Academia.eduAcademia.edu
A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ… Đã và đang tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn nước ta. Một mặt tạo cơ hội cho nông nghiệp được hưởng lợi từ thành quả của quá trình này, ví dụ những tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ngày càng tiến bộ, các loại máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất, các loại giống mới năng xuất cao ra đời, sản phẩm, phân bón được sử dụng rộng rãi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhưng mặt khác cũng đặt ra cho nông nghiệp nhiều thách thức như: Do phát triển công nghiệp sẽ thu hút và tranh chấp mạnh tài nguyên với nông nghiệp về các lĩnh vực đất đai, nguồn nước, nguồn lao động trẻ có đào tạo; Hội nhập cũng là thách thức lớn cho nông nghiệp về sự cạnh tranh giữa hàng nông sản của nước ta đối với thế giới trong điều kiện xuất phát điểm còn thấp. Điều đó đang đe dọa dẫn đến mất cân đối cung cầu làm tăng giá lương thực, thực phẩm và sự nghèo đói ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội, phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 1-1-1946, Người viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước ta giầu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dựa vào nền nông nghiệp nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết, là yếu tố sống còn. Đảng và Nhà nước ta đặt phát triển nông nghiệp bền vững ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể. Những năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng đưa vào sức mạnh đoàn kết thống nhất và ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, đất nước ta đã vượt qua những khó khăn thử thách hiểm nghèo và dành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Trong tình hình chung của đất nước, thị xã Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắk Lắk, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 90%, Đất đai chủ yếu là vùng đồi núi. nằm trong vùng kinh tế Tây Nguyên có hệ thống sông ngòi phong phú, đất đỏ Bazan và giao thông thuận lợi. Bình quân sản lượng lương thực hằng năm đạt khá cao, đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho các nơi khác. Với điều kiện như vậy thị xã Buôn Hồ hoàn toàn có thể khai thác lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững. Tuy nhiên, thị xã Buôn Hồ dân cư nông thôn chiếm khoảng 88,5% dân số toàn thị xã, chủ yếu là nông nghiệp. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, lực lượng lao động chính còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn và chất lượng lao động thấp. Tỉ lệ lao động được đào tạo chỉ khoảng 45%. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; công nghiệp chế biến chưa phát triển, nên rất nhiều sản phẩm nông sản giá thành còn cao, chất lượng không đồng nhất, … dẫn đến sức cạnh tranh thấp, giá trị hàng hóa không cao. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn chậm phát triển, nhỏ lẻ, phân tán, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Việc lạm dụng quá nhiều sản phẩm sinh hóa đang làm ô nhiễm môi trường nước và chất lượng sản phẩm làm ra. Đời sống, việc làm và thu nhập của người nông dân trong khu vực nông thôn tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn thấp và tăng chậm… Đồng thời với mục tiêu đến năm 2023, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đang tích cực đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, mở mang đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kinh tế thị xã Buôn Hồ có phát triển nhưng không bền vững, chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã còn chậm, nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả, tình trạng chuyển đổi cây trồng theo giá thị trường diễn ra khá phổ biến, tình trạng tự ý chuyển đổi cây trồng theo giá cả thị trường, phụ thuộc vào thương lái diễn ra khá phổ biến, gây nên tình trạng phát triển không ôn định. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững, có hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, khai thác lợi thế của thị xã để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của thị xã Buôn Hồ hiện nay. Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, giai đoạn 2019-2023”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề chủ yếu liên quan đến nông nghiệp phát triển bền vững ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, thực trạng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk và các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu : - Địa bàn nghiên cứu đề tài: thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 – 2018 - Nội dung nghiên cứu: thực trạng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk và các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững. 4. Phương pháp ngiên cứu : - Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa -Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; - Phương pháp điều tra, thống kê, khảo sát; - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. 5. Kết cấu của bài khóa luận : Gồm có 3 phần Phần 1 : Mở Đầu Phần 2 : Nội dung Phần 3 : Kết luận B. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm liên quan * Ngành nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, con vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm … để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. * Phát triển bền vững Phát triển ý tưởng của Liên Hợp Quốc, Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trường (1987) đã đưa định nghĩa: Phát triển bền vững là quá trình của sự thay đổi, trong đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư hướng phát triển của công nghệ, kĩ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại tương lai của con người. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janeiro đã đưa ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững và được nhiều quốc gia sử dụng đó là: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hay nói cách khác: Đó là sự phát triển hài hòa về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. * Phát triển bền vững về nông nghiệp Đến nay, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã được triển khai, trong đó nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên phát triển. Ngành nông nghiệp cũng đã triển khai chương trình phát triển bền vững của mình. Nhưng quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. Theo Bill Mollison và Remy Mia Slay thì nông nghiệp bền vững được định nghĩa như sau: “Việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người: đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất nước và những nhu cầu của con người xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả”. Theo tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD): Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng xuất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. 