Academia.eduAcademia.edu
Ngân sách nhà nước Nhìn chung trong thời gian từ năm 2006-2015 ngân sách nhà nước của Singapore khá tốt,luôn giữ được ở mức dương. Trong khi đó tại Việt Nam và Hàn Quốc thường xuyên xảy ra thâm hụt ngân sách nhà nước, cụ thể như sau: Tình hình ngân sách nhà nước của Singapore trong giai đoạn 2006-2015 : Vào giai đoạn 2006-2008 ngân sách nhà nước của Singapore ở mức rất cao : 6.56% ( năm 2006 ), 12.05% ( năm 2007 ), 8.12% ( năm 2008 ) ( Đơn vị : % GDP ) Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho việc kinh doanh bị trì trệ nhưng Singapore vẫn phải tiếp tục đầu tư cũng như trợ giúp cho các doanh nghiệp còn khó khăn nên ngân sách bị thâm hụt còn -0.5 % . Tuy nhiên, chính phủ đã có những biện pháp hợp lý giúp cải thiện nền kinh tế, giúp nền kinh tế hồi phục cũng như chi tiêu ngân sách hợp lý nên ngân sách không còn bị thâm hụt, tăng nhẹ trở lại, đạt cao nhất là 2% vào năm 2011. Thế nhưng kể từ năm 2012 trở đi, thặng dư ngân sách lại giảm dần, thậm chí còn thâm hụt vào năm 2015 ( -1.2% ). Singapore vẫn xảy ra hiện tượng thâm hụt ngân sách là do đất nước này phải tập trung giải quyết các thách thức dài hạn cũng như hỗ trợ cho các gia đình, đẩy mạnh giáo dục và cải thiện dịch vụ y tế cũng như giao thông vận tải,… Tình hình ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 : Ngân sách nhà nước Việt Nam gần như luôn ở trong tình trạng thâm hụt, đỉnh điểm là vào năm 2009 ( -9,3% ). Điều này có thể hiểu được là do Việt Nam còn là một đất nước đang phát triển, cần đầu tư nhiều cho cơ sở - hạ tầng, đường xá,…kèm theo đó là vào khoảng thời gian 2008-2009 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế đã ít nhiều đóng góp vào việc Ngân sách nhà nước bị thâm hụt trầm trọng đến vậy. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây ra thâm hụt ngân sách ở Việt Nam cũng là do lạm phát, lãi suất tỷ giá còn tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của nhân dân. Nhà nước phải chi đầu tư cũng như trợ cấp cho các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với các nước khác trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Một nguyên nhân cũng có mối liên quan dẫn đến bội chi ngân sách là do thiên tai,bão lũ, dịch bệnh,… Tình hình ngân sách nhà nước của Hàn Quốc trong giai đoạn 2006-2015 : Từ năm 2006-2008, ngân sách nhà nước của Hàn Quốc luôn trong tình trạng thặng dư : 0.4% (2006), 3.47% (2007), 1.16% (2008). Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khiến nền kinh tế bị trì trệ nên Hàn Quốc xảy ra hiện tượng thâm hụt ngân sách ( -4.1% ). Quan điểm cơ bản của Hàn Quốc là đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, coi đây là nền tẳng cho phát triển bền vững . Tăng cường hỗ trợ của chính phủ đối với dịch vụ y tế cộng đồng, phúc lợi xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Do đó trong khoảng thời gian tiếp theo thì Hàn Quốc vẫn xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách tuy nhiên chỉ ở mức nhỏ, có thể kiểm soát được.