Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- ®inh thÞ h¶i hËu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ HÀ NỘI - 2014 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- ®inh thÞ h¶i hËu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh – Ng©n hµng M· sè : 62.34.02.01 LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS NguyÔn Xu©n Th¹ch 2. PGS, TS Vò ThÞ B¹ch TuyÕt Hµ Néi - 2014 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan b¶n luËn ¸n lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã nguån gèc râ rµng TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐINH THỊ HẢI HẬU Đinh Thị Hải Hậu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………… i MỤC LỤC……………………………………………………………. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………..…… vi DANH MỤC BẢNG………………………………………………..… vii DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………………………………. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………… x A. MỞ ĐẦU ………………………………………………………….. 1 I. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………… 1 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………..….. 2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………. 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 3 V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu……………… 4 VI. Một số điểm mới của luận án……………………………………… 5 VII. Kết cấu của luận án ……………………………………………… 5 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………. 6 1. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………… 6 2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài…………………………..…….. 13 3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài Luận án…………………………….……………………………. 14 C. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………... 16 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ………………...…... 16 1.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế…………………………………………......................... 16 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iii 1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế….…………………………………..… 16 1.1.2. Nguồn nhân lực du lịch………………..…………...…………… 18 1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ………………………..…….. 26 1.2. Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế............................................. 34 1.2.1. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch……………… 34 1.2.2. Đặc điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch............................................................................................................ 38 1.2.3. Các kênh huy động vốn và sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch........... 39 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch........................................................................................ 51 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........... 52 1.2.6. Tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đến việc huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch................................................. 55 1.3. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam................................................................................. 61 1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia trên thế giới................................................. 61 1.3.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam …………………………..……. 66 Kết luận chương 1……………………………………………..……… 68 Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2013……………...…………………………………..… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 iv 2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2013...................... 70 2.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2013………… 70 2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013........................................................................................................ 73 2.1.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2013................................................................................................. 79 2.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời gian qua …………………………………………………..……….. 84 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2013............................................ 86 2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013…………………………………………………….…. 87 2.2.2. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013………………………………………………. 99 2.2.3. Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013…….… 105 2.2.4. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trên thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013……………………………….……. 107 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời gian qua............................................. 108 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân…………………………..……. 109 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ……………………………..………… 114 Kết luận chương 2 …………………………………………….……… 123 Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 125 3.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong 125 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 v hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 ……………………...……… 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020……………… 125 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020……………. 128 3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020…………………………………………………….……………… 130 3.2. Nhu cầu, khả năng và quan điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020….……………………………….…………..… 132 3.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020………………………………………….…………. 132 3.2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020…………………………………………………….... 141 3.2.3. Quan điểm cơ bản về huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020…………………………………………………………..………… 144 3.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tếđến năm 2020………………………………………….……..……… 146 3.3.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020…………………………….. 146 3.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020……………………………… 158 3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ………………………. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161 vi 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đa dạng hóa vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam …………….…………….. 161 3.4.2. Hoàn thiện chính sách đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch.. 162 3.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch …….….…..…… 166 Kết luận chương 3 ………………………………….………………… 167 D. KẾT LUẬN ……………………………………….……………….. 168 E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO G. PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2. ASEAN VIẾT ĐẦY ĐỦ Khu vực mậu dịch tự do các quốc gia Đông Nam Á Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. ASEM CSĐTDL EU EUR FDI FII GDĐT Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu Cơ sở đào tạo du lịch Liên minh châu Âu Đơn vị tiền tệ chung của liên minh Châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài Giáo dục và đào tạo 10. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 11. HĐVĐT Huy động vốn đầu tư 12. HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 13. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 14. KHĐT Kế hoạch và Đầu tư 15. LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội 16. NCS Nghiên cứu sinh 17. NNLDL Nguồn nhân lực du lịch 18. NSNN Ngân sách nhà nước 19. ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 20. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 21. 22. 23. 24. TT USD VHTTDL WB Thứ tự Đồng đô la Mỹ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngân hàng thế giới 25. 26. WTO XHCN Tổ chức Thương mại thế giới Xã hội chủ nghĩa TT 1. VIẾT TẮT AFTA Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viii DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Khách du lịch giai đoạn 2006 – 2013 ……………… 74 Bảng 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú và buồng khách sạn giai đoạn 75 2006-2013 ………………………………………….. Bảng 2.3 Thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013……………… 76 Bảng 2.4 Số lượng NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013… 79 Bảng 2.5 Chất lượng NNLDL giai đoạn 2006-2013………….. 81 Bảng 2.6 Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006-2013……………… 83 Bảng 2.7 Năng suất lao động du lịch giai đoạn 2006-2013…….. 84 Bảng 2.8 Năng suất lao động tính theo GDP của nền kinh tế giai 84 đoạn 2006-2013…………………………………….. Bảng 2.9 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 20062013…………………………………………………… 87 Bảng 2.10 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL 89 giai đoạn 2006-2013………………………………... Bảng 2.11 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 … 89 Bảng 2.12 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 90 Bảng 2.13 Nguồn vốn NSNN của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013……………………… 92 Bảng 2.14 Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp (học phí) của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 99 Bảng 2.15 Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 100 Bảng 2.16 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai 102 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ix đoạn 2006-2013…………………………………….. Bảng 2.17 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013……………...……………….….. 102 Bảng 2.18 Suất đầu tư từ nguồn vốn trong nước cho 1 nhân lực du lịch tại CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013…………………………………………….. 105 Bảng 2.19 Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 ……………………………………… 108 Bảng 2.20 Hệ số vốn đầu tư trong nước trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 20062013…………………………………………………. 108 Bảng 3.1 Số lượng nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo đến năm 2020………………………..…………………….. 133 Bảng 3.2 Nhu cầu vốn từ dân đóng góp (mức học phí) cho phát triển NNLDL đến năm 2020……………..…………… 135 Bảng 3.3 Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên phát triển NNLDL đến năm 2020…………..………………….. 136 Bảng 3.4 Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL đến năm 2020….………... 136 Bảng 3.5 Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL đến năm 2020………………………… 137 Bảng 3.6 Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL đến năm 2020…………………………….... 140 Bảng 3.7 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020…………………………………………………… 141 Bảng 3.8 Khả năng huy động vốn từ người dân qua mức đóng học phí cho phát triển NNLDL đến năm 2020………. 142 Bảng 3.9 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020………………………………………… 143 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL xét trên góc độ vĩ mô …………………………………………………….…. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Trang 40 xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các CSĐTDL……………………………….……. 28 Biểu đồ 1.2 Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL 28 trong các doanh nghiệp du lịch………………………. Biểu đồ 1.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển NNLDL……………………………………..………….. 32 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013…….… 80 Biểu đồ 2.2 Năng suất lao động du lịch so với năng suất lao động bình quân của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013..….. 84 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư cho NNLDL của các CSĐTDL 96 ngoài công lập giai đoạn 2006-2013…..……..………. Biểu đồ 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) trong các CSĐTDL ngoài công lập.… 97 Biểu đồ 2.5 Các hình thức phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp 98 du lịch ……………………………………………….. Biểu đồ 2.6 Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 20062013………..……………………………………….…. 101 Biểu đồ 2.7 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai 103 đoạn 2006-2013………………………..…………….. Biểu đồ 2.8 Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các cơ sở tham gia đào tạo du lịch ngoài công lập năm 2013…………………………………………………… 104 Biểu đồ 2.9 Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các doanh nghiệp du lịch năm 2013…………….……………….. 105 Biểu đồ 2.10 Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các CSĐTDL ngoài công lập năm 2013 …………....…….…………. 106 Biểu đồ 2.11 Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp 107 du lịch năm 2013…………………………… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 A. MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” và ngày nay được rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ở nước ta, ngành Du lịch đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng trưởng cao. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển kinh tế du lịch xứng đáng với tiềm năng của đất nước lại càng trở nên cần thiết. Lịch sử kinh tế đã chỉ ra rằng để phát triển kinh tế thì cần có nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên, nhân văn. Do vậy, lĩnh vực rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Việt Nam là vốn đầu tư và nguồn nhân lực du lịch (NNLDL). Phát triển NNLDL là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch. Hiện nay, phát triển NNLDL vẫn là bài toán khó cho những nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch với thực trạng NNLDL với chất lượng thấp và số lượng thiếu bởi lẽ nhân lực hoạt động trong ngành Du lịch rất đa dạng về chuyên môn và kiến thức tổng hợp. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Chính phủ đã chỉ rõ “Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch”. Tuy nhiên, hiện nay vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ NSNN hoặc từ các cơ sở đào tạo du lịch (CSĐTDL). Do vậy vốn đầu tư cho phát triển NNLDL vừa thiếu về lượng, vừa yếu về chất lượng đầu tư do chưa được chú trọng đúng mức, chưa có những biện pháp khai thác hiệu quả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 mọi nguồn vốn trong việc phát triển NNLDL. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) hiện nay muốn phát triển du lịch thành một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam thì thu hút, huy động vốn đầu tư (HĐVĐT) cho phát triển NNLDL Việt Nam là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách được nhà nước ta quan tâm một cách thích đáng. Giải quyết được bài toán về vốn sẽ tăng khả năng thực thi các dự án phát triển NNLDL giúp thúc đẩy ngành Du lịch phát triển. Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ là “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Góp phần HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, việc nghiên cứu của đề tài đặt ra nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NNLDL và HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT; khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra các bài học vận dụng cho Việt Nam trong HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. Thứ hai, Đánh giá thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm qua, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân; những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Thứ ba, Đề xuất các giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với tiến trình HNKTQT. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3  Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐVĐT cho phát triển NNLDL, từ đó đề xuất các giải pháp huy động vốn có hiệu quả cho phát triển NNLDL hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu về lực lượng lao động du lịch trực tiếp, huy động vốn trên góc độ vĩ mô và phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành. - Về không gian: Luận án nghiên cứu HĐVĐT cho phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành du lịch. Luận án sử dụng số liệu ở các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch thuộc Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), một số cơ sở đào tạo công lập, ngoài công lập có tham gia đào tạo du lịch, một số doanh nghiệp du lịch đồng thời sử dụng số liệu thống kê của một số quốc gia tiêu biểu đã thành công trong huy động vốn cho phát triển NNLDL. - Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu từ năm 2006 đến năm 2013 để phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra kết luận, đề xuất các giải pháp chủ yếu đến năm 2020 và xác định định hướng đến năm 2030. IV. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp. Tác giả sử dụng các số liệu đã được thống kê để phân tích theo chiều ngang, theo chiều dọc, so sánh với kế hoạch, kỳ gốc, qua đó thấy được sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. Ngoài ra, luận án còn thực hiện điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu để phân tích, đánh giá thực trạng HĐVĐT phát triển NNLDL trong các CSĐTDL và một số doanh nghiệp du lịch. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: - Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được công bố, các báo cáo tổng hợp từ cơ quan có liên quan; kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trong nước và quốc tế. - Nguồn thông tin sơ cấp: + Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo, trưởng bộ phận Tài chính – Kế toán, trưởng bộ phận nhân sự của các cơ quan quản lý về NNLDL, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch. + Khảo sát 43 doanh nghiệp du lịch, 28 cơ sở đào tạo công lập, 28 cơ sở đào tạo ngoài công lập có tham gia đào tạo ngành Du lịch . Đối tượng trả lời bảng hỏi là lãnh đạo, người phụ trách nhân sự, phụ trách bộ phận Tài chính – Kế toán, khoa đào tạo du lịch của các đơn vị được khảo sát. Thời gian khảo sát thực hiện vào năm 2013. Tác giả thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Để hiểu rõ kết quả khảo sát và bản chất của HĐVĐT cho phát triển NNLDL, tác giả đã thiết kế những câu hỏi gợi ý cho phỏng vấn sâu. Dựa vào thông tin đã thu thập tác giả tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận án mong muốn sẽ đạt được những ý nghĩa sau:  Về mặt khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn diện lý luận về phát triển NNLDL, HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. Luận án đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm quốc tế về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5  Về mặt thực tiễn: Đề tài vận dụng những vấn đề lý luận để làm rõ đặc điểm về HĐVĐT cho phát triển NNLDL, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế; tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về HĐVĐT cho NNLDL, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cơ quan quản lý nhà nước ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch, doanh nghiệp du lịch thực hiện các biện pháp HĐVĐT nhằm phát triển NNLDL tại đơn vị mình. VI. Một số điểm mới của luận án Luận án hy vọng sẽ đạt được những điểm mới sau: - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam về mặt lý thuyết và thực tiễn. - Đánh giá có hệ thống về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm từ 2006 đến 2013, tìm ra được nguyên nhân chính của những bất cập về tình trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. - Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường công tác HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. VII. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận. phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT Chương 2. Thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT giai đoạn 2006-2013 Chương 3. Giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam được chia thành các nhóm chính sau:  Luận án tiến sĩ: - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Sơn Hải năm 2012 với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”[33]. Luận án là công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn thuộc 5 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và 5 tỉnh Tây Nguyên bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu phát triển ngành Du lịch và phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa học vùng. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển đất nước thông qua phát triển vùng, điển hình là ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung - Nam, thì việc kết hợp giữa phát triển ngành và phát triển vùng là đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lược quản lý hành chính công trong tương lai gần của đất nước. Luận án đã làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như khái niệm, các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Du lịch, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch . Tác giả luận án đã tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học trên địa bàn của cả 10 tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tác giả còn đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 nhân lực ngành Du lịch tại khu vực khảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ VHTTDL, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, luận án này mới chỉ dừng ở lĩnh vực phát triển NNLDL khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà chưa đề cập cụ thể đến phát triển NNLDL cho Việt Nam. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Thanh Vân năm 2010 với đề tài “Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam” [70]. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó đối với đào tạo nghề, trong đó khẳng định nguồn NSNN giữ vai trò chủ đạo. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới. Tác giả đã tập hợp số liệu, phân tích thực trạng HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực HĐVĐT trong phạm vi đào tạo nghề của Việt Nam mà chưa đề cập đến huy động vốn cho phát triển NNLDL ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Chu Văn Yêm năm 2004 với đề tài “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” [74]. Đề tài đã nêu được cơ sở lý luận về du lịch, thực trạng du lịch Việt Nam từ năm 1996 đến 2002; đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt những giải pháp tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 chính mà ngành Du lịch Việt Nam đã áp dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và thực trạng áp dụng những giải pháp tài chính, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tài chính để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, trong đó có một số giải pháp chủ chốt như tăng cường đầu tư từ NSNN, giải pháp về tín dụng, bảo hiểm… Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về giải pháp tài chính cho phát triển du lịch nói chung mà chưa đi sâu vào HĐVĐT cho lĩnh vực NNLDL nói riêng. - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bằng năm 1996 với đề tài “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam” [3]. Luận án đã đề cập đến cơ sở lý luận về vốn đầu tư, các kênh HĐVĐT và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Tác giả đã nêu được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch trước năm 1996 và đề xuất được các giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005. Nội dung luận án mới đề cập đến HĐVĐT và sử dụng vốn đầu tư cho du lịch trong giai đoạn trước (trước năm 2005) mà chưa đề cập cụ thể đến vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.  Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp Bộ “Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp” thực hiện năm 2013 do Hồ Việt Hà chủ nhiệm đề tài cùng nhóm tác giả của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ VHTTDL [32]. Đề tài đã phân tích vai trò của chính sách đầu tư, tài chính đối với sự phát triển ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để làm cơ sở đánh giá các quy định pháp lý về đầu tư, tài chính ngành trong ngành VHTTDL và gia đình. Tổng quan kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách đầu tư, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 tài chính nhằm quản lý và phát triển ngành VHTTDL và gia đình, trên cơ sở đó phân tích rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính trong lĩnh vực VHTTDL, gia đình. Phân tích những mặt được, chưa được của hệ thống chính sách này và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư, tài chính của ngành VHTTDL và gia đình giai đoạn 2006 – 2013, trong đó tập trung phân tích tình hình đầu tư, tài chính từ nguồn NSNN, từ các hình thức đầu tư, tài chính gián tiếp khác của nhà nước và từ các nguồn vốn xã hội hóa. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư, tài chính đối với ngành VHTTDL và gia đình. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến lĩnh vực hệ thống chính sách đầu tư, tài chính đối với toàn bộ ngành VHTTDL và gia đình nói chung mà chưa đề cập đến vấn đề hệ thống chính sách HĐVĐT cho NNLDL nói riêng. - Đề tài khoa học cấp Bộ“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” thực hiện năm 2006 [8]. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, nói về lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển khu du lịch, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển khu du lịch, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và đầu tư phát triển các khu du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch. Trước năm 2006, việc đầu tư phát triển du lịch mới chỉ tập trung ở một số trung tâm, một số khu du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng xã hội tương đối phát triển và chỉ tập trung đầu tư cho việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Sở dĩ như vậy là do chưa có những giải pháp thích hợp, những cơ chế chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch. Với thực trạng đầu tư mất cân đối các tác giả đã xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ban đầu để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 phát triển các khu du lịch (không đi sâu nghiên cứu các giai đoạn kinh doanh sau đầu tư) góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Đề tài đã đưa ra một số định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam. Về định hướng về đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số nội dung sau: i) Định hướng phát triển các chỉ tiêu du lịch chủ yếu; ii) Định hướng phát triển các trọng điểm du lịch và các khu du lịch. Nhóm giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch ở Việt Nam bao gồm: giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch; giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch; giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch; giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu du lịch; giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các khu du lịch; giải pháp về đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề tài còn chưa đề cập đến đầu tư phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam” thực hiện năm 2002 [7]. Đề tài xác định cơ sở lý luận và nội dung của xã hội hóa du lịch, đồng thời xác định những định hướng và các giải pháp chính cho việc triển khai thành công công cuộc xã hội hóa du lịch ở Việt Nam. Đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các nội dung chính sách, các vấn đề hoạt động thực tiễn liên quan đến xã hội hoá du lịch, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất du lịch, các phần tiêu dùng du Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 lịch tạm thời chưa có những phân tích sâu. Đề tài gồm 3 chương theo 3 nội dung nghiên cứu chính sau: Cơ sở lý luận về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa du lịch nói riêng; Thực trạng xã hội hóa du lịch ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại; Những định hướng và giải pháp cho triển khai xã hội hóa Du lịch Việt Nam. Bằng những nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu, những kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đề tài đã đưa ra khái niệm về xã hội hóa du lịch và những nguyên tắc quan trọng trong thực hiện xã hội hóa du lịch. Nội dung xã hội hóa du lịch chính là xã hội hóa những lĩnh vực hoạt động cụ thể trong du lịch như: đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức cho cộng đồng tham gia vào quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường, tham gia vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tham gia vào các hoạt động quảng cáo, xúc tiến du lịch. Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa du lịch ở nước ta qua một số chỉ tiêu chính: môi trường pháp lý cho xã hội hóa du lịch, điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng hoạt động kinh doanh. Từ đó đề tài đã đưa ra được một số định hướng và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch. Các giải pháp được các nhà nghiên cứu phân thành 5 nhóm chính: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện, nhóm giải pháp hành chính, nhóm giải pháp về quảng bá, xúc tiến, hình thành các hiệp hội là giải pháp tăng cường xã hội hóa du lịch. Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp xã hội hóa du lịch nói chung mà chưa đề cập đến xã hội hóa cho NNLDL.  Bài báo - Bài báo “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế” của tác giả Phùng Lê Dung và Đỗ Hoàng Điệp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu phi và Trung Đông số 2/2009 [27]. Bài báo nói về những hệ của thiếu hụt nhân lực có chất lượng ở Việt Nam đó là làm sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia Hiệp hội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế. Tác giả đề cập đến thực trạng phát triển nhân lực ở Việt Nam và đưa ra được giải pháp phát triển nguồn nhân lực bằng cách gắn kết chiến lược phát triển nhân lực và kinh tế như đào tạo theo nhu cầu xã hội, hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo nhân lực. Bài báo đã đề cập đến phát triển nhân lực nói chung mà chưa đề cập đến phát triển NNLDL trong giai đoạn hiện nay. - Bài báo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng” của tác giả Hoàng Văn Châu đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009 [17]. Bài báo nói đến những điều kiện cần thiết để có một thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam, thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng tình trạng cung nhân lực có chất lượng cao không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tác giả còn đề cập đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và tình trạng mất việc làm tăng cao. Từ thực trạng nguồn nhân lực, tác giả đã đưa ra 10 giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cao cho nền kinh tế, trong đó có các giải pháp chủ chốt như tăng cường các hoạt động dự báo cung – cầu nguồn nhân lực; phát triển và đào tạo những ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu xã hội; các cơ sở đào tạo phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ; tăng cường liên kết đào tạo; nhà nước tăng tỷ trọng đầu tư cho giáo dục. Bài báo chưa đề cập cụ thể đến NNLDL chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. - Bài báo “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển NNLDL” của tác giả Trần Quang Hảo đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số 4/2008 [34]. Tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 đã đề cập đến việc giải bài toán phát triển NNLDL trong đó giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua là liên kết giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với cơ sở đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội chưa đạt được kết quả mong muốn. Lý do chính của những hạn chế trong hoạt động giáo dục đào tạo chủ yếu xuất phát từ cơ chế, chính sách và hoạt động quản lý về giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Tác giả đã đề xuất giải pháp để phát triển NNLDL là cần có sự quan tâm giải quyết cụ thể, khoa học, đồng bộ, tích cực hơn từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, của cả hệ thống giáo dục đào tạo, có sự phối hợp thực sự chặt chẽ, nghiêm túc với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Tác giả đã đề cập được các điều kiện cần thiết để phát triển NNLDL nhưng chưa đi sâu nghiên cứu lĩnh vực HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong giai đoạn hiện nay. - Bài báo “Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ Đức Minh đăng trên tạp chí Khoa học và Thương mại, số 17/2007 [45]. Bài báo đã đề cập đến đặc điểm, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đào tạo lại tại các doanh nghiệp du lịch. Qua đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp về đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam, trong đó có giải pháp đối với các cơ sở đào tạo, giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch. Như vậy, bài báo mới đi sâu vào lĩnh vực đào tạo NNLDL mà chưa nghiên cứu đến HĐVĐT cho NNLDL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Bài báo “Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia” của tác giả Soh, Juliana Kheng Mei đăng trên Tạp chí The Berkeley Electronic Press năm 2008 [76]. Trên cơ sở minh họa số liệu ở một số nước Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 như Singapore, Macau, China và Thailand, bài báo nói về thực trạng phát triển công nghiệp du lịch ở Châu Á, dự báo về doanh thu du lịch, số khách đến, số lao động du lịch vào năm 2015 ở Châu Á. Tác giả phản ánh thực trạng phát triển NNLDL, về cung cầu nhân lực du lịch ở Châu Á, qua đó chỉ ra được những vấn đề lớn mà Châu Á đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển nhân lực du lịch là kỹ năng tay nghề, sự thiếu hụt về lao động du lịch, chất lượng đào tạo của các CSĐTDL. Tác giả cũng nhấn mạnh các CSĐTDL ở Châu Á hiện nay thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch, thiếu các kỹ năng nâng cấp, chưa tạo được cơ hội học tập suốt đời cho lao động du lịch. Từ thực trạng, tác giả đã đưa ra chiến lược phát triển NNLDL ở cấp khu vực Châu Á và cấp quốc gia cho các nước Singapore, Macau, China và Thailand. Bài báo khẳng định thu từ du lịch đang phát triển mạnh ở châu Á, đóng góp một số lượng đáng kể so với GDP ở nhiều nước, trong thời gian tới cần giảm tình trạng thiếu nhân lực có tay nghề cao, cả ở cấp nghề và quản lý trong ngành Du lịch. Mỗi quốc gia đã có Chiến lược phát triển NNLDL, những chiến lược này phải được thực hiện để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo cho ngành công nghiệp du lịch. Như vậy, bài báo mới dừng ở việc phân tích thực trạng phát triển NNLDL ở một số nước Châu Á mà chưa nghiên cứu cụ thể đến HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở những nước này. 3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án - Những công trình khoa học kể trên mới dừng lại mức độ nghiên cứu chung về nhân lực, du lịch, đội ngũ trí thức, NNLDL của vùng hoặc HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề nói chung hoặc chính sách tài chính của tất cả lĩnh vực VHTTDL và gia đình mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống, cụ thể về cơ sở lý luận của HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 - Những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được thực trạng của du lịch Việt Nam, nguồn nhân lực Việt Nam, NNLDL Việt Nam, chính sách tài chính của tất cả lĩnh vực VHTTDL và gia đình hoặc thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển du lịch Việt Nam trước năm 1996 mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam hiện nay. - Hệ thống các giải pháp của các nghiên cứu trên cũng dừng lại ở tầm vĩ mô về giải pháp tài chính phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, giải pháp HĐVĐT cho đào tạo nghề, giải pháp phát triển NNLDL của một vùng, giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính của lĩnh vực VHTTDL và gia đình nói chung mà chưa có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020. Từ những đánh giá về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, luận án đặt ra nhiệm vụ hệ thống hoá, chọn lọc, phát triển những khái niệm và vấn đề lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở một số quốc gia trên thế giới; phân tích thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 C. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, có những quan niệm khác nhau về HNKTQT. Chỉ riêng về thuật ngữ, người ta sử dụng những từ ngữ tương tự nhau về hàm ý, như là "liên kết kinh tế quốc tế”, "HNKTQT”, "toàn cầu hoá kinh tế”. Các thuật ngữ "liên kết kinh tế quốc tế” và "HNKTQT” thường được sử dụng khi nói về chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Trong cuốn “Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện HNKTQT”, thì: “HNKTQT là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định các “luật chơi” chung” [2] Theo giáo trình Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối. Nói một cách khái quát, HNKTQT là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác” [15]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 Tác giả chọn khái niệm HNKTQT của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm cơ sở nghiên cứu. 1.1.1.2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT là xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực. Về bản chất, HNKTQT được thể hiện như sau: HNKTQT là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh lẫn nhau rất phức tạp, là quá trình giảm thiểu và xóa bỏ từng bước và từng phần rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo xu hướng tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính... HNKTQT tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho hoạt động kinh doanh của danh nghiệp du lịch, hoạt động đào tạo phát triển cho các CSĐTDL, buộc các đơn vị này phải tiến hành đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh. HNKTQT tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh chính sách của quốc gia về NNLDL, về huy động vốn cho phát triển NNLDL. HNKTQT mở rộng quá trình khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. 1.1.1.3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế  Nội dung chủ yếu của quá trình HNKTQT bao gồm: - Ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế, cùng các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế, tổ chức đó. - Tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước, trong vùng lãnh thổ của mình để đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định cam kết quốc tế về hội nhập.  Nội dung cơ bản của mỗi quốc gia khi tham gia HNKTQT: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 - Điều chỉnh chính sách theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào quan thuế và phi thuế quan. - Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phù hợp với quá trình tự do hoá và mở cửa. - Tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội, đặc biệt là cải cách hệ thống các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh - Đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công chức, đội ngũ nhân lực quản trị doanh nghiệp và lực lượng nhân lực trực tiếp lành nghề có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế [40] 1.1.2. Nguồn nhân lực du lịch 1.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và phát triển với tốc độ nhanh. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau, do có sự khác nhau về ngôn ngữ ở các quốc gia, do tính chất đặc thù của ngành Du lịch . Nếu xem xét du lịch như là hiện tượng nhân văn, hiện tượng xã hội làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO - World Tourism Organization of United Nation) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Nếu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 xem du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, du lịch được coi là toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp các hoạt động của các đối tượng tham gia vào quá trình, kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khía cạnh: Dưới góc độ người du lịch: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Dưới góc độ ngành kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa tại chỗ. Từ khi có Luật Du lịch, khái niệm du lịch ở nước ta được sử dụng tương đối thống nhất. Luật Du lịch giải thích khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [51]. Khái niệm của Luật Du lịch mang tính khái quát, nói lên được hai khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích tham quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Luận án chọn khái niệm về du lịch của Luật Du lịch để làm cơ sở nghiên cứu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quá trình phục vụ nhu cầu của khách du lịch có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau, do vậy sự hình thành và phát triển du lịch chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch bao gồm: nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và NNLDL. Trong các nhân tố trên, NNLDL có vai trò quyết định đến sự phát triển du lịch. Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tạo ra sản phẩm du lịch. Phần này sẽ được nghiên cứu sâu, rõ hơn ở các nội dung sau của luận án. 1.1.2.2. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều cần phải có các nguồn lực: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội” [16]. Xét về phạm vi, nguồn nhân lực được giới hạn ở phạm vi tổ chức, ngành, địa phương, quốc gia. Nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm toàn bộ lực lượng lao động làm việc trong tổ chức đó. Nguồn nhân lực của ngành bao gồm toàn bộ lực lượng lao động làm việc trong các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi ngành. Nguồn nhân lực của địa phương bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trong địa phương như tỉnh, thành phố, huyện, xã …Nguồn nhân lực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 của quốc gia bao gồm toàn bộ lực lượng lao động làm việc trong phạm vi quốc gia. Lực lượng lao động dưới góc độ phạm vi đề cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. Từ những phân tích trên, nguồn nhân lực sử dụng trong luận án này được hiểu như sau: Nguồn nhân lực là lực lượng lao động trong một tổ chức, ngành, vùng hoặc quốc gia thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. Luận án đi sâu nghiên cứu nguồn nhân lực trong phạm vi một ngành. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì yếu tố con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là cần thiết trong lực lượng lao động nhằm định hướng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân thấy được và định hướng sự phát triển nguồn nhân lực của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại. NNLDL là một bộ phận của nguồn nhân lực của một quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngành Du lịch, của nền kinh tế. Nguồn nhân lực của một ngành bao gồm toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển của ngành đó, do vậy NNLDL bao gồm toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển ngành Du lịch . Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng cung ứng dịch vụ (khách du lịch), lực lượng lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch… Đặc trưng của ngành Du lịch là lực lượng lao động trực tiếp lớn, có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượng sản phẩm du lịch. Từ những phân tích trên, NNLDL được khái niệm như sau: NNLDL là lực lượng lao động trong ngành Du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. Trong phạm vi của luận án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lực lượng lao động trực tiếp. 1.1.2.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, có nhiều nét đặc thù. NNLDL là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch nên NNLDL cũng có những đặc điểm riêng: - Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất. Trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn. - Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hoá cao. Tính chuyên môn hóa tạo ra các nhiệm vụ từng khâu, từng bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống nên các bộ phận trở nên phụ thuộc nhau. - Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách bất kể thời gian nào khách đến cũng phải tiếp đón, phục vụ với đặc điểm của nhu cầu du lịch đã nêu trên. Vì vậy, người lao động thường làm việc nhiều giờ trong ngày và làm việc cả vào ngày lễ, ngày nghỉ. - Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành Du lịch cao hơn các ngành khác. Nhiều đơn vị hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 ngày/tuần, 365 ngày/năm. Tỷ lệ về luân chuyển lao động cao trong nội bộ ngành, tỷ lệ lao động vào ngành và rời khỏi ngành cao. - Cường độ lao động trong ngành Du lịch không cao nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường làm việc phức tạp do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau. - Cơ cấu đội ngũ lao động trong du lịch khá đa dạng trình độ văn hóa, nghiệp vụ, thâm niên công tác, kỹ năng xã hội. Lao động trong kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng khá lớn. Xét về cơ cấu NNLDL chia thành ba nhóm lao động: nhóm lao động có chức năng kinh doanh du lịch, nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch và nhóm lao động có chức năng đào tạo, nghiên cứu du lịch. Mỗi nhóm lao động có đặc điểm riêng biệt sau:  Nhóm lao động có chức năng kinh doanh du lịch Nhóm lao động có chức năng kinh doanh du lịch là toàn bộ lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các cơ sở du lịch, bao gồm 4 nhóm: nhóm lao động chức năng quản lý chung, nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế, nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của cơ sở du lịch, nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch Nhóm lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động du lịch có một số đặc điểm riêng là: - Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ lao động nữ cao hơn so với lao động nam: xuất phát từ tính đặc thù của du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn, bar, buồng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ, vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam. - Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, vì vậy phần lớn lao động đã qua đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu lao động. Trong du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội ngũ lao động thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao. - Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của mùa du lịch, các doanh nghiệp du lịch thường phải tuyển dụng thêm các lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động thời vụ.  Nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu cho việc đề ra đường lối, chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh. Nhóm lao động này chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ NNLDL nhưng có trình độ cao, toàn diện, vĩ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 mô về du lịch. Nhóm lao động này làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương như Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL …  Nhóm lao động có chức năng đào tạo, dạy nghề và nghiên cứu khoa học du lịch Nhóm lao động này có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về du lịch, có chức năng đào tạo NNLDL, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển NNLDL, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của NNLDL hiện tại và trong tương lai. Nhóm lao động này thường làm việc tại các Viện nghiên cứu, các CSĐTDL. 1.1.2.4. Vai trò của nguồn nhân lực du lịch trong phát triển du lịch Để du lịch phát triển, cần có các nguồn lực: nguồn nhân lực, tài nguyên du lịch, nguồn vốn và khoa học công nghệ, nguồn lực về năng lực kinh doanh và quản lý. NNLDL là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển du lịch, đặc biệt là trong điều kiện xã hội đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, ở đó các nguồn lực về vốn, công nghệ, tài nguyên đang giảm dần vai trò của nó, thay vào đó là khả năng sáng tạo, tri thức trong tổ chức, quản lý quá trình lao động của con người. Con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, các nguồn lực còn lại chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người. NNLDL không bao giờ cạn kiệt như các nguồn lực khác mà nó có khả năng phục hồi, tái sinh và phát triển. Du lịch là ngành đòi hỏi có NNLDL lớn với nhiều loại trình độ do đặc điểm của ngành Du lịch có mức độ cơ giới hóa thấp, đối tượng khách hàng có nhu cầu rất đa dạng. Vai trò và chất lượng của NNLDL càng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, nó quyết định thành công của bất kỳ đơn vị, tổ chức, của ngành Du lịch. Phần lớn lao động du lịch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chất lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 còn phụ thuộc vào thái độ làm việc. Do đó, NNLDL cần giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thì mới thúc đẩy được sự phát triển của du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 1.1.3.1. Khái niệm và nội dung phát triển nguồn nhân lực du lịch Phát triển nói chung là một thuật ngữ chỉ quá trình tăng tiến về mọi mặt của một đối tượng nhất định (một sự vật hoặc một hiện tượng) trong một giai đoạn nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, chất lượng và cơ cấu về mọi mặt của đối tượng đó. Theo cách hiểu khái quát nêu trên thì thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự gia tăng về số lượng (thường gọi là quy mô) của nguồn nhân lực, sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ, thể lực, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực và sự thay đổi cơ cấu của nguồn nhân lực về các mặt như cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền… theo hướng phù hợp yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của nguồn nhân lực cụ thể nào đó. Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, trường đại học Kinh tế Quốc dân: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử.... Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao”[16]. Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 27 tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động [28]. Tóm lại, phát triển NNLDL là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức nhằm tăng thêm về số lượng, nâng cao chất lượng và thiết lập cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch một quốc gia. Theo cách tiếp cận trên thì nội dung phát triển NNLDL là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi các cơ sở du lịch, cơ sở quản lý du lịch cung cấp nhân lực du lịch cho xã hội. Có thể tổng hợp nội dung phát triển NNLDL bao gồm ba hoạt động: Hoạt động học tập, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển. Hoạt động học tập là hoạt động để chuẩn bị cho con người bước vào nghề du lịch hoặc từ nghề khác chuyển sang làm việc trong ngành Du lịch . Hoạt động đào tạo kỹ năng là hoạt động học tập nhằm giúp con người lao động du lịch có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây là quá trình học tập làm cho người lao động du lịch nâng cao trình độ, kỹ năng về du lịch. Hoạt động phát triển là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động du lịch, nhằm mở ra cho họ công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của các tổ chức quản lý, đào tạo và kinh doanh du lịch. Qua khảo sát 28 CSĐTDL công lập, 28 CSĐTDL ngoài công lập, trong các phiếu trả lời nhận được (48/56 phiếu) thì 96% cho rằng hoạt động học tập là hoạt động đáng chú trọng nhất trong nội dung phát triển NNLDL, tiếp theo là hoạt động đào tạo kỹ năng (71%) và hoạt động phát triển (71%). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 Biểu đồ 1.1. Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các CSĐTDL 3 2 1 0% 50% 100% Học tập 1 96% 2 4% 3 0% Đào tạo kỹ năng 0% 71% 29% Phát triển 4% 25% 71% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Biểu đồ 1.2. Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các doanh nghiệp du lịch 3 2 1 0% 50% 100% Học tập 1 14% 2 37% 3 49% Đào tạo kỹ năng 71% 23% 6% Phát triển 14% 40% 46% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Như vậy, đối với các cơ sở đào tạo du lịch, hoạt động học tập cần được chú trọng vì các CSĐTDL hầu hết là đào tạo mới (đào tạo lần đầu). Tuy nhiên, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển cũng cần được chú ý Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 vì tính chất đào tạo nghiệp vụ du lịch là tăng cường khả năng thực hành nghề và mức độ thành thạo trong thực hành nghiệp vụ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp du lịch thì lại cho kết quả khác. Trong 43 doanh nghiệp du lịch được khảo sát, 35 doanh nghiệp trả lời thì 71% lại cho rằng hoạt động đào tạo kỹ năng là hoạt động quan trọng nhất, tiếp theo là hoạt động học tập (49%) và hoạt động phát triển (46%). Như vậy, đối với các doanh nghiệp du lịch thì hoạt động đào tạo kỹ năng cho nhân lực du lịch cần được chú trọng vì hầu hết các nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp đã qua đào tạo lần đầu. 1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch - Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo ngồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch, trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của NNLDL. - Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNLDL. - Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý. - Các chính sách kinh tế, xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế, xã hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp du lịch, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến NNLDL. Chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch . - Các nhân tố tác động từ bên ngoài: + Toàn cầu hoá du lịch: Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 + Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông: Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng nghiệp vụ du lịch so với trước đây. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNLDL. + Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm. Các dịch vụ du lịch được chia thành 3 nhóm: nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú), nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...) và nhóm dịch vụ đặc trưng (ví dụ dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ mà vì nó người ta đi du lịch, như dịch vụ khám chữa bệnh trong du lịch ddieieuf dưỡng…) . Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch . Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 Qua khảo sát 28 CSĐTDL công lập, 28 CSĐTDL ngoài công lập, 43 doanh nghiệp du lịch, nhận được tổng cộng 83 phiếu trả lời (Biểu đồ 1.3) thì 70% cho rằng trình độ phát triển của giáo dục đào tạo là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó là trình độ phát triển kinh tế và du lịch (70%), chính sách kinh tế xã hội vĩ mô (66%), các nhân tố tác động từ bên ngoài (66%) và cuối cùng là tốc độ gia tăng dân số (63%). Biểu đồ 1.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển NNLDL (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) 1.1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực du lịch Để đánh giá sự phát triển NNLDL, cần thiết phải có hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng NNLDL. Mỗi chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi theo thời gian một đặc trưng nhất định về số lượng hoặc chất lượng NNLDL. Hệ thống các chỉ tiêu phát triển NNLDL phản ánh một cách tổng thể trình độ phát triển NNLDL trong một giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển nhất định. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL được phân chia theo các nhóm: chỉ tiêu chung, chỉ tiêu về đào tạo, chỉ tiêu về sử dụng NNLDL, chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL. Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá về sự phát triển NNLDL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.  Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển NNLDL - Chỉ tiêu số lượng: Bao gồm toàn bộ số lượng nhân lực làm việc trong ngành Du lịch. Để đánh giá, cần tính toán được số lượng NNLDL tăng giảm hàng năm về số tương đối và tuyệt đối. Chỉ tiêu này cho biết quy mô về NNLDL tại thời điểm đánh giá. - Chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu theo trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo của NNLDL, qua đó thấy được chất lượng NNLDL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa.  Nhóm chỉ tiêu về đào tạo NNLDL Phản ánh về đào tạo NNLDL, sử dụng chỉ tiêu về số người được đào tạo ngành, nghề du lịch hàng năm như số người được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Qua nhóm chỉ tiêu này thấy được tình trạng đào tạo NNLDL theo các cấp đào tạo có đáp ứng được yêu cầu phát triển NNLDL hay không.  Nhóm chỉ tiêu về sử dụng NNLDL - Chỉ tiêu về số lao động làm việc trong ngành Du lịch. Phản ánh biến động tương đối và tuyệt đối về số lượng lao động hàng năm, tỷ trọng số lượng lao động trong ngành Du lịch với tổng số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế. - Chỉ tiêu về năng suất lao động du lịch. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị tổng thu du lịch trên 1 lao động du lịch, phản ánh chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động du lịch. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 Năng suất lao động du lịch = Tổng thu du lịch Tổng số lao động du lịch bình quân (1.1) Chỉ tiêu này phản ánh cứ bình quân một lao động du lịch thì tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu du lịch. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng suất lao động du lịch càng cao và ngược lại  Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: - Chi NSNN hàng năm cho NNLDL: Phản ánh biến động tuyệt đối về quy mô NSNN hàng năm cho NNLDL và biến động tương đối bằng cách so sánh nguồn NSNN chi cho NNLDL với tổng nguồn NSNN chi cho phát triển nguồn nhân lực hàng năm. Chỉ tiêu này thể hiện sự cam kết, quyết tâm chính trị của Nhà nước trong phát triển NNLDL, phản ánh kết quả thực hiện giải pháp phát triển NNLDL về chi ngân sách cho phát triển NNLDL. - Đầu tư phát triển hàng năm cho NNLDL: Phản ánh số vốn dành cho đầu tư phát triển NNLDL hàng năm. Chỉ tiêu này thể hiện hành động thực tế của Nhà nước, ngành Du lịch, các tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển NNLDL thông qua đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trong các lĩnh vực phục vụ cho phát triển NNLDL, phản ánh kết quả thực hiện giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Luận án sử dụng tổng hợp các nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển NNLDL. 1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.2.1. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch 1.2.1.1 Vốn đầu tư  Khái niệm vốn đầu tư Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản. Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực được huy động vào quá Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 trình kinh doanh. Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh bất kỳ nào cũng cần tới một lượng vốn nhất định, dù vốn đó được biểu hiện vật chất hay tài chính. Vốn được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và lâu dài của nền kinh tế. Vốn là khái niệm mang tính khối tích lũy và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ 31 tháng 12 hàng năm), còn “đầu tư” mang tính dòng, lưu lượng trong một khoảng thời gian. Vốn đầu tư là vốn được bỏ vào hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Luật Đầu tư năm 2005: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp [51]. Tóm lại, có thể hiểu Vốn đầu tư là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp  Phân loại vốn đầu tư - Căn cứ vào thời hạn thu hồi, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư ngắn hạn và vốn đầu tư dài hạn. Vốn đầu tư ngắn hạn là vốn đầu tư có thời hạn thu hồi từ 1 năm trở xuống. Vốn đầu tư dài hạn là vốn đầu tư có thời hạn thu hồi trên 1 năm. - Căn cứ vào tính chất đầu tư, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của nhà đầu tư bỏ vào dự án đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư gián tiếp là vốn đầu tư bỏ vào dự án đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá của quỹ đầu tư chứng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư ngoài nước. + Vốn đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư trong nước bao gồm: nguồn vốn NSNN; nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nguồn vốn của tư nhân + Vốn đầu tư ngoài nước là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư ngoài nước bao gồm: Tài trợ phát triển chính thức (ODF), trong đó, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng chủ yếu; nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế Luận án sử dụng cách phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành để nghiên cứu. 1.2.1.2. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để làm tăng thêm các tài sản vật chất, vốn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động của tài sản vật chất và vốn nhân lực [28]. Như vậy, đầu tư phát triển NNLDL là hoạt động sử dụng toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác để làm tăng thêm hoặc duy trì số lượng,chất lượng NNLDL. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và đầu tư phát triển NNLDL nói riêng có đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác thể Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 hiện trên các mặt: 1) Đầu tư phát triển NNLDL không đơn thuần là làm tăng thu nhập cho nhà đầu tư mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội khác và tạo nguồn lực cho phát triển du lịch và nền kinh tế; 2) Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển NNLDL phải dựa trên quan điểm kinh tế - xã hội tổng hợp và dài hạn. Như vậy, để đầu tư phát triển NNLDL cần có vốn. Vốn đầu tư phát triển NNLDL là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để nhằm tăng thêm hoặc duy trì số lượng,chất lượng NNLDL trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Nhu cầu vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác mà nhà đầu tư cần có để thực hiện các hoạt động đầu tư. Như vậy, khi xác định nhu cầu vốn đầu tư nhà đầu tư cần phải xác định được nhu cầu về tiền và các tài sản đảm bảo thực hiện được hoạt động đầu tư. Đối với phát triển NNLDL, căn cứ vào mục tiêu phát triển, căn cứ vào tỷ trọng các nguồn vốn thành phần để xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Quy mô của hoạt động đầu tư phát triển NNLDL sẽ quyết định nhu cầu vốn đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển NNLDL phát sinh do yêu cầu đầu tư phát triển của ngành Du lịch , lĩnh vực NNLDL trong điều kiện HNKTQT ngày càng sâu và toàn diện. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được xác định theo phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp. Theo nguồn hình thành, khi xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư trong nước và nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước. Nhu cầu vốn đầu tư trong nước bao gồm: nguồn vốn NSNN, nguồn vốn từ dân đóng góp và nguồn vốn của xã hội thông qua hình thức xã hội hóa. Đối với các hoạt động đầu tư mà nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì nhu cầu về vốn NSNN thường chiếm tỷ trọng lớn. Xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác định nhu cầu vốn thường xuyên bình quân trên một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 nhân lực du lịch, số lượng nhân lực du lịch, mức đóng góp của nhân lực du lịch qua đào tạo và nhu cầu vốn từ xã hội hóa. Nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước bao gồm nhu cầu về vốn tài trợ phát triển chính thức, nhu cầu vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế, nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế 1.2.2. Đặc điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch HĐVĐT là tổng hợp các biện pháp, giải pháp để khai thác, tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Từ cách tiếp cận trên, HĐVĐT cho phát triển NNLDL là quá trình tổ chức khai thác, tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của ngành Du lịch và của quốc gia. HĐVĐT cho phát triển NNLDL có những đặc điểm sau: - Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được huy động là vốn dài hạn. Vốn đầu tư cần huy động không bị áp lực về quy mô lớn, thời gian ngắn do quá trình đầu tư vào NNLDL là quá trình đầu tư dài và sau khi đầu tư thì được tự tích lũy, phát triển. Đầu tư vào NNLDL là đầu tư vào tài sản vô hình nên khó đo lường chính xác giá trị của nó. Hiệu quả đầu tư phát triển NNLDL không được thể hiện ngay mà mất khoảng thời gian dài như một chiến lược phát triển dài hạn. Từ đặc điểm của đầu tư phát triển NNLDL như trên nên việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL là HĐVĐT dài hạn. - HĐVĐT cho phát triển NNLDL mang tính xã hội hóa cao. Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào phát triển NNLDL là rất lớn, tạo ra những đột biến đối với phát triển kinh tế, du lịch do đặc điểm của NNLDL là mang tính sáng tạo, tự phát huy tiềm năng mà các nguồn vốn khác không có. Kết quả của việc đầu tư vào NNLDL không phải tăng lên như các tài sản vật chất mà là sự tăng lên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 về số lượng, trí lực, kỹ năng nghề nghiêp du lịch, do vậy trong xã hội càng phát triển thì đầu tư vào NNLDL càng được cả xã hội coi trọng. Mặt khác, NNLDL góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển các nguồn lực khác nên làm tăng năng lực sản xuất của xã hội. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phát triển NNLDL phù hợp với trình độ phát triển du lịch, nền kinh tế, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế. - Trên góc độ vĩ mô, đầu tư vào NNLDL có tỷ lệ thu hồi vốn cao. NNLDL không hề bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng, càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng du lịch càng tăng lên, càng tạo ra nhiều thu nhập du lịch. NNLDL như một nguồn vốn được gọi là vốn nhân lực, không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác đó là khấu hao vốn đã đầu tư vào tài sản và loại hình vật chất khác. - Vốn NSNN là nguồn vốn quan trọng bên cạnh các nguồn vốn khác cho phát triển NNLDL. Bên cạnh nguồn vốn từ xã hội hóa và các nguồn vốn khác, nguồn vốn NSNN vẫn được coi là nguồn vốn quan trọng, thể hiện sự điều tiết vĩ mô của nhà nước cho sự nghiệp phát triển nhân lực nói chung và NNLDL nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu về số lượng NNLDL càng nhiều nên nguồn vốn NSNN ngày càng hạn hẹp. - Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên hai quan điểm kinh tế và xã hội. Mục tiêu của đầu tư phát triển NNLDL không đơn thuần nhằm tăng thu nhập cho các nhà đầu tư mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội khác và tạo nguồn lực cho phát triển du lịch và nền kinh tế. 1.2.3. Các kênh huy động vốn và sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch 1.2.3.1. Các kênh huy động vốn đầu tư Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 HĐVĐT là việc tổng hợp các biện pháp, hình thức để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Do vậy làm thế nào để các nguồn vốn đầu tư “chảy” đến những nơi đang cần vốn đầu tư, làm thế nào để khai thác được các nguồn vốn, hình thành nên vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, cần phải xác định rõ các kênh HĐVĐT. Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn lực tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế. Về bản chất nguồn vốn đầu tư chính là nguồn hình thành nên vốn đầu tư, bao gồm phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL là toàn bộ phần tiết kiệm của nền kinh tế có thể huy động được cho phát triển NNLDL.  Xét trên góc độ vĩ mô Sơ đồ - Kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL xét trên góc độ vĩ mô Kênh HĐVĐT xét trên góc độ vĩ mô Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn từ NSNN Nguồn vốn ngoài NSNN Nguồn vốn ngoài nước Nguồn vốn Nguồn vốn Nguồn vốn ODA FDI FII Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 Xét trên toàn bộ nền kinh tế, các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL bao gồm: Kênh huy động vốn trong nước và kênh huy động vốn ngoài nước. - Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế, bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, tổ chức, doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ được huy động vào phát triển NNLDL. Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ngoài NSNN. + Nguồn vốn NSNN là số tiền được chi từ NSNN cho phát triển NNLDL. Đối với chiến lược phát triển NNLDL, NSNN là nguồn vốn quan trọng tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Đây là nguồn vốn hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo NNLDL. Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đối tượng lao động, trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ lao động – các yếu tố này gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thể tách rời nhau trong quá trình đầu tư phát triển NNLDL. NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống đào tạo nhân lực du lịch. NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên còn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy thêm giờ, phụ cấp thâm niên...Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nhân lực du lịch nói riêng. Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo sự nghiệp phát triển nhân lực du lịch. + Nguồn vốn ngoài NSNN bao gồm nguồn vốn từ xã hội hóa, tín dụng, nguồn vốn huy động được từ thị trường tài chính Nguồn vốn từ xã hội hóa là nguồn vốn có thể huy động từ các chủ thể trong xã hội. Có thể khai thác được nguồn vốn này nếu các chủ thể có vốn xác định được cần thiết phải phát triển NNLDL và đồng vốn mà họ bỏ ra vào nơi an toàn, có ích, có hiệu quả. Các chủ thể có vốn là người dân, tổ chức, cơ quan … góp vốn cho phát triển NNLDL thông qua các hình thức như đóng học phí, lệ phí, viện trợ, tài trợ. Học phí, lệ phí là nguồn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn từ xã hội hóa và nguồn vốn ngoài NSNN. Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn huy động được từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời về vốn trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức. Các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn giúp cho các cơ sở bổ sung vốn đầu tư để mở rộng hoạt động, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Nguồn vốn tín dụng bao gồm nguồn vốn tín dụng nhà nước và nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển NNLDL nói riêng. Theo nguyên tắc, các cơ sở du lịch sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo hoàn trả vốn vay sau một thời gian nhất định do đó kích thích người vay vốn sử dụng có hiệu quả vốn vay. Nguồn vốn tín dụng của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn tín dụng nhà nước còn có vai trò phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 xã hội của ngành Du lịch , lĩnh vực phát triển NNLDL theo định hướng chiến lược, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn vốn tín dụng nhà nước khuyến khích phát triển NNLDL ở những cơ sở du lịch, vùng du lịch kém phát triển. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng được hình thành thông qua công cụ thu hút vốn nhàn rỗi để cho vay, qua đó đã cung cấp cho nền kinh tế một khoản vốn đầu tư cần thiết để phát triển. Các cơ sở du lịch có thể tận dụng nguồn vốn quan trọng này để tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực. Hầu hết nguồn vốn này được các cơ sở du lịch có hoạt động kinh doanh áp dụng. Khi sử dụng vốn tín dụng, cần chú ý đến chi phí vốn vay. Chi phí vốn vay được xác định theo lãi suất vay sau khi đã loại trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa, cũng cần chú ý đến cơ cấu vốn khi sử dụng vốn vay. Vốn vay làm tăng khả năng rủi ro tài chính nên nếu hệ số nợ của đơn vị cao thì nên hạn chế huy động và sử dụng nguồn vốn này. Nguồn vốn từ phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán là nguồn vốn trung và dài hạn cho cơ sở du lịch. Hình thức này cho phép cơ sở du lịch huy động số tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư và tìm kiếm, tập hợp các nhà đầu tư từ bên ngoài để tập trung thành nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Việc sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang là cách thức hiệu quả cho mục tiêu huy động vốn lớn và của cả nền kinh tế. Nguồn vốn từ phát hành chứng khoán bao gồm nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. Nếu phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu và nếu phát hành trái phiếu sẽ làm tăng nợ cho cơ sở du lịch. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu là một cách gọi thêm vốn cổ phần, vốn nợ của các công ty cổ phần nhằm tăng thêm vốn đầu tư. Do vậy, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 dựa trên cơ cấu vốn tối ưu, cơ sở du lịch sẽ lựa chọn phát hành loại chứng khoán phù hợp. Mặt khác, chi phí vốn khi huy động vốn bằng phát hành chứng khoán cũng cần được chú ý. Phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ nhưng chi phí vốn lại cao do không được lợi thuế như chi phí vốn trái phiếu. Phát triển NNLDL với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi một lượng vốn ngày càng nhiều. Hiện nay, sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang là cách thức hiệu quả cho mục tiêu huy động vốn lớn của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Các cơ sở du lịch, nhất là các cơ sở kinh doanh du lịch như công ty cổ phần du lịch cũng coi đây là nguồn vốn quan trọng cho phát triển NNLDL. - Nguồn vốn ngoài nước: Nguồn vốn ngoài nước đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội nhưng sự di chuyển của dòng vốn này phải được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Muốn vậy, Nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động của dòng vốn này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho dòng vốn này đầu tư dài hạn trong nước một cách bền vững để có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho phát triển NNLDL nói riêng. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII). + Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. ODA là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 ODA được gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay với thời hạn dài không lãi suất hoặc lãi suất thấp, gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là nhằm phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư và được gọi là chính thức vì thường là cho Nhà nước vay. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25% [37]. Trong các loại tín dụng quốc tế ưu đãi của Chính phủ, ODA ngày càng phát triển phong phú đa dạng và là nguồn tài chính tín dụng quốc tế quan trọng. Vốn ODA có ưu điểm về sự ưu đãi, thể hiện ở các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay với lãi suất thấp, thời hạn vay dài, có thời gian ân hạn không phải trả lãi hoặc trả nợ. ODA là nguồn vốn quan trọng đặc biệt đối với nước ta trong việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Nguồn vốn ODA sẽ tạo ra những tiền đề đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ các công tác xã hội như giáo dục, y tế... tạo điều kiện phát triển du lịch. Tuy nhiên, ODA cũng có những nhược điểm là hàm chứa những vấn đề mang sắc thái kinh tế, chính trị tiêu cực xuất phát từ các tác động khách quan bất lợi của môi trường kinh tế thế giới hay các áp đặt chủ quan thuộc về bên cấp vốn hay nguy cơ gây ra gánh nặng nợ nần đối với nước ta. Tuy nhiên, nếu nước ta hoạch định được các chính sách, giải pháp thu hút vốn, quản lý sử dụng, cân đối trả nợ hợp lý thì đây sẽ là kênh huy động quan trọng đáp ứng các nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển NNLDL. Thông qua người đại diện là Chính phủ, luồng vốn ODA thu hút được sẽ đi vào các dự án đầu tư Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 NNLDL, đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng thời tạo tiềm lực cho phát triển và HNKTQT. + Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác theo tiềm năng điều hành kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng thu nhập trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. FDI thường được thực hiện bằng vốn tư nhân, do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế và không dễ rút đi trong một thời gian ngắn. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỉ lệ vốn góp của mình. Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước… Các nước tiếp nhận phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế. Mặt khác, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu… Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các nước rất lớn và ngày một gia tăng, quan hệ cung cầu về vốn trên thế giới rất căng thẳng, phải có một môi trường đầu tư hoàn thiện, hấp dẫn mới có thể gọi vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án mang hiệu quả kinh tế xã hội. Nguồn vốn FDI có thể nói là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế đất nước, phục vụ thiết thực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài – FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư chứng khoán quốc tế, nguồn vốn tín dụng quốc tế, nguồn vốn tín dụng thuê mua nước ngoài, tín dụng xuất khẩu... Nguồn vốn đầu tư chứng khoán quốc tế: Đầu tư chứng khoán quốc tế là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vốn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu trong nước hoặc được chào bán trên thị trường quốc tế để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Yêu cầu của các nhà đầu tư khi thực hiện hình thức đầu tư gián tiếp này là đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư phải kinh doanh hiệu quả, có lãi, có triển vọng phát triển trong tương lai. Còn đối với bên nhận đầu tư, hình thức này vừa giúp nhanh chóng huy động lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển vừa hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Với một thị trường chứng khoán phát triển, hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư chứng khoán quốc tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự luân chuyển vốn nhanh chóng giữa ngoài nước và trong nước. Phát hành chứng khoán trên thị trường quốc tế hay thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 trong nước đang là cách thức có hiệu quả để thu hút, huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư trong nước. Nguồn vốn tín dụng quốc tế: Nguồn vốn tín dụng quốc tế chính là nguồn vốn huy động từ vay thương mại các tổ chức cá nhân nước ngoài. Các tổ chức cá nhân nước ngoài cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Các điều kiện để có thể huy động nguồn vốn này giống như việc huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đó là bên đi vay phải có mức độ tín nhiệm nhất định, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dự án đầu tư phải có tính khả thi, phải có thế chấp hoặc bảo lãnh đối với các khoản vay, lãi suất vay là theo thỏa thuận giữa các bên. Cách thức huy động này có độ rủi ro rất lớn nếu đầu tư không hiệu quả, thua lỗ. Tuy vậy, với nhu cầu đầu tư rất lớn như hiện nay cùng sự hội nhập quốc tế, việc luân chuyển vốn, đầu tư tín dụng quốc tế đang phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những giải pháp huy động vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nước.  Các kênh HĐVĐT xét trên góc độ vi mô (trên góc độ các cơ sở du lịch) Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các cơ sở du lịch bao gồm nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. - Nguồn vốn bên trong của các cơ sở du lịch được hình thành từ phần tích lũy nội bộ của các cơ sở du lịch đó là phần vốn gớp ban đầu, lợi nhuận và khấu hao tài sản cố định. Với chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác thì vốn của cơ sở du lịch để đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nguồn vốn tự có cơ sở dùng để thực hiện các dự án đầu tư. Nguồn vốn tự có của cơ sở du lịch như tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại tái đầu tư và các khoản dự trữ, dự phòng ... Nguồn vốn tự có có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển, thể hiện nội lực và góp phần nâng cao vị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 thế tài chính của cơ sở nhất là cơ sở kinh doanh du lịch. Kênh huy động vốn này giúp cơ sở tự chủ trong sử dụng vốn đầu tư cho phát triển. Nguồn vốn này có tính độc lập, chủ động không bị phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế được rủi ro tín dụng. Nếu các dự án phát triển NNLDL được tài trợ bằng nguồn vốn này sẽ không làm tăng rủi ro tín dụng cho cơ sở du lịch. Tuy nhiên, nếu quy mô vốn đầu tư lớn thì nguồn vốn bên trong bị hạn chế, do vậy cần thiết phải HĐVĐT từ bên ngoài. - Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn được hình thành từ hình thức vay nợ, phát hành chứng khoán ra công chúng, liên doanh, liên kết với các đối tác cho phát triển NNLDL. Cơ sở du lịch có thể lựa chọn kênh HĐVĐT trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng, thuê mua. Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu huy động vốn trên góc độ vĩ mô. 1.2.3.2. Sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL là thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau trong xã hội nhằm tăng nhanh khối lượng vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn. Như vậy, ngoài nguồn vốn NSNN, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL còn được thu hút từ nhiều nguồn khác nhau như từ người dân, từ cộng đồng xã hội. Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT nhằm mục đích huy động, khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư tiềm năng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, cơ cấu NNLDL. Cần thiết phải đa dạng các kênh HĐVĐT vì: -Yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT. HNKTQT buộc đội ngũ nhân lực làm trong ngành Du lịch phải bước lên một vũ đài mới. Họ cần phải nâng cao, cập nhật các tri thức mới, nắm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 chắc khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn để tạo nên được thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh thì phải có sự nỗ lực, đồng bộ từ nhiều phía: cơ sở hạ tầng, con người, công nghệ, chính sách, nguồn vốn... trong đó, nguồn vốn là yếu tố mang tính quyết định nhất. Có được nguồn vốn cần phải đa dạng hóa các kênh HĐVĐT để quy mô vốn ngày càng lớn đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ của các cơ sở cung cấp NNLDL cho xã hội. - Giảm thiểu chi phí huy động vốn NNLDL được cung cấp từ nhiều cơ sở khác nhau, mỗi cơ sở đều sử dụng nguồn vốn đầu tư để cho ra những “sản phẩm nhân lực” để cung cấp cho xã hội. Mỗi cơ sở không chỉ sử dụng một nguồn vốn mà sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư nhằm tối đa quy mô vốn cần có, mặt khác cần phải giảm thiểu chi phí huy động vốn. Các cơ sở cần lựa chọn quy mô vốn tối ưu sao cho chi phí huy động vốn là thấp nhất nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. - Phân tán rủi ro cho các chủ thể đầu tư phát triển NNLDL Rủi ro bao gồm rủi ro trong huy động vốn, rủi ro trong đầu tư và rủi ro về tài chính. Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT sẽ đa dạng hóa được các nguồn vốn đầu tư, loại trừ được một số rủi ro theo nguyên tắc phân tán rủi ro. - Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL lớn và thời gian đầu tư dài Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được thực hiện qua các hoạt động đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nên cần nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên và thời gian hoàn vốn đầu tư dài nên vốn đầu tư được huy động đòi hỏi quy mô vốn lớn và trong thời gian dài. Muốn vậy, để đảm bảo đủ về quy mô vốn trong khi vốn NSNN hạn hẹp, vốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 tự có không đủ chi tiêu cho số lượng nhân lực du lịch ngày càng tăng, cần thu hút các nguồn vốn khác để phát triển NNLDL. 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thông thường, chi phí đầu vào và kết quả đầu ra có thể dễ dàng tính toán về mặt định lượng. Do vậy, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HĐVĐT cho hoạt động này phản ánh mối tương quan giữa kết quả - chi phí về mặt định lượng một cách rõ ràng như các chỉ tiêu so sánh giữa tổng số thu với tổng số chi phí, lợi nhuận so với doanh thu, lợi nhuận so với vốn kinh doanh, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tốc độ vòng quay của vốn. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá, nhà đầu tư lựa chọn dự án đầu tư tối ưu và quyết định nên bỏ vốn đầu tư hay không. Đối với đầu tư phát triển NNLDL, các yếu tố đầu vào, đầu ra khó có thể định lượng được bằng thước đo tiền tệ. Kết quả của quá trình phát triển NNLDL biểu hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLDL trong đó chất lượng NNLDL rất khó đánh giá và có liên quan đến lợi ích của ngành Du lịch và toàn xã hội. Do vậy, khi đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL cần dựa trên quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL bao gồm: Chỉ tiêu 1: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư thực tế huy động Quy mô vốn đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư thực tế huy động cho phát triển NNLDL được tính bằng tổng các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước trong thời gian một năm. Cơ cấu vốn đầu tư được đo bằng tỷ lệ giữa từng nguồn vốn huy động được với tổng quy mô vốn huy động được cho phát triển NNLDL. Chỉ tiêu 2: Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được đo bằng tỷ lệ giữa quy mô vốn đầu tư đã huy động với nhu cầu vốn đầu tư cần huy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 động. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% nghĩa là tổng vốn đầu tư đã huy động vượt mức nhu cầu cần thiết. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% nghĩa là vốn đầu tư huy động được chưa đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư. Tỷ lệ này bằng 100% nghĩa là tổng số vốn huy động được vừa đủ đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư. Chỉ tiêu 3: Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch Chỉ tiêu suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư dành cho phát triển NNLDL với số nhân lực du lịch. Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch Tổng vốn đầu tư cho phát triển NNLDL = Số nhân lực du lịch (1.2) Chỉ tiêu suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch phản ánh mức độ hao phí vốn đầu tư cho 1 nhân lực du lịch. Chỉ tiêu 4: Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch được đo bằng tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư cho phát triển NNLDL với thu nhập du lịch. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch Tổng vốn đầu tư cho phát triển NNLDL = Thu nhập du lịch (1.3) Dựa vào công thức (1.1) và (1.2), hệ số này có thể được tính theo công thức sau: Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch = (1.4) Năng suất lao động du lịch Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng thu nhập du lịch được tạo ra thì phải bỏ vào bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển NNLDL. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tiết kiệm được hao phí cho NNLDL nhưng lại đem lại hiệu quả cao. 1.2.5. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện HNKTQT Trong quá trình HNKTQT, để tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL, cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53  Chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành Du lịch nhằm phát triển NNLDL Việt Nam là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Nhà nước thực hiện chức năng là người điều hành, kiểm soát hoạt động của nền kinh tế nói chung và cơ sở du lịch nói riêng thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, xây dựng, ban hành hệ thống luật pháp nhằm tạo ra môi trường và hành lang pháp lý cho các cơ sở hoạt động. Chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành Du lịch còn ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn NSNN trong tổng chi NSNN dành cho phát triển NNLDL. Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách đối ngoại. Các yếu tố này có tác động đến thị trường tài chính, tốc độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của các cơ sở du lịch. Một số yếu tố về chính sách vĩ mô tác động trực tiếp đến HĐVĐT của các cơ sở như chính sách lãi suất, chính sách thuế, chính sách tỷ giá. Trong điều kiện HNKTQT hiện nay, chính sách kinh tế của nhà nước là yếu tố kích thích sự tập trung vốn của các cơ sở du lịch.  Tăng trưởng kinh tế nhanh là nhân tố có tác động tích cực, tạo điều kiện để tăng các nguồn tài chính. Vì NSNN là nguồn vốn quan trọng để phát triển NNLDL nên tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng quy mô NSNN do đó sẽ ảnh hưởng đến tăng khả năng HĐVĐT từ NSNN cho phát triển NNLDL. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng GDP bình quân đầu người do vậy làm tăng khả năng đóng góp của tầng lớp dân cư cho phát triển NNLDL thông qua hình thức đóng học phí, lệ phí, xã hội hóa.  Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian. Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian cũng là một nhân tố tác động đến huy động vốn của Chính phủ, địa phương, cơ sở du lịch nhất là các doanh nghiệp du lịch. Thị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54 trường tài chính và trung gian tài chính phát triển đầy đủ, đa dạng sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trên khai thác được nhiều nguồn vốn hơn và đa dạng hóa các hình thức đầu tư và có được cơ cấu vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao trong huy động và sử dụng vốn. Sự phát triển đồng bộ, đa dạng của các trung gian tài chính, của thị trường tài chính phát triển đồng bộ, nhất là thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở du lịch có thể đa dạng hóa các kênh huy động vốn, có nhiều cơ hội lựa chọn tìm kiếm những nguồn vốn với chi phí rẻ. HNKTQT mở ra cho chúng ta những cơ hội lớn để hội nhập, hoàn thiện, phát triển thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, nâng cao khả năng cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế.  Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Một dự án đầu tư có tính khả thi sẽ kích thích nhà đầu tư mạnh dạn HĐVĐT và nhà khả năng có thể huy động được vốn sẽ cao hơn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn. Nếu nhà đầu tư sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm tăng khả năng tạo thêm vốn bổ sung từ chính các hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, đối với phát triển NNLDL cần phải xác định hiệu quả vốn đầu tư trên cả góc độ kinh tế và xã hội. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cho phát triển NNLDL khó xác định hơn đối với các hoạt động đầu tư khác.  Chi phí vốn và cơ cấu vốn Chi phí vốn là giá mà chủ đầu tư phải trả cho việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ. Dưới góc độ của người đầu tư (người cung cấp vốn) thì chi phí vốn là tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cấp vốn. Chi phí vốn được xác định bằng số tuyệt đối (số tiền) hoặc số tương đối (tỷ lệ %). Như vậy, để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 huy động vốn chủ sở hữu hay vốn vay, các cơ sở đều phải trả khoản chi phí cho khoản vốn đó. Chi phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận nên các cơ sở du lịch luôn lựa chọn, tìm nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Cơ cấu vốn là cách thức kết hợp giữa từng nguồn vốn đầu tư trong tổng nguồn vốn. Cơ sở du lịch phải lựa chọn cơ cấu vốn như thế nào để tối đa hóa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Cơ cấu vốn hợp lý sẽ làm phát triển tối đa NNLDL mà vẫn đảm bảo lợi ích được giữa các bên tham gia. Cơ cấu vốn của các cơ sở du lịch khác nhau là khác nhau. Đối với các CSĐTDL, đơn vị sự nghiệp du lịch công lập thì nguồn vốn NSNN vẫn là rất quan trọng, đối với các CSĐTDL ngoài công lập thì nguồn vốn ngoài NSNN lại chiếm phần lớn. Ngoài ra, tiến trình HNKTQT cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến HĐVĐT cho phát triển NNLDL, tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn trong phần 1.2.6 của Luận án. 1.2.6. Tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đến việc huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch 1.2.6.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch HNKTQTcó những tác động sâu sắc tới hầu hết các mặt của đời sống xã hội mỗi quốc gia và các mối quan hệ quốc tế. Hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa lại nhiều thách thức. Các yếu tố trên tác động đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân công lao động toàn cầu đồng thời mỗi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các nền kinh tế, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế mỗi nước. Hoạt động du lịch và phát triển NNLDL Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 không nằm ngoài những tác động đó, trong đó có những tác động tích cực và tiêu cực. a) Tác động của HNKTQT đến du lịch  Tác động tích cực HNKTQT có tác động tích cực đến du lịch, cụ thể: - Tăng khả năng mở rộng thị trường du lịch, mở rộng quan hệ với các đối tác một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử khi xuất hiện trên thị trường, làm cho các rào cản đối với trao đổi thương mại và đầu tư bị loại bỏ dần. - Tạo niềm tin và sức hút mới đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính lớn. - Thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững. - Hội nhập kinh tế và chính sách thương mại của hội nhập kinh tế là một trong những công cụ gián tiếp có tác động tích cực đến đầu tư du lịch. Tự do hoá thương mại tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ. Quan hệ thương mại cho phép các quốc gia khai thác được những sự khác biệt về thị hiếu, công nghệ hoặc về các yếu tố sản xuất một cách có lợi cho tất cả các bên (phát huy tối đa lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại). Tự do hoá thương mại làm giảm các chi phí đầu vào của quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chủ thể tham gia vào quá trình này [40]. Ngành Du lịch sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại du lịch toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn. Đầu tư và buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách du lịch, dòng vốn, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 vật tư, kinh nghiệm, thông tin, công nghệ tăng lên và có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành Du lịch. - Các doanh nghiệp du lịch có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người dân có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, tăng sức thu hút khách du lịch.  Tác động tiêu cực Bên cạnh mặt tích cực, HNKTQT đặt du lịch các nước trước những thách thức ngày càng lớn. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý bằng những cơ chế quản lý mới, sửa đổi bổ sung hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư, các thủ tục hành chính, pháp lý và một số chính sách xã hội để đảm bảo thực hiện được các cam kết quốc tế và làm cho quá trình hội nhập đưa lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển đất nước là những cải cách đòi hỏi cần có thời gian, chi phí. - Sức ép cạnh tranh du lịch sẽ trở nên gay gắt hơn. Do sự phát triển không đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch, giữa các vùng, miền trong nước, cả trong quản lý nhà nước và kinh doanh, nên khi mở cửa, hội nhập toàn diện sẽ phải chịu tác động từ bên ngoài vào, không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng. - Sự biến động trên thị trường quốc tế tác động mạnh, nhanh và toàn diện hơn đến thị trường du lịch trong nước, nếu không xử lý tốt cả tầm vĩ mô và vi mô có thể xảy ra những rối loạn thị trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch bền vững. - Những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như diễn biến hòa bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 an ninh, quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững [40]. b) Tác động của HNKTQT đến phát triển NNLDL  Tác động tích cực - HNKTQT ngày càng sâu rộng, trong đó các hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Để tránh tụt hậu và được hưởng lợi nhiều hơn từ HNKTQT đem lại cho du lịch, các quốc gia phải tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nếu có NNLDL được chuẩn bị và đào tạo tốt. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch vì tự thân du lịch đã mang tính quốc tế. - Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự di chuyển lao động quốc tế về nhân lực trình độ cao. Các quốc gia phải phát triển nhân lực để chủ động tiếp cận tri thức, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu lao động, trong đó đặc biệt là xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Để đáp ứng yêu cầu đàm phán, hoạch định chính sách trong hợp tác và liên kết giữa các nước, hạn chế những rủi ro, bất lợi và thu lợi nhiều hơn từ các quá trình hợp tác du lịch đòi hỏi Việt Nam phải có NNLDL chất lượng cao. - Sự chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới làm thay đổi phương pháp tổ chức công việc, đẩy quốc tế hoá lĩnh vực phát triển nhân lực du lịch lên một thời kỳ mới.  Tác động tiêu cực - Hội nhập quốc tế đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình du lịch đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện và công nghệ truyền thông, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 động tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, kéo theo tác động về du lịch và sự phát triển NNLDL. - Nhu cầu hội nhập quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát triển, tiếp thu kinh nghiệm, xác lập vị thế trên trường quốc tế, phát triển du lịch và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành Du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, có thể di chuyển, tìm được việc làm trong khu vực, vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Nhân lực du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Điều này tạo áp lực cho các CSĐTDL ở nước ta phải hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế và được thừa nhận. - HNKTQT tạo sự dịch chuyển nhân lực du lịch giữa các nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nhân lực, yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi quốc gia. Muốn có nhân lực du lịch chất lượng cao cần phải chuẩn bị yếu tố đầu vào cho phát triển nhân lực ngành Du lịch. 1.2.6.2. Tác động của HNKTQT đến HĐVĐT cho phát triển NNLDL Tiến trình HNKTQT hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn phát triển NNLDL trên hai mặt: tích cực và tiêu cực.  Tác động tích cực Trong tiến trình HNKTQT, nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được đa dạng hóa, nhất là nguồn vốn đầu tư ngoài nước. Nguồn vốn ngoài nước bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 giới. Nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quá trình điều tiết và chu chuyển vốn đã vượt khỏi giới hạn của một quốc gia làm hình thành các quan hệ tín dụng quốc tế. Như vậy, tín dụng không chỉ là một kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư trong nước mà còn là một nhân tố thúc đẩy HĐVĐT từ nước ngoài. Sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và các tổ chức tài chính trung gian tạo điều kiện cho các cơ sở du lịch huy động vốn được dễ dàng và tái cơ cấu vốn đầu tư theo hướng hiệu quả hơn cho phát triển NNLDL.  Tác động tiêu cực Tiến trình HNKTQT gây sức ép cạnh tranh về cung NNLDL cho các CSĐTDL trong nước. Toàn cầu hóa không những thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNLDL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới mà còn làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNLDL. Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNLDL. Như vậy, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi NNLDL Việt Nam có chất lượng, đủ về số lượng đáp ứng nhu cầu về NNLDL ngày càng thay đổi cho phù hợp với tiến trình HNKTQT. Đáp ứng nhu cầu đó, việc đào tạo nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 phải thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam cần tăng cường liên kết đào tạo NNLDL quốc tế để tận dụng nguồn vốn đầu tư của các nước phát triển đồng thời cho ra sản phẩm nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế. HNKTQT còn tác động đến việc huy động vốn ODA. Vốn ODA một mặt nó là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nó giúp các quốc gia nhận viện trợ tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Ngoài ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị. 1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ RÚT RA BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ở một số quốc gia trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Thái Lan Du lịch Thái Lan là ngành chính của nền kinh tế nước này. Ngành du lịch ở Thái Lan rất phát triển với đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Thái Lan đã huy động mọi nguồn lực để phát triển NNLDL như nguồn vốn từ Chính phủ, từ xã hội hóa, nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn từ xã hội hóa được huy động tối đa từ sự liên kết giữa CSĐTDL và nơi sử dụng nhân lực du lịch. Ở Thái Lan, nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL ở Thái Lan không chỉ dựa vào Chính phủ bởi vì các chương trình phát triển NNLDL được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 phủ và khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp du lịch phải bỏ ra một phần chi phí khi muốn sử dụng nhân lực của CSĐTDL và thực hiện đào tạo lại nguồn nhân lực để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên. Để tăng cường huy động vốn cho NNLDL, Thái Lan liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống CSĐTDL và doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch. Do vậy, Thái Lan đã tận dụng được nguồn vốn từ xã hội hóa, nhất là trong đào tạo “tại chỗ” thuộc các doanh nghiệp du lịch. Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch, nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch, khuyến khích đào tạo nội bộ là các chính sách về phát triển NNLDL mà Thái Lan đã áp dụng [33]. Nguồn vốn từ nước ngoài được Thái Lan tận dụng qua việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong đào tạo NNLDL do đó tận dụng được nguồn vốn và kinh nghiệm từ nước ngoài. Thái Lan còn phối hợp liên ngành để phát triển NNLDL. Hoạt động phối hợp giữa các ngành với ngành Du lịch Thái Lan được triển khai khá tốt. Các Bộ, Ngành đều tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, các quy định và cử đại diện vào các Uỷ ban liên ngành để cùng phối hợp quản lý, giám sát sự hoạt động và kịp thời có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho NNLDL Thái Lan phát triển. 1.3.1.2. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Singapore Singapore đã đẩy mạnh HĐVĐT từ hợp tác quốc tế cho phát triển NNLDL du lịch bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ Chính Phủ, nguồn vốn xã hội hóa. Singapore đã sẵn sàng cho sự tăng vọt về nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch, ngành công nghiệp. Vì vậy, Chính phủ Singapore đã đầu tư 360 triệu đô la trong từ năm 2008 đến năm 2011 để đào tạo và đáp ứng nhu cầu về Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63 74.000 nhân lực du lịch. Có nhiều khách du lịch nghĩa là thêm nhiều việc làm cho người dân Singapore nên nước này đã có tới 60.000 việc làm mới trong ngành công nghiệp du lịch vào năm 2011. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực du lịch. Theo thống kê của Bộ Nhân lực Singapore, có hơn 80% người lao động làm trong lĩnh vực du lịch khách sạn - một trong những ngành được ưa thích của Singapore. Mức lương khởi điểm của một người mới tốt nghiệp là 2.500 USD/1 tháng, do vậy nhu cầu được đào tạo chuyên môn về du lịch là rất lớn. Dự kiến, năm 2015 tổng thu du lịch của Singapore đạt 30 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2004. Số lượt khách du lịch tăng từ 8 triệu lượt vào năm 2004 lên 17 triệu lượt vào năm 2015 [70]. Singapore đã huy động nguồn vốn quốc tế bằng cách có những chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập du lịch, miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Chính phủ Singapore chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh. Ngoài ra, Singapore cũng huy động vốn từ nguồn xã hội hóa từ các học viên, nhân viên ngành Du lịch. Để nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh của ngành công nghiệp du lịch, Singapore đã có ba cách phát triển NNLDL: đào tạo lại du lịch cho người đã đi làm, đào tạo trước khi đi làm việc cho sinh viên và phát triển ngành công nghiệp để thu hút lao động địa phương. Ngành Du lịch Singapore rất coi trọng và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và kết hợp với huấn luyện nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 phục vụ trong ngành. Các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch tại Singapore thực hiện đào tạo cho khối lượng học viên, sinh viên theo học các khóa nghiệp vụ từ cấp thấp nhất đến cấp quản lý cao nhất, trong đó có các chuyên ngành đào tạo đặc biệt về pha chế rượu, quản lý nhà hàng – khách sạn chuyên nghiệp, chuyên viên cấp cao, chuyên viên bán hàng, các khoá Anh ngữ và nhiều ngoại ngữ khác... Tất cả đều nhằm vào một mục đích tối cao là tạo ra nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khách hàng trong mọi điều kiện. Do ngành du lịch được nhiều người ưa thích, GDP bình quân đầu người ở Singgapore rất cao (cao gấp 17 lần Việt Nam vào năm 2012) nên những người tham gia học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch sẵn sàng bỏ ra mức học phí tương xứng để có được một công việc với mức lương khá cao. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các CSĐTDL HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Singapore. 1.3.1.3. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Nhật Bản Nguồn vốn được huy động từ nhà nước và tư nhân cho phát triển NNLDL được hình thành từ ba khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Nhật Bản đã thành lập các trường dạy nghề du lịch, tổ chức các khóa đào tạo chuyên tu ngay ở cấp trung học cơ sở do đó đã tạo ra những bước đi căn bản trong việc hình thành NNLDL, đảm bảo kế hoạch phát triển du lịch và công cuộc hiện đại hóa kinh tế. Sau đó, hệ thống đại học và sau đại học ngành du lịch có các trường chuyên về đào tạo du lịch. Ngày nay, các CSĐTDL tư thục phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vốn dành cho phát triển NNLDL từ nhà nước không phải là nhỏ. Hệ thống các CSĐTDL theo hình thức đào tạo công cộng bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và NNLDL, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề. Các hoạt động phát triển NNLDL tại các cơ sở của nhà nước được thực hiện và điều phối chủ yếu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 thông qua Tổ chức xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (EHDO), thành lập từ năm 1951. Với số vốn khoảng 15 tỉ USD và ngân sách hàng năm khoảng 7 tỉ USD, Chính phủ còn tổ chức các hệ thống đào tạo qua vệ tinh và bất kỳ ai có nhu cầu đều có thể đến tham dự tại các cơ sở công cộng ở các trung tâm xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực công cộng [33]. Chính phủ Nhật Bản đã trợ cấp từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động, học phí cho hệ thống đào tạo du lịch công cộng, trợ cấp những người tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ). Tổ chức đóng vai trò lớn trong việc đào tạo nghề du lịch tại Nhật Bản trong khu vực tư nhân là Hiệp hội đào tạo nghề và công nghiệp Nhật Bản. Đào tạo nghề du lịch của tổ chức này hoàn toàn là do đóng góp của thành viên (25%) và người học (75%). Nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển NNLDL ở Nhật Bản còn được huy động chủ yếu dưới hình thức đào tạo “tại chỗ” của các doanh nghiệp du lịch. Trong phát triển NNLDL ở Nhật bản có ba hình thức đào tạo cơ bản: đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đối với hình thức đào tạo “tại chỗ” doanh nghiệp du lịch rất coi trọng. Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động [33]. Các doanh nghiệp lớn tiến hành phát triển NNLDL ở khu vực tư nhân tương đối độc lập. Doanh nghiệp du lịch có CSĐTDL riêng và có chương trình phát triển NNLDL một cách hệ thống. Doanh nghiệp du lịch dành ra lượng vốn nhất định để đầu tư đào tạo lại nhân lực dưới hai hình thức: đào tạo cho nhân lực mới vào làm việc trong ngành du Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 lịch và đào tạo suốt đời bằng cách nhân lực có tay nghề cao đào tạo cho nhân lực có tay nghề thấp hơn. Hình thức đào tạo cho nhân lực mới làm việc được thực hiện rộng rãi ở các doanh nghiệp du lịch lớn, còn đối với các doanh nghiệp du lịch nhỏ thì phạm vi hẹp hơn. Hình thức đào tạo suốt đời có phạm vi rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống. 1.3.1.4. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Trung Quốc Để đào tạo NNLDL, Trung Quốc đã có những chính sách gắn kết CSĐTDL và doanh nghiệp. Quy mô đào tạo của các CSĐTDL phần lớn được quyết định bởi quá trình và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nên chi phí đào tạo được giảm bớt rất nhiều. Nếu doanh nghiệp dành 60% lợi nhuận đầu tư cho trang thiết bị đào tạo thì sẽ được ưu đãi về thuế. Để đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật công nhận các trường đào tạo công lập và dân lập đều có địa vị pháp lý như nhau. Một loạt các chính sách khuyến khích thành lập trường dân lập như khen thưởng, biểu dương với các cá nhân bỏ vốn thành lập, quyên tặng tài sản được ban hành. Khuyến khích cơ cấu tài chính theo phương thức cho vay, ưu đãi, tạo điều kiện cho trường dân lập được sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp công và kiến thiết [70]. 1.3.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam Từ kinh nghiệm phát triển NNLDL ở các nước nói trên, có thể rút ra một số bài học vận dụng cho Việt Nam như sau:  Thứ nhất, tăng cường huy động vốn xã hội hóa từ hoạt động đào tạo du lịch - Về cơ chế: + Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của Chính phủ, từ người thực hiện chính sang vai trò tạo điều kiện là chính. Chính phủ nên có cơ chế ưu đãi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 về thuế cho doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào CSĐTDL. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp không tham gia vào đào tạo du lịch thì bắt buộc phải đóng góp phí đào tạo hoặc thuế cho việc sử dụng lao động du lịch đã qua đào tạo của CSĐTDL. + Nhà nước thành lập Quỹ phát triển NNLDL và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ phát triển nguồn nhân lực. Những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nói chung, CSĐTDL nói riêng đều hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí. + Ban hành chính sách về học phí theo từng ngành nghề đào tạo du lịch để đảm bảo bù đắp được chi phí đào tạo - Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch và khu vực tư nhân tham gia đào tạo du lịch được thực hiện theo hướng hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân với mục đích gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Mặt khác, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ được tái đầu tư cho hoạt động đào tạo du lịch để nâng cao nguồn thu từ xã hội hóa. - Phát huy vai trò của các hiệp hội du lịch, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng NNLDL là nhà nước - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp du lịch. Nhà nước cần thành lập Hội đồng phát triển nguồn nhân lực để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất. Mô hình đang được áp dụng hiệu quả để Việt Nam có thể vận dụng là mô hình của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan.  Thứ hai, đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư từ hợp tác quốc tế cho phát triển NNLDL du lịch. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 68 Áp dụng một số chính sách mà Chính phủ Singapore đang áp dụng để hợp tác cùng một số quốc gia đã thành công trong đào tạo NNLDL để đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam. Chính phủ cũng cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện sinh viên nước ngoài có thể đến học tập tại nước ta. Qua việc hợp tác quốc tế về đào tạo có thể làm giảm gánh nặng về tài chính thông qua nguồn thu và nâng cao chất lượng NNLDL. Mô hình đang được áp dụng hiệu quả là mô hình đào tạo du lịch tại Singapore.  Thứ ba, tận dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL qua đào tạo “tại chỗ” Đào tạo NNLDL cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hệ thống đào tạo kép gắn đào tạo lý thuyết ở nhà trường với đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Chuyển hướng từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch, nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Qua việc đào tạo “tại chỗ”, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được tận dụng từ chính cách doanh nghiệp du lịch sử dụng nhân lực. Đối với đào tạo du lịch, mô hình đang được áp dụng hiệu quả có thể vận dụng tốt đó đào tạo tại doanh nghiệp theo mô hình của Nhật Bản và Trung Quốc. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã đề cập những vấn đề lý luận về HNKTQT, du lịch, NNLDL, phát triển nguồn NNLDL; các đặc điểm, đặc trưng của NNLDL trong mối quan hệ với thị trường lao động. Đặc biệt, luận án tập trung phân tích vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL, bao gồm: nhu cầu vốn đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm HĐVĐT cho phát triển NNLDL; các kênh HĐVĐT, từ đó khẳng định sự cần thiết phải đa dạng hóa kênh HĐVĐT cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 phát triển NNLDL. Luận án cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL, phân tích tác động từ hội nhập đến việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL; khảo cứu kinh nghiệm một số quốc gia ở Châu Á đã thành công trong việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan để rút ra bài học nhằm phát triển NNLDL Việt Nam đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện HNKTQT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2013 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NNLDL VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2013 2.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 – 2013 Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hội nhập đa phương và song phương, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch và NNLDL. 2.1.1.1. Hội nhập đa phương Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hội nhập ở cấp độ đa phương với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. - Việt Nam đã khôi phục lại quan hệ với IMF và WB. IMF và WB đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Việt Nam chương trình tín dụng trung hạn Hai tổ chức này có quan hệ gắn bó với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và được xác định mối quan hệ tương hỗ trong Hiệp định khung của WTO. Việt Nam tập trung vào việc tự do hoá mậu dịch với ba nội dung chính là xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 - Việt Nam tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đến nay Việt Nam đã tham gia hợp tác kinh tế kỹ thuật với các nước thành viên khác của ASEAN trong các lĩnh vực gia AFTA và tích cực tham gia hợp tác trong nội khối ASEAN trên nhiều mặt, cam kết hợp tác trong lĩnh vực hải quan, tích cực tham gia hợp tác trong nội khối ASEAN trên nhiều mặt. Việt Nam đã tham gia các hiệp định về du lịch, hợp tác và đầu tư, công nghệ, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông nội vùng ASEAN… Đặc biệt, Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN ký hiệp định khung về thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998 nhằm tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2020. Theo hiệp định này đến năm 2010 Việt Nam đã mở cửa ngành nghề cho các quốc gia thành viên ASEAN hưởng quy chế đối xử quốc gia, sau đó mở cho các nước ngoài ASEAN. Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia và ký các nghị định thư cụ thể hoá hiệp định này. - Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - một tổ chức khu vực bao gồm 21 nước thành viên dọc hai bờ Thái Bình Dương. Tham gia vào APEC là một lợi thế của Việt Nam để tận dụng các ưu đãi và hợp tác kinh tế nội khối APEC. Việt Nam tham gia vào APEC trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông, du lịch, nông nghiệp và xúc tiến thương mại. Về mặt tự do hoá mậu dịch, Việt Nam đã thực hiện minh bạch hoá chính sách hiện tại. - Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM): Tháng 3 năm1996, Việt Nam đã tham gia ASEM với tư cách là một trong những thành viên sáng lập. Mục đích của ASEM là tạo ra một diễn đàn nhằm thúc đẩy đối thoại chính trị, xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 hai châu lục; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, môi trường và phát triển nguồn nhân lực. - Tiến trình gia nhập WTO: WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới. Là thành viên của WTO, những năm vừa qua Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm và cam kết WTO và khai thác được các lợi thế mà WTO mang lại. HNKTQTgiai đoạn vừa qua đã thúc đẩy tăng trưởng các quan hệ kinh tế hợp tác khu vực và thế giới từ đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, hội nhập đã tạo môi trường của một thị trường chung thống nhất nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài. Hội nhập đã tăng cường vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước khác. 2.1.1.2. Hội nhập song phương Trong HNKTQT, hoạt động hợp tác song phương cũng có tầm quan trọng đặc biệt và được triển khai đồng bộ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương với một số đối tác chủ lực. - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Hai nước đã ký Hiệp định thương mại ngày 7/11/1991 và nhiều Hiệp định về khoa học kỹ thuật, đầu tư, du lịch, giải quyết vấn đề biên giới… Tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc và Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam là bạn hàng lớn của nhau. - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Nhật Bản được coi là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản luôn là nước viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam. Tổng số ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng số vốn ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế hỗ trợ cho Việt Nam [40]. - Quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU): Từ năm 1996, khi Liên minh châu Âu (EU) chính thức mở Phái đoàn đại diện tại Hà Nội, quan Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 hệ hai bên đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, EU là bạn hàng xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam chỉ sau các nước Châu Á, là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa, du lịch. Ngoài các đối tác chủ lực kể trên, Việt Nam tiếp tục khai thác và giữ thị trường truyền thống với Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Cận Đông và tích cực xúc tiến mở rộng thị trường châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Nhìn tổng thể, hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam đến nay đã đóng góp rất to lớn vào phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác lợi thế, hỗ trợ nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên liệu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20062013 2.1.2.1. Du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, thu nhập du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh với 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 74 du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP toàn cầu (tương đương 10 nghìn tỷ USD). Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, là nước có tốc độ phát triển du lịch đứng đầu trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế trong khu vực và góp phần vào sự phát triển chung của khu vực. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, du lịch Việt Nam đã thực hiện được các mục tiêu phát triển như sau:  Khách du lịch1 Bảng 2.1. Khách du lịch giai đoạn 2006 – 2013 Năm T T Chỉ tiêu 1 Khách quốc tế 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Giai đoạn 20062013 3.583,5 4.229,4 4.235,8 3.773,4 5.049,9 6.014 6.847,7 7.572,4 41.306,1 18% 0,2% -10,9% 33,8% 19,1% 13,9% 10,6% 12,1% 19.200 20.500 25.000 28.000 30.000 32.500 35.000 207.700 9,7% 6,8% 22,0% 12% 7,1% 8,3% 7,7% 10,5% (nghìn lượt) Tốc độ tăng trưởng (%) 2 Khách địa nội 17.500 (nghìn lượt) Tốc độ tăng trưởng (%) (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; Tổng cục Du lịch) Nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nên mở rộng hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho lượng người nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày một tăng. Điều này đã thúc đẩy số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa đi du lịch nước ngoài tăng lên. 1 Xem Phụ lục 1 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy lượng khách du lịch quốc tế từ năm 2006 đến năm 2013 đã tăng từ 3.583.500 lượt lên 7.572.400 lượt, nâng số lượng khách trong cả giai đoạn là hơn 41 triệu lượt. So với năm 2006, lượng khách quốc tế đã tăng hơn 2 lần, tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn là 12,1%, trong đó riêng năm 2009 so với năm 2008 giảm 10,9%. Lượng khách nội địa đều tăng qua các năm nhưng hầu hết tốc độ tăng trưởng đều thấp hơn so với tốc độ tăng của khách quốc tế. Riêng năm 2009, lượng khách quốc tế tăng trưởng âm thì tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng mạnh nhất với 22%. Lượng khách nội địa giai đoạn 2006 – 2013 tăng trung bình 10,5% thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của khách quốc tế. Như vậy, những năm gần đây, khách quốc tế đều tăng với tốc độ cao hơn khách nội địa.  Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch 2 Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng khách sạn giai đoạn 2006-2013 Năm T T Chỉ tiêu 1. Số cơ sở lưu 2006- 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 7.039 9.080 10.406 11.467 12.000 13.000 13.500 15.120 91.612 29,0% 14,6% 10,2% 4,6% 8,3% 3,8% 12,0% 11,8% 178.348 202.776 216.675 235.000 265.000 285.000 324.800 1.868.099 11,1% 13,7% 6,9% 8,5% 12,8% 7,5% 14,0% 10,6% 2013 trú So với năm trước (%) 2. Số buồng So với 160.500 năm trước (%) (Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL) Số cơ sở lưu trú đã tăng từ 7.039 cơ sở vào năm 2006 lên 15.120 cơ sở vào năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 11,8%, nâng tổng số cơ sở lưu trú của cả giai đoạn là 91.612 cơ sở, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2007 là 29% và thấp nhất vào năm 2012 là 3,8%. Tương ứng, số buồng đã tăng từ hơn 160 nghìn buồng vào năm 2006 lên hơn 324 nghìn buồng vào năm 2013 với 2 Xem Phụ lục 2, 3 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 tốc độ tăng trung bình là 10,6%. Như vậy, do số cơ sở lưu trú tăng lên nên số buồng cũng tăng với tỷ lệ gần tương xứng.  