.1.1.
- Tăng trưởng và lạm phát toàn cầu .
- Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2014 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 không như kỳ vọng.
- Trong năm 2014, IMF đã 2 lần hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu (từ 3,7% xuống 3,4% và 3,3.
- WB hạ dự báo từ 3,2% xuống 2,8%.
- Quá trình hồi phục tăng trưởng diễn ra không đồng đều giữa các khu vực và giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
- Trong khi kinh tế Mỹ lấy lại đà tăng trưởng tương đối vững chắc thì kinh tế Eurozone tiếp tục trì trệ, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và Nhật Bản đứng trước nguy cơ rơi trở lại suy thoái.
- Hình 1: Tăng trưởng GDP của một số nền kinh tế phát triển và Trung Quốc Mỹ Eurozone 0 Nhật Q1/2013 Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014 Q3/2014 -2 Trung Quốc Sau khi tăng trưởng âm (-2,9%) vào quý I/2014 do ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết khắc nghiệt, kinh tế Mỹ đã lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong hai quý tiếp theo (quý II: +4,6% và quý III/2014: +3,9.
- Tốc độ tăng trưởng của Mỹ mạnh hơn trong 2 quý giữa năm 2014 là do sự đóng góp tích cực của tiêu dùng hộ gia đình, cùng với đầu tư của doanh nghiệp tăng cao.
- Mặc dù đã lấy lại được động lực tăng trưởng trong 3 quý cuối năm nhưng sự suy giảm trong quý đầu năm khiến tăng trưởng cả năm 2014 của Mỹ được dự báo chỉ đạt 2,2%, bằng với mức tăng của năm 2013.
- Trái ngược với những diễn biến lạc quan của kinh tế Mỹ, triển vọng tăng trưởng của nhiều nền kinh tế lớn từng được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu đã xấu đi đáng kể trong năm 2014.
- Kinh tế Eurozone tiếp tục trì trệ (tăng trưởng GDP quý I, quý II, quý III lần lượt là 0,9%, 0% và 0,2%) với lạm phát rất thấp (lạm phát tháng 11/2014 chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ) và thất nghiệp cao (tháng 10/2014 ở mức 11,5.
- Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone năm 2014 khoảng 0,8%.
- Trong khi đó, kinh tế Nhật đứng trước nguy cơ suy thoái trở lại.
- Tăng trưởng GDP của nền kinh tế này trong quý I, quý II, quý III lần lượt là .
- Theo dự báo công bố vào cuối tháng 11/2014 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế Nhật Bản chỉ tăng trưởng 0,4% trong năm 2014 sau khi đạt tốc độ tăng trưởng 1,5% trong năm 2013.
- Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mặc dù vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới (7,4% trong năm 2014 theo dự báo của IMF) nhưng cũng đang đối mặt với nguy cơ không tiếp tục duy trì được động lực tăng trưởng trong quá khứ.
- Tăng trưởng GDP quý I, quý II, quý III của Trung Quốc lần lượt là và 7,3% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nền kinh tế này lên tới trên 9% trong giai đoạn từ năm .
- Theo dự báo của OECD, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,3% trong năm nay sau khi đạt tốc độ tăng trưởng 7,7% trong năm 2013.
- Trong khi triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2014 được cải thiện đáng kể thì kinh tế Nhật Bản và Châu Âu tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn.
- Đó là tăng trưởng trì trệ, lạm phát quá thấp và tình trạng già hóa dân số.
- Bảng 1 : Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu Theo Năm Theo Quý So sánh với Dự báo dự báo WEO Dự báo tháng Toàn cầu Các nền kinh tế phát triển Mỹ Khu vực Eurozone Đức Pháp Ý Tây Ban Nha Nhật Anh Canada Các nền kinh tế phát triển khác Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Khối thịnh vượng chung của Liên bang độc lập Nga Không thuộc .
- Nga Các nước Châu Á mới nổi và đang phát triển Trung Quốc Ấn Độ Asean Nguồn: WEO 10/2014, IMF 1.1.1.1.2.
- Lạm phát và giá cả .
- Giá hàng hóa cơ bản, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm gần đây * Giá dầu giảm mạnh trong nửa cuối năm 2014: Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá dầu thô thế giới dao động quanh mức 100 USD/thùng và đạt mức cao nhất 107,3 USD/thùng vào ngày 20/6/2014.
- Tính đến ngày giá dầu WTI đã sụt giảm hơn 20% so với thời điểm cuối năm ngoái, đứng ở mức dưới 65 USD/thùng.
- Giá dầu giảm thấp chủ yếu do nguồn cung dầu rất dồi dào.
- Đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn cung các loại dầu phi truyền thống (gồm dầu cát, dầu khí đá phiến) tại Mỹ và Canada.
- Trữ lượng dầu thô sản xuất tại Mỹ đã tăng trưởng đều đặn trong những năm qua bổ sung thêm 1 triệu tấn/ngày vào nguồn cung dầu thế giới.
- Giá dầu giảm thấp hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi đồng USD đang tăng giá và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm tại các nền kinh tế mới nổi, khu vực Eurozone và Nhật Bản do kinh tế tăng trưởng chậm chạp.
- Chỉ số giá hàng hóa cơ bản giảm mạnh kể từ quý III/2014 đến nay: Số liệu thống kê do IMF công bố vào giữa tháng 11/20141 cho thấy, sau khi tăng trong quý 1 Commodity Market Monthly - IMF II/2014 đạt mức 184,7, chỉ số giá hàng hóa cơ bản chung rơi xuống mức 175 trong quý III/2014 và chỉ còn 157,7 trong tháng 10/2014.