1.1.2. Cơ sở lý luận: Trước hết chúng ta cần nhận thức về mối quan hệ biện chứng, sự phát triển tự mãn  của mỗi dân tộc và con đường để xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Mác – Ăng Ghen và Lênin đã dành phần lớn trí tuệ và sức lực của mình để tìm ra con đường xây dựng nền kinh tế. Các Mác đã từng bước khẳng định việc sản xuất lương thực là điều kiện sống đầu tiên của người sản xuất trực tiếp, của tất cả các dạng sản xuất nói chung. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng nếu không phát triển nông nghiệp thì không một nước nào phát triển ổn định với tốc độ cao một cách lâu dài. Theo Lênin khi bàn về vấn đề xây dựng kinh tế đã phát biểu “Sẵn sàng đổi 1 tá đảng viên để mua lấy một nhà tư bản giỏi”. - Trong hơn 3 thập niên qua, một số nước đã đạt được nhiều thành tựu đổi bật về công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thực tế ở nước ta qua số liệu điều tra cho thấy, nông thôn nước ta có tới 29% số hộ nông dân có mức thu nhập với 20kg lương thực/người/tháng. Trong lúc đó ở các nước có nền kinh tế phát triển do được nông nghiệp hóa với trình độ cao, năng suất lao động của công nghiệp tăng nhanh, số lương và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội ngày càng giảm trở lên sôi động và đa dạng, sự giao lưu và hợp tác quốc tế trở lên một nhu cầu khách quan có quan hệ mật thiết với sự tăng trưởng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi dân tộc. Do vậy ngày nay không có một quốc gia dân tộc nào dù lớn hay bé có thể tách rời cộng đồng quốc tế tự  mình gải quyết được mọi vấn đề. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khép kín trong phạm vi quốc gia sang cơ cấu kinh tế mở rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hơn lúc nào hết những vấn đề đối nội đối ngoại của mọi quốc gia đều liên quan chặt chẽ với nhau. Hướng trên càng được gia tăng bởi quá trình quốc tế hoá khu vực hoá và do thương mại ngày càng tăng lên. - Cơ cấu kinh tế luôn vận động các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế luôn biến đổi tạo nên sự cân đối  và luôn vận động biến đổi phá vỡ cân đối cũ để tạo nên cân đối mới, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nắm vững quy luật trên. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nắm vững những quan điểm sau : - Phát triển kinh tế và ổn định xã hội của từng nước đòi hỏi sự hợp tác quốc tế bằng những hình thức nào đó, trực tiếp hay giao tiếp. Vì vậy những quan niệm (bế quan), (toạ cảng), tự cấp tự túc hoàn toàn hay duy trì đối đầu giữa khối chính trị kinh tế qua các hệ thống chính trị xã hội khác nhau, những quan niệm nay sinh từ chiến tranh lạnh của chủ nghĩa đế quốc trở nên lỗi thới. - Nhưng cũng nên nhớ rằng nếu mọi hợp tác hay xích lại gần nhau hoặc mọi chính sách mở cửa với nước ngoài đều có thể thành đạt, không có gì phức tạp là sai lầm, vì bất kỳ sự giao lưu hợp tác kinh tế nào cũng mang tính lịch sử và tính giai cấp. Chừng nào xã hội loài người còn phân chia giai cấp. - Sự mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay là yêu cầu chung của mỗi nước, nhất là đối với các nước đang phát triển lại càng có ý nghĩa cấp bách. - Xuất phát từ đặc điểm của thời đại và kinh nghiệm thực tiễn của các nước, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm coi trọng sự hợp tác quốc tế, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân đối trong sản xuất đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết phải thực hiện các chiến lược chương trình phát triển kinh tế trong từng lĩnh vực, từng ngành đầu tư phải không mất cân đối, không làm xáo trộn đến đời sống dân cư trong vùng, không tạo ra sự phân hoá giai cấp, sự chệch giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế tài nguyên, lao động, kỹ thuật trong nước nhanh chóng thích ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo triển khai thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chiến lược về xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là từng bước thực hiện các chỉ tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, theo hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đại, gắn với nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy các hiệu quả cao, các hiệu quả cao, các nguồn lực và những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Xây dựng nông thôn mới giàu, có công bằng, dân chủ, văn minh. + Vị trí vai trò của nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở những khía cạnh sau : - Nông nghiệp nông thôn là những  thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân cư, sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. - Nông nghiệp nông thôn là ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội. - Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triển kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm góp phần phân công lại lao động xã hội. Đây là xu hướng có tính quy luật trong phân công lao động xã hội, nhưng việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực khác còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết năng suất lao động nông nghiệp ngày càng tăng nên công nghiệp dịch vụ ngày càng phát triển, chất lượng lao động phải nâng cao. + Hơn nữa nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, việc thâm canh cây trồng phủ xanh đồi núi trọc và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như : Môi trường sinh thái là điều kiện cần thiết cho quá trình tái sản xuất nông nghiệp. * Nội dung : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững : - Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Phát triển các ngành nghề truyền thống để tạo thêm việc làm mới, để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống dân cư ở nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tập trung phát triển công nghiệp chủ lực có tính cạnh tranh cao như : Cà phê, cao su, tiêu, chè và các loại rau quả và sản phẩm đặc trưng khách. - Khuyến khích phát triển kế hoạch nông trại chăn nuôi quy mô lớn, cải tạo đàn giống năng suất chất lượng cao, chú trọng công tác thú y, chế biến thức ăn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. - Cần phát triển thuỷ lợi để đảm bảo cải thiện đất thâm canh tăng vụ. - Chú trọng phát triển giao thông nông thôn, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, thực hiện tốt chương trình quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. - Cần chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển các dịch vụ bưu điện, các nhà văn hoá cộng đồng với nội dung trên, vận dụng vào thực tế thị xã Buôn Hồ tuy đã đạt được kết quả nhất định và còn có nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. 