Thu nhập du lịch3 Tỷ trọng thu nhập du lịch trên tổng GDP toàn quốc giai đoạn 2006 – 2013 chiếm khoảng từ gần 4% đến gần 5%. Thu nhập du lịch và GDP toàn quốc trung bình mỗi năm tăng 22%. Đây là các số liệu được xác định theo giá hiện hành, do vậy tốc độ tăng trưởng chưa loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Trong đó, thu nhập du lịch tăng từ 51.000 tỷ đồng vào năm 2006 lên 200.000 tỷ đồng vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2010 là 41,2% và thấp nhất vào năm 2008 là 7,1%. Tổng GDP toàn quốc tăng từ hơn 1 triệu tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 4 triệu tỷ đồng vào năm 2013, trung bình cả giai đoạn tăng 22%. Bảng 2.3. Thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013 T T 1 2 3 Năm Chỉ tiêu Thu nhập du lịch (*) (tỷ đồng - giá thực tế) So với năm trước (%) Tổng GDP (**) (tỷ đồng - giá thực tế) So với năm trước (%) Tỷ trọng thu nhập du lịch trên tổng GDP toàn quốc (%) 2006 2007 2008 2009 2010 51.000 56.000 60.000 68.000 96.000 130.000 160.000 9,8% 7,1% 13,3% 41,2% 35,4% 1.246.769 1.616.047 1.809.149 2.157.828 17,4% 29,6% 11,9% 4,5% 3,7% 3,8% 1.061.565 4,8% 2011 2012 2013 2006-2013 200.000 821.000 23,1% 25,0% 22,1% 2.779.880 3.245.419 4.221.200 18.137.857 19,3% 28,8% 16,7% 30,1% 22,0% 4,4% 4,7% 4,9% 4,7% 4,5% (Nguồn: (*) Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; (**) Tổng cục Thống kê)  Đầu tư phát triển du lịch - Đầu tư của nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Giai đoạn 2001 đến 2010, nhà nước đã hỗ trợ 5.606 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trên cả nước với cơ cấu như sau: 3 Xem Phụ lục 4 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 77 + Đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch chiếm 90% + Cấp điện, nước cho các khu du lịch chiếm 4,4% + Thoát nước, bảo vệ môi trường chiếm 5,6% Nhu cầu vốn của các tỉnh thành về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch khoảng 2.500 đến 3.200 tỷ đồng mỗi năm nhưng Chính phủ chỉ hỗ trợ được khoảng từ 20% đến 25% nhu cầu bằng ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng [44]. - Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch Tính đến năm 2010, tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực du lịch chiếm 28% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ , chiếm 9% tổng vốn đăng ký. Các dự án còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch có khoảng 625 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 12.258 tỷ USD. Số vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tăng gấp 4 - 5 lần số vốn đăng ký đầu tư của giai đoạn 1988 – 2006. Hiện nay, ở nước ta chỉ có ba hình thức đầu tư nước ngoài là 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh, chưa có dự án nào thực hiện dưới hình thức B.O.T hoặc B.O. Trong số ba hình thức đầu tư nước ngoài thì hình thức thành lập công ty liên doanh chiếm tỷ trọng trên 80%, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Các dự án FDI cho lĩnh vực du lịch đều hoạt động có hiệu quả. Nguồn vốn FDI đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch phát triển. 2.1.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20062013  Kết quả đạt được Trong bối cảnh HNKTQT, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực, du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ. Mục tiêu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 là số lượng khách quốc tế vào Việt Nam từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa là 25 đến 26 triệu lượt người thì thực tế đến năm 2010 đạt 5 triệu lượt khách quốc tế và 28 triệu lượt khách nội địa. Lượt khách quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2009 (mới chỉ đạt 91%) do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch cúm AH1N1 có ảnh hưởng đến du lịch làm hạn chế khách đi du lịch nước ngoài mà lại lựa chọn hướng đi du lịch nội địa làm số lượt khách du lịch nội địa năm 2009 tăng vọt và số lượt khách quốc tế lại tăng trưởng âm. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012 số lượt khách quốc tế tăng vọt, cuối năm 2012 cả nước đã đón gần 7 triệu lượt khách. Thu nhập du lịch luôn tăng trưởng và tỷ trọng trong tổng GDP toàn quốc có xu hướng tăng trong những năm gần đây thể hiện nỗ lực của cả ngành Du lịch, góp phần nâng cao mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.  Hạn chế Du lịch Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của HNKTQT, do vậy các dự án đầu tư đã cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch nhưng chất lượng chưa cao. Tính đến năm 2010, cả nước có 12.000 cơ sở lưu trú, đến năm 2013 có 15.120 cơ sở lưu trú nhưng 50% trong số đó chưa được xếp hạng sao. Một số khu du lịch quốc gia chưa được hoàn thành hoặc bị điều chỉnh. Một số khu du lịch vẫn chỉ còn trong kế hoạch mà chưa được đầu tư xây dựng do thiếu vốn đầu tư. Cho đến nay, nước ta chưa có cảng biển du lịch, hệ thống sân bay phục vụ khách du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đạt 12,1% thì tốc độ tăng trưởng số buồng khách sạn là 10,6%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng số buồng khách sạn còn chậm hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 2.1.3. Thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013 Để đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL được phân chia theo 5 nhóm: chỉ tiêu chung, chỉ tiêu về đào tạo, chỉ tiêu về sử dụng NNLDL, chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL. Riêng nhóm chỉ tiêu về tài chính, tác giả đề cập trong phần sau của luận án. Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá về sự phát triển NNLDL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. 2.1.3.1. Thực trạng chung về phát triển NNLDL NNLDL giai đoạn 2006-2013 có nhiều biến động về số lượng và chất lượng. Cụ thể:  Về số lượng NNLDL Bảng 2.4. Số lượng NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 Năm T T Chỉ tiêu 1 Tổng số lao động du lịch (người) 2006* 2007* 2008* 2009* 2010* 2011** 2012** 2013** 1.060.688 1.251.803 1.358.759 1.389.592 1.474.006 1.568.000 1.664.000 1.760.000 18,0% 8,5% 2,3% 6,1% 6,4% 6,1% 5,8% 391.177 424.750 434.240 462.000 490.000 520.000 550.000 25,9% 8,6% 2,2% 6,4% 6,1% 6,1% 5,8% 860.626 934.009 955.352 1.012.006 1.078.000 1.144.000 1.210.000 14,7% 8,5% 2,3% 5,9% 6,5% 6,1% 5,8% Tăng so với năm trước (%) Lao động trực tiếp (người) 2 3 310.675 Tăng so với năm trước (%) Lao động gián tiếp (người) Tăng so với năm trước (%) 750.013 2016-2013 7,6% 8,7% 7,1% Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (**)[39] NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013, tăng từ hơn 1 triệu lao động vào năm 2006 lên gần 1,8 triệu lao động vào năm 2013 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm gần 8%. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm khoảng hơn 30% và có xu hướng giảm vào những năm gần đây. Tốc độ tăng của lao động trực tiếp tăng mỗi năm trung bình khoảng gần 9%, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của lao động gián tiếp gần 2%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 Cơ cấu NNLDL giai đoạn 2006-2013 được thể hiện trong biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013 Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (**)[39] Theo Biểu đồ 2.1, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%), lao động trực tiếp chiếm khoảng 30%. Cơ cấu này ổn định trong cả giai đoạn 2006-2013.  Về chất lượng NNLDL, thể hiện ở trình độ chuyên môn và trình độ đào tạo. NNLDL giai đoạn 2006 – 2013 được thể hiện qua Bảng 2.5. Trong tổng NNLDL thì gần nửa nhân lực trực tiếp được đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Số nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo dưới sơ cấp chiếm tỷ trọng khá lớn (45,8%), số nhân lực qua đào tạo đại học và sau đại học chỉ chiếm 7,5%. NNLDL gián tiếp chiếm gần 70%. Trong đó, nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới sơ cấp chiếm hơn một nửa, trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm 33%, cao đẳng, đại học chiếm 12,2%, còn lại trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,2%. Như vậy, số nhân lực có trình độ từ trung cấp trở xuống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Du lịch có tính liên ngành và xã hội hoá cao, vì vậy ngoài trình độ chuyên môn về du lịch, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo các chuyên môn khác như ngoại ngữ, văn hoá, kinh tế, kiến trúc, xây dựng, địa lý, điều khiển phương tiện vận chuyển khá cao… Số nhân lực biết sử dụng ngoại ngữ chiếm khoảng 60% tổng số NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 Bảng 2.5. Chất lượng NNLDL giai đoạn 2006-2013 Chỉ tiêu TT Tỷ trọng (%) 1 Tổng NNLDL 100% 2 Nhân lực trực tiếp 30,5% Trong đó: 3 Trình độ dưới sơ cấp 45,8% Trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng 46,7% Trình độ đại học và sau đại học 7,5% Nhân lực gián tiếp 69,5% Trong đó: Trình độ dưới sơ cấp 54,6% Trình độ sơ cấp, trung cấp 33,0% Trình độ cao đẳng, đại học 12,2% Trình độ sau đại học 0,2% (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu từ Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch) 2.1.3.2. Thực trạng đào tạo NNLDL Thực trạng đào tạo NNLDL thể hiện ở số người được đào tạo ngành, nghề du lịch hàng năm bao gồm đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng.  Đào tạo mới: Quy mô tuyển sinh các chuyên ngành Du lịch ở tất cả các bậc đào tạo ngày càng tăng. Mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 học sinh, sinh viên du lịch [10], trong đó số sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề du lịch chiếm khoảng 18%. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 20.000. Đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo ngắn hạn có xu hướng tăng. Từ năm 2003, một số trường đại học đã bắt đầu đào tạo sau đại học nhưng quy mô còn hạn chế.  Đào tạo lại, bồi dưỡng: Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng viên chức quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch, công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp du lịch trong những năm vừa qua Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 được chú trọng nhiều hơn. Các khóa đào tạo lại và bồi dưỡng chú trọng vào các nghiệp vụ du lịch. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học chuyển hướng mạnh từ đại trà, phong trào sang chiều sâu, nâng cao theo yêu cầu công vụ. Bộ VH TTDL chỉ đạo Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương các năm vừa qua tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, về tài chính cho hàng nghìn lượt học viên du lịch trong toàn quốc. Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho các giáo viên của các trường Trung cấp Du lịch mới thành lập. Nhiều khoá bồi dưỡng chuyên đề về du lịch được tổ chức cho giám đốc, phó giám đốc khách sạn, công ty lữ hành; hướng dẫn viên; nhân viên lễ tân; nhân viên bếp. Các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, liên kết với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ lao động; tổ chức các phòng hoặc trung tâm đào tạo của doanh nghiệp, đầu tư nhiều cho đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và chuyên môn nghiệp vụ. 2.1.3.3. Thực trạng sử dụng NNLDL  Chỉ tiêu về số lao động làm việc trong ngành Du lịch, tỷ trọng số lượng lao động trong ngành Du lịch với tổng số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế Số lao động làm việc trong ngành Du lịch chiếm tỷ trọng khoảng từ 2% đến 3% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tỷ trọng này đã tăng từ 2,3% vào năm 2006 đến 3,3% vào năm 2013, trung bình cả giai đoạn 2006 – 2013 tỷ trọng này là 2,9%. Cả giai đoạn 2006-2013, tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động tăng bình quân tăng 5,3%, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2007 (15,9%) và hầu như không thay đổi về tỷ trọng vào năm 2009. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 Bảng 2.6. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006-2013 Năm T T Chỉ tiêu 1 2 3 20062013 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động du lịch (người) (*) 1.060.688 1.251.803 1.358.759 1.389.592 1.474.006 1.568.000 1.664.000 1.760.000 Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (nghìn người) (**) 46.238,7 47.160,3 48.209,6 49.322 50.392,9 51.398,4 52.581,3 53.698,9 Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế (%) 2,3% 2,7% 2,8% 2,8% 2,9% 3,1% 3,2% 3,3% 2,9% 15,7% 6,2% 0,0% 3,8% 4,3% 3,7% 3,6% 5,3% So với năm trước (%) Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39]; (**)Tổng cục Thống kê  Chỉ tiêu về năng suất lao động Bảng 2.7. Năng suất lao động du lịch giai đoạn 2006-2013 TT Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số lao động du lịch (người) 1.060.688 1.251.803 1.358.759 1.389.592 1.474.006 1.568.000 1.664.000 1.760.000 2 Thu nhập du lịch (tỷ đồng) (giá thực tế) 51.000 56.000 60.000 68.000 96.000 130.000 160.000 200.000 3 Năng suất lao động du lịch (Triệu đồng/Người) 48,1 44,7 44,2 48,9 65,1 82,9 96,2 113,6 71,2 -7,0% -1,3% 10,8% 33,1% 27,3% 16,0% 18,2% 13,9% % so với năm trước 2016-2013 Nguồn: Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39] Giai đoạn từ 2006 đến 2013, năng suất lao động du lịch theo giá thực tế bình quân khoảng hơn 71 triệu đồng/1 lao động, trung bình cả giai đoạn tăng 14%. So với năm 2006, năng suất lao động du lịch đã tăng hơn 2 lần vào năm 2013. Như vậy, cả giai đoạn cứ bình quân một lao động du lịch đã làm ra khoảng hơn 71 triệu đồng, đóng góp một phần lớn cho GDP của cả nền kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 84 Bảng 2.8. Năng suất lao động tính theo GDP của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013 Năm T T Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (nghìn người) 46.238,7 47.160,3 48.209,6 49.322 50.392,9 51.398,4 52.581,3 53.698,9 2 Tổng GDP (tỷ đồng - giá thực tế) 1.061.565 1.246.769 1.616.047 1.809.149 2.157.828 2.779.880 3.245.419 4.221.200 Năng suất lao động chung của nền kinh tế (Triệu đồng/Người) 22,96 26,44 33,52 36,68 42,82 54,08 61,72 78,61 45,46 15,2% 26,8% 9,4% 16,7% 26,3% 14,1% 27,4% 19,4% 3 % so với năm trước 2016-2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê Biểu đồ 2.2. Năng suất lao động du lịch so với năng suất lao động bình quân của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013 Năng suất lao động du lịch Năng suất lao động chung của nền kinh tế 82.9 65.1 54.1 48.9 48.1 44.7 44.2 42.8 36.7 33.5 26.4 23.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 96.2 61.7 2012 113.6 78.6 2013 Nguồn: Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39], Tổng cục Thống kê So với năng suất lao động của cả nền kinh tế, năng suất lao động du lịch luôn cao hơn khoảng 1,5 lần. So với năm 2006, năng suất lao động của cả nền kinh tế tăng hơn 3 lần, trung bình mỗi năm tăng khoảng gần 20%. Như vậy, năng suất lao động du lịch khá cao so với bình quân của cả nền kinh tế. 2.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam thời gian qua  Kết quả đạt được Số lượng NNLDL có sự tăng trưởng khá mạnh, tỷ lệ lao động có chuyên môn về du lịch và qua đào tạo đã được gia tăng. Nhân lực gián tiếp có Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 xu hướng tăng với quy mô lớn hơn lao động trực tiếp, phản ánh vai trò của ngành Du lịch và tính hiệu quả của việc xã hội hoá hoạt động du lịch qua tạo công ăn việc làm từ đó tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm và nhiều hiệu quả gia tăng khác. Quy mô đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng hàng năm tăng dần. Quy mô đào tạo mới tăng mạnh, dần gắn với nhu cầu xã hội. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo du lịch từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều ngành, nghề đào tạo du lịch mới xuất hiện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nhu cầu đào tạo du lịch nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội trong HNKTQT nói chung. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng được chú trọng. Đào tạo tại chỗ, truyền nghề và bồi dưỡng nhân lực được các cơ sở du lịch, doanh nghiệp du lịch đầu tư nhiều hơn. Lực lượng lao động trong du lịch ngày càng tăng về quy mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự phát triển du lịch trong điều kiện HNKTQT. Năng suất lao động trong ngành Du lịch tăng dần qua các năm và cao hơn so với năng suất lao động bình quân của nền kinh tế. Điều này cho thấy sự đóng góp to lớn của NNLDL vào sự phát triển của du lịch nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.  Hạn chế Quy mô đào tạo mới tuy tăng mạnh, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo mới đáp ứng được hơn 65% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội (đã loại trừ nhu cầu ảo), khoảng 75% nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp của ngành Du lịch [10]. Đào tạo lại và bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu về số lượng và chất lượng. Số lượng lao động du lịch phải đào tạo lại và bồi dưỡng rất lớn, nhưng các trung tâm đào tạo ở các doanh nghiệp du lịch và các lớp đào tạo lại, bồi dưỡng do Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch và các Sở VHTTDL tổ chức đáp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 ứng thấp. Chất lượng đào tạo mới chưa đảm bảo. Tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp du lịch thiếu nhân lực tay nghề cao trong khi nhiều cử nhân du lịch phải làm những công việc đòi hỏi chỉ cần đào tạo ở trình độ thấp hơn, nhưng kỹ năng phải lành nghề. Chất lượng đào tạo lại, bồi dưỡng hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch trong tiến trình HNKTQT [10]. Tính chuyên nghiệp của NNLDL còn thấp so với cạnh tranh của ngành dịch vụ trong điều kiện HNKTQT. Lực lượng NNLDL chưa qua đào tạo còn cao. Du lịch tăng trưởng tạo thêm nhiều việc làm và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu cao đối với NNLDL cần đào tạo. Nhiều kỹ năng hiếm, ngôn ngữ hiếm yêu cầu cần đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là rất khó khăn. Thu nhập của người làm du lịch có xu hướng giảm nên kém hấp dẫn người học, khó thu hút được đầu vào trong các cơ sở du lịch. Những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài và đầu tư du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống cơ sở du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn. Nguồn lực đầu tư cho phát triển NNLDL còn hạn chế, trình độ mức sống dân cư thấp gây khó khăn trong tổ chức đào tạo, huấn luyện nghề du lịch hoặc tuyển sinh vào các cơ sở du lịch. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 NNLDL được cung cấp từ các cơ sở du lịch khác nhau, trong đó chủ yếu là CSĐTDL công lập, ngoài công lập, doanh nghiệp du lịch. Hơn nữa, nội dung phát triển NNLDL bao gồm hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ. Vì vậy, trong phạm vi của luận án, tác giả chọn mẫu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 nghiên cứu tại các cơ sở chuyên đào tạo về du lịch tại Bộ VHTTDL4 khảo sát thêm 20 CSĐTDL công lập khác, 28 CSĐTDL ngoài công lập có tham gia đào tạo các ngành, nghề du lịch, 43 doanh nghiệp du lịch. Tác giả khảo sát tình hình HĐVĐT cho phát triển NNLDL bằng cách phát phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp, qua thư điện tử hoặc fax. 2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013 Tổng vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được tổng hợp từ các nguồn vốn đã huy động theo phạm vi. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước (nguồn vốn NSNN, nguồn dân đóng góp thông qua học phí, lệ phí, nguồn đóng góp từ cộng đồng) và nguồn vốn đầu tư ngoài nước. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được nghiên cứu đối với các CSĐTDL công lập, ngoài công lập và doanh nghiệp du lịch. 2.2.1.1. Đối với các CSĐTDL công lập Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Nguồn vốn đầu tư TT Số tiền Tỷ trọng (triệu đồng) (%) 1 Nguồn vốn đầu tư trong nước (*) 1.197.169 76,8% 2 Nguồn vốn đầu tư ngoài nước (**) 361.500 23,2% 1.558.669 100,0% Tổng cộng 3 Nguồn: (*) Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL ; (**) Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam 4 Các cơ sở du lịch thuộc Bộ VH,TT&DL hiện nay bao gồm các trường: Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng, Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt, Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 Trong tổng quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, nguồn vốn đầu tư trong nước đạt gần 1,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,8%, nguồn vốn đầu tư ngoài nước đạt hơn 361,5 tỷ đồng, chiếm 23,2% thông qua hình thức ODA. Như vậy, nguồn vốn đầu tư trong nước nước chiếm chủ yếu trong tổng vốn đầu tư.  Vốn đầu tư trong nước Tổng vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2006-2013 tăng từ hơn 108 tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 215 tỷ đồng vào năm 2013. Bình quân mỗi năm tăng gần 11%, trong đó năm 2011 so với năm 2010 tăng hơn 39%. - Nguồn vốn NSNN là nguồn vốn quan trọng đến việc hình thành, mở rộng, phát triển NNLDL. Nguồn vốn NSNN bao gồm vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển. Vốn sự nghiệp là các khoản chi thường xuyên là các khoản chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở thuộc phạm vi cấp phát vốn của NSNN, bao gồm chi cho con người, chi về nghiệp vụ chuyên môn, quản lý hành chính, mua sắm sửa chữa. Vốn đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN là việc sử dụng nguồn vốn được hình thành từ NSNN cho hoạt động đầu tư, bao gồm các khoản chi đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bao gồm xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đối với các CSĐTDL công lập, theo số liệu Bảng 2.10, nguồn vốn NSNN tăng từ hơn 73 tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 96 tỷ đồng vào năm 2013, trung bình mỗi năm tăng hơn 4%. Nguồn vốn NSNN bình quân chiếm 57% trong tổng vốn đầu tư trong nước. Quy mô nguồn vốn NSNN tăng dần trong những năm gần đây nhưng tỷ trọng lại giảm dần từ gần 68% vào năm 2006 xuống gần 45% vào năm 2013. Vốn sự nghiệp tăng từ gần 50 tỷ đồng vào năm 2006 lên gần 63 tỷ đồng vào năm 2013, bình quân cả giai đoạn chiếm khoảng gần 66%, còn lại là vốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 89 đầu tư, phát triển. Như vậy, quan điểm chi NSNN vẫn là dành cho chi thường xuyên chứ không phải chi đầu tư, phát triển. Bảng 2.10. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm TT Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 20062013 1 Tổng cộng 108.369 110.291 120.578 126.141 131.211 182.489 202.444 215.647 1.197.169 1,8% 9,3% 4,6% 4,0% 39,1% 10,9% 6,5% 10,9% 73.595 81.772 82.598 85.153 94.614 95.570 96.526 683.350 0,1% 11,1% 1,0% 3,1% 11,1% 1,0% 1,0% 4,1% % so với năm trước Nguồn vốn NSNN 2 73.521 % so với năm trước 3 Tỷ trọng (%) 67,8% 66,7% 67,8% 65,5% 64,9% 51,8% 47,2% 44,8% 57,1% Nguồn vốn ngoài NSNN 34.847 36.696 38.806 43.543 46.058 87.874 106.874 119.121 513.819 5,3% 5,7% 12,2% 5,8% 90,8% 21,6% 11,5% 21,8% 33,3% 32,2% 34,5% 35,1% 48,2% 52,8% 55,2% 42,9% % so với năm trước Tỷ trọng (%) 32,2% (Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL) Bảng 2.11. Nguồn vốn NSNN của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm T T Vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2006-2013 73.521 73.595 81.772 82.598 85.153 94.614 95.570 96.526 683.350 49.995 49.677 53.397 55.093 56.286 61.689 61.570 62.801 450.508 68,0% 67,5% 65,3% 66,7% 66,1% 65,2% 64,4% 65,1% 65,9% 23.527 23.918 28.375 27.505 28.867 32.926 34.000 33.724 232.842 32,0% 32,5% 34,7% 33,3% 33,9% 34,8% 35,6% 34,9% 34,1% NSNN 1 Tổng cộng 2 Vốn sự nghiệp Tỷ trọng (%) 3 Vốn đầu tư, phát triển Tỷ trọng (%) (Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 - Nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN Bảng 2.12: Nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Nguồn vốn ngoài 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 20062013 34.847 36.696 38.806 43.543 46.058 87.874 106.874 119.121 513.819 1 Nguồn NSNN 2 Nguồn dân đóng góp (Học phí) 25.813 27.591 29.736 32.017 34.117 74.739 92.163 102.630 418.806 Tỷ trọng (%) 74,1% 75,2% 76,6% 73,5% 74,1% 85,1% 86,2% 86,2% 81,5% Nguồn vốn khác 9.034 9.105 9.070 11.526 11.941 13.135 14.711 16.491 95.013 Tỷ trọng (%) 25,9% 24,8% 23,4% 26,5% 25,9% 14,9% 13,8% 13,8% 18,5% 3 vốn 2006 (Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL) Nguồn vốn ngoài NSNN tăng từ hơn 35 tỷ đồng vào năm 2006 lên gần 120 tỷ đồng vào năm 2013, bình quân cả giai đoạn tăng khoảng 22%, trong đó năm 2011 so với năm 2010 tăng đến gần 91%. Nguồn vốn này tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Tỷ trọng nguồn vốn ngoài NSNN tăng từ hơn 32% lên hơn 52%, bình quân cả giai đoạn chiếm khoảng 43% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy xu hướng xã hội hóa trong phát triển NNLDL do sự phát triển đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập hiện nay. Nguồn vốn ngoài NSNN cho phát triển NNLDL bao gồm các khoản đầu tư từ người học đóng góp (chủ yếu là học phí), từ các doanh nghiệp, tổ chức, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từ hoạt động sản xuất kinh doanh… Trong đó, nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN là học phí, lệ phí. + Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) Trong các nguồn vốn ngoài NSNN, nguồn từ người học đóng góp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn thu từ người học đóng góp qua đào tạo lần đầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 là chính, đào tạo lại và bồi dưỡng do CSĐTDL đóng góp. Hiện nay, chưa có một CSĐTDL nào chuyên đào tạo trình độ đại học trở lên mà chỉ có Khoa Du lịch ở một số trường đại học trên cả nước. Nguồn thu từ học phí từ các trình độ đào tạo tương ứng được tính theo công thức sau: Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí) = Số lượng học viên × Mức học phí /tháng/học viên Số tháng học × theo chương trình đào tạo Do vậy, nguồn thu từ học phí phụ thuộc vào số lượng học sinh, sinh viên (gọi tắt là học viên), mức học phí và thời gian học. Số lượng học viên5 từ hệ trung cấp nghề trở lên tuyển sinh hàng năm phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao của Bộ GDĐT. Số lượng học viên của các CSĐTDL mỗi năm tăng khoảng 5% -7% Mức học phí mà các CSĐTDL thu được quy định trong khung học phí của nhà nước. Cụ thể, từ năm 2009 trở về trước, các CSĐTDL công lập áp dụng khung học phí theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ6 . Quyết định này có hiệu lực hơn mười năm nên trong nhiều năm các CSĐTDL đã phải thu học phí dưới chi phí đào tạo. Cho đến nay, khung học phí đã được nhà nước điều chỉnh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ và được áp dụng cho năm học 2010 -2011 đến năm 20157. Mức thu học phí của các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được quy định theo từng khóa học và theo quy định của từng cơ sở đào tạo. Học phí của 5 Xem Phụ lục 13 6 Xem Phụ lục 11 7 Xem Phụ lục 12 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 các khóa bồi dưỡng được cấp từ kinh phí của Bộ VHTTDL hoặc thu theo từng khóa đào tạo. Bảng 2.13. Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí) của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm TT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hệ đào tạo 20062013 1 Cao đẳng 6.285 6.616 6.964 7.331 7.716 13.429 18.012 17.280 83.633 2 Trung cấp chuyên nghiệp 4.932 5.247 5.465 5.814 6.185 14.279 19.355 24.696 85.973 3 Cao đẳng nghề 7.250 7.796 8.382 8.917 9.589 29.965 34.368 37.794 144.061 4 Trung cấp nghề 2.940 3.063 3.190 3.323 3.462 8.413 9.390 9.218 42.999 5 Sơ cấp nghề 4.406 4.870 5.734 6.632 7.165 8.653 11.038 13.642 62.141 6 Tổng cộng 25.813 27.591 29.736 32.017 34.117 74.739 92.163 102.630 418.806 6,9% 7,8% 7,7% 6,6% 119,1% 23,3% 11,4% 26,1% % so với năm trước (Nguồn: Vụ Đào tạo; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ VHTTDL) Cơ cấu nguồn thu từ dân đóng góp (chủ yếu là học phí) chiếm khoảng 32% tổng vốn đầu tư. Từ năm 2009 trở về trước nguồn thu học phí được thực hiện theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ nên nguồn thu chỉ tăng khoảng 7% - 8% so với năm trước. Nguồn thu học phí tăng lên là do số lượng học viên tuyển sinh được từ năm 2010 trở về trước tăng, còn mức thu học phí không thay đổi. Từ năm 2011 đến nay, do áp dụng mức thu học phí Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ nên nguồn thu học phí tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, năm 2011 so với năm 2010, nguồn thu học phí tăng lên 120%, các năm sau đó tăng gần khoảng 20%, bình quân cả giai đoạn 2006 -2013 tăng hơn 26%. + Nguồn vốn khác Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nhiều CSĐTDL đã tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để tận thu, khai thác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 93 nguồn thu như cho thuê phòng học, phòng ở ký túc xá, bán sản phẩm thực hành, liên kết đào tạo. Đối với các cơ sở đào tạo công lập, nguồn thu này chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng nguồn vốn đầu tư.  Nguồn vốn ngoài nước Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư khác, nguồn vốn ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển NNLDL. Tuy nhiên, mới chỉ có nguồn vốn ODA đóng vai trò tích cực trong việc phát triển NNLDL Việt Nam và chủ yếu đầu tư cho các CSĐTDL công lập. Hiện nay, nguồn vốn FDI mới chỉ được đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch mà chưa có dự án nào đầu tư cho NNLDL. Trong tổng quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, giai đoạn 20062013 nguồn vốn đầu tư ngoài nước đạt hơn 361,5 tỷ đồng, chiếm 23,2% thông qua hình thức ODA. Theo số liệu từ Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam, cho đến 2013, có các dự án từ Chính phủ Luxembourg, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với mục tiêu phát triển toàn diện NNLDL Việt Nam, cụ thể: - Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam do EU tài trợ (năm 2004 đến năm 2010) Tổng vốn đầu tư của dự án là 12 triệu EUR, trong đó vốn ODA 10,8 triệu EUR còn lại là vốn đối ứng Mục tiêu của dự án là nâng cấp tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng đào tạo trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể là phát triển một khung tổ chức quốc gia chặt chẽ để triển khai hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch trên cơ sở định hướng của ngành và yêu cầu của doanh nghiệp; hình thành một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho 13 nghề được công nhận trong du lịch và lữ hành, đồng thời Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 triển khai, quản lý hệ thống chứng chỉ quốc gia; xây dựng áp dụng và triển khai chương trình phát triển đào tạo viên được công nhận đối với một số kỹ năng nghề quan trọng; hỗ trợ phát triển một chương trình công nhận khu vực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến tới công nhận chung các kỹ năng nghề của các quốc gia trong khu vực, tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực đào tạo du lịch; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về kỹ năng quản lý du lịch và các đề tài phát triển du lịch. - Dự án Tăng cường năng lực NNLDL và khách sạn Việt Nam do Chính Phủ Luxembourg tài trợ (năm 2010 đến năm 2012) Tổng vốn của dự án: 3.384.000 EUR, trong đó: Vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg: 2.950.000 EUR; Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 434.000 EUR Từ năm 2010 đến năm 2012, dự án “Tăng cường năng lực NNLDL và khách sạn Việt Nam" của nhà tài trợ là Chính phủ với mục tiêu: Tăng cường năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch và khách sạn cho các trường đào tạo du lịch trọng điểm tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP, Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Kết quả chủ yếu của dự án VIE/031 là: đào tạo cho 20 cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt về phát triển và quản lý của các trường đào tạo du lịch; phát triển và quản lý có hiệu quả hướng tới đạt chuẩn quốc tế cho 05 trường tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; phát triển Trường cao đẳng nghề du lịch Huế và Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist thành các trung tâm đào tạo tiêu chuẩn; phát triển mô hình chuẩn quốc gia về đào tạo thực hành của ngành Du lịch; phát triển mô hình cơ sở đào tạo nghề du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng; phát triển kỹ năng nghề và phương pháp sư phạm cho 20 giáo viên lâu năm và 90 giáo viên mới; nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 - Dự án ADB “Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng” có tổng vốn đầu tư 2,5 triệu USD Tổng ngân sách của Dự án là 11.792.000 USD tương đương 198.105,6 triệu đồng, trong đó vốn ODA: 10.000.000 USD tương đương với 168.000 triệu đồng, vốn đối ứng: 1.792.000 USD tương đương với 30.105,6 triệu đồng. Tổng số vốn dành cho phát triển NNLDL là 510.000 USD, trong đó vốn dành cho đào tạo các đào tạo viên và doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ là 237.000 USD, vốn dành cho đào tạo cán bộ nhà nước hoạt động trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến du lịch là 273.000 USD. Ngoài ra còn có các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha, Singapore, Bỉ, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Áo,...; nhiều chương trình nghiên cứu, khảo sát, tư vấn, cấp học bổng đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các khóa đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học được tổ chức. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị Đề án đề nghị Thụy Sĩ hỗ trợ đào tạo du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản trị kinh doanh và lao động có tay nghề cao; với Bộ LĐTBXH (Tổng cục Dạy nghề) đề nghị Hungaria hỗ trợ Dự án ODA cho Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng. 2.2.1.2. Đối với các cơ sở tham gia đào tạo NNLDL ngoài công lập Hiện nay, trên cả nước chưa có một cơ sở nào chuyên đào tạo ngành Du lịch, chỉ có một số cơ sở có đào tạo ngành Du lịch. Qua khảo sát, 100% các CSĐTDL ngoài công lập cho biết vốn đầu tư cho NNLDL không có vốn NSNN mà hoàn toàn là vốn ngoài NSNN, trong đó chủ yếu bao gồm nguồn vốn từ dân đóng góp qua học phí, lệ phí, còn lại là tận thu từ hoạt động kinh doanh và xã hội hóa. Như vậy, nguồn vốn từ dân đóng góp qua hình thức đóng học phí, lệ phí là nguồn vốn trang trải mọi chí phí và đảm bảo sự sống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 còn của cơ sở đào tạo, nhiều trường đây là nguồn thu duy nhất, cá biệt có trường có khoản tài trợ của nước ngoài (Đại học dân lập Thăng Long, đại học Hồng Bàng….) nhưng không đáng kể trong cơ cấu nguồn thu. Trong số các cơ sở được khảo sát thì 100% trả lời nguồn thu học phí, lệ phí là nguồn chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở. Nguồn thu học phí, lệ phí chiếm khoảng gần 90% tổng nguồn vốn đầu tư, còn lại là các nguồn thu từ dịch vụ tận thu và các nguồn khác. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư cho NNLDL của các CSĐTDL ngoài công lập giai đoạn 2006-2013 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Nguồn thu từ học phí, lệ phí được xác định theo từng ngành đào tạo, từng năm, từng hệ đào tạo. Các CSĐTDL ngoài công lập được tự chủ hoàn toàn về tài chính, do vậy mức học phí thường cao hơn rất nhiều so với mức trần học phí quy định, thường cao hơn gấp khoảng từ 2 lần - 3 lần so với mức học phí ở các trường công lập. Chẳng hạn, tại Trường Đại học Đông Đô, năm 2010, 2011, 2012, 2013 mức học phí hàng tháng/1 sinh viên lần lượt là 650.000 đồng, 720.000 đồng, 820.000 đồng, 900.000 đồng trong khi mức học phí hàng tháng trong các cơ sở đào tạo công lập là 180.000 đồng, 310.000 đồng, 395.000 đồng, 480.000 đồng. Nguồn thu học phí là nguồn chính để các cơ sở đào tạo ngoài công lập trang trải chi phí, lấy thu bù chi, tích lũy và phát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 triển quy mô đào tạo. Tuy nhiên, số lượng người học của các cơ sở ngoài công lập ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thu học phí. Trong số các cơ sở được khảo sát thì 70% cho rằng số lượng người học là yếu tố quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng đến nguồn thu học phí của đơn vị. Tiếp theo, mức thu học phí cao hơn các trường công lập là rào cản chủ yếu ảnh hưởng đến số lượng học viên. Mặt khác, ngành, nghề đào tạo, thời gian đào tạo, dạy nghề là các yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đến nguồn thu từ học phí của đơn vị. Biểu đồ 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) trong các CSĐTDL ngoài công lập (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) 2.2.1.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch Qua khảo sát, 60% doanh nghiệp đã dành vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Trong số các doanh nghiệp này khi được hỏi về hình thức phát triển NNLDL thì 81% cho rằng đào tạo tại chỗ, dạy nghiệp vụ du lịch thực thành ngay tại doanh nghiệp, còn lại hình thức đào tạo mới, bồi dưỡng, đào tạo lại chỉ chiếm 9% và 10%. Phương pháp đào tạo tại chỗ là phương pháp đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, trong đó nhân viên du lịch sẽ học được kiến thức, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ du lịch thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của nhân viên du lịch lành nghề hơn . Các dạng đào tạo tại chỗ thường là kèm cặp tại chỗ (còn gọi là đào tạo trên công việc), bao gồm: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi cố vấn, kèm cặp bởi người có kinh nghiệm hơn hoặc dạy nghiệp vụ du lịch định kỳ cho nhân viên. Ở các doanh nghiệp du lịch thường lựa chọn đào tạo tại chỗ dưới hình thức kèm cặp bởi nhân viên có kinh nghiệm hơn, họ sẽ được hưởng thêm phần phụ cấp hàng tháng cho công tác đào tạo tại chỗ này. Biểu đồ 2.5. Các hình thức phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp du lịch (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Qua khảo sát thì 100% doanh nghiệp dành dưới 10% vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Như vậy, các doanh nghiệp đã dần quan tâm đến việc phát triển NNLDL nhưng ở mức độ chưa cao, nguồn vốn đầu tư vẫn khiêm tốn. Trong số nguồn vốn đầu tư thì 100% dùng từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư do lo ngại ảnh hưởng đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL tại doanh nghiệp hầu hết được tài trợ từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng quyết định đến quy mô vốn đầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 99 tư. Hiện nay, có một số doanh nghiệp mở trung tâm đào tạo ngay tại doanh nghiệp và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật làm nơi thực hành nên huy động được nguồn vốn từ xã hội hóa qua đóng góp của người học, người dân. 2.2.2. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư được đo bằng việc so sánh giữa mức vốn đầu tư thực tế đã huy động với nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. 2.2.2.1. Đối với các CSĐTDL công lập  Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006-2013 - Nhu cầu vốn đầu tư trong nước Bảng 2.14. Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp (học phí) của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm TT Hệ đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2006-2013 1 Cao đẳng 18.771 20.324 22.368 24.592 28.551 34.357 36.991 31.392 217.346 2 Trung cấp chuyên nghiệp 19.333 21.154 23.040 25.599 30.037 32.806 39.749 44.864 236.583 3 Cao nghề 26.728 29.561 33.235 36.926 43.793 56.201 68.827 76.575 371.847 4 Trung nghề 9.467 10.143 11.047 12.019 13.808 14.767 17.519 17.891 106.662 5 Sơ cấp nghề 6.168 6.474 6.907 7.361 8.285 10.295 10.744 11.896 68.130 6 Tổng cộng 80.467 87.656 96.598 106.497 124.474 148.426 173.830 182.619 1.000.568 đẳng cấp (Nguồn: Tính toán của tác giả) Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL giai đoạn 20062013 được xác định dựa trên ba nguồn: Vốn NSNN, đóng góp của người học và từ nguồn khác (đóng góp của cộng đồng, xã hội hóa). Theo loạt bài viết về “chia sẻ chi phí” [52] trong các nguồn vốn đầu tư ở trên, nguồn NSNN chiếm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 tỷ trọng khoảng 35%, đóng góp của người học (học phí, lệ phí) chiếm khoảng 55%, đóng góp từ cộng đồng chiếm khoảng 10% nếu tỷ lệ sinh viên được đào tạo qua hệ thống giáo dục ngoài công lập là 30%-40%. Tuy nhiên, với thực trạng NNLDL được đào tạo qua hệ thống giáo dục công lập hiện nay, tác giả dự kiến tỷ lệ chia sẻ chi phí giữa nhà nước – người học – cộng đồng là 40% 50% - 10%. Bảng 2.15. Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm TT 1 Từ NSNN 2006- 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 64.374 70.125 77.278 85.198 99.579 118.741 139.064 146.095 800.454 80.467 87.656 96.598 106.497 124.474 148.426 173.830 182.619 1.000.568 16.093 17.531 19.320 21.299 24.895 29.685 34.766 36.524 200.114 160.935 175.313 193.195 212.995 248.947 296.853 347.661 365.237 2.001.135 Nguồn vốn 2012 Từ người 2 dân (học phí) 3 Từ cộng đồng 4 Tổng cộng (Nguồn: Tính toán của tác giả) Theo tính toán, học phí một năm trên một nhân lực đào tạo đại học chiếm khoảng từ 700 USD – 800 USD cho giai đoạn 2006-2013. Tỷ giá hối đoái USD/VND năm 2006, 2007 là 16.000 đồng, năm 2008 là 16.500 đồng, năm 2009 là 17.000 đồng, năm 2010 là 18.500 đồng, năm 2011 là 20.600 đồng, năm 2012 là 20.800 đồng, năm 2013 là 21.800 đồng, hệ số tính học phí giữa các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp so với đại học lần lượt là 0,8 0,7 - 0,3 thì nhu cầu vốn từ dân đóng góp qua mức học phí trên 1 học sinh, sinh viên của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 được xác định theo Phụ lục 14 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 Biểu đồ 2.6. Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 200,000 150,000 Từ NSNN 100,000 Từ người dân (học phí) 50,000 - Từ cộng đồng (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) - Nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước Trong điều kiện HNKTQT, ngoài nhiều mục tiêu khác, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nước là một trong những mục tiêu quan trọng. Nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước trong giai đoạn này chiếm khoảng 20% trong tổng vốn đầu tư, nghĩa là nếu nguồn vốn đầu tư trong nước là 2.001.135 triệu đồng thì nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước là 500.284 triệu đồng. Trong giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư ngoài nước chủ yếu được huy động thông qua hình thức ODA.  Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006 – 2013 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006-2013 được xác định bằng cách so sánh giữa vốn thực tế đã huy động và nhu cầu vốn đầu tư. So với nhu cầu, vốn đầu tư thực tế đã huy động mới đảm bảo được 62,3%, trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước đảm bảo được 59,8%, nguồn vốn huy động ngoài nước đảm bảo được 72,3%. Như vậy, nếu các CSĐTDL công lập huy động thêm được 942.750 triệu đồng thì mới đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006 – 2013. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102 Bảng 2.16. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Nguồn vốn đầu tư TT Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng) Vốn thực tế huy động (triệu đồng) Chênh lệch thực tế so với nhu cầu (triệu đồng) Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư 1 Nguồn vốn đầu tư trong nước 2.001.135 1.197.169 -803.966 59,8% 2 Nguồn vốn đầu tư ngoài nước 500.284 361.500 -138.784 72,3% 2.501.419 1.558.669 -942.750 62,3% Tổng cộng 3 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Bảng 2.17. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Năm T T Nguồn vốn 1 NSNN 2 3 4 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2006-2013 -Nhu cầu (triệu đồng) 64.374 70.125 77.278 85.198 99.579 118.741 139.064 146.095 800.454 -Thực tế (triệu đồng) 73.521 73.595 81.772 82.598 85.153 94.614 95.570 96.526 683.350 -Mức đảm bảo nhu cầu (%) 114,2% 104,9% 105,8% 96,9% 85,5% 79,7% 68,7% 66,1% 85,4% -Nhu cầu (triệu đồng) 80.467 87.656 96.598 106.497 124.474 148.426 173.830 182.619 1.000.568 -Thực tế (triệu đồng) 25.813 27.591 29.736 32.017 34.117 74.739 92.163 102.630 418.806 -Mức đảm bảo nhu cầu (%) 32,1% 31,5% 30,8% 30,1% 27,4% 50,4% 53,0% 56,2% 41,9% -Nhu cầu (triệu đồng) 16.093 17.531 19.320 21.299 24.895 29.685 34.766 36.524 200.114 -Thực tế (triệu đồng) 9.034 9.105 9.070 11.526 11.941 13.135 14.711 16.491 95.013 -Mức đảm bảo nhu cầu (%) 56,1% 51,9% 46,9% 54,1% 48,0% 44,2% 42,3% 45,2% 47,5% -Nhu cầu (triệu đồng) 160.935 175.313 193.195 212.995 248.947 296.853 347.661 365.237 2.001.135 -Thực tế (triệu đồng) 108.369 110.291 120.578 126.141 131.211 182.489 202.444 215.647 1.197.169 -Mức đảm bảo nhu cầu (%) 67,3% 62,9% 62,4% 59,2% 52,7% 61,5% 58,2% 59,0% 59,8% Từ người dân (học phí) Từ cộng đồng Tổng cộng (Nguồn: Tính toán của tác giả) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 103 Với số liệu về nhu cầu vốn đầu tư trong nước đã được xác định trong bảng 2.15 và vốn đầu tư thực tế đã huy động trong bảng 2.9, mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong nước được xác định theo Biểu đồ 2.7 và Bảng 2.17. Biểu đồ 2.7. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Nhu cầ u vốn Vốn thực tế đã huy động 1,000,568 800,454 683,350 418,806 200,114 NSNN Vốn huy động từ người dân (học phí) 95,013 Vốn huy động từ cộng đồng (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Mức vốn đầu tư trong nước huy động được trong giai đoạn 2006-2013 mới chỉ đảm bảo được gần 60% nhu cầu vốn đầu tư. Vốn NSNN đảm bảo được hơn 85% nhu cầu, trong đó mức đảm bảo nhu cầu vốn càng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với xu hướng giảm nhẹ gánh nặng cho nhà nước, NSNN giảm dần thì mức đảm bảo nhu cầu vốn từ người dân đóng góp (học phí) lại tăng dần trong những năm gần đây. Nguồn vốn từ người dân đóng góp qua mức học phí trong giai đoạn 2006 – 2013 đảm bảo được gần 42% nhu cầu. Nếu từ năm 2006, nguồn vốn từ học phí mới chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu thì từ năm 2011 đã nâng lên mức trên 50%. Ngoài hai nguồn vốn trên, nguồn vốn huy động từ cộng đồng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng với xu hướng xã hội hóa trong phát triển nhân lực hiện nay nguồn vốn này đã đáp ứng được khoảng 48%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 Như vậy, vốn đầu tư trong nước cần chưa đáp ứng đủ nhu cầu là 40,2%, trong đó vốn NSNN, vốn từ người dân qua hình thức học phí, vốn từ cộng đồng lần lượt là 14,6%, 58,1%, 52,5%. 2.2.2.2. Đối với các CSĐTDL ngoài công lập Biểu đồ 2.8. Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các cơ sở tham gia đào tạo du lịch ngoài công lập năm 2013 ≤ 20% 0% 9% >20%-40% 37% >40%-60% 43% >60%-80% 11% >80%-100% > 100% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Qua khảo sát, kết quả cho thấy 43% đơn vị cho rằng thực tế vốn đầu tư đảm bảo được từ trên 60% đến 80% nhu cầu vốn đầu tư, 37% cho rằng mới đảm bảo được từ trên 40% đến 60%, 11% cho rằng đảm bảo được trên 80% và 9% cho rằng chỉ đảm bảo được từ trên 20% đến 40%. Như vậy, chưa có cơ sở đào tạo nào đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư, hầu hết mới ở mức trên 40% đến 80%. 2.2.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch So với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp du lịch thì phần lớn vốn thực tế đáp ứng được từ trên 10% đến 30% nhu cầu vốn (63%), còn lại 20% doanh nghiệp đáp ứng được từ trên 30% đến 50%, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 đáp ứng được từ 10% trở xuống có 6% doanh nghiệp và đáp ứng trên 50% nhu cầu vốn có 11% doanh nghiệp. Biểu đồ 2.9. Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các doanh nghiệp du lịch năm 2013 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) 2.2.3. Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013 2.2.3.1. Đối với CSĐTDL công lập Bảng 2.18: Suất đầu tư từ nguồn vốn trong nước cho 1 nhân lực du lịch tại CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 TT Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2006-2013 1 Số nhân lực du lịch (người) 21.285 22.452 23.575 24.803 26.185 29.315 30.985 30.487 209.086 2 Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng) 108.369 110.291 120.578 126.141 131.211 182.489 202.444 215.647 1.197.169 3 Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch (2/1) (Triêu đồng/người) 5,1 4,9 5,1 5,1 5,0 6,2 6,5 7,1 5,7 -3,5% 4,1% -0,6% -1,5% 24,2% 5,0% 8,3% 5,1% % so với năm trước (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Vụ Đào tạo – Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ VHTTDL ) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 Giai đoạn 2006-2013, tổng vốn trong và ngoài nước là 1.558.669 triệu đồng đã được đầu tư cho 209.086 nhân lực thì bình quân cứ 1 nhân lực mỗi năm được đầu tư 7,5 triệu đồng, trong đó từ nguồn vốn trong nước là 5,7 triệu đồng, nguồn vốn ngoài nước là 1,8 triệu đồng. Để đào tạo được một nhân lực có nghiệp vụ du lịch, vốn đầu tư trong nước phải bỏ vào năm 2013 là 7,1 triệu đồng, tăng lên gần 1,4 lần so với năm 2006. Đặc biệt, năm 2011 so với năm 2010, suất đầu tư trong nước tăng lên hơn 24% do nguồn đóng góp từ người học tăng lên. Bình quân cả giai đoạn 2006-2013, suất đầu tư từ nguồn vốn trong nước 1 nhân lực du lịch là 5,7 triệu đồng/người, mỗi năm tăng khoảng 5%. 2.2.3.2. Đối với CSĐTDL ngoài công lập Biểu đồ 2.10. Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các CSĐTDL ngoài công lập năm 2013 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) Suất đầu tư trên một nhân lực du lịch thuộc các CSĐTDL ngoài công lập rất khác nhau do phụ thuộc vào mức học phí, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của từng cơ sở. Suất đầu tư cho một nhân lực du lịch năm 2013 dao động từ trên 5 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm, trong đó phổ biến (51%) ở mức từ trên 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng năm, 26% dưới 10 triệu đồng/năm và tiếp đến là mức từ trên 15 triệu đồng/năm. 2.2.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 Trong các doanh nghiệp du lịch có 40% không thực hiện các hoạt động phát triển NNLDL, 60% doanh nghiệp thực hiện hoạt động phát triển NNLDL hầu hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư và số lượng lao động lớn. 26% các doanh nghiệp có hoạt động bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ nhân lực đã dành bình quân khoảng từ 1 đến 3 triệu đồng, 20% đã dành khoảng từ trên 3 đến 5 triệu đồng cho một nhân lực du lịch. Còn lại, chỉ một số ít doanh nghiệp dành mức dưới 1 triệu đồng hoặc trên 5 triệu đồng cho phát triển NNLDL. Biểu đồ 2.11. Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp du lịch năm 2013 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013) 2.2.4. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trên thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013 Đối với các CSĐTDL công lập, giai đoạn 2006-2013 trung bình cứ 1 đồng thu nhập du lịch được tạo ra thì phải bỏ ra 0,105 đồng vốn đầu tư cho NNLDL, trong đó vốn đầu tư trong nước là 0,08 đồng và vốn đầu tư ngoài nước là 0,025 đồng. Hệ số này có xu hướng giảm dần vào những năm gần đây, biểu hiện hiệu quả đầu tư đã được nâng lên. Đối với hệ số vốn đầu tư trong nước trên thu nhập du lịch, trung bình cả giai đoạn hệ số này giảm 6,8%. Hệ số này giảm nghĩa là năng suất lao động Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 du lịch tăng lên và suất đầu tư cho một nhân lực du lịch giảm xuống. Trung bình, suất đầu tư trong nước cho một nhân lực du lịch tăng 5,1% nhưng năng suất lao động du lịch lại tăng 13,9% vì vậy làm cho hệ số vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL giảm xuống, hiệu quả vốn đầu tư trong nước vào nhân lực du lịch tăng lên. Bảng 2.19. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Năm TT Chỉ tiêu 2006-2013 1 Năng suất lao động du lịch (Triệu đồng/người) 71,2 2 Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch (Triêu đồng/người) 7,5 3 Hệ số vốn đầu tư trên thu nhập du lịch (=2/1) 0,105 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Bảng 2.20. Hệ số vốn đầu tư trong nước trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 TT 1 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 48,08 44,74 44,16 48,94 65,13 82,91 96,15 113,64 71,23 5,1 4,9 5,1 5,1 5,0 6,2 6,5 7,1 5,7 0,106 0,11 0,116 0,104 0,077 0,075 0,068 0,062 0,08 3,7% 5,5% -10,3% -26,0% -2,4% -9,5% -8,4% -6,8% 2013 Năng suất lao động du lịch (Triệu đồng/người) Suất 2 2006- 2006 đầu tư trong nước cho 1 nhân lực du lịch (Triêu đồng/người) Hệ số vốn đầu tư trong 3 nước trên thu nhập du lịch (=2/1) % so với năm trước (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong bối cảnh HNKTQT ngày càng sâu thời gian qua về cơ bản đã đạt được những thành tựu, ưu điểm đáng ghi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 nhận. Bên cạnh đó cũng có những tác động không thuận cho sự nghiệp phát triển NNLDL. 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt được  Chính sách tài chính HĐVĐT khá đồng bộ Trong thời gian qua đã đánh dấu những bước đi đột phá trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, tạo tiền đề cho HĐVĐT phát triển NNLDL nói riêng và ngành Du lịch nói chung. Nhờ có văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển đã được ban hành đã tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho nhà nước, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Nguồn vốn ngoài NSNN đã tăng lên rõ rệt nhờ có Nghị định về thay đổi mức trần học phí, nguồn vốn xã hội hóa được tăng lên.  Về quy mô và cơ cấu vốn đầu tư Quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trong các cơ sở cung cấp NNLDL giai đoạn 2006-2013 tăng lên chủ yếu là vốn đầu tư trong nước. Vốn đầu tư ngoài nước tăng lên so với trước nhưng chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Đối với các CSĐTDL công lập, nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn ngoài nước. HNKTQT đã tạo môi trường thuận lợi cho huy động nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực ngành Du lịch trong những năm qua và thu được những kết quả đáng kể cả về kinh phí, kinh nghiệm, công nghệ. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước, ngành Du lịch, cơ sở du lịch trong việc kêu gọi vốn ODA cho phát triển NNLDL, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở vừa có nguồn vốn để đầu tư, giảm gánh nặng cho vốn đầu tư trong nước mà còn tận dụng được khoa học, công nghệ tiên tiến của các nước trong phát triển NNLDL. Vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng chủ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 yếu, trong đó nguồn vốn NSNN tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần, cơ cấu vốn ngoài NSNN có xu hướng tăng lên tạo điều kiện cho các cơ sở có kinh phí để nâng cao chất lượng NNLDL, giảm gánh nặng cho nhà nước. Do nguồn thu học phí tăng lên nên tỷ trọng nguồn vốn NSNN có xu hướng giảm. Điều này cho thấy xu hướng xã hội hóa từ sự đóng góp của dân cư trong nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Nguồn thu học phí phụ thuộc vào các yếu tố: khung học phí, số lượng người học, thời gian đào tạo. Khung học phí do nhà nước quy định tăng qua các năm, nhất là năm 2011 so với năm 2010, nhà nước ban hành mức trần học phí mới cho từng cấp độ. Với khung học phí này, phần nào đã trang trải được chi phí đào tạo, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo có nguồn vốn để tái đầu tư nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Số lượng học sinh, sinh viên tại các CSĐTDL hiện nay đã có sự phân hóa rõ rệt. Tiêu chuẩn đầu ra của các ngành học về du lịch đòi hỏi kỹ năng tay nghề thực hành nhiều nên xu hướng người học đăng ký vào học các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp và đặc biệt là nghề nhiều hơn. Số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành Du lịch tại các cơ sở đào tạo tăng khoảng từ 5% đến 7% qua các năm. Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Đối với các CSĐTDL ngoài công lập mặc dù gặp khó khăn trong tuyển sinh, không được nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư nhưng đã cố gắng huy động mọi nguồn lực từ người dân, từ hoạt động tận thu, từ xã hội hóa để duy trì quy mô và chất lượng đào tạo NNLDL. Số lượng các CSĐTDL ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu về NNLDL trong điều kiện HNKTQT. Mạng lưới CSĐTDL đã phủ gần hết các tỉnh trong cả nước, tạo thuận lợi cho người học và gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Năng lực đào tạo của các CSĐTDL được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở việc đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 111 kỹ thuật, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hoàn thiện chương trình, giáo trình. Số lượng CSĐTDL tăng lên là một trong những điều kiện thuận lợi để tăng số lượng NNLDL. Nguồn vốn huy động được từ người dân qua hình thức đóng học phí cũng dễ dàng hơn. Người dân dễ chấp nhận mức học phí cao hơn các CSĐTDL công lập vì đời sống, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Việc nhà nước giảm dần nguồn hỗ trợ NSNN cho phát triển NNLDL tạo cạnh tranh bình đẳng hơn cho trường công lập và ngoài công lập. Đối với doanh nghiệp du lịch, công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn, một số doanh nghiệp du lịch đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Do đặc thù của các cơ sở du lịch này là tham gia phát triển NNLDL hầu hết dưới hình thức đào tạo lại và bồi dưỡng nên mặc dù nguồn vốn đầu tư chưa nhiều nhưng đem lại hiệu quả khá cao, hoàn thiện một cách đáng kể kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động.Thông tin về đào tạo NNLDL được công bố chính thức và luôn cập nhật, hoạt động liên kết đào tạo chặt chẽ hơn. Đã từng bước áp dụng mô hình mới về quản lý phát triển nhân lực trong quá trình xã hội hoá đào tạo phát triển nhân lực phù hợp với nhiều loại hình sở hữu, nhiều hình thức tổ chức và hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực… Bước đầu thử nghiệm việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở du lịch, nghiên cứu làm cơ sở cho việc đổi mới mô hình quản lý đào tạo phát triển NNLDL. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn tận dụng được cơ sở vật chất của doanh nghiệp làm nơi thực hành, gắn kết được lý thuyết với thực hành tại cơ sở.  Về mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư Tuy chưa đảm bảo đủ nhu cầu vốn đầu tư nhưng xu hướng những năm gần đây mức đảm bảo nhu cầu vốn tăng nhanh rõ rệt. Điều này, thể hiện nỗ lực trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau cho phát triển NNLDL nhất là nguồn từ ngoài NSNN. Nhà nước đã có điều chỉnh về khung học phí Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 làm cho nguồn vốn ngoài NSNN tăng lên, đảm bảo được đáng kể nhu cầu vốn. Đối với các CSĐTDL ngoài công lập, do mức học phí trong các CSĐTDL công lập tăng lên trong những năm gần đây nên giảm áp lực cho các CSĐTDL ngoài công lập vì chênh lệch mức học phí với CSĐTDL công lập. Hơn nữa, những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng, GDP bình quân đầu người tăng lên, người dân sẵn sàng bỏ ra mức học phí cao hơn để học tập tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các CSĐTDL ngoài công lập trong việc huy động vốn từ dân qua hình thức đóng học phí.  Về suất đầu tư và hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch Vốn đầu tư tính trên một nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013 đối với CSĐTDL công lập tăng nhanh, năm 2013 so với năm 2006 đã tăng gấp 1,4 lần, trong đó vốn ngoài NSNN tăng nhanh hơn so với NSNN. Điều này thể hiện xã hội đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến NNLDL đặc biệt là nguồn vốn từ xã hội hóa. Trong khi đó, các CSĐTDL ngoài công lập, suất đầu tư chia thành nhiều mức khác nhau nhưng chủ yếu là ở mức bằng hoặc thấp hơn mức CSĐTDL công lập. Có một số cơ sở đã đầu tư vượt bậc cho phát triển NNLDL thể hiện ở suất đầu tư khá cao. Các cơ sở mong muốn chất lượng NNLDL sẽ được nâng lên cùng với các chi phí họ bỏ ra. Sự gia tăng về số lượng các CSĐTDL ngoài công lập đã chứng tỏ hiệu quả đầu tư từ phát triển NNLDL. Mô hình phát triển CSĐTDL như một doanh nghiệp đòi hỏi các cơ sở phải tính toán từng đồng vốn họ bỏ ra sao cho vừa có hiệu quả về mặt kinh tế lại vừa có hiệu quả về mặt xã hội. Các doanh nghiệp du lịch đã ngày một quan tâm đến phát triển NNLDL. Suất đầu tư ở mức thấp trong các doanh nghiệp do chủ yếu hình thức phát triển NNLDL là đào tạo tại chỗ trong thời gian ngắn nên hiệu quả đầu tư cao. Việc các doanh nghiệp du lịch đào tạo tại chỗ NNLDL vừa nâng cao được chất lượng NNLDL vừa giảm gánh nặng cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 nhà nước thông qua nguồn vốn NSNN. Hệ số vốn đầu tư có xu hướng giảm. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước, cơ sở du lịch, người lao động đã cố gắng tiết kiệm vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 2.3.1.2. Nguyên nhân Có được những kết quả trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ VHTTDL phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010 trong đó có các CSĐTDL, quan tâm nhiều hơn đến phát triển NNLDL cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện từng bước hệ thống các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng giáo dục. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đào tạo, phát triển nhân lực du lịch đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong phát triển NNLDL, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào hoạt động phát triển NNLDL. Đảng và Nhà nước xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và các chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhân lực nói chung và NNLDL nói riêng. Luật Du lịch, các chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch đều coi phát triển NNLDL là một trong những trọng tâm ưu tiên. Các ngành, các cấp đã từng bước nhận thức đúng mức về vai trò của nhân lực trong quản lý phát triển du lịch và là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ du lịch. - Sự năng động và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xã hội hóa việc huy động nhiều nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng du lịch, đặc biệt là đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp, tự đào tạo và truyền nghề thông qua đội ngũ giám sát, đào tạo viên đã tạo điều kiện cho các CSĐTDL giảm bớt nguồn vốn từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 NSNN, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Mặt khác, đã nhanh khắc phục đáng kể sự hẫng hụt, yếu kém về kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp ở một số lĩnh vực và khu du lịch, điểm du lịch. - Nguồn cung lao động dồi dào, mạng lưới giáo dục, đào tạo du lịch được hình thành và nhanh chóng khẳng định vai trò cung cấp nhân lực được đào tạo chuyên sâu về du lịch để từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch ở từng thể loại. Hệ thống cơ sở đào tạo được tăng cường cả về số lượng và năng lực đào tạo. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn du lịch ngày càng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là đào tạo kỹ năng nghề tại các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch hoàn thiện dần. Hệ thống chương trình khung các nghề du lịch chính ở trình độ cao đẳng trở xuống được xây dựng và áp dụng thống nhất. Lực lượng giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch ngày càng tăng về số lượng và tăng cường về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng hội nhập. Chương trình liên kết trong nước và quốc tế, các chương trình bồi dưỡng, chương trình phát triển đào tạo viên và các diễn đàn trao đổi chuyên môn đã liên tục tiến hành để xây dựng một thế hệ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch lớn mạnh cả về lượng và chất. - Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển nhân lực trong nước và quốc tế được chuyển giao và tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng thông qua nhiều dự án phát triển NNLDL và dự án phát triển du lịch, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, cộng nghệ, kiến thức của người Việt Nam nói chung và nhân lực du lịch nói riêng được đánh giá là điểm mạnh trong phát triển NNLDL những năm qua. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Ngoài các kết quả đạt được nêu trên vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 2.3.2.1. Hạn chế - Đối với CSĐTDL công lập: Quy mô vốn đầu tư tăng qua các năm tuy nhiên cơ cấu vốn ngoài nước còn thấp do đầu tư vào NNLDL khó xác định hiệu quả kinh kế, thời gian đầu tư dài, không cho hiệu quả kinh tế ngay nên khó thu hút vốn đầu tư ngoài nước cho phát triển NNLDL. Vốn đầu tư từ NSNN cho NNLDL tăng về quy mô nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Đầu tư kinh phí cho đào tạo các cấp học đều thấp và có xu hướng không ổn định trong những năm gần đây. Việc giao chỉ tiêu đào tạo và cơ cấu phân bổ kinh phí đào tạo du lịch từ NSNN theo kế hoạch hàng năm có tác dụng khuyến khích tăng nhanh quy mô đào tạo đại học, cao đẳng mà chưa quan tâm, tập trung tăng đào tạo nghề du lịch. Trong khi đó việc hướng nghiệp cho người dân chưa tốt nên không chuyển dịch được cơ cấu đào tạo nhân lực theo cấp trình độ và ngành nghề đào tạo. Đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn thể hiện sự bao cấp của nhà nước vì NSNN chỉ được cấp cho các CSĐTDL công lập. Điều này làm cho các CSĐTDL công lập tiếp tục ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN, dễ gây nên hiện tượng độc quyền, bất bình đẳng trong việc hưởng thụ trợ cấp từ NSNN. Trợ cấp từ NSNN vẫn có định mức thấp và chậm được sửa đổi, bổ sung. Việc phân bổ NSNN cho các CSĐTDL công lập hiện mang tính bình quân, cào bằng, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo. Hiện nay, việc giao dự toán NSNN cho các cơ sở đào tạo nói chung và CSĐTDL được thực hiện theo cơ chế khoán, việc giao khoán được căn cứ vào khả năng của ngân sách, dự toán được giao năm trước để làm căn cứ giao khoán năm sau. Hàng năm, có sự thay đổi nhiều về số lượng, cơ cấu đào tạo, giá cả... nhưng việc giao khoán không gắn với số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo. Việc đầu tư bình quân cho học sinh, sinh viên các ngành học khác nhau với Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 116 một khoản kinh phí như nhau từ NSNN là điểm bất cập hiện nay. Với những ngành Du lịch mà nhu cầu xã hội cần nhiều, người học thích học sẽ phải chịu một cơ chế khác so với những ngành học nhà nước cần nhưng người học chưa mặn mà. Nguồn vốn từ dân đóng góp qua hình thức học phí từ năm 2009 trở về trước tăng chủ yếu là do chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm tăng. Quy định về mức thu học phí chậm thay đổi qua các năm, khung học phí từ năm 1998 đến năm 2009-2010 không thay đổi nên gây khó khăn cho các CSĐTDL công lập trong việc huy động nguồn thu học phí. Từ năm 2010-2011 đã có sự thay đổi về mức trần học phí cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội nên nguồn thu học phí tăng vọt, chủ yếu là do khung học phí tăng gấp 2 – 3 lần so với trước và số lượng học sinh, sinh viên tăng khoảng 7% đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, đối với các ngành Du lịch, chi phí đào tạo cho từng ngành khác nhau nhưng mức học phí lại cào bằng nên gây bất hợp lý cho một số ngành nghề đào tạo du lịch. Mặt khác, một số ngành đào tạo du lịch chưa có trong mã ngành đào tạo của Bộ GDĐT nên khó khăn cho các CSĐTDL trong việc tuyển sinh đầu vào. Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các CSĐTDL hiện tại vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù là tự chủ về tài chính nhưng các CSĐTDL tự chủ không được tự xác định mức học phí, vẫn phải tuân thủ mức trần học phí, vốn rất thấp được quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ sở không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực và tình hình thực tế của mình. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư cho NNLDL. Việc huy động và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế. Chậm cụ thể hoá chủ trương, chính sách định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển NNLDL. Trong số các dự án ODA đầu tư cho lĩnh vực du lịch thì chỉ có rất ít dự án đầu tư cho NNLDL. Quy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 trình và thủ tục thu hút và sử dụng vốn ODA chưa rõ ràng và còn thiếu minh bạch. Quy trình thủ tục quản lý vốn ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hoà, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch. Chưa có một dự án FDI, FII nào đầu tư cho NNLDL. Điều này thể hiện sự e ngại của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực NNLDL. Hầu hết các CSĐTDL chưa đảm bảo đủ nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Vốn đầu tư từ người dân đóng góp qua đóng học phí có nhu cầu ngày càng cao cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, tuy nhiên thực tế khung học phí đã được điều chỉnh nên mức đảm bảo vốn đầu tư từ nguồn này đã được nâng lên. Số lượng lao động có nhu cầu được đào tạo nghiệp vụ du lịch ngày càng nhiều nên nguồn vốn NSNN tính trên một nhân lực du lịch ngày càng giảm, mức đảm bảo nhu cầu vốn NSNN càng giảm. Như vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu vốn đầu tư cần phải nỗ lực rất nhiều từ nhà nước, người dân, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch và toàn xã hội cho phát triển NNLDL. Suất đầu tư cho một nhân lực du lịch trong các CSĐTDL công lập năm 2013 so với năm 2006 tăng lên 1,4 lần nhưng hệ số vốn đầu tư trên thu nhập du lịch chỉ giảm khoảng 0,4 lần. Như vậy, hiệu quả đầu tư cho phát triển NNLDL trong các CSĐTDL tăng chưa tương xứng với tốc độ đầu tư vào NNLDL của vốn đầu tư. - Đối với các CSĐTDL ngoài công lập: Nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn từ dân đóng góp qua hình thức học phí. Các CSĐTDL ngoài công lập phải hoàn toàn tự chủ tài chính, không được nhà nước hỗ trợ nguồn vốn đầu tư do đó, mức học phí cao hơn nhiều lần so với mức học phí của các CSĐTDL công lập. Chính mức học phí là rào cản lớn nhất đối với người học nên ảnh hưởng rất lớn đến số lượng người học tại các CSĐTDL ngoài công lập. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 - Đối với các doanh nghiệp du lịch: Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên để hạn chế sự luân chuyển lao động và giảm chi phí, doanh nghiệp du lịch ít chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên của mình. Các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến bồi dưỡng, đào tạo phát triển NNLDL nhưng hình thức còn hạn chế mới chỉ hầu hết dừng ở đào tạo tại chỗ. Nguồn lực tài chính dành cho phát triển NNLDL còn eo hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp du lịch hiện nay chưa thực hiện việc đóng góp kinh phí đào tạo, phát triển NNLDL khi sử dụng nhân lực từ những CSĐTDL cung cấp. Nhà nước cũng chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia tích cực, chủ động vào phát triển NNLDL nên chưa huy động được tối đa nguồn lực từ phía doanh nghiệp. 2.3.2.2. Nguyên nhân HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong những năm qua còn tồn tại những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:  Nguyên nhân chủ quan - Từ phía Nhà nước Thứ nhất, Cơ chế, chính sách chậm đổi mới: Chậm cải cách hành chính, chậm đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… là nguyên nhân chủ yếu, cản trở nhiều đến việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc, khó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để tạo sự hợp lý và bền vững của đào tạo, phát triển NNLDL. Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa cao, bồi dưỡng nhân lực khối sự nghiệp và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đều khắp cả nước. Công tác xây dựng luật pháp về đào tạo phát triển NNLDL, tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng. Cơ chế, chính sách về dạy nghề du lịch chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 trường định hướng XHCN. Chính sách tiền lương đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề chưa thỏa đáng, chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo ba cấp trình độ đào tạo nghề. Một số chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề, một số chính sách đã được ban hành nhưng việc triển khai chậm như: chính sách tín dụng, chính sách giao, cho thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với cơ sở đào tạo hoặc doanh nghiệp có CSĐTDL. Thủ tục hành chính, pháp lý còn nhiều bất cập trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong khâu phê duyệt thiết kế chi tiết, dự toán, nội dung đấu thầu còn nhiều thủ tục rườm rà làm cho thời gian kéo dài, dẫn đến việc khi dự án đi vào thực hiện có nhiều khác biệt so với ban đầu, do đó phải bổ sung và điều chỉnh dự án nhiều lần. Mô hình tổ chức triển khai dự án FDI, ODA rườm rà, qua nhiều cấp trung gian, phân công trách nhiệm không rõ ràng hoặc độc quyền và lạm quyền quyết định từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc, làm chậm giải ngân vốn, tiến độ thực hiện dự án và thất thoát vốn đầu tư. Việc bố trí vốn đối ứng còn thiếu hoặc chưa kịp thời và tâm lý dựa vào vốn đối ứng của ngân sách vẫn còn nặng. Thứ hai, Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ: Sự phối hợp quản lý giữa ngành và lãnh thổ, giữa các địa phương về đào tạo, phát triển NNLDL chưa thường xuyên chặt chẽ, dẫn đến tình trạng chồng chéo và buông lỏng trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực. Việc huy động vốn và xã hội hóa để phát triển NNLDL của một số địa phương chưa được quan tâm. Chưa có sự phối hợp liên ngành và giữa trung ương với địa phương trên mỗi vùng lãnh thổ trong tổ chức các hoạt động đào tạo phát triển NNLDL dẫn đến tình trạng có địa phương có tài nguyên du lịch, “cầu” nhân lực du lịch rất cao nhưng “cung” lại không đủ. Mặt khác, có địa phương xác định được định Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 hướng cần phát triển NNLDL nhưng thiếu vốn. Một số Luật còn mang tính bao quát chung, chưa thể hiện cụ thể những đặc thù chuyên ngành của phát triển NNLDL nên khi triển khai thực hiện gặp nhiều vấn đề vướng mắc về quản lý hành chính nhà nước đối với các hoạt động đào tạo NNLDL. Còn có những quy định pháp lý chưa thực sự tạo bình đẳng cho tất cả các CSĐTDL thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ sở công lập được ưu tiên nhiều hơn và tạo ra sự độc quyền trong quản lý và hoạt động đào tạo nhân lực do vậy chưa thực sự tạo quyền tự chủ, độc lập cho các cơ sở tham gia phát triển NNLDL. Thứ ba, Chưa có quy định và chế tài mạnh liên quan đến huy động vốn phát triển NNLDL: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến huy động vốn phát triển NNLDL chủ yếu tập trung vào những quy định về tổ chức hệ thống, chưa có những quy định và chế tài mạnh về tài chính cho phát triển NNLDL trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Chưa có khung pháp lý cho các CSĐTDL hoạt động theo hình thức kinh doanh, phi lợi nhuận hay hoạt động dưới dạng nhân đạo, phúc lợi xã hội. Chưa có những quy định, chế tài mạnh để xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các cơ sở sử dụng nhân lực (trước hết và đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, đơn vị có thu) trực tiếp tổ chức và tham gia đào tạo NNLDL. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch, làm cơ sở cho người sử dụng tuyển chọn đầu vào và cơ sở đào tạo đề ra mục tiêu đào tạo và thiết kế nội dung chương trình đào tạo, liên thông đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo dẫn đến tình trạng chất lượng bị thả nổi, kiểm định chất lượng đào tạo, gắn với yêu cầu xã hội, yêu cầu của thị trường, để so sánh quốc tế về trình độ đào tạo và trình độ NNLDL Việt Nam với các nước. Việc quản lý, kiểm định chất lượng đào tạo NNLDL còn nhiều yếu kém, tiêu chuẩn về cơ sở đào tạo, trình độ giáo viên, trình độ ngành nghề còn cũ, lạc hậu, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và không tương thích, chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới, song lại chậm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 được sửa đổi, hoặc nếu có sửa đổi thì rất chậm và mang tính chắp vá, chỉ tập trung giải quyết tình thế, mà chưa có hệ thống theo định hướng chiến lược lâu dài. - Từ phía CSĐTDL: Việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL còn hạn chế. Các CSĐTDL công lập còn chưa chủ động, tích cực khai thác các nguồn kinh phí bổ sung cho đào tạo nghề. Điều kiện dạy và học của các CSĐTDL còn nhiều khó khăn và hạn chế. Chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị của các CSĐTDL đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài, hiệu quả đầu tư khó xác định do vậy khó có sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trình độ quản lý phát triển CSĐTDL chưa theo kịp thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội, chậm đổi mới tư duy và phương thức quản lý, chậm đề ra định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô để xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong giáo dục, đào tạo nghề. Việc phát triển CSĐTDL chưa được quan tâm đúng độ, chưa đánh giá được tầm quan trọng và vai trò của của cơ sở đào tạo trong xây dựng và phát triển nhân cách, chuẩn mực xã hội, phát triển trí lực và thể lực toàn dân, trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - Từ phía cơ sở sử dụng NNLDL (doanh nghiệp du lịch): Các cơ sở sử dụng NNLDL như các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành… vẫn giữ tâm lý sử dụng miễn phí sản phẩm đào tạo của các CSĐTDL. Ở một số địa phương kém phát triển còn sử dụng lao động du lịch chưa qua đào tạo dẫn đến tình trạng làm giảm chất lượng NNLDL, kéo theo giảm chất lượng sản phẩm du lịch. Điều này dẫn đến việc xã hội hóa phát triển NNLDL chưa hiệu quả. Huy động vốn từ kênh xã hội hóa kém hiệu quả do bản thân các cơ sở sử dụng nhân lực du lịch cũng không chung tay cùng CSĐTDL đào tạo NNLDL. Mặt khác, việc đào tạo lại NNLDL ngay tại cơ sở sử dụng nhân lực du lịch cũng chưa được các cơ sở Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 này quan tâm làm nhân lực du lịch không được cập nhật kiến thức chuyên môn cho phù hợp với xu hướng du lịch trong điều kiện HNKTQT. Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều cho rằng họ không có vai trò gì trong phát triển NNLDL tại các CSĐTDL. Như vậy, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cần thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp để gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, mặt khác tận dụng nguồn vốn đầu tư từ chính những doanh nghiệp sử dụng lao động của CSĐTDL dưới hình thức “đơn đặt hàng” của những doanh nghiệp này.  Nguyên nhân khách quan - Bất ổn an ninh, chính trị, kinh tế thế giới: Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là nguyên nhân bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt đối với ngành Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Ngành Du lịch nói chung và CSĐTDL nói riêng bị cạnh tranh về dòng vốn đầu tư, về chất lượng, hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thailand, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Camphuchia đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 - Sự thay đổi nhu cầu du lịch, nhu cầu học tập: Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch và là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam vẫn chưa nắm bắt kịp xu hướng du lịch này nên sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Việc thay đổi nhu cầu du lịch của du khách có tác động mạnh mẽ đến định hướng đào tạo NNLDL của Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. Trong những năm qua giáo dục nước ta nói chung và đào tạo du lịch nói riêng chịu sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học, người lao động. Giáo dục và dạy nghề du lịch chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó. Nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người thấp, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội về du lịch tăng nhanh. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thực trạng HĐVĐT cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 được trình bày trong chương 2 bao gồm các vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất, thực trạng phát triển du lịch, NNLDL và đánh giá về thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124 Thứ hai, thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam và đánh giá tình hình HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trên các mặt kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Các nguồn vốn đầu tư khác đang dần theo xu hướng xã hội hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển nhân lực du lịch. Chương 2 đã chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của nó, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương tiếp theo. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 3.1.1.1. Cơ hội Trong điều kiện HNKTQT, ngành du lịch tăng trưởng nhanh, bền vững cùng với xu hướng tăng trưởng du lịch của khu vực và thế giới. Du lịch tăng trưởng kéo theo nhu cầu nhân lực du lịch lớn là cơ hội đối với phát triển nhân lực du lịch. Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm tới giáo dục nói chung và phát triển nhân lực du lịch nói riêng, thể hiện trong các chính sách, đặc biệt là việc tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực du lịch, mở ra cơ hội triển khai một cách bài bản, hệ thống. Kinh nghiệm đổi mới và công tác phát triển nhân lực du lịch thời gian qua là bài học quý báu cho giai đoạn tới, sự hỗ trợ của quốc tế về tài chính và kinh nghiệm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển nhân lực du lịch. Thành tựu phát triển những năm qua của ngành Du lịch vừa có thêm kinh nghiệm vừa tăng cường nguồn lực vật chất, tài chính cho công tác phát triển nhân lực nâng tầm cao mới với tính chuyên nghiệp cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và cạnh tranh. Sự đầu tư nhiều mặt của Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa những năm gần đây trong việc mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch, tăng cường năng lực sẽ phát huy hiệu quả những năm tiếp theo, thế hệ giáo viên, giảng viên mới được hình thành đại diện cho thế hệ hiện đại với kiến thức, kỹ năng cập Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 nhật, hội nhập và ngang tầm khu vực là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng đào tạo du lịch. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện, kinh nghiệm hội nhập và cạnh tranh được củng cố, cơ chế thị trường ngày càng phát huy tác dụng cùng với sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài kèm theo du nhập công nghệ và thị trường trong du lịch là cơ hội cho nhân lực du lịch phát triển và trưởng thành. Cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực hội nhập của các cơ sở đào tạo du lịch cũng sẽ có có cơ hội nâng cao. HNKTQT ngày càng sâu rộng sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư trong lĩnh vực du lịch và NNLDL ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Đó chính là những cơ hội lớn khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vốn cho phát triển NNLDL. Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Mặc dù những năm qua Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đầu tư nội địa vẫn gia tăng. Đây là cơ hội phát huy nguồn nội lực đầu tư trong nước khi mà tiềm năng nguồn vốn trong dân chưa khai thác hết. Đầu tư trong nước sẽ hướng vào lĩnh vực NNLDL đang có cơ hội phát triển. Khi việc làm bị eo hẹp do tác động của khủng hoảng thì người dân nghĩ đến việc phải đầu tư cho chính mình để có cơ hội tìm việc làm mới, đây chính là cơ hội cho phát triển các dịch vụ đào tạo và những ngành dịch vụ khác liên quan trong đó có đào tạo NNLDL. 