« Home « Kết quả tìm kiếm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Tóm tắt Xem thử

- Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ… Đã và đang tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn nước ta.
- Nhưng mặt khác cũng đặt ra cho nông nghiệp nhiều thách thức như: Do phát triển công nghiệp sẽ thu hút và tranh chấp mạnh tài nguyên với nông nghiệp về các lĩnh vực đất đai, nguồn nước, nguồn lao động trẻ có đào tạo.
- Điều đó đang đe dọa dẫn đến mất cân đối cung cầu làm tăng giá lương thực, thực phẩm và sự nghèo đói ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
- Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội, phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội.
- Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dựa vào nền nông nghiệp nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết, là yếu tố sống còn.
- Đảng và Nhà nước ta đặt phát triển nông nghiệp bền vững ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể.
- Với điều kiện như vậy thị xã Buôn Hồ hoàn toàn có thể khai thác lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững.
- Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững, có hiệu quả.
- đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, khai thác lợi thế của thị xã để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao.
- gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của thị xã Buôn Hồ hiện nay.
- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, giai đoạn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 2.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề chủ yếu liên quan đến nông nghiệp phát triển bền vững ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, thực trạng nền kinh tế nông nghiệp nông 3 thôn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk và các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
- Địa bàn nghiên cứu đề tài: thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - Thời gian nghiên cứu: từ năm Nội dung nghiên cứu: thực trạng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk và các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
- Hay nói cách khác: Đó là sự phát triển hài hòa về kinh tế, văn hóa xã hội, 5 môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người.
- Phát triển bền vững về nông nghiệp Đến nay, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã được triển khai, trong đó nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên phát triển.
- Ngành nông nghiệp cũng đã triển khai chương trình phát triển bền vững của mình.
- Nhưng quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng.
- Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng nếu không phát triển nông nghiệp thì không một nước nào phát triển ổn định với tốc độ cao một cách lâu dài.
- Phát triển kinh tế và ổn định xã hội của từng nước đòi hỏi sự hợp tác quốc tế bằng những hình thức nào đó, trực tiếp hay giao tiếp.
- Sự mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay là yêu cầu chung của mỗi nước, nhất là đối với các nước đang phát triển lại càng có ý nghĩa cấp bách.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết phải thực hiện các chiến lược chương trình phát triển kinh tế trong từng lĩnh vực, từng ngành đầu tư phải không mất cân đối, không làm xáo trộn đến đời sống dân cư trong vùng, không tạo ra sự phân hoá giai cấp, sự chệch giữa các vùng và các tầng lớp dân cư.
- Đối với các nước đang phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân cư, sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp nông thôn là ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội.
- Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triển kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm góp phần phân công lại lao động xã hội.
- Nội dung : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
- phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn 10 đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Phát triển các ngành nghề truyền thống để tạo thêm việc làm mới, để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống dân cư ở nông thôn.
- Tập trung phát triển công nghiệp chủ lực có tính cạnh tranh cao như : Cà phê, cao su, tiêu, chè và các loại rau quả và sản phẩm đặc trưng khách.
- Khuyến khích phát triển kế hoạch nông trại chăn nuôi quy mô lớn, cải tạo đàn giống năng suất chất lượng cao, chú trọng công tác thú y, chế biến thức ăn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
- Cần phát triển thuỷ lợi để đảm bảo cải thiện đất thâm canh tăng vụ.
- Chú trọng phát triển giao thông nông thôn, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, thực hiện tốt chương trình quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.
- Cần chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển các dịch vụ bưu điện, các nhà văn hoá cộng đồng với nội dung trên, vận dụng vào thực tế thị xã Buôn Hồ tuy đã đạt được kết quả nhất định và còn có nhiều điểm hạn chế cần khắc phục.
- Thị xã có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: An Bình, An Lạc, Đạt Hiếu, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất, BìnhTân và 5 xã: Bình Thuận, Cư Bao, Ea Blang, Ea Drông, Ea Siên… Đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.
