Academia.eduAcademia.edu
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN -----------------*------------------- NGUYỄN THỊ BÌNH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU DI THỰC SÂM NGỌC LINH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN VĂN BỘ HÀ NỘI, 2015 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô giáo, tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến, góp ý vô cùng quý báu để tôi thực hiện và hoàn thiện tốt luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp, định hướng quý báu của các thầy cô trong Ban Đào tạo – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam trong quá trình học tập, thực hiện đề tài, hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phan Thúy Hiền, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển trồng sâm Ngọc Linh tại một số khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh” đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới người thân trong gia đình, những người đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Bình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong các luận văn, luận án và các công trình khoa học nào trước đây. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Bình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................... ix DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3 4.1. Đối tượng ................................................................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3 Chương I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................4 1.1. Thành phần loài của chi nhân sâm (Panax L.), họ Araliaceae...................................... 4 1.2. Hình thái thực vật của sâm Ngọc Linh ........................................................................ 5 1.3. Đặc điểm sinh học của sâm Ngọc Linh ....................................................................... 5 1.4. Phân bố của sâm Ngọc Linh ....................................................................................... 6 1.5. Đặc điểm tự nhiên của vùng trồng sâm Ngọc Linh ...................................................... 7 1.5.1. Đặc điểm về địa hình ............................................................................................. 7 1.5.2. Đặc điểm về khí hậu ............................................................................................... 7 1.5.3. Đặc điểm về thổ nhưỡng ........................................................................................ 8 1.5.4. Đặc điểm về hệ thực vật ......................................................................................... 8 1.6. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh ................................................ 9 1.6.1. Kết quả nghiên cứu trong nước .............................................................................. 9 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 1.6.2. Kết quả nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 11 1.7. Kết quả nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh............................ 16 1.8. Kết quả nghiên cứu về hoạt chất trong sâm Ngọc Linh ............................................. 17 1.9. Nghiên cứu về di thực sâm Ngọc Linh và các loài khác trong chi Panax .................. 21 1.9.1. Những nghiên cứu về di thực các loài trong chi Panax .......................................... 21 1.9.2. Những nghiên cứu di thực về cây sâm Ngọc Linh tại Việt Nam ............................. 23 1.10. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện đề tài .............................................................. 25 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........27 2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27 2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết................................................ 27 2.2.1. Nội dung 1: Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và tính chất đất tại các điểm nghiên cứu ...................................................................................................................... 27 2.2.2. Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại chính ..... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.3.1. Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và tính chất đất tại các điểm nghiên cứu .... 28 i) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ................................................................................. 28 ii) Tính chất đất............................................................................................................. 28 2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh tại các điểm di thực và nguyên vị .................................................................................................................... 29 i) Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 29 ii) Chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................................... 29 iii) Điều tra sâu bệnh hại ................................................................................................ 30 2.3.3. Đánh giá khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 31 i) Định lượng saponin tổng số ...................................................................................... 31 ii) Định lượng đồng thời 3 hoạt chất MR2, Rg1, Rb1: ................................................... 32 2.3.4. Xử lý số liệu ......................................................................................................... 32 Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................33 3.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của các điểm nghiên cứu .................................... 33 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 33 i) Đặc điểm về vị trí địa lý và hệ thực vật ..................................................................... 33 ii) Đặc điểm về khí tượng, thủy văn tại các điểm nghiên cứu......................................... 34 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v • Độ ẩm ...........................................................................................................35 • Số giờ nắng ..................................................................................................36 • Lượng mưa ...................................................................................................36 • Nhiệt độ ........................................................................................................37 3.1.2. Đặc điểm thổ nhưỡng của điểm nghiên cứu ........................................................... 38 i) Thành phần cấp hạt................................................................................................... 38 ii) pHH2O và độ chua thủy phân ................................................................................... 38 iii) Hữu cơ tổng số ......................................................................................................... 39 iii) Đạm tổng số (Nts) .................................................................................................... 40 iv) Hàm lượng axit humic và axit fulvic, % .................................................................... 40 v) Hàm lượng lân dễ tiêu (Pdt) ...................................................................................... 42 vi) Hàm lượng kali tổng số (Kts) .................................................................................... 42 vii) Hàm lượng kali dễ tiêu ............................................................................................. 43 3.2. Đánh giá khả năng thích nghi của sâm Ngọc Linh tại các điểm di thực .................... 44 3.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu ...... 44 i) Thời gian sinh trưởng của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu........................... 44 ii) Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu................. 45 iii) Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu .......... 46 iv) Kích thước và khối lượng củ của sâm Ngọc Linh ...................................................... 50 3.2.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu ... 52 i) Thành phần sâu và động vật gây hại trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu .... 52 ii) Thành phần bệnh hại chính trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu .................. 58 3.3. Đánh giá khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................63 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 63 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ..................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66 Tài liệu Tiếng Việt .......................................................................................................... 66 Tài liệu Tiếng Anh .......................................................................................................... 69 PHỤ LỤC ..................................................................................................................71 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi Phụ lục 1: Số liệu khí tượng tại các điểm nghiên cứu ....................................................... 71 Phụ lục 2: Các chỉ tiêu lý hóa học của các mẫu mùn núi tại điểm nghiên cứu................... 83 Phụ lục 3: Chiều cao cây trung bình ở các thời điểm theo dõi (tháng) .............................. 84 Phụ lục 4: Đường kính tán trung bình ở các thời điểm theo dõi (tháng) ............................ 84 Phụ lục 5: Xử lý thống kê bằng Irritstat 5.0...................................................................... 85 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC BẢNG Tt Bảng Tên bảng 1.1 Hàm lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn trong lá sâm vùng Bắc Mỹ 1.2 So sánh thành phần saponin (%) trong củ sâm Việt Nam và các loại sâm khác trên thế giới 1.3 13 19 Hàm lượng Ginsenoside trong sâm Ngọc Linh ở các độ tuổi khác nhau (đvt: mg/ml) 1.4 Trang 20 Khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh ở các điểm di thực tại Quảng Nam 23 3.1 Một số yếu tố khí tượng tại các điểm nghiên cứu 35 3.2 Thành phần cấp hạt của đất tại các điểm nghiên cứu, % 38 3.3 Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 3.4 46 Kích thước và khối lượng củ sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 51 3.5 Thành phần sâu và động vật hại trên sâm Ngọc Linh 53 3.6 Thành phần bệnh hại trên sâm Ngọc Linh 58 3.7 Đánh giá một số chỉ tiêu hoạt chất trong sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 61 Page viii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Tt Hình Tên hình Trang 1.1 Cấu tạo một số hợp chất chính trong sâm Ngọc Linh; 19 3.1 Diễn biến của nhiệt độ trung bình và lượng mưa tại các điểm nghiên cứu 37 3.2 pHH2O và ĐCTP (độ chua thủy phân) của các điểm nghiên cứu 39 3.3 Hàm lượng hữu cơ tại các điểm nghiên cứu 40 3.4 Hàm lượng Nts tại các điểm nghiên cứu 40 3.5 Hàm lượng axit humic và axit fulvic tại các điểm nghiên cứu 41 3.6 Hàm lượng Pts ở các điểm nghiên cứu 41 3.7 Hàm lượng Pdt của các điểm nghiên cứu 42 3.8 Hàm lượng Kts 42 3.9 Hàm lượng Kdt tại các điểm nghiên cứu 43 3.10 Hình ảnh cây sâm Ngọc Linh giai đoạn tàn lụi: a. cây chuẩn bị bước vào giai đoạn tàn lụi; b. lá rụng để lại vết sẹo trênthân ngầm; c. chồi mới xuất hiện 44 Thời gian sinh trưởng và ngủ nghỉ của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 45 Hình thái lá của sâm Ngọc Linh trồng tại các điểm khác nhau: a. Tu Mơ Rông; b. Lạc Dương; c. Tam Đảo; d. Sa Pa 47 Bộ rễ của cây sâm tại các điểm nghiên cứu: a. Tu Mơ Rông, b. Lạc Dương; c. Tam Đảo; d. Sa Pa. 48 Cây sâm ở các giai đoạn sinh trưởng: a. mới nảy mầm; b. sau nảy mầm 2 tháng; c. sau nảy mầm 4 tháng 48 3.15 Chiều cao cây qua các thời điểm theo dõi 49 3.16 Đường kính tán qua các lần theo dõi 50 3.17 Củ sâm Ngọc Linh: a. củ giống 2 tuổi; b. củ sâm 4 tuổi dưới tán rừng Tam Đảo; c. củ sâm 4 tuổi dưới tán rừng Lạc Dương 50 Triệu chứng gây hại của sát sành (a) và chấu chấu (b) trên sâm Ngọc Linh 54 Dế mèn nâu lớn gây hại trên sâm Ngọc Linh: a. Dế mèn đào hang dưới gốc cây; b. Hình thái dế mèn trưởng thành 55 Triệu chứng gây hại (a) và sâu non bọ rùa 28 chấm (b) trên lá sâm Ngọc Linh 55 3.11 3.12 3.13 3.14 3.18 3.19 3.20 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix 3.21 Triệu chứng (a) và sâu non bọ hung (b) gây hại trên sâm Ngọc Linh 56 3.22 Triệu chứng sâu cuốn lá gây hại trên sâm Ngọc Linh 56 3.23 Triệu chứng cây con sâm Ngọc Linh bị sâu xám cắn đứt ngang thân 57 3.24 Triệu chứng sên trần gây hại trên củ (a) và trên lá (b) sâm Ngọc Linh 57 3.25 Bệnh chết rạp cây trên sâm Ngọc Linh: a. Thân cây bị thối, gãy gục, lá vàng; b. Sợi nấm Rhizoctonia solani dưới kính hiển vi 59 Triệu chứng bệnh (a) và bào tử phân sinh của nấm Alternaria alternata (b) trên sâm Ngọc Linh 59 Triệu chứng bệnh gỉ sắt vàng (a) và bào tử hạ của nấm Puccinia sp. (b) trên sâm Ngọc Linh 60 3.26 3.27 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x DANH MỤCKÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CLA Carnation Leaf Agar cs Cộng sự CV Coefficient of Variation DĐVN Dược điển Việt Nam Dt Dễ tiêu HPCL High-performance thin-layer chromatography G-R Ginsenoside - R meq Miliequipvalent (mili đương lượng) mPDA Modified Potato Dextrose Agar M – R2 Majonoside R2 Lđl Li đương lượng 20(S) – ppt 20 (S) – protopanaxatriol 20 (S) – ppd 20 (S) - protopanaxadiol TLC Thin – layer chomatography Ts Tổng số TT Thuốc thử Tt Thứ tự VG - R Vina ginsenoside – R Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, được biết đến chính thức đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 18/3/1973 bởi dược sỹ Đào Kim Long, Nguyễn Châu Giang và Nguyễn Thị Lê ở đới độ cao 1.800m thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là Panax articulatus Kim Long Đào (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Đến năm 1985, tiến sĩ Hà Thị Dụng và giáo sư Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv., thường được gọi là sâm Việt Nam(Hà Thị Dụng và Grushvisky, 1985). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm khu năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải, rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007). Không chỉ có ý nghĩa về sinh học, sâm Ngọc Linh còn được xác định là một cây thuốc quí, có giá trị sử dụng cao (Đỗ Tất Lợi, 1999; Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007). Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh nhân sâm, sâm Nhật và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố và kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể, ...(Nguyễn Thị Thu Hương và Phạm Thị Mỹ Loan, 2011). Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, ...(Nguyễn Thị Thu Hương, 2001; Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007). Trong nhiều thập kỷ qua, do sự săn lùng ráo riết của con người, từ chỗ có trữ lượng vài chục tấn trong tự nhiên (Nguyễn Thượng Dong và cs. 2007), đến nay sâm Ngọc Linh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, trở thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 đối tượng được ưu tiên bảo tồn và phát triển (Nguyễn Tiến Bân, 2007; Nguyễn Tập, 2007). Trong những năm gần đây, đã và đang có nhiều dự án được thực hiện nhằm bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại các vùng nguyên thủy của nó. Tuy nhiên, với diện tích rừng tự nhiên tại các vùng trồng sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng thì việc nghiên cứu di thực cây sâm Ngọc Linh sang những vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh là biện pháp an toàn và nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong tương lai. Từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu di thực sâm Ngọc Linh ở Việt Nam”. Đề tài này là một phần của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu di thực sâm Ngọc Linh tại một số vùng sinh thái tương tự núi Ngọc Linh (mã số: KC.06.20/11-15) và học viên là một trong những thành viên thực hiện chính. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Bước đầu đánh giá được khả năng di thực của sâm Ngọc Linh ở Việt Nam 2.2. Mục tiêu cụ thể - So sánh điều kiện khí hậu và tính chất đất tại điểm nguyên vị và các điểm nghiên cứu - Sơ bộ đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng tích lũy hoạt chất (majonosid R2, Rg1, Rd1, saponin tổng số) của sâm Ngọc Linh tại điểm đối chứng và các điểm di thực. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Số liệu thuđược từ đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về di thực sâm Ngọc Linh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ xác định được khả năng di thực của sâm Ngọc Linh, làm căn cứ bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng Cây sâm Ngọc Linh 2 tuổi có nguồn gốc tại núi Ngọc Linh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài (i) Vùng “nguyên thủy” sâm Ngọc Linh: huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. (ii) Các vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh: Lạc Dương (Lâm Đồng),Tam Đảo (Vĩnh Phúc),Sa Pa (Lào Cai). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Thành phần loài của chi nhân sâm (Panax L.), họ Araliaceae Chi nhân sâm (Panax L.) là một chi nhỏ trong họ Ngũ gia bì (Araliaceae) với 12 loài và dưới loài đã được phát hiện trên thế giới, trong đó phần lớn phân bố ở Châu Á, từ Đông – Bắc Á đến cận Himalaya và chỉ có 3 loài ở vùng Bắc Mỹ. Đặc biệt, tất cả những loài thuộc chi Panax đều có giá trị làm thuốc, một số loài của chi này đã trở thành những cây thuốc nổi tiếng, không chỉ trong phạm vi y học cổ truyền phương Đông mà trên toàn thế giới như nhân sâm (Panax ginseng C. A. Mey); sâm Mỹ (Panax quinquefolius L.) và tam thất (Panax notoginseng Chen) (Nguyễn Tập, 2005). Thành phần loài của chi Panax L. có nhiều thay đổi và được bổ sung theo kết quả nghiên cứu của các nhà thực vật học. Tanaka (1990) đã đề xuất xem xét lại phân loại bậc loài của chi Panax L., họ Araliaceae, không chỉ căn cứ vào hình thái mà cần chú ý tới cả thành phần hóa học, nhiễm sắc thể trong mối liên hệ với phân bố địa lý giữa các loài. Cho đến nay các tác giả khá thống nhất là trên thế giới chi Panax L. có 11 loài và 1 thứ (variete) là: nhân sâm (sâm Triều Tiên) (Panax ginseng C. A. Mey); giả nhân sâm (Panax pseudoginseng Wall.); tam thất (Panax notoginseng Chen); sâm Mỹ (Panax quinquefolius L.); sâm Nhật (Panax japonicus C. A. Mey); sâm lá hẹp (Panax wangianus S. C. Sun); sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem); sâm vũ diệp lá hẹp (Panax bipinnatifidus var. angustifolius (Burk) Wen); tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng); sâm gừng (Panax zingiberensis Wu et Feng); sâm ba lá (Panax trifoliatus L.) và sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007). Tanaka (1990) căn cứ vào thành phần hóa học đã đề nghị phân chia các loài sâm thành hai nhóm: Nhóm 1: sâm Triều Tiên (Panax ginsengC. A. Mey), sâm Mỹ (Panax quinquefoliusL.), tam thất (Panax notoginsengChen), sâm Việt Nam (Panax Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 vietnamensis Ha et Grushv.). Các cây này có rễ củ dạng cà rốt (trừ sâm Việt Nam) có thành phần hóa học và tác dụng dược lý tương đương nhân sâm. Nhóm 2: sâm Nhật (Panax japonicusC. A. Mey) và các Panax mọc hoang khác: Panax zingiberensis, Panax spituleatus và Panax bipinatifidus.... Đa số các cây này có thân rễ ngoằn ngoèo, thành phần hoá học và tác dụng dược lý không giống nhân sâm. 1.2. Hình thái thực vật của sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh là dạng cây thân thảo sống nhiều năm, thân mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5 – 8mm, cao khoảng 40 – 60cm, củ nạc, đường kính 1 – 3,5cm. Lá kép hình chân vịt, mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép dài 2 - 12 cm. Mỗi lá kép thường có 5 lá chét hình trứng ngược, hình mác hoặc bầu dục, mép lá hình răng cưa, đầu lá nhọn. Phiến lá màu xanh lục, mỏng, mặt trên lá có nhiều lông cứng (Hà Thị Dụng và Grushvitzky, 1985). Cụm hoa thường xuất hiện ở cây có 3 lá kép trở lên, mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài, hoa nhiều màu lục vàng, khoảng 50 – 120 hoa. Đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô. Có hai dạng cụm hoa là cụm hoa dạng hình cầu và cụm hoa có tán thưa dạng elip (Phan Văn Đệ và cs., 1987). Hoa có đường kính 3 – 4mm, gồm 5 lá đài hợp thành hình chuông, trên chia thành 5 răng nhỏ, hình tam giác, 5 cánh hoa, 5 nhị màu trắng, dài 1,5 2mm. Bao phấn hình xoan, đính lưng, đĩa hoa hơi lồi. Bầu cao 1- 1,5mm, có 2 lá noãn, nhưng thường chỉ có 1 lá noãn phát triển. Hoa thường nở vào buổi sáng và nở từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi, có chấm đen ở đỉnh quả, đôi khi có quả chín không có chấm đen. Hạt màu trắng hay vàng nhạt, dài 6 – 8mm, rộng 5 6mm, dày 2mm, bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm (Hà Thị Dụng và Grushvitzky, 1985) 1.3. Đặc điểm sinh học của sâm Ngọc Linh Cây nảy mầm từ hạt, trong 2 năm đầu (cây 1 – 2 tuổi) chỉ có 1 lá kép mang 5 lá chét, sang năm thứ 3 cây bắt đầu có 2 lá kép, năm thứ 4 cây có 3 lá Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 kép, sang năm thứ 5 thì cây trưởng thành. Thông thường ở cây trưởng thành có từ 3 – 5 lá kép. Cây tàn lụi vào tháng 10 – 12hàng năm, toàn bộ phần thân lá trên mặt đất tàn lụi để lại vết sẹo trên thân củ và mầm mới sẽ mọc lại vào tháng 1 – 3 năm sau. Đối với cây từ 3 – 4 tuổi trở lên, sau 1 – 2 tháng lá non đã gần đạt đến độ trưởng thành và bắt đầu phân hóa mầm hoa ở đỉnh ngọn. Cây bắt đầu nở hoa vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm. Trong điều kiện mưa sớm và mưa nhiều thì hoa có thể nở sớm hơn vào khoảng cuối tháng 3. Mỗi thân thường có 1 hoa. Trong quá trình ra hoa phần thân tiếp tục phát triển để đạt được kích thước trưởng thành. Giai đoạn quả xanh kéo dài 3 – 4 tháng, đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời kỳ quả chín. Quả chín rộ vào khoảng cuối tháng 8, đôi khi quả chín muộn đến tháng 10. Sau khi quả chín thì cây bắt đầu tàn lụi. Tỷ lệ tàn lụi phụ thuộc vào tuổi cây. Cây 2 – 4 tuổi tỷ lệ tàn lụi từ 70 – 90%, tỷ lệ này giảm xuống đối với cây từ 5 tuổi trở lên (khoảng 50 – 60%) (Lê Thanh Sơn, 2007). 1.4. Phân bố của sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh phân bố trên vùng sinh thái hẹp, xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh, dưới các tán rừng nguyên sinh thuộc địa phận 9 xã của 3 huyện là Trà My của Quảng Nam, Đắk Glei và Tu Mơ Rông của Kon Tum. Vùng sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh nằm hoàn toàn trên dãy núi Ngọc Linh, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 14o44’ đến 15o13’ vĩ độ Bắc và từ 107o45’ đến 108o10’ kinh độ Đông, đây cũng là giới hạn xa nhất về phía Nam (trong khoảng 15o vĩ độ Bắc) của bản đồ phân bố chi Panax L. trên thế giới (Viện Dược liệu, 2005). Đến nay, sâm Ngọc Linh được xem là loài sâm duy nhất trên thế giới còn tồn tại ở khu vực khí hậu nhiệt đới. Đây chính là một điểm đặc biệt tạo ra đặc trưng riêng của sâm Ngọc Linh (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 1.5. Đặc điểm tự nhiên của vùng trồng sâm Ngọc Linh Phân bố của sâm Ngọc Linh có liên quan mật thiết đến các yếu tố tự nhiên như: độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật che phủ,… xung quanh đỉnh Ngọc Linh (Viện Dược liệu, 2005). 1.5.1. Đặc điểm về địa hình Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, những điểm có sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên đều ở độ cao từ 1.500 - 2.200 m (tập trung chủ yếu ở độ cao 1.800 2.000 m) (Viện Dược liệu, 2005; Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). Cho đến nay, về giới hạn cũng như mức độ phân bố của loài sâm này ở núi Ngọc Linh đã có nhiều thay đổi (Viện Dược liệu, 2005). 1.5.2. Đặc điểm về khí hậu Ngọc Linh là dãy núi cao nhất miền Trung Việt Nam. Điều kiện khí hậu của vùng này có những đặc điểm khác biệt rất lớn so với các vùng xung quanh như: lượng mưa lớn, độ ẩm cao, lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ thấp....(Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009) (i) Lượng mưa: Vùng trồng sâm Ngọc Linh có tổng lượng mưa trung bình năm đạt từ 2.600 - 3.200 mm. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa chiếm khoảng 65 - 70 % tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2 (Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). (ii) Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 20oC và tổng lượng nhiệt cả năm dưới 7.500oC. Nhiệt độ tại khu vực phía Tây Nam cao hơn khu vực Đông Bắc, phổ biến từ 2 – 4oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 12, tháng 1, cao nhất vào tháng 4, tháng 5. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15,0 18,5oC. Từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau có nhiệt độ thấp nhất, trung bình khoảng 8 - 11oC. Tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ cao nhất, trung bình khoảng 22 – 23oC (Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). (iii) Độẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Độẩm tại vùng trồng sâm cao hơn các vùng khác, với độẩm trung bình hàng năm đạt từ 86 - 87 %, tháng cao nhất (tháng 8) đạt 94 - 95 %. Độẩm cực đại thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9, khoảng từ 89 - 94 % và độẩm cực tiểu thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, nhưng thấp nhấttừ tháng 2 đến tháng 4, khoảng từ 77 - 82 % (Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). (iv) Lượng bốc hơi Vùng trồng sâm lượng bốc hơi thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670 - 770 mm. Lượng bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc. Giá trị cực đại của lượng bốc hơi vào tháng 3 và tháng 4 (trung bình đạt 85 mm) và cực tiểu vào tháng 8 (trung bình 40 mm) (Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). 1.5.3. Đặc điểm về thổ nhưỡng Vùng trồng sâm Ngọc Linh có pHH2O thấp (3,8 – 4,4), hàm lượng mùn cao, hầu hết được tạo thành do lá cây mục lâu ngày nên có màu nâu đen, tơi xốp. Theo hệ phân loại Việt Nam, đây là đất mùn vàng đỏ trên núi cao, còn theo phân loại của FAO-UNESCO-WRB thì đây là đất xám giàu mùn (Humic Acrisols). Đây là loại đất có tính chất vật lý và hóa học đặc trưng phù hợp với yêu cầu và đặc tính sinh thái của cây sâm Ngọc Linh, đặc biệt là hàm lượng hữu cơ cao (11,02 - 14,08% OM, tương ứng 6,39 - 8,16% OC), tầng thảm mục dày (từ 18 – 20cm). Hàm lượng đạm tổng số tầng mặt rất giàu (0,33 0,50% N). Đất nghèo lân dễ tiêu trong khi kali dễ tiêu đạt mức trung bình đến khá (Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009). 1.5.4. Đặc điểm về hệ thực vật Sâm Ngọc Linh là loại cây thân thảo ưa ẩm và ưa bóng, thường phân bố rải rác hoặc tập trung thành từng đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh lá rộng, đôi khi xen cả cây lá kim, độ tàn che 80% hoặc hơn (Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập, 2006). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 Năm 1987, Trung tâm Sâm thành phố Hồ Chí Minh khi tiến hành điều tra hệ thực vật trên vùng núi Ngọc Linh, nơi có sâm Ngọc Linh phân bố đã phân chia hệ thực vật ở đây thành 3 sinh tầng: Sinh tầng đại mộc: Gồm 22 họ, trong đó các cây thuộc họ dẻ (Fagaceae) chiếm ưu thế về số loài và số cá thể. Phần lớn các loài này là thành phần quan trọng trong sinh tầng đại mộc. Ngoài ra còn có các loài tùng, bách phân bố rải rác như Pinus khasiana, Cephalotaxus sp…. Sinh tầng trung mộc và cây bụi: Gồm 20 họ, trong đó họ nhân sâm khá đa dạng về số loài. Ngoài ra, họ dương xỉ cũng là thành phần ưu thế của sinh tầng cây bụi gồm các loài dạng mộc như Cibotium, Cyathea, …. Sinh tầng cỏ: Thành phần trên mặt đất rất phong phú bao gồm các loài cây của 29 họ thực vật, trong đó sâm Ngọc Linh là loài quan trọng được tìm thấy ở sinh tầng này. Ngoài ra còn có 13 loài chưa từng được mô tả trong bộ Thực vật chí Đông Dương, 14 loài mới và 27 loài được ghi nhận thêm địa điểm phân bố mới. “Với sự đa dạng về thành phần thực vật đã phát hiện cho thấy vùng núi Ngọc Linh có thể là điểm hội tụ của nhiều luồng di trú khác nhau từ phía bắc, Himalaya và từ phía nam. Ngoài ra đây cũng là vùng mà họ nhân sâm phát triển mạnh với số loài và số cá thể phong phú” (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007) Hệ thực vật ở vùng núi Ngọc Linh là sự phân bố hoàn hảo của các họ thực vật cho cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển. Nhờ có tán rừng mà cây sâm Ngọc Linh được bảo vệ khỏi mưa, bão, ánh sáng trực xạ, .… Ngoài ra lá cây rừng cũng là nguồn cung cấp mùn cho cây sâm sinh trưởng (Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập, 2006). 1.6. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh 1.6.1. Kết quả nghiên cứu trong nước Sâm Ngọc Linh được phát hiện từ rất lâu, tuy nhiên các nghiên cứu tập trung nhiều vào nhân giống, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá thành phần hóa học, tác dụng dược lý, mà ít đề cập đến kỹ thuật trồng sâm. Đến nay mới chỉ có 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 đề tài về kỹ thuật trồng sâm do Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự tiến hành là: i) Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh ở Kon Tum (2006) và ii) Nghiên cứu phát triển nguồn gen sâm Việt Nam nhằm sản xuất nguyên liệu làm thuốc (2010). Theo kết quả của các đề tài này thì quy trình trồng sâm Ngọc Linh tại Kon Tum được tiến hành như sau: Chọn địa điểm trồng: Chọn đất dưới tán rừng, có độ cao trên 1700m, độ dốc thấp, thoát nước tốt, lớp mùn dày trên 10cm, độ ẩm cao, độ che phủ của rừng lớn hơn 75%. Lựa chọn quả giống: Quả giống được thu khi quả sâm đã chín có màu đỏ tươi, chấm đen ở trên quả đã định hình và được phân biệt rất rõ, vỏ quả bóng, sáng, hạt mẩy. Làm đất, gieo hạt: Lên luống rộng 1m, dài 5m hoặc hơn, cao 15-20cm. Hạt được gieo ở độ sâu 5-7 cm trong mùn núi. Ở giai đoạn này, thường xuyên chăm sóc, kiểm tra đảm bảo cho hạt phát triển tốt. Luôn giữ cây trong bầu đất mùn khi vận chuyển cây đi trồng. Thời vụ trồng: Chính vụ: Trồng vào tháng 10, trước lúc kết thúc mùa mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Vụ muộn: Trồng vào vào tháng 4 năm sau; thời vụ này chỉ áp dụng cho cây con được khoảng 18 – 24 tháng hoặc trồng dặm. Mật độ trồng: là 5,5 – 6 vạn cây/ha tương đương với khoảng cách trồng là 20 x 30cm. Phân bón: Sử dụng mùn núi với lượng 90-100m3 và phân vi sinh với lượng 1.500kg cho 1ha, trộn đều và bón quanh gốc. Chế độ chiếu sáng: Duy trì độ che bóng từ 75 - 90% là phù hợp cho sâm sinh trưởng và phát triển. Nếu độ che bóng thấp (dưới 50%), lá sâm sẽ chuyển màu vàng, mỏng và cuối cùng tự khô héo và chết. Nếu chế độ che bóng quá cao (trên 90%), cây không có đủ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 dễ bị nhiễm bệnh; phần thân khí sinh phát triển nhưng phần dưới mặt đất (rễ và củ) không phát triển cân đối; năng suất thấp. Phòng sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như bệnh mốc sương, gỉ sắt…; sâu cuốn lá, nhện… và các biện pháp bảo vệ để tránh sự phá hoại của các loại động vật gây hại như chuột, dúi, nhím,.... Thời điểm thu hoạch: Khi cây đã chuyển sang vàng lá vào khoảng tháng 11 sau khi trồng 6 năm thì có thể thu hoạch sâm. Bảo quản sau thu hoạch: Thân, lá, rễ phụ được làm trà thuốc,....củ sâm đem sấy khô, bảo quản đưa ra thị trường. 1.6.2. Kết quả nghiên cứu ngoài nước Hiện nay trên thế giới, chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật canh tác trên sâm Ngọc Linh, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên các loài sâm khác trong chi Panax như sâm Mỹ, nhân sâm,…. (i) Kỹ thuật trồng sâm Mỹ dưới tán rừng tại Ohio Chọn địa điểm trồng: Điều đầu tiên cần để ý khi lựa chọn địa điểm trồng sâm Mỹchính là hướng trồng. Hướng trồng là hướng của dốc. Dốc hướng Bắc và hướng Đông là thích hợp trồng sâm. Hai hướng này thường có nhiều bóng râm và ẩm hơn các hướng khác. Trên cùng một dốc thì điểm phía dưới thường có độ che bóng, tầng canh tác và độ ẩm đất cao hơn điểm phía trên. Nên chọn những điểm độ dốc vừa phải vì những điểm có độ dốc lớn thường có xu hướng thoát nước nhanh và khó canh tác, đồng thời chăm sóc sâm trên những điểm như thế này cũng rất khó khăn. Độ dốc thích hợp để trồng sâm là khoảng 5 – 10%. Nên tránh chọn điểm trồng ở vùng thấp, trũng hoặc đã từng bị lũ lụt. Sâm Mỹ là cây ưa bóng, nên điểm trồng sâm phải có độ che bóng khoảng 75 – 85%. Chọn những điểm có cây tán rộng và rễ ăn sâu như bạch dương, sồi…. Chọn đất: Đất trồng sâm Mỹ nên chọn là đất mùn (hàm lượng đất cao hơn 2% và thấp hơn 8%) do đất mùn có kết cấu tốt và có sự cân bằng giữa cát, limon và sét là loại đất thích hợp nhất để trồng sâm. Đất có quá nhiều cát Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 thường sẽ quá khô,không thuận lợi cho sâm phát triển, trong khi đó đất sét lại khó thoát nước. Đất thoát nước kém sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Đất có pH từ 5,5 – 6,0 thích hợp cho sâm. Làm đất và phân bón: Mặt luống rộng 2m, chiều dài luống tùy theo điểm trồng. Nên cân nhắc cẩn thận trước khi bón phân cho sâm vì việc bón quá nhiều phân hoặc bón sai loại phân có thể gây ra nhiều tác hại hơn lợi ích. Phân bón: Ngoài dinh dưỡng có trong đất, sâm còn cần các loại dinh dưỡng khác; Tuy nhiên lượng phân bón bổ sung phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây.Căn cứ vào đặc điểm đất và nhu cầu dinh dưỡng của sâm Mỹ, các nhà khoa học khuyến cáo cách bón phân như sau: Khi cây sâm Mỹ được 5 tuổi thì không được bón phân hữu cơ, vì phân hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng flavornoid trong củ sâm. Về cơ bản, bón theo công thức 0N– 20P2O5– 20K2O (bón lót) trong năm đầu và 20N– 20P2O5– 20K2O bón thúc trong năm sau. Việc bón bổ sung dinh dưỡng cho sâm phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng có trong đất - Với lân, tùy vào hàm lượng lân trong đất (P đất), khuyến cáo cụ thể như sau: + Nếu P đất < 20 ppm, bón 67,3 – 89,7kg/ha (27 – 36kg/a); + Nếu 20 < P đất < 40 ppm, bón tối đa 0 – 67,3kg/ha (0 – 27kg/a); + Nếu P đất > 40 ppm, không cần bón lân. - Với kali, khuyến cáo tương tự là: + Nếu K đất < 150 ppm, bón 67,3 – 112,2kg/ha (27 – 45kg/a); + Nếu 250 < K đất < 350 ppm, bón 44,5 -67,3kg/ha (18 – 27kg/a); + Nếu K đất > 350 ppm, không cần bón kali. Tuy nhiên việc phân tích được thực hiện khi bắt đầu trồng sâm, do đó việc phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá sẽ giúp hiểu rõ hơn về dinh dưỡng mà cây thực sự cần trong quá trình trồng sau này. Và dựa ngưỡng dinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 dưỡng đã nghiên cứu trong lá sâm thì kết quả phân tích lá sẽ quyêt định có nên bón bổ sung dinh dưỡng hay không (Bảng 1.1) Bảng 1.1:Hàm lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn trong lá sâm vùng Bắc Mỹ Chất dinh dưỡng Đơn vị Thấp Đủ Cao nitrogen (N) % 1,50 -2,50 2,50 -5,00 5,10 -7,50 phosphorus (P) % 0,20 - 0,30 0 ,31-0,95 0,98-1,50 potassium (K) % 1,50 -3,00 3,10 -5,50 5,60 -7,50 calcium (Ca) % 0,21-0,50 0,51-1,00 1,10 -10,00 magnesium (Mg) % 0,11-0,25 0,26-2,50 2,60 -10,00 sulfur (S) % 0,12-0,21 0,22-0,55 0,50 -1,00 zinc (Zn) ppm 11 -25 26-50 51 -100 boron (B) ppm 5-15 16-50 51-100 manganese (Mn) ppm 26-45 46-500 501-750 iron (Fe) ppm 40 41-350 351-500 copper (Cu) ppm 5-15 16-75 76-150 aluminum (Al) ppm 40 41-150 151-350 molybdenum (Mo) ppm 1,60 -3,00 3,10 -15,00 15,10 -25,0 Nguồn: A Khawaja,K Ag Laboratories International, Inc. in Oshkosh, Wisconsin Chọn quả làm giống: Quả sâm Mỹ phát triển và chín trong vòng 6 – 12 tuần từ cuối mùa hè đến đầu mùa thu. Chọn quả giống ở cây trưởng thành 4 – 6 tuổi và chỉ thu hái khi quả có màu đỏ. Thời vụ: Hạt sâm Mỹ được gieo vào giữa tháng 8- 9 khi cây bắt đầu có lá vàng và trước khi có băng tuyết. Hạt sâm phải trải qua một giai đoạn ngủ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 đông trước khi nảy mầm vào mùa xuân năm sau. Hạt gieo ở độ sâu 2,5cm là tối đa. Nếu gieo quá sâu thì hạt khó nảy mầm. Trồng vào tháng 10 – 11. Mật độ: Gieo hạt với mật độ 120 hạt/m2, sau năm thứ nhất tỉa cây ở mật độ 65 cây/m2, năm tiếp theo tỉa định cây ở mật độ 11 – 22 cây/m2; lượng hạt giống cần cho 1ha trồng dưới tán rừng khoảng 10 – 11 kg. Phòng trừ sâu bệnh hại: Bệnh chết rạp cây con: Bệnh có thể do nấm Pythium spp.; Fusarium spp. hoặc Rhizoctonia solani gây ra. Phòng trừ bệnh bằng cách trồng cây ở đất thoát nước tốt hoặc xử lý hạt giống bằng Ridomil 10 phút trước khi gieo hoặc phun phòng Rhidomil sau khi trồng. Bệnh thối củ: Tương tự như bệnh chết rạp cây con, bệnh thối củ có thể bị gây ra bởi rất nhiều loại nấm như Phytophthora cactorum, Cylindrocarpon destructans, Slerotinia sclerotium, Rhizoctonia solani và Fusarium. Phòng bệnh bằng cách vệ sinh ủng, dụng cụ lao động và các vật dụng khác bằng dung dịch tẩy rửa 10%; loại bỏ cây bị bệnh ra khỏi đồng ruộng. Đối với bệnh gây ra bởi nấm Phytophthora cactorum có thể xử lý bằng thuốc Rhidomil Gold EC và tuyệt đối không trồng lại sâm trên đất đã từng bị bênh do nấm Phytophthora cactorum gây ra trước đó. Côn trùng gây hại trên sâm gồm sâu họ ngài đêm, rệp…. Có thể phòng trừ bằng cáchsử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc nếu phát hiện sớm Động vật gây hại trên sâm gồm sên trần, động vật gặm nhấm, thỏ, chim;trong đó sên trần là đối tượng gây hại chính, có thể phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc trừ sên hữu cơ như Deadline, Sluggo hoặc Escargo Thu hoạch: Sau khi trồng ít nhất 7 năm mới có thể thu hoạch; thời điểm thu hoạch thường vào cuối năm khi cây lụi lá (khoảng 1/9 – 31/12). Khi thu hoạch dùng cuốc chim hoặc dầm đào từng cây để tránh đứt củ. Sơ chế, chế biến: Sau khi thu hoạch, rửa sạch củ trước khi sấy. Khi rửa củ phải rất cẩn thận để tránh làm trầy xước vỏ củ và gẫy củ làm giảm chất lượng. Sau khi rửa, củ được sấy ở nhiệt độ khoảng 50oC (không quá 52oC) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 trong vòng 2 tuần đến khi không thể uốn cong là được (Carrol và Apsley, 2013). (ii) Kỹ thuật trồng nhân sâm dưới tán rừng tại Triều Tiên Nhân sâm là loài sâm bản địa của Triều Tiên được trồng ở Châu Á, miền Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc và phía đông Siberia, vùng Viễn Đông của Liên Xô cũ ngoài ra còn được trồng ở Nhật Bản, Mỹ nhưng nổi tiếng vẫn là sâm trồng ở Triều Tiên và Trung Quốc, cây sinh trưởng ở vĩ tuyến 39 đến 48o, biên độ nhiệt tối cao là 28,7oC, tối thấp là âm 40oC và nhiệt độ trung bình là 10,7oC. Lượng mưa trung bình là 1000 mm/năm, thời gian có tuyết trong năm là từ 160 đến 170 ngày. Tại Triều Tiên, nhân sâm được trồng nhiều ở Khai Thành. Nhân sâm được trồng bằng cây giống gieo ươm từ hạt lấy ở những cây sâm 4 – 5 tuổi, khỏe mạnh (vì cây ba năm tuổi chưa đủ khỏe, còn cây sáu năm tuổi vỏ hạt lại quá cứng, khó nảy mầm). Vào cuối tháng 7, hạt nhân sâm chín, nếu để rụng một cách tự nhiên thì cuối tháng 5 năm sau, hạt mới bắt đầu mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm đạt 47% . Kỹ thuật trồng theo các bước như sau: - Chọn đất: đất rừng có độ che phủ từ 50 đến 70%. - Làm đất: phát hết cây bụi, cây nhỏ, đánh gốc cây. Cuốc đất, lên luống cao từ 23 - 33 cm. - Cây giống: cây giống 2 -3 tuổi (được gieo từ hạt). - Thời vụ trồng: vụ thu (vào tháng 9) và mùa xuân (tháng 4, tháng 5). - Chăm sóc: làm cỏ cho nhân sâm từ ba đến bốn lần/một năm. Phân bón chủ yếu dùng lân và kali với tỷ lệ 10:1. Bón thúc phân qua lá vào thời điểm cây sắp ra hoa, phun dung dịch phân lân 2% vào lúc hoàng hôn hay sáng sớm. - Thu hoạch: thời điểm thu hoạch thích hợp là sau từ 6 đến 8 năm trồng, vào tháng 9, tháng 10 (cuối thu đầu đông). Khi thu tránh làm đứt rễ, xây sát củ. Thu xong chế biến ngay không để mất nhựa, làm giảm chất lượng củ. Có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 thể chế biến thành hồng sâm, nhân sâm tươi hoặc sâm đường (Fabio, 2000; Đỗ Tất Lợi, 1999). 1.7. Kết quả nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh Tại Việt Nam, đến nay chỉ có một số tài liệu công bố về một số loại bệnh hại trên sâm Ngọc Linh như gỉ sắt, khô lá, phấn trắng, bạch tạng, thối củ và một số loại sâu và động vật gây hại như sâu xanh, sâu xám, sâu đo, rệp, nhện, dế, chuột, sên (Viện Dược liệu, 2006; Ngô Quốc Luật và cs., 2005) và có một nghiên cứu đề cập đến tình hình bệnh hại là bệnh thối củ trên sâm Ngọc Linh với mức độ gây hại là 5% (Nguyễn Văn Thuận và cs., 2013). Tuy nhiên các tài liệu trên đều không mô tả tác nhân gây bệnh, triệu chứng gây hại của các loại sâu bệnh hại. Sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu hữu hẹp của miền trung Việt Nam (Phan Văn Đệ, 2003; Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 2009) vì vậy mà trên thế giới chưa có nghiên cứu nào về tình hình sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên đã có nhiều công bố về tình hình sâu bệnh hại trên các loài khác thuộc chi này. Các nghiên cứu về bệnh hại trên sâm Mỹ cho thấy, trong điều kiện thâm canh hoặc trồng trong điều kiện nhân tạo, cây sâm Mỹ bị rất nhiều loại bệnh hại (Carroll và Apsley, 2013). Tuy nhiên một số loại bệnh chủ yếu gây hại nặng như đốm lá, chết rạp cây con và thối củ. Các triệu chứng cụ thể như sau: Bệnh đốm lá gây ra bởi nấm Alternaria panax. Nấm Alternaria panax gây hại trong điều kiện úng nước, nóng ẩm. Triệu chứng điển hình của bệnh là vết bệnh hình tròn, màu vàng đen hay còn gọi là mắt bò. Bệnh xuất hiện trên lá và thân cây. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể lan từ lá xuống thân, thậm chí lan xuống củ (Carroll và Apsley, 2013). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 Bệnh chết rạp cây con là bệnh khá phổ biến trên sâm Mỹ, gây ra bởi các loại nấm như Pythium spp.,Phytophthora cactorum, Fusarium spp., Rhizoctonia solani (Randall và Cook, 2013). Bệnh chết rạp cây con thường gây hại ở những cây sâm 1 -2 tuổi, tấn công vào phần cây ở gần mặt đất. Biểu hiện ban đầu của bệnh là làm nhạt màu sắc của lá, cuối cùng là làm đổ gục và làm chết cây con. Không giống như bệnh đốm lá, bệnh chết rạp cây con thường xuất hiện trong điều kiện lạnh, ẩm. Bệnh chết rạp cây con ít gây hại khi trồng cây ở những vùng thoát nước tốt, nó chỉ thực sự nghiêm trọng trong điều kiện thoát nước kém, đất sét hoặc những vùng đất trũng (Carroll và Apsley, 2013). Bệnh thối củ trên sâm Mỹ ít phổ biến, nhưng chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Tương tự như bệnh chết rạp cây con, bệnh thối củ có thể bị gây ra bởi nhiều chủng nấm bao gồm Phytophthora, Fusarium, Slerotinia sclerotium…. (Randall & Cook, 2013). Triệu chứng đầu tiên của bệnh là héo xanh hoặc mất màu lá. Củ của cây bị bệnh thường nhạt màu và có biểu hiện thối hỏng (Carroll và Apsley, 2013). Côn trùng gây hại trên sâm Mỹ chủ yếu là ấu trùng họ bổ củi, ngài đêm và rệp. Ấu trùng họ bổ củi có thể ăn hạt sau khi gieo, ngài đêm gây hại tương tự như sên vì cả hai đều gây hại vào ban đêm, nhưng ngài đêm thường cắn toàn bộ thân cây và lá vùi vào đất. Rệp thường gây xoăn lá khi nó tấn công vào gốc lá hoặc làm giảm khả năng đậu quả khi nó tấn công vào phần đầu hạt (Carroll và Apsley, 2013). 1.8. Kết quả nghiên cứu về hoạt chất trong sâm Ngọc Linh Saponin được xem là thành phần hoạt chất chủ yếu của cây sâm Việt Nam cũng như các loài sâm khác trên thế giới. Từ phần thân rễ và rễ củ của sâm Việt Nam hoang dại, đã phân lập và xác định cấu trúc 52 hợp chất saponin bao gồm 26 saponin đã biết tương đồng với nhân sâm và 26 saponin Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 có cấu trúc mới gồm 25 vina ginsenosid R1 – R25 (ký hiệu là VG -R1 đến – R25 ) và 20 - O - Me - G.Rh1. Trong đó, saponin dammaran được xem là hoạt chất quyết định cho tác dụng sinh học quan trọng của sâm. Nhóm chất này cũng chiếm một tỷ lệ rất cao về hàm lượng trong thành phần saponin của sâm Việt Nam (50/52 saponin được phân lập); Trong đó: Các saponin dẫn chất 20(S) – protopanaxadiol (20(S)-ppd) gồm 22 hợp; trong đó có 11 hợp chất mới được tìm thấy trong sâm Ngọc Linh, ký hiệu VG – R3, R7, R8, R9, R13, R16, R20, R21, R22, R23, R24;các chất đại diện chính cho nhóm này trong sâm Ngọc Linh là: ginsenosid - Rb1, - Rb3, - Rd (Hình 1.1a); đây cũng là các hợp chất có trong nhân sâm. Các saponin dẫn chất 20(S) - protopanaxatriol (20(S)-ppt) gồm 17 hợp chất; trong đó có 7 hợp chất mới được tìm thấy trong sâm Ngọc Linh, ký hiệu VG – R4, R12, R15, R17, R18, R19; các chất đại diện chính cho nhóm này là ginsenosid - Re, - Rg1(Hình 1.1b), notoginsenosid - R1; trong đó, hợp chất ginsenosid – Re, - Rg1 cũng có trong nhân sâm; hợp chất notoginsenosid – R1 có trong tam thất. Các saponin có cấu trúc acid oleanolic gồm 2 hợp chất G-R0 và hemslosid – Ma3 chiếm tỷ lệ rất nhỏ; trong đó hemlosids - Ma3 là hợp chất được phát hiện đầu tiên từ 1 loài Panax trong họ nhân sâm; G-R0 là hợp chất có mặt trong nhân sâm và sâm Nhật. Các saponin có cấu trúc ocotillol gồm 11 hợp chất; trong đó có 7 hợp chất mới được tìm thấy trong sâm Ngọc Linh, ký hiệu là VG – R1, R2, R5, R6, R10, R11, R14; các hợp chất đại diện chính cho nhóm này là majonosid (M) - R1 và - R2. Đây là 2 hợp chất không có trong nhân sâm, đặc biệt M - R2 (Hình 1.1c) chiếm gần 50% hàm lượng saponin toàn phần trong củ của sâm Việt Nam và trở thành 1 hợp chất chủ yếu của sâm Việt Nam tạo ra sự khác biệt so với các loài sâm khác trên thế giới (Nguyễn Minh Cang và cs., 2001). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 a b c Hình 1.1: Cấu tạo t một số hợp chất chính trong sâm Ngọcc Linh: a. G-Rb1; b. G-Rg1; c. MR2 Sự khác biệt về thành th phần và hàm lượng saponin giữa sâm sâ Ngọc Linh và các loài sâm khác trên trê thế giới, đã thể hiện rõ khi tiến hành pphân tích và so sánh các thành phần chính c giữa các loài sâm với nhau. Kếtt quả cho thấy, thành phần saponin tron rong sâm Ngọc Linh cao hơn so với hầu hếết các loài sâm khác. Đặc biệt là hàm m lượng ư ocotillol trong đó chất M-R2 (ch chiếm hơn 50% tổng các hoạt chất tron ong sâm Ngọc Linh và không có trong tam am thất và nhân sâm) cao hơn sâm Mỹỹ 140 lần. Tổng hàm lượng hoạt chất tro trong sâm Ngọc Linh cũng cao hơn cácc sâm khác (Bảng 1.2) Bảng 1.2: So sánh thàành phần saponin (%) trong củ sâm Việệt Nam và các loại sâm khác trên thế giới Thành phần Sâm T Triều Tiên saponin (Panax (P gin inseng) Tam thất Sâm Mỹ Sâm Ngọc (Panax (Panax Linh (Panax notoginseng) quinquefoliu ium) vietnamensis) 2,9 0,6 1,99 2,88 2,67 1,05 3,17 1,96 - - 0,04 5,6 Acid oleanolic 0,02 0 - 0,07 0,09 Hiệu suất (%) 3,5 4,9 3,8 10,8 20(S) – ppd 20(S) – ppt Ocotillol Nguồn: Nguyễn Thượng Don ong và cs., 2007 Nghiên cứu ảnh h hưởng của tuổi cây khi thu hoạch đếến hàm lượng ginsenoside (Rb1, Rg1, Re, Rd) và majornoside R2 (M- R2) trong củ sâm Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Ngọc Linh cho thấy hàm lượng Rb1, Rg1, Re và M-R2 tăng khi tuổi cây tăng. Hàm lượng Rg1 tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 11, khi cây sâm 11 tuổi hàm lượng Rg1 cao gấp 2,4 lần so với tuổi 1.Trong khi đó, hoạt chất MR2có hàm lượng cao nhất trong tất cả các độ tuổi. Tuy nhiên, hàm lượng M-R2 tăng chậm khi cây 1 – 4 tuổi và tăng đột biến khi cây 5 tuổi (cao gấp 2,7 lần so với khi cây 4 tuổi), sau đó tăng chậm khi cây 6 – 11 tuổi. Ở cây sâm Ngọc Linh 11 tuổi thì hàm lượng M-R2 là 10,49 mg/ml (tăng 30% so với hàm lượng có trong sâm Ngọc Linh 5 tuổi). Hàm lượng các hoạt chất khác như Rb1, Rc, Rd, không có sự thay đổi nhiều ở các độ tuổi sâm Ngọc Linh khác nhau. Hàm lượng ginsenosid tổng số cũng tăng dần theo độ tuổi của củ sâm Ngọc Linh, và tăng rõ rệt nhất ở tuổi thứ 5, khi củ sâm Ngọc Linh đạt 11 tuổi thì hàm lượng ginsenoid tổng số đạt 18,49 mg/ml, cao gấp 2,93 lần so với củ sâm Ngọc Linh 1 tuổi (bảng 1.3). Bảng 1.3:Hàm lượng Ginsenoside trong sâm Ngọc Linh ở các độ tuổi khác nhau (đvt: mg/ml) Nhóm hoạt chất Tuổi cây 20(S)-ppt Ocotillol 20(S)-ppd Tổng Re Rg1 M-R2 Rb1 Rc Rd 1 0,160 0,513 2,487 2,660 0,014 1,844 7,730 2 0,157 0,627 2,640 2,972 0,006 1,878 8,160 3 0,366 0,703 2,393 3,999 0,045 1,749 9,350 4 0,176 0,724 3,006 4,180 0,025 1,631 9,821 5 0,003 0,878 8,088 3,316 0,010 1,797 14,117 6 0,683 0,927 8,127 3,439 0,007 1,486 14,694 11 0,646 1,236 10,494 4,103 0,026 1,989 18,525 Nguồn: Vo và cs., 2015 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Sự thay đổi hàm lượng ginsenoside theo các độ tuổi của sâm Ngọc Linh có sự sai khác nhẹ so với sâm Triều Tiên và sâm Mỹ. Theo Si và cs. (2007), hàm lượng của 3 hoạt chất chính trong sâm Triều Tiên là ginsenoside Rb1,Rg1và Rd tăng dần theo độ tuổi nhưng Re lại giảm. Nhưng trong sâm Mỹ thì hàm lượng Re, Rb1 lại tăngtheo độ tuổi trong khi hàm lượng Rc, Rd và Rg1 lại không thay đổi nhiều. Sự biến động này có thể là do đặc điểm khác nhau giữa các loài và môi trường sống đã gây ra sự biến đổi sinh hóa trong cây trồng (Vovà cs., 2015). 