2. Thực trạng : Kinh tế nông nghiệp nông thôn ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐắkLắk. a) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. Thị xã được thành lập theo Nghị định 07/NĐ - CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ - tỉnh Đắk Lắk. Thị xã Buôn Hồ có diện tích tự nhiên 28.252 ha, chiếm 2,14% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk. Dân số 101.554 người, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: dân tộc thiểu số là 29.592 người, chiếm 29,73% dân số. Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km về phía Đông Bắc, chạy dọc theo Quốc lộ 14. Đông giáp huyện Krông Năng, EaKar; Tây giáp huyện Cư M’Gar; Nam giáp huyện Krông Pắc; Bắc giáp huyện Krông Búk.  Thị xã có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: An Bình, An Lạc,  Đạt Hiếu, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất, BìnhTân và 5 xã: Bình Thuận, Cư Bao, Ea Blang, Ea Drông, Ea Siên… Đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.  Thị xã Buôn Hồ chịu ảnh hưởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên mát dịu; trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11), chiếm 90% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân năm 23,70C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khoảng 100C; Hệ thống sông, suối trên địa bàn thị xã phân bố khá đều, nhìn chung, với tiềm năng đất, nước, thời tiết, khí hậu… đây là một vùng đất trù phú, có nhiều yếu tố thuận lợi thích hợp cho nhiều loại cây trồng, có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của thị xã Buôn Hồ đạt trên 14%; cơ cấu nông – lâm - thủy sản chiếm 51,03%; công nghiệp - xây dựng 13,7%; thương mại - dịch vụ 35,27%. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân/năm đạt 5,7%... Với những kết quả đã đạt được, năm 2013 thị xã Buôn Hồ vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt trên 45.800 tấn. Chăn nuôi tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh gia súc, gia cầm, song vẫn có sự phát triển cả về tổng đàn và giá trị sản phẩm. Khoa học công nghệ từng bước được ứng dụng, chuyển giao theo hướng sử dụng giống mới, giống lai với phương thức canh tác tiên tiến làm cho năng suất một số cây trồng, vật nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đang từng bước phát triển, chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng và phát triển tiểu, thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Trong đó, một số ngành đạt tỷ lệ tăng trưởng khá như ngành điện, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 6,19%; đá xây dựng khai thác, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2011-2015) đạt 19,64%; chế biến cà phê bột năm 2017 ước đạt khoảng 45 tấn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là  22,98%. Ngoài ra sản lượng các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ bút, vải, chanh dây… cũng đứng đầu so với các huyện trong toàn tỉnh. Chăn nuôi cũng là một trong những ngành chiếm ưu thế của thị xã với số lượng đàn bò đứng thứ 06, chiếm 7,76%. Sự phát triển kinh tế thị xã Buôn Hồ ngày càng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Đắk Lắk. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Hệ thống y tế phát triển với 01 Bệnh viện đa khoa thị xã hạng 2 với quy mô 255 giường bệnh và 12 Trạm y tế tuyến xã, phường với 60 giường bệnh, 01 Trung tâm Y Tế thị xã và 01 Trung tâm dân số thị xã; Đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô trường lớp và chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo. Đến năm 2018, toàn thị xã có 60 trường học gồm: 03 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trường Nội trú dân tộc, 11 trường THCS, 24 trường Tiểu học, 20 trường Mầm non, trong đó có 24 trường đạt chuẩn Quốc gia. Bưu chính, viễn thông phát triển, hệ thống thông tin liên lạc, Internet được phủ sóng trên toàn huyện. Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thương mại, dịch vụ, giao thông phát triển thuận lợi; sự đa dạng nền văn hóa các dân tộc và sự thân thiện của con người thị xã Buôn Hồ; cùng với việc bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội cúng bến nước, ở nhà mới, cúng mừng tuổi, Lễ đặt tên… của người Êđê, Lễ hội chợ tình của dân tộc phía bắc của xã Ea Siên…. * Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Buôn Hồ - Thuận lợi + Thị xã Buôn Hồ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, có quy mô và vị trí quan trọng thứ hai của tỉnh Đắk Lắk (sau thành phố Buôn Ma Thuột). Là thị xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp tập trung, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tài nguyên tự nhiên phong phú và có vị trí là đầu mối giao thông thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh, chính vì vậy nơi đây có vị trí quan trọng trong lĩnh vực chính trị và sản xuất không chỉ với riêng thị xã mà còn đối với toàn tỉnh. + Diện tích đất nông nghiệp khá lớn thích hợp cho việc phát triển các loại cây màu như: Cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng, chanh dây và các loại hoa màu khác… + Thị xã có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu thuận lợi để phát triển nông nghiệp. + Lực lượng lao động phần lớn có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Là điều kiện để khai thác, phát huy hết các tiềm năng của địa phương. - Khó khăn: + Trên địa bàn thị xã Buôn Hồ còn có những xã xa trung tâm nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. + Mùa khô, nắng kéo nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước phục vụ cho các loại cây trồng như cà phê, tiêu…; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh kèm theo mưa kéo dài hàng tuần, hàng tháng làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. + Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa qua đào tạo, tập quán sản xuất dựa vào kinh nghiệm chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm không cao. + Áp lực gia tăng dân số, tốc độ gia tăng dân số nhanh do trong nhân dân còn nhiều quan niệm lạc hậu, trình độ của người dân còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung, tính cạnh tranh không cao, thiếu vốn đầu tư, phát triển sản xuất. + Do dân quá lạm dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hàng năm lượng đất màu bị rửa trôi nhiều làm cho độ màu mỡ giảm, vì vậy việc đầu tư cho sản xuất phải chú ý hạn chế rửa trôi và tăng độ màu mỡ. + Số lượng, chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh, kinh tế của xã còn hạn chế, chưa đầu tư đúng mức về quy mô chất lượng, vì vậy hiệu quả phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên chưa cao. b. Kết quả đạt được. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thị xã Buôn Hồ: Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, cùng với việc triển khai Nghị quyết số 26- NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình số 26-CTr/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1827/KH-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk, Kế hoạch số 61-KH/HU của Huyện ủy Krông Bŭk (Nay là thị xã Buôn hồ) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Buôn Hồ đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của thị xã Buôn Hồ năm 2018 năm, cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả như sau : Nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ ước đạt: 6.730,9 tỷ đồng/6.693 tỷ đồng, đạt 100,56 % kế hoạch, tăng 13,31% so với cùng kỳ năm trước (Năm 2017 đạt 5.940,1 tỷ đồng). Trong đó: - Giá trị sản phẩm Nông, lâm, thủy sản ước đạt 2.470,7 tỷ đồng/2.465 tỷ đồng, đạt 100,23% kế hoạch, tăng 5,36% so với cùng kỳ năm trước (Năm 2017 đạt 2.345 tỷ đồng). - Giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 708,2 tỷ đồng/708 tỷ đồng, đạt 100,03 % so với kế hoạch giao, tăng 17,4 % so với cùng kỳ năm trước (Năm 2017 đạt 603,1 tỷ đồng). - Giá trị Thương mại - dịch vụ ước đạt 3.552 tỷ đồng/3.520 tỷ đồng, đạt 100,9 % so với kế hoạch giao, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước (Năm 2017 đạt 2.992 tỷ đồng). * Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn thị xã năm 2018 là 5.960 ha/7.665 ha, đạt 78% kế hoạch. Sản lượng lương thực ước đạt 26.834 tấn/39.665 tấn, đạt 68% kế hoạch. Nguyên nhân diện tích và sản lượng lương thực không đạt kế hoạch giao chủ yếu do nông dân chuyển đổi đất trồng ngô (02 vụ/năm) sang trồng cây nghệ, gừng và một số cây trồng khác. * Tình hình sản xuất cây lâu năm: Trên địa bàn thị xã chủ yếu phát triển các loại cây như cà phê, cao su, tiêu, cây ăn trái (bơ, sầu riêng). Sản xuất cây lâu năm cũng có nhiều biến động so với năm trước, diện tích cây cao su, cà phê giảm, diện tích cây hồ tiêu, cây ăn quả tăng. Cụ thể: - Cây cà phê: Tổng diện tích hiện có 14.575,6 ha, trong đó: Diện tích đang kinh doanh hơn 13.712,1 ha; diện tích trồng mới 863,5 ha; sản lượng ước đạt 38.419 tấn. - Cây hồ tiêu: Tổng diện tích hiện có khoảng 4.194,5 ha (trong đó trồng mới 933,5 ha). Năng suất đạt 2,72 tấn/ha; Sản lượng hồ tiêu ước đạt 8.870 tấn. - Cây cao su: Tổng diện tích hiện có 1.127,5 ha (diện tích do nông trường cao su Cư Bao quản lý 764 ha, Công ty cà phê 15 quản lý 32 ha tại phường Thiện An, còn lại là diện tích cao su tiểu điền 331,5 ha) (năm 2017 là 1.304,5 ha). Hiện nay, diện tích cao su giảm do một số diện tích (cây cao su do nông trường cao su Cư Bao quản lý và khai thác) già cỗi, được thanh lý nhổ bỏ để trồng khoai lang, diện tích khoảng 177 ha; - Cây ăn quả: Theo báo cáo thống kê sơ bộ của UBND các xã, phường, hiện nay trên địa bàn thị xã có 1.309 ha diện tích cây ăn quả (bơ, sầu riêng, cây ăn quả khác), trong đó: + Bơ: 863,6 ha (524,5 ha giai đoạn kinh doanh), năng suất quả tươi trung bình khoảng 14,3 tấn/ha, sản lượng hơn 7.500 tấn; + Sầu riêng: 445,4 ha (210 ha giai đoạn kinh doanh), năng suất quả tươi trung bình hơn 15,8 tấn/ha, sản lượng ước đạt 3.323 tấn. * Chăn nuôi, thủy sản: - Chăn nuôi: Nhìn chung trên địa bàn thị xã, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là nuôi nhỏ, lẻ trong các hộ gia đình. Hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ quy mô so với những năm gần đây, cụ thể: Đàn trâu, bò: 12.875 con; Lợn: 42.465 con; Dê 2.902 con; Gà 317.500 con; đàn ong 7.695 thùng. - Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 170 ha, sản lượng ước đạt 630 tấn; đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như: Trắm, Trôi, Mè, Chép, Rô phi... * Lâm nghiệp: Theo dõi công tác phòng chống cháy rừng và các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất mộc trên địa bàn thị xã trong mùa khô năm 2017- 2018. Phối hợp với UBND phường Bình Tân, Hạt Kiểm Lâm Krông Búk tổ chức đốt non thảm thực bì nhằm phòng cháy rừng tại Đèo Hà Lan; lập hồ sơ đề nghị thanh lý rừng trồng (Keo lá tràm) và tổ chức trồng lại rừng tại khu vực thanh lý rừng tại đèo Hà Lan, phường Bình Tân (mùa mưa 2018) với diện tích khoảng 14 ha cây Sao đen và cây Thông Ba lá (625 cây thông ba lá và 6.650 cây Sao đen) tại Đèo Hà Lan. - Theo dõi và giám sát công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng mới trồng năm 2017 tại Đèo Hà Lan, phường Bình Tân. * Công Nghiệp, Thương Mại, Khoa Học và Công Nghệ: Năm 2018, ngành Công nghiệp – TTCN tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, do việc dao động tăng, giảm giá của nhiều nhóm hàng đầu vào. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương đã chủ động chuẩn bị phương án sản xuất nên lĩnh vực công nghiệp – TTCN vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với năm trước, cụ thể là giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 708,2 tỷ đồng, đạt 100,03 % so với kế hoạch giao, tăng 17,4 % so với cùng kỳ năm trước (603,1 tỷ đồng). Về lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ: Giá cả có biến động đáng kể. Hầu hết các mặt hàng tiêu dùng và giá dịch vụ đều tăng khoảng trên 5%; riêng giá cà phê giảm so với cùng kỳ (giảm trên 3.000.