Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TS. UNG THỊ MINH LỆ TP Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ với đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tiến DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa FE Fix Effect (hiệu ứng cố định) FMOLS Fully Modified Ordinary Least Squares FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GSO Tổng cục thống kê Việt Nam IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Square (phương pháp bình phương nhỏ nhất) RE Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) TTKT Tăng trưởng kinh tế TW Trung Ương UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc VAR Vector Auto Regression WTO Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG NỘI DUNG TT TRANG 1 Bảng 2.1 FDI ở các vùng của Việt Nam 50 2 Bảng 2.2 FDI ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 53 3 Bảng 2.3 Tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 55 2006-2012 4 Bảng 2.4 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 56 5 Bảng 2.5 Tăng trưởng kinh tế và FDI ở các vùng của Việt Nam giai 58 đoạn 2006-2012 6 Bảng 2.6 Tỷ trọng FDI trong GDP các vùng của Việt Nam giai đoạn 61 1995-2012 7 Bảng 2.7 FDI ở các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 64 8 Bảng 2.8 Lợi thế so sánh ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 67 9 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu 10 Bảng 3.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm thu hút dòng vốn FDI và kỳ vọng dấu 11 Bảng 4.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình tăng trưởng kinh tế 80 88 99 12 Bảng 4.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 100 13 Bảng 4.3 Kiểm định tính dừng của các biến 101 14 Bảng 4.4 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 102 15 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến đặc tính địa phương của FDI 104 16 Bảng 4.6 Hồi quy tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo 106 phương pháp GMM Arellano-Bond 17 Bảng 4.7 Kiểm định đồng liên kết Westerlund 108 18 Bảng 4.8 Ứớc lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn 109 theo phương pháp PMG TT NỘI DUNG (tiếp theo) 19 Bảng 5.1 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương TRANG 121 pháp GMM Arellano-Bond ở các vùng 20 Bảng 5.2 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các vùng 21 Bảng 5.3 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương 123 125 pháp GMM Arellano-Bond ở các liên kết vùng 22 Bảng 5.4 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các liên kết vùng 127 23 Bảng 6.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình 139 24 Bảng 6.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 139 25 Bảng 6.3 Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương 141 pháp GMM Arellano-Bond 26 Bảng 6.4 Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 142 27 Bảng 6.5 Kiểm định phần dư 143 28 Bảng 6.6 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương pháp PMG 144 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ NỘI DUNG TT TRANG 1 Hình 1 Quy trình nghiên cứu 16 2 Hình 1.1 Các kênh tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế 18 3 Hình 2.1 FDI ở các vùng của Việt Nam 51 4 Hình 2.2 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 5 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996-2012 6 Hình 2.4 FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996-2005 7 Hình 2.5 FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 56 57 59 60 8 Hình 2.6 FDI/GDP ở các vùng Việt Nam giai đoạn 1995-2012 61 9 Hình 3.1 Biên sản xuất và vai trò của FDI 71 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu ............................................................................1 2. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................8 6. Các công trình nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế......................................8 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................15 8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................16 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Giới thiệu ...........................................................................................................18 1.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế......................................20 1.2.1. Lý thuyết tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ..................................20 1.2.2. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế .....................................................................................23 1.2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian ...................23 ii 1.2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chéo hoặc bảng .................29 1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI ....................................................................37 1.3.1. Lý thuyết các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI ........................................37 1.3.2. Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI .........39 1.4. Kết luận ...............................................................................................................44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................46 2.2. Đặc điểm các vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam...........................................46 2.2.1. Đặc điểm vùng Đồng bằng Sông Hồng .......................................................47 2.2.2. Đặc điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc ...............................................47 2.2.3. Đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ...........................48 2.2.4. Đặc điểm vùng Tây Nguyên .........................................................................48 2.2.5. Đặc điểm vùng Đông Nam Bộ .....................................................................49 2.2.6. Đặc điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................49 2.3. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam .....................................................................................................50 2.3.1. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI ở các vùng của Việt Nam ......................50 2.3.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam ..........................54 2.3.3. Dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam ................58 2.4. Đóng góp của dòng vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam ...................................62 2.5. Đánh giá lợi thế so sánh của các vùng ở Việt Nam ........................................66 2.6. Kết luận ..............................................................................................................68 iii CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Giới thiệu ............................................................................................................69 3.2. Mô hình kinh tế lượng .......................................................................................69 3.2.1. Mô hình tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ....................69 3.2.1.1. Khung phân tích ..................................................................................69 3.2.1.2. Mô hình thực nghiệm ..........................................................................72 3.2.2. Các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI ........................................80 3.2.2.1. Khung lý thuyết ...................................................................................80 3.2.2.2. Mô hình thực nghiệm ..........................................................................84 3.3. Phương pháp ước lượng ....................................................................................88 3.3.1. Phương pháp ước lượng GMM Arellano-bond và PMG ............................89 3.3.2. Các bước tiến hành......................................................................................93 CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................95 4.1. Giới thiệu ............................................................................................................96 4.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................98 4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................98 4.2.2 Kiểm định hệ số tương quan .........................................................................100 4.2.3. Kiểm định tính dừng ....................................................................................100 4.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................101 iv 4.3.1. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ........................................................101 4.3.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond ....................................................103 4.3.3. Ước lượng tính năng động của dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp PMG .............................................................................107 4.4. Thảo luận kết quả ước lượng ............................................................................110 4.5. Kết luận ...............................................................................................................117 CHƯƠNG 5 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LỰA CHỌN VÙNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................118 5.1. Giới thiệu ............................................................................................................118 5.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................119 5.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................119 5.2.2. Kiểm định hệ số tương quan ........................................................................120 5.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................120 5.3.1. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam ........................................................................120 5.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng của Việt Nam ...........................................................124 5.4. Thảo luận kết quả ước lượng ...........................................................................128 5.4.1. Thảo luận về tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế vùng ......................128 5.4.2. Thảo luận về tính hội tụ (liên kết) trong tăng trưởng kinh tế vùng .............130 5.5. Kết luận ...............................................................................................................134 v CHƯƠNG 6 CÁC YẾU TỐ THU HÚT DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................136 6.1. Giới thiệu ............................................................................................................137 6.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................138 6.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................138 6.2.2 Kiểm định dữ liệu .........................................................................................139 6.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................140 6.3.1. Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam theo phương pháp GMM Arellano – Bond .........................................................140 6.3.2. Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng phương pháp PMG .............142 6.4. Thảo luận các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam ............................145 6.5. Kết luận ...............................................................................................................150 CHƯƠNG 7 TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 7.1. Tổng kết chung ...................................................................................................151 7.1.1. Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam ..............................................................................................151 7.1.2. Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế: lựa chọn vùng ở Việt Nam ..................................................................................................152 7.1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam .........................................154 7.2. Đóng góp của luận án.........................................................................................155 7.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ...........................................................................155 vi 7.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn...........................................................................157 7.3. Gợi ý chính sách .................................................................................................158 7.3.1. Gợi ý chính sách đối với tổng thể vùng ở Việt Nam ....................................158 7.3.1.1. Gợi ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ..............................159 7.3.1.2. Gợi ý chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI......................164 7.3.2. Gợi ý chính sách đối với riêng vùng ở Việt Nam ........................................168 7.3.3. Gợi ý chính sách đối với liên kết vùng ở Việt Nam .....................................169 7.4. Hạn chế của luận án ...........................................................................................171 7.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................................171 KẾT LUẬN ................................................................................................................173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục chương 1 Phụ lục chương 2 Phụ lục chương 3 Phụ lục chương 4 Phụ lục chương 5 Phụ lục chương 6 -1- MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu Từ những năm 1960, dòng vốn FDI đã được lý giải bởi Hymer. Từ khi xuất hiện đến nay, dòng vốn này đã có những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư và không ngừng gia tăng qua thời gian trên bình diện quốc tế. Mức độ lan tỏa ngày càng sâu rộng khắp các châu lục với sự đa dạng, nhiều chiều. Trong đó, đáng kể nhất là tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cũng như những tác động lan tỏa khác. Thực tế đó, dẫn đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài với những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Kết quả đạt được rất đa dạng: Tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Aviral và Mihai, 2011; Chien et al., 2012; Elsadig, 2012); Tăng trưởng kinh tế tác động đến FDI (Anh và Thang, 2007; Ab Quyoom Khachoo và Khan, 2012; Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli, 2012; Chirstian và C. Richard, 2012; Cuong et al., 2013). Một số nghiên cứu phát hiện mối tương quan đồng thời hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Caves, 1996; Zhang 2000; Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien và Linh, 2013) và các nghiên cứu cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cần có những điều kiện về nguồn nhân lực, quy mô thị trường, độ mở của nền kinh tế (Blomstrom et al., 1992; Borensztein et al., 1998; Basu et al., 2003). Bên cạnh đó, FDI không có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Ericsson và Irandoust, 2001; Carkovic và Levine, 2002; Dilek và Aytac, 2013). Trên thực tế, các nghiên cứu giữa FDI và tăng trưởng kinh tế chủ yếu thực hiện ở không gian quốc gia và một số ít thực hiện ở không gian vùng trong quốc gia. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiện chủ yếu đối với tổng thể quốc gia, như các nghiên cứu của Nguyễn Mại (2003), Nguyen Thi Phuong Hoa (2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh, (2006), Le Thanh Thuy (2007) và một số nghiên cứu ở cấp độ vùng (Sajid Anwar -2- và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien et al., 2012). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại đa dạng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu nói chung cũng như phương pháp nghiên cứu định lượng nói riêng chưa được quan tâm, cũng như tính cập nhật dữ liệu thực tiễn chưa được thực hiện, nhất là thời điểm kinh tế có những khó khăn như hiện nay. Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP (Điều 15), ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về Lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, Việt Nam có sáu vùng kinh tế-xã hội: vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng có những đặc trưng về kinh tế xã hội, nên mức phát triển, cũng như tính hấp dẫn dòng vốn FDI khác nhau. Mặc dù dòng vốn FDI ở các vùng có khác biệt, nhưng đóng góp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế rất đáng kể, thể hiện tỷ lệ FDI/GDP qua các năm: 19% (năm 2011), 17% (năm 2012); FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đóng góp vào ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, tạo nguồn thu cho NSNN, góp phần hội nhập quốc tế. Khi nghiên cứu chi tiết các cấp không gian, thì đóng góp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có sự chênh lệch giữa các vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng ở Việt Nam. Do đó, cần có công trình nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các không gian của Việt Nam, đặc biệt với phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó có cơ sở khoa học đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, góp phần hoàn thiện lý thuyết, đưa ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Từ những thực tiễn trên, dựa vào: -3- (i) Mô hình lý thuyết của Cobb-Douglas (1928), Slolow (1956, 1957) và các lý thuyết đánh giá tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư như MacDougall (1960), Hymer (1960) và các đóng góp khác được thực hiện bởi Buckley và Casson (1976), Caves (1971), Dunning (1973), Kindleberger (1969) và Vernon (1966); (ii) Dựa trên các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp định lượng (Caves, 1996; Zhang, 2000; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2011; Elsadig, 2012; Dilek và Aytac, 2013, …); (iii) Khai thác và sử dụng phương pháp GMM (Difference Generalized Method of Moments) của Arellano-Bond (1991) và phương pháp PMG (Pooled Mean Group) của Pesaran, Shin và Smith (1999) với dữ liệu bảng được thu thập từ năm 1997 đến năm 2012 ở các tỉnh thành Việt Nam từ Tổng Cục Thống kê. Đề tài nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam được thực hiện. 2. Lý do chọn đề tài FDI và tăng trưởng kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm thực hiện với đối tượng nghiên cứu (không gian, thời gian), phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng chưa có sự thống nhất về quan hệ tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, vấn đề vẫn đang được quan tâm tranh luận. Ở Việt Nam, từ khi mở cửa nền kinh tế và quan trọng là từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời (1987), FDI có những đóng góp tích cực đối với kinh tế-xã hội trên nhiều phương diện. Đến nay, kinh tế có những khó khăn mang tính toàn cầu, Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng giao thương quốc tế, vẫn tiếp tục quan tâm thu hút dòng vốn FDI. Vấn đề đặt ra, mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế như thế nào là điều cần được nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết. Mặc dù có vài nghiên cứu đã được thực hiện để giải quyết vấn đề, nhưng kỹ thuật, phương pháp thực hiện cũng như phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu mang tính so sánh cấp vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng cần được quan tâm cập nhật và hoàn thiện. Thực tế đó, đòi hỏi cần thực -4- hiện nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Để tiếp tục đóng góp vào những tranh luận hiện nay và làm rõ mối quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế, đồng thời lấp vào những khoảng trống về nghiên cứu tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, đề tài của luận án hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau: Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam. Đồng thời, kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng trong trường hợp nghiên cứu riêng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam. Ngoài ra, để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách thu hút dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế, đề tài luận án nghiên cứu các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án góp phần hoàn thiện lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nghiên cứu ở góc độ vùng. Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng và gợi ý chính sách thu hút dòng vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu ở trên hướng vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu: (i) Liệu dòng vốn FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xét ở không gian tổng thể và không gian vùng; (ii) Các yếu tố nào quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. -5- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas (1928), trong đó bao gồm hai biến đầu vào cơ bản là lao động, vốn và một tập hợp các biến hiệu chỉnh liên quan. Trên cơ sở các nghiên cứu mở rộng tiếp theo được thiết lập bởi MacDougall (1960) có nguồn gốc từ lý thuyết thương mại quốc tế. Theo đó, xem xét các lợi ích của nước nhận đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) trong điều kiện của nhân tố sản xuất, việc làm và dòng chảy của vốn. Một cách tiếp cận khác, đi tiên phong bởi Hymer (1960) về lý thuyết của tổ chức công nghiệp. Ngoài ra, còn có các đóng góp quan trọng khác đã được thực hiện qua các nghiên cứu của Buckley và Casson (1976), Caves (1971), Dunning (1973), Kindleberger (1969) và Vernon (1966). Kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong nước cũng như ở nước ngoài về FDI và tăng trưởng kinh tế (Le Thanh Thuy, 2007; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2011; Elsadig, 2012; Dilek và Aytac, 2013; …) đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cùng với tập hợp các biến kiểm soát liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: tổng thể 63 tỉnh/thành ở các vùng của Việt Nam. Trường hợp nghiên cứu vùng Vùng là một lãnh thổ được tách ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau (Từ điển bách khoa địa lý, 1998). Hay vùng là phần đất đai hoặc khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh (Từ điển tiếng Việt, 1994). Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc trưng nhất định, hoạt động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài (Lê Bá Thảo, 1998). -6- Qua các khái niệm cho thấy vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất bao gồm các bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác. Phân vùng là việc phân chia một lãnh thổ lớn thành những lãnh thổ đồng cấp có quy mô nhỏ hơn, phục vụ cho những mục tiếu nhất định. Tùy theo mục tiêu, vùng được phân loại: Vùng hành chính; Vùng theo trình độ phát triển; Vùng kinh tế ngành và Vùng kinh tế tổng hợp (vùng kinh tế-xã hội). Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về Lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008, Việt Nam có sáu vùng kinh tế-xã hội. Khi thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng, các vùng có số lượng tỉnh/thành ít: vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh/thành), vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút FDI ít, không liên tục. Các vùng này không đáp ứng xử lý theo mô hình thực nghiệm và kết quả ước lượng dùng để dự báo sẽ ít tin cậy. Thực tế trên, đề tài luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm vùng đối với: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung. Trường hợp nghiên cứu liên kết vùng Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng đẩy mạnh sự liên kết giữa các vùng để có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc đẩy mạnh liên kết vùng là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng. Liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành kinh tế mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư v.v... Nhằm mục đích tăng cường sức hút đồng thời thúc đẩy -7- sự phát triển của các địa phương trong vùng. Phương thức liên kết vùng rất đa dạng: tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh hoặc là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm đó (Hồ Kỳ Minh và Lê Minh Nhất Duy, 2012). Căn cứ vào thực tiễn hỗ trợ của các vùng có điều kiện tương đồng trong phát triển kinh tế-xã hội, các địa phương có điều kiện địa lý gần nhau và căn cứ vào quyết định của Chính phủ về thành lập các vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện sự kết nối giữa các vùng với nhau trong phát triển kinh tế xã hội (chẳng hạn tỉnh Long An, Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long). Từ thực tiễn trên, đề tài luận án tiến hành nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế đối với các liên kết vùng thuộc miền Bắc (gồm Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc); liên kết vùng thuộc miền Trung-Tây Nguyên (gồm Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) và liên kết vùng thuộc miền Nam (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Không gian nghiên cứu được sử dụng cho mô hình thực nghiệm là 43 tỉnh/thành phân bổ bao phủ và đại diện ở các vùng Việt Nam vì dữ liệu về FDI, tăng trưởng kinh tế và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu được thu thập đầy đủ và liên tục đáp ứng được yêu cầu của phương pháp nghiên cứu định lượng. Thời gian: dữ liệu về các biến chính (FDI, tăng trưởng kinh tế) và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế được tập hợp chủ yếu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam trong khoảng thời gian 1997-2012. Bên cạnh đó, dữ liệu còn được thu thập từ Ngân hàng phát triển Châu Á (thu thập về hệ số khử lạm phát), thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài về so sánh đối chiếu số liệu liên quan đến dòng vốn FDI. -8- 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài luận án được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với không gian nghiên cứu khác nhau. Thông qua đó đáp ứng ý nghĩa khoa học và thực tiễn:  Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các không gian của Việt Nam.  Xác định các yếu tố khẳng định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.  Đóng góp lý thuyết về tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế vùng cũng như tổng thể quốc gia.  Đóng góp lý thuyết về các yếu tố khẳng định thu hút dòng vốn FDI.  Gợi ý chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam từ kết quả thực nghiệm của đề tài. 6. Các công trình nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế 6.1. Những công trình nghiên cứu trong nước về FDI và tăng trưởng kinh tế Các công trình nghiên cứu trong nước về FDI và tăng trưởng kinh tế, xét về đối tượng không gian nghiên cứu, chủ yếu được thực hiện ở cấp độ quốc gia, một số thực hiện ở cấp độ địa phương, vùng, nhưng chưa có sự nghiên cứu so sánh vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng trong một câu hỏi nghiên cứu. Về dữ liệu nghiên cứu, chủ yếu thực hiện với dữ liệu chuỗi thời gian, một số tác giả sử dụng dữ liệu bảng. Về phương pháp thực hiện nghiên cứu, chủ yếu thực hiện bằng phân tích thống kê số liệu, phân tích mô tả. Một số tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy tồn tại mối quan hệ dương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế với những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các tác giả cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa FDI với cơ cấu kinh tế, thương mại và thể chế cũng như nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam. -9- FDI và tăng trưởng kinh tế Hầu hết các tác giả đều khẳng định tác động dương của FDI lên tăng trưởng kinh tế, như Nguyễn Mại (2003) cho thấy FDI có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia và nhận định để thu hút vốn FDI vào Việt Nam cần mở rộng thị trường và tìm đối tác mới. Nguyen Thi Phuong Hoa (2004) kết luận FDI có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế của các địa phương thông qua hình thành, tích lũy tài sản vốn và có sự tương tác cùng chiều giữa FDI với nguồn nhân lực. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1988-2003 cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư. Le Thanh Thuy (2007) nhận định FDI đã bổ sung cho đầu tư trong nước giúp cho việc mở rộng sản xuất, giúp giảm thâm hụt ngân sách chính phủ, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm. Đồng thời khu vực tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa từ FDI. Điều này cho thấy chính sách tăng cường sự phát triển của khu vực tư nhân nên được đẩy mạnh để gia tăng hiệu ứng lan tỏa của FDI. Anh và Thang (2007) nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các tỉnh thành Việt Nam cho thấy quy mô thị trường, lao động và cơ sở hạ tầng có tác động ý nghĩa lên FDI, trong khi chính sách của chính phủ thông qua chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh không có ý nghĩa. Le Viet Anh (2009), nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy đóng góp của FDI đối với tăng trưởng được ước tính 7% trong 37% tổng số vốn đóng góp cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 1988-2002. Phân tích hồi quy thấy rằng FDI có mối quan hệ dương với đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế cũng như FDI tạo ra những tác động dương đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chien et al. (2012) khẳng định FDI có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2010. Chirstian và C.Richard (2012) khẳng định các biến vĩ mô như GDP và chi phí lao động có tác động dương ý nghĩa lên FDI ở Việt Nam, trong khi sự sụt giá của đồng nội tệ lại tác động âm. Chien và Linh (2013) sử dụng dữ liệu bảng để đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả - 10 - có mối quan hệ dương hai chiều giữa FDI và GDP bình quân. Cuong et al. (2013) lập luận rằng tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO có tác động rất lớn lên dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương như Đỗ Thị Thủy (2001) nghiên cứu về FDI với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI ở Việt Nam giai đoạn 1997-2000. Từ những đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tác giả đã nêu giải pháp để thu hút FDI vào Việt Nam phục vụ CNH, HĐH đất nước. Nguyễn Tiến Long (2010) kiểm định FDI-chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Nguyên, với phương pháp phân tích định tính và định lượng từ số liệu giai đoạn năm 1993-2009 cho thấy: (i) FDI góp phần quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) FDI tác động tích cực đến cân đối tài chính tỉnh Thái Nguyên, tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và (iii) FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế đồng đều tại các vùng kinh tế của Thái Nguyên. Nguyễn Tấn Vinh (2011) nghiên cứu FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP Hồ Chí Minh đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thu hút và sử dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP Hồ Chí Minh theo hướng hiệu quả và bền vững. FDI và thương mại Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2011) với FDI và thương mại ở Việt Nam. Bằng phương pháp định lượng xem xét tác động FDI đến xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ dữ liệu liên quan đến 19 đối tác thương mại lớn của Việt Nam giai đoạn 1990-2007. Nghiên cứu cũng xem xét tác động của FDI đến thương mại trong ba giai đoạn: trước-trong và sau khủng hoảng tài chính châu Á, thực nghiệm bổ sung cho mối liên kết giữa FDI và xuất khẩu; FDI và nhập khẩu cho giai đoạn 19902007. Sajid Anwar, Lan Phi Nguyen (2011) kiểm tra FDI và lan truyền xuất khẩu ở - 11 - Việt Nam cho thấy sự hiện diện của các công ty nước ngoài có thể đem lại lợi ích doanh nghiệp trong nước thông qua việc hình thành các mối liên kết giữa các công ty. Bằng cách sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp từ lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, nghiên cứu xem xét tác động của mối liên kết ngang và dọc giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về: (i) các quyết định của doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu và (ii) tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Phân tích thực nghiệm cho thấy mối liên kết ngang đã dẫn đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu đồng thời nhận định về sự hiện diện của các công ty nước ngoài góp phần định hướng xuất khẩu tại Việt Nam. FDI và môi trường thu hút đầu tư Dương Thị Bình Minh (2009) nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI ở một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho TP Hồ Chí Minh. Tác giả đề xuất giải pháp mang tính định hướng về cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI tại TP Hồ Chí Minh cũng như tại Việt Nam nói chung. Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2010) với hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO. Kết quả cho thấy vấn đề hoàn thiện môi trường đầu tư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cần được thực hiện trên nhiều phương diện đồng thời phù hợp với các cam kết của Việt Nam đối với WTO: ổn định bền vững môi trường kinh tế vĩ mô, phát triển thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế; đẩy mạnh hơn nữa quy mô và chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; phát triển và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia; đổi mới tư duy quản lý, nâng cao năng lực quản trị công của chính quyền TP. Hồ Chí Minh; chống tham nhũng và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công. FDI và thể chế chính sách Dang Duc Anh (2013) nghiên cứu FDI và chất lượng thể chế ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và FDI từ khi gia nhập WTO của trên 60 tỉnh/thành, tác giả ghi nhận tỷ lệ thuận giữa thể chế và thu hút FDI. Đặc biệt, tỉnh giải ngân FDI lớn thường có chất lượng thể chế tốt hơn. Kết - 12 - quả cũng nhận định dòng vốn FDI tác động đến thể chế lớn hơn ở các tỉnh miền Bắc so với quốc gia, đồng thời có thể sử dụng FDI như một chất xúc tác cho cải cách thể chế trong nước và thúc đẩy hội tụ chất lượng thể chế giữa các vùng Việt Nam. 6.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và tăng trưởng kinh tế Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiện bởi nhiều tác giả, với đa dạng đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Về đối tượng nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu ở cấp độ quốc gia, khu vực bao gồm nhiều quốc gia. Một số ít nghiên cứu ở cấp độ vùng trong một quốc gia như Wei K. (2008), Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden (2010). Kết quả đạt được của các tác giả vẫn chưa có sự thống nhất. Ba phân tích đầu tiên về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư có Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và Persson (1983), các tác giả này đã ước tính sự tồn tại của tác động lan tỏa bằng cách kiểm tra liệu FDI có tác động đến năng suất lao động địa phương ở các công ty Australia, Canada và Mexico. Kết quả của tất cả những nghiên cứu này, được báo cáo là FDI có tác động quan trọng và tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Ozawa, 1992; Blomstrom và Wolff, 1994; Zhang, 2001; Yao, 2006 và Yao và Wei 2007). Gần đây, Aviral Kumar Tiwari, Mihai Mutascu (2011) thấy rằng cả hai FDI và xuất khẩu tăng cường quá trình tăng trưởng. Một số học giả cũng nhận định giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực hai chiều (Zhang, 2001; Liu, Burridge và Sinclair, 2002; Choe, 2003; Hansen và Rand, 2006; Abdus Samad, 2009). Một số nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của FDI đến nước nhận đầu tư. Cantwell (1989) xem xét tác động lan tỏa của doanh nghiệp các nước châu Âu trong sự hiện diện của doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ giai đoạn 1955-1975. Không phải tất cả các ngành công nghiệp châu Âu đã được tìm thấy có tác động lan tỏa tích - 13 - cực của công nghệ từ các chi nhánh doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ. Tác giả cho rằng năng lực công nghệ của các công ty bản địa và kích thước của thị trường trong nước là hai yếu tố quan trọng trong việc xác định những thành công của các công ty châu Âu phản ứng với những cơ hội từ các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ. Kế đến Nadiri (1991) có kết luận tương tự bằng cách kiểm tra tác động của FDI Hoa Kỳ vào nhà máy và thiết bị sản xuất ở Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh từ năm 1968 đến năm 1988. Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1961-l988, kết quả cho thấy FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng trưởng kinh tế tác động làm giảm nhẹ dòng vốn FDI. Theo tác giả, kết quả này có thể là do khối lượng vốn FDI không đáng kể theo dữ liệu thời gian, tác động FDI làm tăng tự do thương mại hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Haddad và Harrison (1991, 1993) cũng không tìm thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trưởng trong nước khi thực hiện kiểm tra tác động tràn của FDI và tăng trưởng kinh tế ở các công ty của Moroccan trong thời gian 1985-1989. Tương tự, khi nghiên cứu 72 nước phát triển và đang phát triển với phương pháp OLS và GMM, Carkovic và Levine (2002) đã không tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng. Durham (2004) điều tra về vai trò của FDI tới tăng trưởng của 80 quốc gia giai đoạn 1979-1998 đã không tìm thấy mối quan hệ dương giữa hai biến và lập luận rằng tác động của FDI phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước nhận đầu tư. Bende-Nabende et al. (2003) tìm thấy FDI có tác động dương đáng kể đối với các nước kém phát triển ở châu Á như Philippines và Thái Lan, nhưng đóng một vai trò tiêu cực ở các quốc gia hay vùng lãnh thổ phát triển hơn về kinh tế như Nhật Bản và Đài Loan. Các nghiên cứu khác tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đối với nước nhận đầu tư như Aitken và Harrison (1999), Barry et al. (2001), Damijan et al. (2001), Djankov và Hoekman (1998) và Konings (2001). - 14 - Gần đây, Elsadig Musa Ahmed (2012) phát hiện dòng vốn FDI và đầu vào được sử dụng góp phần tác động tiêu cực đến năng suất nhân tố tổng hợp. Dilek và Aytac (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1992-2007 đã phát hiện không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Đối với nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI: Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan (2012) kết luận quy mô thị trường, tổng trữ lượng, cơ sở hạ tầng và chi phí lao động là yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI đến các nước đang phát triển. Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012) cũng kết luận yếu tố quyết định dòng chảy FDI vào các nước đang phát triển là quy mô thị trường. Từ những nghiên cứu trên cho thấy có mâu thuẫn về bằng chứng thực nghiệm trong các tài liệu liên quan đến vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế cũng như các nhân tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI. Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có thể là cùng chiều, ngược chiều hoặc không đáng kể (Li và Liu, 2005). Nhiều phân tích đồng ý rằng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện trong nước của nước nhận đầu tư và xem đó là quyết định về tầm quan trọng và phạm vi tác động lan tỏa của các dự án FDI. Các điều kiện ở địa phương có thể được phân loại thành ba nhóm: chính sách thương mại (Balasubramanyam et al., 1996; Zhang, 2001); chính sách nguồn nhân lực (Keller, 1996; Borensztein et al., 1998; Olofsdotter, 1998; Xu, 2000; Bengoa và SanchezRobles, 2003 và Bhattacharya et al., 2004) và khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Glass và Saggi, 1998). Từ đánh giá kết quả các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, liệu có mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện vùng ở Việt Nam hiện nay. Đây là câu hỏi lớn cần giải quyết một cách thấu đáo, thể hiện sự chuyển hóa dữ liệu quốc gia thành dữ liệu vùng. Từ đó khuyến nghị chính sách phù hợp ở các không gian khác nhau nhằm phát huy mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. - 15 - 7. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trên cơ sở mô hình lý thuyết Cobb-Douglas và được mở rộng với tập hợp các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, với dữ liệu thứ cấp từ Tổng Cục Thống kê giai đoạn 1997-2012 và không gian của 43 tỉnh/thành Việt Nam. Để trả lời câu hỏi thứ nhất: FDI tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam xét ở khía cạnh vùng và tổng thể vùng. Dựa vào mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế, đề tài luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa FDI với các biến có quan hệ với tăng trưởng kinh tế để đánh giá tác động lan tỏa của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Sau đó tiến hành ước lượng GMM sai phân của Arellano-Bond (1991) để đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế trong điều kiện xử lý các vấn đề nội sinh và tự tương quan trong mô hình. Phương pháp ước lượng PMG của Pesaran, Shin và Smith (1999) được sử dụng để đánh giá đặc tính năng động ngắn hạn cũng như đồng liên kết dài hạn của quan hệ FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hai phương pháp hồi quy chủ yếu GMM sai phân và PMG được sử dụng để khai thác thế mạnh riêng có và bổ sung cho nhau, góp phần trả lời câu hỏi nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Để trả lời câu hỏi thứ hai: Các yếu tố nào quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Dựa vào lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu, sau đó sử dụng các phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và PMG để ước lượng các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành: Trước tiên, lược khảo các nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài về FDI, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chúng; Thứ hai, xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết; Thứ ba, xây dựng mô hình và phương pháp thực nghiệm; - 16 - Thứ tư, thu thập dữ liệu phục vụ mô hình thực nghiệm; Thứ năm, sử dụng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu với kiểm định quan hệ nhân quả Granger, hồi quy theo phương pháp GMM Arellan-Bond và phương pháp PMG dạng dữ liệu bảng; Thứ sáu, kiểm tra mô hình, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu cũng như tính hợp lý của mô hình được sử dụng; Thứ bảy, thảo luận kết quả từ ước lượng; Và cuối cùng, gợi ý chích sách, nhận dạng hạn chế, xác định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài và kết luận đề tài. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo hình 1. Xác định Câu hỏi nghiên cứu (FDI và tăng trưởng kinh tế) Xác định khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết (Lý thuyết FDI-tăng trưởng kinh tế; mô hình hồi quy) Xác định mô hình thực nghiệm (Mô hình hồi quy bội) Thu thập và kiểm tra dữ liệu (Dữ liệu thứ cấp và kiểm tra thuộc tính dữ liệu) Hồi quy mô hình thực nghiệm (Kiểm định Granger, hồi quy theo phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG) Hình 1. Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất 8. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài luận án được cơ cấu thành các phần, chương để thực hiện mục tiêu nghiên cứu cũng như để trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Trong đó, cơ cấu các phần hướng đến nhấn mạnh phần phương pháp nghiên cứu theo lý thuyết - 17 - cũng như phương pháp nghiên cứu khám phát thực tiễn từ dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, luận án bao gồm phần tổng quan, đến lược khảo lý thuyết phục vụ nghiên cứu. Từ đó, xác định mô hình lý thuyết, xây dựng mô hình thực nghiệm, xử lý mô hình thực nghiệm, kiểm định mô hình, thảo luận kết quả ước lượng và gợi ý các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời thu hút dòng chảy FDI vào Việt Nam. Đề tài luận án cũng rút ra các kết luận, nhận dạng những hạn chế và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể nội dung nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm 7 chương chính: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LỰA CHỌN VÙNG Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 6: CÁC YẾU TỐ THU HÚT DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Ngoài ra, đề tài luận án còn có phần mở đầu, kết luận để giới thiệu công trình nghiên cứu, lý do nghiên cứu đến mục tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa đề tài nghiên cứu và kết luận tổng quan đề tài. Phần phụ lục trình bày những nội dung hỗ trợ cho nội dung chính của đề tài; phần tài liệu tham khảo hỗ trợ hoàn thành đề tài luận án. - 18 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Giới thiệu Việc tích lũy vốn thường được xem là tích lũy tài sản có giá trị, gia tăng hoặc tạo ra của cải. Kinh nghiệm thông thường thừa nhận việc tích lũy vốn như điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nghiên cứu hiện hành đề xuất nhiều tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế như trong hình 1.1. FDI Khả năng hấp thụ Các nhân tố điều kiện Lan tỏa Cạnh tranh Gắn kết Kỹ năng Học hỏi Tác động gián tiếp Đầu tư trong nước Tác động phản hồi Tác động trực tiếp Tăng trưởng kinh tế Hình 1.1 Các kênh tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Nguồn: Bhissum Nowbutsing (2009) - 19 - Hình 1.1 phác họa mối quan hệ giữa FDI-tăng trưởng. Bản chất của mối quan hệ được chia thành ba tác động chính: (i) tác động trực tiếp; (ii) tác động gián tiếp và (iii) tác động phản hồi. Tác động trực tiếp được chỉ bằng mũi tên đi trực tiếp từ FDI đến tăng trưởng. Trong hàm sản xuất Q = f(L, K) hàm ý là FDI trực tiếp tạo nên sản lượng thông qua tích lũy các tài sản hữu hình (hoặc gia tăng K). Tác động trực tiếp của FDI được lý giải bằng cách sử dụng mô hình tân cổ điển. Tuy nhiên, việc xác định tác động trực tiếp chỉ cho thấy sự hiểu biết một phần của mối quan hệ FDI-tăng trưởng. Vì thế, quan trọng là đằng sau tác động trực tiếp của FDI: các lý thuyết mới về tăng trưởng được xem xét để điều chỉnh tầm quan trọng của tác động gián tiếp gắn liền với FDI. Tác động gián tiếp được chỉ ra trong hình 1.1 bằng 4 mũi tên đi từ FDI đến “chuỗi lan tỏa” (ring of spillovers). Thuật ngữ chuỗi lan tỏa hàm ý mối tương quan dương mạnh giữa bốn kênh tác động lan tỏa. Bốn mũi tên thể hiện bốn kênh chính của hiệu ứng lan tỏa FDI: cạnh tranh, gắn kết, kỹ năng và học hỏi (sao chép). Chuỗi lan tỏa hàm ý tác động lan tỏa tổng thể do FDI tạo nên, được giả định tùy thuộc vào khả năng hấp thụ. Khả năng hấp thụ được xác định như là sự đo lường khả năng của một quốc gia tạo nên và/hay hấp thụ được các hiệu ứng lan tỏa FDI. Hiệu ứng lan tỏa được xác định bằng các yếu tố điều kiện. Từ hình vẽ, tác động gián tiếp được chỉ ra bằng mũi tên đi từ chuỗi lan tỏa đến đầu tư trong nước và sau cùng là tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, tác động phản hồi được cho là xảy ra nếu tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng dòng vốn FDI. Sự hiện diện của tác động phản hồi được chỉ ra trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Blomstrong et al., 1996; Choe, 2003; Chakraborty, 2004). Từ thực tiễn trên, chương này sẽ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế với phần 1.2 tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế và phần 1.3 các yếu tố thu hút dòng vốn FDI. - 20 - 1.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Lý thuyết tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng cung cấp cơ sở để giải thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu, là phương tiện để tìm hiểu các yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế trong một nước thông qua việc cung cấp các mô hình, cơ chế giải thích và khuôn khổ dự đoán. Nhiều nỗ lực lý thuyết và thực nghiệm đã xác định các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đề xuất hoạch định chính sách thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, tạo ra phát triển bền vững (De Jager, 2004). Do đó, phần này tập trung vào sự phát triển lý thuyết, chủ yếu là lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh và lý thuyết tăng trưởng nội sinh để đánh giá sự đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư. Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, thường được gọi là mô hình tăng trưởng tân cổ điển hoặc mô hình tăng trưởng Solow-Swan đi tiên phong bởi Solow (1956). Lý thuyết này cho rằng kinh tế tăng trưởng được tạo ra thông qua các yếu tố ngoại sinh của các chức năng sản xuất như tích lũy vốn và lao động. Barro và Sala-I-Martin (1995) chứng minh rằng có mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và tích lũy vốn theo thời gian. Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh cho rằng FDI làm gia tăng vốn ở nước sở tại và sau đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hướng tới trạng thái ổn định mới bằng cách tích tụ vốn. Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh thì FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến đầu tư trong nước (Herzer et al., 2008). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Vào giữa những năm 1980, lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh đã trở thành lý thuyết không phù hợp trong việc giải thích các yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn (Barro và Sala-I-Martin, 1995). Vì vậy, lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tiên phong bởi Romer (1986), trong đó tập trung vào hai yếu tố: tăng trưởng kinh tế có nguồn gốc từ nguồn nhân lực và sau đó từ thay đổi công nghệ (De Jager, 2004). - 21 - Lý thuyết tăng trưởng nội sinh xác định tăng trưởng kinh tế bằng việc giới thiệu quy trình sản xuất công nghệ mới ở nước sở tại và FDI được giả định là hiệu quả hơn đầu tư trong nước (De Mello, 1999; Herzer et al., 2008). Do đó, FDI tăng cường tăng trưởng kinh tế thông qua sự lan tỏa công nghệ, dịch chuyển lao động, đào tạo kỹ năng quản lý và sắp xếp tổ chức (Romer, 1990; Barro và Sala-I-Martin, 1995; De Jager, 2004). Kết quả là, đầu tư nước ngoài có thể làm tăng năng suất nền kinh tế chủ nhà và sau đó FDI có thể được coi như là chất xúc tác của đầu tư trong nước và tiến bộ công nghệ. Về mặt lý thuyết, FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng nhiều cách khác nhau (Herzer et al., 2008). Một số nhà nghiên cứu cho rằng những tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ có hai phần (De Mello, 1999; Kim và Seo, 2003). Thứ nhất, FDI có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn bằng cách giới thiệu hàng hóa mới và công nghệ nước ngoài. Quan điểm này xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh. Thứ hai, FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua công tác nghiên cứu phát triển ở nước sở tại về chuyển giao kiến thức. Quan điểm này xuất phát từ lập luận của lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Vì vậy, FDI về mặt lý thuyết có thể đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng tích lũy vốn, lan truyền công nghệ và sự tiến bộ (Herzer et al., 2008). Kết luận này cho thấy FDI có thể góp phần phát triển kinh tế và hứa hẹn lợi ích tiềm năng để phát triển ở nước tiếp nhận đầu tư. Sự tăng mạnh của dòng vốn FDI toàn cầu trong thập kỷ qua đã thu hút sự chú ý của các học giả. Các tài liệu lý thuyết và thực nghiệm tập trung vào các mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. Lý thuyết kinh tế cung cấp hai phương pháp tiếp cận để nghiên cứu tác động của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư. Thứ nhất, được thiết lập bởi MacDougall (1960), có nguồn gốc từ lý thuyết thương mại quốc tế, xem xét lợi ích của nước nhận đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) trong điều kiện của nhân tố sản xuất, việc làm và dòng chảy vốn. Thứ hai, đi tiên phong bởi Hymer (1960) với lý thuyết tổ chức công nghiệp. Đóng góp quan trọng khác được thực hiện bởi Buckley và Casson (1976), - 22 - Caves (1971), Dunning (1973), Kindleberger (1969) và Vernon (1966). Cách tiếp cận này là kết quả của sự không hoàn hảo của thị trường hàng hóa hoặc các yếu tố công nghệ hoặc một số can thiệp về cạnh tranh bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp, thường tập trung vào các tác động trực tiếp hoặc tác động lan tỏa. Trong những năm gần đây, FDI đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dòng vốn FDI được biết đến như là một gói tổng hợp của chứng khoán vốn, bí quyết và công nghệ (De Mello, 1997). Dòng vốn FDI có thể giúp tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tiết kiệm trong nước, sau đó tăng cường tích lũy trong nền kinh tế nước nhận đầu tư. De Mello (1997) cho biết thêm rằng FDI tăng cường tăng trưởng thông qua vốn tích lũy, sử dụng đa dạng hơn các sản phẩm trung gian trong sản xuất của các dự án FDI liên quan và phát triển công nghệ. Blomstrom và Kokko (1998) lập luận rằng khi các công ty đa quốc gia thành lập các chi nhánh bên ngoài đất nước họ là khác nhau từ các công ty hiện có trong nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư vì hai lý do. Đầu tiên, các dự án FDI mang đến nước nhận đầu tư công nghệ độc quyền của họ, công nghệ này tạo nên lợi thế cho công ty cụ thể của họ và cho phép họ cạnh tranh thành công với các công ty trong nước hiện tại khác có lợi thế của thị trường trong nước, sở thích của người tiêu dùng và thực tiễn kinh doanh. Lý do thứ hai, sự xâm nhập và hiện diện của các chi nhánh công ty đa quốc gia làm nhiễu loạn trạng thái cân bằng hiện có trên thị trường và buộc các doanh nghiệp trong nước phải hành động để bảo vệ thị phần và lợi nhuận của họ. Borensztien et al. (1998) thấy rằng FDI, như là một phương tiện quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ với một ngưỡng tối thiểu của vốn cổ phần ở nước sở tại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế hơn so với đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, Hymer (1960) và Dunning (1981) cũng cho rằng doanh nghiệp đa quốc gia có động cơ để ngăn chặn sự lan tỏa của công nghệ đến công ty khác thông qua các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu và bằng sáng chế của họ. - 23 - Từ các lược khảo cho thấy lý thuyết kinh tế xác định một số kênh mà qua đó FDI có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả trực tiếp và gián tiếp. FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp nếu dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ đầu tư hoặc FDI có thể gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu dẫn đến các khoản đầu tư có liên quan dẫn đến tác động lan tỏa tích cực, có thể nâng cao năng suất lao động và vốn ở nền kinh tế nước nhận đầu tư. 1.2.2. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế Nhiều nghiên cứu tiến hành thực nghiệm mối quan hệ tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế với phạm vi và phương pháp đa dạng. Các nghiên cứu có thể chia thành: (i) Các nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian; (ii) Các nghiên cứu với dữ liệu chéo hoặc bảng. 1.2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian phát hiện tác động cùng chiều của FDI đến tăng trưởng kinh tế; tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế với những điều kiện nhất định và FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế. (i) FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Kueh (1992) nghiên cứu các vùng duyên hải của Trung Quốc, kết luận FDI đóng góp có ý nghĩa vào tổng vốn đầu tư cũng như tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu. Blomstrom et al. (1992) và Rodriguez-Glare (1996) cũng cho rằng FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ và hiệu quả lan tỏa. Chuyển giao công nghệ trực tiếp từ các doanh nghiệp đa quốc gia đối với các chi nhánh địa phương cho phép các nước chủ nhà nâng cấp các ngành công nghiệp của họ bằng cách tiếp thu công nghệ mới trong sản xuất. Athukorala và Menon (1995) cho thấy FDI tác động đến Malaysia về chuyển giao công nghệ và cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động. FDI cũng góp phần gián tiếp đến tăng trưởng thông qua các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các chi nhánh nước - 24 - ngoài và sự phổ biến của kỹ năng lao động trong nền kinh tế khi các nhân viên di chuyển đến các công ty thuộc sở hữu trong nước. FDI không chỉ gia tăng cung cấp vốn ở các nước tiếp nhận mà còn đưa đến các hiệu ứng lan tỏa thông qua rất nhiều kênh như sao chép, học hỏi kỹ năng, cạnh tranh và xuất khẩu (Gorg và Greenaway, 2004). Ramirez (2000) nghiên cứu FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế Mexico, giai đoạn 1960-1995 với phương pháp hiệu chỉnh sai số. Kết quả ghi nhận tác động tích cực của FDI đến kinh tế Mexico thông qua năng suất lao động. Bende-Nabende và Ford (1998) dùng dữ liệu của Đài Loan giai đoạn 1959-1995 với phương pháp ước lượng 3SLS để nghiên cứu FDI, điều chỉnh chính sách và tăng trưởng ở Đài Loan. Kết quả, FDI tác động tích cực đến kinh tế Đài Loan. Kim và Seo (2003) sử dụng dữ liệu ở Hàn Quốc giai đoạn 1985-1999, cho thấy tác động tích cực mạnh mẽ từ tốc độ tăng trưởng GDP tới FDI và không tồn tại tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nhưng FDI góp phần tăng trưởng đầu tư trong nước, thể hiện tác động lan tỏa của dòng vốn FDI. Akinlo (2004) dùng dữ liệu ở Nigeria giai đoạn 1970-2001 để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, cho thấy FDI tác động đến kinh tế Nigeria. Dritsaki et al. (2004) phát hiện tác động một chiều từ FDI đến xuất khẩu và từ FDI đến GDP thực ở Hy Lạp bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm của IMF giai đoạn 1960-2002. Fedderke và Romm (2006) dùng dữ liệu giai đoạn 1956-2003 ở Nam Phi, cho thấy dòng vốn FDI vào Nam Phi chủ yếu theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc. Gần đây, Mihai Daniel Roman và Andrei Padureanu (2012) đề xuất mô hình cho mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong quá trình chuyển đổi ở Romania, tác giả sử dụng mô hình tân cổ điển với chức năng sản xuất Cobb-Douglas để phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả, kinh tế Romania tăng trưởng từ ảnh hưởng tích cực của chính sách tài khóa, FDI và từ mức độ hòa nhập vào EU. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1988-2003, cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế qua - 25 - kênh đầu tư. Le Thanh Thuy (2007) nhận định FDI vừa tác động trực tiếp vừa tác động lan tỏa gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Le Viet Anh (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy đóng góp tích cực của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988-2002. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ hai chiều. Zhang (2001) cho rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, không chỉ tạo ra nhu cầu về vốn FDI mà còn cung cấp cơ hội tốt hơn để tạo ra lợi nhuận và do đó thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI. Thêm vào đó, FDI có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hỗ trợ phát triển kinh tế của các nền kinh tế chủ nhà thông qua tác động trực tiếp và hiệu ứng lan tỏa gián tiếp. Do đó, FDI và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và sẽ dẫn đến quan hệ nhân quả hai chiều. Liu et al. (2002) kiểm tra sự tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế, FDI và thương mại ở Trung Quốc. Sử dụng dữ liệu hàng quý cho xuất khẩu, nhập khẩu, FDI và tăng trưởng giai đoạn 1981-1997. Nghiên cứu tìm thấy tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI, tăng trưởng và xuất khẩu. Chowdhury và Mavrotas (2005) sử dụng dữ liệu thời gian ở Chile, Malaysia và Thái Lan giai đoạn 19692000 với kiểm định Toda-Yamamoto. Kết quả, quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia. Đồng thời GDP tác động tới dòng vốn FDI trong trường hợp của Chile. (ii) FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế với những điều kiện nhất định Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế không phải là tự động, nó phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định (quy mô thị trường, nguồn nhân lực, lợi thế so sánh, độ mở thương mại, khoảng cách công nghệ, thị trường tài chính, yếu tố văn hóa và thể chế). Điều đó góp phần lý giải tại sao tác động của dòng vốn FDI là hoàn toàn khác nhau giữa các quốc gia có cùng mức độ phát triển, cùng lĩnh vực và cùng loại công ty. - 26 - Quy mô thị trường (được dẫn xuất bởi GDP bình quân). Blomstrom et al. (1994) lập luận FDI có tác động cùng chiều tới tăng trưởng khi nâng cao thu nhập bình quân đầu người. De Mello (1997) thấy rằng FDI có tác động cùng chiều đáng kể tới tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao. Nguồn nhân lực. FDI góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia khi lực lượng lao động đạt được mức độ nhất định của tiêu chuẩn giáo dục. Doanh nghiệp đa quốc gia cũng có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nước thông qua đào tạo các nhà cung cấp địa phương để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn của kiểm soát chất lượng theo yêu cầu công nghệ của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ và hiệu quả lan toả không xuất hiện tự động mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước sở tại được quyết định chủ yếu bởi các điều kiện về nguồn nhân lực (Borensztein et al., 1998). Lợi thế so sánh. Khi so sánh FDI của Nhật Bản và Hoa Kỳ, Lipsey (1999) phát hiện các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh của nước tiếp nhận, chẳng hạn như dệt, may mặc và các ngành chế tạo khác. Trong khi đó, vào giai đoạn khởi đầu, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư vào điện tử và các ngành liên quan máy tính, đây là những lĩnh vực mà Hoa Kỳ từng có lợi thế so sánh vào lúc đó và hầu hết các sản phẩm đều được xuất khẩu. Theo thời gian, việc sản xuất và xuất khẩu của Nhật Bản hướng theo mô hình của Hoa Kỳ và trở nên tập trung vào các thiết bị điện và trang thiết bị chuyên chở, cả cho tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu. Độ mở thương mại. Makki và Somwaru (2004) tìm thấy FDI và sự tương tác của FDI với mở cửa thương mại, cho thấy FDI tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế ở các nước có độ mở thương mại được cải thiện. Khoảng cách công nghệ. Hầu hết các nước đang phát triển cho rằng những lợi ích chính của FDI được thể hiện trong tăng năng lực công nghệ, khoa học và trong việc thu hẹp khoảng cách công nghệ. FDI góp phần vào sự tiến bộ công nghệ ở các nước đang phát triển và là yếu tố cần thiết để tạo ra và gia tăng công nghệ (UNCTAD, - 27 - 2006). Castellani và Zanfei (2005) lập luận rằng khoảng cách công nghệ cao có thể tăng khả năng công ty đa quốc gia lấn át các nhà cung cấp trong nước và đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, họ hy vọng rằng tác động cùng chiều của FDI vào năng suất của đầu tư trong nước phụ thuộc vào kích thước của khoảng cách công nghệ. Yếu tố văn hóa. Ali và Guo (2005) lập luận rằng sự gần gũi văn hóa đã khuyến khích FDI vào Trung Quốc. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI được đầu tư từ Đài Loan chủ yếu nằm ở tỉnh Phúc Kiến trong khi các nhà đầu tư Hồng Kông muốn xác định vị trí ở tỉnh Quảng Đông. Điều này là do hai cặp này không chỉ về mặt địa lý gần nhau, mà còn có cùng ngôn ngữ. Liu et al. (1997) lập luận rằng sự thành công của tỉnh Quảng Đông như một điển hình quan trọng của FDI vào Trung Quốc được xác định bởi ba lợi thế: địa lý gần gũi với Hồng Kông, kết nối lịch sử dân tộc với nước ngoài và mức độ kiến thức trong việc trao đổi với người nước ngoài. Thị trường tài chính. Alfaro et al. (2004) cho rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thuận lợi ở các quốc gia đã phát triển thị trường tài chính và Durham (2004) cũng kết luận tương tự. Thể chế. Durham (2004) phát hiện thể chế có tác động đáng kể vào hiệu quả tăng trưởng của dòng vốn FDI ở kinh tế nước nhận đầu tư. Bouoiyour (2003) xem xét các yếu tố quyết định của FDI ở Marốc, sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 19602003. Ông lập luận rằng sự bất ổn của nền kinh tế Ma-rốc dẫn đến những trở ngại trong việc thu hút dòng vốn FDI, nên tác động của FDI đến tăng trưởng gần như không được thể hiện. Tương tự như vậy, Olofsdotter (1998) thấy rằng khả năng hấp thụ vốn FDI tại nước sở tại và các tác dụng có lợi của FDI mạnh hơn ở những nước có trình độ cao hơn về năng lực thể chế và hiệu quả trong phòng chống quan liêu. (iii) FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế Ngoài tác động cùng chiều của FDI đến tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu cũng chứng minh không có mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. - 28 - Haddad và Harrison (1991, 1993) không tìm thấy tác động đáng kể của FDI đến tỷ lệ tăng trưởng sản phẩm của công ty trong nước khi thực hiện kiểm tra tác động tràn của FDI và tăng trưởng kinh tế ở các công ty của Moroccan trong thời gian 1985-1989. Tương tự, Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1961-l988, cho thấy FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Kokko (1994, 1996) lập luận rằng tác động lan tỏa không diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, thậm chí doanh nghiệp đa quốc gia đôi khi hoạt động trong cô lập, nơi mà cả sản phẩm lẫn công nghệ có nhiều điểm chung với những doanh nghiệp trong nước. Trong hoàn cảnh như vậy, các công ty địa phương đã không thể hấp thụ bất kỳ tác động lan tỏa từ dòng FDI và vì thế buộc lòng phải chịu mất thị phần cho các doanh nghiệp FDI. Svensson (1996) sử dụng dữ liệu doanh nghiệp ở Thụy Điển để ước lượng tác động của FDI lên xuất khẩu đã phát hiện mối quan hệ âm giữa xuất khẩu và FDI đối với các hàng hóa chế biến và mối quan hệ cùng chiều giữa xuất khẩu hàng hóa trung gian và FDI. Chakraborty và Basu (2002) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, với dữ liệu giai đoạn 1990-2000. Kết quả, quan hệ nhân quả từ GDP tới FDI chứ không phải ngược lại và cho rằng FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng mức độ thấp. Frimpong và Oteng-Abayie (2006) khẳng định không có quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng GDP ở Ghana giai đoạn 1970-2000. Một lý do khác được đề xuất bởi Colen et al. (2008), hiệu ứng lan tỏa tích cực do có thể mất thời gian để nắm bắt hoặc công ty đa quốc gia có thể cố gắng ngăn chặn công nghệ của họ lan tỏa tới đối thủ cạnh tranh. Herzer, Klasen và Lehmann (2008) sử dụng dữ liệu thời gian giai đoạn 1970-2003 với phương pháp hiệu chỉnh sai số và kiểm định quan hệ nhân quả Granger. Kết quả, không có bằng chứng mạnh mẽ để hỗ trợ tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng. - 29 - Ang (2009) đánh giá tác động của FDI đến kinh tế Thái Lan, gia đoạn 1970-2004, sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số. Kết quả, FDI tác động tiêu cực đến kinh tế Thái Lan. Karimi et al. (2009) trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế Malaysia nhận thấy không có ảnh hưởng đáng kể giữa FDI và tăng trưởng. Gần đây, Dilek và Aytac (2013) kiểm tra quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách áp dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý từ quý 1/1992 đến quý 3/2007 và kiểm định đồng liên kết Johansen, nhân quả Granger, phương pháp hồi quy OLS. Tác giả khẳng định không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian có những hạn chế: số lượng quan sát ít nên kết quả ước lượng sẽ bị chệch và sử dụng để dự báo sẽ không chính xác; các phương pháp ước lượng không xử lý tốt các vấn đề nẩy sinh của kinh tế lượng (nội sinh, tự tương quan, điều chỉnh ngắn hạn để đạt cân bằng dài hạn). 1.2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chéo hoặc bảng Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu chéo hoặc bảng được thực hiện chủ yếu ở không gian quốc gia và một số nghiên cứu thực hiện ở không gian vùng trong quốc gia. (i) Các nghiên cứu thực nghiệm với không gian quốc gia Các nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dạng dữ liệu bảng ở không gian quốc gia, kết quả đạt được đa dạng: tác động một chiều của FDI đến tăng trưởng; mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế; tác động của FDI đến tăng trưởng với những điều kiện nhất định; không tồn tại tác động của FDI đến tăng trưởng và một số kết quả đạt được mang tính chất hỗn hợp. Balasubramanyam et al. (1996) điều tra vai trò của FDI trong quá trình tăng trưởng của 46 nước đang phát triển khác nhau về thương mại, chính sách, thể chế - 30 - giai đoạn 1970-1985, dùng hồi quy OLS. Họ tìm thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu. Aitken et al. (1997) áp dụng dữ liệu trên 2.104 nhà máy sản xuất ở Mexico giai đoạn 1986-1990. Họ nhận thấy rằng công ty đa quốc gia có xu hướng tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong nước. Soto (2000) sử dụng dữ liệu của 44 quốc gia giai đoạn 1986-1997 dùng mô hình năng động trên cơ sở của Barro và Sala-I-Martin (1995) để nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế với phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả cho thấy dòng vốn FDI tác động dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế. Wang (2002) khám phá FDI đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, với việc sử dụng dữ liệu từ 12 nền kinh tế châu Á trong giai đoạn 1987-1997. Makki và Somwaru (2004) phát hiện tác động cùng chiều của xuất khẩu và FDI lên GDP bằng cách sử dụng dữ liệu của 66 quốc gia đang phát triển trong các giai đoạn khoảng mười năm, 1971-1980, 1981-1990 và 1991-2000. Li và Liu (2005) sử dụng dữ liệu của 84 quốc gia giai đoạn 1979-1999, với phương pháp ước lượng FE và RE để đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy FDI tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Laureti và Postiglione (2005) kiểm định tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của 11 quốc gia trung bình thuộc giai đoạn 1990-2000, với phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả, dòng vốn FDI không có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Hsiao (2006) thiết lập mô hình trong trường hợp của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Kết quả, FDI có tác động một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu. Hansen và Rand (2006), nghiên cứu 31 nước đang phát triển giai đoạn 1970-2000, phát hiện quan hệ cùng chiều giữa FDI và GDP. Basu và Guariglia (2007) sử dụng dữ liệu của 119 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970-1999. Kết quả, FDI tác động dương đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, nguồn - 31 - nhân lực, đồng thời làm giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Frank và Mei-Chu (2007), bằng cách sử dụng dữ liệu 8 quốc gia (Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Hong Kong, Singaphore, Malaysia, Philippines và Thái lan) giai đoạn 1986-2004 với mô hình VAR dữ liệu bảng và hồi quy FE, RE phát hiện FDI có tác động một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp lên GDP thông qua xuất khẩu và tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa xuất khẩu và GDP. Gần đây, Aviral Kumar Tiwari, Mihai Mutascu (2011) kiểm tra tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á. Nghiên cứu phân tích trong khuôn khổ bảng giai đoạn 1986-2008, kiểm tra phi tuyến kết hợp với FDI và xuất khẩu trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Kết quả thấy rằng cả hai: FDI và xuất khẩu tăng cường quá trình tăng trưởng. Ngoài ra, lao động và vốn cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước châu Á. Mahnaz Rabiei, Zohreh Ghavam Masoudi (2012), trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở tám nước Hồi giáo: Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigergia, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1980-2009 cho thấy FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, Tam Bang Vu (2008) với dữ liệu giai đoạn 1990-2002, sử dụng phương pháp OLS, GLS và kiểm định quan hệ nhân quả cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động và tác động không đồng đều nhau. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dữ liệu dạng chéo giai đoạn 20032007, sử dụng phương pháp OLS, TSLS và GMM. Kết quả, FDI các động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1% ở phương pháp OLS và GMM, phương pháp TSLS không có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu ở không gian quốc gia với dữ liệu bảng còn cho thấy tồn tại tác động hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Đại diện như Choe (2003) sử dụng dữ liệu 80 quốc gia giai đoạn 1971-1995, phát hiện mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng, mặc dù tác động nhân quả của FDI đối với tăng trưởng là - 32 - không đáng kể. Abdus Samad (2009) nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 19 nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh, phát hiện 5 nước là Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam có mối liên kết hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu cũng xác nhận tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế cần có các điều kiện nhất định. Blomstrom et al. (1992) nghiên cứu 78 nước đang phát triển, phát hiện FDI có thể mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển có thu nhập cao hơn là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Do đó, nước chủ nhà cần có một ngưỡng nhất định của sự phát triển để hấp thụ những lợi ích từ FDI. Basu et al. (2003) nghiên cứu 23 nước đang phát triển giai đoạn 1978-1996, tìm thấy có mối quan hệ cùng hội nhập giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cho thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng trong nền kinh tế mở và quan hệ đơn hướng chủ yếu từ GDP tới FDI trong nền kinh tế đóng. Kết quả, dòng FDI và tăng trưởng kinh tế không được tăng cường theo chế độ hạn chế thương mại. Batten và Vinh Vo (2009) sử dụng dữ liệu của 79 quốc gia giai đoạn 1980-2003, với phương pháp ước lượng FE và GMM. Kết quả cho thấy tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng với điều kiện về giáo dục và độ mở thương mại. Hermes và Lensink (2003) xem xét vai trò của hệ thống tài chính của 67 quốc gia và kết luận sự phát triển của hệ thống tài chính là yếu tố quan trọng cho FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. Theo họ, 37 trong 67 nước có hệ thống tài chính phát triển giúp FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Một số học giả cũng khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Ericsson và Irandoust (2001) không phát hiện bất kỳ mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng đối với Đan Mạch và Phần Lan khi kiểm tra tác động nhân quả giữa FDI và sản lượng cho bốn quốc gia OECD (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển). Carkovic và Levine (2002) dùng dữ liệu giai đoạn 1960-1995 từ 72 quốc gia với phương pháp OLS và GMM đã không tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng ở những nước nhận đầu tư. - 33 - Ngoài ra, các nghiên cứu cũng xác nhận kết quả hỗn hợp khi kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở không gian quốc gia với dạng dữ liệu bảng. Konings (2001) sử dụng phương pháp FE và GMM, nhận định không có bằng chứng về tác động lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước ở Bulgaria, Romania và Ba Lan. Trong khi đó, tác động lan tỏa tiêu cực từ FDI được phát hiện ở Ba Lan. Yang (2008) sử dụng dữ liệu 110 quốc gia giai đoạn 19732002, với phương pháp ước lượng FE. Kết quả tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế không nhất quán qua thời gian và khu vực: ảnh hưởng tích cực đối với các nước OECD, Châu Mỹ Latinh; tác động âm đối với khu vực Trung Đông và tác động không đáng kể đối với khu vực Đông Á. Nabila Asghar và Samia Nasreen (2011) xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á. Sử dụng dữ liệu bảng không đồng nhất giai đoạn 1983-2008, sử dụng phương áp ước lượng FMOLS. Kết quả đạt được đa dạng: tồn tại quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Malaysia; tồn tại đơn hướng từ FDI đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Nepal, Singapore, Nhật Bản và Thái Lan; đơn hướng từ tăng trưởng kinh tế đến FDI được ghi nhận từ Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Tuy nhiên, không có quan hệ trong bất kỳ chiều hướng tác động nào được tìm thấy trong trường hợp của Ấn Độ, Maldives, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc và Singapore. Christian Lessmann (2013) với FDI và bất bình đẳng trong khu vực: Phân tích dữ liệu bảng 55 quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cho thấy dòng vốn FDI ròng làm tăng sự bất bình đẳng trong khu vực ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi không có tác động tiêu cực trong tái phân phối ở những nền kinh tế có thu nhập cao. Phân tích cũng cho thấy chính sách của chính phủ có khả năng giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI trong tái phân phối, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong khu vực. Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu dạng dữ liệu bảng (hay chéo) có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chuỗi thời gian, khắc phục những bất cập của dữ liệu thời gian. Tuy - 34 - nhiên, khi thực hiện với dữ liệu bảng ở không gian quốc gia cũng có tồn tại: các quốc gia khác nhau về nhiều mặt (lịch sử, kinh tế, thể chế, văn hóa) thể hiện chung bảng dữ liệu có thể làm cho mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng không rõ ràng và thậm chí kết quả bị chệch. Thực tế đó, ước lượng với dữ liệu bảng cấp không gian vùng trong quốc gia có thể trở nên tin cậy hơn, nhất là các vấn đề mang tính đặc thù vùng được xem xét: mức độ phát triển, tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư hay chính sách tài khóa, độ mở thương mại, cơ sơ hạ tầng của vùng. (ii) Các nghiên cứu thực nghiệm ở không gian vùng trong quốc gia Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở không gian vùng trong quốc gia được thực hiện chủ yếu ở các vùng của Trung Quốc, Nga và một số thực nghiệm ở các vùng của Việt Nam. Kui-yin Cheung, Ping Lin (2004) kiểm định hiệu ứng lan tỏa của FDI đối với sự đổi mới ở Trung Quốc: Bằng chứng từ số liệu cấp tỉnh giai đoạn 1995-2000, với phương pháp ước lượng FE và RE, cho thấy tác động tích cực của FDI vào công nghệ trong nước các vùng ở Trung Quốc. Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden (2006) nghiên cứu FDI và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ các khu vực của Nga. Sử dụng mô hình Solow-Swan (1956), số liệu trong giai đoạn 1996 -2003, phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả cho thấy không có mối liên kết giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở cấp độ khu vực tại Nga. Jimmy Ran et al. (2007) tìm hiểu FDI ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào? Bằng chứng thực nghiệm từ 19 ngành công nghiệp và 30 tỉnh ở Trung Quốc, cho thấy FDI không mang lại tăng trưởng trên bảng dữ liệu. Chi tiết các địa phương: một số địa phương nhận thấy tác động tích cực từ FDI (phía Đông và Ven biển), trong khi một số địa phương khác thì không (phí Tây và Trung tâm). Từ đó cho thấy sự chênh lệch trong phát triển ở các khu vực của Trung Quốc cũng như chính sách của chính phủ chưa phù hợp để khai thác tác động tích cực đến tăng trưởng của dòng vốn FDI. - 35 - Ran, Voon và Li (2007) nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các ngành công nghiệp và địa phương Trung Quốc giai đoạn 2001-2003, với phương pháp ước lượng GLS. Kết quả, FDI tác động đến tăng trưởng khác biệt qua thời gian và không đồng nhất ở các khu vực. Yao và Wei (2007) sử dụng dữ liệu của 19 tỉnh giai đoạn 1979-2003, với phương pháp ước lượng RE, FE và GMM. Kết quả, FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Wei K. (2008) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Trung Quốc giai đoạn 1979-2003, phương pháp ước lượng OLS, GMM. Kết quả cho thấy: (i) tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc đã được sự giúp đỡ của dòng vốn lớn FDI; (ii) FDI đã giúp doanh nghiệp trong nước cải thiện cạnh tranh và năng suất; (iii) FDI không phải là lý do của sự gia tăng bất bình đẳng trong khu vực ở Trung Quốc. Đồng thời, FDI cần được khuyến khích, đặc biệt là trong nội bộ khu vực, thúc đẩy tăng trưởng và giảm bất bình đẳng khu vực. Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu về FDI tác động đến các địa phương tỉnh Giang Tây-Trung Quốc, dữ liệu từ 91 địa phương của tỉnh Giang Tây, giai đoạn 2002-2009. Kết quả cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương tỉnh Giang Tây và FDI có thể được giải thích phần lớn bởi yếu tố đầu vào của lao động. Tuy nhiên, do sự mất cân bằng trong phát triển giữa các địa phương ở tỉnh Giang Tây, tác động của FDI mạnh mẽ ở các khu vực gần bờ biển, trong khi các địa phương khác tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế không đáng kể. FDI tác động lên các nhân tố khác nhau ở những địa phương khác nhau: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (khu vực Đông Bắc), yếu tố lao động (khu vực Đông Nam). Ở Việt Nam, nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế vùng có Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, với dữ liệu bảng từ 61 tỉnh thành của Việt Nam, với - 36 - phương pháp ước lượng GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vùng. Chien et al. (2012) nghiên cứu tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở toàn bộ Việt Nam và các tỉnh thành được xếp hạng theo các điều kiện kinh tế-xã hội. Dựa trên dữ liệu của 64 tỉnh thành Việt Nam và sử dụng ước lượng FE. Tác giả chỉ ra FDI tác động dương lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2010. Theo đó, tác động ở các tỉnh thành có các điều kiện kinh tế xã hội tốt mạnh hơn các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn. Ngoài ra, tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế theo các vùng ở Việt Nam cho thấy chỉ có 4 trong 6 vùng là FDI có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng có dòng vốn FDI lớn và các nghiên cứu trước đã xác nhận tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng, nhưng kết quả nghiên cứu này không phát hiện: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung BộDuyên hải miền Trung. Chien và Linh (2013) đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 64 tỉnh thành giai đoạn 2000-2010 và áp dụng phương pháp ước lượng FE, phát hiện có mối quan hệ dương hai chiều giữa FDI và GDP bình quân. Khi xem xét ở cấp độ vùng, phát hiện cho thấy chỉ có 5 trong 6 vùng của Việt Nam có mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là tương tác trở nên mạnh hơn và tích cực hơn ở các vùng hẻo lánh có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn. Điều này có phần tương phản với các thực nghiệm trước. Thực tiễn cho thấy nghiên cứu ở không gian vùng trong quốc gia có nhiều ưu điểm, thể hiện rõ mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, khắc phục những tồn tại khi nghiên cứu không gian quốc gia. Vấn đề có thể là tồn tại đối với nghiên cứu không gian vùng đó là chuyển hóa dữ liệu phù hợp đối với vùng cũng như phương pháp ước lượng phải đảm bảo tin cậy. Tóm lại, Các nghiên cứu thực nghiệm góp phần khẳng định lý thuyết đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, với đa dạng dữ liệu (bảng, chéo, - 37 - thời gian) và đa dạng phương pháp (FE, RE, GMM, GLS,…), các không gian nghiên cứu cũng khác nhau (quốc gia, khu vực bao gồm nhiều quốc gia và vùng trong quốc gia). Các nghiên cứu cũng cho thấy tác động khác nhau của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế (cùng chiều, ngược chiều, không liên quan). Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa quan tâm xử lý các vấn đề phát sinh có thể làm chệch kết quả, nhất là xử lý theo phương pháp định lượng (chuyển hóa dữ liệu phù hợp đối với vùng, hiện tượng nội sinh, tự tương quan, tính năng động trong ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn là ví dụ). Điều đó cho thấy vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu, tranh luận ở phạm vi Việt Nam cũng như nước ngoài. 1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI 1.3.1. Lý thuyết các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI Có nhiều lý thuyết cố gắng giải thích các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI. Những lý thuyết này là bước đi quan trọng hướng tới sự phát triển của một khuôn khổ hệ thống cho sự xuất hiện của FDI. Những nỗ lực đầu tiên để giải thích lý do tại sao FDI tồn tại và gia tăng trong những năm 1960. Trước thời điểm này, FDI như là mô hình hóa một phần của lý thuyết tân cổ điển, như Dunning (1981) và có hai vấn đề chính khi xem xét FDI theo lý thuyết này. Đầu tiên, FDI gia tăng là do sự chuyển nhượng vốn và quan trọng nhất là nó liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng tổ chức và quản lý. Thứ hai, các nguồn lực được chuyển giao trong công ty chứ không phải là giữa hai bên độc lập trên thị trường, như trường hợp đối với vốn. Những yếu tố này làm cho FDI có những lý thuyết riêng có, với những lý thuyết cơ bản thường được trích dẫn như: hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia của Hymer (1960); lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966), lý thuyết theo chiều ngang và theo chiều dọc của Cave (1971); lý thuyết quốc tế của Buckley và Casson (1976); lý thuyết chiết trung của Dunning (1977); lý thuyết chiến lược FDI của Graham (1978). Giả thuyết về FDI tăng trưởng theo định hướng xảy ra khi sự tăng trưởng của nền kinh tế nước chủ nhà trên cơ sở dòng vốn FDI. Lý thuyết kinh tế cung cấp các lý do - 38 - khác nhau liên quan đến công ty đa quốc gia quyết định đầu tư vào các nước. Cụ thể, công ty đa quốc gia quyết định thành lập công ty con tại các nước và họ cố gắng xâm nhập vào các thị trường lớn hơn, nhằm mục đích để tận dụng lợi thế của yếu tố chi phí sản xuất thấp hoặc để có được quyền khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, công ty đa quốc gia được xác định là hoạt động với một số đặc điểm cụ thể về quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý của các đơn vị sản xuất trong quốc gia khác nhau (Zhang, 2001). Vì vậy, khi thiết lập công ty đa quốc gia của FDI theo chiều dọc, họ cố gắng xâm nhập vào nguồn nguyên liệu giá rẻ hoặc chi phí lao động thấp. Do đó, FDI theo chiều dọc được gây ra bởi yếu tố chênh lệch giá. Trái ngược với FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang được xuất hiện bởi thị trường quan trọng hơn là yếu tố giá (Moudatsou, 2001). Kết quả là, FDI xuất phát ở nước đi đầu tư đã cải thiện điều kiện sản xuất và hoạt động kinh tế ở nước nhận đầu tư. Vì thế, các hoạt động kinh tế ở nước nhận đầu tư càng tốt càng khuyến khích thu hút lượng FDI nhiều hơn. Các điều kiện gồm: cơ sở hạ tầng được cải thiện, nguồn nhân lực có trình độ và quy mô thị trường (Zhang, 2001). Với việc gia tăng nguồn thu cho ngân sách, có nhiều cơ hội tạo ra và nâng cao lợi nhuận. Kết quả tạo điều kiện giúp tăng dòng vốn FDI nhiều hơn, vì vậy đây là trường hợp của tăng trưởng theo định hướng FDI (Moudatsou, 2001). Zhang (2001) lập luận rằng động lực của FDI cũng cần thiết trong việc giải thích giả thuyết về FDI tăng trưởng theo định hướng. Chẳng hạn, FDI vào thị trường tìm kiếm xảy ra khi tập đoàn đa quốc gia thành lập doanh nghiệp ở các nước khác. Động cơ này được tạo ra bởi tiếp cận thị trường ở nền kinh tế nước chủ nhà trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khai thác quy mô kinh tế. Động lực của FDI là FDI định hướng xuất khẩu bởi sự khác biệt về yếu tố giá, chẳng hạn như mức lương thấp, cùng với vốn và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, phát triển quy mô thị trường, cải thiện nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thu hút FDI. Kết quả này dẫn đến FDI tăng trưởng theo định hướng. Nói cách khác, quy mô thị trường của nền kinh tế nước nhận đầu tư (được đo bằng GDP) là yếu tố khuyến khích công ty đa quốc gia tăng cường đầu tư (Zhang, 2001). Mức độ cao của tổng cầu, được tạo ra - 39 - bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến kích thích nhu cầu cao hơn cho các khoản đầu tư và sau đó thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn. Để bắt kịp tốc độ tăng trưởng hiệu quả của các dự án FDI, các nền kinh tế nên cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và phải đạt mức tối thiểu của phát triển kinh tế. Điều này phản ánh giả thuyết cho rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn tạo ra dòng vốn FDI nhiều hơn (Nunnenkamp và Spatz, 2004). Lean (2008) lập luận rằng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ảnh hưởng đến khả năng của nền kinh tế nước nhận đầu tư trong việc thu hút dòng vốn FDI. Điều này cũng được ủng hộ bởi Dowling và Hiemenz (1982). Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nói chung sẽ tạo ra sự thiếu hụt vốn trong nền kinh tế chủ nhà và do đó các nền kinh tế chủ nhà sẽ yêu cầu nhiều vốn FDI hơn bằng cách cung cấp các điều khoản thuận lợi hấp dẫn, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là trường hợp tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, những người có ý định đầu tư vào các nền kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân sẽ tạo ra cơ hội để thu hút FDI. Những cơ hội không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, mà còn trong các lĩnh vực tiêu dùng và các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tiện ích của các nền kinh tế chủ nhà. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển kinh tế ở nước nhận đầu tư là yếu tố quan trọng trong việc xác định số lượng, chủng loại, cấu trúc của dòng vốn FDI (Lean, 2008). 1.3.2. Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI. Tuy nhiên, các biến được xác định là yếu tố quyết định FDI có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và các quốc gia. Vì vậy, rất khó để thống nhất các yếu tố quyết định FDI, đặc biệt là một số biến giải thích đã đạt được nhưng bị giảm tầm quan trọng theo thời gian. Các nghiên cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi tại sao một vài quốc gia thu hút nhiều FDI hơn các quốc gia khác. - 40 - Các nghiên cứu này có thể được chia thành hai hướng: khảo sát từ nhà đầu tư và nghiên cứu định lượng. Thứ nhất, liên quan đến các khảo sát các nhà đầu tư. Năm 1988, Ngân hàng thế giới tiến hành khảo sát 173 công ty đa quốc gia Nhật Bản ở Châu Á. Kết quả chỉ ra là quy mô thị trường, chi phí lao động, trình độ học vấn của người lao động và việc chuyển lợi nhuận về nước là những nhân tố thu hút đầu tư quan trọng nhất đối với các công ty đa quốc gia Nhật Bản ở Châu Á. Tương tự, A.T. Kearney, một doanh nghiệp tư vấn quản trị toàn cầu, tiến hành khảo sát các nhà đầu tư nước ngoài năm 2011. Người được phỏng vấn bao gồm các nhà quản trị cấp cao của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Khảo sát chỉ ra 1/4 những người được phỏng vấn đang gia tăng đầu tư vào các thị trường mới nổi. Theo những người được phỏng vấn, quy mô và tăng trưởng của thị trường người tiêu dùng, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu đa dạng hóa để cải thiện khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng và các lý do về chi phí là những nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định đầu tư. Thứ hai, nghiên cứu định lượng. Mặc dù không có sự đồng thuận về các yếu tố quyết định FDI. Tuy nhiên, quy mô thị trường là yếu tố tác động dương, mạnh nhất đối với FDI. Các nghiên cứu phát hiện quy mô thị trường tác động có ý nghĩa đến FDI như Shatz et al. (2000), Fung et al.(2000), Hasen et al. (2006) và Mottaleb et al. (2010). Hầu hết các nghiên cứu không có sự đồng thuận về các yếu tố quyết định FDI. Nói chung các yếu tố này có thể được phân loại theo: (i) lợi thế so sánh; (ii) chính sách kinh tế vĩ mô; (iii) các thể chế và (iv) thừa hưởng lợi ích. Feestra và Hanson (1997), Dees (1998) phát hiện chi phí lao động thấp là yếu tố có ý nghĩa để thu hút FDI trong khi Mody et al. (1998) và Fung et al. (2000) phát hiện chi phí lao động trung bình là yếu tố không có ý nghĩa của FDI. Mặt khác, Noorbakhsh et al. (2001), Mody et al. (1998) và Fung et al. (2000) phát hiện lao động có kỹ năng là yếu tố có ý nghĩa của FDI. Trái lại, Kinoshita và Campos (2003) phát hiện mức độ giáo dục là yếu tố không ý nghĩa của FDI. Tương tự, bằng chứng - 41 - về vai trò của nguồn tài nguyên trong việc thu hút FDI cũng cho kết quả hỗn hợp. Trong khi Asiedu (2006) sử dụng bảng 22 quốc gia Châu Phi phát hiện tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy FDI. Basu và Srinivasan (2002) phát hiện các quốc gia Châu Phi thu hút FDI không vì tài nguyên thiên nhiên mà thông qua việc cải tiến rộng rãi môi trường kinh doanh. Liên quan đến bằng chứng thực nghiệm về chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách. Schneider và Frey (1985) phát hiện lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán cao tác động nghịch chiều đến FDI. Tương tự Apergis và Katrakilidis (1998) phát hiện lạm phát và sự khó đoán của lạm phát tác động âm lên FDI. Hasen và Gianluigi (2009) cũng phát hiện việc đo lường sai lầm của chính phủ thông qua lạm phát và thâm hụt tài khóa cao không khuyến khích FDI đối với các quốc gia Liên đoàn Arab. Asiedu (2002), Yartey và Adjasi (2007) phát hiện tác động có ý nghĩa âm của lạm phát lên dòng FDI. Tương phản rõ rệt với các nghiên cứu đề cập trước, Alfaro et al. (2009) chỉ ra mức độ gia tăng lạm phát trong nước làm tăng đầu tư nước ngoài thông qua sự thay đổi trong cách tiêu dùng qua thời gian. Bằng chứng thực nghiệm về vai trò của tự do hóa thương mại trong việc cải thiện FDI cũng là hỗn hợp. Lecraw (1991), Singh và Jun (1996), Dees (1998), Asiedu (2002), Onyeiwu và Shrestha (2004), Ang (2008), Hasen và Gianluigi (2009) và Mottaleb, Kalirajan (2010) phát hiện tác động cùng chiều của độ mở thương mại lên FDI trong khi Wheeler và Mody (1992), Brainard (1997) phát hiện các dòng FDI có tương quan dương với các hạn chế thương mại. Vai trò của thể chế trong thu hút dòng vốn FDI cũng là nhân tố khác trong nghiên cứu về chủ đề này. Bằng chứng thực nghiệm về yếu tố này thực sự lại là hỗn hợp bởi vì các đo lường khác nhau được dùng cho độ mạnh của các thể chế. Sự phát triển của các thể chế tài chính được phát hiện là thúc đẩy FDI (Kinoshita et al., 2003; Alfaro et al., 2008; Ang, 2008; Lee và Chang, 2009; Al Nasser và Gomez, 2009). Chỉ số kinh doanh quốc tế phát hiện là nhân tố không có ý nghĩa đối với FDI của Hoa Kỳ (Wheeler và Mody, 1992). Chỉ số rủi ro về môi trường kinh doanh bao - 42 - gồm ổn định chính trị, thái độ đối với nhà đầu tư nước ngoài, tính hiệu lực của hợp đồng, tăng trưởng kinh tế, hiệu quả của cán cân thanh toán và khả năng hoán đổi đồng nội tệ, các chỉ số này có ý nghĩa dương quyết định FDI trong một vài mô hình (Singh và Jun, 1996). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự tích lũy (vốn, công nghệ, trình độ nhân lực) cũng được phát hiện là một trong những yếu tố quan trọng thu hút dòng vốn FDI. Chẳng hạn, Wheeler và Mody (1992) phát hiện tác động có ý nghĩa cao của sự tích lũy lên dòng FDI của Hoa Kỳ. Tương tự, Loree và Guisinger (1995), Barry và Bradley (1997), Morgan (1998), Fung et al. (2000) và Kinoshita và Campos (2003) cũng phát hiện tác động dương của sự tích lũy vốn lên FDI. Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây về các yếu tố tác động đến FDI, phải kể đến Jiang (2004) kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở Trung quốc bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1983-2001. Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế lên dòng vốn FDI. Nunnenkamp và Spatz (2004) đi đến cùng kết luận. Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) kiểm tra yếu tố quyết định FDI vào các nước đang phát triển, dựa trên mẫu dạng bảng của 32 nước đang phát triển giai đoạn 1982-2008, bằng phương pháp FMOLS cho thấy dòng vốn FDI phụ thuộc vào một tập hợp gồm: quy mô thị trường, tổng trữ lượng, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và mức độ cởi mở của nền kinh tế. Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli (2012) sử dụng dữ liệu bảng điều khiển vĩ mô của 57 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp giai đoạn 2000-2009 với ước lượng FE, phát hiện quy mô thị trường là yếu tố quyết định quan trọng nhất của FDI ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hội nhập toàn cầu, sẵn có của lực lượng lao động có tay nghề và phát triển khu vực tài chính cũng thúc đẩy FDI ở các nước đang phát triển. Yiyang Liu (2012) khẳng định quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng có tác động đến dòng vốn FDI ở Trung Quốc, nhưng mức độ và ý nghĩa thống kê có sự khác biệt giữa các vùng. - 43 - Các nghiên cứu ở không gian Việt Nam được thực hiện theo phương pháp định lượng như Chirstian và C. Richard (2012) phân tích các yếu tố quyết định FDI ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong việc thu hút FDI. Bằng cách áp dụng chuỗi dữ liệu thời gian giai đoạn 1986-2009 và phương pháp ước lượng OLS. Kết quả, các biến vĩ mô như GDP và chi phí lao động có tác động dương ý nghĩa lên FDI trong khi sự sụt giá của đồng nội tệ lại tác động âm. Cuong et al. (2013) nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do khác nhau lên dòng FDI. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1995-2011 với mô hình lực hấp dẫn dựa trên phương pháp ước lượng Hausman-Taylor (1981). Kết quả, tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO có tác động rất lớn lên dòng FDI đổ vào Việt Nam, phù hợp với các tiên liệu trước đó. Ngược lại, không có bằng chứng thuyết phục các hiệp định FTA mà Việt Nam gia nhập giúp gia tăng lượng FDI. Cao Thị Hồng Vinh (2013) nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Áp dụng phương pháp FE, RE với dữ liệu bảng giai đoạn 1995-2011. Tác giả cho thấy tác động rõ rệt của việc tham gia WTO tới dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, còn cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1997 làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam, các hiệp định song phương cũng giúp thu hút dòng FDI nhiều hơn, cơ sở hạ tầng (đo lường bằng tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet) có tác động cùng chiều với FDI, việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng giúp thu hút FDI nhiều hơn và các nhà đầu tư còn quan tâm đến thể chế, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng. Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013) dùng dữ liệu giai đoạn 20012010 ở các tỉnh thành Việt Nam với phương pháp OLS, kết luận dòng vốn FDI đang có sự dịch chuyển sang các khu vực có trình độ phát triển còn nhiều hạn chế như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; Lĩnh vực bất động sản thu hút nhiều dự án FDI và có xu hướng tăng; FDI vào lĩnh vực tài chính - 44 - còn hạn chế; Chất lượng cũng như quy mô hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp có tác động mạnh tới thu hút FDI trong khi trình độ lao động cao lại chưa có ý nghĩa rõ ràng trong giai đoạn 2008-2010. Việc xem xét các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định FDI cho thấy thiếu sự thống nhất. Hơn nữa, tất cả các biến có liên quan không được coi là một mô hình duy nhất và không phải tất cả các yếu tố được tìm thấy có liên quan cho mỗi quốc gia hay vùng trong quốc gia. Các nghiên cứu lý thuyết đến đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố quyết định dòng vốn FDI thể hiện sự đa dạng từ dữ liệu tới phương pháp và kết quả. Nó phụ thuộc vào đối tượng không gian, thời gian và phương pháp được sử dụng, kết quả khó có thể là chuẩn mực cho tất cả các quốc gia hay vùng trong quốc gia. Điều đó là thách thức cho các nhà nghiên cứu để thống nhất các yếu tố khẳng định dòng vốn FDI hiện nay. 1.4. Kết luận FDI và tăng trưởng kinh tế được các nhà nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài quan tâm thực hiện, với dữ liệu, phương pháp và kết quả nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu đã có đóng góp lớn về mặt lý thuyết, đồng thời thông qua đó, giúp nhận dạng những điểm cần tiếp tục tập trung nghiên cứu. Điều này được thể hiện trên các nội dung: Câu hỏi nghiên cứu: Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở cấp độ khu vực, quốc gia, một số ít thực hiện ở vùng, chưa có công trình nào nghiên cứu đồng thời về tác động của FDI và các yếu tố liên quan lên tăng trưởng kinh tế ở cấp độ vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng. Dữ liệu nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện nghiên cứu với nguồn dữ liệu phong phú và độ dài phù hợp để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao và có thể dùng để dự báo cho tương lai. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam dùng chuỗi dữ liệu thời gian có khoảng thời gian quan sát tương đối ngắn. Ngoài - 45 - ra, các nghiên cứu gần đây về FDI ở Việt Nam theo dữ liệu bảng cũng có khoảng thời gian khảo sát không dài. Ngoài ra, chuyển hóa dữ liệu ở không gian quốc gia thành dữ liệu vùng trong quốc gia cũng là thách thức đối với các nhà nghiên cứu, nhất là cập nhật dữ liệu thực tiễn hiện nay. Phương pháp ước lượng: Các nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, khai thác những ưu điểm và cập nhật mới các phương pháp phù hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu chưa được các tác giả quan tâm xử lý. Theo đó, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp hồi qui cần phải nắm bắt và xử lí được các đặc điểm này. Ngoài ra, các mô hình thực nghiệm được sử dụng phải đảm bảo độ tin cậy cao (ví dụ xử lý tính tự tương quan, tính nội sinh trong mô hình hay vấn đề đồng liên kết cũng cần khai thác). Gợi ý chính sách: việc phân tích và xử lí số liệu bằng phương pháp ước lượng phù hợp nhằm gợi ý chính sách khả thi với điều kiện đặc thù của Việt Nam, một nền kinh tế mới có trình độ phát triển chưa cao. Chính sách có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế. Tóm lại, mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Kết quả đạt được chưa có sự thống nhất cao và vẫn đang được tranh luận. Chương 1 đã đi vào phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế từ lý thuyết đến thực nghiệm cũng như nhận định các yếu tố thu hút dòng chảy FDI, nhất là vào các nước đang phát triển. Từ đó, định vị những khoảng trống cần nghiên cứu, góp phần khẳng định tính cấp thiết của đề tài luận án. - 46 - CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu Qua nhiều thay đổi và thực tiễn phát triển, Việt Nam được phân thành các vùng kinh tế xã hội với trình độ phát triển đặc thù khác nhau, dẫn đến tăng trưởng kinh tế và dòng chảy FDI đến các vùng cũng có những chênh lệch. Chương này tập trung làm rõ thực trạng FDI và tăng trưởng kinh tế các vùng ở Việt Nam với các nội dung nghiên cứu: 2.2 giới thiệu các vùng Việt Nam trên cơ sở pháp lý cũng như trên cơ sở số liệu thống kê và truyền thống phân vùng ở Việt Nam, kế đến phần 2.3 trình bày thực trạng FDI, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chúng ở các địa phương, vùng, liên vùng và tổng thể vùng của Việt Nam, phần tiếp theo là 2.4 đánh giá những đóp góp của FDI đối với kinh tế Việt Nam và cuối cùng phần 2.5 đánh giá lợi thế so sánh các vùng Việt Nam. 2.2. Đặc điểm các vùng kinh tế-xã hội của Việt Nam Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, Việt Nam có 6 vùng kinh tế-xã hội: Vùng Đồng bằng sông Hồng; Vùng Trung du miền núi phía Bắc; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 63 tỉnh thành (xem phụ lục 2.1). Các vùng của Việt Nam có những đặc thù riêng từ vị trí địa lý đến kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện sự đa dạng phong phú trong tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI cũng như những vấn đề liên quan. Để phát huy thế mạnh của từng vùng, Chính phủ đã có các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các vùng ở Việt Nam - 47 - để đẩy mạnh phát triển các vùng có điều kiện tốt và đẩy mạnh các vùng khác phát triển nhanh hơn, theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng, tạo động lực trong phát triển kinh tế, Chính phủ đã hình thành bốn vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện các hạt nhân trong phát triển các vùng ở Việt Nam (xem phụ lục 2.2). 2.2.1. Đặc điểm vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc TW (không tính Hà Tây cũ), là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng sông Hồng có thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành quan trọng, là vùng trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của đất nước. Theo GSO (2013), số liệu năm 2012, dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng 20.260.700 người, tổng vốn khu vực nhà nước toàn vùng là 127.481.9 tỷ đồng, chiếm 29,36% của cả nước, tổng vốn đầu tư ngoài khu vực Nhà nước (trừ FDI) chiếm 226.520.3 tỷ đồng, chiếm 31,33% của cả nước; Tổng thu NSNN trong toàn vùng đạt 265.870,9 tỷ đồng, chiếm 33,25% của cả nước; Tổng thu NSNN được hỗ trợ từ TW 14.380,8 tỷ đồng, chiếm 10,23% của cả nước; Tổng chi NSNN trong toàn vùng 137.708,1 tỷ đồng, chiếm 22,14% của cả nước. 2.2.2. Đặc điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu. - 48 - Trung du và miền núi phía Bắc là vùng thưa dân, hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề, là vùng có nhiều dân tộc ít người, là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa. Theo GSO (2013) số liệu năm 2012 vùng Trung du miền núi phía Bắc, dân số bình quân 1,4 triệu người, chiếm 12,84% cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả vùng đạt 8,87% cao hơn mức chung của cả nước (5,03%), vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 8,55% cả nước; Thu NSNN toàn vùng chiếm 11% cả nước; TW hỗ trợ cho toàn vùng 32,8% cả nước; tổng chi NSNN trên địa bàn toàn vùng chiếm 16,5% cả nước. 2.2.3. Đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790 km2 chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng: (1) Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam; (2) Duyên hải miền Trung với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với Đông Nam Bộ. Theo GSO (2013), số liệu năm 2012 của vùng: Tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước là 19,6% so với cả nước; Tổng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 17,4% cả nước; Thu NSNN trên địa bàn chiếm 17,9% cả nước; TW hỗ trợ cho toàn vùng chiếm 27,6% cả nước, với mức này hỗ trợ bình quân tỉnh năm 2012 2.700 tỷ đồng; Chi NSNN trên địa bàn chiếm 23,3% của cả nước, trong đó địa phương chi nhiều nhất là Nghệ An (27.000 tỷ đồng, chiếm 20% của toàn vùng); Chi cho đầu tư phát triển toàn vùng chiếm 22% cả nước. 2.2.4. Đặc điểm vùng Tây Nguyên Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng: Bắc Tây Nguyên (với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai); Trung Tây Nguyên (các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) và Nam Tây - 49 - Nguyên (tỉnh Lâm Đồng). Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, là vùng có thế mạnh về khoáng sản. Theo GSO (2013), số liệu các chỉ tiêu năm 2012: Vốn đầu tư khu vực nhà nước toàn vùng chiếm 4,2% cả nước, bình quân tỉnh nhận được 3.700 tỷ đồng; Về Tổng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 3,8% cả nước; Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu chiếm 1,72% cả nước; Thu NSNN trên địa bàn chiếm 3% cả nước; Tổng chi NSNN trên địa bàn toàn vùng chiếm 6,6% cả nước; Tổng TW hỗ trợ cho toàn vùng chiếm 9,6% cả nước, bình quân tỉnh nhận 2.600 tỷ đồng. 2.2.5. Đặc điểm vùng Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, là khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây-Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này, Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Theo GSO (2013), số liệu chi tiết một số chỉ tiêu: Tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm 20,19% cả nước; Tổng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 24,58% cả nước; Thu NSNN chiếm 25,4% cả nước, bình quân địa phương thu được trên 40.000 tỷ đồng, cao nhất nước về bình quân theo địa phương; Vùng Đông Nam Bộ nhận hỗ trợ từ TW thấp nhất cả nước (2,8% cả nước); Tổng chi cho đầu tư phát triển chiếm 23,1% cả nước. 2.2.6. Đặc điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu km2, có đường biên giới với Campuchia khoảng - 50 - 330km, đường bờ biển dài trên 700 km và khoảng 360.000 km2 vùng biển thuộc chủ quyền, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước. Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và du lịch. Theo GSO (2013), số liệu năm 2012, Tổng đầu tư nhà nước tại vùng chiếm 12,7% cả nước; Đầu tư ngoài nhà nước chiếm 14,2% cả nước; Tổng giá trị xuất khẩu của vùng chiếm 8,16% cả nước; Tổng thu NSNN trên địa bàn chiếm 9,5% cả nước; TW hỗ trợ đối với vùng chiếm 17% cả nước; Tổng chi cho đầu tư phát triển toàn vùng chiếm 10,9% cả nước. 2.3. Thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam 2.3.1. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI ở các vùng của Việt Nam Bảng 2.1 FDI ở các vùng của Việt Nam (tính đến 20/09/2013) TT 1 2 3 4 5 6 7 Địa phương Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Dầu khí Tổng số Số dự án Vốn đầu tư đăng ký Triệu USD 4.333 54.300,99 412 6.433,37 914 48.307,94 Tỷ trọng Vốn điều lệ (triệu USD) 24,35 16.823,73 2,88 Bình quân dự án (triệu USD) 12,53 2.451,94 15,61 21,66 14.504,82 52,85 140 816,75 0,37 345,21 8.647 99.353,88 44,55 35.386,40 802 11.058,66 4,96 4.976,88 50 2.768,69 1,24 2.401,69 15.298 223.040,29 100,00 76.890,68 5,83 11,49 13,79 55,37 14,58 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 FDI ở Việt Nam tính đến 20/09/2013 có 15.298 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 223 tỷ USD, phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Chiếm chủ yếu là vùng Đông - 51 - Nam Bộ, kế đến là Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là vùng Tây Nguyên. Qua số liệu thống kê cho thấy, hấp dẫn dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội) và nguồn vốn này rất hạn chế ở những địa phương có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, môi trường thu hút đầu tư hạn chế (Tây Nguyên). Quy mô bình quân dự án chiếm lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung mà chủ yếu tập trung ở năm 2008, với các dự án lớn nhất nước đều tập trung ở vùng này (xem phụ lục 2.8). FDI tính bình quân tỉnh (thành phố), cho thấy vùng Đông Nam bộ đứng đầu với bình quân mỗi tỉnh thành thu hút được 16,5 tỷ USD và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với FDI bình quân tỉnh chỉ đạt 163,35 triệu USD. Với những số liệu trên cho thấy sự chênh lệch FDI giữa các vùng ở Việt Nam khá lớn, địa phương cao nhất có sự chênh lệch FDI gấp hơn 100 lần so với địa phương thấp nhất. Điều đó thể hiện rõ thêm sự chênh lệch của dòng chảy FDI vào Việt Nam theo đặc tính vùng miền. Đồng bằng sông Cửu Long Dầu khí Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Đông Nam Bộ Tây Nguyên Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Hình 2.1 FDI các vùng Việt Nam theo vốn đăng ký (tính đến 20/09/2013) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 So sánh chi tiết các địa phương ở Việt Nam theo vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh chiếm cao nhất (15,01% trên cả nước). Kế đến là Bà Rịa Vũng Tàu (11,81% - 52 - cả nước), thứ ba là thành phố Hà Nội với 9,86% trên cả nước. Các địa phương có FDI hạn chế là các tỉnh vùng Tây Nguyên (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang). Từ thực tế đó, cho thấy sự mất cân đối rất lớn giữa các địa phương trong việc hấp dẫn dòng FDI, điều này cần được quan tâm để thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch trong việc thúc đẩy FDI ở các địa phương (xem phụ lục 2.3). FDI tính riêng biệt cho từng vùng, cho thấy ở vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội chiếm chủ lực về nguồn FDI (chiếm 40,5% toàn vùng), thấp nhất là Ninh Bình (1,81% toàn vùng); vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên chiếm cao nhất trong vùng (với 35,8%) và thấp nhất là tỉnh Điện Biên; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Hà Tĩnh chiếm nguồn FDI cao nhất vùng với 20,9%, thấp nhất là Quảng Bình; Vùng Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng chiếm FDI lớn nhất toàn vùng (với 66,9%), thấp nhất là tỉnh Đắc Nông; Vùng Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh chiếm chủ lực nguồn FDI toàn vùng (33,7% toàn vùng) và thấp nhất là tỉnh Bình Phước (0,75% toàn vùng); Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Long An chiếm nguồn FDI chủ lực toàn vùng (với 33,4%) và thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng (0,2%). Thực tế FDI ở các vùng cho thấy, những địa phương có thế mạnh khi so sánh nội bộ vùng là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Long An, ngược lại các địa phương hạn chế trong thu hút FDI: Ninh Bình, Điện Biên, Quảng Bình, Đắc Nông, Bình Phước và Sóc Trăng. Giai đoạn tính từ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996) đến khi có Luật Đầu tư (năm 2005), cho thấy vùng Đông Nam Bộ chiếm chủ lực (53,03% so với tổng thể của cả nước), kế đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (29,63% cả nước), đứng thứ ba là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (10,17% cả nước) và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc ( 2,13% cả nước) (xem phụ lục 2.7). Giai đoạn 2006 đến nay khi Luật Đầu tư mới có hiệu lực, không phân biệt đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, đây là bước ngoặc quan trong cho thấy sự bình đẳng của tất cả các nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, nguồn FDI cũng có những đột phá nhất định (xem bảng 2.2). - 53 - Bảng 2.2 FDI ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 Chia ra các vùng stt Đơn vị tính Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng (triệu 1996- USD) 36.068,33 10.685,52 2005 (%) 100,00 29,63 2006 (triệu USD) (%) 2007 2008 (triệu USD) (%) (triệu USD) (%) 2009 2010 (triệu USD) (%) (triệu USD) (%) 2011 (triệu USD) (%) 2012 (triệu USD) (%) Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 766,76 3.667,47 941,70 19.128,13 878,73 2,13 10,17 2,61 53,03 2,44 11.872,20 3.312,90 265,30 1.593,20 16,80 6.346,20 337,80 100,00 27,90 2,23 13,42 0,14 53,45 2,85 21.166,50 6.685,80 408,30 3.864,40 142,60 8.322,50 1.742,90 100,00 31,59 1,93 18,26 0,67 39,32 8,23 63.995,30 5.336,30 150,50 21.515,90 3.818,60 100,00 8,34 0,34 51,50 21.086,40 1.093,00 92,40 6.553,20 100,00 5,18 0,44 31,08 0,24 62,54 0,52 19.886,10 3.830,50 644,30 7.246,70 94,50 6.248,60 1.821,50 100,00 19,26 3,24 36,44 0,48 31,42 9,16 15.531,10 6.030,90 496,20 1.372,30 12,40 6.581,50 1.037,80 100,00 38,83 3,19 8,84 0,08 42,38 6,68 16.191,00 5.053,30 1.330,50 3.048,70 90,60 6.063,80 604,10 100,00 31,21 8,22 18,83 0,56 37,45 3,73 217,00 32.957,00 0,24 33,62 5,97 50,60 13.187,90 109,30 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Năm 2006, tổng thể các vùng thu hút được 11 tỷ USD, trong đó chiếm chủ lực vẫn là vùng Đông Nam Bộ với 53,4% so với cả nước và chiếm thấp nhất là vùng Tây Nguyên (0,14% cả nước). Năm 2008, là năm có số vốn FDI đăng ký lớn nhất từ trước đến nay với gần 64 tỷ USD, chiếm gần gấp đôi của cả giai đoạn 1996 – 2005 và so với năm 2007, tăng 202%, đây cũng là năm Việt Nam sau gia nhập WTO, có - 54 - những tác động tích cực đến thu hút FDI. Trong năm này, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm lớn nhất (51,5% cả nước), đây là vùng phi truyền thống trong thu hút FDI, lý do là bốn dự án FDI lớn nhất nước năm 2008 với tổng vốn 28,1 tỷ USD đều tập trung ở vùng này (xem phụ lục 2.8). Đông Nam Bộ đứng thứ nhì (33,62% cả nước) và thấp nhất vẫn là vùng Tây Nguyên với 0,24% cả nước. Những năm 2009, 2011, 2012, vùng Đông Nam Bộ trở về vị trí số 1 trong cả nước về thu hút FDI với tỷ lệ lần lượt là 62,5%; 42,38% và 37,45% so với cả nước. Năm 2012, cả nước thu hút được 16 tỷ USD chiếm tương đương năm 2011. Từ những phân tích, đánh giá về FDI ở địa phương, vùng cũng như tổng vùng, cho thấy dòng FDI không đồng đều ở các vùng, giữa các địa phương trong nội bộ vùng. Dòng chảy FDI không thay đổi nhiều trước và sau khi Luật đầu tư mới ra đời (2005), các địa phương (vùng) truyền thống vẫn chiếm chủ lực trong hấp dẫn dòng FDI (trừ năm 2008), sự chênh lệch về thu hút FDI ở các vùng và địa phương chưa có những chuyển biến tích cực. 2.3.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam Tăng trưởng kinh tế ở các vùng Việt Nam cho thấy có sự chênh lệch nhất định. Năm 1996 cao nhất 18,22% ở vùng Tây Nguyên và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (7,7%). Xét về đóng góp GDP trên cả nước, vùng Đông Nam Bộ đóng góp lớn nhất (31% cả nước). Những năm tiếp theo, từ năm 1997-2005, tốc độ tăng tưởng cao nhất chủ yếu thuộc về vùng Đông Nam Bộ, điều đó cho thấy sự năng động cũng như đầu tàu của vùng này đối với tăng trưởng kinh tế của tổng thể quốc gia (xem phụ lục 2.9). Giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thuộc về các vùng phi truyền thống, cho thấy sự bứt phá của các vùng vốn trước đây (1996-2005) có tốc độ tăng trưởng thấp, nay có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vùng Đông Nam Bộ trước đây có tốc độ tăng trưởng cao, nay giai đoạn 1996-2012 có tốc độ tăng trưởng thấp khi so sánh với các vùng, nhưng vẫn cao hơn bình quân chung của cả nước và đóng góp vào GDP vẫn cao nhất so với các vùng miền (xem bảng 2.3). - 55 - Bảng 2.3 Tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 Chia ra các vùng Năm Chỉ tiêu Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp 8.23 100 8.46 100 6.31 100 12.71 22.55 13.48 23.31 12.18 23.55 9.31 6.59 12.14 6.63 11.19 6.72 11.06 13.97 11.53 13.87 12.38 13.88 12.43 3.17 13.38 3.54 12.02 3.59 8.42 37.94 7.87 36.53 9.17 36.2 11.97 15.78 13.30 16.12 12.31 16.06 2009 % TTKT % đóng góp 5.32 100 8.52 24.26 8.75 6.9 10.66 14.47 12.64 3.69 7.86 34.44 9.81 16.24 2010 % TTKT % đóng góp 6.78 100 12.28 24.33 12.70 7.12 13.42 14.64 12.45 3.74 10.86 34.18 11.82 16 % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp 5.89 100 5.03 100 11.81 24.08 8.03 24.01 9.37 7.01 8.87 6.8 10.20 14.59 8.88 14.75 11.48 4.09 11.12 4.26 9.68 33.86 9.46 34.06 10.78 16.37 10.35 16.12 2006 2007 2008 2011 2012 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố GDP bình quân cũng được quan tâm. Giai đoạn 1995-2012, GDP bình quân có chiều hướng tăng dần đều của các vùng, trong đó vùng Đông Nam Bộ vẫn là cao nhất. Năm 1995, GDP bình quân thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (1,62 triệu đồng) cao nhất Đông Nam Bộ đạt 6,73 triệu đồng (xem phụ lục 2.10). Năm 2012, GDP cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (76,13 triệu đồng), so với năm 1996 tăng hơn 1.000 %, so với năm 2011 tăng 13,7%. GDP thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 20,25 triệu (xem bảng 2.4). - 56 - Bảng 2.4 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 (triệu đồng) Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc rung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 12,46 15,00 19,52 22,02 26,60 33,48 38,25 12,15 15,31 20,10 23,42 28,41 35,38 40,29 6,27 7,61 10,16 11,80 14,73 18,26 20,25 7,77 9,36 12,27 14,54 17,87 22,51 26,13 6,78 9,03 11,85 13,62 16,61 22,78 26,87 30,72 34,79 43,96 46,11 54,34 66,95 76,13 9,67 11,94 15,57 17,89 21,44 27,44 31,47 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 GDP bình quân giữa các vùng tương đối đồng dạng với nhau và xu hướng khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn. Vùng Đông Nam Bộ chênh lệch với vùng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc năm 1995 là 5,1 triệu đồng thì đến năm 2012 mức chênh lệch lên đến 55,8 triệu đồng, điều đó cho thấy khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng có sự vênh nhau lớn và ngày càng nghiêm trọng hơn (xem bảng 2.4 và hình 2.2). GDP bình quân (triệu đồng) 80 70 60 50 40 30 20 10 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 0 Năm Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Hình 2.2 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Đồng bằng sông Cửu Long - 57 - GDP bình quân ở các vùng miền Việt Nam thể hiện tính phân kỳ cao trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở một số vùng miền có điều kiện phát triển mang tính đột phát trong tăng trưởng GDP, nhưng một số địa phương còn khó khăn trong phát triển kinh tế. Chi tiết các địa phương ở các vùng cho thấy ở vùng Đông Nam Bộ với vai trò tiên phong của TP Hồ Chí Minh trong tăng trưởng GDP. Cụ thể GDP bình quân TP Hồ Chí Minh luôn cao hơn bình quân của cả vùng: năm 2012 GDP thành phố đạt 85,7 triệu đồng, khi đó vùng Đông Nam Bộ đạt 76,13 triệu đồng và bình quân cả nước năm 2012 đạt 38,25 triệu đồng. Tương tự ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội thể hiện tăng trưởng kinh tế qua GDP bình quân vượt trội so với vùng cũng như cả nước: 47 triệu đồng (năm 2012). Năm 2012 là năm có nhiều khó khăn trong tăng trưởng kinh tế của tình hình thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, tốc độ tăng trưởng kinh tế các vùng miền ở nước ta vẫn đạt khá, thể hiện sự quyết tâm của các địa phương trong tăng trưởng kinh tế. 30 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 25 20 15 10 5 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2012 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế các địa phương, vùng và tổng thể vùng cho thấy có sự không đồng đều, đặc biệt GDP về số tuyệt đối chênh lệch rất lớn. Kết quả cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, vùng đều cao hơn cả - 58 - nước, điều đó được lý giải một phần do điều kiện hoàn thiện số liệu khi tính toán cũng như tính trùng lắp khi xét góc độ địa phương chưa được quan tâm. 2.3.3. Dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam Giai đoạn 1996-2005, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng FDI rất đa dạng, trong đó tăng trưởng FDI biến thiên rất lớn (xem phụ lục 2.11). Giai đoạn 2006-2012 mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế giữa các vùng cũng đa dạng với các chiều hướng: tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch và không liên quan (bảng 2.5). Bảng 2.5 Tăng trưởng kinh tế và FDI các vùng Việt Nam giai đoạn 2006-2012 (ĐVT: %) Chia ra các vùng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long FDI 74,83 8,23 34,88 12,71 703,94 9,31 303,34 11,06 -51,72 12,43 70,45 8,42 127,02 11,97 78,29 8,46 101,81 13,48 53,90 12,14 142,56 11,53 748,81 13,38 31,14 7,87 415,96 13,30 FDI 202,34 6,31 -67,05 -20,18 11,18 -79,51 -46,85 11,19 -57,42 572,84 12,38 -80,12 5,54 12,02 -66,38 158,53 9,17 -38,71 119,09 12,31 -97,14 TTKT 5,32 8,52 8,75 10,66 12,64 7,86 9,81 FDI -5,69 6,78 250,45 12,30 597,29 12,70 10,58 13,42 86,76 12,45 -52,62 10,86 1.566,51 11,82 -21,90 5,89 57,44 11,81 -22,99 9,37 -81,06 10,20 -86,88 11,48 5,33 9,68 -43,02 10,78 4,25 5,03 -16,20 8,03 168,14 8,87 122,16 8,88 630,65 11,12 -7,87 9,46 -41,79 10,35 TTKT FDI TTKT FDI TTKT TTKT FDI TTKT FDI TTKT Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Năm 2006 Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất (12,71%) và tăng trưởng FDI cũng đạt cao (34,88%), thể hiện mối quan hệ dương, mạnh giữa FDI và tăng trưởng. Với trường hợp vùng Tây Nguyên tăng trưởng kinh tế đạt cao - 59 - (12,43%) nhưng tăng trưởng FDI âm 51%, cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vùng này. Nổi bậc là năm 2008, vùng phi truyền thống trong tăng trưởng kinh tế và hấp dẫn FDI là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tăng FDI đạt 272% so với năm 2007 và tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất so với các vùng (12,38%). Tuy nhiên, đến năm 2009, tất cả các vùng đều không thể duy trì tính hấp dẫn FDI như năm 2008, cụ thể tất cả các vùng đều có tăng trưởng FDI âm so với năm 2008, còn tăng trưởng kinh tế duy trì mức tương đương năm 2008. Năm 2012, cho thấy mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có nhiều chiều hướng khác nhau, tăng trưởng kinh tế và FDI đạt cao nhất là vùng Tây Nguyên, thể hiện mối tương quan mạnh của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì so với các vùng (10,35%) nhưng tốc độ FDI giảm 41,79% so với năm 2011, cho thấy mối tương quan nghịch nhau giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Các vùng khác có mối tương quan tương đối chặt chẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là Trung du-miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. So sánh với tổng thể các vùng cho thấy năm 2012, tốc độ tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng (%) là phù hợp nhau (4,25%-5,03%). 