1.9. Nghiên cứu về di thực sâm Ngọc Linh và các loài khác trong chi Panax 1.9.1. Những nghiên cứu về di thực các loài trong chi Panax Theo những tài liệu đã công bố hiện có, hầu như các loài thuộc chi Sâm (Panax L.) trên thế giới xét về phạm vi phân bố cũng rất hạn chế. Hầu hết các loài (Panax quiquerfolius, Panax pseudoginseng, Panax wangianus, Panax zingiberensis, Panax trifoliatus, Panax vietnamensis) mới chỉ biết ở một điểm phân bố. Một vài loài khác (Panax ginseng, Panax japonicus, Panax stipuleanatus, Panax bipinatifidus) có thể có từ 2 điểm phân bố trở lên, nhưng kích thước quần thể của chúng cũng rất nhỏ (Nguyễn Tập, 2005). Bởi vậy khi bị tìm kiếm khai thác, đương nhiên chúng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đối với những loài trong chi Panax có phạm vi phân bố hẹp hoặc rất hẹp thì áp lực cho việc bảo tồn và duy trì chúng trong tự nhiên sẽ càng lớn. Vì vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, thì bên cạnh việc nghiên cứu phát triển trồng ngay tại nơi phân bố tự nhiên của chúng, còn phải mở rộng ra ở những nơi trồng mới. Nhân sâm (Panax ginseng) vốn mọc tự nhiên ở vùng Đông Bắc Á, thuộc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc, cây thuốc này được biết tới khoảng 4.000 năm trước đây, đồng thời đây cũng là loài có lịch sử trồng trọt tới vài trăm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 năm. Hiện tại nhân sâm được trồng nhiều nhất là ở Trung Quốc, sau đến Hàn Quốc và Nhật Bản; Liên Bang Nga và Mỹ có trồng nhưng chưa rõ về qui mô. Tổng sản lượng nhân sâm trồng trên toàn thế giới mỗi năm có thể đến hàng ngàn tấn. Tại Việt Nam, nhân sâm được nhập nội nhiều từ những năm 70 của thế kỷ trước và gần đây là vào các năm 1998, 2000 và 2004. Năm 2004, từ một số hạt giống nhân sâm được nhập nội và trồng ở Sa Pa đã có khoảng 30% cây ra hoa vào năm thứ 3, đây cũng là thông tin đầu tiên về cây nhân sâm được trồng ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) Loài sâm trồng nhiều sau nhân sâm là tam thất (Panax notoginseng) và giả nhân sâm (Panax pseudoginseng). Hai loài này vốn có xuất xứ ở vùng Tây Nam – Trung Quốc và được đưa vào trồng khá lâu đời ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Tam thất được trồng với qui mô hàng ngàn hécta ở Châu Vân Sơn (tỉnh Vân Nam) và một số nơi khác thuộc tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Ngoài ra loài cây thuốc này cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Trong các tài liệu về cây thuốc Việt Nam và thực vật học Việt Nam, giả nhân sâm còn được gọi là tam thất, sâm tam thất; được Viện Dược liệu và một số địa phương gần biên giới Trung Quốc nhập về trồng từ trước năm 1970. Giả nhân sâm đã từng được trồng tại Phó Bảng, Quản Bạ (tỉnh Hà Giang); Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai); Thông Nông và Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng)… Tuy nhiên, hiện tại những địa điểm trên không còn trồng nữa. Hiện nay, trong cộng đồng người Hoa, người H’Mông sống ở dọc biên giới huyện Đồng Văn và huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) vẫn còn trồng rải rác trong vườn gia đình. Tuy nhiên, các nhà khoa học Viện Dược liệu nhận định loài Panax được trồng rải rác này thực chất là Panax notoginseng (tam thất) Tam thất (Panax notoginseng): Trong các tài liệu về cây thuốc và thực vật Việt Nam trước kia chưa đề cập tới cây thuốc này (Nguyễn Tập, 2005). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Nhưng như trên đã đề cập, có thể cây giả nhân sâm trồng trước kia ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng vẫn thuộc loài Panax notoginseng. Sâm Mỹ (Panax quinquerfolius) vốn mọc hoang ở Bắc Mỹ cũng được trồng nhiều ở Mỹ và vài năm trước đây đã được di thực về trồng ở Trung Quốc (Phan Văn Đệ, 2003) 1.9.2. Những nghiên cứu di thực về cây sâm Ngọc Linh tại Việt Nam Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu di thực cây sâm ra khỏi vùng nguyên thủy của nó. Dự án “Di thực sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam” năm 2006 đã tiến hành xây dựng một số điểm trồng mới tại xã Trà Nam và xã Trà Cang huyện Nam Trà My; xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ cây sống đạt trên 40%, nhưng sai khác rất lớn về hàm lượng hoạt chất so với điểm trồng nguyên thủy của cây sâm Ngọc Linh tại Trà Linh (bảng 1.4). Bảng 1.4: Khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh ở các điểm di thực tại Quảng Nam Địa điểm Tên mẫu Tính trên dược liệu khô (%) MR2 G-b1 G-Rd G-g1 Tổng cộng Trà Cang S1 0,67 0,57 0,22 0,42 1,88 Trà Nam S2 1,56 1,55 2,32 1,86 7,29 Trà Linh S3 4,60 2,86 1,78 2,43 11,67 Phước Lộc S5 2,28 2,81 1,65 2,05 8,79 Nguồn: Nguyễn Như Chính và Đặng Ngọc Phát, 2001 Tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Thuận và cs. (2013), trong phạm vi đề tài “Nghiên cứu di thực cây sâm Ngọc Linh tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc” do sở KHCN Vĩnh Phúc phê duyệt, đã khảo sát sơ bộ điều kiện tự nhiên tại đây và đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của sâm Ngọc Linh ở cả hai mô hình trồng dưới tán rừng và dưới nhà mái che, cây đều sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nảy mầm trên 70%, thời gian sinh trưởng 7 – 8 tháng. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới đánh giá được khả năng sinh trưởng mà chưa đánh giá được khả năng tích lũy các hoạt chất chính trong sâm Ngọc Linh trồng tại đây. Như vậy cho đến nay có ít nhất 2 đề tài nghiên cứu di thực trồng sâm Ngọc Linh ra khỏi khu vực núi Ngọc Linh. Tuy nhiên, việc mở rộng vùng trồng sâm ra những vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa. Từ một số loài sâm mọc tự nhiên, do giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao đã thúc đẩy nhu cầu khai thác sử dụng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, từ nhiều năm trước người ta đã đưa chúng vào trồng trọt. Trải qua quá trình nghiên cứu di thực, thuần hóa, các loài sâm trên hiện đã được trồng ở nhiều nơi, thậm chí ở những quốc gia khác cách rất xa nơi mọc tự nhiên trước kia của nó. Song song với quá trình thuần hóa, di thực, các nhà trồng trọt còn nghiên cứu vềchọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng, chế biến, ... nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của những loài sâm này. Chính vì vậy mà nhân sâm, tam thất trồng ở Trung Quốc hiện nay đã được mở rộng ra nhiều tỉnh khác nhau. Năng suất cây trồng khá cao, nên giá bán trên thị trường cũng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Tương tự như vậy những loài khác như sâm Mỹ (Panax quinquefolius),giả nhân sâm (Panax pseudoginseng),…. cũng được hoàn thiện nghiên cứu và đưa vào trồng trọt từ nhiều năm trước. Đặc biệt loài tam thất (Panax notoginseng) hiện tại đã được nhiều nước đưa vào sản xuất thành hàng hoá thế mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam (Nguyễn Tập, 2005). Từ kết quả nghiên cứu về giống đến kỹ thuật trồng và thâm canh tiên tiến, đã đem lại thành công lớn trong việc phát triển trồng rộng rãi các loài sâm kể trên. Đây cũng là con đường tất yếu đối với các loài Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 khác còn lại của chi Panax L., trong đó có loài sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) của Việt Nam hiện nay. 1.10. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện đề tài Tại một số nơi của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên như ở núi Ngọc Linh. Với nền nhiệt độ trung bình khoảng 18oC; độ ẩm không khí trung bình 85%. Theo Hà Thị Dụng, cây sâm do Phạm Hoàng Hộ (1999) phát hiện ở núi Lang Biang (tỉnh Lâm Đồng) năm 1970 cũng là sâm Ngọc Linh. Như vậy, nếu tính về “tính nguyên thuỷ” của nó thì sâm Ngọc Linh đã có mặt ở 3 vùng núi khác nhau, tạm thời cho rằng thuộc 2 điểm phân bố (dãy Ngọc Linh và Lang Biang). Cả 2 khối núi này đều có độ cao trên 1.500m. Điểm phát hiện có sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên đều ở độ cao tuyệt đối khoảng 1.800 – 2.200m. Cây mọc dưới quần xã rừng lá rộng thường xanh. Điều quan trọng là các quần thể thực vật ở đây còn nguyên sinh, chưa hề bị khai thác và tác động. Mặt khác, do ở độ cao từ 1.800m trở lên nên môi trường rừng luôn ẩm, mát – là điều kiện phù hợp với đặc điểm sinh thái của sâm Ngọc Linh, là cây ưa khí hậu ẩm và mát (Phan Văn Đệ, 2003; Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập, 2006). Sa Pa (tỉnh Lào Cai), mặc dù có mùa đông khá dài, có thời điểm nhiệt độ xuống dưới 10oC thậm chí 0oC và có kèm sương muối, tuy nhiên nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 16o – 20oC; độ ẩm trung bình 85-90%, đặc biệt những diện tích rừng tự nhiên còn giữ được lớp thảm mục tương đối dày, mặt khác tại đây còn có sự phân bố tự nhiên của 2 loài cùng chi Panax L. (sâm vũ diệp và tam thất hoang) là điều kiện cần có để di thực sâm Ngọc Linh (Nguyễn Tập, 2006). Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có độ cao tuyệt đối (nơi còn rừng) từ 900 1.500m. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 18,3oC, độ ẩm trung bình 75-85% và quan trọng hơn là tại đó có tầng thảm thực vật, tầng thảm mục dày có thể đáp ứng cho yêu cầu sinh thái tự nhiên của sâm Ngọc Linh. Tại Tam Đảo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 bước đầu nghiên cứu di thực sâm Ngọc Linh trồng tại đây cho những kết quả khả quan với tỷ lệ sống của cây lên đến 70%. Điểm Tam Đảo được đánh giá là nơi có khí hậu tương đối giống với núi Ngọc Linh (Nguyễn Văn Thuận, 2013) Như vậy tại cả 3 điểm đề xuất trên đây, xét về điều kiện tự nhiên thì đây là những vùng núi cao, có khí hậu nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình năm từ 15,5oC – 19oC quanh năm ẩm mát, tương tự như vùng núi Ngọc Linh. Hơn nữa ở 3 vùng này (trừ Tam Đảo) đều có ít nhất một loài thuộc chi Panax L. mọc tự nhiên. Bởi vậy, việc tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh tại 3 điểm này là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên để khẳng định được điều kiện tự nhiên của 3 vùng núi (Sa Pa, Tam Đảo và Lạc Dương) có phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh hay không, trong quá trình nghiên cứu còn phải thu thập thêm các dẫn liệu về lượng mưa, độ ẩm, thảm thực vật rừng và đất đai, …. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu i) Vật liệu nghiên cứu - Đất tại các điểm nghiên cứu. - Củ sâm Ngọc Linh 2 tuổi được nhân giống từ hạt, không bị sâu bệnh, có nguồn gốc tại dãy núi Ngọc Linh. - Mẫu bệnh từ cây sâm Ngọc Linh trồng tại các điểm nghiên cứu. - Củ sâm Ngọc Linh sau khi trồng 2 năm thu tại các điểm nghiên cứu. - Các vật liệu khác sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: dụng cụ thí nghiệm (thước đo, cân điện tử, ….); nguyên liệu làm mẫu sâu hại (kim cắm mẫu, giá cắm mẫu, lọ độc giết côn trùng, các dung dịch ngâm côn trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997). Nguyên liệu cho nghiên cứu bệnh cây bao gồm nguyên liệu sử dụng cho môi trường phân lập, làm thuần và nuôi cấy nấm và giám định [môi trường khoai tây - đường - agar cải tiến (mPDA), thạch - nước cất (WA), khoai tây - đường – agar(PDA), môi trường lá cẩm chướng (CLA) (Burgess và cs., 2008). ii) Địa điểm nghiên cứu - Điểm đối chứng: Tu Mơ Rông (Kon Tum) - Điểm di thực: Lạc Dương (Lâm Đồng); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Sa Pa (Lào Cai) 2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết 2.2.1. Nội dung 1:Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và tính chất đất tại các điểm nghiên cứu 2.2.2. Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại chínhcủa sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu 2.2.3. Nội dung 3: Đánh giá khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và tính chất đất tại các điểm nghiên cứu i) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý - Thu thập số liệu về tọa độ địa lý: sử dụng thiết bị GPS để xác định tọa độ của điểm nghiên cứu. Xác định thành phần cây rừng trong sinh tầng đại mộc: Sử dụng phương - pháp điều tra thực địa và phỏng vấn. - Xác định độ dày tầng thảm mục: Sử dụng phương pháp điều tra thực địa. - Thu thập số liệu chi tiết về khí tượng: Sử dụng các số liệu quan trắc của các trạm khí tượng gần nhất với điểm nghiên cứu. Tính chất đất ii) Các mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm. Tổng số mẫu đất thu thập là 12 mẫu (mỗi điểm lấy 3 mẫu x 4 điểm). Mẫu đất được phân tích theo các phương pháp sau: - Thành phần cấp hạt (TCVN 5257-1990): Xác định bằng phương pháp pipét. - pHH2O (TCVN 6862-2000): Đo bằng pH-meter trong huyền phù theo tỷ lệ đất/H2O là 1:2,5. Độ chua trao đổi (TCVN 4403-2011): Phương pháp chuẩn độ trung hòa. - Hữu cơ tổng số (%) (TCVN 8941:2011): Phương pháp Walkley-Black - Đạm tổng số (%) (TCVN 6498:1999): Phương pháp Kjeldahl. - Lân tổng số(%) (TCVN 8940:2011):Phương pháp trắc quang (Spectrophotometer). - Kali tổng số (%) (TCVN 4053:1985):Quang kế ngọn lửa (Flamephotometer). - Lân dễ tiêu (TCVN 8942:2011): Chiết rút P bằng dung dịch NH4F 0,03M/ HCl 0,1 M; so màu ở trên máy chiết quang chọn lọc ở bước sóng 882 nm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Kali dễ tiêu (TCVN 8662-2011): Tương tự như phương pháp chiết rút mẫu phân tích lân dễ tiêu; dịch chiết được đốt trên máy quang kế ngọn lửa. - Hàm lượng axit fulvic và axit humic (TCVN 8561:2010): dựa theo phương pháp Walkley-Black – Oxy hóa các bon hữu cơ (axit humic và axit fulvic) bằng dung dịch kali bicromat (K2Cr2O7) dư trong môi trường axit sunfuric (H2SO4), sử dụng nhiệt do quá trình hòa tan H2SO4đậm đặc vào dung dịch bicromat, sau đó chuẩn độ lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt hai, từ đó suy ra hàm lượng axit humic và axit fulvic. 2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh tại các điểm di thực và nguyên vị i) Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại 4 điểm, mỗi điểm có diện tích ô thí nghiệm 200 m2, 3 lần nhắc lại, tổng diện tích mỗi điểm thí nghiệm là 1000 m2kể cả dải bảo vệ. Điểm 1 (đối chứng): Xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum Điểm 2 (di thực): Xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng Điểm 3(di thực): Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc Điểm 4 (di thực): Vườn Quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, Lào Cai. Làm luống theo đường đồng mức, mặt luống rộng 1,2m, mỗi hàng trồng 2 cây.Khoảng cách trồng là 30 x 40cm.Cây giống là sâm Ngọc Linh 2 tuổi được gieo từ hạt, không bị sâu bệnh, dị dạng. ii) Chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nảy mầm: số cây nảy mầm/tổng số cây trồng x 100 - Tỷ lệ sống: số cây sống/tổng số mọc x 100 - Đặc điểm nông sinh học: hình thái lá: quan sát hình thái lá trong quá trình sinh trưởng; bộ rễ: quan sát sự phát triển bộ rễ hàng năm vào giai đoạn tàn lụi;các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển; thời điểm mọc: được tính khi có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 50% cây mọc; thời điểm tàn lụi: được tính khi có 50% cây tàn lụi; chiều cao cây (cm): đo từ phần sát mặt đất đến chóp lá dài nhất (dùng thước có độ sai số 0,2 mm) và đường kính tán lá (cm): đo lá ở điểm rộng nhất (dùng thước có độ sai số 0,2 mm). - Các chỉ tiêu về kích thước và khối lượng củ: Chiều dài củ (cm): đo từ phần gốc thân đến chóp củ (dùng thước panme có độ sai số 0,01mm); đường kính củ (cm): đo củở chỗ rộng nhất (dùng thước panme có độ sai số 0,01mm); khối lượng củ tươi (g): tính khối lượng củ trung bình của các cây theo dõi (dùng cân điện tử có độ sai số 0,01g) iii) Điều tra sâu bệnh hại - Điều tra sâu hại: Theo phương pháp điều tra tự do, thu thập tất cả những loài sâu hại (Viện bảo vệ thực vật, 1997). Xác định các loài sâu hại và mức độ bắt gặp của chúng theo công thức: Độ bắt gặp (%) = (số điểm điều tra bắt gặp loài sâu hại: tổng số điểm điều tra) x 100% Mức độ hiện diện của sâu hại được xếp ở các mức sau: (-) : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp <5%; (+) : Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5% đến 20%; (++) : Gặp trung bình, độ bắt gặp từ trên 20% đến50%; (+++) : Gặp nhiều, độ bắt gặp trên 50%. - Điều tra bệnh hại: Quan sát các triệu chứng trên cây trồng trong sản xuất, xác định tỷ lệ bệnh và thu thập mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân loại, giám định. Xác định mức độ phổ biến của bệnh theo thang 4 cấp sau (Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1997): (+) : rất ít phổ biến (< 10% cây hoặc lá bị bệnh); (++) : Ít phổ biến (11 – 25% cây hoặc lá bị bệnh); (+++) : Phổ biến (26 – 50% cây hoặc lá bị bệnh); Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 (++++) : Rất phổ biến (> 50% cây hoặc lá bị bệnh). - Phương pháp giám định sâu và động vật hại: Các mẫu sâu và động vật hại thu về một phần được xử lý mẫu ướt, một phần làm mẫu khô để phân loại, một phần mẫu được nuôi tiếp để xác định loài. Các mẫu trưởng thành của bộ cánh vảy và cánh cứng được bảo quản bằng cách căng và sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 60oC trong 3-4 ngày, sau đó đưa vào hộp mẫu gỗ để định loại. Các loài trưởng thành thuộc bộ cánh thẳng, cánh nửa và sâu non, nhộng thuộc bộ cánh vảy cùng các loài thiên địch ký sinh được sơ chế rồi bảo quản trong các dung dịch bảo quản côn trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997). - Phân lập và giám định nấm gây bệnh: mẫu bệnh điển hình sau khi thu thập về, loại bỏ phần lá và rửa sạch dưới vòi nước. Cắt bộ phận bị bệnh thành những miếng nhỏ sao cho miếng cắt nằm ở ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe. Khử trùng miếng cắt bằng ethanol 70o trong 5 giây, sau đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng. Thấm khô miếng cắt bằng giấy thấm vô trùng, dùng dao cấy đã khử trùng cắt vết bệnh thành các miếng nhỏ 5 × 5 mm và cấy lên môi trường mPDA. Khi nấm đã phát triển với kích thước đường kính tản nấm 1-2 cm, cấy truyền sang môi trường WA. Nấm được làm thuần bằng cách cấy đỉnh sinh trưởng của sợi nấm từ môi trường WA sang môi trường PDA và CLA (Burgess và cs., 2008) và được nuôi trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 25oC với 12 giờ chiếu sáng xen kẽ 12 giờ tối. Sau 7 ngày, nấm được giám định dựa vào hình thái quan sát dưới kính hiển vi(Banett và Hunter, 1998). 2.3.3. Đánh giá khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu i) Định lượng saponin tổng số Thử theo DĐVN IV, chuyên luận sâm Việt Nam, trang 879 – 880; Hàm lượng saponin tổng số không thấp hơn 9%. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 ii) Định lượng đồng thời 3 hoạt chất MR2, Rg1, Rb1: Theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao: Mẫu dược liệu thu được tại các điểm nghiên cứu được phân tích nhắc lại 3 lần và tính giá trị trung bình. 2.3.4. Xử lý số liệu - Giá trị trung bình được xử lý bằng các hàm trong phần mềm Microsoft Excel - Các chỉ số CV, LSD được tính bằng phần mềm Irristat 5.0 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của các điểm nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên i) Đặc điểm về vị trí địa lý và hệ thực vật Ngọc Lây là xã vùng núi cao ở phía Bắc của huyện Tu Mơ Rông thuộc sườn Nam khối núi Ngọc Linh, là nơi khởi nguồn của sâm Ngọc Linh tự nhiên được tìm thấy. Thôn Măng Rương 2 thuộc xã Ngọc Lây là điểm đối chứng, có độ cao tuyệt đối 1728m so, tọa độ địa lý 14o58.745’ vĩ Bắc, 108o00.243’kinh Đông.Rừng cây lá rộng thường xanh; thành phần cây rừng ở sinh tầng đại mộc chủ yếu là các cây họ dẻ (Fagaceae), họ nhục đậu khấu (Myristicaceae), họ chè (Theaceae), họ du (Ulmaceae)….; sinh tầng trung mộc chủ yếu là cây họ cau (Arecaceae),ở sinh tầng cỏ chủ yếu là các cây họ mua (Melastomataceae), họ tiết dê (Menispermaceae), độ che bóng khoảng 80 – 85%. Khảo sát hiện trạng ban đầu cho thấy lớp lá phủ dày khoảng 3 - 5 cm, tầng mùn thô dày khoảng 15 -20cm. Đất mùn có màu nâu đen, tơi xốp, không bị lẫn sỏi đá. Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim thuộc thôn Lán Chanh, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương có độ cao tuyệt đối 1500m, tọa độ địa lý 12o07.241’vĩ Bắc; 108o22.320’ kinh Đông. Rừng cây lá rộng thường xanh; thành phần cây rừng ở sinh tầng đại mộc là cây thuộc họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae); ở sinh tầng trung mộc là cây họ cau (Arecaceae); ở sinh tầng cỏ chủ yếu là các loài họ dương xỉ (Polypodiaceae) và họ mua (Melastomataceae); độ che bóng khoảng 70 - 75%. Khảo sát hiện trạng ban đầu ghi nhận lá phủ dày khoảng 3- 5cm, tầng mùn thô dày và xốp nhất (khoảng 25 – 30cm) trong các điểm nghiên cứu. Mùn có màu đen, không bị lẫn sỏi đá. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Rừng Quốc gia Tam Đảo thuộc thôn 1, thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo có độ cao tuyệt đối 1007m, tọa độ địa lý 20o57.644’ vĩ Bắc; 105o38.245’ kinh Đông. Rừng cây lá rộng thường xanh; thành phần cây rừng ở sinh tầng đại mộc chủ yếu là cây họ dẻ(Fagaceae), họ nguyệt quế (Lauraceae), họ phong (Aceraceae); ở sinh tầng trung mộc là cây họ cau (Arecaceae); ở sinh tầng cỏ là cây họ thài lài (Commelinaceae)…..; độ che bóng khoảng 70 – 75%; lớp lá phủ khoảng 2 – 3cm; tầng mùn thô dày khoảng 8 – 10cm. Mùn có màu nâu đen, không bị lẫn sỏi đá. Rừng Quốc gia Hoàng Liên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối 1604m, tọa độ địa lý 22o20.464’ vĩ Bắc; 103o49.241’ kinh Đông. Rừng tạp; thành phần cây rừng chủ yếu là cây sa mộc (Cunninghamia lanceolata); sinh tầng cỏ là cây họ họ thài lài (Commelinaceae); độ che bóng đạt 60%; lớp lá phủ mỏng, tầng mùn thô dày khoảng 5cm. Mùn có màu nâu, lẫn sỏi đá. Như vậy, ở các điểm nghiên cứu di thực đều có sự tương đồng tương đối về thành phần cây rừng, tầng thảm mục, độ che phủ so với điểm đối chứng Tu Mơ Rông, trừ điểm nghiên cứu tại Sa Pa. Tuy nhiên độ cao của điểm nghiên cứu tại Sa Pa lại gần nhất với điểm Tu Mơ Rông. ii) Đặc điểm về khí tượng, thủy văn tại các điểm nghiên cứu Bên cạnh đặc điểm về độ cao, độ che bóng, tầng thảm mục, .... thì đặc điểm khí tượng, thủy văn (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ....) của điểm nghiên cứu cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh. Qua thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu khí hậu của các trạm khí tượng thủy văn gần nhất với vùng nghiên cứu (trạm Đắk Tô gần với Tu Mơ Rông, trạm Đà Lạt gần với Lạc Dương; trạm Tam Đảo và trạm Sa Pa thuộc địa điểm có điểm thí nghiệm) trong 6 năm (2009 – 2014), chúng tôi thấy rằng sự biến thiên các yếu tố khí hậu tại các điểm có sự tương đồng theo cặp (trạm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Đắk Tô tương đồng với trạm Đà Lạt; trạm Tam Đảo tương đồng với trạm Sa Pa), ngoài ra cũng có những sai khác nhất định giữa các điểm nghiên cứu. Cụ thể như sau: Độ ẩm Tại các trạm khí tượng, độ ẩm trung bình năm đều cao trên 80% và độ ẩm trung bình tháng đều cao hơn 70%. Tam Đảo và Sa Pa là hai điểm có độ ẩm trung bình tháng và trung bình năm cao hơn 2 điểm còn lại (bảng 3.1). Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng tại các điểm nghiên cứu Độ ẩm trung bình, % Tháng Số giờ nắng, giờ Đắk Tô Đà Lạt TamĐảo Sa Pa Đắk Tô Đà Lạt Tam Đảo Sa Pa 1 72,5 82,0 94,8 92,0 250,0 201,5 43,0 85,8 2 71,0 76,7 93,3 80,5 235,7 225,2 51,7 149,3 3 71,5 80,0 89,8 81,7 243,7 213,8 55,3 122,0 4 77,3 85,0 90,4 84,5 208,2 180,5 71,2 154,3 5 81,8 86,8 88,8 87,0 211,0 183,3 117,0 143,0 6 87,0 87,7 86,8 86,5 134,3 149,3 111,2 98,5 7 87,3 88,7 90,3 91,8 129,7 131,2 119,0 89,3 8 88,5 88,8 89,3 91,0 134,5 144,5 126,3 114,8 9 88,5 90,8 87,7 92,7 115,3 107,7 109,0 84,8 10 84,0 87,8 83,5 91,7 176,8 149,0 111,7 88,5 11 77,7 84,5 85,8 91,3 222,3 180,8 92,3 113,3 12 76,0 84,2 83,7 92,8 249,3 188,7 90,3 96,8 Tổng /TB 80,3 85,3 88,7 88,6 2310,8 2055,5 1098,0 1340,7 Tuy nhiên, độ ẩm thu được tại các trạm Đắc Tô và Đà Lạt chỉ có tính chất tham khảo, vì khi thay đổi độ cao thì độ ẩm không khí cũng có sự thay Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 đổi. Mặt khác, độ ẩm thu thập được là độ ẩm đo được tại các trạm quan trắc, nên vẫn có sự sai khác so với các điểm thí nghiệm, do các điểm thí nghiệm được tiến hành dưới tán rừng với độ che phủ trên 70%. Tuy vậy, với độ ẩm trung bình năm và tháng thu được ở các trạm thì có thể thấy rằng 4 điểm trên đều đáp ứng được yêu cầu sinh thái của sâm Ngọc Linh. Số giờ nắng Trong khi số giờ nắng tại Đắk Tô và Đà Lạt tập trung nhiều từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau thì tại Tam Đảo và Sa Pa đây là giai đoạn có số giờ nắng ít nhất. Tổng giờ nắng tại Đắk Tô và Đà Lạt luôn cao gấp đôi so với hai điểm còn lại (Bảng 3.1). Đây là một trong những sự sai khác về yếu thời tiết giữa các trạm quan trắc. Lượng mưa Sự biến thiên lượng mưa qua các tháng cũng có sự tương đồng giữa các trạm quan trắc, đó là lượng mưa giảm nhanh sau tháng 10, kéo dài đến hết tháng 3 năm sau, sau đó tăng dần và đạt cực đại, tuy nhiên tổng lượng mưa ở các tháng giữa các điểm có sự khác nhau, trong đó lượng mưa đo được tại trạm Tam Đảo và Sa Pa cao hơn tại trạm Đắk Tô và Đà Lạt. Bên cạnh sự sai khác về tổng lượng mưa thì thời điểm lượng mưa đạt cực đại tại các điểm cũng khác nhau, trong khi lượng mưa đạt cực đại tại trạm Tam Đảo và Sa Pa vào tháng 7 thì tại trạm Đắk Tô và Đà Lạt lại vào tháng 9 (hình 3.1). Như vậy, lượng mưa và thời điểm lượng mưa đạt cực đại là những yếu tố sai khác giữa các trạm quan trắc. Tuy lượng mưa tại Tu Mơ Rông và Lạc Dương có những sai khác so với số liệu thu được tại các trạm quan trắc, nhưng biến thiên về lượng mưa và thời điểm mưa có sự tương đồng tương đối. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Nhiệt độ Nhiệt độ trung bìn ình năm và tháng tại các trạm khí tượng thu được đều rất gần với yêu cầu nhiệt độ đ của sâm Ngọc Linh (từ 15 – 23oC). Nhiệt độ trung bình bì tại trạm Đắk Tô và Đà Lạt ít dao đđộng giữa các tháng. Thời điểm nhiệtt độ đ cao nhất so với thời điểm nhiệt độ th thấp nhất chênh lệch nhau khoảng 5oC;; tuy nhiên trung bình nhiệt độ tại trạm Đà Lạt luôn thấp hơn trạm Đắk Tô. Tron ong khi đó nhiệt độ trung bình tại trạm Ta Tam Đảo và Sa Pa có sự dao động lớn n giữa các tháng. Thời điểm nhiệt độ caoo nhất (tháng 6) chênh lệch so với nhiệtt độ đ thấp nhất (tháng 12 và tháng 1) khoảảng 12 - 14oC. Tuy nhiên, giai đoạn đo từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ tr trung bình giữa các trạm tương đối giố ống nhau (hình 3.1); đây cũng là thời điểm m mà cây sâm sinh trưởng phát triển mạnh m nhất tại các điểm nghiên cứu. Hình 3.1: Diễn biến củaa nhiệt độ trung bình và lượng mưa tại các điểểm nghiên cứu Nhiệt độ trung bì bình tại Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa đều thấpp hơn nhiệt độ trung bình của trạm Đắắk Tô; Trong đó Sa Pa là điểm có nhiệtt đđộ trung bình các năm thấp nhất. Tuy uy nhiên, nhiệt độ tại Tu Mơ Rông và Lạcc D Dương thực tế Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 thấp hơn số liệu thu được tại các trạm quan trắc, do sự thay đổi độ cao của điểm nghiên cứu so với độ cao của các trạm khí tượng. Kết luận: Qua đánh giá sơ bộ diễn biến về độẩm trung bình, số giờ nắng, lượng mưa, nhiệt độ trung bình trong 6 năm liên tục tại các điểm nghiên cứu có thể nhận xét rằng: Các yếu tố thời tiết tại các điểm nghiên cứu di thực đều có đặc điểm tương đồng với yêu cầu về sinh thái của cây sâm Ngọc Linh và có khả năng đáp ứng được cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm. 3.1.2. Đặc điểm thổ nhưỡng của điểm nghiên cứu Kết quả phân tích đất tại các điểm nghiên cứu cho thấy có sự sai khác giữa các điểm nghiên cứu, cụ thể như sau: i) Thành phần cấp hạt Thành phần cấp hạt của đất tại các điểm nghiên cứu có sự khác nhau: tại Tu Mơ Rông và Lạc dương cát chiếm tỉ lệ rất cao (53-72%), trong khi tại Tam Đảo và Sa Pa tỉ lệ thịtcao hơn (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Thành phần cấp hạt của đất tại các điểm nghiên cứu, % Điểm nghiên cứu Chỉ tiêu đánh giá Sét Thịt Cát Cát mịn Cát thô Tổng Tu Mơ Rông 39,1 7,5 21,7 31,7 53,4 Lạc Dương 19,2 8,0 37,8 35,0 72,8 Tam Đảo 31,5 30,0 24,2 14,3 38,5 Sa Pa 39,2 25,3 30,8 4,7 35,5 ii) pHH2O và độ chua thủy phân Về độ chua, pHH2O cao nhất tại Sapa, gần trung tính và giảm dần tại Tu Mơ Rông, Lạc Dương, Tam Đảo, trong đó đất tại Tam Đảo và Lạc Dương rất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 chua, có lẽ do tỷ lệ chấtt hữu cơ cao ảnh hưởng. Như vậy, có thể nói đất tại các điểm nghiên cứu có sự khác biệt rất lớn về độ chua Độ chua thủy ph phân của mẫu đất tại 4 điểm nghiên cứu có mối quan hệ chặt với giá trị pH; pH càng cao thì độ chua thủy phân càngg tthấp. Độ chua thủy phân cao nhất tạii Lạc Dương và thấp nhất tại Sa Pa. Độ ch chua thủy phân xếp theo thứ tự tăng dần d từ Sa Pa (rất thấp), Tu Mơ Rông (th thấp), Tam Đảo (trung bình), Lạc Dươn ương (cao) (hình 3.2). Hình 3.2: pHH2O và ĐCTP Đ (độ chua thủy phân) của các điểm n nghiên cứu Chi chú: Đánh h giá g độ chua thủy phân theo tiêu chuẩn TCVN 4403-22011 iii) Hữu cơ tổng số Hàm lượng hữu cơ ơ tại tất cả các điểm nghiên cứu đều rất cao ao, đạt cao nhất tới 35% OC tại Lạc Dươ ương, thấp nhất tại Tu Mơ Rông là 8,21% % OC, song vẫn cao hơn nhiều mức cao ao của thang tiêu chuẩn (hình 3.3). Sự khác ác biệt lớn về hàm lượng hữu cơ cần n đư được nghiên cứu thêm về mối quan hệ vớ ới thảm thực vật và tốc độ khoáng hóa hó và mùn hóa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Hình 3.3:: Hàm H lượng hữu cơ tại các điểm nghiên cứ ứu Ghi chú: Đánhh giá g hàm lượng hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 8941:2 :2011 iii) Đạm tổng số (Nts) Hàm lượng Nts có sự biến động giữa các điểm nghiên cứu, u, và tỉ lệ thuận với hàm lượng hữu cơ. ơ. Đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 6498 – 1999 thì hàm lượng Nts tại các điểm nghiên n cứu đều ở mức giàu (hình 3.4). Hình 3.4 4: Hàm lượng Nts tại các điểm nghiên cứu Ghi chú: Đánh giá gi hàm lượng N tổng số theo tiêu chuẩn TCVN 6498 – 1999 iv) Hàm lượng axit humi mic và axit fulvic, % Kết quả phân tích ch cho thấy, hàm lượng axithumic trong m mẫu đất tại Tu Mơ Rông có giá trị thấp p nhất, tại Lạc Dương có giá trị cao nhấtt (cao gấp 7 lần so với Tu Mơ Rông), tạại Tam Đảo và Sa Pa có giá trị bằng nhau. au. Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Hàm lượng axit fulvic f tại Tu Mơ Rông có giá trị thấp nhấất và xấp xỉ bằng giá trị tại Sa Pa; tạại điểm Tam Đảo có giá trị axit fulvic cao ao nhất (Hình 3.5) Hình 3.5: Hàm lượn ợng axit humic và axit fulvic tại các điểm n nghiên cứu Kết quả phân tích ch và đánh giá hàm lượng axithumic vàà axitfulvic cho thấy: tại Lạc Dương, chất ch lượng hữu cơ cao hơn hẳn các điểm m khác khi hàm hượng axit humic cao o vượt vư trội. Ngược lại, quá trình fulvat hó hóa cao tại Tam Đảo làm cho đất chua và v chất lượng hữu cơ thấp iii) Hàm lượng lân tổ ổng số (Pts) Hàm lượng Pts tươ tương tự nhau giữa các điểm nghiên cứuu (trừ điểm Sa Pa), và tất cả các điểm đều đ được đánh giá là đất giàu Pts (hình 3. 