« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chương trình đào tạo và đề xuất giải pháp nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC theo modul hóa từ niên chế sang tín chỉ tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN VĂN VIỆT Nghiên cứu chương trình đào tạo và đề xuất giải pháp nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC theo MODUL hoá từ niên chế sang tín chỉ tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên sâu: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- ĐÀO DUY TRUNG HÀ NỘI NĂM 2011 2 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời cảm ơn 4 Lời cam đoan 5 Bảng các từ viết tắt 6 Danh mục các hình vẽ và bảng biểu 7 Mở đầu 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 13 1.1.
- Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu,nội dung chương trình đào tạo 13 1.1.1.
- Đổi mới mục tiêu đào tạo 13 1.1.2.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo 14 1.2.
- Tổng quan về chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ (TC) 16 1.2.1.
- Một số thuật ngữ về “ Chương trình đào tạo ” 17 1.2.2.
- Các cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) 17 1.2.3.
- Học chế tín chỉ 21 1.2.3.1.
- Khái niệm về tín chỉ 21 1.2.3.2.
- Ưu, nhược điểm của học chế tín 23 1.3.
- Hiện tượng áp dụng học chế Tín chỉ ở Việt Nam 26 1.3.1 Vài nét về hệ thống “niên chế” áp dụng trong giáo dục đại học nước ta trước năm .
- Học chế học phần trong hệ thống đại học và cao đẳng nước ta 27 1.3.2.1.
- Bản chất của học chế học phần 30 1.3.2.3.
- So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ 31 1.3.3.
- Sự khác nhau giữa đào tạo niên chế và đào tạo theo học chế tín 33 1.4.
- Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ 37 1.4.1.
- Đánh giá CTĐT 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TRUNG TÂM GIA CÔNG VÀ MÁY CNC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 41 2.1.
- Giới thiệu chung về trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội 41 2.2.
- Một số kết quả của công tác đào tạo 41 2.3.
- Các nguồn lực chính của trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội 45 4 2.6.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC ở trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội 46 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRUNG TÂM GIA CÔNG VÀ MÁY CNC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 53 3.1.Định hướng về bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVDN trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội 53 3.2.
- Mục tiêu bồi dưỡng 53 3.3.
- Bồi dưỡng về trình độ chuyên môn 54 3.4.
- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ GVDN 70 3.10.
- Quản lý, tổ chức và phát triển công tác bồi dưỡng GVDN 70 3.11.
- Đào Duy Trung – Viên nghiên cứu cơ khí.
- luận văn với đề tài : “Nghiên cứu chương trình đào tạo và đề xuất giải pháp nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC theo MODUL hoá từ niên chế sang tín chỉ tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội” cơ bản đã hoàn thành.
- Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu, tiến hành luận văn của tác giả hoàn thành đúng thời hạn.
- Xin chân thành cảm ơn thấy tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội là nơi tác giả đã tiến hành điều tra và có được những thông tin chính xác về tình hình nghiên cứu chương trình đào tạo của trường.
- Xin chân thành cám ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả Trần Văn Việt 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì tôi viết ra trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả Trần Văn Việt 7 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TC Tín chỉ CTĐT Chương trình đào tạo ĐVHT Đơn vị học trình CVHT Cố vấn học tập GVDN Giáo viên dạy nghề GDĐT Giáo dục đào tạo SPKT Sư phạm kỹ thuật THPT Trung học phổ thông TCCN Trung cấp chuyên nghiệp CNKT Công nhân kỹ thuật KTV Kỹ thuật viên TH Thực hành MĐ Mô đun MH Môn học CĐN Cao đẳng nghề 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Các bảng, biểu TT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn của giáo viên 47 2 Bảng 2.2 Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 47 3 Bảng 2.3 Trình độ tiếng Anh của giáo viên 48 4 Bảng 2.4 Trình độ tin học của giáo viên 48 5 Bảng 2.5 Danh mục môn học, muđun đào tạo nghề bắt buộc 49 6 Bảng 2.6 Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, phân bổ thời gian 52 7 Bảng 3.1 Ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 72 Các hình vẽ TT HÌNH VẼ TRANG 1 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội 44 2 Hình 3.1 Biểu diễn tính cấp thiết và tính khả thi của pháp bồi dưỡng về chuyên môn, khả năng cập nhật những kiến thức và công nghệ mới.
- 73 3 Hình 3.2 Biểu diễn tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp bồi dưỡng về tay nghề.
- 74 4 Hình 3.3 Biểu diễn tính cấp thiết và tính khả thi của 75 9 giải pháp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
- Lý do nghiên cứu đề tài Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập – toàn cầu hoá, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế đòi hỏi nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải có sự đổi mới toàn diện.
- Mặc dù, trong những năm qua vừa qua hệ thống giáo dục đại học đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là việc thực hiện đa dạng hoá mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
- Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những bất cập, đặc biệt là chương trình đào tạo thiếu linh hoạt và kém mềm dẻo, khó thích ứng với sự biến đổi công nghệ và với một thị trường lao động ngày càng đa dạng không thể dự báo trước.
