« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ?


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ? PGS.TS.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn khẳng định : để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- có tính chuyên nghiệp cao, có sức cạnh tranh gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, đưa nước ta trở thành điểm đến được ưa chuộng, có đẳng cấp thế giới,… thì ngành du lịch còn rất nhiều việc phải làm.
- Một trong những việc cần phải làm, đóng vai trò then chốt góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đó là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Bình Thuận cũng không ngoại lệ vì từ lâu, du lịch được xác định không chỉ là tiềm năng mà còn là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh3.
- Với những lợi thế vốn có từ tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, Bình Thuận nổi lên như là trung tâm nghỉ dưỡng biển tiêu biểu của khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
- Trong bài viết này, chúng tôi đề cấp đến ba vấn đề cơ bản (thực trạng nguồn nhân lực du lịch, nguyên nhân thực trạng, giải pháp) nhằm góp phần giải quyết bài toán nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong tiến trình phát triển du lịch bền vững và hội nhập du lịch quốc tế.
- Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Là một tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng nguồn nhân lực du lịch của Bình Thuận chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong 1,5 triệu lao động (trực tiếp và gián tiếp) trong ngành du lịch cả nước4.
- Nguồn nhân lực mỏng lại phân bố rải khắp các ngành và vị trí công tác: từ các cơ quan quản lí nhà nước ngành dọc, cơ sở đào tạo ngành du lịch, hệ thống các doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn,… cho đến một bộ phận nghệ nhân, người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.
- Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bình Thuận, chúng tôi thấy nổi lên một số nét đặc thù sau.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 45% lao động toàn ngành.
- Trong số 55% lao động đã qua đào tạo 1 Trường Đại học Cửu Long.
- 3 Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 ngành du lịch đạt doanh thu 4.358 tỷ đồng và đón hơn 3,141 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế có khoảng 341.160 lượt, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2011.
- 4 Đội ngũ lao động trực tiếp đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Bình Thuận có khoảng 7.140 người.
- Bao gồm, khoảng 6.360 lao động làm việc ở các cơ sở lưu trú du lịch và 780 người hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, lữ hành, hướng dẫn du lịch… 1 thì đa phần là đào tạo ở trình độ trung cấp hoặc ngắn hạn (sơ cấp).
- hầu hết lao động được đào tạo lí thuyết nhiều thực hành ít, phương thức giảng dạy dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chính, thậm chí người tham gia giảng dạy chưa từng kinh qua hoạt động du lịch.
- Đội ngũ cán bộ quản lí, kinh doanh du lịch còn thiếu và chưa chuyên nghiệp.
- Tình trạng nhảy việc trong đội ngũ lao động du lịch lành nghề, hiện tượng chèo kéo nhân viên không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch thường xuyên xảy ra trên địa bàn.
- Chất lượng lao động du lịch không chỉ hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn thiếu chuyên nghiệp qua tinh thần phục vụ du khách, thiếu những kiến thức văn hóa cơ bản về đối tượng mình phục vụ.
- Đồng thời, trong sử dụng lao động xảy ra tình trạng bố trí việc làm không phù hợp với chuyên ngành đào tạo, kiêm nhiệm nhiều việc để giảm chi phí nên hiệu quả sử dụng lao động không cao.
- Lao động du lịch biết nhiều ngoại ngữ chiếm tỉ lệ rất thấp, chưa đến 5% lao động toàn ngành.
- Đội ngũ nhân lực quốc tế trong ngành chưa nhiều, chủ yếu là quản lí cấp cao điều hành gián tiếp, trong khi đó các công việc trực tiếp lại thiếu sự chuyển giao kinh nghiệm từ những lao động du lịch quốc tế.
- Công tác quản lí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tỉnh Bình Thuận còn lúng túng, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế.
- Cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược huấn luyện, đào tạo cụ thể nguồn nhân lực du lịch (trực tiếp và gián tiếp) cho từng khu vực, từng thời kì cụ thể trên cơ sở đánh giá và dự báo nhu cầu của ngành trong thời gian tới.
