Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- PHÙNG LÊ DUNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- PHÙNG LÊ DUNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN KHẮC THANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ Phùng Lê Dung iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành Phố Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế- Xã hội Hà Nội và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn. iv v PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định: nguồn lực trong nước là chính, nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Thực tế các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987 đến nay, FDI đã trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cụ thể, FDI góp phần không nhỏ vào vấn đề bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu và giải quyết việc làm. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 – 2009 đã khiến cho lượng vốn FDI vào Việt Nam không ổn định, song thời gian gần đây, lượng vốn này đang có xu hướng gia tăng. Điều này chứng minh rằng: Môi trường đầu tư ở Việt Nam và những tiềm năng của Việt Nam đang có sức thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, lượng vốn FDI vào các tỉnh, thành của Việt Nam không đồng nhất. Do đó, mỗi địa phương đều có xu hướng tìm mọi cách để thu hút được FDI. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Hà Nội đang có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thu hút FDI, mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. 1 Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động đầu tư khác, FDI đã góp phần đáng kể trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đến cuối năm 2014 đã có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hà Nội với 3169 dự án, vốn đăng ký 26,3 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước sau TP Hồ Chí Minh và Bà Riạ - Vũng Tàu, trong đó, số vốn còn hiệu lực là 21,7 tr USD, vốn thực hiện là 11,3 tỷ USD. FDI chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 12,6 % thu ngân sách, 16,5 % GDP của thủ đô. Năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu 5390 triệu USD, các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng 48,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố, đã có gần 220 nghìn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Khu vực FDI góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố, du nhập nhiều phương thức mới trong sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đến 31/12/2015, cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập, vấn đề thu hút FDI tại Hà Nội sẽ có nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn mới. Thuận lợi ở chỗ, những ưu đãi về tự do di chuyển dòng vốn sẽ gia tăng đầu tư lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như giữa các thủ đô trong khối ASEAN. Nếu Hà Nội không nắm bắt được thời cơ, tận dụng được cơ hội thì thời cơ lại trở thành thách thức. Hơn nữa, hiểu biết của các cấp chính quyền, doanh nghiệp cũng như người dân về AEC còn nhiều hạn chế. Do vậy, nếu Thành phố không biết rõ mình đang có gì và đang đối mặt với điều gì thì rất dễ đánh mất cơ hội và dòng vốn FDI rất có thể chảy vào các quốc gia Đông Nam Á còn lại với nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Như vậy, trước tình hình này, với những diễn biến sôi động và khó lường, đứng trước thời cơ và thách thức, việc nghiên cứu FDI tại Hà Nội là vấn đề cần thiết, cấp bách và phải được ưu tiên hàng đầu. 2 Vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN” để viết thành Luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cộng đồng kinh tế ASEAN. Luận văn cũng phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng từ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số thủ đô của một số quốc gia trên thế giới. - Phân tích bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, triển vọng của khối kinh tế này, những cơ hội và thách thức tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. Từ đó, làm rõ thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, đánh giá chúng; rút ra những thành tựu cũng như hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội có hiệu quả hơn trong những năm sắp tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Làm thế nào để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 3 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội dưới tác động của sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN theo đúng lộ trình 31/12/2015. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian : Từ năm 2010 đến tháng 6/2015 - Về không gian: Thành phố Hà Nội. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn - Góp phần làm rõ hơn những quan niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ thống hóa một số vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN và chỉ ra một số hạn chế cũng như bài học rút ra trong vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. - Xây dựng một số giải pháp để nhằm giải quyết tốt thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN - Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn - Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN - Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề này. Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập khá đầy đủ và toàn diện dưới những góc nhìn khác nhau về các khía cạnh xung quanh vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội, những rào cản cũng như những mặt hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các bài viết đăng trên các báo, tạo chí… Tiêu biểu là các công trình sau: 1.1.1. Hội thảo - Hội thảo “Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 28/10/2014, Hà Nội. Nội dung hội thảo bàn về tiến trình hội nhập của các nước ASEAN vào AEC; phân tích các kết quả đạt được trong quá trình chuẩn bị cho AEC như: đánh giá các hoạt động cắt giảm thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp phi thuế quan và tự do hóa dịch vụ; phân tích tiến trình thực hiện hiệp định thương mại của ASEAN+1 và Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Bên cạnh đó, hội thảo dự báo tác động của AEC đến tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Không chỉ có vậy, hội thảo cũng chỉ ra hai vấn đề quan trọng đối với Việt Nam. Thứ nhất, có một khoảng cách giữa quan điểm, nhận thức về AEC giữa các cơ quan trung ương, 5 địa phương và doanh nghiệp.Thứ hai, các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị cho AEC. Ba nguyên nhân được nêu ra là tầm quan trọng của thị trường ASEAN chưa được xác định rõ; bản chất cạnh tranh trong ASEAN và cơ chế phối hợp tuyên truyền và xử lý thông tin hội nhập chưa thực sự hiệu quả. Các cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập vào AEC. Để nâng cao tính hiệu quả của Việt Nam khi tham gia AEC, giúp Việt Nam có sự chuẩn bị phù hợp, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp thiết thực đối với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và các hiệp hội doanh nghiệp. - Hội thảo “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và sau 2015”, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) phối hợp cùng Bộ Công Thương, ngày 12/8/2014, Hà Nội. Hội thảo chỉ rõ những việc cần làm của AEC đặc biệt là việc loại bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy đầu tư để Việt Nam trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn, phát triển nền kinh tế chung làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trong khu vực. Mục tiêu của Hội thảo hướng tới việc trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến nhằm tận dụng lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vượt qua những thách thức trong tương lai như di chuyển lao động, xây dựng thể chế, cải cách quy định và các vấn đề thế chế nhằm xây dựng (AEC). Hội thảo cũng xoay quanh những vấn đề quan trọng của ASEAN, như phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh t tế với hy vọng sẽ tận dụng được cơ hội xây dựng mạng lưới con người giữa các quốc gia Đông Á và ERIA, kết nối với các quốc gia phát triển khác. - Hội thảo“Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – thời cơ và thách thức”, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 15/9/2015, Hà Nội. Hội thảo tập trung chỉ ra cơ hội, thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC. 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam. Hà Nội. 2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2006. Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lý luận chính trị. 3. Trần Thị Minh Châu, 2008.Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam. Hà Nội: NXB CTQG. 4. Phạm Việt Dũng, 2013. Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tạp chí Cộng sản, số 844, tr 71-75. 5. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – thời cơ và thách thức. Hà Nội. 6. Nguyễn Bích Đạt, 2006. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 7. Trần Quang Lâm và An Như Hải, 2006. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB CTQG. 8. Hoàng Thị Bích Loan, 2008. Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia. Hà Nội: NXB CTQG. 9. Nguyễn Hoài Long, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của địa phương trong việc thu hút đầu tư. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 9/2008. 10. Lê Hữu Nghĩa và Lê Văn Chiến, 2014. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam. Hà Nội: NXB CTQG. 11. Vũ Thị Bích Ngọc, 2014. Sớm "gỡ" những vướng mắc trong thu hút FDI. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 3 (563), tr. 23-25, 2014 7 12. Phùng Xuân Nhạ, 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB ĐHQGHN. 13. Bùi Huy Nhượng, 2006. Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam. Luận án TS kinh tế. 14. Nguyễn Vũ Trung, 2013.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Lê Thanh Tùng, 2014.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2014, Số 2 (167), tr. 11-17. 16. Trần Thanh Tùng, 2011. Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - ĐHQGHN. 17. UBND Thành phố Hà Nội, 2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động tới phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội. Hà Nội. 18. Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) phối hợp cùng Bộ Công Thương, 2014. Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và sau 2015. Hà Nội. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài: 19. UNCTAD, 1999. World Investment Report 1999. United Nations, New York and Geneva 20. UNCTAD, 2010. World Investment Report 2010. United Nations, New York and Geneva. 21. UNCTAD, 2011. World Investment Report 2010. United Nations, New York and Geneva 22. UNCTAD, 2012. World Investment Report 2010. United Nations, New York and Geneva 8