- Hệ thống sông, suối trên địa bàn thị xã phân bố khá đều, nhìn chung, với tiềm năng đất, nước, thời tiết, khí hậu… đây là một vùng đất trù phú, có nhiều yếu tố thuận lợi thích hợp cho nhiều loại cây trồng, có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
- Chăn nuôi tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh gia súc, gia cầm, song vẫn có sự phát triển cả về tổng đàn và giá trị sản phẩm.
- Bên cạnh đó, ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đang từng bước phát triển, chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng và phát triển tiểu, thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
- Sự phát triển kinh tế thị xã Buôn Hồ ngày càng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Đắk Lắk.
- Hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô trường lớp và chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo.
- Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thương mại, dịch vụ, giao thông phát triển thuận lợi.
- Là thị xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp tập trung, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Tài nguyên tự nhiên phong phú và có vị trí là đầu mối giao thông thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh, chính vì vậy nơi đây có vị trí quan trọng trong lĩnh vực chính trị và sản xuất không chỉ với riêng thị xã mà còn đối với toàn tỉnh.
- Diện tích đất nông nghiệp khá lớn thích hợp cho việc phát triển các loại cây màu như: Cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng, chanh dây và các loại hoa màu khác.
- Thị xã có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Khó khăn: 14 + Trên địa bàn thị xã Buôn Hồ còn có những xã xa trung tâm nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung, tính cạnh tranh không cao, thiếu vốn đầu tư, phát triển sản xuất.
- Chương trình số 26-CTr/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1827/KH-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk, Kế hoạch số 61-KH/HU của Huyê ̣n ủy Krông Bŭk (Nay là thị xã Buôn hồ) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Buôn Hồ đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.
- Tình hình sản xuất cây lâu năm: Trên địa bàn thị xã chủ yếu phát triển các loại cây như cà phê, cao su, tiêu, cây ăn trái (bơ, sầu riêng).
- Nông dân tích cực thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao phát triển cơ sở vật chất về mọi mặt ở nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội.
- Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, sự quan tâm chỉ đạo của HĐND, UBND thị xã và các ban, ngành, đoàn thể khác trong thị xã đã đưa ra những định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, những chính sách, đề án hỗ trợ hướng dẫn người dân trong sản xuất.
- Có khí hậu đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có nguồn nước phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Có các sản phẩm nông nghiệp phong phú là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, lực lượng lao động dồi dào, người dân chăm chỉ, cần cù, có kinh nghiệp sản xuất kinh doanh, có tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ.
- Những tồn tại và nguyên nhân * Những hạn chế Trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn sang cơ cấu kinh tế hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thị xã Buôn Hồ đã có bước phát triển nhanh.
- Tuy nhiên so với địa thế và tiềm năng của địa phương thì sự phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng 20 - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, hạn chế trong việc phát huy nội lực và các tiềm năng sẵn có tại địa phương.
- việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới chỉ diện hẹp trên một số sản phẩm và rất hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng theo yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công nghệ cao, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Một số địa phương chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, chưa có giải pháp hiệu quả cho phát triển nông nghiệp.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, sự phát triển kinh tế giữa các phường, xã còn chênh lệch lớn.
- Khu vực các phường dọc quốc lộ 14 và Trung tâm thị xã kinh tế hàng hoá, dịch vụ có hướng phát triển mạnh.
- Khu vực Ea siên có tốc độ phát triển thấp nhất, chuyển dịch cơ cấu chậm năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và hiện đại.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp.
- trong đó vốn hỗ trợ đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất rất hạn chế.
- Phương hướng : Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, sản xuất sản phẩm thành hàng hóa, khai thác và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, huy động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp.
- Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Ủy ban nhân dân thị xã đã ban hành Quyết định số 2044/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 về viê ̣c ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU, ngày của Thị ủy Buôn Hồ về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm.
- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
- phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Đề án phát triển cà phê bền vững Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Buôn Hồ, đem lại giá trị thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
- Sự phát triển cà phê về diện tích, năng suất và sản lượng đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế xã hội của thị xã và thu nhập của người trồng cà phê.
- 27 - Hoàn chỉnh Phương án phát triển KTV-KTTT bền vững, gắn với du lịch sinh thái làng quê, xây dựng thị xã Buôn Hồ mang đặc trưng vùng Tây Nguyên Huyền thoại giai đoạn 2016-2025.