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước); vàng giảm nhẹ so với cùng kỳ (giảm dưới 100.000 đồng/lượng SJC so với cùng kỳ (năm trước), biến động không ổn định ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng, chủ yếu là thị trường bán lẻ. Các mặt hàng thiết yếu như gạo, muối, ngũ cốc, đường…và thịt tươi sống các loại giá ổn định so với cùng kỳ năm trước, riêng giá thịt lợn tăng trên 20% so với năm trước (tại thời điểm báo cáo giá rau các loại chưa tăng, cùng kỳ năm trước thời điểm này rau xanh đã tăng khoảng 10%). Dự báo trong tháng cuối năm sẽ tăng nhẹ vì Nhà nước đã bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán. Giá trị Thương mại dịch vụ ước đạt 3.552 tỷ đồng, đạt 100,9 % so với kế hoạch giao, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước (2.992 tỷ đồng). * Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: - Lượng cà phê chế biến thô trong năm 2018 không biến động nhiều so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên giá cà phê nhân xô lại giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản lượng mặt hàng cà phê bột tăng mạnh, tăng gần 28,2% so với cùng kỳ năm trước. - Lượng điện thương phẩm bán ra trên địa bàn thị xã năm 2018 ước tính đạt 99.143.481 Kwh, tăng 54,2% (Kwh) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu ước đạt trên 170 tỷ đồng. - Nước máy ghi thu năm 2018 ước đạt 1.926,55 m3 tăng khoảng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu ước tính trên 13 tỷ đồng. * Nguyên nhân đạt được: Những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện. Nông dân tích cực thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao phát triển cơ sở vật chất về mọi mặt ở nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội. Đạt được thành tựu trên phải kể đến những nguyên nhân sau: - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, sự quan tâm chỉ đạo của HĐND, UBND thị xã và các ban, ngành, đoàn thể khác trong thị xã đã đưa ra những định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, những chính sách, đề án hỗ trợ hướng dẫn người dân trong sản xuất. - Thị xã Buôn Hồ có vị trí địa lý thuận lợi có quy mô và vị trí quan trọng thứ hai của tỉnh Đắk Lắk (sau thành phố Buôn Ma Thuột), thuận lợi thông thương, trao đổi hàng hóa. Có khí hậu đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có nguồn nước phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Có các sản phẩm nông nghiệp phong phú là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến. - Hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, lực lượng lao động dồi dào, người dân chăm chỉ, cần cù, có kinh nghiệp sản xuất kinh doanh, có tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ. c. Những tồn tại và nguyên nhân * Những hạn chế Trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn sang cơ cấu kinh tế hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thị xã Buôn Hồ đã có bước phát triển nhanh. Tuy nhiên so với địa  thế và tiềm năng của địa phương thì sự phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, hạn chế trong việc phát huy nội lực và các tiềm năng sẵn có tại địa phương. - Trong sản xuất nông nghiệp tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung việc liên kết sản xuất theo chuỗi (Trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm); sản xuất theo các loại chứng nhận, chứng chỉ VietGAP, Globagap thực hiện chưa có hiệu quả; một số cây trồng, vật nuôi được sản xuất còn theo diễn biến giá cả thị trường; chăn nuôi chủ yếu quy mô hộ, chăn nuôi trang trại còn ít. Dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm vẫn còn xảy ra. Ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ còn chậm; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới chỉ diện hẹp trên một số sản phẩm và rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng theo yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công nghệ cao, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu. Một số địa phương chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, chưa có giải pháp hiệu quả cho phát triển nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với công nghiệp chế biến, chủ yếu là sản xuất thô chất lượng thấp nên giá nông sản không ổn định. + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, sự phát triển kinh tế giữa các phường, xã còn chênh lệch lớn. Khu vực các phường dọc quốc lộ 14 và Trung tâm thị xã kinh tế hàng hoá, dịch vụ có hướng phát triển mạnh. Khu vực Ea siên có tốc độ phát triển thấp nhất, chuyển dịch cơ cấu chậm năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. * Nguyên nhân của những tồn tại. Kinh tế nông nghiệp nông thôn ở thị xã Buôn Hồ đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa đều, chưa vững chắc. Một số nguyên nhân như sau : - Về xây dựng hạ tầng + Tuy được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình như đường giao thông, bưu điện, nhà trường, trạm xá nhưng so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng được, giao thông nông thôn còn nhiều đoạn đường hư hỏng gây khó khăn trong đi lại và quá trình luân chuyển hàng hóa. + Đồ án, đề án quy hoạch nông thôn mới chất lượng còn thấp, chưa gắn kết vùng trong phát triển, chưa phát huy hiệu quả lợi thế, đặc thù của từng địa phương; công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch lúng túng. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và hiện đại. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư còn yếu. - Thời tiết khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp; giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất liên tục tăng cao, trong khi giá nông sản thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. - Tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất. Đây là vấn đề lớn mà một số dân đang cần  khi chuyển sang kinh tế hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là thời kỳ giá các mặt hàng nông sản thấp, phân bón tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm làm cho người sản xuất bị thua lỗ. + Nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của nhiều cán bộ, đảng viên chưa sâu sắc; tập quán sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ của người nông dân vẫn còn, mô hình sản xuất theo hướng trang trại, tập trung, sản xuất theo liên kết… vẫn còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp; trong đó vốn hỗ trợ đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất rất hạn chế. - Thương mại dịch vụ + Tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là chế biến hàng nông sản chưa được đầu tư máy móc hiện đại chủ yếu là sơ chế nên chưa khai thác được nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ cho đáp ứng tiêu dùng của dân. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô, phụ thuộc nhiều vào thương lái, do đó không có sức cạnh tranh trên thi trường. 3. Phương hướng mục tiêu và những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở thị xã Buôn Hồ. a. Phương hướng, mục tiêu : * Phương hướng : Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, sản xuất sản phẩm thành hàng hóa, khai thác và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, huy động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào trong quá trình sản xuất để hình thành vùng sản xuất đi liền với chế biến quy mô lớn với sản phẩm chất lượng cao, có khả năng canh tranh trên thị trường. * Để đạt được mục tiêu tổng quát trên thị xã đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế : Tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, công nghiệp – TTCN, thương mại – dịch vụ năm 2019 (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 14,39 % so với ước thực hiện năm 2018, trong đó: - Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 2.675 tỷ đồng, tăng 8,27% so với ước thực hiện năm 2018. + Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 39.015 tấn (trong đó: 13.945 tấn thóc, 25.070 tấn ngô). + Tổng sản lượng cà phê nhân đạt khoảng 38.042 tấn. - Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phấn đấu đạt 835 tỷ đồng, tăng 17,9% so với ước thực hiện năm 2018. - Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ phấn đấu đạt 4.190 tỷ đồng, tăng 17,96% so với ước thực hiện năm 2018. - Phấn đấu xây dựng xã Ea Drông đạt thêm 03 tiêu chí nông thôn mới. - Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94%, tăng 1% so với ước thực hiện năm 2018. Mục tiêu đến năm 2023: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 6%/năm, Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 24-26%, trồng trọt 69-71%, dịch vụ nông nghiệp 4-6%. - Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn theo giá hiện hành lên 1,5-1,7 lần so với năm 2017. - Có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. - Có 60% số xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. - Có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. - Có Tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. - Có 100% số xã các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh. - Có 100% số xã an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. * Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững: - Ủy ban nhân dân thị xã đã ban hành Quyết định số 2044/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU, ngày 10/02/2017 của Thị ủy Buôn Hồ về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. - Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. - Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân; mở rộng hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc chia sẻ bình đẳng lợi nhuận giữa nông dân, cơ sở chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ xuất khẩu. - Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. * Đề án phát triển cà phê bền vững Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Buôn Hồ, đem lại giá trị thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tính đến tháng 9/2018, diện tích cà phê đạt 14.575,6 ha, trong đó: Diện tích đang kinh doanh hơn 13.712,1 ha; diện tích trồng mới 863,5 ha; sản lượng ước đạt 34.162 tấn. Cùng với việc tái canh những diện tích cà phê già cỗi, trong những năm qua, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: Chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán, chăm sóc,…đã làm năng suất, sản lượng được ổn định và cải thiện qua các năm. Sự phát triển cà phê về diện tích, năng suất và sản lượng đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế xã hội của thị xã và thu nhập của người trồng cà phê. Song cũng đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết đó là: - Do biến động giá cả trong những năm gần đây, lợi nhuận từ trồng cà phê thấp nên diện tích cà phê có xu hướng giảm, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng; - Phần lớn diện tích cà phê trước đây sử dụng giống tự chọn, gần đây đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có xu hướng bị thoái hóa, năng suất thấp. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng đầu tư thâm canh vào vườn cây chưa được hợp lý và đồng đều giữa các hộ, các vùng: có nơi khả năng đầu tư kém, cho năng suất thấp, có những vùng đầu tư thâm canh quá độ với lượng phân bón, tưới nước rất cao và hầu như không có cây che bóng làm cho cà phê bị kiệt sức sau vài vụ,… - Công tác bảo vệ, quản lý chưa tốt, tình trạng thu hoạch quả xanh chiếm tỷ lệ cao, việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng; công tác phơi sấy, chế biến, bảo quản chưa đúng theo yêu cầu kỹ thuật, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cà phê, chưa đáp ứng với yêu cầu khách hàng trong và ngoài nước. * Quan điểm chỉ đạo và định hướng đến năm 2023 Căn cứ vào chiến lược phát triển cà phê bền vững của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND, ngày 13/7/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, quan điểm phát triển cà phê bền vững của thị xã là: “Phải duy trì diện tích, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, giải quyết hài hòa lợi ích về kinh tế- xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Quy hoạch và ổn định diện tích cà phê của thị xã đến năm 2020 khoảng 15.