140 120 100 80 60 40 20 0 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tăng trưởng FDI Hình 2.4 FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996-2005 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 - 60 - Xét giai đoạn 1996-2005 (xem hình 2.4) cho thấy sự phù hợp cao nhất giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là thuộc về vùng Đông Nam Bộ và vùng có độ vênh cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng có sự phù hợp tương đối giữa FDI và tăng tưởng kinh tế là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Giai đoạn 2006-2012 (hình 2.5), cho thấy vùng có tăng trưởng FDI và kinh tế tiệm cận nhau vẫn là vùng Đông Nam Bộ (tăng trưởng kinh tế đạt 9%, tăng FDI đạt 23%), điều đó cho thấy sự ổn định của vùng Đông Nam Bộ trong tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn FDI, thể hiện tính bền vững của vùng đặt trong so sánh với tổng thể Việt Nam. Những vùng có sự chênh lệch lớn: Đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó, cho thấy khi Luật đầu tư chung ra đời, các địa phương có thế mạnh về thu hút dòng vốn FDI, cũng như có thế mạnh về tăng trưởng kinh tế, thì mức độ phù hợp nhau giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI càng lớn. Ngược lại, những vùng khó khăn trong hấp dẫn FDI cũng như tăng trưởng kinh tế thì độ chênh lệch giữa FDI và tăng trưởng càng lớn, từ đó có thể nhận định dòng vốn FDI tác động tương hỗ Tăng trưởng (%) dương với tăng trưởng kinh tế. 350 300 250 200 150 100 50 0 Đồng bằng Trung du và Bắc Trung Tây Nguyên sông Hồng miền núi phía Bộ và Duyên hải miền Bắc Trung Tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tăng trưởng FDI Hình 2.5 Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế các vùng Việt Nam giai đoạn 2006-2012 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Tỷ trọng FDI đối với GDP cho thấy giai đoạn 1995-2005, FDI so với GDP cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 17,51%, vùng có tỷ trọng FDI/GDP thấp nhất là Trung - 61 - du và miền núi phía Bắc (0,04%). Trong khi đó xem xét chung của cả nước FDI/GDP giai đoạn 1995-2005 là 11,11%, một tỷ lệ đáng kể về dòng vốn FDI trên GDP (xem bảng 2.6). Bảng 2.6 Tỷ trọng FDI trong GDP các vùng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012 (ĐVT: %) Chia ra các vùng Năm Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc rung Bộ và Duyên hải miền rung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 1995-2005 11,11 14,59 0,04 7,89 8,00 17,51 1,52 2006-2012 19,96 16,36 0,01 46,03 1,75 23,54 7,07 1995-2012 17,70 15,93 0,02 36,16 3,10 21,98 5,56 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Giai đoạn 2006-2012, mức độ biến thiên của FDI trên GDP khá lớn, nhất là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, sự chênh lệch đột biến của FDI/GDP ở vùng này do năm 2008 tổng vốn của 4 dự án lớn nhất nước thuộc vùng này. FDI/GDP (%) 50 40 30 20 10 0 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1995-2005 Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2006-2012 Hình 2.6 FDI/GDP ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Xem xét hợp nhất 2 giai đoạn cho thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc có sự phù hợp nhau về tỷ lệ FDI/GDP, thể hiện sự thu hút FDI so - 62 - với GDP không chênh lệch lớn so với thời điểm trước và sau khi Luật đầu tư ra đời (năm 2005). Trong khi vùng Tây Nguyên, sau khi Luật đầu tư chung ra đời đã không tác động đến FDI ở vùng này, thể hiện bằng tỷ lệ FDI/GDP thấp hơn giai đoạn 1995-2005. Các vùng có FDI/GDP cao hơn ở giai đoạn sau khi Luật đầu tư ra đời là Đông Nam Bộ (cao hơn 6%), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (cao hơn 5,5%), nổi bậc là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tỷ lệ FDI/GDP giai đoạn 2006-2012 cao hơn giai đoạn 1995-2005 là 38,14%. Tóm lại, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế các vùng ở Việt Nam được nghiên cứu ở hai khía cạnh chủ yếu: (1) so sánh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng FDI, cho thấy mức độ hài hòa thể hiện ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, chênh lệch đáng kể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (2) so sánh tỷ lệ FDI/GDP ở các vùng, kết quả cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, tỷ lệ FDI/GDP đạt thấp ở vùng Trung du và miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. 2.4. Đóng góp của dòng vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam Đóng góp của các dự án FDI đối với nền kinh tế nước nhận đầu tư được nhiều nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm (trình bày ở chương 1). Tuy nhiên, đối với từng quốc gia cụ thể, sự đóng góp của FDI thể hiện khác nhau trên các lĩnh vực. Việt Nam là nước đang phát triển, với xuất phát điểm kinh tế thấp, các dự án đã có những đóng góp thiết thực vào kinh tế nước nhà trên các lĩnh vực chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung vốn cho xã hội, góp phần vào xuất khẩu, đóng góp vào ngành công nghiệp hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, đóng góp vào nguồn thu NSNN, tạo việc làm và góp phần mở rộng hội nhập quốc tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013). (i) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế FDI đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (58,4% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp-xây - 63 - dựng của khu vực FDI đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Khu vực FDI tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, điển hình trên các lĩnh vực viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng. Về nông nghiệp, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng. Lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần phát triển theo hướng chất lượng và chuyên nghiệp hệ thống khách sạn, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, thị trường bán lẻ và thị trường tài chính. (ii) Bổ sung tổng vốn đầu tư xã hội Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đầu tư vào Việt Nam đáng kể thời gian qua. Cụ thể, giai đoạn 1991-2000, chiếm khoảng 20,67 tỷ USD (24,32% vốn đầu tư toàn xã hội). Giai đoạn 2001-2011, đạt 68,47 tỷ USD (chiếm 22,75% vốn đầu tư toàn xã hội). Đây thật sự là nguồn vốn cần thiết và quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, khi trong nước có những hạn chế về vốn đầu tư. (iii) Góp phần vào xuất khẩu Các doanh nghiệp FDI đã có những đóp góp đáng kể về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Trước năm 2001, xuất khẩu của FDI chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu vượt qua khu vực trong nước và trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng có những chuyển hướng tích cực đối với kinh tế Việt Nam (chuyển từ những mặt hàng hàm lượng gia tăng thấp sang những mặt hàng có lợi thế và hàm lượng gia tăng cao) nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. (iv) Đóng góp vào ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn hạn chế, với sự có mặt của các dự án FDI đã góp phần quan trọng thúc đẩy lĩnh vực này phát triển và các doanh nghiệp FDI đã thể hiện sự nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước, nhất là về chất lượng và tính cấp thiết cho nền kinh tế. Đến năm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI - 64 - đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, (13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp). Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện, điện tử với số vốn trên 10 tỷ USD, cơ khí trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên 5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất trên 1,9 tỷ USD và ngành da giày thu hút được 305,6 triệu USD. Bảng 2.7 FDI ở các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam (đến 31.12.2012) Ngành công nghiệp hỗ trợ Vốn đầu tư (triệu USD) Số lượng doanh nghiệp Cơ khí Điện – điện tử Hóa chất Dệt may Da giày 5.239 10.160 1.950 5.149 305 595 445 225 307 59 Tổng 22.805 1.631 Tỷ trọng trong FDI toàn ngành 20,8% 13,2% Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013. (v) Chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI, chiếm 63,6%. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất. Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. - 65 - (vi) Nâng cao năng lực cạnh tranh Các doanh nghiệp FDI với nhiều sản phẩm xuất khẩu đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường, kể cả thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy năng lực cạnh tranh của khu vực FDI cao hơn so với khu vực trong nước. Đồng thời, khu vực FDI đã và đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung thông qua tác động lan tỏa gián tiếp. Dự án Samsung Việt Nam với quy mô tầm cỡ thế giới là một điển hình. (vii) Nâng cao năng lực quản lý kinh tế Thực tiễn hoạt động của lĩnh vực FDI góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập. Ngoài ra, tác động lan tỏa về năng lực quản lý đến các thành phần kinh tế khác rất lớn, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành. (viii) Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Với hoạt động của 15.298 dự án FDI, lĩnh vực này đã đóng góp vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD giai đoạn 1994-2000 lên 14,2 tỷ USD giai đoạn 20012010. Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% NSNN. Trong khi hoạt động kinh tế Nhà nước, tư nhân khó khăn, thì tình hình hoạt động của FDI ổn định và cạnh tranh hơn, góp phần quan trọng vào NSNN. (ix)Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần thay đổi cơ cấu lao động Với số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, các dự án FDI tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyên nghiệp, thực hiện hiệu quả trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài từ lao động chuyên môn nghiệp - 66 - vụ đến lực lượng lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, tính lan tỏa trong lực lượng lao động toàn xã hội cũng diễn ra mạnh mẽ. (x) Góp phần mở rộng hội nhập quốc tế Với sự có mặt của trên 100 quốc gia/vùng lãnh thổ của các dự án FDI tại Việt Nam, đã góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới (ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và nhiều nước, sắp tới là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương_TPP). Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đáng kể của dòng vốn FDI đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, một số dự án FDI cũng mang đến những tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội nước ta, thể hiện trên các mặt: ô nhiễm môi trường, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, chuyển giá để gian lận thuế, hoạt động kinh doanh với mục đích rửa tiền, lợi dụng giá nhân công thấp để cạnh tranh, đưa các công nghệ lạc hậu vào nước ta, lợi dụng các chính sách thu hút đầu tư của các địa phương, số lượng lớn người nước ngoài vào Việt Nam cũng có nguy cơ mất an ninh trật tự, truyền bá các xu hướng kinh doanh không lành mạnh,... . Đó cũng là những thách thức đối với nước ta (cũng như đối với nước nhận đầu tư nói chung) trong chọn lọc các dự án FDI để đáp ứng tiêu chí của nước nhận đầu tư, đảm bảo lợi ích chiến lược lâu dài phải lớn hơn những chi phí khắc phục từ những bất cập tồn tại từ các dự án FDI. 2.5. Đánh giá lợi thế so sánh của các vùng ở Việt Nam Lợi thế so sánh giữa các vùng ở Việt Nam được thể hiện qua nhiều nhân tố: (i) Vốn đầu tư Nhà nước giai đoạn 1995-2012, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm cao nhất 27,01% của cả nước tương ứng 808 ngàn tỷ đồng. Bình quân các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nhận được 67.362 tỷ đồng, tỷ lệ bình quân nhận được của tỉnh so với cả nước đạt 2,25% và thấp nhất thuộc vùng Tây Nguyên chiếm 4,8% vốn đầu tư cả nước, bình quân tỉnh nhận được 28.848 tỷ đồng (0,96% cả nước). - 67 - Bảng 2.8 Lợi thế so sánh ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012 Chia ra các vùng Bắc Trung Bộ Tây và Duyên Nguyên hải miền Trung Đồng bằng sông Cửu Long S t t Chỉ tiêu Đơn vị tính so sánh Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc 1 Vốn đầu tư của Nhà nước 808.346 359.268 654.286 144.239 27,01 12,00 21,86 4,82 21,33 12,98 2 Xuất khẩu 146.117 10.896 31.853 13.573 455.389 62.783 20,28 1,51 4,42 1,88 63,19 8,71 283.837 21.907 35.200 1.351 363.459 23.519 38,92 3,00 4,83 0,19 49,84 3,23 1.384.393 157.530 480.825 87.723 31,06 3,53 10,79 1,97 136.212 292.025 278.714 81.442 13,97 29,95 28,59 8,35 733.971 519.620 769.126 193.864 21,90 15,50 22,95 5,78 255.739 106.708 216.985 50.454 Tỷ đồng % Triệu USD % Đông Nam Bộ 638.581 388.483 3 Nhập khẩu Triệu USD 4 Thu NS (20002012) Tỷ VNĐ 5 Hỗ trợ của TW Tỷ đồng 6 Chi NS 7 Chi đầu tư phát triển Tỷ VNĐ % 26,99 11,26 22,90 5,32 22,06 11,47 8 Lao động % 23,51 13,74 22,44 5,47 13,99 20,85 % % % Tỷ VNĐ % 2.078.200 268.895 46,62 6,03 40.403 146.164 4,14 14,99 643.365 491.392 19,20 14,66 209.067 108.691 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 (ii) Xuất khẩu giai đoạn 1995-2012, cho thấy vùng Đông Nam Bộ chiếm chủ lực của cả nước (63,19% cả nước), kế đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (20,28%) và thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc (1,5% cả nước) và Tây Nguyên (1,88% cả nước). Điều đó cho thấy Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có những lợi thế trong xuất khẩu của giai đoạn 1995-2012. (iii) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2000-2012 ở các vùng cho thấy, vùng Đông Nam Bộ chiếm 46,62% của cả nước, kế đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (31,06%) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (1,97% cả nước, với 5 tỉnh thành). - 68 - (iv) Chi hỗ trợ của TW, cho thấy vùng Trung du miền núi phía Bắc nhận hỗ trợ lớn nhất của cả nước giai đoạn 1995-2012, với 29,95% cả nước, kế đến là vùng Bắc Trụng Bộ và Duyên hải miền Trung (28,59%) và nhận hỗ trợ từ TW thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (4,14%). (v) Chi cho đầu tư phát triển giai đoạn 1995-2012, số liệu cho thấy Đồng bằng sông Hồng chiếm cao nhất cả nước (27% cả nước, mỗi địa phương chi bình quân 2,4% cả nước), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (5,3% cả nước, bình quân mỗi địa phương trong vùng chi 1,06% cả nước). Bên cạnh đó, các yếu tố so sánh vùng được thể hiện qua nhập khẩu, chi ngân sách và lao động đang làm việc tại các vùng (xem bảng 2.8). Từ những phân tích trên cho thấy vùng Đông Nam Bộ chiếm lợi thế rất lớn trên hầu hết các mặt trong tăng trưởng kinh tế, kế đến vùng có lợi thế so sánh lớn là vùng Đồng bằng sông Hồng. Vùng có hạn chế trong so sánh về phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư là vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, với những đặc thù miền đồi núi, những đặc điểm về địa lý và nguồn nhân lực nên đây là vùng có những khó khăn trong mối quan hệ so sánh, lựa chọn vùng ở Việt Nam. Các vùng Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng mức phát triển cũng chưa tương xứng. 2.6. Kết luận FDI và tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt giữa các vùng miền ở Việt Nam. Các đánh giá cho thấy FDI cũng như tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng chiếm chủ yếu, các vùng hạn chế trong thu hút FDI, cũng như tăng trưởng kinh tế tập trung vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Từ những đánh giá, phân tích trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng bằng mô hình kinh tế lượng cụ thể để định vị rõ hơn mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng cũng như những biến kiểm soát liên quan trong mô hình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI được thực hiện ở các chương tiếp theo. - 69 - CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Giới thiệu Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trên cơ sở mô hình lý thuyết Cobb-Douglas và được mở rộng với tập hợp các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế đồng thời nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI. Liên quan đến tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam, đề tài luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả của các biến chính trong mô hình bằng kiểm định Granger, thực hiện ước lượng GMM của Arellano-Bond (1991) và hồi qui PMG của của Pesara, Shin và Smith (1999). Đồng thời liên quan đến việc xác định các yếu tố có ý nghĩa đến FDI, tác giả phân tích và thực hiện hồi quy tác động trong dài hạn và đặc tính năng động trong ngắn hạn trên cơ sở lược khảo từ lý thuyết đến các nghiên cứu thực nghiệm. Ngoài phần giới thiệu 3.1, bố cục của chương 3 gồm phần 3.2 trình bày mô hình kinh tế lượng và phần 3.3 mô tả phương pháp ước lượng. 3.2. Mô hình kinh tế lượng 3.2.1. Mô hình tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế 3.2.1.1. Khung phân tích Căn cứ vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm FDI, khung phân tích được hình thành phục vụ nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Xét điều kiện kinh tế mở, giả định chỉ có hai quốc gia trên thế giới: một là nước công nghiệp (ký hiệu A) và còn lại là nước công nghiệp mới nổi (ký hiệu B) và cả hai đều tuân theo hàm sản xuất Cobb-Douglas: - 70 - Y jt A jt f ( K jt , L jt )e g ( z) (3.1) Với Y, K, L lần lượt là GDP, vốn đầu tư (vốn đầu tư trong nước, ngoài nước) và lao động, j ký hiệu quốc gia (A, B) và t thời gian; g(z) là hàm của các nhân tố khác nhau tác động lên năng suất và biên sản xuất, bao gồm xuất khẩu, nguồn nhân lực, FDI, thể chế và các yếu tố khác. Khi quốc gia A giàu hơn và có tỷ số K/L cao hơn quốc gia B, A có xu hướng đầu tư vào B để tối đa hóa tỷ suất sinh lợi trên vốn khi mà YBt K Bt YAt vẫn còn đúng. K At Trong hoàn cảnh này, cả hai quốc gia đều phải đạt được lợi ích từ nhau khi mà sự dịch chuyển dòng vốn xuyên biên giới xảy ra. Lợi ích của A là tối đa hóa tỷ suất sinh lợi trên vốn và có quyền tiếp cận thị trường của B. Lợi ích của B là có thể tiếp cận công nghệ của A và gia tăng thu nhập bình quân sao cho khoảng cách thu nhập giữa A và B giảm dần theo thời gian. Một giả định khác là cả hai quốc gia đầu tư vào khoa học công nghệ để tạo nên tri thức và cải tiến. Tuy nhiên, bởi vì A có ưu thế vượt trội với cả vốn tài sản và vốn nhân lực, nên có khả năng đổi mới cao hơn và vì vậy sản xuất ở mức sản lượng cao hơn dưới cùng một điều kiện đầu vào so với B. Ưu thế của B là giảm đi chênh lệch công nghệ này bằng cách nhập khẩu công nghệ của A gắn liến với nguồn vốn FDI. Kết quả là, vai trò của FDI có thể được xác lập thông qua hai định đề sau đây: Định đề I: Với cùng điều kiện ổn định về công nghệ của B, FDI có thể cải thiện năng suất của B bởi vì các công ty đầu tư nước ngoài là những người tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ sản xuất do ưu thế về vốn nhân lực, quản trị và cấu trúc tổ chức. Các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua sao chép. Họ cũng có động cơ để trở nên hiệu quả và cạnh tranh hơn bởi vì họ lo ngại sẽ thua sút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tác động dịch chuyển của FDI về năng suất của B có thể được minh họa trong hình 3.1. PFB ký hiệu biên sản xuất của B. Ở điều kiện ổn định khi đầu vào cố định ở X0, - 71 - sản lượng trong nước thực là Yd0 (nếu không có tác động của FDI). Nếu FDI có tác động dương lên năng suất ở điều kiện ổn định hay YB FDI B 0 , sản lượng thực sẽ tăng lên Yf0. Kết quả, tác động dịch chuyển ròng của dòng vốn FDI lên sản xuất của quốc gia B là (Yf0 – Yd0). Y PFA Yft PFB (Yft-Ydt) = đẩy Ydt Yf0 (Yf0-Yd0) = dịch chuyển Yd0 X0 Xt X Hình 3.1 Biên sản xuất của A, B và vai trò của FDI ở B Định đề II: FDI thúc đẩy biên sản xuất trong nước. Nếu FDI không có tác động đẩy, sản lượng tối đa của B không vượt lên hơn PFB. Nếu FDI có tác động đẩy, sản lượng tiềm năng tối đa của B tiệm cận với đường PFA (biên sản xuất của A). Chẳng hạn, nếu tác động dịch chuyển, sản lượng thực có thể dịch chuyển từ Yf0 (ở điều kiện ổn định ban đầu) lên Ydt (ở điều kiện ổn định mới) với hỗn hợp đầu vào mới Xt. Sản lượng tối đa của B ở đầu vào mới sẽ nằm trên PFB hoặc thấp hơn. Nếu FDI có tác động đẩy, sản lượng thực có thể vượt lên hơn PFB, với sản lượng tiềm năng tối đa ở trên PFA. Trong hình 3.1, nếu sản lượng thực mới là YB, nằm giữa hai biên, có nghĩa là biên sản xuất của B đã dịch chuyển từ PFB về phía PFA. Tác động dịch chuyển dương này có thể được biểu đạt bằng YB FDI f (t ) 0 , hàm ý là sản xuất biên của FDI là một hàm gia tăng theo thời gian. Với các định đề I và II, hàm sản xuất của B có thể được viết lại như sau: - 72 - YBt A( FDI , Z1 ) Bt f ( K Bt , LBt )e g (t FDI ,t ,Z2 ) (3.2) FDI là một phần của số nhân tác động ABt cùng với một tập các biến khác Z1, có thể cải thiện được năng suất. Ngoài ra, FDI trong phần mũ của e là một sự thúc đẩy của biên sản xuất cùng với các biến khác Z2, bao gồm cả xu thế t, thể hiện sự tiến bộ của công nghệ so với trường hợp không có FDI hoặc công nghệ nước ngoài, t*FDI thể hiện sự tiến bộ của công nghệ thuộc về FDI. Tác động tổng thể của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở quốc gia B có thể diễn đạt: A( FDI , Z ) g (t FDI ,t ,Z ) 1 e 2 FDI YB FDI g (t FDI , t , Z ) 2 FDI (3.3) Nhóm số hạng đầu ở bên phải của phương trình 3.3 đo lường tác động dịch chuyển, và nhóm số hạng thứ hai là tác động đẩy của FDI lên YB. Nếu cả hai tác động dương và có ý nghĩa thì cả hai định đề đều đúng. Qua khung phân tích, giúp khẳng định dòng vốn FDI trở thành yếu tố trong mô hình tăng trưởng kinh tế, vừa thể hiện tác động đẩy và vừa tác động dịch chuyển đối với tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư, làm cho đường khả năng sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư có thể tiệm cận với đường khả năng sản xuất của nước đi đầu tư. Điều này góp phần thực hiện nghiên cứu thực nhiệm về tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. 3.2.1.2. Mô hình thực nghiệm Từ khung phân tích trên, dựa vào các mô hình nghiên cứu thực nghiệm (Wei K., 2008; Elboiashi, Hosein Ali, 2011; Sajid A., Lan N. P, 2011; Chien et al., 2012; …), nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI và các nhân tố khác lên tăng trưởng kinh tế vùng Việt Nam dạng mô hình động như sau: Yit 0 1Yit 1 2 X it 3CONTROLit eit (3.4) - 73 - Trong đó:  i là các tỉnh/thành phố: 43 tỉnh/thành Việt Nam được chọn lọc từ 63 tỉnh thành cả nước vì một số địa phương dữ liệu không thu thập đầy đủ ở một số biến. Dữ liệu của 43 tỉnh thành được thu thập tạo ra dữ liệu bảng cân bằng, giúp cho ước lượng không chệch;  t là thời gian, giai đoạn 1997-2012;  Y: Tăng trưởng kinh tế, được dẫn xuất bằng GDP bình quân giá thực tế theo đầu người của tỉnh/thành. Sai phân bậc 1 của Y xấp xỉ bằng tỷ lệ tăng trưởng. Với phương trình (3.4), chuyển biến Yit-1 sang vế trái ta có được sai phân bậc 1 của Y. GDP bình quân dùng để so sánh mức độ phát triển giữa các tỉnh với nhau, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu thường được sử dụng để phản ánh tiêu chuẩn cuộc sống. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế đều sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân như là dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế (Adeolu, 2007; Wu Jyun-Yi và Hsu Chih-Chiang, 2008; Wei K., 2008; Kevin Williams, 2010; Elboiashi Hosein Ali, 2011).  Xit: Tập hợp các biến trong mô hình Cobb-Douglas, gồm: FDI, đầu tư tư nhân và nguồn nhân lực. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của: dòng vốn FDI (Sajid và Nguyen, 2010; Kevin Williams, 2010; Chien et al., 2012); Đầu tư tư nhân (Manh Vu Le, Terukazu Suruga, 2005; Nicholas Apergis et al., 2008) và Nguồn nhân lực (Aleksynska et al., 2003; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2010; Elboiashi Hosein Ali, 2011; Mahnaz Rabiei và Zohreh Ghavam Masoudi, 2012).  CONTROLit: Tập hợp các biến kiểm soát: (i) Các biến tài khóa (thu thuế, chi đầu tư và chi thường xuyên): Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, các yếu tố của chính sách tài khóa như thuế, chi tiêu công đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế dài hạn; nó là một trong - 74 - các công cụ quyền lực nhất mà chính phủ sử dụng để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ cho tăng trưởng và điều chỉnh thất bại thị trường (Lopez et al., 2010). Lucas (1988), Barro (1990) và Rebelo (1991) là những nhà kinh tế tiên phong đóng góp đến sự phát triển lý thuyết trong lĩnh vực này. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã mở rộng xem xét đánh thuế, chi tiêu công, phân cấp tài khóa và tăng trưởng trong các điều kiện khác nhau để kiểm tra tác động của các biến tài khóa lên tăng trưởng kinh tế (Stokey & Rebelo, 1995; Mendoza et al., 1997; Kneller et al., 1998; Jin & Zou, 2005; DiPeitro et al., 2011). Thu thuế Với lập luận rằng, trong chừng mực nhất định, chính sách thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, thu thuế cũng có thể gây kìm hãm tăng trưởng. Thuế suất càng cao thì nền kinh tế càng bị bóp méo (Barro, 1990; Zhang và Zou, 1998; Jin và Zou, 2005). Hơn nữa, theo lý thuyết đánh thuế làm thay đổi hành vi thị trường và tạo ra tổn thất xã hội, cũng như để đánh giá sự bóp méo của thuế trong tăng trưởng kinh tế và kiểm tra tính nhất quán của mô hình. Hongxu Wei (2010) nghiên cứu FDI và phát triển kinh tế ở Trung Quốc và Đông Á đã sử dụng nhân tố thuế để đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và cho thấy thuế tác động nghịch chiều với tăng trưởng. Đầu tư công Nguồn lực đầu tư của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện vai trò quan trọng, định hướng cho các nguồn lực đầu tư khác, nhất là các lĩnh vực hiệu quả kinh tế không cao và mang tính xã hội. Đó cũng là lý do mà đầu tư công có thể không thúc đẩy tăng trưởng tích cực mà đôi khi là ngược chiều với tăng trưởng, nhất là các nước đang phát triển. Durham (2004) lập luận rằng khi đầu tư công được tài trợ bởi tăng thuế, nó có thể tiếp tục làm tăng biến dạng ở các nước, tăng chi phí đầu vào và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng có thể là tiêu cực. Đầu tư công có thể có tác động dương đến tăng - 75 - trưởng sản lượng nếu nó được hướng tới các hoạt động như cải thiện cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn con người. Blankenau và Simpson (2004) lập luận rằng chính phủ đóng một vai trò thiết yếu trong sự tích lũy vốn con người bằng cách cung cấp kinh phí cho các trường lớp chính quy. Chi phí giáo dục công trực tiếp ảnh hưởng đến tích lũy vốn con người và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Khi đó, sự gia tăng chi tiêu đầu tư công dự kiến sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, các tác giả cho thấy chi tiêu công tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010; Chien et al., 2012); Tác động nghịch chiều đến tăng trưởng (Elboiashi Hosein Ali, 2011) và chi tiêu công không có ý nghĩa thống kê để giải thích tác động đến tăng trưởng (Sajid và Nguyen, 2010). Chi thường xuyên Thành phần của chi thường xuyên rất đa dạng: các khoản chi mang tính hành chính, duy trì hoạt động, bên cạnh đó chi thường xuyên còn thể hiện các khoản chi về giáo dục-khoa học-công nghệ-kinh tế. Từ đó, với kỳ vọng, chi thường xuyên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Bose et al. (2007) trong lý thuyết tăng trưởng thì giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường và chăm sóc y tế là chìa khóa quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về FDI và tăng trưởng kinh tế, nhân tố chi thường xuyên chưa được quan tâm sử dụng trong mô hình thực nghiệm. (ii) Các biến thể hiện đặc tính địa phương (đặc tính địa lý của địa phương, trình độ phát triển và giàu có của địa phương) Đặc tính địa lý của địa phương Đặc tính địa lý của địa phương (tỉnh/thành) có sự khác biệt, thể hiện sự khác nhau về bản chất địa lý. Trên thực tế có nhiều cách thức để đánh giá đặc tính địa lý của - 76 - địa phương: dựa vào khoảng cách địa lý của các địa phương so với các trung tâm kinh tế, dựa vào đặc tính đô thị của địa phương theo quy định của nhà nước. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế vùng của các học giả cũng sử dụng nhiều cách thức để đánh giá đặc tính địa lý của địa phương như dùng biến giả: Wei K. (2008) trong nghiên cứu FDI ở các vùng của Trung Quốc đã mã hóa 1 cho vùng hướng Đông và vùng Trung tâm; Nguyen Phi Lan (2006) trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam đã mã hóa các thành phố trực thuộc TW là 1 và còn lại 0 hay Chien et al. (2012) cũng dùng biến giả để mã hóa cho đặc tính địa phương trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi ước lượng với biến giả cũng có những bất cập, nhất là với mô hình động. Thực tế trên, đề tài luận án căn cứ vào đặc tính đô thị và kinh tế địa phương để dẫn xuất cho việc đánh giá đặc tính địa lý của địa phương. Theo đó, dựa vào quy định của Chính phủ (quy định về phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng ngân sách nhà nước và thực tiễn phân chia các tỉnh/thành Việt Nam), gồm có: loại đặc biệt, thành phố trực thuộc TW, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các trường hợp còn lại. Với đặc tính địa lý của địa phương giúp khai thác khía cạnh vùng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương Trình độ phát triển giữa các địa phương có sự chênh lệch do những điều kiện khách quan (điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm phát triển, những điều kiện thuận lợi trong phát triển) cũng như những điều kiện chủ quan (các thể chế địa phương, tính năng động, nguồn nhân lực, ..). Trên thực tế có nhiều tiêu chí khác nhau để dẫn xuất cho sự giàu có của địa phương, như Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden (2010), sử dụng thu nhập bình quân đầu người từng vùng để đo lượng sự phát triển của các khu vực ở Nga trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế thực nghiệm từ các khu vực ở Nga. Ngoài ra, còn dựa vào: sự đóng góp vào NSNN, điều tiết nguồn thu về ngân sách TW, mức chi cho đầu tư phát triển. - 77 - Căn cứ vào thực tiễn ở Việt Nam và căn cứ vào tỷ lệ điều tiết nguồn thu về ngân sách TW, đề tài luận án sử dụng mức điều tiết nguồn thu của địa phương về ngân sách TW như là đại diện để đo lường trình độ phát triển và giàu có của địa phương. Với biến quan sát này, giúp khai thác thuộc tính vùng của dòng vốn FDI theo trình độ và sự giàu có của địa phương trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Các biến thể hiện đặc tính địa phương giúp khai thác các nhân tố tích hợp giữa các biến với nhau để phân tích các khía cạnh của dòng vốn FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế, giúp đánh giá nhiều chiều bản chất dòng vốn FDI theo đặc tính vùng. Điều này thể hiện nét đặc trưng của đề tài luận án, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chưa quan tâm thực hiện. (iii) Các biến kiểm soát khác (cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng và khoảng cách công nghệ) Cơ sở hạ tầng Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Munnell (1992), Barro và Sala-I-Martin (1995), Sanchez-Robles (1998) và Esfahani và Ramirez (2003) phát hiện ra rằng cơ sở hạ tầng như về giao thông vận tải, năng lượng điện và truyền thông ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế với các nhân tố được sử dụng phổ biến: (1) sử dụng năng lượng bình quân đầu người, (2) điện năng tiêu thụ bình quân đầu người, (3) đường dây điện thoại (cố định, di động) trên 1.000 dân, (4) mật độ đường sắt trên 1.000 dân, (5) vận tải hàng không, vận chuyển hàng hóa cho mỗi triệu km và (6) số đường bộ được trãi nhựa trên tổng số đường bộ (Pravakar Sahoo, Ranjan Kumar Dash, 2010). Và tiêu chí phổ biến nhất đối với các nước đang phát triển là số thuê bao điện thoại cố định trên dân số. Theo Asiedu (2002) và Ancharaz (2003), số lượng thuê bao điện thoại trên dân số là tiêu chuẩn đo lường cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Các thuê bao điện thoại di động - 78 - và cố định (trên 1000 người) kết nối khách hàng với một mạng công cộng được sử dụng như là một đại diện của cơ sở hạ tầng (Kevin N. Lumbila, 2005). Gần đây, Elboiashi Hosein Ali (2011) trong nghiên cứu về hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng và đầu tư ở các nước đang phát triển cũng sử dụng số điện thoại cố định trên 1.000 dân để dẫn xuất cho cơ sở hạ tầng và cho thấy tác động cùng chiều. Từ đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm cũng như thực tiễn ở Việt Nam, đề tài luận án sử dụng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau để dẫn xuất cho biến quan sát cơ sở hạ tầng trong đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Độ mở thương mại Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tiên phong của Romer (1986) và Lucas (1988) đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho đề xuất sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Grossman và Helpman (1991), Barro và Sala-I-Martin (2004) đã lập luận rằng chế độ thương mại cởi mở hơn dẫn đến một khả năng lớn hơn để hấp thụ tiến bộ công nghệ và hàng hóa xuất khẩu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Grossman và Helpman (1991) và Rodrik (1992) đã chỉ ra rằng xuất khẩu có thể tạo ra tăng trưởng. Balasubramanyam et al.(1996), Makki và Somwaru (2004), Sajid và Nguyen (2010), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Mahnaz Rabiei và Zohreh Ghavam Masoudi (2012) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế đã tìm thấy tác động tích cực của mở cửa thương mại tới tăng trưởng kinh tế. Có nhiều minh chứng thuyết phục về độ mở thương mại, sự dễ dàng gia nhập thị trường tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn Việt Nam cũng đã chứng minh từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế (1986), những đổi thay rõ nét theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế trên toàn diện các mặt. Để đánh giá độ mở thương mại có nhiều cách thức: kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP, tỷ lệ tăng của xuất khẩu, xuất khẩu trừ (-) nhập khẩu so với GDP. - 79 - Căn cứ vào thực tiễn Việt Nam cũng như các nghiên cứu thực nghiệm, đề tài luận án sử dụng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP như là dẫn xuất cho độ mở thương mại trong đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Dukhabandhu Sahoo (2004) khi phân tích tác động của FDI đến kinh tế Ấn Độ cũng sử dụng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP để đo lường độ mở thương mại trong mô hình thực nghiệm và quan điểm này cũng được Elboiashi Hosein Ali (2011) ủng hộ. Chi số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế đã được khẳng đinh bởi các nghiên cứu trước đây như Friedman (1977). Tác động của chỉ số giá tiêu dùng lên tăng trưởng kinh tế có thể âm hoặc dương. Tác động dương xuất phát trừ lợi ích tiềm năng của chỉ số giá tiêu dùng làm cải thiện tiết kiệm và đầu tư trong khi tác động âm do có thể gây tổn hại kinh tế vì làm gia tăng chi phí giao dịch của các hoạt động kinh tế (Jin & Zou, 2005). Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng với hàm ý ổn định kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế (Dukhabandhu, 2004; Adeolu, 2007; Wu Jyun-Yi, Hsu Chih-Chiang, 2008 và Elboiashi, Hosein Ali, 2011). Khoảng cách công nghệ Khoảng cách công nghệ đo lường sự chênh lệch về trình độ phát triển của địa phương so với trung bình của quốc gia. Biến này được sử dụng để đo khoảng cách công nghệ mà hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt để gia nhập thị trường toàn cầu. Sjoholm (1999) lập luận rằng thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tốt hơn là sao chép công nghệ. Từ đó, nó không chỉ đơn giản để đo khoảng cách công nghệ giữa các nước hàng đầu với các nước theo sau mà còn là thước đo của khoảng cách năng suất (Lim và McAleer, 2002; Li và Liu, 2005; Krogstrup và Matar, 2005). Khoảng cách công nghệ được tính bằng tỷ lệ khoảng cách giữa thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ (nước đứng đầu về công nghệ) với GDP bình quân đầu - 80 - người nước nhận đầu tư trong nghiên cứu về hiệu quả của FDI và tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển (Elboiashi, Hosein Ali, 2011). Từ phân tích trên, căn cứ vào lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, giúp xác định kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ước lượng và được thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế Kỳ vọng dấu I. Các biến trong mô hình Cobb-Douglas 1. Đầu tư tư nhân (Le và Terukazu, 2005; Nicholas Apergis, 2008) + 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Kevin Williams, 2010; Chien, 2012) + 3. Nguồn nhân lực (Aleksynska, 2003; Wei, 2008; Mahnaz, 2012) + II. Các biến tài khóa 1. Thu thuế (Barro, 1990; Hongxu Wei, 2010) +/- 2. Đầu tư công (Elboiashi, 2011; Sajid và Nguyen, 2010; Chien, 2012) +/- 3. Chi thường xuyên (Bose, 2007) +/- III. Các biến kiểm soát 1. Cơ sở hạ tầng (Kevin N. Lumbila, 2005; Elboiashi, 2011) + 2. Độ mở thương mại (Makki và Somwaru, 2004; Mahnaz, 2012) + 3. Chỉ số giá tiêu dùng (Dukhabandhu, 2004; Adeolu, 2007; Wu, 2008) +/- 4. Khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Elboiashi, 2011) + IV. Các biến đặc tính địa phương 1. Đặc tính địa lý của địa phương (Wei, 2008; Chien, 2012) + 2. Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương (Svetlana, 2010) + Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2.2. Các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI 3.2.2.1. Khung lý thuyết Có nhiều lý thuyết nỗ lực giải thích các yếu tố quyết định FDI. Các lý thuyết này là bước cần thiết để phát triển khung lý thuyết cho vấn đề FDI. Tuy nhiên, khả năng - 81 - hình thành nên một lý thuyết tổng thể có thể lý giải cho tất cả các loại đầu tư FDI (chẳng hạn các dòng FDI vào hay ra ở cấp độ doanh nghiệp, ngành và quốc gia) vẫn gây nên sự hoài nghi ở các công trình của các học giả khác nhau. Agarwal (1980), Parry (1985), Itaki (1991) là những ví dụ điển hình. Những lý thuyết cơ bản thường được trích dẫn: hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia của Hymer (1960); lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966), lý thuyết theo chiều ngang và theo chiều dọc của Cave (1971); lý thuyết quốc tế của Buckley và Casson (1976); lý thuyết chiết trung của Dunning (1977); lý thuyết chiến lược FDI của Graham (1978). Lý thuyết của Hymer (1960) giải thích sớm nhất cho FDI, được xem như một phần của việc đầu tư các danh mục. Đóng góp tiên phong của Hymer là sự lý giải đầu tiên của FDI trong các ngành công nghiệp truyền thống. Hymer lập luận là các công ty đa quốc gia sẵn sàng mở hầu bao cho FDI chỉ khi họ có được các lợi thế so với các doanh nghiệp địa phương thông qua các tài sản vô hình như là thương hiệu nổi tiếng, bản quyền công nghệ, kỹ năng quản lý và các yếu tố đặc biệt khác. FDI có thể xuất hiện bởi vì khó mà bán hay cho thuê các tài sản vô hình này mặc dù các công ty đa quốc gia muốn làm vậy. So với lý thuyết về tổ chức công nghiệp, cách tiếp cận mang tính nội bộ của doanh nghiệp nhấn mạnh các doanh nghiệp FDI bởi vì thị trường các yếu tố sản xuất không hoàn hảo và kết quả là các doanh nghiệp cố gắng thay thế các giao dịch thị trường bằng các giao dịch có tính chất nội bộ doanh nghiệp. Họ làm thế bởi vì nó giúp họ tiết kiệm chi phí marketing nhất định. Ưu điểm của việc nội bộ hóa các tính chất của doanh nghiệp là tránh được việc kéo dài thời gian gây trì hoãn, sự mặc cả và sự bất định của người mua. Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Veron (1966) Một trong những khía cạnh mà không được Hymer đề cập là khi nào và những ưu điểm cụ thể của các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ được khai thác (Dunning, 1981). Những đều này được Vernon (1966) nghiên cứu với lý thuyết vòng đời sản phẩm. - 82 - Vernon nhìn một quá trình năng động của FDI về lý do tại sao nó xảy ra, xảy ra khi nào và xảy ra ở đâu. Theo đó, một sản phẩm có chu kỳ sống gồm ba giai đoạn chính: (i) chương trình phát triển sản phẩm; (ii) hoàn thiện sản phẩm; (iii) chuẩn hóa sản phẩm. Đây là nỗ lực đầu tiên để tích hợp cho các lý thuyết về FDI, mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, sự phân tích chủ yếu liên quan đến FDI của Hoa Kỳ, yếu tố chính về vốn đầu tư nước ngoài vào thời điểm đó_những năm 1970, với vai trò chi phối của Hoa Kỳ. Vì thế lý thuyết của Vernon thiếu thuyết phục trên bình diện quốc tế. Lý thuyết của Caves (1971) Caves (1971) mở rộng giả thuyết của Hymer về đầu tư trực tiếp và đặt nó vững chắc trong bối cảnh của lý thuyết tổ chức công nghiệp. Tầm quan trọng của Caves là liên kết lý thuyết Hymer của sản xuất quốc tế đến với những lý thuyết hiện tại của tổ chức công nghiệp về hội nhập theo chiều ngang và chiều dọc. Caves phân biệt giữa các công ty tham gia vào FDI theo chiều ngang và thực hiện FDI theo chiều dọc. Chiều ngang FDI diễn ra khi một công ty nhập tài sản riêng của mình vào sản xuất sản phẩm ở thị trường nước ngoài, trong khi đó theo chiều dọc FDI xảy ra khi một công ty tham gia vào thị trường sản phẩm ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Lý thuyết quốc tế hóa của Buckley và Casson (1976) Lý thuyết này giải thích các hoạt động FDI của doanh nghiệp đa quốc gia để đối phó với sự không hoàn hảo của thị trường, gây tăng chi phí giao dịch (Sun, 1998). Từ sự không hoàn hảo của thị trường có liên quan đến cơ chế quản lý thị trường, chẳng hạn như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối và thuế thu nhập. Lý thuyết này cho phép doanh nghiệp đa quốc gia duy trì thị phần của họ và để tối đa hóa lợi ích của họ (Michael, 2000). Quá trình quốc tế hóa được phát triển để giải thích sản xuất quốc tế và một trong những người ủng hộ hàng đầu là Buckley và Casson (1976), các doanh nghiệp đa quốc gia về cơ bản là một phần mở rộng của các công ty đa nhà máy. Buckley và Casson lưu ý rằng hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn - 83 - mang hình thức sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nhưng các hoạt động như đào tạo, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật quản lý và sự tham gia với thị trường tài chính đươc diễn ra. Dunning (1977) với Mô hình chiết trung Cách tiếp cận lý thuyết chiết trung cung cấp một khuôn khổ cho việc thảo luận về các yếu tố quyết định của FDI và giúp giải thích sự hội nhập kinh tế khu vực (Bende-Nabende, 2002). Lý thuyết chiết trung tập trung vào các phân tích kinh tế vi mô để giải thích hành vi của các doanh nghiệp đa quốc gia, các đặc tính, động cơ và các loại FDI. Những tiền đề cơ bản của mô hình Dunning là liên kết lợi thế của lý thuyết Hymer với lý thuyết quốc tế hóa và đồng thời cho biết thêm chiều hướng, vị trí lý thuyết vào thời điểm đó đã không được khám phá. Mô hình chiết trung của FDI là một công ty sẽ đầu tư dạng FDI nếu nó đáp ứng ba điều kiện. Đầu tiên, công ty phải có một tài sản sở hữu cụ thể, trong đó cung cấp lợi thế hơn các công ty khác và đó là độc quyền của công ty. Thứ hai, nó phải là các tài sản nội bộ trong công ty chứ không phải thông qua ký kết hợp đồng hoặc cấp giấy phép. Thứ ba, phải có một lợi thế trong thiết lập sản xuất ở nước ngoài. Chung quy lại, bao gồm: các hình thức sở hữu khác nhau (O), vị trí (L) và quốc tế hóa (I) được gọi chung là OLI. Graham (1978, 1998) với động lực chiến lược của FDI Mặc dù có những tiến bộ được thực hiện bằng phương pháp chiết trung về FDI, lý thuyết đã bị chỉ trích vì bỏ qua một khía cạnh khác của lý thuyết FDI. Đây là vai trò của chiến lược, lần đầu tiên được phân tích bởi Knickerbocker (1973) và sau đó nâng cao bởi Graham (1978, 1998). Các tính năng đáng chú ý của các phương pháp tiếp cận chiến lược FDI tin rằng dòng chảy ban đầu của vốn đầu tư nước ngoài vào một quốc gia sẽ tạo ra một phản ứng từ các địa phương sản xuất tại đất nước tiếp nhân, do đó FDI là một quá trình năng động. Lý thuyết chiến lược của FDI gần đây đã đã được mở rộng để phản ánh sự phát triển tăng số lượng các liên minh chiến lược giữa các công ty đa quốc gia. Tốc độ - 84 - tăng trưởng liên minh chiến lược toàn cầu đã được ghi nhận bởi các tác giả như Harrigan (1987), Dussage, Garrette (1995) và Dunning (1995). Liên minh chiến lược toàn cầu định nghĩa là hợp tác các dự án xảy ra giữa các công ty ở các nước khác nhau và liên quan đến dòng chảy và các mối liên kết xuyên biên giới, nhưng các công ty duy trì tự chủ (Parkhe, 1991). Lý do cho các liên minh chiến lược bao gồm các nền kinh tế của quy mô, giảm rủi ro và tiếp cận với kiến thức và chuyên môn (Inkpen, 2001). Khung lý thuyết các yếu tố thu hút FDI, cho thấy một tập hợp nhiều biến độc lập có tác động đến FDI, phụ thuộc vào không gian và thời gian khi phân tích đánh giá. Từ đây, giúp xác định mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho đề tài về các yếu tố thu hút FDI tại Việt Nam. 3.2.2.2. Mô hình thực nghiệm Từ khung lý thuyết cũng như đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, đề tài luận án đề xuất mô hình thực nghiệm theo phương trình: Yit 0 1Yit 1 2 X it eit (3.5) Trong đó  i là các tỉnh/thành phố: 43 tỉnh thành.  t là thời gian : giai đoạn 1997-2012.  Y: Dòng vốn FDI.  Xit: Tập hợp các biến giải thích. Bao gồm: Quy mô thị trường Nhiều lý thuyết FDI khẳng định quy mô thị trường có tác động quan trọng và mạnh mẽ đến thu hút FDI. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng tiếp tục khẳng định vai trò của quy mô thị trường trong thu hút dòng vốn FDI, như Kravis và Lipsey (1982), Coughlin và Segev (2000), Ali và Guo (2005), Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan (2012), Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012), Yiyang liu (2012). - 85 - Và gần đây các nghiên cứu ở Việt Nam: Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010, 2011) FDI với tăng trưởng kinh tế; Chien et al. (2012) FDI và tăng trưởng kinh tế: liệu gia nhập WTO và luật chơi có vai trò quan trọng trong thu hút FDI ? Trường hợp của Việt Nam; Cuong et al. (2013) tự do hóa thương mại và FDI tại Việt Nam: mô hình GM và Phương pháp Hausman-Taylor đều cho rằng quy mô thị trường tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Để đo lường quy mô thị trường có thể dựa vào: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng GDP bình quân đầu người có liên quan tới dòng vốn FDI vào nước sở tại, tăng mức thu nhập là một tín hiệu của sự gia tăng quy mô thị trường và sức mua. Từ thực tiễn trên, đề tài luận án sử dụng GDP bình quân như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, phù hợp với Nguyen (2006) và Yiyang Liu (2012). Nguồn nhân lực Dòng chảy FDI chủ yếu từ nước công nghiệp phát triển sang nước công nghiệp mới, nên nhu cầu nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư là rất quan trọng. Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhằm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố rẻ hơn (so với nước đi đầu tư hoặc nước chủ nhà khác). Chi phí lao động thường được coi là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Thật vậy, Trung Quốc cung cấp lao động dồi dào và chi phí thấp trong so sánh với quốc gia Châu Á nên dòng chảy FDI vào Trung Quốc rất đáng kể. Trên thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và FDI như Moore và Lucas (1993), Brainard (1997), Borensztein et al. (1998), Olofsdotter (1998) và Biswas (2002). Gần đây Hongxu Wei (2010), Yiyang liu (2012) cũng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động thu hút FDI. Độ mở thương mại - 86 - Độ mở thương mại tạo điều kiện giao lưu với nền kinh tế thế giới trong đó có dòng chảy FDI. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khẳng định vai trò quan trọng của độ mở thương mại trong hấp dẫn FDI (Ray, 1989; Grosse và Trevino, 1996; Dees, 1998; Chen, 1999; Yanikkaya, 2003; Makki và Somwaru, 2004; Yao, 2006). Mức độ của sự cởi mở là một chỉ số phản ánh sự dễ dàng gia nhập thị trường, một mức độ cao hơn của sự cởi mở thường gắn liền với thị trường lớn hơn và yếu tố bổ sung cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các công ty trong nước. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ cộng với tổng số nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chia GDP để đo lường độ mở thương mại. Cách tính này được ủng hộ bởi Dukhabandhu Sahoo (2004), Hongxu Wei (2010), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Yiyang Liu (2012), Ab Quyoom Khachu và Mohd Imran Khan (2012). Cơ sở hạ tầng Cơ ở hạ tầng là yếu tố góp phần quan trọng hấp dẫn dòng chảy FDI cũng như sự lưu lại của dòng vốn này ở nước nhận đầu tư (Coughlin, 1991; Chen, 1996; Fung, Lizaka, Lee & Parker, 2000). Để đo lường biến kiểm soát này có nhiều cách thức: sử dụng năng lượng bình quân đầu người, đường dây điện thoại, mật độ đường sắt, vận tải hàng không, vận chuyển hàng hóa cho mỗi triệu km và số đường bộ được trãi nhựa, hạ tầng cảng biển, … . Căn cứ vào thực tiễn Việt Nam, đề tài luận án sử dụng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau để dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong đánh giá thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này cũng được ủng hộ bởi Asiedu (2002), Ancharaz (2003), Lumbila (2005) và gần đây Sajid A., Lan Phi Nguyen (2010) trong nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng đã sử dụng số thuê bao điện thoại trên 1.000 dân để dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong đánh giá các yếu tố thu hút FDI; Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) cũng sử dụng số thuê bao điện thoại/1.000 dân để dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu về quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam; Elboiashi, Hosein Ali (2011) trong nghiên cứu về hiệu quả của FDI đối với tăng - 87 - trưởng và đầu tư ở các nước đang phát triển cũng sử dụng số điện thoại cố định trên 1.000 dân để dẫn xuất cho cơ sở hạ tầng. Các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định cơ sở hạ tầng tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Từ những nhận định trên, số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong đánh giá các nhân tố thu hút FDI vào Việt Nam tiếp tục được củng cố và khẳng định. Lao động có kỹ năng Bên cạnh biến kiểm soát nguồn nhân lực tác động đến FDI, đề tài quan tâm đến chất lượng lao động (lao động có kỹ năng). Chen (1996), Fung, lizaka và Siu (2002) chỉ rõ tác động tích cực của chất lượng lao động đến FDI cho cả Nhật Bản và Hồng Kông. Broadman và Sun (1997), Coughlin và Segev (2000) cho rằng mù chữ có tác động âm và đáng kể đến thu hút dòng vốn FDI. Để đo lường lao động có kỹ năng, có nhiều cách thức: số năm đến trường, số lượng tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp. Căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam, đề tài luận án sử dụng số sinh viên cao đẳng, đại học để đại diện cho kỹ năng lao động. Điều này cũng được ủng hộ bởi Aleksynska et al. (2003), Kevin Williams (2010) và gần đây là Yiyang liu (2012). Đề tài sử dụng biến này với kỳ vọng lao động có kỹ năng gia tăng hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam (phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm). Kết quả ước lượng sẽ được thể hiện ở chương 6. Chính sách kinh tế vĩ mô FDI là hình thức so sánh và tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài, kế hoạch lợi nhuận phải được ước lượng trước khi triển khai dự án. Để kiểm soát kế hoạch kinh doanh hiệu quả, vấn đề thể chế kinh tế vĩ mô ở nước nhận đầu tư rất quan trọng. Để đánh giá thể chế vĩ mô của chính phủ có nhiều cách thức như dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) hay thâm hụt ngân sách. Mô hình thực nghiệm của đề tài luận án về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, cơ cấu biến chính sách kinh tế vĩ mô được dẫn xuất bởi thâm hụt ngân sách như là biến kiểm soát mô hình. - 88 - Quan điểm này được sự ủng hộ của Durham (2004), Buckley et al. (2007), Wei K. (2008), Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012). Ổn định kinh tế vĩ mô Các dự án FDI có xu hướng tiếp cận ở những nền kinh tế mang tính ổn định kinh tế vĩ mô cao, nhất quán để đảm bảo hiệu quả và ổn định của dòng FDI. Có nhiều cách thức đánh giá ổn định kinh tế vĩ mô, đề tài luận án sử dụng chỉ số giá tiêu dùng như là đại diện cho ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam, điều này phù hợp với Mercereau (2005), Recep Kok (2009), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Cuong et al. (2013). Biến ổn định kinh tế vĩ mô được quan tâm trong mô hình ước lượng với mong muốn ổn định kinh tế sẽ tạo điều kiện thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Như đã phân tích tích ở trên, các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm các nhân tố thu hút FDI được xây dựng trên nền tảng lý thuyết FDI và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ đó, đề tài luận án đưa ra kỳ vọng dấu được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm thu hút FDI và kỳ vọng dấu Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm thu hút dòng vốn FDI Kỳ vọng dấu 1. Quy mô thị trường (Nguyen, 2006; Yiyang Liu, 2012; Cuong, 2013) + 2. Nguồn nhân lực (Brainard, 1997; Biswas, 2002; Hongxu Wei, 2010) + 3. Độ mở thương mại (Dukhabandhu, 2004; Hosein, 2011; Ab Quyoom, 2012) + 4. Cơ sở hạ tầng (Ancharaz, 2003; Lumbila, 2005; Nguyễn Phú Tụ, 2010) + 5. Lao động có kỹ năng (Broadman, 1997; Coughlin, 2000; Kevin, 2010) + 6. Chính sách kinh tế vĩ mô (Buckley, 2007; Fayyaz, 2012) + 7. Ổn định kinh tế vĩ mô (Mercereau, 2005; Recep, 2009; Elboiashi, 2011) +/- Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3. Phương pháp ước lượng Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm trả lời các câu hỏi: (i) FDI tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và (ii) Các yếu tố nào quyết định thu hút - 89 - dòng vốn FDI vào Việt Nam. Để thực hiện điều đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế. 3.3.1. Phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và PMG Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng GMM để ước lượng phương trình (3.4) (tương tự cho phương trình 3.5) theo phương pháp tác động cố định (fixed effects-FE): Yit ( 0 vi ) 1Yit 1 2 X it 3CONTROLit eit (3.6) Tuy nhiên, với mô hình (3.6) khi đưa vào các biến trễ thì ước lượng FE sẽ bị chệch khi mô hình có chuỗi thời gian T của dữ liệu bảng nhỏ (Judson et al., 1996). Nickell (1981) và Kiviet (1995) giải thích rằng các hệ số hồi qui sẽ không chệch khi T tiến đến vô cùng. Nghĩa là ước lượng FE chỉ cho kết quả tốt khi chuỗi thời gian của dữ liệu bảng lớn. Nói cách khác, có một số vấn đề nảy sinh khi tiến hành ước lượng phương trình (3.6), đó là: (1) Các biến đầu tư có thể được xem là nội sinh. Bởi vì quan hệ nhân quả có thể xảy ra theo hai chiều hướng: từ đầu tư đến tăng trưởng và ngược lại. Việc hồi qui các biến này có thể dẫn đến sự tương quan với sai số và một số biến khác có thể có những thuộc tính tương tự. (2) Đặc điểm của các biến địa phương không thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như địa lý và dân số học, có thể tương quan với các biến giải thích. Tác động cố định hàm chứa sai số trong phương trình (3.6) bao gồm tính đặc thù của địa phương nhưng không quan sát được (νi) và sai số đặc thù quan sát được (eit): uit vi eit (3.7) (3) Sự hiện diện của biến trễ Yit-1 sẽ dẫn đến hiện tượng tự tương quan. (4) Dữ liệu bảng trong nghiên cứu có thời gian ngắn (T = 16) và mảng không gian lớn (N = 43). - 90 - Để giải quyết vấn đề 1 và vấn đề 2, đề tài sử dụng ước lượng GMM sai phân (Difference Generalized Method of Moments-GMM) của Arellano-Bond (1991) dựa trên cơ sở được đề xuất bởi Holtz-Eakin, Newey & Rosen (1988). Trong thủ tục GMM, cần phân biệt biến được công cụ (instrumented) và biến công cụ (instrument). Nếu các biến được dự đoán là nội sinh (tương đương với ngoại sinh không nghiêm ngặt) thì sắp xếp vào nhóm biến được công cụ theo tiếp cận gmm; và khi đó chỉ có giá trị trễ của các biến này mới là các công cụ thích hợp (Judson et al., 1996). Còn nếu như các biến giải thích được xác định là ngoại sinh nghiêm ngặt cũng như các biến công cụ được thêm vào (nếu có) thì xếp vào nhóm biến công cụ (iv_instrument variable). Các biến được cho là ngoại sinh nghiêm ngặt thì giá trị hiện tại và trễ của chúng đều là các công cụ thích hợp (Judson et al., 1996). Trong nghiên cứu này, các biến được cho là nội sinh được công cụ bằng cách lấy giá trị độ trễ thứ hai (hoặc ba) của chúng. Để kiểm định Sargan không bị yếu thì số lượng các biến công cụ được lựa chọn về nguyên tắc phải nhỏ hơn hoặc bằng số lượng các nhóm. Với vấn đề 2 (tác động cố định) thì phương pháp GMM sai phân có sử dụng sai phân bậc nhất để chuyển hóa phương trình (3.6) thành: Yit 1 Yit 1 2 X it 3 CONTROLit uit (3.8) Bằng cách biến đổi sang hồi qui ở sai phân bậc nhất, tác động cố định đặc thù của địa phương sẽ bị loại trừ bởi vì nó có đặc tính không đổi theo thời gian: uit uit uit 1 (vi eit ) (vi eit 1) (vi vi ) (eit eit 1) eit Biến phụ thuộc được lấy sai phân bậc nhất cũng được thiết kế với độ trễ của nó trong quá khứ. Vì thế, vấn đề 3 cũng được xử lí một cách triệt để. Cuối cùng, ước lượng theo phương pháp GMM sai phân của Arellano-Bond được thiết kế thích hợp cho dữ liệu bảng với T nhỏ và N lớn (vấn đề 4) (Judson et al., 1996; Roodman, 2006). Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là khi T nhỏ thì kiểm định tự tương quan của Arellano-Bond có thể trở nên không tin cậy. Trong khi đó, nếu dữ - 91 - liệu bảng có T lớn thì một cú sốc đối với tác động cố định của địa phương được phản ánh trong sai phân sẽ giảm dần theo thời gian; đồng thời, tính tương quan của biến trễ phụ thuộc với sai số cũng không có ý nghĩa (Roodman, 2006). Tính hợp lí của các công cụ được sử dụng trong phương pháp GMM được đánh giá qua các thống kê Sargan và Arellano-Bond (AR). Kiểm định Sargan xác định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong mô hình GMM. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh (over-identifying restrictions) của mô hình. Kiểm định Sargan với giả thuyết H0 biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với sai số của mô hình. Vì thế, giá trị p của thống kê Sargan càng lớn càng tốt. Kiểm định Arellano-Bond được đề xuất bởi Arellano-Bond (1991) để kiểm tra tính chất tự tương quan của phương sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc nhất. Do đó, chuỗi sai phân khảo sát mặc nhiên có tương quan bậc nhất AR(1) nên kết quả kiểm định được bỏ qua. Tương quan bậc 2 AR(2) được kiểm định trên chuỗi sai phân của sai số để phát hiện hiện tượng tự tương quan của sai số bậc 1 AR(1). Nói cách khác, kiểm định Arellano-Bond về tự tương quan (Autocorrelation) có giả thuyết H0: không tự tương quan và được áp dụng cho số dư sai phân. Kiểm định tiến trình AR(1) trong sai phân bậc 1 thường bác bỏ giả thuyết H0. Điều này bởi vì: eit eit eit 1 và eit 1 eit 1 eit 2 cả hai điều có eit 1 . Cho nên, kiểm định AR(2) quan trọng hơn bởi vì nó kiểm tra tự tương quan ở các cấp độ. Tóm lại, phương pháp cho dữ liệu bảng năng động sử dụng các độ trễ thích hợp của các biến được công cụ (instrumented variables) để tạo nên các biến công cụ (instruments). Ngoài ra, GMM còn khai thác dữ liệu gộp của bảng và ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu. Từ đó, cho phép sử dụng một cấu trúc trễ thích hợp để khai thác đặc tính năng động của dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp GMM cũng có những hạn chế: (i) các hệ số góc thay đổi theo từng đơn vị bảng. Pesaran et al. (1999) cho rằng sự đồng nhất của các hệ số góc không phù hợp khi độ dài của chuỗi dữ liệu bảng không ngắn. (ii) không thể hiện các đặc tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn. - 92 - Để khắc phục những tồn tại trên, phương pháp ước lượng PMG (Pooled Mean Group) được sử dụng. Thứ nhất, theo Pesaran và Smith (1995), phương pháp ước lượng PMG cung cấp các tham số có giá trị trung bình nhất quán. Pirotte (1999) cũng cho rằng phương pháp PMG đưa ra các ước lượng trong dài hạn hiệu quả với cỡ mẫu lớn. Nó cho phép các tham số độc lập trong toàn bộ nhóm và không xét đến tính đồng nhất có thể có giữa các nhóm. Thứ hai, ước lượng bảng thông thường (các phương pháp ước lượng với các tác động cố định hay các tác động ngẫu nhiên và phương pháp GMM). Các mô hình này buộc các tham số đồng nhất giữa các đơn vị bảng và có thể đưa đến sự không nhất quán và sự sai lệch của các hệ số hồi qui trong dài hạn, và vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi thời gian quan sát dài. Pesaran et al. (1999) đề xuất một phương pháp ước lượng trung gian (phương pháp ước lượng PMG), cho phép các tham số trong ngắn hạn khác biệt giữa các nhóm trong khi buộc các tham số trong dài hạn đồng nhất giữa các đơn vị bảng. Vì vậy ưu điểm của PMG là nó có thể cho phép đặc tính năng động trong ngắn hạn khác nhau giữa các đơn vị bảng trong khi ràng buộc các hệ số trong dài hạn giống nhau. Ngoài ra, phương pháp PMG làm nổi bật đặc tính hiệu chỉnh năng động giữa dài hạn và ngắn hạn. Việc không áp đặt tính đồng nhất ở các hệ số gốc trong ngắn hạn cho phép đặc tính năng động khác biệt nhau giữa các nhóm. Như vậy, ước lượng PMG cho phép: (i) ước lượng các hệ số co giãn dài hạn; (ii) xác định tốc độ hiệu chỉnh để trở về cân bằng trong dài hạn và (iii) kiểm tra tính bền của ước lượng GMM. Theo đó, PMG được sử dụng để ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số của tập hợp các biến liên quan đến tăng trưởng kinh tế và FDI có dạng như sau: Yit i Sit 1 m X j 1 ij it j i it ; trong đó Sit 1 Yit 1 X it 1 - 93 - Trong đó Sit-1 là biến phát sinh từ cân bằng dài hạn ở bất kỳ thời gian nào đối với nhóm i (địa phương) và là hệ số hiệu chỉnh sai số (EC), phản ánh tốc độ hiệu chỉnh; vector θ thể hiện các hệ số hồi qui dài hạn của các biến độc lập (X) với biến phụ thuộc (Y). Các hệ số hồi qui ngắn hạn của các biến độc lập với biến phụ thuộc được biểu hiện bởi hệ số δ. Vector ηi là sai số không quan sát được (đặc điểm riêng của từng vùng, bất biến theo thời gian) và vector ζit là sai số quan sát được. 3.3.2. Các bước tiến hành Để thực hiện phương pháp nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và khẳng định các yếu tố thu hút dòng vốn FDI ở Việt Nam. Đề tài luận án tiến hành qua các bước: Bước 1: Kiểm tra hệ số tương quan của dữ liệu các biến trong mô hình. Để tránh hiện tượng cộng tuyến hay đa cộng tuyến giữa chúng và có thể đưa đến hồi qui giả mạo, bài viết sẽ loại bỏ những biến có hệ số tương quan cao và có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 3.1). Bước 2: Kiểm định quan hệ nhân quả giữa FDI và các biến quan sát chủ yếu theo mô hình lý thuyết Cobb-Douglas ở tổng thể vùng Việt Nam bằng Granger Test. Từ kết quả kiểm định giúp đánh giá tác động lan toả của dòng vốn FDI đến tăng trưởng ở Việt Nam. Bước 3: Hồi qui theo phương pháp Panel GMM sai phân của Arellano-Bond dữ liệu bảng để đánh giá tác động của các nhân tố độc lập đối với biến phụ thuộc. Đồng thời quan tâm đến vấn đề nội sinh và tự tương quan trong mô hình ước lượng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Bằng kiểm định Sargan để đánh giá hiện tượng nội sinh và dùng Arellano-Bond AR(2) để đánh giá hiện tượng tự tương quan. Bước 4: Thực hiện mô hình vector đồng liên kết PMG. Mô hình này đòi hỏi các biến được phân tích trong dài hạn phải có tính đồng liên kết. Theo đó, trước hết kiểm định tính dừng cho tất cả các biến dữ liệu thông qua kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng Fisher được phát triển bởi Maddala và Wu - 94 - (1999). Việc xác định một chuỗi dừng hay không dừng được dựa trên giá trị p-value tổng hợp của kiểm định. Nếu tất cả các biến trong mô hình đều dừng ở biến gốc, tức tích hợp bậc zero I(0) thì không cần thiết phải kiểm định tính đồng liên kết vì bản thân tất cả các biến này đều có tính đồng liên kết. Trong trường hợp có vài biến dừng ở sai phân, tức tích hợp bậc 1 I(1) thì việc kiểm định tính đồng liên kết bảng là cần thiết. Việc kiểm định tính đồng liên kết bảng của các biến trong mô hình có thể sử dụng bằng kiểm định Westerlund (2007) hoặc kiểm định dựa theo đề nghị của McCoskey & Kao (1998), Larson và Lyhagen (2001) cho trường hợp dữ liệu bảng có T ngắn như sau: Y i i X it it (3.9) Theo đó, thực hiện kiểm định đồng liên kết dựa vào phần dư từ phương trình hồi qui với tác động cố định, trong đó Y là biến phụ thuộc và X là tập hợp các biến độc lập; αi là hệ số cắt chi tiết từng tỉnh/thành; μi là vector của các biến không thay đổi theo thời gian và εit là sai số. Điều kiện để khẳng định phương trình (3.9) có tính đồng liên kết là εit dừng ở bậc gốc, I(0) (xem phụ lục 3.2). Tóm lại, mô hình nghiên cứu được đề xuất từ các nghiên cứu lý thuyết, đến đánh giá thực nghiệm và chuyển hóa dữ liệu ở quốc gia để phù hợp cho trường hợp vùng trong quốc gia. Đồng thời khai thác ưu điểm và khắc phục nhược điểm lẫn nhau của phương pháp GMM sai phân và phương pháp PMG trong ước lượng, kết hợp với các bước tiến hành phù hợp sẽ cho kết quả ước lượng tin cậy và là cơ sở để đề xuất giải pháp liên quan đến tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, từ đó giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu được hoàn thiện hơn. - 95 - CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM Tóm tắt Các trường phái kinh tế cổ điển, tân cổ điển và hiện đại đều nhấn mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và các yếu tố liên quan khác. Các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển với nguồn vốn có giới hạn, trình độ lao động thấp và các yếu tố phục vụ tăng trưởng kinh tế khác còn hạn chế thì việc thu hút nguồn vốn FDI là một trong những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tếxã hội của quốc gia. Phần lớn các nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài khẳng định FDI mang lại những tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao thương quốc tế, lan tỏa khoa học công nghệ và các tác động tích cực khác. Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu không phát hiện mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, hay mối tương quan cần có những điều kiện ràng buộc nhất định, thậm chí có những nghiên cứu phát hiện sự chèn lấn của FDI đối với đầu tư trong nước dẫn đến tác động âm đối với tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể cho các cấp không gian nghiên cứu khác nhau. Thông qua dữ liệu bảng của 43 tỉnh/thành giai đoạn 1997-2012 với kiểm định quan hệ nhân quả Granger, ước lượng bằng phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG. Chương này phân tích vai trò của FDI và các yếu tố khác lên tăng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. Kết quả chỉ ra rằng nguồn vốn FDI và nguồn vốn đầu tư tư nhân có tác động dương và ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ FDI và các biến độc lập khác trong thời gian tới. - 96 - 4.1. Giới thiệu Theo OECD (2002) FDI mang lại lợi ích đối với các nước đang phát triển là một điều được chứng thực rất rõ ràng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đóng góp hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh và gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và được xem như một công cụ hữu hiệu giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, bên cạnh việc mang lại các lợi ích kinh tế, FDI có thể cải thiện các điều kiện xã hội và môi trường ở quốc gia tiếp nhận, chẳng hạn chuyển giao các công nghệ và điều chỉnh các chính sách của doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với xã hội. Thêm vào đó, các dòng FDI đóng vai trò như một chất xúc tác cho quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, một ví dụ điển hình ở các quốc gia Đông Á, bằng cách giúp các quốc gia đang phát triển này nhảy vọt lên các giai đoạn phát triển cao hơn và bắt kịp các quốc gia phát triển phương Tây. Nó cũng góp phần quan trọng vào việc cải thiện các chuẩn mực xã hội. Về mặt này, FDI đóng vai trò chính trong chương trình phát triển của các quốc gia tiếp nhận (Xiaolun, 2002). Theo tác giả, từ khi có sự bùng nổ đầu tư ở giai đoạn hoàng kim sau chiến tranh thế giới lần II ở các quốc gia Đông Á vào những năm 1980 thì đây là bằng chứng sinh động để chứng minh đầu tư là thành phần chính đối với sự phát triển kinh tế bền vững. Ramlee và Abu (2004) thì đầu tư vào nhân lực (lao động tri thức) là một nhân tố rất quan trọng trong việc xác lập sự tồn tại của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức được vận hành bởi tri thức và công nghệ, đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao và sáng tạo để thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Theo quan điểm này, lý thuyết nguồn nhân lực thông qua sự cải thiện kỹ năng và tri thức cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội được công bố bởi Schultz (1963). Ngoài ra, việc cải thiện nền kinh tế theo hướng giáo dục và đào tạo dựa trên nền tảng tri thức là một quy luật phát triển tất yếu trên thế giới vì việc phát triển phải theo xu hướng bền vững. Việc này dựa trên giả định là tăng trưởng và phát triển kinh tế hiện hành dựa trên tri thức và nguồn nhân lực được xem như trọng tâm của sự phát triển ngoài công nghệ thông tin và - 97 - truyền thông. Vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển các hoạt động cải tiến và đổi mới. Dahlman và Nelson (1995) định nghĩa khả năng hấp thụ của quốc gia là “khả năng học, bổ sung các công nghệ và kỹ năng phù hợp các quốc gia phát triển”. Khả năng hấp thụ quốc gia còn lớn hơn tổng khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước và bao gồm năng lực của nguồn nhân lực phát triển các kỹ năng mới nói chung và kỹ năng quản trị nói riêng, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển trong môi trường cạnh tranh. Thực vậy, khả năng hấp thụ trong nghiên cứu này còn chỉ ra cách mà người dân địa phương hưởng lợi để phát triển các kỹ năng của họ thông qua các dòng FDI do các công ty đa quốc gia mang đến. Nếu nền kinh tế chỉ ra sự tiến bộ về công nghệ, có nghĩa là nền kinh tế đã chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia sang các công ty trong nước và đã phát triển được nguồn nhân lực mà dựa vào nó để phát triển nền kinh tế hướng theo năng suất. Điều này được gọi là hiệu ứng lan tỏa của FDI. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam luôn đổi mới và ban hành các chính sách tiến bộ để thu hút nguồn vốn FDI từ các quốc gia trên thế giới. Kết quả cho thấy là từ sau đổi mới vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật, mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt và Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình từ một quốc gia kém phát triển. Với nguồn vốn FDI thu hút ngày càng nhiều thì liệu nó có đóng vai trò tích cực hay không cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam là điều mà các nhà nghiên cứu mong muốn làm rõ. Mục tiêu của chương này là kiểm tra quan hệ giữa FDI với các yếu tố có đóng góp đến tăng trưởng kinh tế; đồng thời thông qua phương pháp GMM Arellano-Bond và phương pháp PMG, luận án phân tích sự tác động của FDI và các biến quan sát khác lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. - 98 - Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, kết cấu chương này ngoài phần giới thiệu, phần 4.2 mô tả dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu; phần 4.3 trình bày kết quả thực nghiệm; phần 4.4 là thảo luận kết quả ước lượng và cuối cùng 4.5 là kết luận. 4.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu 4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Từ phương trình thực nghiệm 3.4, đề tài luận án sử dụng dữ liệu bảng của 43 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO, 2013). Các tỉnh thành được nghiên cứu trong mô hình là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng. Để đảm bảo tính đồng nhất và tin cậy khi thực hiện kiểm định, dữ liệu được xử lý và chuyển hóa sao cho phù hợp với tính chất của biến trong mô hình định lượng. Trong quá trình xử lý, phải loại bỏ một số địa phương do số liệu về các biến không đảm bảo và không đáp ứng ước lượng. Bên cạnh đó, cơ sở để lựa chọn dữ liệu ở các địa phương đưa vào mô hình nghiên cứu, dựa vào số liệu thống kê của tất cả các tỉnh thành (63 tỉnh thành) có thể phục vụ cho nghiên cứu (đầy đủ), các địa phương được lựa chọn mang tính đại diện cho các vùng của Việt Nam (6 vùng, như giới thiệu chi tiết ở chương 2), thể hiện chủ yếu trên các mặt: dòng vốn FDI, tăng trưởng kinh tế và các biến liên quan được thể hiện trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời số liệu của các địa phương được sử dụng đảm bảo tính liên kết vùng (số liệu các địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm đều được sử dụng phục vụ thực nghiệm, trừ tỉnh Cà Mau). - 99 - Bảng 4.1 mô tả ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình thực nghiệm bao gồm biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế) và các biến độc lập. Bảng 4.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình tăng trưởng kinh tế Tên biến Tăng trưởng kinh tế Ký hiệu GDP Cách tính và diễn giải Logarithm của GDP thực bình quân đầu người Đầu tư tư nhân PINV Logarithm của đầu tư tư nhân thực Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Logarithm của dòng vốn FDI thực Đầu tư công GIVN Đầu tư công/GDP. Bao gồm chi của địa phương và hỗ trợ từ TW Nguồn nhân lực LABO Số người trong độ tuổi lao động/dân số Thu thuế BREV Thu thuế ngân sách/GDP, được dẫn xuất của thu địa phương và chuyển giao của TW Chi thường xuyên CBEXP Chi thường xuyên/GDP Độ mở thương mại OPEN Tổng xuất khẩu và nhập khẩu/GDP Cơ sở hạ tầng TELE Logarithm của số thuê bao bình quân điện thoại cố định và di động trả sau Chỉ số giá tiêu dùng CPI Logarithm của chỉ số giá tiêu dùng Khoảng cách công nghệ Đặc tính địa phương Sự phát triển của địa phương (GDP địa phương – GDP cả nước)/GDP cả nước Dựa vào phân loại đô thị, kinh tế địa GEO phương Dựa vào điều tiết nguồn thu của địa WEALTH phương về ngân sách TW GAP Nguồn: Tác giả tổng hợp Mô tả thống kê các biến của mô hình, cho thấy có những điểm cần quan tâm. Thứ nhất, GDP ở trung bình 1,33, mức cao nhất đạt 4,06 và thấp nhất 0,15, độ lệch chuẩn là 0,66. Thứ hai, FDI đạt trung bình ở 4,53, cao nhất đạt 9,10 thấp nhất -3,9 (dấu âm do lấy log của giá trị nhỏ) và độ lệch chuẩn ở 2,23. Thứ ba, giá trị cực đại của đầu tư công là 180.67% thuộc về tỉnh Quãng Ngãi (xem phụ lục 4.1). - 100 - 4.2.2. Kiểm định hệ số tương quan Căn cứ vào lý thuyết kiểm định hệ số tương quan Pearson giữa các biến (xem phụ lục 3.1). Kết quả thống kê hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thực nghiệm cho thấy hầu hết các cặp biến đều có mối quan hệ ý nghĩa thống kê nhỏ hơn hoặc bằng 5%. Trong đó, các cặp biến có mối tương quan mạnh (TELE, PINV) và (TELE, GDP), thể hiện việc đầu tư của tư nhân được sử dụng vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, còn ở các cặp biến còn lại mức độ tương quan là trung bình, vì thế việc sử dụng tất cả các biến này trong mô hình là phù hợp (Evans, 1996) (xem bảng 4.2). OPEN 1 -.00 GAP TELE 1 .11* .21* CPI CBEXP 1 .40* .38* .23* BREV 1 .10* 1 -.15* -.11* 1 .49* -.13* .06 1 -.30* .30* .33* -.12* 1 .54* .30* -.05 .41* .06* .54* .14* -.16* .42* -.17* .15* .35* .01 .07* .16* .40* -.27* -.20* .37* -.30* GINV 1 .49* .33* -.19* .30* -.11* 0.82* .40* 0.27* .12* LABO 1 .62* .65* .08* -.22* .54* -.22* .72* .45* .28* .73* FDI PINV GDP PINV FDI LABO GINV BREV CBEXP TELE OPEN CPI GAP GDP Bảng 4.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 1 : Ý nghĩa ở mức <, = 5% (*) 4.2.3. Kiểm định tính dừng Căn cứ vào lý thuyết về kiểm định tính dừng (xem phụ lục 3.2). Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Fisher độ trễ bằng 2 có và không có xu thế với thuộc tính Augmented Dickey Fuller test và thuộc tính Phillips-Perron test thể hiện ở Bảng 4.3. Theo đó, hầu hết các biến gốc đều dừng ở mức ý nghĩa 1% và 5%, ngoại trừ biến GDP và GAP. Cho nên đề tài tiếp tục dùng kiểm định Fisher để kiểm định tính dừng ở sai phân của biến GDP và biến GAP. Kết quả cho thấy biến sai phân GDP - 101 - và GAP đều dừng ở mức ý nghĩa 1% trong cả hai trường hợp sử dụng kiểm định Fisher với thuộc tính Augmented Dickey Fuller và Phillips-Perron. Bảng 4.3. Kiểm định tính dừng của các biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Biến Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế GDP 1.0000 0.8620 1.0000 0.1276 PINV 0.2373 0.0000*** 0.5054 0.0000*** FDI 0.3361 0.0000*** 0.0002*** 0.0000*** LABO 0.9314 0.0001*** 1.0000 0.0000*** GINV 0.0018** 0.0190** 0.0111** 0.0549* BREV 0.3450 0.0004*** 0.0005*** 0.0216** CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** TELE 0.0093*** 1.0000 0.0000*** 1.0000 OPEN 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0069*** CPI 1.0000 0.9978 0.0000*** 0.0000*** GAP 0.9999 0.9267 1.0000 0.9932 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% 4.3. Kết quả thực nghiệm 4.3.1. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Như lý thuyết đã đề cập, FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều ngang và chiều dọc. Mục đích của kiểm này nhằm xác định hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và theo chiều dọc của FDI được thể hiện qua mối quan hệ hai chiều giữa FDI và các nhân tố: đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và khoảng cách công nghệ. Để xác định mối quan hệ hai chiều giữa hai biến, đề tài sử dụng mô hình kiểm định nhân quả Granger ràng buộc hơn, theo đó ngoài biến độc lập ở dạng gốc thì mô hình còn sử dụng thêm hai biến trễ bậc 1 và 2 của biến gốc đó. Ý nghĩa của mối quan hệ được xác lập thông qua mức ý nghĩa của kiểm định Wald (kiểm định F) và các ý nghĩa riêng phần của một trong các hệ số hồi qui. - 102 Bảng 4.4 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Biến phụ thuộc Biến độc lập Biến gốc Biến trễ (-1) Biến trễ (-2) Cons Wald test Dòng vốn FDI Đầu tư tư nhân .2941381 .2896948 .4119076** -210.13*** 0.0000*** Đầu tư tư nhân Dòng vốn FDI .174868*** .065360*** .072092** 547.132*** 0.0000*** Dòng vốn FDI Nguồn nhân lực 11.3636*** 3.51957 3.564486 -503.59*** 0.0000*** Nguồn nhân lực Dòng vốn FDI .010971*** .004749*** .0047108*** 43.4384*** 0.0000*** Dòng vốn FDI Thu thuế .009082*** .0044715 -.002188 13.2608*** 0.0000*** Thu thuế Dòng vốn FDI 11.3636*** 3.519576 3.564486 -503.59*** 0.0001*** Dòng vốn FDI Cơ sở hạ tầng -.0072014 .0837602 .7246103*** 105.482*** 0.0000*** Cơ sở hạ tầng Dòng vốn FDI .277193*** .105524*** .0632116** 277.556*** 0.0000*** Dòng vốn FDI Độ mở thương mại .348995*** .0692676 .2768113** 406.531*** 0.0000*** Độ mở thương mại Dòng vốn FDI .087995*** .0436394 .0504851** 2.195525 0.0000*** Dòng vốn FDI Công nghệ .3445679 .0915962 .4999911** 463.125*** 0.0000*** Công nghệ Dòng vốn FDI .028279** .014101 .0043598 -22.007*** 0.0009*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 103 - Kết quả trong Bảng 4.4 chỉ ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và khoảng cách công nghệ. Điều này cho thấy dòng vốn FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa đến các nhân tố làm tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến đầu tư tư nhân, tác động nâng cao nguồn nhân lực, tạo nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, mở rộng độ mở thương mại và nâng cao trình độ phát triển. Tiếp đến, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond để ước lượng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 4.3.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond Qua phân tích ở chương 2, cho thấy FDI có xu hướng tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi về tính chất của đô thị cũng như mức độ phát triển của địa phương (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội). Từ thực tế đó, đề tài muốn kiểm định đặc tính của dòng vốn FDI vào Việt Nam thông qua việc sử dụng các biến công cụ: WEALTH: Đo lường trình độ phát triển và sự giàu có của tỉnh/thành. Căn cứ vào tình hình thực tiễn Việt Nam đồng thời dựa vào tỷ lệ điều tiết nguồn thu của địa phương về ngân sách TW để dẫn xuất cho trình độ phát triển và sự giàu có của các địa phương. Cụ thể, tỷ lệ điều tiết nguồn thu của địa phương về ngân sách TW trên 60% mã hóa là 4; 50%-60% mã hóa 3; 10%-50% mã hóa 2; đến 10% mã hóa 1 và còn lại không điều tiết mã hóa 0 (xem phụ lục 4.2). GEO: Phản ánh đặc tính địa lý của địa phương. Biến kiểm soát này đo lường tính chất đô thị của địa phương. Trên thực tế, một số nghiên cứu đo lường đặc tính địa lý của địa phương bằng cách dùng biến giả (Wei K., 2008; Nguyen Phi Lan, 2006; Chien et al., 2012). Tuy nhiên, với ước lượng GMM sai phân kết quả sẽ bị chệch khi dùng biến giả mã hóa cho đặc tính đô thị của địa phương. Bởi vì, dùng Dummy 1, 0 khi sai phân thì Dummy sẽ bị triệt tiêu. - 104 - Thực tiễn trên, đề tài luận án căn cứ vào đặc điểm đô thị, kinh tế của các tỉnh/thành Việt Nam để phân chia đặc tính địa lý của địa phương: đối với đô thị loại đặc biệt được mã hóa là 4, thành phố trực thuộc TW là 3, các tỉnh thuộc kinh tế trọng điểm là 2 và trường hợp còn lại mã hóa là 1 (xem phụ lục 4.3). ∆FDI: Chênh lệch FDI của địa phương so với trung bình cả nước. ∆FDI đo lường mức độ thu hút FDI của địa phương so với trung bình quốc gia như thế nào. Từ các biến đo lường đặc tính địa phương, giúp khai thác thêm các thuộc tính của dòng vốn FDI và đo lường mối quan hệ giữa chúng với tăng trưởng kinh tế. Theo đó, đề tài luận án lần lượt tích hợp các biến đặc tính địa phương (GEO, WEALTH) với chênh lệch FDI (∆FDI) để đưa vào mô hình ước lượng: WEALTH*∆FDI: phản ánh dòng vốn FDI được hấp dẫn theo mức độ phát triển và sự giàu có của địa phương. WEALTH*GEO*∆FDI: phản ánh sự thu hút của dòng vốn FDI vừa theo đặc tính đô thị vừa thể hiện theo sự phát triển và giàu có của địa phương. Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến đặc tính địa phương của dòng vốn FDI Biến Obs. Mean Std. dev. Min Max Chênh lệch FDI 670 111.8934 727.5523 Đặc tính đô thị 670 1.586567 .8077346 1 4 Trình độ phát triển 670 .5149254 1.093089 0 4 FDI theo sự phát triển 670 191.6339 720.7636 -208.5566 6272.153 FDI theo đô thị và sự phát triển 670 641.4339 2695.194 -417.1131 25088.61 -274.3815 6272.153 Bảng 4.5 thể hiện thống kê mô tả các biến bổ sung được đề xuất. Theo đó, chênh lệch FDI của địa phương so với quốc gia có giá trị trung bình 111, mức cao nhất đạt 6272 và thấp nhất đạt -274. Biến ghép giữa chênh lệch FDI với đặc tính phát triển của địa phương có trung bình đạt 191. Biến ghép chênh lệch FDI với đặc tính đô thị - 105 - và mức độ phát triển địa phương có trị giá trung bình đạt 641, cao nhất 25088 và thấp nhất ở -417. Bên cạnh đó, độ trễ của biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế) cũng được quan tâm đưa vào phương trình ước lượng để nhận thấy mối liên hệ của tăng trưởng kinh tế năm nay tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế những năm sau đồng thời thể hiện tính hiệu quả khi sử dụng dữ liệu qua giai đoạn thời gian. Qua đó, đo lường tác động dây chuyền trong tăng trưởng. Đề tài sử dụng độ trễ 2 của biến phụ thuộc dựa vào đề xuất của Christophe Hurlin (2004). Theo đó, độ trễ phù hợp cho ước lượng thể hiện theo phương trình: 2*K + 5 < T. Trong đó: K là độ trễ, T là thời gian. Theo đề tài luận án T = 16, nên độ trễ cho phép nhỏ hơn 5 là hợp lý. Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi qui bằng phương pháp GMM Arellano-Bond dữ liệu bảng. Để xem xét tính bền vững của mô hình (robust) được sử dụng, đề tài quyết định thực hiện hồi qui ban đầu cho 9 biến (đầu tư tư nhân, FDI, nguồn nhân lực, đầu tư công, thu thuế, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng, chỉ số giá tiêu dùng, khoảng cách công nghệ) và biến độ trễ 1 và 2 của tăng trưởng. Sau đó thêm biến độ mở thương mại (mô hình 2), bổ sung biến FDI theo sự phát triển (mô hình 3) và tiếp tục bổ sung biến FDI theo đặc tính đô thị và sự phát triển (mô hình 4). Kết quả ước lượng theo phương pháp GMM cho thấy: Các biến thể hiện nội sinh khi ước lượng: FDI, đầu tư công, thu thuế (được thực hiện ở nội dung gmm), các biến thể hiện ngoại sinh là các biến còn lại: tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, khoảng cách công nghệ, FDI theo sự giàu có của địa phương, FDI vừa theo đặc tính đô thị và giàu có của địa phương (được thực hiện ở iv_instrument variable) khi thực hiện ước lượng theo mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Về tính tự tương quan chuỗi thì kiểm định Arellano-Bond bậc 2, AR(2) cho thấy các biến không có sự tương quan trong mô hình. - 106 Bảng 4.6 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương pháp GMM Arellano-Bond Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Mô hình 1 Coeff Mô hình 2 Prob Mô hình 3 Coeff Prob Coeff Prob Mô hình 4 Coeff Prob Tăng trưởng kinh tế (-1) .2766722 0.000*** .2674109 0.001*** .2679663 0.001*** .2249946 0.005*** Tăng trưởng kinh tế (-2) .1082713 0.078* .1072814 0.084* .1048672 0.096* .141283 0.024** Đầu tư tư nhân .2779348 0.000*** .2750409 0.000*** .2805962 0.000*** .2767417 0.000*** Dòng vốn FDI .0272221 0.023** .0328316 0.010*** .0319368 0.012** .0254382 0.040** Nguồn nhân lực .4645269 0.071* .4602516 0.075* .4542675 0.084* .5075249 0.042** Đầu tư công -.2197045 0.015** -.2029524 0.026** -.2055994 0.026** -.1823935 0.038** Thu thuế -.121127 0.171 -.1327604 0.145 -.1374301 0.137 -.0812087 0.377 * Chi thường xuyên .2896991 0.089 .2777896 0.106 .2656103 0.132 .2499709 0.138 Cơ sở hạ tầng .0322443 0.081* .0292126 0.119 .0281526 0.140 .0311138 0.086* .0197188 0.040** .0197031 0.043** .0213423 0.023** Độ mở thương mại Chỉ số giá tiêu dùng -.1340043 0.187 -.1236057 0.226 -.1256067 0.226 -.1087054 0.273 Khoảng cách công nghệ -.0019343 0.956 -.0087073 0.808 -.0082026 0.821 .0292234 0.424 .0026228 0.634 -.0211176 0.102 .0067636 0.072* FDI theo sự phát triển FDI theo đô thị và sự phát triển Obs 541 541 541 541 Sargan test 0.245 0.209 0.251 0.167 AR(2) 0.320 0.372 0.369 0.473 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 107 - Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cũng giúp đưa ra các nhận định về tính nội sinh và tác động riêng phần của các biến trong mô hình: Về kiểm định tính nội sinh của các biến trong mô hình, kiểm định Sargan khẳng định các biến công cụ được sử dụng trong GMM là ngoại sinh, tức không tương quan với phần dư. Về tác động riêng phần của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế), có ý nghĩa thống kê ở mức 1% thuộc về các biến đầu tư tư nhân, FDI; 5% các biến FDI, nguồn nhân lực, đầu tư công, độ mở thương mại; 10% các biến cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên, FDI theo đặc tính đô thị và sự phát triển của địa phương và không có ý nghĩa thống kê thuộc về các biến còn lại (thu thuế, chỉ số giá tiêu dùng, khoảng cách công nghệ, FDI theo đặc tính đô thị). Cả 4 trường hợp ước lượng ứng với 4 mô hình nghiên cứu đều cho gần như một kết quả, điều này có thể khẳng định mô hình có độ bền, kết quả gần như thể hiện sự nhất quán khi bổ sung các biến quan sát. 4.3.3. Ước lượng tính năng động của dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp PMG Đề tài luận án tiến hành ước lượng tính năng động của FDI và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở mở rộng thêm các biến liên kết đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, đầu tư công và thu thuế. Trước hết, tiến hành kiểm định đồng liên kết của các biến này bằng phương pháp Westerlund (2007). Westerlund (2007) đã phát triển bốn tiêu chuẩn kiểm định đồng liên kết cho dữ liệu bảng. Ý tưởng chính là kiểm định tính đồng liên kết bằng cách xác định xem liệu các đơn vị bảng có sự hiệu chỉnh sai số hay không. Xét mô hình hiệu chỉnh sai số sau: yit i + i1 yit 1+ i 2 yit 2 ... ip x it p + i yit 1 ip yit p i 0 xit + i1 xit 1 ... i xit 1 +uit Giả thuyết thống kê cho từng đơn vị bảng cũng như toàn bộ dữ liệu bảng: - 108 - H : 0 i H : 1 i 0 i 0 i αi là ước lượng của tốc độ hiệu chỉnh sai số đạt đến sự cân bằng trong dài hạn yit i i xit cho tất cả các chuỗi i. Các thống kê Gα và Gt kiểm định ý nghĩa thống kê cho trường hợp ở từng đơn vị bảng trong khi các thống kê Pα và Pt kiểm định ý nghĩa thống kê cho toàn bộ dữ liệu bảng. Việc bác bỏ giả thuyết H0 nên được xem như là bác bỏ tính đồng liên kết của toàn bộ dữ liệu bảng. Các tiêu chuẩn kiểm định có tính linh hoạt khá cao và cho phép đặc tính hoàn toàn không đồng nhất trong quá trình hồi qui các biến trong ngắn hạn và dài hạn của mô hình hiệu chỉnh sai số. Bảng 4.7 Kiểm định đồng liên kết Westerlund Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Gt Gα Pt Pα Đầu tư tư nhân 0.000*** 0.000*** 0.024** 0.000*** Dòng vốn FDI 0.049** 0.000*** 0.000*** 0.000*** Nguồn nhân lực 0.000*** 0.000*** 0.000*** 0.000*** Đầu tư công 0.000*** 0.000*** 0.042** 0.000*** Thu thuế 0.000*** 0.000*** 0.000*** 0.000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% Ý tưởng chính là kiểm định sự không tồn tại tính đồng liên kết bằng cách xác định xem liệu các đơn vị bảng có sự hiệu chỉnh sai số hay không. Kết quả kiểm định đồng liên kết ở bảng 4.7 cho thấy các biến đầu tư tư nhân, FDI, lao động, đầu tư công và thu thuế có đồng liên kết với tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến, đề tài luận án thực hiện ước lượng PMG. Kết quả hồi qui bằng mô hình vector đồng liên kết PMG được thể hiện trong Bảng 4.8. Bảng kết quả hồi quy PMG cho thấy trong dài hạn tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê tác động lên tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Thể hiện, tăng trưởng kinh tế có hội tụ cao từ các yếu tố đầu tư và nguồn nhân lực. - 109 - Trong ngắn hạn, có biến đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại có tác động ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, trong ngắn hạn thể hiện hệ số điều chỉnh có ý nghĩa, thế nhưng với hệ số tương quan dương cho thấy dưới tác động của các cú sốc khiến cho tăng trưởng kinh tế bị trượt khỏi xu hướng cân bằng dài hạn. Vả lại, hệ số điều chỉnh thấp (0,07) có nghĩa là tốc độ điều chỉnh thấp. Bảng 4.8 Ứớc lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG Các vector đồng liên kết dài hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Coeff Std Prob Đầu tư tư nhân .857587 .0341448 0.000*** Dòng vốn FDI .2261728 .0111446 0.000*** Nguồn nhân lực 1.979529 .4777566 0.000*** Đầu tư công -.9955448 .1043565 0.000*** Thu thuế 1.281256 .1958856 0.000*** Tính năng động ngắn hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Hệ số hiệu chỉnh .077029 .0369953 0.037** ∆ Đầu tư tư nhân .0441492 .0215416 0.040** ∆ Dòng vốn FDI .0027944 .0059165 0.637 ∆ Nguồn nhân lực .5851676 .4183117 0.162 ∆ Đầu tư công -.3715918 .2301211 0.106 ∆ Thu thuế .0264173 .1017784 0.795 Cơ sở hạ tầng .0536323 .0155385 0.001*** Độ mở thương mại -.1806536 .1027232 0.079* Cons 33.05121 16.90499 0.051* Obs Log Likelihood 627 -1455.111 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 110 - 4.4. Thảo luận kết quả ước lượng (1) Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Hồi quy với phương pháp GMM Arellano-Bond, kết quả thể hiện tác động riêng phần của FDI đối với tăng trưởng kinh tế rất đáng kể và nhất quán cho cả bốn mô hình nghiên cứu, thể hiện tính bền vững của mô hình. Cụ thể ước lượng với mô hình 1 (các biến: FDI, đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, đầu tư công, thu thuế, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng, chỉ số giá tiêu dùng, khoảng cách công nghệ, độ trễ 1 và 2 của tăng trưởng kinh tế) cho thấy mức độ tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 5%. Trong mô hình 2 (bổ sung biến độ mở thương mại vào mô hình 1), mức độ tác động riêng phần của FDI đối với tăng trưởng kinh tế vẫn tương đương, với mức ý nghĩa 1%. Trong mô hình 3 (bổ sung thêm biến tích hợp của FDI theo mức độ phát triển và giàu có của của địa phương), tác động riêng phần của FDI đến tăng trưởng kinh tế gần như không thay đổi, với mức ý nghĩa 5%. Trong mô hình 4 (bổ sung thêm biến tích hợp của FDI vừa theo đặc tính địa phương vừa theo sự phát triển và giàu có của địa phương), tiếp tục thể hiện tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế, ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả ước lượng cho thấy sự nhất quán và tính bền vững của mô hình về tác động riêng phần của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kiểm tra tính năng động dài hạn theo phương pháp PMG, kết quả cho thấy tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Điều đó thể hiện nguồn FDI có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng ở tổng thể vùng của Việt Nam, có sự hội tụ mạnh của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó Việt Nam cần có những ưu tiên khai thác nguồn vốn này để tiếp tục phục vụ tăng trưởng kinh tế cũng như khai thác những tác động lan tỏa của FDI. Tuy nhiên, cũng từ kết quả ước lượng theo phương pháp PMG trong ngắn hạn, tác động tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế không được xác lập, thể hiện qua kết quả ước lượng không có ý nghĩa thống kê, điều này thể hiện sự thiếu bền vững trong ngắn hạn về hiệu ứng của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng vùng của Việt Nam. - 111 - Kết quả tác động dương đáng kể của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở kết luận này phù hợp với mô hình lý thuyết Cobb-Douglas mở rộng, phù hợp với lý thuyết tăng trưởng kinh tế ngoại sinh cũng như lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, các lý thuyết đều ghi nhận sự tác động tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nhận định tác động cùng chiều của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế tổng vùng của Việt Nam ở phần này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong nước (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Bang Vu, 2008; Le Viet Anh, 2009; Sajid và Nguyen, 2010; Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010; Chien et al., 2012; Chien và Linh, 2013). Tương tự, các nghiên cứu ở nước ngoài (Hsiao, 2006; Wei K., 2008; Aviral Kumar Tiwari, 2010; Kevin Williams, 2010; Jiang Jianming, 2011; Aviral Kumar Tiwari, 2011; Mihai Daniel Roman, 2012; Mahnaz Rabiei, 2012). Theo đó, các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh nguồn vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư thông qua tác động trực tiếp cũng như tác động lan tỏa gián tiếp thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh, tính gắn kết trong kinh doanh cũng như học hỏi cách thức kinh doanh từ các doanh nghiệp FDI. Điều này cũng được ủng hộ bởi Bhissum Nowbutsing (2009). Từ kết quả này, góp phần quan trọng để tiếp tục khẳng định vai trò cần thiết của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như đối với các nước đang phát triển khác nói chung và các quốc gia cần có đánh giá cũng như giải pháp xác đáng để thu hút dòng vốn này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cần có những chính sách, thể chế để khai thác tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng trong ngắn hạn. (2) FDI theo đặc tính đô thị và mức độ phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế Dòng chảy của vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt, thậm chí khác biệt lớn giữa các địa phương (chương 2 đã thực hiện mô tả số liệu thực trạng). Điều này cho thấy - 112 - cần nghiên cứu định lượng về mức độ tác động của đặc tính dòng vốn FDI vào Việt Nam, để có cơ sở đưa ra kết luận mang tính thuyết phục cao. Bằng phương pháp hồi quy GMM Arellano-Bond, có cơ sở khẳng định những địa phương với trình độ phát triển cao và đặc tính đô thị hiện đại, thì đóp góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế được hiện diện rõ, với tác động dương, ở mức ý nghĩa 10% (xem bảng 4.6, mô hình 4). Đây là điểm đặc thù của đề tài luận án vì các công trình thực nghiệm trước đây chưa đưa các đặc điểm này vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Trong thực tế, những địa phương có đặc tính đô thị thuận lợi (loại đặc biệt) hay đạt mức độ phát triển và giàu có cao (đóng góp lớn cho NSNN) như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội thì tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế tích cực và đáng kể. Từ kết quả này, góp phần quan trọng khi khuyến nghị giải pháp cũng như đóng góp hoàn thiện về mặt lý thuyết cho mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế sẽ trình bày ở chương 7. (3) Tác động của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu giúp khẳng định đầu tư tư nhân có tác động dương đáng kể đến tăng trưởng cả trong ngắn hạn, dài hạn và đạt được ở cả hai phương pháp ước lượng GMM sai phân và PMG. Theo phương pháp ước lượng GMM, đầu tư tư nhân có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời còn thể hiện tính nhất quán và bền của cả bốn mô hình ước lượng. Theo kết quả, đầu tư tư nhân tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với cả 4 mô hình, ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả thể hiện tính hiệu quả rõ nét của nguồn lực tư nhân trong tăng trưởng bên cạnh các nguồn lực đầu tư khác trong nền kinh tế. Phương pháp hồi quy PMG trong ngắn hạn, thể hiện đầu tư tư nhân tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 5%. Trong dài hạn, với mức ý nghĩa 1%, đầu tư tư nhân có đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả thể hiện hội tụ đáng kể của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. - 113 - Kết quả nghiên cứu khẳng định tác động dương của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở mô hình nghiên cứu lý thuyết Cobb-Douglas, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI và tăng trưởng kinh tế cũng khẳng định tác động cùng chiều của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng (Manh Vu Le và Terukazu Suruga, 2005; Nicholas Apergis et al., 2008). (4) Nguồn nhân lực tác động đến tăng trưởng kinh tế Kết quả hồi quy GMM cho thấy, nguồn nhân lực có tác động dương, đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời kết quả ước lượng còn cho thấy tính bền của mô hình nghiên cứu khi bổ sung các biến quan sát kết quả tác động thay đổi không đáng kể, với mức ý nghĩa 10% (đối với mô hình 1, 2, 3) và mức ý nghĩa 5% (đối với mô hình 4). Đồng thời kết quả ước lượng PMG còn thể hiện sự hội tụ của nguồn nhân lực trong tăng trưởng dài hạn với mức độ mạnh ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, đặc tính năng động ngắn hạn thể hiện sự thiếu bền vững, thông qua ý nghĩa thống kê không được xác nhận. Kết quả nghiên cứu này tiếp tục khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển đất nước, nhất là các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu phù hợp với mô hình Cobb-Douglas; lý thuyết tăng trưởng nội sinh cũng đã khẳng định nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI và tăng trưởng kinh tế cũng khẳng định tác động dương của nguồn nhân lực đến tăng trưởng (Aleksynska et al., 2003; Barro và Sala-i-Martin, 2004; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2010; Elboiashi Hosein Ali, 2011; Mahnaz Rabiei và Zohreh Ghavam Masoudi, 2012). (5) Thu thuế tác động đến tăng trưởng kinh tế Kết quả ước lượng theo phương pháp PMG cho thấy thu thuế tương quan dương với tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Điều này minh chứng việc thu thuế ở mức độ chấp nhận được có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên với phương pháp hồi quy GMM, cũng như tính năng động ngắn hạn thì kết quả không - 114 - có ý nghĩa để giải thích, điều đó cho thấy biến thu thuế tác động cùng chiều đến tăng trưởng thiếu bền vững. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng dấu của luận án và Barro (1990). Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế, Hongxu Wei (2010) ghi nhận tác động nghịch chiều của thu thuế đối với tăng trưởng. Trên thực tiễn, nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế, các học giả thường ít quan tâm sử dụng biến thu thuế trong mô hình thực nghiệm, nên kết quả của luận án cũng có nét đặc thù về biến kiểm soát này. (6) Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế Kết quả hồi quy cho thấy đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế, không như kỳ vọng về dấu của đề tài với cả hai phương pháp ước lượng. Theo phương pháp GMM, tác động âm của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế mức thấp nhất 0,18% (mô hình 4) và tác động âm mạnh nhất 0,21% (mô hình 1), cùng mức ý nghĩa 5%. Kết quả ước lượng theo phương pháp PMG cho thấy: trong dài hạn 1% tăng đầu tư công tác động giảm tăng trưởng kinh tế 0,99% (mức ý nghĩa 1%). Kết quả này thể hiện đầu tư công không hiệu quả ở Việt Nam thời gian qua, phù hợp trên thực tiễn, khi nhiều chuyên gia cũng nhận định sự không hiệu quả của nhiều dự án đầu tư từ NSNN. “Thực tế quản lý đầu tư công trong thời gian qua cho thấy lãng phí, thất thoát có nhiều nguyên nhân khác nhau như: do buông lỏng quản lý, đầu tư dàn trãi, tham nhũng, bớt xén trong thi công, …” Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh trình bày trong tờ trình về dự án Luật Đầu tư công trước Quốc Hội ngày 16 tháng 11 năm 2013. Kết quả nghiên cứu này thể hiện sự phù hợp với một số nghiên cứu ở nước ngoài (Khan và Kumar, 1997; Borensztein et al., 1998; Kinoshita và Campos, 2002; Hermes và Lensink, 2003; Durham, 2004; Elboiashi Hosein Ali, 2011). Các tác giả - 115 - cho rằng khi đầu tư công được tài trợ bởi tăng thuế, nó có thể tiếp tục tăng bóp méo của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, tăng chi phí đầu vào và do đó giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư công có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nếu hướng tới các hoạt động như cải thiện cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn con người (Cassou và Lansing, 2001; Blankeanu, 2003; Blankenau và Simpson, 2004). Gần đây, các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam về FDI và tăng trưởng kinh tế cũng ghi nhận tác động cùng chiều của đầu tư công đến tăng trưởng (Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010; Chien et al., 2012) và Sajid và Nguyen (2010) thì khẳng định chi tiêu công không có ý nghĩa thống kê để giải thích tác động đến tăng trưởng kinh tế khi nghiên cứu về FDI và tăng trưởng ở Việt Nam. (7) Chi thường xuyên tác động đến tăng trưởng kinh tế Kết quả hồi quy với mô hình GMM cho thấy chi thường xuyên tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, với ý nghĩa 10% ở mô hình 1. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2013) khi nghiên cứu chính sách tài khóa gắn với tăng trưởng kinh tế, cho thấy tác động của tổng thể chi thường xuyên đối với tăng trưởng kinh tế cũng như khi nghiên cứu các thành phần của chi thường xuyên (chi cho giáo dục, chi cho khoa học, chi cho y tế) đều có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tính bền của mô hình không được ghi nhận, khi phương pháp ước lượng GMM theo mô hình 1, 2, 3 không có ý nghĩa thống kê, thể hiện đặc tính không nhất quán của chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Điều này phù hợp với thực tiễn vì tùy thuộc vào bản chất của chi thường xuyên, tùy theo từng giai đoạn cụ thể sẽ làm thay đổi tác động tích cực của chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế, các học giả chưa quan tâm cơ cấu biến chi thường xuyên trong mô hình ước lượng để đánh giá tác động đến tăng trưởng, nên kết quả này của luận án cũng thể hiện nét đặc trưng riêng. - 116 - (8) Cơ sở hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với ý nghĩa 10% ở mô hình 1 và mô hình 4 của ước lượng theo phương pháp GMM. Trong điều kiện của Việt Nam là nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, nên quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng rất có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế, thể hiện rõ nét ở các công trình hạ tầng cơ sở đi vào hoạt động góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương, khu vực cũng như của cả nước. Thực tiễn đã chứng minh các công trình hạ tầng cơ sở điển hình như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Tiền Giang đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, do phát triển về cơ sở hạ tầng nhanh chóng, nên đôi khi tác động của nó đến kinh tế khó ghi nhận, không nhất quán và khó ổn định. Về tác động cùng chiều của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng từ kết quả nghiên cứu này cũng được sự ủng hộ của Asiedu (2002), Ancharaz (2003), Lumbila (2005) và Elboiashi Hosein Ali (2011) khi nghiên cứu về FDI và tăng trưởng. Tuy nhiên, tính bền của mô hình không được đảm bảo, khi mô hình ước lượng 2 và 3, biến cơ sở hạ tầng không có ý nghĩa thống kê để phục vụ thảo luận kết quả. Điều đó, thể hiện tác động tích cực của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thiếu nhất quán, phụ thuộc vào từng giai đoạn (thời kỳ) cụ thể và điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước đang phát triển. (9) Độ mở thương mại tác động đến tăng trường kinh tế Theo mô hình GMM, độ mở thương mại có tác động đến dương đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, mô hình còn được thể hiện tính nhất quán và tính chặt qua các biến quan sát được bổ sung vào mô hình nghiên cứu. Kết quả thể hiện độ mở thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tổng thể vùng của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tiễn thời gian qua, khi Việt Nam thực thi chính sách mở cửa kinh tế mà điểm nhấn là năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. - 117 - Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Romer (1986) và Lucas (1988) đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự gia tăng trong xuất khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Grossman và Helpman (1991) và Barro và Sala -I- Martin (2004) đã lập luận rằng một chế độ thương mại cởi mở hơn dẫn đến một khả năng lớn hơn để hấp thụ tiến bộ công nghệ và hàng hóa xuất khẩu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về FDI và tăng trưởng kinh tế cũng có nhận định tác động cùng chiều của độ mở thương mại đến tăng trưởng (Balasubraman et al., 1996; Blomstrom và Kokko, 1998; Makki và Somwaru, 2004; Dukhabandhu Sahoo, 2004; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2011; Mahnaz Rabiei và Zohreh Ghavam Masoudi, 2012). 4.5. Kết luận Tác động của FDI và các nhân tố kiểm soát khác đến tăng trưởng kinh tế luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, thể hiện ở số lượng cũng như mức độ đầu tư của các tác giả thời gian qua. Trong điều kiện Việt Nam, chương 4 đã nghiên cứu chi tiết tác động của FDI và các biến quan sát khác tác động đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tổng thể vùng bằng phương pháp GMM Arellano Bond và phương pháp PMG. Kết quả chỉ ra rằng, xét tác động tổng thể của mô hình nghiên cứu cho thấy có ý nghĩa tổng quát khi nghiên cứu các quan sát tác động đến tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu riêng phần cho thấy FDI tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, mức độ bền của mô hình cũng được khẳng định. Bên cạnh đó, các nhân tố đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, độ mở thương mại, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng cũng có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư công không hiệu quả, tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhiều nghiên cứu trước ở Việt Nam, cũng như nước ngoài. Một số mang tính đặc trưng của đề tài (FDI theo đặc tính vùng miền tác động dương, đầu tư công tác động âm, chi thường xuyên không nhất quán, thu NSNN tác động dương đến tăng trưởng). Kết quả ước lượng là căn cứ khoa học quan trọng để gợi ý chính sách trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới và sẽ được thực hiện ở chương 7. - 118 - CHƯƠNG 5 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LỰA CHỌN VÙNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt Nhiều nghiên cứu xác nhận dòng vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua tác động trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua hiệu ứng lan tỏa. Phần lớn các nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế tập trung vào từng quốc gia hoặc nhóm các quốc gia trong khi nghiên cứu cho trường hợp các vùng trong một quốc gia không được quan tâm nghiên cứu phổ biến. Tác động của FDI và các nhân tố lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng có những đặc điểm giống nhau và khác nhau. Điều này được thể hiện trong các mô hình nghiên cứu để phát hiện các đặc tính hội tụ và phân kỳ giữa các vùng (Wei K., 2008; Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden, 2010). Thông qua phương pháp hồi quy GMM Arellano-Bond dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG, chương này nghiên cứu tác động của FDI và các nhân tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng và liên kết vùng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. Kết quả cho thấy giữa các vùng/liên kết vùng có những đặc tính hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các nhân tố lên tăng trưởng kinh tế, mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng, liên kết vùng có sự khác biệt. 5.1. Giới thiệu Nền kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc từ khi thực hiện chính sách mở cửa năm 1986. Chính phủ Việt Nam đã và đang thi hành các chính sách cải cách về thể chế và điều hành vĩ mô để thu hút nguồn FDI từ các nước trên thế giới. Kết quả đã đưa Việt Nam từ quốc gia có mức thu nhập thấp sang quốc gia có mức thu nhập trung bình, đời sống người dân được cải thiện và tốc độ xóa đói giảm nghèo ấn tượng. Việc này cho thấy FDI cùng với các nhân tố về thể chế, chính sách - 119 - vĩ mô đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Các vùng kinh tế ở Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế và mức sống chênh lệch một cách rõ rệt. Các vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam như các tỉnh Đông Nam Bộ và phía Bắc như các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có mức sống và tốc độ phát triển cao hơn các vùng kinh tế còn lại. Chính vì vậy mà mỗi khu vực có các chính sách thu hút nguồn đầu tư, trong đó có FDI khác nhau và đôi khi có tính cạnh tranh lẫn nhau. Nghiên cứu về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng Trung Quốc của Wei K. (2008) cho thấy tác động này ở mỗi vùng có sự khác biệt, nghĩa là có vùng FDI mang lại tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa nhưng cũng có vùng thì không tác động. Liệu tác động có ý nghĩa của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam có giống nhau hay không và có cùng một phương thức vận hành hay không là điều mà các nhà làm chính sách cần nắm rõ. Bằng phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond và PMG dữ liệu bảng, chương này phân tích tác động của FDI và các nhân tố thể chế, chính sách lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1997-2012. Bố cục của chương gồm: phần 5.2 dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu; phần 5.3 kết quả thực nghiệm; phần 5.4 thảo luận kết quả ước lượng và phần 5.5 là kết luận. 5.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu 5.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Từ thực tiễn về đối tượng không gian nghiên cứu vùng và liên kết vùng được trình bày ở Phạm vi nghiên cứu của phần Mở đầu. Đề tài tiến hành kiểm định tác động của FDI và các biến kiểm soát đến tăng trưởng kinh tế riêng biệt vùng cũng như liên kết các vùng ở Việt Nam. Dữ liệu bảng được tập hợp và chuyển hóa phù hợp cho không gian vùng từ 43 tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 1997-2012 của Tổng Cục Thống kê để phục vụ mô hình nghiên cứu thực nghiệm (phương trình 3.4). - 120 - Không gian dữ liệu được thực hiện trên cơ sở phân chia các vùng kinh tế xã hội Việt Nam, kết hợp với đặc tính dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng. Từ đó, đề tài luận án thực nghiệm đối với 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trụng Bộ-Duyên hải miền Trung. Các vùng kinh tế xã hội có những đặc điểm tiệm cận nhau về địa lý, điều kiện hỗ trợ, liên kết cùng phát triển. Đồng thời dựa vào những quy định của nhà nước trong việc phát triển mang tính liên kết vùng và căn cứ dữ liệu phục vụ nghiên cứu, đề tài thực nghiệm 3 liên kết vùng: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phương pháp ước lượng sử dụng biến quan sát ∆FDI để đo lường chênh lệch của FDI địa phương (tỉnh/thành) so với vùng (trường hợp nghiên cứu vùng) và so với liên kết vùng (trường hợp ước lượng liên kết vùng thành miền Bắc-miền Trungmiền Nam). Hai biến kiểm soát GEO, WEALTH đo lường đặc tính đô thị, sự phát triển và giàu có của các địa phương được diễn giải như phần 4.3.2 ở chương 4. 5.2.2. Kiểm định hệ số tương quan Kết quả kiểm định hệ số tương quan các vùng và liên kết vùng cho thấy hầu hết các cặp biến đều có ý nghĩa thống kê <, = 5%. Theo Evans (1996), hệ số tương quan chấp nhận được ở mức dưới 0,8, tham chiếu theo mô hình thực nghiệm đa số các cặp biến đều thỏa mãn. Bên cạnh đó, các vùng và liên kết vùng cũng tồn tại các cặp biến có hệ số tương quan cao: Vùng đồng bằng sông Hồng (cơ sở hạ tầng và tăng trưởng); Trung du miền núi phía Bắc và liên kết vùng miền Bắc có biến đầu tư tư nhân, khoảng cách công nghệ, cơ sở hạ tầng với tăng trưởng. Liên kết vùng thuộc miền Trung các cặp biến có hệ số tương quan cao (cơ sở hạ tầng và đầu tư tư nhân). Liên kết vùng miền Nam, các cặp biến có hệ số tương quan cao (khoảng cách công nghệ và tăng trưởng) và (cơ sở hạ tầng và đầu tư tư nhân). Xét tổng thể, các biến trong mô hình nghiên cứu đảm bảo cho ước lượng (xem phụ lục 5.1). 5.3. Kết quả thực nghiệm 5.3.1. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam - 121 Bảng 5.1 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương pháp GMM Arellano-Bond ở các vùng Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Đồng Bằng Sông Hồng Coeff Prob Trung du phía Bắc Coeff Prob Bắc Trung Bộ miền Trung Coeff Prob Tăng trưởng kinh tế (-1) .4861972 0.000*** .730664 0.000*** .7050014 0.000*** Đầu tư tư nhân .0641201 0.068* .0102313 0.673 .0447356 0.005*** Dòng vốn FDI .0174596 0.087* -.0059049 0.456 -.0059989 0.353 Nguồn nhân lực 1.257629 0.022 -.0162727 0.956 .3522824 0.088* Đầu tư công .0941985 0.518 .0175416 0.844 .052243 0.182 Thu thuế -.0406418 0.740 .0668194 0.522 .1098181 0.122 Chi thường xuyên -.0389153 0.855 .0680725 0.577 -1.32038 0.001*** ** Cơ sở hạ tầng .060561 0.002*** .0622703 0.007*** .0677042 0.000*** Độ mở thương mại .0255874 0.079* -.0033557 0.670 .0054354 0.778 Chỉ số giá tiêu dùng -.099214 0.372 .0940751 0.322 -.2135385 0.019** Khoảng cách công nghệ .5452717 0.000*** .6926031 0.018** .4765437 0.003*** FDI theo đặc tính đô thị NA NA .0072199 0.370 .0054616 0.304 NA -.0017349 0.883 FDI theo mức độ phát triển Obs .0021682 0.804 NA 117 112 127 Sargan test 0.205 0.358 0.154 AR(2) 0.716 0.217 0.104 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 122 - Kết quả ước lượng theo phương pháp GMM Arellano-Bond ở các vùng cho thấy các đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế, FDI và các biến kiểm soát tác động rất khác nhau lên tăng trưởng giữa các vùng ở Việt Nam. Vùng Đồng bằng sông Hồng, các biến có ý nghĩa thống kê dương đối với tăng trưởng kinh tế, bao gồm: đầu tư (FDI, đầu tư tư nhân) và độ mở thương mại, ý nghĩa 10%; nguồn nhân lực, ý nghĩa 5%; cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ, ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, thể hiện sự tăng trưởng kinh tế trên nền tảng thiếu vững chắc. Kết quả cho thấy chỉ có biến cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ có tác động ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế ở các mức tương ứng 1% và 5%. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thể hiện sự tăng trưởng kinh tế trên nền tảng nhiều nhân tố kiểm soát nhất. Các nhân tố có tác động dương ý nghĩa lên tăng trưởng: đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ (ý nghĩa 1%), nguồn nhân lực (ý nghĩa 10%) và tác động âm có chi thường xuyên (ý nghĩa 1%), chỉ số giá tiêu dùng (ý nghĩa 5%). Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy không có hiện tượng nội sinh bằng cách dựa vào thống kê Sargan và các mô hình cũng không có hiện tượng tự tương quan với số dư, thể hiện qua kiểm định Arellano – Bond, các mô hình đều có giá trị p > 10%. Kết quả hồi quy từ phương pháp GMM, cho thấy bức tranh tổng thể về tăng trưởng kinh tế bền vững thuộc về vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung BộDuyên hải miền Trung và vùng có tác động của các nhân tố ít nhất đến tăng trưởng được ghi nhận là Trung du miền núi phía Bắc, điều này thể hiện phù hợp với thực tế về điều kiện kinh tế xã hội ở các vùng phục vụ tăng trưởng kinh tế có sự chênh lệch. Bên cạnh phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond, đề tài luận án còn khai thác đặc tính hội tụ dài hạn cũng như đặc tính năng động ngắn hạn trong tăng trưởng kinh tế riêng vùng ở Việt Nam bằng phương pháp PMG (kết quả ước lượng thể hiện ở bảng 5.2). - 123 Bảng 5.2 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các vùng Các vector đồng liên kết dài hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Đồng Bằng Sông Hồng Coeff Prob Trung du phía Bắc Bắc Trung Bộ miền Trung Coeff Prob Coeff Prob Đầu tư tư nhân .0346081 0.475 .1892864 0.000*** .0888519 0.000*** Dòng vốn FDI .0715802 0.000*** .0242932 0.129 .0295941 0.000*** Nguồn nhân lực 2.02301 0.001*** 3.712928 0.004*** 1.829205 0.000*** Đầu tư công -2.877835 0.000*** .5684635 0.000*** -.0849815 0.001*** Khoảng cách công nghệ .4838551 0.002*** 2.38078 0.000*** 1.677062 0.000*** Tính năng động ngắn hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Hệ số điều chỉnh -.0673073 0.195 .1138425 0.050** -.168153 0.156 ∆ Đầu tư tư nhân .015511 0.270 .0047892 0.753 .0238623 0.184 ∆ Dòng vốn FDI -.0137549 0.004*** .0006858 0.803 -.0057937 0.342 ∆ Nguồn nhân lực .5635337 0.511 .2609284 0.127 -.378047 0.187 ∆ Đầu tư công -.2137869 0.036** .1435793 0.166 .308795 0.025** ∆ Khoảng cách công nghệ .8559107 0.000*** 1.486051 0.000*** .654036 0.023** Thu thuế .0193759 0.600 .0243109 0.837 .0980497 0.329 NA .2818151 0.059* Chi thường xuyên Cơ sở hạ tầng Cons Obs Log Likelihood NA NA NA .0140897 0.041** .0083962 0.089* .0300674 0.295 .1170629 0.971 17.2387 0.025** -9.485256 0.455 135 130 160 -212.6125 -236.6037 -240.3614 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 124 - Vùng đồng bằng sồng Hồng, trong dài hạn, các biến có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng: FDI, nguồn nhân lực, đầu tư công, khoảng cách công nghệ. Tất cả ở mức ý nghĩa thống kê 1%, trong đó đầu tư công tác động nghịch chiều, còn lại tác động dương. Trong ngắn hạn, biến có ý nghĩa thống kê (FDI, đầu tư công, khoảng cách công nghệ, cơ sở hạ tầng), nhưng hệ số điều chỉnh lại không có ý nghĩa thống kê, thể hiện tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chưa đảm bảo ổn định và không đạt trạng thái cân bằng do cú sốc làm cho bị chệch hướng cân bằng. Vùng Trung du miền núi phía Bắc, tăng trưởng kinh tế thể hiện sự đồng liên kết dài hạn của đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, đầu tư công và độ lệch công nghệ, với mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, mối quan hệ năng động ngắn hạn, khoảng cách công nghệ, cơ sở hạ tầng có quan hệ dương đến tăng trưởng, hệ số điều chỉnh (EC) đạt +0,05 cho thấy bị trượt khỏi xu hướng cân bằng dài hạn. Với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tính đồng liên kết của các biến đối với tăng trưởng khá bền vững thể hiện trong dài hạn tất cả các biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chiều hướng tác động phù hợp thực tiễn, các biến có tác động dương: đầu tư tư nhân, FDI, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và tác động âm thể hiện sự không hiệu quả của đầu tư công tại vùng này. Trong mối quan hệ năng động ngắn hạn, thể hiện trạng thái không thể đạt cân bằng với ý nghĩa thống kê cho phép, mặc dù vậy, các biến có ý nghĩa thống kê dương đến tăng trưởng phải kể đến đầu tư công, khoảng cách công nghệ và chi thường xuyên. Kết quả bảng 5.2, thể hiện sự đồng liên kết mạnh trong tăng trưởng kinh tế các vùng Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy sự không hiệu quả của nguồn lực đầu tư công ở các vùng. Trong ngắn hạn, hệ số điều chỉnh chỉ có ý nghĩa thống kê ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, nhưng lại mang dấu dương và hệ số lại nhỏ (0,05), nên trạng thái cân bằng không đạt được, bị chệch khỏi trạng thái cân bằng. Thực tế kết quả ước lượng phù hợp đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. 