3.1.1.2. Thách thức HNKTQT sẽ tạo áp lực rất lớn với CSĐTDL và doanh nghiệp du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Du lịch tăng trưởng tạo thêm nhiều việc làm và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu cao đối với nhân lực du lịch cần đào tạo. Nhiều kỹ năng hiếm, ngôn ngữ hiếm yêu cầu cần đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là rất khó khăn, hoặc không thể được, dẫn tới hiện tượng giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trường mới. Thu nhập của nghề du lịch có xu hướng giảm, hình ảnh nghề nghiệp có xu hướng mai một, không còn ở vị trí cao như giai đoạn đầu hội nhập nên kém hấp dẫn người học, khó thu hút được đầu vào; mức độ tận tâm, yêu nghề sẽ giảm; nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành Du lịch xu hướng tăng. Đào tạo thực hành nghề du lịch đòi hỏi công phu, hao tốn về nguyên vật liệu, thời gian, không gian dẫn tới chi phí đào tạo cao, chất lượng đào tạo khó đảm bảo. Sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại tiếp tục là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo du lịch trong các cơ sở đào tạo du lịch. Những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài và đầu tư du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn. Nhân lực được đào tạo du lịch tại các vùng sâu, vùng xa tiếp tục thiếu, yếu sẽ là thách thức lớn khi phát triển các khu du lịch mới; việc đào tạo cho dân tộc thiểu số gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa. Môi trường kinh doanh không lành mạnh dẫn tới sự khác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 biệt giữa nội dung đào tạo với việc áp dụng trong thực tế từ đó gây trở ngại sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc đào tạo thực hành. 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 có nêu rõ: “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP là một hướng quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.” Xuất phát từ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020, nắm bắt xu thế của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát huy các nguồn lực, bài học rút ra từ giai đoạn trước, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tính hiện đại, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành khác phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại tiến bộ xã hội. Tập trung phát triển du lịch theo hướng chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế. Phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước; phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp. Theo định hướng trên, mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 bao gồm:  Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.  Mục tiêu cụ thể: - Về kinh tế: Năm 2015 thu hút 7 - 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 32 - 35 triệu lượt khách nội địa; Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8,2%/năm và nội địa đạt 7,2%/năm. Năm 2020 thu hút 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45 - 48 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng khách quốc tế là 8,9%/năm, nội địa là 6,7%/năm. Phấn đấu năm 2030 thu hút 19 - 20 triệu lượt khách quốc tế và 70 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng tương ứng 5,4% và 4,1%/năm. Năm 2015 thu nhập du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, tăng 16,5%/năm; Năm 2020 thu nhập du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm. Phấn đấu năm 2030 thu nhập du lịch đạt gấp hơn 2 lần năm 2020. Năm 2015, tỷ trọng GDP du lịch chiếm 5,5 - 6% tổng GDP cả nước, tăng trưởng trung bình giai đoạn này đạt 15,1%/năm. Năm 2020, tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 - 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm. Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có vào năm 2015: 390.000 buồng lưu trú; năm 2020: 580.000 buồng lưu trú; năm 2030 có khoảng 900.000 buồng lưu trú du lịch. - Về xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Năm 2015 tạo việc làm cho khoảng trên 2,2 triệu lao động (trong đó 620 ngàn lao động trực tiếp), năm 2020 là trên 3 triệu lao động (trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp). Góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 nghị, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc; mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hưởng những giá trị tinh hoa thông qua hoạt động du lịch. - Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, góp phần giữ gìn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch và là tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng, thương hiệu du lịch 3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020  Mục tiêu tổng quát [10] Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành được đội ngũ NNLDL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền để đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch trong nước và tham gia xuất khẩu lao động làm du lịch; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiến tiến trên thế giới. Đảm bảo có được đội ngũ nhân lực trực tiếp đủ năng lực, có sức khoẻ tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có năng lực tự học, tự đào tạo cao, năng động, chủ động sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc toàn cầu, thích nghi nhanh với môi trường không ngừng biến đổi. Làm tốt vai trò là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển du lịch, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực.  Mục tiêu cụ thể - Dự báo cụ thể8: - Đến năm 2015: + Năm 2015 đạt 620.000 nhân lực trực tiếp và khoảng 1,5 triệu nhân lực gián tiếp. 8 Xem Phụ lục 10, 11, 12, 13, 14 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 + 70-80% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương được đào tạo chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc. + 60-70% đội ngũ cán bộ quản lý ở doanh nghiệp và giám sát được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch. + 60% nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn du lịch, ngoại ngữ, tin học. + 80% CSĐTDL đáp ứng yêu cầu xã hội với 80-90% giáo viên được đào tạo và chuẩn hoá; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ, hiện đại. + Xây dựng phong trào toàn dân nhận thức đầy đủ về du lịch và phát triển NNLDL. - Giai đoạn 2016-2020: Củng cố kết quả đạt được và hoàn thành từ 80 100% các chỉ tiêu đề ra nêu trên. + Về trình độ đào tạo: Phấn đấu năm 2015, toàn ngành có 3.500 người có trình độ trên đại học; 88.200 người có trình độ đại học và cao đẳng; 86.800 người có trình độ trung cấp; 133.200 người đạt trình độ sơ cấp; và 308.300 người được đào tạo dưới sơ cấp và trình độ phổ thông. Đến năm 2015 có 70-80% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch; Bồi dưỡng, đào tạo lại 60-70% giám đốc doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp du lịch có kiến thức và kỹ năng quản lý, kinh doanh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghệ ngắn hạn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 + Về trình độ ngoại ngữ và tin học: Đến năm 2020 phổ cập trình độ ngoại ngữ và tin học tương đương bằng C cho toàn bộ cán bộ quản lý, quản trị cấp phòng và tương đương trở lên, những người tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài, đảm bảo sử dụng ngoại ngữ và tin học phục vụ được yêu cầu công việc. + Về phân bố vùng miền: Cơ cấu lại sự phân bố vùng miền của đội ngũ nhân lực của ngành Du lịch, số lượng nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa và nhân lực là người dân tộc ít người. 3.2. NHU CẦU, KHẢ NĂNG VÀ QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020 Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển du lịch là 1.931 nghìn tỷ đồng (tương đương 94,2 tỷ USD theo giá hiện hành). Trong đó, vốn NSNN chiếm từ 8 – 10% (bao gồm cả vốn ODA) và nguồn vốn từ khu vực tư nhân chiếm từ 90 – 92% (bao gồm cả vốn FDI). Phân theo kỳ đầu tư, từ nay đến năm 2020 nhu cầu vốn đầu tư là 854 nghìn tỷ đồng (tương đương 42,5 tỷ USD) chiếm 44,2%, từ năm 2020 đến 2030 nhu cầu vốn đầu tư là 1.077 nghìn tỷ đồng (tương đương 51,7 tỷ USD) chiếm 55,8% [9]. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020 là một phần trong nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch. Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư phải căn cứ vào mục tiêu phát triển NNLDL, tỷ trọng chi NSNN cho NNLDL và khả năng huy động vốn ngoài NSNN, trong đó chủ yếu là nguồn đóng góp từ người học. Nhu cầu vốn đầu tư được tổng hợp từ nhu cầu vốn của từng khâu, lĩnh vực, giải pháp, dự án cho phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 3.2.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên Vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho phát triển NNLDL được xác định dựa trên số lượng nhân lực và mức chi thường xuyên tính trên một nhân lực. Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên = Số lượng nhân lực du lịch Chi phí thường xuyên × bình quân (3.1) cho 1 nhân lực  Số lượng nhân lực du lịch đến năm 2020 Bảng 3.1. Số lượng nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo đến năm 2020 Trình độ đào tạo TT Số lượng nhân lực du lịch (người) 1 Đào tạo tiến sỹ 366 2 Đào tạo thạc sỹ 5.734 3 Đại học 71.775 4 Cao đẳng 23.490 5 Trung cấp chuyên nghiệp 111.969 6 Cao đẳng nghề 35.235 7 Trung cấp nghề 1.131 8 Sơ cấp 194.000 9 Dưới sơ cấp, phổ thông 426.300 10 Tổng cộng 870.000 Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch đến năm 2015 [10], số lượng nhân lực du lịch trực tiếp vào khoảng 620.000 người và tốc độ tăng đến năm 2020 là 7%/năm với cơ cấu về trình độ đào tạo biểu hiện qua bảng 3.1. Như vậy, trong tổng nhu cầu về số lượng nhân lực du lịch đến năm 2020 thì số lượng nhân lực qua đào tạo chiếm khoảng 51%, chưa qua đào tạo (từ dưới sơ cấp, lao động phổ thông) chiếm 49%. Nhân lực qua đào tạo nghiệp vụ du lịch cần phải có lượng vốn nhất định đầu tư (đào tạo lần đầu, đào tạo lại).  Chi phí thường xuyên bình quân cho 1 nhân lực du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 Từ công thức: Học phí = Chi phí thường xuyên tối thiểu - Hỗ trợ của nhà nước [65, tr 103], chi phí thường xuyên bình quân cho 1 nhân lực du lịch được xác định dựa trên công thức: Chi phí thường xuyên = Học phí + Hỗ trợ của nhà nước (3.2) Do vậy, khi xác định chi phí thường xuyên, phải xác định được mức học phí và mức hỗ trợ của nhà nước cho chi thường xuyên. Mức chi thường xuyên bình quân một nhân lực nói chung phụ thuộc vào GDP bình quân đầu người trong từng thời kỳ. GDP bình quân đầu người Việt Nam tính đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD, theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 [64]. Như vậy, đến năm 2020, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp (theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới – WB). Theo Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam thì mức chi bình quân một sinh viên đại học giai đoạn tới chiếm khoảng 80% GDP bình quân đầu người [52]. Như vậy, với cách tính này thì mức chi bình quân một sinh viên đại học là 2.400 USD vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu đạt được con số này thì tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước phải giảm xuống và mức học phí lại tăng lên theo tỷ lệ giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25% 60% - 15% [52]. Mức học phí thể hiện sự chia sẻ thực sự chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, đủ chi lương và từng bước đảm bảo chi thường xuyên, phần còn lại của chi thường xuyên và toàn bộ chi đầu tư do nhà nước đảm nhận. Theo Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014 thì mức học phí đến năm học 2014 – 2015 trước hết là bù đắp chi phí lương, sau đó mức học phí tăng dần để bù được chi phí thường xuyên.  Nhu cầu vốn cho chi thường xuyên Áp dụng theo cách “chia sẻ chi phí” như trên, tỷ giá hối đoái USD/VND khoảng 21.000 và hệ số điều chỉnh về mức trần học phí đối với Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì mức học phí (nhu cầu vốn huy động từ dân đóng góp) được dự báo theo bảng 3.2. Bảng 3.2. Nhu cầu vốn huy động từ dân đóng góp (mức học phí) cho phát triển NNLDL đến năm 2020 Hệ đào tạo TT Mức học phí Nhu cầu vốn từ dân đóng cho một nhân lực góp (mức học phí) (Triệu đồng) (Tỷ đồng) 1. Đào tạo Tiến sỹ 75,6 28 2. Đào tạo Thạc sỹ 45,36 260 3. Đại học 30,24 2.170 4. Cao đẳng 24,192 585 5. Trung cấp chuyên nghiệp 21,168 2.370 6. Cao đẳng nghề 17,5392 6.180 7. Trung cấp nghề 15,12 17 8. Sơ cấp 9,072 2 9. Dưới sơ cấp 3,024 1.289 10. Tổng cộng 12.901 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Bảng 3.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên phát triển NNLDL đến năm 2020 Nội dung TT Nhu cầu vốn đến năm 2020 (tỷ đồng) 1 Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp 12.901 2 Nhu cầu vốn từ NSNN 5.376 3 Tổng cộng 18.277 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 136 Với tỷ lệ chia sẻ giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25% - 60% 15% [52], nhu cầu vốn chi thường xuyên cho phát triển NNLDL được tổng hợp qua bảng 3.3 3.2.1.2. Nhu cầu vốn từ xã hội hóa cho phát triển NNLDL Với cách chia sẻ chi phí giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25% - 60% - 15% [52] thì nhu cầu vốn thường xuyên chiếm 85% và từ cộng đồng (xã hội hóa) cho phát triển NNLDL chiếm 15%. Từ bảng 3.3 và theo tỷ lệ như trên, nhu cầu vốn từ xã hội hóa cho đào tạo NNLDL là 3.225 tỷ đồng, trong đó 50% kêu gọi vốn đầu tư ngoài nước. 3.2.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ phát triển NNLDL Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ phát triển NNLDL là những quy định mang tính pháp lý, định hướng về các tiêu chuẩn, điều kiện và hoạt động hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy công tác phát triển NNLDL. Nhu cầu vốn đầu tư được xác định qua Bảng 3.4 Bảng 3.4. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL đến năm 2020 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) Nội dung TT Hoàn 1 thiện hệ Tổng cộng NSNN 10 Ngoài NSNN Trong nước Ngoài nước 5 2 3 20 8 8 4 30 13 10 7 thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL 2 3 Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL Tổng cộng (Nguồn: [10])  Nhu cầu vốn đầu tư cho hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng phát triển NNLDL, nhu cầu kinh phí cho hoạt động này là 10 tỷ đồng, trong đó: 1) NSNN là 5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% thông qua NSNN hàng năm, ngân sách địa phương, ngân sách thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch 2) Doanh nghiệp tham gia đóng góp 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% 3) Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế là 3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% thông qua dự án do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, hỗ trợ của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và các tổ chức quốc tế khác.  Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL. Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL là để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển NNLDL thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dữ liệu là 20 tỷ đồng, trong đó: vốn từ NSNN là 8 tỷ đồng chiếm 40%, vốn từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế là 4 tỷ đồng chiếm 20%, còn lại là từ sự đóng góp của các cơ sở đào tạo, tổ chức và các bên tham gia vào hệ thống là 8 tỷ đồng chiếm 40%. 3.2.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL Bảng 3.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL đến năm 2020 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) Nội dung TT 1 2 3 4 Phát triển mạng lưới đào tạo du lịch Đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch Phát triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch Tổng cộng Ngoài NSNN Tổng cộng NSNN 2.090 Trong nước Ngoài nước 730 1.050 320 500 150 150 200 60 20 20 20 2.640 900 1.200 540 (Nguồn: [10]) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 Tăng cường năng lực phát triển NNLDL cần phải chú trọng: i) phát triển mạng lưới đào tạo du lịch; ii) đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch; iii) phát triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch. Xác định nhu cầu vốn đầu tư để nhằm tăng cường năng lực phát triển NNLDL là tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho từng khâu trên.  Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới đào tạo du lịch Phát triển mạng lưới đào tạo du lịch bao gồm các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học du lịch đảm bảo hiện đại, đào tạo chất lượng cao được sự công nhận rộng rãi trong và ngoài nước, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong cả nước. Mục tiêu của phát triển mạng lưới đào tạo du lịch là: 1) thành lập mới một số CSĐTDL đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhân lực về ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của từng vùng du lịch; 2) tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo hiện đại, đủ điều kiện đào tạo chất lượng cao và hội nhập khu vực; 3) tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong công tác đào tạo, xây dựng chương trình giáo trình, phát huy tính năng động và hiệu quả của mạng lưới đào tạo du lịch. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới đào tạo du lịch là 2.090 tỷ đồng, trong đó từ NSNN là 730 tỷ đồng chiếm 35% chủ yếu cho đầu tư xây dựng các trường, nguồn kinh phí huy động từ tài trợ của nước ngoài dự kiến 15% tương đương 320 tỷ đồng và huy động các nguồn khác liên kết, đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo... tương đương 50% bằng 1.050 tỷ đồng [10].  Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch Để phát triển NNLDL, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đảm bảo yêu cầu cơ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 sở đào tạo du lịch hiện đại và giảng dạy được ở các cơ sở đào tạo trong khu vực. Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng; trong đó đào tạo chuyên môn du lịch 380 tỷ đồng (chiếm 76%), đào tạo phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ 120 tỷ đồng (chiếm 24%). Nguồn vốn đầu tư từ NSNN là 150 tỷ đồng (chiếm 30%), tài trợ của nước ngoài 200 tỷ đồng (chiếm 40%) và phần còn lại là kêu gọi sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cá nhân giảng viên, giáo viên 150 tỷ đồng (chiếm 30%) [10].  Nhu cầu vốn đầu tư cho triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch Trên quan điểm đổi mới và hội nhập quốc tế, trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các chuyên ngành Du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý, tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành Du lịch và phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các CSĐTDL. Đến năm 2020, đảm bảo 80% các cơ sở đào tạo du lịch từ dạy nghề, trung cấp đến cao đẳng và đại học sử dụng khung chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng thống nhất và 80% các chuyên ngành đào tạo du lịch tại các CSĐTDL đạt được mức chuẩn khu vực về nội dung chương trình đào tạo, ít nhất 50% CSĐTDL được khu vực ASEAN công nhận về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo và kết quả đào tạo theo văn bằng, chứng chỉ. Nhu cầu vốn đầu tư cho triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch dự kiến khoảng 60 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 20 tỷ đồng (chiếm 33%), huy động tài trợ của nước ngoài thông qua việc cung cấp chuyên gia là 20 tỷ đồng (chiếm 33%), huy động tài trợ, đóng góp của các bên trong nước tham gia 20 tỷ đồng (chiếm 33%) [10]. 3.2.1.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 Đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL tập trung vào thực hiện nâng cao tính chuyên nghiệp du lịch và nhận thức du lịch.  Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch Nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch là bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng tiên tiến chuyên sâu về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao động nghiệp vụ trong ngành Du lịch thông qua hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng. Bảng 3.6. Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL đến năm 2020 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) Nội dung TT Ngoài NSNN Tổng cộng NSNN Trong nước Ngoài nước 1 Nâng cao tính chuyên nghiệp du lịch 160 60 65 35 2 Nâng cao nhận thức du lịch 10 5 3 2 3 Tổng cộng 170 65 68 37 (Nguồn: [10]) Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch dự kiến khoảng 160 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 60 tỷ đồng (chiếm 37,5%), tài trợ quốc tế là 35 tỷ đồng (chiếm 22%), đóng góp của doanh nghiệp và người học là 65 tỷ đồng (chiếm 40,5%) [10].  Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao nhận thức du lịch Nâng cao nhận thức về du lịch là nâng cao nhận thức về du lịch cho các cán bộ quản lý thuộc các ngành liên quan như công an, hải quan, ngoại giao, văn hóa... chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và giảng viên, giáo viên và học sinh phổ thông. Nhu cầu vốn đầu tư là kinh phí thực hiện tổ chức các khóa tập huấn kiến thức về du lịch, tuyên truyền phổ biến nội dung về Luật Du lịch, văn bản quy định, phát động phong trào. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 Bảng 3.7. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngoài NSNN Nội dung TT Tổng cộng NSNN Trong nước 1 Nhu cầu vốn chi thường xuyên (*) 18.277 2 Nhu cầu vốn từ xã hội hóa (*) 3.225 3 5.376 Ngoài nước 12.901 1.612,5 1.612,5 Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ 30 13 10 7 2.640 900 1.200 540 170 65 68 37 Tổng cộng 24.342 6.354 15.791,5 2.196,5 Tỷ trọng (%) 100% 26% 65% 9% phát triển nhân lực du lịch (**) 4 Tăng cường năng lực đào tạo (**) 5 Đào tạo lại, bồi dưỡng (**) 6 (Nguồn: (*) Kết quả tính toán của tác giả; (**)[10]) Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 5 tỷ đồng (chiếm 50%), hỗ trợ của ngước ngoài là 2 tỷ đồng (chiếm 20%), tài trợ của các doanh nghiệp trong nước 3 tỷ đồng (chiếm 30%). Như vậy, tổng nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn dự kiến thực hiện đến năm 2020 cho phát triển NNLDL được tổng hợp trong Bảng 3.7. Theo Bảng 3.7, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020 là 24.342 tỷ đồng trong đó vốn NSNN chiếm 26%, nguồn vốn trong nước chiếm 65% (trong đó đã bao gồm phần học phí, lệ phí), từ nguồn vốn ngoài nước là 9%. 3.2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020 3.2.2.1. Khả năng huy động vốn từ dân (Học phí) Nếu mỗi năm mức học phí tăng 24% [48] so với mức học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ thì mức học phí/tháng/sinh viên đại học ngành Du lịch đến năm 2020 là 2.363.000 đồng. Dựa vào hệ số điều Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 chỉnh học phí của các hệ đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp, dưới sơ cấp lần lượt là 2,5 – 1,5 – 1,0 – 0,8 – 0,7 – 0,75 – 0,7 – 0,3 – 0,1 khả năng huy động vốn từ người dân qua mức đóng học phí được biểu hiện theo bảng 3.8: Bảng 3.8. Khả năng huy động vốn từ người dân qua mức đóng học phí cho phát triển NNLDL đến năm 2020 Khả năng huy động vốn từ người dân (học phí) (Tỷ đồng) Hệ đào tạo TT 1. Đào tạo tiến sỹ 21,6 2. Đào tạo thạc sỹ 203,2 3. Đại học 1.696 4. Cao đẳng 5. Trung cấp chuyên nghiệp 1.852 6. Cao đẳng nghề 624,4 7. Trung cấp nghề 18,7 8. Sơ cấp 1,4 9. Dưới sơ cấp, phổ thông 444 1.007,3 Tổng cộng 10. 5.868,6 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 3.2.2.2. Khả năng huy động vốn NSNN Tiến tới khoản đóng góp của người học cùng với hỗ trợ từ nhà nước có thể bù đắp được chi thường xuyên, tiến tới bù đắp được chi thường xuyên. Đến năm 2020, khả năng từ đóng góp của người học có thể bù đắp được 70% chi thường xuyên thì khả năng huy động vốn NSNN sẽ là 30%. Nghĩa là nếu nguồn vốn từ người học đóng góp là 5.868,6 tỷ đồng thì nguồn vốn NSNN là 2.515,114 tỷ đồng 3.2.2.3. Khả năng huy động vốn các nguồn khác Khả năng huy động vốn từ các nguồn khác ngoài nguồn huy động từ nhà nước, từ dân chiếm khoảng 15% [51]. Như vậy, nếu khả năng huy động vốn cho phát triển NNLDL từ NSNN là 2.515,114 tỷ đồng, từ người dân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 thông qua đóng học phí là 5.868,6 tỷ đồng thì khả năng huy động từ các nguồn khác là 1.676,742 tỷ đồng. 3.2.2.4. Khả năng HĐVĐT cho phát triển NNLDL đến năm 2020 Khả năng huy động vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020 được xác định như sau: Bảng 3.9. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020 TT Nguồn vốn Nhu cầu vốn Khả năng huy (tỷ đồng) động vốn (tỷ đồng) Khả năng Số vốn cần huy động thêm huy động vốn Số tiền so với nhu cầu (tỷ đồng) (%) % 1 NSNN 6.354 2.515,114 39,6 3.838,886 60,4 2 Ngoài NSNN 17.988 7.545,342 41,9 10.443,657 58,1 2.1 Học phí 12.901 5.868,6 45,5 7.033,4 54,5 2.2 Nguồn vốn khác 5.087 1.676,742 33,0 3.410,257 67,0 Tổng cộng 24.342 10.060,456 41,3 14.281,544 58,7 3 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL là 24.342 tỷ đồng, trong khi đó khả năng huy động vốn là 10.060,456 tỷ đồng chỉ mới đáp ứng được 41,3% nhu cầu. Như vậy, cần thiết phải huy động thêm 14.281,544 tỷ đồng, tương đương 58,7% thì mới đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Trong đó, khả năng huy động vốn NSNN là 2.515,114 tỷ đồng, đáp ứng được 39,6% nhu cầu, khả năng huy động vốn ngoài NSNN là 7.545,342 tỷ đồng, đáp ứng được 41,9% nhu cầu. Để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển NNLDL cần phải huy động thêm 3.838,886 tỷ đồng vốn NSNN và 10.443,657 tỷ đồng vốn ngoài NSNN (bao gồm vốn từ người dân, xã hội hóa và tài trợ nước ngoài) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 3.2.3. Quan điểm cơ bản về huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 Phát triển NNLDL là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển du lịch, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 hình thành được NNLDL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, quan điểm về huy động vốn phát triển NNLDL như sau: - Một là, đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển NNLDL Các CSĐTDL chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, huy động vốn từ người dân, tổ chức. Đối với việc huy động vốn từ người dân: nhà nước có cơ chế, chính sách mạnh để tăng cường huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực du lịch bằng các hình thức như xây dựng mức học phí phù hợp cho từng ngành nghề du lịch, trực tiếp đầu tư xây dựng CSĐTDL, góp vốn, mua công trái, hình thành các loại quỹ khuyến học của cộng đồng. Đối với việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức: Pháp lý hóa trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch đối với sự phát triển của nhân lực du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tăng đầu tư kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực. Mở rộng hình thức đào tạo nhân lực du lịch theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 Đối với việc huy động các nguồn vốn nước ngoài: Tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển nhân lực. Tập trung các nguồn vốn ODA, FDI để xây dựng các CSĐTDL (trường đại học, trường dạy nghề) đạt trình độ quốc tế. - Hai là, về cơ bản, NSNN vẫn là nguồn lực quan trọng đóng góp vào công cuộc phát triển NNLDL đến năm 2020 bên cạnh một số nguồn lực khác. Xây dựng kế hoạch phân bổ NSNN theo hướng tập trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đào tạo nhân lực du lịch theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện bình đẳng xã hội. Tăng đầu tư phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm hệ thống đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cơ cấu chi NSNN đổi mới theo hướng tăng cường đầu tư cho con người. Kết hợp các nguồn lực tài chính nhà nước để ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất đào tạo du lịch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong các lĩnh vực du lịch. - Ba là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ NSNN và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc tế. Xúc tiến, thu hút một số trường đại học, dạy nghề du lịch có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Hợp tác quốc tế đào tạo giảng viên du lịch (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ở trong nước và nước ngoài) ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, giảng viên dạy nghề các cấp. Đẩy mạnh hợp tác với các nước có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước [10]. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: 3.3.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020 3.3.1.1. Phát huy vai trò của NSNN cho phát triển NNLDL Việt Nam Nguồn vốn NSNN vẫn là nguồn vốn mang tính chất quyết định đến đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam. Cần bổ sung, sửa đổi những nội dung về phân bổ, sử dụng NSNN cho phát triển NNLDL theo hướng đa dạng hoá đối tượng thụ hưởng, chuyển mạnh sang cơ chế cấp ngân sách căn cứ vào kết quả đầu ra của phát triển NNLDL. Xây dựng chính sách hỗ trợ từ NSNN cho các chương trình đào tạo du lịch trọng điểm và các ngành đào tạo trọng điểm của quốc gia. Giai đoạn tới cần tập trung vào việc đổi mới phương thức xây dựng kế hoạch phân bổ và sử dụng ngân sách cho phát triển NNLDL, nhằm thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng NSNN, tăng cường giám sát hoạt động chi tiêu NSNN đối với các CSĐTDL, gắn phân bổ chi thường xuyên với nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp sau: a) Đổi mới phương thức phân bổ, cấp phát NSNN cho chi thường xuyên phát triển NNLDL NSNN giữ vai trò quan trọng, bên cạnh một số nguồn lực khác trong đầu tư phát triển NNLDL. Xây dựng kế hoạch phân bổ NSNN đảm bảo mức chi cho phát triển NNLDL, đồng thời, hàng năm dành một khoản ngân sách để đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở xã hội hóa lĩnh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 vực GDĐT theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và cơ quan ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc phân bổ, giám sát việc thực hiện dự toán NSNN chi cho đào tạo và dạy nghề du lịch hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. NSNN cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất của các CSĐTDL, mua sắm các trang thiết bị dạy nghề theo chiều sâu và có trọng tâm trọng điểm. Trong điều kiện NSNN có hạn, Nhà nước chỉ dùng tiền ngân sách để đầu tư thành lập mới một số trường công lập du lịch tại những địa bàn còn khó khăn. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng tư thục du lịch tại các tỉnh, thành phố có điều kiện. Ưu tiên dành NSNN tập trung đầu tư thành lập mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật các trường đại học và cao đẳng truyền thống đào đạo du lịch. Nhà nước cần ban hành chính sách và cơ chế khuyến khích các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hợp tác, liên doanh để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, thực hiện hoạt động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng cường năng lực tài chính cho các CSĐTDL. Quy định các CSĐTDL phải có cơ sở thực nghiệm, thực hành nghề để người học có điều kiện gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn. Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên theo nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ đào tạo NNLDL chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cấp thiết phát triển du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Đảm bảo học sinh, sinh viên chính quy trong các CSĐTDL công lập được hưởng nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước theo các tiêu chí: ngành nghề đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 vùng, miền đặt địa điểm và số lượng sinh viên chính quy quy đổi. Phân bổ NSNN cho các CSĐTDL phải theo các tiêu chí, cụ thể như sau: - Phân bổ NSNN theo tiêu chí hệ số quy đổi sinh viên dài hạn: Ưu tiên phân bổ NSNN cho hệ đại học và giảm dần hệ số này với các hệ cao đẳng và trung cấp NSNN phân bổ cho các CSĐTDL theo tiêu chí hệ số quy đổi sinh viên về sinh viên dài hạn chính quy quy đổi như sau: Sinh viên hệ đại học dài hạn chính quy: hệ số 1 Sinh viên hệ cao đẳng dài hạn chính quy: hệ số 0,8 Học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp: hệ số 0,7 - Phân bổ NSNN theo tiêu chí hệ số hỗ trợ của NSNN: Hệ số hỗ trợ của NSNN theo khối ngành đào tạo và theo chất lượng đào tạo. Phân bổ NSNN theo tiêu chí chất lượng đào tạo của CSĐTDL được đánh giá căn cứ vào hệ số giảng viên/100 sinh viên dài hạn chính quy quy đổi và tỷ lệ % giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên trên tổng số giảng viên. Nếu CSĐTDL có chất lượng đào tạo trung bình thì có hệ số 1 và hệ số 1,2 – 1,5 – 2,0 cao hơn nếu CSĐTDL có chất lượng khá, tốt, xuất sắc. - Phân bổ NSNN theo tiêu chí vùng, miền: Ưu tiên các CSĐTDL tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Nếu CSĐTDL đặt ở các vùng Trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long thì được hưởng hệ số 1,2, đặt ở các địa điểm khác thì hưởng hệ số 1. Cấp phát NSNN cho các CSĐTDL công lập chuyển sang cơ chế đặt hàng đào tạo và dạy nghề, đấu thầu chỉ tiêu đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Ưu tiên đối với những CSĐTDL đạt chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở đào tạo và dạy nghề đặc thù, cơ sở đào tạo và dạy nghề dân tộc nội trú, ngành, nghề đào tạo khó tuyển sinh, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149 đào tạo và dạy nghề cho người năng khiếu, người tàn tật, nghề công nghệ cao, nghề trọng điểm. b) Sử dụng NSNN cho phát triển NNLDL có hiệu quả Sử dụng NSNN để đầu tư tập trung đồng bộ theo ngành, nghề để hình thành hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch các cấp chất lượng cao. NSNN hỗ trợ đầu tư cho các CSĐTDL công lập ở các tỉnh khó khăn. Đối với các CSĐTDL khó thực hiện xã hội hoá, NSNN cần đầu tư, xây dựng định mức chi phí đào tạo, chi xây dựng chương trình khung, xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình cho các ngành, chuyên ngành Du lịch phổ biến. NSNN tập trung cho các lĩnh vực nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa dạy tiếng Anh và công nghệ thông tin, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, xây dựng chuẩn danh mục trang thiết bị giảng dạy du lịch, đặt hàng đào tạo cho các ngành khó tuyển sinh mà thị trường có nhu cầu và những nghề nhà nước ưu tiên phát triển. Cần hỗ trợ học sinh, sinh viên học nghề du lịch gắn với nông thôn của các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo và dạy nghề du lịch, xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng công lập, xây dựng tiêu chuẩn và biên soạn đề thi kỹ năng nghề, xây dựng các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề du lịch cho người lao động. c) Kiểm tra, giám sát và nâng cao hiệu quả nguồn vốn NSNN - Xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ tại các CSĐTDL trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Xây dựng bộ chỉ tiêu và quy trình đánh giá hiệu quả chi NSNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN - Vận dụng và sử dụng có hiệu quả quyền tự chủ về mức chi, nội dung chi phân bổ NSNN. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao được nguồn thu trong các CSĐTDL, góp phần phát triển NNLDL. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 3.3.1.2. Tích cực khai thác nguồn vốn ngoài NSNN Đến năm 2020, nhu cầu về vốn đầu tư ngoài NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn vốn này được coi là nguồn vốn tiềm năng cần được khai thác triệt để. Nguồn vốn từ NSNN nên được ưu tiên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, còn lại các yếu tố khác nên được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa. Một số giải pháp cụ thể như sau:  Nâng cao nguồn vốn từ dân đóng góp qua hình thức học phí, lệ phí So với nhu cầu, hiện tại vốn đầu tư từ người dân đóng góp chưa đáp ứng đủ, do vậy giai đoạn tới cần thiết phải tích cực khai thác nguồn này sao cho vừa tăng quy mô vừa đảm bảo cơ cấu vốn mục tiêu vừa đảm bảo nâng cao được hiệu quả đầu tư. Muốn nâng cao được nguồn vốn huy động từ dân qua hình thức thu học phí, lệ phí thì trước hết cần thu hút được số lượng học sinh, sinh viên học nghề du lịch. Giai đoạn tới cần xây dựng và thực hiện định hướng cơ cấu ngành đào tạo, dạy nghề du lịch. Bộ VHTTDL sẽ chủ trì phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH công khai cơ cấu ngành đào tạo của mạng lưới CSĐTDL toàn quốc để các cơ sở đào tạo điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, dạy nghề phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, xã hội và người học có thể tự điều chỉnh nguyện vọng chọn ngành học, nghề học vừa phù hợp với cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, xã hội. Căn cứ cơ cấu ngành, nghề đào tạo, dạy nghề du lịch thực tế và định hướng nhu cầu NNLDL của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước để mở ngành, mở nghề tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế để điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề đào tạo du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Căn cứ các tiêu chí để các CSĐTDL tự xác định quy mô tuyển sinh hàng năm theo hướng vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo chủ động cho các cơ sở đào tạo mà Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 sẽ ban hành, Bộ VHTTDL cần cụ thể hoá và hướng dẫn và tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù đào tạo về du lịch. Bộ VHTTDL cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, với các cơ quan chủ quản của các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch để tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo thực hiện đúng các điều kiện tuyển sinh đảm bảo chất lượng đào tạo. Cần đánh giá và dự báo nhu cầu lao động trong ngành Du lịch, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, cho phép các cơ sở đào tạo nghề tại các doanh nghiệp được phép chiêu sinh đào tạo ngoài chỉ tiêu của nhà nước, có thu phí theo quy định của nhà nước và được miễn thuế dạy nghề. Tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành những chính sách khuyến khích học sinh học nghề đi đôi với các chính sách khuyến khích phát triển lao động có kỹ thuật, công nhân lành nghề, bậc cao, làm thay đổi căn bản định hướng giá trị xã hội của công tác đào tạo nghề, các chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề, nhất là với những nghề có tính đặc thù cao như ngành Du lịch. Đối với các CSĐTDL công lập, từ khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thì các CSĐTDL công lập được tự chủ về mức chi, mức thu. Thu học phí không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, hỗ trợ cho nguồn NSNN mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội trong việc nêu cao tự giác của người dân khi hưởng dịch vụ đào tạo NNLDL. Một vấn đề bất cập là các cơ sở này chưa được tự chủ hoàn toàn về mức thu học phí mà chỉ được thu học phí theo khung học phí mà nhà nước quy định. Các cơ sở đào tạo không được thu học phí cao hơn mức trần trong khung học phí đã được quy định, do vậy nguồn vốn huy động được từ học phí phụ thuộc vào số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo. Mặc dù từ sau Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, khung học phí tăng làm cho mức thu học phí của các cơ sở đào tạo công lập tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong từng CSĐTDL, những ngành nghề đào tạo khác nhau với chi phí đào tạo khác nhau thì vẫn thu đồng đều một mức học phí cho nên dẫn đến tình trạng có những ngành mức học phí không đủ bù đắp chi phí đào tạo, trong khi có ngành thì chênh lệch thu – chi quá lớn. Do vậy, nên có một khung học phí linh hoạt cho các cơ sở đào tạo áp dụng đối với từng ngành, nghề đào tạo, đảm bảo cho các cơ sở đào tạo đủ bù đắp chi phí đào tạo và đảm bảo quyền lợi của người học. Vì vậy, đối với các CSĐTDL công lập vẫn cần có khung học phí nhưng rộng hơn để các CSĐTDL chủ động áp dụng đối với từng ngành, nghề, hệ đào tạo. Từ kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn về tự chủ ở các nước, quyền tự chủ cho các CSĐTDL cần được giao đồng bộ, bao gồm tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên, tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính, tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, nguồn tài chính. Các khía cạnh này liên quan chặt chẽ với nhau, nếu không có được quyền tự chủ trong mặt này thì quyền tự chủ ở các mặt khác không thể phát huy đầy đủ được. Khi được giao tự chủ về tài chính thì cần được giao quyền chủ động trong tuyển sinh, xây dựng mức thu học phí và các khoản thu. Hiện nay, các CSĐTDL đang tuyển sinh theo chỉ tiêu được giao nên không được tự quyết định số lượng tuyển sinh cho phù hợp với năng lực hiện có và nhu cầu xã hội. Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các CSĐTDL cần được thống nhất, nhất quán và cùng được cập nhật ở các văn bản quản lý khác nhau, để các CSĐTDL có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó, tránh tình trạng trao quyền tự chủ nhưng vẫn bị trói buộc bởi cơ chế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 Các CSĐTDL thực hiện chương trình đào tạo, dạy nghề chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Quán triệt và đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, xây dựng chính sách, cơ chế tạo môi trường pháp lý để các CSĐTDL hoạt động tự chủ, độc lập, giảm sự can thiệp và bao cấp của nhà nước, gắn kết quả cuối cùng với thực tế nhu cầu của xã hội. Xây dựng Nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo NNLDL (doanh nghiệp đào tạo nhân lực) và về các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. CSĐTDL ngoài công lập được hoàn toàn tự chủ về tài chính, đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi phí. Hiện nay, không có một khung học phí bắt buộc nào quy định cho các CSĐTDL ngoài công lập, mức học phí thường cao hơn rất nhiều so với mức học phí trong các CSĐTDL công lập. Điều này tạo điều kiện cho các cơ sở có nguồn để trang trải chi phí, hiện đại hóa, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên. Đây chính là động lực cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập phải nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được chuẩn đầu ra trong điều kiện HNKTQT. Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể về trần học phí nên các CSĐTDL ngoài công lập có thể tự đưa ra mức học phí không phù hợp với chất lượng đào tạo. Nhà nước nên có quy định rõ ràng về mô hình, chế độ tài chính, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và cơ sở đào tạo hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Hơn nữa, nên quy định điều kiện, thủ tục chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập sang ngoài công lập, thủ tục cổ phần hóa các cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp có vốn nhà nước. Các CSĐTDL ngoài công lập cần được nhà nước hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất như cho vay ưu đãi, cấp đất xây dựng (không thu thuế đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập…) trong những năm đầu đi vào hoạt động. Tiếp tục thực hiện và kịp thời Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 sửa đổi, bổ sung những chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, lãi suất, đất đai… bình đẳng chung đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo du lịch không phân biệt công lập, ngoài công lập để khuyến khích phát triển nhân lực du lịch. Trong điều kiện HNKTQThiện nay, các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch muốn huy động được nguồn vốn lớn từ thu học phí thì phải nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề từng bước tạo nên thương hiệu trên thị trường để thu hút học sinh, sinh viên và học viên khác.  Đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ xã hội hóa (ngoài học phí, lệ phí) cho phát triển NNLDL Để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, tăng cường HĐVĐT từ xã hội hóa du lịch là xu thế tất yếu của các CSĐTDL trong điều kiện HNKTQT hiện nay. Mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội có trách nhiệm phát triển NNLDL, thu hút mạnh các doanh nghiệp tham gia phát triển NNLDL. Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với các CSĐTDL, nhất là các cơ sở đào tạo ngoài công lập trong việc thực hiện xã hội hóa như chính sách thuế, đất đai như có chính sách tạo quỹ đất và giao đất miễn phí cho các CSĐTDL được chấp thuận theo quy hoạch, ưu đãi thuế cho giáo dục nói chung và đào tạo du lịch nói riêng ở mức cao nhất. Nhà nước có chính sách khuyến khích (ưu đãi tín dụng, thuế, hỗ trợ ngân sách đào tạo…) để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển đào tạo, dạy nghề du lịch dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở đào tạo, dạy nghề; liên kết với các cơ sở đào tạo, dạy nghề để sinh viên, học sinh được thực tập và giáo viên, giảng viên được kiến tập nâng cao tay nghề; có chính sách huy động doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo khi tiếp nhận lao động qua đào tạo, dạy nghề nghề vào làm việc. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 Thứ hai, Khai thác có hiệu quả quỹ đào tạo của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch. Đào tạo lại nhân lực du lịch tại doanh nghiệp du lịch được gọi là đào tạo “tại chỗ”. Việc thực hiện đào tạo “tại chỗ” NNLDL của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch đã góp phần nâng cao chất lượng NNLDL. Các tổ chức, doanh nghiệp du lịch đào tạo NNLDL bằng cách thành lập các cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành ngay tại nơi hoạt động. NNLDL đòi hỏi kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn qua đào tạo thực hành nên việc các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo “tại chỗ” sẽ tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật, làm gắn kết giữa lý thuyết – thực hành nghề du lịch. Cơ sở du lịch sử dụng quỹ đào tạo để đào tạo chuyên sâu ngay tại cơ sở. Mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết của các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo. Với việc đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch cho đào tạo phát triển NNLDL như đã nêu trên sẽ đạt được mục tiêu đào tạo nghề du lịch theo nhu cầu xã hội, đảm bảo có NNLDL theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện HNKTQT. Thứ ba, phát triển NNLDL rất cần sự quan tâm, tài trợ của các tổ chức, cá nhân thông qua việc trao học bổng, hỗ trợ tài năng, thưởng cho các sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó. Với sự nghiệp đào tạo NNLDL, cần có các quỹ hỗ trợ, chia sẻ nguồn kinh phí đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch. Các CSĐTDL là nơi cung cấp NNLDL cho các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nên để gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cần có hợp đồng đào tạo về tiêu chuẩn đầu ra của học sinh, sinh viên khi ra trường của các tổ chức sử dụng lao động. Việc hợp tác giữa CSĐTDL và doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện để xây dựng mô hình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 đào tạo kép, đào tạo song tuyến như ở một số nước trên thế giới về đào tạo NNLDL. Thứ tư, CSĐTDL thực hiện xã hội hóa được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ cán bộ, giáo viên, người lao động, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo khác, doanh nghiệp du lịch, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở thực hành nghề du lịch, gắn kết lý thuyết và thực hành, tích lũy kinh nghiệm đào tạo NNLDL tiên tiến của các nước trên thế giới. Cần sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề theo hướng thông thoáng, thuận lợi về thủ tục, điều kiện đầu tư nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho dạy nghề, ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển đào tạo, dạy nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phát triển chương trình, học liệu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên. Xây dựng chương trình cổ phần hoá các cơ sở đào tạo công lập, trước hết là các trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm đạt được, tiếp tục triển khai rộng rãi cổ phần hoá cơ sở đào tạo công lập trên phạm vi cả nước trong những năm tiếp theo để đến năm 2020 về cơ bản hệ thống đào tạo nhân lực vận hành theo cơ chế thị trường. Xã hội hoá hoạt động đào tạo NNLDL không chỉ là công việc của ngành giáo dục, ngành du lịch mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước. Trong khi NSNN dành cho giáo dục còn hạn hẹp, xã hội hoá hoạt động đào tạo NNLDL là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hoá hoạt động đào tạo NNLDL nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá hoạt động đào tạo NNLDL còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.  Đa dạng hóa nguồn tài chính từ nguồn vốn khấu hao và các dịch vụ tận thu Vốn đầu tư được huy động từ nội bộ các CSĐTDL bao gồm nguồn vốn khấu hao, khoản thu từ dịch vụ ứng dụng. Nguồn vốn này làm giảm gánh nặng cho NSNN và người dân qua khoản thu học phí. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích các cơ sở đào tạo thành lập doanh nghiệp kinh doanh, các cơ sở thực hành các ngành nghề du lịch mà các cơ sở hiện đang đào tạo, qua đó có thể cung cấp các sản phẩm du lịch mà học sinh, sinh viên đã thực hành ra thị trường, tạo thêm nguồn thu cho cơ sở đào tạo. Các sản phẩm du lịch này có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không là sự phản hồi chính xác nhất cho sự đào tạo đúng hướng, gắn với thực tiễn, thúc đẩy các cơ sở hoàn thiện cách thức đào tạo theo nhu cầu xã hội. Hình thức này tạo điều kiện cho các CSĐTDL ứng dụng được các kết quả nghiên cứu, thực nghiệm vào thực tiễn, hình thành mô hình đào tạo – nghiên cứu khoa học – sản xuất ứng dụng. Khi vốn đầu tư của NSNN còn hạn hẹp, nguồn vốn tự bổ sung từ nội bộ các CSĐTDL là một nguồn không nhỏ góp phần giải quyết nhu cầu phát triển về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, đời sống cán bộ, giáo viên.  Mở rộng hình thức tín dụng cho đào tạo du lịch Hiện nay, Chính phủ đã và đang có chương trình “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên” thông qua Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Theo Quyết định này, học sinh, sinh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 viên thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học với lãi suất ưu đãi từ quỹ tín dụng học sinh, sinh viên. Để đảm bảo quỹ tín dụng này được ổn định và tăng trưởng cần mở rộng nguồn thu và quản lý chặt chẽ khoản chi của quỹ. Ngoài nguồn hỗ trợ từ NSNN, nguồn thu của quỹ cần có sự đóng góp từ các đối tượng khác như người sử dụng lao động đã qua đào tạo, ngân hàng thương mại. Cần quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi từ quỹ tránh thất thoát trong quá trình thực hiện. Đối với các khoản cho vay từ quỹ, phải đúng mục đích, đối tượng. Mục đích của khoản cho vay là hỗ trợ khó khăn về tài chính cho học sinh, sinh viên. Đối tượng được cho vay là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch. Việc thu hồi các khoản cho vay phải được giám sát chặt chẽ và kịp thời, nhất là đối với các đối tượng sau khi tốt nghiệp. Đối với các CSĐTDL, việc mở rộng các hình thức tín dụng học đường gián tiếp nâng cao nguồn thu từ học phí, lệ phí tạo điều kiện tốt hơn về nguồn vốn đầu tư cho các CSĐTDL. Ngoài ra, các CSĐTDL nên huy động vốn tín dụng và sử dụng nguồn vốn này vào phát triển nguồn nhân lực. Đối với các doanh nghiệp du lịch, việc đào tạo lại, đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Nguồn vốn sử dụng cho đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nên được bổ sung từ nguồn vốn tín dụng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay vốn từ ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. 3.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020 Nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng, không những đáp ứng một lượng vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế nói chung cho phát triển NNLDL nói riêng mà còn tạo cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ và mở rộng thị trường du lịch. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 159 Cơ cấu vốn ngoài nước chiếm trong tổng vốn đầu tư còn chiếm tỷ trọng nhỏ và mới chỉ tập trung ở các cơ sở du lịch công lập, đối với các CSĐTDL ngoài công lập thì vốn đầu tư ngoài nước hầu như không có, đối với các doanh nghiệp du lịch thì vốn đầu tư ngoài nước hầu hết chỉ tập trung vào cơ sở vật chất. Do vậy, trong giai đoạn tới, HNKTQT càng sâu rộng hơn, cần tăng cường huy động thêm vốn đầu tư ngoài nước, giảm bớt gánh nặng nguồn vốn đầu tư trong nước. 3.3.2.1. Tăng cường huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA Thứ nhất, phải có quan điểm đúng đắn về nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA mặc dù có một tỷ lệ không hoàn lại nhưng phần lớn là vốn vay. Nếu khó khăn trong việc trả các khoản vay này sẽ tăng gánh nặng nợ cho quốc gia. Do vậy, cần nhận thức đúng đắn về nguồn vốn ODA từ đó có kế hoạch thẩm định dự án cho phát triển NNLDL một cách cẩn thận và khoa học, lập kế hoạch trả nợ một cách chi tiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Phải coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng. Thứ hai, cần gắn kết và lồng ghép một cách đồng bộ chiến lược và kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho phát triển NNLDL với Chiến lược phát triển du lịch, Chiến lược phát triển NNLDL Việt Nam, các chính sách và quy hoạch phát triển ngành, vùng và quốc gia cũng như các kế hoạch dài hạn và hàng năm. Để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, hệ thống văn bản pháp quy phải được thay đổi theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao. Thứ ba, lãi suất vay của ODA thường thấp nhưng ngày càng có xu hướng tăng và lãi suất này là lãi suất vay ngoại tệ nên khi tính lãi suất thực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 160 phải tính đến sự giảm giá của đồng nội tệ. Do vậy, khi đàm phán vay vốn ODA cần tính trên lãi suất thực để có mức lãi suất thỏa thuận phù hợp. Thứ tư, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ODA. Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở ngành, cũng như do thời gian chuẩn bị đầu tư thường kéo dài từ 2-3 năm, nên dễ ảnh hưởng bởi lạm phát cao. 3.3.2.2. Tích cực thu hút vốn FDI cho phát triển NNLDL Bộ KHĐT cần thu hút dự án đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc vào lĩnh vực du lịch và dành phần vốn cho phát triển NNLDL. Cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa nguồn cung vốn, nhất là "gọi" đầu tư từ những đối tác lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... bên cạnh việc tranh thủ gọi vốn từ khu vực EU, Trung Đông, vốn nhiều tiềm năng, nhưng đầu tư vào Việt Nam còn khiêm tốn. Các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ những tồn tại về quy định liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng để tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế hậu kiểm, giám sát và quản lý với các dự án đầu tư nước ngoài phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi có hiệu quả chức năng kiểm tra, giám sát. Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định trong một văn bản ở cấp đạo luật nhằm tránh tình trạng phát sinh nguy cơ chồng chéo, cấp phép tràn lan, khi việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương. Những yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông, nhất là giải phóng mặt bằng sẽ được từng bước tháo gỡ với sự kết hợp giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Tăng tốc xây dựng và đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề, trong đó có nghề du lịch để tăng số lượng lao động có tay nghề và kiến thức theo yêu cầu của các dự án. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161 Tiếp thị thu hút đầu tư nước ngoài vào đào tạo NNLDL Việt Nam, đầu tư cho tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của ngành Du lịch. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo NNLDL gồm: quản trị, dạy nghề, đào tạo chuyên sâu theo cấp độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Để thực hiện được những giải pháp HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT, cần có những điều kiện sau: 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đa dạng hóa vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam Cần thiết phải tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách, cơ chế và các văn bản quy phạm pháp luật đầu tư, tài chính trong lĩnh vực đào tạo và phát triển NNLDL Việt Nam. Bổ sung những quy định và cơ chế để phối hợp, liên kết giữa cơ quan quản lý về du lịch với CSĐTDL và cơ sở sử dụng NNLDL. Ban hành chính sách góp phần xoá bỏ tình trạng cơ sở đào tạo NNLDL thể hiện sự độc quyền, chưa gắn với nhu cầu xã hội, cơ sở sử dụng NNLDL không quan tâm đến đào tạo và bồi dưỡng NNLDL. Ban hành cơ chế tạo ra sự cạnh tranh trong đào tạo NNLDL, có quy định kiểm soát được chất lượng đào tạo và định hướng đào tạo và liên kết giữa đào tạo và sử dụng NNLDL. Bổ sung các chính sách chuyển từ định hướng tập trung khuyến khích tăng nhanh về số lượng quy mô đào tạo NNLDL, sang quan tâm đầy đủ đến cải thiện cơ cấu, nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo, tăng quá nhanh quy mô đào tạo phải đi liền với đảm bảo đầy đủ những điều kiện đào tạo. Ban hành chính sách với tầm nhìn dài hạn về cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và cơ cấu ngành, nghề đào tạo du lịch. Chuyển những chính sách vẫn còn mang khá nặng tính chất kế hoạch hoá tập trung sang chính sách trao mạnh quyền tự chủ. Khẩn trương có những Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 162 chính sách và cơ chế đổi mới các cơ sở đào tạo khu vực công lập. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển đào tạo ngoài công lập, sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện hành cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chuyển dần việc kế hoạch hoá cứng nhắc theo kiểu giao chỉ tiêu tuyển sinh kể cả cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập, khuyến khích phát triển rộng rãi các hình thức đào tạo nhân lực gắn với yêu cầu của thị trường lao động để huy động được tiềm lực. Đối với các CSĐTDL công lập cũng nên có cơ chế cấp ngân sách cho đào tạo hàng năm dựa vào số lượng tuyển sinh. Có chính sách thoả đáng và hiệu quả để gắn kết các cơ sở đào tạo NNLDL với cơ sở sử dụng nhân lực và với hoạt động nghiên cứu khoa học. Ban hành những chính sách thiết thực, hiệu quả để khuyến khích phát triển đào tạo NNLDL ở các vùng nông thôn, miền núi và tổ chức triển khai hiệu quả, tăng cường quản lý hoạt động đào tạo, có chính sách và cơ chế, biện pháp cụ thể giảm bớt sự cách biệt về chất lượng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo NNLDL ở khu vực đô thị và một số vùng đồng bằng và các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực ở cùng sâu, vùng xa. 3.4.2. Hoàn thiện chính sách đối với phát triển NNLDL 3.4.2.1. Chính sách đối với người học và người dạy  Chính sách đối với người học Việc điều chỉnh chính sách đối với người học sẽ tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tại các CSĐTDL, từ đó CSĐTDL có cơ hội để nâng cao nguồn thu, nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài các chính sách hiện hành đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo cần bổ sung một số chính sách cho các đối tượng sau: - Đối tượng lao động nông thôn: Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 163 tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề du lịch cho lao động chưa có nghề ở đô thị học trình độ sơ cấp và học nghề dưới 03 tháng: Đối với người được hưởng chính sách người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật được hỗ trợ; đối với người thuộc hộ cận nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% mức thu nhập của hộ nghèo; đối với các đối tượng còn lại được hỗ trợ với mức tối đa bằng 1/3 nhóm đối tượng thứ nhất (các mức hỗ trợ trên được xác định cụ thể theo từng nghề đào tạo và thời gian học nghề thực tế). - Hoàn trả học phí đào tạo cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp được tuyển dụng làm giáo viên, hướng dẫn nghề (tối thiểu 5 năm đối với giáo viên dạy cao đẳng nghề và 3 năm đối với giáo viên dạy trung cấp nghề) theo quy định của Nhà nước. - Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề du lịch cho bộ đội xuất ngũ thực hiện theo Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/10/2009 về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. - Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/07/2008 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015" cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề du lịch khi các thanh niên học nghề du lịch. - Chính sách hỗ trợ đào tạo du lịch cho phụ nữ thực hiện theo Quyết định số 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/02/2010 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015". - Bổ sung đối tượng người học là thương binh, người khuyết tật đang theo học tại các cơ sở dạy nghề được hưởng học bổng chính sách đối với học Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 164 sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg, ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; - Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội quy định tại Quyết định số 1194/2001/QĐ-TTg, ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên và dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập bằng 70% lương tối thiểu. - Cử sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển đối với những nghề du lịch mà trong nước chưa đào tạo được.  Chính sách đối với người dạy Giảng viên, giáo viên đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo và được hưởng thêm các chính sách sau: - Giảng viên, giáo viên đạt 3 tiêu chuẩn trình độ đào tạo, trình độ kỹ năng nghề và sư phạm dạy nghề được hưởng thêm phụ cấp trên lương cơ bản. - Nhà nước cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch công lập và tư thục sử dụng, cử đi tham dự khoá học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng, mức chi thực tế tùy thuộc từng khoá học. - Hỗ trợ chi phí ăn, ở cho giáo viên, giảng viên đi thực tiễn, kiến tập tối thiểu theo chế độ công tác phí của Nhà nước. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 165 - Giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch được cử đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài bằng nguồn NSNN theo hợp đồng đào tạo. 3.4.2.2. Chính sách về đất đai đối với CSĐTDL và trung tâm dạy nghề du lịch - Các Tỉnh, Thành phố cần căn cứ quy hoạch phát triển NNLDL, quy hoạch mạng lưới CSĐTDL của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn để xác định nhu cầu về đất đai và hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp du lịch đảm bảo quỹ đất theo quy định. - Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai đối với CSĐTDL, điều chỉnh, bổ sung những điểm mới cho phù hợp với thực tiễn. Các ngành, địa phương khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên dành đất ở những vị trí thuận tiện và cấp đất cho các CSĐTDL theo đúng định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở. Các CSĐTDL được miễn thuế sử dụng đất và miễn giảm tiền thuê đất. - Theo định mức bình quân mỗi học sinh, sinh viên cần diện tích tối thiểu là 65m2 theo quy định của Bộ GDĐT và dự kiến quy mô sinh viên, học sinh du lịch của năm 2015 và 2020 để tính ra diện tích đất. Để tiến tới hình thành các khu đào tạo tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh như ở Phố Hiến (Hưng Yên), Bắc Ninh, Hòa Lạc, Hà Nam, Nam Định hay Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., còn cần diện tích đất cho cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, cửa hàng, các cơ sở thực nghiệm, luyện tập, thực hành… - Từ định hướng quy hoạch mạng lưới các CSĐTDL (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề...) trên địa bàn của 6 vùng, mỗi tỉnh, thành phố cần rà soát lại quỹ đất dành cho các CSĐTDL. Các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện cho các trường, các nhà đầu tư triển khai xây dựng trường ngay khi có chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ (đối với Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 166 trường đại học), của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH (đối với trường cao đẳng) và của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và người đứng đầu cơ sở đào tạo trung cấp về du lịch. - Trong những trường hợp đối với từng dự án cụ thể đầu tư xây dựng CSĐTDL cần được nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào. 3.4.2.3. Chính sách đối với người lao động qua đào tạo và học nghề du lịch - Xây dựng và ban hành chính sách tiền lương cơ bản tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo và với từng bậc nghề quốc gia (theo 5 bậc nghề). - Nhà nước hỗ trợ tối đa 80% chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động từ nay đến năm 2015 và 50% chí phí trong giai đoạn 2016 - 2020. Các chính sách hỗ trợ người học, giáo viên, cơ sở đào tạo, dạy nghề, người lao động qua đào tạo, học nghề quy định trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ. 3.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch Ðể hội nhập quốc tế, NNLDL Việt Nam phải đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường lao động du lịch trong khu vực và thế giới. Ðào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam phải đổi mới từ cơ chế quản lý đến quá trình đào tạo, tiếp thu những ưu điểm của các mô hình dạy nghề du lịch hiện đại của các nước, tạo đột phá về chất lượng dạy nghề du lịch. Ðể thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và các nước phát triển, các nước có nhiều kinh nghiệm, thành công trong đào tạo nghề du lịch cho doanh nghiệp du lịch. Lựa chọn hình thức hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước về mô hình đào tạo nhân lực du lịch, áp dụng mô hình đào tạo nhân lực du lịch gắn với doanh nghiệp, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 167 hợp tác xây dựng chuẩn đào tạo hướng tới công nhận kỹ năng nghề du lịch của lao động giữa các nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. NNLDL có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở những dự báo về nhu cầu NNLDL, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam và quan điểm về phát triển NNLDL Việt Nam, tác giả đề xuất những giải pháp về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Khi Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới để phát triển NNLDL đòi hỏi hệ thống nhiều các giải pháp hơn nữa. Trong chương 3, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với những nội dung cơ bản nhất, bức xúc nhất nhằm góp phần phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 168 D. KẾT LUẬN Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Tại Việt Nam, du lịch đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu phát triển du lịch đạt được vừa qua rất đáng khích lệ, tuy nhiên du lịch đang gặp những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có yếu tố về nhân lực. NNLDL có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều năm qua, ngành Du lịch đã có những cố gắng huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nhân lực. Công tác phát triển NNLDL mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết. Bài toán về vốn là mấu chốt cho mọi quyết định của phát triển NNLDL. Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án tiến sỹ của tác giả với đề tài “HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT” đã hoàn thành những vấn đề sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 169 - Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề về du lịch, NNLDL, vốn đầu tư, HĐVĐT, các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020. - Tham khảo kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam và tình hình huy động vốn cho phát triển NNLDL Việt nam từ năm 2006 đến năm 2013 từ đó đưa ra nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Trên cơ sở những dự báo về nhu cầu NNLDL, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam và quan điểm về phát triển NNLDL Việt Nam, tác giả đề xuất những giải pháp về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Những giải pháp trên cần có những điều kiện thực hiện về cơ chế, chính sách, định hướng về cơ cấu đào tạo cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên phát triển NNLDL cũng liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau. Muốn phát triển được NNLDL có chất lượng phù hợp với sự tiến bộ của nền văn minh thế giới, theo kịp được tốc độ phát triển của quá trình HNKTQT đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, trong đó ngành Du lịch là then chốt. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 E. DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Kinh nghiệm HĐVĐT phát triển NNLDL và bài học vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 9/2014 2. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Giải bài toán vốn trong nước phát triển NNLDL, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 10/2013 3. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Du lịch Việt Nam: Năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Thuế, số 1/2013 4. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Xã hội hóa – kênh huy động vốn hiệu quả phát triển NNLDL Việt Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 10/2013 5. Đinh Thị Hải Hậu (2010), Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 7/2010. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Áng (2008), Đề tài khoa học cấp Bộ “Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam”, Bộ GDĐT 2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện HNKTQT, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 3. Nguyễn Thị Bằng (1996), Luận án PTS Kinh tế “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam”, Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009- 2014 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Quyết định 281/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/3/2007 về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập. phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 7. VHTTDL(2002), Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam” Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8. VHTTDL(2006), Đề tài khoa học cấp Bộ“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” 9. VHTTDL(2010), Quyết định Số 3146/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt nội dung đề cương Đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020. tầm nhìn đến năm 2030". 10. VHTTDL(2011), Quy hoạch phát triển NNLDL giai đoạn 2011 – 2020 11. VHTTDL(2008), Hội thảo quốc gia lần I "Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội". 12. VHTTDL(2010), Hội thảo quốc gia lần II "Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội". 13. VHTTDL(2010), Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án "Tăng cường năng lực NNLDL và Khách sạn Việt Nam - VLE/031" 14. Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 2/2009. 15. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 16. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 17. Hoàng Văn Châu (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 38/2009 18. Chính Phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19. Chính Phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2001 Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. 20. Chính Phủ (2008), Quyết định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường 21. Chính Phủ (2006), Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 22. Chính Phủ (2007), Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/12008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 23. Chính Phủ (2007), Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 11/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. 24. Chính Phủ (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 25. Chính Phủ, Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 của Chính phủ về việc triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực cho các Bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2011-2020. 26. Thủ Tướng Chính Phủ (2013), Quyết định về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch và chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 27. Phùng Lê Dung, Đỗ Hoàng Điệp (2009), “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2/2009 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 29. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 30. David Begg (2012), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê 31. Eddystone C. Nebel III, Van Nostrand Reinhold (1997), Quản lý khách sạn , NXB Trẻ TP HCM 32. Hồ Việt Hà (2013), Đề tài khoa học “Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, Bộ VHTTDL 33. Trần Sơn Hải (2012), Luận án tiến sỹ “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Học viện Hành chính 34. Trần Quang Hảo (2008), “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển NNLDL”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4/2008 35. Nguyễn Ngọc Hiến (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 36. Trần Việt Hùng (2013), Nguyên tắc chi phí và lợi ích đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 6/2013 37. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 38. Nguyễn Thùy Linh (2014), Gỡ “nút thắt” về tài chính giáo dục đại học, Tạp chí Tài chính, số 2/2014 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39. Nguyễn Văn Lưu (2014), Phát triển NNLDL - Yếu tố quyết định sự phát triển của Du lịch Việt Nam 40. Nguyễn Văn Lưu (2013), Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 41. Michael J.Boella – Steven Goss – Turner (2007), Quản lý nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khách sạn 42. Trần Thị Mai (2009), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Lao động 43. Lục Bội Minh (1996), Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Thượng Hải 44. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh 45. Vũ Đức Minh (2007), Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Thương mại 46. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (2005), Một số vấn đề về phát triển của Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Thế giới 47. Niên giám thống kê (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012), NXB Thống kê 48. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2010). Giáo trình Kinh tế đầu tư. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 49. Phùng Xuân Nhạ, Phạm Xuân Hoan, (2012), Chi phí, lợi ích đầu tư cho giáo dục đại học Việt Nam và lộ trình cải cách học phí theo nhóm ngành, Tạp chí phát triển kinh tế, số 264, tháng 10/2012, Đại học Kinh tế TP.HCM. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50. Bùi Văn Nhơn (2008), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 51. Quốc Hội, Luật Du lịch, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Cán bộ, công chức, Luật Đầu tư và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật nêu trên. 52. Phạm Phụ (2014), Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Hội thảo “Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 53. Lê Phước Thanh (2007), Luận án tiến sỹ kinh tế Giải pháp huy động vốn phát triển khu kinh tế mở Chu Lai. Học viện Tài chính 54. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 55. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 56. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 57. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 58. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. 60. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015". 61. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015". 62. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010". 63. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. 64. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định Số 304/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 Phê duyệt đề án “Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia” 65. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc Dân 66. Tổng cục Du lịch (2002), Đề tài khoa học “Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam” 67. Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” 68. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 2001 – 2010, Nhà xuất bản Thống kê Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69. Nguyễn Văn Tuấn (2013), Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13/2013 70. Đỗ Thị Thanh Vân (2010), Luận án tiến sỹ kinh tế Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt nam, Học viện Tài chính 71. Đàm Đức Vượng (2010), Đề tài khoa học cấp nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam Giai đoạn 2011 – 2020”– Viện khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực 72. Văn kiện đại hội Đảng Khóa IX, X, XI 73. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo kết quả giám sát số 329/BCUBTVQH12 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học 74. Chu Văn Yêm (2004), Luận án tiến sỹ kinh tế Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Học viện Tài chính 75. Các Website: http://chinhphu.vn - Cổng thông tin điện tử Chính phủ www.tourism.edu.vn - Phát triển NNLDL www.itdr.org.vn - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch www.voer.edu.vn - Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam www.mof.gov.vn - Bộ Tài chính www.cinet.gov.vn - Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch www.moet.gov.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo www.mpi.gov.vn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư II. Tài liệu Tiếng Anh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76. Soh, Juliana Kheng Mei (2008), Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia, The Berkeley Electronic Press 77. Denney G. Rutherford, Michael J. O’Fallon (2007), Hotel management and operations, Nhà xuất bản Wiley Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 G. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam 2006-2013 Đơn vị: nghìn lượt người (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; Tổng cục Du lịch) Phụ lục 2. Số cơ sở lưu trú từ năm 2006 đến năm 2013 Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 3. Số buồng khách sạn từ năm 2006 đến năm 2013 Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL Phụ lục 4. Thu nhập du lịch 2006-2013 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 5. Số liệu các cơ sở tham gia đào tạo du lịch (tính đến tháng 8/2010) STT Cơ sở tham gia đào tạo du lịch Số lượng (cơ sở) Ghi chú 1 Trường đại học 62 2 Trường cao đẳng 80 Trong đó có 8 trường cao đẳng nghề 3 Trường trung cấp 117 Trong đó có 12 trung cấp nghề 4 Khác 25 Bao gồm 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề Tổng 284 Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phụ lục 6. Số liệu về đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên và cán bộ quản lý đào tạo du lịch STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.460 28,2 1 Số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu 2 Số lượng giáo viên, giảng viên thỉnh giảng 600 11,6 2 Số lượng cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo 540 10,4 3 Số lượng đào tạo viên du lịch Tổng 2.579 49,8 5.179 100 Ghi chú Có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam Ghi chú : Số liệu đến 8/2010 Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 7. Phân loại giảng viên, giáo viên đào tạo du lịch theo độ tuổi năm 2010 Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 8. Bản đồ phân bổ cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 9. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 70,0 2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25,0 40,0 55,0 3. Số sinh viên đại học - cao đẳng trên 10.000 dân (sinh viên) 200 300 400 4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế (trường) - 5 > 10 5. Số trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế (trường) - - >4 - Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế 15.000 18.000 20.000 - Giảng viên đại học, cao đẳng 77.500 100.000 160.000 - Khoa học - công nghệ 40.000 60.000 100.000 - Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000 - Tài chính - ngân hàng 70.000 100.000 120.000 - Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000 73 74 75 > 1,61 > 1,63 > 1,65 17,5 < 10,0 < 5,0 I. Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động 6. Nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá (người) II. Nâng cao thể lực nhân lực 1. Tuổi thọ trung bình (năm) 2. Chiều cao trung bình thanh niên (mét) 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 10. Phương hướng phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị tính: Triệu người TT 1. 1.1 1.2 2. 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3. 