Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------------- NGUYỄN HẢI LONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------------- NGUYỄN HẢI LONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN 2. TS. NGUYỄN XUÂN ĐỒNG HÀ NỘI - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Văn Luyện và TS. Nguyễn Xuân Đồng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hải Long Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. 0   DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................ 0   MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1   CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 18   1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG18   1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản .......................................................................... 18   1.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản ngân hàng ................................................................ 22   1.1.3. Hậu quả rủi ro thanh khoản ngân hàng ............................................................... 23   1.1.4. Phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng ..................................... 26   1.1.5. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản ............................................................. 27   1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 31   1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ...................................... 31   1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng................................. 33   1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại ..................... 34   1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại ......................................................................................................................... 63   1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .................................................. 68   1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng thương mại ...... 68   1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .............................................................................................................................. 74   KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 76   CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI . NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM............... 78   2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................... 78   Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 78   2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................................................................................... 81   2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính ....................................................... 82   2.2. RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................................... 87   2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đo lường .................................................. 87   2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua mô hình hồi quy ....................................................... 101   2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................. 115   2.3.1. Khuôn khổ pháp lý và mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................... 115   2.3.2. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................... 121   2.3.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................... 126   2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM129   2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................................ 129   2.4.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................................... 132   2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................ 134   KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 140   CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM............. 141   3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 NĂM 2030 ....................................................................................................... 141   3.1.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................................................... 141   3.1.2. Định hướng trong quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ................................................................................ 142   3.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ....................... 143   3.3. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ..................... 144   3.3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản ............................................. 144   3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản................... 144   3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản ..... 148   1491541581591631643.4. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 167   3.4.1. Đối với Chính phủ .................................................................................................. 167   3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ban ngành khác ................................ 171   3.4.3. Đối với khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................................................................................................... 172   KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 173   KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 174   TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 176   Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABA : Hiệp hội ngân hàng Châu Á ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á AFD : Cơ quan Phát triển Pháp AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ALCO : Hội đồng quản lý tài sản – Nợ ALM : Quản trị tài sản Có – tài sản Nợ APRACA : Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á – Thái Bình Dương BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CDs : Công cụ nợ ngắn hạn CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CICA : Hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế CPI : Tỷ lệ lạm phát EFD : Sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài FAO : Tổ chức Nông lương thế giới FEM : Mô hình hồi quy tác động cố định FPIs : Chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng FSAP : Chương trình đánh giá khu vực tài chính GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GMM : Phương pháp Generalized Method of Moment HSBC : Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế IPCAS : Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng LDR : Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LLSS : Tỷ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn NCS : Nghiên cứu sinh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung ương REM : Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên RMC : Hội đồng quản lý rủi ro ROA : Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản ROE : Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu RRTD : Rủi ro tín dụng RRTK : Rủi ro thanh khoản ST : Khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính tiền tệ TCTD : Tổ chức tín dụng TLA : Tỷ lệ cho vay khách hàng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP : Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương USD : Đồng đô la Mỹ Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VNĐ : Đồng Việt Nam WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Chất lượng quản trị RRTK ở các mức độ khác nhau 38 Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2011-2016 83 Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 84 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về các hoạt động kinh doanh khác của Agribank 85 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán trong nước của Agribank 87 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank 88 giai đoạn 2011-2016 Bảng 2.6: Vốn điều lệ của một số NHTMNN 89 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM trong khu vực năm 2012 89 Bảng 2.8: Hệ số CAR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 90 Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt ở các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 92 Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 92 Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 94 Bảng 2.12: Chỉ số LDR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 95 Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 96 Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân 96 hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016 Bảng 2.15: Hệ số ROE của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 97 Bảng 2.16: Hệ số ROE của một số NHTMCP giai đoạn 2011-2016 98 Bảng 2.17: Hệ số ROA của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 99 Bảng 2.18: Hệ số ROA của các NHTMCP giai đoạn 2011-2016 100 Bảng 2.19: Giải thích các biến trong mô hình 105 Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 108 Bảng 2.21: Ma trận tương quan giữa các biến 110 Bảng 2.22: Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank 110 Bảng 2.23: Các văn bản liên quan tới quy định đảm bảo an toàn hoạt động NHTM 115 Bảng 2.24: Bộ phận và chức năng liên quan tới quản trị RRTK tại Agribank 117 Bảng 2.25: Diễn biến nắm giữ các tài sản thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 125 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Bảng 2.26: Diễn biến vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn 2011-2016 125 Bảng 2.27: Các nhân tố tác động đến RRTK của ngân hàng Agribank 128 Bảng 2.28: Diễn biến thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam 135 Bảng 2.29: Diễn biến chỉ số CPI của Việt Nam 136 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” 35 Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý rủi ro hiện đại trong NHTM 36 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản – Nợ ở ngân hàng 37 Sơ đồ 1.4: Các bước tính toán trạng thái thanh khoản ở ngân hàng kỳ kế hoạch 44 Sơ đồ 1.5: Các bước xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng kỳ kế hoạch 46 Sơ đồ 1.6: Quy trình quản trị RRTK ở ngân hàng 52 Sơ đồ 1.7: Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng 53 Sơ đồ 1.8: Phân loại các luồng tiền của ngân hàng 53 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank 82 Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý nguồn vốn tại Agribank 124 Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị rủi ro toàn diện 127 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Hoạt động ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia, do vậy, trong bất cứ giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nào thì các quốc gia đều cần chú trọng đến sự phát triển hệ thống NHTM. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động ngân hàng là không còn khoảng cách về biên giới, những rủi ro gắn với sự hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các quốc gia luôn phải chú ý quản lý chặt chẽ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập rất sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó đặc biệt là gia nhập AFTA năm 1995, WTO năm 2007 và TPP năm 2015 đã đem lại những thuận lợi đáng kể cho ngành ngân hàng Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, nâng cao năng lực quản trị cho hệ thống ngân hàng nội địa…Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn như sức ép cạnh tranh gia tăng từ các ngân hàng nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính hùng hậu với những kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp trong quản trị hoạt động ngân hàng quốc tế… hơn nữa, do hành lang pháp lý về tài chính ngân hàng của Việt Nam ít nhiều vẫn còn hạn chế với những lỗ hổng khó lấp đầy về quản trị dòng tài chính vào – ra, khả năng quản lý các giao dịch tài chính phái sinh… những hạn chế này không chỉ đặt ra thách thức trong quản lý tài chính vĩ mô mà còn gây ra những nguy cơ tiềm ẩn và các rủi ro đan xen trong hoạt động của hệ thống tài chính, trong đó đặc biệt là các nguy cơ RRTK tiềm ẩn. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi từng NHTM cũng như toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp nhằm từng bước mở rộng thị phần hoạt động, thì đồng thời cũng phải hết sức chú trọng công tác quản trị hoạt động, đặc biệt công tác quản trị RRTK. Xét về nguyên lý thì RRTK trong ngân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 hàng là vấn đề có tính chất thường trực do chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (tất cả các hoạt động trong ngân hàng) lẫn bên ngoài (môi trường kinh tế vĩ mô, các điều kiện chính trị xã hội, pháp luật, tâm lý dân chúng…). Tuy nhiên trong những năm trước đây, nhiều NHTM chưa chú trọng đúng mức công tác quản trị loại rủi ro này, các vấn đề về RRTK xảy ra ngày càng nhiều, phổ biến nhất là tình trạng các tin đồn thất thiệt về quản lý ngân hàng khiến dân chúng ồ ạt rút tiền dẫn đến tình trạng ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng (như trường hợp của ngân hàng Á Châu năm 2003, ngân hàng Phương Nam năm 2005). Tại nước ngoài, các cuộc khủng hoảng tài chính đe doạ mất thanh khoản của hàng loạt các ngân hàng lớn, không ít ngân hàng rất lớn đã bị sụp đổ1. Riêng tại Mỹ, tính tới đầu năm 2009, có tới 50 ngân hàng bị sáp nhập, mua lại hoặc bị giải thể. Điều này xảy ra là bởi hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn có sự ràng buộc rất chặt chẽ với nhau nên khi một ngân hàng riêng lẻ xảy ra rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến tất cả các ngân hàng khác. Nhận thức được điều này nên những năm qua NHNN cũng như từng NHTM đều có những biện pháp quyết liệt như: NHNN thông qua các chính sách quản lý về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN (20/5/2010) và các Thông tư sửa đổi sau đó: Thông tư 19/2010/TT-NHNN (27/9/2010), Thông tư 22/2011/TT-NHNN (30/8/2011), Thông tư 33/2011/TTNHNN (8/10/2011) trong đó yêu cầu các NHTM phải báo cáo tính thanh khoản, ban hành các quy trình nội bộ để kiểm soát thanh khoản của hệ thống NHTM. Đồng thời, từng NHTM cũng đưa ra các biện pháp quản trị RRTK thông qua việc thành lập các Ban/Bộ phận quản trị rủi ro. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là môt trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với nguồn vốn dồi dào. Có một thực tế là mặc dù đã ý thức được những hậu quả tiêu cực của RRTK, song trong thực tiễn, Agribank vẫn chưa thực sự chú trọng đúng mức đối với công 1 Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, hàng loạt các ngân hàng lớn có tên tuổi trên thị trường tài chính quốc tế, như Wachovia, Washinhton Mutual Inc, Lehman Brothers, Merill Lynch (Mỹ); Northern Rock Bank, Bradford & Bingley Plc, Royal Bank of Scotland, Lloyds TSB (Anh); Fortis (Bỉ - Luxemburg), Dexia (Bỉ - Pháp); Hypo Real Estate (Đức); Yamoto Life Insurance Co (Nhật Bản) … đã bị sụp đổ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 tác này. Thể hiện ở chỗ về mặt chính sách, quy trình mặc dù ngân hàng đã ban hành Quyết định số 2140 để quản trị RRTK, tuy nhiên Quyết định này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ trên thực tế. Do vậy, hoạt động quản RRTK tại ngân hàng trên cấp độ toàn hệ thống vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Ngoài ra, ngân hàng chưa thiết lập bộ phận quản trị RRTK riêng biệt dẫn đến việc hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng Agribank còn mang tính thụ động, hiệu quả chưa cao. Từ thực tiễn hoạt động trên cùng với xu thế hội nhập tài chính khu vực và toàn cầu ngày càng sâu sắc thì các nguy cơ RRTK tiềm ẩn sẽ ngày càng gia tăng, vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý tốt RRTK ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, NCS lựa chọn chủ đề “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu quốc tế Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM. Trước đây các nghiên cứu RRTK thường tập trung vào các tỷ số thanh khoản, các phương pháp phân tích định tính và định lượng đã xuất hiện gần đây. Về phân tích tỷ số thanh khoản: Những tỷ số thanh khoản trước đây thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: Tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (Aspachs và cộng sự, 2005; Rytárik, 2009); tài sản thanh khoản trên tổng huy động ngắn hạn (Indriani, 2004); tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và tiền gửi ngắn hạn (Kousmidou và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu trên đây đều cho rằng những tỷ số thanh khoản này càng cao thì NHTM càng có tính thanh khoản cao hơn, cũng như RRTK càng thấp, từ đó, NHTM càng ít phải đối mặt với rủi ro phá sản. Lucchetta (2007) lại sử dụng tỷ số cho vay trên tổng tài sản để tiếp cận với RRTK của NHTM, từ đó đưa ra kết luận rằng tỷ số này càng cao thì NHTM phải chịu RRTK càng lớn. [65], [123], [109], [111] Trong khi đó, Poorman và Blake (2005) lại cho rằng nếu như chỉ sử dụng các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK là không đủ và đó không phải là giải pháp để xử lý vấn đề RRTK trong hoạt động ngân hàng và nghiên cứu này đề xuất bên cạnh sử dụng các tỷ số thanh khoản thì NHTM cũng phải tìm ra các cách khác để đo lường RRTK. Có thể phân chia thành 2 loại chính là phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. [119] Về phân tích định lượng: Basel Committee on Banking Supervision (2000) đã đề nghị sử dụng phương pháp khung thời gian đáo hạn cần quản lý [69]. Trong khi đó, Sauders và Cornett (2007) lại đề xuất sử dụng sự so sánh các tỷ số thanh khoản cùng nhóm, khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ, dự trù thanh khoản để đo lường RRTK [124]. Matz và Neu (2007) lại cho rằng các NHTM có thể phân tích thanh khoản trên bảng cân đối kế toán, vị thế vốn góp bằng tiền mặt và độ lệch đáo hạn để tiếp cận RRTK [113]. Về phân tích định tính: Matz và Neu (2007) cho rằng việc tiếp cận RRTK trong ngân hàng bằng phương pháp phân tích định tính cũng quan trọng như phương pháp phân tích định lượng và các tác giả này đã thực hiện một số cách đánh giá định tính về RRTK trong các nghiên cứu của mình [113]. Về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM, Decker (2000) cho rằng các nhân tố kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát có ảnh hưởng đến RRTK của ngân hàng. Trong khi đó, Chung và cộng sự (2009) trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Decker (2000) đã vận dụng mô hình nguyên nhân RRTK khi phân tích RRTK tại 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt giai đoạn 1994-2006. Đây là mô hình được đánh giá cao khi phân tích nguyên nhân gây RRTK cho NHTM [92], [89]. Về nghiên cứu sức chịu đựng RRTK: Sử dụng phương pháp kiểm định ST2, 2 Tháng 1/2009 Ủy ban Basel đã công bố một bài báo có tiêu đề Nguyên tắc thực hành thử nghiệm căng thẳng (ST) và giám sát, trong đó trình bày các nguyên tắc quản trị, thiết kế và thực hiện các chương trình kiểm tra ST tại ngân hàng, xác định kỳ vọng về vai trò và trách nhiệm của người giám sát trong việc đánh giá các thực tiễn kiểm tra ST và nhấn mạnh rằng một chương trình kiểm tra ST chắc chắn nên được giám sát bởi ban giám đốc và ban giám đốc đưa ra những đánh giá về rủi ro tương lai (BIS, 2009). Các chuyên gia của IMF đã phát triển 2 mô hình ST trên nền tảng Excel cho phép thực hiện ST với các loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng, bao gồm RRTD, rủi ro thị trường, RRTK và rủi ro lan truyền. Mô hình thứ nhất của Martin Cihak (2004). Mô hình thứ hai của Christian Schmieder, Claus Puhr & Maher Hasan (2011) toàn diện và hiện đại hơn nhiều. Mô hình này có tính linh hoạt rất cao, các NHTW sử dụng có thể lựa chọn sử dụng phương pháp ST theo Basel 1 hoặc Basel 2, sử dụng phương pháp đòi hỏi dữ liệu tối thiểu hoặc phương pháp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 Martin (2004) trình bày khuôn khổ kiểm tra ST tổng quát, bao gồm liên kết các biến kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn: GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác [112]. Mô hình này dưới dạng mô hình vệ tinh, liên kết các biến kinh tế vĩ mô với các biến tài chính, chất lượng tài sản, được xây dựng dựa trên dữ liệu của một ngân hàng đơn lẻ trong một khoảng thời gian nhất định: sử dụng kỹ thuật bảng dữ liệu, chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể được giải thích như là một hàm của các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ thống. Cùng với mô hình kinh tế vĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả định cho các cú sốc bên ngoài (ví dụ sự suy giảm GDP thế giới) tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng. Mô hình vệ tinh được sử dụng trong quá trình tính toán bước đầu, “ở vòng ngoài”. Philip Bunn (2005) cho rằng ST được các định chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm đối với RRTD và các loại rủi ro khác. ST cũng có thể giúp các nhà làm chính sách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Nó là công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ vững chắc của hệ thống tài chính trước các cú sốc của nền kinh tế, cung cấp một cấu trúc phù hợp để đánh giá những mối nguy có khả năng đe dọa đến bảng cân đối hoặc sự ổn định tài chính. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng các mô hình ngân hàng ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây, cho phép thực hiện ST của toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân đối của hệ thống ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, như: việc tập trung phân tích thị trường cho vay nội địa thường bỏ qua các cú sốc tiềm ẩn mà chúng thường gây ra những hệ quả xấu đối với mức độ nhạy cảm đối với rủi ro cho vay quốc tế hoặc bỏ qua những tác động có liên quan đến chức năng của các thị trường tài chính. Hội nhập tài chính và rủi ro quốc tế là lĩnh vực mà nhóm muốn phát triển nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm rủi ro trong hoạt động NHTM, chưa có những thử phức tạp đòi hỏi nhiều dữ liệu. Hiện nay, một số nước Châu Âu và Châu Á đã sử dụng 2 mô hình này khi thực hiện ST. Theo quy định của Trụ cột 2 của Basel 2, một trong các yêu cầu bắt buộc là cơ quan quản lý phải thực hiện thanh tra, đánh giá sự phù hợp về mô hình ST, chất lượng dữ liệu đầu vào, sự phù hợp của các giả định và mức độ hợp lý của các cú sốc được thực hiện tại các ngân hàng khác nhau. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 nghiệm trong việc áp dụng ST đối với trường hợp ngân hàng cụ thể. Martin (2007) hướng dẫn kiểm tra ST cụ thể cho từng loại rủi ro, với mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra ST, minh họa những điểm mạnh và điểm yếu [112]. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho RRTD, lãi suất và rủi ro tỷ giá, RRTK và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Nghiên cứu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Hơn nữa, nó bao gồm các cuộc điều tra của kiểm tra căng thẳng thực hành của các NHTW và IMF. Martin (2004) cho biết kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản ít phổ biến hơn trong các báo cáo NHTW và trong công việc IMF hơn thử nghiệm cho rủi ro đối với khả năng thanh toán [112]. Điều này phản ánh thực tế là hầu hết các mô hình RRTK là phức tạp hơn. Để mô hình miêu tả đúng biến động thanh khoản trong ngân hàng, cần có dữ liệu chi tiết và thường xuyên, trong khi các dữ liệu này thường được các NHTM tự quản lý và sử dụng vào mô hình thanh khoản của họ. Mizuho (2008) cho rằng ST là một công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn. Trái ngược với những mô hình ST ngân hàng đơn lẻ, các mô hình ST vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi ro ở giác độ tổng thể bằng cách xem xét đến sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác. Harold (2006) sử dụng hệ thống các mô hình đã được phát triển để kiểm tra sự ổn định tài chính. Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng các dữ liệu vi mô về tiêu dùng gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng. Mô hình của nhóm Henrik (2006) có cấu trúc lặp đi lặp lại; đầu ra của mô hình vĩ mô sẽ được sử dụng làm đầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô [106]. Điều này giúp hiểu được sự truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô ban đầu thông qua hệ thống các mô hình cũng như có thể thấy rõ hơn các hệ quả kèm theo. Cách thức mà nợ và khả năng vỡ nợ lan rộng ra các doanh nghiệp và các hộ gia đình có vai trò rất quan trọng đối với việc đánh giá mức độ ổn định tài chính. Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008) [60]) sử dụng lại các phương pháp định lượng, được phát triển bởi các NHTW và các cơ quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 chính đối với RRTD. Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008) [60]) cho rằng đối với nhiều NHTW, ST được xem như là một phần của FSAP được tiến hành bởi IMF và WB. ST của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Antonella Foglia phân tích và thảo luận một loạt những khía cạnh phương pháp luận trên phương diện hoàn thiện các mô hình ST vĩ mô. Đặc biệt, mục tiêu hiện tại là phải mở rộng các phạm vi thời gian và xây dựng những hành động quản trị trong các ngân hàng để điều chỉnh các bảng cân đối đáp ứng phù hợp với các kịch bản stress. Có như thế mới có thể đánh giá đúng mức sự lây lan tiềm ẩn cũng như mức độ khuếch đại của cú sốc từ khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Van và cộng sự (2009, 2010) đưa ra một mô hình ST kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. [126], [127] Nghiên cứu đã sử dụng mô hình để khảo sát các ngân hàng của Hà Lan với 5 bước chính: (i) Qua bảng cân đối kế toán để xác định các giá trị LCR, NSFR tại thời điểm ban đầu. Việc tính toán này tuân theo các quy ước của Basel; (ii) Chạy mô phỏng wisim1 để tạo ra các kịch bản ST. Tính LCR, NSFR thay đổi với kích bản Stress, hiệu ứng vòng 1. Yếu tố mô hình thực sự nằm ở bước mô phỏng này; (iii) Xác định cụ thể giá trị của các tham số R, S, 0, sau đó tính lại LCR và NSFR; (iv) Xác định các tham số X, C, nreact, nsyst, tính lại wisim2, sau đó xem xét có thay thế wisim1 bằng wisimR hay không? và tính LCR, NSFR; (vi) Kết luận kịch bản mô phỏng (Xem xét lại các giá trị của LCR và NSFR qua từng giai đoạn và đưa ra kết luận về tình trạng của ngân hàng trước những cú sốc). Van và cộng sự (2009) đã tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi của các NHTM và tác động của chúng đến nguy cơ RRTK trong toàn hệ thống [127]. Thông qua việc sử dụng bộ số liệu về bảng tổng kết tài sản của từng NHTM, xây dựng một bộ chỉ số tổng hợp về rủi ro an toàn vĩ mô đối với hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống NHTM Hà Lan chỉ ra sự thiếu quan tâm đối với rủi ro và nới lỏng quy định quản trị rủi ro của các NHTM làm tăng nguy cơ đối với hệ thống tài chính nước này. Barnhill và Schumacher (2011) đã tiến hành mô phỏng các nguy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 cơ rủi ro đối với 10 NHTM điển hình tại Mỹ trong giai đoạn 1987-2006, trong đó, phân tích mối tương quan giữa RRTD và rủi ro thị trường, từ đó xác định ra xác xuất mà các NHTM này có thể đối mặt với sự thiếu hụt thanh khoản tại cùng một thời điểm [67]. Poorman (2005) lại tiến hành phát triển chỉ số xác định RRTK hệ thống (dựa vào các tiêu chuẩn Basel về giám sát ngân hàng) ứng dụng cho hệ thống ngân hàng các nước Mỹ La tinh và Caribe [119]. Chỉ số RRTK hệ thống ngân hàng (FPIs) được thử nghiệm ở 40 thị trường mới nổi và những nước đang phát triển (1.700 ngân hàng). FPIs gồm bốn bước chính: (i) Lựa chọn các tổ chức và mức độ tổng hợp từ bảng cân đối của họ; (ii) Đánh giá mức độ tổn thương của các ngân hàng thông qua sự tính toán: "tình trạng thiếu tiền mặt"; (iii) Tập hợp của các biện pháp trước đó và lập sơ đồ tổng hợp tình trạng thiếu thanh khoản trong vấn đề cho vay; (iv) Việc bình thường hóa các biện pháp. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Vấn đề rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau, như các sách chuyên khoa, các Hội thảo khoa học, các đề tài NCKH, các luận án, luận văn… đặc biệt, có một số nghiên cứu đáng chú ý sau đây: Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2010) trong đề tài “Tăng cường năng lực quản lý RRTK tại NHTM Việt Nam” đã đề cập các vấn đề lý luận về RRTK và quản lý RRTK ở NHTM, trên cơ sở đó, đã phân tích tương đối toàn diện về thực trạng quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn trước 2007. Từ đó, đề tài đã đề xuất các khuôn khổ, mô hình, công cụ, quy trình quản lý RRTK ở NHTM Việt Nam trong những năm tới. Tuy vậy, đề tài này mới chỉ dừng lại ở những phân tích mức độ RRTK và quản lý RRTK ở các NHTM, nhưng lại chưa tiến hành đánh giá các hoạt động quản lý RRTK, đặc biệt đề tài này chưa chú ý đúng mức việc đánh giá mô hình tổ chức, quy trình quản lý và hiệu lực của công tác quản lý RRTK ở NHTM [47]. Vũ Ngọc Duy và các cộng sự (2011) trong đề tài “Khủng hoảng tài chính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam” đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận về khủng hoảng tài chính, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 trong đó, khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng cũng là một trong các nhân tố tác động đến khủng hoảng tài chính. Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đến hệ thống tài chính Việt Nam cũng đã được công trình này phân tích và làm rõ, từ đó, đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm sự an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, do đề tài nghiên cứu này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, vấn đề quản trị RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng được đề cập song còn chung chung, nhiều vấn đề chưa được công trình này đề cập và làm rõ chẳng hạn: nội dung quản trị RRTK trong các NHTM, đánh giá quản trị RRTK trong các NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTK ở các NHTM [56]. Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2012) trong đề tài “Hệ thống giám sát tài chính quốc gia” đề cập đến rủi ro của hệ thống tài chính của một quốc gia và vấn đề giám sát hệ thống tài chính. Vấn đề rủi ro của hệ thống ngân hàng được xem xét như là một thành tố quan trọng trong hệ thống tài chính. Tuy vậy, do đề tài này có phạm vi nghiên cứu là toàn bộ thị trường tài chính và các định chế hoạt động trên thị trường tài chính, vấn đề RRTK cũng có được đề cập song chưa sâu, vấn đề quản trị RRTK hầu như chưa được công trình này đề cập và làm rõ [48]. Dương Quốc Anh và các cộng sự (2012) trong đề tài “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước các cú sốc trên thị trường tài chính (ST” dựa trên mô hình của Martin Cihak (2004) và Christian Schmieder (2011) đưa ra những gợi ý về việc thực hiện kiểm định sức chịu đựng cho từng loại rủi ro ở NHTM. Đối với RRTK, nghiên cứu đề xuất sử dụng 2 phương pháp: tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ, trong đó, phương pháp tiếp cận theo thời điểm dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính của NHTM nên có thể tiến hàng được ngay, đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam [7]. Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2012) trong đề tài “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh” đã đề cập khá sâu các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 mạnh trong hệ thống ngân hàng và chỉ ra rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường dẫn đến các NHTM phải đối diện với các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn phức tạp, trong đó RRTK là loại rủi ro thường trực mà các NHTM phải đối mặt. Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã được công trình này đề cập khá chi tiết, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới các NHTM Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ RRTK trong tương lai [14]. Nguyễn Đức Trung và các cộng sự (2014) trong đề tài NCKH “Khả năng và điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống NHTM Việt Nam” đã đánh giá tình hình an toàn hoạt động của các NHTM Việt Nam trên cơ sở sử dụng mô hình ST đối với 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống để chỉ ra được thực trạng RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, đề tài đề xuất lộ trình áp dụng Basel III để quản lý RRTK, gợi mở vấn đề sử dụng mô hình ST trong đánh giá rủi ro ngân hàng [26]. Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2015) trong đề tài “Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTMNN và NHTM do Nhà nước giữ cổ phần chi phối (Thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh)” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về cấu trúc sở hữu và sự tác động của nó tới hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó, cấu trúc sở hữu cũng có tác động tới việc đánh giá hệ số tín nhiệm của ngân hàng, từ đó tác động tới thanh khoản của ngân hàng. Cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được đề cập và phân tích sâu, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khuyến nghị nhằm thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới. Vấn đề RRTK và quản trị RRTK cũng đã được đề cập song chưa chi tiết [15]. Lê Văn Luyện (2003) trong luận án Tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế” đã đề cập vấn đề bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế, trong đó có vấn đề đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề RRTK Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 của hệ thống ngân hàng chưa được đề cập sâu [18]. Nguyễn Đức Trung (2012) trong luận án Tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn vốn quốc tế mới – Basel II” đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên cơ sở so sánh với các khuyến nghị của ủy ban Basel cho giai đoạn 2005 – 2011, trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng 3 trụ cột của Basel II và các khuyến nghị mới của Basel III cũng như xây dựng lộ trình phù hợp cho Việt Nam trong áp dụng Basel II và Basel III [25]. Nguyễn Bảo Huyền (2015) trong luận án tiến sĩ “RRTK tại các NHTM Việt Nam” đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro thanh khoản trong NHTM; một số giải pháp đã và đang triển khai trong hoạt động thực tiễn tại Agribank, BIDV. Tuy nhiên, luận án của Nguyễn Bảo Huyền (2015) chưa chỉ ra được công cụ phần mềm công nghệ để đo lường rủi ro, tổn thất ngân hàng phải gánh chịu khi RRTK xảy ra, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chưa chỉ ra được mục tiêu của chất lượng thanh khoản và cách thách để xây dựng hệ theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục tài sản - Nợ [23]. Vũ Quang Huy (2016) trong luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam” đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về RRTK và quản lý RRTK trong hệ thống ngân hàng, trong đó luận án đã phân tích khá sâu sắc thực trạng RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam quản lý RRTK [57]. Phan Thị Hoàng Yến (2016) trong Luận án Tiến sỹ “Quản trị tài sản – nợ (ALM) tại NHTMCP Công Thương Việt Nam” đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và phân tích thực trạng quản trị tài sản – nợ ở NHTM, lấy Vietinbank là đối tượng phân tích chính. Các phân tích của luận án tuy không đi trực diện vấn đề RRTK và quản lý RRTK nhưng các khía cạnh liên quan đến quản lý thanh khoản trong NHTM lại được đề cập phân tích khá toàn diện và sâu sắc [40]. Ngoài ra, còn có nhiều luận văn, luận án ở các trường Đại học/Học viện cũng đã đề cập vấn đề quản lý RRTK tuy chưa thực sự sâu nhưng cũng đã phản ánh được tình trạng RRTK và quản lý RRTK tại từng NHTM riêng lẻ hoặc trong toàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 bộ hệ thống ngân hàng, trong đó có một số đề tài tiêu biểu như: Nguyễn Việt Hưng (2004) với luận án“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam” đề cập phân tích và làm rõ các nhân tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, đi sâu phân tích các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chủ yếu giai đoạn trước năm 2004 [35]. Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động, RRTK mặc dù có được đề cập song chưa rõ nét. Cao Thị Ý Nhi (2007) với luận án “Cơ cấu lại NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đề cập đến vấn đề cơ cấu lại các NHTM nhà nước, trong đó một số nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản của NHTM cũng đã được đề cập khái quát [2]. Phạm Thị Bích Lượng (2008) trong luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiện nay” chủ yếu đề cập và phân tích các vấn đề có liên quan đến hiệu quả hoạt động của các NHTMNN, vấn đề thanh khoản và quản lý RRTK có được đề cập song không rõ nét [38]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” đề cập và phân tích về quản lý nợ xấu, vấn đề RRTK không được đề cập và phân tích một cách cụ thể mặc dù rủi RRTK cũng là nhân tố tác động đến RRTK của NHTM, trong khi đó có rất nhiều nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản và quản lý RRTK đã không được đề cập cụ thể ở công trình này [28]. Hơn nữa, luận án này chủ yếu đề cập đến một số NHTMNN, không phải là tất cả các NHTM tại Việt Nam. Nguyễn Đức Tú (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lý RRTD tại NHTMCP Công thương Việt Nam” đã đánh giá những mặt được và chưa được trong quản lý RRTD từ đó chỉ ra mô hình thích hợp để ngân hàng công thương có thể áp dụng vào quản lý RRTD. Mặc dù RRTD tác động đến RRTK song đề tài chưa làm rõ được mối quan hệ tương tác này [27]. Theo Nguyễn Bảo Huyền (2015), các luận văn thạc sĩ được thực hiện trong thời gian gần đây thường tập trung đề cập vấn đề RRTK và quản trị RRTK ở NHTM [23]. 2.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu đặt ra Đã có tương đối nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề RRTK và quản trị RRTK, song các công trình này chủ yếu mới đề cập nghiên cứu ở dạng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 khái quát hóa, gắn với việc quản trị RRTK trong quá khứ, hoặc nghiên cứu quản lý RRTK chung trong toàn hệ thống. Có thể nói hầu hết những công trình nghiên cứu trong nước đều chưa tiếp cận được một cách toàn diện về quản lý RRTK tại NHTM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, nghiên cứu được một cách tổng quát về các phương pháp định lượng đo lường RRTK. Gần như chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về quản trị RRTK ở NHTM trong những năm gần đây, đặc biệt vấn đề quản trị RRTK tại Agribank thì chưa có công trình nào đề cập. Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế sâu rộng như hiện nay, các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, các nguy cơ RRTK tiềm ẩn cũng diễn biến phức tạp hơn, đòi hỏi các NHTM phải chú ý hơn tới công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt là quản trị RRTK nhằm tránh sự đổ vỡ dây chuyền gây những hệ quả không mong đợi đối với nền kinh tế. Những khoảng trống nghiên cứu đề cập trên đây là cơ sở để tác giả thực hiện luận án này. Luận án sẽ cố gắng tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: (i) Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM? Phương pháp đo lường sự tác động của từng nhân tố tới RRTK của NHTM? (ii) Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTK trong NHTM? (iii) Đặc điểm mô hình tổ chức và hoạt động tác động như thế nào đến hoạt động quản trị rủi ro và quản trị RRTK ở Agribank những năm qua? Thực trạng RRTK và quản trị RRTK những năm qua tại ngân hàng này như thế nào? (iv) Những giải pháp cần thực hiện đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank trong tương lai? 3. Mục tiêu nghiên cứu Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý thuyết về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, đến thực trạng quản trị RRTK tại Agribank, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTK tại các quốc gia trên thế giới và một số NHTM trong nước và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghị được đề xuất đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank. Cụ thể: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về RRTK, quản trị RRTK ở NHTM, bao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 gồm: tổng quan hoạt động của NHTM, lý thuyết về RRTK ở NHTM: khái niệm, các loại RRTK ở NHTM, phương pháp đánh giá RRTK ở NHTM, các nhân tố tác động đến RRTK ở NHTM. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTK từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong quản trị RRTK thời gian tới. Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRTK và quản trị RRTK tại Agribank trong giai đoạn 2011 – 2016, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số quan điểm về quản trị RRTK ở NHTM, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề RRTK và hoạt động quản trị RRTK tại Agribank. •Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề RRTK và quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2011 đến 2016 trong tương quan so sánh với một số NHTM trong nước. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, quy nạp vấn đề. Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn, rút ra những điểm chủ yếu cần được giải quyết để đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như thống kê thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của NHTM, báo cáo thường niên của NHTM dưới dạng bảng số liệu excel, tính các hệ số tương quan giữa các biến ngẫu nhiên, trên cơ sở đó làm rõ các nhân tố tác động đến mức độ RRTK tại Agribank chủ yếu trong giai Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 đoạn 2011-2016. - Luận án cũng kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm sâu sắc thêm các luận điểm trong đề tài luận án. - Một điểm mới quan trọng của luận án là đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá vấn đề rủi ro thanh khoản của ngân hàng Agribank. Dựa theo gợi ý của Saunders và Cornett (2006), Luận án sử dụng phương pháp ước lượng RRTK thông qua khe hở tài trợ. Khi nghiên cứu về tình hình thanh khoản của Agribank vì quy mô hoạt động của các chi nhánh trong ngân hàng là rất lớn, nhiều khi tương đương với một NHTM, nên trong Luận án sẽ đánh giá mức độ RRTK tại 25 chi nhánh, từ đó sẽ cho phép ước lượng mức độ RRTK của toàn hệ thống. Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến RRTK, Luận án lựa chọn các biến dựa trên mô hình của Chung (2009), sau đó tiến hành bổ sung hoặc lược bỏ một số biến cho phù hợp với tình hình Việt Nam nói chung cũng như tại Agribank nói riêng [124], [89]. Luận án sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với chuỗi dữ liệu thay đổi theo thời gian (6 năm, từ 2011-2016) và không gian (25 chi nhánh thuộc Agribank). Có ba cách tiếp cận dữ liệu bảng phổ biến là Pooled OLS, FEM và REM. Pooled OLS là cách tiếp cận dữ liệu bảng bằng cách xếp chồng tất cả các quan sát với nhau, bỏ qua bình diện không gian và thời gian và chỉ ước lượng bằng mô hình OLS bình thường, do đó các hệ số hồi quy là và được giả định là như nhau cho tất cả các quan sát. FEM giúp phân tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến độc lập để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là khi xét đến các hiệu ứng của không gian và thời gian, các tung độ gốc sẽ thay đổi khác nhau đối với từng Chi nhánh. Tuy nhiên, do chuỗi dữ liệu sử dụng trong Luận án có thời gian ngắn nên sử dụng cách tiếp cận này cũng khiến ước lượng của mô hình có thể bị chệch. REM giả định rằng đặc điểm riêng giữa các Chi nhánh được giả sử là ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, mô hình này có thể thiếu biến, nên có thể cho ra kết quả ước lượng không chính xác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 Trong khi Chung (2009) sử dụng mô hình FEM để giải thích kết quả, nhưng do những hạn chế của mô hình nên luận án này sẽ hồi quy cả ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM - sau đó kiểm tra sự thích hợp giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM dựa trên kiểm định Breusch-Pagan [89]. Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình gồm có biến số kinh tế vĩ mô và biến phản ánh nội tại ngân hàng. Các biến thuộc nhóm nhân tố khách quan bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP (%), tỷ lệ lạm phát (%) và tốc độ tăng cung tiền M2 trong giai đoạn 2011-2016 được Luận án tổng hợp từ website của Ngân hàng Thế giới và báo cáo số liệu của Tổng cục Thống kê. Nhóm các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản FGAPR được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 chi nhánh thuộc Agribank trên cả nước trong giai đoạn 2011-2016. Nhìn chung, quy mô của nhiều chi nhánh Agribank khá lớn, có thể tương đương quy mô của một số NHTMCP trong nước. Việc tính toán các chỉ số để phục vụ đề tài nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính của Agribank. Nhìn chung, nguồn số liệu phục vụ cho các nghiên cứu định lượng trong phạm vi luận án là đáng tin cậy. 6. Những đóng góp của đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến quản trị RRTK trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó các điểm mới nổi bật của đề tài về mặt lý luận là đã tổng hợp được mô hình quản trị RRTK hiện đại trong ngân hàng. Đồng thời, luận án cũng đã trình bày 6 phương pháp đo lường RRTK. Đây là những phương pháp hàm chứa nội dung toán học và kinh tế lượng chuẩn xác có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Thứ hai, nghiên cứu có hệ thống những kinh nghiệm của các nước về quản trị RRTK từ một số NHTM trong và ngoài nước, qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị mà Agribank có thể nghiên cứu và vận dụng trong quản trị RRTK trong điều kiện hội nhập tài chính khu vực và quốc tế hiện nay. Thứ ba, phân tích có hệ thống thực trạng quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2009 - 2016, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị RRTK. Luận án đã sử dụng 8 chỉ số để đánh giá RRTK của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 20112016. Đây là thành công mà chưa có luận án nào làm được. Đồng thời, tác giả cũng đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hóa RRTK của các chi nhánh ngân hàng Agribank. Thứ tư, trên cơ sở những định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng của Agribank, những dự báo về môi trường kinh tế vĩ mô và các quan điểm về quản trị RRTK trong ngân hàng, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới. Các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn đầy đủ, có tác động mạnh đến cân đối nguồn và nhu cầu sử dụng vốn, hoàn toàn phù hợp trong quản trị RRTK của NHTM. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTK ở ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị RRTK tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chương 3: Giải pháp quản trị RRTK tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản 1.1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tùy theo cách tiếp cận vấn đề: Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm, là điều không tốt bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những khả năng xảy ra thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai [142]. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của con người. Rủi ro xuất hiện bao giờ cũng gây ra những hậu quả không mong muốn về cuộc sống và tài chính. Có thể hiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là nguy cơ, khả năng thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu gắn với hoạt động kinh doanh của mình. Những thiệt hại này có thể dưới dạng mất vốn, đọng vốn, chuyển hóa vốn (tính thanh khoản thấp của các danh mục đầu tư). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, tuy nhiên có thể tiếp cận theo các góc độ chính đó là các rủi ro có nguồn gốc nội tại và các rủi ro về mặt hệ thống. Các rủi ro có nguồn gốc nội tại bao gồm: RRTD, RRTK, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro phá sản. Các rủi ro về mặt hệ thống bao gồm: rủi ro lạm phát, rủi ro công nghệ, rủi ro thay đổi môi trường pháp lý, rủi ro về chu kỳ kinh tế, sự biến động của các yếu tố thị trường. 1.1.1.2. Thanh khoản của ngân hàng thương mại Trong tài chính, thuật ngữ “thanh khoản” được sử dụng trong nhiều phạm vi khác nhau. Dưới góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản và ngược lại. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí sau: Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường giao dịch, có sẵn thời gian giao dịch, giá cả hợp lý. Theo Peter (2004), một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó thỏa mãn đồng thời hai đặc điểm: có thị trường giao dịch để có thể chuyển hóa tài sản thành tiền và; có giá cả tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi số lượng và thời gian giao dịch [117]. Như vậy, tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền. Tài sản có tính thanh khoản cao là tài sản chuyển đổi thành tiền nhanh và chi phí thấp. Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát RRTK” của BIS (2013), “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép” [80]. Từ đó, định nghĩa cơ bản nhất của thanh khoản sẽ là: “Thanh khoản đại diện cho khả năng ngân hàng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn (đến mức tối đa) và theo đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản”. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng. Khi đó ngân hàng không chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có, mà còn là cân đối với khả năng huy động vốn tiếp theo. Vì thế việc đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng phải nhìn ở trạng thái động, tức là cần phải được xem xét trong tương quan cung – cầu vốn khả dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định. Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Luồng tiền vào này được tạo nên từ các nguồn: - Các khoản tiền gửi sẽ nhận được - Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ - Các khoản tín dụng sẽ thu về - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng - Vay mượn từ thị trường tiền tệ Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi - Đề nghị vay vốn của khách hàng - Thanh toán các khoản phải trả khác - Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng - Thanh toán cổ tức cho cổ đông Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) được tính theo công thức sau: NLP = ∑cung thanh khoản - ∑cầu thanh khoản Như vậy, trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm. Nếu cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ phải đối mặt với trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức ngân hàng đang thiếu hụt tiền để chi trả. Để tiếp tục tồn tại, ngân hàng phải xác định bổ sung thanh khoản ngay từ nguồn nào và với chi phí bao nhiêu để giúp ngân hàng trở lại trạng thái cân bằng thanh khoản. Ngược lại, tình trạng cung thanh khoản vượt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 cầu thanh khoản cũng có thể xảy ra. Trạng thái dư thừa thanh khoản cũng mang lại những thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng đang dư tiền dự trữ không sinh lời. 1.1.1.3. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Có nhiều quan niệm về RRTK. Cụ thể: RRTK là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh toán tức thời, hoặc cung ứng đủ thanh khoản với chi phí cao hoặc quá cao [24]. RRTK có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoặc do nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó sẽ kéo theo những hệ quả không mong muốn [43]. RRTK xảy ra khi một tổ chức không có đủ khả năng tài trợ cho sự tăng lên trong tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính [67]. Dưới góc độ quản trị thanh khoản ngân hàng thì tình trạng RRTK cao hay thấp đề diễn tả tình trạng mất cân bằng của ngân hàng. Trường hợp thặng dư thanh khoản, tức RRTK thấp, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, thiếu các cơ hội kinh doanh hay đầu tư, NHTM thiếu các phương pháp và khả năng tiếp cận khách hàng, thị trường, không khai thác hết những tài sản có khả năng sinh lời, nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh so quy mô hoạt động và năng lực quản lý. Trong trường hợp RRTK cao - xảy ra khi ngân hàng không có đủ vốn hoạt động, sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng như mất đi các cơ hội kinh doanh, mất khách hàng, mất thị trường, sụt giảm lòng tin của công chúng [50]. Như vậy có thể thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về RRTK, song đều thống nhất nhận định rằng RRTK phát sinh từ trạng thái mà ngân hàng không có đủ vốn khả dụng vào thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Khi RRTK xảy ra đều gây ra các tổn thất về tài chính và uy tín cho ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 Một cách chung nhất có thể hiểu: RRTK là những tổn thất tiềm năng về tài chính, thương hiệu có thể xảy ra do ngân hàng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn theo cam kết. RRTK không phải là rủi ro đơn lẻ (isolated risk) như rủi ro thị trường hay RRTD, mà là loại rủi ro mang tính hệ quả (consequential risk), bởi lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, RRTK còn có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa RRTK, song trong bất kỳ định nghĩa nào, khái niệm nào, RRTK luôn luôn được khẳng định là tổn thất xảy ra cho ngân hàng. Đây là rủi ro quan trong bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt là ngân hàng. Ở mức nặng có thể gây nên phá sản do tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể. Nói chung, trạng thái này tác động xấu tới uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của NHTM. 1.