- Các nguồn lực đầu tư cho mảng đào tạo nguồn nhân lực du lịch còn thấp và chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành.
- Thị trường lao động du lịch của tỉnh chưa phát triển, vai trò của các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm ngành du lịch chưa phát huy dẫn đến nhà trường, doanh nghiệp và người lao động đều thiếu thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc đào tạo, tuyển dụng và cung ứng lao động.
- Chủ doanh nghiệp, các cơ sở khai thác, kinh doanh du lịch chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo đội ngũ lao động hiện có vì họ cho rằng đây là hoạt động mất nhiều thời gian và tốn kém.
- Thậm chí, một số cơ sở kinh doanh du lịch nhỏ lẻ còn cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước chứ không phải của họ.
- Thu nhập của ngành thấp, chưa tương xứng với công sức bỏ ra nên ít hấp dẫn đội ngũ lao động từ các ngành khác.
- Đồng thời, sự chênh lệch thu nhập giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đã nảy sinh tình trạng chảy máu chất xám đội ngũ quản lí giỏi, nhân lực du lịch lành nghề sang những nơi có thu nhập cao và sang các ngành kinh tế khác.
- Thu nhập thấp và chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra đã tác động không nhỏ đến khuynh hướng chọn nghề của học sinh phổ thông – nguồn nhân lực bổ sung trong tương lai.
- Đồng thời, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch lành nghề, chất lượng cao chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ.
- 2 Trong khi đó, các trung tâm du lịch lân cận khác (TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt.
- đã thu hút quyết liệt nguồn nhân lực du lịch.
- Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế về số lượng, chậm đổi mới về phương pháp đào tạo, giáo trình, thiết bị,… Hình thức đào tạo du lịch chưa đa dạng và linh động về thời gian, kinh phí.
- chưa khuyến khích người học tự đào tạo chính mình để thích nghi với yêu cầu ngành đòi hỏi.
- Đội ngũ giáo viên đứng lớp đa phần chỉ giảng những gì họ biết chứ chưa truyền đạt những gì họ có, trải nghiệm qua vì chính bản thân họ chưa kinh qua thực tế của môi trường du lịch chuyên nghiệp.
- Các cơ sở đào tạo quốc tế hoặc liên doanh đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh chưa nhiều và phát huy hiệu quả vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan (học phí cao, nguồn học viên hạn chế, quy chế đăng kí hoạt động chưa khuyến khích đối tác nước ngoài đầu tư.
- Giải pháp Để hiện thực hóa các mục tiêu về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 20155, theo chúng tôi ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nên đẩy mạnh các giải pháp trong vấn đề đào tạo và tuyển chọn nhân lực sau : 3.1.
- Giải pháp chung - Xây dựng trung tâm dự báo, phân tích nhu cầu nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tạo tiền đề xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành trong ngắn và dài hạn.
- Nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển tổng thể nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó lấy giáo dục đạo tạo tại chỗ là nhân tố quyết định có tính đến chiến lược nhân lực liên vùng và cả nước.
- Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo - Quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí du lịch, lao động du lịch lành nghề ở tất cả các bộ phận (buồng, bàn, bếp, tiền sảnh, chăm sóc khách hàng, marketing.
- theo hướng chuyên nghiệp theo chuẩn quốc gia, quốc tế, ưu tiên hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, gửi đi đào tạo nước ngoài.
- Việc đào tạo theo xu hướng chuẩn quốc tế không chỉ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà còn nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tinh thần cầu thị trong phục vụ du khách.
- 5 Đến năm 2015, nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận sẽ có 100% cán bộ công chức làm công tác quản lí nhà nước về du lịch đều qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn .
- Tại các doanh nghiệp sẽ đảm bảo có ít nhất 80% cán bộ quản lý đạt trình độ trung cấp du lịch hoặc chứng chỉ của Hội đồng cấp chứng chỉ ngành du lịch Việt Nam (VTCB).
- Với các hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại địa phương cũng bảo đảm 100% lao động hành nghề có thẻ hoặc được cấp giấy chứng nhận vào năm 2015.
- 3 - Các cơ quan quản lí, doanh nghiệp cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũ và mới.
- bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương, lĩnh vực và đối tượng khác.
- Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh theo nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận thông qua việc phát huy vai trò của các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở liên kết của 3 nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học) trong tất cả các công đoạn đào tạo từ đầu vào đến đầu ra của quá trình.
- Vận động các nguồn tài chính, cơ sở vận chất của toàn xã hội cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, chất lượng cuộc sống cho người lao động du lịch - Cải thiện chất lượng dân số, từng bước nâng cao nhận thức, thu nhập cho người lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch, tiến đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động khoa học, cải thiện điều kiện làm việc và đơn giá tiền lương hợp lí, tạo điều kiện thu hút chất xám phù hợp để người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập.
- Đào tạo các kĩ năng quản lí tài chính, quản lí thời gian, kế hoạch làm việc cho người lao động để họ nâng cấp và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
- Nhóm giải pháp giải quyết việc làm - Kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới, mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình du lịch, hình thành các tuyến, điểm du lịch mới mang tính hệ thống và liên vùng.
- Gắn kết công tác đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động của từng địa phương cụ thể, đặc biệt là thành phố Phan Thiết, La Gi, Mũi Né – những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh.
- Liên kết hình thức đào tạo – sử dụng – tuyển chọn nguồn lao động du lịch kế thừa giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là vào các đợt du lịch cao điểm.
- tăng cường sử dụng nguồn lao động du lịch gián tiếp tại địa phương, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và sử dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi trên địa bàn.
- Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch và nguồn nhân lực du lịch của các địa phương trong tỉnh.
- trên cơ sở đó tăng cường trao đổi nhân lực du lịch với các đối tác đầu tư đa quốc gia, xuất khẩu lao động trong những thời điểm thừa nguồn cung.
- Nhóm giải pháp về phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài, nguồn lao động lành nghề trong và ngoài nước - Tăng cường phối kết hợp giữa các đơn vị du lịch (trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế) trong công tác phát hiện nhân tài qua các cuộc thi định kì và chuyên đề ở tất 4 các các bộ phận hoạt động du lịch (buồng, bàn, bếp, tiền sảnh, kinh doanh.
- Cải thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp theo chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể, có tính đến sử dụng nguồn lao động du lịch nội vùng và liên vùng.
- KẾT LUẬN Với quan điểm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng tại tỉnh Bình Thuận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của những doanh nghiệp sử dụng lao động, của mỗi cá nhân và gia đình.
- do vậy, phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước.
- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một quá trình phức tạp, theo hướng phát triển toàn diện (học vấn, phong cách, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ), hiệu quả và chuẩn hóa theo hệ thống tiêu chí quốc tế.
- Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bình Thuận hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của ngành tại địa phương trên tất cả các phương diện (số lượng, chất lượng, cơ cấu hoạt động và bố trí sử dụng).
- Do vậy, để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận, theo chúng tôi cần thực hiện đồng tâm, đồng bộ, đồng thời các nhóm giải pháp (giáo dục – đào tạo, giải quyết việc làm, phát triển – thu hút và sử dụng nhân tài.
- trong đó lấy giáo dục – đào tạo là chìa khóa then chốt cho sự thành công ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong quá trình hội nhập.
- Phạm Trương Hoàng, Định vị du lịch biển Việt Nam, Báo Bình Thuận, số ra ngày 20/12/2012.
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn Hà Nội, 2013.
- Nguyễn Thị Bích Thủy – Nguyễn Minh Hiếu, Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận, Bình Thuận, 2013.
- UBND tỉnh Bình Thuận, Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kì .
- UBND tỉnh Bình Thuận, Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030