3.1 3.2 3.3 Năm Nhân lực Tổng số nhân lực Trong đó: Nhân lực qua đào tạo Nhân lực qua đào tạo Trong đó: Nhân lực qua đào tạo nghề Nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục đào tạo Nhân lực theo bậc đào tạo Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng Trong đó: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo: Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học và sau đại học Dịch vụ Trong đó: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo: Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học và sau đại học Nông, lâm, ngư nghiệp Trong đó: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo: Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học và sau đại học Năm 2015 Năm 2020 55 30,5 63 44 23,5 7 34,4 9,6 18 7 2 3,3 0,2 23,7 12 3 5 0,3 15 21 76,0% 66,5% 23,5% 4,0% 6% 16 80% 56% 33,5% 4,0% 6,5% 19 80% 45,0% 25% 7,5% 22,5% 25 triệu người 88% 37,0% 23,0% 12,0% 27,5% 24 triệu người 28,0% 73,0% 19% 6,5% 1,5% 50,0% 69,5% 22,5% 6,0% 2,0% Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 11. Khung học phí áp dụng cho các cơ sở đào tạo công lập từ năm 1998 đến 2009 Khung học phí (đồng/tháng/học viên) Trình độ đào tạo TT 1 Dạy nghề 20.000 - 120.000 2 Trung học chuyên nghiệp 15.000 - 100.000 3 Cao đẳng 40.000 - 150.000 4 Đại học 50.000 - 180.000 5 Đào tạo thạc sĩ 75.000 - 200.000 6 Đào tạo tiến sĩ 100.000 - 250.000 Nguồn: Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ Phụ lục 12. Mức trần học phí áp dụng đối với các trường công lập tham gia đào tạo ngành Du lịch từ năm 2010 đến 2015 Đơn vị: nghìn đồng/tháng/học viên Năm học 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - Hệ đào tạo 2011 2012 2013 2014 2015 Đào tạo Tiến sỹ 775 987,5 1.200 1.412,5 1.625 Đào tạo Thạc sỹ 465 592,5 720 847,5 975 Đại học 310 395 480 565 650 Cao đẳng 248 316 384 452 520 Trung cấp chuyên nghiệp 217 276,5 336 395,5 455 Cao đẳng nghề 300 320 340 360 380 Trung cấp nghề 280 300 310 330 350 Nguồn: Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 13. Số lượng học viên trung bình hàng năm của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: người Nguồn: Vụ Đào tạo - Bộ VHTTDL Phụ lục 14. Nhu cầu vốn từ dân đóng góp qua mức học phí trên 1 học sinh, sinh viên của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng/học sinh, sinh viên TT Hệ đào tạo Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 4.480 4.608 4.818 5.032 5.550 6.345 6.490 6.976 3.920 4.032 4.216 4.403 4.856 4.986 5.678 6.104 1 Cao đẳng 2 Trung cấp nghiệp 3 Cao đẳng nghề 4.424 4.550 4.758 4.969 5.481 5.627 6.408 6.889 4 Trung cấp nghề 3.864 3.974 4.156 4.340 4.787 4.915 5.597 6.017 5 Sơ cấp nghề 1.680 1.728 1.807 1.887 2.081 2.379 2.434 2.616 chuyên Nguồn: Tính toán của tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 15. Nhu cầu NNLDL đến năm 2020 (Theo trình độ đào tạo) Đơn vị tính: Người STT Dự báo cho Năm Chỉ tiêu 2010 2015 2020 460.000 620.000 870.000 1 Tổng số lao động du lịch 2 Trình độ trên đại học 2.300 3.500 6.100 3 Trình độ đại học, cao đẳng 66.700 88.200 130.500 4 Trình độ trung cấp 78.200 86.800 113.100 5 Trình độ sơ cấp 101.200 133.200 194.000 211.600 308.300 426.300 6 Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Phụ lục 16. Dự báo nhu cầu NNLDL giai đoạn 2011-2015 (Theo trình độ đào tạo) Đơn vị tính: Người Dự báo theo năm (giai đoạn 2011-2015) TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 490.000 520.000 550.000 590.000 620.000 2.500 2.810 3.080 3.420 3.500 1 Tổng số nhân lực 2 Trình độ trên đại học 3 Trình độ đại học, cao đẳng 71.980 77.270 82.720 89.800 88.200 4 Trình độ trung cấp 84.280 90.480 96.800 105.020 86.800 5 Trình độ sơ cấp 108.780 116.480 124.300 134.520 133.200 222.460 232.960 243.100 257.240 308.300 Trình độ dưới sơ cấp 6 (đào tạo tại chỗ, truyền nghề, huấn luyện ngắn hạn) Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 17. Nhu cầu NNLDL đến năm 2020 (Theo vị trí làm việc và ngành nghề) Đơn vị tính: Người Dự báo cho Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2015 2020 460.000 620.000 870.000 3.630 4.000 5.800 31.330 40.700 55.100 425.040 575.300 809.100 1-Lễ tân 35.580 44.470 60.680 2-Phục vụ buồng 52.020 80.480 113.270 3-Phục vụ bàn, bar 77.820 101.540 141.600 4-Nhân viên chế biến món ăn 34.170 51.490 72.820 5-Hướng dẫn viên 17.470 35.040 52.590 - - - 24.310 35.320 52.590 183.670 226.960 315.550 232.760 295.800 408.900 63.480 78.700 113.100 163.760 245.500 348.000 STT 1 Tổng số NNLDL Phân theo vị trí làm việc 2 3 Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 4 Đã (sẽ) được cấp thẻ Chưa được cấp thẻ 6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch 7-Nhân viên khác Phân theo ngành nghề kinh doanh 5 Khách sạn, nhà hàng 6 Lữ hành, vận chuyển du lịch 7 Dịch vụ khác Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 18. Dự báo nhu cầu NNLDL giai đoạn 2011-2015 (Theo vị trí làm việc và ngành nghề) Đơn vị tính: Người Dự báo theo năm (giai đoạn 2011-2015) Chỉ tiêu TT 1 Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 490.000 520.000 550.000 590.000 620.000 3.720 3.800 3.850 3.950 4.000 33.080 34.840 36.580 39.060 40.700 Nhân lực nghiệp vụ ở nghề chính 453.200 481.360 509.570 546.990 575.300 1-Lễ tân 37.620 38.990 40.260 42.120 44.470 2-Phục vụ buồng 55.740 61.610 68.280 75.480 80.480 3-Phục vụ bàn, bar 82.480 86.640 90.700 96.270 101.540 4-Nhân viên chế biến món ăn 37.160 40.430 43.820 48.140 51.490 5-Hướng dẫn viên 19.940 23.590 27.520 31.730 35.040 6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch 26.290 28.400 30.570 33.370 35.320 7-Nhân viên khác 193.970 201.700 208.420 219.880 35.320 Tổng số nhân lực Phân theo vị trí làm việc 2 3 Nhân lực quản lý nhà nước Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) 4 Phân theo ngành nghề kinh doanh 5 Khách sạn, nhà hàng 245.000 256.880 268.400 284.380 295.800 6 Lữ hành, vận chuyển du lịch 66.150 68.640 70.400 73.750 78.700 7 Dịch vụ khác 178.850 194.480 211.200 231.870 245.500 Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 19. Dự báo nhu cầu NNLDL đến 2020 (Theo Vùng Du lịch) Đơn vị tính: Người Dự báo cho STT 1 Chỉ tiêu Tổng số nhân lực Trong đó nhân lực qua đào tạo 2 % tăng % tăng 2011- 2016- Năm Năm Năm 2010 2015 2020 2015 2020 460.000 620.000 870.000 6,2 7,0 293.200 406.100 577.100 6,7 7,3 Phân theo từng vùng du lịch 2.1 Trung du và miền núi phía Bắc 25.000 38.400 60.000 8,9 9,3 2.2 Đồng bằng Sông Hồng 95.100 124.100 170.000 5,5 6,6 2.3 Bắc Trung Bộ 27.100 40.400 62.600 8,3 9,1 2.4 Duyên hải Nam Trung Bộ 18.100 28.800 45.600 9,8 9,6 2.5 Tây Nguyên 10.000 17.500 29.600 11,9 11,1 2.6 Đông Nam Bộ 103.800 134.000 172.900 5,3 5,3 2.7 Đồng bằng Sông Cửu Long 14.100 22.900 36.400 10,2 9,7 Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 20. Dự báo nhu cầu NNLDL giai đoạn 2011 - 2015 (Theo Vùng Du lịch) Đơn vị tính: Người Dự báo cho năm STT 1 Chỉ tiêu Tổng số nhân lực Trong đó số nhân lực phải qua đào tạo nghiệp vụ 2011 2012 2013 2014 2015 490.000 520.000 550.000 590.000 620.000 314.100 334.900 356.400 384.100 406.100 2 Phân theo vùng du lịch 2.1 Trung du và miền núi phía Bắc 27.330 29.810 32.440 35.720 38.400 2.2 Đồng bằng Sông Hồng 100.830 106.160 111.550 119.070 124.100 2.3 Bắc Trung Bộ 29.200 31.480 34.210 37.260 40.400 2.4 Duyên hải Nam Trung Bộ 20.100 22.100 23.880 26.500 28.800 2.5 Tây Nguyên 11.310 12.730 13.900 15.750 17.500 2.6 Đông Nam Bộ 109.940 115.540 121.530 129.060 134.000 2.7 Đồng bằng Sông Cửu Long 15.390 17.080 18.890 20.740 22.900 Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 21. Vốn ngoài NSNN phân theo ngành đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ở Việt Nam Nguồn: [64] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 PHỤ LỤC 22: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA SAU ĐẠI HỌC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐỐI TƯỢNG: Cơ sở công lập tham gia đào tạo du lịch Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………………………. Đơn vị:…………………………………………………………… ……… Để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận án “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đinh Thị Hải Hậu, Học viện Tài chính, kính mong Quý vị bớt chút thời gian điền các thông tin liên quan theo nội dung trong Phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả của Phiếu trưng cầu ý kiến chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin Quý vị vui lòng điền thông tin vào ô phù hợp với ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đánh số 1, 2, 3… vào ô vuông theo thứ tự từ mức độ cao đến mức độ thấp 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào?  Hoạt động học tập  Hoạt động đào tạo kỹ năng  Hoạt động phát triển Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất?  Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo  Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch  Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô  Tốc độ gia tăng dân số  Các nhân tố tác động từ bên ngoài 3. Yếu tố nào quyết định đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) của đơn vị?  Số lượng người học  Khung học phí  Ngành, nghề đào tạo  Thời gian đào tạo Mọi ý kiến phản hồi của Quý vị là những thông tin quý báu với chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của phiếu trưng cầu ý kiến trên sẽ được gửi để Quý vị tham khảo trong thời gian sớm nhất. Địa chỉ liên hệ: NCS: Đinh Thị Hải Hậu Khoa Sau đại học – Học viện Tài chính Điện thoại: 0904 468 688 Email: haudhhtc@yahoo.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA SAU ĐẠI HỌC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐỐI TƯỢNG: Cơ sở ngoài công lập tham gia đào tạo du lịch Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………………………. Đơn vị:…………………………………………………………… ……… Để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận án “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đinh Thị Hải Hậu, Học viện Tài chính, kính mong Quý vị bớt chút thời gian điền các thông tin liên quan theo nội dung trong Phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả của Phiếu trưng cầu ý kiến chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin Quý vị vui lòng điền thông tin vào ô phù hợp với ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đánh số 1, 2, 3… vào ô vuông theo thứ tự từ mức độ cao đến mức độ thấp (từ câu 1 đến câu 5) 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào?  Hoạt động học tập  Hoạt động đào tạo kỹ năng  Hoạt động phát triển 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất?  Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399  Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch  Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô  Tốc độ gia tăng dân số  Các nhân tố tác động từ bên ngoài 3. Trong tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của đơn vị, nguồn vốn nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?  Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước  Nguồn vốn NSNN 4. Trong nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?  Nguồn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí)  Nguồn vốn từ dịch vụ tận thu  Nguồn vốn khác 5. Yếu tố nào quyết định đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) của đơn vị?  Số lượng người học  Khung học phí  Ngành, nghề đào tạo  Thời gian đào tạo Đánh dấu  vào ô vuông trước lựa chọn của Ông (Bà) 6. So với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch thì vốn đầu tư của đơn vị chiếm khoảng bao nhiêu %?  > 100%  > 80% - 100%  > 60% - 80%  > 40% - 60% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399  > 20% - 40%  ≤ 20% Mọi ý kiến phản hồi của Quý vị là những thông tin quý báu với chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của phiếu trưng cầu ý kiến trên sẽ được gửi để Quý vị tham khảo trong thời gian sớm nhất. Địa chỉ liên hệ: NCS: Đinh Thị Hải Hậu Khoa Sau đại học – Học viện Tài chính Điện thoại: 0904 468 688 Email: haudhhtc@yahoo.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA SAU ĐẠI HỌC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐỐI TƯỢNG: Doanh nghiệp du lịch Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………………………. Đơn vị:…………………………………………………………… ……… Để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận án “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đinh Thị Hải Hậu, Học viện Tài chính, kính mong Quý vị bớt chút thời gian điền các thông tin liên quan theo nội dung trong Phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả của Phiếu trưng cầu ý kiến chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin Quý vị vui lòng điền thông tin vào ô phù hợp với ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đánh số 1, 2, 3… vào ô vuông theo thứ tự từ mức độ cao đến mức độ thấp (từ câu 1 đến câu 2) 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào?  Hoạt động học tập  Hoạt động đào tạo kỹ năng  Hoạt động phát triển 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399  Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo  Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch  Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô  Tốc độ gia tăng dân số  Các nhân tố tác động từ bên ngoài Đánh dấu  vào ô vuông trước lựa chọn hoặc điền các thông tin cần thiết trước vào khoảng trống “……………………” 3. Doanh nghiệp có dành vốn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch không?  Có  Không 4. Doanh nghiệp dành vốn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch dưới hình thức nào?  Đào tạo mới  Bồi dưỡng, đào tạo lại  Đào tạo tại chỗ 5. Vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chiếm khoảng bao nhiêu % vốn đầu tư?  > 50%  > 30 - 50%  > 10%-30%  ≤ 10% 6. Vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chủ yếu từ nguồn nào?  Vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả 7. Lý do cho sự lựa chọn ở câu 6? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8. So với nhu cầu về vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, Ông (Bà) đánh giá lượng vốn thực tế đã đầu tư đáp ứng được khoảng bao nhiêu % nhu cầu?  > 50%  > 30% - 50%  > 10%-30%  ≤ 10% 9. Năm 2013, doanh nghiệp đã dành kinh phí đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch như thế nào?  Không dành kinh phí đầu tư  ≤ 1 triệu đồng  > 1 - 3 triệu đồng  > 3 - 5 triệu đồng  > 5 triệu đồng Mọi ý kiến phản hồi của Quý vị là những thông tin quý báu với chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của phiếu trưng cầu ý kiến trên sẽ được gửi để Quý vị tham khảo trong thời gian sớm nhất. Địa chỉ liên hệ: NCS: Đinh Thị Hải Hậu Khoa Sau đại học – Học viện Tài chính Điện thoại: 0904 468 688 Email: haudhhtc@yahoo.com Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý vị! Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA SAU ĐẠI HỌC PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐỐI TƯỢNG : Lãnh đạo các cơ sở đào tạo du lịch, doanh nghiệp du lịch, đơn vị sự nghiệp du lịch Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………………………. Đơn vị:…………………………………………………………… ……… Để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận án “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đinh Thị Hải Hậu, Học viện Tài chính, kính mong Quý vị bớt chút thời gian điền các thông tin liên quan theo nội dung trong Phiếu phỏng vấn. Kết quả của Phiếu phỏng vấn chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn! 1. Chỉ tiêu nào thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện nay? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực hiện nay? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4. Chỉ tiêu nào thường được sử dụng để đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động như thế nào đến phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 6. Chế độ thu học phí hiện nay của đơn vị có gì chưa hợp lý? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Quy trình, thủ tục thu hút và sử dụng vốn ODA có gì chưa hợp lý? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Mọi ý kiến phản hồi của Quý vị là những thông tin quý báu với chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của phiếu trưng cầu ý kiến trên sẽ được gửi để Quý vị tham khảo trong thời gian sớm nhất. Địa chỉ liên hệ: NCS: Đinh Thị Hải Hậu Khoa Sau đại học – Học viện Tài chính Điện thoại: 0904 468 688 Email: haudhhtc@yahoo.com Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý vị! Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 PHỤ LỤC 23. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐƯỢC TÁC GIẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CÔNG LẬP THAM GIA ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐƯỢC TÁC GIẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL 1. 418 đường La Thành, Đại học Văn Phường Ô Chợ Dừa, hóa Hà Nội Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội 3851 1971 daihocvanhoahanoi@huc. edu.vn 2. Đại học Văn 51 Quốc Hương, Phường hóa Thành phố Thảo Điền. Quận 2 Hồ Chí Minh TPHCM 08 3512 5676 khoadulich@gmail.com TT 3. TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ Viện Đại học B101, đường Nguyễn Mở Hà Nội Hiền, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 4. Trường Đại Cơ sở chính: đường học Văn hóa, Quang Trung 3, phường Thể thao và Du Đông Vệ, TP Thanh Hóa lịch Thanh Hóa 5. Đại học Gòn Sài 273 An Dương VươngQuận 5- Hồ Chí Minh 04) 3869.2077 dulich@hou.edu.vn WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO huc.edu.vn Văn hóa du lịch hcmuc.edu.vn Việt Nam học hou.edu.vn Quản trị du lịch khách sạn; Hướng dẫn du lịch 037 3852535, 037 3857421 dhvhttdlth@dtvdt.edu.vn dvtdt.edu.vn Văn hóa du lịch; Quản trị khách sạn 38.354409 38.352309 k_vanhoadulich@sgu.edu .vn sgu.edu.vn Việt Nam học Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐIỆN THOẠI/FAX ĐỊA CHỈ 6. 207 Giải Phóng, Đồng Đại học Kinh Tâm, Hai Bà Trưng, Hà tế Quốc dân Nội 04 3628 0280 7. 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Đại học Kinh Ngũ Hành Sơn - Tp. Đà tế Đà Nẵng Nẵng E-MAIL WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO bmktdt@neu.edu.vn neu.edu.vn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn 0511 3836169 3836256 info@due.edu.vn due.edu.vn Quản trị kinh doanh du lịch; Quản trị khách sạn 8. Trường Đại 54 Nguyễn Văn Thủ, học Kinh tế Q.1, TP.HCM TP. HCM 38. 292. 170 38. 241. 733 tmdl@ueh.edu.vn tmdl.ueh.edu.v n Quản trị du lịch 9. Số 22 Lâm Hoằng, Khoa Du lịch – Phường Vỹ Dạ, Thành Đại học Huế phố Huế (054) 3897 755 office@hueuni.edu.vn hat.hueuni.edu .vn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 10. Trường đại học 01 Phù Đổng Đà Lạt Vương, Đà Lạt 063.3552165 (063)3822246 khoadulich@dlu.edu.vn dlu.edu.vn Du lịch 11. Trường Đại 2C-Phổ Quang, P.2, học Tài chính - Quận Tân Bình, Marketing TPHCM. 08.083416 dulichtcm@yahoo.com; dulichtcm@ufm.edu.vn khoadulich.uf m.edu.vn Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 12. Trường Đại Phường Minh Khai, học Công Quận Bắc Từ Liêm, nghiệp Hà Nội Thành Phố Hà Nội 84.4.37655121 dhcnhn@haui.edu.vn haui.edu.vn Quản trị kinh doanh du lịch; Việt Nam học Thiên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX 13. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 08.3829 3828 14. Đại học Công Tòa nhà V, 12 Nguyễn Nghiệp TP. Hồ Văn Bảo, Phường 4, Gò Chí Minh Vấp, TP. Hồ Chí Minh 15. (04) 3764 3219, Trường đại học Mai Dịch - Cầu Giấy - (04) 3795.0057 Thương mại Hà Nội - Việt nam Fax: (04) 37643228 16. Trường Cao 236 - Hoàng Quốc Việt đẳng Du lịch Cầu Giấy - Hà Nội Hà Nội 17. Trường Cao 6đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội TT Đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch - Cầu Giấy, Hà Nội E-MAIL dulich@hcmussh.edu.vn WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO dulich.hcmuss h.edu.vn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành fct.iuh.edu.vn Quản trị DV Du lịch và Lữ hành; Quản trị Khách Sạn; Quản trị Nhà Hàng và Dịch vụ Ăn uống vcu.edu.vn Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành htc.edu.vn Các ngành Du lịch (08)38940390 Fax:(08)389462 68 dhtm@vcu.edu.vn 0437560745 (04)37643938(04)37641121 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Các ngành Du lịch TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐIỆN THOẠI/FAX ĐỊA CHỈ 18. Trường cao đẳng Văn hóa Tổ 9B - Phường Đồng 7nghệ thuật và Tâm - Thành phố Yên Du lịch tỉnh Bái - Tỉnh Yên Bái Yên Bái 19. Cao đẳng nghề 0313.552.322/ Du lịch và Nam Sơn - An Dương 0318.820.585/ Dịch vụ Hải Hải Phòng 031.8 820 613 Phòng 20. 029 3 852 648 Cơ sở 01: Số 4 Trần (054) 3826206 Cao đẳng nghề Quang Khải – TP Huế Du lịch Huế Cơ sở 02: Số 2 – Lê Hữu WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO cvy@moet.edu.vn yenbaiact.edu. vn Việt nam học: Chuyên ngành hướng dẫn viên Du lịch; Chuyên ngành Văn hoá Du lịch hct.edu.vn@gmail.com hct.edu.vn Các ngành Du lịch E-MAIL info@huetc.edu.vn huetc.edu.vn Các ngành Du lịch Phước – TP Huế 21. Cao đẳng nghề Phường Hòa Hải, quận 0511 6254 130 Du lịch Đà Ngũ Hành Sơn, thành info@dvtc.edu.vn 0511 3815 565 Nẵng phố Đà Nẵng. dvtc.edu.vn Các ngành Du lịch 22. Trường Cao đẳng Văn hóa, 58 đường Nguyễn Văn 033.3825301/38 8Nghệ thuật và Cừ, Thành phố Hạ Long, 11240 Du lịch Hạ tỉnh Quảng Ninh Long halongact.edu. vn Các ngành Du lịch halongact@halongact.edu .vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO E-MAIL WEBSITE 23. Trường cao đẳng Văn hóa, Khối 4 - Phường Đại 9Thể thao và Du Nài - Thành phố Hà Tĩnh 0393 885478 lịch Nguyễn - Tỉnh Hà Tĩnh Du vhttdlnguyendu.cvh@moe t.edu.vn vhttdlnguyend u.edu.vn 24. Trường Cao 52 Phạm Văn Đồng, đẳng Văn hóa Vĩnh Hải, Nha Trang, 1Nghệ thuật và Khánh Hòa 058-3831170 Du lịch Nha Trang. hieutruong@cdk.edu.vn 25. Cao đẳng nghề Số 2, đường Điện Biên 058.3551.777 du lịch Nha Phủ, phường Vĩnh Hòa, lexuan_andt@yahoo.com 3551.567 Trang Tp. Nha Trang ntc.edu.vn Các ngành Du lịch 26. Trường Cao Số 10 Lý Tự Trọng đẳng nghề Du 063 3 55 49 12 Phường 2 - Đà Lạt lịch Đà Lạt dtc.edu.vn Các ngành Du lịch 27. (64) 385 9964 Cao đẳng nghề 459 - Trương Công Định (64) 385 3334 – Du lịch Vũng - TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Fax: (64) 385 Tàu Rịa - Vũng Tàu. 2587 vtvc.edu.vn Các ngành Du lịch info@dtc.edu.vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cdk.edu.vn Các ngành về du lịch Việt nam học TT 28. TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL Cao đẳng nghề 85 Phan Đăng Lưu - Tel / Fax: 07103 Du lịch Cần Ninh Kiều - Cần Thơ, 815 252 Thơ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 WEBSITE ctc.edu.vn NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO Các ngành Du lịch DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP CÓ THAM GIA ĐÀO TẠO NNLDL Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TÁC GIẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐIỆN THOẠI//FAX E-MAIL 1. 504 Đại lộ Bình Dương, Đại học Bình Phường Hiệp Thành, Dương Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (0650) 822.058 info@bdu.edu.vn 2. Trường Đại 2A Bạch Đằng, Phường học Chu Văn Minh Khai, Thành phố An Hưng Yên (0321) 515 587 chuvanan@cvauni.edu.vn 3. Trường Đại Quốc lộ 1A, Huyện Long học Cửu Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long 0703 821.655 - phongdaotaodhcl@yahoo. com.vn TT 4. 5. TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ Số 63 Lê Văn Long, Trường Đại thành phố Đà Nẵng học Đông Á 831.155 WEBSITE bdu.edu.vn cvauni.edu.vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Nghiệp vụ lữ hành và hướng dẫn viên du lịch Quản Trị Lữ Hành Du Lịch donga.edu.vn Quản trị kinh doanh nhà hàng; Quản trị kinh doanh lữ hành; Quản trị kinh doanh khách sạn hdiu.edu.vn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Hướng dẫn du lịch; Quản lý du lịch và khách sạn thuantq@donga.edu.vn Trường đại học 170 Phạm Văn Đồng, 04 3574 6215 04 contact@hdiu.edu.vn Đông Đô Quận Cầu Giấy 3932 1246 Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) mku.edu.vn chauntt@donga.edu.vn (0511) 351.9991 NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX Số 8 - Tôn Thất thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội (043) 7687717 Fax:(04)376877 18 E-MAIL WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO 6. Đại học FPT 7. 8 Nguyễn Văn Tráng, Trường Đại Quận 1, TP. Hồ Chí học Hoa Sen Minh 1900 1278 yen.tranthihai@hoasen.ed u.vn hoasen.edu.vn 8. 51/14 Hòa Bình, Phường Đại học quốc Tân Thới Hòa, Quận Tân tế Hồng Bàng Phú, TPHCM. 08.22441041 tourist@hbu.edu.vn tourist.hbu.edu .vn 9. Trường Đại 29A - Ngõ 124, Phố học Kinh Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà doanh và Công Trưng, Hà Nội nghệ Hà Nội 043 6336507 dulich@hubt.edu.vn 10. Trường Đại Số 02 Trần Hưng Đạo, học Phan Châu Tp.Hội An, tỉnh Quảng Trinh Nam 0510 3 916444 0510 3 919444 daotao@pctu.edu.vn pctu.edu.vn Việt Nam học (Văn hóa Du lịch) 11. 268 Nguyễn Thông, Trường đại học Thành phố Phan Thiết, Phan Thiết Tỉnh Bình Thuận (062) 2461373 – (062) 2461372 khoa_qtkd@upt.edu.vn dhphanthiet@upt.edu.vn upt.edu.vn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành fpt.edu.vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 hubt.edu.vn Quản trị khách sạn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị Khách sạn; Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống Quản trị kinh doanh Du lịch (Nhà hàng - Khách sạn Hướng dẫn du lịch - Bếp) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị Khách sạn; Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO 12. Trường đại học Kim Chung - Hoài Đức Thành Đô Hà Nội; : 043.386 1763 043.386 1791 daihocthanhdo@thanhdo. edu.vn thanhdo.edu.v n Quản trị khách sạn; Việt Nam học; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (04) 37848518 13. Đại học 171 Trung Kính, Yên Phương Đông Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội lanpham.edu@gmail.com daihocphuong dong.edu.vn Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) TT 14. 15. 16. 17. TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỊA CHỈ 36 Đường Dân lập Đại học dân Phường Dư Hàng Kênh lập Hải Phòng Quận Lê Chân - Hải Phòng 04.3784.7110 0313740577 3833802 hpu@hpu.edu.vn hpu.edu.vn Văn hóa du lịch Trường Đại M4-M7-M8 Thất Sơn, (08) 39 707 905 học Ngoại ngữ cư xá Bắc Hải, p.15, - Tin học TP. quận 10 Hồ Chí Minh dulichkhachsan@huflit.ed u.vn luongthily@yahoo.com huflit.edu.vn 215 Điện Biên Phủ, Đại học Quốc Phường 15, Quận Bình 08.66528280 Tế Hồng Bàng Thạnh, TP. Hồ Chí Minh chief@hbu.edu.vn p.hanhchinh@hbu.edu.vn chief.hbu.edu. vn/ dulich@yersin.edu.vn yersin.edu.vn Trường Đại 01 Tôn Thất Tùng - P8 Học Yersin Đà TP. Đà Lạt Lạt Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (063) 3552111 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Quản trị Du lịch Lữ hành; Quản trị Khách sạn – Nhà hàng Việt nam học Quản trị kinh doanh du lịch Quản trị Nhà hàng – Khách sạn và Quản trị lữ hành. TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐIỆN THOẠI/FAX ĐỊA CHỈ E-MAIL WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO 18. Trường Cao đẳng Văn hóa 83/1 Phan Huy Ích -P.12 Nghệ thuật và -Q.Gò vấp -Tp.HCM. Du lịch Sài Gòn (08)38959871 vukhacchuong@saigonact .edu.vn saigonact.edu. vn Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch; Quản lý khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 19. Trường cao đẳng Kinh tế- Khu E Thanh Xuân Bắc Kỹ thuật Hà – Thanh Xuân – Hà Nội Nội 04.35577501 hanetco.edu@gmail.com hcet.edu@gmail.com hcet.edu.vn Quản trị khách sạn du lịch và lữ hành; Hướng dẫn du lịch 20. Trường trung Số 1 Phố Nhân Hòa – P. cấp Bách nghệ Nhân Chính – Q. Thanh Hà Nội Xuân – Tp. Hà Nội 04.35584562 – 04.35573259 dlbachnghe@truongbachn ghehn.edu.vn truongbachngh ehn..edu.vn Lữ hành hướng dẫn du lịch; Lễ tân khách sạn - văn phòng; Nghiệp vụ nhà hàng 21. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ Phú Thứ, Tây Mỗ, Từ thuật Thương Liêm, Hà Nội mại Hà Nội 04 66507763 tc-anhxtanh@hanoiedu.vn thuongmaihan oi.edu.vn Du lịch 22. Trường Trung Số 76 Ngọc Lâm, Long cấp Công nghệ (04) 3650 0736 Biên, Hà Nội Hà Nội tc-congnghehn@hanoiedu.vn congnghehano i.edu.vn - Quản lý và kinh doanh du lịch 23. Trường trung 193 Vĩnh Viễn, Phường cấp nghề Việt 4, Quận 10, TP. Hồ Chí Giao Minh vietgiao.edu@gmail.com vietgiao.edu.vn Các ngành về du lịch (08) 3927 0278 3834 9893 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TT TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐIỆN THOẠI/FAX ĐỊA CHỈ E-MAIL WEBSITE NGÀNH DU LỊCH THAM GIA ĐÀO TẠO 24. Trường trung cấp nghề Kỹ thuật và Đường Phan Trọng Tuệ Nghiệp vụ du Thanh Trì – Hà Nội lịch Quang Minh (04) 3647 2478. info@qmc.edu.vn qmc.edu.vn Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật pha chế đồ uống; Nghiệp vụ Nhà hàng, khách sạn; Nghiệp vụ Lễ Tân 25. Trường trung cấp du lịch và 23/8 Hoàng Việt, khách sạn Phường 4, Quận Tân SAIGONTOU Bình, TP.HCM RIST 08.384422 mail@sthc.edu.vn sthc.edu.vn Các ngành về du lịch 26. Số 1118, đường Nguyễn Trường trung Khoái, phường Lĩnh cấp kinh tế - du Nam, quận Hoàng Mai, lịch HOA SỮA Hà Nội 04 3644 3068 info@hoasuaschool.edu.vn 27. Trường trung 137E Nguyễn Chí cấp kinh tế - du (08) 3957 1574 Thanh, Phường 9, Quận lịch thành phố 2243 1672 5, Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 28. Trường trung cấp kinh tế - kỹ Kim Chung - Đông Anh thuật Bắc - Hà Nội Thăng Long. 38812431 kinhtedulich.hcm@gmail. com hoasuaschool.e Các ngành về du lịch du.vn kinhtedulich.e du.vn Du lịch cet.edu.vn info@btl.edu.vn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 btl.edu.vn Các ngành về du lịch DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN, CÔNG TY DU LỊCH Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TÁC GIẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TT TÊN KHÁCH ĐỊA CHỈ SẠN, CÔNG TY ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL WEBSITE Công ty Cổ phần 1. dịch vụ du lịch Địa chỉ: 142 Lê Duẩn, Q. Đống Tel: 3518 2476 Đường sắt Hà Nội Đa, Hà Nội haratourdtkd@vnn.vn haratour.com info@saigontourist.net saigontourist.net vietnamsunshinetravel@yahoo.c vietnamsunshinetr om avel.com Fax: 3518 2933 (Haratours) Công ty Dịch vụ 2. Lữ hành Saigontourist 45 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tel:(84-8)38279 279 TPHCM Fax:(84-8)38224987 Tel:39262239/ 3. Công ty Du lịch 42 Mã Mây, Q. Hoàn Kiếm, Hà Ánh Dương 39261559 Nội Fax: 39261558 4. Công ty du lịch Khát Vọng Việt Công 5. ty Tầng 11 – P1110 – Tòa nhà 34T – phố Hoàng Đạo Thúy – (84-4)62688803 dulichkhatvongviet@gmail.com Cầu Giấy – Hà Nội dulichkhatvongviet .com THHH MTV Du lịch Dịch vụ Hà nội (Hanoi 273 Kim Mã, Hà Nội 04 37262626 vanphong@tosercohanoi.com Toserco) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 hanoitoserco.com. vn TT TÊN KHÁCH Công ty TNHH du 6. ĐỊA CHỈ SẠN, CÔNG TY lịch Châu Á - Thái Bình Dương 14 Cửa Bắc, Q. Ba Đình, Hà ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL Điện thoại: 38364212/37568868 pacifictravel@hn.vnn.vn Nội WEBSITE pacificvietnam.co m Fax: 37567862 7. Công ty TNHH du 91 Nguyễn Chí Thanh, Q. Điện thoại:62662816 lịch Hội Á Châu Đống Đa, Hà Nội Fax: 62662818 (Asiatica Travel) info@asiatica-travel.com asiatica-travel.com 8. Điện thoại: Công ty TNHH du 14 Cửa Bắc, Q. Ba Đình, Hà 38364212/37568868 lịch Châu Á - Thái Nội Bình Dương Fax: 37567862 pacifictravel@hn.vnn.vn pacificvietnam.co m 9. Công ty TNHH Du 9B - 151/40 Nguyễn Đức Cảnh, Tel: 2242 5892 lịch Hoàng Gia Q. Hoàng Mai, Hà Nội Fax: 3662 6388 vietnamroyaltourism@vnn.vn vietnamroyaltouris m.com 10. Công ty TNHH du lịch Hội Á Châu (Asiatica Travel) 11. Công ty cổ phần du 292 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, Tel:08.39325236 lịch Thanh Niên Tp. Hồ Chí Minh Fax: 08.39325 480 ytc@dulichthanhnienytc.com.vn dulichthanhnienytc.com.vn 12. Công ty TNHH 98 Tô Ngọc Vân, Q. Tây Hồ, Tel: 3829 3812 Nhà nước MTV Du Hà Nội lịch Công đoàn Hà Fax: 3829 3825 Nội sale.congdoanquangba@gmail.c om congdoanhotel.co m.vn 91 Nguyễn Chí Thanh, Q. Điện thoại:62662816 info@asiatica-travel.com Đống Đa, Hà Nội Fax: 62662818 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 asiatica-travel.com TT 13. TÊN KHÁCH Công ty TNHH Nhà nước MTV Thăng Long - GTC 14. 15. 16. 17. 18. 19. ĐỊA CHỈ SẠN, CÔNG TY Khách sạn Bảo Sơn Khách sạn Công đoàn Việt Nam 115 Lê Duẩn, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội 50 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội Plaza Hà Nội Phường Mỹ Đình Khách sạn Daewoo 360 phố Kim Mã sạn De Số 29 Phố Tràng Tiền, Quận L'opera Hà Nội Hoàn Kiếm, Hà Nội Khách sạn Đồng 2 Trần Hưng Đạo B, phường 7, Khánh Tel: 3822 3058/ quận 5 20. Khách Equatorial sạn 242 Trần Bình Trọng- TP. Hồ Chí Minh 21. Khách Holidays sạn 22. Khách sạn Khăn 189 Hoàng Hoa Thám Quàng Đỏ 27 Quốc Tử Giám E-MAIL WEBSITE thanglong-gtc@fpt.vn thanglonggtc.com. info@thanglonggtc.com.vn vn 04 38353536 baosonhotel@hn.vnn.vn baosonhotels.com 04.39421776 plan.tics@yahoo.com 3942 3967 Fax: 3822 1726 Khách sạn Crowne Lô X7, Đường Lê Đức Thọ, Khách ĐIỆN THOẠI/FAX 04 6270 6688 recruitment@crowneplazawesth anoi.com tradeunion.com.vn crowneplaza.com hanoi- 04 3831 5000 sales@daewoohotel.com.vn 04-6282 5555 contact@hoteldelopera.com hoteldelopera.com dongkhanh@dongkhanhhotel.co dongkhanhhotel.co m m 086 21 6248/ 1688 info@sha.equatorial.com equatorial.com 043 7474 106 holidays-hn@hn.vnn.vn holidays-hanoi.vn 0437.236727, 0438.456987 info@khanquangdohotel.vn khanquangdohotel. vn (84.8) 3923 6404 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 daewoohotel.com TT TÊN KHÁCH SẠN, CÔNG TY sạn Kim ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL WEBSITE 23. Khách Liên Số 7 Đào Duy Anh 04 3852 2522 kimlienhotel@hn.vn.vn kimlientourism.co m.vn 24. Khách sạn Majestic Số 1 Đường Đồng Khởi, Quận 1, Hồ Chí Minh 08 3829 5517 majestic@majesticsaigon.com.v n majesticsaigon.co m 25. Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt Hà Nội 04 3934 3343 ecommerce@meliahanoi.com.vn meliahanoi.com.vn 26. Khách sạn Ngọc 293 Lý Thường Kiệt – P 15 – Lan Q 11 – TP Hồ Chí Minh ngoclanhotel@hcm.vnn.vn ngoclanhotel.com. vn 27. Khách sạn Nikko reservation@hotelnikkohanoi.co m.vn hotelnikkohanoi.co m.vn 28. Khách sạn Oscar 68A Đại lộ Nguyễn Huệ Sài Gòn 08 38292959 oscarsaigonhotel@oscarsaigonhotel.com oscarsaigonhotel.com 29. Khách sạn Parkside 72-74 Đại Cồ Việt, Hai Bà Hà Nội Trưng, Hà Nội 04 3974 7272 dosm@parksidehanoi.com.vn parksidehanoi.com .vn 30. Tel: +84 43 640 86 Tập đoàn khách CC2 Bắc Linh Đàm, Đại Kim, 86 contact@muongthanh.vn sạn Mường Thanh Hoàng Mai, Hà Nội Fax: +84 43 540 11 86 www.muongthanh. vn 31. Khách sạn Prestige Số 17 Phố Phạm Đình Hổ, Hà Nội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội prestigehotels.com .vn Số 84, Phố Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng (08) 3 8655 928 3822 3535 04 62 999 888 sales@prestigehotels.com.vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TT TÊN KHÁCH SẠN, CÔNG TY ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/FAX E-MAIL WEBSITE 32. Khách sạn Rex 141 Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh (84-8) 38292185 rexhotel@hcm.vnn.vn,rexhotel @sgtourist.com.vn rexhotelvietnam.co m 33. Khách sạn 18-19-20 Tôn Đức Thắng, Riverside Sài Gòn Quận 1, TP Hồ Chí Minh (84.8) 38231117 hotelriversidesg@hcm.vnn.vn riversidehotelsg.co m 34. Khách sạn Sunway 19 Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Hà Nội Trưng, Hà Nội 04 39.713888 gm@sunwayhotel.com.vn sunwayhotels.com 35. Khách sạn Thắng Lợi 04 38294211 thangloihtl@hn.vnn.vn thangloihotel.vn 36. Khách sạn Thăng Long Opera Hà 1C Phố Tông Đản, Hà Nội Nội thanglongoperahotel@gmail.co m thanglongopera.vn 37. Khách sạn Thanh 170 Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình 4 Bình, TP.Hồ Chí Minh (08) 3864 1128 3863 5210 Email: info@thanhbinhtourist.com thanhbinhtourist.c om 38. Khách sạn Thiên 52-56 Tản Đà - Quận 5 – Hồng Thành phố Hồ Chí Minh 08 38554435 thienhong@hcm.vnn.vn arcencielhotel.com .vn 39. Tổng công ty du 18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, lịch Hà Nội vanphong@hanoitourist.com.vn hanoitourist.com.v n 40. Tel: 38292291 Tổng công ty du 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố 3822 5874 saigontourist@sgtourist.com.vn lịch Sài Gòn Hồ Chí Minh Fax: (84.8) 3824 3239 - 3829 1026 saigon-tourist.com 41. Công ty cổ phần du 60 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, Tp. peacetour.com.vn 200 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội 04. 3 824 4775 Tel: 84 4 39726292 Fax: 84 4 39726293 8 39303909 peacetour@hcm.vnn.vn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 lịch Hoà Bình Hồ Chí Minh 42. Vietnam Tour Open 49 Hàng Bè, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 39262328 Fax: 39262329 vietnamtour@hn.vnn.vn vietnamopentour.c om.vn 43. Công ty cổ phần Số 21, phố Nguyễn Siêu, Du lịch Quốc tế phường Hàng Buồm, quận Chào Việt Nam Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội 04-39290270, 04-39290271 info@ciaotravel.vn ciaotravels.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 PHỤ LỤC 24 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Đối tượng: Cơ sở đào tạo du lịch công lập A. THÔNG TIN CHUNG Số đơn vị được điều tra, khảo sát: 28 Số phiếu phát ra: 28 Số phiếu thu về: 25 (89%) Không trả lời: 3 (11%) B. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào? Sắp xếp thứ tự quan trọng 1 2 3 23 (92%) 2 (8%) 0 (0%) Đào tạo kỹ năng 0 (0%) 17 (68%) 8 (32%) Phát triển 2 (8%) 6 (24%) 17 (68%) Hoạt động Học tập 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất? Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 16 (64%) 5 (20%) 4 (16%) 0 (0%) 0 (0%) Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch 7 (28%) 16 (64%) 2 (8%) 0 (0%) 0 (0%) Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô 2 (8%) 2 (8%) 15 (60%) 6 (24%) 0 (0%) Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Tốc độ gia tăng dân số 0 (0%) 0 (0%) 6 (24%) 5 (20%) 14 (56%) Các nhân tố tác động từ bên ngoài 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 15 (60%) 10 (40%) 3. Yếu tố nào quyết định đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) của đơn vị? Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng 1 2 3 4 16 (64%) 7 (28%) 1 (4%) 1 (4%) Khung học phí 5 (20%) 15 (60%) 2 (8%) 3 (12%) Ngành nghề đào tạo 3 (12%) 2 (8%) 12 (48%) 8 (32%) Thời gian đào tạo 1 (4%) 1 (4%) 10 (40%) 13 (52%) Yếu tố quyết định Số lượng người học Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Đối tượng: Cơ sở đào tạo du lịch ngoài công lập A. THÔNG TIN CHUNG Số đơn vị được điều tra, khảo sát: 28 Số phiếu phát ra: 28 Số phiếu thu về: 23 (82%) Không trả lời: 5 (18%) B. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào? Sắp xếp thứ tự quan trọng 1 2 3 23 (100%) 0 (0%) 0 (0%) Đào tạo kỹ năng 0 (0%) 17 (74%) 6 (26%) Phát triển 0 (0%) 6 (26%) 17 (74%) Hoạt động Học tập 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất? Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 16 (70%) 5 (22%) 2 (9%) (0%) (0%) Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch 7 (30%) 16 (70%) 0 (0%) (0%) (0%) Chính sách kinh tế - xã hội vĩ 0 (0%) 2 (9%) 15 (65%) 6 (26%) (0%) Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 mô Tốc độ gia tăng dân số 0 (0%) 0 (0%) 6 (26%) 3 (13%) 14 (61%) Các nhân tố tác động từ bên ngoài 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 15 (65%) 8 (35%) 3. Trong tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của đơn vị, nguồn vốn nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: 23 (100%) Nguồn vốn NSNN: 0 (0%) 4. Trong nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? Sắp xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ 1 2 3 100% 0% 0% Nguồn vốn từ dịch vụ tận thu 0% 74% 39% Nguồn vốn khác 0% 26% 61% Nguồn vốn Nguồn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) 5. Yếu tố nào quyết định đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) của đơn vị? Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng 1 2 3 4 16 (70%) 6 (26%) 1 (4%) 0 (0%) Khung học phí 4 (17%) 14 (61%) 2 (9%) 3 (13%) Ngành nghề đào tạo 2 (9%) 2 (9%) 12 (52%) 7 (30%) Thời gian đào tạo 1 (4%) 1 (4%) 8 (35%) 13 (57%) Yếu tố quyết định Số lượng người học 6. So với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch thì vốn đầu tư của đơn vị chiếm khoảng bao nhiêu %? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Nhu cầu vốn Số đơn vị trả lời Tỷ lệ > 100% 0 0% >80%-100% 4 11% >60%-80% 15 43% >40%-60% 13 37% >20%-40% 3 9% ≤ 20% 0 0% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Đối tượng: Doanh nghiệp du lịch A. THÔNG TIN CHUNG Số doanh nghiệp được điều tra, khảo sát: 43 Số phiếu phát ra: 43 Số phiếu thu về: 35 (81%) Không trả lời: 8 (19%) B. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 1. Trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, đơn vị thường chú trọng đến hoạt động nào? Sắp xếp thứ tự quan trọng 1 2 3 5 (14%) 13 (37%) 17 (49%) 25 (71%) 8 (23%) 2 (6%) 5 (14%) 14 (40%) 16 (46%) Hoạt động Học tập Đào tạo kỹ năng Phát triển 2. Khi thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực du lịch thì nhân tố nào mà đơn vị cần chú ý nhất? Sắp xếp thứ tự ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 26 (74%) 5 (14%) 4 (11%) 0 (0%) 0 (0%) Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch 7 (20%) 26 (74%) 2 (6%) 0 (0%) 0 (0%) Chính sách kinh tế - xã hội vĩ 2 (6%) 2 (6%) 25 (71%) 6 (17%) 0 (0%) Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 mô Tốc độ gia tăng dân số 0 (0%) 0 (0%) 6 (17%) 5 (14%) 24 (69%) Các nhân tố tác động từ bên ngoài 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 25 (71%) 10 (29%) 3. Doanh nghiệp có dành vốn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch không? Có : 21 (60%) Không : 14 (40%) 4. Doanh nghiệp dành vốn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch dưới hình thức nào? Đào tạo mới: 2 (9%) Bồi dưỡng, đào tạo lại: 2 (10%) Đào tạo tại chỗ: 17 (81%) 5. Vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chiếm khoảng bao nhiêu % vốn đầu tư? 6. % vốn dành cho phát triển NNLDL Số đơn vị chiếm trong vốn đầu tư trả lời > 50% 0 0% > 30% - 50% 0 0% > 10%-30% 0 0% ≤ 10% 21 100% Tỷ lệ Vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chủ yếu từ nguồn nào? Vốn chủ sở hữu: 21 (100%) Nợ phải trả: 0 (0%) 7. Lý do cho sự lựa chọn ở câu 6? ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8. So với nhu cầu về vốn đầu tư phát triển NNLDL, Ông (Bà) đánh giá lượng vốn thực tế đã đầu tư đáp ứng được khoảng bao nhiêu % nhu cầu? 9. % vốn thực tế so với nhu cầu Số đơn vị vốn đầu tư trả lời > 50% 4 11% > 30% - 50% 7 20% > 10%-30% 22 63% ≤ 10% 2 6% Tỷ lệ Năm 2013, doanh nghiệp đã dành kinh phí đầu tư cho phát triển NNLDL như thế nào? Kinh phí đầu tư cho phát triển NNLDL Số đơn vị trả lời Tỷ lệ Không dành kinh phí đầu tư 14 40% ≤ 1 triệu đồng 2 6% > 1 - 3 triệu đồng 9 26% > 3 - 5 triệu đồng 7 20% > 5 triệu đồng 3 9% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399