- Để thích ứng với sự biến động của nền kinh tế trong giai đoạn mới, đòi hỏi công tác Đào tạo nghề đặc biệt là chương trình đào tạo phải được thiết kế, tổ chức, thực hiện linh hoạt và mềm dẻo, đa dạng hoá – kết cấu chương trình theo modul là một lực chọn trong việc phát triển chương trình đào tạo nghề hiện nay, nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng như nhu cầu của người học, hình thành và phá triển tốt năng lực thực hiện trong nghề nghiệp.
- Để giải quyết những tồn tại này, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn của chính phủ ban hành ngày 2/11/2005 đã đề ra giải pháp đổi mới quan trọng là “Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo.
- Trong quá trình chỉ rõ việc cần thiết phải “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo và hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học trong nước và nước ngoài.
- Những ưu việt của đào tạo theo nguyên tắc modul và học tín chỉ đã được khá nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới khai thác và mang lại kết quả cao, đặc biệt đối với nền giáo dục mọi cấp bậc.
- 11 Tuy nhiên cho đến nay, phương thức đào tạo này vẫn còn mới, chưa được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống và phổ biến trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
- Theo chủ trương của Chính phủ (trong Báo cáo về tinh hình giáo dục tại kì họp thứ 6 Quốc hội khoá XI.
- Học chế tín chỉ sẽ được áp dụng trong hầu hết các trường đại học nước ta vào năm 2010.
- Cũng như phát biểu của Nguyên Phó Thủ tướng - Phạm Gia Khiêm – Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị trong diễn đàn quốc tế “ Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế.
- là cần phải “ Đẩy nhanh quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ để tăng khả năng lựa chọn, tăng tính liên thông chuyển đổi ngành nghề của sinh viên.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về công nghệ đào tạo theo tín chỉ và thực tiễn điều tra tại một số xí nghiệp và công ty có nhu cầu về công nhân, kỹ thuật viên sử dụng máy gia công trung tâm - máy CNC, tiến hành phát triển nghành máy trung tâm gia công - máy CNC theo Modul hoá từ niên chế sang tín chỉ tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chương trình đào tạo và đề xuất giải pháp nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC theo MODUL hoá từ niên chế sang tín chỉ tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Nghiên cứu các cơ sở vật chất cần thiết phù hợp với nội dung chương trình của nghề máy trung tâm gia công và máy CNC.
- Luận cứ khoa học - Nghiên cứu phương pháp giảng dạy DACUM.
- Nghiên cứu tính cập nhật chương trình, kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ để đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
- Tính liên thông giúp người học có thể nâng cao trình độ.
- Tính xã hội như học theo chương trình xóa đói giảm nghèo được viện trợ bởi các đơn vị khác.
- Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn của nhà nước.
- Các kết quả mong đợi Nếu đào tạo nghề máy trung tâm gia công và máy CNC thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ tạo ra tính mềm dẻo, linh hoạt và nâng cao tính chủ động của bản thân người học, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nghề nghiệp của bản thân từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo.
- Đồng thời tạo điều kiện cho người học có thể học liên thông, học suốt đời.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội.
- Thời gian phát triển và thử nghiệm triển khai ứng dụng chương trình khoảng 3 đến 5 năm.
- Nghiên cứu phát triển chương trình nghề máy trung tâm gia công và máy CNC.
- Đối tương nghiên cứu: Giảng viên, giáo viên dạy nghề và đối tượng học nghề.
- Phương pháp nghiên cứu 7.1.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, khái quát hoá phục vụ cho cơ sở lí luận và kế thừa kết quả nghiên cứu của công trình nghiên cứu có liên quan làm cứ liệu giải quyết các vấn đề lí luận mà đề tài đặt ra: chuyên môn về máy gia công trung tâm và máy CNC, phương pháp phát triển DACUM, công nghệ đào tạo theo tín chỉ, nghiên cứu lựa chọn một số lớp, giáo viên, hạ tầng cơ sở để áp dụng đào tạo và kết quả sau đó đào tạo là đánh giá của người sử dụng lao động và là cở để người thầy luôn hoàn thiện trình độ chuyên môn, nhà trường có kế hoặch phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
- Tổ chức khảo sát và lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm, các chuyên gia trong việc xây dựng chương trình.
- Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Chương II: Thực trạng dạy học thực hành nghề máy trung tâm gia công và máy CNC tại Trường cao đẳng nghề công nghiêp Hà Nội.
- Chương III: Một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề máy trung tâm gia công và máy CNC tại Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội.
- 14 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1.1.
- Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo 1.1.1.
- Đổi mới mục tiêu đào tạo Có thể nói, khi đề cập đến mục tiêu đào tạo cần phải đề cập đến diện đào tạo, trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ theo yêu cầu thực tế sử dụng mà người tốt nghiệp phải đạt được, tức là phải đề cập đến và dựa vào tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo.
- Chính vì vậy cần phải xác định được cơ cấu mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực ở những chỗ làm việc khác nhau nhưng mang tính điển hình, đại diện cũng như yêu cầu phát triển con người toàn diện, bền vững trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế – xã hội.