5.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng của Việt Nam - 125 Bảng 5.3 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương pháp GMM Arellano-Bond ở các liên kết vùng Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Đồng bằng sông Hồng & Trung du miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung & Tây nguyên Coeff Prob Coeff Tăng trưởng kinh tế (-1) .7061482 0.000*** .6961352 0.000*** .3986666 0.000*** Đầu tư tư nhân .0107673 0.739 .0345393 0.083* .2258145 0.000*** Dòng vốn FDI -.0066922 0.562 -.0061998 0.374 .0355586 0.008*** Nguồn nhân lực .4639388 0.081* .6300071 0.003*** .8566506 0.016** Đầu tư công -.0778843 0.464 .0876566 0.033** -.2946783 0.298 Thu thuế .1869632 0.060* .1027346 0.169 -.2367894 0.038** Chi thường xuyên .2944505 0.384 -1.238268 0.005*** -.0571725 0.902 Cơ sở hạ tầng .0515973 0.001*** .0779084 0.000*** .0810284 0.028** Độ mở thương mại -.0028391 0.696 .0085668 0.674 -.0501818 0.001*** Chỉ số giá tiêu dùng .0388912 0.662 -.2298873 0.011** .1336329 0.395 Khảng cách công nghệ .480956 0.000*** .3468995 0.040** .0614149 0.028** Đặc tính đô thị*∆FDI .0254108 0.034** .0071331 0.203 .0141323 0.425 Mức độ phát triển*∆FDI -.0162393 0.196 .0021626 0.860 -.0051897 0.711 Obs Prob Đông Nam Bộ & Đồng bằng sông Cửu Long Coeff Prob 211 139 161 Sargan test 0.190 0.210 0.196 AR(2) 0.338 0.117 0.344 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 126 - Các liên kết các vùng Việt Nam tạo nên lợi thế so sánh trong tăng trưởng kinh tế với những đặc điểm đồng nhất (hội tụ) cũng như có những nét riêng biệt của các địa phương trong liên kết vùng. Với phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond, liên kết vùng thuộc miền Bắc, thể hiện tác động dương của các nhân tố đối với tăng trưởng kinh tế: nguồn nhân lực, thu thuế, ý nghĩa 10%; FDI theo đặc tính đô thị, ý nghĩa 5%; cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ, ý nghĩa 1%. Liên kết vùng thuộc miền Trung, tăng trưởng phụ thuộc tác động dương từ đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, đầu tư công, cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ. Đồng thời, chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng có tác động âm. Liên kết vùng thuộc miền Nam, tăng trưởng kinh tế thể hiện sự bền vững bởi tác động có ý nghĩa của các nhân tố quan sát có tác động dương: đầu tư tư nhân, FDI, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ. Trong khi đó, thu thuế và độ mở thương mại tác động âm đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy không có hiện tượng nội sinh bằng cách dựa vào thống kê Sargan, các mô hình điều có giá trị p > 10% và các mô hình cũng không có hiện tượng tự tương quan với số dư, thể hiện qua kiểm định ArellanoBond, các mô hình đều có giá trị p > 10%. Để khai thác những đặc tính hội tụ trong dài hạn và tính năng động trong ngắn hạn trong tăng trưởng kinh tế liên kết vùng Việt Nam, đề tài luận án sử dụng phương pháp ước lượng PMG, kết quả thể hiện ở bảng 5.4. Kết quả hồi quy PMG, thể hiện các liên kết vùng đều có tính đồng liên kết dài hạn mạnh, với ý nghĩa 1%. Liên kết vùng miền Bắc, đồng liên kết dài hạn thể hiện tác động dương của các nhân tố đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và tác động âm của đầu tư công. Liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên thể hiện tác động dương và có ý nghĩa của tất cả các biến kiểm soát. Trong khi đó, liên kết vùng thuộc miền Nam, ngoại trừ đầu tư công tác động âm, nguồn nhân lực không mang ý nghĩa thống kê còn lại các nhân tố có tác động dương đến tăng trưởng. - 127 Bảng 5.4 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các liên kết vùng Các vector đồng liên kết dài hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Các biến Đồng bằng sông Hồng & Trung du miền núi phía Bắc Coeff Prob Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung & Tây nguyên Đông Nam Bộ & Đồng bằng sông Cửu Long Coeff Prob Coeff Prob Đầu tư tư nhân .3242282 0.000*** .1236587 0.005*** .3682873 0.000*** Dòng vốn FDI -.0153388 0.268 .0413604 0.010*** .0926173 0.000*** Nguồn nhân lực 2.66509 0.000*** 1.359474 0.000*** .1380158 0.774 Đầu tư công -4.609667 0.000*** .2040088 0.000*** -.8194781 0.001*** Khoảng cách công nghệ 3.142031 0.000*** 2.467558 0.000*** .7229133 0.000*** Tính năng động ngắn hạn Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế Hệ số điều chỉnh .0366287 0.193 .0862035 0.003*** -.0746855 0.158 ∆ Đầu tư tư nhân .0077837 0.492 .0417335 0.001*** .0351452 0.062* ∆ Dòng vốn FDI -.0001082 0.967 .0036518 0.440 .0029049 0.788 ∆ Nguồn nhân lực .160629 0.625 .3533398 0.118 -.6613299 0.046** ∆ Đầu tư công -.1755465 0.188 .1990059 0.010*** .0126507 0.954 ∆ Khoảng cách công nghệ 1.249537 0.000*** 1.012867 0.000*** .7650602 0.000*** Thu thuế .0521541 0.229 .0902669 0.048** .12287 0.339 NA -.5597503 0.225 0.002*** -8.456782 0.295 ∆ Chi thường xuyên Cons Obs Log Likelihood NA NA 0.008*** 7.131888 NA 2.888358 265 175 187 -485.4512 -310.1129 -306.3943 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 128 - 5.4. Thảo luận kết quả ước lượng 5.4.1. Thảo luận về tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế vùng Tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế ở các vùng và liên kết vùng được thể hiện qua ước lượng GMM sai phân (kết quả ở bảng 5.1 và bảng 5.3). Kết quả cũng thể hiện sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế khi so sánh các vùng với nhau và tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế vùng cũng có sự khác nhau. (i) Thảo luận kết quả ước lượng ở các vùng Đối với riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, tính đặc trưng vừa thể hiện ở riêng biệt ở biến quan sát, vừa thể hiện ở mức độ tác động của các nhân tố. Cụ thể, khi so sánh riêng vùng, chỉ ở Đồng bằng sông Hồng dòng vốn FDI và độ mở thương mại có tác động ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế. Theo đó, 1% tăng FDI thúc đẩy kinh tế tăng 0,01% (ý nghĩa 10%), cho thấy vùng này có những điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và khoảng cách công nghệ điều có ý nghĩa riêng phần đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tư tư nhân, độ mở thương mại tác động dương với ý nghĩa 10%, thể hiện hiệu quả của nguồn lực tư tại vùng này; Nguồn nhân lực tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng với ý nghĩa 5%, kết quả thể hiện sự phù hợp với kỳ vọng cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây; Cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đều ở mức ý nghĩa 1%. Trung du miền núi phía Bắc, tính riêng biệt của vùng thể hiện ở tác động của cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ. Cơ sở hạ tầng tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%, kết quả cho thấy cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của vùng. Khoảng cách công nghệ cũng có tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5%. - 129 - Kết quả ước lượng tại vùng Trung du miền núi phía Bắc cũng cho thấy các nhân tố tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế của vùng đạt ít, điều đó có thể lý giải về tình trạng tăng trưởng kinh tế thiếu sự ổn định và bền vững khi so sánh với các vùng khác trong đối tượng nghiên cứu của đề tài. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, các nhân tố tác động có ý nghĩa riêng phần của vùng này khi so sánh với các vùng khác là chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng. Chi thường xuyên có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%, do đó rất cần điều chỉnh trong chi tiêu thường xuyên ở vùng này để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng ở vùng này cũng có tác động âm đến tăng trưởng với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó các nhân tố thể hiện mức độ tác động dương đến tăng trưởng kinh tế của vùng này với mức ý nghĩa 1%, phải kể đến: đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ. Nguồn nhân lực cũng có tác động dương đến tăng trưởng với mức ý nghĩa 10%. (ii) Thảo luận kết quả ước lượng đối với các liên kết vùng Đối với liên kết vùng miền Bắc, tính khác biệt của liên vùng thể hiện ở nhân tố FDI theo đặc tính đô thị. Điều đó nói lên FDI xét theo những địa phương có đặc tính đô thị thuận lợi sẽ có điều kiện tác động dương đến tăng trưởng (chẳng hạn đô thị loại đặc biệt có Hà Nội hay đô thị trực thuộc TW có Hải Phòng). Xét ở mức độ tác động, nguồn nhân lực tác động dương và đáng kể đến tăng trưởng (1% tăng nguồn nhân lực tác động dương đến tăng trưởng kinh tế 0,46%, mức ý nghĩa 10%). Khoảng cách công nghệ tác động dương đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ 1%0,48%, ý nghĩa 1%. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và tính tích cực của thuế đều có tác động dương đến tăng trưởng. Liên kết vùng miền Trung, những biến độc lập thể hiện sự đặc trưng của liên vùng trong tăng trưởng: đầu tư công tác động dương với mức độ 0,08%, ý nghĩa 5%; chi thường xuyên tác động âm với mức độ 1,23%, ý nghĩa 1% và cú sốc kinh tế tác động âm theo tỷ lệ 0.22%, mức ý nghĩa 5%. Các nhân tố có cùng chiều hướng tác động đến tăng trưởng kinh tế như các liên kết vùng khác phải kể đến: nguồn nhân - 130 - lực tác động dương, cơ sở hạ tầng tác động dương cùng ý nghĩa 1%; khoảng cách công nghệ kích thích tăng trưởng với ý nghĩa 5% và đầu tư tư nhân tác động dương với ý nghĩa 10%. Liên kết vùng thuộc miền Nam, những nhân tố thể hiện đặc trưng của liên kết vùng trong tăng trưởng: FDI tăng 1% tác động dương đến tăng trưởng 0,03%, ý nghĩa 1%. Điều đó thể hiện liên kết thuộc vùng này, vai trò của FDI đối với tăng trưởng được khẳng định, độ mở thương mại tác động nghịch chiều đến tăng trưởng, ở mức ý nghĩa 1%. Điều này được lý giải khi liên kết vùng, tính mở rộng giao thương không phát huy tác dụng tích cực. Do đặc điểm chênh lệch về mở rộng giao thương giữa các địa phương trong liên kết vùng lớn (Đồng bằng sông Cửu Long so với Đông Nam Bộ), làm cho tổng thể liên kết vùng không có tác dụng tích cực từ độ mở thương mại. Các biến khác có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế liên vùng miền Nam phải kể đến đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, cùng mức ý nghĩa 1%; cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ, cùng mức ý nghĩa 5%. Đồng thời bóp méo của thuế tác động âm đến tăng trưởng với mức độ 0,23%, ý nghĩa 5%. 5.4.2. Thảo luận về tính hội tụ (liên kết) trong tăng trưởng kinh tế vùng Tính hội tụ trong tăng trưởng kinh tế có sự không đồng nhất giữa các vùng và liên kết vùng ở Việt Nam, thể hiện qua kết quả ước lượng theo phương pháp PMG. Đồng thời kết quả cũng cho thấy dòng vốn FDI hội tụ đối với tăng trưởng kinh tế vùng cũng có sự khác biệt lớn, nhất là sự điều chỉnh trạng thái không cân bằng trong ngắn hạn để đạt được trạng thái cân bằng trong dài hạn (kết quả ước lượng trình bày ở bảng 5.2 và bảng 5.4). (i) Thảo luận kết quả ước lượng về tính hội tụ ở các vùng Vùng Đồng bằng sông Hồng tính đồng liên kết được thể hiện trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế với FDI thể hiện tác động dương với mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của vùng. Đầu tư công tác động âm ở mức ý nghĩa 1%, thể hiện rõ không hiệu quả - 131 - của đầu tư công tại vùng này. Khoảng cách công nghệ, nguồn nhân lực đóng góp tích cực vào tiến trình tăng trưởng của vùng ở mức ý nghĩa 1%. So sánh với các vùng trong nghiên cứu, đồng bằng sông Hồng có tác động mạnh nhất của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, điều này xác đáng với thực tế vì vùng này có điều kiện tốt nhất so với các vùng trong nghiên cứu để khai thác yếu tố FDI phục vụ tăng trưởng. Mặt khác, tính năng động ngắn hạn, tức thể hiện sự điều chỉnh để đạt cân bằng dài hạn cho thấy sự thiếu vững chắc, thông qua hệ số điều chỉnh không có ý nghĩa thống kê. Khi xét riêng phần từng nhân tố trong ngắn hạn, dòng vốn FDI có tác động âm đến tăng trưởng, ở mức ý nghĩa 1%, thể hiện các dự án FDI giai đoạn mới triển khai hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng. Tương tự, đầu tư công trong ngắn hạn cũng có tác động âm đến tăng trưởng, ở mức ý nghĩa 5%. Khoảng cách công nghệ và cơ sở hạ tầng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế của vùng ở các mức ý nghĩa lần lược 1% và 5%. Kết quả ước lượng với phương pháp PMG ở vùng Đồng bằng sông Hồng, cho thấy tính năng động trong ngắn hạn không vững chắc, nhưng tính hội tụ trong dài hạn được ghi nhận. Vùng Trung du miền núi phía Bắc, tính liên kết thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với đầu tư công (tác động dương, với mức ý nghĩa 1%), thể hiện hiệu quả đầu tư công tại vùng này và là đặc trưng khi so sánh với các vùng khác. Bởi vì, xét ở gốc độ tổng thể, liên kết vùng cũng như các riêng vùng còn lại thì đầu tư công đều không tác động hiệu quả đến tăng trưởng, điều này cho thấy những dự án công được đầu tư đúng hướng tại vùng này trong điều kiện toàn vùng có nhiều khó khăn. Mặt khác cũng có thể lý giải cho vấn đề này là do ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, điều kiện khó khăn để thu hút các nguồn lực đầu tư khác. Kết quả ước lượng cho thấy dòng vốn FDI thể hiện không hội tụ trong tăng trưởng kinh tế dài hạn. Các biến còn lại (nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, khoảng cách công nghệ) điều có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa cao (1%). - 132 - Tuy nhiên, tính năng động trong ngắn hạn, trước tiên thể hiện sự chệch khỏi cân bằng dài hạn do cú sốc, thể hiện qua hệ số điều chỉnh dương với ý nghĩa thống kê 5%. Kế đến, các nhân tố có ý nghĩa riêng phần trong ngắn hạn: khoảng cách công nghệ tác động dương đến tăng trưởng ngắn hạn (ý nghĩa 1%), cơ sở hạ tầng tác động dương (ý nghĩa 10%). Nhìn tổng quát, kết quả ước lượng PMG cho thấy sự chệch khỏi cân bằng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn tồn tại tính hội tụ của tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong ngắn hạn cần điều chỉnh (ví dụ về thể chế, chính sách, các chiến lược) để hướng đến cân bằng bền vững dài hạn tại vùng này. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tính hội tụ thể hiện mạnh nhất khi so sánh với các vùng, tồn tại đồng liên kết dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế với các biến trong dài hạn với mức ý nghĩa cao (1%). Theo đó, các biến có tác động dương: đầu tư tư nhân, dòng vốn FDI, nguồn nhân lực, khoảng cách công nghệ và tác động âm là đầu tư công. So sánh trên cùng bình diện với các vùng, tính hội tụ thể hiện mạnh nhất ở nhân tố nguồn nhân lực, kế đến là trình độ công nghệ. Tính năng động ngắn hạn, thể hiện sự thiếu bền vững thông qua hệ số điều chỉnh không có ý nghĩa thống kê. Các biến trong ngắn hạn có ý nghĩa thống kê đều tác động dương đến tăng trưởng: đầu tư công, khoảng cách công nghệ (ý nghĩa ở 5%), chi thường xuyên (mức ý nghĩa 10%). (ii) Thảo luận kết quả ước lượng về tính hội tụ ở các liên kết vùng Đối với liên kết vùng thuộc miền Bắc tính hội tụ thể hiện sự đồng liên kết dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế với đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực và khoảng cách công nghệ, đều tác động dương với cùng mức ý nghĩa thống kê 1%. Ngược lại, đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế liên kết vùng này ở mức ý nghĩa 1%. Đặc tính năng động ngắn hạn ở các tỉnh/thành miền Bắc thể hiện sự thiếu bền vững và chệch khỏi cân bằng do cú sốc (hệ số điều chỉnh dương và không ý nghĩa thống kê). Kế đến, khoảng cách công nghệ tác động dương đến tăng trưởng với ý nghĩa thống kê 1%. - 133 - Liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên, sự liên kết thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với các biến kiểm soát với mức ý nghĩa cao (1%) và đều có tác động dương, cho thấy hội tụ mạnh ở vùng này trong tăng trưởng dài hạn. Đồng thời đặc tính năng động ngắn hạn cũng thể hiện chệch khỏi cân bằng, các biến có ý nghĩa thống kê và tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, phải kể đến: đầu tư tư nhân, đầu tư công, khoảng cách công nghệ, cùng mức ý nghĩa 1% và thu thuế, ý nghĩa 5%. Liên kết vùng miền Nam, tính liên kết trong tăng trưởng được thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với các biến độc lập ở mức ý nghĩa cao (1%): tác động dương có đầu tư tư nhân, dòng vốn FDI, khoảng cách công nghệ và đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, yếu tố nguồn nhân lực không được xác lập khi thể hiện vai trò tác động dương đến tăng trưởng. Điều này có thể lý giải, khi liên kết hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do chênh lệch về nguồn nhân lực (cả số lượng và chất lượng) lớn, nên vai trò rõ ràng của yếu tố này tác động đến tăng trưởng không được xác lập. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành ở liên kết vùng miền Nam cho thấy không bền vững và tác động riêng phần của các nhân tố tác động dương và có ý nghĩa thống kê là: đầu tư tư nhân (ý nghĩa 10%), khoảng cách công nghệ (ý nghĩa 1%). Nguồn nhân lực tác động âm đến tăng trưởng ngắn hạn (ý nghĩa 5%). Từ những nhận định trên cho thấy bức tranh về sự liên kết trong tăng trưởng kinh tế giữa các vùng, liên kết vùng ở Việt Nam. Điều này cũng đã được thực tiễn chứng minh, nhờ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc cố gắng phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam thông qua các quy hoạch tổng thể các vùng, như Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 09 năm 2006 về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam hay các Quyết định của Chính phủ đối với quy hoạch, định hướng từng vùng trong phát triển kinh tế xã hội (xem mục 2.2 và phụ lục 2.2). Bên cạnh tính liên kết cấp độ - 134 - vùng, thì tính liên kết còn được thể hiện ở cấp độ liên vùng, điều này cũng được Nhà nước quan tâm cụ thể qua việc thành lập các vùng kinh tế trọng điểm. Theo đó, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm thể hiện liên kết giữa các liên vùng rõ nét (ví dụ tỉnh Long An, Tiền Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, ở vùng Đông Nam Bộ, chứ không thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long). Tính hội tụ trong tăng trưởng còn thể hiện tính gắn kết vùng miền, khắc phục tình trạng phát triển cục bộ ở các vùng. Bên cạnh tính liên kết, thực nghiệm còn cho thấy tính đặc trưng của vùng trong tăng trưởng kinh tế. Kết quả được thể hiện chi tiết từ ước lượng GMM sai phân. Theo đó các địa phương có những đặc trưng riêng trong tăng trưởng kinh tế, tính đặc trưng thể hiện ở các nhân tố riêng biệt và ở mức độ tác động. Trong đó, cấp vùng tính đặc trưng thể hiện chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung. Ở không gian nghiên cứu liên kết vùng, nhân tố đặt thù thể hiện chủ yếu ở liên kết vùng thuộc miền Nam và miền Trung. Từ những thực tế này, là cơ sở để khuyến nghị chính sách đối với vùng cũng như liên kết vùng để vừa khai thác những yếu tố mang tính liên kết vừa khai thác yếu tố mang tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo các chính sách được khuyến nghị vừa đúng đối tượng và trúng theo mục đích nghiên cứu. 5.5. Kết luận Tác động của FDI và các nhân tố độc lập khác đến tăng trưởng đã được thể hiện trong lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Tuy nhiên mức độ tác động khác nhau khi so sánh vùng cũng như liên kết vùng. Kết quả tại Việt Nam cho thấy với phương pháp ước lượng PMG, thể hiện sự hội tụ của các vùng (3 vùng là đối tượng nghiên cứu ở chương này là Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) và liên kết vùng (bao gồm 3 liên kết vùng thành miền Bắc, miền Trung và miền Nam). Đồng thời thông qua mô hình GMM cho thấy có những đặc trưng giữa các vùng và liên vùng, cụ thể tác động của - 135 - FDI đến tăng trưởng kinh tế mạnh nhất là vùng miền Nam, ngoài ra kết quả còn thể hiện tính bền của mô hình. Điều đó thể hiện sự nhất quán và tính bền của dữ liệu cũng như mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố ngoài FDI cũng có những tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ở các vùng và liên kết vùng, như nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng. Từ những kết quả thảo luận, là cơ sở để gợi ý chính sách, khai thác tính liên kết và đặc trưng ở các cấp không gian vùng nhằm khai thác thế mạnh riêng có phục vụ tăng trưởng kinh tế. - 136 - CHƯƠNG 6 CÁC YẾU TỐ THU HÚT DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Tóm tắt FDI có những tác động tích cực trực tiếp cũng như những hiệu ứng lan tỏa gián tiếp đối với nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động có thể khác biệt giữa các nước, đặc biệt là giữa nước phát triển và đang phát triển. Việc xác định rõ các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI sẽ giúp các nước đang phát triển, điều chỉnh tốt hơn thể chế, chính sách và các điều kiện kinh tế vĩ mô để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI đảm bảo chất lượng từ nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 2 năm 2012, Chỉ số niềm tin FDI, được công bố bởi Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney dựa trên khảo sát hàng năm của các công ty toàn cầu với hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong doanh thu hàng năm, cho thấy Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng trong bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 12 trong năm 2010 xuống vị trí thứ 14 vào năm 2011. Trong khi đó Indonesia đã tăng hạng từ vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011 và vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục 19,3 tỷ đô la Mỹ, gấp đôi năm trước. Ngoài ra, Malaysia cũng tăng hạng từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10. Năm 2012 Việt Nam nằm ngoài top 25. Vì vậy, rõ ràng Việt Nam có một số đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về FDI ngay trong khu vực ASEAN. Từ những thực tế trên, chương này tiến hành phân tích thực nghiệm tác động của các yếu tố lên FDI ở Việt Nam bằng phương pháp GMM sai phân của ArellanoBond (1991) và phương pháp ước lượng PMG với dữ liệu bảng của 43 tỉnh thành được chọn lọc trên cơ sở 63 tỉnh thành ở Việt Nam giai đoạn 1997-2012. Kết quả ở cả hai phương pháp cho thấy quy mô thị trường, thể chế chính sách và cú sốc kinh tế đều có tác động ý nghĩa lên FDI. Riêng với phương pháp PMG bổ sung thêm biến lực lượng lao động có tác động dương đến FDI. Từ đó có cơ sở đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới. - 137 - 6.1. Giới thiệu Các nhà kinh tế học đều công nhận FDI mang lại lợi ích kinh tế đối với nước tiếp nhận đầu tư bằng cách cung cấp vốn, trao đổi thương mại, công nghệ và qua đó làm gia tăng tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài (Romer, 1993; World Bank, 1999; Crespo et al., 2007). Vì thế các nước đang phát triển, với nhu cầu đầu tư cao hơn so với mức tiết kiệm nội địa, có khả năng đầu tư vào các khu vực ưu tiên và vì thế đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông qua tiếp nhận nguồn vốn từ nước ngoài dưới dạng FDI. Các lợi ích mang lại của FDI chưa rõ ràng đối với các nước đang phát triển vì hầu hết các quốc gia này đang cạnh tranh với nhau để thu hút FDI bằng cách tự do hóa các cơ chế chính sách của mình và ban hành các ưu đãi đầu tư như cắt giảm thuế, tự do hóa thương mại, thiết lập các khu vực kinh tế đặc biệt và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, suốt năm 1997, tổng cộng 76 quốc gia ban hành 151 thay đổi chính sách liên quan đến đầu tư FDI trong đó 89% các thay đổi nhằm tạo nên môi trường thân thiện cho FDI (UNCTAD, 1998). Ngoại trừ một số ít trường hợp, hầu hết các quốc gia đang phát triển đều không thành công rõ nét trong việc thu hút FDI. Vì thế câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào quyết định đến thu hút dòng đầu tư FDI ? Athukorala (2009) trong một nghiên cứu gần đây xuất bản trên The Journal of Applied Economic Research xác nhận rằng vấn đề liên quan đến các yếu tố quyết định của FDI là đa chiều bởi vì các động cơ khác nhau nằm phía sau việc quyết định đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Chẳng hạn, một vài công ty đa quốc gia tìm kiếm thị trường nội địa lớn (FDI liên quan đến quy mô thị trường) và một vài tìm kiếm nguồn cung ứng tài nguyên (FDI liên quan đến nguồn tài nguyên). Mặt khác, một vài công ty đa quốc gia muốn tái phân bổ các nhà máy của họ để giảm chi phí sản xuất và gắn kết với thị trường toàn cầu mạnh mẽ hơn (FDI liên quan đến hiệu quả). Vì vậy, các yếu tố có tác động quyết định đến FDI có thể là đa chiều. Thực vậy, nguyên cứu các yếu tố quyết định của FDI ngày càng nhiều (Bandera và White, 1968; Schmitz và Bieri, 1972; Root và Ahmed, 1979; Torrisi, 1985; Schneider và Frey, 1985; Petrochilas, 1989; Wheeler và Mody, 1992; Nunnenkamp - 138 - và Spatz, 2002; Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan, 2012; Fayyaz Hussain, 2012; Chirstian và C. Richard, 2012). Vấn đề vẫn đang được quan tâm tranh luận. Mặc dù có sự nhất trí về một vài biến kinh tế là yếu tố quyết định chính thu hút FDI như quy mô thị trường, chính sách vĩ mô, độ mở thương mại nhưng các biến khác như thâm hụt ngân sách, chất lượng lao động, nguồn nhân lực, … vẫn chưa được xác nhận và đôi khi dự đoán sai. Kết quả là các phát hiện thực nghiệm về các yếu tố quyết định của FDI vẫn chưa rõ ràng và còn tranh luận. Vì thế điều này đòi hỏi việc thực nghiệm nhiều hơn với các biến được xác định rõ ràng và dữ liệu nghiên cứu mới hơn để khẳng định các yếu tố quyết định của FDI. Theo đó, mục tiêu của chương này là xác định và phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam với bố cục ngoài phần giới thiệu ở 6.1; phần 6.2 mô tả dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu; phần 6.3 trình bày kết quả thực nghiệm; phần 6.4 thảo luận kết quả ước lượng và phần 6.5 là kết luận. 6.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu 6.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá các yếu tố quyết định dòng vốn FDI của lý thuyết đồng thời căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI ở Việt Nam cũng như nước ngoài, đề tài tiến hành thu thập dữ liệu dạng bảng của 63 tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 1997-2012 của Tổng cục Thống kê Việt Nam về các biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được đề xuất (theo phương trình 3.5). Trên cơ sở chuyển hóa dữ liệu thu thập thành dữ liệu phục vụ mô hình nghiên cứu thực nghiệm, khi đó chỉ có dữ liệu của 43 tỉnh/thành đáp ứng được yêu cầu phân tích định lượng, nên đề tài sử dụng cho nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tên biến, ký hiệu và ý nghĩa các biến trong mô hình thực nghiệm được thể hiện ở bảng 6.1. - 139 - Bảng 6.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình Tên biến Ký hiệu Cách tính và diễn giải Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Logarithm của dòng vốn FDI. Quy mô thị trường GDP Logarithm của thu nhập bình quân thực. Nguồn nhân lực LABO Số người trong độ tuổi lao động. Lao động có kỹ năng STU Tỷ lệ sinh viên cao đẳng đại học trên dân số. Chính sách kinh tế vĩ mô BUD Thu ngân sách trừ chi ngân sách, so với GDP, được dẫn xuất cho chính sách kinh tế vĩ mô. Độ mở thương mại OPEN Phần trăm của xuất nhập khẩu so với GDP. Cơ sở hạ tầng TELE Logarithm của số thuê bao điện thoại (cố định và di động trả sau) bình quân. Ổn định kinh tế vĩ mô CPI Logarithm của chỉ số giá tiêu dùng. Nguồn: Tác giả tổng hợp 6.2.2. Kiểm định dữ liệu Kiểm định hệ số tương quan FDI 1.0000 GDP 0.6493* 1.0000 LABO 0.1062* 0.0890* 1.0000 STU 0.3457* 0.3933* -0.154* 1.0000 BUD 0.5809* 0.6016* -0.206* 0.3219* 1.0000 TELE 0.5489* 0.7282* 0.3026* 0.4856* 0.3464* 1.0000 OPEN 0.5429* 0.4524* 0.1497* 0.2298* 0.4346* 0.4094* CPI 0.1599* 0.2805* 0.3577* 0.0912* -0.0571 0.3860* 0.1156* CPI OPEN TELE BUD STU LABO GDP FDI Bảng 6.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 1.0000 1.0000 Ghi chú:(*) có ý nghĩa thống kê ở mức <, = 5% Thống kê hệ số tương quan Pearson và các mức ý nghĩa tương ứng được trình bày trong Bảng 6.2. Hệ số tương quan giữa các cặp biến hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5% ngoại trừ giữa BUD và CPI không có ý nghĩa thống kê. Theo - 140 - Evans (1996) thì mức độ tương quan ở các giá trị này chỉ ở cấp độ vừa phải và có thể chấp nhận được đối với các chuỗi dữ liệu tài chính. Vì vậy, đề tài quyết định sử dụng tất cả các biến đã lựa chọn ban đầu trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm. 6.3. Kết quả thực nghiệm 6.3.1. Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam theo phương pháp GMM Arellano-Bond So với mô hình vector đồng liên kết PMG dữ liệu bảng thì mô hình hồi qui GMM Arellano-Bond có các ưu điểm khác vì có tính đến đặc tính ngoại sinh giữa các biến trong mô hình và tính tự tương quan của chuỗi thông qua phần dư. Các biến thể hiện nội sinh khi ước lượng được thể hiện ở các biến: FDI, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô (được thực hiện ở nội dung gmm), các biến thể hiện ngoại sinh là các biến còn lại: ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực, độ mở thương mại, lao động có kỹ năng (được thực hiện ở iv_instrument variable) khi thực hiện ước lượng. Để xem xét tính bền vững của mô hình, đề tài quyết định thực hiện hồi qui ban đầu cho 6 biến (dòng vốn FDI (-1), quy mô thị trường, nguồn nhân lực, thâm hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng, chỉ số giá tiêu dùng) để có mô hình 1, sau đó thêm lần lượt các biến độ mở thương mại và lao động có kỹ năng để được các mô hình 2, 3. Kết quả ước lượng tương ứng được thể hiện ở bảng 6.3. Kết quả hồi quy giúp đưa ra các nhận định sau: Về tính tự tương quan chuỗi thì kiểm định Arellano-Bond bậc 2 AR(2) cho thấy các biến không có tự tương quan trong mô hình. Kiểm định Sargan cho thấy các biến công cụ có tính ngoại sinh yếu, tức là không tương quan với phần dư. Về tác động riêng phần: ý nghĩa thống kê ở mức 1% thuộc về các biến FDI (-1), ở mức ý nghĩa 5% có biến quy mô thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô, mức ý nghĩa 10% thì ở biến ổn định kinh tế vĩ mô và không có ý nghĩa thống kê thuộc về các biến còn lại. - 141 - Bảng 6.3 Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương pháp GMM Arellano-Bond Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI Các biến Mô hình 1 Coeff Std Dòng vốn FDI (-1) .4455987 .0611644 Quy mô thị trường 1.150805 Nguồn nhân lực 1.562452 Mô hình 2 Prob Mô hình 3 Coeff Std Prob Coeff Std 0.000*** .4385425 .0624176 0.000*** .4376898 .0622928 0.000*** .517915 0.027** 1.161164 .5356424 0.031** 1.257565 .5536668 0.023** 2.777175 0.574 1.602345 2.781327 0.565 1.249556 2.847049 0.661 -7.158091 12.45292 0.566 Lao động có kỹ năng Chính sách kinh tế vĩ mô Cơ sở hạ tầng 2.14443 .8888283 0.016** 2.018437 .9536617 0.035** 1.980956 .9493783 0.037** -.0169806 .1684318 0.920 -.0011228 .1688181 0.995 .0195185 .172942 0.910 -.0541869 .183638 0.768 -.0371291 .1883272 0.844 -1.309977 .7388225 0.077* -1.379614 .746486 0.065* Độ mở thương mại Ổn định kinh tế vĩ mô Obs Prob -1.282795 .7318185 0.080* 584 584 584 Sargan test 0.195 0.154 0.151 AR(2) 0.422 0.409 0.464 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 142 - 6.3.2. Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng phương pháp PMG Trước khi thực hiện ước lượng PMG thì theo phương pháp nghiên cứu được đề cập ở chương 3, đề tài sẽ thực hiện việc kiểm tra tính dừng và tính đồng liên kết của các biến trong mô hình. Theo đó, bằng cách áp dụng kiểm định Fisher được phát triển bởi Maddala và Wu (1999), độ trễ 2, với các thuộc tính Augmented Dickey Fuller test (ADF test) và Phillips-Perron test (PP test), có xu thế hoặc không xu thế để xem xét tính dừng của tất cả các biến. Kết quả chỉ ra là 6 biến: dòng vốn FDI, nguồn nhân lực, thâm hụt ngân sách, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, chỉ số giá tiêu dùng đều dừng ở mức ý nghĩa thống kê 1% và chúng có bậc tích hợp zero I(0). Với hai biến không dừng còn lại quy mô thị trường và lao động có kỹ năng, đề tài kiểm định ở mức sai phân và kết quả cho thấy cả hai dừng ở mức ý nghĩa 1% và chúng có bậc tích hợp 1, I(1). Kết quả kiểm định tính dừng dữ liệu bảng cho tất cả các biến cho thấy một số biến dừng ở biến gốc, bậc tích hợp I(0) và một số biến dừng ở sai phân, bậc tích hợp I(1) (xem bảng 6.4). Bảng 6.4 Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế Dòng vốn FDI 0.3361 0.0000*** 0.0002*** 0.0000*** Quy mô thị trường 1.0000 0.8620 1.0000 0.1276 Nguồn nhân lực 0.9314 0.0001*** 1.0000 0.0000*** Lao động có kỹ năng 1.0000 0.9276 1.0000 0.8065 Chính sách kinh tế vĩ mô 0.0015*** 0.1456 0.0000*** 0.0000*** Cơ sở hạ tầng 0.0093*** 1.0000 0.0000*** 1.0000 Độ mở thương mại 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0069*** Ổn định kinh tế vĩ mô 1.0000 0.9978 0.0000*** 0.0000*** ∆ Quy mô thị trường 0.0317** 0.7304 0.0000*** 0.0000*** ∆ Lao động có kỹ năng 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% - 143 - Dựa theo đề nghị của McCoskey & Kao (1998) và Larson và Lyhagen (2001) cho trường hợp dữ liệu bảng có T ngắn, đề tài thực hiện kiểm định đồng liên kết giữa biến FDI với các biến quy mô thị trường, nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng, thâm hụt ngân sách, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng dựa trên phần dư từ phương trình hồi qui với tác động cố định sau: Y i i X it it (6.1) Với Y là FDI và X là tập hợp các biến độc lập; αi là hệ số cắt chi tiết từng tỉnh, thành; μi là vector của các biến không thay đổi theo thời gian và εit là sai số. Điều kiện để khẳng định phương trình (6.1) có tính đồng liên kết là εit dừng ở bậc gốc, I(0). Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư (εit) được trình bày trong Bảng 6.5 cho thấy biến phần dư dừng ở bậc gốc, I(0) với mức ý nghĩa 1% khi áp dụng các kiểm định Fisher và IPS trong trường hợp có xu thế hay không có xu thế. Kết quả này cho thấy có sự tồn tại tính đồng liên kết giữa dòng vốn FDI và các biến độc lập trong mô hình. Bảng 6.5 Kiểm định phần dư (εit) Mô hình FDI GDP LABO STU BUD OPEN CPI Loại kiểm định Fisher Im Pesaran Shin (IPS) Tính xu thế Thống kê Giá trị p Không 227.9670 0.0000*** Có 228.1485 0.0000*** Không -5.8216 0.0000*** Có 7.6624 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% Từ kết quả kiểm định tính đồng liên kết, đề tài luận án tiến hành ước lượng bằng phương pháp PMG, để xác định đồng liên kết dài hạn và đặc tính năng động ngắn hạn của quy mô thị trường và các yếu tố khác đối với dòng vốn FDI ở Việt Nam. Kết quả ước lượng PMG được thể hiện ở bảng 6.6. - 144 Bảng 6.6 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương pháp PMG Các vector đồng liên kết dài hạn Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI Các biến Coeff Std Prob Quy mô thị trường 1.453936 .2200913 0.000*** Nguồn nhân lực 5.099824 1.012918 0.000*** Độ mở thương mại -.044798 .0405849 0.270 Chính sách kinh tế vĩ mô 2.754427 .4056308 0.000*** Ổn định kinh tế vĩ mô -1.450879 .4956345 0.003*** Lao động có kỹ năng 23.77202 6.732618 0.000*** Hệ số hiệu chỉnh .623203 .0868532 0.000*** ∆ Quy mô thị trường 2.356842 1.667423 0.158 ∆ Nguồn nhân lực -1.319373 6.392653 0.836 ∆ Độ mở thương mại -2.004006 1.204909 0.096* Chính sách kinh tế vĩ mô -.8570087 1.61175 0.595 Ổn định kinh tế vĩ mô -1.132462 1.142699 0.322 Lao động có kỹ năng -95.60725 96.76602 0.323 Cons 138.6954 541.2258 0.798 Tính năng động ngắn hạn Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI Obs Log Likelihood 627 -3269.513 (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10% Kết quả hồi quy PMG giúp đưa ra các nhận định: Trong dài hạn, các biến có ý nghĩa thống kê 1% là quy mô thị trường, nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô, lao động có kỹ năng và có dấu cùng với kỳ vọng của nghiên cứu. Trong ngắn hạn, chỉ có biến độ mở thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, nhưng tác động lại không như kỳ vọng của đề tài, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Hệ số điều chỉnh (EC) có ý nghĩa thống kê 1%, nhưng mang dấu dương, thể hiện sự không ổn định trong ngắn hạn, cú sốc làm chệch khỏi trạng thái cân bằng. - 145 - Theo kết quả kiểm định PMG, FDI trong dài hạn phụ thuộc vào quy mô thị trường (đo lường bằng GDP bình quân), nguồn nhân lực (đo lường bằng tỷ lệ lao động trên dân số), chính sách kinh tế vĩ mô (đo lường bằng thâm hụt ngân sách trên GDP), lao động có kỹ năng (đo lường bằng số sinh viên cao đẳng, đại học trên dân số). Đối với cú sốc kinh tế (đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng) tác động âm đến FDI. Ngắn hạn, FDI chịu sự tác động âm từ độ mở thương mại (đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP). 6.4. Thảo luận các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam (1) Quy mô thị trường tác động dương đến dòng vốn FDI Quy mô thị trường là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc giải thích vị trí của dòng vốn FDI. Quy mô thị trường được định nghĩa là mức độ phát triển của nền kinh tế, thường được đo bằng GDP bình quân đầu người. Hơn nữa, nhận thức của các công ty đa quốc gia về quy mô thị trường có tương quan chặt chẽ hơn với tốc độ tăng trưởng của công ty. Nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra cả thu nhập và tăng trưởng kinh tế và thấy rằng thu nhập cao hơn có thể thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn vào các nước tiếp nhận đầu tư. Trong điều kiện của Việt Nam, kết quả cho thấy tác động dương của quy mô thị trường đến FDI, phù hợp với kỳ vọng của đề tài nghiên cứu. Kết quả ước lượng với phương pháp GMM, cho thấy sự tác động cùng chiều của quy mô thị trường đến dòng vốn FDI đáng kể và đồng nhất, mức ý nghĩa 5%. Theo hồi quy PMG, quy mô thị trường tác động cùng chiều đến FDI với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, khi ước lượng đặc tính năng động trong ngắn hạn, vai trò của quy mô thị trường tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam không được xác lập, do không đạt ý nghĩa thống kê, kết hợp với việc hệ số điều chỉnh dương, cho thấy sự chệch khỏi cân bằng do cú sốc. Kết quả này thể hiện tầm quan trọng của quy mô thị trường đối với việc hấp dẫn dòng vốn FDI, điều này cần được quan tâm để tạo chất xúc tác thu hút nguồn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây, như Schmitz và Bieri (1972) trong nghiên cứu về vị trí dòng vốn FDI của Hoa Kỳ ở các nước châu Âu giai đoạn 1952-1966, quy mô thị trường được đại diện bởi GDP - 146 - bình quân đầu người là một yếu tố quyết định quan trọng của dòng vốn FDI. Kravis và Lipsey (1982) tìm thấy một mối quan hệ dương giữa quy mô thị trường tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư và quyết định vị trí các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ; Blomstrom và Lipsey (1991), Chakrabarti (2001) tìm thấy tác động dương của quy mô thị trường nước tiếp nhận đầu tư tới hấp dẫn dòng chảy của FDI. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây ở không gian Việt Nam cũng ủng hộ quan điểm này (Sajid và Nguyen, 2010, 2011; Chien et al., 2012; Cuong, 2013). Kết quả nghiên cứu này góp phần khẳng định yếu tố quy mô thị trường tác động tích cực đến hấp dẫn dòng chảy của FDI vào các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, điều này góp phần quan trọng để khẳng định khuôn khổ lý thuyết về các yếu tố thu hút dòng chảy FDI trên thế giới vốn có nhiều tranh luận. (2) Nguồn nhân lực tác động đến dòng vốn FDI FDI là những dự án mà chủ đầu tư là các công ty thuộc quốc gia đi đầu tư, trong khi đó nước tiếp nhận đầu tư lại là quốc gia khác, nên trong quá trình hoạt động của các công ty FDI rất cần đến nguồn nhân lực của nước sở tại. Do đó vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong việc hấp dẫn dòng chảy của FDI. Trên thực tế cũng đã chứng minh ở những quốc gia có thế mạnh về nguồn nhân lực như Trung Quốc, Ấn Độ. Indonesia thì có những thế mạnh đáng kể để hấp dẫn dòng chảy FDI vào quốc gia mình. Trong điều kiện Việt Nam, liệu nguồn nhân lực có tác động dương và đáng kể để thu hút dòng vốn FDI. Kết quả thực nghiệm với phương pháp PMG cho thấy nguồn nhân lực tác động cùng chiều đến thu hút dòng vốn FDI, với mức ý nghĩa 1%. Điều đó, cho thấy vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến hấp dẫn dòng chảy FDI ở tổng thể vùng của Việt Nam, điều này rất xác đáng với thực tế và phù hợp với các nghiên cứu trước đây, như Borensztein et al. (1998), Olofsdotter (1998) cũng cho kết quả tương tự. Gần đây Hongxu Wei (2010), Yiyang liu (2012) cũng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động thu hút FDI. Tuy nhiên, với ước lượng theo phương pháp GMM sai phân, cũng như ước lượng theo phương pháp PMG trong ngắn hạn thì tác động của nguồn nhân lực đến thu hút dòng vốn FDI không được xác lập, do không có ý nghĩa thống kê để giải thích. Kết quả này - 147 - thể hiện sự tác động của nguồn nhân lực đến hấp dẫn dòng chảy FDI vào Việt Nam thiếu bền vững, phù hợp với điều kiện của nước đang phát triển. (3) Lao động có kỹ năng tác động đến FDI Đối với các dự án FDI, bên cạnh nhân tố nguồn nhân lực có tác động dương đến hấp dẫn dòng vốn này, thì vấn đề rất đáng quan tâm là liệu lao động có kỹ năng, lao động tri thức có tác động dương và đáng kể đến dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động có kỹ năng tác động rất lớn đến việc hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam. Với mô hình PMG, lao động có kỹ năng tác động dương đến việc hấp dẫn dòng vốn FDI ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn, Chen (1996); Fung, lizaka và Siun (2002) chỉ ra tác động dương của chất lượng lao động đối với FDI cho cả trường hợp Nhật Bản và Hồng Kông. Broadman và Sun (1997) và Coughlin và Segev (2000) phát hiện tình trạng mù chữ có tác động âm đáng kể đến FDI. Gần đây, Kevin Williams (2010) và Yiyang liu (2012) cũng có nhận định về lao động có kỹ năng tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, tương tự như nhân tố nguồn nhân lực, thì nhân tố lao động có kỹ năng ở kết quả này không được xác lập ở phương pháp ước lượng GMM sai phân và phương pháp PMG trong ngắn hạn, điều này cho thấy vai trò thiếu bền vững của yếu tố lao động có kỹ năng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và cần có chính sách để cải thiện tình trạng này. (4) Chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến FDI Dòng chảy FDI phụ thuộc nhiều vào những chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt các chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động của các dự án FDI, trong đó đáng quan tâm là chính sách kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý của nước tiếp nhận đầu tư tác động rất đáng kể đến hấp dẫn dòng vốn FDI. Trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy biến quan sát này có kết quả phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu, thể hiện tác động tích cực của chính sách kinh tế vĩ mô đến FDI. Cụ thể, chính sách kinh tế vĩ mô có tác động dương đến thu hút dòng vốn FDI với mô hình PMG ở mức ý nghĩa 1%. - 148 - Đối với hồi quy GMM sai phân cũng cho kết quả tác động dương ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả cũng thể hiện tính chặt và nhất quán của mô hình về tác động riêng phần của chính sách kinh tế vĩ mô đối với thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này thể hiện sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Bouoiyour (2003) Durham (2004), Buckley et al. (2007). Wei K. (2008) cho rằng dòng vốn FDI bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô rất quan trọng. Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012) cũng cho thấy tác động tích cực của chính sách kinh tế vĩ mô đối với thu hút dòng vốn FDI vào nước tiếp nhận đầu tư. (5) Độ mở thương mại tác động đến thu hút dòng vốn FDI Bên cạnh các yếu tố về quy mô thị trường, điều kiện nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô, chất lượng lao động. Trên thực tế kết quả kiểm định còn cho thấy độ mở thương mại có tác động đến thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, kết quả ước lượng không như kỳ vọng về dấu của đề tài nghiên cứu. Theo mô hình PMG, trong ngắn hạn độ mở thương mại có tác động âm đến FDI, biến quan sát này không có ý nghĩa trong dài hạn cũng như với phương pháp GMM. Kết quả này là đặc trưng của nghiên cứu, thể hiện sự không hoàn chỉnh về độ mở của nền kinh tế trong ngắn hạn. Trên thực tế Việt Nam là nền kinh tế mở cửa từ năm 1986, nhưng thực tiễn nhiều nước hiện nay, trong đó có các nước lớn (Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc EU) vẫn chưa xem Việt Nam có nền kinh tế thị trường, do đó độ mở thương mại chưa thật sự hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhất là trong ngắn hạn. Từ thực tế này, cần thực hiện độ mở thương mại phù hợp để thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới, nhất là hướng đến tác động tích cực trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của độ mở thương mại đối với thu hút FDI, phần lớn các nghiên cứu cho thấy tác động dương của biến độ mở đối với hấp dẫn FDI, như Balasubramanyam và Salisu (1991), Jackson, Markowski (1995) và Chakrabarti (2001) đã sử dụng khối lượng xuất khẩu là một biện pháp của sự cởi mở của nền kinh tế. Họ đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa xuất khẩu và dòng vốn FDI. - 149 - Ngoài ra, nhiều nghiên cứu phát hiện tác động của độ mở đối với hấp dẫn dòng vốn FDI (Ajami và BarNiv, 1984; Ray, 1989; Grosse và Trevino, 1996; Dees, 1998; Chen, 1999; Yao, 2006). Tuy nhiên, một số nghiên cứu xuyên quốc gia cũng cho thấy thương mại quốc tế có tính thay thế dòng vốn FDI và tác động âm đến dòng vốn FDI (Horst, 1972; Jeon, 1992), chính sự thông thoáng trong giao thương quốc tế với những chi phí dịch chuyển sản phẩm thấp và những hàng rào được gỡ bỏ sẽ thúc đẩy giao thương quốc tế thay cho các dự án FDI, trừ trường hợp nước tiếp nhận đầu tư có những ưu thế để hấp dẫn dòng chảy FDI. Thực tế đó có cơ sở cho rằng tăng độ mở thương mại có thể chèn lấn dòng vốn FDI, nhất là các nước đang phát triển. (6) Ổn định kinh tế vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI Tính ổn định của nền kinh tế có tác động quan trọng đến việc thu hút FDI, do đó những cú sốc kinh tế thường cho thấy một tác động tiêu cực đến hấp dẫn dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy những cú sốc kinh tế có tác động âm đến việc thu hút dòng vốn FDI, điều này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu, thể hiện tăng chỉ số giá tiêu dùng, có tác động tiêu cực đến hấp dẫn dòng FDI ở các vùng Việt Nam ở cả hai phương pháp ước lượng. Đối với phương pháp GMM, mức tác động âm được ghi nhận ở ý nghĩa 10%, ngoài ra, còn thể hiện tính bền và nhất quán của mô hình. Trong khi đó, theo phương pháp hồi quy PMG được ghi nhân ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này thể hiện sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây như của Durham (2004), Alfaro et al. (2004). Do đó, cần quan tâm đến ổn định kinh tế vĩ mô để tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. (7) Độ trễ FDI tác động dương đến dòng vốn FDI Kết quả thể hiện tác động dây chuyền gia tăng dòng FDI vào các vùng Việt Nam theo các năm hay nói cách khác không có sự chèn lấn về dòng vốn FDI giữa các năm, mà ngược lại các dự án FDI hiện tại cũng chính là động lực hấp dẫn các nguồn FDI tiềm năng khác vào Việt Nam ở những năm tiếp theo, thể hiện tác động dây chuyền và tương tác tích cực lẫn nhau của các dự án FDI tại Việt Nam. Điều này phù hợp với thực tiễn, khi các nhà đầu tư thành công có tác động tích cực đến các nhà đầu tư khác, nhất là các - 150 - dự án FDI lớn đến từ các nước công nghiệp phát triển (tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đầu tư vào khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh trên 1 tỷ USD hay tập đoàn Samung đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên 2 tỷ USD là ví dụ). 6.5. Kết luận Có nhiều tranh luận từ lý thuyết đến nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố khẳng định dòng vốn FDI. Chương 6 đã thực hiện phân tích các yếu tố khẳng định FDI trong điều kiện tổng thể vùng ở Việt Nam với phương pháp GMM và PMG trên nền dữ liệu 43 tỉnh thành của cả nước được chọn lọc từ 63 tỉnh thành trong thời gian 1997-2012. Với phương pháp hồi quy GMM Arellano-Bond, kết quả cho thấy sự nhất quán và tính bền của mô hình về các yếu tố tác động đến FDI, thể hiện cụ thể ở các biến về quy mô thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô và nhân tố thể hiện ổn định kinh tế. Kết quả với phương pháp PMG, cho thấy các biến quy mô thị trường, nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô, lao động có kỹ năng và độ mở thương mại có ý nghĩa thống kê, trong đó thể hiện mối tương quan mạnh giữa quy mô thị trường và FDI, điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Từ những kết quả quan trọng nêu trên, là cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy dòng vốn FDI vào các vùng của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, là cơ sở khoa học để góp phần hoàn thiện lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vốn đang có nhiều trang luận và chưa có sự thống nhất hiện nay của các học giả trong nước và nước ngoài. - 151 - CHƯƠNG 7 TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 7.1. Tổng kết chung 7.1.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam Vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế quốc gia đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu trước đây, từ các nghiên cứu trong nước cũng như các nghiên cứu ở nước ngoài, thể hiện tác động tích cực đáng kể của FDI đối với nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế mới nổi. Kết quả nghiên cứu ở cấp độ tổng thể vùng của Việt Nam được trình bày ở chương 4 cho thấy sự tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond và phương pháp PMG cho dữ liệu bảng, đồng thời qua kiểm tra quan hệ nhân quả bằng Granger cho thấy có tác động lan tỏa của dòng vốn FDI ở Việt Nam đối với các nhân tố cơ bản như: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng. Đối với phương pháp ước lượng GMM, bên cạnh tính nhất quán còn thể hiện tính bền của mô hình khi tiến hành ước lượng với bốn trường hợp, trong đó xuất phát điểm với 11 nhân tố (độ trễ bậc 1, bậc 2 của tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân, dòng vốn FDI, nguồn nhân lực, đầu tư công, thu thuế, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng, chỉ số giá tiêu dùng và khoảng cách công nghệ). Sau đó lần lược bổ sung quan sát độ mở thương mại, FDI theo mức độ phát triển địa phương và tiếp tục bổ sung biến FDI theo đặc tính đô thị và mức độ phát triển. Kết quả cho thấy, tất cả các mô hình ước lượng đều có sự đồng nhất của FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh FDI, các yếu tố có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước lượng này phải kể đến: đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, chi thường xuyên, cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại. Đối với ước lượng bằng phương pháp PMG cho thấy rõ nét sự hội tụ trong tăng trưởng kinh tế ở cấp độ tổng vùng Việt Nam ở đồng liên kết dài hạn của tăng trưởng kinh tế đối với đầu tư tư nhân, FDI, nguồn nhân lực, đầu tư công, thu thuế. Đồng thời kết quả - 152 - cũng thể hiện sự chệch khỏi trạng thái cân bằng so cú sốc kinh tế, thể hiện hệ số điều chỉnh (EC) dương. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu o Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị (loại đặc biệt, trực thuộc TW, thuộc vùng kinh tế trọng điểm), theo mức độ phát triển và giàu có của địa phương có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. o Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị và mức phát triển của địa phương góp phần bù đắp tác động nghịch chiều của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. o Đặc tính năng động ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế không đạt cân bằng, thể hiện sự chệch khỏi cân bằng do những cú sốc, thể hiện thiếu ổn định và bền vững trong tăng trưởng ngắn hạn. 7.1.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: lựa chọn vùng ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu của phần này là để trả lời câu hỏi Liệu có sự hội tụ (đồng liên kết) và những yếu tố đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế vùng, liên kết vùng ở Việt Nam và vai trò của FDI thể hiện như thế nào trong quá trình này bằng phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond và phương pháp PMG. Kết quả ước lượng thể hiện ở chương 5 cho thấy các vùng và liên kết vùng đều tồn tại tính liên kết cũng như đặc trưng trong tăng trưởng với những mức độ khác nhau. Theo đó, tính liên kết ở cấp vùng trong tăng trưởng kinh tế thể hiện mạnh mẽ ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc có đặc tính hội tụ tương đồng nhau. Kết quả hội tụ trong tăng trưởng mạnh nhất ở nhân tố nguồn nhân lực, cho thấy tác động mạnh của nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế vùng ở Việt Nam. Đối với liên kết các vùng tính hội tụ trong tăng trưởng kinh tế dài hạn thể hiện tương đối đồng đều giữa các liên kết vùng thuộc miền Bắc-miền Trung và miền Nam. Trong đó tính hội tụ mạnh trong tăng trưởng thể hiện ở liên kết vùng thuộc miền Trung. Kết quả cũng cho thấy dòng vốn FDI chỉ hội tụ trong tăng trưởng kinh tế ở liên kết vùng thuộc miền Nam. Bên cạnh đó, yếu tố về khoảng cách công nghệ có tính hội tụ trong - 153 - tăng trưởng kinh tế mạnh nhất xét cả 3 liên kết vùng, thể hiện tầm quan trọng của yếu tố này đối với tăng trưởng liên kết vùng (trong khi đó, trong trường hợp vùng thì nguồn nhân lực hội tụ mạnh nhất). Đồng thời đặc tính năng động ngắn hạn đối với tăng trưởng gần như không đạt được, thể hiện sự thiếu bền vững trong tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, thông qua kiểm tra hệ số điều chỉnh, ý nghĩa thống kê và chiều hướng tác động của các nhân tố trong mô hình thực nghiệm. Bên cạnh nghiên cứu về hội tụ trong tăng trưởng, đề tài còn nghiên cứu tính đặc trưng trong quá trình tăng trưởng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam. Cấp không gian nghiên cứu vùng, tính đặc trưng thể hiện rõ nét ở các biến quan sát cũng như ở mức độ tác động của các nhân tố đến tăng trưởng. Vùng đồng bằng sông Hồng tính đặc trưng thể hiện ở biến FDI và độ mở thương mại. Vùng Trung du miền núi phía Bắc, tính đặc trưng thể hiện yếu, chỉ ở mức độ tác động của nhân tố khoảng cách công nghệ và cơ sở hạ tầng. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tính đặc trưng riêng biệt của vùng trong tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ ở nhân tố: chi thường xuyên và ổn định kinh tế vĩ mô. Ở cấp độ liên kết các vùng thành 3 liên kết vùng miền Bắc-miền Trung và miền Nam, tính đặc trưng trong liên vùng trong tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ nét ở các nhân tố: FDI theo đặc tính đô thị (đối với liên kết vùng thuộc miền Bắc); Đầu tư công, chi thường xuyên và ổn định kinh tế (đối với liên kết vùng thuộc miền Trung) và dòng vốn FDI, độ mở thương mại (đối với liên kết vùng thuộc miền Nam). Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu Đối với không gian vùng: o Dòng vốn FDI có vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở vùng đồng bằng sông Hồng; o Yếu tố thể hiện hội tụ trong tăng trưởng kinh tế vùng mạnh nhất là nguồn nhân lực; o Đầu tư công có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở vùng Trung du miền núi phía Bắc; - 154 - o Đặc tính năng động trong ngắn hạn thể hiện thiếu bền vững, chệch khỏi cân bằng do các cú sốc. Đối với không gian liên kết các vùng: o Vai trò của dòng vốn FDI thể hiện tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế ở liên kết vùng thuộc miền Nam; o FDI theo đặc tính đô thị chỉ tồn tại tác động dương đến tăng trưởng ở liên kết vùng thuộc miền Bắc; o Khoảng cách công nghệ có hội tụ mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế các liên kết vùng Việt Nam; o Thu NSNN tác động dương đến tăng trưởng thuộc miền Bắc nhưng lại tác động âm ở liên kết vùng miền Nam; o Đầu tư công chỉ phát huy tác động dương đến tăng trưởng kinh tế thuộc miền Trung-Tây Nguyên. o Đặc tính năng động ngắn hạn không đạt bền vững. 7.1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam có những thành tựu nhất định, nhưng tình hình hấp dẫn FDI tại Việt Nam vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của quốc gia cũng như so với các nước trong khu vực (thể hiện rõ nét qua chỉ số niềm tin FDI do A. T. Kearney công bố). Mặt khác tình hình hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam không ổn định, chưa thể hiện tính bền vững trong việc khai thác dòng vốn này trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Do đó, rất cần thiết xem xét các yếu tố tác động đến FDI ở Việt Nam để có đánh giá toàn diện các nhân tố có tác động cùng chiều cũng như ngược chiều đến FDI, từ đó có giải pháp thu hút dòng vốn này phù hợp trong thời gian tới. Chương 6 đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI ở Việt Nam bằng phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và phương pháp PMG với bộ dữ liệu bảng các tỉnh thành từ năm 1997-2012 từ nguồn Tổng Cục Thống kê Việt Nam cung cấp và có sự chuyển hóa dữ liệu để đáp ứng yêu cầu thực nghiệm của mô hình. Kết quả cho thấy quy mô thị trường tác động dương, đáng kể đến thu hút, hấp dẫn FDI, theo tỷ - 155 - lệ: 1%-1,45% (PMG) và tỷ lệ: 1%-1,25% (GMM). Bên cạnh đó, các yếu tố ngoài quy mô thị trường cũng có tác động mạnh đến thu hút FDI phải kể đến như: nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô, lao động có kỹ năng. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy chính sách mở cửa kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam chưa thật sự làm an tâm nhà đầu tư nước ngoài, cũng như những cú sốc kinh tế có tác động tiêu cực đến hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu o Quy mô thị trường được khẳng định là yếu tố có tác động dương, mạnh mẽ đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. o Lao động có kỹ năng tác động mạnh nhất đến hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam. o Đặc tính năng động ngắn hạn của các yếu tố hấp dẫn dòng vốn FDI chưa đạt bền vững, có xu hướng chệch khỏi cân bằng dài hạn do các cú sốc tác động. o Chính sách mở rộng giao thương quốc tế trong ngắn hạn không phát huy tác dụng đối với việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. 7.2. Đóng góp của luận án 7.