- Nếu xu hướng này tiếp tục, nhiều khả năng chỉ số giá hàng hóa cơ bản chung sẽ rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây (năm 2011 là 192,4.
- Trong chỉ số giá hàng hóa cơ bản chung, chỉ số giá của nhóm hàng năng lượng và phi năng lượng đều giảm mạnh.
- Theo đó, chỉ số giá nhóm hàng năng lượng giảm từ mức 191,7 của năm 2013 xuống mức 160,1 tại thời điểm tháng 10/2014.
- chỉ số giá nhóm hàng phi năng lượng giảm từ mức 169 của năm 2013 giảm xuống mức 153,5 tại thời điểm tháng 10/2014.
- Đáng chú ý, chỉ số giá của nhóm hàng lương thực đã rơi tới trên 20 điểm, từ mức 177,6 xuống mức 156,1 trong cùng khoảng thời gian trên.
- Theo WB, chỉ số giá lương thực, thực phẩm của năm 2014 giảm do mùa màng thu hoạch thuận lợi đối với hầu hết các mặt hàng nông sản.
- Hình : Chỉ số giá hàng hóa cơ bản Hình : Dự báo chỉ số giá cả hàng hóa cơ bản (Chỉ số năm Nguồn: WEO 10/2014, IMF Hình 1: Diễn biến giá dầu thô giao ngay trên Hình 2: Diễn biến giá vàng giao ngay trên thị thị trường thế giới trường thế giới USD/thung USD/ounce Nguồn: Reuters tháng 11/2014 Hình 1: Dự báo giá dầu của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ .
- Lạm phát giảm do giá cả và cầu yếu Giá dầu giảm mạnh, giá các mặt hàng cơ bản tiếp tục giảm trong bối cảnh cầu yếu khiến lạm phát toàn cầu giảm.
- Đặc biệt, tình trạng lạm phát quá thấp tiếp tục diễn ra đối với kinh tế Eurozone và Nhật Bản.
- Với diễn biến giá cả giảm trong 3 quý đầu năm 2014, tỷ lệ lạm phát năm 2014 của khối các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được dự báo ở mức 5,5% giảm 0,4% so với năm 2013.
- tỷ lệ lạm phát bình quân của các nền kinh tế phát triển được dự báo ổn định quanh mức 1,6% trong năm 20142, tăng 0,2% so với năm 2013.
- Tuy nhiên, xu hướng giảm giá hàng hóa cơ bản, đặc biệt là giá dầu diễn ra 2 WEO tháng 10/2014, IMF mạnh hơn trong nửa cuối năm 2014, nhất là trong quý IV/2014 khiến sức ép lạm phát giảm trên quy mô toàn cầu.
- Đối với các nền kinh tế phát triển, ngoại trừ Mỹ có diễn biến lạm phát tích 3 cực , nhiều nền kinh tế phát triển có tỷ lệ lạm phát quá thấp.
- Lạm phát cơ bản của Nhật Bản hiện ở mức 1% trong khi mục tiêu lạm phát được BOJ đặt ra là 2% cùng với tham vọng đạt được mục tiêu này vào tháng 4/2015.
- Lạm phát của khu vực Eurozone tại tháng 11/2014 chỉ tăng ở mức 0,3% so với một năm trước, thấp xa so với mức lạm phát mục tiêu là 2%.
- Với diễn biến như vậy, lạm phát tiếp tục là thách thức lớn đối với cả Eurozone và Nhật Bản.
- Tỷ lệ phát tại một số nền kinh tế phát triển đã duy trì ở mức quá thấp và kéo dài phản ánh rằng độ chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng ở nhiều nền kinh tế phát triển đang ở mức lớn và tình trạng giảm phát tiếp tục trở thành mối lo ngại.
- Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, ảnh hưởng của giá lương thực - thực phẩm và giá năng lượng tới mức giá cả chung thường lớn hơn so với các nền kinh tế phát triển do cấu phần của các nhóm hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ hàng hóa tính CPI.
- Vì vậy, sức ép lạm phát trong năm 2014 giảm đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi là tác động dễ nhận thấy.
- Tại Trung Quốc, lạm phát đã ở mức thấp trong 5 năm qua khi tăng chỉ 1,6% trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với mục tiêu giữ mức tăng giá cả tiêu dùng ở mức chưa tới 3,5%.
- Hàn Quốc cũng chứng kiến lạm phát ở mức thấp dưới 2% trong một thời gian dài.
- Hình : Dự báo lạm phát toàn cầu, các nền kinh tế đang phát triển và phát triển 3 Tỷ lệ lạm phát tháng 10/2014 là 1,7% trong khi mức lạm phát mục tiêu là 2% Nguồn: WEO 10/2014, IMF Nguồn: WEO 10/2014, IMF Phản ứng chính sách của các nước Để đối phó với diễn biến tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng, thậm chí chậm lại đáng kể ở một số nền kinh tế phát triển cùng với tình trạng lạm phát giảm hoặc quá thấp, trong năm 2014, hầu hết các quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng đã được thực hiện từ năm 2013 trở về trước nhằm kích thích nền kinh tế.
- Đáng chú ý, Trong khi Mỹ chấm dứt nới lỏng định lượng, thì Ngân hàng Trung ương Nhật và ECB đẩy mạnh hơn nữa việc bơm tiền vào nền kinh tế (thông qua các biện pháp phi truyền thống tương tự như QE của Mỹ)