3.6) Hình 3.6 6: Hàm lượng Pts ở các điểm nghiên cứu Ghi chú: đánh đán giá hàm lượng Pts theo tiêu chuẩn TCVN 8940:20 :2011 Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 v) Hàm lượng lân dễ tiêêu (Pdt) Hàm lượng Pdt có sự biến động giữa các điểm nghiên cứuu, trong đó Tu Mơ Rông có giá trị thấpp nhất, Lạc Dương có giá trị cao nhất. Th Theo tiêu chuẩn TCVN 8942:2011, hàm m lượng Pdt tại Lạc Dương ở mức giàu, Tam T Đảo ởmức trung bình, Sa Pa và Tu Mơ Rông ở mức nghèo (hình 3.7) Hình 3.7:: Hàm lượng Pdt của các điểm nghiên cứu u Ghi chú: đánh nh giá hàm lượng Pdt theo tiêu chuẩn TCVN 8942:201 011 vi) Hàm lượng kali tổng g số (Kts) Hàm lượng Kts ở các điểm nghiên cứu đều ở mức nghèo èo nhưng giá trị Kts tại các điểm nghiên iên cứu có sự khác nhau, cao nhất tại Sa Pa Pa, thấp nhất tại Lạc Dương (hình 3.8) Hình 3.8: Hàm lượng Kts Ghi chú: đánh nh giá hàm lượng Kts theo tiêu chuẩnTCVN 8660 :201 011 Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 vii) Hàm lượng kali dễ tiêu ti Hàm lượng Kdt ở các điểm nghiên cứu đều ở mức trungg bbình và giá trị Kdt ở các điểm này cũn ũng tương tự nhau (trừ điểm Tu Mơ Rôngg ở mức nghèo) (hình 3.9) Hình 3.9:: Hàm lượng Kdt tại các điểm nghiên cứu u Ghi chú: đánh đán giá hàm lượng Kdt theo tiêu chuẩn TCVN 8662-22011 Kết luận: : Ở tất cả các điểm nghiên cứuu đđều có tầng mặt giầu hữu cơ, đạm vàà lân tổng số; tuy nhiên đều nghèo kali tổng ssốvà dễ tiêu. So sánh các số liệu phân tích ích này tại các điểm di thực (Lạc Dương, Tam mĐ Đảo, Sa Pa) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều cao hơn đối chứng. Chất lượng mùn ở điểm Lạc Dương cao hơn tất cả các điểm ng nghiên cứu khác, tỷ lệ axit humic/axit xit fulvic là khoảng 3,6; trong khi các điểm kh khác chỉ khoảng từ 0,8 đến 1,7. Độ chua đất đ có sự khác biệt rất rõ giữa các điểm nghi hiên cứu, chua nhất tại điểm Tam Đảo với v pH khoảng 3,2 và pH cao nhất là điểm Sa Pa với pH 6,6. Thành phần cấp hạt h có sự tương đồng giữa Lạc Dương - Tu Mơ Rông và Tam Đảo – Sa Pa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 3.2. Đánh giá khả năn ăng thích nghi của sâm Ngọc Linh tại các ác điểm đ di thực 3.2.1. Khả năng sinh trưởng tr phát triển của sâm Ngọc Linh tại ại các điểm nghiên cứu i) Thời gian sinh trưởng ởng của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên ên cứu Nhìn chung, cây sâm s Ngọc Linh trồng ở 3 điểm nghiên cứ ứu di thực đều có chu kỳ mọc và tàn lụi l tương tự điểm đối chứng. Trước khii tà tàn lụi, toàn bộ phần lá trên mặt đất chuyển chu màu vàng, sau đó rụng đi để lại vếtt sẹo trên phần thân củ và sẽ mọc chồii mới ở ngay bên cạnh vết sẹo, đôi khii m mầm mới phân hóa ngay khi cây ngủ đông đô (hình 3.10). a a b c Hình 3.10: Hình ảnh cây ây sâm Ngọc Linh giai đoạn tàn lụi: a. cây chu huẩn bị bước vào giai đoạn tàn lụi; b. lá rụng để lại vết sẹo trên thân ngầm; c. chồii mới m xuất hiện Ghi chú: chú cây sâm Ngọc Linh trồng tại Tam Đảo Tuy nhiên, thời đđiểm cây ngủ đông, thời điểm mọc trở llại có sự khác nhau giữa các điểm ngh ghiên cứu. Cụ thể như sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 các điểm nghiên cứu. Mặc dù chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của độ che bóng đến sự sinh trưởng của sâm Ngọc Linh nhưng với loài sâm Mỹ (cùng chi Panax với sâm Ngọc Linh) thì độ che bóng cần thiết cho cây sinh trưởng tốt là trên 70%, khi độ che bóng giảm xuống sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng trên lá cây, làm cho lá cây bị cằn cỗi, chuyển màu vàng, quá trình tàn lụi diễn ra nhanh hơn (Randall và Cook, 2013). Như vậy, với điểm nghiên cứu tại Sa Pa, thời gian sinh trưởng bị rút ngắn có thể do nhiều yếu tố, nhưng điều kiện che bóng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự ngủ đông sớm của cây, từ đó làm giảm thời gian sinh trưởng của sâm ở điểm này (Hình 3.11). Đie a điể m Năm thưg nhâg t Năm thưg hai Tu Mơ Rông La— c Dương Tam Đả o Sa Pa Tha™ ng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 3.11: Thời gian sinh trưởng và ngủ nghỉ của sâm Ngọc Linh tại các điểmnghiên cứu : Giai đoạn sinh trưởng; ii) : Giai đoạn ngủ nghỉ Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của sâm Ngọc Linh sau khi ngủ đông qua hai năm di thực cho thấy tỷ lệ nảy mầm trong năm thứ 2 tăng so với năm thứ nhất tại các điểm di thực (trừ điểm Tam Đảo có tỷ lệ giảm nhẹ). Tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh có sự khác nhau giữa các điểm và giữa hai năm, điều này được ghi nhận là do tác động của quá trình di thực cùng với ảnh hưởng của các loại sâu, bệnh và động vật gây hại trên sâm ở các điểm nghiên cứu. Tại Tu Mơ Rông và Lạc Dương, bệnh chết rạp cây con là nguyên nhân chính làm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 thay đổi tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh qua 2 năm theo dõi. Tại Tam Đảo, bệnh chết rạp cây con là nguyên nhân gây giảm tỷ lệ sống ở năm thứ nhất và sự phá hại của dế mèn nâu lớn và sâu non bọ hung là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống ở năm thứ 2. Tại Sa Pa, dế mèn nâu lớn là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sống của sâm ở năm thứ hai (Bảng 3.3) Bảng 3.3: Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ sống (%) Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ nhất Năm thứ hai Tu Mơ Rông 89,63 85,13 80,21 80,19 Lạc Dương 75,17 75,67 87,75 90,61 Tam Đảo 75,90 74,42 75,16 60,23 Sa Pa 70,25 75,60 86,12 60,24 iii) Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Bên cạnh sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống thì một số chỉ tiêu về hình thái cũng có sự khác nhau giữa các điểm nghiên cứu; • Hình thái lá Đặc điểm chung về hình thái lá của sâm Ngọc Linh trồng ở các điểm nghiên cứu đó làsố lá kép trên cây qua từng năm nghiên cứu. Trong năm đầu tiên di thực, khi cây sâm bước sang tuổi thứ 3, cây có 2 lá kép. Ở năm thứ 2, khi cây sâm bước sang tuổi thứ 4, cây xuất hiện 3 lá kép. Đặc điểm khác nhau của bộ lá sâm ở các điểm nghiên cứu đó chính là phiến lá. Cây sâm ở vùng nguyên thủy (Tu Mơ Rông) có phiến lá màu xanh thẫm, mỏng, mềm, hơi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 bóng; ở những vị trí có độ che bóng cao hơn thì lá có màu xanh đậ . Cây trồng tại Lạc Dương và Tam Đả ự nhau và giố ồng tại Tu Mơ Rông. Cây trồng , đôi khi bị phồng tạ rộp, cằn cỗi (Hình 3.12 60%. a c b d Hình 3.12: Hình thái lá của sâm Ngọc Linh trồng tại các điểm nghiên cứu: a. Tu Mơ Rông; b. Lạc Dương; c. Tam Đảo; d. Sa Pa (cây sau khi mọc 6 tháng) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 • Bộ rễ của cây Cây sâm trồng tại Tu Mơ Rông và Lạc Dương bộ rễ phát triển rất tốt (số lượng rễ mới được sinh ra nhiều và dài), trong khi cây trồng tại Tam Đảo và Sa Pa có bộ rễ phát triển kém hơn (rễ mới ít và ngắn) (hình 3.13). Sự khác nhau về đặc điểm của lá và rễ có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán) của cây, do đây là cơ quan quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hút nước, dinh dưỡng và quang hợp của cây. b a c d Hình 3.13: Bộ rễ của cây sâm tại các điểm nghiên cứu: a. Tu Mơ Rông; b. Lạc Dương; c. Tam Đảo; d. Sa Pa (tại thời điểm tàn lụi) • Chiều cao cây Chiều cao cây tăng mạnh ngay sau khi cây mọc (khoảng từ 2 - 4 tháng sau mọc), sau đó tăng chậm dần và gần như dừng lại trước khi cây bước vào giai đoạn ngủ đông. Điều này được giải thích là do khi mới mọc mầm, chiều dài của thân khí sinh đã gần đạt chiều cao tối đa, những tháng sau đó thân khí sinh chỉ tăng với tốc độ rất chậm (hình 3.14) a b c Hình 3.14: Cây sâm ở một số giai đoạn sinh trưởng: a. nảy mầm; b. sau nảy mầm 2 tháng; c. sau nảy mầm 4 tháng (tại Lạc Dương) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Cây trồng tại Tu Mơ Rông có tốc độ sinh trưởng cao nhất, t, tiếp theo đó là Lạc Dương. Tuy có nh nhiều yếu tố tương tự như Tu Mơ Rông ng như khí hậu, thành phần dinh dưỡng ng có trong mùn (thậm chí hàm lượng m mùn trong lớp mùn thô tại Lạc Dương ương còn cao hơn tại Tu Mơ Rông), bộ rễ phá hát triển, nhưng chiều cao cây của sâm tại Tu Mơ Rông vẫn cao hơn tại Lạc Dươ ương. Điều này có thể do độ che bóng ng tại Tu Mơ Rông cao hơn, nên cây cóó xu hướng cao hơn.Cây trồng tại Sa Pa có tốc độ sinh trưởng kém nhất (hình 3.1 3.15). Hình 3.155: Chiều cao cây qua các thời điểm theo dõ dõi • Đường kính tán hiều cao cây, cây trồng tại Tu Mơ Rông ccó đường kính Tương tự như chi tán rộng nhất qua các lần l theo dõi trong 2 năm 2014 – 2015. Đư Đường kính tán năm 2015 rộng gấp đôi đường đư kính tán năm 2014 ở cùng thờii đđiểm theo dõi. Cây trồng tại Lạc Dươn ương có đường kính tán nhỏ hơn Tu Mơ ơ Rông Rô nhưng lớn hơn Tam Đảo và Sa Pa. Pa Sa Pa là điểm mà cây sinh trưởng ké kém nhất (Hình Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 3.16). Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh (độ che bóng và điều đ kiện thổ nhưỡng, đất đai tại điểm m trồng) tác động. Hình 3.116: Đường kính tán qua các lần theo dõi iv) Kích thước và khối ối llượng củ của sâm Ngọc Linh Để so sánh khả năng nă tích lũy sinh khối của củ sâm tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi đã theo eo dõi các chỉ tiêu chiều dài củ, đường kí kính củ và khối lượng củ tươi tại thời đđiểm kết thúc thí nghiệm và so sánh với th thời điểm trồng (hình 3.17). a b c Hình 3.17: Củ sâm Ngọc N Linh: a. củ giống 2 tuổi; b. củ sâm 4 tu tuổi dưới tán rừng Tam Đả ảo; c. củ sâm 4 tuổi dưới tán rừng Lạc Dươ ương Học viện Nông nghiệp Việt Nam m – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 • Chiều dài củ (mm) Sau 2 năm di thực, chiều dài của củ sâm Ngọc Linh đã tăng gần 2 lần. Tại các điểm di thực Lạc Dương và Tam Đảo, chiều dài củ sâm không sai khác so với ở Tu Mơ Rông, và có giá trị cao hơn so với điểm Sa Pa. • Đường kính củ (mm) Lạc Dương và Tam Đảo là hai điểm có đường kính củ tăng 1,5 lần so với thời điểm trồng, và có giá trị tương đương với điểm Tu Mơ Rông. Sa Pa là điểm trồng mà đường kính củ sâm ít phát triển nhất (đường kính củ tăng nhưng không có sai khác so với thời điểm trồng). Khối lượng củ tươi (g) • Khối lượng củ tươi (g) Khối lượng củ tươi đều tăng so với thời điểm trồng. Khối lượng củ tươi đạt cao nhất tại Tu Mơ Rông, tiếp theo là Lạc Dương và thấp nhất là Sa Pa (bảng 3.4). Bảng 3.4: Kích thước và khối lượng củ sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Chỉ tiêu theo dõi Mẫu/địa điểm Chiều dài củ (mm) Đường kính củ (mm) Khối lượng củ tươi (g) Tu Mơ Rông 55,09b 17,30a 8,66b Lạc Dương 52,69b 17,82a 7,49b Tam Đảo 56,22b 18,93a 5,68a Sa Pa 43,42a 14,69a 5,06a LSD0,05 8,13 4,31 1,36 CV (%) 8,30 13,30 10,80 Cây giống 2 tuổi 24,58 11,75 2,03 Ghi chú: số liệu theo dõi tại thời điểm cây tàn lụi Mặc dù các chỉ tiêu về chiều dài củ và đường kính củ cao nhất nhưng khối lượng củ tươi của sâm trồng tại Tam Đảo lại thấp hơn so với điểm Tu Mơ Rông Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 và Lạc Dương. Điều này có thể do sâm tại Tam Đảo có hàm lượng chất khô thấp hơn. Sâm Ngọc Linh có các chỉ tiêu về kích thước và khối lượng củ tăng nhanh từ tuổi 5 đến tuổi 6 và được khuyến cáo thu hoạch khi cây 6 tuổi (Nguyễn Bá Hoạt và cs., 2006). Do đó, các kết quả về kích thước và khối lượng củ trình bày ở trên chỉ là kết quả bước đầu ghi nhận sau 2 năm di thực, có ý nghĩa đánh giá khả năng tích lũy chất khô của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu. Qua 2 năm nghiên cứu, các điều kiện khí hậu thời tiết và đặc điểm đất chưa có ảnh hưởng khác biệt rõ nét đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh. Sự khác biệt lớn nhất có thể thấy giữa các điểm chính là độ chua, chất lượng mùn và độ che phủ của rừng (kể cả loại rừng và thành phần cây rừng). Đối với rừng lá rộng thường xanh ngoài việc giúp tạo ra lớp mùn dày hơn còn tạo ra độ che bóng lớn hơn và giảm tác động của mưa, gió đến sâm (Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập, 2006). Điều này cũng có thể được khẳng định lại trong nghiên cứu của chúng tôi, khi điểm trồng ở Sa Pa, loại rừng là rừng tạp, thành phần cây rừng chủ yếu là sa mộc thì độ che bóng thấp, lớp mùn mỏng và kết quả là bộ lá của cây bị ảnh hưởng, cây sinh trưởng kém hơn so với các điểm còn lại có rừng lá rộng thường xanh, thành phần cây rừng chủ yếu là cây họ dẻ, họ du, họ chè và họ phong. 3.2.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu i) Thành phần sâu và động vật gây hại trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Kết quả điều tra thành phần sâu và động vật hại trên cây sâm Ngọc Linh từ năm 2013 đến 2015 tại các điểm Tu Mơ Rông (Kon Tum), Lạc Dương Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 (Lâm Đồng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Sa Pa (Lào Cai) đã xác định được 10 loài côn trùng thuộc 9 họ, 5 bộ khác nhau và 1 động vật hại (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Thành phần sâu và động vật hại trên sâm Ngọc Linh TT Tên khoa học Sâu hại Họ Mức độ gây hại TMR LD TĐ SP ++ +++ Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 1 Châu chấu Chưa xác định Acrididae ++ ++ 2 Sát sành Euconocephalus sp. Tettigoniidae +++ +++ +++ +++ Gryllus sp. Gryllidae 3 Dế mèn nâu lớn ++ +++ - - + Coccinellidae - + ++ Scarabaeidae + +++ + ++ ++ ++ Bộ cánh đều (Homoptera) 4 Rệp sáp Pseudococcus sp. Pseudococcidae - Pentatomidae + Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 5 Bọ xít vai Carbula pustulosa Zhang nhọn Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 6 7 Bọ rùa 28 Epilachna chấm vigintioctopunctataFabricius Maladera orientalis Bọ hung Motschulsky Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) 8 Sâu cuốn lá Chưa xác định Pyralidae 9 Sâu xám Agrotis ipsilon Hufnagel Noctuidae - - ++ 10 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius Noctuidae - - + + Động vật hại 11 Sên trần Deroceras sp. Agriolimacidae +++ Ghi chú: (-)Rất ít gặp hay hiếm gặp;(+)Ít gặp;(++)Gặp trung bình; (+++)Gặp nhiều; TMR: Tu Mơ Rông; LD: Lạc Dương; TĐ: Tam Đảo; SP: Sa Pa Điểm trồng sâm Ngọc Linh tại Tu Mơ Rông có thành phần sâu hại và mức độ gây hại thấp nhất với 5 loài được bắt gặp; mức độ gây hại phổ biến là Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 . Tạ 8 sát sành , châu chấu, sát sành và , . Trong các loài phát hiện được qua quá trình điề ấ biế ố nghiên cứu ớ có thời điể ổ ồng Sa Pa với tỷ lệ cây được phát hiện 50%. Các loại sâu và động vật hại chính (chưa xác định): (Euconocephalus sp. ổ biế Linh. Triệu chứng gây hại của 2 loài này giố bị rách thành những vết hổng hình dạng bất đị (H a 3.18). b Hình 3.18: Linh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 ớn (Gryllus sp. ớn hang (Hình 3.19). Dế trưởng thành có màu nâu sẫm, cánh phủ hết bụng. Sâu non thường sống tập trung trong hang, khi lớn mỗi con đào một hang, để lại nhiều đất vụn trên miệng hang. a Hình 3.19:D b ớ : ; b. Hình thái dế mèn trưởng thành (Epilachna vigintioctopunctata Fabricius) ỏ (H 3.20). Nếu mật độ bọ rùa 28 chấm cao, lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính, làm cây sinh trưởng kém. Bọ trưởng thành thường đẻ trứng tập trung thành ổ ở mặt dưới lá. a b Hình 3.20: T Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 (Maladera orientalis Motschulsky . . Thời điểm gây hại mạnh, sâu non có thể dễ dàng được phát hiện xung quanh vùng rễ sâm bởi đặc điểm đặc trưng là cơ thể cong hình chữ C, màu trắng sữa với phần đầu màu cam nhạt (Hình 3.21). a Hình 3.21:T b gây hại (b) (Chưa xác định ện tượng sâu non nhả tơ cuộn một lá hay dính nhiều lá chét lại với nhau tạo thành nơi trú ngụ, sau đó sâu non ăn phần biểu bì hay ăn thủng lá của cây sâm (H 3.22). Sự gây hại này làm giảm diện tích lá do đó sự quang hợp của cây giảm, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển củ ở cây 2 năm tuổi và cây 3 năm tuổi. a b Hình 3.22:T Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 ở các (Agrotis ipsilon Hufnagel tuổi thuộc pha sâu non. Loài sâu này thường ăn lá hoặ ữ . Sâu non loài này có đặc điểm điển hình là màu xám đen hoặc màu nâu xám, dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ , ban ng (H 3.23). Hình 3.23:Triệu chứng cây con (Deroceras sp.): gây hại trên cả lá và thân củ sâm Ngọc Linh. Sên cắn thủng lá, để lại các lỗ thủng tròn, những chỗ sên trần bò qua để lại vết nhớt màu trắng nhạt. Sên có thể đục lỗ trên củ, chui vào và ăn thịt củ từ bên trong, để lại lớp vỏ mỏng (Hình 3.24). Chúng có thể gây hại trên sâm Ngọc Linh ở các lứa tuổi và gây hại chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Ban ngày sên ẩn náu ở các khe đất hoặc các gốc cây, thường gây hại vào ban đêm hoặc hoạt động cả ngày vào những ngày trời mưa. b a Hình 3.24:T sên trần ủ (a) và sên trần Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 ii) Thành phần bệnh hại chính trên sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Kết quả điều tra thành phần bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh trồng tại các điểm Tu Mơ Rông – Kon Tum, Lạc Dương – Lâm Đồng, Tam Đảo – Vĩnh Phúc và Sa Pa – Lào Cai năm 2013-2015 đã xác định được 3 bệnh hại chính trên sâm Ngọc Linh bao gồm 2 loại bệnh trên lá là gỉ sắt vàng và đốm vòng và 1 loại bệnh gây chết rạp cây con. Ba bệnh này đều do nấm gây ra. Bệnh gỉ sắt vàng (nấm Puccinia sp.) phổ biến nhất ở Lạc Dương, sau đó đến bệnh đốm vòng (nấm Alternaria alternate (Fries) Keissler). Tại Tam Đảo, bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia solaniKuhn) phổ biến nhất sau đó đến gỉ sắt vàng và đốm vòng. Tại Sa Pa và Tu Mơ Rông các bệnh chết rạp cây con, gỉ sắt và đốm lá đều ít phổ biến(Bảng 3.6). Bảng 3.6: Thành phần bệnh hại trên sâm Ngọc Linh TT Bệnh hại 1 2 3 Mức độ phổ biến Tác nhân gây hại Chết rạp cây Rhizoctonia Bộ - Họ Cantharellales - ++ Ceratobasidiaceae con solaniKuhn Gỉ sắt Puccinia sp. Pucciniales Pucciniaceae Alternaria Pleosporales – Pleosporaceae Đốm vòng alternata(Fries) TMR LD + TĐ SP +++ + ++ +++ + + + ++ + ++ Keissler Ghi chú: (+) rất ít phổ biến; (++) Ít phổ biến; (+++) Phổ biến; TMR: Tu Mơ Rông; LD: Lạc Dương; TĐ: Tam Đảo; SP: Sa Pa Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia solaniKuhn):Triệu chứng bệnh ban đầu là những vết chết hoại có thể xuất hiện từ lá hoặc thân, sau đó lan ra toàn bộ các bộ phận của cây phía trên mặt đất, đôi khi triệu chứng bệnh gây hại ở giữa thân và phần thân sát cụm lá chét làm cho thân cây bị gãy gập. Các mô lá Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 chuyển màu vàng, thân bị thối làm cây lụi nhanh (Hình 3.25). Phần rễ, củ dưới mặt đất vẫn nguyên vẹ ở giai đoạn cây con, có thể xuất hiện trên sâm 3-4 tuổi. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng từ tháng 4 đến tháng 8. a b Hình 3.25 ạ : a. Thân cây bị thối, gãy gụ Rhizoctonia solani đốmvòng (Alternaria alternate (Fries) Keissler): Triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhỏ như mũi kim, sau vết bệnh lan rộng hình tròn có quầng vàng (Hình 3.26). Vết bệnh nặng làm cho lá bị rách táp, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Bệnh phát sinh và gây hại mạnh từ tháng 3 đến tháng 5. Bệnh thường gây hại phổ biến hơn trên sâm Ngọc Linh 1 – 3 tuổi, ít gặp ở sâm từ tuổi 4 trở lên. a b Hình 3.26 Alternaria alternata Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 ết bệ Bệnh gỉ sắt (Puccinia sp.) màu vàng trong đến vàng nhạt, nằ ững chấm ến lá. Sau tạo thành những u nổi làm cho biểu bì lá bị nứt, bên trong chứa một khối bột có màu vàng, khi còn non có màu vàng nhạt, sau đậm dần (Hình 3.27). Cuối giai đoạn sinh ệ trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, lá lụi dầ cây sâm trưởng thành, từ 3 năm tuổi trở lên. Bệnh gỉ sắt phát sinh từ đầu mùa mưa. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, nếu bệnh ết cây. nặ a Hình 3.27: Triệu chứ b (a) và bào tử Puccinia 3.3. Đánh giá khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Nhìn chung một số hoạt chất chính (MR2, G – Rg1, G – Rb1, saponin tổng số) trong sâm Ngọc Linh đã tăng sau 2 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, sự thay đổi về hàm lượng hoạt chất ở các điểm di thực rất khác nhau và khác so với điểm đối chứng. Hàm lượng MR2 biến động nhiều giữa các điểm nghiên cứu: tăng nhiều nhất so với thời điểm trồng là sâm trồng tại Tam Đảo (gấp gần 4 lần), tiếp theo là Lạc Dương (gấp 3 lần), thấp nhất tại Sa Pa (tăng không đáng kể). Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 điểm đối chứng (Tu Mơ Rông), hàm lượng MR2 tăng chậm hơn so với Tam Đảo và Lạc Dương. Hàm lượng G - Rg1 tăng nhẹ tại điểm Tu Mơ Rông và Tam Đảo và giảm ở các điểm Lạc Dương và Sa Pa. Hàm lượng G – Rb1 tăng gần 3 lần tại Tu Mơ Rông, 2 lần tại Tam Đảo và tăng không đáng kể ở Lạc Dương và Sa Pa. Saponin tổng số đều tăng so với thời điểm trồng tăng nhiều nhất tại Tu Mơ Rông, tiếp theo là Sa Pa, Tam Đảo và thấp nhất tại Lạc Dương (bảng 3.7) Bảng 3.7: Đánh giá một số chỉ tiêu hoạt chất trong sâm Ngọc Linh tại các điểm nghiên cứu Địa điểm/Mẫu Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Saponin MR2 G - Rg1 G - Rb1 tổng số % Tu Mơ Rông 2,32 1,36 0,91 13,09 Lạc Dương 3,16 0,78 0,39 8,17 Tam Đảo 4,22 0,98 0,77 10,53 Sa pa 1,64 0,83 0,48 11,03 Sâm tại thời điểm 1,12 0,96 0,38 7,51 trồng (2 tuổi) Ghi chú: MR2: Majonoside R2; G – Rg1: Ginsenoside Rg1; G – Rb1: Ginsenoside Rb1. Theo các nghiên cứu trước đây về khả năng tích lũy hoạt chất trong sâm Ngọc Linh ở các độ tuổi cho thấy một số hoạt chất tăng dần hàm lượng khi tuổi sâm tăng nhưng tăng nhanh ở tuổi 5 – 6 (MR2, saponin tổng số) (Nguyễn Minh Đức và cs, 2001; Hoang Tung Vo và cs, 2015). Do vậy, kết quả phân tích hoạt chất trong sâm Ngọc Linh trong nghiên cứu này chỉ nhằm đánh giá khả năng tích lũy ban đầu của sâm Ngọc Linh sau 2 năm di thực. Để có kết Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 quả phân tích chính xác hơn cần thực hiện các phân tích hoạt chất khi sâm đạt 5 - 6 tuổi hoặc khi sâm đã thích nghi ổn định với môi trường sinh thái mới. Sự biến động hàm lượng hoạt chất giữa các điểm nghiên cứu có thể do tác động của quá trình thích nghi của cây khi mới di thực hoặc có thể do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tại các điểm nghiên cứu. Tuy chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của ngoại cảnh đến tích lũy hoạt chất của sâm Ngọc Linh nhưng đối với loài sâm Mỹ, nhiều nghiên cứu đã cho thấy pH đất thay đổi dẫn đến sự sai khác về hàm lượng ginsenoside trong lá và củ sâm (Zito và cs., 1984). Đất có pH ở mức thấp, đồng thời có nhiều Fe và S có thể làm tăng hàm lượng ginsenoside trong cây, và khi pH tăng từ 4,5 - 8,4 thì có tương quan nghịch với hàm lượng Rb1,Rb2, Rd trong lá sâm (Li và Mazza, 1999). Dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến khả năng tích lũy ginsenoside trong lá nhiều hơn trong củ, đặc biệt là các yếu tố N, Ca, Mg, P (Li và cs., 1996). Bên cạnh đó, khi trồng ở những vùng có nhiệt độ cao hơn, để thích nghi với điều kiện mới, cây giảm sinh khối và sinh ra nhiều rễ phụ hơn, từ đó cũng làm giảm số lượng các ginsennoside có trong cây. Chế độ chiếu sáng cũng thể hiện ảnh hưởng nhất định đến khả năng tích lũy ginsenoside (Fourniera và cs., 2003) Như vậy, có thể thấy rằng, yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ chiếu sáng, pH đất, dinh dưỡng ….) có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy hoạt chất của sâm Mỹ. Và những nghiên cứu đã đề cập ở trên có thể là những gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn về tác động của các điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là dinh dưỡng đến sinh trưởng và tích lũy hoạt chất trong sâm Ngọc Linh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Sâm Ngọc linh có thể di thực đến các điểm có đặc điểm tương đồng về độ cao, thành phần cây rừng, tầng thảm mục với điểm nguyên vị, trong đó ít nhất phải có độ cao tuyệt đối trên 1000m; thảm phủ là rừng cây lá rộng thường xanh với thành phần là cây họ dẻ, họ phong, họ du (sinh tầng đại mộc), họ cau (sinh tầng trung mộc), họ mua, họ tiết dê (sinh tầng cỏ) với độ che bóng từ 70% trở lên. Về đặc điểm về khí hậu, các điểm di thực cần có độ ẩm không khí trung bình trên 80%, tổng lượng mưa 2000 – 2500mm/năm, tổng số giờ nắng 1.100 – 1.300 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 15 – 18oC và không có tháng nào cao hơn 25oC. Về tính chất đất, phải có hàm lượng hữu cơ cao (trên >8% OC), giàu đạm, lân kali tổng số; hàm lượng lân và kali dễ tiêu phải từ trung bình trở lên, nếu thấp phải bón bổ sung. Cây sâm Ngọc Linh có thể trồng trên đất chua, pH dưới 4, song tốt nhất vẫn trên đất có pHH2O trên 4,0. 2. Sâm 4 tuổi tại các điểm di thực đều có thể sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống đều thấp hơn sâm trồng tại Tu Mơ Rông, trong đó Lạc Dương là điểm di thực có tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng tốt hơn Tam Đảo và Sa Pa. 3. Sâm Ngọc linh 2 tuổi sau 2 năm di thực đều có khả năng tích lũy hoạt chất khá: hàm lượng MR2 tăng nhanh so với thời điểm trồng; hàm lượng saponin tổng số, Rb1 tăng chậm, hàm lượng Rg1 không thay đổi so với thời điểm trồng. Trong đó, hàm lượng MR2 đạt cao nhất tại Tam Đảo (4,22%) và thấp nhất tại Sa Pa (1,64%), còn hàm lượng saponin tổng số đạt cao nhất tại Sa Pa (11,03%) và thấp nhất tại Lạc Dương (8,17%). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 4. Căn cứ khả năng sinh trưởng và tích lũy hoạt chất chính, bước đầu cho thấy có thể di thực sâm Ngọc Linh ra khỏi vùng nguyênvị (Tu Mơ Rông), trong đó Lạc Dương và Tam Đảo là hai điểm mà sâm Ngọc Linh có khả năng thích nghi cao nhất trong 3 điểm di thực. KIẾN NGHỊ Theo kinh nghiệm của thế giới, sâm chỉ có hàm lượng hoạt chất cao nhất và chất lượng tốt nhất khi cây được trồng từ 6 năm trở lên. Các nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ tiến hành trên cây sâm 4 tuổi, do vậy cần tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và tích lũy hoạt chất trong các năm tiếp theo để có kết luận chính xác hơn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Bộ, Phan Thúy Hiền, Trần Minh Tiến, Dương Thanh Lâm, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Minh Khởi (2016), “Bước đầu đánh giá khả năng di thực sâm Ngọc Linh tại một số vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vol 3+4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (2007), Sách Đỏ Việt Nam, tập 2 – Phần Thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.204-208. 2. Nguyễn Minh Cang, Nguyễn Minh Đức và Phạm Thị Ánh Nguyệt (2001), “Xác định hàm lượng các saponin chính của thân rễ sâm Việt Nam Panax vietnamensis Ha et Grushv. và sâm Mỹ Panax quinquefolius L. (Araliaceae) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Kỷ yếu công trình Khoa học Công nghệ Dược 2001, tr.178 - 187. 3. Nguyễn Như Chính và Đặng Ngọc Phát (2001), Di thực sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học sở Y tế Quảng Nam. 4. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận và Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Hà Thị Dụng, Grushvitzky I.V. (1985), “Một loài sâm mới thuộc chi sâm (Panax L.), họ nhân sâm (Araliaceae) ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 7(3), tr.48 - 49 . 6. Phan Văn Đệ, Grushvitzky I. V, Skvortsova N.T (1987), “Những hoa tự bất thường của Panax vietnamensis (Araliaceae)”, tạp chí Thực vật học, 72(8), tr.1079 – 1082. 7. Phan Văn Đệ (2003), Kết quả nghiên cứu sinh học và trồng trọt cây sâm Việt Nam, Hội thảo Bảo tồn và phát triển cây Sâm Việt Nam, Quảng Nam ngày 09/05/2003, Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Nam, tr.43 – 53. 8. Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vĩ Cầm, Nguyễn Minh Cang, Đặng Ngọc Phái, Nguyễn Như Chính, Lê Thế Trung (2001), “Tình hình trồng trọt - Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 phát triển cây sâm Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về cây sâm trồng”, Kỷ yếu công trình khoa học công nghệ Dược 2001, tr.52 – 59 9. Nguyễn Bá Hoạt,Nguyễn Văn Thuận, Lê Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Trường, Đào Hùng, Nguyễn Văn Bút, Nguyễn Văn Mậy và Mang Ngọc Tiến (2006), “Nghiên cứu kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum”,Tạp chí Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở Việt Nam, tr.564- 576. 10. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Thuận, Trần Thị Liên, Trịnh Thanh, Nguyễn Xuân Trường (2010), Nghiên cứu phát triển sâm Việt Nam nhằm sản xuất nguyên liệu làm thuốc – Bộ Khoa học và công nghệ 11. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Q2, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.515 – 516. 12. Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Thị Mỹ Loan (2011), “Tác dụng của sâm Việt Nam và đinh lăng trên thực nghiệm gây suy giảm miễn dịch”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Dược liệu 2006 – 2011, tr. 282 – 284. 13. Nguyễn Thị Thu Hương (2001), Nghiên cứu ứng dụng tác dụng antistress và tác dụng tăng lực của sâm Việt Nam và đinh lăng, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế. 14. Phạm Văn Lầm (1997), Nhận dạng côn trùng đến các bộ qua đặc điểm của pha trưởng thành, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1, tr.30-45. 15. Đỗ Tất Lợi (1999),Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học (in lần thứ 8), Hà Nội, tr.289. 16. Ngô Quốc Luật và cộng sự (2005),Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên một số cây thuốc quan trọng, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ Y tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 17. Lê Thanh Sơn (2007), Nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm Ngọc Linh phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm Nghiệp 18. Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập (2006), “Những đặc điểm sinh thái cơ bản của Sâm ngọc linh”, Tạp chí Dược liệu, 11(4), tr.145 – 147. 19. Nguyễn Tập (2005) “Các loài thuộc chi Panax L. ở Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, 10(3), tr.1 – 76. 20. Nguyễn Tập (2006), “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006”, Tạp chí Dược liệu, 3(11), tr.97-105. 21. Nguyễn Tập (2007), “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam”, Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, tr.161-162. 22. Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung (1997),Phương pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1, tr.47. 23. Nguyễn Văn Thuận, Trần Danh Việt, Trần Thị Liên, Tạ Văn Vượng (2013),Di thực cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc,báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. 24. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp. 25. Viện Dược liệu (2005), “sâm Việt Nam”, Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập II, tr.704 – 710. 26. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2009), Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ tươi của hai tỉnh Kom Tum và Quảng Nam, Chương trình 68 - Bộ Khoa học và Công nghệ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Tài liệu Tiếng Anh 27. Banett H.L. and Hunter B.B. (1998), Illustrated genera of imperfect fungi. The American Phytopathological Society, St. Paul, Minnesota, pp.218. 28. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. and Phan H.T. (2008), Diagnostic manual for plant diseases in Vietnam, ACIAR Monograph No. 129. ACIAR.Canberra,pp.210. 29. Carroll C. and Apsley D., and. (2013), Growing American Ginseng in Ohio: Selecting a Site. Columbus, The Ohio State University 30. Carroll C. and Apsley D. (2013), Growing American Ginseng in Ohio: Maintenance, Disease Control, and Pest Management, The Ohio State University. 31. Fabio S. (2000), Panax ginseng: standardization and biological activity, Biologically active natural products: Pharmaceuticals (Eds. Stephen J. and Horace G.), CRC Press. London, pp.209 – 233. 32. Fourniera A. R., Proctorb J. T. A., Gauthierc L., Khanizadehd S., Bélangerd, A., Gosselina A., & Dorais, M. (2003),“Understory light and root ginsenosides in forest-grown Panax quinquefolius”,Phytochemistry, 63(7), pp.777-782 33. Li T.S.C., Mazza G., Cottrell A.C., and Gao L. (1996),“Ginsenosides in roots and leaves of American ginseng”,Journal of Agricultural and Food Chemistry,44, pp.717-720. 34. Randall J.A. and Cook J. (2013), American Ginseng in Iowa: Pest manangement, Iowa State University. 35. Tanaka O. (1990), “Recent studies on glycosides from plant drugs of Himalaia and South- western China: chemo - geographical correlation of Panax species”, Pure & Appl. Chem., 62(7), pp.1281- 1284. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 36. Vo H.T., Ghimeray A. K., Vu N.T., Jeong Y. (2015), “Quantitative estimation of ginsenosides in different ages of Panax vietnamensis and their anti-prolifiration effects in hela cells”, African Journal of Traditional, Complementary and Alternative Medicines, 12(4), pp.79-83. 37. Zito S.W., T.R. Konsler, and E.J. Staba(1984), Soil and mulch effects on ginsenosides in American ginseng plants, In: Proc. 4th Intl. Ginseng Symp., Daejeon, Korea, pp.57–62. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Số liệu khí tượng tại các điểm nghiên cứu Số liệu khí tượng tại trạm Đắk Tô Năm 2009 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 193 72 310 87 280 102 38 0 - 2 224 75 340 118 230 101 34 2 8 3 245 75 343 149 255 109 34 6 31 4 251 79 339 191 185 67 46 18 166 5 250 83 328 162 196 64 48 17 168 6 238 90 316 200 116 32 57 25 212 7 240 90 311 202 151 41 53 23 312 8 236 91 312 182 138 39 48 27 322 9 229 93 310 192 87 29 56 25 709 10 236 87 314 161 164 49 43 18 121 11 218 81 324 140 240 77 40 6 42 12 211 76 310 125 273 83 31 0 - Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 210 71 319 120 267 95 27 1 5 2 227 72 340 142 247 101 26 2 8 3 239 69 339 136 250 126 18 3 1 4 258 76 352 191 233 94 34 11 64 5 262 80 349 202 208 77 39 11 53 6 260 83 341 218 166 61 43 18 62 7 252 84 332 212 169 56 45 22 168 8 241 89 320 201 110 34 59 30 226 9 244 87 320 192 175 46 48 15 45 10 237 86 310 182 141 46 52 17 68 11 221 80 298 160 151 54 44 7 64 12 206 77 301 114 256 87 35 0 - Năm 2010 Tháng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Năm 2011 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 201 74 310 112 253 106 37 1 0,1 2 223 71 326 169 182 102 26 2 6 3 235 69 338 130 221 136 20 4 27 4 250 74 343 169 220 92 30 12 112 5 258 81 342 213 212 64 43 20 311 6 244 88 317 204 107 37 54 27 330 7 235 87 302 192 124 36 53 28 400 8 233 88 305 190 121 28 55 31 469 9 228 91 300 188 47 22 62 29 408 10 225 85 292 168 125 47 43 20 294 11 219 76 301 140 235 84 38 6 34 12 199 74 283 94 254 102 40 0 - Năm 2012 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 212 73 316 133 238 101 34 3 23 2 228 71 349 121 243 95 35 1 1 3 235 74 335 158 236 104 32 8 100 4 246 80 330 180 207 78 41 14 104 5 252 83 337 198 199 61 52 17 54 6 242 90 305 203 91 26 62 27 338 7 243 90 318 208 122 34 60 27 350 8 237 92 312 202 115 28 66 28 294 9 241 90 313 191 149 35 61 23 242 10 226 85 309 163 214 60 35 9 61 11 219 76 301 140 235 84 38 6 34 12 218 78 320 130 271 95 45 0 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Năm 2013 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 201 73 308 103 193 102 39 0 - 2 227 65 341 133 253 128 24 0 - 3 244 69 360 149 236 113 32 7 66 4 250 77 342 177 193 72 40 14 98 5 250 86 328 187 218 52 54 17 166 6 245 89 315 202 152 37 62 26 339 7 241 90 317 209 127 33 62 27 325 8 241 88 312 206 177 26 61 29 341 9 232 88 311 198 100 29 59 26 582 10 228 83 311 160 187 51 44 10 167 11 219 76 301 140 235 84 38 6 34 12 186 75 284 90 230 66 43 3 22 Năm 2014 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 178 72 305 79 269 96 29 0 - 2 209 72 313 119 259 96 33 0 - 3 239 73 341 161 264 109 33 2 22 4 243 78 330 182 211 63 39 20 253 5 252 78 332 202 233 60 50 13 169 6 246 82 331 208 174 34 60 23 270 7 237 83 308 202 85 29 57 29 375 8 238 83 314 200 146 37 57 26 220 9 237 82 312 194 134 35 54 22 212 10 234 78 320 170 230 59 47 19 107 11 233 77 322 168 238 71 48 5 15 12 217 76 304 105 212 78 47 3 18 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Số liệu khí tượng tại trạm Đà Lạt Năm 2009 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 148 81 246 72 216 123 27 5 3 2 173 80 255 80 195 110 30 6 71 3 183 80 272 110 229 125 13 8 135 4 194 84 266 137 166 81 49 18 249 5 193 88 258 155 154 68 58 25 167 6 195 87 258 148 172 66 51 19 163 7 191 89 260 145 164 72 56 22 201 8 191 91 262 138 143 54 56 27 199 9 185 92 259 144 74 41 54 30 299 10 183 89 254 106 142 63 50 18 266 11 178 84 255 116 172 100 31 7 77 12 167 81 262 78 237 103 26 1 1 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 163 82 253 99 220 107 30 5 71 2 175 70 278 86 258 126 26 2 4 3 207 81 283 100 234 142 34 3 63 4 194 85 290 120 201 90 30 13 261 5 204 87 281 148 203 68 43 18 146 6 201 88 270 153 182 48 58 21 246 7 192 90 265 133 135 39 57 23 254 8 184 91 260 149 132 38 60 22 115 9 189 91 255 142 169 40 54 24 196 10 185 92 256 130 74 13 63 25 355 11 178 91 249 144 36 36 46 23 230 12 168 85 248 107 170 63 27 6 62 Năm 2010 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Năm 2011 tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 159 87 242 100 156 59 46 5 1 2 165 77 264 75 219 76 30 0 - 3 174 83 274 112 142 64 34 12 58 4 186 81 268 99 189 67 37 7 100 5 199 86 268 138 178 44 49 21 258 6 193 89 262 150 128 38 59 7 280 7 190 89 252 150 144 32 58 22 270 8 191 88 255 143 178 38 58 27 262 9 187 91 254 154 95 34 63 25 134 10 185 88 252 140 151 43 55 22 211 11 182 82 250 124 186 62 40 16 52 12 164 85 232 103 133 57 43 5 25 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 169 83 248 106 155 61 41 4 19 2 174 82 272 110 192 59 40 9 88 3 180 79 265 115 206 69 39 7 49 4 193 86 270 124 201 47 48 17 280 5 198 87 268 150 187 41 54 25 315 6 193 87 264 158 152 41 58 20 127 7 190 87 257 151 140 40 58 28 215 8 193 87 270 158 150 44 55 23 130 9 186 90 246 148 98 29 58 29 406 10 185 84 255 127 194 54 41 16 156 11 185 82 260 127 203 55 44 11 69 12 174 82 251 78 230 71 42 4 5 Năm 2012 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Năm 2013 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 161 81 258 88 225 72 44 4 5 2 177 76 272 78 236 85 24 1 1 3 188 79 278 108 215 70 34 11 127 4 198 84 283 129 177 49 38 13 148 5 201 86 265 149 193 40 55 23 268 6 196 87 267 152 131 30 55 23 356 7 192 87 260 152 119 31 60 25 194 8 189 87 250 155 103 27 62 26 139 9 183 90 258 140 83 23 58 28 390 10 181 87 245 110 163 39 54 17 129 11 182 82 250 124 186 62 40 16 52 12 162 84 246 86 209 43 48 4 2 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 148 78 260 77 237 67 34 2 6 2 165 75 262 77 251 75 32 1 1 3 184 78 282 87 257 90 27 4 26 4 188 90 266 130 149 32 55 23 339 5 199 87 269 145 185 36 55 20 326 6 197 88 271 149 131 34 54 23 174 7 189 90 253 151 85 26 61 30 270 8 189 89 266 145 161 33 53 24 284 9 188 91 262 142 127 28 59 26 339 10 183 87 252 128 170 39 50 22 256 11 183 86 257 118 202 48 49 6 14 12 172 88 252 86 153 48 51 10 31 Năm 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Số liệu khí tượng tại trạm Tam Đảo Năm 2009 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh 1 Chưa phát CLIM 2 Chưa phát CLIM 3 Chưa phát CLIM 4 189 91 280 120 84 Um 39 Mua 62 R 21 176 5 206 93 260 168 80 28 68 23 410 6 237 85 300 160 135 56 54 14 266 7 231 91 286 190 106 31 70 20 509 8 238 87 293 188 182 50 63 17 196 9 227 86 285 178 179 55 63 17 314 10 203 85 265 155 127 65 48 11 173 11 153 77 268 57 143 73 45 8 8 12 133 91 215 59 58 25 53 15 4 Năm 2010 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 130 92 213 58 46 21 51 23 59 2 158 84 290 39 120 65 36 17 14 3 169 84 295 68 95 69 42 14 151 4 187 94 273 103 71 29 58 26 122 5 228 93 306 174 117 38 62 19 236 6 242 87 312 181 126 65 61 16 215 7 241 89 310 196 155 57 57 21 543 8 226 93 271 184 105 33 73 24 505 9 225 92 278 176 121 35 64 15 332 10 191 82 254 53 121 77 47 15 55 11 161 82 228 115 123 67 47 9 29 12 137 87 203 37 80 35 37 13 125 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 Năm 2011 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 72 93 164 10 9 2 50 21 22 2 119 95 206 41 31 11 70 18 27 3 118 90 253 31 40 29 54 23 194 4 179 89 228 105 50 30 52 15 74 5 211 85 288 153 142 61 36 18 204 6 234 91 289 202 96 4 61 24 677 7 237 88 300 195 136 47 55 18 416 8 226 88 290 189 127 43 45 16 404 9 219 86 282 169 85 47 49 18 416 10 185 86 256 141 80 49 50 17 228 11 175 85 238 130 93 19 55 5 19 12 113 76 188 55 79 63 39 8 67 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 100 99 178 27 6 4 78 31 62 2 115 96 233 40 43 13 51 25 19 3 154 91 253 80 42 31 43 24 44 4 207 87 317 137 117 58 40 9 90 5 229 88 320 183 114 61 49 18 358 6 239 84 297 191 70 60 62 16 98 7 232 89 282 200 121 44 72 23 313 8 232 89 286 195 130 41 70 17 595 9 214 87 267 160 78 57 45 15 130 10 185 86 256 141 80 49 50 17 228 11 177 92 256 105 77 30 41 19 58 12 137 92 217 37 48 21 54 21 38 Năm 2012 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 Năm 2013 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 101 95 180 41 10 14 58 25 25 2 150 98 232 88 38 8 73 21 56 3 179 94 216 90 77 22 56 20 30 4 193 91 285 116 79 32 52 16 84 5 229 88 320 161 132 43 52 18 224 6 234 86 294 181 138 39 51 18 398 7 227 93 277 199 90 20 78 27 763 8 231 89 287 195 106 33 62 18 676 9 215 87 278 158 76 38 49 18 522 10 190 79 266 138 124 65 38 10 128 11 162 86 233 95 57 40 57 14 71 12 102 76 184 31 185 59 51 7 45 Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 5 232 86 327 143 117 6 55 13 134 6 238 88 300 186 102 42 63 20 252 7 233 92 278 203 106 31 72 27 519 8 229 90 286 195 108 33 67 20 535 9 255 88 275 182 115 35 64 18 476 10 201 83 268 160 138 57 53 12 82 11 168 93 255 114 61 20 65 15 61 12 113 80 197 65 92 46 38 12 35 Năm 2014 Tháng 1 2 3 4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Số liệu khí tượng tại trạm Sa Pa Năm 2009 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 66 90 161 11 92 26 47 20 32 2 148 79 252 70 144 127 26 9 13 3 148 75 267 48 108 144 15 14 100 4 161 85 269 91 122 64 40 23 292 5 172 97 249 112 73 24 70 22 429 6 192 87 255 110 116 68 67 23 237 7 194 93 275 157 85 39 71 27 497 8 201 90 272 156 148 49 59 22 264 9 182 89 261 133 127 43 61 17 278 10 168 95 243 123 91 23 68 15 89 11 113 89 238 15 138 65 44 10 22 12 102 92 199 33 140 53 54 9 21 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 110 88 206 21 132 69 44 19 34 2 148 67 258 22 205 256 33 7 27 3 156 78 272 35 150 169 33 12 42 4 174 85 290 98 165 101 36 21 245 5 202 87 290 131 170 86 54 26 370 6 201 88 258 149 78 63 65 28 392 7 206 98 279 160 110 48 63 26 279 8 192 94 248 159 83 20 69 25 412 9 194 94 267 152 93 25 63 21 288 10 160 93 239 70 86 27 47 23 195 11 118 91 216 66 131 38 42 13 41 12 109 93 195 27 93 25 58 13 185 Năm 2010 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Năm 2011 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 44 99 153 -5 6 1 80 31 103 2 111 89 218 24 136 57 41 13 24 3 104 92 239 0 47 44 44 25 139 4 152 92 260 87 85 48 38 20 124 5 177 89 249 107 125 72 44 22 322 6 201 89 261 161 101 62 61 26 298 7 199 90 265 160 121 37 60 22 317 8 189 91 261 138 98 40 59 19 330 9 180 95 266 134 42 20 49 26 359 10 149 95 203 100 43 16 68 23 234 11 120 93 215 53 138 40 46 8 51 12 76 97 180 17 55 12 76 16 20 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 83 91 199 14 95 56 39 17 163 2 115 84 237 39 146 104 32 16 29 3 133 86 246 52 116 110 16 15 88 4 187 76 279 80 230 156 37 13 138 5 199 85 295 160 119 75 42 21 178 6 197 85 263 170 55 56 58 26 352 7 199 90 259 171 59 34 62 29 555 8 202 89 278 162 133 44 61 23 354 9 173 93 240 112 57 21 60 25 283 10 160 90 222 109 101 25 55 20 132 11 145 90 230 80 112 40 42 20 110 12 105 90 202 0 116 44 37 21 48 Năm 2012 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 Năm 2013 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 75 95 200 7 62 20 48 29 95 2 135 85 242 70 117 60 32 20 68 3 160 78 263 71 137 106 21 15 28 4 166 79 272 81 181 101 50 20 238 5 193 85 269 123 164 91 56 23 401 6 187 84 259 110 148 53 44 21 268 7 190 89 261 158 62 41 64 30 466 8 191 91 269 145 115 35 58 22 471 9 171 91 252 102 93 35 25 20 305 10 138 86 221 86 110 38 44 16 134 11 122 94 213 49 81 17 62 20 36 12 67 91 181 7 89 23 25 14 204 Tháng Ttb Utb Tx Tm S bh Um Mua R 1 78 89 197 5 128 36 26 14 22 2 108 79 242 -2 148 80 24 13 37 3 143 81 262 69 174 100 26 16 72 4 176 90 290 95 143 41 55 18 168 5 202 79 282 104 207 113 45 21 118 6 204 86 277 160 93 56 61 26 390 7 192 91 263 161 99 32 63 28 542 8 193 91 252 150 112 43 69 28 433 9 186 94 251 134 97 36 75 23 337 10 159 91 228 105 100 27 62 20 87 11 131 91 203 88 80 39 45 22 197 12 74 94 175 10 88 23 58 22 29 Năm 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 Phụ lục 2: Các chỉ tiêu lý hóa học của các mẫu mùn núi tại điểm nghiên cứu Tu Mơ Lạc Tam Sa Pa Rông Dương Đảo Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Sét 39,1 19,2 31,5 39,2 Thịt 7,5 8,0 30,0 25,3 Cát mịn 21,7 37,8 24,2 30,8 Cát thô 31,7 35 14,3 4,7 2 pHH2O 4,37 3,45 3,20 6,60 3 ĐCTP (lđl/100g đất) 10,85 50,75 29,05 2,80 4 OC(%) 8,21 34,58 13,64 10,67 5 A.Humic 1,09 7,96 2,34 2,34 6 A.Fulvic 1,25 2,19 2,97 1,40 7 N tổng số (%) 0,377 1,25 0,82 0,65 8 P2O5 tổng số (%) 0,11 0,12 0,11 0,32 9 K2O tổng số (%) 0,07 0,01 0,09 0,14 10 P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) 1,13 14,73 9,92 3,30 11 K2O dễ tiêu (mg/100g đất) 8,56 14,94 12,65 14,1 12 BS(%) 54,56 4,10 14,90 82,7 13 CEC (meq/100g đất) 14,48 59,04 20,28 18,18 Stt 1 Chỉ tiêu đánh giá Thành phần cấp hạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 Phụ lục 3: Chiều cao cây trung bình ở các thời điểm theo dõi (tháng) Địa điểm theo dõi Thời điểm sau khi cây mọc (tháng) Tu Mơ Rông Lạc Dương Tam Đảo Sa Pa 0 10,95 9,93 8,15 8,09 2 12,04 11,91 11,20 11,10 4 13,95 13,69 11,28 11,96 6 14,05 13,96 11,53 Đã lụi 0 15,02 14,87 14,57 12,34 2 21,32 20,92 18,03 14,85 4 24,93 22,78 19,48 15,61 6 25,21 23,12 19,89 15,82 Phụ lục 4: Đường kính tán trung bình ở các thời điểm theo dõi (tháng) Địa điểm theo dõi Thời điểm sau khi cây mọc (tháng) 0 Tu Mơ Rông 7,80 Lạc Dương 7,51 Tam Đảo 5,76 Sa Pa 5,80 2 9,78 8,51 8,27 8,73 4 12,27 10,69 8,64 10,15 6 12,64 10,74 8,95 Đã lụi 0 12,32 11,70 11,36 10,47 2 15,23 13,97 13,03 13,00 4 18,42 16,63 14,04 13,04 6 18,79 16,79 15,02 13,07 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 Phụ lục 5: Xử lý thống kê bằng Irritstat 5.0 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDC FILE SAM 12/ 1/16 14:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE thi nghiem bo tri ngau nhien hoan toan VARIATE V003 CDC LN 1 Chieu dai cu SOURCE OF VARIATION SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 DDT 3 304.007 101.336 5.43 0.025 2 * RESIDUAL 8 149.223 18.6528 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 453.230 41.2027 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKC FILE SAM 12/ 1/16 14:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 thi nghiem bo tri ngau nhien hoan toan VARIATE V004 DKC LN DF Duong kinh cu SOURCE OF VARIATION SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 DDT 3 29.1094 9.70314 1.85 0.216 2 * RESIDUAL 8 42.0028 5.25035 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 71.1122 6.46475 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLC FILE SAM 12/ 1/16 14:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 thi nghiem bo tri ngau nhien hoan toan VARIATE V005 KLC LN DF Khoi luong cu tuoi SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 DDT 3 24.6143 8.20477 15.55 0.001 2 * RESIDUAL 8 4.22200 .527750 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 28.8363 2.62148 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SAM 12/ 1/16 14:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 thi nghiem bo tri ngau nhien hoan toan MEANS FOR EFFECT DDT ------------------------------------------------------------------------------DDT NOS 3 3 3 3 1 2 3 4 SE(N= 5%LSD 3) 8DF CDC 55.0900 52.6900 56.2167 43.4200 DKC 17.3033 17.8233 18.9333 14.6900 KLC 8.66333 7.49333 5.68333 5.06000 2.49351 8.13110 1.32292 4.31391 0.419424 1.36770 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SAM 12/ 1/16 14:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE thi nghiem bo tri ngau nhien hoan toan 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE CDC DKC KLC GRAND MEAN (N= 12) NO. OBS. 12 51.854 12 17.188 12 6.7250 STANDARD DEVIATION C OF V |DDT -------------------- SD/MEAN | BASED ON BASED ON % | TOTAL SS RESID SS | 6.4189 4.3189 8.3 0.0251 2.5426 2.2914 13.3 0.2163 1.6191 0.72646 10.8 0.0013 | | | | Ghi chú: DDT: Địa điểm trồng 1: Tu Mơ Rông 2: Lạc Dương 3: Tam Đảo 4: Sa Pa Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86