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết Đề tài luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá khung lý thuyết liên quan đến FDI, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chúng, từ đó xây dựng mô hình thực nghiệm vừa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước vừa khai thác những nhân tố mới trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đề tài thực hiện ước lượng trên nền dữ liệu phong phú, tin cậy và có sự chuyển hóa dữ liệu quốc gia thành dữ liệu vùng. Kết quả của đề tài giúp đóng góp về mặt lý thuyết đối với mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế và các biến kiểm soát liên quan. Thứ nhất, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp tổng thể vùng của quốc gia Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị, theo mức độ phát triển và giàu có của địa phương có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; - 156 - Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị và mức phát triển của địa phương góp phần bù đắp tác động nghịch chiều của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế; Chi thường xuyên trong những điều kiện nhất định (hướng đến kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ) có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; Thứ hai, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trường hợp riêng vùng trong quốc gia FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở những vùng mà trong đó các địa phương có mức phát triển tương đồng nhau; Hội tụ trong tăng trưởng kinh tế vùng mạnh nhất là nguồn nhân lực; Đầu tư công tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở những vùng có điều kiện khó khăn trong việc thu hút dòng vốn FDI. Thứ ba, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nghiên cứu liên kết vùng trong một quốc gia Vai trò của FDI thể hiện tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng miền có tính năng động cao; FDI theo đặc tính đô thị tác động dương lên tăng trưởng kinh tế ở liên kết vùng có lượng FDI lớn và đồng đều; FDI vừa là yếu tố hội tụ vừa là yếu tố đặc trưng của liên kết vùng tác động đến tăng trưởng kinh tế; Khoảng cách công nghệ có tính hội tụ mạnh nhất tác động đến tăng trưởng kinh tế của liên kết vùng. Thứ tư, Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia Quy mô thị trường được khẳng định là yếu tố có tác động mạnh mẽ và tích cực đến hấp dẫn dòng chảy FDI; Lao động có kỹ năng tác động mạnh nhất đến hấp dẫn dòng vốn FDI; - 157 - Chính sách mở rộng giao thương quốc tế trong ngắn hạn không phát huy tác dụng đối với việc thu hút dòng vốn FDI; Đặc tính năng động ngắn hạn của các yếu tố thu hút dòng vốn FDI chưa đạt trạng thái bền vững. 7.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đề tài nghiên cứu đã thực nghiệm dữ liệu ở các vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng ở Việt Nam giai đoạn 1997-2012 với mô hình nghiên cứu từ nền tảng lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về FDI, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Ý nghĩa thực tiễn thể hiện kết quả tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các cấp không gian khác nhau của Việt Nam. Đồng thời, thực tiễn cũng cho thấy các nhân tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tính thực tiễn của đề tài luận án thể hiện trên các mặt: Đối với tổng thể vùng, thể hiện tác động cùng chiều của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế theo cả hai phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond và PMG, mức ý nghĩa thấp nhất 5% và cao nhất là 1%. Mức độ tác động còn thể hiện sự nhất quán và tính bền của mô hình thực nghiệm. Ngoài ra, FDI theo đặc tính đô thị và mức độ phát triển của địa phương có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10%. Bên cạnh đó, các nhân tố: đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực và độ mở thương mại cũng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy, đầu tư công chưa mang lại tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Thực nghiệm về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam để phục vụ tăng trưởng kinh tế cho thấy quy mô thị trường tác động cùng chiều đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam với mức ý nghĩa thấp nhất 5% (ở phương pháp GMM Arellano-Bond) và cao nhất 1% (ở phương pháp PMG). Bên cạnh đó, dòng vốn FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô và lao động có kỹ năng. Đồng thời, vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Đối với vùng, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế các vùng: Đồng bằng sông Hồng, ý nghĩa 5% (phương pháp GMM - 158 - Arellano-Bond) và ý nghĩa 1% (phương pháp PMG); vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ở mức ý nghĩa 1% (phương pháp PMG). Bên cạnh đó, các nhân tố có tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế các vùng phải kể đến khoảng cách công nghệ, cơ sở hạ tầng (phương pháp GMM Arellano-Bond) và nguồn nhân lực, khoảng cách công nghệ (phương pháp PMG). Đối với liên kết vùng, dòng vốn FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế liên kết vùng miền Nam, mức ý nghĩa 1% (phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG), miền Trung-Tây Nguyên, ý nghĩa 1% (phương pháp PMG). Ngoài ra, FDI theo đặc tính đô thị của địa phương trong liên kết vùng cũng có tác động dương đáng kể đến tăng trưởng ở miền Bắc, mức ý nghĩa 5% (phương pháp GMM Arellano-Bond). Đồng thời, các nhân tố ngoài dòng vốn FDI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ và đầu tư tư nhân. 7.3. Gợi ý chính sách Gợi ý chính sách nhằm hướng đến tăng trưởng kinh tế các vùng, miền cũng như tổng thể ở Việt Nam. Đồng thời khuyến nghị chính sách cũng hướng đến tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài luận án gợi ý chính sách theo kết quả nghiên cứu từ tổng hợp đến chi tiết và gợi ý đối với các cấp không gian nghiên cứu khác nhau ở Việt Nam. Đề tài luận án cũng quan tâm đến yếu tố đặc trưng vùng, liên kết vùng để vừa đảm bảo yếu tố hội tụ cũng như yếu tố đặc trưng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đây cũng là nét mới của đề tài luận án, các nghiên cứu trước đây chưa xác lập, nhất là thể hiện trong cùng một câu hỏi nghiên cứu. 7.3.1. Gợi ý chính sách đối với tổng thể vùng ở Việt Nam Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế đã được kiểm định một cách rõ ràng. Do đó, việc khai thác và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết nhất là các nước đang phát triển, là những quốc gia khó khăn về nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế cũng như những tác động lan tỏa cần thiết của FDI đối với nền kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi khuyến nghị chính sách cần hướng đến khai thác những ưu thế của FDI và các yếu tố khác để phục vụ tăng trưởng kinh tế. - 159 - 7.3.1.1. Gợi ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (i) Tăng cường thu hút FDI để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Từ kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM và PMG, cho thấy dòng vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thể hiện tính vừa hội tụ và vừa đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục thu hút dòng vốn này vào tăng trưởng kinh tế ở tổng thể các khu vực bằng cách tác động đến các nhân tố góp phần hấp dẫn dòng vốn FDI: (i) Tăng quy mô thị trường; (ii) Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn lực; (iii) Chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và ổn định; (iv) Mở rộng giao thương quốc tế. Các giải pháp cơ bản: Thứ nhất, xúc tiến đầu tư, Nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở các nước tiềm năng. Công tác xúc tiến đầu tư cần thực hiện hướng đến chiều sâu và ngành hẹp của các nước có thế mạnh; Thứ hai, môi trường thu hút đầu tư cần được quan tâm xác đáng, từ môi trường cơ sở vật chất (hạ tầng cơ sở, cảng biển, giao thông, thị trường tài chính, nguồn nhân lực) đến môi trường phi vật chất như thể chế sách sách, chủ trương từ TW đến địa phương cần thể hiện sự nhất quán, thể hiện tính công khai minh bạch đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài; Thứ ba, điều kiện đầu ra cho các sản phẩm từ các dự án FDI cũng cần được quan tâm và rộng hơn là hỗ trợ các dự án FDI sau khi cấp phép đi vào hoạt động; Thứ tư, lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư FDI cần được quan tâm đặt trong hài hòa với lợi ích của địa phương, của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có giải pháp khai thác đặc tính địa phương, đặc tính về mức độ phát triển của các tỉnh/thành để tăng cường tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó, cần chú ý khai thác vai trò của hai địa phương loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) để vừa là đi đầu, vừa là định hướng về thu hút FDI cũng như khai thác FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kế đến là các địa phương là thành phố trực thuộc TW (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) là những địa phương có điều kiện tốt thu hút và khai thác dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là địa phương mang tính chất hạt nhân của các vùng kinh tế trọng điểm: Hải Phòng thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Đà Nẵng là hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và Cần Thơ là hạt - 160 - nhân của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ những địa phương này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến toàn vùng về thu hút FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ phát triển và tính năng động của địa phương là chất xúc tác tốt để dòng vốn FDI góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, cũng cần quan tâm chọn lọc các nhà đầu tư, các dự án đầu tư cụ thể, để khi thực thi, các dự án FDI mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế cũng như những vấn đề liên quan khác: chuyển giá để gian lận thuế, tổn hại môi trường, rửa tiền, khai tác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, lợi dụng nhân công giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh. (ii) Tăng đầu tư tư nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cần khai thác nguồn đầu tư tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện nguồn lực đầu tư nhà nước hiệu quả không cao và có giới hạn, trong điều kiện đó vai trò của đầu tư tư nhân càng quan trọng. Muốn vậy, cần hoàn thiện thể chế pháp lý theo hướng phát triển và kích thích nguồn lực đầu tư tư nhân, thể hiện quyết tâm của TW và địa phương trong khai thác nguồn vốn này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Bước khởi đầu cho sự phát triển của đầu tư tư nhân là hình thức kết hợp đầu tư dạng công-tư (PPP), đã được thực hiện và thành công ở nhiều nước trên thế giới để thông qua đó, khai thác ưu thế tổng hợp của nguồn lực nhà nước cũng như nguồn lực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh nguồn lực tư nhân tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ, điều đó thể hiện tính hiệu quả kinh tế được quan tâm ưu tiên. Đầu tư tư nhân hiện nay xuất phát từ nguồn vốn nước ngoài cũng rất phổ biến (cũng là một dạng của FDI), nên cần khai thác hiệu quả cũng như phải có cơ chế kiểm soát hoạt động từ nguồn lực tư nhân để đảm bảo hoạt động đúng hướng, không bị chệch khi triển khai. (iii) Nguồn nhân lực tác động đến tăng trưởng kinh tế Nhà nước và cấp vùng cũng như từng địa phương cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế. Trong bất kỳ điều kiện nào thì nguồn nhân lực cũng - 161 - đóng vai trò chủ đạo của quá trình tăng trưởng. Từ thực tế đó, cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo số lượng cũng như vừa đảm bảo chất lượng phục vụ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế nguồn nhân lực đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước nhưng hiệu quả mang lại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế chưa đạt yêu cầu. Mặc dù thế, kết quả cho thấy tác động tích cực đáng kể của nhân tố này đối với kinh tế Việt Nam. Do đó, đầu tư cho nguồn nhân lực cần thể hiện cụ thể chi tiết, có định hướng trên các mặt: nguồn nhân lực để đáp ứng công việc thực tiễn và nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, sáng tạo mang tính hàn lâm, đảm bảo phục vụ trước mắt cũng như lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế và hướng đến nền kinh tế tri thức như nhiều nước đã thành công gần đây (Singapore, Hàn Quốc). Theo nhiều chuyên gia (Trần Văn Thọ, 2014), dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc vào giai đoạn 2020-2025, do đó cần tận dụng thời cơ dân số vàng hiện nay phục vụ tăng trưởng kinh tế, để tránh trường hợp chưa giàu đã già của dân số. Bên cạnh đó, các kỹ năng hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được quan tâm: kỹ luật lao động, ý thức công việc, tinh thần học hỏi, kỹ năng sáng tạo, … . (iv) Thu thuế đối với tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, thu thuế tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, điều tiết nguồn thu NSNN vừa phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng cũng phải quan tâm đến tính kích thích, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng nguồn thu NSNN phải đảm bảo tác động tích cực cao hơn những tác động tiêu cực từ bóp méo của thuế đối với tăng trưởng. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề điều chỉnh bóp méo của thuế là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo mục tiêu kép: nguồn thu NSNN và tăng trưởng kinh tế. Chính sách thuế cần thể hiện tính thực tiễn, cập nhật theo tình hình hoạt động trong nền kinh tế và có tính nuôi dưỡng nguồn thu cao, không áp dụng cơ chế tận thu. Đồng thời, tính công khai minh bạch và tính so sánh hợp lý với các quốc gia có cùng mức phát triển cũng cần được quan tâm. - 162 - (v) Đầu tư công hướng đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế, do hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, thiếu các chế tài mạnh mẽ và biện pháp quản lý, giám sát nên phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế; đầu tư còn dàn trải, phân tán, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, tình trạng sử dụng vốn công không chuẩn mực, tình trạng thi công vượt quá vốn kế hoạch được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản quá mức đến các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, tác động tiêu cực đến kinh tế. “… Cho đến nay chưa có văn bản pháp luật chế định đầy đủ toàn bộ quá trình đầu tư công từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công” Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh. Tư những thực tế cho thấy, đầu tư công theo kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Do đó, trong thời gian tới đầu tư công phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả đầu tư, thể hiện địa chỉ cụ thể, tác dụng mang lại của từng dự án đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế (trừ những án bắt buộc phải thực hiện vì mục đích phi kinh tế), cần thể hiện trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức đối với từng dự án công. Các dự án đầu tư công cần được định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế để có những điều chỉnh phù hợp. Đầu tư công phải là định hướng, là hình mẫu về đầu tư cho các nguồn đầu tư khác trong xã hội, thể hiện vai trò tiên phong trong hiệu quả kinh tế. Những kỳ vọng càng được củng cố khi Luật Đầu tư công ở nước ta có hiệu lực. Blankenau và Simpson (2004) cho rằng chính phủ đóng một vai trò thiết yếu trong sự tích lũy vốn con người bằng cách cung cấp kinh phí cho giáo dục, trực tiếp ảnh hưởng tích lũy vốn con người và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Theo đó, sự gia tăng chi tiêu đầu tư công dự kiến sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Vấn đề trước mắt để nâng cao hiệu quả đầu tư công cần hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến toàn bộ quá trình đầu tư công (trước-trong-sau khi thực thi đầu tư công). Xây dựng mô hình trách nhiệm trong hoạt động đầu tư công. Tách bạch những khoảng - 163 - đầu tư công mang tính kinh tế và đầu tư công mang tính chất phi kinh tế trong hoạt động đầu tư, qua đó có cơ sở đánh giá hiệu quả nguồn lực đầu tư công theo từng thời gian và không gian nhất định. (vi) Chi thường xuyên tác động đến tăng trưởng kinh tế Chi thường xuyên với nhiều nội dung đa dạng và phong phú, chính phủ cần hướng nội dung chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể các khoản chi thường xuyên cần thực hiện trên các nội dung: (a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ (b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế. Đây là những nội dung chi sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời cần tiết kiệm những khoảng chi thường xuyên không tác động đến tăng trưởng kinh tế: văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động của các cơ quan TW của Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội; Trợ giá theo chính sách của nhà nước; Các chương trình quốc gia; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. Muốn đạt được mục tiêu trên, Chính phủ, địa phương cần tách riêng nội dung bên trong của chi thường xuyên: (i) những nội dung chi thường xuyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần tập trung ưu tiên cho chi tiêu; (ii) những nội dung chi thường xuyên mang tính chất duy trì hoạt động của tổ chức, mang tính hành chính sự việc thì cần triệt để tiết kiệm, thậm chí thắt chặt tối đa để tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, nhất là trong giai đoạn kinh tế và NSNN rất khó khăn hiện nay. (vii) Cơ sở hạ tầng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện ở Việt Nam, thời gian qua cơ sở hạ tầng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mặc dù vậy, tác động của nó đến tăng trưởng rất tích cực. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy yếu tố này để phục vụ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cơ sở hạ tầng là động lực, là chất xúc tác quan trọng đối với tăng trưởng. Đồng thời, hạn chế mặt trái của đầu tư cho cơ sở hạ tầng khi phát triển kinh tế, khi đó cơ sở hạ tầng không những không tác động tốt mà còn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, như các trường hợp đầu tư không đúng về không gian, thời gian, mức độ đầu tư, hiệu quả sử dụng của các công trình hạ tầng cơ sở. - 164 - Giải pháp quan trọng cho nhân tố này là đánh giá hiệu quả thiết thực các công trình về cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế theo không gian và thời gian cụ thể, yếu tố này cũng nhằm cân bằng với nhân tố đầu tư công hiện nay chưa hiệu quả. (viii) Độ mở thương mại tác động đến tăng trường kinh tế Độ mở thương mại hay độ mở của giao thương tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, điều đó thể hiện rõ kể từ khi Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường từ năm 1986, sự đổi thay của nền kinh tế thể hiện rõ nét trên toàn diện nhiều mặt, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế đến gia tăng nhanh chóng mức sống của người dân cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Do đó trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung thúc đẩy độ mở thương mại hướng đến tính thực chất hơn và cần hoàn thiện thể chế chính sách liên quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước, các vùng và địa phương cần quan tâm từ chương trình hành động đến thực tiễn, thể hiện rõ quyết tâm mở cửa kinh tế theo hướng phục vụ tăng tưởng kinh tế và đồng thời hạn chế thấp nhất những mặt trái của độ mở thương mại có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đất nước nói chung. 7.3.1.2. Gợi ý chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI Đề tài luận án đã chứng minh tác động tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, do đó cần quan tâm thu hút dòng vốn này một cách bền vững, ổn định trên cơ sở các yếu tố có tác động đến dòng vốn FDI ở Việt Nam: (i) Tăng quy mô thị trường để thu hút dòng vốn FDI Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thể hiện tác động dương và đáng kể của quy mô thị trường đối với thu hút dòng chảy FDI vào Việt Nam, kết quả còn thể hiện sự nhất quán với nhiều nghiên cứu trước đây. Do đó, để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các địa phương Việt Nam, cũng như xét tổng thể vùng ở Việt Nam, cần quan tâm đến yếu tố quy mô thị trường, thực hiện gia tăng quy mô thị trường, thể hiện cụ thể bằng biến đại diện là GDP bình quân đầu người, do đó cần thực thi các chính sách tăng GDP bình quân ở tổng thể vùng Việt Nam theo hướng bền vững và phù hợp. Muốn thế phải thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì và phát huy mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, tạo giá trị gia tăng thêm từ các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam. - 165 - Thực tiễn đã chứng minh, FDI theo hướng tìm kiếm thị trường là hình thức FDI phổ biến hiện nay, nhất là dòng chảy FDI từ nước công nghiệp phát triển (quy mô thị trường tăng chậm, thậm chí tốc độ tăng âm) sang nước công nghiệp mới (tốc độ tăng của quy mô thị trường rất lớn). Nên cần khai thác yếu tố quy mô thị trường phục vụ tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. (ii) Nâng cao nguồn nhân lực để thu hút FDI Kết quả thực nghiệm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cho thấy vai trò của nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc hấp dẫn dòng chảy FDI. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng FDI, Việt Nam cần quan tâm nâng cao mở rộng nguồn nhân lực trong thời gian tới, khai thác điều kiện dân số vàng, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế nói chung và các dự án FDI nói riêng. Nguồn nhân lực cần ổn định qua các thời kỳ, hạn chế những yếu tố làm mất tính cân đối nguồn nhân lực qua các năm, khi đó có những năm nguồn nhân lực dồi dào nhưng cũng có những năm khan hiếm nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế. Bên cạnh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được quan tâm và hướng đến những chuẩn mực chung của thế giới, nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu. (iii) Tăng cường lao động có kỹ năng để thu hút dòng vốn FDI Dòng chảy FDI xuất phát chủ yếu từ các nước phát triển sang những nước đang phát triển, nên xuất phát điểm về trình độ quản lý đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ rất cao của chủ đầu tư trong các dự án FDI. Từ thực tế đó đòi hỏi các nước tiếp nhận đầu tư cần có trình độ lao động tương ứng về chất lượng, bên cạnh về số lượng dồi dào. Trong điều kiện Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy tác động tích cực và rất đáng kể của lao động có kỹ năng trong việc hấp dẫn dòng vốn FDI. Do đó, Việt Nam cần quan tâm đến yếu tố lao động có kỹ năng để phục vụ phát triển kinh tế cũng như phục vụ yêu cầu của các dự án FDI, cần tiếp tục tăng tỷ lệ lao động có kỹ năng, nhất là lao động có trình độ cao (lực lượng quản lý), kỹ sư, công nhân lành nghề. Muốn như vậy, cần phân cấp đào tạo lực lượng lao động theo hai hướng: (i) lực lượng lao - 166 - động lành nghề đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ; (ii) lực lượng lao động trình độ cao đáp ứng những công việc quản lý điều hành theo chuẩn quốc tế. Phát triển lao động tri thức ở Việt Nam cần hướng đến những cơ hội khi nước ta gia nhập cộng đồng Asean và Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu không sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam trong cạnh tranh phát triển kinh tế ngay trong nội khối Asean và các nước lớn khác (trong TPP) như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, ... . (iv) Chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến FDI Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cũng như tại Việt Nam đều cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư rất quan trọng đến thu hút dòng vốn FDI. Thể hiện các chính sách phải vừa góp phần hấp dẫn dòng vốn FDI vừa đảm bảo các điều kiện cho các dự án FDI hoạt động sau khi được cấp phép. Các chính sách chủ yếu liên quan quan đến tài khóa, chính sách liên quan đến tiền tệ. Chính sách tài khóa cần tiếp tục ổn định và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế cũng như đầu tư công. Chính sách tiền tệ cần tiếp tục duy trì và phát huy sự ổn định đồng tiền thông qua chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái. Các chính sách kinh tế vĩ mô cần hướng đến lợi ích hợp lý của nhà đầu tư nước ngoài, phải mang tính kích thích đầu tư vào Việt Nam đặt trong lợi ích hài hòa của địa phương và cả nước nói chung. (v) Tăng cường giao thương quốc tế để thu hút dòng vốn FDI Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng giao thương kinh tế một cách mạnh mẽ thời gian qua, thể hiện trong việc ban hành chính sách đến các giao lưu kinh tế với các quốc gia cũng như các tổ chức. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại thiết thực đối với hấp dẫn dòng chảy FDI chưa được thể hiện rõ nét, thậm chí trong ngắn hạn tác động của độ mở thương mại âm đối với thu hút dòng vốn FDI. Do đó, trong thời gian tới thực hiện mở rộng giao thương cần thể hiện hiệu quả toàn diện trên nhiều mặt, trong đó có hấp dẫn dòng chảy FDI vào Việt Nam. Điều đó, cần thể hiện từ các thể chế chính sách đến thực tiễn thực thi. Bên cạnh đó, độ mở thương mại cần thể hiện sự hoàn thiện của hệ thống pháp lý đối với nhà đầu tư nói chung cũng như nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, thể hiện sự minh bạch, - 167 - hợp lý trong các khâu liên quan đến hoạt động của các dự án FDI kể cả trước-trong và sau khi dự án được thực thi. (vi) Ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút dòng vốn FDI Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, cú sốc kinh tế tác động tiêu cực đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Do đó, cần có điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp để thúc đẩy hấp dẫn nguồn vốn FDI vào các vùng Việt Nam trong thời gian tới, thể hiện cụ thể về kiểm soát dòng tiền của nền kinh tế đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tiền, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Ổn định kinh tế vĩ mô cần được điều hành theo thông lệ quốc tế được công nhận đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để làm yên tâm nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư dài hạn. (vii) Khai thác tác động tích cực của các dự án FDI Thực tiễn cho thấy tác động của chính các dự án FDI cũng có những chiều hướng khác nhau: không có mối liên quan của những dự án FDI hiện tại với những dự án FDI tương lai; tác động tích cực của FDI năm nay đối với FDI năm sau và FDI năm nay tác động tiêu cực đến các dự án FDI tiềm năng, thể hiện sự chèn lấn dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy không có sự chèn lấn của dòng chảy FDI vào Việt Nam mà ngược lại, FDI ở Việt Nam có tác động dây chuyền tích cực đối với các dự án FDI tiềm năng. Do đó cần tiếp tục nâng cao dòng FDI, thể hiện tác động tích cực của các dự án FDI giữa các năm, các dự án FDI hiện tại cũng chính là động lực hấp dẫn các nguồn FDI khác vào Việt Nam trong tương lai, nhất là các dự án lớn đến từ các nền kinh tế phát triển và khó tính (Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU là ví dụ). Tóm lại, ở cấp độ tổng thể vùng, cần thu hút FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như khai thác FDI theo đặc tính địa phương, đặc tính vùng miền trong tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần khai thác nguồn lực đầu tư tư nhân, khai thác và điều chỉnh những khoảng đầu tư công để thay đổi so với hiện nay (hiện nay đang tác động âm đến tăng trưởng kinh tế). Đồng thời, cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế bóp méo của thuế trong tăng trưởng kinh tế, chi thường xuyên hướng đến những nội dung tác động dương đến tăng trưởng kinh tế để có thứ tự ưu tiên, đầu tư hoàn thiện cơ - 168 - sở hạ tầng, mở rộng giao thương quốc tế. Vấn đề tiếp đến đặt ra là làm như thế nào để hấp dẫn dòng FDI vào Việt Nam để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu trả lời sẽ hoàn thiện khi biết được những yếu tố nào hấp dẫn dòng vốn này, để từ đó có những gợi mở chính sách khả thi. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về các yếu tố tác động tới FDI cho thấy cần tăng quy mô thị trường, duy trì và phát huy nguồn nhân lực, tiếp tục đẩy mạnh lao động có kỹ năng, thực hiện nền kinh tế dựa vào lao động tri thức, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời sự thông thoáng trong mở rộng giao thương phải mang ý nghĩa thiết thực thu hút dòng chảy FDI, đồng thời hạn chế những cú sốc kinh tế bằng cách kiểm soát lạm phát hiệu quả. 7.3.2. Gợi ý chính sách đối với riêng vùng ở Việt Nam Các vùng ở Việt Nam vừa có những điểm chung hỗ trợ nhau cùng phát triển đồng thời mỗi địa phương cũng có những thế mạnh vốn có của mình từ những thế mạnh khách quan (điều kiện tự nhiên) đến những thế mạnh chủ quan (đầu tư, nhân lực, hạ tầng cơ sở, chính sách mở cửa, thể chế địa phương). Do đó, ở cấp độ vùng cần khai thác thế mạnh của địa phương trong vùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục duy trì tính liên kết trong vùng đồng thời những đặc trưng của các vùng cũng cần được quan tâm trong tăng trưởng kinh tế. Chính phủ và bản thân chính quyền các địa phương cần có những giải pháp để khai thác tính hội tụ cũng như tính đặc trưng đáp ứng tăng trưởng kinh tế từ sự hài hòa giữa các vùng đồng thời cũng cần quan tâm những nhân tố riêng biệt tạo ra sự bức phá trong phát triển, là định hướng cho các vùng khác ở Việt Nam. (1) Đồng bằng sông Hồng: các địa phương trong vùng này cần khai thác nhân tố FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh như là yếu tố vừa thể hiện sự liên kết cũng vừa thể hiện những đặc trưng; Nguồn nhân lực có tính đồng liên kết đáng kể đến tăng trưởng nên cũng cần được quan tâm thực hiện; Độ mở thương mại có ý nghĩa riêng biệt đối với vùng này. Do đó, cần tiếp tục duy trì và phát huy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn vùng. Các yếu tố khác cũng cần có sự quan tâm xác đáng phải kể đến: đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ. Đồng thời cần điều chỉnh nguồn lực đầu tư công theo hướng phục vụ tăng trưởng kinh tế. - 169 - (2) Trung du miền núi phía Bắc: tính hội tụ cũng như tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế thể hiện chưa mạnh. Các địa phương trong vùng cần phát huy vai trò của FDI đối với quá trình tăng trưởng, khai thác yếu tố cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ cũng như tiếp tục đẩy mạnh nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng. Đặc biệt, đầu tư công tác động dương đến tăng trưởng kinh tế của vùng này nên cần tiếp tục duy trì và phát huy để thúc đẩy tăng trưởng, nhất là trong điều kiện các yếu tố khác có những hạn chế để phát huy tác dụng, trong đó có dòng vốn FDI. (3) Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: các địa phương trong vùng này cần quan tâm các nhân tố thể hiện tính hội tụ vùng trong tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư tư nhân, tăng cường thu hút FDI, đẩy mạnh công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng đồng thời hạn chế những bất cập của nguồn lực đầu tư công đối với tăng trưởng. Đối với đặc tính riêng biệt vùng cần hạn chế tác động của cú sốc kinh tế cũng như cần tiết kiệm các khoảng chi thường xuyên để thúc đẩy tăng trưởng (hiện nay những biến này đều có tác động nghịch chiều đến tăng trưởng). Tóm lại, về tăng trưởng kinh tế vùng, cần khai thác nguồn FDI, FDI theo đặc tính của địa phương, khai thác yếu tố nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ đồng thời cần điều chỉnh những dự án đầu tư công, hướng đến hiệu quả và phục vụ tăng trưởng kinh tế, những khoảng chi thường xuyên cần được tiếp tục tiết kiệm và hướng đến những khoảng chi thường xuyên có tác động đến tăng trưởng: kinh tế, giáo dục, khoa học, môi trường và y tế. 7.3.3. Gợi ý chính sách đối với liên kết vùng ở Việt Nam Liên kết vùng là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng những chương trình hành động cụ thể (Diễn đạt hợp tác Đồng bằng sông Cửu Long hay Quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm theo quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 là những ví dụ), hướng đến hạn chế phát triển kinh tế mang tính cục bộ địa phương, cạnh tranh lẫn nhau không lành mạnh làm tổn hại đến tổng thể chung của nền kinh tế. Các địa phương có điều kiện tăng trưởng kinh tế tốt như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ cần là hạt nhân trong tăng trưởng liên kết các vùng bằng vai trò cụ thể trong các vùng kinh tế - 170 - trọng điểm của cả nước (bốn vùng kinh tế trọng điểm). Kết quả xử lý kinh tế lượng cho thấy cần tiếp tục thực hiện liên kết các vùng trong tăng trưởng và phát huy vai trò của dòng vốn FDI trong hội tụ cũng như trong những điều kiện riêng biệt của vùng. Thứ nhất, thể hiện sự hội tụ của các liên kết vùng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự đồng liên kết của các biến quan sát đối với tăng trưởng kinh tế: Đối với liên kết vùng thuộc miền Bắc, sự liên kết vùng thể hiện ở các nhân tố đầu tư tư nhân, đầu tư công, nguồn nhân lực và khoảng cách công nghệ. Do đó, các vùng trong liên kết vùng này cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa nguồn lực trên để thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Đối với liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên, các địa phương cần tiếp tục khai thác những nhân tố có tính đồng liên kết cao đối với tăng trưởng trong toàn vùng: thúc đẩy và khai thác yếu tố công nghệ, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế toàn vùng miền Trung. Đồng thời cũng cần quan tâm đến đầu tư công có phát huy hiệu quả tích cực đến tăng trưởng. Đối với liên kết vùng miền Nam, sự hội tụ liên vùng thể hiện trên các nhân tố dòng vốn FDI, đầu tư tư nhân, đầu tư công và khoảng cách công nghệ. Từ thực tế đó, cần thể hiện sự liên kết vùng chặt chẽ về thu hút FDI, đầu tư tư nhân, hạn chế những tác động không hiệu quả từ các dự án đầu tư công trong quá trình tăng trưởng đồng thời khai thác nhân tố về khoa học công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng. Cũng như khắc phục những bất cập của yếu tố nguồn nhân lực chung của toàn vùng, để được xem là yếu tố tác động có ý nghĩa dương đến tăng trưởng Thứ hai, thể hiện sự đặc trưng vùng, khai thác ưu thế riêng biệt trong liên kết vùng. Kết quả nghiên cứu thể hiện riêng biệt các nhân tố đặc trưng liên kết vùng cũng như ở mức độ tác động của các biến quan sát: Đối với liên kết vùng thuộc miền Bắc, các địa phương thuộc liên vùng này cần khai ưu thế vốn có của vùng mình về FDI theo đặc tính đô thị, nhất là các địa phương đầu tàu vùng này (Hà Nội, Hải Phòng). Đối với liên kết vùng thuộc miền Trung, sự riêng biệt của liên kết vùng ở các nhân tố: đầu tư công, chi thường xuyên và cú sốc kinh tế. Cần tiếp tục khai thác sử dụng hiệu - 171 - quả nguồn lực đầu tư công tại vùng này. Đồng thời hạn chế tác động âm những khoảng chi thường xuyên cũng như những cú sốc kinh tế trong quá trình tăng trưởng. Đối với liên kết vùng thuộc miền Nam, tính đặc trưng trong liên kết vùng thể hiện ở những biến quan sát: dòng vốn FDI, độ mở thương mại. Theo đó, các địa phương liên kết vùng ở miền Nam cần tiếp tục thu hút và khai thác dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế đồng thời cần có những điều chỉnh trong chính sách thông thoáng của giao thương toàn liên kết vùng để góp phần tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, về tăng trưởng kinh tế mang tính liên kết các vùng, cần phát huy những khoảng đầu tư mang tính liên vùng, như: FDI, đầu tư của tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Cơ sở hạ tầng cần được khai thác, nâng cao công nghệ, hạn chế bóp méo của thuế trong tăng trưởng. 7.4. Hạn chế của luận án Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nổ lực rất lớn cùng với sự hướng dẫn tận tâm của giáo viên. Tuy nhiên, đề tài luận án không thể tránh khỏi những hạn chế: Dữ liệu nghiên cứu: không gian và thời gian dữ liệu mặc dù đáp ứng điều kiện thực hiện theo kinh tế lượng. Tuy nhiên, độ dài thời gian và mức độ phủ rộng không gian nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Kế đến, việc kiểm soát chất lượng dữ liệu cũng có những khó khăn, mà chủ yếu dựa trên số liệu được cung cấp chính thức thứ cấp từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam.Thực tế, các nước đang phát triển chất lượng dữ liệu thường nghèo nàn về số lượng cũng như chất lượng (Kevin Williams, 2010). Phương pháp nghiên cứu, chưa thực hiện so sánh với nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng cũng như định tính đối với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài luận án. Khuyến nghị chính sách chưa có điều kiện kiểm chứng trên thực tế (do hạn chế về thời gian và cách thức chuyển giao). 7.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài Đề tài luận án về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam đã thực hiện đầy đủ về FDI – tăng trưởng kinh tế ở các cấp không gian - 172 - nghiên cứu, với dữ liệu, phương pháp nghiên cứu được xử lý chặt chẽ. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết đã có kết hợp với những thực nghiệm trước đây, cũng như kinh nghiệm nghiên cứu của người hướng dẫn về mặt học thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thiện toàn diện trên tất cả các mặt gần như không thể đáp ứng, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được quan tâm sâu trên các nội dung:  Tiếp tục khai thác nền tảng lý thuyết liên quan đến FDI – tăng trưởng kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam theo hướng cập nhật những phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mới;  Kiểm định để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất, có sự so sánh đối chiếu theo từng phương pháp nghiên cứu, theo hướng phát hiện phương pháp nghiên cứu mới;  Nghiên cứu phát hiện kết quả nghiên cứu mới, mang tính đặc trưng, chưa có tiền lệ trong nghiên cứu về mối quan hệ FDI – tăng trưởng kinh tế;  Nghiên cứu định tính để xây dựng lý thuyết mang tính hoàn thiện về FDI – tăng trưởng kinh tế ở cấp địa phương, vùng, liên vùng và tổng thể vùng;  Thực nghiệm các giải pháp được đề xuất để đánh giá tính khoa học, tính thực tiễn của giải pháp. - 173 - KẾT LUẬN FDI và tăng trưởng kinh tế với nhiều mối quan hệ tác động với nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú từ lý thuyết đến thực nghiệm, với nhiều quan điểm, tranh luận nhiều chiều. Điều đó càng làm cho các nhà nghiên cứu quan tâm để khẳng định và chứng minh kết quả nghiên cứu của mình trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể, bằng việc áp dụng các khung phân tích, các phương pháp ước lượng tiên tiến để khẳng định những quy luật chung nhất về mối quan hệ FDI-tăng trưởng ở phạm vi toàn cầu, ở điều kiện từng quốc gia cũng như phạm vi hẹp là các vùng và liên kết vùng trong quốc gia. Nhằm góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như đánh giá thực tiễn về mối quan hệ FDItăng trưởng kinh tế, đề tài luận án đã thực hiện câu hỏi nghiên cứu FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam trên cơ ở hàm sản xuất Cobb-Douglas và các nghiên cứu mở rộng thể hiện nhân tố FDI trong lý thuyết gốc về tăng trưởng kinh tế. Đề tài thực nghiệm với việc khai thác nguồn dữ liệu bảng của các tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 1997-2012 từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Mô hình phân tích và xử lý dữ liệu được thực hiện dựa trên cơ sở hồi quy theo phương pháp GMM sai phân với cập nhật của Arellano-Bond (1991), khắc phục những hạn chế chế của phương pháp GMM (GMM hệ thống). Đồng thời khai thác phương pháp hồi quy các vector đồng liên kết dài hạn và đặc tính năng động trong ngắn hạn của PMG. Kết quả cho thấy FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ riêng vùng, liên kết vùng và tổng hợp vùng ở Việt Nam, thể hiện rõ tính hội tụ và đặc trưng của tăng trưởng Việt Nam ớ các cấp không gian nghiên cứu khác nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng giúp khẳng định ngoài FDI, còn có các nhân tố khác tác động dương đến tăng trưởng cần được quan tâm: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, khoảng cách công nghệ. Kết quả thực nghiệm chi tiết được trình bày và thảo luận ở chương 4 và chương 5. Vấn đề đặt ra cũng cần được đề tài luận án giải quyết là trong điều kiện Việt Nam những yếu tố nào khẳng định dòng chảy của FDI. Để trả lời câu hỏi này, đề tài luận án đã đánh giá lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để hình thành - 174 - phương trình thực nghiệm với các biến kiểm soát được đảm bảo về tính tương quan, tự tương quan, xử lý kỹ thuật nội sinh theo kinh tế lượng, dữ liệu thực nghiệm cũng được khai thác ưu điểm của dữ liệu bảng từ các tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 1997-2012 từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam cung cấp năm 2013 với phương pháp kiểm định PMG và GMM sai phân. Kết quả, quy mô thị trường (đo lường bằng GDP bình quân) cùng với các biến quan sát vĩ mô khác (nguồn lao động, chính sách kinh tế vĩ mô và lao động có kỹ năng) có tác động đến dòng chảy FDI vào Việt Nam. Kết quả thực nghiệm và thảo luận chi tiết được trình bày ở chương 6. Từ kết quả thực nghiệm và tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu một cách toàn diện, đề tài luận án đã gợi ý chính sách đối với tăng trưởng kinh tế vùng cũng như thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả được trình bày chi tiết ở chương 7. Xét tổng thể, đề tài nghiên cứu của luận án đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra (phần mở đầu, mục 3), cũng như nhận định những hạn chế, tồn tại và hướng nhiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới để tiếp tục cập nhật cũng như khám phá các yếu tố mới về mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế từ lý thuyết đến thực nghiệm làm gia tăng hàm lượng khoa học cho câu hỏi nghiên cứu. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TẠP CHÍ KHOA HỌC 1. Nguyễn Minh Tiến, 2007. Foreign Investment in Can Tho city Fact and Development Solution. Economic development. UEH. No. 151. P22-25. 2. Nguyễn Minh Tiến, 2011. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Cần Thơ. Tạp chí Thương mại. Số 28-2011. Tr 8-10 3. Nguyễn Minh Tiến, 2013. Các nhân tố hiệu ứng đến FDI ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Thương mại. Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Số 62+63, tháng 10+11/2013. Tr 54-62. 4. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của chính sách tài khóa lên lạm phát ở Việt Nam: Phương pháp hồi quy GMM Arellano-Bond và PMG. Tạp chí Khoa học Thương mại. Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Số 66, tháng 2/2014. Tr 37-44. 5. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Số 283, tháng 5/2014. Tr 21- 41. 6. Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến, 2014. Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ. Số 31, tháng 5/2014. Tr 124-131. HỘI THẢO QUỐC TẾ 1. Nguyễn Minh Tiến, 2013. FDI và tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập. Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3. Hội nhập quốc tế: thành tựu và những vấn đề đặt ra. Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Bremen university Germany, Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. Hà Nội, tháng 12/2013. Nhà xuất bản thống kê. Tập 1. Tr 532-539. 2. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên kinh tế các quốc gia Cộng đồng kinh tế Asean. Hội thảo khoa học quốc tế: Bối cảnh quốc tế mới và tác động tới Cộng đồng kinh tế Asean. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh, tháng 5/2014. Tr 246-262. CHUYÊN SAN 1. Nguyễn Minh Tiến, 2011. Phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 03 năm 2011. NXB Thanh Niên. Tr 35-41. 2. Nguyễn Minh Tiến, 2012. Định vị tính mới trong nghiên cứu khoa học, 2012. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 05 năm 2012. NXB Thanh Niên. Tr 30-39. 3. Nguyễn Minh Tiến, 2013. Chỉ số năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: trường hợp TP Hồ Chí Minh. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 09 năm 2013. NXB Thanh Niên. Tr 53-62. 4. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 10 năm 2014. NXB Thanh Niên. Tr 47-56. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nguyễn Minh Tiến, 2012. FDI và tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập. Đề tài nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Cao Thị Hồng Vinh, 2013. Tác động của việc gia nhập WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. số 58. Tr 42 – 38. 2. Chính phủ Việt Nam, 2006. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2010 Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 3. Chính phủ Việt Nam, 2007. Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 Ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. 4. Chính phủ Việt Nam, 2008. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 5. Chính phủ Việt Nam, 2010. Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015. 6. Đỗ Thị Thủy, 2001. FDI với sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam giai đoạn 19882005. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. 7. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Nguyễn Thị Liên Hoa, Phan Hiển Minh, Hà Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phùng Thị Cẩm Tú, 2010. Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI vào TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố. TP Hồ Chí Minh. 8. Dương Thị Bình Minh, 2009. Thu hút vốn FDI ở một số nước châu Á và các bài học kinh nghiệm cho TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 7/2009. ii 9. Dương Thị Bình Minh, 2010. Tác động các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO đến môi trường đầu tư thu hút vốn FDI vào TP Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 3/2010. 10. Hồ Kỳ Minh và Lê Minh Nhất Duy, 2012. Liên kết vùng: Từ lý luận đến thực tiễn. Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012. Ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam, Viện Khoa học và xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 11. Lê Bá Thảo, 1998. Việt Nam: Lãnh thổ và các vùng địa lý. Nhà xuất bản Thế giới. 12. Nguyễn Mại, 2003. FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Báo Đầu tư, 24-122003. 13. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010. Mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010. 577-588. 14. Nguyễn Tấn Vinh, 2011. FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải, 2006. Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dự án Sida. 16. Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm, 2013. Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. Số 55. Tr 38 – 49. 17. Nguyễn Tiến Long, 2008. Giải pháp chủ yếu để thu hút vốn FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Phát triển kinh tế. (131), tr.28-31. 18. Quốc hội Việt Nam, 2005. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 19. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài & Mai Đình Lâm, 2013. Chính sách tài khóa gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững giai đoạn 2011-2020. Tạp chí Phát triển kinh tế. Số 280, tháng 2/2014. Tr 2-21. iii TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. A.T. Kearney, 2012, 2013. FDI Confidence Index, A.T. Kearney, Inc. 2. Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan, 2012. Determinants of FDI inflows to Developing Countries: A Panel Data Analysis. MPRA Paper. No 37278. 3. Abdus Samad, 2009. Does FDI Cause Economic Growth? Evidence from SouthEast Asia and Latin America. Woodbury School of Business Working Paper 1-09. 4. Adeolu B. Ayanwale, 2007. FDI and Economic Growth: Evidence from Nigeria. AERC Research Paper 165 African Economic Research Consortium, Nairobi. 5. Aitken, B., and Harrison, A., 1999. Do domestic firms benefit from foreign direct investment? Evidence from Venezuala. American Economies Review, 89, 605-18. 6. Aitken, B., Hanson, G. and Harrison, A., 1997. Spillovers, foreign investment, and export behaviour. Journal of International Economics 43: 103- 132. 7. Akinlo, A., 2004. Foreign direct investment and growth in Nigeria. An empirical investigation. Journal of Policy Modeling, 26, pp. 627-639. 8. Al Nasser, O. M. and X. G. Gomez, 2009. Do Well-Functioning Financial Systems Affect the FDI Flows to Latin America. International Research Journal of Finance and Economics. 29, 60-75. 9. Aleksynska, M., Gaisford, J. and Kerr, W., 2003. Foreign Direct Investment and Growth in Transition Economies. MPRA Paper No. 7668. 10. Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S. and Sayek, S., 2004. FDI and economic growth: the role of local financial markets. Journal of International Economics 64 89–112. 11. Alfaro, L., S. Kalemli-Ozcan and S. Sayek, 2009. FDI, Productivity and Financial Development. The World Economy. 12. Ali, S. and Guo, W., 2005. Determinants of FDI in China. Journal of Global Business and Technology 1 (2): 21-31. 13. Ancharaz V.D., 2003. Determinants of Trade Policy Reform in Sub-Saharan Africa. Journal of African Economies, 12(3), pp. 417- 443. iv 14. Ang, J., 2009. Foreign direct investment and its impact on the Thai economy: the role of financial development. Journal of Economics and Finance. 33(3), 316323. 15. Anh N.N, and Thang N., 2007. Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution. Development and Policies Research Center & Center for Analysis and Forecasting. 16. Apergis, N. and C. Katrakilidis, 1998. Does Inflation Uncertainty Matter in Foreign Direct Investment Decisions? AnEmpirical Investigation for Portugal, Spain, and Greece, Rivista Internazionale Di Scienze Economiche E Commerciali, 45, 729-744. 17. Arellano, M., and S. Bond, 1991. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. Review of Economic Studies. 58: 277–297. 18. Asiedu, E, 2006. Foreign Direct Investment in Africa: The Role of Natural Resources, Market Size, Government Policy, Institutions and Political Instability, The World Economy, 29:1, 63-77. 19. Asiedu, E., 2002. On the Determinantsof Foreign Direct Investment to Developing Countries: Is Africa Different?. World Development. 30:1, 107-119. 20. Athukorala P.C., and Menon J., 1995: Developing with Foreign Investment: Malaysia. Australian Economic Review; 109; 1st Quarter; pp. 9–22. 21. Athukorala, Prema-Chandra, 2009. Trends and Pattersof Foreign Direct Investment in Asia: A Comparative Perspective. Margin-The Journal of Applied Economic Research. Vol. 3, No. 4: 365-408. 22. Aviral T., Mihai M., 2011. Economic growth and FDI in ASIA: A panel data approach. Economic Analysis & Policy, Vol. 41 No.2, September 2011. 23. Balasubramanyam, V. N., M. Salisu and D. Sapsford, 1996. Foreign Direct Investment and Growth in EP and IS Countries. The Economic Journal. Vol.106, pp. 92-105. 24. Bandera, V.N. and, J.T. White, 1968. US Direct Investment and Domestic Markets in Europe. Economia Internationale. Vol., 21:117-233. v 25. Barro, R. and Sala-I-Martin, X., 1995. Economic Growth. Cambridge, MA: McGraw-Kill. 26. Barro, R. and Sala-i-Martin, X., 2004. Economic growth (2nd ed.). Cambridge, Massachusetts: The MIT Press. 27. Barro, R.J, 1990. Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth. The Journal of Political Economy, Vol, No.5: 103-S125. 28. Barry, F., Gorg, H., and Strobl, E., 2001. Foreign direct investment and wages in domestic firms: productivity spillovers vs labour-market crowdingout. mimeo, University College Dublin and University of Nottingham. 29. Barry, F. and J. Bradley, 1997. FDI and Trade: The Irish Host Country Experience. Economic Journal. 445, 1798-1811. 30. Basu, A. and K. Srinivasan, 2002. Foreign Direct Investment in Africa – Some Case Studies, IMF Working Paper WP/02/61. 31. Basu, P. and Guariglia, A., 2007. Foreign direct investment, inequality, and growth. Journal of Macroeconomics. 29(4), 824-839. 32. Basu, P., Chakraborty, C. and Reagle, D., 2003. Liberalization, FDI, and Growth in Developing Countries: A Panel Cointegration Approach. Economic Inquiry 41(3): 510-516. 33. Batten, J. and Vo, X., 2009. An analysis of the relationship between foreign direct investment and economic growth. Applied Economics. 14(13), 1621-1641. 34. Bende-Nabende, A . J., Santoso, F. B., and Sen, S., 2003. The Interaction between FDI, output and the spillover variables: cointegration and V A R analyses for APEC, 1965-99. Applied Economics Letters, 10, 165-172. 35. Bende-Nabende, A. and Ford, L., 1998. FDI, Policy adjustment and endogenous growth: multiplier effects from a small dynamic model for Taiwan, 1959-1995. World Development, 26(7), pp.1315-1330. 36. Bengoa, M. and Sanchez-Robles, B., 2003. Foreign direct investment, economic freedom and growth: new evidence from Latin America. European journal of political economy.19 (3),529–545. vi 37. Bhattacharya, D., de Carvalho, F., Eichborn, S., Hersel, P., Krüger, L., Lanzet, P., and Metzger, M., 2004. Foreign Direct Investment: High Risk, Low Reward for Development, Evangelischer Entwicklungsdienst (EED). Church Development Service. An Association of the Protestant Churches in Germany. 38. Bhissum Nowbutsing, 2009. FDI Domestic Investment and Economic Growth: A Theoretical Framework. University of Technology Mauritius. 39. Biswas, 2002. Determinants of Foreign Direct Investment. Article first published online: 17 DEC 2002. DOI:10.1111/1467-9361.00169. 40. Blankenau, Nicole Simpson, 2004. Public Education Expenditures and Growth. Journal of Development Economics, April 2004, Vol. 73, pp. 583-605. 41. Blomstrom M., Lipsey R. E and Zejan M., 1996. What Explains the Growth of Developing Countries? in Baumol W. J., Nelson R. R. and Wolff E. N. (eds.), Convergence of Productivity: Cross-national Studies and Historical Evidence. Oxford and New York: Oxford University Press, 1994, 243-59. 42. Blomstrom, Jian-Ye Wang, 1992. Foreign Investment and Technology Transfer: A Simple Model. NBER Working Paper No. 2958 (Also Reprint No. r1732) Issued in July 1992. 43. Blomstrom, M. and Kokko, A., 1998. Multinational Corporations and Spillovers. Journal of Economic Surveys 12(2): 1-31. 44. Blomstrom, M. and Sjoholm, F., 1999. Technology transfer and spillovers: Does local participation with multinationals matter? European Economic Review 43: 915- 923. 45. Blomstrom, M. and Wolff, E., 1994. Multinationalcorporations and productivity convergence in Mexico, in W. Baumol, R. Nelson and E. Wolff, eds., Convergence of Productivity: Cross-National Studies and Historical Evidence. Oxford; Oxford University Press. 46. Blomstrom, M., and Persson, H., 1983. Foreign investment and spillover efficiency in an underdeveloped economy: evidence from the Mexican manufacturing industry. World Development, 11, 493-501. vii 47. Borensztein E., Gregorio J. D. and Lee J. W., 1998. How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth? Journal of International Economics, 45, 115-135. 48. Bose, Niloy., Haque, M. Emranul., Osborn, Denise R, 2007. Public Expenditure and Economic Growth: A Disaggregated Analysis For Developing Countries. The Manchester School, Vol 75 No. 5 1463-6786 533 – 556. 49. Bouoiyour, J., 2003. The Determining Factors of Foreign Direct Investment in Morocco. France, University de Pau et des Pays de I'Adour. 50. Brainard, S. L., 1997. An Empirical Assessment of the Proximity-Concentration Trade-Off Between Multinational Sales and Trade. American Economic Review. 87: 4, 520-544. 51. Broadman, H.G., and Sun, X ., 1997. The distribution of foreign direct investment in China. World Economy, 20, 339-361. 52. Cantwell, J., 1989. Technological Innovation and Multinational Corporations. Oxford: Basil Blackwell. 53. Carkovic, M. and R. Levine, 2002. Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic Growth? in Does Foreign Direct Investment Promote Development? Washington DC: Institute for International Economics. pp. 195-220. 54. Castellani, D. and Zanfei, A., 2005. Technology Gaps, Absorptive Capacity and the Impact of Inward Investments on Productivity of European firms. Economics of Innovation and New Technology12(6): 1-24. 55. Caves R. E., 1971. International Corporations: The Industrial Economics of Foreign Investment. Economica, 38, 1-27. 56. Caves R. E., 1974. Multinational corporations, competition and productivity in host country markets. Economica, 41, 176-193. 57. Caves, R. E, 1996. Multinational Enterprise and Economic Analysis (New York: Cambridge University Press. 58. Caves, R.E.,1996. Multinational Enterprise and Economic Analysis, Second Edition. Cambridge; Cambridge University Press. viii 59. Cobb C. W. and Douglas P. H., 1928. A Theory of Production. The American Economic Review, Vol. XVIII. 60. Colen, L., Maertens, M. and Swinnen, J., 2008. Foreign Direct Investment as an Engine for Economic Growth and Human Development: A Review of the Arguments and Empirical Evidence. IAP P6/06. Working Paper No.16. 61. Coughiin, C.C., and Segev, E., 2000. Foreign direct investment in China: a spatial econometric study. WorldEconomy. 1-23. 62. Coughlin, C. G., 1991. State characteristics and the location of foreign direct investment within the United States. Review of Economies and Statistics, 73, 675683. 63. Crespo, Nuno and Maria Paula Fontoura, 2007. Determinant Factors of FDI Spillovers- What do We Really Know?. World Development, Vol. 35, No. 3: 410425. 64. Cương H.C., Ngọc D.T.B., Mai B.T.P., Linh D.H, 2013. Trade liberalization and foregin direct investment in Vietnam: A gravity model using Hausman – Taylor estimator approach. Journal of Science & Development, Vol. 11, No. 1: 85-96, Vietnam. 65. Chakraborty C., 2004. Financial Resource Flows, Macro Policy Response and Socio-economic Environment: The Experience of Latin America and East Asia. Journal of Socio-Economics, 33, 469-489. 66. Chakraborty, C. And Basu, P., 2002. Foreign direct investment and growth in India: a cointegration approach. Applied Economics. 34, 1061-1073. 67. Charkrabarti A., 2001. The Determinants of Foreign Direct Investment: Sensitivity Analyses of Cross-Country Regressions. Kyklos, 54(1), pp. 89-114. 68. Chen, C., 1999. The impact of FDI and trade. Foreign Direct Investment and Economic Growth in China. Edward Elgar, U K , 71-97. 69. Chen, J., and Fleisher, B. M., 1996. Regional income inequality and economic growth in China. Journal of Comparative Economies, 22, 141-164. ix 70. Chien N.D, and Zhang K.Z., 2012. FDI of Vietnam; Two-Way Linkages between FDI and GDP, Competition among Provinces and Effects of Laws. iBusiness, 2012, 4, 157-163. 71. Chien N.D., and Linh H.T., 2013. Is there strong bidirectional causality between FDI and economic growth? New evidence on Vietnam. Journal of Transformative Entrepreneurship, Vol. 1, Issue 1, pp: 25-38 (2013). 72. Chien N.D., Zhang Z.K., and Giang T.T., 2012. FDI and Economic Growth: Does WTO Accession and Law Matter Play Important Role in Attracting FDI? The Case of Viet Nam. International Business Research; Vol. 5, No. 8; 2012. 73. Choe J., 2003. Do Foreign Direct Investment and Gross Domestic Investment Promote Economic Growth? Review of Development Economics, 7, 44-57. 74. Chowdhury, A. and Mavrotas, G., 2005. FDI and growth: a causal relationship. United Nation University Wider Research Paper, 2005 (25). 75. Christian D., & C. Richard T., 2012. FDI in Vietnam: An Empirical Study of an Economy in Transition. Journal of Emerging Knowledge on Emerging Markets Volume 4 November 2012. 76. Christian Lessmann, 2013. Foreign direct investment and regional inequality: A panel data analysis. China Economic Review. Volume 24, March 2013, Pages 129–149. 77. Christophe Hurlin, 2004. Testing Granger Causality in Heterogenous Panel Data Models with Fixed Coefficients. University Paris IX Dauphine, EURIsCO and in CEPREMAP. 78. Dahlman, C., Nelson, R., 1995. Social Absorption Capability, National Innovation Systems and Economic Development. In: Perkins, D.H., Koo, B.H. (Eds.), Social capability and long-term growth. Macmillan Press, Basingstoke. 79. Damijan, J.P., Boris, M., Mark, K., and Matija, R., 2001. The role of FDI, absorptive capacity and trade in transferring technology to transition countries: evidence from firm panel data for eight transition countries. Mimeo UN Economie Commission for Europe, Geneva. x 80. Dang, Duc Anh, 2013. How foreign direct investment promote institutional quality: Evidence from Vietnam. Journal of Comparative Economics. Volume 41, Issue 4, November 2013, Pages 1054–1072. 81. De Jager, J., 2004. Exogenous and Endogenous Growth. University of Pretoria ETD. 82. De Mello, L.R. 1997. Foreign Direct Investment in Developing Countries and Growth: A Selective Survey. Journal of Development Studies. 34 (1), 1-34. 83. De Mello, L.R., 1999. Foreign direct investment-led growth: evidence from time series and panel data. Oxford Economie Papers. 51, 133-151. 84. Dees, S., 1998. Foreign Direct Investment in China: Determinants and Effects. Economics of Planning. 31, 175-194. 85. Dilek T., Aytac G., 2013. FDI inflow as an international business operation by MNCs and economic growth: An empirical study on Turkey. International Business Review xxx (2013) xxx–xxx. 86. DiPeitro, William.R & Anoruo, 2011.Government Size, Public Dept and Real Economic Growth: A Panel Analysis. Journal of Economic Studies, Vol. 39 No.4. 87. Djankov, S., and Hoeckman, B., 1998. Avenues of technology transfer: foreign investment and productivity change in the Czech Republic. CEPR Discussion paper, No. 1883. 88. Dowling, M. and Hiemenz, U., 1982. Aid, Savings and Growth in the Asian Region. Asian Development Bank. 3, Economic Office Report Series. 89. Dritsaki, M., Dritsaki, C., & Adamopoulos, A., 2004. A causal relationship between trade, foreign direct investment, and economic growth for Greece. American Journal of Applied Sciences. 1(3), 230–235. 90. DukhabandhuSahoo, 2004. An analysis of the impact of foreign direct investment on the Indian economy. PhD thesis. University of Mysore. 91. Dunning, J. H., 1977. Trade, Location of Economic Activity and the MNE: A Search for an Eclectic Approach, in B. Ohlin, P. Hesselborn, and P. Wijkman. xi The International Allocation of Economic Activity: Proceedings of a Nobel Symposium (London: Macmillan Press, 1977), pp. 395-418. 92. Dunning, J. H., 1995. Reappraising the Eclectic Paradigm in an Age of Alliance Capitalism. Journal of International Business Studies, 26, 3: 461-91. 93. Dunning, J., 1973. The determinants of international production. Oxford Economic Papers. 25, 289-336. 94. Dunning, J.H. 1981. International Production and the Multinational Enterprise. London: George Allen & Unwin. 95. Durham, B.J., 2004. Absorptive capacity and the effects of foreign direct investment and equity foreign portfolio investment on economic growth. European Economic Review, 48, 285-306. 96. Dussage, P. and Garrette, B., 1995. Determinants of Success in International Strategic Alliances: Evidence from the Global Aerospace Industry. Journal of International Business Studies, 26, 3 (1995): 505-30. 97. Elboiashi, Hosein Ali, 2011. The effect of FDI and other foreign capital inflows on growth and investment in developing economies. PhD thesis. Department of Economics School of Business University of Glasgow. 98. Elsadig M. A., 2012. Are the FDI inflow spillover effects on Malaysia's economic growth input driven? Economic Modelling 29 (2012) 1498–1504. 99. Ericsson, J. and Irandoust, M, 2001. On the Causality between Foreign Direct Investment and Output: a Comparative Study. The International Trade Journal. Vol. 15, pp. 122-132. 100. Esfahani and Ramirez, 2003. Institutions, infrastructure, and economic growth. Journal of Development Economics 70 (2003) 443– 477. 101. Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli, 2012. Determinants of Foreign Direct Investment Flows to Developing Countries. SBP Research Bulletin Volume 8, Number 1, 2012. xii 102. Fedderke, J. and Romm, A., 2006. Growth impact and determinants of foreign direct investment into South Africa, 1956–2003. Economic Modelling 23(5): 738760. 103. Feestra, R. C. and G. H. Hanson, 1997. Foreign Direct Investment and Relative Wages: Evidence from Mexico’s Maquiladoras. Journal of International Economics. 42, 371-393. 104. Frank S.T. Hsiao and Mei-Chu W. Hsiao, 2007. FDI, exports, and GDP in East and Southeast Asia—Panel data versus time-series causality analyses. Journal of Asian Economics. 17 1082–1106. 105. Friedman, M., 1977. Nobel lecture: Inflation and unemployment. The Journal of Political Economy, 85:451–472. 106. Frimpong, J. and Oteng-Abayie, E., 2006. Bivariate causality analysis between FDI inflows and economic growth in Ghana. MPRA Paper No. 351. 107. Fung, K. C, Iizaka, H., Lin, C, and Siu, A., 2002. An econometric estimation of locational cholees of foreign direct investment: the case of Hong Kong and U.S.firms in China. Asian Development Bank Institute. 108. Fung, K.C., H. Lizaka, J. Lee, and S. Parker, 2000. Determinants of U.S and Japanese Foreign Direct Investment in China. Working Paper Santa Cruz. CA: University of California at Santa Cruz, Department of Economics, 457. 109. Glass, A.J. and Saggi, K., 1998. International technology transfer and the technology gap. Journal of Development Economics, 55, 369-398. 110. Globerman, S., 1979. Foreign Direct Investment and Spillover. Efficiency Benefits in Canadian Manufacturing Industries. Canadian Journal of Economics. 42-56. 111. Gorg, H. and Greenaway, D., 2004. Much Ado About Nothing ? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign Direct Investment. World Bank Research Observer. Washington: World Bank. 112. Graham, E. M., 1978. Transatlantic Investment by Multinational Firms: A Rivalistic Phenomenon. Journal of Post-Keynesian Economics, 1: 82-99. xiii 113. Grosse, R., and Trevino, L.J., 1996. Foreign direct investment in the United States: an analysis on country of origin. Journal of International Business Studies. 27, 139-155. 114. Grossman G. M. and Helpman E., 1991. Trade, Knowledge Spillovers, and Growth. European Economic Review, 35(2-3), 517-26. 115. Haddad, M., and Harrison, A ., 1993. Are there positive spillovers from direct foreign investment? Evidence from panel data for Morocco. Journal of Development Economics. 42,51-74. 116. Hansen, Henrick and John Rand, 2006. On the Causal Links Between FDI and Growth in Developing Countries. The World Economy. 29 (1), 21-41. 117. Harrigan, K., 1987. Strategic Alliances: Their New Role in Global Competition, Columbia Journal of World Business, 22, 2: 67-9. 118. Hasen, B. T. and G. Gianluigi, 2009. The Determinants of Foreign Direct Investment: A Panel Data Study on AMU Countries. Centre forInternational Banking Economics and Finance Working Paper (November). 119. Hermes, N. and R. Lensink, 2003. Foreign Direct Investment, Financial Development and Economic Growth. The Journal of Development Studies. Vol. 40, pp. 142-163. 120. Herzer, D., Klasen, S. and Lehmann D., 2008. In search of FDI-led growth in developing countries: the way forward. Economic Modelling. 25(5), 793-810. 121. Holtz-Eakin, D., W. Newey, and H. S. Rosen, 1988. Estimating vector autoregressions with panel data. Econometrica 56: 1371–1395. 122. Hongxu Wei, 2010. Foreign Direct Investment and Economic Development in China and East Asia. PhD thesis. The University of Birmingham. 123. Hsiao, F. and M.C. Hsiao, 2006. FDI, exports, and GDP in East and Southeast Asia-Panel data versus time-series causality analyses. Journal of Asian Economics. 17: 1082-1106. xiv 124. Hymer, S., 1976, (originally written in 1960). The international operations of national firms: a study of foreign direct investment. PhD dissertation, Massachusetts Institute of Technology: MIT Press. 125. Inkpen, A. C., 1991. Strategic Alliances, in A. R. Rugman, and T. L. Brewer. The Oxford Handbook of International Business (Oxford: Oxford University Press). pp. 402-27. 126. Itaki, M., 1991, A Critical Assessment of the Eclectic Theory of the Multinational Enterprise. Journal of International Business Economics, vol. 25, pp. 445-460. 127. Jiang Jianming và Masaru Ichihashi, 2011. Foreign direct investment and it`s impact on regional economic growth in the jiangxi province of P. R. china. Discussion Paper. Hiroshima University 128. Jiang X., 2004. On the Influence Exerted by Absorption of FDI toward China’s Drive for Technological Advancement and Enhancement of Its R&D Capabilities in the collection of speeches delivered on the Symposium: Review and Perspective of China’s Strategy of Ushering in Foreign Capital. Chinese Academy of Social Sciences; 2004. 129. Jimmy Ran, Jan P. Voon, Guangzhong Li, 2007. How does FDI affect China? Evidence from industries and provinces. Journal of Comparative Economics 35 (4) (2007) 774–799. 130. Judson, Ruth A. & Owen, Ann L., 1996. Estimating Dynamic Panel Data Models: A Practical Guide for Macroeconomists. Federal Reserve. 131. Karikari, J. A., 1992. Causality between Direct Foreign Investment and Economic Output in Ghana. Journal of Economic Development 17 (1), 7-17. 132. Karimi, Mohammad Sharif and Yusop, Zulkornain, 2009. FDI and Economic Growth in Malaysia. MPRA Paper. No. 14999, posted 03. 133. Keller, W., 1996. Absorptive capacity: on the creation and acquisition of technology in development. Journal of Development Economics. 49, 199-227. 134. Kevin N. Lumbila , 2005. What Makes FDI Work? A Panel Analysis of the Growth Effect of FDI in Africa. Africa region Working Paper Peries no. 80. xv 135. Kevin Williams, 2010. Essays on FDI, growth, and political instability in developing. PhD Thesis. University of Nottingham. 136. Kim, D. D. and Seo, J., 2003. Does FDI inflow crowd out domestic investment in Korea?. Journal of Economic Studies 30: 605-622. 137. Kindleberger, C.P, 1969. American Business Abroad. New Haven. Yale University Press. 138. Kinoshita, Y. and N. F. Campos, 2003. Why Does FDI Go Where it Goes? New Evidence from the Transition Economies, William Davidson Institute Working Paper. 573. 139. Kneller, Richard, Bleaney, Michael F & Gemmell, Norman, 1998. Fiscal policy and growth: evidence from OECD Countries. Journal of Public Economics 74 (1999) 171 – 190. 140. Kokko A., 1994. Technology, Market Characteristics, and Spillovers. Journal of Development Economics, 43:279-93. 141. Kokko, A .,1996. Productivity spillovers from competition between local firms and foreign affiliates. Journal of International Development. 94, 517-530. 142. Konings, J., 2001.The effects of foreign direct investment on domestic firms: evidence from firm level panel data in emerging economies. Economics of Transition, 9, 619-633. 143. Kravis, I. B. and R. E. Lipsey, 1982. The Location of Overseas Production for Exports by US Multinational Firms. Journal of International Economics. 12, 201223. 144. Kueh, Y. Y., 1992. Foreign investment and economic change in China. China Quarterly. 131,637-690. 145. Kui-yin Cheung, Ping Lin, 2004. Spillover effects of FDI on innovation in China: Evidence from the provincial data. China Economic Review. Volume 15, Issue 1, 2004, Pages 25–44. 146. Larson and Lyhagen, 2001. Likelihood Based cointegration test in heterogeneous Panels. Econometrics Journal 4. 109-142. xvi 147. Laureti, L. and Postiglione, P., 2005. The effects of capital inflows on the economic growth in the MED area. Journal of Policy Modelling, 27, pp. 839-851. 148. Le Thanh Thuy, 2007. Does FDI have an Impact on the Growth in Labor Productivity of Vietnamese Domestic Firms ?. Rieti Discussion Paper Series 07E-021. 149. Le Viet Anh, 2009. FDI-Growth Nexus in Vietnam. Nagoya University. 150. Lean, H., 2008. The Impact of Foreign Direct Investment on the Growth of the Manufacturing Sector in Malaysia. International Applied Economics and Management Letters 1(1): 41-45. 151. Lecraw, D., 1991. Factors Influencing FDI in Host Developing Countries: A Preliminary Report, in Mutlinational Enterprises in Less Developed Countries, ed. P.J. Buckley and J. Clegg, 163-180. 152. Lee, C. and C. Chang, 2009. FDI, Financial Development, and Economic Growth: International Evidence. Journal of Applied Economics. 12:2, 249-271. 153. Li, X. and Liu, X., 2005. Foreign direct investment and economic growth: an increasingly endogenous relationship. World Development. 33, 393-407. 154. Lim, L. and McAleer, M., 2002. Economic growth and technological catching up by Singapore to the USA. Mathematics and Computers in Simulation 59 (1-3): 133-141. 155. Lipsey, R.E., 1999. Affiliates of U.S. and Japanese Multinationals in East Asian Production and Trade, NBER Working Paper 7292. 156. Liu, X, Song, H, Wei, Y & Romilly, P 1997. Country characteristics and foreigndirect investment in China: A panel data analysis. Review of World Economics, vol.133, no. 2, pp. 313-29. 157. Liu, X., Burridge, P., & Sinclair, P. J. N., 2002. Relationships between economic growth, foreign direct investment and trade: Evidence from China. Applied Economics. 34, 1433–1440. 158. Lopez, R.R., Thomas, V & Wang, W, 2010. The effect of Fiscal policies on the Quanlity of Growth. Washington, D.C: WorldBank Publication. xvii 159. Loree, D. W. and S. E. Guisinger, 1995. Policy and Non-policy Determinants of US Equity Foreign Direct Investment. Journal of International Business Studies. Second Quarter, 281-299. 160. Lucas, R. E., 1988. On the mechanism of economic development. Journal of Monetary Economies, 22, 3-42. 161. MacDougall, G.D.A., 1960. The Benefits and costs of private investment from abroad: atheoretical approach. Economie Record, 36, 13-35. 162. Maddala, G.S., Wu, S., 1999, A comparative study of unit root tests with panel data and a simple new test. Oxford Bulletin of Economics and Statistics. 61, 631 – 652. 163. Mahnaz Rabiei, Zohreh Ghavam Masoudi, 2012. Foreign Direct Investment and Economic Growth in Eight Islamic Developing Countries. European Journal of Scientific Research. ISSN 1450-216X. Vol.68. No.4 (2012), 487-493. 164. Makki, S. S., & Somwaru, A., 2004. Impact of foreign direct investment and trade on economic growth: Evidence from developing countries. American Journal of Agricultural Economics. 86(3), 795–801. 165. Manh Vu Le, Terukazu Suruga, 2005. The Effects of FDI and Public Expenditure on Economic Growth: From Theoretical Model to Empirical Evidence. GSICS Working Paper Series. Kobe University. 166. McCoskey & Kao, 1998. A Residual – based Test of The Null of Cointegration. Economictrics Review 17, 57-84. 167. Mendoza et al., Milesi, Asea, 1997. On the effectiveness of tax policy on altering long run growth: Harberger’s superneutrality conjecture. Journal of public Economics 66(1), 99-126. 168. Mercereau, B., 2005. FDI Flows to Asia: Did the Dragon Crowd Out the Tigers?. IMF working Paper WP/05/189. 169. Mihai Daniel Roman and Andrei Padureanu, 2012. Models of Foreign Direct Investments Influence on Economic Growth. Evidence from Romania. International Journal of Trade, Economics and Finance. Vol. 3, No. 1. pp. 25-29. xviii 170. Mody, A., S. Dasgupta and S. Sinha, 1998. Japanese Multinationals in Asia: Drivers and Attractors. Oxford Development Studies. 27:2, 149-164. 171. Moore, M., 1993. Determinants of German manufacturing direct investment: 1980-1988. Weltwirtschaftliches Archiv, 129, 120-38. 172. Morgan, T., 1998. Foreign Direct Investment and Development: The New Policy Agenda for Developing Countries and Economies in Transition. Institute for International Economics. Washington, D.C. 173. Mottaleb, K. A. and K. Kalirajan, 2010. Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis. Australia South Asia Research Centre, ANU Working Paper. 2010/13. 174. Munnell, 1992. Infrastructure Investment and Economic Growth. The Journal of Economic Perspectives 6 (4): 189-198. 175. Nabila Asghar and Samia Nasreen and Hafeez ur Rehman, 2011. Relationship between FDI and Economic Growth in Selected Asian Countries: A Panel Data Analysis. Review of Economics & Finance. 84-96. 176. Nadiri, M.I., 1991. U.S. Direct investment and the production structure of the manufacturing sector in France, Germany, Japan, and the U.K., mimeo. New York University and NBER, December. 177. Nicholas Apergis, Katerina Lyroudi and Athanasios Vamvakidis, 2008. The Relationship Between Foreign Direct Investment and Economic Growth: Evidence from Transitional Countries. Transition Studies Review 15: 37-51. 178. Nunnenkamp, P. and Spatz, J., 2004. FDI and economic growth in developing economies: How relevant are host-economy and industry characteristics. Transnational Corporations 13(3): 54-86. 179. Nguyen Phi Lan., 2006. Foreign Direct Investment and Its linkage to Economic Growth in Vietnam: A Provincial Level Analysis. Adelaide, SA 5001, Australia. 180. Nguyen Thi Phuong Hoa, 2004. Foreign dire ct inves tment an its contributions to economic grow th and poverty reduction in Vietnam (1986 - 2001), Peter Lang, Frankfurt. xix 181. Olofsdotter, K., 1998. Foreign direct investment, country capabilities and economic growth. Weltwirtschaftliches Archiv. 134,534-547. 182. Onyeiwu, S. and H. Shrestha, 2004. Determinants of Foreign Direct Investment in Africa. Journal of Developing Societies. 20:1, 89-106. 183. Ozawa, T., 1992. Foreign direct investment and economic development. Transnational Corporations. 1,27-54. 184. Parkhe, A., 1991. Interfirm Diversity, Organisational Learning, and Longevity in Global Strategic Alliances. Journal of International Business Studies. 22: 579602. 185. Parry, T.G., 1985, Internalization as a General Theory of Foreign Investment: A Critique, Weltwirtschaftliches Archive, vol. 121, pp.564-569. 186. Perasan et al., 1999. Pooled Mean Group estimation of dynamic heterogeneity panels. Journal of American Statistic Association, 94: 621 – 34. 187. Pesaran M.H., Smith R., 1995. Estimating long-run relationships from dynamic heterogeneous panels. Journal of Econometrics 68, 79–113. 188. Petrochilas, G.A., 1989. Foreign Direct Investment and Development Process. Aldershot: Avebury. 189. Pirotte, A., 1999. Convergence of the Static Estimation Toward the Long Run Effects of Dynamic Panel Data Models. Economics Letters. 63, 2, 151–58. 190. Pravakar Sahoo, Ranjan Kumar Dash, 2010. Economic growth in South Asia: Role of infrastructure. The Journal of International Trade & Economic Development. Vol. 21, No.2, 217-252. 191. Ramirez, M., 2000. Foreign direct investment in Mexico: a cointegration analysis. Journal of Development Studies. 37(1), 138-162. 192. Ramlee, Mustapha, Abu, Abdullah, 2004. Malaysia transitions toward a knowledgebased economy. The Journal of Technology studies XXX. (3) (Summer). 193. Ran Jan P. Voon, Guangzhong Li, 2007. How does FDI affect China? Evidence from industries and provinces. Journal of Comparative Economics 35 (2007) 774–799. xx 194. Ray, E J ., 1989. The determinants of foreign direct investment in the United States: 1979-1985. In Robert, C. and Feenstra, (Eds.), Trade Policies for International Competitiveness. Chicago: University of Chicago Press: 53-83. 195. Rebelo, Sergio, 1991. Long run Policy Analysis and Long run Growth. The Journal of Political Economy. Vol. 99, No. 3. pp. 500-521. 196. Recep Kok, 2009. Analyses of FDI determinants in developing countries. International Journal of Social Economics. Vol. 36 Nos 1/2, 2009. 105-123 197. Rodriguez-Clare, A., 1996. Multinationals, Linkages Development. American Economic Review. 86, 4: 852-73. and Economic 198. Rodrik, 1992. The limits of Trade the Policy Reform in Developing Countries. The Journal of Economic Perspective. Vol 6. No 1. 87-105. 199. Romer P. M., 1986. Increasing Returns and Long Run Growth. Journal of Political Economy, 94, 1002-1037. 200. Romer, P, 1993. Idea Gaps and Object Gaps in Economic Development. Journal of Monetary Economics. Vol. 32, No. 3: 543-573. 201. Romer, P., 1990. Endogenous Technological Change. The Journal of Political Economy 98 (5): S71-S102. 202. Roodman, D., 2006. How to Do xtabond2: An introduction to Difference and System GMM in Stata. Working Paper 103, Center for Global Development, Washington. 203. Root, F. R. and A. A. Ahmed, 1979. Empirical Determinants of Manufacturing Direct Foreign Investment in Developing Countries. Economic Development and Cultural Change. Vol. 27: 751-767. 204. Sajid Anwar and Lan Phi Nguyen, 2010. Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review. Vol. 16, Nos. 1–2, January– April 2010, 183–202. 205. Sajid Anwar, Lan Phi Nguyen, 2011. Foreign direct investment and export spillovers: Evidence from Vietnam. International Business Review 20 (2011) 177–193. xxi 206. Sajid, A., and Lan, N.P., 2011. Foreign direct investment and trade: The case of Vietnam. Research in International Business and Finance. 25 (2011) 39–52. 207. Sanchez-Robles, B., 1998. Infrastructure investment and growth: some empirical evidence. Contemporary Economic Policy 16: 98-108. 208. Schmitz, A. and J. Bieri, 1972. EEC Tariff and US Direct Investment. European Economic Review. Vol. 3: 259-270. 209. Schneider, Friedrich and Bruno S. Frey, 1985. Economic and political determinants of foreign direct investment. World Development. Vol. 13, No. 2: 161-175. 210. Schultz, T.W., 1963. The Economic Value of Education. Columbia University Press, NewYork. 211. Shatz, H. and A. J. Venables, 2000. The Geography of International Investment. World Bank Policy Research Working Paper. 2338. 212. Singh, H. and K. Jun, 1996. The Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries. Transnational Corporation, 5:2, 67-105. 213. Solow, R M ., 1956. A contribution to the theory of economic growth. Quarterly Journal of Economies, 70, 65-94. 214. Solow, Robert M ., 1957.Technical change and the aggregate production. Review of Economics and Statistics, 39, 312-320. 215. Soto, M., 2000. Capital flows and growth in developing countries: recent empirical Evidence. OECD Working Paper. No. 160. 216. Stokey, N., Rebelo, S, 1995. Growth effects of Flat-rate taxes. Journal of Political Economy 103(30, 510 – 550. 217. Svensson, R., 1996. Effects of overseas production on home country exports: evidence based on Swedish multinationals. Weltwirtscaftliches Archiv Vol.132 (2), 304–329. 218. Svetlana Ledyaeva and Mikael Linden, 2010. Foreign direct investment and economic growth: Empirical evidence from Russian regions. Bank of Finland. BOFIT Institute for Economies in Transition. xxii 219. Tam Bang Vu., 2008. Foreign Direct Investment and Endogenous Growth in Vietnam. Applied Economics, 40, 1165-1173. 220. Toda, H. and Yamamoto, T., 1995. Statistical inference in vector autoregression with possibly integrated processes. Journal of Econometrics 66(1-2): 225-250. 221. Torrisi, C.R.,1985. The Determinants of Direct Investment in a Small LDC. Journal of Economic Development. Vol. 10: 29-45. 222. UNCTAD, 1998. Wold Investment Report 1998: Trends and Determinants. New York and Geneva: United Nations. 223. UNCTAD, 2006. FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development. World Investment Report. New York and Geneva, United Nations. 224. Vernon, R., 1966. International Investment and International Trade in the Product Cycle, Quarterly Journal of Economics, 80: 90-207. 225. Wang, M., 2002. Manufacturing FDI and Economic Growth: Evidence from Asian Economies. Department of Economics, University of Oregon mimeo. 226. Wei K., 2008. Foreign Direct Investment and Economic Growth in China's Regions, 1979-2003. PhD dissertation. The Business School, Middlesex University, London, U.K. 227. Westerlund, J., 2007. Testing for error correction in panel data. Oxford Bulletin of Economics and Statistics. 69: 709-748. 228. Wheeler, David. and Ashoka Mody, 1992. International Investment Location Decisions, the case of US Firms. Journal of International Economics. Vol. 33, No. 1 & 2, Pp. 57-76. 229. World Bank, 1999. Foreign Direct Investment in Bangladesh: Issues of Long-run Sustainability. World Bank, Bangladesh Country Office, Dhaka, Bangladesh. 230. Wu Jyun-Yi Hsu Chih-Chiang, 2008. Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth? Evidence from a Threshold Regression Analysis. Economics Bulletin. Vol. 15, No. 12 pp. 1-10. xxiii 231. Xu, B., 2000. Multinational enterprises, technology diffusion, and host country productivity growth. Journal of Development Economics. 62, 477-493. 232. Yanikkaya, H., 2003. Trade openness and economic growth: a cross-country empirical investigation. Journal of development Economics 72: 57-89. 233. Yang, B., 2008. FDI and growth: a varying relationship across regions and over time. Applied Economics Letters. 15(2), 105-108. 234. Yao, S., 2006. On economic growth, FDI and exports in China. Applied Economies. 38, 339-352. 235. Yao, S., and Wei, K ., 2007. Economie growth in the presence of FDI: the perspective of newly industrialising economies. Journal of Comparative Economies, 35, 211-234. 236. Yiyang Liu, 2012. Foreign Direct Investment in China: Interrelationship between Regional Economic Development and Location Determinants of Foreign Direct Investment. PhD thesis. University of Western Sydney. 237. Zhang, K. H., 2001b. How does foreign direct investment affect economic growth in China? Economie of Transition, 9, 679-693. 238. Zhang, K. H., 2001d. China's inward FDI boom and the greater Chinese economy. The Chinese Economy, 34, 74-88. 239. Zhang, K. H., 2001e. Does FDI promote economic growth? Evidence from East Asia and Latin America. Contemporary Economie Policy, 19, 175-185. 240. Zhang, K.H., 2000. Human Capital, Country Size, and North-South Manufacturing Multinational Enterprises. International Economics. 52 (2), 237260. i PHỤ LỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 Phục lục 1.1 Tổng quan FDI Định nghĩa FDI Có nhiều quan điểm khác nhau về FDI, tùy theo cách thức đánh giá nhận định về dòng vốn FDI. Theo WTO, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó, phương diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Theo IMF (1993) đầu tư trực tiếp là loại đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế có được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp của nền kinh tế khác (các thực thể thường trú là nhà đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Hai tiêu chí đưa vào khái niệm "lợi ích lâu dài" là: (i) Sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp; (ii) Mức độ quan trọng của nhà đầu tư trực tiếp trong việc quản lý doanh nghiệp. Khái niệm về lợi ích lâu dài không được IMF định nghĩa về một khung thời gian cụ thể và tiêu chí thích hợp hơn được quan tâm là mức độ sở hữu trong doanh nghiệp. Ngưỡng IMF là sở hữu 10% cổ phần phổ thông, quyền biểu quyết hoặc tương đương cho các doanh nghiệp chưa hợp nhất. Nếu các tiêu chuẩn được đáp ứng, FDI bao gồm: (i) Các công ty con (trong đó nhà đầu tư nước sở tại không sở hữu hơn 50%) (ii) Liên kết: (trong đó nhà đầu tư sở tại không sở hữu từ 10-50%) (iii) Chi nhánh: (thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài). Các thành phần của đầu tư trực tiếp cấu thành thu nhập đầu tư trực tiếp, các giao dịch đầu tư trực tiếp và vị trí đầu tư trực tiếp. FDI là tổng của ba thành phần cơ bản: vốn chủ sở hữu, thu nhập tái đầu tư và vốn khác liên quan đến giao dịch nợ giữa các công ty: (i) Vốn chủ sở hữu bao gồm giá trị của các công ty đa quốc gia đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp ở nước ngoài. (ii) Lợi nhuận tái đầu tư bao gồm cổ phiếu nhà đầu tư trực tiếp (theo tỷ lệ góp vốn trực tiếp) của thu nhập không phân phối cổ tức của các công ty con hoặc liên kết và thu nhập của chi nhánh không nộp cho chủ đầu tư trực tiếp. (iii) Vốn đầu tư khác trực tiếp còn được gọi là giao dịch nợ giữa các công ty, chúng bao gồm các khoản vay và cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn bao gồm cả chứng khoán nợ và nhà cung cấp tín dụng giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các công ty con, chi nhánh (IMF, 1993). ii OECD, IMF và UNCTAD đã cố gắng minh họa cho bản chất của FDI với các phương pháp nhất định. Nói chung FDI đề cập đến các dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào năng lực sản xuất của nền kinh tế và thường được ưa chuộng hơn các hình thức khác của tài chính bên ngoài bởi vì nó không tạo nợ, ổn định và lợi nhuận của nó phụ thuộc vào việc thực hiện các dự án của các nhà đầu tư. FDI cũng tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và công nghệ. Nó cũng được mô tả như một nguồn phát triển kinh tế, hiện đại hóa và tạo việc làm, trong đó những lợi ích tổng thể gây nên tác động lan tỏa công nghệ, hỗ trợ hình thành nguồn nhân lực, góp phần hội nhập thương mại quốc tế và đặc biệt là xuất khẩu, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, tăng cường phát triển doanh nghiệp, làm tăng tổng năng suất và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên. Định nghĩa chuẩn về FDI được đưa ra bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996), theo đó FDI là đại diện cho khái niệm của một doanh nghiệp trong một quốc gia cụ thể có một mức độ kiểm soát đối với doanh nghiệp khác trong một quốc gia khác. FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: Thành lập hoặc mở rộng một doanh nhiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; Tham gia vào một doanh nghiệp mới; Cấp tín dụng dài hạn; Quyền kiểm soát. Lý do cho việc mở rộng nhanh chóng FDI là do một số yếu tố: tăng mức độ và những thay đổi trong công nghệ, tự do hóa thương mại - đầu tư đã quy định và tư nhân hóa thị trường ở nhiều nước. Những yếu tố này đã dẫn đến cạnh tranh gia tăng giữa các công ty, lần lượt dẫn đến một sự bùng nổ lớn trong việc sáp nhập và mua lại như các công ty tìm kiếm để giảm chi phí đổi mới và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Các khu vực của thế giới đã liên tục nhận được sự bùng nổ của FDI từ Hoa Kỳ, Tây Âu, và gần đây là Nhật Bản. Đây cũng là khu vực làm tăng dòng FDI toàn cầu, do tham gia vào các hoạt động sáp nhập và mua lại. Điều này phản ánh vốn đầu tư nước ngoài ngày càng cạnh tranh giữa một số lượng tương đối nhỏ của các công ty, nhưng diễn ra trên một bình diện quốc tế. Trong bốn thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp đa quốc gia và mức độ của FDI đạt mức toàn cầu (Jonathan Jones và Colin Wren, 2006). iii Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005), thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo GSO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bao gồm: Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài của những dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ; Số vốn bổ sung của những dự án được cấp phép trong các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp. Các hình thức FDI Hình thức của FDI phụ thuộc vào cách thức lựa chọn, cách thức nhìn nhận dòng vốn di chuyển từ nhà đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Dựa vào bản chất về khái niệm của FDI có thể nhìn nhận các hình thức của FDI như sau: Thứ nhất, căn cứ vào bản chất đầu tư, các hình thức FDI bao gồm Đầu tư các tài sản: Đầu tư tài sản là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các các tài sản kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Đầu tư dưới dạng mua lại và sáp nhập: Theo hình thức này trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Thứ hai, căn cứ vào tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm, tái đầu tư. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. iv Thứ ba, căn cứ vào động cơ của nhà đầu tư, các hình thức của FDI Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có ở nước tiếp nhận. Nó cũng còn nhằm khai thác các tài nguyên đặc thù của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh, để giành thế độc quyền trong khai thác, sản xuất kinh doanh. Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, tìm kiếm những ưu đãi trong thu hút đầu tư nói chung của nước tiếp nhận đầu tư. Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu, mở rộng thị phần. Theo Chryssochoidis, Millar & Clegg (1997) có năm loại FDI: Loại đầu tiên của FDI được thực hiện để đạt được quyền thâm nhập vào các yếu tố cụ thể của sản xuất, ví dụ như nguồn lực, kiến thức kỹ thuật, vật liệu, kiến thức, bằng sáng chế hoặc thương hiệu thuộc sở hữu của một công ty ở nước sở tại. Nếu các yếu tố sản xuất không có sẵn trong nền kinh tế của các công ty nước ngoài và không phải là dễ dàng để khai thác sử dụng, sau đó các công ty nước ngoài phải đầu tư tại địa phương để đảm bảo sự thâm nhập, khai thác những ưu thế sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư. Loại thứ hai của FDI được phát triển bởi Raymond Vernon (1966) trong giả thuyết chu kỳ sản phẩm của mình. Theo mô hình này, công ty phải đầu tư để đạt được quyền xâm nhập đến các yếu tố sản xuất rẻ hơn. Chính phủ của nước chủ nhà có thể khuyến khích kiểu này của FDI nếu họ đang theo đuổi một chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu. Kể từ khi chính phủ có thể cung cấp một số hình thức ưu đãi đầu tư cho các công ty nước ngoài, như hình thức trợ cấp, giảm thuế. Nếu chính phủ bằng cách sử dụng chính sách thay thế nhập khẩu thay vào đó, các công ty nước ngoài chỉ có thể được phép tham gia trong nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư nếu họ có kỹ thuật, trình độ quản lý. Như vậy có thể được chuyển giao bí quyết thông qua cấp giấy phép, điều đó có thể cho kết quả trong một liên doanh với một đối tác địa phương. v Loại thứ ba của FDI liên quan đến các đối thủ cạnh tranh quốc tế thực hiện đầu tư lẫn nhau nhau, ví dụ như thông qua qua cổ phần hoặc thông qua thành lập liên doanh, để đạt được quyền xâm nhập vào phạm vi sản phẩm của nhau. Như một kết quả của sự gia tăng cạnh tranh giữa các sản phẩm tương tự và chuyên môn R&D do FDI xuất hiện. Cả hai công ty thường thấy khó khăn để cạnh tranh trong thị trường nội địa của nhau hoặc ở các nước thứ ba, thị trường cho các sản phẩm của nhau. Nếu không có các sản phẩm đạt được lợi thế chi phối, hai công ty có thể đầu tư trong khu vực của nhau và thúc đẩy sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất. Loại thứ tư của FDI liên quan đến việc tiếp cận với khách hàng trên thị trường nước sở tại. Trong loại này của FDI không quan sát thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản trong lợi thế so sánh từ nước chủ nhà. Loại đầu tư này chủ yếu để mở rộng thị phần tại chính nước tiếp nhận đầu tư, không đặt trọng tâm về xuất khẩu từ các công ty FDI ở nước tiếp nhận đầu tư. Loại thứ năm của FDI liên quan đến các khía cạnh hội nhập thương mại khu vực. Loại này xảy ra khi có những lợi thế cho các công ty nước ngoài ở đất nước mình, nhưng sự tồn tại của thuế quan hay các rào cản thương mại khác ngăn chặn các công ty xuất khẩu đến nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, các công ty nước ngoài loại bỏ những rào cản bằng cách thiết lập một sự hiện diện trong nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư để đạt được quyền xâm nhập vào các thị trường nước tiếp nhận đầu ttư, duy trì giá trị gia tăng trong nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Căn cứ vào bản chất dòng vốn đầu tư của FDI, có thể nhìn nhận FDI có các hình thức: Thứ nhất, hình thức FDI dưới dạng Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BOC) Đây là hình thức hợp tác kinh doanh giữa đối tác ở nước đầu tư (nước ngoài) với đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư trên nguyên tắc thống nhất cùng hợp tác kinh doanh, cùng phân chia lợi ích và chịu rủi ro (nếu có xảy ra). Theo hình thức này, hai bên sẽ thống nhất các phương án sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở pháp nhân của bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư trên nguyên tắc thống nhất. Thứ hai, FDI dưới hình thức liên doanh Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế, trong đó các bên tham gia là bên nước tiếp nhận đầu tư và bên nước đi đầu tư. Hình thức này sẽ cho ra đời công ty liên doanh mới giữa các bên, công ty đó được thực hiện theo luật phát nước tiếp nhận đầu tư. Các bên tham gia trong công ty liên doanh cùng đầu tư, cùng chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn trong công ty liên doanh phụ thuộc vào hợp đồng liên doanh do các bên thống nhất. Hình thức này của FDI có sự giao thoa sâu về vốn, điều hành và công nghệ giữa nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Đây là hình thức FDI phổ biến, đặc biệt đối với những thị trường mới mở để kêu gọi đầu tư, vì hình thức này có sự tham gia giữa các đối tác vi nên công tác kiểm soát của đôi bên thuận tiện, dễ dàng và trách nhiệm các bên (nhà đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư) cao. Thứ ba, FDI dưới hình thức 100% vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Theo hình thức này, công ty được bên đối tác nước ngoài đầu tư vốn 100% và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở luật pháp nước tiếp nhận đầu tư. Theo hình thức này, tính giao thoa về vốn, công nghệ và cách thức điều hành giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư rất thấp. Thứ tư, FDI dưới hình thức Xây dựng – hoạt động và chuyển giao (BOT) Là hình thức đầu tư giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành xây dựng, kinh doanh các công trình trong một khoảng một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận phù hợp, hết thời gian kinh doanh, sẽ bàn giao công trình cho nước tiếp nhận đầu tư để tiếp tục phục vụ, khai thác. Theo hình thức này, vốn đầu tư của đối tác nước ngoài, thực thi sản xuất, kinh doanh, xây dựng theo luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, hình thức này bên cạnh là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, còn thể hiện sự hỗ trợ, viện trợ, giúp đỡ của bên đầu tư đối với bên tiếp nhận đầu tư. Thứ năm, FDI dưới hình thức Xây dựng – chuyển giao và hoạt động (BTO) Hình thức BTO được thực ký giữa cơ quan Nhà nước bên tiếp nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Khi đã hoàn thành công trình sẽ tiến hành bàn giao công trình cho nước tiếp nhận đầu tư. Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư cho phép bên đầu tư kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận hợp lý. Thứ sáu, FDI dưới hình thức Xây dựng – chuyển giao (BT) Theo hình thức BT, Nhà nước và đối tác đầu tư thỏa thuận là sau khi tiến hành xây dựng xong các công trình kết cấu hạ tầng sẽ tiến hành bàn giao cho nước tiếp nhận đầu tư. Thứ bảy, FDI dưới hình thức hợp tác Công – tư (PPP) Theo PPP, là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với đối tác đầu tư ở nước ngoài để xây dựng các công trình, cung cấp dịch vụ theo sự thỏa thuận đôi bên. Theo PPP, vốn đầu tư được huy động từ Nhà nước nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện theo luật pháp nước tiếp nhận đầu tư Thứ tám, FDI dưới hình thức mua và sáp nhập (M&A) Theo hình thức này sẽ có sự mua lại các công ty trong nước và tiến hành sáp nhập với công ty khác cũng trong nước hoặc nước ngoài. Vốn đầu tư theo hình thức M&A phụ thuộc vào quy định của luật pháp từng nước cụ thể, về hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật pháp nước tiếp nhận vốn đầu tư. vii Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005), các hình thức đầu tư trực tiếp có thể là: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Đầu tư phát triển kinh doanh (Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường). Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Phục lục 1.2 Tổng quan tăng trưởng kinh tế Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi thu nhập thực tế hoặc sản lượng thực tế, tốc độ tăng trưởng của một biến số là phần trăm tăng hàng năm. Để xác định tăng trưởng kinh tế, chúng ta phải chỉ định rõ cả biến số cần đo và thời kỳ đo (David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch, 2005). Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và được đo lường bởi sự thay đổi trong tỷ lệ phần trăm của GDP từ năm này đến năm tiếp theo. Theo Banchard (2000) GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tính bởi phần tiêu dùng cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định hay GDP là tổng giá trị tăng thêm trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Theo GSO, GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh) dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, của các ngành, các loại hình, các khu vực, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian. Tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới của viii hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau: Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ; Xét về góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. Một quan điểm khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Thuật ngữ phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Cách tính tăng trưởng kinh tế Thứ nhất, Theo giá thực tế, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp sản xuất. Công thức tính GDP có dạng như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = (bằng) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + (cộng) Thuế nhập khẩu – (trừ) trợ cấp sản xuất ix Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp. Công thức tính GDP có dạng sau: Tổng sản phẩm trong Thuế sản Thu nhập = của người lao động từ nước + giảm trừ phần + dùng trong sản + xuất trợ cấp sản sản xuất Thặng dư Khấu hao TSCĐ xuất, (đã hoặc thu nhập hỗn hợp xuất) Phương pháp sử dụng: tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Công thức tính GDP có dạng như sau: Tổng sản phẩm trong nước Tiêu dùng = cuối cùng + Tích luỹ tài sản + Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Thứ hai, theo giá so sánh Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (vì chỉ tiêu GDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp). Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh được tính bằng công thức sau: Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so Tổng giá trị nhập = sánh khẩu năm báo cáo theo giá so sánh x Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá thực tế Bên cạnh tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất, còn có thể tính được bằng phương pháp sử dụng. Tức là GDP theo giá so sánh bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích luỹ tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh. Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính bằng cách chia tiêu dùng cuối cùng theo các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các nhóm tương ứng. x Tích lũy tài sản theo giá so sánh được tính theo công thức sau: Tích lũy tài sản của năm t theo giá Tích lũy tài sản của năm t thực tế theo loại tài sản theo giá so sánh theo loại Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản = tài sản của năm t so với năm gốc Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu năm báo cáo tính bằng USD Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu theo Chỉ số giá xuất khẩu/nhập khẩu theo = USD của năm báo cáo so với năm giá so sánh gốc * chỉ số giá USD Mối quan hệ giữa GDP hiện hành (danh nghĩa) và GDP cố định (thực) được thể hiện qua hệ số điều chỉnh: GDPdanh nghĩa = GDP thực * Chỉ số điều chỉnh GDP Để đo lường tốc độ tăng trưởng của GDP thực hoặc doanh nghĩa, có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (GI), để phản ánh % thay đổi của GDP năm sau so với năm trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước phản ánh tăng trưởng về mặt khối lượng hàng hóa và dịch cuối cùng của nền kinh tế được tạo ra trong một thời kỳ nhất định quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước được tính cho các ngành, các nhóm ngành, các loại hình kinh tế, vùng lãnh thổ, nhằm đánh giá nhịp điệu phát triển kinh tế của cả nước, một ngành hoặc một vùng lãnh thổ. Tính tốc độ tăng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm: Tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trong nước của kỳ này hoặc của năm nay so với của cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) = GDPn1 GDPn0 X 100 - 100 Trong đó: GDPn1 : GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm báo cáo; GDPn0 : GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng, năm trước năm báo cáo. Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm) xi d GDP ( n-1 GDPn GDP 1 ) x 100 0 Trong đó: dGDP: tốc độ tăng GDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm n GDPn: GDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu; GDPo: GDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu; n: Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế Tổng quan về lý thuyết tăng trưởng kinh tế có thể phân chia thành ba nhóm: Cổ điên, Tân cổ điển và mô hình nội sinh. Nhóm đầu tiên nhấn mạnh vai trò của tiết kiệm và đầu tư trong việc tạo ra tăng trưởng. Nhóm thứ hai nhấn mạnh tiến bộ kỹ thuật và nhóm thứ ba, mô hình tăng trưởng nội sinh, nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển Trong giai đoạn đầu, lý thuyết cổ điển tiên phong của Adam Smith (1776); David Ricardo (1817) và sau đó bởi Ramsey (1928), Harrod (1939) và Domar (1947). Các vấn đề chính của các lý thuyết cổ điển đã được tập trung vào mở rộng các yếu tố trong sản xuất, chẳng hạn như vốn, lao động và đất đai. Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. Malthus (1798) dự đoán rằng giới hạn của đất sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế và rằng trạng thái cân bằng tự nhiên trong tiền lương lao động sẽ bị hạn chế ở mức tự cung tự cấp như một kết quả của sự tương tác giữa cung lao động, sản xuất nông nghiệp và hệ thống tiền lương. Rosenstein-Rodan (1943, 1961), Nurkse (1953) và Lewis (1954) được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh về mối quan hệ giữa tăng trưởng và tích lũy vốn vật chất. Mô hình Harrod-Domar xii (Harrod 1939, Domar 1947) giả định mở rộng quy mô và dự báo tỷ lệ tiết kiệm cao hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, theo quy luật sự giảm dần của vốn, mô hình tăng trưởng cổ điển dự đoán rằng thu nhập bình quân đầu người, bất bình đẳng thu nhập sẽ được giảm dần giữa các khu vực hoặc quốc gia, vốn sẽ di chuyển từ các nền kinh tế tương đối phong phú hơn tới những nước tương đối nghèo hơn, thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng cách thu nhập giữa các vùng giàu và nghèo. Harrod (1939) và Domar (1947) lập luận rằng việc mở rộng lao động sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong tích lũy vốn trên lao động, năng suất lao động thì thấp hơn và giảm thu nhập, cuối cùng gây ra suy giảm kinh tế. Mô hình lý thuyết Harrod-Domar: Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tiết kiệm (s) và năng suất của vốn (v) Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, thường được gọi là mô hình tăng trưởng tân cổ điển hoặc mô hình tăng trưởng Solow – Swan. Lý thuyết này giả định rằng tăng trưởng kinh tế được tạo ra thông qua các yếu tố ngoại sinh của các chức năng sản xuất như các cổ phiếu tích lũy vốn và lao động. Cơ chế của lý thuyết này liên quan đến các cổ phiếu vốn, con người và lao động phát triển như một phần của dân số. Điều này có nghĩa rằng sự tăng trưởng được thúc đẩy ngoại sinh ở tốc độ không đổi. Sau đó, sự tăng trưởng này được kích thích bởi lao động làm tăng số nhân công nghệ, có nghĩa là sự tăng trưởng này được thúc đẩy lao động làm tăng sự thay đổi công nghệ (De Jager 2004). Mô hình lý thuyết Solow: Y = F (K, L) Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển đi đến bốn kết luận chính: i) Tốc độ tích lũy vốn tác động mức thu nhập dài hạn; ii) Tốc độ tích lũy vốn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng; iii) Tốc độ tăng trưởng được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và thay đổi công nghệ, cả hai đều là ngoại sinh hay nằm ngoài mô hình; và iv) Với tỉ lệ tiết kiệm và thay đổi công nghệ như nhau, các nước có hệ số vốn trên sản lượng thấp hơn (đang phát triển) sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước có hệ số vốn trên sản lượng cao hơn (nước giàu), do đó phải có sự hội tụ mức thu nhập trên mỗi lao động. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh không đáp ứng yêu cầu trong việc giải thích các yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn (Barro và Sala- i-Martin, 1995). Vì vậy, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã được đi tiên phong bởi Romer (1986). Tăng trưởng kinh tế có nguồn gốc từ các vốn nhân lực và sau đó từ những thay đổi công nghệ (De Jager 2004). Ý tưởng chính của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là thay đổi công nghệ ngăn chặn suất sinh lợi theo vốn giảm xiii dần xảy ra khi trữ lượng vốn tăng lên. Không có suất sinh lợi giảm dần thì không có trạng thái dừng và do đó chúng ta không còn kỳ vọng sự hội tụ thu nhập giữa nước giàu và nước nghèo. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh bao gồm các trường phái: Romer (1993) sản lượng có quan hệ với vốn vật lực, lao động và tri thức, trong đó lượng tri thức có quan hệ với tỉ lệ đầu tư. Lucas (1988) vốn nhân lực là yếu tố quan trọng xác định tỉ lệ tăng trưởng trên khắp thế giới. Rebelo (1990) nếu các nước đầu tư vào vốn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả lao động, thì sinh lợi của vốn vật lực sẽ không giảm dần, cho phép tăng trưởng được tiếp tục duy trì. Grossman và Helpman (1991) các chính sách có thể có tác động quan trọng đối với tăng trưởng trong dài hạn. xiv PHỤ LỤC CHƯƠNG 2 Phụ lục 2.1 Các vùng kinh tế xã hội Việt Nam Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm 12 tỉnh thành (tính Hà Tây cũ): Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Vùng Trung du miền núi phía Bắc, bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, bao gồm 14 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng Đông Nam Bộ, bao gồm 6 tỉnh thành: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Phụ lục 2.2 Quy hoạch phát triển các vùng kinh tế xã hội Việt Nam Quyết định số 795/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. Mục tiêu xây dựng Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020. Phấn đấu duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và xv kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của cả nước. Quyết định số 1114/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020. Theo đó, xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động, nhanh và bền vững, là một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế. Quyết định số 45/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 1 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030. Theo đó, hình thành không gian kinh tế liên tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có sự gắn kết hài hòa, ảnh hưởng tương hỗ tích cực, thúc đẩy nhau cùng phát triển; Tổ chức không gian, phân vùng chức năng hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng, khai thác hiệu quả lợi thế và nguồn lực nhằm hình thành vùng tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực là sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa lớn, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ xuất khẩu. Quyết định số 943/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Theo đó, xác định vùng Đông Nam Bộ mà hạt nhân là TP Hồ Chí Minh là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới Quyết định số 1581/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình đa cực tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trung tâm của vùng. Phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại gắn với đặc thù từng vùng; Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa; Hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững; Phát triển cân bằng, hài hoà giữa đô thị và nông thôn. xvi  Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm I - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg) Hà Nội Hưng Yên Hải Phòng Quảng Ninh Hải Dương Bắc Ninh Vĩnh Phúc II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg) 1 Thừa Thiên - Huế 2 Đà Nẵng 3 Quảng Nam 4 Quảng Ngãi 5 Bình Định III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ (theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg) 1 TP. Hồ Chí Minh 2 Bình Dương 3 Bà Rịa - Vũng Tàu 4 Đồng Nai 5 Tây Ninh 6 Bình Phước 7 Long An 8 Tiền Giang IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (Theo Quyết định số 492/QĐ-TTg và Quyết định số 245/2014/QĐ-TTg) 1 TP. Cần Thơ 2 An Giang 3 Kiên Giang 4 Cà Mau Tổng số: 24 1 2 3 4 5 6 7 xvii Phụ lục 2.3 FDI chi tiết các vùng Việt Nam (tính đến 20/09/2013) Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ đăng ký (triệu USD) (triệu USD) TT Địa phương Số dự án I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đồng bằng sông Hồng Hà Nội Vĩnh Phúc Bắc Ninh Quảng Ninh Hải Dương Hải Phòng Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định Ninh Bình Trung du và miền núi phía Bắc Hà Giang Cao Bằng Bắc Cạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Bắc Giang Phú Thọ Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận 4.333 2.581 156 373 104 288 389 262 34 71 43 32 54.301 21.994 2.790 5.585 4.319 6.071 9.186 2.244 262 599 268 982 16.824 7.758 789 1.041 1.237 1.713 2.667 863 90 212 175 280 412 8 15 7 9 34 19 39 30 122 84 0 4 11 30 6.433 13 44 18 123 873 100 2.306 193 1.786 456 0 4 117 402 2.452 9 35 8 25 266 66 251 130 1.270 256 0 3 16 115 914 46 35 50 5 16 72 254 79 27 54 57 87 29 103 48.308 10.081 1.556 10.607 35 68 1.990 3.712 4.984 3.929 1.590 6.532 1.025 772 1.428 14.505 2.807 262 3.655 15 26 486 1.693 1.229 660 1.251 1.473 311 254 383 II 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 III 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 xviii TT IV 40 41 42 43 44 V 45 46 47 48 49 50 VI 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 VII Địa phương Tây Nguyên Kon Tum Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông Lâm Đồng Đông Nam Bộ Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu TP Hồ Chí Minh Đồng bằng sông Cửu Long Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Dầu khí Tổng số Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ đăng ký (triệu USD) (triệu USD) 140 2 12 5 6 115 8.647 110 202 2.298 1.134 290 4.613 817 72 86 146 20 493 99.354 747 1.660 18.588 18.519 26.353 33.486 345 72 22 11 9 231 35.386 408 1.014 6.642 7.564 7.352 12.406 802 11.059 4.977 480 55 33 30 23 17 18 35 59 16 10 18 8 50 15.298 3.703 1.181 307 124 111 47 88 3.136 774 682 30 90 786 2.769 223.040 1.486 413 174 74 78 41 45 1.474 695 397 17 72 12 2.402 76.891 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 xix Phụ lục 2.4 FDI theo 10 đối tác đầu tư lớn nhất (tính đến 20/9/2013) TT Đối tác đầu tư 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhật Bản Singapore Đài Loan Hàn Quốc BritishVirginIslands Hồng Kông Hoa Kỳ Malaysia Thái Lan Hà Lan Tổng số Số dự án 2.047 1.186 2.262 3.431 512 743 665 444 317 190 15.298,00 Tổng vốn đầu tư đăng ký(Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD) 33.425,92 10.827,09 28.840,12 7.504,84 27.492,52 11.204,20 27.382,15 8.922,42 15.303,14 5.228,96 12.525,36 3.987,94 10.592,49 2.536,37 10.220,79 3.600,24 6.396,13 2.775,24 5.979,55 2.544,27 223.040,29 76.890,68 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 Phụ lục 2.5. FDI tổng thể vùng Việt Nam theo hình thức đầu tư (tính đến 20/19/2013) TT 1 2 3 4 5 6 Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài Liên doanh HỢP ĐỒNG BOT,BT,BTO Hợp đồng hợp tác KD Công ty cổ phần Công ty mẹ con Tổng số Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ đăng ký (Triệu USD) (Triệu USD) 12.173 2.704 10 216 194 1 15.298 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 149.968 57.266 5.891 5.138 4.679 98 223.040 49.107 20.662 1.393 4.277 1.368 83 76.891 xx Phụ lục 2.6 FDI tổng thể vùng tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư (tính đến 20/09/2013) TT Chuyên ngành Số dự án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 CN chế biến,chế tạo KD bất động sản Dvụ lưu trú và ăn uống Xây dựng SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa Thông tin và truyền thông Nghệ thuật và giải trí Vận tải kho bãi Nông,lâm nghiệp;thủy sản Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa Khai khoáng HĐ chuyên môn, KHCN Tài chính,n.hàng,bảo hiểm Y tế và trợ giúp XH Cấp nước;xử lý chất thải Dịch vụ khác Giáo dục và đào tạo Hành chính và dvụ hỗ trợ Tổng số 8422 400 340 992 89 889 141 369 499 1030 79 1446 77 87 31 124 167 116 15298 Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ đăng ký (Triệu USD) (Triệu USD) 118.876 42.956 48.230 12.335 10.623 2.768 9.811 3.616 7.501 1.688 4.040 2.247 3.664 1.075 3.522 1.076 3.306 1.722 3.279 1.720 3.197 2.591 1.476 874 1.322 1.173 1.309 324 1.285 316 741 156 663 152 194 101 223.040 76.891 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2013 xxi Phụ lục 2.7 FDI vùng Việt Nam giai đoạn 1995-2005 Chia ra các vùng Năm Đơn vị tính 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long (triệu USD) 6.503,76 1.688,42 158,22 668,73 37,06 3.881,73 69,60 (%) 100,00 25,96 2,43 10,28 0,57 59,68 1,07 (triệu USD) 8.462,73 3.646,62 190,36 422,22 16,05 4.075,03 112,43 (%) 100,00 43,09 2,25 4,99 0,19 48,15 1,33 (triệu USD) 4.437,50 1.564,00 19,60 419,30 48,50 2.296,40 89,70 (%) 100,00 35,25 0,44 9,45 1,09 51,75 2,02 (triệu USD) 3.868,90 644,10 28,40 1.376,50 737,20 1.026,60 56,10 (%) 100,00 16,65 0,73 35,58 19,05 26,53 1,45 (triệu USD) 1.579,30 322,20 36,60 57,85 57,85 1.052,70 52,10 (%) 100,00 20,40 2,32 3,66 3,66 66,66 3,30 (triệu USD) 828,10 56,20 6,10 59,80 1,60 698,60 5,80 (%) 100,00 6,79 0,74 7,22 0,19 84,36 0,70 (triệu USD) 2.503,00 249,20 23,60 127,00 8,10 2.018,70 76,40 (%) 100,00 9,96 0,94 5,07 0,32 80,65 3,05 (triệu USD) 1.513,00 335,70 40,00 150,70 4,70 864,30 117,60 (%) 100,00 22,19 2,64 9,96 0,31 57,12 7,77 (triệu USD) 1.883,80 508,70 95,80 221,10 13,70 942,80 101,70 (%) 100,00 27,00 5,09 11,74 0,73 50,05 5,40 (triệu USD) 4.201,10 902,60 293,30 438,00 19,20 2.429,90 118,10 (%) 100,00 21,48 6,98 10,43 0,46 57,84 2,81 (triệu USD) 6.790,90 2.456,20 33,00 395,00 34,80 3.723,10 148,80 (%) 100,00 36,17 0,49 5,82 0,51 54,82 2,19 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 xxii Phụ lục 2.8 Các dự án FDI lớn nhất Việt Nam năm 2008 ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Năm 2008, FDI tăng rất cao ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm 232% so với GDP cả vùng, chủ yếu là do Dự án thép của Lion và Vinashin: 9,8 tỷ USD, dự án lớn nhất năm được cấp phép vào tháng 9, cho liên doanh giữa Tập đoàn Lion của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với tổng vốn đầu tư 9,79 tỷ USD đặt tại Cụm công nghiệp Dốc Hầm, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Dự án lớn thứ 2 trong năm 2008, Dự án thép của Formosa: 7,8 tỷ USD. Tập đoàn Hưng Nghiệp (Formosa) của Đài Loan đầu tư 7,8 tỷ USD vào khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh để sản xuất thép và kinh doanh cảng biển. Khi được cấp phép vào tháng 6, dự án này thu hút rất nhiều sự chú ý, bởi vượt xa số vốn kỷ lục 5 tỷ USD của chuỗi dự án Foxconn năm 2007. Dự án lớn thứ ba của năm 2008 là Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: 6,2 tỷ USD. Đây là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam, sau Dung Quất, do liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait, công ty Idemitsu Kosan và công ty Hóa chất Mitsui của Nhật thực hiện. Nhà máy này đặt tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Dự án lớn thứ 4 năm 2008, cũng thuộc vùng này là Dự án bất động sản New City: 4,3 tỷ USD. Dự án này do một nhà đầu tư từ Brunei thực hiện với số vốn 4,34 tỷ USD tại tỉnh Phú Yên. Như vậy, năm 2008, 4 dự án FDI lớn nhất nước điều ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. xxiii Phụ lục 2.9 Tăng trưởng kinh tế vùng ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005 Chia ra các vùng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đơn vị tính Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp 5.31 100 8.20 100 9,76 22.39 11,84 22.1 7.77 6.97 8.53 6.81 8.87 15.89 10.04 15.73 18.22 3.64 16.29 3.7 10.78 31.05 12.35 31.85 8.73 20.06 6.85 19.81 % TTKT % đóng góp 5.80 100 9.00 22.53 6.46 6.66 6.72 15.67 4.08 3.8 9.96 30.94 8.60 20.4 % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp 4.80 100 6.75 100 6.89 100 7.38 22.12 11.22 21.99 9.51 22.29 8.41 6.44 6.68 7.53 8.31 7.48 6.58 15.11 8.71 14.63 8.83 14.59 14.94 3.69 5.36 2.94 7.97 2.79 10.47 33.32 11.69 35.5 10.74 35.79 6.76 19.32 7.44 17.41 7.69 17.06 % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp % TTKT % đóng góp 7.08 100 7.34 100 7.79 100 11.10 22.59 11.15 22.14 11.14 21.7 8.09 7.29 9.50 6.98 9.33 6.78 10.39 14.7 10.46 14.21 10.65 14.1 3.70 2.79 13.73 2.77 13.22 2.78 11.25 35.13 11.94 37.07 14.25 38.21 10.81 17.5 10.58 16.83 11.50 16.43 % TTKT % đóng góp 8.44 100 24.57 22.23 10.05 6.72 11.38 14.11 11.95 2.97 7.84 37.92 11.64 16.05 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 xxiv Bảng 2.10 GDP bình quân ở các vùng Việt Nam giai đoạn 1995-2005 (triệu đồng) Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2,92 3,34 3,70 4,18 4,61 5,20 5,68 6,41 7,50 8,97 10,61 2,78 3,17 3,47 4,01 4,37 4,92 5,46 6,25 7,18 8,43 10,24 Trung du và miền núi phía Bắc Bắc rung Bộ và Duyên hải miền Trung 1,62 1,76 1,91 2,11 2,25 2,98 3,24 3,56 3,99 4,64 5,44 1,99 2,23 2,45 2,76 2,94 3,24 3,56 4,08 4,64 5,56 6,63 Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2,29 2,50 2,72 3,05 3,18 2,79 2,85 3,19 3,66 4,35 5,44 6,73 8,00 9,01 9,80 11,51 13,52 14,59 15,88 19,23 23,28 26,78 2,77 3,12 3,43 4,01 4,21 4,31 4,64 5,40 6,11 7,16 8,33 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 Phụ lục 2.11 Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng FDI các vùng Việt Nam giai đoạn 1996-2005 Chia ra các vùng Năm 1996 1997 1998 Ý nghĩa (Đơn vị tính) Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 30,12 115,98 20,31 -36,86 -56,68 4,98 61,55 Tốc độ TTKT (%) 5,31 9,76 7,77 8,87 18,22 10,78 8,73 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) -47,56 -57,11 -89,70 -0,69 202,11 -43,65 -20,22 Tốc độ TTKT (%) 8,20 11,84 8,53 10,04 16,29 12,35 6,85 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) -12,81 -58,82 44,90 228,29 1.420,00 -55,30 -37,46 Tốc độ TTKT (%) 5,80 9,00 6,46 6,72 4,08 9,96 8,60 xxv Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ý nghĩa (Đơn vị tính) Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 30,12 -49,98 28,87 -95,80 -99,44 2,54 -7,13 Tốc độ TTKT (%) 4,80 7,38 8,41 6,58 14,94 10,47 6,76 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 30,12 -82,56 -83,33 3,37 -60,98 -33,64 -88,87 Tốc độ TTKT (%) 6,75 11,22 6,68 8,71 5,36 11,69 7,44 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 202,26 343,42 286,89 112,37 406,25 188,96 1.217,24 Tốc độ TTKT (%) 6,89 9,51 8,31 8,83 7,97 10,74 7,69 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) -39,55 34,71 69,49 18,66 -41,98 -57,19 53,93 Tốc độ TTKT (%) 7,08 11,10 8,09 10,39 3,70 11,25 10,81 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 24,51 51,53 139,50 46,72 191,49 9,08 -13,52 Tốc độ TTKT (%) 7,34 11,15 9,50 10,46 13,73 11,94 10,58 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 123,01 77,43 206,16 98,10 40,15 157,73 16,13 Tốc độ TTKT (%) 7,79 11,14 9,33 10,65 13,22 14,25 11,50 Tốc độ tăng trưởng FDI (%) 61,65 172,12 -88,75 -9,82 81,25 53,22 25,99 Tốc độ TTKT (%) 8,44 24,57 10,05 11,38 11,95 7,84 11,64 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 xxvi Phụ lục 2.12 Tỷ trọng FDI trong GDP các vùng Việt Nam giai đoạn 1995-2012 Chia ra các vùng Năm Chỉ tiêu 1995 - 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006-2012 1995-2012 Tổng số cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc rung Bộ và Duyên hải miền rung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long FDI (tỷ VNĐ) 551.892 160.830 152 57.619 12.272 307.692 13.328 GDP (tỷ VNĐ) 4.966.336 1.102.056 346.283 730.392 153.301 1.757.658 876.646 FDI/GDP (%) 11,11 14,59 0,04 7,89 8,00 17,51 1,52 FDI (tỷ VNĐ) 185.660 52.987 16 25.482 269 101.503 5.403 GDP (tỷ VNĐ) FDI/GDP (%) 1.038.242 17,88 234.080 22,64 68.386 0,02 145.079 17,56 32.938 0,82 393.892 25,77 163.866 3,30 FDI (tỷ VNĐ) 334.330 107.676 16 62.237 2.297 134.035 28.070 GDP (tỷ VNĐ) 1.263.247 294.477 83.793 175.222 44.703 461.517 203.535 FDI/GDP (%) 26,47 36,57 0,02 35,52 5,14 29,04 13,79 FDI (tỷ VNĐ) 1.039.746 86.994 16 537.273 2.453 350.758 62.252 GDP (tỷ VNĐ) 1.661.698 391.358 111.740 230.695 59.682 601.488 266.736 FDI/GDP (%) 62,57 22,23 0,01 232,89 4,11 58,32 23,34 FDI (tỷ VNĐ) 358.281 18.652 17 111.831 863 225.053 1.865 GDP (tỷ VNĐ) 1.894.237 459.473 130.675 274.168 69.854 652.360 307.707 FDI/GDP (%) 18,91 4,06 0,01 40,79 1,24 34,50 0,61 FDI (tỷ VNĐ) 358.165 71.297 19 134.882 1.759 116.305 33.903 GDP (tỷ VNĐ) FDI/GDP (%) 2.312.582 15,49 562.606 12,67 164.633 0,01 338.469 39,85 86.473 2,03 790.400 14,71 370.001 9,16 FDI (tỷ VNĐ) 308.383 123.692 21 28.146 254 134.985 21.285 GDP (tỷ VNĐ) 2.941.203 708.301 206.099 428.793 120.305 995.944 481.760 FDI/GDP (%) 10,48 17,46 0,01 6,56 0,21 13,55 4,42 FDI (tỷ VNĐ) GDP (tỷ VNĐ) 310.622 3.395.519 105.619 815.286 21 230.911 63.721 501.000 1.894 144.556 126.740 1.156.561 12.626 547.206 FDI/GDP (%) 9,15 12,95 0,01 12,72 1,31 10,96 2,31 FDI (tỷ VNĐ) 2.895.185 566.917 125 963.572 9.789 1.189.377 165.404 GDP (tỷ VNĐ) FDI/GDP (%) 14.506.728 19,96 3.465.580 16,36 996.238 0,01 2.093.427 46,03 558.511 1,75 5.052.161 23,54 2.340.810 7,07 FDI (tỷ VNĐ) 3.447.078 727.747 278 1.021.191 22.061 1.497.069 178.732 GDP (tỷ VNĐ) 19.473.064 4.567.637 1.342.521 2.823.819 711.812 6.809.819 3.217.456 FDI/GDP (%) 17,70 15,93 0,02 36,16 3,10 21,98 5,56 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013 xxvii PHỤ LỤC CHƯƠNG 3 Phụ lục 3.1. Hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến Thông thường các biến định lượng được đo lường dựa vào mỗi thành phần của mẫu. Nếu chúng ta xem xét một cặp biến, ta thường quan tâm đến việc thiết lập nếu có mối quan hệ giữa hai biến, nghĩa là xem thử chúng có tương quan nhau không. Chúng ta phân chia loại tương quan bằng cách xem xét khi một biến tăng lên thì chuyện gì xảy ra với biến còn lại: - Tương quan dương – nếu biến còn lại có xu hướng cũng tăng lên; - Tương quan âm – nếu biến còn lại có xu hướng giảm; - Không tương quan – nếu biến còn lại không có xu hướng tăng hoặc giảm. Điểm bắt đầu của bất kỳ phân tích như vậy nên được xây dựng và kiểm tra thông qua đồ thị phân tán. Tương quan âm Không tương quan Tương quan dương Hệ số tương quan Pearson: Hệ số tương quan Pearson là sự đo lường thống kê độ mạnh của mối quan hệ tuyến tính giữa các cặp dữ liệu. Trong một mẫu thường được ký hiệu r và có giá trị như sau: 1 r 1 Ngoài ra: - Các giá trị dương thể hiện mối tương quan tuyến tính dương; - Các giá trị âm thể hiện mối tương quan tuyến tính âm; - Giá trị zero thẻ hiện sự không tương quan; - Các giá trị càng gần với 1 hay -1 thể hiện mối tương quan tuyến tính càng mạnh. xxviii Tương quan hoàn toàn dương Không tương Tương quan hoàn toàn âm quan Tương quan thể hiện quy mô tác động vì thế chúng ta có thể mô tả độ mạnh của sự tương quan bằng cách sử dụng chỉ dẫn của Evans (1996) cho giá trị tuyệt đối của r: - 0.00 – 0.19: rất yếu - 0.20 – 0.39: yếu - 0.40 – 0.59: trung bình - 0.60 – 0.79: mạnh - 0.80 – 1.0: rất mạnh Phụ lục 3.