- b) Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Buôn Hồ phát triển theo hướng bền vững từ nay đến 2023: Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, có sức cạnh tranh và gắn với thị trường tiêu thụ, khuyến khích nhân dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
- Phát triển cà phê phải đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay.
- Trong những năm tới không phát triển thêm mà tập trung thâm canh trên những diện tích hiện có.
- 29 * Phát triển và hoàn thiện kết cấu cấu hạ tầng nông thôn.
- Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường liên thôn, nhằm tạo điều kiện kinh tế phát triển.
- Về thuỷ lợi : Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thâm canh tăng năng suất : Mở rộng diện tích canh tác, để tăng khối lượng hàng hoá cần tập trung phát triển thuỷ lợi như : Nâng cấp các hồ chứa nước, nạo vét, tu bổ kênh mương, nhằm phát huy tác dụng các công trình hồ đập hiện có.
- Mặt khác để tạo điều kiện kinh tế phát triển trong những năm tới cần đưa điện về hầu hết các gia dình trong xã, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Trong Những năm qua để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân đã được vay một số lượng lớn về nguồn vốn chính sách như cho hộ nghèo vay, cho học sinh sinh viên vay… Cho vay để đầu tư môi trường nước sạch, đặc biệt là mấy năm kinh tế suy thoái, Đảng và Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi xuất cho dân.
- Do đó kinh tế được ổn định và phát triển, đặc biệt con em nhà nghèo có điều kiện vào các trường đại học và cao đẳng ngày càng nhiều, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của xã nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Trong các loại vốn cho vay, hình thức cho vay trung và dài hạn cần được tăng cường, bởi vì phát triển nông nghiệp muốn chuyển đổi cây trồng cần có thời gian dài.
- Nhân rộng các mô hình, kinh doanh, sản xuất giỏi, phát triển kinh tế mạnh phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phổ biến rộng rãi cho nhân dân học theo.
- Phát triển thương nghiệp, mở rộng thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp.
- Thị trường luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì : Thương nghiệp là khâu quan trọng trong việc chuyển dịch nền kinh tế mới, sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để mở rộng thị trường, khuyến khích các hộ có điều kiện chuyển sang kinh doanh, thương nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển như ông ta thường có câu : “Phi thương bất phú.
- Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là trên lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến môi trường… Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã sớm tham gia Công ước quốc tế về phát triển bền vững và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, thị xã Buôn Hồ đã cụ thể hoá vào các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện cả kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường.
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh mặt tích cực, ngành nông nghiệp thị xã cũng còn nhiều yếu kém đang cản trở sự phát triển bền vững của nông nghiệp như: Dân số tăng nhanh trong điều kiện diện tích sản xuất nông nghiêp có xu hướng bị thu hẹp.
- vấn đề suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường nông thôn và những hạn chế trong chính sách, yếu kém về năng lực quản lý v.v… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Buôn Hồ.
- Hy vọng Đề án góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững ở thị xã Buôn Hồ đến năm 2023.
- Kiến nghị: Để tạo điều kiện cho thị xã Buôn Hồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ổn định, biền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá .
- Nhà nước có chính sách khuyến nông khuyến lâm sâu rộng hơn nữa bằng các kênh thông tin đa dạng để nhân dân nắm bắt, thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế mỗi gia đình.
- Phát triển các chính sách bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp, tăng đầu tư, giao thông thuỷ lợi đặc biệt vùng sâu vùng xa, các chính sách bao tiêu sản phẩm.
- Toàn thể nhân dân thị xã Buôn Hồ nêu cao tinh thần đoàn kết ý chí tự lâp tự cường góp phần cùng huyện nhà và cả nước thực hiện 35 mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững góp phần thực thiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cấu bài khóa luận B PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận 2 Thực trạng 3 Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thị xã Buôn Hồ theo hướng phát triển bền vững C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghị 3 Mục lục 4 Tài liệu tham khảo 5 Xác nhận của ơ quan, đơn vị khảo sát 6 Bảng nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm tốt nghiệp 36