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng bình quân đạt 40.000 tấn/năm. Cải tạo, trồng mới số diện tích cà phê già cổi trong vùng quy hoạch. Chuyển đổi, thay thế cây trồng khác đối với những diện tích cà phê không đảm bảo nước tưới, sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp. * Mục tiêu : - Trong thời gian tới trong nội bộ ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và lâm nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt. - Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến đến cuối năm 2020 đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó trồng trọt và lâm nghiệp chiếm 65%, chăn nuôi 35%. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển từ 200-300 ha đất lúa một vụ kém hiệu quả sang cây trồng cạn. Phấn đấu nâng giá trị bình quân trên diện tích canh tác hằng năm đạt 65 triệu đồng/ha. - Hoàn chỉnh Phương án phát triển KTV-KTTT bền vững, gắn với du lịch sinh thái làng quê, xây dựng thị xã Buôn Hồ mang đặc trưng vùng Tây Nguyên Huyền thoại giai đoạn 2016-2025. Cải tạo, chỉnh trang công nhận trên 400 mô hình vườn nhà đạt tiêu chí “xanh – sạch – đẹp – hiệu quả” và xây dựng trên 200 mô hình Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại quy mô lớn. Tăng giá trị hàng hóa Kinh tế vườn từ 60 triệu đồng/ha/năm (năm 2016) lên 90 triệu đồng/ha/năm (năm 2020). Tăng tỷ trọng Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại từ 20% (năm 2016) lên 30% (năm 2020). - Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 35% trong giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp. Tăng số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm: Đàn trâu, bò 9.418 con (trong đó: Đàn bò 9.400 con; bò lai chiếm 60% so với tổng đàn); đàn heo 9.970 con; Dê: 870 con; đàn gà 120.000 con (tại thời điểm tháng 3/2018). - Ổn định diện tích rừng sản xuất 24.000 ha; tổ chức trồng rừng thâm canh và cấp chứng chỉ rừng tối thiểu 30% diện tích đất rừng sản xuất. b) Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Buôn Hồ phát triển theo hướng bền vững từ nay đến 2023: Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, có sức cạnh tranh và gắn với thị trường tiêu thụ, khuyến khích nhân dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, phát huy mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư chung tay xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. -Về công tác tái canh cây cà phê: +Tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất cà phê đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập. Phát triển cà phê phải đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay. +Tổ chức rà soát lại vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh cà phê của các xã, phường, chú trọng việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái ổn định, bền vững. Trong những năm tới không phát triển thêm mà tập trung thâm canh trên những diện tích hiện có. +Áp dụng quy trình sản xuất cà phê theo hướng bền vững; tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh cà phê; tăng cường công tác khuyến công, khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn nhằm phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất; khuyến khích trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ ghép cao sản, sầu riêng ghép, ca cao ghép vào vườn cà phê nhằm cải tạo môi trường sinh thái, ổn định năng suất và nâng cao thu nhập trên vườn cây. +Khuyến khích nông dân thu hái quả chín 90% trở lên, áp dụng các phương pháp chế biến ướt, khô phù hợp với điều kiện thực tế; đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống sân phơi, thiết bị chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng cà phê, tăng giá trị đầu ra, ổn định thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh cà phê trên địa bàn. +Tăng cường công tác tuyên truyền về các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành như: Bộ nguyên tắc UTZ Certifed, 4C… áp dụng vào sản xuất cà phê trên địa bàn song song với việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm. Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. +Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi, giếng khoan, giếng đào nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất. - Công tác quản lý bảo vệ rừng Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành luật bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, truy quét, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp khai phá, lấn chiếm, mua bán đất rừng, khai thác lâm sản, động vật rừng trái phép. * Phát triển và hoàn thiện kết cấu cấu hạ tầng nông thôn : - Hệ thống đường giao thông: muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh mà trước hết là hệ thống đường giao thông. + Giao thông vận tải: Là điều kiện vật chất để chuyển được cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua một số tuyến đường giao thông nông thôn ở xã đã được nâng cấp nhưng nhìn chung tổng thể thì hệ thống giao thông của xã còn kém, kinh phí đầu tư cho nâng cấp của đường còn ít. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường liên thôn, nhằm tạo điều kiện kinh tế phát triển. + Về thuỷ lợi : Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thâm canh tăng năng suất : Mở rộng diện tích canh tác, để tăng khối lượng hàng hoá cần tập trung phát triển thuỷ lợi như : Nâng cấp các hồ chứa nước, nạo vét, tu bổ kênh mương, nhằm phát huy tác dụng các công trình hồ đập hiện có. + Cần tăng cường công tác quản lý sử dụng một cách hợp lý các tài nguyên trên địa bàn. + Đẩy mạnh công tác : Sớm hoàn thành cấp GCNQSD đất cho các tổ chức hộ gia dình cá nhân. Mặt khác để tạo điều kiện kinh tế phát triển trong những năm tới cần đưa điện về hầu hết các gia dình trong xã, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. + Xây dựng phương án thu gom rác thải rắn trên địa bàn xã. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, khơi thông cống rãnh, xử lý chất thải chăn nuôi không để ô nhiễm môi trường - Về vốn đầu tư : Phấn đấu thu ngân sách đúng và đủ, thu huy động từ 400-500triệu đồng. Thực tốt ngân sách, tăng cường công tác thu một cách dồng bộ. Tăng cường công tác quản lý thu chi, đảm bảo cân đối nguồn thu chi thường xuyên. + Phối hợp Ngân hàng chính sách giải quyết tốt vấn đề vốn, đặc biệt với hộ nghèo, những hộ là đồng bào dân tộc tại chỗ. + Trong Những năm qua để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân đã được vay một số lượng lớn về nguồn vốn chính sách như cho hộ nghèo vay, cho học sinh sinh viên vay… Cho vay để đầu tư môi trường nước sạch, đặc biệt là mấy năm kinh tế suy thoái, Đảng và Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi xuất cho dân. Do đó kinh tế được ổn định và phát triển, đặc biệt con em nhà nghèo có điều kiện vào các trường đại học và cao đẳng ngày càng nhiều, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của xã nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy vậy lượng vốn này cũng chưa đáp ứng nhu cầu của dân. Trong năm tới cần giải quyết một số vấn đề sau : + Tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín dụng, cho dân vay với nhiều hình thức. + Cần quan tâm cho dân vay, trong mùa thu hoạch để họ có nguồn vốn chi tiêu khỏi bị thương nhân ép giá. (Vì đại đa số dân hiện giờ khi đến mùa thu hoạch thường bị thương nhân ép giá, mua giá rẻ đến khi hàng nông sản lên giá thì nông dân không còn, do đó tình trạng phân chia giàu nghèo ngày càng tăng). + Trong các loại  vốn cho vay, hình thức cho vay trung và dài hạn cần được tăng cường, bởi vì phát triển nông nghiệp muốn chuyển đổi cây trồng cần có thời gian dài. - Tăng cường ứng dụng  khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ mới : + Về cây, con giống năng suất chất lượng cao, phù hợp điều kiện cụ thể từng vùng, thích nghi với điều kiện khí hậu thị xã Buôn Hồ. + Vận dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác chế biến, bảo quản, nông sản, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, đưa nhanh các thành tựu khoa học vào sản xuất. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm. + Nhân rộng các mô hình, kinh doanh, sản xuất giỏi, phát triển kinh tế mạnh phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phổ biến rộng rãi cho nhân dân học theo. - Cần tập trung đào tạo, đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải sử dụng thành thạo máy vi tính để dễ nắm bắt  cập nhật thông tin và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giỏi để từ đó truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm cho nhân dân mở nhiều lớp tập huấn ở thôn buôn… góp phần chuyển đổi kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. - Về công tác phát triển nguồn nhân lực : + Phối hợp các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác truyền thông dân số, đặc biệt chú trọng  vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Phát triển thương nghiệp, mở rộng thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp : + Thị trường luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì : Thương nghiệp là khâu quan trọng trong việc chuyển dịch nền kinh tế mới, sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường. + Thị trường : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, Điều kiện quan trọng là luôn luôn mở rộng thị trường, cần mở rộng các loại thị trường, đặc biệt là ở nông thôn. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để mở rộng thị trường, khuyến khích các hộ có điều kiện chuyển sang kinh doanh, thương nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển như ông ta thường có câu : “Phi thương bất phú”. - Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền xã và sự vận động các tổ chức đoàn thể. Đảng uỷ, chính quyền các ban ngành đoàn thể cần tăng cường quản lý đều hành theo quy hoạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận : Trong sự phát triển của thế giới hiện đại, đứng trước những hiểm họa do chính con người gây ra, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển bền vững. Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là trên lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến môi trường… Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã sớm tham gia Công ước quốc tế về phát triển bền vững và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, thị xã Buôn Hồ đã cụ thể hoá vào các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện cả kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh mặt tích cực, ngành nông nghiệp thị xã cũng còn nhiều yếu kém đang cản trở sự phát triển bền vững của nông nghiệp như: Dân số tăng nhanh trong điều kiện diện tích sản xuất nông nghiêp có xu hướng bị thu hẹp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu, chưa đồng bộ; khoa học công nghệ chưa tạo được sự đột phá về sản xuất nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún; một số vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn chậm được giải quyết; vấn đề suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường nông thôn và những hạn chế trong chính sách, yếu kém về năng lực quản lý v.v… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Buôn Hồ. Hy vọng Đề án góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững ở thị xã Buôn Hồ đến năm 2023. 2. Kiến nghị: Để tạo điều kiện cho thị xã Buôn Hồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ổn định, biền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá . Trong khuôn khổ khóa luận xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Nhà nước có chính sách khuyến nông khuyến lâm sâu rộng hơn nữa bằng các kênh thông tin đa dạng để nhân dân nắm bắt, thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế mỗi gia đình. - Ngân hàng chính sách triển khai các chương trình hỗ trợ cho vay vốn với lãi xuất thấp, tạo điều kiện để người dân đầu tư sản xuất. - Phát triển các chính sách bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp, tăng đầu tư, giao thông thuỷ lợi đặc biệt vùng sâu vùng xa, các chính sách bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt là hình thức bảo hộ sản xuất. - Với bản lĩnh chính trị vững vàng. Với niềm tin vào con đường đã chọn, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương và các ban nghành đoàn thể. Toàn thể nhân dân thị xã Buôn Hồ nêu cao tinh thần đoàn kết ý chí tự lâp tự cường góp phần cùng huyện nhà và cả nước thực hiện mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững góp phần thực thiện công nghiệp hoá hiện đại  hoá đất nước. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cấu bài khóa luận B PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận 2 Thực trạng 3 Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thị xã Buôn Hồ theo hướng phát triển bền vững C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghị 3 Mục lục 4 Tài liệu tham khảo 5 Xác nhận của ơ quan, đơn vị khảo sát 6 Bảng nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm tốt nghiệp PAGE \* MERGEFORMAT 36