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian Trước tiên cần kiểm tra tính dừng và bậc tích hợp của các biến được sử dụng trong mô hình. Theo định nghĩa, một biến thời gian được xem là dừng hiệp phương sai nếu giá trị trung bình và phương sai của nó là hằng số theo thời gian và giá trị hiệp phương sai giữa hai giai đoạn thời gian chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai giai đoạn đó và không phụ thuộc vào thời điểm thực sự mà hiệp phương sai được tính. Nếu một vài hay tất cả các biến trong mô hình là không dừng, việc kiểm định giả thuyết theo qui ước và khoảng tin cậy sẽ không đáng tin. Khi một chuỗi được xác định là không dừng, việc nghiên cứu đặc tính của chúng chỉ phù hợp trong giai đoạn được khảo sát và kết quả nghiên cứu không thể sử dụng cho các giai đoạn khác, ngoài ra phân tích hồi qui cho các chuỗi không dừng có thể đưa đến kết quả là hồi qui giả mạo. Hồi qui giả mạo có hệ số xác định R2 cao và thống kê t có ý nghĩa nhưng thực sự không có ý nghĩa kinh tế (Granger và Newbold, 1974). Vì thế tính dừng được thiết lập bằng cách kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị trong các biến bằng cách áp dụng kiểm định fisher với thuộc tính Augmented Dickey-Fuller test xxix (ADF) hay Phillips-Perron. Phương pháp luận cho các kiểm định này được mô tả như sau: Kiểm định Fisher cho dữ liệu bảng của Maddala và Wu (1999) Maddala và Wu (1999) xử lí vấn đề kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng với một ý tưởng có từ thời Fisher (193). Ý tưởng cơ bản của Fisher có thể được giải thích bằng các quan sát đơn giản sau đây và đúng cho bất kỳ vấn đề kiểm định nào với các thống kê có tính liên tục: Trước tiên, dưới giả thuyết H0 các giá trị p-value, giả sử π của thống kê kiểm định là phân phối chuẩn trong khoảng [0,1]. Thứ hai, vì thế -2logπ có phân phối 22 với log ký hiệu cho logarithm tự nhiên. Thứ ba, với một tập các thống kê 2 dưới giả thuyết null độc lập 2 iN1log i được phân phối như 2N Những quan sát cơ bản này có thể được áp dụng đầy đủ vào vấn đề kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng với giả định dữ liệu không gian độc lập. Bất kỳ kiểm định nghiệm đơn vị nào với thống kê liên tục thực hiện được trên các đơn vị bảng có thể được dùng để hình thành kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng Fisher với các giá trị p-value xác định được. Kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF) Dựa trên nền tảng kiểm định Dickey-Fuller, ADF có mô hình như sau D Yt = a + b Yt + a D Y + a D Y + ...... + a mD Yt- m + ut 0 1 t- 1 2 t- 2 với: Y = Biến chuỗi thời gian cần khảo sát. ∆ = toán hạn sai phân b , a 0 , a 1 , a 2 ... = các tham số ước lượng ut = nhiễu trắng Giả thuyết null trong các tình huống này có thể được diễn đạt: H0: β = 0 (cho thấy Yt có một xu hướng stochastic, đó là không dừng). Giả thuyết đối lập: H1 : β ≠ 0 (cho thấy Yt dừng) Một xu thế thời gian (t) có thể được thêm vào phương trình nếu Yt dừng quanh một quá trình tuyến tính xác định. Vì thế, phương trình trở thành: xxx D Yt = a + dt + b Yt + a D Y + a D Y + ...... + a mD Yt- m + ut 0 1 t- 1 2 t- 2 với: t = biến xu thế; δ = tham số ước lượng của biến xu thế Kiểm định Philips-Perron Phillips và Perron (1988) đã phát triển một loạt các kiểm định nghiệm đơn vị, sau này trở nên phổ biến cho phân tích chuỗi thời gian trong tài chính. Các kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (PP) khác với các kiểm định ADF chủ yếu theo cách mà chúng xử lý đối với tương quan chuỗi và phương sai sai số không đồng nhất. Đặc biệt, trong khi ADF sử dụng mô hình tự hồi qui kiểu tham số để xấp xỉ cấu trúc ARMA của các sai số trong mô hình kiểm định thì kiểm định PP bỏ qua bất kỳ sự tương quan chuỗi nào trong mô hình kiểm định. Với ut tích hơp bậc zero I(0) và có phương sai sai số đồng nhất. Kiểm định PP hiệu chỉnh sự tương quan chuỗi và phương sai sai số không đồng nhất trong các sai số ut của mô hình kiểm định bằng cách bổ sung trực tiếp các thống kê kiểm định tπ=0 và T ˆ . Các thống kê bổ sung này ký hiệu là Zt và Zπ có dạng Zt Z 12 ˆ2 ˆ2 .t 0 1 2 ˆ2 2 1 T .SE ˆ ˆ2 2 Tˆ ˆ2 ˆ2 ˆ2 T .SE ˆ ˆ2 ˆ2 Các đại lượng ˆ 2 và ˆ 2 là các ước lượng nhất quán của các tham số phương sai: 2 lim T 1 x 2 lim T T E ut2 t 1 x Với ST T 1 T E T 1ST2 t 1 u là phương sai mẫu của bình phương phần dư tối thiểu û 2 là ước lượng t 1 t nhất quán của σ2, và ước lượng phương sai dài hạn Newey-West của ut bằng cách dùng uˆt là ước lượng nhất quán của λ2. Dưới giả thuyết null π = 0, các thống kê Zt và Zπ có phân phối cận chuẩn giống như thông kê t và thống kê chệch được chuẩn hóa của ADF. Ưu điểm của kiểm định PP so với kiểm định ADF là PP mạnh ở gốc độ tổng quát với phương sai sai số không đồng nhất. Một ưu điểm khác là người dùng không cần xác định độ trễ cho mô hình kiểm định. xxxi PHỤ LỤC CHƯƠNG 4 Phụ lục 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Obs. Mean Tăng trưởng kinh tế (GDP) 670 Đầu tư tư nhân (PINV) Std. dev. Min Max 1.333368 .6631532 .1553616 4.068367 670 6.74519 3.727837 10.23986 Đầu tư FDI (FDI) 670 4.533486 2.235128 -3.953663 9.107597 Lao động (LABO) 670 52.13863 5.536087 35.78148 67.6647 Đầu tư công (GINV) 670 19.76887 14.21516 2.705218 180.6794 Thu ngân sách (BREV) 670 17.91242 13.25944 2.470407 73.08741 Chi thường xuyên (CBEXP) 670 12.27711 7.092791 .9356098 55.59237 Cơ sở hạ tầng (TELE) 670 4.569904 1.224787 1.512046 7.822725 Độ mở thương mại (OPEN) 670 76.69078 112.0303 .7018592 749.1873 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 670 4.680823 .0700152 4.50888 5.56145 Chênh lệch công nghệ (GAP) 670 -2.77474 -65.34832 945.0399 1.057916 118.8526 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam Phụ lục 4.2 Tỷ phần phân chia nguồn thu các tỉnh/thành ở Việt Nam (%) stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tình/Thành phố Hà Nội Quảng Ninh Hải Phòng Vĩnh Phúc Bắc Ninh Đà Nẵng Khánh Hòa TP Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Bà Rịa – Vũng Tàu Long An Tiền Giang Vĩnh Long Cần Thơ Các địa phương còn lại 2000-2003 2004-2006 2007-2010 2011-2015 30 100 100 100 100 100 100 24 53 52 48 100 100 100 100 100 32 98 95 86 100 95 52 29 49 44 42 99 99 99 95 100 31 76 90 67 100 90 53 26 45 40 46 100 100 100 96 100 42 70 88 60 93 85 77 23 51 51 44 100 100 100 91 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ Tài chính Việt Nam xxxii Phụ lục 4.3 Đặc tính đô thị của các địa phương (đvt: các năm giai đoạn) stt Tình/Thành phố Loại đặc biệt (mã hóa 4) Trực thuộc TW (mã hóa 3) Vùng Kinh tế trọng điểm (mã hóa 2) Còn lại (mã hóa 1) 1 Hà Nội 1997-2012 2 TP Hồ Chí Minh 1997-2012 3 Hải Phòng 1997-2012 4 Đà Nẵng 1997-2012 5 Cần Thơ 2004-2012 6 Vĩnh Phúc 2003-2012 1997-2002 7 Bắc Ninh 2003-2012 1997-2002 8 Quảng Ninh 1997-2012 9 Hải Dương 1997-2012 10 Hưng Yên 1997-2012 11 Thừa Thiên Huế 1997-2012 12 Quãng Nam 1997-2012 13 Quãng Ngãi 1997-2012 14 Bình Định 2004-2012 15 Bà Rịa Vũng Tàu 1997-2012 16 Đồng Nai 1997-2012 17 Bình Dương 1997-2012 18 Tây Ninh 2003-2012 1998-2002 19 Bình Phước 2003-2012 1998-2002 20 Kiên Giang 2009-2012 1997-2008 21 An Giang 2009-2012 1997-2008 22 Tiền Giang 2007-2012 1997-2006 23 Long An 2004-2012 1997-2003 24 Các địa phương còn lại 1997-2003 1998-2003 1997-2012 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ quy định của Chính phủ về địa phương loại Đặc biệt, Trực thuộc TW và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm, giai đoạn 1997-2012. xxxiii Phụ lục 4.4 Hồi quy tăng trưởng kinh tế (Mô hình 1) Phương pháp GMM với mô hình bao gồm GDP(-1, -2), PINV, FDI, LABO, GINV, BREV, CBEXP, TELE, CPI, GAP Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP l2.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE lnC > PI GAP, gmm(lnFDI l.GINV BREV, lag(2 2)) iv(l2.lnGDP l2.lnPINV LABO l.CBEXP > lnTELE l.lnCPI l.GAP l2.WTFDI_GAP) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 47 F(11, 530) = 678.65 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max Std. Err. t P>|t| = = = = = 541 43 10 12.58 13 lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnGDP L1. L2. .2766722 .1082713 .0775794 .0614053 3.57 1.76 0.000 0.078 .1242713 -.0123564 .429073 .2288989 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE lnCPI GAP .2779348 .0272221 .4645269 -.2197045 -.121127 .2896991 .0322443 -.1340043 -.0019343 .0402297 .0119146 .2564166 .0897809 .0883482 .1701008 .0184244 .1014669 .0348037 6.91 2.28 1.81 -2.45 -1.37 1.70 1.75 -1.32 -0.06 0.000 0.023 0.071 0.015 0.171 0.089 0.081 0.187 0.956 .1989056 .0038164 -.0391908 -.3960746 -.2946826 -.0444555 -.0039495 -.3333309 -.0703044 .356964 .0506278 .9682445 -.0433344 .0524287 .6238536 .068438 .0653224 .0664358 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI L.GINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Pr > z = Pr > z = 0.000 0.320 Prob > chi2 = 0.245 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(28) = 23.20 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 18.23 Prob > chi2 = 0.723 0.020 Sargan test of overid. restrictions: chi2(36) = 41.44 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -5.46 0.99 xxxiv Phụ lục 4.5 Hồi quy tăng trưởng kinh tế (Mô hình 2) Phương pháp GMM với mô hình 1 và bổ sung OPEN Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP l2.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE l.O > PEN lnCPI GAP, gmm(lnFDI l.GINV BREV, lag(2 2)) iv(l2.lnGDP l2.lnPINV LABO l > .CBEXP lnTELE l.OPEN l.lnCPI l.GAP) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 47 F(12, 529) = 617.52 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max Std. Err. t P>|t| = = = = = 541 43 10 12.58 13 lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnGDP L1. L2. .2674109 .1072814 .078942 .0619183 3.39 1.73 0.001 0.084 .1123326 -.0143546 .4224891 .2289174 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE .2750409 .0328316 .4602516 -.2029524 -.1327604 .2777896 .0292126 .0404505 .0126767 .2582861 .0907805 .0908852 .171376 .0187164 6.80 2.59 1.78 -2.24 -1.46 1.62 1.56 0.000 0.010 0.075 0.026 0.145 0.106 0.119 .1955775 .0079287 -.0471407 -.3812869 -.3113005 -.0588714 -.007555 .3545043 .0577344 .9676438 -.024618 .0457797 .6144506 .0659801 OPEN L1. .0197188 .0095748 2.06 0.040 .0009095 .0385281 lnCPI GAP -.1236057 -.0087073 .1019616 .0358615 -1.21 -0.24 0.226 0.808 -.323905 -.0791558 .0766936 .0617412 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI L.GINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Pr > z = Pr > z = 0.000 0.372 Prob > chi2 = 0.209 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP) Sargan test excluding group: chi2(27) = 22.46 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 19.03 Prob > chi2 = 0.713 0.015 Sargan test of overid. restrictions: chi2(35) = 41.49 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -5.37 0.89 xxxv Phụ lục 4.6 Hồi quy tăng trưởng kinh tế (Mô hình 3) Phương pháp GMM với mô hình 2, tiếp tục bổ sung WEALTH*∆FDI Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP l2.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE l.O > PEN lnCPI GAP WTFDI_GAP, gmm(lnFDI l.GINV BREV, lag(2 2)) iv(l2.lnGDP l2.lnP > INV LABO l.CBEXP lnTELE l.OPEN l.lnCPI l.GAP l2.WTFDI_GAP) noleveleq small n > ocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 48 F(13, 528) = 553.74 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max Std. Err. t P>|t| = = = = = 541 43 10 12.58 13 lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnGDP L1. L2. .2679663 .1048672 .079499 .0629425 3.37 1.67 0.001 0.096 .1117932 -.0187813 .4241394 .2285156 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE .2805962 .0319368 .4542675 -.2055994 -.1374301 .2656103 .0281526 .0429544 .0127412 .2625028 .0922227 .0923598 .1760703 .0190381 6.53 2.51 1.73 -2.23 -1.49 1.51 1.48 0.000 0.012 0.084 0.026 0.137 0.132 0.140 .1962137 .006907 -.0614106 -.3867678 -.3188679 -.080274 -.0092471 .3649787 .0569665 .9699457 -.024431 .0440078 .6114945 .0655523 OPEN L1. .0197031 .0097002 2.03 0.043 .0006475 .0387587 lnCPI GAP WTFDI_GAP -.1256067 -.0082026 .0026228 .1035798 .0362319 .0055087 -1.21 -0.23 0.48 0.226 0.821 0.634 -.3290858 -.0793789 -.0081989 .0778724 .0629737 .0134445 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI L.GINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(35) = 40.19 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -5.31 0.90 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.369 Prob > chi2 = 0.251 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(26) = 21.09 Prob > chi2 = 0.738 Difference (null H = exogenous): chi2(9) = 19.10 Prob > chi2 = 0.024 xxxvi Phụ lục 4.7 Hồi quy tăng trưởng kinh tế (Mô hình 4) Phương pháp GMM với mô hình 3 tiếp tục bổ sung WEALTH*GEO*∆FDI Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP l2.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE l.O > PEN lnCPI GAP WTFDI_GAP GWTFDI_GAP, gmm(lnFDI l.GINV BREV, lag(2 2)) iv(l2.l > nGDP l2.lnPINV LABO l.CBEXP lnTELE l.OPEN l.lnCPI l.GAP l2.WTFDI_GAP l.GWTFD > I_GAP) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 49 F(14, 527) = 565.17 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. L2. .2249946 .141283 .0800096 .0625617 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE .2767417 .0254382 .5075249 -.1823935 -.0812087 .2499709 .0311138 OPEN L1. lnCPI GAP WTFDI_GAP GWTFDI_GAP t = = = = = 541 43 10 12.58 13 P>|t| [95% Conf. Interval] 2.81 2.26 0.005 0.024 .0678177 .018382 .3821715 .2641839 .0405778 .0123558 .2492861 .0875552 .0918984 .1682042 .0181023 6.82 2.06 2.04 -2.08 -0.88 1.49 1.72 0.000 0.040 0.042 0.038 0.377 0.138 0.086 .1970276 .0011656 .0178084 -.3543934 -.2617409 -.0804622 -.0044477 .3564558 .0497109 .9972414 -.0103935 .0993234 .5804039 .0666752 .0213423 .0093339 2.29 0.023 .0030061 .0396785 -.1087054 .0292234 -.0211176 .0067636 .0991383 .0365207 .0128778 .0037474 -1.10 0.80 -1.64 1.80 0.273 0.424 0.102 0.072 -.3034602 -.0425206 -.0464157 -.0005981 .0860493 .1009674 .0041806 .0141253 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP L.GWTFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI L.GINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(35) = 42.94 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -4.99 0.72 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.473 Prob > chi2 = 0.167 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP L2.lnPINV LABO L.CBEXP lnTELE L.OPEN L.lnCPI L.GAP L2.WTFDI_GAP > L.GWTFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(25) = 22.38 Prob > chi2 = 0.614 Difference (null H = exogenous): chi2(10) = 20.56 Prob > chi2 = 0.024 xxxvii Phụ lục 4.8 Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở tổng vùng Việt Nam . xtpmg D.lnGDP D.lnPINV D.lnFDI D.LABO D.GINV D.BREV lnTELE OPEN, lr(lnGDP ln > PINV lnFDI LABO GINV BREV) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: log log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = = -1363.8299 -1340.6237 -1304.3742 -1286.4334 -1285.8825 -1282.4646 -1281.7029 -1281.6706 -1281.6706 (not concave) (not concave) (not concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs D.lnGDP Coef. Std. Err. lnPINV lnFDI LABO GINV BREV .857587 .2261728 1.979529 -.9955448 1.281256 .0341448 .0111446 .4777566 .1043565 .1958856 __ec .077029 lnPINV D1. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = 627 43 12 14.6 15 Log Likelihood = -1455.111 P>|z| [95% Conf. Interval] 25.12 20.29 4.14 -9.54 6.54 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 .7906644 .2043299 1.043143 -1.20008 .8973277 .9245096 .2480158 2.915915 -.7910097 1.665185 .0369953 2.08 0.037 .0045196 .1495384 .0441492 .0215416 2.05 0.040 .0019284 .0863699 lnFDI D1. .0027944 .0059165 0.47 0.637 -.0088016 .0143904 LABO D1. .5851676 .4183117 1.40 0.162 -.2347082 1.405043 GINV D1. -.3715918 .2301211 -1.61 0.106 -.8226209 .0794373 BREV D1. .0264173 .1017784 0.26 0.795 -.1730648 .2258993 lnTELE OPEN _cons .0536323 -.1806536 33.05121 .0155385 .1027232 16.90499 3.45 -1.76 1.96 0.001 0.079 0.051 .0231774 -.3819875 -.0819581 .0840872 .0206802 66.18438 __ec SR xxxviii PHỤ LỤC CHƯƠNG 5 Phụ luc 5.1a Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình ở đồng bằng sông Hồng . pwcorr lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV lnFDI 0.8048* 0.0000 1.0000 lnFDI 0.7285* 0.0000 0.5725* 0.0000 1.0000 LABO 0.3672* 0.0000 0.3236* 0.0001 0.2778* 0.0007 -0.0331 0.6941 0.1243 0.1377 -0.1275 0.1279 BREV 0.6617* 0.0000 0.4621* 0.0000 CBEXP 0.1748* 0.0362 0.3192* -0.1613* 0.0001 0.0534 lnTELE 0.8817* 0.0000 0.8528* 0.0000 OPEN 0.7319* 0.0000 lnCPI GAP BREV CBEXP 1.0000 -0.3126* 0.0001 1.0000 0.4700* 0.0000 0.0243 0.7727 0.0009 0.9911 1.0000 0.6131* 0.0000 0.3461* 0.0000 0.0460 0.5845 0.5724* 0.0000 0.3162* 0.0001 0.6303* 0.0000 0.5149* 0.0000 0.2197* -0.0230 0.0081 0.7844 0.3525* 0.0000 0.1160 0.1663 0.5018* 0.0000 0.4552* 0.0000 0.3371* 0.0000 0.4556* -0.1229 0.0000 0.1421 0.2225* 0.0074 0.2091* 0.0119 0.8242* 0.0000 0.6014* 0.0000 0.6477* -0.1122 0.0000 0.1807 OPEN 0.5471* -0.0349 0.0000 0.6777 1.0000 0.1493* 0.0741 lnTELE lnTELE GINV 1.0000 lnPINV GINV LABO lnCPI GAP 1.0000 OPEN 0.6017* 0.0000 1.0000 lnCPI 0.5039* 0.0000 0.4068* 0.0000 1.0000 GAP 0.6758* 0.0000 0.6305* 0.0000 0.1856* 0.0259 1.0000 0.1049 0.2107 0.6494* -0.1761* 0.0000 0.0347 xxxix Phụ lục 5.2a Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế lnGDP 0.9988 0.8116 0.9993 0.0767* lnPINV 0.0479 0.0000*** 0.3370 0.0776* lnFDI 0.9979 0.0002*** 0.9952 0.0000*** LABO 0.0003*** 0.6141 0.9764 0.8859 GINV 0.0003*** 0.0043*** 0.2036 0.0878* BREV 0.7091 0.9999 0.0256** 0.0324** CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.1046 0.9877 GAP 1.0000 0.9403 0.9882 0.9203 lnTELE 0.0774* 0.9795 0.0855* 1.0000 lnCPI 1.0000 0.8487 0.0000*** 0.0000*** OPEN 0.0000*** 0.0326 0.7530 0.7621 ∆GAP 0.0016*** 0.0258** 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. xl Phụ lục 5.3a Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở đồng bằng sông Hồng Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP WAFDI_GAP, gmm(lnFDI l.GINV l2.BREV, lag(2 2)) iv(l2.lnGDP l.lnPINV l2.LA > BO CBEXP lnTELE l.OPEN lnCPI GAP l.WAFDI_GAP) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 47 F(12, 105) = 513.71 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .4861972 .0659067 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP WAFDI_GAP .0641201 .0174596 1.257629 .0941985 -.0406418 -.0389153 .060561 .0255874 -.099214 .5452717 .0021682 .0347978 .0101015 .5422559 .145173 .1219908 .2130253 .0187888 .0144241 .1107545 .0430488 .0087022 t = = = = = 117 9 13 13.00 13 P>|t| [95% Conf. Interval] 7.38 0.000 .3555164 .616878 1.84 1.73 2.32 0.65 -0.33 -0.18 3.22 1.77 -0.90 12.67 0.25 0.068 0.087 0.022 0.518 0.740 0.855 0.002 0.079 0.372 0.000 0.804 -.0048774 -.0025698 .1824362 -.1936527 -.282527 -.4613052 .0233062 -.0030129 -.3188198 .4599138 -.0150866 .1331176 .0374891 2.332823 .3820498 .2012433 .3834746 .0978157 .0541877 .1203917 .6306296 .0194231 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP L.lnPINV L2.LABO CBEXP lnTELE L.OPEN lnCPI GAP L.WAFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI L.GINV L2.BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(35) = 41.60 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -2.26 -0.36 Pr > z = Pr > z = 0.024 0.716 Prob > chi2 = 0.205 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP L.lnPINV L2.LABO CBEXP lnTELE L.OPEN lnCPI GAP L.WAFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(26) = 30.73 Prob > chi2 = 0.238 Difference (null H = exogenous): chi2(9) = 10.87 Prob > chi2 = 0.285 xli Phụ lục 5.4a Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở đồng bằng sông Hồng . xtpmg D.lnGDP D.lnPINV D.lnFDI D.LABO D.GINV D.BREV lnTELE D.GAP, lr(lnGDP l > nPINV lnFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = -215.08497 -202.87361 -199.35621 -194.59772 -194.15928 -194.15357 -194.15353 -194.15353 (not concave) (not concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -212.6125 P>|z| 135 9 15 15.0 15 D.lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .0346081 .0715802 2.023008 -2.877834 .4838553 .0484204 .0138085 .6306387 .6316526 .1553379 0.71 5.18 3.21 -4.56 3.11 0.475 0.000 0.001 0.000 0.002 -.0602942 .0445161 .7869788 -4.11585 .1793986 .1295103 .0986444 3.259037 -1.639817 .788312 __ec -.0673073 .0519322 -1.30 0.195 -.1690925 .034478 lnPINV D1. .015511 .0140656 1.10 0.270 -.0120571 .0430791 lnFDI D1. -.013755 .0047735 -2.88 0.004 -.0231108 -.0043991 LABO D1. .5635337 .8577605 0.66 0.511 -1.117646 2.244713 GINV D1. -.2137869 .1021083 -2.09 0.036 -.4139155 -.0136582 BREV D1. .0193759 .0369534 0.52 0.600 -.0530514 .0918032 lnTELE .0140897 .0069109 2.04 0.041 .0005447 .0276348 GAP D1. .8559107 .1567021 5.46 0.000 .5487802 1.163041 _cons .1170638 3.181509 0.04 0.971 -6.118579 6.352706 __ec SR xlii Phụ luc 5.1b Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình ở Trung du miền núi phía Bắc . pwcorr lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP 1.0000 lnPINV 0.8225* 0.0000 1.0000 lnFDI 0.5700* 0.0000 0.4873* 0.0000 1.0000 LABO 0.7463* 0.0000 0.6853* 0.0000 0.4075* 0.0000 GINV 0.0735 0.3896 BREV 0.3454* 0.0000 0.1500* 0.0780 CBEXP 0.3461* 0.0000 lnTELE -0.0940 0.2713 -0.0862 0.3130 -0.0580 0.4980 1.0000 0.1575* 0.0640 0.2295* 0.0066 1.0000 0.3130* -0.0341 0.0002 0.6900 0.2892* 0.0006 0.3447* 0.0000 0.2607* 0.0019 1.0000 0.8782* 0.0000 0.8650* 0.0000 0.5149* 0.0000 0.6708* 0.0000 0.0734 0.3906 0.2666* 0.0015 0.3968* 0.0000 OPEN 0.1887* 0.0261 0.1800* 0.0340 0.2967* 0.0004 0.1157 0.1751 -0.1751* 0.0392 0.2353* 0.0053 0.0005 0.9951 lnCPI 0.2993* 0.0003 0.2293* 0.0066 0.1777* 0.0363 0.3026* 0.0003 0.0832 0.3300 0.1579* 0.0633 GAP 0.7375* 0.0000 0.4607* 0.0000 0.5488* 0.0000 0.4422* -0.1264 0.0000 0.1383 lnTELE lnTELE OPEN 0.1991* 0.0188 1.0000 lnCPI GAP 1.0000 OPEN 0.2161* 0.0106 1.0000 lnCPI 0.2927* 0.0005 0.0133 0.8763 1.0000 GAP 0.4520* 0.0000 0.2064* 0.0148 0.0657 0.4425 1.0000 0.0504 0.5554 0.2654* -0.1507* 0.0016 0.0765 xliii Phụ lục 5.2b Kiểm định tính dừng Fisher của các biến vùng Trung du miền núi phía Bắc Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế lnGDP 0.9950 0.9772 1.0000 0.2180 lnPINV 0.9919 0.0000*** 0.9971 0.0000*** lnFDI 0.6931 0.0002*** 0.0059*** 0.0000*** LABO 1.0000 0.3743 0.8409 0.0000*** GINV 0.5112 0.8449 0.5168 0.4943 BREV 0.0883* 0.0000*** 0.1660 0.8660 CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** GAP 0.9999 0.7827 0.9997 0.9061 lnTELE 0.5545 0.9671 0.8002 1.0000 lnCPI 0.9501 0.7440 0.0000*** 0.0000*** OPEN 0.0089*** 0.0340** 0.0000*** 0.0000*** ∆lnGDP 0.3685 0.6162 0.0000*** 0.0000*** ∆GINV 0.1437 0.6460 0.0000*** 0.0000*** ∆GAP 0.3415 0.9064 0.0000*** 0.0000*** ∆lnTELE 0.1913 0.2214 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. xliv Phụ lục 5.3b Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở Trung du miền núi phía Bắc Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP GAFDI_GAP, gmm(lnFDI lnPINV l.GINV BREV, lag(2 2)) iv(l2.lnGDP LABO l2.CB > EXP l2.lnTELE lnCPI l.OPEN l2.GAP GAFDI_GAP) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 60 F(12, 100) = 479.44 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .730664 .0897828 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP GAFDI_GAP .0102313 -.0059049 -.0162727 .0175416 .0668194 .0680725 .0622703 -.0033557 .0940751 .6926031 .0072199 .024182 .0078987 .2963797 .0887535 .1039076 .1215503 .0226044 .0078583 .0945148 .2866829 .0080244 t = = = = = 112 9 11 12.44 13 P>|t| [95% Conf. Interval] 8.14 0.000 .5525375 .9087906 0.42 -0.75 -0.05 0.20 0.64 0.56 2.75 -0.43 1.00 2.42 0.90 0.673 0.456 0.956 0.844 0.522 0.577 0.007 0.670 0.322 0.018 0.370 -.0377451 -.0215756 -.6042816 -.1585429 -.1393303 -.1730799 .0174238 -.0189464 -.0934396 .1238325 -.0087003 .0582077 .0097658 .5717363 .193626 .2729692 .309225 .1071168 .0122349 .2815897 1.261374 .0231402 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP LABO L2.CBEXP L2.lnTELE lnCPI L.OPEN L2.GAP GAFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI lnPINV L.GINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Pr > z = Pr > z = 0.000 0.217 Prob > chi2 = 0.358 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP LABO L2.CBEXP L2.lnTELE lnCPI L.OPEN L2.GAP GAFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(40) = 41.21 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 9.76 Prob > chi2 = 0.417 0.282 Sargan test of overid. restrictions: chi2(48) = 50.97 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -4.41 1.24 xlv Phụ lục 5.4b Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở Trung du miền núi phía Bắc . xtpmg D.lnGDP D.lnPINV D.lnFDI D.LABO D.GINV D.GAP l.BREV l.lnTELE, lr(lnGDP > lnPINV lnFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: 9: log log log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = = = -215.17926 -203.17186 -198.56649 -191.09702 -190.21144 -188.95831 -188.93803 -188.24361 -188.23768 -188.23768 (not concave) (not concave) (not concave) (not concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -236.6037 P>|z| 130 9 13 14.4 15 D.lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .1892864 .0242932 3.712928 .5684635 2.38078 .0299145 .0160062 1.287506 .1376473 .31562 6.33 1.52 2.88 4.13 7.54 0.000 0.129 0.004 0.000 0.000 .130655 -.0070784 1.189463 .2986797 1.762176 .2479177 .0556649 6.236393 .8382473 2.999384 __ec .1138425 .0581316 1.96 0.050 -.0000934 .2277783 lnPINV D1. .0047892 .015211 0.31 0.753 -.0250238 .0346022 lnFDI D1. .0006858 .0027433 0.25 0.803 -.004691 .0060626 LABO D1. .2609284 .1711918 1.52 0.127 -.0746014 .5964582 GINV D1. .1435793 .1036596 1.39 0.166 -.0595899 .3467484 GAP D1. 1.486051 .1260983 11.78 0.000 1.238903 1.733199 BREV L1. .0243109 .1179154 0.21 0.837 -.206799 .2554208 lnTELE L1. .0083962 .0049296 1.70 0.089 -.0012655 .018058 _cons 17.2387 7.669069 2.25 0.025 2.207599 32.2698 __ec SR xlvi Phụ luc 5.1c Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung . pwcorr lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP 1.0000 lnPINV 0.5015* 0.0000 1.0000 lnFDI 0.4887* 0.0000 0.2545* 0.0008 1.0000 LABO 0.2029* 0.0078 0.5686* 0.0000 0.1912* 0.0123 GINV 0.0319 0.6785 BREV 0.6363* 0.0000 CBEXP 0.1599* -0.1148 0.0367 0.1350 1.0000 0.0141 0.8548 0.3512* -0.2728* 0.0000 0.0003 0.2086* 0.0062 0.1845* 0.0157 0.2706* 0.0003 0.0074 0.9238 0.3562* 0.0000 0.0808 0.2932 lnTELE 0.7386* 0.0000 0.7690* 0.0000 0.3958* 0.0000 0.4742* 0.0000 0.0827 0.2825 0.2806* 0.0002 OPEN 0.5962* 0.0000 0.0385 0.6172 0.2769* -0.1477* 0.0002 0.0539 0.0832 0.2792 0.7033* -0.0674 0.0000 0.3809 lnCPI 0.5086* 0.0000 0.4460* 0.0000 0.2595* 0.0006 0.4043* 0.0000 0.0548 0.4762 0.1757* 0.0216 GAP 0.7669* 0.0000 0.1002 0.1922 0.4025* -0.3194* 0.0000 0.0000 0.0254 0.7419 0.7474* -0.2600* 0.0000 0.0006 lnTELE lnTELE -0.0917 0.2329 1.0000 OPEN lnCPI GAP 1.0000 OPEN 0.2411* 0.0015 1.0000 lnCPI 0.5677* 0.0000 0.1261 0.1002 1.0000 GAP 0.2929* 0.0001 0.6824* 0.0000 0.1175 0.1259 1.0000 1.0000 -0.1149 0.1345 1.0000 0.4888* 0.0000 0.2095* 0.0059 xlvii Phụ lục 5.2c Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế lnGDP 0.6758 1.0000 1.0000 0.7593 lnPINV 0.9999 0.3233 0.8435 0.0222*** lnFDI 0.0148** 0.0007*** 0.0000*** 0.0019*** LABO 0.9998 0.0000*** 1.0000 0.8764 GINV 0.9761 0.9996 0.5792 0.9215 BREV 0.3872 0.0887* 0.3759 0.7773 CBEXP 0.0000 GAP *** *** Không xu thế *** Có xu thế 0.0000 0.0003 0.8533 0.4449 0.6157 0.9883 0.8437 lnTELE 0.4759 0.9991 0.4892 0.9997 lnCPI 0.9970 0.8706 0.0033*** 0.0000*** OPEN 0.0000*** 0.0104** 0.2008 ∆TELE 0.3371 0.1589 0.0013*** 0.0000*** 0.0000*** ∆lnGDP 0.7177 0.0273** 0.0000*** 0.0002*** ∆GINV 0.1500 0.8172 0.0000*** 0.0000*** ∆GAP 0.0989 0.8607 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. xlviii Phụ lục 5.3c Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP GAFDI_GAP WAFDI_GAP, gmm(lnFDI l.lnPINV BREV, lag(3 3)) iv(l3.lnGDP LABO > l.GINV l2.CBEXP l.lnTELE l.lnCPI OPEN l3.GAP GAFDI_GAP WAFDI_GAP) noleveleq > small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 46 F(13, 114) = 1180.94 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .7050014 .0652425 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP GAFDI_GAP WAFDI_GAP .0447356 -.0059989 .3522824 .052243 .1098181 -1.32038 .0677042 .0054354 -.2135385 .4765437 .0054616 -.0017349 .0155274 .0064286 .2046536 .0388888 .0704783 .372441 .0163088 .0192275 .0897078 .1554468 .0052868 .0118046 t = = = = = 127 11 9 11.55 12 P>|t| [95% Conf. Interval] 10.81 0.000 .5757566 .8342462 2.88 -0.93 1.72 1.34 1.56 -3.55 4.15 0.28 -2.38 3.07 1.03 -0.15 0.005 0.353 0.088 0.182 0.122 0.001 0.000 0.778 0.019 0.003 0.304 0.883 .0139759 -.0187338 -.0531347 -.0247955 -.0297988 -2.058183 .0353966 -.032654 -.391249 .1686048 -.0050116 -.0251196 .0754953 .006736 .7576996 .1292814 .2494349 -.5825773 .1000119 .0435249 -.035828 .7844826 .0159348 .0216499 Instruments for first differences equation Standard D.(L3.lnGDP LABO L.GINV L2.CBEXP L.lnTELE L.lnCPI OPEN L3.GAP GAFDI_GAP WAFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L3.(lnFDI L.lnPINV BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(33) = 41.23 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -2.62 -1.63 Pr > z = Pr > z = 0.009 0.104 Prob > chi2 = 0.154 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L3.lnGDP LABO L.GINV L2.CBEXP L.lnTELE L.lnCPI OPEN L3.GAP GAFDI_GAP WAFD > I_GAP) Sargan test excluding group: chi2(23) = 29.05 Prob > chi2 = 0.179 Difference (null H = exogenous): chi2(10) = 12.19 Prob > chi2 = 0.273 xlix Phụ lục 5.4c Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung . xtpmg d.lnGDP d.lnPINV d.lnFDI d.LABO d.GINV d.GAP d.BREV CBEXP lnTELE, lr(l > .lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = -252.75516 -250.32665 -246.88112 -243.01026 -240.56162 -240.37295 -240.36142 -240.3614 (not concave) (not concave) (not concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -240.3614 P>|z| 160 11 12 14.5 15 D.lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .0888519 .0295941 1.829205 -.0849815 1.677062 .0165128 .0047723 .2112555 .0256921 .0539951 5.38 6.20 8.66 -3.31 31.06 0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 .0564873 .0202405 1.415152 -.1353371 1.571233 .1212164 .0389476 2.243258 -.0346259 1.78289 __ec -.168153 .1185094 -1.42 0.156 -.4004272 .0641212 lnPINV D1. .0238623 .017963 1.33 0.184 -.0113446 .0590692 lnFDI D1. -.0057937 .006093 -0.95 0.342 -.0177357 .0061484 LABO D1. -.378047 .2862985 -1.32 0.187 -.9391817 .1830877 GINV D1. .308795 .1380598 2.24 0.025 .0382029 .5793872 GAP D1. .654036 .2876813 2.27 0.023 .090191 1.217881 BREV D1. .0980497 .1003894 0.98 0.329 -.09871 .2948093 CBEXP lnTELE _cons .2818151 .0300674 -9.485256 .1489894 .0286901 12.69334 1.89 1.05 -0.75 0.059 0.295 0.455 -.0101987 -.0261642 -34.36375 .5738289 .086299 15.39324 __ec SR l Phụ luc 5.1d Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc . pwcorr lnGDP lnPINV LABO GINV lnFDI BREV CBEXP GAP lnTELE lnCPI OPEN, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV GINV lnFDI BREV 0.8544* 0.0000 1.0000 LABO 0.4038* 0.0000 0.3459* 0.0000 1.0000 -0.1656* -0.2070* -0.1213* 0.0052 0.0005 0.0415 1.0000 lnFDI 0.7463* 0.0000 0.6700* 0.0000 0.2533* -0.2637* 0.0000 0.0000 1.0000 BREV 0.6501* 0.0000 0.4876* 0.0000 0.0014 0.9809 0.0103 0.8631 0.5285* 0.0000 0.3085* 0.0000 0.3976* -0.3291* -0.1264* 0.0000 0.0000 0.0335 CBEXP -0.1125* -0.1619* 0.0588 0.0064 GAP 0.8177* 0.0000 0.6751* -0.0529 0.0000 0.3751 lnTELE 0.8755* 0.0000 0.8382* 0.0000 lnCPI 0.2657* 0.0000 OPEN 0.6046* 0.0000 GAP GAP lnTELE lnCPI OPEN CBEXP 1.0000 lnPINV GINV LABO 1.0000 0.6731* 0.0000 0.6627* -0.3848* 0.0000 0.0000 0.4537* -0.0606 0.0000 0.3095 0.6261* 0.0000 0.5248* 0.0000 0.0805 0.1768 0.1896* 0.0014 0.3518* 0.0000 0.1567* 0.0083 0.0918 0.1233 0.1839* 0.0019 0.5311* 0.0000 0.1300* -0.1987* 0.0288 0.0008 0.5078* 0.0000 0.3909* -0.1536* 0.0000 0.0097 lnTELE lnCPI -0.1673* 0.0048 1.0000 0.0244 0.6825 OPEN 1.0000 0.6114* 0.0000 1.0000 0.0361 0.5454 0.3117* 0.0000 1.0000 0.5761* 0.0000 0.4980* 0.0000 0.1309* 0.0277 1.0000 li Phụ lục 5.2d Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 của các biến liên vùng miền Bắc Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế lnGDP 1.0000 0.9803 1.0000 0.0671* lnPINV 0.4779 0.0000*** 0.8987 0.0000*** lnFDI 0.9856 0.0000*** 0.2010 0.0000*** LABO 0.0738* 0.5170 0.9840 0.0000*** GINV 0.0034*** 0.0644* 0.3061 0.1697 BREV 0.2665 0.0000*** 0.0217** 0.2214 CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** GAP 1.0000 0.9561 1.0000 0.9777 lnTELE 0.1787 0.9976 0.3156 1.0000 lnCPI 0.9999 0.8975 0.0000*** 0.0000*** OPEN 0.0000*** 0.0059*** 0.0000*** 0.0000*** ∆GAP 0.0062*** 0.2230 0.0000*** 0.0000*** ∆lnTELE 0.6791 0.4262 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. lii Phụ lục 5.3d Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở liên kết vùng miền Bắc Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP GRFDI_GAP WRFDI_GAP, gmm(lnFDI lnPINV l2.GINV l.BREV, lag(2 2)) iv(l3.lnG > DP LABO l2.CBEXP lnTELE OPEN lnCPI l3.GAP l2.GRFDI_GAP l2.WRFDI_GAP) nolevel > eq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 57 F(13, 198) = 683.87 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .7061482 .0527355 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP GRFDI_GAP WRFDI_GAP .0107673 -.0066922 .4639388 -.0778843 .1869632 .2944505 .0515973 -.0028391 .0388912 .480956 .0254108 -.0162393 .0322403 .01152 .2648998 .1062329 .0987474 .3375441 .0146532 .0072578 .0886957 .0875684 .0118975 .0125043 t = = = = = 211 18 10 11.72 12 P>|t| [95% Conf. Interval] 13.39 0.000 .6021528 .8101436 0.33 -0.58 1.75 -0.73 1.89 0.87 3.52 -0.39 0.44 5.49 2.14 -1.30 0.739 0.562 0.081 0.464 0.060 0.384 0.001 0.696 0.662 0.000 0.034 0.196 -.0528112 -.0294099 -.0584483 -.2873774 -.0077684 -.3711924 .0227009 -.0171516 -.1360182 .3082695 .0019488 -.040898 .0743458 .0160254 .9863259 .1316087 .3816948 .9600934 .0804937 .0114735 .2138007 .6536424 .0488728 .0084194 Instruments for first differences equation Standard D.(L3.lnGDP LABO L2.CBEXP lnTELE OPEN lnCPI L3.GAP L2.GRFDI_GAP L2.WRFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI lnPINV L2.GINV L.BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(44) = 52.01 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -5.22 0.96 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.338 Prob > chi2 = 0.190 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L3.lnGDP LABO L2.CBEXP lnTELE OPEN lnCPI L3.GAP L2.GRFDI_GAP L2.WRFDI_GAP > ) Sargan test excluding group: chi2(35) = 35.54 Prob > chi2 = 0.443 Difference (null H = exogenous): chi2(9) = 16.47 Prob > chi2 = 0.058 liii Phụ lục 5.4d Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở liên kết vùng miền Bắc . xtpmg D.lnGDP D.lnPINV D.lnFDI D.LABO D.GINV D.GAP l.BREV, lr(lnGDP lnPINV l > nFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: 9: 10: log log log log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = = = = -479.58812 -457.97083 -442.76025 -437.14392 -428.13113 -422.03122 -421.30464 -420.88298 -420.74891 -420.74825 -420.74825 (not (not (not (not (not (not concave) concave) concave) concave) concave) concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -485.4512 P>|z| 265 18 13 14.7 15 D.lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .3242282 -.0153388 2.66509 -4.609667 3.142031 .0442356 .0138384 .7395653 1.052445 .4777061 7.33 -1.11 3.60 -4.38 6.58 0.000 0.268 0.000 0.000 0.000 .2375281 -.0424615 1.215569 -6.67242 2.205744 .4109284 .011784 4.114612 -2.546913 4.078318 __ec .0366287 .0281408 1.30 0.193 -.0185262 .0917837 lnPINV D1. .0077837 .0113337 0.69 0.492 -.0144299 .0299974 lnFDI D1. -.0001082 .0026408 -0.04 0.967 -.005284 .0050676 LABO D1. .160629 .3285697 0.49 0.625 -.4833558 .8046138 GINV D1. -.1755465 .1333308 -1.32 0.188 -.4368701 .0857771 GAP D1. 1.249537 .1332855 9.37 0.000 .9883017 1.510771 BREV L1. .0521541 .0433682 1.20 0.229 -.032846 .1371542 _cons 7.131888 2.670128 2.67 0.008 1.898533 12.36524 __ec SR liv Phụ luc 5.1e Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên . pwcorr lnGDP lnPINV LABO GINV lnFDI BREV CBEXP GAP lnTELE lnCPI OPEN, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV LABO GINV lnFDI BREV CBEXP 1.0000 lnPINV 0.5284* 0.0000 1.0000 LABO 0.2312* 0.0015 0.5749* 0.0000 GINV 0.0346 0.6386 -0.0841 0.2522 lnFDI 0.4906* 0.0000 0.2656* 0.0002 BREV 0.6088* 0.0000 0.0143 0.8458 CBEXP 0.1730* 0.0179 0.2658* 0.0002 GAP 1.0000 -0.1174 0.1096 1.0000 0.2100* 0.0039 0.1619* 0.0269 1.0000 -0.2672* 0.0002 0.2203* 0.0024 0.3517* 0.0000 0.3609* 0.0000 0.0761 0.3004 0.0291 0.6922 0.7649* 0.0000 0.1224* -0.2992* 0.0951 0.0000 0.0280 0.7035 0.3968* 0.0000 0.7321* -0.2657* 0.0000 0.0002 lnTELE 0.7474* 0.0000 0.7764* 0.0000 0.4968* 0.0000 0.0799 0.2768 0.4099* 0.0000 0.2700* 0.0002 0.4862* 0.0000 lnCPI 0.5234* 0.0000 0.4574* 0.0000 0.4159* 0.0000 0.0473 0.5205 0.2717* 0.0002 0.1675* 0.0219 0.1919* 0.0085 OPEN 0.5665* 0.0000 0.0362 0.6229 -0.1491* 0.0417 0.0955 0.1935 0.2758* 0.0001 0.7056* -0.0535 0.0000 0.4671 GAP GAP lnTELE lnCPI OPEN 1.0000 lnTELE 0.2985* 0.0000 1.0000 lnCPI 0.1346* 0.0663 0.5756* 0.0000 1.0000 OPEN 0.6656* 0.0000 0.2296* 0.0016 0.1183 0.1069 1.0000 1.0000 -0.1046 0.1543 1.0000 lv Phụ lục 5.2e Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 của các biến liên vùng miền Trung Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế Có xu thế Không xu thế lnGDP 1.0000 0.9803 1.0000 0.0671* lnPINV 0.4779 0.0000*** 0.8987 0.0000*** lnFDI 0.9856 0.0000*** 0.2010 0.0000*** LABO 0.0738* 0.5170 0.9840 0.0000*** GINV 0.0034*** 0.0644* 0.3061 0.1697 BREV 0.2665 0.0000*** 0.0217** 0.2214 CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** GAP 1.0000 0.9561 1.0000 0.9777 lnTELE 0.4572 0.9997 0.5171 0.9999 *** Có xu thế lnCPI 0.9999 0.8975 0.0000 0.0000*** OPEN 0.0000*** 0.0059*** 0.0000*** 0.0000*** ∆GAP 0.0062*** 0.2230 0.0000*** 0.0000*** ∆lnTELE 0.1589 0.0013 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. lvi Phụ lục 5.3e Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP GRFDI_GAP WRFDI_GAP, gmm(lnFDI l2.lnPINV l.BREV, lag(3 3)) iv(l3.lnGDP LA > BO l.GINV l.CBEXP l.lnTELE OPEN lnCPI l2.GAP GRFDI_GAP WRFDI_GAP) noleveleq > small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 45 F(13, 126) = 1178.66 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .6961352 .0692042 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP GRFDI_GAP WRFDI_GAP .0345393 -.0061998 .6300071 .0876566 .1027346 -1.238268 .0779084 .0085668 -.2298873 .3468995 .0071331 .0021626 .0197434 .006954 .2103561 .0406834 .0741948 .4336578 .0153279 .0203468 .0886322 .1673123 .0055791 .0122556 t = = = = = 139 12 9 11.58 12 P>|t| [95% Conf. Interval] 10.06 0.000 .5591821 .8330883 1.75 -0.89 2.99 2.15 1.38 -2.86 5.08 0.42 -2.59 2.07 1.28 0.18 0.083 0.374 0.003 0.033 0.169 0.005 0.000 0.674 0.011 0.040 0.203 0.860 -.0045323 -.0199615 .2137186 .0071453 -.0440947 -2.096465 .047575 -.0316989 -.4052879 .0157934 -.0039076 -.0220909 .0736108 .0075619 1.046296 .1681678 .2495639 -.3800724 .1082418 .0488325 -.0544867 .6780056 .0181739 .026416 Instruments for first differences equation Standard D.(L3.lnGDP LABO L.GINV L.CBEXP L.lnTELE OPEN lnCPI L2.GAP GRFDI_GAP WRFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L3.(lnFDI L2.lnPINV L.BREV) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(32) = 38.14 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -2.18 -1.57 Pr > z = Pr > z = 0.029 0.117 Prob > chi2 = 0.210 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L3.lnGDP LABO L.GINV L.CBEXP L.lnTELE OPEN lnCPI L2.GAP GRFDI_GAP WRFDI_G > AP) Sargan test excluding group: chi2(22) = 13.22 Prob > chi2 = 0.927 Difference (null H = exogenous): chi2(10) = 24.92 Prob > chi2 = 0.006 lvii Phụ lục 5.4e Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở liên kết vùng miền Trung Tây Nguyên . xtpmg d.lnGDP d.lnPINV d.lnFDI d.LABO d.GINV d.GAP d.BREV, lr(lnGDP lnPINV l > nFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: 9: 10: 11: log log log log log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = = = = = -303.65721 -286.68223 -280.94819 -277.5356 -271.81368 -270.60244 -269.65191 -269.52545 -268.81424 -267.84125 -267.7957 -267.79568 (not (not (not (not (not (not concave) concave) concave) concave) concave) concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs D.lnGDP Coef. Std. Err. lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .1236587 .0413604 1.359474 .2040088 2.467558 .0435618 .0160275 .3477137 .0509487 .2683632 __ec .0862035 lnPINV D1. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = 175 12 12 14.6 15 Log Likelihood = -310.1129 P>|z| [95% Conf. Interval] 2.84 2.58 3.91 4.00 9.19 0.005 0.010 0.000 0.000 0.000 .0382791 .0099471 .677968 .1041511 1.941575 .2090383 .0727737 2.04098 .3038664 2.99354 .0290482 2.97 0.003 .0292702 .1431369 .0417335 .0125744 3.32 0.001 .0170882 .0663789 lnFDI D1. .0036518 .0047311 0.77 0.440 -.005621 .0129245 LABO D1. .3533398 .2258052 1.56 0.118 -.0892303 .7959099 GINV D1. .1990059 .0767829 2.59 0.010 .0485143 .3494976 GAP D1. 1.012867 .1374151 7.37 0.000 .7435387 1.282196 BREV D1. .0902669 .0457202 1.97 0.048 .000657 .1798768 _cons 2.888358 .9491094 3.04 0.002 1.028138 4.748578 __ec SR lviii Phụ luc 5.1f Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình liên kết vùng miền Nam . pwcorr lnGDP lnPINV LABO GINV lnFDI BREV CBEXP GAP lnTELE lnCPI OPEN, sig st > ar(10) lnGDP lnGDP lnPINV LABO GINV BREV CBEXP 1.0000 lnPINV 0.3187* 0.0000 LABO -0.1971* 0.0052 0.1998* 0.0046 GINV -0.2537* 0.0003 0.0993 0.1617 lnFDI 0.5562* 0.0000 0.2850* -0.0761 0.0000 0.2841 BREV 0.5736* 0.0000 0.2257* -0.3004* -0.0835 0.0013 0.0000 0.2397 CBEXP -0.3836* 0.0000 GAP lnFDI 1.0000 0.0409 0.5657 1.0000 -0.1764* 0.0125 0.3243* 0.0000 1.0000 -0.0361 0.6114 0.1067 0.1327 1.0000 0.5762* 0.0000 1.0000 -0.3425* -0.3796* 0.0000 0.0000 1.0000 0.8382* -0.1271* -0.4499* -0.3038* 0.0000 0.0729 0.0000 0.0000 0.3817* 0.0000 0.4997* -0.4441* 0.0000 0.0000 lnTELE 0.5856* 0.0000 0.8576* 0.0000 0.0849 0.2317 0.4820* 0.0000 0.3705* 0.0000 lnCPI 0.2831* 0.0000 0.3779* 0.0000 0.3895* -0.1446* 0.0000 0.0411 0.1299* -0.0264 0.0668 0.7101 OPEN 0.2690* 0.0001 0.3397* 0.0000 0.2092* -0.0021 0.0030 0.9761 0.5985* 0.0000 GAP GAP lnTELE lnTELE lnCPI 0.0047 0.9473 OPEN 1.0000 0.1631* 0.0210 1.0000 lnCPI -0.0309 0.6643 0.4566* 0.0000 1.0000 OPEN 0.0632 0.3737 0.4171* 0.0000 0.1401* 0.0479 1.0000 0.0226 0.7508 0.1128 0.1119 0.5126* -0.1493* 0.0000 0.0348 lix Phụ lục 5.2f Kiểm định tính dừng các biến liên vùng miền Nam Biến Augmented Dickey Fuller Phillips – Perrron Prob > chi2 Prob > chi2 Không xu thế lnGDP Có xu thế 0.0450** 0.9837 *** Không xu thế 1.0000 Có xu thế 0.2313 ** lnPINV 0.0011 0.2018 0.0152 0.2883 lnFDI 0.2247 0.5996 0.0850* 0.0075*** LABO 0.9962 0.7731 0.9826 0.1995 GINV 0.0022*** 0.0013*** 0.0033*** 0.0066*** BREV 0.4760 0.9996 0.0007*** 0.0007*** CBEXP 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** GAP 0.9361 0.8801 0.9907 0.9589 lnTELE 0.0017*** 1.0000 0.0000*** 1.0000 lnCPI 0.9993 0.9887 0.0006*** 0.0000*** OPEN 0.0000*** 0.0000*** 0.1409 0.9854 ∆LABO 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** ∆GAP 0.3153 0.6309 0.0000*** 0.0000*** (***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%. lx Phụ lục 5.3f Hồi quy tăng trưởng kinh tế Phương pháp GMM ở liên kết vùng miền Nam Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (LnGDP) . xtabond2 lnGDP l.lnGDP lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI G > AP GRFDI_GAP WRFDI_GAP, gmm(lnPINV lnFDI OPEN , lag(2 2)) iv(l2.lnGDP GINV l > .CBEXP BREV LABO l2.lnTELE OPEN l2.lnCPI l.GAP l.GRFDI_GAP l2.WRFDI_GAP) nol > eveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavo > r space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations > . Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 50 F(13, 148) = 289.93 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnGDP Coef. Std. Err. lnGDP L1. .3986666 .0694918 lnPINV lnFDI LABO GINV BREV CBEXP lnTELE OPEN lnCPI GAP GRFDI_GAP WRFDI_GAP .2258145 .0355586 .8566506 -.2946783 -.2367894 -.0571725 .0810284 -.0501818 .1336329 .0614149 .0141323 -.0051897 .0584235 .0133256 .353061 .2820794 .1132479 .4623362 .0364573 .0152757 .1567585 .0276642 .0176618 .01398 t = = = = = 161 13 10 12.38 13 P>|t| [95% Conf. Interval] 5.74 0.000 .2613423 .5359909 3.87 2.67 2.43 -1.04 -2.09 -0.12 2.22 -3.29 0.85 2.22 0.80 -0.37 0.000 0.008 0.016 0.298 0.038 0.902 0.028 0.001 0.395 0.028 0.425 0.711 .1103625 .0092256 .1589589 -.8521017 -.4605811 -.9708056 .0089843 -.0803685 -.1761412 .006747 -.0207697 -.032816 .3412665 .0618916 1.554342 .262745 -.0129977 .8564605 .1530724 -.0199951 .4434069 .1160828 .0490342 .0224366 Instruments for first differences equation Standard D.(L2.lnGDP GINV L.CBEXP BREV LABO L2.lnTELE OPEN L2.lnCPI L.GAP L.GRFDI_GAP L2.WRFDI_GAP) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnPINV lnFDI OPEN) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = Sargan test of overid. restrictions: chi2(37) = 44.13 (Not robust, but not weakened by many instruments.) -4.06 0.95 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.344 Prob > chi2 = 0.196 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L2.lnGDP GINV L.CBEXP BREV LABO L2.lnTELE OPEN L2.lnCPI L.GAP L.GRFDI_GAP > L2.WRFDI_GAP) Sargan test excluding group: chi2(26) = 23.15 Prob > chi2 = 0.625 Difference (null H = exogenous): chi2(11) = 20.98 Prob > chi2 = 0.034 lxi Phụ lục 5.4f Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp PMG ở liên kết vùng miền Nam . xtpmg D.lnGDP D.lnPINV D.lnFDI D.LABO D.GINV D.GAP l.BREV D.CBEXP, lr(l.lnGD > P lnPINV lnFDI LABO GINV GAP) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: 9: log log log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = = = -351.41899 -329.41757 -322.63152 -312.26134 -309.39805 -307.14758 -306.63591 -306.39595 -306.39433 -306.39433 (not (not (not (not concave) concave) concave) concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -306.3943 P>|z| 187 13 12 14.4 15 D.lnGDP Coef. [95% Conf. Interval] lnPINV lnFDI LABO GINV GAP .3682873 .0926173 .1380158 -.8194781 .7229133 .0229305 .0075392 .4795981 .2553357 .0701956 16.06 12.28 0.29 -3.21 10.30 0.000 0.000 0.774 0.001 0.000 .3233443 .0778406 -.8019793 -1.319927 .5853325 .4132304 .107394 1.078011 -.3190293 .8604942 __ec -.0746855 .05293 -1.41 0.158 -.1784264 .0290554 lnPINV D1. .0351452 .0188445 1.87 0.062 -.0017894 .0720798 lnFDI D1. .0029049 .01079 0.27 0.788 -.0182431 .0240528 LABO D1. -.6613299 .3311347 -2.00 0.046 -1.310342 -.0123177 GINV D1. .0126507 .2175841 0.06 0.954 -.4138063 .4391077 GAP D1. .7650602 .1126022 6.79 0.000 .5443639 .9857564 BREV L1. .12287 .1285853 0.96 0.339 -.1291526 .3748926 CBEXP D1. -.5597503 .4611077 -1.21 0.225 -1.463505 .3440042 _cons -8.456782 8.075129 -1.05 0.295 -24.28374 7.370179 __ec SR lxii PHỤ LỤC CHƯƠNG 6 Phụ lục 6.1. Kiểm định hệ số tương quan các biến trong mô hình . pwcorr lnFDI lnGDP LABO STU BUD lnTELE OPEN lnCPI, sig star(10) lnFDI lnGDP LABO STU BUD lnTELE OPEN lnFDI 1.0000 lnGDP 0.6493* 0.0000 1.0000 LABO 0.1062* 0.0059 0.0890* 0.0212 STU 0.3457* 0.0000 0.3933* -0.1545* 0.0000 0.0001 1.0000 BUD 0.5809* 0.0000 0.6016* -0.2062* 0.0000 0.0000 0.3219* 0.0000 1.0000 lnTELE 0.5489* 0.0000 0.7282* 0.0000 0.3026* 0.0000 0.4856* 0.0000 0.3464* 0.0000 1.0000 OPEN 0.5429* 0.0000 0.4524* 0.0000 0.1497* 0.0001 0.2298* 0.0000 0.4346* 0.0000 0.4094* 0.0000 1.0000 lnCPI 0.1599* 0.0000 0.2805* 0.0000 0.3577* 0.0000 0.0912* -0.0571 0.0182 0.1397 0.3860* 0.0000 0.1156* 0.0027 lnCPI lnCPI 1.0000 1.0000 lxiii Phụ lục 6.2 Hồi quy FDI (Mô hình 1) Phương pháp GMM với mô hình không bao gồm Độ mở thương mại, Lao động có kỹ năng Biến phụ thuộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) . xtabond2 lnFDI l.lnFDI lnGDP LABO BUD lnTELE l.lnCPI, gmm(lnFDI lnGDP lnTELE > l2.BUD, lag(2 2)) iv(l.lnCPI LABO) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor > space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations. Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 56 F(6, 578) = 63.30 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnFDI Coef. Std. Err. lnFDI L1. .4455987 .0611644 lnGDP LABO BUD lnTELE 1.150805 1.562452 2.14443 -.0169806 lnCPI L1. -1.282795 t = = = = = 584 43 11 13.58 14 P>|t| [95% Conf. Interval] 7.29 0.000 .3254672 .5657302 .517915 2.777175 .8888283 .1684318 2.22 0.56 2.41 -0.10 0.027 0.574 0.016 0.920 .1335803 -3.892134 .3987027 -.3477936 2.16803 7.017037 3.890157 .3138324 .7318185 -1.75 0.080 -2.720143 .1545527 Instruments for first differences equation Standard D.(L.lnCPI LABO) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI lnGDP lnTELE L2.BUD) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -13.27 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.80 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.422 Prob > chi2 = 0.195 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L.lnCPI LABO) Sargan test excluding group: chi2(48) = 57.47 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(2) = 0.90 Prob > chi2 = 0.164 0.638 Sargan test of overid. restrictions: chi2(50) = 58.37 (Not robust, but not weakened by many instruments.) lxiv Phụ lục 6.3 Hồi quy FDI (Mô hình 2) Phương pháp GMM với mô hình bao gồm Độ mở thương mại, không bao gồm Lao động có kỹ năng Biến phụ thuộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) . xtabond2 lnFDI l.lnFDI lnGDP LABO BUD lnTELE OPEN l.lnCPI, gmm(lnFDI lnGDP ln > TELE l2.BUD, lag(2 2)) iv(l.lnCPI LABO l.OPEN) noleveleq small nocons Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor > space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations. Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 57 F(7, 577) = 54.39 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnFDI Coef. Std. Err. lnFDI L1. .4385425 .0624176 lnGDP LABO BUD lnTELE OPEN 1.161164 1.602345 2.018437 -.0011228 -.0541869 lnCPI L1. -1.309977 t = = = = = 584 43 11 13.58 14 P>|t| [95% Conf. Interval] 7.03 0.000 .3159492 .5611358 .5356424 2.781327 .9536617 .1688181 .183638 2.17 0.58 2.12 -0.01 -0.30 0.031 0.565 0.035 0.995 0.768 .1091176 -3.860413 .1453659 -.3326958 -.4148673 2.213211 7.065104 3.891509 .3304501 .3064935 .7388225 -1.77 0.077 -2.761086 .1411324 Instruments for first differences equation Standard D.(L.lnCPI LABO L.OPEN) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI lnGDP lnTELE L2.BUD) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -12.69 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.83 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.409 Prob > chi2 = 0.154 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L.lnCPI LABO L.OPEN) Sargan test excluding group: chi2(47) = 57.80 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(3) = 2.35 Prob > chi2 = 0.134 0.503 Sargan test of overid. restrictions: chi2(50) = 60.15 (Not robust, but not weakened by many instruments.) lxv Phụ lục 6.4 Hồi quy FDI (Mô hình 3) Phương pháp GMM với mô hình bao gồm Độ mở thương mại, Lao động có kỹ năng Biến phụ thuộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) . xtabond2 lnFDI l.lnFDI lnGDP LABO STU BUD lnTELE OPEN l.lnCPI, gmm(lnFDI lnGD > P lnTELE l2.BUD, lag(2 2)) iv(l.lnCPI LABO l.OPEN l.STU) noleveleq small noco > ns Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor > space, perm. Warning: Number of instruments may be large relative to number of observations. Dynamic panel-data estimation, one-step difference GMM Group variable: Id Time variable : Obs Number of instruments = 58 F(8, 576) = 47.66 Prob > F = 0.000 Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max lnFDI Coef. Std. Err. lnFDI L1. .4376898 .0622928 lnGDP LABO STU BUD lnTELE OPEN 1.257565 1.249556 -7.158091 1.980956 .0195185 -.0371291 lnCPI L1. -1.379614 t = = = = = 584 43 11 13.58 14 P>|t| [95% Conf. Interval] 7.03 0.000 .3153411 .5600386 .5536668 2.847049 12.45292 .9493783 .172942 .1883272 2.27 0.44 -0.57 2.09 0.11 -0.20 0.023 0.661 0.566 0.037 0.910 0.844 .170113 -4.342308 -31.61676 .1162904 -.3201554 -.4070209 2.345017 6.84142 17.30058 3.845621 .3591923 .3327627 .746486 -1.85 0.065 -2.84578 .0865529 Instruments for first differences equation Standard D.(L.lnCPI LABO L.OPEN L.STU) GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) L2.(lnFDI lnGDP lnTELE L2.BUD) Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -12.82 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.73 Pr > z = Pr > z = 0.000 0.464 Prob > chi2 = 0.151 Difference-in-Sargan tests of exogeneity of instrument subsets: iv(L.lnCPI LABO L.OPEN L.STU) Sargan test excluding group: chi2(46) = 57.88 Prob > chi2 = Difference (null H = exogenous): chi2(4) = 2.43 Prob > chi2 = 0.112 0.656 Sargan test of overid. restrictions: chi2(50) = 60.31 (Not robust, but not weakened by many instruments.) lxvi Phụ lục 6.5 Kết quả kiểm định hiệu ứng dài hạn và ngắn hạn của FDI bằng phương pháp PMG Biến phụ thuộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) . xtpmg d.lnFDI d.lnGDP d.LABO d.OPEN l.BUD l.lnCPI l.STU, lr(lnFDI lnGDP LABO > OPEN BUD lnCPI STU) replace Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = -2972.0224 -2952.4898 -2942.9793 -2939.5368 -2935.0005 -2932.7318 -2932.6494 -2932.6494 (not (not (not (not concave) concave) concave) concave) Pooled Mean Group Regression (Estimate results saved as pmg) Panel Variable (i): Id Time Variable (t): Obs Std. Err. z Number of obs Number of groups Obs per group: min avg max = = = = = Log Likelihood = -3269.513 P>|z| 627 43 12 14.6 15 D.lnFDI Coef. [95% Conf. Interval] lnGDP LABO OPEN BUD lnCPI STU 1.453936 5.099824 -.044798 2.754427 -1.450879 23.77202 .2200913 1.012918 .0405849 .4056308 .4956345 6.732618 6.61 5.03 -1.10 6.79 -2.93 3.53 0.000 0.000 0.270 0.000 0.003 0.000 1.022565 3.114541 -.124343 1.959405 -2.422305 10.57633 1.885307 7.085106 .034747 3.549448 -.4794538 36.96771 __ec .623203 .0868532 7.18 0.000 .4529738 .7934321 lnGDP D1. 2.356842 1.667423 1.41 0.158 -.9112461 5.624931 LABO D1. -1.319373 6.392653 -0.21 0.836 -13.84874 11.21 OPEN D1. -2.004006 1.204909 -1.66 0.096 -4.365584 .3575714 BUD L1. -.8570087 1.61175 -0.53 0.595 -4.015982 2.301964 lnCPI L1. -1.132462 1.142699 -0.99 0.322 -3.372112 1.107188 STU L1. -95.60725 96.76602 -0.99 0.323 -285.2652 94.05065 _cons 138.6954 541.2258 0.26 0.798 -922.0877 1199.478 __ec SR