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản ngân hàng Có nhiều cách phân loại RRTK khác nhau dựa theo cấu trúc hoặc theo nguồn vốn, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất cách tiếp cận phân loại RRTK nguồn vốn và RRTK thị trường. 1.1.2.1. Rủi ro thanh khoản nguồn vốn Theo BCBS (2006) thì “RRTK nguồn vốn là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính” [71]. Theo IMF (2010) thì “RRTK nguồn vốn là khả năng một trung gian tài chính không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ khi nó đến hạn” [108]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Sakamaki (2011) thì “RRTK nguồn vốn là rủi ro mà một tổ chức có thể bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của nó, mà có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán chính thức. Do đó việc xem xét tính thanh khoản cần phải được xem xét trong bối cảnh của các tài sản nợ”. [44] Một cách chung nhất thì RRTK nguồn vốn là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn hoặc thanh toán các nguồn tiền bất thường mà không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng. Đây được xem là rủi ro đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong lịch sử. Rủi ro này có đặc điểm là dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc nắm giữ các nguồn tài trợ sẵn có, thu hút thêm các nguồn tài trợ khác nếu cần và tài trợ cho việc tăng trưởng tài sản. RRTK nguồn vốn là loại rủi ro đặc trưng trong ngân hàng và ngân hàng có thể đo lường, quản lý và dự tính được. 1.1.2.2. Rủi ro thanh khoản thị trường Theo Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel (2006) thì RRTK thị trường là loại rủi ro mà một định chế tài chính không thể đóng hay thoát khỏi một vị thế mà không làm cho giá của nó giảm đáng kể do rối loạn thị trường hoặc do tiềm lực không đủ. Như vậy chúng ta có thể hiểu thì RRTK thị trường là khả năng giao dịch một tài sản trong một thời gian ngắn nhất, tại một mức chi phí thấp nhất, sao cho giá trị của tài sản bị giảm càng ít càng tốt. Loại rủi ro này thường không áp dụng cho tất cả các ngân hàng vì có những ngân hàng quy mô quá nhỏ so với toàn bộ thị trường. Những sự kiện xảy ra trong nền kinh tế thế giới đều có thể ảnh hưởng đến rủi ro thị trường. Vì đây là loại rủi ro hệ thống, nên trong các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, các khoản đầu tư có thể sẽ phải chịu rủi ro khá lớn do giảm tính thanh khoản hoặc giảm giá trị. Những sự kiện như thế thường vượt ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng như Chính phủ [70]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 1.1.3. Hậu quả rủi ro thanh khoản ngân hàng Khi RRTK xảy ra sẽ gây ra những hậu quả rất lớn với NHTM, với khách hàng của NHTM và cả với nền kinh tế - xã hội. 1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại Khi RRTK xảy ra thì NHTM thường sẽ phải gánh chịu những tác động rất tiêu cực về phí tổn cũng như uy tín của mình. Cụ thể: NHTM sẽ phải chấp nhận những phí tổn cao để có được nguồn cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản đang căng thẳng. Đầu tiên là thiệt hại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Với rủi ro ở mức cao, ngân hàng còn có thể đối mặt với việc đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập. Hơn nữa, RRTK làm giảm uy tín đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả các khách hàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lí báo động, kiểm soát chặt. Tất cả các biểu hiện trên đều đẩy ngân hàng tới gần hơn bờ vực rủi ro mất khả năng thanh toán và đi đến nguy cơ phá sản. (ii) NHTM sẽ bị sụp đổ nếu nhu cầu thanh khoản không được đáp ứng khẩn cấp. Một khi tất cả các nguồn bù đắp thanh khoản đều không được đáp ứng thì NHTM cầm chắc khả năng bị sụp đổ. Bởi ngân hàng hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính, nên một khi nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng, ngay lập tức sẽ có dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàng này và không có cách nào có thể xử lý được nữa, do các khoản đã cho vay không thể được thu hồi khi mà các hợp đồng tín dụng chưa đáo hạn. Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nếu không được trợ giúp từ phía NHNN thì sẽ đi đến phá sản, bị bán, hoặc bị sáp nhập. Sự phá sản của một ngân hàng do thiếu thanh khoản có thể sẽ trở thành hiệu ứng ảnh hƣởng lớn tới sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Ví dụ, khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997 cũng bắt đầu bằng việc các ngân hàng đối mặt với RRTK. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 1.1.3.2. Đối với khách hàng của NHTM Khi các nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng thì sẽ tác động rất xấu đối với khách hàng trên hai phương diện. Thứ nhất, nhu cầu rút tiền của khách hàng thường là những nhu cầu chính đáng. Đó có thể là khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng và có nhu cầu rút ra để chi tiêu, có thể là nhu cầu rút tiền của khách hàng vay vốn tại ngân hàng theo các hợp đồng tín dụng mà ngân hàng đã cam kết cho khách hàng vay; có thể là nhu cầu rút tiền của các NHTM đã cho ngân hàng vay vốn trước đây đã đến hạn thu hồi… Nếu như các nhu cầu trên đây không được đáp ứng thì sẽ tác động xấu đến tình hình tài chính của khách hàng, ảnh hưởng đến các kế hoạch chi tiêu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Thứ hai, khách hàng kỳ vọng NHTM luôn là tổ chức có năng lực tài chính tốt, vì vậy khi NHTM không đáp ứng được những nhu cầu rút tiền của khách hàng, thì người ta sẽ có cách nhìn nhận trái ngược. Sự nghi ngại từ một NHTM cá biệt có thể sẽ gây nguy hại cho toàn hệ thống, bởi đa phần khách hàng không thể đánh giá chính xác NHTM nào thật sự có năng lực tài chính và uy tín thương hiệu. Những đánh giá này chỉ có được từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi đó, không chỉ NHTM, mà tất cả các NHTM sẽ rất khó có thể tiếp tục làm tốt chức năng của mình trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một NHTM có vấn đề về thanh khoản sẽ khiến các quan hệ vay mượn trong nền kinh tế bị suy giảm, cản trở sự lưu chuyển vốn. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - xã hội Đứng từ góc độ vĩ mô, RRTK gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội. Khi RRTK xảy ra sẽ dẫn đến dòng tiền chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này gây cản trở đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội. Ngoài ra, RRTK trong hệ thống NHTM còn có thể dẫn tới sự đổ vỡ về chính trị, gây tâm lý bất an trong xã hội và có sức lan toả, ảnh hưởng tới các quốc gia khác trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 1.1.4. Phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng Theo truyền thống thì RRTK thường được đo lường bằng cách sử dụng các tỷ số thanh khoản, phổ biến là các tỷ số: tài sản thanh khoản trên tổng tài sản [97], tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng [121], tỷ lệ tài sản trên tổng huy động tiền gửi ngắn hạn [110]. Các tỷ số thanh khoản này càng cao thể hiện ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu khác sử dụng các tỷ số như cho vay trên tổng tài sản [93], [128], cho vay ròng trên tiền gửi khách hàng và tiền gửi ngắn hạn [118], [115] để tiếp cận với RRTK của ngân hàng. Những nghiên cứu này đưa đến kết luận rằng: những tỷ số trên càng cao thì ngân hàng phải chịu RRTK càng lớn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu chỉ sử dụng các tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK sẽ là chưa đủ [120]. Các nhà quản lý ngành ngân hàng cũng cho rằng những tỷ số thanh khoản rất vô nghĩa và thường gây nhầm lẫn, bởi sử dụng các tỷ số thanh khoản giống như việc sử dụng bảng cân đối kế toán của tháng trước (dùng để tính các tỷ số) để đo lường những dòng tiền trong tương lai. Từ đó, một số phương pháp khác đã được đề xuất nhằm đo lường thanh khoản của một ngân hàng, cụ thể: Sauders và Corrnett (2007) đề xuất sử dụng khe hở tài trợ để đo lường RRTK. Khe hở tài trợ (financing gap) là chênh lệch trung bình giữa các khoản cho vay và các khoản tiền gửi lõi [124]. Công thức như sau: FGAPit = (LOANit – CORE DEPOSITit) Trong đó: FGAPit : Khe hở tài trợ của ngân hàng i tại năm t LOANit : Khoản cho vay của ngân hàng i tại năm t CORE DEPOSITit : Khoản tiền gửi lõi của ngân hàng i tại năm t Các khoản cho vay bao gồm: cho vay khách hàng và cho vay các tổ chức tài chính khác Các khoản tiền gửi lõi thường bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ, các tài khoản tiết kiệm khác và chứng chỉ tiền gửi. Nghiên cứu này cho rằng khe hở tài trợ càng lớn thì RRTK càng lớn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 27 Arif và Anees (2012) cho rằng trong kinh doanh ngân hàng, phần lớn tài sản sẽ được tài trợ bởi các khoản tiền gửi ký thác, trong đó, đa phần là các khoản tiền gửi vãng lai có tính thanh khoản thấp và chúng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất cứ lúc nào, do đó, tạo nên khe hở tài trợ cho ngân hàng, cũng như tạo nên RRTK đối với ngân hàng [63]. Chung và cộng sự (2009) đã sử dụng mô hình đo lường RRTK bằng việc sử dụng khe hở tài trợ (như đã đề cập trên) để ước lượng RRTK của hệ thống NHTM 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1994-2006 [89]. Gatev và Strahan (2006) [99] cũng cho rằng các khoản nợ phải trả trên thị trường bán lẻ ổn định hơn các khoản tài trợ lớn, do vậy, sử dụng khe hở tài trợ bằng chênh lệch giữa các khoản vay và tiền gửi khách hàng, sau đó chia cho tổng tài sản để chuẩn hóa với công thức tính như sau: (LOANit – CUSTOMER DEPOSITit) FGAPRit = TOTAL ASSETit Trong đó FGAPRit: Tỷ lệ khe hở tài trợ của ngân hàng I tại năm t LOANit: Khoản cho vay của ngân hàng I tại năm t CUSTOMER DEPOSITit: Khoản tiền gửi khách hàng của ngân hàng i tại năm t TOTAL ASSETit: Tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t Những ngân hàng có tỷ lệ khe hở tài trợ càng cao thì càng phải sử dụng nhiều tiền mặt cũng như bán các tài sản thanh khoản và sử dụng các khoản tài trợ bên ngoài để bù đắp khe hở, từ đó dẫn đến RRTK cao hơn. 1.1.5. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản Các nguyên nhân dẫn đến RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể xuất phát từ nhiều phương diện: từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách, từ các loại rủi ro khác đưa lại… Tuy nhiên trên góc độ nghiên cứu để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 tìm giải pháp hiệu quả đối với quản trị RRTK, có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu sau: 1.1.5.1. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, do sự bất cân xứng kì hạn của tài sản có và tài sản nợ, bắt nguồn từ chính chức năng chuyển hóa kì hạn của ngân hàng: huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn từ dân chúng để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như vậy kì hạn của tài sản có dài hơn kì hạn của tài sản nợ khiến dòng tiền của tài sản có không cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các TSN, gây khó khăn cho ngân hàng phải lo tìm nguồn bù đắp. Thứ hai, do sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong trong quản trị tài sản nợ và tài sản có. Trong danh mục tài sản của mình, NHTM đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại dễ dàng cho NHTM đem đi chiết khấu tại NHTW một khi thanh khoản có vấn đề. Bất cứ NHTM nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu điều này nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc đấu thầu các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc. Thứ ba, cơ cấu khách hàng không hợp lý. Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ng ành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn không trả nợ đúng hạn hoặc rút một cách bất ngờ thì dẫn đến RRTK. Thứ tư, do các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên có những chính sách cho vay quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay, cho vay các khách hàng vay có điều kiện kém, hệ quả tất yếu là rủi ro tín dụng và sau rủi ro tín dụng là RRTK. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 Thứ năm, do tiềm lực tài chính của các ngân hàng còn hạn chế. Vốn điều lệ là số vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong điều lệ của ngân hàng, được hình thành khi NHTM mới được thành lập. Nó phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM. Nếu vốn điều lệ của NHTM càng cao, chứng tỏ ngân hàng càng có tiềm lực tài chính, ngược lại, nếu vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động của ngân hàng càng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ thường khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, hoặc chỉ vay được với lãi suất cao, đặc biệt là đối với nguồn vốn vay. Có thể nói áp lực rất lớn khi các ngân hàng này phải gánh chịu chi phí cao để có thể khắc phục khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản. Quy mô vốn điều lệ nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột. Thứ sáu, RRTK là hậu quả của các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. RRTK và các loại rủi ro khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một tổ chức tài chính có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tín dụng. Hay trong trường hợp lãi suất và tỷ giá biến động bất lợi, NHTM khó khăn trong việc huy động vốn, lúc đó, RRTK hoàn toàn có thể xảy ra vì khả năng thanh toán của NHTM bị hạn chế. 1.1.5.2. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do các tài sản tài chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Lãi suất thay đổi ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người gửi tiền. Trong trường hợp lãi suất tăng, khách hàng sẽ rút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn còn các khách hàng vay giảm tối đa việc vay mới để tránh trả lãi nhiều hơn. Trong trường Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 hợp lãi suất giảm thì phản ứng ngược lại. Trong cả hai trường hợp, biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả dòng tiền gửi lẫn cho vay, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị giá của tài sản tài chính đem bán và ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Thứ hai, chính sách tiền tệ của NHTW. Để thực hiện chức năng của mình trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng ba công cụ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTW mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước. Khi muốn tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHTW trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM. Quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW. Nếu tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại. Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHTW rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản. Thứ ba, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Theo thời vụ ở những tháng cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 hàng hóa... tạo nên nhu cầu tiền nhiều vào những tháng cuối năm làm tăng cầu về thanh khoản cho NHTM. Thứ tư, do biến động bất thường của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính dẫn tới chi phí huy động tăng cao, hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư giảm sút. Xét ở một khía cạnh khác, khủng hoảng xảy ra có thể làm giảm sút niềm tin vào hệ thống tài chính, và các tổ chức và dân cư sẽ rút tiền khỏi các NHTM gây ra áp lực về thanh khoản cho NHTM. Thứ năm, do tin đồn thất thiệt. Tin đồn thất thiệt sẽ gây mất lòng tin cá biệt vào một TCTD. Cơ chế mất cân đối giữa giá trị phải trả và giá trị thu được từ hoạt động đầu tư và cho vay sẽ xảy ra và NHTM đối mặt với RRTK. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng Quản trị Hiện nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản trị được đề cập trong các nghiên cứu của các học giả và tổ chức. Theo IMF (2009), quản trị là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác [107]. Theo Christian và cộng sự (2011), quản trị là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức [88]. Theo quan điểm của Hoàng Phê (2003) thì quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra [10]. Theo Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2012), quản trị bao hàm toàn bộ quá trình định ra các mục tiêu hoạt động cũng như triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nhằm bảo đảm rằng các mục tiêu đã được đề ra sẽ được thực thi hiệu quả, qua đó bảo đảm hiệu quả của hoạt động [13]. Có thể hiểu, quản trị là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động, thay đổi của môi trường. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 Như vậy, đề cập đến hoạt động quản trị là bao hàm các khía cạnh sau đây: (i) Là việc thiết lập các mục tiêu quản trị của tổ chức và thời hạn để thực hiện các mục tiêu; (ii) Là việc xác định, bố trí, phân bổ nguồn tài nguyên để thực hiện các mục tiêu; (iii) Là sự lãnh đạo của các cấp quản trị đối với hoạt động của các thuộc cấp, để đảm bảo những mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã được lựa chọn sẽ được hoàn thành; (iv) Là việc tổ chức, kiểm soát nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các định chế tài chính, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng Theo Ủy ban Giám sát ngân hàng của Basel (2016) thì “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục được thực hiện ở mọi cấp độ của tổ chức tài chính và là một yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu liên quan đến duy trì sự tồn tại, sự minh bạch về mặt tài chính”. Điều đó cũng tương đương với cách hiểu quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng. [71]. Theo Clusif (2009), quản trị rủi ro được tiếp cận theo hai góc độ, đó là: (i) quản trị rủi ro trực tiếp và tùy biến theo từng loại rủi ro cá biệt sau khi hoàn tất việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro, và (ii) quản trị rủi ro gián tiếp có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn và có thể áp dụng cho phạm vi toàn cầu sau khi đã xây dựng được một chính sách an toàn và được ứng dụng cho mọi tình huống rủi ro có thể xảy ra [91]. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng được hiểu là một quá trình tiếp cận có tính hệ thống với mục tiêu nhận dạng, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát do những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro gây ra. Hay nói cách khác, đây là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm xác định các nguy cơ tiềm ẩn cũng như khả năng xảy ra các nguy tiềm ẩn, từ đó có thể giúp ngân hàng chuẩn bị các phương án thích hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Ngày nay, quản trị rủi ro của các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc phòng ngừa, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 bảo hiểm các tài sản có độ rủi ro cao, mà đã nằm dưới sự ràng buộc của pháp luật ngân hàng có liên quan đến những đòi hỏi về vốn tối thiểu, các chính sách, quy trình quản trị rủi ro cũng như sự tuân thủ tuyệt đối các quy định về quản trị rủi ro của cơ quan quản lý ngân hàng. Như vậy, quản trị rủi ro là trách nhiệm có tính chất kế thừa và toàn diện đối với bộ máy quản trị của ngân hàng. Các ứng phó kịp thời và giải pháp dài hạn của ngân hàng trong quá trình quản trị rủi ro nằm trong chiến lược, khẩu vị quản trị rủi ro và mục tiêu cụ thể của từng ngân hàng đối với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế, các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau, bởi vì họ nằm trong nhiều môi trường rủi ro khác nhau, buộc phải thích nghi một cách đa dạng hơn cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Quản trị RRTK ngân hàng Theo Nguyễn Thị Mùi (2006), quản trị RRTK “là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ về việc ngân hàng không đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng” [29]. Theo Phan Thị Thu Hà (2002) quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi vẫn bảo đảm khả năng sinh lời [41]. Như vậy, có thể hiểu quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi bảo đảm khả năng sinh lời. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Nếu NHTM càng tập trung nhiều vốn để đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó càng thấp và ngược lại. Vấn đề đặt ra là các NHTM phải thực hiện quản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 lý thanh khoản nhằm một mặt giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, mặt khác để bảo đảm khả năng sinh lời dự tính trong kinh doanh. Thứ hai, RRTK để lại những hậu quả vô cùng to lớn cho ngân hàng, mức độ nhẹ nhất là giảm thu nhập, uy tín thương hiệu bị sụt giảm, nghiêm trọng nhất là bị phá sản (Ngô Thu Trà, 2016). Rất có thể điều này lại kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống NHTM. Cụ thể: (i) NHTM phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường). Điều này dẫn tới sự tăng lên chi phí vốn của NHTM; (ii) NHTM phải bán các tài sản với giá thấp, từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng; (iii) Khi NHTM gặp khó khăn trong thanh toán sẽ dẫn tới sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các đối tác kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc uy tín của ngân hàng bị sụt giảm đáng kể [22]. 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Thiết lập mô hình tổ chức quản trị Mục tiêu quản trị RRTK ở các NHTM là: (i) Đảm bảo khả năng chi trả kịp thời với chi phí hợp lý; (ii) Dự báo các nguy cơ RRTK và những tổn thất có thể có nếu rủi ro phát sinh và để đạt được các mục tiêu này thì đòi hỏi NHTM phải thiết lập bộ máy quản trị theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm: 1/Hội đồng quản trị phải thực hiện giám sát rủi ro tách biệt với Ban điều hành; 2/Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị; 3/Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro ở ngân hàng; 4/Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” Nguồn: BCBS (2016) [72] Theo BCBS (2016) [72] thì quản trị rủi ro phải là một quá trình liên tục tại tất cả các cấp trong ngân hàng và đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, duy trì khả năng tài chính và trả nợ của ngân hàng. Mô hình cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro hiện đại trong NHTM với 5 phòng ban thuộc phần dưới cùng của sơ đồ là nơi cung cấp thông tin đầu tiên cho các Uỷ ban quản lý rủi ro, vì các phòng ban này có liên quan đến các hoạt động có rủi ro (Phòng Tín dụng, Phòng Kinh doanh ngoại tệ) hay có khả năng thu thập thông tin để đo lường rủi ro (Phòng Kế toán, Phòng Tin học). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý rủi ro hiện đại trong NHTM Nguồn: Vietcombank (2017) [135] Vai trò và trách nhiệm của các ủy ban góp phần vào quản lý rủi ro. Đặc biệt, các ủy ban này là yếu tố quan trọng trong kiểm soát hoạt động và sữa chữa sai sót. Bộ phận quản trị RRTK nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản Có – tài sản Nợ (ALM) tại NHTM. Do đó quản trị RRTK cần được thực hiện bởi các bộ phận sau: - Hội đồng quản lý rủi ro (RMC) trực thuộc Hội đồng quản trị thực hiện giám sát và đưa ra các chính sách tổng thể, các hạn mức về toàn bộ rủi ro của ngân hàng, trong đó phải bao gồm RRTK. Hội đồng này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ Hội đồng quản trị trong việc xác định khẩu vị rủi ro cho ngân hàng. - Hệ thống quản lý Tài sản - Nợ có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảng cân đối để đạt được lợi nhuận lớn nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ định hướng chung về rủi ro của ngân hàng, từ đó có vai trò chính trong việc quản trị RRTK của ngân hàng. Các bộ phận liên quan trong hệ thống này bao gồm: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 (i) Hội đồng quản lý tài sản – Nợ (ALCO) là tổ chức có trách nhiệm chính trong việc điều hành bộ máy ALM, có thể bao gồm ALCO ở cấp lãnh đạo (Board ALCO) và ALCO ở cấp quản lý (Management ALCO). Các NHTM nhỏ hoặc hoạt động tại một quốc gia có thể chỉ xây dựng một ALCO ở cấp quản lý. (ii) Bộ phận ALM (ALM unit/desk) là nơi ứng dụng và phát triển chương trình quản trị rủi ro, nhận biết, đo lường và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng như nguy cơ RRTK và rủi ro lãi suất từ hoạt động kinh doanh của phòng nguồn vốn; kiểm định tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị RRTK hàng năm cũng như đưa ra các đề xuất về hạn mức RRTK. ALM cũng là bộ phận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống. ALM có thể nằm trong khối tài chính, khối quản lý rủi ro hoặc khối nguồn vốn của ngân hàng. (iii) Khối Nguồn vốn dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các phòng kinh doanh và bộ phận ALM. Các phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của ngân hàng, qua đó cung cấp số liệu thường xuyên cho bộ phận ALM. (iv) Bộ phận Kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý RRTK, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý rủi ro và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường. Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản - Nợ ở ngân hàng Nguồn: BCBS (2016) [72] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 Mô hình tổ chức sẽ quyết định chất chất lượng quản trị RRTK trong NHTM. Điều này được thể hiện trong cách nhận biết, đo lường, tổ chức, kiểm soát và giám sát rủi ro và được mô tả ở 3 cấp độ: tốt, trung bình và yếu. Bảng 1.1 tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị RRTK ở từng mức độ. Bảng 1.1: Chất lượng quản trị RRTK ở NHTM ở các mức độ khác nhau Chính sách quản trị Quy trình quản trị RRTK Khả năng nắm bắt thị trường Kế hoạch quĩ dự phòng Tốt Trung bình Có hướng dẫn hiệu quả Có hướng dẫn hiệu quả về việc quản lý và chịu trong việc quản lý, có thể trách nhiệm. tồn tại một vài điểm yếu nhưng không quan trọng. Phát huy hiệu quả trong Nói chung là hiệu quả việc nhận biết, đo lường, trong việc nhận biết, đo quản lý và kiểm soát lường, quản lý và kiểm RRTK. soát RRTK. Có thể có những yếu kém do sự phức tạp của các loại rủi ro nhưng dễ dàng sửa chữa. Việc quản lý phải nắm Viêc quản lý cơ bản nắm bắt cặn kẽ mọi khía bắt được các khía cạnh chủ cạnh của RRTK và dự chốt của RRTK và dự đoán, xử lý kịp thời khi đoán, xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay tình hình thị trường thay đổi. đổi bất lợi. Được xây dựng tốt, có hiệu quả và hữu ích. Hệ thống xử lý Tập trung vào các vấn đề quản trị và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ nhằm phát huy hiệu quả của quản lý thanh khoản. Kiểm toán Toàn diện và hiệu quả. Được xây dựng ở mức độ vừa phải, mang tính chất tạm thời, đề cập tới hầu hết các vấn đề liên quan và bao quát được một mức độ hợp lý. Tương đối tốt trong việc tập trung các vấn đề quản trị và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ. Có một vài khuyến cáo không phải là trọng yếu và không ảnh hưởng tới hiệu quả. Yếu Không hoàn thành hoặc không hợp lý. Không hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK. Việc quản lý không nắm bắt một cách đầy đủ hoặc không nhận ra các khía cạnh của RRTK, không thể dự đoán và/hoặc xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi bất lợi. Không tồn tại hoặc được xây dựng không hợp lý, không thực tế, không thích ứng với tình hình và không được bổ sung kịp thời. Không đầy đủ (các thông tin sơ khai có thể thiếu hoặc không chính xác) và các báo cáo không có ý nghĩa. Thỏa đáng. Một vài yếu Không tồn tại hoặc kém không trọng yếu và không hiệu quả. không làm suy giảm tính hiệu quả hoặc sự tin cậy trong quá trình kiểm toán. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 1.2.3.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản RRTK là loại rủi ro có tính thường trực trong hoạt động ngân hàng, hơn nữa, giữa RRTK và thu nhập luôn là hai mặt song hành nhưng đối lập nhau trong hoạt động ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải xử lý thỏa đáng mối quan hệ này để vừa bảo đảm an toàn nhưng cũng tăng thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy, quản trị RRTK trong ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đồng thời, cũng phải tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình quản trị, đó là: (i) Nhận biết dấu hiệu RRTK; (ii) Đo lường mức độ RRTK; (iii) Lựa chọn chiến lược quản trị RRTK phù hợp. Quản trị RRTK trong các NHTM phải tuân thủ các nguyên tắc được đề xuất trong Basel, đó là: Nguyên tắc 1: Ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý khả năng thanh toán hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng. Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của ngân hàng cần là cơ quan duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quan lý khả năng thanh toán của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát RRTK của ngân hàng và được thông báo ngay lập tức nếu có những thay đổi lớn về khả năng thanh khoản hiện tại hoặc trong tương lai của ngân hàng. Nguyên tắc 3: Ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược và khả năng thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp. Các cán bộ quản lý cao cấp cần đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng được quản lý một các hiệu quả và có các chính sách phù hợp để kiểm soát và hạn chế RRTK trong một thời gian cụ thể. Nguyên tắc 4: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo RRTK. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các cán bộ có thẩm quyền khác. Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng. Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “ nếu - thì”. Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần xem xét một các thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong việc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó có giá trị hay không. Nguyên tắc 8: Ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hóa các tài sản Nợ và đảm bảo khả năng bán được tài sản có của mình. Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp. Nguyên tắc 10: Ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm soát khả năng thanh toán đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có kinh doanh. Ngoài việc đánh giá tình hình thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh lệch có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần phân tích riêng rẽ chiến lược của mình với từng loại ngoại tệ. Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiện theo nguyên tắc 10, khi cần thiết ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoản thời gian nhất định các giới hạn về quy mô của sự chênh lệch dòng tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có kinh doanh. Nguyên tắc 12: Ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy trình quản trị RRTK. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho cơ quan giám sát. Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về công việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong công chúng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 Nguyên tắc 14: Cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh khoản một cách độc lập. Các cơ quan giám sát cũng cần yêu cầu ngân hàng phải có một hệ thống hiệu quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTK. Cơ quan giám sát cũng cần được cung cấp các thông tin từ ngân hàng một cách đầy đủ và kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro và đảm bảo rằng ngân hàng có các kế hoạch dự phòng về khả năng thanh khoản đầy đủ. 1.2.3.3. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản a. Nhận diện RRTK Trong quản lý RRTK, thì nhận biết trước nguy cơ tiềm ẩn RRTK có vai trò rất quan trọng, bởi vì nếu như RRTK thực sự xảy ra thì những tổn thất đem đến cho các ngân hàng thường là rất cao, thậm chí đẩy ngân hàng tới việc mất kiểm soát và phá sản. Những dấu hiệu chính cho biết nguy cơ tiềm ẩn RRTK là: Thứ nhất, sự gia tăng tập trung của tài sản Có hoặc tài sản Nợ. Một ngân hàng hoạt động bình thường bao giờ cũng có sự cân xứng giữa tài sản Nợ và tài sản Có, bởi bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn hoặc đi vay để thực hiện các hoạt động ngân hàng, do vậy, giữa Nợ (là phần ngân hàng đi huy động vốn từ nền kinh tế hoặc đi vay từ các tổ chức tài chính khác hoặc từ NHTW) và tài sản (thể hiện việc sử dụng các nguồn vốn huy động được vào các danh mục tài sản khác nhau của ngân hàng) phải luôn có một sự kết hợp hài hoà. Bất cứ một sự bất cân xứng nào xảy ra và kéo dài thì đều tiềm ẩn nguy cơ RRTK. Chẳng hạn: nếu ngân hàng tập trung quá mức danh mục cho vay, trong khi hạng mục tiền mặt hoặc chứng khoán giảm, thì nguy cơ rủi ro sẽ rất cao, bởi vì hạng mục cho vay có tính lỏng kém nhất, nên nếu cầu thanh khoản tăng đột ngột sẽ khiến ngân hàng rất khó xử lý nếu như thị trường liên ngân hàng cũng căng thẳng về thanh khoản hoặc NHTW thực thi chính sách tiền tệ thắt thặt. Tình trạng cũng hoàn toàn tương tự khi ngân hàng tập trung quá mức hoạt động huy động vốn vào một loại tiền tệ trên một phạm vi thị trường và lệ thuộc vào một số khách hàng, thì những khó khăn nhất định có liên quan đến các khách hàng hay về loại tiền tệ nhất định… sẽ khiến ngân hàng khó Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 khăn trong huy động vốn và ngân hàng này sẽ đối mặt với RRTK… Thứ hai, tốc độ tăng của các khoản vay lớn hơn tốc độ tăng của các khoản tiền gửi. Cho vay bao giờ cũng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chúng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng. Chính vì thế, trong điều kiện bình thường, ngân hàng có xu hướng mở rộng cho vay. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay phải căn cứ vào vốn huy động. Nếu tăng trưởng dư nợ vượt tỷ lệ tăng trưởng huy động tiền gửi sẽ tiềm ẩn nguy cơ RRTK. Sở dĩ như vậy là vì hạng mục cho vay có tính lỏng rất thấp và vì thế, nếu ngân hàng phải xử lý nhu cầu thanh khoản cấp bách thì không thể trông đợi từ hạng mục này được. Hơn nữa, việc tăng trưởng trong cho vay vượt so với tăng trưởng huy động vốn có nghĩa là ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về dự trữ bắt buộc và thường phải trông đợi từ vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Điều này sẽ khiến các ngân hàng phải chấp nhận chi phí cao để xử lý RRTK. Thứ ba, chất lượng tín dụng giảm sút. Chất lượng tín dụng phản ánh khả năng thu hồi về cho vay (cả gốc lẫn lãi). Chất lượng tín dụng giảm sút có nghĩa là sẽ có một bộ phận tín dụng đã cho khách hàng vay, nhưng khó thu hồi, thậm chí có nguy cơ sẽ bị mất vốn. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có một bộ phận vốn huy động trong nền kinh tế không được hoàn trả đúng hạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực thi nghĩa vụ thanh toán của mình. Mặt khác, một khi chất lượng tín dụng giảm sút, xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng trên thị trường sẽ bị giảm theo, điều này sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn để đáp ứng nguồn cung thanh khoản. Thứ tư, chi phí tài trợ vốn trên thị trường tăng. Ngân hàng luôn đứng trước mâu thuẫn giữa việc tối đa hoá thu nhập và đảm bảo an toàn trong hoạt động. Để xử lý mâu thuẫn này, ngân hàng thường có xu hướng kết hợp giữa đáp ứng yêu cầu thanh khoản bằng cách tăng cường nắm giữ tài sản có tính lỏng cao, đồng thời, tăng cường vay vốn trên thị trường. Tuy nhiên, việc đáp ứng yêu cầu về thanh khoản thông qua việc vay mượn trên thị trường vốn cũng có những nhược điểm đó là sự lệ thuộc vào cung - cầu vốn thanh khoản trên thị trường tại thời điểm mà nhu cầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 thanh khoản phát sinh. Nếu tại thời điểm ngân hàng phát sinh nhu cầu về thanh khoản trong khi trên thị trường cung thanh khoản lại thấp hơn cầu thanh khoản thì khi đó lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ tăng cao, dẫn đến chi phí vay vốn sẽ tăng lên. Điều này khiến ngân hàng chịu RRTK. NHTM cũng có thể tài trợ cho yêu cầu thanh khoản từ NHTW thông qua vay “cửa sổ chiết khấu”, nhưng cách này cũng sẽ khiến các ngân hàng chịu những phí tổn lớn, đó là những thủ tục để được cho vay, các ngân hàng có thể bị xếp vào danh sách “kiểm soát đặc biệt” của NHTW. Trường hợp không đủ điều kiện được cho vay có thể dẫn đến nguy cơ đổ vỡ ngân hàng. Một cách khác mà ngân hàng cũng có thể tài trợ bằng cách bán các chứng khoán dài hạn hay bán các danh mục cho vay. Nhưng các cách này đều khiến chi phí tài trợ rất cao, do bị các ngân hàng khác hoặc là “ép giá”, hoặc bị mất uy tín và giảm định mức tín nhiệm trên thị trường. Thứ năm, sự tập trung vào các nguồn tài trợ vốn trên thị trường bán buôn. Nếu các ngân hàng tập trung vào nguồn vốn tài trợ trên thị trường bán buôn mà không chú trọng vào thị trường bán lẻ thì nguồn tài trợ sẽ không ổn định và thực tế đã chỉ ra rằng việc tài trợ từ thị trường bán buôn chi phí sẽ cao hơn so với việc tài trợ vốn từ thị trường bán lẻ. Nguyên nhân là do mặc dù việc huy động vốn từ thị trường bán lẻ có vẻ chi phí huy động vốn là cao, song nguồn vốn này lại rất ổn định, vì đa phần những người gửi tiền tiết kiệm là không rút ra, vì thế cho dù những người gửi tiền với kỳ hạn ngắn, song thực chất là dài hạn, chính vì thế, các ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động từ thị trường bán lẻ để cho vay dài hạn hơn, cho nên hiệu quả vẫn cao hơn. Ngoài ra, nguy cơ tiềm ẩn RRTK còn được nhận biết qua một số dấu hiệu khác như: sự suy giảm của nguồn tiền cung cấp cho ngân hàng trên thị trường bán buôn; tiền gửi của dân cư bị rút ra nhiều hơn; tiền gửi có kỳ hạn bị rút trước hạn gia tăng; lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã có những diễn biến bất thường; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên nhanh chóng... Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 b. Đo lường RRTK Phát hiện các dấu hiệu RRTK tiềm ẩn là bước quan trọng giúp ngân hàng có các giải pháp phòng vệ phù hợp, việc sử dụng các cách thức, biện pháp và công cụ nào trong phòng vệ RRTK phụ thuộc rất lớn vào bước đo lường mức độ RRTK này. Việc đo lường RRTK có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, theo Peter [120] thì có thể đo lường RRTK thông qua các phương pháp sau đây: (1) Phương pháp tiếp cận nguồn vốn – sử dụng vốn: Phương pháp này tập trung vào đo lường những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của ngân hàng bắt nguồn từ thực tế đơn giản sau: (i) khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; (ii) khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Sơ đồ 1.4: Các bước tính toán trạng thái thanh khoản ngân hàng kỳ kế hoạch Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và nhu cầu gửi tiền trong giai đoạn cần ước tính trạng thái thanh khoản (kỳ kế hoạch). Bước 2: Tính toán các thay đổi dự tính trong kỳ kế hoạch của nhu cầu vay vốn và nhu cầu gửi tiền. Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong kỳ kế hoạch. Các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn như Sơ đồ 1.4: Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và gửi tiền trong kỳ kế hoạch thông qua phương pháp xây dựng các mô hình dự báo hoặc xây dựng đường xu hướng. Việc xây dựng các mô hình dự báo được thực hiện qua việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và gửi tiền của khách hàng được xác định, từ đó lập ra hàm tổng cho vay và hàm tổng tiền gửi: F(cho vay)= f(tăng trưởng, thu nhập DN, cung tiền, lãi suất cho vay, lạm phát…) F(tiền gửi)= f(thu nhập dân cư, mức bán lẻ, cung tiền, lãi suất tiền gửi, lạm phát…) Việc xây dựng đường xu hướng được thực hiện qua việc đánh giá sự tăng trưởng của tiền gửi và cho vay thành 3 bộ phận chính là: Phần xu hướng: Mức tăng theo tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, được tính bằng việc thu thập số liệu thực tế trong nhiều năm và chạy mô hình kinh tế lượng để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 có được hàm tăng trưởng bình quân hàng năm. Phần mùa vụ: Mức tăng trưởng khác so với xu hướng do tác động của các yếu tố mùa vụ tại những thời điểm nhất định, được tính bằng việc thu thập số liệu trong quá khứ và giả định tốc độ tăng kỳ kế hoạch bằng tốc độ tăng kì trước đó. Phần chu kì: Mức chênh lệch giữa thực tế và dự báo, được tính bằng chênh lệch giữa dự tính bằng xu hướng và mùa vụ của kì trước với thực tế tiền gửi, cho vay của kỳ đó. Tổng tiền gửi, cho vay dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch) = Tiền gửi, cho vay thực tế tháng trước (kì trước) + phần xu hướng + phần mùa vụ + phần chu kì. Bước 2: Tính toán các thay đổi dự tính trong kỳ kế hoạch. Việc tính toán được thực hiện theo các phương pháp sau đây: Theo phương pháp sử dụng mô hình dự báo: Δ(cho vay) = f(% GDP, thu nhập doanh nghiệp, MS, i, π…) Δ(tiền gửi) = f(% GDP per capita, mức bán lẻ, MS, i, π…) Theo phương pháp đường xu hướng: Δ(TG, CV) = Tổng tiền gửi, cho vay dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch) - Tổng tiền gửi, cho vay trong tháng trước (hoặc kì trước) Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng trong kỳ kế hoạch. Trạng thái thanh khoản ròng được xác định như sau: Độ lệch thanh khoản = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu thanh khoản (2) Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. ngân hàng phải đầu tư ngay phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi. Khi (2) > (1): Độ lệch thanh khoản âm. ngân hàng phải tìm kiếm ngay các nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất. Khi (2) = (1): ngân hàng có trạng thái thanh khoản lý tưởng, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm khi xảy ra trên thực tế. (2) Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn: Trong phương pháp này, các nhà quản lý không quan tâm đến các nguồn cung thanh khoản, mà chỉ quan tâm đến cầu thanh khoản - tức là thực hiện ước lượng dự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 trữ thanh khoản kỳ kế hoạch cho hai nhu cầu chính là hoàn trả các khoản tiền gửi, tiền vay và giải ngân cho các khoản tín dụng. Trong đó, nguồn vốn được chia thành các nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng với mức dự trữ thanh khoản được tính cho từng nhóm theo tỉ lệ dự trữ khác nhau. Sơ đồ 1.5: Các bước xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng kỳ kế hoạch Bước 1: Chia nguồn vốn thành nhóm theo xác suất bị rút khỏi ngân hàng Bước 2: Tính yêu cầu dự trữ thanh khoản với từng nhóm Bước 3: Tính yêu cầu dự trữ thanh khoản của tổng vốn tiền gửi, vay Bước 4: Xác định yêu cầu vốn cho các khoản vay chất lượng cao Bước 5: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản Các bước cụ thể bao gồm (Sơ đồ 1.5): Bước 1: Chia nguồn vốn tiền gửi, phi tiền gửi thành các nhóm căn cứ vào xác suất bị rút khỏi ngân hàng: (i) Nguồn vốn nóng (các khoản tiền gửi, tiền vay rất nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính chắc chắn sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch); (ii) Nguồn vốn kém ổn định (các khoản tiền gửi, tiền vay của ngân hàng mà một phần đáng kể (25% - 30%) được dự tính sẽ bị rút trong kỳ kế hoạch); (iii) Nguồn vốn ổn định (các khoản tiền gửi, tiền vay của ngân hàng được tin tưởng chắc chắn, ngoài một bộ phận không đáng kể, sẽ ít có khả năng bị rút ra trong kỳ). Bước 2: Xác định dự trữ thanh khoản với mỗi nhóm nguồn vốn. Yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn được tính dựa vào tỉ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm. Tỉ lệ dữ trữ này được xác định tỉ lệ nghịch với mức độ ổn định của nguồn vốn: thường ở mức 90% - 95% nguồn vốn nóng còn lại sau khi trích dự trữ bắt buộc, 30% nguồn vốn kém ổn định sau khi trích dự trữ bắt buộc và 15% nguồn vốn ổn định sau khi trích dự trữ bắt buộc. Bước 3: Cầu thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng và tiền vay của ngân hàng được tính bằng tổng yêu cầu thanh khoản của các nhóm nguồn vốn trên. 95% (Vốn nóng - DTBB) Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay = 30% (Vốn kém ổn định - DTBB) 15% (Vốn ổn định - DTBB) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 Bước 4: Ngoài đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và thanh toán tiền vay, ngân hàng còn phải đảm bảo luôn có đủ thanh khoản để có thể mở rộng tín dụng một cách tối đa đối với các khoản vay có đủ chất lượng. Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng = 100% (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại). Bước 5: Tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng là tổng của dự trữ thanh khoản cần cho tiền gửi, tiền vay và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng cao. Tổng dữ trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay + Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng Ngân hàng sẽ lập kế hoạch tìm kiếm, phân bổ hợp lý các nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản được dự tính trong kỳ kế hoạch. (3) Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống: Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước: Bước 1: Dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo 3 cấp: Khả năng xấu nhất: Khi tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến. Khả năng tốt nhất: Khi tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến. Khả năng thực tế: Nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức: n Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑ Pi.SDi 1 Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với 1 trong 3 khả năng; SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng. (4) Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh khoản đo lường khoản thất thoát tiềm tàng khi ngân hàng phải bán ngay các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá trị thị trường hợp lý của tài sản ngân hàng có thể bán trong điều kiện bình thường. Nếu giá bán ngay càng khác biệt so với giá thị trường hợp lý của tài sản, thì danh mục tài sản đó Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 của ngân hàng càng kém thanh khoản. Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng của từng NHTM và các chỉ số trung bình trong ngành. Các chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng: - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) CAR Vốn tự có = Tổng tài sản Có quy đổi theo rủi ro x 100% Trong đó: Vốn tự có = Tổng nguồn vốn - Tổng nợ phải trả Tổng tài sản có rủi ro quy đổi = Tài sản có rủi ro × Hệ số rủi ro tương ứng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. CAR= [( Vốn cấp I + Vốn cấp II)/( Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như RRTD, rủi ro vận hành. Một khi đảm bảo tỷ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra lớp “đệm” chống đỡ các cú sốc tài chính, đồng thời, tự bảo vệ mình và bảo vệ người gửi tiền. - Hệ số giới hạn huy động vốn (H1): H1 = Vốn tự có Tổng nguồn vốn huy động Trong đó: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: (i) Các khoản vay từ Chính phủ và NHTW; (ii) Tiền gửi và vay các TCTD khác; (iii) Tiền gửi của khách hàng; (iv) Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản vay tài chính khác; (v) Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro; (vi) Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi; (vii) Các khoản vay nợ khác. Hệ số này giúp giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. - Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H2): H2 = Vốn tự có Tổng tài sản Có Hệ số này giúp đánh giá mức độ rủi ro trong hạng mục tài sản của ngân hàng. Thông thường ngân hàng nào bị sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng thấp. Vì vậy, hệ số này giúp xác định giới hạn mức độ sụt giảm tài sản của ngân hàng ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng này. - Hệ số trạng thái tiền mặt (H3) H3 = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác) Tài sản "Có" Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào: (i) Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi. - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác. (ii) Các yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: là những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu hồi (tiền đang chuyển). - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gửi trước hạn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 - Chỉ số năng lực cho vay (H4) Dư nợ H4 = Tổng Tài sản"Có" Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm, bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. - Chỉ số sử dụng tiền gửi để cho vay Dư nợ H5 = Tiền gửi khách hàng Chỉ số H5 dùng để đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp và mức độ RRTK càng cao. - Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán) H6 = Tổng tài sản Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt, mức độ RRTK sẽ càng thấp. - Chỉ số H7: H7 = Tiền gửi và cho vay TCTD Tiền gửi và vay từ TCTD Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, tức là mức độ RRTK càng thấp. - Chỉ số H8: H8 = Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD Tiền gửi của Khách hàng Chỉ số H8 càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. (5) Phương pháp phân tích thanh khoản động Phương pháp phân tích thanh khoản động dựa trên cơ sở dự đoán cung – cầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung – cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó, đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Các bước tiến hành phân tích như sau: Bước 1: Lập báo cáo cung – cầu thanh khoản Báo cáo này được phân chia theo các kỳ hạn: Mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 è 7 ngày, 8 ngày è1 tháng, 1 tháng è 3 tháng, 3 tháng è 6 tháng. Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn, thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn thích hợp. Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản Định kỳ, ngân hàng phải lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định: (i) lãi suất thay đổi; (ii) Thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh doanh …) và vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín ngân hàng). Với mỗi kịch bản cần dự báo các yếu tố: (i) Kế hoạch cho vay mới; (ii) Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân; (iii) Khả năng huy động vốn mới từ phát hành các giấy tờ có giá; (iv) Khả năng vay, cầm cố chiết khấu của NHTW; (v) Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các TCTD khác; (vi) Khả năng thực hiện hợp đồng Repo (bán danh mục chứng khoán đầu tư có cam kết mua lại); (vii) Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần …) thành tiền mặt. Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản Theo từng kịch bản, xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra. Xác định khe hở thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt. (6) Phương pháp thang đáo hạn Trong quá trình nghiên cứu về RRTK, BIS đã đề xuất phương pháp “thang Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 đáo hạn” để đo lường và theo dõi thanh khoản ngân hàng. Thực chất, phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản ròng tích lũy cho một thời kì. Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, ngân hàng cần sắp xếp các luồng tiền vào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các tài sản Có và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các tài sản Nợ. Từ đó, có thể tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và luồng tiền ra của ngân hàng trong mỗi thời kỳ, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời kì đó. Các kì hạn được sử dụng có thể là 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng… Sơ đồ 1.6: Quy trình quản trị RRTK ở ngân hàng Phương pháp này có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các kịch bản kinh tế khác nhau (bình thường, ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế gặp khó khăn). Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp ngân hàng xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống. Phương pháp này bao gồm các bước được mô tả theo Sơ đồ 1.6. Bước 1: Lập thang đáo hạn Bước đầu tiên trong lập thang đáo hạn là lên các luồng tiền thanh khoản của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53 ngân hàng. Các luồng tiền thanh khoản của ngân hàng được xác định như sau: Sơ đồ 1.7: Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng Định nghĩa yếu tố rủi ro Phân loại các luồng tiền Xác định các dải thời hạn Xác định Khe hở tiềm năng - Định nghĩa yếu tố rủi ro: Các luồng tiền gắn với các sản phẩm giao dịch trong ngân hàng được xem là yếu tố rủi ro. - Phân loại các luồng tiền: theo Sơ đồ 1.8 dưới đây. - Xác định các dải thời gian: Tùy thuộc vào các sản phẩm đang sử dụng để chia ra: Hàng ngày đến tối đa 1 tháng; Hàng tuần đến tối đa 3 tháng; Hàng tháng đến tối đa 1 năm; Trên đó là hàng năm. Sơ đồ 1.8: Phân loại các luồng tiền của ngân hàng giá trị chưa biết biết các luồng tiền chưa chắc chắn các luồng tiền chưa chắc chắn Ví dụ Ví dụ •Thanh toán tiền lãi đối với hợp đồng • Tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm hoán đổi cho các kỳ chưa xác định lãi • Giao dịch mới suất •Thanh toán cổ tức cho cổ phiếu Các luồng tiền chắc chắn Ví dụ • Thanh toán lãi và gốc từ tín dụng • Thanh toán tiền lãi cho kỳ tiếp theođối với hợp đồng hoán đổi lãi suất Các luồng tiền chưa chắc chắn Ví dụ • Séc du lịch đã phát • Hoàn vốn đối với những hợp đồng tín dụng có cơ cấu hoàn vốn linh hoạt biết chưa biết thời gian Bước 2: Lập báo cáo thanh khoản Các ngân hàng cần lập báo cáo hàng ngày về các kết quả dự báo dòng tiền, từ đó xác định: (i) Các dòng tiền cộng dồn; (ii) Dự trữ vốn khả dụng cộng dồn; (iii) Thay đổi trong hạn mức và “lớp đệm” cộng dồn. Báo cáo thanh khoản ngày của ngân hàng thường lập cho thời gian 7 ngày kế tiếp. Tuy nhiên, rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng hay bao quát tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54 lợi nhuận do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không một tỷ lệ nào bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau. Các thước đo tính thanh khoản như: + Tiền và tương đương tiền: với thanh khoản cấp độ 1 (Tiền mặt/Nợ ngắn hạn > 20) và với thanh khoản cấp độ 2 (Tiền mặt và trái quyền ngắn hạn/Nợ ngắn hạn > 100%). + Thanh khoản cấp độ 3: Tài sản dài hạn/Nợ ngắn hạn ≥ 1, Tài sản cố định/(Vốn + Nợ dài hạn) ≤ 1 + Khe hở thanh khoản: Khe hở thanh khoản = Khoản phải trả ngắn hạn – Tài sản lưu động Tổng tài sản Khe hở thanh khoản là một tỷ số quan trọng song vẫn thiếu toàn diện trong đánh giá thanh khoản và giúp ngân hàng đề phòng và tránh né RRTK. + Tỷ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn (LLSS). Đây cũng là một tỷ số giúp đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng, nó thể hiện khả năng của ngân hàng đáp ứng những khoản vay dài hạn bằng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, khả năng này được xác định bởi sự phân phối tài sản thanh khoản và kém thanh khoản trong ngân hàng, sử dụng thương phiếu có tài sản bảo đảm và chứng khoán thế chấp bằng khoản vay thế chấp đại diện cho hoạt động thị trường liên ngân hàng, được xem như nguồn tài trợ bên ngoài để ngân hàng đối phó với những cú số thanh khoản. c. Lựa chọn chiến lược quản trị RRTK Trên cơ sở tính toán mức độ RRTK, ngân hàng sẽ lựa chọn chiến lược và công cụ quản trị phù hợp. Các ngân hàng có thể lựa chọn một trong các chiến lược sau đây: Quản trị thanh khoản tài sản Quản trị thanh khoản thông qua chiến lược tăng cường dự trữ thanh khoản bao gồm: (i) Duy trì ngân quĩ với quy mô và cấu trúc thích hợp; (ii) Phân tích thanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 khoản của tài sản thông qua khả năng chuyển tài sản thành ngân quĩ; (iii) Lựa chọn danh mục tài sản phù hợp với điều kiện cụ thể của NHTM nhằm đảm bảo thanh khoản thông qua các tỷ lệ thanh khoản thích hợp hoặc thông qua dự đoán nhu cầu thanh khoản trong tương lai; (iv) Điều chỉnh tính thanh khoản của tài sản bằng cách thay đổi cấu trúc kỳ hạn của tài sản, hoặc tạo ra thị trường cho tài sản, nhằm thay đổi tính thanh khoản của tài sản. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau đây: (i) Phân tích ngân quỹ Ngân quỹ tại các ngân hàng bao gồm các tài sản thanh khoản, chúng được bổ sung thường xuyên từ các dòng tiền vào: sự gia tăng các khoản tiền gửi, tiền vay, thu nợ, chứng khoán nắm giữ sắp đến kỳ đáo hạn … Nếu một khách hàng trước đây có tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đến rút ra bằng tiền mặt, khi đó ngân hàng sẽ xuất từ quỹ tiền mặt để chi trả. Nếu khách hàng có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, ký séc hoặc ủy nhiệm chi để trả cho khách hàng tại một TCTD khác, khi đó ngân hàng sẽ sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHTW hoặc tiền gửi tại tổ chức khác để chi trả. Nếu khách hàng có nhu cầu thanh toán song chưa có tiền (hoặc có nhưng chưa đủ), ngân hàng có thể cho vay nếu đủ điều kiện. Việc cho vay có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Các khoản vay đến hạn trả (NHTW hoặc phát hành trái phiếu…) ngân hàng sẽ trả bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.…Tóm lại, các hoạt động này diễn ra hàng ngày tại các ngân hàng, giúp cho khách hàng thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời. Tình hình ngân quỹ ở mỗi ngân hàng thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan cũng như chủ quan. Nhóm nhân tố khách quan bao gồm tính thời vụ, chu kỳ kinh doanh, thu nhập của khách hàng, sự thay đổi trong các quy định của các cơ quan quản lý, hoặc trong hệ thống… Sự thay đổi tăng hay giảm ngân quỹ trong từng thời kỳ do ngân hàng tự quyết định để đáp ứng nhu cầu thanh khoản đặt ra. Cần chú ý là nếu dự trữ ngân quỹ tăng lên thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm thấp và ngược lại. Do vậy, giảm thiểu dự trữ ngân quỹ là mục tiêu mà các ngân hàng luôn phải theo đuổi. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 (ii) Dự trữ khác ngoài ngân quỹ Ngân hàng luôn phải tìm kiếm các tài sản có khả năng thay thế được ngân quỹ trên phương diện thanh khoản, đồng thời gia tăng khả năng sinh lời, và trái phiếu Chính phủ ngắn hạn trở thành một thành phần của dự trữ thanh khoản của các ngân hàng và ưu việt hơn so với dự trữ bằng tiền mặt tại quỹ (dễ dàng chuyển hóa thành tiền mặt với chi phí thấp, lại tạo ra thu nhập, mặc dù tỷ lệ sinh lời của chúng là thấp). Loại tài sản này được xem là loại tài sản “đệm” (thanh khoản thứ cấp). Các khoản mục tín dụng và chứng khoán khác cũng có tính thanh khoản khác nhau. Những ngân hàng không có điều kiện nắm giữ các chứng khoán thanh khoản thứ cấp vẫn có thể tạo nên tính lỏng của danh mục tín dụng và chứng khoán đầu tư thông qua việc lựa chọn các kỳ hạn: Các khoản cho vay chiết khấu có thể tái chiết khấu với chi phí thấp, các khoản tín dụng có chất lượng cao sắp đáo hạn hoặc dễ bán, các khoản tín dụng có nhiều kỳ hạn trả nợ nhỏ đều giúp tăng tính lỏng của tài sản. (iii) Ước lượng cung thanh khoản từ phía tài sản Mức duy trì thanh khoản là bao nhiêu phụ thuộc vào: dự trữ bắt buộc; chi trả hàng ngày cho những người gửi tiền; dự phòng cho các trường hợp đột xuất trong nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng; cho vay nóng trong trường hợp cần thiết. Tính thanh khoản của tài sản thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vào: Thị trường bất động sản (Khi thị trường bất động sản đang sôi động, bất động sản có tính thanh khoản cao và ngược lại); Chính sách tiền tệ của NHTW (Khi NHTW thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khi đó các chứng khoán ngắn hạn có thể dễ dàng được tái chiết khấu). Cần lưu ý là tính thanh khoản của tài sản là khác nhau tùy theo từng vùng trong từng quốc gia. Chính vì thế phải thường xuyên phân tích và định lượng tính thanh khoản của mỗi loại tài sản trong từng giai đoạn là vấn đề rất cần thiết. Các tỷ lệ thanh khoản cần chú ý duy trì bao gồm: 1. Dự trữ sơ cấp/Tổng tài sản 2. (Dự trữ sơ cấp + Dự trữ thứ cấp)/Tổng tài sản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 3. (Ngân quỹ + Chứng khoán thanh khoản)/Tiền gửi và vay ngắn hạn 4. Dự trữ sơ cấp/Tín dụng. Cần chú ý phân tích tính phù hợp của từng tỷ lệ trên, lựa chọn các mức thích hợp cho từng thời kỳ. Cũng cần xác định tổng tài sản thanh khoản cần nắm giữ thông qua phân tích nhu cầu thanh khoản. Thời gian đáo hạn của tài sản nắm giữ cùng với ngân quỹ phải thỏa mãn yêu cầu của dự trữ bắt buộc và nhu cầu chi trả. (iv) Chiến lược dự trữ và khả năng sinh lời Chiến lược dự trữ của mỗi ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa an toàn thanh khoản và sinh lợi. Phải có sự cân nhắc giữa thu nhập phải từ bỏ trong hiện tại để duy trì thanh khoản với chi phí có thể phải bỏ ra trong tương lai để mua thanh khoản. Cân nhắc này phải dựa trên phân tích và lượng hóa nhu cầu thanh khoản hiện tại và tương lai thông qua tính thanh khoản của tài sản. Chẳng hạn: Nếu như cho vay tỷ lệ sinh lời là 10,5%/năm, còn nếu nắm giữ chứng khoán thanh khoản thì chỉ có được thu nhập là 7%/năm (bao gồm lãi coupon 5%/năm và dự tính mức lời vốn là 2%/năm). Như vậy, thu nhập mà ngân hàng này phải từ bỏ là 3,5%/năm. Tuy nhiên, nếu nắm giữ chứng khoán, khi nhu cầu thanh khoản tăng, ngân hàng này có thể nhanh chóng bán được chứng khoán để chi trả. Còn nếu như cho vay (và khoản cho vay chưa đòi được) ngân hàng này khi đó sẽ buộc phải vay nóng trên thị trường với lãi suất cao (chẳng hạn lên tới 15%/năm). Khi đó, ngân hàng sẽ bị thiệt so với nắm giữ chứng khoán thanh khoản. Rõ ràng là việc nắm giữ chứng khoán hay cho vay phụ thuộc vào khả năng dự đoán về cầu thanh khoản và lãi suất trên thị trường trong tương lai. Chiến lược quản lý thanh khoản thông qua việc tăng cường nắm giữ các tài sản thanh khoản thường được các ngân hàng có quy mô nhỏ hoặc chưa có uy tín, thương hiệu cao trên thị trường vận dụng trong công tác quản lý rủi ro, bảo đảm sự an toàn chắc chắn trong kinh doanh. Tuy vậy, chiến lược này có một số nhược điểm: (i) Việc bán tài sản đồng nghĩa với việc sẽ mất đi thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai và sẽ phải bán với mức giá thấp hơn, điều này khiến ngân hàng chịu tổn thất về vốn; (ii) Việc bán tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 sản liên quan đến chi phí giao dịch mà ngân hàng phải trả cho người môi giới; (iii) Việc bán tài sản cho mục tiêu thanh khoản thường là các chứng khoán Chính phủ, khi đó sẽ làm yếu đi hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, điều mà các ngân hàng rất không mong đợi; (iv) Đầu tư vào tài sản thanh khoản khiến ngân hàng phải bỏ qua các tài sản tài chính khác có thu nhập cao hơn (vì các tài sản thanh khoản thường có tỷ lệ thu nhập thấp nhất so các tài sản tài chính khác). Quản trị thanh khoản từ phía nguồn Cùng với sự phát triển mạnh của thị trường các công cụ nợ, ngân hàng có thể đẩy mạnh việc huy động vốn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh khoản. Quản lý thanh khoản từ phía bên nguồn bao gồm các nội dung: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí huy động nguồn. - Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn thông qua việc phân tích thời gian và chi phí để mở rộng nguồn. - Nghiên cứu các công cụ nợ mới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. - So sánh chi phí nắm giữ tài sản thanh khoản và huy động. Đáp ứng nhu cầu về thanh khoản từ phía nguồn phụ thuộc vào: (i) Sự phát triển của thị trường nguồn vốn; (ii) Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ; (iii) Sự phát triển và tính chất cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trung gian, (iv) Sự nhạy cảm của tiền gửi đối với lãi suất; (v) Mạng lưới giao dịch của ngân hàng … Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố này, dự đoán sự thay đổi và mức độ ảnh hưởng của chúng tới công tác huy động vốn chính là một nội dung quan trọng trong chiến lược huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng sao cho dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự tính, đồng thời, duy trì thanh khoản ở mức cần thiết. Vấn đề là thường không có sự phù hợp về kỳ hạn và quy mô của các dòng tiền vào và nhu cầu sử dụng của mỗi ngân hàng. Chẳng hạn: một ngân hàng vừa huy động 50 tỷ đồng, song lại xuất hiện nhu cầu cho vay ngay 50 tỷ đồng. Việc đáp ứng nhu cầu về tín dụng của khách hàng tức thời như vậy đã làm giảm tính thanh khoản của tài sản ở ngân hàng. Nhưng nếu dòng tiền vào là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 50 tỷ đồng, nhưng nhu cầu cho vay là 60 tỷ đồng, khi đó dự trữ của ngân hàng này sẽ bị sụt giảm. Hoặc khoản tiền huy động 50 tỷ đồng thời hạn là 12 tháng, nhưng nhu cầu vay vốn của khách hàng 50 tỷ đồng lại có thời hạn là 24 tháng… Có nghĩa là, việc hoán chuyển kỳ hạn các dòng tiền vào và ra (tức là tạo ra sự phù hợp về kỳ hạn của người gửi với kỳ hạn của người vay) là nội dung quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khi hoán chuyển các kỳ hạn, ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu về kỳ hạn của khách hàng, đồng thời, gia tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, điều này khiến ngân hàng phải gánh chịu rủi ro lãi suất và RRTK. Chính vì sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản như vậy, nên để giảm thiểu RRTK đòi hỏi ngân hàng phải nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn. Các ngân hàng có thể có nhiều sự lựa chọn cung thanh khoản từ bên nguồn: Vay NHTW. Đây thường được xem là nguồn có tính thanh khoản cao do lãi suất thường thấp, thời hạn được vay nhanh, nhất là trong các thời kỳ NHTW áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Do vậy, nguồn này thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vay các TCTD khác. Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau số tiền tạm thời chưa sử dụng trên thị trường liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh khoản. Đối với các ngân hàng tạm thời dư thừa dự trữ, thì việc cho vay như vậy sẽ mang lại thu nhập. Thông thường lãi suất cho vay qua đêm loại này cao hơn đôi chút so với lãi suất của NHTW, song tùy theo từng thời kỳ và căn cứ vào tương quan cung - cầu về thanh khoản mà lãi suất qua đêm thậm chí cao hơn đáng kể so với lãi suất chỉ đạo của NHTW. Phát hành các công cụ nợ ngắn hạn (chẳng hạn các CDs). lãi suất các công cụ nợ thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, tuy nhiên, ngân hàng có thể chủ động huy động được một lượng vốn theo đúng yêu cầu trong khoảng thời gian xác định và tương đối nhanh. Tăng lãi suất huy động. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong điều kiện ngân hàng cần huy động vốn khẩn cấp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 Mở rộng và đa dạng hóa khách hàng gửi tiền nhằm hạn chế nhu cầu thanh khoản thời vụ và chu kỳ. Đây là chiến lược đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng chính cấu trúc nguồn, thông qua biện pháp mở thêm các chi nhánh mới ở những vùng khác, các nước khác, cung cấp nhiều loại hình tiền gửi, tăng tiện ích cho khách hàng gửi tiền, tạo ra những sản phẩm tiền gửi mới… Tuy nhiên, ngân hàng cần phải có sự cân nhắc giữa chi phí mở nhánh và các chi phí quản lý khác, khả năng cung cấp tín dụng và đầu tư… Phương pháp quản trị thanh khoản nguồn có ưu thế: Chỉ khi thực sự cần vốn thì ngân hàng mới phải vay, không cần phải dự trữ thanh khoản gây tốn phí. Nó cũng cho phép ngân hàng duy trì quy mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu họ mong muốn. Việc quản lý nợ linh hoạt, có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí (khi cần vay thêm vốn, ngân hàng chỉ cần nâng lãi suất cho tới khi nhận đủ vốn). Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm: (i) lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. (ii) ngân hàng thường phải mua thanh khoản trong những điều kiện khó khăn về giá cả và tính sẵn có. (iii) Chi phí vay vốn thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập; (iv) Những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất, vì người gửi tiền nhận thức được khó khăn của ngân hàng này và bắt đầu thực hiện rút vốn ra, đồng thời, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho ngân hàng này vay vì sợ rủi ro. Quản trị thanh khoản kết hợp Chiến lược này trở nên phổ biến dựa trên quản lý dòng tiền vào và dòng tiền ra, trên cơ sở đó, sẽ tính toán khe hở thanh khoản của kỳ tới. Khe hở thanh khoản có thể tính cho từng ngày, tuần, tháng… dựa trên các nhân tố tác động (thời vụ, chu kỳ, tâm lý, áp lực cạnh tranh…). Bao gồm: Ước lượng dòng tiền vào (cung thanh khoản). Bao gồm: tiền gửi có thể nhận được trong kỳ tới, các khoản tín dụng có khả năng thu hồi đến hạn ở kỳ tới, lãi có thể thu được, các khoản thu khác… Ước lượng dòng tiền ra (cầu thanh khoản). Bao gồm: các khoản chi trả tiền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 gửi, cho vay theo các cam kết tín dụng, trả lãi tiền gửi huy động và lãi tiền vay, các khoản tín dụng đến hạn phải trả, chi phí quản lý … Ước lượng khe hở thanh khoản. Cần phải tính toán khe hở thanh khoản trong kỳ tới dựa trên cơ sở dự đoán dòng tiền vào và ra. Khe hở thanh khoản (chênh lệch dòng tiền vào và ra) có thể được tính cho từng ngày, tuần, tháng, năm. Các dự tính này được xây dựng dựa trên phân tích các nhân tố ảnh hưởng như thời vụ, chu kỳ, tâm lý, cạnh tranh… Nếu dòng tiền vào dự tính lớn hơn dòng tiền ra dự tính, ngân quỹ gia tăng. Nếu ngược lại thì ngân quỹ sẽ bị suy giảm. Ngân quỹ gia tăng có thể được chia thành: (i) Gia tăng chủ định: Nhằm ứng phó với những khó khăn về nhu cầu thanh khoản đột xuất trong kỳ tới. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ phải cân nhắc giữa chi phí nắm giữ thêm ngân quỹ và chi phí có thể phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu thanh khoản kỳ tới; (ii) Gia tăng thụ động: Do hoạt động cho vay có khó khăn dẫn tới bị đọng vốn. Trường hợp này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi đó, nhà quản lý phải có các biện pháp để giảm tính thanh khoản của tài sản bằng cách gia tăng tài trợ hoặc giảm huy động vốn. Như vậy, trên cơ sở dự tính cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ quản lý thanh khoản của mình, theo đó, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ thanh khoản (chủ yếu là các chứng khoán Chính phủ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại các TCTD khác), phần còn lại sẽ được xử lý bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các TCTD khác, hoặc từ người cho vay. Những nhu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. Chiến lược quản lý thanh khoản như vậy sẽ cho phép giảm thiểu rủi ro do việc dựa quá nhiều vào vốn vay thanh khoản và giảm đáng kể chi phí dự trữ thanh khoản. Tóm lại, vấn đề quản lý thanh khoản ở ngân hàng là một hoat động phức tạp, đòi hỏi có dự báo chính xác khe hở thanh khoản trong kỳ để từ đó đưa ra các quyết định quản lý thanh khoản cho phù hợp – tức là phải dựa trên các tín hiệu thị trường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, để quản lý thanh khoản đem lại hiệu quả, không thể không chú ý đến các nhân tố sau đây: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 Lòng tin của công chúng. Để đo lường nhân tố này thì cần phải căn cứ vào diễn biến thực tế xem có bất cứ bằng chứng nào về tiền gửi tại ngân hàng có thể giảm do các khách hàng lo ngại ngân hàng sẽ bị cạn kiệt tiền mặt hay không thể thanh toán được các khoản nợ hay không? Sự vận động trong giá cổ phiếu. Liệu giá cổ phiếu của ngân hàng có bị sụt giảm bởi các nhà đầu tư lo ngại RRTK sẽ xảy ra với ngân hàng này không? Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi (CDs) và các khoản đi vay khác. Liệu ngân hàng có đang phải trả một mức lãi suất cao hơn đáng kể trên tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các khoản vay vốn trên thị trường tiền tệ so với các ngân hàng khác có cùng quy mô và tính chất hoạt động trên cùng một thị trường hay không? Tổn thất trong việc bán tài sản. ngân hàng có bị buộc phải bán tài sản vội vã với sự tổn thất lớn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh khoản? Cần phải đánh giá xem đây là việc xảy ra đột xuất hay là thường xuyên? Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng. Ngân hàng có thể đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn hợp pháp hay không? Hay áp lực thanh khoản buộc định chế phải từ chối một số yêu cầu vay vốn? Vay vốn từ NHTW. Ngân hàng có bị buộc phải vay thường xuyên với quy mô lớn từ NHTW hay không? Những câu hỏi trên đây buộc các nhà quản trị ngân hàng phải tìm lời giải thỏa đáng bởi nó giúp xem xét lại thực tế công tác quản trị thanh khoản của mình đã thực sự hợp lý hay chưa và từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Không những vậy, các câu hỏi trên cũng rất có ý nghĩa đối với các nhà quản lý của ngành, bởi việc tìm câu trả lời cho các tình huống trên sẽ giúp hình dung được mức độ nghiêm trọng tình hình thanh khoản trên thị trường và từ đó định dạng các biện pháp để ứng phó phù hợp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại 1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan Thứ nhất, chiến lược và phương pháp quản trị RRTK Một ngân hàng có đủ vốn, chất lượng tín dụng tốt, nhưng nếu không thực sự quan tâm đến quản trị RRTK thì không thể kinh doanh ổn định và an toàn. Năng lực quản trị RRTK trước hết thể hiện ở việc xây dựng được chiến lược quản trị RRTK phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Hơn nữa, cũng phải đề ra được các mục tiêu cụ thể cũng như các bước công việc tác nghiệp để điều hành công việc theo định hướng đã được hoạch định cũng như lựa chọn được phương pháp quản trị phù hợp. Thứ hai, quan điểm và trình độ của nhà quản trị Sự nhận thức đúng đắn và quan điểm rõ ràng về vai trò của công tác quản trị thanh khoản sẽ giúp nhà quản trị có nhãn quan hợp lý và khoa học về hoạt động này. Xác định điều hành thanh khoản theo hướng cẩn trọng sẽ buộc nhà quản trị đánh đổi một mức sinh lời trong khối lượng vốn khả dụng của ngân hàng. Thứ ba, trình độ công nghệ thông tin Một hệ thống thông tin hiệu quả là không thể thiếu trong công tác quản trị RRTK. Hệ thống thông tin quản lý sẽ giúp kết nối các chi nhánh với trụ sở chính. Đặc biệt trong điều kiện ngân hàng có nhiều chi nhánh trong nhiều khu vực thị trường khác nhau, thì điều này là rất có ý nghĩa, bởi vì nếu như thông tin thiếu chính xác và không cập nhật sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh doanh. Một hệ thống thông tin bao gồm các bộ phận chính: Các hệ thống máy tính được nối mạng với nhau, việc báo cáo quản trị, vấn đề xử lý thông tin và ra các quyết định quản trị. Đối với những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng thì hệ thống máy tính được nối mạng trực tuyến là điều vô cùng cùng cần thiết. Trình độ công nghệ thông tin hiện đại cung cấp những thông tin có chất lượng sẽ là điều kiện cần thiết để nhà quản trị đưa ra những quyết định về quản trị thanh khoản chính xác nhất, vì họ có khả năng kiểm soát tối ưu đối với những Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 luồng tiền vào và ra tại bất cứ thời điểm nào. Thứ tư, kết cấu danh mục tài sản lỏng Tính lỏng của tài sản quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời điểm cần thiết. Những tài sản có tính lỏng cao bao gồm: (i) Tiền mặt tại quỹ và các khoản cho vay đến hạn thu nợ; (ii) Tiền gửi tại các TCTD khác; (iii) Chứng khoán do Chính phủ phát hành; (iv) Thương phiếu, chấp phiếu và các chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng được; (v) Chứng khoán bán được. Với tính lỏng cao, mức sinh lời của các tài sản thường thấp hơn các khoản cho vay hay những tài sản có tính thanh khoản thấp. Việc dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản theo mức độ nào tùy thuộc vào: (i) Ý chí chủ quan của chính ngân hàng trên cơ sở tình hình trên thị trường tiền tệ và lòng tin của những người cho vay và việc tiên liệu NHTW và các ngân hàng khác có sẵn sàng cho vay hay không; (ii) Khả năng tạo thu nhập của danh mục tài sản cao hay thấp. Nếu đường cong lợi tức có độ dốc đi lên, thì trái phiếu Kho bạc sẽ có mức lãi suất cao hơn tín phiếu kho bạc, các nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh kết cấu khoản mục dự trữ sơ cấp hay thứ cấp của mình. Tuy vậy, nhà quản trị cũng cần phải thường xuyên chủ động điều chỉnh kết cấu các loại tài sản cho phù hợp để đạt được các mục tiêu về thanh khoản, lợi nhuận cũng như các mục tiêu hợp lý khác. Thứ năm, khả năng xác lập tính cân bằng giữa luồng tiền vào và ra Đây là khả năng cân đối nguồn thanh khoản với nhu cầu thanh khoản ở ngân hàng. Để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản, các ngân hàng phải lựa chọn giữa nhiều loại tài sản - Nợ và những nguồn thanh khoản mới. Tiêu chí để lựa chọn là: (i) Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản. Nếu thâm hụt dự trữ xảy ra cấp thời, thì nhà quản trị sẽ phải sử dụng thị trường tiền tệ để có thể có những khoản vay qua đêm hay vay từ NHTW. Nhưng nếu yêu cầu dự trữ không cấp thiết, thì có thể đáp ứng thông qua việc bán các chứng chỉ tiền gửi, bán tài sản; (ii) Khả năng tiếp cận thị trường vốn để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Không phải tất cả các ngân hàng đều có khả năng tiếp cận thị trường vốn như nhau. Các ngân hàng lớn thường có ưu thế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 hơn các ngân hàng nhỏ. Vì thế, các nhà quản trị ngân hàng cần phải hết sức chú ý đặc điểm này để có những lựa chọn phù hợp; (iii) Tương quan về chi phí và rủi ro giữa các nguồn vốn. Chi phí của mỗi nguồn vốn thường xuyên thay đổi, do vậy, với các yếu tố khác không đổi, nhà quản trị sẽ phải sử dụng các nguồn vốn đáng tin cậy, với chi phí thấp nhất và do vậy, sẽ phải theo sát thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán để có thể nắm bắt kịp thời diễn biến của lãi suất; (iv) Triển vọng của lãi suất và thu nhập. Khi lập kế hoạch ứng phó với RRTK, nhà quản trị thường dùng nguồn vốn có lãi suất thấp. Thông thường, với một đường thu nhập dốc lên, hoạt động này có nghĩa là vay vốn chi phí thấp trên thị trường ngắn hạn và cho vay tại mức lãi suất dài hạn cao hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt các ngân hàng trước nguy cơ rủi ro cả về lãi suất và kỳ hạn; (v) Hoạt động vay nợ của Chính phủ. Hoạt động này sẽ tác động đến triển vọng lãi suất và điều kiện tín dụng trên thị trường: Nếu Chính phủ tăng vay nợ, sẽ làm tăng lãi suất, thu hẹp tín dụng, khiến tăng chi phí vay vốn cho mục tiêu quản lý thanh khoản, gây khó khăn cho công tác quản lý RRTK của ngân hàng; (vi) Khả năng bảo vệ. ngân hàng sử dụng nguồn vốn vay nợ quy mô lớn cần cảnh giác với vấn đề thiếu chắc chắn trong lãi suất – yếu tố quyết định chi phí vay nợ để tài trợ thanh khoản trong tương lai và rất có thể ngân hàng sẽ phải trả giá đắt để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản; (vii) Các quy định áp dụng với nguồn thanh khoản. ngân hàng không thể sử dụng mọi nguồn thanh khoản như nhau. Ví dụ: yêu cầu dự trữ tiền gửi và những quy định trong việc vay vốn từ cửa sổ chiết khấu hạn chế các ngân hàng vay từ nguồn này và buộc phải tìm kiếm từ các nguồn vốn vay khác nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan Thứ nhất, sự biến động của luồng tiền Ảnh hưởng lớn tới tình hình thanh khoản của ngân hàng. Luồng tiền cần được xác định ở cả 2 khía cạnh: Luồng tiền vào và luồng tiền ra, luồng tiền vào ảnh hưởng đến nguồn cung thanh khoản trong khi luồng tiền ra ảnh hưởng tới cầu thanh khoản của ngân hàng. Nhìn chung, cả luồng tiền vào và luồng tiền ra đều bị tác động mạnh bởi các yếu tố: tính thời vụ, chu kỳ và xu hướng. Ngoài ra, từng dòng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 tiền trong luồng tiền lại bị chi phối bởi các nhân tố khác. Thứ hai, các biến cố bất thường Tác động lớn đến cầu thanh khoản của ngân hàng: Nếu người gửi tiền mất niềm tin về khả năng chi trả của ngân hàng, lập tức sẽ rút tiền, nhu cầu thanh khoản tăng đột biến khiến ngân hàng không thể đáp ứng được và những khoản vay cứu cánh từ NHTW sẽ là một giải pháp cuối cùng để giúp ngân hàng có thể thoát khỏi nguy cơ phá sản. Thứ ba, hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Do có tính hệ thống nên nếu một ngân hàng nào đó có RRTK, sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với hoạt động của các ngân hàng khác. Hậu quả có thể là hàng loạt ngân hàng bị phá sản trong thời gian ngắn. Thứ tư, ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác RRTD được coi là loại rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất tới RRTK ngân hàng. Nợ quá hạn, tổn thất tín dụng ở mức độ cao sẽ làm giảm nguồn thanh khoản của mỗi ngân hàng và dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của ngân hàng bị hạn chế theo. Ngoài ra, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường cũng gây ảnh hưởng tới RRTK ở ngân hàng. Thứ năm, chính sách tiền tệ của NHTW NHTW sử dụng các công cụ chính sách (trực tiếp và gián tiếp) để tác động vào thị trường tiền tệ, nhằm đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Một trong những công cụ đó là dự trữ bắt buộc. Tùy từng quốc gia khác nhau mà NHTW yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện theo tỷ lệ % nhất định quy định trên số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này cũng thường xuyên thay đổi theo quy mô và tính chất hoạt động của từng ngân hàng. Tùy theo từng quốc gia mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể được duy trì dưới dạng tiền mặt tại quỹ hay số dư tiền gửi tại NHTW. Thông thường NHTW không trả lãi cho số dư dự trữ này, nên chúng không mang lại thu nhập trong khi ngân hàng huy động thì phải trả lãi. Chính vì vậy, nhà quản trị luôn phải kiểm soát và điều chỉnh chúng sao cho số dự thực tế bình quân của tiền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 gửi tại NHTW trong kỳ duy trì tối thiếu bằng với số dư phải thực hiện được xác định trong kỳ tính toán. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi về yêu cầu vốn dự trữ và sẽ tác động đến khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Thứ sáu, các yếu tố vĩ mô và chính sách điều hành của chính phủ Các chỉ số vĩ mô đươc cho là có sự quan hệ mật thiết với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Theo Angora và Roulet (2011) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động làm giảm RRTK [62]. Vì khi nền kinh tế tăng trưởng cao thì sẽ khiến cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng theo, vì vậy người dân sẽ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thì các doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, sinh lời nhiều nên khả năng trả được nợ cho ngân hàng cũng tốt hơn, từ đó dẫn đến nguồn cung thanh khoản trong ngân hàng tăng lên, làm cho rủi ro thanh khoản giảm xuống. Bên cạnh đó, lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Theo Saunders và Corrnett (2007), tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thuận với RRTK, do khi lạm phát tăng, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, nên trong trường hợp này đối với đa số mọi người thì đi vay sẽ có lợi hơn là cho vay, vì người đi vay sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay tăng lên. Cho vay tăng khiến cho RRTK trong hệ thống ngân hàng tăng [124]. Các chính sách điều hành hoạt động ngân hàng nói chung càng chặt chẽ sẽ khiến các ngân hàng phải nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều hơn, trong đó những ngân hàng mà bị bắt buộc phải công bố các thông tin chính xác về tình hình hoạt động sẽ tự động phải tăng tài sản thanh khoản trong ngân hàng mình. Theo Federico (2012), các chỉ số này càng lớn sẽ khiến cho RRTK giảm, do các quy định về việc hoạt động của ngân hàng càng được nới lỏng sẽ khiến các ngân hàng càng chấp nhận rủi ro càng lớn bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng [89]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 68 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng thương mại 1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Deustche Bank – Cộng hòa Liên bang Đức • Về phân định cơ cấu và quyền hạn quản trị RRTK Hội đồng quản trị: (1) Định hướng chiến lược thanh khoản, vạch rõ khẩu vị RRTK dưới sự đề xuất và hỗ trợ của Ủy ban Nguồn vốn và Rủi ro; (2) Xem xét, sửa đổi và phê chuẩn hàng năm các giới hạn được áp dụng vào công tác đo lường và kiểm soát RRTK, nguồn vốn dài hạn và kế hoạch phát hành của ngân hàng. Phòng nguồn vốn: (1) Quản trị RRTK theo chiến lượng đã được đề ra với khung hoạt động được thiết kế để nhận biết, đo lường và đối phó với RRTK của toàn bộ ngân hàng; (2) Theo dõi trạng thái thanh khoản hàng tuần theo một bảng chấm điểm thanh khoản theo các nội dung: - Hàng ngày thực hiện quản lý nội nhật các khoản nợ và tiền gửi đến hạn, dự báo các dòng tiền và tính đến khả năng tiếp cận nguồn vốn từ NHTW. - Quản lý trong trung và dài hạn: liên quan đến khả năng huy động và cơ cấu vốn của ngân hàng. Bảng theo dõi trạng thái thanh khoản của toàn bộ ngân hàng sẽ phải báo cáo cho Ban điều hành của ngân hàng này. • Các biện pháp và công cụ được sử dụng trong quản trị RRTK Sử dụng thang đáo hạn: Deutsche Bank đối ứng tài sản và nợ theo thời gian đáo hạn, có sự điều chỉnh theo đặc điểm thanh khoản thực tế của tài sản kinh doanh và các dấu hiệu được kéo dài hoặc gia hạn của tài sản và vốn. Thang đáo hạn này cho biết sự thặng dư hay thâm hụt tài sản so với nợ tại mỗi nhóm thời gian, hỗ trợ việc quản lý RRTK. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 Định giá chuyển nội bộ: Cơ chế của ngân hàng đảm bảo: (i) Giá trị của tài sản phù hợp với RRTK tương ứng; (ii) Giá trị nợ phù hợp với thời gian đáo hạn; (iii) Rủi ro dự phòng phù hợp với chi phí duy trì lượng thanh khoản tương xứng để tài trợ các yêu cầu bất thường về tiền mặt. Nhờ khung định giá này, ngân hàng phân bổ vốn, chi phí RRTK và lợi nhuận tới các chi nhánh, tạo động lực tài chính phù hợp với các hướng dẫn quản lý RRTK. Thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích kịch bản: Việc thử nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong quản trị RRTK, được sử dụng nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng của các căng thẳng thanh khoản bất ngờ, từ đó xây dựng các bước cần thiết để có thể bù đắp nguồn cung thanh khoản thiếu hụt trong từng kịch bản, là cơ sở để ngân hàng lập kế hoạch tài trợ dự phòng. Các kịch bản của Deustche Bank dựa trên các sự kiện lịch sử như sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987, căng thẳng thanh khoản Mỹ năm 1990, tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009, các case-study và các sự kiện giả định khác. Các kịch bản cũng gồm các sự kiện liên quan đến ngân hàng (như ngân hàng bị tụt hạng tín nhiệm…), đến thị trường (rủi ro mang tính hệ thống) cũng như việc kết hợp cả hai sự kiện này. Thử nghiệm được thực hiện hàng tháng trên các danh mục tiềm ẩn rủi ro trong và ngoài bảng cân đối. Ngoài ra, hàng quý, ngân hàng còn nghiên cứu tầm ảnh hưởng của những căng thẳng thanh khoản giả định kéo dài đến 01 năm, cùng với các biện pháp giảm nhẹ tổn thất cần thiết. Chiến lược duy trì tài sản thanh khoản: Biện pháp đối phó trong trường hợp xấu là nắm giữ một lượng dự trữ bao gồm các tài sản lưu kho, tiền mặt tồn quỹ và dự trữ thanh khoản chiến lược. Khối lượng và tỉ lệ từng loại được xác định dựa vào kết quả của cuộc thử nghiệm khả năng chi trả. Ngân hàng lọc ra các tài sản thanh khoản nhất trong ba nhóm trên để thành lập Quỹ dự trữ thanh khoản. Đến cuối năm 2010, quỹ này đạt tới 145 tỷ EUR. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn: Đa dạng hóa nguồn vốn về nhà đầu tư, địa phương, sản phẩm và công cụ đầu tư. Nguồn vốn cơ bản của ngân hàng đến từ thị trường bán lẻ và các khách hàng của ngân hàng trong thanh toán. Một nguồn tài trợ khác là các khoản tiền gửi và vay nợ từ thị trường bán buôn. Hệ thống thông tin, báo cáo nội bộ: Hệ thống báo cáo theo dõi các dòng tiền trong vòng 18 tháng tiếp theo và được xây dựng logic, tạo điều kiện cho các nhà quản lý nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận các thông số và trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng tại từng địa phương, vùng lãnh thổ và tổng hợp toàn cầu được phân chia theo loại tiền, loại sản phẩm dịch vụ và theo các ban chức năng [141]. 1.3.1.2. Quản trị RRTK tại Lloyds Banking Group – Anh Quốc • Cơ cấu và quyền hạn Hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt khẩu vị rủi ro đối với từng loại rủi ro, bao gồm cả RRTK theo năm. Hội đồng quản lý rủi ro tập đoàn thuộc sự quản lý của Hội đồng quản trị, có trách nhiệm giám sát việc triển khai, phát triển của khung quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro và các chính sách tổng thể. Hội đồng ALCO của tập đoàn nằm dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị của tập đoàn, có trách nhiệm quản lý xây dựng chính sách chiến lược và khung quản lý RRTK. Khối nguồn vốn trực thuộc Giám đốc tài chính có trách nhiệm trực tiếp kinh doanh và quản lý nguồn vốn trên cơ sở thực hiện các chính sách được ALCO đề ra. • Các chiến lược, biện pháp và công cụ cụ thể Chính sách thanh khoản Các chính sách được thiết kế để nhận dạng các mối lo ngại về RRTK ngay từ giai đoạn đầu, từ đó có thể kịp thời có các hành động xoa dịu tránh diễn biến thành khủng hoảng trầm trọng hơn. Kế hoạch tài trợ dự phòng của tập đoàn cũng có mặt trong chính sách này. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 Đo lường RRTK Một loạt các công cụ đo lường được sử dụng để theo dõi RRTK trong ngắn hạn cũng như dài hạn, bao gồm các tỉ số thanh khoản, khe hở thanh khoản, các chỉ báo sớm, nghiên cứu các nguy cơ từ dòng tiền ra… Thang đáo hạn của tài sản - Nợ: Đây là nguồn thông tin quan trọng trong quản trị RRTK. Dựa vào thời gian đáo hạn, các tài sản - Nợ được phân tích thành 5 nhóm: Dưới 1 tháng; Từ 1 đến 3 tháng; Từ 3 đến 12 tháng; Từ 1 năm đến 5 năm; Trên 5 năm. Ngoài ra, ngân hàng còn xây dựng phương pháp đo lường và mô hình hóa hành vi của tài sản - Nợ để có cái nhìn chuẩn xác hơn về các biến động dự tính của tài sản và nợ. Thử nghiệm khả năng chi trả Các cuộc thử nghiệm trong nhiều kịch bản khác nhau được thực hiện thường xuyên. Các điều chỉnh về hành vi được thiết lập để ước lượng các biến đổi của trạng thái dòng tiền trong các kịch bản xấu có thể dẫn đến RRTK. Các kịch bản này bao gồm các khó khăn cụ thể có thể xảy ra cho tập đoàn hay khó khăn cho cả hệ thống ngân hàng. Các kịch bản và giả thiết được xem xét lại với tần suất tối thiểu là mỗi năm 1 lần để đảm bảo tính thực tế và thích hợp. Các biện pháp giảm nhẹ tổn thất Ngân hàng phát huy khả năng huy động vốn từ thị trường. Khối tiền gửi của khách hàng có một phần lớn là tài khoản tiết kiệm và tài khoản có kì hạn, nhìn chung là một nguồn ổn định. ngân hàng còn tiếp cận thị trường bán buôn ngắn hạn để thu hút các khoản tiền gửi liên ngân hàng và phát hành các chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu rút tiền và giải ngân trong ngắn hạn. Lượng vốn huy động từ thị trường này được ngân hàng tính toán cẩn trọng trên cơ sở phân tích khả năng cho vay của thị trường. Khả năng bán tài sản nhanh chóng trên thị trường bán lại hoặc qua mua bán trực tiếp là một nguồn cung thanh khoản quan trọng khác. Ngân hàng nắm giữ một lượng nhất định các chứng khoán nợ sẵn sàng để bán có chất lượng cao. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 Công tác báo cáo nội bộ Việc báo cáo lên các cấp quản lý cao thông qua ủy ban quản lý tài sản Có – tài sản Nợ được thực hiện hàng tháng trong điều kiện bình thường và tần suất báo cáo sẽ được tăng lên trong điều kiện căng thẳng thanh khoản với cường độ phụ thuộc vào mức độ và đặc điểm của tình hình. Thực hiện các thông lệ bảo đảm an toàn trong nước và quốc tế Ngân hàng đã đầu tư nguồn lực vào việc đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu quản lý, báo cáo và thử nghiệm khả năng chi trả của FSA cũng như BCBS. Thay đổi trong thông lệ được hai tổ chức này đưa ra gần đây đã và đang được tập đoàn tích cực hướng tới triển khai [141]. 1.3.1.3. Quản trị RRTK tại HSBC HSBC rất đề cao hoạt động quản trị RRTK. Trong tất cả các hoạt động của HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quản lý và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Đối với HSBC, RRTK được xem là vô cùng quan trọng. Trong hoạt động quản lý RRTK, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các quy định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách của riêng mình. Các chính sách quản lý RRTK của HSBC được thiết kế nhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ro này, thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản lý rủi ro nhằm phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổi trong chiến lược hoạt động. HSBC duy trì tính nguyên tắc, thận trọng, bảo thủ nhưng mang tính xây dựng trong văn hoá quản lý RRTK. HSBC có Ban quản lý rủi ro do Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc lập ra. Tại các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về RRTK, chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên các chi nhánh cấp cao hơn. Hội nghị về Quản lý rủi ro thường xuyên được tổ chức để báo cáo và rà soát lại tình hình quản lý RRTK trên toàn hệ thống. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 • Mục tiêu quản lý RRTK của HSBC Quản trị RRTK tại HSBC hướng tới các mục tiêu: (i) Tất cả các nghĩa vụ mà HSBC đã cam kết cấp vốn và các yêu cầu rút tiền gửi phải được đáp ứng khi đến hạn. (ii) Có thể dễ dàng tiếp cận vốn trên thị trường “bán buôn” với mức chi phí hợp lý. (iii) Duy trì một nguồn vốn đa dạng và ổn định, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tiền trên tài khoản của các tổ chức. • Chính sách quản trị RRTK của HSBC Có hai điểm nổi bật trong chính sách quản trị RRTK của HSBC, đó là: chính sách quản trị RRTK phải phù hợp với từng thị trường cụ thể; các Chi nhánh và Văn phòng phải chủ động quản trị RRTK của mình. HSBC nổi tiếng với câu khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Trong hoạt động quản trị RRTK, HSBC cũng áp dụng điều đó. Việc quản trị RRTK của HSBC được từng Chi nhánh, từng Văn phòng tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa phương nơi các chi nhánh, văn phòng đó hoạt động, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu mà Hội đồng quản lý của HSBC đặt ra. Tuỳ thuộc vào mức phát triển của thị trường tài chính ở các địa phương mà chính sách quản trị RRTK của từng Chi nhánh, Văn phòng có thể thay đổi cho phù hợp. HSBC luôn nhấn mạnh từng Chi nhánh, từng Văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính Chi nhánh, Văn phòng đó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Chỉ những Chi nhánh hoặc Văn phòng nào theo quy định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mới được trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đó cũng được diễn ra theo những quy định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạn nhất định do Hội đồng quản trị đặt ra. Việc HSBC khống chế lượng vốn hỗ trợ cho các Chi nhánh là hoàn toàn hợp lý, vì như vậy sẽ làm tăng ý thức quản trị RRTK trong toàn hệ thống của tập đoàn này, tránh trường hợp RRTK tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ của các chi nhánh khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 74 • Quy trình quản trị RRTK của HSBC Quản trị RRTK tại HSBC theo quy trình sau: - Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoản chênh lệch đó. - Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các quy định bắt buộc và các quy định trong nội bộ. - Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản, trong đó, có các phương án dự phòng. - Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đáo hạn của khoản nợ có quy mô lớn. - Lên kế hoạch trả nợ - Quản lý hồ sơ những người gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung của các nguồn tiền gửi, tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiền lớn. - Lập các báo cáo dự phòng và lên các kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính trong trường hợp RRTK xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu của RRTK và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn hoặc khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến HSBC. Có thể thấy quy trình quản trị RRTK của HSBC rất chặt chẽ và rõ ràng. Với văn hoá quản lý rủi ro thận trọng, tuân thủ đúng nguyên tắc, HSBC duy trì một quy trình quản trị RRTK mang tính phòng ngừa cao, diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường [141]. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Thứ nhất, RRTK là nguy cơ mang tính chất thường trực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu không chú ý đúng mức công tác quản trị RRTK thì hệ quả sẽ rất tiêu cực không chỉ đối với bản thân ngân hàng, mà còn có nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt các TCTD, gây những hệ quả tiêu cực đối với toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì RRTK Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 không chỉ dừng lại ở biên giới từng quốc gia, mà nó có sức lan toả rất nhanh sang các nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, do có sự hội nhập sâu vào thị trường tài chính khu vực và toàn cầu trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp với các cuộc khủng hoảng tài chính và vấn đề nợ công ngày càng tăng, hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam với tình hình tài chính còn nhiều bất ổn, do vậy nguy cơ RRTK của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ rất cao nếu các ngân hàng không chú ý đúng mức tới công tác quản trị RRTK. Thứ hai, RRTK không chỉ có nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động quản trị RRTK của từng NHTM, mà nó còn chịu sự chi phối bởi hàng loạt các yếu tố nằm ngoài ngân hàng, nhất là các nhân tố liên quan đến chính sách tiền tệ của NHTW, cho nên việc quản lý và kiểm soát RRTK cần có sự phối hợp hiệu quả giữa quản lý RRTK của từng ngân hàng với vai trò chủ động tích cực của NHTW trong kiểm soát và quản trị RRTK thông qua việc vận dụng hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ. Những năm qua, NHNN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong kiểm soát thanh khoản của hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động thanh tra giám sát thị trường được thực hiện thường xuyên, cùng với đó là việc thực thi các công cụ chính sách tiền tệ mạnh, đặc biệt là sự hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở nên thanh khoản của hệ thống ngân hàng được duy trì tích cực. Tuy vậy, các ngân hàng Việt Nam hoạt động tương đối mạo hiểm với mức độ rủi ro cao, nhất là RRTD, làm xói mòn năng lực thanh khoản của không ít ngân hàng, trong đó có Agribank. Điều này đang tiếp tục đòi hỏi phải có sự nhất quán thực thi các chính sách của NHNN nhằm từng bước xử lý hiệu quả vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng thông qua việc “cách ly” những ngân hàng yếu kém và có các giải pháp phù hợp cho những ngân hàng này. Thứ ba, trong quản trị RRTK nội bộ của từng ngân hàng, thì vai trò của một bộ máy quản trị RRTK hợp lý và hiệu quả rất quan trọng. Trách nhiệm trong quản trị RRTK phải được san sẻ từ Hội đồng quản lý đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 sản Nợ - tài sản Có và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong quản trị RRTK, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra. Thứ tư, cần có một khung quản trị RRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung quản trị RRTK và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động quản trị RRTK, do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân ngân hàng là rất cần thiết. Thứ năm, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kỳ không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết. Thứ sáu, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế. Đo lường RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ. Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận án tập trung đề cập phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, đồng thời, thực hiện khảo sát tương đối có hệ thống những kinh nghiệm từ NHTM một số nước trong quản trị RRTK. Các nội dung chính được đề cập và phân tích bao gồm: - Đề cập và làm rõ vấn đề RRTK trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, bắt đầu từ những quan niệm về RRTK, hậu quả của RRTK, các phương pháp đo lường RRTK ngân hàng. - Làm rõ sự cần thiết phải quản trị RRTK ở ngân hàng và những nội dung có liên quan đến hoạt động quản trị RRTK trong ngân hàng. - Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị RRTK ở NHTM - Khảo sát một cách có hệ thống hoạt động quản trị RRTK tại một số NHTM nước ngoài như Deustch bank – Cộng hòa Liên bang Đức, Lloyds Banking Group – Anh Quốc và HSBC. Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng này luôn rất chú trọng hoạt động quản trị RRTK từ việc thiết lập bộ máy quản trị rủi ro cho đến việc đề ra các phương pháp và công cụ trong quản trị rủi ro. Qua nghiên cứu, đã rút ra sáu bài học phù hợp mà Agribank có thể nghiên cứu và vận dụng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị quyết 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó, có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN gồm tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng nông nghiệp NHNN và một số cán bộ của Vụ Tín dụng thương nghiệp của, ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị. Nhờ kết hợp được các cán bộ từ các đơn vị khác nhau trong ngành trên các vùng miền, mạng lưới của ngân hàng đã được mở rộng nhanh, góp phần giúp ngân hàng có thể dễ huy động tiền gửi từ bộ phận dân cư trên các khu vực đa dạng. Đặc điểm này giúp ngân hàng giải quyết được nhu cầu huy động vốn để cho vay cũng như giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc xử lý RRTK tạm thời thông qua điều chuyển vốn từ khu vực thừa vốn sang khu vực thiếu vốn. Hộp 2.1: Sự phát triển quy mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Về mạng lưới hoạt động: gồm 155 Chi nhánh loại I và loại II, 787 Chi nhánh loại III, 1.301 Phòng Giao dịch và 01 Chi nhánh tại Vương quốc Campuchia (mở năm 2010). Trong khi đó, số liệu của các NHTMNN khác khiêm tốn hơn như BIDV (một ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay trong hệ thống) chỉ có trên 1.000 Chi nhánh, Phòng giao dịch (Tùng Lâm, 2016) [52]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 Về nhân sự: Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số lao động định biên trong toàn hệ thống là 35.929 người, với 2.635 người có trình độ trên Đại học, 29.055 người có trình độ Đại học, 498 người có trình độ Cao đẳng, 107 người có trình độ Cao cấp ngân hàng, trình độ Trung cấp là 1.816 người. Số có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo là 1.818 người. Số cán bộ có độ tuổi dưới 30 là 7.143 người, Số có độ tuổi từ 31 đến 50 là 21.831 người, Số cán bộ có độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi là 6.955 người. Trong khi đó, tổng số lao động định biên của một số NHTMNN khác tính đến cuối năm 2016 như sau: BIDV là 23.386 người, Vietinbank là 21.740 người, Vietcombank là 15.354 người (Mai Ngọc, 2017) [19]. Về khách hàng, ngân hàng có trên 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Về mạng lưới ngân hàng đại lý, số lượng ngân hàng đại lý của Agribank là 858 ngân hàng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. ngân hàng đã tiến hành ký kết thỏa thuận với ngân hàng Phongsavanh (Lào), ngân hàng ACLEDA (Campuchia), ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), ngân hàng Trung Quốc (BOC), ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho khách hàng cũng như các bên tham gia. Kể từ năm 1990, ngân hàng Nông nghiệp là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước pháp luật. Việc trao quyền tự chủ cho ngân hàng là một mốc quan trọng để ngân hàng chuyển đổi và buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức khác trên thị trường. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của ngân hàng trong nhiều mảng hoạt động, quản trị, trong đó có vấn đề rủi ro thanh khoản. Cơ hội nằm ở chỗ ngân hàng có thể đầu tư, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút tốt hơn tiền gửi. Nhưng thách thức cũng không nhỏ đó chính là việc bảo toàn và quay vòng lượng tiền gửi đòi hỏi ngân hàng phải chủ động thiết kế danh mục tài sản có phù hợp nhằm tránh rủi ro thanh khoản. Từ năm 1996, Quyết định số 280/QĐ-NHNN do Thống đốc ký đã đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Agribank là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 đến mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Việc xác định ngân hàng như một loại doanh nghiệp hạng đặc biệt có thể giúp ngân hàng dễ dàng tạo được niềm tin cho công chúng nhưng cũng tạo ra “tâm lý” “ngân hàng không thể đổ vỡ” đối với các nhà quản lý ngân hàng. Đi kèm với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, việc cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn có thể bị lấn át bởi các hoạt động cho vay, đầu tư sinh lời khác. Các tài sản này có thể có mức sinh lời tốt nhưng rủi ro cũng là vấn đề khó tránh khỏi. Khi đó, ngân hàng có thể sẽ gặp RRTK khi ngay lập tức không thể hoàn trả các khoản tiền gửi đến hạn. Bên cạnh thách thức từ vấn đề “tâm lý” thì mục tiêu vì lợi nhuận này cũng tạo ra động lực cho ngân hàng tích cực thực hiện áp dụng công nghệ mới, qua đó, giảm chi phí hoạt động, giảm chi phí cho vay trong khi vẫn đảm bảo lãi suất tiền gửi cạnh tranh. Đến cuối năm 2016, Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Agribank là một trong tốp 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Ngoài các hoạt động truyền thống, Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, hay còn gọi là ủy thác đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, EIB… tín nhiệm ủy thác triển khai thực hiện lũy kế 40 Dự án tín dụng nước ngoài thông qua chính phủ, trong đó 28 Dự án đang hoạt động với tổng hạn mức tương đương 13,657 tỷ đồng. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với EIB giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án Biogas (ADB); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)…Về vị thế trong khu vực và toàn cầu: Agribank là Chủ tịch Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á – Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008-2010, là thành viên Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội ngân hàng Châu Á (ABA), đăng cai tổ chức nhiều Hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 Hội nghị APRACA về thủy sản năm 2002… Qua các hoạt động ủy thác đầu tư và vị trí Chủ tịch Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á, vị thế và uy tín của ngân hàng ngày càng được cải thiện, góp phần thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư, các tổ chức. Tuy nhiên, như đã chỉ ra trước đó, sự gia tăng nguồn tiền gửi dẫn đến quy mô tài sản có gia tăng và khi sự giám sát cũng như năng lực quản lý của ngân hàng tương ứng với quy mô đó chưa tốt, RRTK có thể xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, khi quy mô tài sản, nguồn vốn tăng và đạt mức quá lớn, tâm lý “quá lớn để sụp đổ” có thể sẽ xuất hiện trong suy nghĩ của lãnh đạo ngân hàng cũng như dân cư. Điều này có thể sẽ làm trầm trọng hóa thêm RRTK của ngân hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cơ cấu hoạt động của Agribank hiện nay đứng đầu là Hội đồng thành viên với cơ cấu gồm 01 Chủ tịch và 01 Phó chủ tịch và 08 thành viên Hội đồng. Dưới Hội đồng thành viên là Ban Tổng Giám đốc. Hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu 100%, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN. Là ngân hàng có hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước, Agribank đã tạo ra sự tín nhiệm đối với công chúng và điều này trở thành điều kiện thuận lợi để ngân hàng huy động vốn trên thị trường trong và ngoài nước. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank Nguồn: Agribank (2016) [1] 2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính Thứ nhất, về hoạt động huy động tiền gửi Nguồn vốn huy động của Agribank trong giai đoạn 2011-2016 có sự tăng trưởng khá ổn định dù trong giai đoạn này thị trường tài chính Việt Nam có những diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2012 trở về trước. Tăng trưởng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 huy động tiền gửi các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt đạt tỷ lệ là 6,61%3, 10,02%, 13,91%. Trong 3 năm 2014, 2015 và 2016, Agribank có sự tăng trưởng nguồn vốn huy động ấn tượng, trung bình khoảng 13%/năm. Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 Tổng huy động 506.316 Không kỳ hạn < 12 tháng ≥12 tháng 80.743 266.398 97.541 Tiền gửi dân cư Tiền gửi tổ chức 306.709 166.127 VND Ngoại tệ, vàng quy đổi VND 2012 2013 2014 2015 2016 700.124 810.101 924.155 111.623 403.687 174.881 135.974 431.817 236.467 143.285 460.576 320.294 540.821 158.954 626.975 181.549 732.217 191.938 458.277 557.028 634.505 Theo kỳ hạn 100.837 114.454 304.396 369.842 135.145 142.094 Theo đối tượng KH 395.038 462.442 156.725 172.011 Theo loại tiền 516.830 602.161 669.972 781.620 904.562 48.039 40.198 30.152 28.481 19.593 32.344 Nguồn: Agribank (2016) [1] Thứ hai, về hoạt động cho vay Tăng trưởng dư nợ trong giai đoạn này của Agribank không ổn định. Năm 2011, tăng trưởng chỉ đạt 6,92%. Năm 2012 dư nợ có tăng đôi chút, song cũng chỉ đạt 8,34%. Năm 2013 mức tăng trưởng dư nợ có được cải thiện tích cực, tăng 10,4% so dư nợ của năm 2012. Năm 2014 tăng trưởng dư nợ lại sụt giảm đáng kể, chỉ đạt mức 4,33%. Như vậy, mức tăng trưởng dư nợ của Agribank những năm qua không ổn định, đặc biệt là năm 2014 dư nợ tăng trưởng rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu của Agribank những năm gần đây diễn biến tương đối phức tạp và đòi hỏi ngân hàng phải tập trung xử lý nợ xấu. Bắt đầu từ năm 2015, dư nợ của Agribank bắt đầu tăng trưởng trở lại ở mức cao. Đến năm 2016 đạt 745.134 tỷ đồng, tăng 18,96% so với năm 2015. 3 Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn này dư nợ cho vay của các TCTD có mức tăng trưởng cao, nhu cầu vốn cho vay lớn dẫn đến lãi suất huy động tăng, đặc biệt tại khối NHTMCP, trong khi lãi suất huy động của Agribank luôn duy trì ở mức thấp theo đúng sự chỉ đạo của NHNN. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 84 Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ 2011 2012 2013 2014 2015 2016 443.476 480.452 530.601 553.554 626.357 745.134 456.533 503.650 530.219 23.919 26.951 23.335 Theo đối tượng KH 245.480 298.650 338.317 234.972 231.951 215.237 604.849 21.508 724.408 20.725 404.036 222.321 497.047 248.087 Theo loại tiền VND Ngoại tệ 409.157 34.319 Cá nhân Tổ chức kinh tế 211.964 231.512 Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Nông nghiệp nông thôn Phi nông nghiệp 281.395 162.081 311.423 347.695 356.774 169.029 182.906 196.780 Theo khu vực kinh tế 396.805 229.552 451.156 293.987 301.608 320.075 378.985 411.317 444.660 514.154 141.868 160.377 151.616 142.237 181.697 230.980 Nguồn: Agribank (2016) [1] Nếu xét theo loại tiền trong cho vay, Agribank chủ yếu cho vay bằng VND với tỷ trọng đạt khoảng 95,79% của năm 2014. Đến năm 2016, cho vay bằng VND đạt 97,22% tổng dư nợ của Agribank. Nếu xét theo đối tượng khách hàng, Agribank hướng về cho vay khách hàng cá nhân. Năm 2016, tỷ trọng này chiếm 66,71% tổng dư nợ của Agribank. Xét theo kỳ hạn dư nợ, Agribank chủ yếu cho vay kỳ hạn ngắn, chiếm khoảng trên 60% trong giai đoạn 2011-2016. Xét theo khu vực kinh tế, dư nợ chủ yếu hướng vào phân khúc nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng đạt khoảng gần 70% trong giai đoạn từ 2011-2016. Thứ ba, về hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán biên mậu và dịch vụ chuyển tiền kiều hối Một là, hoạt động thanh toán quốc tế Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm, nhưng bắt đầu từ năm 2013 doanh số thanh toán quốc tế đã có sự cải thiện đáng kể, đạt tới 7,7 tỷ USD, tăng 4,79% so doanh số thanh toán quốc tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 của năm 2012 và năm 2014 doanh số tiếp tục được cải thiện, đạt 8 tỷ USD, tăng 5,99% so năm 2013. Đến năm 2016, doanh số thanh toán quốc tế của Agribank đạt gần 11 tỷ USD, tăng 16,19% so với năm 2015. Hai là, hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ có xu hướng tăng lên, nhưng không ổn định. Cụ thể: Năm 2012, doanh số tăng tới 17% so năm 2011. Năm 2013 doanh số kinh doanh ngoại tệ tiếp tục có sự tăng trưởng 10,86% so năm 2012. Tuy vậy, bước sang năm 2014 doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank sụt giảm đáng kể, chỉ còn đạt 13.360 triệu USD, giảm gần 17,93% so doanh số của năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ sụt giảm, nhưng quan trọng là bởi Agribank thắt chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ để tập trung vào vấn đề tái cơ cấu danh mục tài sản của ngân hàng vốn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2016, doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank tăng đột biến, đạt 45,6 tỷ USD. Doanh số tăng một phần do hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng năm 2016 của Agribank. Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về các hoạt động kinh doanh khác của Agribank Chỉ tiêu 1. Thanh toán quốc tế (Tr.USD) Xuất khẩu Nhập khẩu 2. Kinh doanh ngoại tệ (Tr.USD) Doanh số mua Doanh số bán 3. Thanh toán biên mậu (tỷ VND) 4. Chuyển tiền kiều hối (Tr.USD) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 7.734 7.324 7.675 8.135 9.303 10.809 3.869 3.865 3.664 3.659 4.388 3.287 4.638 3.497 5.186 4.117 5.834 4.975 12.550 14.684 16.278 13.360 15.017 42.550 6.238 6.267 7.298 7.386 8.195 8.083 6.690 6.670 7.534 7.483 21.229 21.321 36.312 43.752 29.145 23.756 20.646 40.693 1.086 1.261 1.286 1.350 1,340 1,165 Nguồn: Agribank (2016) [1] Ba là, hoạt động thanh toán biên mậu Hoạt động thanh toán biên mậu được Agribank triển khai từ năm 1996, sau khi Chính phủ cho phép các NHTM được hợp tác với các NHTM Trung Quốc thực hiện hoạt động thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu qua biên giới bằng bản tệ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 Agribank đã tổ chức thí điểm thanh toán biên mậu tại 4 chi nhánh: Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng. Năm 2006, Agribank tiến hành thanh toán biên mậu với Campuchia. Năm 2008 tiến hành thanh toán biên mậu với Lào. Doanh số thanh toán biên mậu của Agribank có sự tăng trưởng khá ấn tượng trong giai đoạn 2011-2016. Bốn là, hoạt động chuyển tiền kiều hối. Mặc dù những năm trước đây doanh số đạt thấp, song những năm gần đây dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Agribank đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Agribank là một trong những ngân hàng Việt Nam có doanh số chi trả kiều hối lớn nhất. Tổng số phí thu được tăng 9,3% so với năm 2012. Agribank đã thực hiện nhiều chương trình, sản phẩm kiều hối trọn gói từ khâu cho vay, hỗ trợ đào tạo, chuyển nhận tiền đến gửi tiết kiệm, mở rộng thị trường mới. Qua đó, Agribank khẳng định thương hiệu, uy tín trong việc cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh, an toàn, tiện lợi đối với khách hàng, đối tác và các tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Tháng 2/2014, trung tâm kiều hối được thành lập với cơ sở khách hàng đã được phát triển, hệ thống sản phẩm được thiết kế phù hợp với Agribank và tiêu chuẩn của các đối tác quốc tế, chính sách Marketing được xây dựng hàng năm khá bài bản, thống nhất toàn hệ thống, đây được coi là tiền đề quan trọng và thuận lợi để phát triển dịch vụ kiều hối trong thời gian tới. Thị phần chi trả kiều hối của Agribank khá ổn định, khoảng 12%. Thu từ dịch vụ kiều hối luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu dịch vụ thanh toán quốc tế (khoảng 35%). Đến cuối năm 2016, phí thu từ dịch vụ kiều hối của Agribank đạt 111 tỷ đồng, tăng 1,83%. Doanh số chi trả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2015. Trong đó, chi trả qua kênh Western Union đạt 638 triệu USD, qua ngân hàng đạt 748 triệu USD. Sự tăng trưởng ấn tượng về các sản phẩm dịch vụ khác bên cạnh hoạt động cho vay truyền thống tạo ra sự phát triển bền vững của ngân hàng và phù hợp với xu hướng tăng tỷ trọng thu từ nguồn thu nhập phi lãi. Sự phụ thuộc quá lớn vào tín dụng có thể khiến RRTK của ngân hàng tăng khi nguy cơ chất lượng dư nợ không tốt khiến “tấm đệm” vốn tự có bị thu hẹp trong trường hợp xấu. Do đó, sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ phi lãi như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán qua biên mậu, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 chuyển tiền kiều hối đã giúp cho thu nhập của ngân hàng tăng và ngân hàng có thể có thêm nguồn để tăng vốn, từ đó, tăng cường phòng vệ cho RRTK. Ngoài các sản phẩm dịch vụ như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán qua biên mậu và chuyển tiền kiều hối, ngân hàng còn có sự tăng trưởng tốt ở các mảng khác như thanh toán trong nước, hoạt động thẻ. Bảng 2.4: Doanh số thanh toán trong nước của Agribank Chỉ tiêu Doanh số (tỷ VND) Số lượng phát hành (triệu thẻ) Doanh số sử dụng thẻ (tỷ VND) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 6.545.702 7.000.586 6.410.284 7.630.148 8.491.024 9.010.000 8,4 10,584 12 15,1 17,3 19,2 122.009 153.731 212.074 237.107 274,8 302,4 Nguồn: Agribank (2016) [1] Sự tăng trưởng khá ấn tượng trong dịch vụ thanh toán phản ánh uy tín của Agribank ngày càng tăng lên trên thị trường tài chính, nhưng nguyên nhân sâu xa là do Agribank có ưu thế về mạng lưới hoạt động rất rộng, bao phủ toàn bộ nền kinh tế, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ nói chung, trong đó có dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự cạnh tranh khá quyết liệt, bởi đây là cách khá hiệu quả để quảng bá thương hiệu các NHTM nhưng quan trọng hơn là thông qua việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ giúp các NHTM mở rộng huy động nguồn cũng như tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh thị trường tín dụng tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn cả về huy động nguồn lẫn cho vay. 2.2. RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đo lường Các chỉ tiêu đo lường hiện trạng thanh khoản của Agribank bao gồm vốn điều lệ, hệ số CAR, chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số trạng thái thanh khoản, chỉ số Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 đo lường năng lực cho vay, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số tín dụng so với với tiền gửi khách hàng, ROA và ROE. Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 Vốn điều lệ (nghìn tỷ VND) CAR (%) Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) Chỉ số chứng khoán thanh khoản (%) Chỉ số năng lực cho vay (%) Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) Chỉ số tín dụng so tiền gửi khách hàng (%) ROA ROE 2011 21,63 7,9 12,63 6,33 77 22 2012 26,08 9,49 10,99 7,54 78 22 2013 26,20 9,12 11,54 9,62 76 22 2014 28,84 8,00 9,61 13,28 72 19 2015 29,00 9,17 14,41 13,16 71 20 2016 29,00 11,05 9,16 15,75 81 18 88 86 84 79 77 81 1,31 26,81 0,40 7,18 0,24 4,44 0,23 4,34 0,27 5,58 0,34 6,62 Nguồn: Agribank (2016) [1] 2.2.1.1. Về chỉ số vốn điều lệ và hệ số CAR Vốn điều lệ có vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn cho ngân hàng, phòng ngừa những tổn thất khi bị thua lỗ có thể dẫn tới bị phá sản. Vì vậy, vốn điều lệ và hệ số CAR được xem là hai tiêu chí có mối quan hệ đồng biến, được sử dụng để đánh giá năng lực phòng vệ RRTK của ngân hàng. Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện. Theo quy định tại Nghị định 141/NĐ-CP (ngày 22/11/2006) thì đến năm 2010, các NHTM phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu của Nghị định trên đây thì những năm qua, các NHTM tăng cường mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động. Là một NHTM 100% vốn nhà nước, vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào vốn Ngân sách cấp bổ sung. Những năm qua, Agribank đã được ngân sách cấp bổ sung với quy mô tương đối lớn nên hiện tại đây là NHTMNN có quy mô vốn điều lệ lớn, đạt 29 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tuy vậy, so với các NHTMNN khác thì vốn điều lệ của Agribank vẫn còn thấp. Vốn điều lệ của BIDV và Vietcombank có sự tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2011-2016 trong khi Agribank cũng có sự tăng lên song mức tăng không cao dẫn tới kết cục là nếu như từ 2011 đến 2013 vốn điều Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 89 lệ của Agribank cao hơn so Vietcombank nhưng đến năm 2016 tức là chỉ sau đó 3 năm, vốn điều lệ của ngân hàng này cao hơn hẳn của Agribank. Bảng 2.6: Vốn điều lệ của một số NHTMNN Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Agribank BIDV Vietcombank Vietinbank 2011 21,63 23,012 19,69 20,30 2012 26,08 23,012 23,17 26,21 2013 26,20 28,11 23,17 37,23 2014 28,84 28,11 26,65 37,23 2015 29,00 34,19 26,65 37,23 2016 29,00 34,19 35,98 37,23 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137] Mặc dù các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Agribank những năm qua đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng vốn điều lệ, qua đó giúp tăng cường năng lực tài chính, tuy vậy có thể thấy rằng quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ, lớn nhất trong toàn hệ thống năm 2016 là Vietinbank cũng chỉ đạt 37,23 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,65 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so quy mô vốn điều lệ của các NHTM trong khu vực cách đây trên 10 năm. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM trong khu vực năm 2012 Ngân hàng Development Bank of Singapore Limited (DBS) Maybank (Malaisia) Bankok Bank Public Company Limites (Thailand) Banko De Oro Unibank Inc (BDO – Philippines) Vốn chủ sở hữu (Tr.USD) 29.344 13.760 8.788 3.771 CAR (%) ROA (%) ROE (%) 17,10 17,35 16,21 19,20 0,97 1,20 1,46 1,20 11,20 16,00 12,84 11,30 Nguồn: Đỗ Thị Tố Quyên (2014) [4] Cho dù những năm qua, tất cả các NHTM trong nước đều đã có các chủ trương và biện pháp nhằm tăng vốn tự có của mình, song nhìn chung, việc tăng vốn này tại hầu hết các NHTM vẫn rất khó khăn. Sự khó khăn trong tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam do nhiều nguyên nhân. Cụ thể: Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước thì những khó khăn do thị trường chứng khoán kém phát triển, gây khó khăn cho công tác phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn tự có. Đối với Agriabank, do không phải là NHTMCP nên việc tăng vốn tự có hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn ngân sách cấp. Trong điều kiện ngân sách những năm qua rất căng thẳng, và dự báo điều này sẽ còn kéo dài trong một số năm tiếp theo, nên khả năng tăng vốn tự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 có cho ngân hàng này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Quy mô vốn điều lệ ở mức thấp khiến các NHTM khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như an toàn kinh doanh không được bảo đảm đặt trong điều kiện thị trường quốc tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Có thể nhận thấy rõ thực trạng này thông qua xem xét hệ số CAR dưới đây. Về lý thuyết, CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của một NHTM thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như RRTD, rủi ro vận hành... Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này - tức là đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Bảng 2.8 cho thấy hệ số CAR của Agribank có sự tăng lên tương đối nhanh trong giai đoạn 2011-2016: nếu như năm 2011 hệ số này mới chỉ đạt tỷ lệ 8% thì đến năm 2016 đã đạt tỷ lệ 11,05%, hệ số này cao hơn so với các NHTMNN khác như BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Bảng 2.8: Hệ số CAR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank 2011 8,00 11,14 11.07 10,57 2012 9,49 14,63 9,65* 10,33 2013 9,11 13,13 10,23* 13,17 2014 8,00 11,61 10,4 2015 9,17 11,04 9,81 10,6 2016 11,05 10,21 10,19 10,4 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137] Theo Tư Hoàng (2017), mặc dù hệ số CAR của Agribank năm 2016 cao hơn đối chút so với các NHTMNN khác, nhưng nếu so sánh với hệ số CAR trung bình của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2016 là 12,8% [51] thì hệ số CAR của các NHTMNN là khá thấp (con số này có thể còn thấp hơn nữa nếu tính theo chuẩn mực Basel III) và lại càng thấp hơn nếu so sánh với hệ thống các NHTM trong khu vực (hệ số CAR của Thái Lan và Indonesia được tính theo chuẩn mực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 theo Basel III lần lượt ở mức 17% và 21,4%) (Hoàng Ngọc Khanh, 2017) [9]. 2.2.1.2. Chỉ số trạng thái ngân quĩ và trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt được đo lường bằng tỷ lệ tiền mặt của chính ngân hàng và tiền gửi tại các TCTD khác các trên tổng tài sản của ngân hàng tính tại thời điểm kết thúc năm tài chính, tiền gửi tại các TCTD (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn); không tính đến tiền gửi tại NHNN, bởi lẽ tiền gửi thanh toán tại NHNN của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì chủ yếu tài khoản này là tiền gửi dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng vững vàng trong việc giải quyết các yêu cầu tức thời về tiền mặt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không hiệu quả vì ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, điều này làm lợi nhuận ngân hàng giảm xuống. Chỉ số này được tính toán như sau: Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác Trạng thái tiền mặt = Tiền gửi của khách hàng Chỉ số trạng thái tiền mặt của Agribank có sự biến động trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2015 chỉ số này lại tăng lên 14,41% và năm 2016 lại giảm xuống còn 9,16%. Sự thay đổi trong chỉ số trạng thái tiền mặt tại ngân hàng này có liên quan đến những RRTK tiềm ẩn do sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 cũng như khủng hoảng nợ công EU sau tháng 5/2009. So sánh chỉ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng các NHTMNN khác cũng có những biến động trong chỉ số trạng thái tiền mặt nhưng không cùng chiều nhau. Nếu như giai đoạn 2011-2014 chỉ số này tại Agribank liên tục giảm xuống phản ánh thực tế nguy cơ khách hàng rút tiền gửi giảm xuống, sau đó lại tăng mạnh năm 2015 thì trái lại, Vietinbank lại tăng mạnh chỉ số này năm 2011, năm 2012 có sự giảm sâu (chỉ còn 4,76%) sau đó lại tăng lên trong các năm 2013 và 2014 và lại giảm nhẹ năm 2015. Vietcombank lại luôn duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt khá cao, trong khi đó BIDV lại duy trì chỉ số này khá thấp, cao nhất cũng chỉ ở tỷ lệ 11,25% vào năm 2011. Các năm từ 2012 đến 2015 chỉ số này luôn ổn định trên 6%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt ở các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: % Ngân hàng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank 2011 12,63 19,45 11,25 23,97 2012 10,99 15,96 6,25 4,76 2013 11,54 19,16 6,91 10,82 2014 9,61 16,85 6,42 10,86 2015 14,41 14,99 6,38 8,91 2016* 13,25 18,82 8,55 15,92 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính 2.2.1.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản “ Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của NHTM càng tốt. Chỉ số này được tính toán theo công thức sau: Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán Chứng khoán thanh khoản = Tổng tài sản Chỉ số chứng khoán thanh khoản của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2016, đặc biệt các năm 2014-2016 chỉ số này có sự tăng lên khá mạnh và đạt tỷ lệ 15,75% vào năm 2016. Sự tăng lên của chỉ số này cho thấy năng lực thanh khoản của Agribank có xu hướng được cải thiện tích cực. Tuy vậy, các kết luận này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khoán ở Việt Nam hoạt động rất thiếu ổn định và điều này tác động rất bất lợi đến việc đa dạng hóa các giải pháp kiểm soát cung thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong nước. Để có đánh giá khách quan hơn, các dữ liệu so sánh về chỉ số này với các NHTMNN khác trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện tại bảng dưới đây. Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng Agribank Vỉetcombank BIDV 2011 6,31 7,29 7,86 2012 7,69 17,84 9,87 2013 9,56 10,05 10,37 2014 13,28 8,53 11,38 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2015 13,16 1,40 10,28 2016* 12,12 10,02 9,95 93 Ngân hàng Vietinbank 2011 14,12 2012 14,13 2013 13,86 2014 13,21 2015 13,98 2016* 14,27 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính Diễn biến chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN có sự khác biệt khá lớn, cụ thể: nếu như chỉ số này của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2015 thì tại Vietcombank chỉ số này có xu hướng giảm dần và chỉ còn 1,4% vào năm 2015, trong khi đó Vietinbank luôn duy trì chỉ số này khá cao còn BIDV thì chỉ số này biến động thất thường. 2.2.1.4. Chỉ số năng lực cho vay Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng hay còn gọi là chỉ số tín dụng. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này được tính toán như sau: Dư nợ Năng lực cho vay = Tổng tài sản Có Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng luôn duy trì ở mức khá cao trong các năm 2011-2012, sau đó có xu hướng giảm dần xuống mức 76% năm 2013, 72% năm 2014 và 71% năm 2015. Nhưng đến năm 2016 lại tăng vọt lên mức 81%. Do hoạt động tín dụng thường đem lại mức thu nhập kỳ vọng là cao nhất, nên các NHTM phải hết sức chú trọng trong việc duy trì một tỷ lệ tín dụng hợp lý trên tổng tài sản nhằm bảo đảm hài hòa giữa khả năng thanh khoản với thu nhập của mình, bởi dư nợ tín dụng càng cao thì RRTK sẽ càng diễn biến phức tạp (diễn biến cùng chiều). Cùng với những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây nên tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe nền kinh tế. Bước sang năm 2016 nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế lại gia tăng, đặc biệt nhu cầu tín dụng thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ cho việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy vậy, với chỉ số năng lực cho vay luôn duy trì ở mức cao cũng khiến ngân hàng phải đối mặt với RRTK tiềm ẩn do đây là chỉ số thanh khoản âm. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 So sánh với các NHTMNN, các NHTMNN khác đều duy trì chỉ số năng lực cho vay ở mức thấp hơn đáng kể, chẳng hạn: BIDV thường duy trì ở tỷ lệ khoảng 70% trong khi đó Vietinbank duy trì ở mức khoảng xấp xỉ 64% đến 69% còn Vietcombank không quá 59%. Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank 2011 77 57,1 72,4 63,4 2012 78 58,18 70,12 66,20 2013 76 58,49 71,31 65,29 2014 72 56,40 68,53 66,53 2015 71 57,41 70,35 69,30 2016* 74 57,5 70,5 66,1 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính 2.2.1.5. Chỉ số cấu trúc tiền gửi Chỉ số này cho biết cơ cấu huy động tiền gửi giao dịch so tiền gửi kỳ hạn tại NHTM chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này được tính toán như sau: Tiền gửi giao dịch Cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi kỳ hạn Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, tức là mức độ RRTK càng thấp. Chỉ số cấu trúc tiền gửi của Agribank tương đối cao và ổn định trong giai đoạn 2011-2013, nhưng những năm gần đây thì chỉ số này đang có xu hướng giảm dần: Đạt tỷ lệ 10% (năm 2014), tăng nhẹ lên mức 20% (năm 2015) nhưng năm 2016 lại giảm xuống chỉ còn 18%. Sự thiếu ổn định trong chỉ số cấu trúc tiền gửi của Agribank những năm qua phản ánh thực trạng những nguy cơ tiềm ẩn RRTK của ngân hàng này bởi tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu phần cung thanh khoản của NHTM và sự thiếu ổn định của cấu phần quan trọng này luôn tiềm ẩn nguy cơ RRTK cho ngân hàng. 2.2.1.6. Chỉ số tín dụng so với tiền gửi khách hàng (LDR) Chỉ số tín dụng so với tiền gửi của khách hàng được xác định bằng cách lấy tổng các khoản cho vay trên tổng tiền gửi tại các TCTD. Chỉ số này dùng để đánh giá các NHTM đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp và mức độ RRTK càng cao. Tỷ lệ mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng. Chỉ số này được xác định như sau: Dư nợ LDR = Tiền gửi khách hàng Chỉ số LDR của Agribank diễn biến không ổn định trong giai đoạn 20112016. Mặc dù tỷ lệ này giảm dần trong giai đoạn 2011-2013, song vẫn cao hơn giới hạn quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010). Các năm 2014 và 2015 chỉ số này giảm xuống dưới giới hạn quy định của NHNN, song đến năm 2016 thì chỉ số này lại vượt giới hạn quy định. Như vậy có thể thấy rằng Agribank nhìn chung chưa tuân thủ tốt quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay so vốn huy động, điều này tiềm ẩn nguy cơ RRTK cho ngân hàng. Không chỉ Agribank mới vi phạm quy định giới hạn cho vay của NHNN mà các NHTMNN khác cũng vi phạm, thậm chí nghiêm trọng. Cụ thể: BIDV thường xuyên vi phạm quy định này với tỷ lệ vượt mức giới hạn rất cao. Bảng 2.12: Chỉ số LDR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hang Agribank BIDV Vietcombank Vietinbank 2011 88 122,2 86,7 114,0 2012 86 111,9 79,3 115,3 2013 84 115,3 80,6 102,3 2014 79 97,2 70,9 94,3 2015 77 102,1 70,1 100,3 2016* 82,8 109,74 77,52 105,24 Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính 2.2.1.7. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn Trước năm 2015 doanh số cho vay trung dài hạn luôn lớn hơn so với doanh số huy động vốn trung dài hạn của ngân hàng này, một số năm sự chênh lệch này là khá lớn, chẳng hạn: Năm 2011, con số chênh lệch này lên tới 64.540 tỷ đồng, tức là ngân hàng sẽ phải sử dụng 64.540 tỷ đồng vốn huy động ngắn hạn chuyển sang cho vay trung dài hạn, chiếm xấp xỉ 18,6% tổng huy động ngắn hạn cùng năm của ngân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 hàng này. Mặc dù năm 2012 con số chênh lệch giảm xuống chỉ còn – 33.884 tỷ đồng (chiếm khoảng 8,36% tổng huy động ngắn hạn cùng năm) nhưng năm 2013 thì con số chênh lệc lại tăng lên – 40.002 tỷ đồng (nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 8,26% tổng huy động ngắn hạn cùng năm của ngân hàng). Năm 2014 con số chênh lệch giảm xuống chỉ còn 21.899 tỷ đồng và các năm 2015 và 2016 chênh lệch dương, tức là huy động vốn trung dài hạn vượt doanh số cho vay trung dài hạn. Do dư nợ tín dụng có chỉ số thanh khoản âm cho nên với việc Agribank trong một giai đoạn tương đối dài doanh số cho vay trung dài hạn luôn vượt doanh số huy động vốn trung dài hạn nên tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro kỳ hạn và RRTK cho ngân hàng. Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 Chỉ tiêu Cho vay trung, dài hạn (A) Huy động vốn trung dài hạn (B) Chênh lệch 2011 2012 2013 2014 2015 2016 162.081 169.029 182.906 196.780 229.552 293.987 97.541 135.145 142.094 174.881 236.467 320.294 -64.540 -33.884 -40.002 -21.899 6.915 26.307 Nguồn: Agribank (2016) [1] Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016 (%) Loại hình TCTD NHTMNN NHTMCP Toàn hệ thống 2012 21,45 17,6 17,16 2013 23,06 19,05 17,4 2014 25,02 21,35 20,15 2015 n.a n.a 31 2016 n.a n.a 34,51 Nguồn: Hồ Lê (2017) [8] Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các NHTM Việt Nam những năm qua là khá cao và có xu hướng tăng dần, trong đó đặc biệt là các NHTMNN luôn có tỷ lệ này cao hơn so với các NHTMCP. Tuy vậy, với Agribank thì tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là không cao, năm cao nhất là 2011 thì tỷ lệ này cũng chỉ trên 18%, các năm sau đó chỉ khoảng 8% và năm 2015 và 2016 thì huy động vốn trung dài hạn vượt doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng này, trong khi đó tỷ lệ này trong toàn hệ thống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 vẫn có xu hướng ngày càng gia tăng4, đặc biệt là khối các NHTMCP thì tỷ lệ trung bình trong năm 2016 lên tới khoảng 40% (Thúy Hà, 2017) [46]. Các phân tích trên đây cho thấy rằng Agribank đã chú trọng kiểm soát rủi ro kỳ hạn thông qua việc chú trọng kiểm soát chặt chẽ các dự án cho vay trung dài hạn gắn với việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn trung dài hạn, qua đó giúp kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn RRTK cho ngân hàng. 2.3.4.8. Chỉ số ROA và ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng, phản ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được tính theo công thức lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa đối với các cổ đông hiện hữu cũng như tương lai của các NHTMCP. Bảng 2.15: Hệ số ROE của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank 2011 12,40 6,69 13,12 6,91 2012 7,18 10,45 12,38 18,35 2013 4,44 10,33 12,64 10,74 2014 4,34 10,64 14,98 10,41 2015 5,58 11,80 15,57 10,24 2016 6,62 14,20 14,70 10,90 Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] Hệ số ROE của Agribank diễn biến khá thất thường trong giai đoạn 20112016: năm 2011 hệ số này rất cao, lên tới 26,81% năm 2011 nhưng sau đó lại giảm sâu, chỉ còn ở mức 4,44% vào năm 2013 và 4,34% năm 2014, các năm 2015 và 2016 lại có xu hướng tăng nhẹ lên mức 5,58% năm 2015 và 6,62% năm 2016, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với năm 2009 (đạt mức 9,5%). Nếu so sánh hệ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng: ngoại trừ 2011 hệ số ROE của Agribank tương đương so với các NHTMNN khác, giai đoạn 20122016, ROE của Agribank thấp hơn đáng kể so với các NHTMNN còn lại. 4 Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng công bố tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 thì hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ chiếm khoảng 15% (Mai Ngọc, 2017) [19]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 Nếu so sánh với khối NHTMCP trong giai đoạn 2011-2016 thì có thể thấy: ROE của Agribank vẫn thấp hơn đáng kể so với một số NHTMCP như ACB, MB, SHB, VPBank. Nếu so sánh với hệ số ROE của các NHTM trong khu vực cùng năm 2012 thì có thể thấy ROE của Agribank rất thấp. Nếu xét trên góc độ lợi nhuận so sánh với vốn chủ sở hữu thì hiệu quả kinh doanh của Agribank chưa cao, đặc biệt là các năm 2013 và 2014, hệ số ROE của Agribank suy giảm xuống mức quá thấp. Cho dù những năm gần đây thì hệ số này đang có xu hướng được cải thiện dần, song vẫn ở ngưỡng khá thấp so mức trung bình toàn ngành (ROE trung bình toàn hệ thống NHTM Việt Nam năm 2013 đạt mức 9,03%, năm 2014 đạt 9,28%). Tuy vậy, trong điều kiện RRTK của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn diễn biến phức tạp, nợ xấu của Agribank chưa được xử lý triệt để thì việc duy trì hệ số ROE ở mức thấp như hiện nay là rất cần thiết nhằm kiểm soát tốt RRTK của ngân hàng. Bảng 2.16: Hệ số ROE của một số NHTMCP giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng ACB ABB Bắc Á Bảo Việt Bản Việt Đông Á Eximbank HD Bank Liên Việt Post Bank MB Maritime bank NCB Sacombank SGB SCB SHB Techcombank TPB VIB 2011 26,81 6,69 6,91 9 16,29 24,25 26,34 14,81 22,04 7,73 5,16 13,71 9,17 12,91 25,27 10,82 7,81 2012 6,21 8,14 1,43 2,89 6,31 9,45 13,53 6,04 11,74 18,03 2,49 0,06 7,47 8,39 0,56 17,75 5,76 3,50 6,23 2013 6,61 2,45 5,83 3,33 3,20 5,57 4,49 2,40 7,78 15,09 3,51 0,56 13,34 4,94 0,33 8,21 4,72 10,29 1,02 2014 7,68 2,05 6,65 4,89 0,48 0,40 5,38 6,30 15,11 1,51 0,25 12,21 5,19 0,68 7,55 7,22 12,65 6,15 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2015 8,09 1,58 7,19 1,61 0,30 6,71 4,60 10,84 0,85 0,20 6,22 1,27 0,52 7,07 9,29 11,71 6,05 2016* 11,10 4,18 5,18 5,03 6,05 9,05 16,20 3,22 0,22 10,59 5,79 0,52 10,70 10,45 9,79 5,45 99 Ngân hàng Việt Á Bank VP Bank 2011 6,84 13,32 2012 4,64 10,66 2013 1,67 13,17 2014 1,29 13,96 2015 2,09 17,89 2016* 3,72 13,80 Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] và tính toán của NCS Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ROA được dùng để đo lường số lợi nhuận ròng thu được trên mỗi đơn vị tài sản – thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục tài sản. Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả kinh doanh, mức độ sử dụng hợp lý tài sản. ROA càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng lớn. Bảng 2.17: Hệ số ROA của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank 2011 1,31 0,78 1,04 0,85 2012 0,40 1,39 0,89 1,62 2013 0,24 1,22 0,96 1,34 2014 0,23 1,02 1,14 1,1 2015 0,27 1,01 0,93 0,94 2016 0,34 0,90 0,67 1,0 Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] ROA của Agribank khá cao năm 2011 nhưng các năm sau đó lại có sự sụt giảm rất mạnh: Năm 2012 giảm mạnh chỉ còn 0,4%, năm 2013 tiếp tục sụt giảm chỉ còn 0,24% và năm 2014 chỉ còn đạt 0,23%. Năm 2015 tăng nhẹ lên mức 0,27% và năm 2016 tăng lên mức 0,34%. Nếu so sánh hệ số này với các NHTMNN khác trong cùng giai đoạn thì có thể nhận thấy hệ số ROA của Agribank là thấp hơn đáng kể. Cụ thể: Năm 2016 Agribank chỉ đạt 0,34% thì BIDV đạt 0,67%, Vietcombank đạt 0,90% còn Vietinbank đạt tới 1,0%... Nếu so sánh hệ số này với các NHTMCP khác cũng có thể thấy hệ số ROA của Agribank thấp hơn đáng kể so với một số NHTMCP như ACB, Eximbank, HD Bank, LienvietpostBank, Sacombank, VIB, VP Bank… Như vậy, cũng tương tự như phân tích hệ số ROE thì hệ số ROA của Agribank thấp hơn đáng kể so với hầu hết các NHTM và mức trung bình chung toàn hệ thống NHTM trong nước (hệ số ROA trung bình chung toàn hệ thống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 NHTM trong nước năm 2013 đạt 0,67% và năm 2014 đạt 0,84%) điều này phản ánh một thực trạng chung đó là hiệu quả kinh doanh chung của Agribank khá thấp trong những năm qua. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank khá thấp trong những năm gần đây có sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là RRTK chi phối. Rõ ràng là với việc lựa chọn chiến lược quản trị RRTK kết hợp, trong đó chủ yếu vẫn là dựa vào vay nợ từ NHNN và vay nợ trên thị trường khiến ngân hàng chịu những tổn thất đáng kể trong những giai đoạn lãi suất thị trường tăng lên, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng và khi lãi suất huy động nguồn cho nhu cầu thanh khoản tăng lên trong một số năm trước đây đã làm xói mòn lợi nhuận của ngân hàng. Bảng 2.18: Hệ số ROA của các NHTMCP giai đoạn 2011-2016 (%) Ngân hàng ACB ABB Bắc Á Bảo Việt Bản Việt Đông Á Sea Bank Eximbank HD Bank Kiên Long Liên Việt MB Maritime Bank Nam Á Bank NCB Sacombank SGB SCB SHB Techcombank TPB VIB Việt Á VP Bank PVCOM Bank 2011 1,31 0,78 0,85 0,44 1,55 1,65 1,07 2,62 2,14 1,71 0,67 1,43 0,78 1,35 1,89 1,23 1,9 1,44 0,66 1,3 1,12 - 2012 0,59 1,15 0,17 0,92 1,33 1,12 0,09 1,68 0,81 2,52 1,46 1,76 0,23 1,51 0,02 0,90 2,65 0,05 1,57 0,57 0,77 1,09 0,86 0,92 - 2013 0,62 0,32 0,50 0,84 0,59 0,57 0,25 0,49 0,26 1,84 0,83 1,68 0,37 0,64 0,08 1,85 1,55 0,03 0,70 0,55 1,19 0,14 0,33 1,12 0,03 2014 0,68 0,22 0,61 0,80 0,04 0,14 0,04 0,62 1,01 0,53 1,58 0,16 0,65 0,03 1,49 1,40 0,05 0,60 0,81 1,04 0,80 0,17 0,99 0,15 2015 0,63 0,18 0,71 0,25 0,14 0,05 0,74 0,84 0,39 1,46 0,15 0,71 0,02 0,72 0,31 0,04 0,50 1,06 0,82 0,78 0,28 1,60 0,07 2016* 0,88 0,43 0,96 0,5 0,39 0,30 1,01 1,64 1,71 1,72 0,55 0,95 0,56 0,97 0,78 0,45 0,78 1,31 1,07 1,03 0,53 1,85 - Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] và tính toán của NCS Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 Việc đánh giá thực trạng RRTK của Agribank thông qua các chỉ tiêu gặp phải nhược điểm cố hữu là các biến số chưa được xem trong mối quan hệ động. Hơn nữa, các biến số kiểm soát chưa được xem xét cụ thể. Để đánh giá RRTK của ngân hàng tốt hơn, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy. 2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua mô hình hồi quy 2.2.2.1. Lựa chọn mô hình hồi quy Các mô hình nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK bao gồm cả các nhân tố khách quan là các nhân tố kinh tế vĩ mô và các nhân tố đặc trưng nội tại của ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết đều sử dụng cách tiếp cận RRTK thông qua các tỷ lệ thanh khoản, mà như đã được chứng minh ở trên là không đủ để ước lượng được hết rủi ro. Dựa theo gợi ý của Saunders và Cornett (2006), Luận án sử dụng phương pháp ước lượng RRTK thông qua khe hở tài trợ [124]. Khi nghiên cứu về tình hình thanh khoản của Agribank vì quy mô hoạt động của các chi nhánh trong ngân hàng là rất lớn, nhiều khi tương đương với một NHTM, nên trong nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ RRTK tại 25 chi nhánh, từ đó sẽ cho phép ước lượng mức độ RRTK của toàn hệ thống. Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu lựa chọn các biến dựa trên mô hình của Chung (2009), sau đó tiến hành bổ sung hoặc lược bỏ một số biến cho phù hợp với tình hình Việt Nam nói chung cũng như tại Agribank nói riêng [89]. Mặc dù mô hình của Chung (2009) cho chỉ số R2 khá khiêm tốn (0,205) chứng tỏ rằng các nhân tố trong mô hình chỉ giải thích được 20,5% biến phụ thuộc của RRTK. Tuy nhiên, xét về mức độ trọng yếu của biến và những kết quả đạt được về mức ý nghĩa của các biến độc lập trong kết quả hồi quy, Luận án cho rằng mô hình này là chấp nhận được. Những biến được sử dụng để chạy trong mô hình của Chung (2009) bao gồm: Biến phụ thuộc: RRTK được đo lường bằng tỷ lệ khe hở tài trợ. Biến độc lập: gồm có hai nhóm biến: + Nhóm biến nội tại chi nhánh ngân hàng bao gồm: quy mô Chi nhánh, tỷ số cho vay trên tổng tài sản, vốn vay bên ngoài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102 + Nhóm biến kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền M2. Về quá trình thêm biến, dựa trên các lý thuyết kinh tế và sự hiện hữu của dữ liệu, tác giả quyết định đưa các biến sau vào mô hình: - Tỷ số cho vay trên tổng tài sản: Theo nghiên cứu của Angora và Roulet (2011), tỷ số này tỷ lệ thuận với RRTK. Vì việc đo lường RRTK của ngân hàng thông qua việc sử dụng khe hở thanh khoản, tức chênh lệch giữa các khoản tiền cho vay và tiền gửi, mà trong cho vay thì cho vay khách hàng là khoản mục chiếm chủ yếu nên việc đánh giá cho vay khách hàng có ảnh hưởng đến RRTK không là rất cần thiết [62]. Dựa trên mô hình đề xuất đã đưa ra, nghiên cứu hồi quy mô hình như sau: Trong đó: FGAPR là biến phụ thuộc dùng để đo lường RRTK của chi nhánh i tại năm t; là hạng từ nhiễu Các biến giải thích trong mô hình bao gồm: - Nhóm nhân tố chủ quan: sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ cho vay khách hàng (TLA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); - Nhóm nhân tố khách quan: tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ lạm phát CPI và tăng trưởng cung tiền M2. 2.2.2.2. Giải thích các biến trong mô hình hồi quy a. Nhóm nhân tố chủ quan - Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD) Nguồn vốn vay bên ngoài cũng là một nguồn rất quan trọng để tài trợ cho các khoản thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng. Công thức tính tỷ lệ vốn vay bên ngoài là: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 103 Trong đó, vốn vay bên ngoài bao gồm khoản nợ NHNN, vay các TCTD khác và phát hành giấy tờ có giá và chỉ tiêu này có đơn vị tính là %. Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài và RRTK có tác động cùng chiều. - Tỷ lệ cho vay khách hàng (TLA) Tại Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của ngân hàng đến nay vẫn là hoạt động cho vay. Tuy nhiên, theo như Bonfim và Kim (2008) thì các khoản cho vay thông thường, nhất là các khoản cho vay lẻ thì không có tính thanh khoản cao, do đó những khoản tiền rút lớn không dự báo trước có thể gây nên RRTK cho ngân hàng [83]. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, các khoản cho vay dành cho khách hàng sẽ được sử dụng vì các khoản cho vay này thường có tính thanh khoản thấp. Từ đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay khách hàng và RRTK. Tỷ lệ cho vay có đơn vị tính là % và có công thức tính như sau: - Tỷ lệ mức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số này đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu, vì vậy nó phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Đa số các nghiên cứu trước đều sử dụng tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Có nghiên cứu tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ lợi nhuận với khả năng thanh khoản của ngân hàng (Bonfim và Kim, 2008) [83]. Nhưng cũng có một số nghiên cứu tìm ra tác động ngược chiều của tỷ lệ lợi nhuận với RRTK (Vodová, 2011) [129]. Các nghiên cứu này sử dụng tỷ số ROE vì một mặt muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác muốn xem xét tác động của yếu tố này lên RRTK của ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu sẽ có tác động cùng chiều với RRTK của các chi nhánh ngân hàng. Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu có đơn vị tính là % và có công thức như sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 b. Nhóm nhân tố khách quan - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) GDP được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tốc độ tăng trưởng GDP được tính như sau. Trong đó: GDP là tốc độ tăng trưởng GDP (%) GDPt là GDP của năm t GDPt-1 là GDP của năm (t-1) Giữa tốc độ tăng trưởng GDP và RRT có mối quan hệ cùng chiều. - Tỷ lệ lạm phát (CPI) Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và được đo bằng các chỉ số giá, là chỉ tiêu phản ánh mức giá tại một thời điểm nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm trước hoặc thời điểm gốc. Có nhiều cách tính chỉ số lạm phát. Luận án sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Công thức tính như sau: Trong đó: CPI là tỷ lệ lạm phát (%) CPIt là chỉ số giá tiêu dùng của năm t CPIt-1 là chỉ số giá tiêu dùng của năm (t-1). Đây là cách tính lạm phát phổ biến nhất trên thế giới và cũng là tiêu chuẩn mà Quốc hội sử dụng để đo lường tỷ lệ lạm phát theo Luật NHNN năm 2010. Tỷ lệ lạm phát và RRTK có quan hệ cùng chiều. - Tăng trưởng cung tiền (M2) Tốc độ cung tiền phải bằng với tốc độ tăng trưởng GDP, một lượng cung tiền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 quá mức sẽ là nguồn gốc gây ra lạm phát. Thay đổi cung tiền, qua các công cụ khác nhau của NHTW, có thể tác động đến RRTK của ngân hàng. Một chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gia tăng thanh khoản cho ngân hàng. Công thức tính thay đổi tỷ lệ lạm phát như sau: Trong đó: M2 là thay đổi mức cung tiền (%) M2t mức cung tiền của năm t M2t-1 mức cung tiền của năm (t-1). Giữa M2 và RRTK của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhau. Các biến phụ thuộc cũng như độc lập trong mô hình được tổng hợp dưới đây. Bảng 2.19: Giải thích các biến trong mô hình Nhân tố Ký hiệu Tỷ lệ khe hở tài trợ FGAPR Giải thích Biến phụ thuộc Dấu kỳ vọng Biến độc lập Sự phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài EFD + Tỷ lệ cho vay khách hàng TLA + Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE + Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP + Tỷ lệ lạm phát CPI + Tăng trưởng cung tiền M2 - 2.2.2.3. Phương pháp phân tích Luận án sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với chuỗi dữ liệu thay đổi theo thời gian (6 năm, từ 2011-2016) và không gian (25 chi nhánh thuộc Agribank). Hiện nay có 3 cách tiếp cận dữ liệu bảng phổ biến là Pooled OLS, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 FEM và REM. Pooled OLS là cách tiếp cận dữ liệu bảng bằng cách xếp chồng tất cả các quan sát với nhau, bỏ qua bình diện không gian và thời gian và chỉ ước lượng bằng mô hình OLS bình thường, do đó các hệ số hồi quy là và được giả định là như nhau cho tất cả các quan sát. Trong khi đó, FEM giúp phân tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến độc lập để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là khi xét đến các hiệu ứng của không gian và thời gian, các tung độ gốc sẽ thay đổi khác nhau đối với từng chi nhánh. Tuy nhiên, do chuỗi dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu có thời gian ngắn nên sử dụng cách tiếp cận này cũng khiến ước lượng của mô hình có thể bị chệch. Luận án không sử dụng REM vì cách tiếp cận này giả định rằng đặc điểm riêng giữa các chi nhánh được giả sử là ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, mô hình REM có thể thiếu biến, nên có thể cho ra kết quả ước lượng không chính xác. Trong khi Chung (2009) sử dụng mô hình FEM để giải thích kết quả, nhưng do những hạn chế của mô hình nên luận án này sẽ hồi quy cả ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM - sau đó kiểm tra sự thích hợp giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM dựa trên kiểm định Breusch-Pagan với giả thiết: Ho: Không tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng (mô hình Pooled OLS hiệu quả) H1: Tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng (tức là mô hình REM hiệu quả) Tiếp theo, để đánh giá sự phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman để xem xét có bất cứ sự tương quan nào giữa các biến giải thích và các thành phần ngẫu nhiên hay không. Giả thiết đặt ra là: Ho: Không có sự tương quan giữa các biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên H1: Tồn tại tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên Nếu P-value thu được lớn hơn mức ý nghĩa 5%, không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, theo đó mô hình REM sẽ được lựa chọn. Với tình huống ngược lại, mô hình FEM sẽ được sử dụng. Trong trường hợp mô hình tối ưu nhất trong bộ ba Pooled OLS, FEM và REM vẫn có một số hạn chế như tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi dẫn tới sự không ổn định, phương pháp phân tích dữ liệu mảng động Generalized Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 Method of Moment (GMM) sẽ được vận dụng để kiểm nghiệm mối quan hệ trên. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp GMM so với phương pháp ước lượng OLS thông thường, ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM, đó là nó đã giải quyết được vấn đề về biến nội sinh bỏ sót biến và sai số đo lường trong quá trình hồi quy. Nghiên cứu của Arif và Anees (2012) cho thấy, việc phân định rõ nhóm biến nội sinh (là các biến trễ ẩn chứa mối quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc - việc hồi quy các biến này sẽ dẫn tới sự tương quan với sai số, tức hiện tượng nội sinh làm chệch kết quả) và nhóm biến công cụ (gồm các biến ngoại sinh nghiêm ngặt và các biến công cụ bổ sung với độ trễ thích hợp) chính là khâu quan trọng nhất trong thủ tục GMM, quyết định tới chất lượng của ước lượng [63]. Tiến hành sai phân bậc nhất đối với 2 vế phương trình tuyến tính, nghiên cứu thu được dạng tổng quát của phương trình GMM như sau: ΔYit = α' ΔYi,t-1 + β' ΔXi,t-1 + γ' Zit + Δui (*) Trong đó: ΔYit và ΔYi,t-1 là sai phân bậc nhất và trễ sai phân bậc nhất của biến phụ thuộc, ΔXi,t-1 là trễ sai phân bậc nhất của biến nội sinh, Zit đại diện cho nhóm biến ngoại sinh. Sự phù hợp của biến công cụ sử dụng trong hồi quy GMM được đánh giá dựa trên kiểm định Hansen (overidentifying restrictions), với giả thiết (H0): Biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với sai số mô hình. Do đó, pvalue của thống kê Hansen càng lớn càng tốt. Trong khi đó, kết quả kiểm định AR(2) cho p-value càng lớn chứng tỏ mô hình không bị khuyết tật tự tương quan ở các cấp độ. Ngoài ra, để các kiểm định này không bị yếu, nguyên tắc số biến công cụ nhỏ hơn hoặc bẳng số nhóm phải được đảm bảo. Cuối cùng, để biện luận kết quả mô hình GMM đưa ra là đủ tốt - đảm bảo vững (robust), dấu hệ số ứng với từng biến giải thích trong mô hình GMM và trong mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) hay tác động ngẫu nhiên (REM) phải có sự thống nhất [123]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 2.2.2.4. Thu thập số liệu Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình gồm có biến số kinh tế vĩ mô và biến phản ánh nội tại ngân hàng. Các biến thuộc nhóm nhân tố khách quan bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP (%), tỷ lệ lạm phát (%) và tốc độ tăng cung tiền M2 trong giai đoạn 2011-2016 được nghiên cứu tổng hợp từ website của Worldbank và báo cáo số liệu của Tổng cục Thống kê. Nhóm các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản FGAPR được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 chi nhánh thuộc Agribank trên cả nước trong giai đoạn 2011-20165. Nhìn chung, quy mô của nhiều chi nhánh Agribank khá lớn, có thể tương đương quy mô của một số NHTMCP trong nước. Việc tính toán các chỉ số để phục vụ đề tài nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính của Agribank. Nguồn số liệu phục vụ cho các nghiên cứu định lượng trong phạm vi luận án là đáng tin cậy. 2.2.2.5. Kết quả mô hình a. Thống kê mô tả biến Dữ liệu bảng (tần suất năm) phục vụ cho quá trình chạy mô hình bao gồm 7 biến số, 150 quan sát được nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2016. Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến FGAPR EFD TLA ROE GDP CPI M2 Trung bình 27,26 3,96 61,30 12,61 5,10 7,35 18,50 Độ lệch chuẩn 462,42 9,38 6.682 9,50 0,85 5,67 4,14 Min -63,64 0,36 13,57 -29,42 4,12 0,88 11,94 Max 57,43 69,67 81.911 56,86 6,68 18,68 24,54 Nguồn: Tính toán của tác giả (i) Biến phụ thuộc FGAPR đạt giá trị trung bình là 27,26%, giá trị nhỏ nhất đạt -63,64% và lớn nhất là 57,43%, độ lệch chuẩn khá cao, đạt mức 462,42%. Điều này cho thấy RRTK rất đa dạng và chênh lệch khá cao giữa các Chi nhánh qua các 5 Các chi nhánh: Sở giao dịch, Láng Hạ, Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang , Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 năm, từ đó, mỗi Chi nhánh nhất thiết phải có một chiến lược quản trị rủi ro cho riêng cho mình để có thể phát triển ổn định và bền vững. (ii) Tỷ lệ vốn vay bên ngoài (EFD) trung bình giai đoạn 2011-2016 đạt 3,96%, độ lệch chuẩn ở mức vừa phải (9,38%), chứng tỏ các chi nhánh khác nhau có mức độ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn vay bên ngoài rất khác nhau. Giá trị nhỏ nhất 0,36% đạt được tại chi nhánh Hà Tĩnh năm 2012, và giá trị lớn nhất đạt 69,67% tại chi nhánh Sở giao dịch năm 2016. (iii) Tỷ lệ cho vay khách hàng (TLA) có độ lệch chuẩn khá thấp (6,68%). Mức TLA thấp nhất 13,57% được ghi nhận tại chi nhánh Láng Hạ năm 2014, trong khi mức cao nhất 81,9% đạt được tại chi nhánh Phú Thọ năm 2014. Mức TLA trung bình cho cả giai đoạn đạt 61,3%. (iv) Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt giá trị thấp nhất (-29,42%) tại chi nhánh Quảng Ninh năm 2015, và cao nhất 56,86% tại chi nhánh Hà Nội năm 2012, theo đó mức bình quân cả giai đoạn ghi nhận mức 12,61%. Độ lệch chuẩn của ROE các ngân hàng ở mức vừa phải, 9,5%. (v) Tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,1% và có xu hướng ổn định qua các năm, thể hiện qua độ lệch chuẩn thấp nhất trong tất cả các biến là 0,85%. Giá trị tăng trưởng thấp nhất 4,12% đạt được năm 2012 và cao nhất 6,68% vào năm 2016. (vi) Tỷ lệ lạm phát có mức chênh lệch rất lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất: giá trị nhỏ nhất 0,88% đạt được năm 2015 như một hệ quả của chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN và giá trị lớn nhất đạt mức 18,68% năm 2010 do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn 2007-2008. Theo đó, tỷ lệ lạm phát trung bình toàn giai đoạn đạt 7,35% và độ lệch chuẩn là 5,67%. (vii) Tăng trưởng cung tiền M2 trung bình cả giai đoạn đạt 18,5%, thể hiện sự ổn định cao qua các năm giống như GDP (độ lệch chuẩn thấp: 4,14%). Mức tăng M2 thấp nhất 11,94% đạt được năm 2011, trong khi mức cao nhất 24,54% vào 2012. Xu hướng tương quan giữa tỷ lệ khe hở tài trợ và các nhân tố giải thích trùng hợp khá nhiều với giả thuyết về dấu tương quan kỳ vọng như đã nêu ở phần trước. Mức độ tương quan cặp giữa các biến độc lập thấp hơn 0,5 cho thấy vấn đề đa cộng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 tuyến trong mô hình là không đáng lo ngại [106]. Bảng 2.21: Ma trận tương quan giữa các biến FGAPR EFD TLA ROE GDP CPI M2 FGAPR 1 -0,020 0,999 -0,169 -0,033 -0,032 0,021 EFD TLA ROE GDP CPI M2 1 -0,019 0,034 -0,014 0,074 -0,027 1 -0,147 -0,024 -0,047 0,025 1 0,178 -0,189 0,051 1 -0,244 -0,487 1 -0,334 1 Nguồn: Tính toán của tác giả b. Kết quả và thảo luận Nghiên cứu lần lượt hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Kiểm định Breusch-Pagan sau đó sẽ được thực hiện để đánh giá sự thích hợp giữa mô hình Pooled OLS và REM, và cuối cùng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình tối ưu nhất giữa FEM hay REM sẽ được thực hiện. Để đánh giá mức độ khuyết tật của mô hình, các bài kiểm định về tự tương quan và phương sai sai số thay đổi cũng sẽ được tiến hành. Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 2.22: Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank (Biến phụ thuộc: FGAPR) FGAPR (-1) EFD (-1) TLA ROE GDP (-1) CPI M2 Constant Pooled OLS REM FEM - - - -0,026 (0,183) 0,069*** (0,000) -0,937*** (0,159) -1,968 (3,788) 3,634 (3,557) -2,115 (3,058) 27,957 (56,221) 0,331** (0,165) 0,069*** (0,000) -0,469*** (0,101) -2,843* (1,470) 2,902** (1,383) -1,428 (1,194) 14,679 (22,091) 0,403** (0,176) 0,069*** (0,000) -0,438*** (0,103) -2,918** (1,435) 2,895** (1,350) -1,427 (1,166) 14,354 (21,373) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 GMM* 0,004 0,006 2,019*** (0,504) 0,069*** (0,001) -1,636*** (0,463) -0,565*** (3,857) 5,535*** (1,954) -4,047 (2,059) - 111 Observations Groups Instruments R-squared F-test/Wald Chi2 (P-value) Breusch-Pagan test (P-value) Hausman test (P-value) Auto-correlation (P-value) Heteroskedasticity (P-value) Hansen test (P-value) AR(2) test (P-value) Một số lưu ý: Pooled OLS 125 0,69 19.251,33 (0,000) - REM 125 25 0,72 624.270.11 (0,000) 149,40 (0,000) FEM 125 25 0,75 108.393,68 (0,000) GMM* 75 25 9 7,96E+8 (0,000) - - 152,71 (0,000) 396,50 (0,000) 880,71 (0,000) - - - - - - - - - - - - 0,430 (0,808) -0,980 (0,326) (1) Giá trị độ lệch chuẩn ước lượng và P-value của kiểm định được đặt trong ngoặc; (2) Đối với phương trình hồi quy GMM: biến TLA được chọn làm biến công cụ; các biến nội sinh bao gồm: EFD, ROE, GDP, CPI, M2; (3) Để đánh giá tính vững của kết quả ước lượng GMM, tác giả tiến hành kiểm tra sự đồng nhất về dấu hệ số ước lượng so với kết quả hồi quy FEM và REM. (4) ***,**,* thể hiện ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%. Nguồn: Tính toán của tác giả Thực hiện hồi quy Pooled OLS và REM, cả hai mô hình đều cho hệ số F và Wald Chi2 khá cao, do đó Luận án tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch-Pagan và thu được P-value thấp hơn mức ý nghĩa 5%, theo đó, giả thiết Ho: Không tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng - bị bác bỏ. Điều này đồng nghĩa rằng phương pháp REM tỏ ra vượt trội hơn khi dữ liệu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các chi nhánh được nghiên cứu. Bước kế tiếp, Luận án thực hiện kiểm định Hausman cho hai mô hình FEM và REM, thu được kết quả P-value thấp hơn mức ý nghĩa 5%. Trong trường hợp này, sẽ chọn phương pháp FEM bởi phương pháp này sẽ không làm mất quá nhiều bậc tự do và hạn chế vấn đề đa cộng tuyến. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 Tuy nhiên, để đánh giá độ ổn định của mô hình FEM, luận án tiếp tục kiểm định tự tương quan (Auto-correlation) giữa các biến trong mô hình này dựa trên Wooldridge test và kiểm định phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) bằng kiểm định Wald hiệu chỉnh (Modified Wald test), Luận án nhận thấy mô hình này vẫn tồn tại tự tương quan và phương sai thay đổi. Để khắc phục hiệu quả đối với các khuyết tật trên, theo gợi ý của Rao và Hassan (2011), Luận án sẽ thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp GMM [121]. Nhận thấy số nhóm lớn hơn số biến công cụ được sử dụng, giá trị p-value của kiểm định AR(2) và kiểm định Hansen trong phương trình hồi quy động GMM đều thoả mãn các tiêu chuẩn của Roodman (2006), do đó cấu trúc mô hình GMM là hoàn toàn phù hợp [122]. Kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp GMM cho thấy có hai biến không có ý nghĩa là FGAPR(-1) và M2 đại diện cho tỷ lệ khe hở tài trợ năm trước và tăng trưởng cung tiền, trong khi các biến còn lại đều có ý nghĩa giải thích tốt cho biến phụ thuộc FGAPR. Hầu hết các biến trong mô hình hồi quy động GMM đều có tương quan về dấu. Hơn nữa, tất cả các biến đều có ý nghĩa tại các mức 1% và 5%, đồng thời sự phù hợp về dấu hệ số hồi quy được thể hiện xuyên suốt qua cả 3 mô hình là GMM, FEM và REM, chứng tỏ các biến giải thích có khả năng giải thích tốt và mô hình đạt được tính ổn định cao. (i) Biến EFD (sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài) có hệ số hồi quy là 2,019 và có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%. Dấu của hệ số hồi quy cũng tương tự với kết quả của Indriani (2004) [109]. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn vay bên ngoài và tỷ lệ khe hở tài trợ chủ yếu do các chi nhánh lớn thường tập trung tối đa hóa lợi nhuận và giữ nguồn tài sản thanh khoản trong chi nhánh mình ở mức rất thấp. Họ tự tin rằng vị thế lớn và những đặc quyền nhất định của mình trên thị trường có thể giúp họ vay vốn khá dễ dàng từ thị trường bất cứ khi nào cần để giải quyết vấn đề thanh khoản. Từ đó, những chi nhánh lớn ít chú trọng hơn vào việc phát triển và thu hút các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, những khoản vay ở bên ngoài thường có rủi ro khá cao do ảnh hưởng của thị trường hoặc của ngân hàng, còn những khoản tiền gửi là những khoản tương đối an toàn, nên khi chi nhánh quá tập trung vào việc đi vay Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tín dụng sẽ khiến rủi ro tại chi nhánh tăng lên. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay bên ngoài cũng sẽ khiến hệ số nợ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng, khiến cho các hệ số tài chính xấu đi, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và tạo những tin đồn thất thiệt trên thị trường. (ii) Biến TLA (tỷ lệ cho vay khách hàng) có hệ số hồi quy là 0,069, với dấu hệ số hồi quy có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của Indriani (2004) và Angora và Roulet (2011) [109], [62]. Điều này cho thấy rằng khi dư nợ cho vay khách hàng càng cao thì chi nhánh gặp phải RRTK càng lớn. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì hoạt động chính của các NHTM nói chung, trong dó có Agribank vẫn là hoạt động cho vay, mà những khoản cho vay rủi ro nhất và biến động mạnh nhất thường là cho vay khách hàng. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm, sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong vấn đề thanh toán các khoản tiền một cách đột ngột không báo trước và chưa đến hạn. Do đó, việc nắm giữ lượng cho vay khách hàng quá lớn khiến RRTK cũng như RRTD tại các chi nhánh tăng cao. (iii) Biến ROE (đặc trưng cho khả năng sinh lời) có hệ số hồi quy 1,636 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, chứng tỏ rằng khả năng sinh lời sẽ mang tới những tác động tiêu cực đối với tỷ lệ khe hở tài trợ của ngân hàng. Theo Delechat và cộng sự (2012), các chi nhánh ngân hàng làm ra lợi nhuận cao thường có khuynh hướng duy trì các tài sản kém thanh khoản hơn, bởi lẽ họ có thể dễ dàng tự hỗ trợ vốn khẩn cấp cho chính họ khi cần thiết. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đưa ra nhận định: khi ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản, khả năng bảo vệ nhà đầu tư của họ thông qua việc theo đuổi các chiến lược đầu tư mới cũng sẽ bị hạn chế, do đó mà khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài của ngân hàng có thể sẽ suy giảm. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 (iv) Biến tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động ngược chiều đối với tỷ lệ khe hở tài trợ (hệ số hồi quy là -0,565) với mức ý nghĩa 1%, kết quả này có thể được xem như bằng chứng mới củng cố cho các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Delechat và cộng sự (2012, 2014); Vodova (2011); Valla và cộng sự (2006); Painceira (2010); Aspachs và cộng sự (2005). Mối tương quan nghịch này có thể được lý giải dựa trên “phản ứng theo chu kỳ của nhu cầu thanh khoản”, tức là các ngân hàng có xu hướng dự trữ thanh khoản trong suốt thời kỳ suy thoái và “giải phóng” thanh khoản trong giai đoạn tăng trưởng. Điều này có thể dễ dàng quan sát được trong thực tế, rằng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, tăng trưởng tín dụng thường ở mức rất cao, và điều ngược lại diễn ra trong bối cảnh kinh tế suy giảm (Pilbeam, 2005) [94], [129], [125], [115], [64], [118]. (v) Biến CPI (tỷ lệ lạm phát năm nay) có hệ số hồi quy là 5,535 và đạt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thuận với RRTK, do khi lạm phát tăng, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, nên trong trường hợp này đối với đa số mọi người thì đi vay sẽ có lợi hơn là cho vay, vì người đi vay sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay tăng lên. Cho vay tăng khiến RRTK trong hệ thống ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, có nghĩa là mức giá chung trung bình tăng, điều này khiến người dân phải vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày ngày càng cao, khiến các ngân hàng tận dụng thời cơ này để cho vay bằng cách giảm đệm thanh khoản, từ đó RRTK tăng lên. Ví dụ, trong năm 2011, do ảnh hưởng của việc chạy đua tín dụng cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng lên 18,68%, làm cho RRTK lên tới 19,78%. Ngoài ra, theo kết quả từ một số nghiên cứu như Matz và Neu (2007), Gomes và Khan (2011), Demirguc-Kunt và cộng sự (2003)..., tỷ lệ lạm phát năm nay tăng cũng sẽ khiến RRTK năm kế tiếp tăng lên. Điều này chứng tỏ tỷ lệ lạm phát có độ nhạy và nhất quán đối với rủi ro thanh khoản, do tâm lý người dân rất nhạy đối với lạm phát của quốc gia mình trong ngắn hạn. Điển hình là vào năm 2008, cũng do ảnh hưởng của việc chạy đua tín dụng từ năm trước đã khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn, đạt 23,12%, khiến cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 RRTK năm sau đó, tức năm 2009 lên tới 21,82% [113], [104], [96]. 2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.3.1. Khuôn khổ pháp lý và mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Công tác quản trị RRTK của Agribank được tuân thủ thực hiện theo khuôn khổ pháp lý ban hành bởi các cấp quản lý và bởi chính ngân hàng. Trong đó, ngoài các văn bản liên quan tới công tác quản trị RRTK được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ, các văn bản liên quan tới công tác quản trị RRTK do NHNN Việt Nam ban hành bao gồm các nhóm văn bản liên quan trực tiếp đến quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản và quy định về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của NHTM. Bảng 2.23: Văn bản liên quan tới quy định đảm bảo an toàn hoạt động NHTM Nhóm văn bản Quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng Tên văn bản + Quyết định 37/2000/QĐ-NHNN (24/01/2000) của NHNN về việc Ban hành Quy chế quản lý vốn khả dụng. + Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN (9/6/2003) của NHNN về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. + Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN 18/04/2007 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính áp dụng đối với các TCTD; Thông tư 49/2014/TTNHNN ngày 31/12/2014 Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD. + Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN. + Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư 02/2013/TT-NHNH ngày 21/01/2013 quy định về phân phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư 07/2013/TT-NHNN (ngày 14/3/2013) quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD. + Thông tư 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD. + Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/04/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 116 Nhóm văn bản Bảo đảm cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản Quy định về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của NHTM Tên văn bản phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư 09/2015/TT-NHNN (ngày 17/07/2015), quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư 23/2015/TT-NHNN ngày 04/12/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD ban hành kèm theo Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003. + Quyết định 10/VBHN-NHNN ngày 17/12/2015 về việc ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. + Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu. + Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư số15/2012/TT-NHNN quy định về việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD. + Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Quyết định số 496/QĐ-NHNN (ngày 17/03/2014) về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. + Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. + Thông tư số 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản của TCTD Việt Nam. + Thông tư 42/2015/TT-NHNN ngày ban hành 31/12/2015 quy định về nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc NHNN. + Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nguồn: tổng hợp của tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 Với khuôn khổ hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và hoàn thiện như vậy, các NHTM nói chung và Agribank nói riêng có được điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị RRTK. Riêng tại Agribank, các văn bản quản lý do Agribank ban hành liên quan tới công tác quản trị RRTK bao gồm: - Quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 19/5/2005 về việc ban hành quy định xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với Sở Giao dịch, Chi nhánh trong hệ thống Agribank. - Quyết định 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 5/8/2009 về việc ban hành quy định quản lý vốn trong hệ thống Agribank. Theo đó, mô hình tổ chức quản trị RRTK của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thiết kế như sau: Trước cuối năm 2012, công tác quản trị RRTK tại Agribank được tổ chức theo mô hình phân tán nằm trong bộ máy quản trị rủi ro chung của ngân hàng, không tổ chức thành bộ phận độc lập. Chịu trách nhiệm quản trị RRTK tại ngân hàng bao gồm các bộ phận sau đây: Bảng 2.24: Bộ phận và chức năng liên quan tới quản trị RRTK tại Agribank Bộ phận Chức năng liên quan tới quản trị RRTK Hội đồng thành viên Đề ra chiến lược quản trị rủi ro, xác định mục tiêu quản trị rủi ro chúng trong toàn bộ hệ thống Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro Tham mưu cho Hội đồng thành viên trong phòng ngừa và xử lý rủi ro toàn hệ thống Ban Kế hoạch Tổng hợp Quản trị rủi ro lãi suất, RRTK Ban Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ Thực hiện chức năng quản trị rủi ro hoạt động Ban Thống kê và Dự báo kinh tế Lập các báo cáo thanh khoản theo quy định của NHNN Ban Tín dụng Đề ra các chính sách, quy chế tín dụng, tái thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết, kiểm tra thực hiện Sổ tay tín dụng Treasury Thực hiện các chức năng quản lý rủi ro hối đoái Nguồn: tổng hợp của tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 Với việc thực hiện quản trị RRTK phân tán như vậy, thì từng chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro của mình trong giới hạn hướng dẫn của Agribank soạn thảo dựa trên các quy định của NHNN. Từng chi nhánh không có bộ phận quản trị rủi ro riêng, mỗi cá nhân không được phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị RRTK. Về thông tin phòng ngừa RRTK: Trên thực tế, hệ thống thông tin phục vụ cho việc phòng ngừa RRTK mới thực hiện chức năng đầu mối triển khai chương trình thông tin khách hàng, tập hợp và xử lý thông tin khách hàng trong toàn hệ thống để cung cấp cho CIC, đồng thời khai thác thông tin từ CIC để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Thông tin cho việc quản trị các loại rủi ro khác, trong đó có quản trị RRTK chưa phát triển, chưa phục vụ tốt cho công tác phòng ngừa và xử lý RRTK của ngân hàng. Vai trò của Treasury chỉ tương tự một đơn vị kinh doanh (chi nhánh hay đơn vị chấp nhận rủi ro) và tập trung vào rủi ro liên quan đến tài sản Nợ tài sản có và rủi ro hối đoái, không thực hiện chức năng quản trị rủi ro, bộ phận này được sự hỗ trợ của các Ban Kế hoạch Tổng hợp, Tài chính – Kế toán và Ngân quĩ của Hội sở chính trong việc tập hợp và phân tích các tư liệu về rủi ro. Từ cuối năm 2012, việc quản trị RRTK tại Agribank được thực hiện như sau: Tại Hội sở chính, nhiệm vụ của các Phòng/Ban được quy định: - Ban Thống kê và Dự báo kinh tế: (i) Tổ chức xây dựng hệ thống mẫu biểu báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN; (ii) báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên, NHNN theo quy định; - Ban tín dụng doanh nghiệp: Là đầu mối phối hợp với Ban tín dụng hộ sản xuất và cá nhân kiểm tra, giám sát các đơn vị trong hệ thống Agribank trong thực hiện các giới hạn tín dụng. - Ban Đầu tư: Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định trong hệ thống Agribank. - Ban Kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm: (i) Là đầu mối quản lý quĩ an toàn chi trả; (ii) Giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện tỷ lệ an toàn chi trả trong hệ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 thống Agribank; (iii) Tham mưu cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên và triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản của ngân hàng Agribank. Với cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro như vậy, việc quản trị được tiến hành như sau: ngân hàng sẽ xây dựng cấu trúc quản trị dựa trên 3 tầng bảo vệ cùng với trách nhiệm giám sát của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành theo hướng: - Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành thông qua: (i) quy định thống nhất vai trò và trách nhiệm về quản trị rủi ro của Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các Ủy ban/Hội đồng trong chính sách quản trị rủi ro và các điều lệ hoạt động tương ứng và (ii) sự thành lập và hoạt động của các Hội đồng cần thiết để hỗ trợ Hội đồng thành viên và Ban Điều hành trong việc thực thi các chức năng giám sát. Quy định rõ ràng về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng, các cấp báo cáo và phải họp mặt thường xuyên. Thêm vào đó, phân công một cán bộ nắm vị trí Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO) chuyên trách về quản trị rủi ro để trợ giúp cho Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành trong việc lãnh đạo các hoạt động quản trị rủi ro. Quy định cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan đến công tác quản trị rủi ro như Pháp chế, Kế toán và Ngân quỹ, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ nhằm tăng hiệu quả sử dụng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định. - Về cơ cấu tổ chức liên quan đến quản trị rủi ro: phân tách rõ 3 tầng bảo vệ, đảm bảo 3 tầng bảo vệ là độc lập với nhau. + Tầng bảo vệ thứ nhất: Bao gồm các đơn vị kinh doanh - bộ phận chịu trách nhiệm về việc quản trị rủi ro hàng ngày trong chính hoạt động kinh doanh của họ. Các bộ phận này phải nhận thức đầy đủ về chiến lược rủi ro và đảm bảo các chính sách và giới hạn rủi ro đã phê duyệt được tuân thủ. Tầng bảo vệ thứ nhất cần phải độc lập với tầng thứ hai. Đối với rủi ro tín dụng, việc thẩm định tín dụng và quản lý quan hệ khách hàng không nên do một cùng một cá nhân phụ trách. Đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng được khuyến nghị nên bổ nhiệm các đầu mối quản trị rủi ro hoạt động tại các đơn vị kinh doanh để hỗ trợ, thúc đẩy và thực thi các công tác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 quản trị rủi ro hoạt động tương ứng trong phạm vi hoạt động của các đơn vị kinh doanh trên. + Tầng bảo vệ thứ hai: Bao gồm các chức năng liên quan đến rủi ro như Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ, Pháp chế, và bộ phận tuân thủ chịu trách nhiệm thiết lập khung quản trị rủi ro, xây dựng các công cụ/phương pháp luận cho quản trị rủi ro và thường xuyên thực hiện kiểm tra việc tuân thủ. Vai trò và trách nhiệm bộ phận quản trị rủi ro tại Agribank liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản và hoạt động cần phải được xác định rõ ràng trong khung quản trị rủi ro và chính sách về quản trị rủi ro để để tăng cường sự độc lập của các đơn vị này (với các đơn vị kinh doanh ở tầng thứ nhất) như một chức năng giám sát rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ phận kiểm soát nội bộ tập trung vào việc tuân thủ và chuyển giao trách nhiệm đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro cho bộ phận Kiểm toán nội bộ. + Tầng bảo vệ thứ ba: Kiểm toán nội bộ phải thường xuyên tiến hành xem xét và đánh giá một cách độc lập về việc thực thi và hiệu quả của khung quản trị rủi ro đã thiết lập. Kiểm toán nội bộ cũng phải có điều lệ/quy chế hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong việc thực thi vai trò này. Hiện nay, Agribank sử dụng các báo cáo sau cho việc quản trị RRTK: Ban Thống kê và Dự báo kinh tế lập các báo cáo: (i) Báo cáo khe hở thanh khoản theo quy định của NHNN (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo tỷ lệ thanh khoản theo quy định của NHNN (báo cáo hàng ngày). Ban Kế hoạch Tổng hợp lập các báo cáo: (i) Báo cáo vốn hàng ngày (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn và dư nợ (báo cáo hàng ngày); (iii) Báo cáo quĩ dự trữ thanh toán cho mỗi Chi nhánh và ngân hàng (báo cáo hàng tháng); (iv) Báo cáo kế hoạch kinh doanh (báo cáo hàng quý). Phòng Quản lý và Kinh doanh vốn lập các báo cáo sau: (i) Báo cáo về tình hình vốn hàng ngày (tổng nguồn vốn huy dộng và sử dụng vốn) (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo nguồn vốn – sử dụng vốn nội tệ (báo cáo hàng ngày); (iii) Báo cáo nguồn vốn - sử dụng vốn ngoại tệ (báo cáo hàng ngày). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 2.3.2. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chiến lược thể hiện một định hướng rõ ràng và cam kết của Ban Điều hành đối với vai trò, mục tiêu và tuyên bố về ngưỡng chấp nhận rủi ro và chiến lược kinh doanh nói chung. Ngân hàng đã xây dựng, văn bản hóa, phê duyệt và truyền tải rộng rãi về chiến lược và khẩu vị rủi ro cho toàn thể cán bộ trong Agribank, qua đó giúp công tác quản trị rủi ro được thực thi có chủ đích, tích cực, chủ động và nhất quán ở cấp độ toàn ngân hàng, theo đó, đảm bảo việc thực thi các mục tiêu quan trọng. Chiến lược quản trị RRTK được xây dựng thông qua việc xem xét và tích hợp các chiến lược kinh doanh với việc hoạch định và phát triển nguồn lực của ngân hàng trong từng giai đoạn. Ngân hàng sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống để xác định chiến lược và khẩu vị rủi ro trên cơ sở có xem xét đến quan điểm của các bên có lợi ích liên quan chính trong công tác quản trị rủi ro cũng như đảm bảo Ban Điều hành có cùng khẩu vị rủi ro. Đồng thời, ngân hàng xác định các ngưỡng chấp nhận đối với từng khu vực rủi ro cụ thể trước khi đi vào quá trình thiết lập các giới hạn rủi ro. Hiện nay, hoạt động quản trị RRTK của Agribank tập trung chủ yếu cho mục đích tuân thủ các quy định pháp lý do NHNN đưa ra, nhưng ngân hàng cũng đang từng bước cải thiện và xây dựng khung quản trị RRTK tương xứng với mức độ phức tạp và hồ sơ RRTK của mình. Các mục tiêu chiến lược quản trị RRTK của Agribank bao gồm: Thứ nhất, tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản là mục tiêu hàng đầu. Để đạt được yêu cầu này, Agribank đã triển khai: - Chỉ đạo toàn hệ thống tập trung làm tốt công tác huy động nguồn vốn, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn và đa dạng hóa sản phẩm, các hình thức huy động vốn, chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế. Trong dó, các Chi nhánh lớn được khuyến khích đẩy mạnh các biện pháp huy động nguồn vốn. - Thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay theo hướng chủ động, linh hoạt, phù hợp với thị trường để bảo đảm khả năng cạnh tranh trên từng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 địa bàn hoạt động. - Xây dựng các cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị huy động thừa vốn, chính sách ưu đãi đối với khách hàng, gắn công tác huy động đối với công tác cho vay, mua bán ngoại tệ và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Có chính sách về phí, lãi suất, cung ứng dịch vụ và chăm sóc đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. - Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn không ổn định (cả nguồn vốn nội tệ lẫn nguồn vốn ngoại tệ) đối với tiền gửi, tiền vay. Đồng thời, thực hiện việc quản lý huy động nguồn vốn từ thị trường II tập trung tại Hội sở chính thông qua Sở Giao dịch, nhằm giảm áp lực thanh khoản đối với Agribank khi thị trường vốn có những biến động phức tạp (Sơ đồ 2.2). - Tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào giấy tờ có giá, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, nâng cao tỷ lệ dự trữ vốn thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung ưu tiên bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn, kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản, chứng khoán, nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực thi chiến lược này, Agribank chú trọng: - Thực hiện đầu tư tín dụng có trọng điểm, chọn lọc khách hàng, thực hiện tốt các chương trình của Chính phủ, đảm bảo đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh lương thực, thủy sản, xuất khẩu, cho vay khắc phục thiên tai. - Kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống; tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao. - Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để chủ động thu hồi vốn, đảm bảo thanh khoản, giảm sự mất cân đối về thời hạn đến hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ, vì Agribank thường huy động vốn với kỳ hạn ngắn hạn là chủ yếu. Vốn huy động ngắn hạn tại Agribank thường chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 69-76% trong các năm từ 2015 trở về trước. Trong khi cho vay kỳ hạn dài thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40% tổng dư nợ tín dụng, nghĩa là sẽ có một tỷ trọng nhất định vốn huy động ngắn hạn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 được sử dụng để cho vay trung dài hạn, tạo ra rủi ro kỳ hạn cho ngân hàng (điều này không chỉ xảy ra đối với Agribank mà là thực trạng chung tại hầu hết các NHTM tại Việt Nam với tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn lên tới khoảng 40% đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng năm 2016. [46] - Tập trung thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để quay vòng vốn nhanh theo chủ trương “Tam nông” của Đảng và Nhà nước. - Kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng. Thứ ba, tại các Chi nhánh Cấp I, Cấp II và các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh chủ động tính toán, cân đối tổng cung, tổng cầu thanh toán hàng ngày để bảo đảm khả năng chi trả. Thứ tư, hàng tuần, các Phòng Giao dịch phải tính toán nhu cầu lĩnh, nộp ngoại tệ về chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ. Để đạt được các mục tiêu chiến lược quản trị RRTK, Agribank sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây: • Về chính sách quản trị RRTK Agribank đã ban hành Quyết định 2140 được sử dụng như chính sách quản trị RRTK, đồng thời, ngân hàng đang xây dựng bản dự thảo chính sách quản trị RRTK thông qua việc sắp xếp lại, làm rõ và bổ sung các nội dung của Quyết định 2140 trên. Agribank cũng đang tiến hành xây dựng phương pháp luận cho việc xác định các chi phí, lợi ích và RRTK tương ứng với các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng, xây dựng chính sách và hệ thống Điều chuyển vốn nội bộ (tự xây dựng hoặc mua ngoài) để đáp ứng mục tiêu trên (Sơ đồ 2.2). Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản trị thanh khoản và lãi suất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124 Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý nguồn vốn tại Agribank TRỤ SỞ CHÍNH Chi nhánh thừa vốn Chi nhánh thiếu vốn Gửi Thị trường liên Vay Ngân hàng Huy động Cho vay Nguồn: Agribank (2016) [1] • Thử nghiệm sức chịu đựng và Kế hoạch vốn dự phòng Hiện tại Agribank chưa thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ. Nhưng thời gian tới sẽ định kỳ thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản. Để làm được điều đó, phạm vi, các kịch bản, giả định và quy trình thử nghiệm sức chịu đựng cũng sẽ được xây dựng, lập thành văn bản và được phê duyệt. Bên cạnh đó, Agribank cũng sẽ xây dựng một kế hoạch vốn dự phòng gắn liền với thử nghiệm sức chịu đựng. • Giám sát và báo cáo RRTK Hiện tại, Agribank đang bám sát các giới hạn tuân thủ theo quy định của NHNN cho mục đích quản trị RRTK. Tuy vậy, do các tiêu chí được đưa ra trong các quy định của NHNN thiếu tính cá biệt, căn bản không phù hợp với thực tiễn hoạt động và không giúp nhiều cho công tác quản trị RRTK của Agribank, do vậy, để kiểm soát được RRTK, Agribank sẽ thiết lập các giới hạn/tiêu chuẩn nội bộ đối với toàn bộ các phương pháp đo lường rủi ro. Quy trình thiết lập giới hạn sẽ được quy định bằng văn bản. Agribank cũng sẽ quy định bằng văn bản quy trình báo cáo lên các cấp trong trường hợp vượt hạn mức. Các báo cáo sẽ cung cấp thông tin một cách kịp thời lên Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành và các bên liên quan. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 Bảng 2.25: Diễn biến nắm giữ các tài sản thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tiền mặt (A) Tiền gửi tại TCTD (B) Tiền gửi của khách hàng (C) H8= (A+B)/C 2011 8.548 2012 8.045 2013 9.637 2014 10.947 2015 11.830 2016 11.743 55.407 61.199 63.593 56.316 104.891 72.923 506.316 557.028 634.505 700.124 810.101 924.155 12,63 12,43 11,54 9,61 14,40 9,16 Nguồn: Agribank (2016) [1] Quan sát Bảng cân đối tài sản của Agribank qua các năm có thể thấy rằng chiến lược của Agribank là quản trị RRTK kết hợp, trong đó tỷ trọng tiền mặt nắm giữ tại quĩ tương đối thấp, chủ yếu vẫn là huy động tiền gửi từ khách hàng và khi có khó khăn về thanh khoản thì vay nợ - trong đó chủ yếu vẫn là vay từ NHNN. Bảng 2.26: Diễn biến vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 Vay các 28.455,64 TCTD Vay NHNN 56.000,50 Tổng 84.456,14 2012 2013 2014 2015 2016 10.945,29 16.329,98 9.644,60 3.822,58 4.043 26.738,05 37.683,34 21.587,63 37.917,61 17.566,58 27.211,18 17.126,98 20.949,56 26.593 30.636 Nguồn: Agribank (2016) [1] Các tài sản có tính thanh khoản cao mà Agribank nắm giữ chỉ ở mức trung bình, chủ yếu là vay nợ, chủ yếu vay từ NHNN. Tuy vậy, năm 2011 trước tình hình NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt làm lãi suất của nghiệp vụ thị trường mở tăng cao, kéo theo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng khá cao (tháng 4/2011 lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên tới 19%-20%/năm. Kỳ hạn 1 tháng khoảng 22%-23%/năm). Trong giai đoạn này, Agribank tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản, đồng thời, cũng tăng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 Việc quản trị RRTK của Agribank đã và đang được quan tâm sâu sắc và từng bước được hoàn thiện trên cơ sở đặt trong mối quan hệ tổng thể về công tác quản trị rủi ro trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.3.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Toàn bộ nội dung của quy trình quản trị rủi ro, trong đó có RRTK của Agribank được mô tả khái quát tại sơ đồ 2.3. Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị rủi ro toàn diện Nguồn: Agribank (2016) [1] 2.3.3.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản của Agribank Nhận diện RRTK có tầm quan trọng đặc biệt trong quản trị RRTK, bởi vì thông qua đó giúp NHTM có thể chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời và phù hợp. Để nhận diện được RRTK tiềm ẩn, Agribank đã thường xuyên kiểm soát 5 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 yếu tố: (i) sự gia tăng tập trung trong danh mục tài sản hoặc nợ; (ii) so sánh tốc độ tăng của các khoản vay với tốc độ tăng của các khoản tiền gửi; (iii) kiểm tra chất lượng tín dụng của ngân hàng; (iv) đối chiếu chi phí tài trợ vốn so với thị trường; (v) sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ vốn trên thị trường bán buôn. 2.3.3.2. Đo lường rủi ro thanh khoản Sau khi nhận diện RRTK, Agribank triển khai các hoạt động sau để đo lường kịp thời về mức độ RRTK của ngân hàng để có giải pháp ứng phó phù hợp, đó là: Xác định khe hở thanh khoản Hiện tại, Agribank thực hiện việc lập báo cáo khe hở thanh khoản theo quy định của NHNN, đưa các phân tích hành vi vào trong Báo cáo khe hở thanh khoản, để từ đó có thể đánh giá hồ sơ thanh khoản và dự báo các dòng tiền trong tương lai (thay vì chỉ sử dụng các giả định của NHNN đưa ra). Bản phân tích hành vi bao gồm các sản phẩm/khoản mục nội hay ngoại bảng cân đối kế toán mà dòng tiền không xác định được chính xác, xây dựng các yêu cầu dữ liệu và phương pháp luận để tiến hành phân tích hành vi. Giám sát thường xuyên tình hình huy động vốn Agribank đã xây dựng các phương pháp đo lường thanh khoản dưới dạng các tỷ lệ tập trung để cung cấp một cái nhìn tổng quan về hồ sơ nguồn vốn huy động của ngân hàng, lập và giám sát các báo cáo về các tỷ lệ trên một cách định kỳ. Kiểm soát diễn biến các tài sản thanh khoản Ngoài các quy định của NHNN, Agribank đang tiến hành xây dựng riêng các chỉ số nội bộ và chốt kiểm soát để đảm bảo có thể duy trì liên tục các tài sản thanh khoản, sử dụng như “đệm thanh khoản” có thể nhanh chóng chuyển thành tiền trong trường hợp khẩn cấp. Mức độ tập trung vào các thành phần của tài sản thanh khoản cũng có thể được thiết lập để tránh tăng mức độ rủi ro thị trường và các rủi ro khác trong danh mục tài sản. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 Xây dựng các dấu hiệu cảnh báo sớm Agribank đang tiến hành xây dựng bộ chỉ số chính để qua đó có thể theo dõi định kỳ hàng tuần/hàng ngày để nhận diện RRTK phát sinh. Chỉ số cảnh báo sớm có thể được chia thành các chỉ số về khách hàng và các chỉ số về thị trường. 2.3.3.3. Nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của Agribank Phân tích định lượng tại mô hình hồi quy trong phần 2.2.2 đã chỉ ra rằng RRTK của Agribank trong giai đoạn 2011-2016 chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Các nhân tố tác động chủ yếu đến RRTK của ngân hàng được Luận án tổng hợp lại trong bảng dưới đây: Bảng 2.27: Các nhân tố tác động đến RRTK của Agribank Nhân tố Nguồn tài trợ thanh khoản từ bên ngoài Tỷ lệ cho vay khách hàng Tăng trưởng GDP Lạm phát Tác động Các chi nhánh lớn của Agribank thường có sự tư tin thái quá khi cho rằng họ có thể thu hút dễ dàng nguồn vốn từ bên ngoài nhằm tài trợ cho yêu cầu thanh khoản và từ đó họ có xu hướng nắm giữ các tài sản thanh khoản ở mức thấp và tập trung tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản thấp. Điều này luôn gây tiềm ẩn RRTK cho Agribank. Với hệ số hồi quy là 0,068 cho thấy rằng khi ngân hàng cho vay khách hàng càng cao thì RRTK càng lớn. Dữ liệu báo cáo tài chính cho thấy rằng dư nợ của Agribank gia tăng rất nhanh qua các năm. Với sự tập trung nguồn vố huy động trong hoạt động tín dụng như vậy khiến RRTK của ngân hàng luôn tiềm ẩn rất cao. Với hệ số hồi quy là -0,565% hàm ý rằng khi tăng trưởng GDP giảm xuống đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ tăng cường nắm giữ tài sản thanh khoản và ngược lại, khi tăng trưởng GDP tăng lên thì ngân hàng có xu hướng tăng cường giải phóng thanh khoản. Trong các năm 2010-2011 tăng trưởng GDP khá cao, đạt tới 6,78% vào năm 2010 nên ngân hàng có xu hướng tăng cường cho vay, nhưng sau đó, tăng trưởng GDP có xu hướng sụt giảm khá mạnh sau đó, thậm chí chỉ còn đạt 5,03% năm 2012 nên ngân hàng tăng cường nắm giữ tài sản thanh khoản, dư nợ tín dụng sụt giảm nhưng sau đó, cùng với xu hướng tăng trưởng GDP được cải thiện dần thì xu hướng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng được thể hiện rất rõ, điều này cũng đồng nghĩa với RRTK tiềm ẩn tăng lên. Với hệ số hồi quy là 5,535% hàm ý rằng khi lạm phát tăng lên thì RRTK ở ngân hàng cũng gia tăng cùng chiều. Trong giai đoạn 2011-2016, lạm phát có xu hướng được kiểm soát tốt và sụt giảm khá mạnh: từ mức 18,58% năm 2011 đến năm 2015 chỉ còn ở mức 0,63%. Năm 2016 tuy có gia tăng khá mạnh, song cũng chỉ ở mức 4,74% do vậy sự tác động của lạm phát tới RRTK của ngân hàng trong giai đoạn này là không đáng kể. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 Nhân tố Hệ số ROE Tác động Với hệ số hồi quy 1,636 hàm ý rằng ROE sẽ tác động tiêu cực đối với RRTK của ngân hàng. ROE của Agribank năm 2011 lên tới 26,81% - một tỷ lệ rất cao so với các NHTMNN khác cùng năm. Nhưng hệ số này có sự sụt giảm rất mạnh các năm sau đó trong khi các NHTMNN khác lại có xu hướng tăng khá mạnh hệ số ROE. Với việc duy trì hệ số ROE ở mức tương đối thấp trong giai đoạn sau 2011-2016, tác động của ROE tới RRTK của Agribank là không đáng kể. Hay, việc chủ động giảm ROE, Agribank đã kiểm soát tốt RRTK những năm sau 2011 cho đến nay. Nguồn: tính toán của tác giả 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.4.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, mô hình tổ chức quản trị RRTK đã có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị. Từ mô hình quản trị rủi ro phân tán theo từng chi nhánh với hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro chưa phát triển thì cuối năm 2012 việc quản trị RRTK theo mô hình hoàn toàn mới tại Hội sở chính với việc quy định rất chi tiết các nhiệm vụ cho từng Phòng/Ban chức năng và theo cấu trúc 3 tầng bảo vệ theo khuyến cáo của Basel. Hơn nữa, chiến lược quản trị RRTK cũng có sự thay đổi toàn diện theo hướng chú trọng nhiều hơn vào mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động và quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong toàn hệ thống để bảo đảm an toàn thanh khoản gắn với kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Việc giám sát và báo cáo thanh khoản cũng đang từng bước được điều chỉnh theo hướng thiết lập các giới hạn/tiêu chuẩn nội bộ thay vì hoàn toàn tuân thủ các giới hạn quy định của NHNN. Thứ hai, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế trong quản trị RRTK. Do rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn diễn biến rất phức tạp mà một trong những nguyên nhân là do dịch vụ cung cấp đa dạng, phạm vi hoạt động rộng…nên tuân thủ pháp luật luôn là yếu cầu bắt buộc với tất cả các NHTM. Ý thức được yêu cầu này nên Agribank luôn tuân thủ hành lang pháp luật và các thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là tuân thủ các giới hạn do NHNN quy định. Mặc dù chưa có bộ phận riêng chuyên về theo dõi và quản trị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 RRTK, nhưng những năm qua, công tác tổ chức và thực hiện các văn bản về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN cũng tương đối rõ ràng, ít nhiều cũng đem lại hiệu quả trong công tác quản trị RRTK của ngân hàng, giúp Agribank chống đỡ thành công trước các tác động rất tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu thời gian qua mang đến cho ngân hàng. Việc chống đỡ thành công không chỉ được thể hiện ở việc mặc dù có những giai đoạn ngân hàng rất khó khăn trong giải quyết vấn đề thanh khoản phát sinh nhưng chưa phải cầu viện đến sự trợ giúp từ NHNN, mà còn được thể hiện ở việc ngân hàng xử lý các yêu cầu về thanh khoản phát sinh với chi phí hợp lý, qua đó, uy tín và thương hiệu của Agribank vẫn được duy trì và phát huy trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Thứ ba, ngân hàng đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), qua đó giúp xóa bỏ được tình trạng tồn tại rất nhiều hệ thống phền mềm cũ với công nghệ lạc hậu, rủi ro cao và rất khó kiểm soát. Với phần mềm quản lý mới IPCAS giúp Agribank đạt được mục tiêu quan trọng là thống nhất toàn hệ thống về chương trình phần mềm và quy trình công nghệ, dữ liệu toàn quốc được xử lý tập trung, cho phép Hội sở chính cũng như các Chi nhánh khai thác số liệu trực tuyến hàng ngày phục vụ công tác quản trị, điều hành. Với việc triển khai trong thực tiễn Dự án Hiện đại hóa cung cấp hệ thống thông tin tập trung, mọi dữ liệu được cập nhật trực tuyến về Hội sở chính, qua đó, mọi sản phẩm của Agribank đưa ra thị trường đều được quản lý tập trung tại Hội sở chính, tạo thuận lợi trong việc xây dựng các chương trình công nghệ phục vụ công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt là quản trị RRTK trong điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và rất phức tạp về quy mô thị trường và chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng trên thị trường. Thông qua hệ thống này, việc cân đối nguồn vốn trong toàn hệ thống sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 Thứ tư, huy động nguồn vốn đã được chú trọng nhằm bảo đảm nguồn cung thanh khoản. Mặc dù những năm gần đây, nhất là những năm trước 2012, thị trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến rất phức tạp, sự cạnh tranh giữa các TCTD trong nước quá nóng dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường tài chính trong nước thời gian này là đặc biệt cao, gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho hoạt động tín dụng, nhất là trong công tác huy động vốn (một nguồn cung thanh khoản có tính chất quyết định cho các TCTD). Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của từng cán bộ ngân hàng đặc biệt là những quyết sách có tính chiến lược đúng đắn, nên nguồn vốn huy động của Agribank vẫn tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Thứ năm, hoạt động tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu từng bước được xử lý, an toàn thanh khoản ngân hàng cũng vì thế được tạo lập và duy trì tốt. Trước những nhu cầu về vốn tín dụng tăng rất nóng những năm gần đây, rất nhiều TCTD Việt Nam mở rộng cho vay và đầu tư quá mức khó kiểm soát, dẫn tới chất lượng tín dụng giảm thấp nghiêm trọng, các tiêu cực trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng. Các tư liệu thực tế cho thấy rằng các bất cập này cũng đã phát sinh tại Agribank. Với một thực tế là Agribank có mạng lưới các Chi nhánh và Phòng Giao dịch quá lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng của các khách hàng ngày càng cao, hơn nữa, các đối tượng khách hàng của Agribank cũng ngày càng đa dạng và phong phú, trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nên những rủi ro là khó tránh khỏi, thậm chí còn khá tiêu cực, song nhìn về tổng thể thì dẫu sao Agribank cũng đã có những thành công nhất định, nhất là trong công tác quản trị RRTK, bởi vì trong điều kiện nợ xấu tại Agribank diễn biến phức tạp tất yếu sẽ đe dọa đến an toàn thanh khoản của ngân hàng, song ngân hàng vẫn hoạt động ổn định, nợ xấu đã và đang tiếp tục được kiểm soát hiệu quả, nhất là thời gian gần đây, với sự ra đời và hoạt động của VAMC đã giúp ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng, càng giúp công tác quản trị RRTK của ngân hàng được thuận lợi. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 2.4.2. Những mặt còn hạn chế Thứ nhất, hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng Agribank còn mang tính thụ động, chưa chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Các công cụ hiện tại Agribank đang sử dụng để quản trị RRTK chủ yếu dựa trên các yêu cầu của NHNN. So với thông lệ quốc tế, Agribank còn thiếu phương pháp đo lường/công cụ nội bộ để đánh giá RRTK của riêng ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng chưa có các chỉ số cảnh báo sớm để nhận diện các vấn đề RRTK phát sinh, chưa thực hiện định kỳ thử nghiệm sức chịu đựng cho RRTK cũng như chưa áp dụng kiểm soát nội bộ trong việc nắm giữ “mức đệm” tài sản thanh khoản. Mặc dù một số công cụ như phân tích và quản trị độ lệch thời gian, tình huống, rủi ro tập trung, ảnh hưởng của các cam kết cho vay chưa giải ngân,… đã được triển khai song chưa được nhân rộng và có sự linh hoạt trong việc ứng dụng thực tiễn. Các giả định về thanh khoản chưa được tập hợp và xây dựng một cách hệ thống từ đó chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó khi RRTK phát sinh. Do chưa có các công cụ cần thiết, ngân hàng chưa nắm rõ mức độ RRTK của mình, quản trị RRTK hầu như vẫn mang tính chất thụ động, nên hầu như ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào giới hạn tuân thủ của NHNN, chứ chưa có giới hạn nội bộ trên cấp độ toàn hệ thống cho mục đích quản trị RRTK. Điều này dẫn tới hiệu quả công tác quản trị RRTK của Agribank chưa cao. Các giới hạn tuân thủ về quản trị thanh khoản mà NHNN đưa ra được thiết lập như nhau cho tất cả các TCTD. Do đó, về cơ bản chúng không phản ánh đúng bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của từng ngân hàng riêng lẻ. Trong điều kiện hội nhập tài chính, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, các cú sốc tài chính ngân hàng khu vực và toàn cầu diễn biến khó lường, việc quản trị RRTK một cách thụ động có thể khiến hoạt động kinh doanh của Agribank gặp rủi ro. Mặt khác, chính sự thụ động trong hoạt động quản trị rủi ro cũng khiến hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng đạt thấp. Ngoài việc quản trị RRTK một cách khá thụ động, chất lượng hoạt động quản lý RRTK của ngân hàng chưa thực sự chuyên nghiệp. Sự chưa chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý RRTK tại Agribank thể hiện ở chỗ có những thời điểm dư Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản. Điều này khiến cho hoặc là lãng phí nguồn thanh khoản hoặc là đẩy ngân hàng vào tình thế phải chịu chi phí cao để bù đắp. Thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn tại Agribank chưa thực sự tốt. Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực và sự phối hợp trong công tác quản trị RRTK của Agribank còn chưa cao. Theo thống kê tại Agribank thì trong tổng số cán bộ/nhân viên tính đến cuối năm 2016 là 35.903 người thì số người có kinh nghiệm nghề nghiệp (trên 05 năm trong nghề) là 30.188, chiếm trên 84% tổng số cán bộ/nhân viên trong ngân hàng, số được đào tạo đạt trình độ Đại học trở lên là 31.701 người, tức là chiếm trên 88% là được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó: (i) số được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính – ngân hàng là 20.448 người, tức là chỉ khoảng gần 57% số cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, (ii) số được đào tạo ở nước ngoài là 322 người, chiếm khoảng gần 0,9% tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng này. Các tư liệu phân tích trên đây cho thấy một thực tế là mặc dù đại bộ phận cán bộ/nhân viên của Agribank đã được đào tạo đạt trình độ cao, đa phần đã có kinh nghiệm và những kỹ năng nghề cần thiết để hoạt động, song số được đào tạo đúng chuyên ngành còn thấp, đa phần được đào tạo trong nước, số được đào tạo ở nước ngoài còn quá thấp, điều này sẽ có thể là lực cản trong quá trình hội nhập tài chính của ngân hàng này. Nếu xét riêng số cán bộ trực tiếp làm công tác quản trị RRTK thì nhìn chung còn khá nhiều hạn chế, các kinh nghiệm, kỹ năng còn nhiều bất cập, đặc biệt là khả năng tổng hợp thông tin, năng lực dự báo thị trường, các kịch bản xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn… Tóm lại, các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro song lại chưa có tầm nhìn bao quát, chưa lường trước được các diễn biến của thị trường để có thể dự báo chính xác ngân hàng liệu sẽ phải đối diện với rủi ro trong tương lai hay không. Một bộ phận không nhỏ cán bộ tác nghiệp song lại thiếu tư cách đạo đức khiến uy tín của ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong công tác quản trị RRTK tương đối hạn chế khi các chi nhánh, phòng ban thường coi công tác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 quản trị RRTK thuộc trách nhiệm của Hội sở chính. Việc không đánh giá đúng mực về công tác quản trị RRTK này đã khiến công tác báo cáo liên quan tới thông tin về thanh khoản được thực hiện chậm trễ và chưa chuyên nghiệp. Thứ ba, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và ý thức về sự đa dạng hóa sản phẩm chưa được đầu tư đúng mức. Trong quá trình quản lý RRTK, việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới là rất quan trọng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng. Một số sản phẩm phái sinh có thể giúp ngân hàng trong việc điều hòa thanh khoản trong khi vẫn mang lại cho ngân hàng nguồn thu từ phí. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa sản phẩm còn khiêm tốn của Agribank trong thời gian qua đã giới hạn sự phát triển của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có sự chưa hợp lý trong nguồn huy động tiền gửi. Nguồn huy động chủ yếu là các khoản huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn. Huy động tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm chỉ chiếm khoảng 20% tổng huy động tiền gửi trong khi nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngày càng gia tăng dẫn tới tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn lớn. Sự bất hợp lý này dẫn đến việc Agribank khó đa dạng hóa được thời gian vay vốn hoặc nếu cho vay thời hạn dài sẽ tạo ra RRTK lớn cho ngân hàng. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, môi trường pháp luật cho hoạt động quản trị RRTK ngân hàng còn chưa đồng bộ và hoàn thiện. Mặc dù đã có một số văn bản pháp luật quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của các TCTD với những đổi mới theo Basel II, cho đến nay vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện quản trị RRTK theo chuẩn mực này. Hiện nay, BIS đã đưa ra các quy định về quản trị RRTK ngân hàng tại Basel III, song những đổi mới luật pháp của Việt Nam mới chỉ dừng ở việc triển khai áp dụng các quy định của Basel II. Sự thiếu hụt về hướng dẫn chi tiết mang tính ứng dụng của cơ quan quản lý có thể đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc áp dụng các chuẩn mực quản trị RRTK mới. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 Thứ hai, thị trường tài chính của Việt Nam còn phát triển chưa đồng đều. Sự kém phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nằm ở sự chậm phát triển của thị trường vốn. Điều này đã tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam khi vừa chịu gánh nặng cho vay ra nền kinh tế vừa khó huy động vốn nhàn rỗi khi cần thiết trên các thị trường khác với chi phí thấp hơn thị trường liên ngân hàng. Thứ ba, kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn. Sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có thể được nhìn nhận thông qua các vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt như thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ xấu, thị trường ngoại hối, vàng biến động, lãi suất. Bảng 2.28: Diễn biến thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (%) Thâm hụt ngân sách Nợ công so GDP 2011 5,5 54,9 2012 5,36 55,4 2013 6,6 54,2 2014 4,4 60,3 2015 6,1 62,2 2016 5,64 64,73 Nguồn: [133] Thâm hụt ngân sách kéo dài khiến các nguy cơ lạm phát kỳ vọng luôn tiềm ẩn và điều này cũng khiến các NHTM rất khó khăn trong công tác huy động nguồn tiền tiết kiệm trong nền kinh tế - đây là một nguồn cung thanh khoản quan trọng của các NHTM. Đối với vấn đề nợ công, nợ công gia tăng cũng có nghĩa là tín dụng Nhà nước ngày càng tăng lên thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ. Điều này sẽ khiến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên do cung tín dụng không thay đổi trong khi cầu tín dụng tăng chủ yếu do nhu cầu vay vốn của Chính phủ tăng. Khi lãi suất tín dụng tăng lên sẽ gây ra hệ quả là các NHTM khó huy động vốn do nguồn tiền tiết kiệm chảy vào thị trường trái phiếu Chính phủ. Ngoài thâm hụt ngân sách và nợ công, những tác động bất thường của môi trường trong nước và quốc tế cũng như tâm lý kỳ vọng còn khá lớn trong dân chúng nên lạm phát của Việt Nam cũng có những diễn biến rất phức tạp6. 6 Cần lưu ý là cách tính chỉ số CPI của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh đúng thực trạng diễn biến lạm phát của Việt Nam những năm qua, chủ yêu do cách xác định rổ hàng hóa dịch vụ chưa chính xác với nhóm hàng lương thực thực phẩm chiếm tới 42,5% trong rổ hàng để tính nên những biến động của nhóm hàng hóa này sẽ tác động rất mạnh đến chỉ số CPI của Việt Nam. Do vậy, một vài năm trở lại đây, mặc dù chỉ số CPI của Việt Nam khá thấp (Bảng 2.20), nhưng các nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vẫn rất cao xuất phát từ môi trường gây lạm phát còn diễn biến phức tạp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 136 Bảng 2.29: Diễn biến chỉ số CPI của Việt Nam CPI (%) 2011 18,13 2012 6,81 2013 6,04 2014 2,84 2015 0,65 2016 4,74 Nguồn: [133] Lãi suất huy động vốn thời gian qua tại hầu hết các NHTM đang có dấu hiệu tăng phần nào phản ánh kỳ vọng về lạm phát của công chúng. Hơn nữa, một khi nợ xấu chưa được giải quyết triệt để thì áp lực tăng lãi suất vẫn là hiện hữu trong hệ thống ngân hàng. Như vậy, các áp lực tăng lãi suất trong tương lai vẫn rất lớn nếu như NHNN không có các giải pháp kiểm soát thị trường hiệu quả và khi đó, các nguy cơ RRTK tiềm ẩn vẫn hiện hữu đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, trong đó đặc biệt đối với Agribank bởi dù sao thì ngân hàng vẫn phải thực thi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ với lãi suất chủ yếu mang tính chính sách trong khi lại phải huy động vốn theo điều kiện thị trường. Thứ tư, sự cạnh tranh lớn trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam chỉ khoảng trên 200 tỷ USD với trên 90 triệu dân, nhưng có tới 4 NHTMNN, 3 ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 28 NHTMCP, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngoài ra còn có các Quỹ Tín dụng Nhân dân, các Công ty tài chính và cho thuê tài chính... Điều này khiến tại thị trường Việt Nam đã và đang tiếp tục có sự cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt giữa các TCTD và phi tín dụng trong huy động vốn, điều này đã và đang tiếp tục gây các áp lực lên lãi suất và năng lực thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng và các định chế tài chính nói chung. Thứ năm, công tác thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế của hoạt động thanh tra giám sát của NHNN được thể hiện trên một số nội dung sau đây: (i) Nội dung thanh tra giám sát còn nặng về số liệu thống kê, chưa xây dựng được các chỉ tiêu hợp lý nhằm đánh giá và xếp loại chính xác ngân hàng theo chuẩn mức quốc tế; (ii) Hoạt động thanh tra còn măng nặng tính chất kiểm tra, xử lý những vi phạm quy chế, theo từng vụ việc; (iii) Kết quả thanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 tra chưa mang tính cảnh báo đối với các TCTD, nhất là các cảnh báo các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Việc hạn chế trong công tác thanh tra, giám sát khiến các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng dễ rơi vào tình trạng rủi ro, trong đó có RRTK, đặc biệt là động lực hay “ý thức” về quản trị RRTK sẽ không được nâng cao đúng mức. Thứ sáu, hệ thống thông tin thiếu minh bạch. Hiện nay tại Việt Nam, ngoài trung tâm CIC và Phòng thông tin của ngân hàng, thì chưa có tổ chức nào khác cung cấp thông tin có chất lượng về khách hàng, điều này khiến các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Agribank, thiếu nguồn thông tin để kiểm chứng. Hơn nữa, hệ thống thông tin do CIC cung cấp còn có những hạn chế nhất định, trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng được yêu cầu về thông tin chi tiết cho việc đánh giá khách hàng của NHTM. Thứ bảy, tâm lý khách hàng của Việt Nam chưa ổn định, cách ứng xử theo kiểu “đám đông”. Tâm lý công chúng đóng vai trò quan trọng trong quản trị RRTK. Đối với Việt Nam, hiệu ứng tâm lý “đám đông” là đặc điểm có thể dùng để mô tả đối với công chúng. Điều này đã và đang tiếp tục là nguyên nhân khiến RRTK của các ngân hàng luôn bị đe dọa. Tuy đã có sự tồn tại của Luật Bảo hiểm tiền gửi cùng việc nâng hạn mức chi trả bảo hiểm lên 75 triệu đồng trên 1 tài khoản nhưng điều này cũng chưa thể giúp tâm lý khách hàng cải thiện nhanh được. Gần đây, Quốc hội lại thông qua việc khi ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, ngân hàng có thể bị phá sản. Điều này có thể ảnh hưởng lớn tới người gửi tiền khi việc lựa chọn ngân hàng chất lượng hoạt động tốt, thông tin minh bạch cao sẽ tốt hơn là gửi tiền tại ngân hàng trả lãi suất cao. 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, ngân hàng chưa thực sự chú trọng công tác quản trị RRTK. Mặc dù đã ý thức được những hậu quả tiêu cực của RRTK, song trong thực tiễn, Agribank vẫn chưa thực sự chú trọng đúng mức đối với công tác này. Thể hiện ở chỗ về mặt chính sách, quy trình mặc dù ngân hàng đã ban hành Quyết định số 2140 để quản trị RRTK, tuy nhiên Quyết định này vẫn chưa được thực hiện một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 cách đầy đủ trên thực tế. Do vậy, hoạt động quản RRTK tại ngân hàng trên cấp độ toàn hệ thống vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Sự chưa chú trọng tới công tác quản trị RRTK của Agribank còn thể hiện ở điểm ngân hàng chưa thiết lập bộ phận quản trị RRTK riêng biệt. Quản trị RRTK là một hoạt động phức tạp, có tính chuyên nghiệp rất cao, song hiện Agribank vẫn chưa thành lập một bộ máy riêng biệt để quản trị RRTK, dẫn tới hiệu quả công tác quản trị RRTK chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra. Trong điều kiện quy mô các Chi nhánh và Phòng Giao dịch lớn, bao trùm khắp cả nước, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, với số lượng khách hàng ngày càng tăng lên, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, các dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế xã hội rất lớn và rất phức tạp… thì nguy cơ RRTK càng diện biến phức tạp, khó kiểm soát. Chính vì thế, việc chưa hình thành một bộ máy quản trị RRTK độc lập sẽ khiến ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ RRTK tiềm ẩn lớn, khó nhận diện và kiểm soát, đe dọa sự an toàn bền vững trong hoạt động kinh doanh của Agribank cả ở hiện tại và tương lai. Điều này được thể hiện rõ trong thực tiễn ở một số thời điểm nhất định ngân hàng đã chịu sức ép thanh khoản rất lớn. Chiến lược quản trị RRTK còn mang tính chất bao quát, báo cáo phục vụ quản trị thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn, thiếu các báo cáo phân tích dài hạn phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Các tiêu chí, giả định để lập báo cáo khe hở thanh khoản mới dựa trên các quy định từ phái NHNN, chưa dựa trên các tiêu chí và giả định nội bộ Agribank, do vậy, chưa có cơ chế riêng trong dự báo dòng tiền trong tương lai. Thứ hai, hệ thống thông tin quản trị điều hành nói chung, trong đó đặc biệt là thông tin quản trị RRTK còn nhiều bất cập. Mặc dù Agribank đã đề ra quy trình về quản trị RRTK thông qua các yêu cầu bắt buộc về lập và trình các báo cáo hàng ngày và định kỳ lên Hội đồng thành viên và Ban Điều hành, chế độ báo cáo hiện tại của Agribank vẫn chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho Hội đồng thành viên và Ban Điều hành các báo cáo định kỳ để hỗ trợ Hội đồng thành viên và Ban Điều hành hiểu rõ hồ sơ thanh khoản của ngân hàng, từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 đó làm cơ sở để quyết định liên quan tới vấn đề RRTK. Tuy hệ thống IPCAS đã được triển khai, song các quy định quản lý hạn mức điều chuyển vốn còn nhiều hạn chế, với các chế tài phạt vi phạm hạn mức dư nợ, dư có chưa đủ mạnh (150% tỷ lệ phí điều chuyển vốn), dẫn tới việc vượt hạn mức xảy ra ở nhiều chi nhánh, gây áp lực thanh khoản rất lớn cho toàn hệ thống. Thứ ba, quy trình quản trị RRTK của Agribank còn bất cập. Sự bất cập trong quy trình quản trị RRTK tại Agribank được thể ở bảy nội dung như sau: (i) Ngân hàng đã có quy định về vai trò và trách nhiệm của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành về việc giám sát rủi ro toàn hệ thống trong Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Agribank. Tuy nhiên, các vai trò và trách nhiệm này chưa được nêu trong một chính sách quản trị rủi ro chính thức. (ii) Agribank đã thành lập hoặc có chủ trương thành lập một số Ủy ban/Hội đồng hỗ trợ cho Hội đồng thành viên và Ban Điều hành thực hiện chức năng giám sát rủi ro, tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc vận hành. Ủy ban quản lý rủi ro hiện chưa bao quát các rủi ro khác (trong đó có RRTK) ngoài RRTD. (iii) Việc giám sát rủi ro của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành chưa hiệu quả do chưa có cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phân kiểm soát nội bộ với Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro và các bộ phận khác như: Ban Pháp chế, Ban Kế toán Ngân quỹ. (iv) Vai trò và trách nhiệm của bộ phận Kiểm toán nội bộ chưa được xác định rõ ràng và quy định bằng văn bản về việc thực hiện rà soát độc lập tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro. (v) Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro chưa bao gồm các đơn vị chuyên biệt đối với rủi ro hoạt động, RRTK, rủi ro thị trường… (vi) Tại một số chi nhánh còn thiếu sự phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh. (vii) Ngân hàng chưa ban hành văn bản chính thức quy định vai trò và trách nhiệm liên quan tới quản trị rủi ro của các bộ phận kinh doanh. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 Thứ tư, sự chủ quan, ỷ lại vào cơ chế của Nhà nước. Sự chủ quan và ỷ lại vào cơ chế Nhà nươc khi Agribank vẫn là NHTM 100% vốn Nhà nước đã tác động đến việc Agribank chưa chú trọng đúng mức tới công tác nghiên cứu dự báo những diễn biến của kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường, các nhân tố tác động đến cung – cầu về thanh khoản. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là ở giai đoạn 2009-2011, Agribank đã triển khai sản phẩm huy động tiết kiệm bậc thang với lãi suất cao với thời hạn gửi dài. Sự biến động lãi suất giảm dần sau đó đã khiến Agribank phải chịu chi phí rất cao cho những sản phẩm này và kết quả là Agribank đã phải hủy bỏ sản phẩm này. Chính việc huy động vốn qua triển khai sản phẩm tiết kiệm bậc thang với lãi suất cao cho thấy sự thiếu cẩn trọng của Agribank trong việc phân tích, đánh giá kỹ thị trường trước khi đưa sản phẩm vào thực tiễn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của Luận án đã tập trung đề cập phân tích và làm rõ thực trạng RRTK của Agribank chủ yếu trong giai đoạn 2011-2016. Những năm qua, Agribank đang phải đối mặt với các RRTK tiềm ẩn lớn khi ngân hàng đã có cơ cấu tín dụng rủi ro cao và chưa tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiềm ẩn RRTK của Agribank cũng đã được Luận án đánh giá phân tích thông qua mô hình kinh tế lượng. Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng quản trị RRTK tại Agribank trong giai đoạn 2011-2016 thông qua việc xem xét mô hình quản trị rủi ro thanh khoản, các quy định và quy trình quản trị, đánh giá các tỷ số phản ánh năng lực thanh khoản trong giai đoạn khảo sát để chỉ ra mức độ cải thiện tình hình thanh khoản trong ngân hàng. Từ việc phân tích thực tiễn, đã chỉ ra các kết quả đã đạt được, một số tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị RRTK tại Agribank. Các hạn chế và nguyên nhân hạn chế sẽ là cơ sở để Luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp trong chương 3. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu tổng quát trong hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào: (i) Phát huy vị thế của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam, thực sự trở thành một NHTM chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ phi tín dụng khác đáp ứng nhu cầu về tài chính cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với các chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được hoạch định; (ii) Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, bền vững; (iii) Từng bước áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để qua đó triển khai và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân chúng ở các trung tâm kinh tế nông thôn và đô thị, qua đó phát huy các lợi thế của ngân hàng là có mạng lưới chi nhánh bao trùm khắp cả nước; (iv) Duy trì và nâng cao khả năng sinh lời trong kinh doanh thông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, tăng cường chú trọng vấn đề an toàn kinh doanh, tiết giảm chi phí hoạt động thông qua sắp xếp và chấn chỉnh lại mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch; (v) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn hệ thống - coi đây là một trong những nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 trong quá trình hội nhập ngân hàng, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng những năm tới. Các mục tiêu phấn đấu là: - Giữ vững và củng có vị thế chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; - Đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định, tiến tới bảo đảm sự an toàn bền vững trong kinh doanh. Trước mắt sẽ tập trung thực thi các cam kết về xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản, có cơ chế linh hoạt tăng vốn điều lệ; - Tiếp tục hoàn thiện và phát huy tác dụng của hệ thống Quản trị Rủi ro toàn diện, hướng tới một quy trình quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế nhằm phát triển an toàn và bền vững; - Đẩy nhanh tiến độ áp dnụg công nghệ thông tin, tiếp tục đầu tư để nâng cấp cơ sở hậ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tẳng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế, tăng hiệu quả quản trị điều hành trong hệ thống Agribank; - Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa Agribank trở thành một tỏ chức tài chính ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh, lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động; - Nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động, củng cố và phát huy vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 3.1.2. Định hướng trong quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản trị RRTK đối với sự an toàn bền vững trong kinh doanh ngân hàng, trong thời gian tới, Agribank đề ra các chủ trương lớn là: (i) Từng bước hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng hoạt động quản trị RRTK thông qua việc xây dựng khe hở thanh khoản và hồ sơ thanh khoản một cách trung thực, coi đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự an toàn bền vững trong kinh doanh của ngân hàng; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 (ii) Hình thành bộ máy quản trị RRTK độc lập để theo dõi và quản trị RRTK qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTK; Chú trọng hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, từng bước cập nhật các thông tin hoạt động để làm cơ sở ra các quyết định quản trị chính xác dựa trên các căn cứ thực tiễn và khoa học; (iii) Xây dựng và hoàn thiện phương pháp đo lường, hệ thống các công cụ nội bộ để đánh giá RRTK, cũng như giúp kiểm tra khả năng chịu đựng RRTK của ngân hàng theo định kỳ; (iv) Tăng cường khả năng cảnh báo sớm các rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt là RRTK. 3.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN RRTK là loại rủi ro mang tính chất thường trực, có tác động rất lớn và sâu sắc tới sự an toàn bền vững trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, Ban lãnh đạo Agribank luôn nhận thức rõ việc tăng cường quản trị RRTK là yêu cầu tất yếu đặt ra cho ngân hàng mình. Tuy vậy, quản trị RRTK là một hoạt động rất phức tạp, dựa trên đánh giá tổng hợp các nhân tố tác động trong từng hoàn cảnh và điều kiện nhất định của từng NHTM trong từng thị trường nhất định; hơn nữa, RRTK diễn biến rất nhanh, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính có biến động phức tạp, thì RRTK càng diễn biến khó lường,… Xuất phát từ đó, đòi hỏi công tác quản trị RRTK của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải có tính chuyên nghiệp rất cao trên cơ sở quán triệt các quan điểm: Thứ nhất, RRTK là loại rủi ro có tính chất thường trực, gắn với hoạt động kinh doanh của các NHTM, cho nên, quản trị RRTK tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải được quan tâm sâu sắc thường xuyên, liên tục. Hoạt động kinh doanh của NHTM càng đa dạng và phức tạp, thì hoạt động quản trị RRTK càng phải được đề cao. Thứ hai, an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của NHTM không phải lúc nào cũng “song hành” cùng nhau, nên nếu NHTM quá chú trọng tới an toàn thanh khoản thì rất có thể sẽ phải hy sinh mục đích lợi nhuận. Mà khi lợi nhuận bị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 sụt giảm sẽ tác động xấu tới năng lực tài chính của chính ngân hàng. Ngược lại, nếu NHTM quá chú ý đến thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đúng mức tới an toàn thanh khoản thì RRTK sẽ phát sinh và khi đó phí tổn xử lý sẽ gia tăng. Điều này đặt ra ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải căn cứ vào từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định để đưa ra các quyết định về kinh doanh và quản trị thanh khoản cho phù hợp trên tinh thần là càng mở rộng hoạt động kinh doanh thì công tác quản trị RRTK càng cần phải được đề cao, môi trường kinh doanh càng diẽn biến phức tạp thì càng cần phải chú ý công tác quản trị RRTK. Thứ ba, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải xây dựng phương pháp trên cơ sở xác định hệ thống các chỉ tiêu riêng nhằm đánh giá đúng mức độ RRTK phù hợp, đặc biệt chú ý các chỉ tiêu giúp cảnh báo nguy cơ RRTK tiềm ẩn. 3.3. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 3.3.1.1. Tăng cường năng lực tài chính Như đã phân tích trên đây thì hiện năng lực tài chính của hầu hết các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank khá thấp so với các NHTMNN khác và các ngân hàng trong khu vực. Quy mô vốn tự có thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tổng tài sản Có của ngân hàng, nhất là khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng và tác động xấu tới hệ số an toàn hoạt động của ngân hàng. Như phân tích trong Chương 2, thì hệ số an toàn hoạt động của Agribank là tương đối thấp nếu so sánh với CAR toàn hệ thống các TCTD Việt Nam tính đến cuối năm 2016, lại càng thấp hơn nhiều so với hệ số CAR của các NHTM nước ngoài được so sánh7. Trong thực tế, các số liệu về hệ số CAR của các NHTM Việt Nam nói chung, trong dó có Agribank được tính toán dựa trên các tư liệu thống kê được công bố trong Báo cáo 7 Theo thống kê thì CAR của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016 hiện ở mức 12,8%. Con số này có thể thấp hơn nhiều nếu như tính theo chuẩn mực Basel 2. Trong khi đó, CAR của hệ thống ngân hàng Thái Lan và Indonesia theo Basel 3 lần lượt ở mức 17% và 21,4%. [21] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 thường niên của chính các ngân hàng này và nhìn chung độ tin cậy của các số liệu là chưa cao bởi các số liệu thống kê về nợ xấu quy đổi chưa chính xác. Nhiều ý kiến cho rằng nợ xấu của các NHTM Việt Nam đang bị che dấu, do thiếu sự minh bạch và tính toán chưa theo thông lệ quốc tế và nếu theo đúng thông lệ quốc tế để tính toán thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có Agribank sẽ còn cao hơn nhiều (các NHTM thường công bố số liệu về nợ xấu thấp hơn ít nhất khoảng 3 lần so con số chính thức [20]. Do vậy, nếu tính đúng các khoản nợ xấu thì hệ số CAR của các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank sẽ bị sụt giảm nhiều hơn nữa, thậm chí không đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ an toàn tối thiểu được quy định trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010) và Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010) về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN. Hệ số này lại càng thấp so với chuẩn quy định trong Basel III, với việc nâng mức an toàn tối thiểu lên 13% để bao gồm cả rủi ro do biến động kinh tế vĩ mô (rủi ro có tính chu kỳ) và rủi ro chéo trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính (nếu xét tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm qua thì cả 2 vấn đề rủi ro có tính chu kỳ và rủi ro chéo cần được tính tới). Chính vì vậy, trong những năm tới Agrbank cần thiết phải tăng năng lực tài chính trước hết là phải tăng vốn tự có bởi đây là tấm đệm phòng khi ngân hàng gặp rủi ro sụt giảm giá trị bên tài sản. Nếu như các NHTM cổ phần có nhiều giải pháp khác nhau cho vấn đề tăng vốn điều lệ như tăng cường việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tăng cường các hoạt động mua bán sáp nhập, tăng cường hoạt động liên doanh…, thì đối với Agribank, các biện pháp trên trước mắt chưa thể vận dụng. Do vậy, để tăng vốn điều lệ cho Agribank thì đòi hỏi cần thiết phải từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Agribank cũng có thể từng bước tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ động tăng trích lập các quĩ, tăng cường phần lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn hoạt động. Việc tăng trích lập các quỹ đòi hỏi sự chia sẻ giữa Agribank và nhân sự. Theo đó, một phần nhân sự sẽ bị cắt giảm hoặc chấp nhận chế độ thấp để nâng cao năng suất làm việc của cán bộ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 3.3.1.2. Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn Để giúp phòng ngừa RRTK một cách hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, quy trình, phương pháp quản trị RRTK thì đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, bảo đảm sự ổn định của nguồn vốn. Muốn vậy, đói hỏi ngân hàng phải thường xuyên xem xét, đánh giá các mối quan hệ với các nhà cung cấp vốn, mức độ tập trung của các nhà cung cấp vốn. Để tiếp cận nguồn vốn hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng cần phải áp dụng các biện pháp sau đây: Thứ nhất, phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhất là với những người gửi tiền lớn, các đối tác, các ngân hàng đại lý… Tức là phải xây dựng mối quan hệ chiến lược khách hàng hiệu quả. Trong thực tế mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiền là mối quan hệ dựa trên cơ sở lợi ích. Để hấp dẫn người gửi tiền thì buộc ngân hàng phải dành cho khách hàng nhiều lợi ích hơn so với các ngân hàng khác. Tuy vậy, nếu ngân hàng dành nhiều lợi ích cho khách hàng thì cũng đồng nghĩa với việc lợi ích của chính ngân hàng bị suy giảm. ngân hàng sẽ phải cân nhắc mâu thuẫn lợi ích này để đưa ra các quyết định cho phù hợp nhằm lôi kéo khách hàng mới cũng như duy trì các khách hàng chiến lược, qua đó giúp ngân hàng có thể ổn định được nguồn vốn huy động. Thứ hai, đa dạng hóa danh mục tài sản Nợ, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận nguồn vốn từ nhièu nguòn khác nhau. Điều này là rất quan trọng bởi nó giúp ngân hàng có thể tránh được rủi ro trong huy động nguồn. Việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động có thể thực hiện thông qua: (i) Đa dạng hóa kỳ hạn huy động nguồn: ngân hàng sẽ tiến hành huy động nguồn vốn với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, đièu này sẽ giúp ngân hàng có thể huy động được nhiều gnuồn vốn trên thị trường do đáp ứng được các nhu cầu da dạng về sản phẩm tiền gửi của khách hàng; (ii) Đa dạng hóa về loại tiền trong huy động: Tức là ngân hàng sẽ huy động vốn bằng nhiều loại tiền khác nhau, qua đó giúp ngân hàng giảm sự lệ thuộc vào Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 một loại tiền tệ trong huy động, từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro khi chi phí huy động nguồn gắn với loại tiền này có sự thay đổi theo hướng bất lợi. Tuy vậy, việc huy động vốn bằng các loại ngoại tệ sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro hối đoái, từ đó yêu cầu ngân hàng phải rất thận trọng khi đưa ra các quyết định huy động nguồn bằng các loại ngoại tệ; (iii) Đa dạng hóa phạm vi thị trường trong huy động: Với phạm vi các Chi nhánh, các Phòng Giao dịch bao trùm khắp cả nước cho phép Agribank có thể đa dạng hóa phạm vi thị trường trong huy động nguồn. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra hiện nay cũng như trong thời gian tới là do sự cạnh tranh quá mức trong huy động nguồn giữa các TCTD với nhau nên nguy cơ bị suy giảm thị phần huy động nguồn cũng như sự thiếu ổn định của nguồn vốn huy động của Agribank thời gian tới sẽ khó tránh nếu như ngân hàng không có các giải pháp về lãi suất cũng như cách ứng xử với các khách hàng lớn một cách hợp lý. Bởi thực tế là khá nhiều NHTMCP luôn đưa ra các mức lãi suất rất hấp dẫn khách hàng khiến cho không ít khách hàng của Agribank, trong đó có những khách hàng lớn đã chuyển sang gửi tiền ở các ngân hàng khác nếu như ít có sự ràng buộc trong các quan hệ thanh toán và tín dụng. Thứ ba, phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ để tăng cường huy động vốn với chi phí thấp. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một kênh huy động vốn với chi phí thấp mà hiệu quả tương đối cao. Hiện Agribank đang đẩy mạnh các dịch vụ này, như đưa ra những tính năng mới cho các loại thẻ cũ, đưa ra các sản phẩm thẻ mới, đưa ra các loại hình tài khoản mới giúp khách hàng vừa có thể chủ động rút tiền khi có nhu cầu, vừa được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Trong tương lai, ngân hàng còn cần phát triển hơn nữa các dịch vụ này, đặc biệt là nên phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ khác như dịch vụ điện, nước sinh hoạt, dịch vụ hàng không, dịch vụ điện thoại. Việc phối hợp để thanh toán các dịch vụ này có thể giúp ngân hàng duy trì được một lượng khách hàng lớn với số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cao và chi phí huy động thấp. Hơn nữa, điều này sẽ tạo ra sự gắn kết của khối lượng khách hàng hiện tại của Agribank với ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 Bên cạnh việc đa dạng hóa các công cụ huy động và phương thức huy động như trên, để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu về đa dạng hóa nguồn huy động, đòi hỏi Agrbank phải chú ý: Một là, cần tổ chức tốt bộ phận chăm sóc khách hàng tại mỗi Chi nhánh để tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh, có thái độ chu đáo, tận tình đối với khách hàng trên tinh thần vì quyền lợi của khách hàng. Hai là, xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng bá các tiện ích của từng sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi do Agribank cung cấp đến đông đảo công chúng. Ba là, tổ chức nghiêm túc công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong huy động tiền gửi, cả các đối thủ trực tiếp lẫn các đối thủ tiềm năng, qua đó định kỳ phải đưa ra cho được những cảnh báo sớm về lãi suất huy động, các sản phẩm huy động so sánh với các đối thủ, các hoạt động quảng cáo…Công tác này phải được chú trọng ở từng Chi nhánh và phải được chú ý theo dõi sát sao tại Hội sở chính. Bốn là, có cơ chế tài chính và giám sát hợp lý nhằm khuyến khích động viên các cán bộ nhân viên có thành tích tốt trong huy động nguồn vốn. Có cơ chế khen thưởng đối với nhân viên có sáng kiến đổi mới trong công tác huy động vốn như đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, thay đổi mẫu biểu theo hướng có lợi cho khách hàng giảm thời gian và chi phí giao dịch. 3.3.1.3. Nâng cao chất lượng cấp tín dụng Tín dụng là hoạt động tạo ra sức cầu thanh khoản rất lớn, đồng thời, khi chất lượng tín dụng thấp sẽ khiến RRTK tăng cao. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng phải được đặt ra cấp thiết, nhất là trong điều kiện chất lượng tín dụng khá thấp hiện nay của Agrbank đang đe dọa lớn tới an toàn thanh khoản của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải thực thi hàng loạt các giải pháp đồng bộ, trong đó, phải chú trọng một số biện pháp chính sau đây: Thứ nhất, chất lượng tín dụng thấp trước hết là do ngân hàng chưa coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149 phải tăng cường khâu kiểm tra kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú trọng kiểm soát hoạt động tín dụng. Thực hiện tốt khâu kiểm soát nội bộ sẽ giúp ngân hàng có thể dự báo được các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Thứ hai, nâng cao chất lượng khâu thẩm định tín dụng. Để thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Đây hiện vẫn là khâu yếu của hầu hết các NHTM Việt Nam trong hoạt động tín dụng do hệ thống thông tin kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế. Để xử lý hạn chế này đòi hỏi ngân hàng phải tự thiết lập hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin kinh tế xã hội chung, thông tin về khách hàng cho cán bộ tín dụng. Đồng thời, chú ý khai thác hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng từ CIC. Khi có đủ thông tin thì công tác thẩm định tín dụng mới đạt hiệu quả cao. Đói với công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi phải nâng cao năng lực phân tích thẩm định khách hàng cho các cán bộ tín dụng, chú ý đề cao hoạt động tái thẩm định tín dụng để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn. 3.3.1.4. Quản trị chặt chẽ các khách hàng có vốn huy động lớn và có mức dư nợ tín dụng cao Vốn huy động đến từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ người dân hay từ các doanh nghiệp. Đây là một nguồn vốn quan trọng đối với mỗi ngân hàng, nhưng lại có thể biến động mạnh và hoàn toàn phụ thuộc khách quan vào các biến động của môi trường. Vấn đề đặt ra là ngân hàng cần phải thiết lập được mối quan hệ với những khách hàng chủ chốt có lượng tiền huy động cao để có thể kiểm soát và dự báo được sự thay đổi của nguồn vốn này. Về mặt tác nghiệp, với nguồn vốn huy động từ trong dân, cần có một vài nhân viên chuyên trách để liên hệ với các khách hàng có lượng tiền gửi lớn tại Ngân hàng. Các nhân viên này chịu trách nhiệm thường xuyên liên hệ với khách hàng để biết kế hoạch sử dụng tiền của khách hàng. Định kì hàng tháng, trước 10 ngày và trước 2 ngày khi đến hạn tiền gửi tiết kiệm, các nhân viên này sẽ liên hệ qua điện thoại với khách hàng để biết khách hàng sẽ rút tiền hay tiếp tục gửi tiết kiệm. Ngoài ra các nhân viên này cũng liên tục cập nhật các thông tin khuyến mại và các sản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 phẩm hấp dẫn khác của ngân hàng cho khách hàng. Điều này củng cố mối liên hệ giữa ngân hàng – khách hàng và giúp ngân hàng chủ động điều chỉnh trạng thái thanh khoản cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xây dựng các chính sách riêng cho các khách hàng có tiền gửi tiết kiệm lớn và các khách hàng trung thành của mình, ví dụ như các khách hàng này được quyền thỏa thuận về tỷ lệ lãi suất huy động với ngân hàng. Tiếp cận nguồn vốn từ các công ty lớn và các tổng công ty cũng là biện pháp hiệu quả trong quản trị RRTK. Ngân hàng sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lước, bán cổ phiếu hoặc yêu cầu khách hàng duy trì số dư tiền gửi nhất định hoặc duy trì số dư trên thanh toán ở một mức nhất định. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu Khách hàng chuyển ngoại tệ qua kênh thanh toán của mình để có nguồn cung về ngoại tệ ổn định, đổi lại ngân hàng sẽ cam kết giải ngân hoặc có chính sách tín dụng đặc biệt cho Khách hàng. Điều này rất phù hợp với những công ty có hoạt động xuất khẩu mạnh, có quy mô lớn, vì ngoài tác dụng duy trì trạng thái thanh khoản tốt, ngân hàng cũng có thể bán chéo được nhiều sản phẩm khác, phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận của mình. Quản lý chặt chẽ những khách hàng có dư nợ lớn cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quản trị RRTK. Những doanh nghiệp có dư nợ lớn có thể là các các đối tác chiến lược hay là khách hàng lớn của Agribank, nhưng không vì thế mà ngân hàng lơi là việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. 3.3.1.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ rất quan trọng trong quản trị RRTK tại mỗi ngân hàng. Tiếp cận thị trường liên ngân hàng qua nghiệp vụ thị trường tiền tệ, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn. Mục đích của quản trị rủi ro thanh khoản là kiểm soát rủi ro tránh tình trạng mất thanh khoản, đồng thời tối đa hóa giá trị tài sản có của ngân hàng. Khối Quản lý Tài chính và Khối Nguồn vốn cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo huy động vốn kịp thời và đầu tư hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của ngân hàng. Hoạt động này cần được tiến hành và kiểm soát hàng ngày, thông qua việc kiểm soát hệ thống tài khoản Nostro Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 tại một bộ phận thuộc khối tác nhiệp. Việc quản lý tài khoản Nostro phải đảm bảo được ba mục tiêu: một là, đảm bảo mức dự trữ tiền đồng tại NHNN luôn đạt yêu cầu về dự trữ bắt buộc của NHNN; hai là, phối hợp được với các phòng tác nghiệp quản lý luồng tiền đi và đến của ngân hàng, bao gồm phòng thanh toán trong nước, phòng thanh toán quốc tế để dự báo được nhu cầu sử dụng tiền trên tài khoản Nostro trong 1 ngày tại ngân hàng, cũng như luồng tiền được ghi “có” vào tài khoản trong ngày; ba là, sử dụng hiệu quả tiền trên tài khoản Nostro vào các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thị trường tiền tệ để thực hiện mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản 3.3.2.1. Xây dựng khuôn khổ, hoàn thiện chính sách, quy trình, phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản Để đổi mới hoạt động quản trị RRTK theo phương pháp hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, đòi hỏi Agribank trước hết phải xây dựng được một chiến lược thanh khoản phù hợp trên cơ sở xác định được các công cụ kế hoạch hóa, các hạn mức… đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên thực tế, tầm quan trọng của thanh khoản vượt quá phạm vi của từng ngân hàng riêng rẽ bởi vì một sự thiếu hụt thanh khoản tại một ngân hàng nào đó có thể gây hiệu ứng nghiêm trọng đến toàn hệ thống. Chính vì vậy, việc quản trị RRTK yêu cầu các nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên xác định trạng thái thanh khoản của ngân hàng mình, hơn nữa, cũng cần phải đánh giá xem các yêu cầu tài trợ vốn sẽ thay đổi như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả những tình huống khủng hoảng thanh toán. Trong điều kiện bình thường, nếu một NHTM không xây dựng được một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ, thì khi tình huống có khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt là nếu như trong tình huống xấu nhất, nếu có khủng hoảng ngân hàng xảy ra thì sự tồn tại của ngân hàng sẽ bị đe dọa. Xuất phát từ đó, đòi hỏi Agribank cần phải thiết lập một chiến lược thống nhất về quản trị RRTK và chiến lược này phải được phổ biến trong toàn hệ thống. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 Chiến lược quản trị RRTK bao gồm các chính sách cụ thể về một số khía cạnh nhất định của quản trị RRTK: Cơ cấu tài sản Nợ, tài sản có, cách thức quản trị khả năng thanh khoản bằng các đồng tiền khác nhau, việc sử dụng các công cụ tài chính, tính lỏng và tính khả mại của các tài sản có… Trên thực tế, công tác quản trị RRTK không chỉ là trách nhiệm của một bộ phận nào đó, chẳng hạn là bộ phận quản trị RRTK độc lập của ngân hàng, mà là trách nhiệm của tất cả các những bộ phận kinh doanh trong ngân hàng với các hoạt động có nguy cơ xói mòn năng lực thanh khoản của ngân hàng đều phải nhận thức được chiến lược thanh khoản và hoạt động theo các cơ chế, chính sách cũng như tuân thủ các giới hạn đã được Ban lãnh đạo của ngân hàng phê duyệt. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần có một cơ cấu quản lý để thực thi có hiệu quả chiến lược quản trị RRTK. Trách nhiệm hoạch định chính sách quản trị RRTK và đánh giá lại các quyết định về quản trị thanh khoản tổng thể của ngân hàng phải được giao cho cấp quản lý cao nhất của ngân hàng và trách nhiệm quản trị thanh khoản tổng thể phải được giao cho một nhóm người cụ thể trong ngân hàng. Đồng thời, Ban Tổng Giám đốc của Agribank phải đặt ra các giới hạn để đảm bảo thanh khoản đầy đủ, có thể xác định các giới hạn đối với các chênh lệch dòng tiền lũy kế trong những thời kỳ nhất định. Mặt khác, chiến lược quản trị RRTK cũng cần đưa ra các tình huống khủng hoảng thanh khoản giả định, qua đó, kiểm tra sức chịu đựng RRTK của ngân hàng cũng như đưa ra các giới hạn tương ứng để bảo đảm tính linh hoạt và tính thực tiễn. Chiến lược quản trị RRTK còn cần thể hiện được kế hoạch dự phòng trong tình huống có rủi ro, bởi khi khủng hoảng xảy ra, thì ngân hàng sẽ có rất ít thời gian cho việc lập kế hoạch, khi đó, ban Lãnh đạo của ngân hàng sẽ phải đưa ra các quyết định nhanh dựa trên các số liệu thực tế. Bởi vậy, một kế hoạch dự phòng có thể giúp ban Lãnh đạo của ngân hàng sẵn sàng ứng phó với các tình huống rủi ro phát sinh. Khả năng chống đỡ những cú sốc tạm thời hoặc kéo dài về thanh khoản của ngân hàng với chi phí hợp lý có thể phụ thuộc vào tính đầy đủ của các kế hoạch dự phòng chính thức. Kế hoạch dự phòng phải nêu rõ các cơ chế để đảm bảo rằng các luồng thông tin là kịp thời và liên tục, cung cấp cho Ban lãnh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 đạo của ngân hàng những thông tin cập nhật, chính xác để đưa ra các quyết định nhanh. Một sự phân chia trách nhiệm rõ ràng phải được đưa vào kế hoạch này để tất cả những người có liên quan biết được họ sẽ phải làm gì trong tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, kế hoạch dự phòng phải bao gồm cả việc duy trì mối quan hệ khách hàng với các chủ sở hữu tài sản Nợ, các khách hàng vay, các đối tác kinh doanh, cơ chế bù đắp lượng tiền mặt thiếu hụt trong những tình huống xấu và phải xác định, lượng hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên rõ ràng tất cả các nguồn cung cấp vốn. Để đổi mới quản trị RRTK theo hướng hiện đại, yêu cầu Agribank phải đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan, trên cơ sở vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích thanh khoản. Có một số phương pháp giúp ngân hàng phân tích thanh khoản, trong đó ngân hàng có thể sử dụng 2 phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh yêu cầu ngân hàng luôn phải duy trì một lượng cụ thể về tài sản thanh khoản tương quan với những khoản nợ tại mỗi thời điểm nhất định. Nó bảo đảm rằng ngân hàng có đủ những tài sản dự trữ thứ cấp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để làm tăng vốn khả dụng đáp ứng bất kỳ nhu cầu chi trả nào. Tuy vậy, từ thực tiễn hoạt động tại ngân hàng cho thấy rằng việc tuân thủ các yêu cầu về tỷ lệ tài sản thanh khoản không chỉ ra được tình trạng thanh khoản thực tế của ngân hàng. Danh mục kỳ hạn tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng phụ thuộc vào loại thị trường cụ thể tài trợ cho chúng và điều này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Cũng có nghĩa rằng một chính sách quản trị RRTK hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào “lớp đệm” do tài sản dự trữ, mà còn phụ thuộc vào sự quản lý, theo dõi và dự báo trạng thái thanh khoản trong tương lai cũng như chính sách đa dạng về nguồn tài trợ. Sự duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp rủi ro, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hoặc ngược lại, việc nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản quá ít không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến RRTK. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 Để khắc phục những hạn chế trong phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh thì ngân hàng có thể vận dụng kết hợp với phương pháp phân tích thanh khoản động - là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Việc áp dụng kết hợp 2 phương pháp này sẽ giúp: (i) Cảnh báo đối với ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn và khả năng xử lý các vấn đề thanh khỏan từ ngắn hạn đến dài hạn; (ii) Tổ chức lại mô hình quản trị RRTK, đảm bảo bộ phận quản trị thanh khoản luôn được cung cấp thông tin kịp thời, chính xác; (iii) Cung cấp một phương tiện tốt hơn trong đánh giá trạng thái thanh khoản hiện tại và tương lai của ngân hàng. 3.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo liên quan đến rủi ro thanh khoản Hiện nay, Agribank đã tiến hành định kỳ một số các báo cáo liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản như sau: Báo cáo dòng tiền tích lũy; Báo cáo tỉ lệ thanh khoản; Báo cáo về khả năng thanh khoản, báo cáo cấu trúc thành phần tài sản nợ, có và các chỉ tiêu về thanh khoản so với hạn mức đặt ra; Báo cáo tình hình đầu tư của ngân hàng. Các báo cáo này về cơ bản đã cung cấp thông tin một cách sơ bộ đến cấp quản trị ngân hàng để có cơ sở đưa ra những quyết định điều hành bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để các quyết định được đưa ra một cách chính xác và toàn diện thì cần bộ phận phụ trách quản trị rủi ro của Agribank phối hợp với các bộ phận liên quan cung cấp các báo cáo tổng hợp thông tin đa chiều và sâu sắc hơn nữa, cụ thể cần tổng hợp thêm các báo cáo: a. Báo cáo Chênh lệch Cơ Cấu Tính hữu ích của loại báo cáo này giới hạn trong việc xác định “chênh lệch” về mặt lý thuyết giữa các tài sản, công nợ dài hạn và ngắn hạn. Vấn đề phát sinh đối với các sản phẩm và với các khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán không có ngày kết thúc theo hợp đồng như các tài khoản vãng lai, tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn, vốn, tài sản cố định và các khoản mục tương tự. Chúng ta cần sử dụng các giả thiết để lập báo cáo. Những khoản mục như vốn, tài sản cố định, tài sản khác và công nợ tốt nhất nên được đặt trong biên độ hoặc “nhóm” kỳ hạn dài nhất. Các sản phẩm tài sản và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 công nợ liên quan tới khách hàng mà không có kỳ hạn xác định cũng cần được phân bổ vào các biên độ kỳ hạn. Mục đích duy nhất của báo cáo này là chỉ rõ chênh lệch cơ cấu. Những kỳ hạn này tốt nhất được phân phối trong thời gian ngắn hạn như 1 tuần và 1 tháng. Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở sử dụng ngày đáo hạn cuối cùng theo hợp đồng của các sản phẩm và khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán. Các biên độ kỳ hạn được khuyến nghị là: - 1 tuần - 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, trên 6 tháng đến 12 tháng - Trên 1 năm-2 năm, trên 2 năm-3 năm, trên 3 năm-4 năm, trên 4 năm-5 năm - Trên 5 năm b. Báo cáo Rủi ro Vốn (Thanh khoản ngắn hạn) Mục đích của báo cáo này là nhằm đánh giá kịch bản nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Từ trước tới nay, các ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng phải tuân theo hình thức chỉ tiêu thanh khoản nào đó, thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản thanh khoản và các công nợ ngắn hạn. Vấn đề đối với chỉ tiêu “kế toán” này là thiếu những yếu tố chứng tỏ là rất quan trọng khi khủng hoảng thanh khoản thực sự xảy ra trong thực tế: - Khả năng huy động vốn của Khối Nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng - Yếu tố thời gian: Có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêu trong khoảng thời gian như thế nào? - Thời gian cần phải có trước khi các ngân hàng bắt đầu bán một số tài sản nhất định - Các ngân hàng có xu hướng bán các tài sản tại mức giá nào? - Bản chất của khủng hoảng thanh khoản: có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng? - Khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng như bình thường? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 - Luồng tiền tạo ra từ kết quả của các công cụ phái sinh và các hoạt động ngoại bảng cân đối kế toán? Báo cáo này sử dụng kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng. Báo cáo này chỉ dựa trên một số lượng hạn chế các khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán. Các khoản mục không có ngày đáo hạn được tính theo một trọng số tương ứng. Tổng tài sản thanh khoản (thanh khoản thực có) phải bằng hoặc lớn hơn tổng công nợ (thanh khoản cần có). Các giả thiết được sử dụng như sau: - Trong tuần đầu tiên, Khối Nguồn vốn sẽ cố gắng để quản lý trạng thái thanh khoản của Ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, chỉ các khoản mục tới hạn thường được Khối Nguồn vốn sử dụng được tính đến. - Việc tính toán tính thanh khoản trong thời gian 1 tháng bao gồm các khoản mục như đối với thời gian 1 tuần cộng thêm các khoản mục khác là các công cụ và sản phẩm quản lý thanh khoản của Khối Nguồn vốn và ALCO. - Ngân hàng sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng như bình thường. Chỉ một số tài sản sẽ được bán – với mức giá chiết khấu – những tài sản này thường do Khối Nguồn vốn kiểm soát theo chỉ định của ALCO nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản như trái phiếu trong các danh mục kinh doanh và đầu tư (kế hoạch cấp vốn dự phòng). - Mọi luồng tiền tiềm năng được xét tới là luồng tiền phát sinh do hoặc có thể là kết quả của (hoạt động kinh doanh) sản phẩm phái sinh và các giao dịch ngoại bảng cân đối kế toán khác. - 2 tình huống được sử dụng: Khủng hoảng thanh khoản toàn diện (có tính hệ thống) hoặc tình huống trong đó chỉ có ngân hàng báo cáo phải chịu các vấn đề về thanh khoản. - Các khoản mục không kỳ hạn thích hợp được tính trọng số theo kỳ báo cáo (1 tháng, 1 tuần) và loại hình đối tác. c. Báo cáo dự tính thanh khoản trong điều kiện kinh doanh bình thường Mục đích của báo cáo này là nhằm mô phỏng hay dự tính trạng thái thanh khoản thông thường mà Ngân hàng sẽ có, với giả thiết “hoạt động kinh doanh bình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 thường”. Rõ ràng rằng thông thường, tất cả các khách hàng gửi tiền không đồng thời rút toàn bộ tiền mặt của mình cùng một lúc. Hành vi khách hàng cho thấy những xu hướng nhất định dựa trên sở thích về sản phẩm và dự tính về tỷ giá. Các ngân hàng cố gắng gây ảnh hưởng tới hành vi khách hàng theo những cách nhất định bằng cách cung cấp các sản phẩm mới, thay đổi giá và chính sách định giá nhằm đạt được ngân sách đã đề ra về doanh số và thu nhập. Các ngân hàng cũng xây dựng các kế hoạch vốn và đầu tư để xử lý chênh lệch cơ cấu và tuân thủ các chỉ tiêu về thanh khoản và cân đối kế toán khác. Thật không may, khách hàng hiếm khi thực hiện theo dự tính và do vậy, sẽ có ích nếu đo lường và so sánh được các xu hướng thực tế với các mục tiêu ngân sách. Phương pháp hồi quy tuyến tính có thể được sử dụng cho mọi loại sản phẩm có thể “thể hiện hành vi” khác so với lịch đáo hạn. Công nợ có kỳ hạn cố định là một trường hợp phản ánh rõ vấn đề này. Hầu hết các khoản tiền gửi kỳ hạn cố định đều được quay vòng hoặc được gửi lại dưới dạng các khoản tiền gửi mới. Một ví dụ khác là cho vay kỳ hạn cố định. Ngày đáo hạn thể hiện một lịch đáo hạn nhất định, ngân sách dự toán đưa ra một lịch đáo hạn khác, sự biến động thực tế của doanh số có thể lại khác hẳn. Các ngân hàng có thể điều chỉnh lượng (cung cấp) các khoản cho vay khi có nhu cầu của khách hàng nhưng sẽ rất khó để tạo ra doanh số cho vay nếu nhu cầu không tồn tại. Các ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc tăng doanh số tiền gửi kỳ hạn cố định khi khách hàng ưa thích các công cụ có lãi suất biến đổi hơn do hy vọng lãi suất sẽ tăng. 3.3.2.3. Đa dạng hóa các công cụ dự phòng rủi ro thanh khoản Tài sản dự phòng thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay nhìn chung còn khá đơn diệu, chúng bao gồm các tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc Nhà nước. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi các NHTM Việt Nam, trong đó có Agrbank, phải tìm cách da dạng hóa các công cụ dự phòng thanh khoản. Việc đa dạng hóa các công cụ dự trữ thanh khoản thứ cấp sẽ giúp tăng tính linh hoạt cho ngân hàng trong việc bán tài sản để đáp ứng yêu cầu thanh khoản, hơn nữa, nó còn giúp tăng tính sinh lời của các tài sản thanh khoản này. Các tài sản có thể đưa vào Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 danh mục dự trữ thanh khoản thứ cấp của ngân hàng bao gồm: các giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành trên thị trường có khả năng chiết khấu, các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương. Nhưng có một thực tế là việc đa dạng hóa các công cụ dự phòng thanh khoản của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát triển của thị trường tài chính, trong đó đặc biệt là thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, các công cụ tài chính trên thị trường còn tương đối nghèo nàn, giao dịch quy mô nhỏ dẫn tới chi phí giao dịch cao, điều này cũng gây khó khăn và tốn phí cho các NHTM khi muốn đa dạng hóa các công cụ tài chính cho dự phòng thanh khoản. Do vậy, tìm các giải pháp phát triển thị trường tài chính nói chung, trong đó đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán đã và đang tiếp tục được đặt ra cấp thiết hiện nay ở Việt Nam. Ngày 10/8/2017 đã diễn ra phiên giao dịch đầu tiên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, đây là tiền đề bước đầu giúp các nhà đầu tư nói chung trong đó có các NHTM có cơ hội nhằm đa dạng hóa công cụ nắm giữ để vừa bảo đảm an toàn trong kinh doanh, nhưng đó cũng giúp các NHTM nâng cao năng lực thanh khoản với chi phí hợp lý. 3.3.2.4. Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản Kiểm tra kiểm soát nội bộ là hoạt động giữ vai trò rất quạn trọng trong kinh doanh của ngân hàng, vì nó bảo đảm rằng ngân hàng đang và sẽ chấp hành đúng các quy định trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh được Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo thông qua. Vì vậy, ngân hàng cần hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ cần thiết đặt trong quy trình quản trị RRTK. Trong tất cả các thủ tục cần có thì các cuộc kiểm tra, đánh giá độc lập để từ đó đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động quảnh trị là quan trọng bậc nhất. Trong đó, cần định kỳ đánh giá khả năng chịu đựng các cú sốc RRTK của ngân hàng. Các kết quả kiểm soát nội bộ cần phải báo cáo với Ban kiểm soát của ngân hàng, từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết nhằm thiết lập các “lớp đệm” dự trữ cần thiết để bảo đảm an toàn thanh khoản của ngân hàng trong bất cứ tình huống nào. Để tăng cường hệ thống quản lý rủi ro, các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 159 NHTM nói chung và Agribank nói riêng cần chú ý các vấn đề sau: (i) Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế. Muốn vậy, ngân hàng cần tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động này thông qua cơ chế phân cấp ủy quyền cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng đơn vị kinh doanh và từng cấp quản lý trong nội bộ Agribank. (ii) Xây dựng và ban hành bộ cẩm nang quản lý rủi ro, cẩm nang kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù của ngân hàng. Hiện nay, Agribank đang triển khai áp dụng mô hình quản trị rủi ro toàn diện. Với việc triển khai vận dụng mô hình này trong thực tiễn sẽ giúp ngân hàng có thể kiểm soát RRTK một cách toàn diện đặt trong tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng và do vậy sự quản trị thanh khỏa của ngân hàng sẽ có tính chủ động cao hơn. Tuy vậy, để có thể phát huy tác động của mô hình quản trị rủi ro này, cần thiết phải nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý của ngân hàng, bởi thực tế là cho dù các quy trình quản lý cho dù có hoàn thiện đến đâu chăng nữa, thì nó cũng được phát huy tác dụng thông qua sự vận hành của đội ngũ cán bộ. (iii) Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với từng loại rủi ro ở ngân hàng. Ngân hàng càng hoạt động đa dạng và phức tạp; phạm vi và quy mô hoạt động càng gia tăng thì hoạt động quản lý rủi ro càng phải được chú ý tăng cường. Trong đó, đặc biệt phải chú trọng cải thiện chất lượng quản lý RRTD và rủi ro tác nghiệp. Đây là những loại rủi ro có tác động sâu sắc nhất tới mức độ RRTK ở Agribank những năm qua. (iv) Xác định các hạn mức rủi ro cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ trong ngân hàng. (v) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý rủi ro, bao gồm: các chỉ tiêu đo lường và chương trình quản lý rủi ro. (vi) Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 160 3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản 3.3.3.1. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô Những thay đổi đến từ nền kinh tế vĩ mô sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Điều này chứng tỏ, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế ở các ngân hàng là cần thiết. Nghiên cứu Aspachs và cộng sự (2004) về 57 ngân hàng nội địa Anh Quốc, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2003, cho thấy có sự tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khi nền kinh tế ở thời kỳ suy giảm, các ngân hàng có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản; ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các tài sản dự trữ thanh khoản được giảm bớt đi. Để đạt hiệu quả trong việc dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô, việc cập nhật các thông tin là vô cùng quan trọng. Agribank cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cần dự báo cũng như bộ phận chuyên trách phục vụ việc thu thập và dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. Bộ phận này có thể được tích hợp vào bộ phận kinh doanh Vốn của phòng Nguồn vốn. Các thông tin cần được cập nhật bao gồm: - Cập nhật các thay đổi về luật hoặc quy định mới có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng - Cập nhật tình hình kinh tế trong tháng - Cập nhật về những biến động quan trọng trong hoạt động kinh doanh - Dự báo lãi suất và tỷ giá ngoại tệ - Dự báo cung cầu thanh khoản Sau khi đã có những số liệu cơ bản, cũng như những biến động của môi trường kinh doanh, phòng nguồn vốn có nghĩa vụ đưa ra dự báo về nhu cầu thanh khoản trong tương lai của ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161 3.3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản Hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng càng mở rộng, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng càng đa dạng và phức tạp, thì rủi ro tiềm ẩn càng diễn biến phức tạp. Do hoạt động của các NHTM trong lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, với đối tượng kinh doanh là tiền tệ - một loại hàng hóa có độ nhạy cảm cao với tất cả các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, … do vậy, rủi ro luôn thường trực trong kinh doanh của mỗi NHTM. Rủi ro xuất hiện do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên, con người vẫn là nguyên nhân bao trùm của mọi nguyên nhân, có nghĩa là mọi nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở các NHTM đều có nguyên do từ con người mà ra. Chính vì thế, vấn đề nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong ngân hàng, đặc biệt là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là cực kỳ quan trọng. Năng lực ở đây không chỉ hàm nghĩa về năng lực chuyên môn, mà còn bao hàm cả về ý thức đạo đức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong ngân hàng cho dù hoạt động tác nghiệp hay quản lý ở bất cứ lĩnh vực hay bộ phận nào của NHTM. Nghiên cứu muốn bàn thêm cho rộng vấn đề ra như vậy là bởi vì bản chất hoạt động của NHTM là một bộ máy hoàn chỉnh, cho dù được phân chia chi tiết theo từng loại hình hay lĩnh vực kinh doanh, nhưng chúng luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và chỉ cần một bộ phận hoạt động có sơ suất sẽ dẫn tới những hậu quả lớn mà ngân hàng phải đối mặt. Đối với Agribank, những năm qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được lãnh đạo của ngân hàng chú ý, do đó, chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng đã có những cải thiện tích cực8. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể thì chất lượng nguồn nhân lực của Agribank vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong hoạt động. Cơ cấu đào tạo nhìn chung vẫn còn bất cập với tỷ lệ cán bộ được đào tạo trình độ Đại học trở lên vẫn còn thấp so mức bình quân chung của hệ thống NHTM Việt Nam, 8 Trong tổng số cán bộ nhân viên của Agribank tính đến cuối năm 2016 là 35.903 người, thì số lao động trên 5 năm kinh nghiệm là 30.188 người (chiếm trên 84%); Số lao động trình độ từ đại học trở lên: 31.701 người (chiếm trên 85,5%) (Nguồn: Agribank) [1]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 162 các kỹ năng về tác nghiệp cũng như kỹ năng quản trị điều hành của không ít cán bộ còn khá bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong hội nhập quốc tế, chưa phù hợp với những đòi hỏi về quản trị hệ thống khi Agribank đã là một NHTM có quy mô và phạm vi hoạt động lớn, không chỉ hoạt động trong nước mà còn thiết lập mạng lưới chi nhánh ra tầm khu vực, với các dịch vụ cung cấp ngày càng có tính phức tạp rất cao. Đặt trong tình huống như vậy, nếu đội ngũ cán bộ của ngân hàng, trong đó đặc biệt là đội ngũ các cán bộ quản trị điều hành không có đủ năng lực thì sẽ gây ra những rủi ro vô cùng to lớn. Chính vì thế, ngân hàng một mặt phải chú ý bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, cần chú ý thường xuyên bồi dưỡng nhằm nâng cao ý thức tập thể, ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ ngân hàng, cho dù hoạt động ở bất cứ bộ phận chức năng nào, nhưng vẫn phải có ý thức hướng về trách nhiệm chung của ngân hàng và phải tạo những cơ hội tốt nhất để mỗi người nhận biết và am hiểu tốt mọi hoạt động trong ngân hàng, qua đó, giúp cho họ có thể hiểu biết thấu đáo về mọi hoạt động của ngân hàng và đưa ra những đóng góp hợp lý vì sự an toàn và phát triển bền vững của ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích, động viên những cá nhân có những đóng góp thiết thực, tận tâm với chức trách chuyên môn được giao. Có thể nói là hiện nay tất cả các NHTM đều đã ý thức được vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực và đã có những giải pháp thỏa đáng để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực trong công tác quản trị. Tuy nhiên, có thể nhận thấy là hiện nay năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại hầu hết các NHTM Việt Nam còn khá bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu như hiện nay. Hầu như các cán bộ chỉ có thể làm đúng quy trình nhưng trong quản lý rủi ro, nhất là quản trị RRTK thì rất cần những cán bộ có năng lực dự báo tốt, muốn vậy, họ phải có những hiểu biết rộng, có năng lực kinh tế tổng hợp, am hiểu các kỹ thuật Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 163 tính toán, các mô hình dự báo… những điều này có vẻ phần lớn các cán bộ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có Agribank, còn khiêm tốn. Vì vậy ngân hàng cần chú ý từng bước nâng cao chất lượng công tác dự báo, các kịch bản ứng phó với các diễn biến nảy sinh từ thực tiễn của mình, qua đó mới có thể cải thiện chất lượng quản trị RRTK trong điều kiện hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng về phạm vi lẫn quy mô. 3.3.3.3. Cải thiện, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ Kinh doanh của NHTM là lĩnh vực kinh doanh bậc cao, do vậy nó phải dựa căn bản trên nền tảng hạ tầng công nghệ phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp, nhất là trong bối cảnh nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập thì xu hướng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát, trong điều kiện như vậy thì càng đòi hỏi các NHTM phải tìm biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì đòi hỏi các ngân hàng phải tìm biện pháp nhằm mở rộng các dịch vụ cung ứng, qua đó mở rộng đối tượng khách hàng và mở rộng thị trường. Nhưng để mở rộng các loại hình dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ mới thì bắt buộc các NHTM phải nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ, bởi hầu hết các loại hình dịch vụ mới chỉ có thể triển khai trên nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới và kinh nghiệm từ NHTM các nước, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Nhưng đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư rất lớn (ví dụ như để xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho một NHTMNN tại Việt Nam cần phải chi phí tới 500 - 600 tỷ đồng). Đây cũng chính là bất cập đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam do quy mô vốn điều lệ thấp. Hộp 3.1: Công nghệ của các NHTM Việt Nam Nhìn tổng thể thì công nghệ của các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Agribank, còn nhiều yếu kém so với các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể: - Theo Ngân hàng Thế giới, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp kém. Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ là (-0,47). Trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 164 khi ở Trung Quốc là (-0,35); Thái Lan (-0,07), Indonexia (-0,07), Malaysia là 1,08 và của Singapore là 1,95 (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và UNDP, 2003). - Tính liên kết giữa các ngân hàng về giải pháp công nghệ chưa cao… dẫn đến các dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi và hấp dẫn, phạm vi kinh doanh trùng với lĩnh vực hoạt động có ưu thế của các ngân hàng nước ngoài (về hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án…). - Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng làm tăng các giao dịch vốn, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng hầu như còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm minh pháp luật trong hoạt động ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là việc cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ mạng và kỹ thuật số tạo nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động, như: Home Banking, Internet Banking, thẻ thanh toán, giao dịch điện tử…nhờ đó góp phần tích cực làm văn minh hoá hoạt động ngân hàng, nhưng hiện nay an ninh mạng trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng. Chính vì thế, vấn đề nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đang và tiếp tục được đặt ra một cách cấp thiết đối với tất cả các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank. Tuy vậy, trong điều kiện vốn tự có ở mức khá thấp như hiện nay thì vấn đề từng NHTM tự cải thiện sẽ là vô cùng khó khăn mà phải có một giải pháp tổng thể thông qua một “gói” đầu tư chung. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ giữa các NHTM và tiết giảm được chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ hợp lý từ phía chính phủ thông qua các giải pháp đầu tư hợp lý hướng tới cải thiện hạ tầng kỹ thuật tổng thể, không những chỉ cho hệ thống các định chế tài chính, mà cho cho tất cả các lĩnh vực. 3.3.3.4. Tăng cường củng cố thương hiệu của ngân hàng Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh về thương hiệu sẽ ngày càng mạnh mẽ. Bản chất thương hiệu chính là uy tín về chất lượng dịch vụ mà một ngân hàng sẵn sàng cung ứng cho xã hội. Xét về mặt này thì các NHTM Việt Nam hầu như uy tín thấp, cho nên nếu mở cửa thì các NHTM sẽ bị cạnh tranh rất gay gắt ngay trên “sân nhà” (và hầu như các ngân hàng này cũng chưa có được sự chuẩn bị tốt để có thể đối mặt với sự cạnh tranh này) và sẽ càng thua kém khi có ý định vươn ra khu vực và quốc tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 165 Riêng đối với hoạt động quản lý thanh khoản thì uy tín, thương hiệu càng có tầm quan trọng hơn, do các ngân hàng hoạt động có liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế và họ luôn chịu sự chi phối bởi yếu tố tâm lý. Một khi niềm tin của khách hàng bị suy giảm thì rất có thể cầu thanh khoản sẽ tăng đột biến và đẩy các NHTM phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng. Chính vì thế, các NHTM phải rất chú ý tăng cường uy tín, thương hiệu của mình – đây phải được xem là một biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt đối với quản lý thanh khoản. Để tăng cường uy tín thương hiệu, thì bản thân mỗi ngân hàng phải nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh, thường xuyên lắng nghe ý kiến khách hàng, thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cần có các tổ chức chuyên nghiệp để đánh giá thương hiệu của từng NHTM và phải thông tin cụ thể tình hình của từng NHTM với dân chúng. Đây là cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu của các NHTM. Hiện nay, chúng ta còn thiếu các tổ chức xếp hạng NHTM có uy tín, hầu như mới chỉ dược đánh giá thông qua CIC của NHNN, nhưng cơ quan này vẫn hoạt động mang tính chất nội bộ, chưa được quảng bá rộng rãi. Nhưng quan trọng hơn cả là cần phải chú trọng các tiêu chí đánh giá chính xác các NHTM, nếu không thì việc xếp hạng tín nhiệm có thể sẽ tác động rất tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng và gián tiếp tác động xấu đến môi trường kinh doanh chung. Đối với Agribank, việc xây dựng và củng cố niềm tin trong điều kiện hiện nay lại càng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi thực tế cho thấy những năm gần đây, do kinh doanh quá rủi ro làm suy giảm niềm tin từ công chúng, và vì vậy, làm thế nào để củng cố niềm tin trở lại của công chúng đang đặt ra cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam, trong đó đặc biệt với Agribank do các rủi ro đạo đức trong kinh doanh của ngân hàng diễn biến tương đối phức tạp, với hàng loạt các cán bộ ngân hàng bị truy tố trước pháp luật. Hơn nữa, một bộ phận không nhỏ nhân viên của ngân hàng vẫn còn có tư tưởng, thái độ phục vụ chưa thực sự đúng mực đối với khách hàng, chưa tôn trọng khách hàng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 166 Để củng cố và tăng cường uy tín, thương hiệu của Agribank, đòi hỏi ngân hàng cần phải thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, không chỉ về nghiệp vụ mà còn về khả năng giao tiếp, để mỗi cán bộ nhân viên đều ý thức được rằng để ngân hàng hoạt động tốt thì phải được khách hàng nhìn nhận và đánh giá tốt về ngân hàng. Hiện tại, một số cơ sở đào tạo như Học viện Ngân hàng đã triển khai khóa học về “Kỹ năng giao dịch cho cán bộ giao dịch viên và kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ khác”, Agribank có thể cử lần lượt cán bộ tham gia học tập để có những điều chỉnh về hành vi một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, để cho khách hàng có thiện cảm đánh giá tốt về ngân hàng thì trách nhiệm thuộc về mỗi nhân viên trong giao tiếp. Phạm vi nhân viên ở đây không chỉ là giao dịch viên mà là toàn bộ các vị trí của ngân hàng như bảo vệ, người lao công hay tạp vụ. Thứ hai, có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, công bằng, rõ ràng đối với nhân viên trong tiếp xúc khách hàng muốn vậy đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng một cơ chế để phát hiện, đánh giá nhân viên trong tiếp xúc đối với khách hàng thông qua phát phiếu thăm dò khách hàng, các đánh giá nội bộ theo định kỳ. Công tác tổ chức cán bộ, thi đua của Agribank cần được thực hiện theo cơ chế thị trường. Khi Agribank đã chấp nhận cạnh tranh theo thị trường ở mảng sản phẩm, dịch vụ thì cần chấp nhận tuân thủ thị trường lao động, tức là, năng suất nhân viên là yếu tố quyết định đến việc tiếp tục là nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh yếu tố năng suất lao động, ngân hàng có thể xem xét các yếu tố khác như sắp xếp lại vị trí công việc của cán bộ cho phù hợp, từ đó phát huy thế mạnh của từng cán bộ. Thứ ba, hình ảnh, thương hiệu của một NHTM còn phải được thể hiện thông qua các tác phong giao dịch cũng như những tiện ích trong giao dịch. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên từng địa bàn trong từng thời kỳ, có chất lượng cao và có tính cạnh tranh. Đây phải được xem là một biện pháp chính để củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu của Agribank trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 167 công chúng. Hình ảnh và thương hiệu của Agribank cần được đầu tư hơn nữa tại các địa phương nhằm khẳng định tên tuổi của ngân hàng, đồng thời, cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác. Việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu cần thực hiện đồng bộ và nhất quán và được lập kế hoạch cụ thể ở từng chi nhánh. 3.4. KIẾN NGHỊ 3.4.1. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan Thứ nhất, chú trọng ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô luôn là nhân tố có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh và tác động trực tiếp đến vấn đề thanh khoản của mỗi ngân hàng. Trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn, chính sách điều hành kinh tế của chính phủ thiếu ổn định, thì hoạt động của tất cả các tổ chức kinh tế đều chưa đựng yếu tố rủi ro, đến lượt nó, lại tác động trực tiếp đến tính thanh khoản của NHTM. Do vậy, để hệ thống NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả thì Chính phủ cần duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện là một quốc gia nhỏ, Việt Nam cần tăng cường khả năng dự báo những biến động của nền kinh tế thế giới song song với việc thay đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Mô hình tăng trưởng kinh tế cần chú trọng tăng trưởng về chiều sâu hơn là chiều rộng, nói cách khác là, quan tâm vào chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế. Theo đó, cần xác định mức tăng trưởng kinh tế hợp lý có tính tới các biến động về môi trường, khí hậu và chính trị, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ, thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu nhằm tận dụng lợi thế của Việt Nam, hạn chế tình trạng “nhập khẩu lạm phát” khi giá cả trên thế giới biến động. Thứ hai, hoàn thiện hành lang pháp lý trong hệ thống ngân hàng. Môi trường pháp lý luôn là nhân tố quan trọng đối với hệ thống NHTM và có tác động mạnh đến thanh khoản của NHTM. Những năm qua, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống ngân hàng đã được cải thiện về căn bản. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể thì hệ thống pháp lý vẫn còn có sự bất cập nhất định, thể Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 168 hiện ở sự bất cập và có khoảng cách khá xa so với thông lệ quốc tế (chẳng hạn như việc đánh giá RRTD chưa theo thông lệ…). Tính khả thi của một bộ phận không nhỏ các văn bản luật còn yếu, do việc ban hành các văn bản này chưa thực sự bám sát thực tiễn hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng do hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chúng chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, còn thiếu sự phối kết hợp đồng bộ giữa các NHTM với các cơ quan thực thi pháp luật, dẫn tới quyền lợi của NHTM chưa được bảo vệ yếu tố rủi ro pháp lý còn cao…Do vậy, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật thì cũng cần tăng cường tính khả thi của chúng, bảo đảm một sự lành mạnh trong môi trường kinh doanh ngân hàng. Trong thời gian tới, Chính phủ nên thực hiện các khuyến nghị sau: Một là, giao Bộ Tài chính nghiên cứu cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank nhằm bảo đảm duy trì hệ số CAR theo chuẩn quy định, tiến tới phải đáp ứng được yêu cầu về an toàn hoạt động theo thử nghiệm sức chịu đựng của ngân hàng. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc làm cản trở sự phát triển của thị trường tài chính nói chung, trong đó đặc biệt là sự hoạt động của thị trường chứng khoán. Hai là, giao Bảo hiểm Tiền gửi nghiên cứu chiến lược tăng cường năng lực tài chính để thực thi tốt chức trách là tổ chức bảo hiểm cho những người gửi tiền, qua đó tạo lập và duy trì nièm tin của những người gửi tiền tại các NHTM. Cơ chế hoạt động của tổ chức này cũng cần linh hoạt hơn trong việc đưa ra các mức phí bảo hiểm cũng như cơ chế bồi thường hợp lý căn cứ vào đòi hỏi của thị trường trong từng giai đoạn nhất định. Ba là, giao NHNN Việt Nam nghiên cứu và ban hành Luật Tổ chức tín dụng mới phù hợp với bối cảnh hiện tại theo hướng nâng cao kỷ luật, kỷ cương của thị trường ngân hàng. Thứ ba, phát triển thị trường tài chính. Bên cạnh những ưu điểm khi phát triển thị trường tài chính như giúp nguồn vốn trong nền kinh tế được phân bổ hiệu quả, Việt Nam cần phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường vốn, nhằm vừa giảm tải cho hệ thống ngân hàng vừa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 169 giúp hệ thống ngân hàng có thể tiếp cận với nguồn thanh khoản từ các kênh khác bên cạnh chỉ phụ thuộc vào kênh liên ngân hàng. Hơn nữa, thị trường chứng khoán phát triển sẽ góp phần tăng mức độ vốn hóa của ngân hàng, giúp ngân hàng tăng vốn tự có nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển trong tương lai. Một số khuyến nghị sau cần được triển khai nhằm có một thị trường tài chính thực sự phát triển một cách bền vững. Một là, củng cố và hoàn thiện các thị trường bộ phận của thị trường tài chính theo thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc điểm Việt Nam: (i) Đối với thị trường tiền tệ: Cần phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bố có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. (ii) Đối với thị trường ngoại hối: Mở rộng hợp lý thành viên tham gia thị trường, cho phép và tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch ngoại hối phái sinh; cải thiện và nâng cao công tác quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thị trường. (iii) Đối với thị trường vốn: Tiếp tục củng cố và phát triển thị trường vốn, hoàn thiện dần về cấu trúc, cải tiến phương thức vận hành. Phát triển thêm các kênh cung cấp vốn cho thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ, tạo điều kiện thu hút thêm các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức…Thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường. Hai là, đối với các định chế tài chính. Các định chế tài chính cần nâng cao năng lực xác định, theo dõi, và quản lý có hiệu quả các rủi ro kinh doanh để đảm bảo hệ thống tài chính có thể thực hiện có hiệu quả chức năng trung gian tài chính và phân bổ tín dụng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ giảm sút chất lượng các khoản cho vay. Ngoài ra, các định chế tài chính và các tổ chức thanh toán bù trừ cũng cần nâng cao năng lực cung cấp một hệ thống thanh toán hiệu quả và đáng tin cậy. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 170 Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp lý hiệu quả, có hiệu lực và tin cậy cho các thành viên thị trường hoạt động. Thứ tư, đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách hợp lý, đảm bảo mức an toàn nguồn trả nợ công và tránh rơi vào tình trạng bội chi ngân sách liên tục. Bội chi liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới lạm phát, gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, do đó, để quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra thuận lợi, vấn đề NSNN cũng là một nhân tố quan trọng. Bên cạnh đó, với nguồn thu đang có xu hướng giảm do giá dầu thô biến động giảm, thuế giảm do hội nhập kinh tế và tổng cầu chưa thực sự hồi phục mạnh trong khi hoạt động chi ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên vẫn không giảm nhưng ngân sách cho hoạt động đem lại giá trị cao trong dài hạn như phát triển, khoa học - công nghệ lại bị cắt giảm. Do vậy, Chính phủ cần xem xét lại kỷ luật trong việc sử dụng ngân sách, thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo nguyên tắc năng suất lao động. Tuy nhiên, để thay đổi được một cách mạnh mẽ vấn đề tái cấu trúc ngân sách nhà nước cần một thể chế mạnh và quyết tâm chính trị cao. Thứ năm, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ban ngành khẩn trương ban hành bộ khung chính sách cho vấn đề đầu tư công ở Việt Nam hiện nay sau khi Luật Đầu tư công 2014 đi vào thực tiễn ngày 01/01/2015. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các luật có liên quan như là: luật quy hoạch, các vấn đề về sử dụng ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cần rà soát lại các kế hoạch đầu tư, xem xét cân nhắc giữa tình hình thực tế và kế hoạch phân bổ nguồn vốn ban đầu, do xuất phát từ tình hình thực tại rất nhiều dự án không kịp tiến độ với nguồn vốn giải ngân chậm, thấp. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ các kế hoạch đầu tư, cân nhắc đầu tư trọng điểm tại các lĩnh vực như là giáo dục, khoa học công nghệ, tránh tình trạng đầu tư giàn trải. Cần tính toán kỹ lượng thận trọng, các hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư công mang lại để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 171 Theo đó, cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo thứ tự ưu tiên lần lượt từ cao đến thấp là: đường biển, đường sắt, đường bộ. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, cần thực hiện nghiêm túc quy tắc “minh bạch hóa thông tin”, tăng cường kiểm tra giám sát đầu tư công và tạo ra nhiều kênh để có yếu tố thị trường tham gia giám sát. 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thứ nhất, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra giá sát hoạt động ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là thanh tra giám sát thanh khoản, đã được NHNN chú ý triển khai, hiệu quả của hoạt động này chưa cao, chủ yếu mới chỉ chú ý thanh tra sự vụ, thanh tra theo định kỳ, thiếu hẳn hoạt động cảnh báo sớm. Để hoàn thiện hoạt động thanh tra giá sát, đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý thanh khoản của hệ thống NHTM thì hoạt động thanh tra cần có những cải thiện căn bản theo hướng sau: Một là, chú ý tăng cường giám sát từ xa và giám sát vĩ mô đối với hệ thống NHTM, đặc biệt là các hoạt động của các tổ chức này trên thị trường tiền tệ. Kinh nghiệm các quốc gia phát triển sau khủng hoảng 2007-2009 như Mỹ cho thấy việc giám sát an toàn vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng khi có thể tổng thể theo dõi xu hướng biến động của thị trường, từ đó phát hiện ra rủi ro kịp thời. Hai là, xây dựng trung tâm cảnh báo sớm nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý kịp thời những biến cố có thể tác động bất lợi đối với hệ thống ngân hàng. Trung tâm cảnh báo sớm này có thể xây dựng dựa trên nguồn nhân lực của các đơn vị như cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, cục bảo hiểm và ủy ban chứng khoán nhà nước. Bên cạnh đó, một số thành viên từ ủy ban giám sát tài chính quốc gia và vụ ổn định tài chính có thể tham gia dưới vai trò tư vấn. Ba là, tăng cường sự hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và Bảo hiểm tiền gửi. Hệ thống này sẽ giúp giám sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó, đưa ra những cảnh báo sớm cho các NHTM. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 172 Thứ hai, củng cố, phát triển hoạt động của thị trường phái sinh. Với sự biến động phức tạp của thị trường tài chính, thì bên cạnh việc củng cố và hoàn thiện công tác quản lý thanh khoản, cần đẩy mạnh sự hoạt đọng của thị trường các công cụ phái sinh. Điều này, qua đó, giúp các NHTM có các công cụ hữu hiệu trong quản lý rủi ro. Thị trường REPO là công cụ hữu hiệu trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản Có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM một cách nhanh chóng. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) hay Hợp đồng tương lai (Future) cũng là những công cụ để “khóa” lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động phức tạp. Đặc biệt, nghiệp vụ hoán đổi (Swap) là công cụ quan trọng để các NHTM có thể cơ cấu lại tài sản - Nợ một cách hiệu quả… Tuy vậy, các công cụ này tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành và hoạt động rất kém hiệu quả. Do vậy, NHNN cần đưa ra một hành lang pháp lý rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phái sinh tại Việt Nam phát triển, giúp các NHTM có các công cụ hiệu quả trong quản lý rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt là RRTK. 3.4.3. Đối với khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam RRTK trong NHTM có liên quan đến tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và do vậy có quan hệ mật thiết với hành vi ứng xử của khách hàng, đặc biệt có liên quan đến việc chấp hành các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Một khi khách hàng không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng dẫn đến nợ xấu thì an toàn thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa, do vậy, ngoài việc ngân hàng khi chi khách hàng vay phải tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, thì đòi hỏi khách hàng cũng phải tuân thủ các điều khoản quy định trong các hợp đồng tín dụng, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng tín dụng, tuân thủ các quy định về báo cáo tình hình kinh doanh và tình hình tài chính theo định kỳ, tạo thuận lợi để ngân hàng có thể nắm bắt đầy đủ những diễn biến phát sinh trong quá trình kinh doanh và có các giải pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng NHTM bị động. Có sự phối kết hợp chặt chẽ với cán bộ tín dụng trong xử lý các tình huống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 173 phát sinh có liên quan đến xử lý vốn vay và tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, các bộ/ngành chủ quản của khách hàng cũng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với ngân hàng trong kiểm tra giám sát tình hình kinh doanh của khách hàng và cùng nhau phối kết hợp xử lý các tình huống phát sinh khi có các tranh chấp tín dụng xảy ra, qua đó giúp cho việc xây dựng quan hệ chiến lược trong kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 của Luận án tập trung đề cập các định hướng lớn trong hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quan điểm về quản trị RRTK. Từ đó, đã đề xuất hệ các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc xử lý các vấn đề còn bất cập hiện nay tại Agribank cụ thể tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính: (i) Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản; (ii) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản; (iii) Nhóm giải pháp hỗ trợ. Những giải pháp này có tính khả thi cao và đều có khả năng áp dụng tại Agribank. Đồng thời, Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và khách hàng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả các giải pháp đã đề xuất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 174 KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn. Do kinh doanh của NHTM rất đa dạng và phức tạp, nên rủi ro cũng diễn biến rất phức tạp. Trong tất cả các loại rủi ro mà NHTM thường trực phải đối mặt, thì RRTK là rủi ro thường trực song lại nguy hiểm nhất, luôn đặt các NHTM trước các nguy cơ đổ vỡ và vì thế, quản trị RRTK luôn là vấn đề được đặt ra trong mọi giai đoạn phát triển của NHTM. Luận án Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với mục đích tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị RRTK tại các NHTM, lấy Agribank làm đối tượng chính để phân tích. Qua phân tích rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, Hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn tiềm ẩn rất nhiều loại rủi ro, trong đó RRTK là loại rủi ro mang tính chất thường trực do chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan lẫn khách quan, do vậy, đặt ra yêu cầu các NHTM phải tăng cường công tác quản trị RRTK. Thứ hai, Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, bao gồm cả các nghiên cứu quốc tế lẫn nghiên cứu trong nước và chỉ ra: Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu có liên quan đến RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, các nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ nguyên nhân RRTK, đo lường RRTK, lý giải nguyên nhân RRTK trong kinh doanh ngân hàng, nội dung quản trị RRTK trong ngân hàng, RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam, quản trị RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng như tại một số NHTM riêng lẻ, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp. Tuy vậy, các nghiên cứu trước đây vẫn còn nhiều hạn chế: chưa sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá RRTK bằng đo lường các nhân tố ảnh hưởng, chủ yếu phân tích mô tả công tác quản trị RRTK trong một số NHTM hay sử dụng mô hình kiểm định độ căng thẳng thanh khoản song NCS nhận thấy chưa có bất cứ công trình nào đưa ra các đánh giá về công tác quản trị RRTK (hoặc có sự nhầm lẫn trong sử dụng các tỷ số đo lường Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 175 mức độ RRTK trong khi các tỷ số này cần được hiểu chính là nhằm để đánh giá mức độ cải thiện trong công tác quản trị RRTK ở NHTM)…. Đây chính là vấn đề đặt ra cho Luận án của NCS phải tìm cách xử lý. Thứ ba, Luận án đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản trị RRTK ở NHTM bao gồm: Quan niệm quản trị RRTK, sự cần thiết phải quản trị RRTK, nội dung quản trị RRTK, các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị RRTK (bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan). Trên cơ sở đó, tập trung đánh giá RRTK bằng cách sử dụng mô hình kinh tế lượng nhằm đo lường tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK tại Agribank. Từ đó, Luận án tập trung phân tích thực trạng quản trị RRTK tại ngân hàng này trên các góc độ về hệ thống các văn bản pháp luật về quản trị RRTK, mô hình quản trị RRTK, phương pháp quản trị RRTK… đồng thời, từ phân tích thực tiễn, Luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại (bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan). Thứ tư, Trên cơ sở đề cập đến các định hướng hoạt động kinh doanh và công tác quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như những quan điểm về quản trị RRTK trong NHTM, Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp (i) Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản; (ii) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản; (iii) Nhóm giải pháp hỗ trợ. Đồng thời, Luận án cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và khách hàng của Agribank nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả các giải pháp đã đề xuất. Quản trị RRTK ở các NHTM là vấn đề truyền thống đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đây. Điều này đã giúp ích cho NCS rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu của mình liên quan đến đề tài luận án. Song quản trị RRTK là vấn đề rất phức tạp, nó vừa là một nghiệp vụ chuyên môn nhưng cũng là một nghệ thuật quản lý bởi quản trị RRTK chịu sự chi phối bởi hàng loạt các nhân tố chủ quan lẫn khách quan và chúng thường xuyên biến đổi trong từng hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Trong bối cảnh hội nhập tài chính như hiện nay với các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khá dồn dập và “gối đầu” tác động rất đa chiều và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 176 phức tạp đến RRTK ngân hàng, đó chính là khó khăn và thách thức cho NCS phải nghiên cứu và xử lý cho phù hợp với tinh thần chung đó là bảo đảm rằng các nghiên cứu tổng hợp và là rõ các vấn đề về mặt lý luận, phân tích trung thực các diễn biến từ thực tiễn RRTK tại Agribank trong giai đoạn 2011-2016, bám sát các định hướng hoạt động cũng như quan điểm về quản trị RRTK ngân hàng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị có đủ độ tin cậy về khoa học và thực tiễn và như vậy mới có giá trị ứng dụng. Mặc dù tham vọng của NCS là lớn trong khi sự nhận thức về vấn đề vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện đặt trong bối cảnh các tư liệu phân tích còn nhiều hạn chế, nhất là các tư liệu so sánh ngang và so sánh chéo để rút ra các kết luận có có sở lý luận và thực tiễn. Trong tương lai, nghiên cứu về việc áp dụng quản trị RRTK vào thực tiễn theo chuẩn mực quốc tế như Basel III sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS khi trong phạm vi luận án này chưa thể giải quyết một cách kỹ lưỡng. Với tinh thần cầu thị, NCS mong nhận được ý kiến đóng góp có giá trị từ các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như độc giả quan tâm đến vấn đề để giúp NCS tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Agribank, Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016, truy cập nội bộ Cao Thị Ý Nhi, 2007, Cơ cấu lại NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015, Công cụ và khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô, Hội thảo An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và những giải pháp bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ Đỗ Thị Tố Quyên, 2014, Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2003, Khủng hoảng tài chính, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, truy cập tại: http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP04553-LN06V-2012-07-17-11011481.pdf Đỗ Việt Hùng, 2016, Thách thức đối với ổn định tài chính trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế, Tạp chí Ngân hàng, số 3+4, tháng 2/2016 Dương Quốc Anh và cộng sự, 2012, Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước các cú sốc trên thị trường tài chính, Đề tài NCKH cấp Ngành Ngân hàng Hồ Lê, 2017, Để tăng nguồn vốn trung, dài hạn, truy cập tại: http://www.thesaigontimes.vn/158214/De-tang-nguon-von-trung-daihan.html Hoàng Ngọc Khanh, 2017, Ngân hàng “đói” nguồn vốn tự có, truy cập tại: http://www.thesaigontimes.vn/158982/Ngan-hang-doi-nguon-von-tuco.html. Hoàng Phê, 2003, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Hoàng Thị Thu Hương, 2015, Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Cơ sở II, Thành phố Hồ Chí Minh Khánh Nhi, 2015, Trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục bào mòn lợi nhuận ngân hàng, truy cập tại www.cafef.vn Kiều Hữu Thiện và Nguyễn Trọng Tài, 2012, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Giao thông Vận tải Kiều Hữu Thiện và cộng sự, 2012, Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Đề tài NCKH cấp ngành Ngân hàng (Mã số KNH 2011-04) Kiều Hữu Thiện và cộng sự, 2015, Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTMNN và NHTM do Nhà nước giữ cổ phần Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 178 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. chi phối (Thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh), Đề tài cấp Ngành Ngân hàng (Mã số KNH.18/2013) Lê Công Hội, 2016a, Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại Học viện Ngân hàng, NXB Dân Trí Lê Công Hội, 2016b, Thách thức đối với ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 14, tháng 07/2016 Lê Văn Luyện, 2003, Những giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng Mai Ngọc, 2017, Lương thưởng của nhân viên ngân hàng VietinBank và BIDV đã "thua" Techcombank, VPBank, truy cập tại: http://cafef.vn/luongthuong-cua-nhan-vien-ngan-hang-vietinbank-va-bidv-da-thuatechcombank-vpbank-20170508144101079.chn. Minh Đức, 2017, Thực tế, nợ xấu có thể gấp hơn ba lần báo cáo, truy cập tại: http://vneconomy.vn/tai-chinh/thuc-te-no-xau-co-the-gap-hon-ba-lanbao-cao-20170402053914220.htm Minh Ngọc, 2014, Sự lạ lùng của giá cả, truy cập tại www.cafef.vn Ngô Thu Trà và cộng sự, 2016, Xây dựng và ứng dụng mô hình cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Dự án cấp cơ sở tại Ngân hàng Nhà nước (DANH.01/2013) Nguyễn Bảo Huyền, 2015, Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng Nguyễn Đăng Dờn, 2010, Quản trị NHTM hiện đại, NXB Phương Đông Nguyễn Đức Trung, 2012, Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn vốn quốc tế mới – Basel II, Luận án Tiến sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng Nguyễn Đức Trung, 2014, Khả năng và điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành Ngân hàng Nguyễn Đức Tú, 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012, Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thị Mùi, 2006, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính Nguyễn Thị Thu Phương, 2013, Nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trọng Tài, 2008, Quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM – Nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra đối với các NHTM Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, NXB Thống kê Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 179 32. Nguyễn Trọng Tài, 2011, Ổn định lãi suất – một nhân tố quan trọng nhằm bảo đảm an toàn kinh doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, NXB Giao thông Vận tải 33. Nguyễn Trọng Tài, 2012, Khủng hoảng và quản lý rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Số 2 34. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 35. Nguyễn Việt Hưng, 2004, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 36. Nguyễn Xuân Thành, 2003, Khủng hoảng tài chính ở Đông Á, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, truy cập tại https://www.scribd.com/document/53680610/Lecture08-Khung-HoangTai-Chinh-Dong-A 37. Peter Rose, 2001, Quản trị Ngân hàng thương mại, Biên dịch bởi Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính 38. Phạm Thị Bích Lượng, 2008, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân 39. Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự, 2015, Chỉ số thanh khoản hệ thống (Systematic Liquydity Index) và khả năng ứng dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài NCKH Cấp Ngành Ngân hàng 40. Phan Thị Hoàng Yến, 2016, Quản trị tài sản – nợ (ALM) tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế tại Học viện Ngân hàng 41. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội 42. Quang Thắng, 2017, Tổng tài sản toàn hệ thống tín dụng đạt trên 378 tỷ USD, truy cập tại: http://cafef.vn/tong-tai-san-toan-he-thong-tin-dung-dat-tren378-ty-usd-20170224093441652.chn. 43. Rudolf Duttweiler, 2010, Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 44. Sakamaki Tsuzuri, 2011, Quản lý rủi ro thanh khoản tổng hợp - Các quy tắc thanh khoản theo Basel, truy cập tại www.ub.com.vn 45. Thúy Hà, 2017, Thiếu vốn trung dài hạn khiến áp lực tăng lãi suất rất lớn, truy cập tại: http://cafef.vn/thieu-von-trung-dai-han-khien-ap-luc-tanglai-suat-rat-lon-20170418133908686.chn 46. Thúy Hà, 2017, Thiếu vốn trung dài hạn khiến áp lực tăng lãi suất rất lớn, truy cập tại http://cafef.vn/thieu-von-trung-dai-han-khien-ap-luc-tang-laisuat-rat-lon-20170418133908686.chn 47. Tô Ngọc Hưng và cộng sự, 2010, Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành Ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 180 48. Tô Ngọc Hưng và cộng sự, 2012, Hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Đề tài cấp Nhà nước Mã số KX.01.19/06-10 49. Trần Đăng Phi và cộng sự, 2015, Ứng dụng phương pháp Gauss-Seidel trong xây dựng mô hình giám sát an toàn hoạt động ngân hàng tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Đề tài NCKH cấp Ngành Ngân hàng (DTNH. 09/2014) 50. Trương Quang Thông, 2013, Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 276 51. Tư Hoàng, 2017, ADB thúc giục Việt Nam giảm bội chi ngân sách, truy cập tại http://www.thesaigontimes.vn/158875/ADB-thuc-giuc-Viet-Nam-giamboi-chi-ngan-sach.html 52. Tùng Lâm, 2016a, Ba “đại gia” Ngân hàng, Ai mới là số 1?, truy cập tại http://cafef.vn/3-dai-gia-ngan-hang-ai-moi-la-so-120161121174449294.chn. 53. Tùng Lâm, 2016b, Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?, truy cập tại: http://cafef.vn/ngan-hang-nao-dang-an-toan-von-nhat 20161203071307796.chn Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và UNNP, 2003, Chính sách 54. phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, NXB Giao thông Vận tải 55. Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang, 2013, Giám sát hệ thống tài chính: Chỉ tiêu và mô hình định lượng, NXB Tri Thức, Hà Nội. 56. Vũ Ngọc Duy, 2011, Khủng hoảng tài chính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành Ngân hàng 57. Vũ Quang Huy, 2016, Quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng B. Tài liệu tiếng Anh 58. Ahmed N., Ahmed Z. and Naqvi I. H., 2011, Liquydity Risk and Islamic Banks: Evidence from Pakistan, Interdisciplinary Journal of Research in Business, 1(9), p. 99-102 59. Aikmen, D., Alessandro, P., Bruno, E., Prasanna, G., Sujit, K., Elizabeth, M., Nada, M., Gabriel, S., and Matthew, W., 2009, Funding Liquydity Risk in a Quantitative Model of Systemic Stability, Bank of England Working Paper No. 372 (June) 60. Ali, A., 2008, An Early Warning Singal Approach to the Currency crises: The Turkish Case, MPRA Paper, p8 -18 61. Altman, E., 2000, Predicting Financial Distress of Companies: Revisiting the Z- scores and ZETA Models, Working Paper 7/2000, New York University Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 181 62. Angora, A. and Roulet, C., 2011, Transformation Risk and its Determinants: A New Approach Based on Basel III Liquydity Management Framework, SSRN 63. Arif A., and Anees A. N., 2012, Liquydity Risk and Performance of Banking System. Journal of Financial Regulation and Compliance, Vol.20, Iss: 2, p.182-195 64. Aspatchs, O., Nier, E., Tiesset, M., 2005, Liquydity, Banking Regulation and Macroeconomics: Evidence on Bank Liquydity Holdings from a Panel of UK-Resident Banks, Mimeo, pp. 1-26 65. Athanasoglou, P. P, Delis, M. D, Staikouras, C. K., 2006, Determinants of Bank Proffitability in South Eastern European Region, Bank of Greece working paper, No.47 66. Bank for International Settlements, 2010, Basel III: International Framework for Liquydity Risk Measurement Standards and Monitoring. http://www.bis.org/publ/bcbs188.pdf 67. Barhill, T., J., and Schumacher, L., 2011, Modelling correlated systemic liquydity and solvency risks in a financial environment with incomplete information, IMF working paper, WP/11/263. 68. Bartlett, C.A., Ghoshal, S., 1989, Managing Across Border, Harvard Business Scholl Press 69. Basel Committee on Banking Supervision, 2000, Sound Pratices for Managing Liquydity in Banking Oranizations, Bank for International Settlements 70. Basel Committee on Banking Supervision, 2006, The management of liquydity risk in financial groups 71. BCBS, 2016, Indentification and Measurement of Step-in Risk, Basel Committee on Banking Supervision 72. Becerra, S., Gregory, C., Juan-Francisco, M., 2013, A New Liquydity Risk Measure for the Chilean Banking Sector 73. Bell and Pain, 2000, Leading indicator models of banking crises – a critical review, Financial Stability Review December 2000, Bank of England 74. Benton, E., Gup, 2004, Commercial Banking – The management of risk 75. Berg, A., and Catherine, P., 1999, Are Currency Crises Predictable: A Test, IMF Staff Papers (46): 107-138 76. Berg, A., and Pattillo, C., 1999, Predicting Currency Crises: the Indicators Approach and an Alternative, Journal of Internaational Money and Finance, 18 (4), pp.561-86 77. Berger, A.N. and Bouwman, C.H., 2009, Bank Liquydity Creation. The Review of Financial Studies, 22(9), 3779-3837. 78. Bindseil, U., Lamoot, J., 2011, The Basel III Framework for Liquydity Standards and Monetary Policy Implementation, SFB 649 Discussion Paper 2011-041 79. BIS, 2009, 9th Annual Report 1 April 2008–31 March 2009, Basel Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 182 80. BIS, 2013, Basel III: The Liquydity Coverage Ratio and liquydity risk monitoring tools 81. Blaschke, W., Jones, M.T., Majnoni, G., and Peria, S.M, 2001, Stress Testing of Finacial Systems : An Overciew of Issues, Methodologies, and FSAP Experiences, IMF Working Paper, June 2001, WP/01/88 82. Blundell-Wignall, A., Atkinson, P., 2010, Thinking Beyond Basel III: Necessary Solutions to Capital and Liquydity, OECD Journal: Financial Market Trends, Volume 2010-Issue 1 83. Bonfim, D., and Kim, M., 2008, Liquydity Risk in Banking: Is there herding?, International Economic Journal, Vol. 22, No. 3, p. 361-386. 84. Boss, M., 2002, A Macroeconomic Credit Risk Model for Stress Testing the Austrian Credit Porfolio, Financial Stability Report, 4, Oesterreichische Nationalbank 85. Brunnermeier, M., and Lasse, P., 2009, Market Liquydity and Funding Liquydity, Review of Financial Studies 86. C.S. Oh., 2006, Developing an Effective Early Warning System of Financial Crieses for Indonesia, Consisiting of a Quantitative Sub-system and a Qualitative Sub-system, 2005 Knowledge Sharing Program Consultation Report: Indonesia. Ministry of Strategy and Finance 87. Caprio, G., Jr. and Klingebiel, D, 2003, Episodes of Systemic and Borderline Financial Crises, World Bank 88. Christian S., Claus, P., and Maher H., 2011, Next Generation Balance Sheet Stress Testing, IMF Working paper, WP/11/83 89. Chung-Hua-Shen et al., 2009, Bank Liquydity Risk and Performance, Working Paper 90. Cihák, M., 2004, Stress Testing – A review of key concepts, CNBC Internal Research and Policy Notes. 02/2004 91. Clusif White Paper, 2009, Risk Management – Concepts and Method, Club De La Securite De L‟information Francais 92. Decker, P.A., 2000, The Changing Charater off Liquydity and Liquydity Rissk Management: A Regulator’s Perspective, Federal Reserve Bank of Chicago Banking Supervision and Regulation Research 93. Deep A. and Schaefer, G., 2004, Are banks liquydity transformers?, Harvard University Faculty Research, Working Paper 94. Delechat, C., Henao, C., Muthoora, P., and Vtyurina, S., 2012, The Determinants of Banks’ Liquydity Buffers in Central America, IMF Working Paper Series, WP/12/301 95. Demirgǘç – K., and Huizinga, H., 1999, Determinates of Commercial Bank Interest Margins and Profittability: Some International Evidence, World Bank Ecomomic Review. Vol. 13. P. 379-408 96. Demirgǘç – K., Laeven, A., and Levine, R., 2003, The impact of Bank Regulations, Concentraction, and Institutions on Bank Margins, World Bank Policy Research Working Paper No. 3030 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 183 97. Diana, B., and Moshe, K., 2012, Systemic liquydity risk, Financial Stability report, 77-94. 98. Federico, P.M., 2012, Developing an Index of Liquydity-Risk Exposure: An Application to Latin American and Caribbean Banking Systems, Technical note, No.IDB-TN-426, Inter-American Development Bank 99. Gatev, E., and Strahan, P.E., 2006, Banks’ Advantage in Hedging Liqudity Risk: Theory and Evidence from the Commercial Paper Market, The Journal of Finance, Vol.61. P.867-892 100. Ghosh, S. and Ghosh, A., 2002, Structural Vulnerability and Currency Crises. IMF Working Paper. 02/9 101. Giannotti C., Gibilaro L. and Mattarocci G., 2010, Liquydity Risk Exposure for Specialized and Unspecialized Real Estate Banks: Evidence from Italian Market, Journal of Property Investment and Finance, 29(2), p. 98-114 102. Giordana, G., Schumacher, I., 2011, The Impact of the Basel III Liquydity Regulations on the Bank Lending Channel: the Luxembourg case study, BCL Working Paper No. 61/2011 June 103. Goddard, J., Molyneux, P., and Wilson, J., 2004, Dynamics of growth and profitability in banking, Journal of Money Credit and banking, 36, 10691090 104. Gomes, T. and Khan, T., 2011, Strengthening Bank Management of Liquydity Risk: The Basel III Liquydity Standards, Bank of Canada, Financial System Review 105. Gujarati, D.N., 2003, Basic Econometrics, 4th edn, New York: McGraw-Hill 106. Harold, K., Weihrich, 2006, Essentials of Management. 7th edn. Mc Grow Hill Co 107. IMF, 2010, Global Financial Stability Report, Chapter 2, Systemic Liquydity Risk: Improving the Resilience of Financial Institutions and Markets, Washington D.C 108. IMF, BIS, FSB, 2009, Guidance to Assess the Systemic Importance of Financial Institutions, Instruments, and Markets: Initial Considerations. Report to the G-20 Finance Ministers and Governors, October 2009 109. Indriani, V., 2004, The Relationship between Islamic financing with risk and perfomance of commercial banks in Indonesia, Bachelor of Accounting. University of Indonesia 110. Kleopatra, N., 2009, Liquydity (Risk) concepts: Definitions and Interactions. No.1008, European Central Bank 111. Kousmidou, K., Tanna, S. and Pasiouras, F., 2005, Determinants of Profitability of Domestic UK Commercial Banks: Panel Evidence from the Period 1995-2002, Money Macro and Finance (MMF) Research Group Conference 112. Martin, C., 2004, Introduction to Applied ST, IMF Working Paper 07/59 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 184 113. Matz, L., and Neu, P., 2007, Liquydity Risk Measurement and Management: A Pratitioner’s Guide to Global Best Practices, John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd, Singapore 114. Naceur, S. B., and Kandil, M., 2009, The Impact of Capital Requyrements in Banks’ Cost of Intermediation and Performance: The Case of Egypt, Journal of Economics and Business, Vol. 61, p.70-89 115. Painceira, J.P., 2010, The role of banks in the Korean financial crisis of 1997: An interpretation based on the financial instability hypothesis, Available at: www.researchonmoneyandfinance.org/media/papers/RMF-17Painceira.pdf. 116. Pasiouras, F., and Kosmidou, K., 2007, Factors Influening the Profitability of Domestic and Foreign Commercial Banks in the European Union, Research in International Business and Finance, Vol. 21. P. 222-237 117. Peter R., 2004, Commercial Banking Management 118. Pilbeam, K., 2005, Finance and Financial markets, 2nd ed., Palgrave Macmillan: New York 119. Poorman, F.Jr., and Bake, J., 2005, Measuring and Modeling Liquydity Risk: New Ideas and Metrics, Finacial Managers Society Inc. White Paper. 120. Praet, P., Herzberg, V., 2008, Market liquydity and banking liquydity: linkages, vulnerabilities and the role of disclosure, Bankque de France Financial Stability Review. P.95-109 121. Rao, B.B. and Hassan, G.M., 2011, A panel data analysis of the growth effects of remittances, Economic Modelling, 28, 701-709 122. Roodman, D., 2006, How to Do xtabond2: An Introduction to ‘Difference’ and ‘System’ GMM in Stata, Working Paper, 103, Center for Global Development, Washington 123. Rytárik, 2009, Liqudity scenario analysis in the Luxembourg banking sector. BCDL Woking paper. No.41 124. Saunders, A., and Corrnett, M. M., 2007, Financial Institutions Management: A Risk Management Aproach, McGraw-Hill. Boston 125. Valla, N., and Saes-Escorbiac, B., 2006, Bank liquydity and financial stability. Banque de France Financial Stability Review, 89-104 126. Van Den End, J., W., 2010, Liquydity STer: Do Basel III and Unconventional Monetary Policy Work?, DNB Working Paper No. 269/2010 December 127. Van Den End, J.W.V.D, Tabbae, M., 2009, When liquydity risk becomes a macro-prudential issue: Empirical evidence of bank behavior, DNB working paper, De Nederlandsche Bank, No.230, November, 2009 128. Vento, G., 2009, Bank Liquydity Risk Management and Supervision: Which Lessons from Recent Market Turmoil?, Journal of Money, Investment and Banking, Issue 10 (2009) 129. Vodova, P., 2011, Liquydity of Czech commercial banks and its determinants, International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, 6, 1060-1067 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 185 C. Các website 130. 131. 132. 133. 134. 135. 136. 137. 138. 139. 140. 141. 142. 143. 144. www.vneconomy.vn www.cafef.vn www.thesaigontime.vn www.chinhphu.vn www.agribank.vn www.vcb.vn www.bidv.vn www.vietinbank.vn www.bangkokbank.co.tl www.deuchbank.com www.hsbc.com www.lloybankinggroup.com www.maybank.com.my www.uob.com.sg www.fitchratings.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 i DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Hải Long, 2011, Thực trạng việc sử dụng chính sách vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua và một số kiến nghị, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động”. Số ĐKXB 123-2011/CXB/194-15/GTVT. Số QĐXB:79/QĐ-GTVT, in và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011, NXB Giao thông vận tải, trang 467-480. 2. Nguyễn Hải Long, 2013, Cho vay dưới chuẩn – bài học kinh nghiệm các nước và vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 425, tháng 10/2013. GPXB số 122/GP-BTTTT ngày 22/04/2013 của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 51-59. 3. Nguyễn Hải Long, 2014, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nợ công và khủng hoảng nợ công, Đề tài nghiên cứu nhánh thuộc đề tài “Khủng hoảng nợ công ở một số nước liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Đề tài Cấp Nhà nước – Mã số KX.01.09/11-15, thư ký đề tài. 4. Nguyễn Hải Long, 2016, Tác động của tâm lý người gửi tiền tới rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt nam và một số vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý các nhà đầu tư đến hiệu lực chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Quyết định xuất bản số 466-11/QĐXB/NXBDT cấp ngày 29/02/2016. Mã ÍBN: 978-604-88-2605-5, trang 2-9. 5. Nguyễn Hải Long, 2016, Ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư đến hiệu lực của chính sách tiền tệ, Đề tài khoa học cấp Bộ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mã đề tài: DTNH.10/2015, ngày 06/07/2016, thành viên tham gia. 6. Nguyễn Hải Long, 2017, Tác động của rủi ro tín dụng tới rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở một số nước và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng số 20, tháng 10/2017. GPXB số 143/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 47-51. 7. Nguyễn Hải Long, Nguyễn Minh Phương, 2017, Nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại – nghiên cứu điển hình tại Agribank, Tạp chí Ngân hàng, số 21, tháng 11/2017. GPXB số 243/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 13-20. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ii PHỤ LỤC Phụ lục 1 Hướng dẫn cách tính tỷ lệ khả năng chi trả theo Phụ lục 3 Thông tư 06/2016/TTNHNN ngày 01/07/2016 Tài sản có tính thanh khoản cao: Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”: TT Khoản mục 1 Tiền mặt, vàng 2 Tiền gừi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và tiền gừi ký quỹ tại NHNN 3 Các loại giấy tờ có giá được sừ dụng trong các giao dịch của NHNN 4 5 Số liệu Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài 6 Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, NHTW các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bào lãnh thanh toán 7 Tổng cộng (A) = (1 ÷ 6) Hướng dẫn cách lấy số liệu: Mục 1: Số dư tiền mặt, giá trị của vàng trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày. Mục 2: số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày. Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối mỗi ngày. Trong thời gian mua có kỳ hạn giấy tờ có giá quy định tại Hợp đồng mua lại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính số giây tờ có giá mua kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao. Trong thời gian bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính số giấy tờ có giá bán kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao. Mục 4: số dư tiền gừi thanh toán tại các ngân hàng đại lý (bao gồm tiền gửi qua đêm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác) trên cân đôi kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày, trừ đi các khoản đã cam kêt cho mục đích thanh toán cụ thể. Mục 5: số dư tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đối kê toán tại thời điểm cuối mỗi ngày. Mục 6: giá trị ghi sổ trên cân đối kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ Ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iii Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard &Poor’s; Moody’s; Fitch Group*...) xếp hạng từ AA hoặc tương đương trở lên tại thời điểm cuối mỗingày. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”: (i) Khoản mục 3 và Khoản mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp; - Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác; - Không bao gồm giấy tờ có giá đã được chiết khấu, cầm cố; - Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc; - Không bao gồm: trái phiếu (kể cả trái phiếu đặc biệt) do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành; (ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (trừ trái phiêu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành), các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard &Poor’s; Moody’s; Fitch Group;...) xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán có mệnh giá bằng Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Dòng tiền vào: Biểu mẫu tính “Dòng tiền vào”: Mục Khoản Mục Ngày tiếp theo (1) 1 1.1 1.2 1.3 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn Từ Từ ngày Từ ngày Từ ngày ngày 2 8 đến 31 đến 181 đến đến ngày 30 ngày 180 ngày 360 ngày 7 (2) (3) (4) (5) Tiền gửi tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD nước ngoài theo quy định của pháp luật. Cho vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD nước ngoài: Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Cho vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD nước ngoài Cho vay khách hàng Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác Các khoản lãi, phí phải thu Tài sản Có khác Dòng tiền vào (B = 1÷7) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Trên 360 ngày (6) iv Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền vào”: Mục 1.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại. Mục 1.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tiền gửi điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán. Mục 1.3: Cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán. Mục 2: Cho vay khách hàng: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán. Mục 3: Chứng khoán kinh doanh: - Chứng khoán kinh doanh đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại. - Chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn. Mục 4: Chứng khoán đầu tư: - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại. - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn. - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn. - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn. Mục 5: Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. Mục 6: Các Khoản lãi, phí phải thu: Lấy số tiền lãi, phí phải thu đến hạn, chắc chắn thu được phát sinh từ các Khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán đầu tư, các công cụ phái sinh và tài sản tài chính khác đủ Điều kiện được ghi nhận vào “Dòng tiền vào” ở các Mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải thu. Mục 7:Tài sản Có khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 v Mục 6 của Bảng Dòng tiền vào) điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. Nguyên tắc tính “Dòng tiền vào”, “Dòng tiền vào” phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Các Khoản Mục đã được tính vào Tài sản có tính thanh Khoản cao không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”. - Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ căn cứ xác định số tiền có khả năng thu được theo dự kiến thì không được tính số tiền này vào “Dòng tiền vào”. - Đối với các Khoản cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng nước ngoài và cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”. - Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại. - Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán. - Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán. Dòng tiền ra: Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”: Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn Mục Khoản Mục Ngày tiếp theo (1) 1 Các Khoản nợ chính phủ và NHNN 2 Tiền gửi của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền vay các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD nước ngoài: 2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 2.2 2.3 Tiền gửi có kỳ hạn Tiền vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước Từ Từ Từ ngày Từ ngày Trên ngày 2 ngày 8 31 đến 181 đến 360 đến đến ngày 180 ngày 360 ngày ngày 7 ngày 30 (2) (3) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 (4) (5) (6) vi Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn Mục Khoản Mục Ngày tiếp theo (1) Từ Từ Từ ngày Từ ngày Trên ngày 2 ngày 8 31 đến 181 đến 360 đến đến ngày 180 ngày 360 ngày ngày 7 ngày 30 (2) (3) (4) (5) (6) ngoài và TCTD nước ngoài 3. Tiền gửi của khách hàng 3.1 3.2 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm 4 5 Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật 6 Phát hành giấy tờ có giá 7 8 Các Khoản lãi, phí phải trả Các Khoản Nợ khác 9 Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng 10. Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn 11 Dòng tiền ra (C = 1÷10) Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”: Mục 1: Các Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Lấy số dư Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại. Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng cho vay. Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vii bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán. Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng. Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giấy tờ có giá. Mục 7: Các Khoản lãi, phí phải trả: Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả. Mục 8: Các Khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các Khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả. Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan. Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Lấy toàn bộ các Khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”: “Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”; - Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viii - Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”. - Đối với các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các Khoản vay này vào “Dòng tiền ra”. Qua khảo sát thực tế thì các NHTM đã thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về đo lường RRTK. Các NHTM đã thực hiện các nội dung như: + Ban hành các quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. + Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý RRTK. Xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản. + Lập kế hoạch phòng ngừa RRTK và xử lý RRTK trong các tình huống, cấp độ khác nhau. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ix Phụ lục 2 Các chỉ số phân tích nhằm phòng ngừa RRTK ngân hàng Việc nhận diện, phân tích RRTK hệ thống NHTM đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành, các nghiên cứu chủ yếu dựa vào đánh giá diễn biến trên thị trường tiền tệ hoặc xây dựng chỉ số cảnh báo giúp các nhà quản lý, các cơ quan thanh tra, giám sát có thể sớm phát hiện những dấu hiệu căng thẳng thanh khoản hệ thống, từ đó kịp thời đưa ra được những biện pháp cần thiết cho mọi tình huống. Ngoài các chỉ số truyền thống phản ánh diễn biến trên thị trường tiền tệ phục vụ nhận diện, phân tích RRTK, một số phương pháp nhận diện, phân tích RRTK NHTM hiện nay chủ yếu dựa trên những nội dung được nêu trong khuyến nghị của Hiệp ước Basel (2008, 2012) về vấn đề thanh khoản trong NH, cụ thể Ủy ban Basel về giám sát NH đã công bố Những nguyên tắc cho việc giám sát và quản lý RRTK hoàn chỉnh vào tháng 9/2008. Những nguyên tắc này cung cấp một khuôn khổ vững chắc cho việc quản lý RRTK ở các NH, bao gồm: (i) Hội đồng quản trị và Ban giám sát cấp cao; (ii) Thiết lập các giám sát và mức độ chịu đựng rủi ro; (iii) Sử dụng các công cụ rủi ro như dự báo toàn diện dòng tiền, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản; (iv) Phát triển các kế hoạch dự phòng thanh khoản đa dạng và vững chắc; (v) Duy trì một tấm đệm tài sản lưu động đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bất thường. Từ những yếu tố trên, BIS đã cụ thể hóa bằng bộ 14 quy tắc nhằm quản lý RRTK NH, trong đó gồm có: 04 nguyên tắc về xây dựng cơ cấu quản lý RRTK; 03 nguyên tắc đo lường và giám sát các yêu cầu về cấp vốn ròng; 01 nguyên tắc về quản lý tiếp cận thị trường; 01 nguyên tắc yêu cầu việc lập kế hoạch bất thường nhằm xác định chiến lược dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, khủng hoảng về thanh khoản, bù đắp thâm hụt về luồng tiền mặt thiếu hụt tạm thời hay bất thường; 02 nguyên tắc về nội dung quản lý khả năng chi trả ngoại tệ; 01 nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản trị RRTK; 01 nguyên tắc yêu cầu đối với tính công khai trong tăng cường thanh khoản; 01 nguyên tắc về vai trò của các thanh tra. Ngoài ra, trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy kéo dài của cuộc khủng hoảng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng, Ủy ban Basel đã chính thức công bố Hiệp ước Basel III, trong đó về nội dung quản lý RRTK, Basel III đã đưa ra hai chuẩn mực về quản lý RRTK bao gồm: Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR- Liquidity Coverage Ratio) và tỉ lệ quĩ bình ổn ròng (NSFR- Net Stable Funding Ratio). LCR yêu cầu các ngân hàng phải duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển ngay sang tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính bất thường trong vòng 30 ngày. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 x NSFR yêu cầu các ngân hàng phải có sẵn nguồn tài chính dưới dạng quỹ bình ổn để có thể đối phó với thời kỳ khó khăn tối thiểu 1 năm [67], [68]. Với 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một ngân hàng, bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ để đáp ứng được dòng tiền ra ròng dự tính trong 30 ngày tiếp theo, được đo lường bằng LCR; (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn (ít nhất 1 năm), đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng. Mục tiêu này được định lượng bằng NSFR. Các qui định về quản lý RRTK sẽ được hình thành dần, để có thể đưa vào áp dụng chính thức từ năm 2015 (đối với tỉ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (đối với tỉ lệ quĩ bình ổn ròng). Tính tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR) Liên quan đến quản trị RRTK, Basel III đã xây dựng các chuẩn mực nhằm đạt được 2 mục tiêu riêng biệt, nhưng bổ sung cho nhau là: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một NH bằng cách đảm bảo NH nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể chịu đựng qua một cuộc kiểm tra tăng cường kéo dài 1 tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage RatioLCR). (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các haotj động của NH với nguồn lực tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được định lượng bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio – NSFR) 1/Chuẩn lực LCR trong Basel III được tính toán như sau: LCR = Các trọng số tương ứng như sau: Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Khoản mục Trọng số Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao A. Tài sản cấp 1: - Tiền mặt - Chứng khoán của Chính phủ, NHTW, PSEs, và các ngân hàng phát triển đa phương - Dự trữ tại NHTW - Nợ chính phủ hoặc NHTW có trọng số rủi ro khác 0% B. Tài sản cấp 2 (tối đa 40% Tài sản thanh khoản chất lượng cao) Tài sản cấp 2A Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100% xi Khoản mục Trọng số - Tài sản của chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương và PSEs có trọng số rủi ro 20% - Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng ít nhất là AA- Trái phiếu được xếp hạng ít nhất là AA- 85% Tài sản cáp 2B (tối đa 15% Tài sản thanh khoản chất lượng cao) - Chứng khoán thế chấp nhà ở - Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng giữa A+ và BBB- Cổ phần thưởng 75% 50% 50% Tổng dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Nguồn: Học viện Ngân hàng (2016): “Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế “ tháng 10/2016 Dòng tiền vào và dòng tiền ra Khoản mục Trọng số Dòng tiền vào Các khoản cho vay được bảo đảm bởi: • Tài sản cấp 1 • Tài sản cấp 2A • Tài sản cấp 2B + Chứng khoán thế chấp nhà ở + Các tài sản khác • Cho vay ký quỹ được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp khác • Các tài sản khác 0% 15% 25% 50% 50% 100% Các khoản tín dụng được các ngân hàng khác cấp 0% Các khoản tiền gửi dành cho mục đích hoạt động tại các tổ chức tài chính 0% Các khoản phải thu từ: • Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ 50% • Các tổ chức phi tài chính 50% • Các tổ chức tài chính và NHTW 100% Dòng tiền vào phái sinh 100% Theo quy định quốc gia Dòng tiền vào khác Dòng tiền ra Các khoản tiền gửi ổn định (từ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ/ từ các tổ chức phi tài chính với quy mô tiền gửi lớn) A. Tiền gửi khách hàng cá nhân Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn < 30 ngày Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Nhỏ nhất là 5% xii Khoản mục • Tiền gửi ổn định Trọng số 3% - 5% • Tiền gửi kém ổn định 10% Tiền gửi có kỳ hạn > 30 ngày 0% B. Nguồn tài trợ bán buôn không bảo đảm Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các doanh nghiệp nhỏ • Tiền gửi ổn định 5% • Tiền gửi kém ổn định 10% Tiền gửi dành cho mục đích hoạt động 25% • Phần được bảo hiểm 5% • Tiền gửi của các tổ chức phi tài chính, Chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs 40% • Nếu được bảo hiểm hoàn toàn 20% Các tổ chức khác 100% C. Nguồn tài trợ có bảo đảm • Tài sản cấp 1 • Tài sản cấp 2A • Tài sản khác • Các giao dịch tài trợ có bảo đảm khác 0% 15% 25-50% 100% D. Các yêu cầu khác Cam kết giải ngân chưa thực hiện đối với: • Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ • Tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs • Các ngân hàng • Tổ chức tài chính khác (chứng khoán, bảo hiểm) • Tổ chức khác 5% 10% 40% 40% 100% Các khoản nợ khác 100% Các dòng ra phái sinh 100% Tổng luồng tiền mặt ra thuần=Tổng dòng tiền ra – Min (Tổng dòng tiền vào;75% tổng dòng tiền ra) Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools” Tính NSFR Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xiii NSFR = Chuẩn mực này được xem xét trong thời hạn 1 năm và giúp đảm bảo rằng các tài sản Có dài hạn của NH sẽ được tài trợ ít nhất là với một số tài sản Nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục RRTK, qua đó, khuyến khích các NH tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn. Cụ thể: Quĩ bình ổn thực tế Loại • Vốn cấp 1 và vốn cấp 2 • Vốn cổ phần ưu đãi và vốn cấp 2 vượt mức cho phép có thời hạn từ 1 năm trở lên •Các khoản nợ khác có thờihạn từ 1 năm trở lên Tiền gửi ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm Tiền gửi kém ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm Quĩ bình ổn bắt buộc Loại Trọng số 100% Trọng số • Tiền mặt • Chứng khoán thanh khoản caocó thời hạn nhỏ hơn 1 năm • Các chứng khoán repo • Các chứng khoán có kỳ hạn cònlại < 1 năm • Các khoản vay không đáo hạn có kỳ hạn còn lại < 1 năm 0% 90% Các khoản nợ được phát hành hoặc được đảm bảo bởi chính phủ, NHTW, BIS, IMF, Ủy ban Châu Âu, các tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng phát triển đa phương. 5% 80% Các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản vật chất (hoặc các trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản) và được tự do chuyển nhượng được xếp hạng từ AA trở lên, kỳ hạn >1 năm. 20% - Các chứng khoán vốn đã niêm yết được tự do Nguồn vốn vay có quy mô lớn từ các tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs có kỳ hạn còn lại < 1 năm 50% chuyển nhượng hoặc các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản (hoặc các trái phiếu được đảm bảo) được xếp hạng từ A+ đến A-, kỳ hạn >1 năm; 50% -Vàng; -Các khoản vay tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương kỳ hạn < 1 năm. Các khoản nợ và vốn chủ sở hữu khác không thuộc những loại trên 0% Các khoản cho khách hàng cá nhân vay có kỳ hạn < 1 năm. 85% Các tài sản khác 100% Các cam kết ngoài bảng cân đối kế toán Các cam kết giải ngân và thư tín dụng chưa thực hiện Các nghĩa vụ bảo lãnh khác 5% Quốc gia Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools” Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xiv Tỷ trọng của từng loại tài sản nợ và tài sản có để tính chỉ số NSFR Tài sản 1.Tổng thu nhập từ tài sản 1.a Khoản cho vay ròng 1.a.i Tổng các khoản cho vay Khoản cho vay thế chấp nhà ở Các khoản cho vay thế chấp khác Các khoản cho vay tiêu dùng/bán lẻ khác Các khoản cho vay doanh nghiệp và thương mại Các khoản cho vay khác 1.a.i (Dự phòng nợ khó đòi) 1.b Các khoản thu nhập từ tài sản khác 1.b.i Cho vay và tạm ứng cho ngân hàng 1.b.ii Tổng các khoản chứng khoán Mua lại đảo ngược và thế chấp tiền mặt Kinh doanh chứng khoán và FV thông qua thu nhập Các khoản phái sinh Chứng khoán sẵn sang bán Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn Vốn đầu tư trong công ty liên kết Đầu tư chứng khoán khác 1.b.iii. Đầu tư bất động sản 1.b.iv. Tài sản bảo hiểm 1.b.v. Thu nhập Tài sản khác 2. Tài sản không tạo thu nhập Tiền mặt và nợ từ ngân hàng BĐS bị tịch thu Tài sản cố định Lợi thế thương mại Tài sản vô hình khác Thuế thu nhập hiện hành Thuế thu nhập hoãn lại Tài sản hoạt động ko liên tục Tài sản khác RSF 1.00 1.00 0.70 0.85 1.00 -1.00 0.00 0.00 0.15 0.90 0.15 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Nguồn vốn 1.Nợ phải trả lãi suất 1.a Tổng tiền gửi, vốn ngắn hạn và vốn trên thị trường tiền tệ 1.a.i Tổng tiền gửi của KH Tiền gửi- vãng lai Tiền gửi- tiết kiệm Tiền gửi- theo kỳ hạn 1.a.ii Tiền gửi từ ngân hàng 1.a.iii..HĐ repo, thế chấp tiền mặt 1.a.iv. TG và vay ngắn hạn khác 1.b Tổng nguồn vốn dài hạn 1.b.i. Nợ ưu tiên đáo hạn sau 1 năm 1.b.ii. Khoản vay trực thuộc 1.b.iii. Vốn dài hạn khác 1.c Các khoản phái sinh 1.d Nợ thương mại 2. Khoản nợ ko chịu lãi suất Phần giá trị hợp lý của nợ Dự trữ suy giảm tín dụng Dự trữ cho hưu trí và các khoản khác Thuế thu nhập phải trả Thuế thu nhập phải trả hoãn lại Nợ hoãn trả khác Hoạt động ko liên tục Nợ bảo hiểm Khoản nợ khác 3. Vốn lai ghép CP ưu đãi và vốn lai xem như nợ CP ưu đãi, vốn lai xem như VCSH 4. Tổng VCSH VCSH thông thường Lãi ko kiểm soát Chênh lệch đánh giá lại chứng khoán Chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ Đánh giá lại TSCĐ Nguồn: Federico, P.M. (2012), “Developing an Index of Liquidity-Risk Exposure: An Application to Latin American and Caribbean Banking Systems”, Technical note, No.IDB-TN-426, Inter-American Development Bank Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ASF 0.85 0.70 0.70 0.00 0.00 0.00 0.75 1.00 0.75 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 xv Phụ lục 3 Mô hình kiểm định độ căng Mô hình kiểm định độ căng (ST) thanh khoản là kỹ thuật nhằm xem xét liệu các tổ chức tài chính có đủ dòng tiền mặt và tài sản lưu động để đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong một kịch bản căng thẳng (José Vinals, 2012). Trên nền tảng Excel, các chuyên gia của IMF đã phát triển mô hình ST cho phép thực hiện ST RRTK. Đó là mô hình của Martin Cihak (2004) với tính linh hoạt rất cao: các NHTW sử dụng có thể lựa chọn sử dụng phương pháp ST theo Basel 2, sử dụng phương pháp đòi hỏi dữ liệu tối thiểu hoặc phương pháp phức tạp đòi hỏi nhiều dữ liệu. Mô hình ST của Martin Cihák trình bày khuôn khổ kiểm tra căng thẳng có tính tổng quát. Mô hình bao gồm liên kết các biến kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn như GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác. Mô hình kiểm tra căng thẳng bao gồm một mô hình vệ tinh, nó liên kết các biến kinh tế vĩ mô với các biến tài chính, cụ thể là chất lượng tài sản. Mô hình vệ tinh được xây dựng dựa trên dữ liệu của từng ngân hàng đơn lẻ thuộc hệ thống trong một khoảng thời gian: sử dụng kỹ thuật bảng dữ liệu, chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể được giải thích như là một hàm của các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ thống. Cùng với mô hình kinh tế vĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả định cho các cú sốc bên ngoài (ví dụ: sự suy giảm GDP thế giới) tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng. Mô hình vệ tinh được sử dụng trong quá trình tính toán bước đầu, “ở vòng ngoài”. Để có thể tính toán một cách cụ thể tác động của các cú sốc, biến động vĩ mô đến hệ thống ngân hàng. Mô hình tập trung vào việc tính toán tác động của cú sốc bên ngoài vào hệ thống ngân hàng và thể hiện những tác động này qua biến an toàn vốn. Nguồn: Nguyễn Thị Thu Phương (2013): “Nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xvi Khung kiểm định độ căng giả định rằng áp lực thanh khoản hệ thống bắt nguồn từ sự gia tăng những lo ngại về khả năng thanh toán, cùng với sự biến động về giá trị tài sản của ngân hàng. Phương pháp kiểm định độ căng mô hình hóa ba kênh tác động của thanh khoản hệ thống: (i) Môi trường tài chính và kinh tế vĩ mô khủng hoảng, theo đó rủi ro vỡ nợ cùng với sự thận trọng của các bên sẽ dẫn đến giảm vốn từ các thị trường vốn không có bảo đảm; (ii) Hành động bán tháo tài sản của ngân hàng nhằm đáp ứng nghĩa vụ thanh khoản sẽ làm giảm giá bán, ảnh hưởng đến giá trị tài sản và yêu cầu ký quỹ (margin requirement) đối với các ngân hàng trong hệ thống. Theo đó, chúng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá vốn, lợi nhuận, và gia tăng những lo ngại về khả năng thanh khoản hệ thống nói chung; (iii) Thanh khoản vốn ở mức thấp do sự bất ổn bắt nguồn từ rủi ro của các đối tác và định giá tài sản thấp sẽ khiến các ngân hàng và nhà đầu tư rơi vào trạng thái tích trữ thanh khoản, dẫn đến thiếu hụt thanh khoản hệ thống. Việc cần làm tiếp theo là xác định các NHTM có tầm quan trọng đối với hệ thống thông qua nhận diện các D-SIBs. Theo thực tiễn quốc tế tốt nhất được IMF/WB khuyến nghị, nếu một NHTM không được liệt kê vào danh sách D-SIBs (quá nhiều liên kết hoặc quá lớn để sụp đổ) thì khi NHTM đó mất khả năng thanh toán, có thể để thị trường tự quyết định hoặc áp dụng thủ tục phá sản, cơ quan quản lý chỉ can thiệp phục hồi khi đó là các NHTM có tầm quan trọng hệ thống hay D-SIBs. Dựa trên các nghiên cứu quốc tế, phương pháp các chỉ số định lượng tĩnh với bộ chỉ số giản lược đề xuất cho Việt Nam để xác định các D-SIBs như sau: So sánh các chỉ số định lượng tĩnh Tiêu chí BCBS (2011) Kích cỡ Tổng tài sản rủi ro như định nghĩa sử dụng để tính tỷ lệ đòn bẩy theo Basel III (đoạn 157 – 164) Liên kết lẫn nhau Khả năng thay thế Tổng tài sản có trong hệ thống tài chính Tổng nợ phải trả trong hệ thống tài chính Tỷ lệ vốn Tài sản lưu ký (theo Basel III định nghĩa các dịch vụ lưu ký) Các thanh toán được bù trừ thông qua hệ thống thanh toán Giá trị giao dịch bảo lãnh của TCTD tại thị trường trái phiếu và cổ phiếu Zlatuse Komarkova et al. (2012) Tổng tài sản chịu rủi ro tín dụng. Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ Tổng tài sản có đối với các TCTD Cho vay khách hàng (làm đại diện cho tổng tài sản chịu rủi ro tín dụng) (50%) Tổng nợ phải trả đối với các TCTD Tổng nợ phải trả các TCTD, Chính phủ và NHNN (25%) Tài sản lưu ký Các thanh toán được bù trừ thông qua hệ thống thanh toán Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Nghiên cứu này (đề xuất cho Việt Nam) Tổng tiền gửi các TCTD và NHNN (25%) Tài sản lưu ký (N/A) 0% xvii Phụ lục 4 Phân tích mô hình cảnh báo sớm Có 2 loại mô hình cảnh báo sớm (EWS) cơ bản được áp dụng phổ biến trên thế giới, đó là mô hình tham số và mô hình phi tham số. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình phi tham số được phát triển bởi Kaminsky, Lizonso, Reinhart (IMF, 1998); Edison (2000); ADB (2002)... đây là mô hình sử dụng phương pháp tiếp cận phát tín hiệu và tìm kiếm “ngưỡng cảnh báo tối ưu” cho mỗi chỉ số để có thể tối đa hóa năng lực dự báo các chỉ số đó. Theo đó, cách tiếp cận tín hiệu để xây dựng một mô hình EWS gồm 5 bước: Bước 1: Xác định thời gian xảy ra các tình huống khủng hoảng trong quá khứ và lựa chọn độ dài của cửa sổ khủng hoảng. Việc xác định thời gian xảy ra các tình huống khủng hoảng trong quá khứ có thể được tiến hành thông qua một hay nhiều cách khác nhau: Đánh dấu các thời điểm trong quá khứ được đông đảo dư luận và thị trường nhận định là đã xảy ra khủng hoảng; Đánh dấu các thời điểm hoặc các sự kiện chứng kiến khủng hoảng; Đánh dấu các thời điểm chứng kiến biến động bất thường của một chỉ số nào đó được coi là biểu hiện của khủng hoảng. Trên cơ sở đó, xác định các chỉ số cảnh báo (là những chỉ số giúp báo hiệu sớm nguy cơ khủng hoảng) và các ngưỡng cảnh báo (ngưỡng nguy hiểm mà nếu vượt qua ngưỡng đó thì rủi ro khủng hoảng rất dễ xảy ra). Bước 2: Lựa chọn các chỉ tiêu cảnh báo. Các chỉ tiêu cảnh báo để dự đoán các cuộc khủng hoảng thường được chọn dựa trên các quan điểm kinh tế và sự sẵn có của các số liệu. Ví dụ: Các chỉ số về dự trữ ngoại tệ, tỷ giá thực, tăng trưởng tín dụng, tín dụng cho khu vực công, lạm phát trong nước được đa số các nghiên cứu cho là những chỉ số hữu ích trong dự báo khủng hoảng tiền tệ. Các chỉ số biến động của tỷ giá thực so với đường xu hướng của nó đã được xác định như là chỉ số dự báo tốt nhất về khủng hoảng tiền tệ trong các nghiên cứu về EWS. Các chỉ số về cán cân thương mại, hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng tiền tệ, tỷ lệ giữa khối lượng tiền tệ trong lưu thông (M2) so với dự trữ ngoại tệ, tăng trưởng GDP thực và thâm hụt ngân sách chỉ nhận được một số ủng hộ nhất định. Bước 3: Xác định mức ngưỡng cho các chỉ tiêu cảnh báo. Đối với mỗi chỉ tiêu cảnh báo, mức ngưỡng sẽ phân chia thành hai vùng gồm: Vùng bình thường và vùng nguy hiểm. Đối với mỗi một giai đoạn, nếu như kết quả quan sát của một chỉ tiêu vượt qua mức ngưỡng và rơi vào vùng nguy hiểm thì chỉ tiêu sẽ phát tín hiệu cảnh báo.Trong các tín hiệu phát ra của một chỉ tiêu, có những tín hiệu cảnh báo đúng (nghĩa là phát tín hiệu trước khủng hoảng) và cả những tín hiệu cảnh báo sai (nghĩa là có cảnh báo nhưng không có khủng hoảng xảy ra sau đó hoặc không có cảnh báo mặc dù sau đó khủng hoảng có xảy ra), cụ thể chia thành 4 loại sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xviii Bảng 1.2: Các khả năng về kết quả dự báo của mô hình EWS Khủng hoảng xảy ra trong vòng n tháng tiếp theo Không có khủng hoảng xảy ra trong vòng n tháng tiếp theo Phát tín hiệu A B Không phát tín hiệu C D Trong đó: A là số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo trong thời gian tiền khủng hoảng (cảnh báo đúng); B là số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo nhưng sau đó không có khủng hoảng (cảnh báo giả); C là số lần chỉ tiêu đó không phát ra tín hiệu cảnh báo mặc dù đang trong thời gian tiền khủng hoảng (bỏ sót cảnh báo); D là số lần chỉ tiêu đó không phát ra tín hiệu cảnh báo và sau đó cũng không có khủng hoảng (cảnh báo đúng). Có 4 thước đo có thể giúp đo lường năng lực cảnh báo của một chỉ tiêu như sau: (i) Tỷ lệ nhiễu trên tín hiệu cảnh báo (NSR): là tỷ lệ giữa số lần 1 chỉ tiêu phát ra tín hiệu cảnh báo sai với số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo đúng (gọi tắt là tỷ lệ nhiễu tín hiệu),trong đó: NSR = [B/(B+D)]/[A/(A+C] Tỷ lệ nhiễu tín hiệu của một chỉ tiêu càng thấp, thì khả năng cảnh báo khủng hoảng của chỉ tiêu đó càng cao. Nếu tỷ lệ nhiễu tín hiệu của một chỉ tiêu lớn hơn 1 có nghĩa là khả năng chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo sai lớn hơn khả năng chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo đúng, do đó chỉ tiêu này không có khả năng cảnh báo khủng hoảng và sẽ phải loại khỏi danh mục các chỉ tiêu cảnh báo. (ii) Xác xuất khủng hoảng có điều kiện (CP),trong đó: CP = A/(A+B) Trong đó, CP là xác suất xảy ra khủng hoảng trong vòng 12 tháng tới với điều kiện là chỉ tiêu cảnh báo đó phải phát ra ít nhất một tín hiệu cảnh báo. Xác xuất khủng hoảng có điều kiện (CP) của một chỉ tiêu cảnh báo càng cao thì khả năng cảnh báo khủng hoảng của chỉ tiêu này càng lớn.CP có liên quan tới cả 2 loại sai số sau:Sai số loại 1 (không phát ra tín hiệu cảnh báo khi sắp xảy ra khủng hoảng): C/(A+C); Sai số loại 2: (Cảnh báo giả): B/(B+D). Một chỉ tiêu được coi là có khả năng cảnh báo nếu xác suất khủng hoảng có điều kiện (CP) của nó lớn hơn xác suất khủng hoảng không điều kiện (UP) nghĩa là: CP>UP Trong đó, UP là không đổi trong một mẫu nhất định: UP=(A+C)/(A+B+C+D) (iii) Tỷ trọng của các thời kỳ tiền khủng hoảng (các tháng rơi vào cửa sổ khủng hoảng) mà một chỉ tiêu cảnh báo giúp xác định được (SP), trong đó: SP=A/(A+C) SP là nghịch đảo của sai số loại 1 và C giảm sẽ dẫn tới A tăng, nếu mẫu A+C không đổi thì SP sẽ tăng. (iv) Thống kê số lượng các cuộc khủng hoảng mà trước đó chỉ tiêu cảnh báo có phát tín hiệu cảnh báo ít nhất một lần trong thời gian tiền khủng hoảng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xix Bước 4: Xây dựng các chỉ số dự báo tổng hợp. Khi một số lượng lớn các chỉ số dự báo được lựa chọn, sẽ hữu ích và tiện dụng hơn để có một biện pháp tổng hợp xác định những bất ổn tài chính. Biện pháp đó được gọi là chỉ số tổng hợp. Các chỉ số cảnh báo được lựa chọn trong mô hình phi tham số phải có tỷ lệ nhiễu/tín hiệu nhỏ hơn 1. Sau khi lựa chọn được các chỉ số cảnh báo đạt tiêu chuẩn, dựa trên giả định số lượng các chỉ số cảnh báo phát tín hiệu cảnh báo khủng hoảng càng nhiều thì xác suất để cuộc khủng hoảng đó xảy ra trên thực tế càng cao, một bộ chỉ số tổng hợp đã được xây dựng và tính toán theo cách cơ bản là: một chỉ số tổng hợp có thể là tổng thuần túy hoặc tổng có trọng số của các giá trị nhị phân của tất cả các chỉ số cảnh báo được chọn. Với các chỉ số tổng hợp được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền, các trọng số được tính dựa trên các hệ số báo nhiễu. Các chỉ số tổng hợp có thể tính toán cho toàn mô hình hoặc cho từng khu vực riêng lẻ. Bước 5: Dự báo khủng hoảng. Các chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để dự đoán xác suất khủng hoảng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách chia tất cả các mẫu quan sát thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một phạm vi cụ thể của một chỉ số tổng hợp và tính toán tỷ lệ của các tháng tiền khủng hoảng (thuộc cửa sổ khủng hoảng) cho mỗi nhóm theo công thức: (Trong đó: It là giá trị của chỉ tiêu tổng hợp tại thời điểm t, Il là giới hạn thấp hơn của một vùng cụ thể của chỉ tiêu tổng hợp, và Iu là giới hạn trên của vùng) Một chỉ tiêu tổng hợp có thể phát tín hiệu cảnh báo vào một tháng cụ thể khi xác suất dự đoán khủng hoảng của nó vượt quá mức ngưỡng cảnh báo.Việc lựa chọn mức ngưỡng xác suất đòi hỏi sự kết hợp giữa sai số loại I và sai số loại II. Một điểm lưu ý là ngưỡng xác suất nên cao hơn xác suất khủng hoảng vô điều kiện. Đối với xác suất có điều kiện của khủng hoảng được ước lượng từ dữ liệu mẫu có thể được sử dụng để dự báo xác suất khủng hoảng của giai đoạn ngoài mẫu. Trên cơ sở các khái niệm và nguyên nhân gây RRTK hệ thống ngân hàng được phân tích ở trên, căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM được biểu hiện thông qua các dấu hiệu: (i) Biến động tăng mạnh của các mức lãi suất thị trường như lãi suất huy động, cho vay, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng, chủ yếu là các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, đặc biệt là kỳ hạn qua đêm.Ngoài ra lãi suất tiền gửi và cho vay tăng cao cũng là một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM; (ii) Sụtgiảm mạnh tiền gửi của các NHTM tại NHTW về mức xấp xỉ ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức yêu cầu về dự trữ bắt buộc; (iii) Tăng mạnh các khoản tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM khi các NHTM đều gặp phải khó khăn đối với việc huy động vốn từ nền kinh tế và thị trường LNH; (iv) Sự đảo chiều trong mối tương quan khiến cho lãi suất LNH Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xx tăng cao hơn lãi suất OMO và lãi suất tái cấp vốn là khả năng đang xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM, cho dù lãi suất LNH không tăng quá mạnh hoặc quá cao; (v) Gia tăng mạnh hoặc sụt giảm mạnh số dư huy động vốn trên thị trường LNH, bởi cả 2 hiện tượng gia tăng mạnh hay sụt giảm mạnh số dư huy động vốn trên thị trường LNH nếu không phải bắt nguồn từ các yếu tố khách quan (thực hiện theo chính sách, quy định mới của NHTW…) thì đều có thể là biểu hiện của tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM ở những mức độ khác nhau. Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng như được đề cập trong phần 1.1.2 và những biểu hiện của căng thẳng thanh khoản hệ thống NHTM, các chỉ tiêu có khả năng dự báo căng thẳng thanh khoản mang tính hệ thống như sau: Bảng 1.3: Các chỉ số phục vụ tính toán EWS TT Chỉ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn / cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ tín dụng / huy động vốn Tỷ lệ tín dụng / huy động vốn; chênh lệch tín dụng - huy động vốn Tỷ lệ huy động vốn trên thị trường LNH / huy động vốn trên thị trường 1 Tỷ lệ tài sản có thanh khoản/tài sản nợ thanh khoản; Tỷ lệ tổng tài sản có / tổng tài sản nợ Tỷ lệ huy động vốn / tổng huy động vốn Tỷ lệ nợ xấu / dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng quốc nội và các quốc gia có nhiều quan hệ thương mại Cán cân vãng lai/GDP Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu Cán cân thương mại/GDP Biến động chỉ số chứng khoán, biến động giá bất động sản Biến động giá dầu trên thị trường quốc tế Tăng trưởng tín dụng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng Biến động tỷ giá của đồng nội tệ so với USD so với tháng trước và cùng kỳ năm trước Dự trữ ngoại hối theo tháng nhập khẩu Dòng vốn ngắn hạn/GDP Cán cân vãng lai/GDP Biến động kim ngạch xuất, nhập khẩu Cán cân thương mại/GDP Chênh lệch lãi suất cho vay trong nước và của Mỹ Tài sản nợ nước ngoài/tài sản có nước ngoài Dự trữ ngoại hối theo tháng nhập khẩu Dòng vốn ngắn hạn/GDP Tỷ lệ huy động vốn trên thị trường LNH/GDP Tín dụng /GDP Tổng dư nợ tín dụng/GDP Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Biến giải thích Mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn của hệ thống ngân hàng Biến động bất thường của nền kinh tế thực trong nước và quốc tế Biến động bất thường của thị trường tài chính trong nước và quốc tế Tác động lan truyền xxi TT 31 32 33 Chỉ số Biến giải thích Tín dụng /huy động vốn Tín dụng/huy động vốn Tài sản nợ nước ngoài/tài sản có nước ngoài của hệ thống ngân hàng (Nguồn: Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm RRTK hệ thống NHTM Việt Nam”, Hội thảo Quốc tế Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Học viện Ngân hàng. Tháng 10/2016) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxii Phụ lục 5 Phân tích chỉ số RRTK dựa vào thị trường Đo lường dựa trên phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa vào thị trường (Market-based index of systemic liquidity - SLRI) là phương pháp Severo (2012) xây dựng trên thế cân bằng/ngang giá trên thị trường tài chính toàn cầu bị đổ vỡ và là cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện hành vi kinh doanh chênh lệch giá, cân bằng bị phá vỡ này là các chỉ số cảnh báo sự biến động trên thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Severo cho rằng việc phân bổ lại nguồn vốn của các nhà đầu tư khi họ phát hiện ra trong danh mục đầu tư có các chứng khoán có thể thay thế cho nhau nhưng lại được giao dịch với mức giá chênh lệch lớn sẽ giúp họ hạn chế được rủi ro mà vẫn đảm bảo được mức sinh lợi cao. Mức chênh lệch giá phản ánh: (i) Đó là việc chi phí giao dịch tăng lên; (ii) Xuất hiện khó khăn về thanh khoản của các nhà đầu tư. Vì vậy, khi các cân bằng trên thị trường vốn quốc tế bị phá vỡ, tạo ra sự chênh lệch lớn trong giá của các tài sản tài chính có thể thay thế cho nhau thì đó là các dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản đối với toàn hệ thống. Tóm lại, đây là phương pháp này được xác định dựa trên kĩ thuật thống kê chuẩn và các dữ liệu thị trường để xem xét các cơ hội kinh doanh chênh lệch trên một số thị trường tài chính chính. Trên cơ sở xác định các dấu hiệu các ngân hàng gặp vấn đề khó khăn thanh khoản để phát hiện xu hướng RRTK hệ thống ngân hàng. Việc đo lường theo phương pháp phân tích chỉ số RRTK hệ thống dựa vào thị trường được tính toán như sau: Bước 1: Tính toán chênh lệch giá từ 4 cấu phần gồm: (i) Ngang giá lãi suất có bảo hiểm –CIP; (ii) CDS của trái phiếu doanh nghiệp và của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, (iii) Giá của trái phiếu chính phủ Mĩ (loại mới phát hành và loại đang giao dịch trên thị trường thứ cấp); (iv) Chênh lệch lãi suất trong hợp đồng hoán đổi. Từ đó, tính mức chênh lệch giá hàng ngày giữa các nhóm tài sản khác nhau được giao dịch trên các thị trường thuộc các vùng địa lý khác nhau. Bước 2: Phân tích các nhân tố thống kê, tìm ra yếu tố chính gây ra biến động trong mức chênh lệch giá của các nhóm tài sản này để tìm ra được phần có điểm tương đồng nhất từ các chênh lệch giá. Phần chung nhất thu được từ các chênh lệch giá đó chính là chỉ số đo lường SLRI. Bước 3: Chuẩn hóa SLRI bằng cách lấy tính chênh lệch giữa các chỉ số SLRI hàng ngày và giá trị trung bình của SLRI rồi lấy kết quả thu được chia cho độ lệch tiêu chuẩn của chuỗi SLRI. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxiii Phụ lục 6 Quản trị RRTK hàng ngày và theo định kỳ Đo lường RRTK Khe hở thanh khoản NH cần sử dụng các phương thức đo lường (khe hở thanh khoản) để đánh giá cấu trúc của bảng cân đối kế toán, cũng như dự báo dòng tiền và trạng thái thanh khoản trong tương lai, bao gồm cả các rủi ro ngoại bảng (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các báo cáo sau cần được thiết lập: (i) Báo cáo khe hở thanh khoản; (ii) Báo cáo cung cầu thanh khoản; (iii) Bảng theo dõi các tỷ lệ khả năng chi trả; (iv) Bảng tính tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau; (v) Báo cáo: Tình hình thực hiện tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo loại tiền; (vi) Báo cáo: Tình hình thực hiện tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Báo cáo bao gồm các dòng tiền dự kiến của các khoản mục tài sản và công nợ tại Ngân hàng được phân vào dải thời gian: “Qua đêm”, “từ 1 đến 7 ngày”, “từ 1 đến 30 ngày”, “từ 1 đến 3 tháng”, “từ 3 đến 12 tháng”, “từ 1 đến 5 năm”, “trên 5 năm” và chưa xác định. Báo cáo được tham khảo khi đưa ra các quyết định liên quan đến quản lý thanh khoản và quản lý vốn. Bên cạnh đó, NH cũng sử dụng các chỉ số thanh khoản hàng ngày (tỷ lệ khả năng chi trả) để quản trị thanh khoản hàng ngày. Ngoài ra, NH cũng lập file dự báo dòng tiền hàng ngày cho các giao dịch trên thị trường liên NH. Báo cáo này cũng được sử dụng nhằm quản lý vốn khả dụng – số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN hàng ngày. Dự báo dòng tiền NH cần: (i) Lập các dự báo về dòng tiền dự kiến, trong đó bao gồm các giả định mang tính thực tế về các hành vi của các đối tác quan trọng và thực hiện phân tích đa chiều; (ii) Đánh giá “tính ổn định” của các nguồn vốn huy động. Ví dụ như các yếu tố có ảnh hưởng tới “tính ổn định” của sản phẩm tiền gửi cá nhân như quy mô, mức độ nhạy cảm với lãi suất, và vị trí địa lý của bên gửi tiền cũng như các kênh tiền gửi. Các giả định về dự báo dòng tiền cần được xây dựng một cách hợp lý, phù hợp, được ghi chép đầy đủ và được rà soát và phê duyệt định kỳ. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các cam kết tín dụng chưa giải ngân Đối với các cam kết chưa giải ngân như thư tín dụng (LC) và bảo lãnh tài chính, NH cần ước tính mức độ của dòng tiền ra trong điều kiện bình thường cũng như trong điều Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxiv kiện khủng hoảng về thanh khoản. Tương tự, các vấn đề thanh khoản có thể phát sinh nếu NH quá phụ thuộc vào các hạn mức tín dụng hay bảo lãnh do các tổ chức khác cung cấp. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Tính thanh khoản ngoại tệ NH cần đánh giá tổng nhu cầu thanh khoản ngoại tệ và xác định các mức chênh lệch ngoại tệ có thể chấp nhận, bằng cách thực hiện phân tích chiến lược của ngân hàng đối với từng loại ngoại tệ mà ngân hàng có giao dịch lớn, và qua đó xem xét các ảnh hưởng tiềm tàng trong thời kỳ khủng hoảng. Mức độ của các chênh lệch ngoại tệ tính đến các nội dung sau: (i) Khả năng của ngân hàng trong việc huy động vốn trên thị trường ngoại hối; (ii) Mức độ dự trữ ngoại hối của thị trường nội địa; (iii) Khả năng hoán đổi loại tiền tệ có dư thừa thặng dư thanh khoản sang loại tiền tệ thiếu hụt, và giữa các đơn vị thành viên; (iv) Khả năng chuyển đổi các loại tiền tệ chính mà ngân hàng nắm giữ, trong đó có xem xét đến khả năng tổn thất hay khả năng đóng cửa hoàn toàn của thị trường giao dịch hoán đổi ngoại hối đối với một loại ngoại tệ nhất định. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). NH cần lập báo cáo dòng tiền hàng ngày nhằm hỗ trợ cấp có thẩm quyền đưa ra các quyết định liên quan đến quản lý thanh khoản ngoại tệ. Các dòng tiền dự kiến được giả định dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và phân tích của NH. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động NH cần: (i) xây dựng một chiến lược huy động vốn bao gồm việc đa dạng hóa một cách hiệu quả các nguồn và các kỳ hạn huy động; (ii) Thường xuyên rà soát và kiểm định việc lựa chọn nguồn huy động, qua đó có thể đánh giá mức độ hiệu quả của việc duy trì tính thanh khoản trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 7). Đối với các giao dịch trên thị trường liên NH: NH cần có các giới hạn về các đối tác trên thị trường liên NH; Ngoài ra NH cũng cần giám sát tài khoản tiền gửi của hai khách hàng lớn nhất. NH cũng cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn tài trợ/các đối tác chính cũng như với NHTW. Quản lý thanh khoản trong ngày NH cần: (i) Chủ động quản lý các trạng thái thanh khoản trong ngày và rủi ro thanh khoản trong ngày để kịp thời đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong cả điều kiện khủng hoảng và điều kiện bình thường, nhờ vậy giúp cho hệ thống thanh toán của ngân hàng sẽ được vận hành hiệu quả hơn; (ii) Có các chính sách, quy trình và hệ thống để hỗ trợ các mục tiêu hoạt động trong tất cả các thị trường tài chính và tất cả các loại tiền tệ mà ngân hàng có lượng thanh toán và giao dịch lớn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxv Các mục tiêu quản trị thanh khoản trong ngày của NH cần bao gồm các nội dung sau: (i) Nhận diện và xác định thứ tự ưu tiên các nghĩa vụ thanh toán quan trọng và thời gian cụ thể để có thể đáp ứng các nghĩa vụ này khi cần thiết (ví dụ như các nghĩa vụ yêu cầu phải được thanh toán bằng các hệ thống thanh toán khác, các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động của thị trường như các giao dịch thị trường tiền tệ hoặc thanh toán bù trừ, và các khoản thanh toán quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và danh tiếng của NH); (ii) Thanh toán các nghĩa vụ khác ít quan trọng hơn trong thời gian sớm nhất có thể. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 8) Các tài sản thanh khoản NH cần: (i) Đảm bảo sự sẵn có liên tục của các tài sản thanh khoản có chất lượng cao, không bị hạn chế mà NH có thể bán hoặc cầm cố để huy động vốn trong các tình huống khủng hoảng; (ii) Đảm bảo “lớp đệm thanh khoản” tương ứng với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã được thiết lập. Các vấn đề cần tính tới bao gồm: 1/Độ lớn của các chênh lệch dòng tiền; 2/Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các khung hoảng; 3/Giá trị thanh lý hoặc thế chấp của tài sản Đối với các cấu phần của “lớp đệm thanh khoản”, NH cần nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đáng tin cậy nhất như tiền mặt và trái phiếu chính phủ chất lượng cao hoặc các công cụ tương tự. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 12) Dấu hiệu cảnh báo sớm NH cần thiết lập bộ dấu hiệu cảnh báo sớm nhằm nhận biết các dấu hiệu rủi ro gia tăng từ các trạng thái rủi ro thanh khoản hoặc từ các nhu cầu huy động tiềm tàng của Ngân hàng. Dấu hiệu cảnh báo sớm có thể là định tính hoặc định lượng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Thử nghiệm sức chịu đựng và Kế hoạch dự phòng vốn (CFP) NH cần: (i) Thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng một cách thường xuyên với các loại kịch bản khủng hoảng chung của thị trường hoặc của riêng ngân hàng (có thể thực hiện theo từng loại kịch bản hoặc kết hợp nhiều kịch bản) để xác định các yếu tố dẫn đến mất thanh khoản và đảm bảo mức độ rủi ro hiện tại được duy trì trong mức độ chịu đựng rủi ro của NH; (ii) Sử dụng các kết quả thử nghiệm cho việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách quản lý và trạng thái thanh khoản và xây dựng các kế hoạch ứng phó khẩn cấp. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 10) Giám sát và Báo cáo Rủi ro thanh khoản Quản lý thanh khoản hàng ngày Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxvi NH cần: (i) Thiết lập các giới hạn để kiểm soát mức độ rủi ro thanh khoản, các điểm yếu và thường xuyên rà soát các giới hạn và quy trình báo cáo các cấp tương ứng; (ii) Sử dụng các giới hạn để quản lý thanh khoản hàng ngày trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường (ví dụ: các giới hạn MCO – Các giới hạn dòng tiền ra). Các giới hạn nên bao gồm các biện pháp đo lường nhằm bảo đảm ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các giới hạn từng loại tiền tệ chính Các giới hạn nội bộ có thể được thiết lập cho từng loại tiền tệ chính mà NH chịu rủi ro. Các giới hạn chặt chẽ hơn cần được thiết lập cho loại tiền tệ mà không đảm bảo được khả năng chuyển đổi sang tiền tệ khác, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 6) Các giới hạn đối với việc tập trung nguồn huy động vốn Các giới hạn được thiết lập để theo dõi mức độ tập trung nguồn vốn huy động theo: (i) Đối tác; (ii) Nguồn huy động vốn có đảm bảo; (iii) Loại công cụ; (iv) Kỳ hạn; (v) Tiện tệ; (vi) Thị trường địa lý,… (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 7) Quy trình báo cáo lên các cấp NH cần chỉ rõ các ngưỡng cụ thể và hướng dẫn về quy trình báo cáo theo các cấp – quy trình báo cáo tuần tự từ cấp thấp lên các cấp cao một cách rõ ràng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). Ban Điều hành nên thống nhất về một bộ chỉ tiêu báo cáo, quy định cụ thể phạm vi, cách thức và tần suất của việc lập báo cáo cho các đối tượng khác nhau (chẳng hạn như Hội đồng ALCO) và các bên chịu trách nhiệm lập báo cáo để hỗ trợ việc giám sát RRTK. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xxvii Phụ lục 7 Mẫu nghiên cứu 25 chi nhánh trong hệ thống Agribank Mã Chi nhánh 1200 1400 1500 2000 2200 2300 2400 2500 2600 2700 3200 3400 3500 3600 3700 4200 4800 5400 5500 5700 5900 6600 6900 8000 8500 Sở giao dịch Láng Hạ Hà Nội Đà Nẵng Hà Tây Hải Dương Hưng Yên Bắc Giang Bắc Ninh Phú Thọ Nam Định Thái Bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Nam Bình Thuận Lâm Đồng Bình Dương Tây Ninh Đồng Nai Long An Tiền Giang Quảng Ninh Thái Nguyên Tổng cộng mẫu Tỷ trọng trong hệ thống Agribank (%) Tổng tài sản bình quân Giai đoạn 2011-2016 (Tỷ đồng) 19.207,99 13.334,59 13.486,29 10.784,42 21.938,74 12.987,61 7.925,63 12.455,74 8.087,51 8.339,26 9.041,10 10.154,88 20.228,57 17.364,13 13.221,27 8.798,28 11.074,83 7.441,08 16.978,24 10.708,08 20.029,06 12.495,54 11.096,15 11.014,49 7.878,20 316.071,68 45,78 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399