- Việc đổi mới cơ cấu mục tiêu đào tạo hay cơ cấu trình độ đào tạo cần vừa đào tạo trên diện rộng, vừa đạo tạo theo mũi nhọn nhằm đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Đòi hỏi nguồn nhân lực cần được đào tạo ở trình độ cao hơn cả về lý thuyết lẫn thực hành so với trình độ đào tạo hiện nay, từng bước tiếp cận với chuẩn mực chất lượng của các trường có trình độ đào tạo tiên tiến trong khu vực Đông Nam và trên thế giới.
- Ngày nay, bất luận ở cấp trình độ nào, ở ngành nghề nào, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh những giá trị và thái độ ưu tiên cần có ở người lao động, chúng phải được thực hiện rõ trong mục tiêu đào tạo.
- Đó là giá trị và thái độ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, ý thức pháp luật, ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề 15 nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo Ngày nay, trường học đã vượt qua khỏi khuôn khổ của trường theo mô hình “đóng” và chịu tác động từ nhiều phía của đời sống tinh thần và vật chất.
- Tuy nhiên, sự nhìn nhận một cách thẳng thắn thực tế này và việc tìm ra những đối sách giúp người học thích nghi với cuộc sống mới có cách đây không lâu.
- Thực tiễn cho thấy rằng sự nhìn nhận lại này sẽ dẫn đến những đột phá về mục tiêu, phương pháp và dẫn tới những thay đổi về phát triển chương trình đào tạo.
- Đầu tiên là nhìn nhận lại vai trò của người học.
- Chính người học là khởi nguyên của mọi sự tiếp cận trong giáo dục và đào tạo.
- Thực tế cho đến nay người học vẫn được xem trước hết là một thực thể thụ động, cho trước, có thể có năng lực học tập và chấp nhận sự định hướng của người thầy nhưng lại quá non nớt để khởi đầu những hoạt động có ý nghĩa trên con đường học tập của mình.
- Vì vậy, người thầy trong cách tiếp cận này thực sự là người chăm sóc hay theo cách nói của D.Laid là “ nhà độc tài nhân từ ” và nhiệm vụ của giáo dục đào tạo là làm cho người học thích hợp với các nội dung giáo dục đào tạo đã được sắp đặt trước.
- Nói khác đi, các mục tiêu học tập đã được xác định trước và nhiệm vụ của các nhà giáo dục, đào tạo là vạch ra một con đường duy nhất, mang tính hệ thống nhằm giúp người học lĩnh hội được những nội dung giáo dục, đào tạo.
- Ngày nay, người học mong muốn và yêu cầu được xem xét mình hoàn toàn khác.
- Theo quan điểm triết học của trường phái cơ thể hữu cơ (Organismic) được R.Meyer trình bày trong mục tiểu luận giáo dục của mình.
- Chính nhờ quan điểm này mà những cách tiếp cận mới về người học được hình thành mà ý tưởng chính của chúng là lấy người học là trung tâm.
- Theo ý kiến của C.Rogers, chương trình học phải được cấu 16 trúc sao cho học tập phải là việc “thú vị” gây hưng phấn và tự lựa chọn (nội dung.
- Tự lựa chọn ” nội dung đào tạo thực sự là một ý tưởng mới mẻ.
- Như vậy, từ chỗ làm cho người học thích hợp với nội dung giờ đây việc làm cho nội dung giáo dục,dạy học hướng tới người học là một bước ngoặt quan trọng, nó là tiền đề cho những ý tưởng sau này, trong đó có những quann điểm về đáp ứng chương trình đào tạo theo modul.
- Người học là nguồn của các chương trình đào tạo.
- Thay vì làm cho người học thích nghi với chương trình, cần làm cho chính chương trình thích hợp với người học.
- Mặt khác chương trình đào tạo cần chú ý tới liên thông trong hệ thống và đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người học.
- Cần lưu ý và khuyến khích kinh nghiệm sẵn có của người học thông qua việc kiểm tra suốt quá trình học.
- Các chương trình phải thích hợp cho việc kiểm tra đánh giá liên tục và hiệu quả.
- Với sự trợ giúp của phương tiện và các nhà tư vấn, người học cần tìm được các “thực đơn” phù hợp với mình, hay nói khác đi chương trình đào tạo phải tính tới trình độ người học.
- Xuất phát từ những quan điểm và triết lý giáo dục trên, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở nước ta nói chung và chương trình đào tạo đại học nói riêng phải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu sau.
- Nội dunng chương trình phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng như nhu cầu và khả năng của người học.
- Cấu trúc của chương trình cần được thiết kế theo hướng tăng tính liên thông của hệ thống giáo dục đại học trong nước và hội nhập với giáo dục đại học thế giới.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, hướng về người học để tăng cường tính chủ động, sáng tạo của họ đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có thể học suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Như vậy, định hướng xây dựng nội dung chương trình đào tạo đại học theo học chế tiến chỉ là một định hướng đúng đắn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt